Đặc điểm công trình và các điều kiện liên quan đến giải pháp thi công

Tài liệu Đặc điểm công trình và các điều kiện liên quan đến giải pháp thi công: phần IV thi công (30%) nội dung Nhiệm vụ: A.giới thiệu. Giới thiệu đặc điểm công trình và các điều kiện liên quan đến giải pháp thi công.Trình bày các công tác chuẩn bị trước khi thi công. kĩ thuật thi công Lập biện pháp kỹ thuật thi công ép cọc. Lập biện pháp thi công bê tông móng(bao gồm : thiết kế ván khuôn, biện pháp gia công lắp dựng ván khuôn, cốt thép và phương án đổ bê tông). Lập biện pháp thi công cột, dầm sàn tầng 4 . Bao gồm các công tác : ván khuôn, cốt thép và bê tông. Trình bày công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. tổ chức thi công Lập tiến độ thi công công trình theo phương pháp sơ đồ ngang. Tính toán ( diện tích nhà tạm, kho bãi, điện nước vv…), thiết kế tổng mặt bằng thi công. Giáo viên hướng dẫn : KS. nguyễn quang vinh Sinh viên thực hiện : lê huy tăng Lớp : C.tu 2006x 2 - XH Hà nội 11-2009 Phần I - giới thiệu công trình I. Vị trí xây dựng công trình - Công trình “ giảng đường đhsp kỹ thuật hưng yên ”. Được xây dựng tại Thành Phố H...

doc73 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đặc điểm công trình và các điều kiện liên quan đến giải pháp thi công, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần IV thi công (30%) nội dung Nhiệm vụ: A.giới thiệu. Giới thiệu đặc điểm công trình và các điều kiện liên quan đến giải pháp thi công.Trình bày các công tác chuẩn bị trước khi thi công. kĩ thuật thi công Lập biện pháp kỹ thuật thi công ép cọc. Lập biện pháp thi công bê tông móng(bao gồm : thiết kế ván khuôn, biện pháp gia công lắp dựng ván khuôn, cốt thép và phương án đổ bê tông). Lập biện pháp thi công cột, dầm sàn tầng 4 . Bao gồm các công tác : ván khuôn, cốt thép và bê tông. Trình bày công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. tổ chức thi công Lập tiến độ thi công công trình theo phương pháp sơ đồ ngang. Tính toán ( diện tích nhà tạm, kho bãi, điện nước vv…), thiết kế tổng mặt bằng thi công. Giáo viên hướng dẫn : KS. nguyễn quang vinh Sinh viên thực hiện : lê huy tăng Lớp : C.tu 2006x 2 - XH Hà nội 11-2009 Phần I - giới thiệu công trình I. Vị trí xây dựng công trình - Công trình “ giảng đường đhsp kỹ thuật hưng yên ”. Được xây dựng tại Thành Phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên. - Công trình xây dựng trên một khu đất rộng rãi, khá bằng phẳng, đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình. - Vị trí công trình như trên thì khi đưa ra các giải pháp thi công công trình có những mặt thuận lợi và khó khăn sau đây: * Thuận lợi: - Công trình gần đường giao thông nên thuận lợi cho xe đi lại vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công cũng như vận chuyển đất ra khỏi công trường. - Khoảng cách đến nơi cung cấp bêtông không lớn nếu dùng bêtông thương phẩm. - Việc bố trí sân bãi để vật liệu và dựng lán trại tạm cho công trình trong thời gian ban đầu cũng tương đối thuận tiện vì diện tích khu đất khá rộng so với mặt bằng công trình. - Công trình xây dựng tại Thành phố Hưng Yên nên điện nước ổn định do vậy điện nước phục vụ thi công đựơc lấy trực tiếp từ mạng lưới cấp của thành phố, đồng thời hệ thống thoát nước của công trường cũng xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung. * Khó khăn: - Công trường thi công tại thành phố đông đúc nên mọi biện pháp thi công đưa ra trước hết phải đảm bảo đựơc các yêu cầu về vệ sinh môi trường như tiếng ồn, bụi,…đồng thời không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và an toàn cho các công trình lân cận. Do đó biện pháp thi công đưa ra bị hạn chế. - Phải mở cổng tạm, hệ thống hàng rào tạm bằng tôn che kín bao quanh công trình cao trên 2m để giảm tiếng ồn và bụi khi thi công là không thể thiếu. Ii. phương án kiến trúc, kết cấu, móng công trình 1. Phương án kiến trúc công trình Công trình xây dựng 5 tầng. Công trình có tổng chiều cao là 22,4 (m) kể từ cốt ±0.000. Công trình có mặt bằng là hình chữ nhật có chiều rộng 11,1 m; chiều dài 39,3 m. Mặt đất ngoài nhà - 0.45m so với cốt 0.00 của công trình. 2. Phương án kết cấu công trình Hệ kết cấu chịu lực của công trình là khung BTCT đổ toàn khối có vách cấu tạo và tường chèn. Tường gạch có chiều dày 220mm, sàn sườn đổ toàn khối cùng dầm. Toàn bộ công trình là một khối thống nhất. - Khung BTCT toàn khối có kích thước các cấu kiện như sau: + Cột trục B, C, B’ có tiết diện: 250x500mm; Cột trục A: 250x300mm. + Dầm khung có kích thước: 220x400mm và 220x700mm + Dầm dọc có kích thước: 220x400mm; dầm khung: 250x750mm + Hệ dầm sàn toàn khối: bản sàn dày 100mm. 3. Phương án móng công trình - Kết cấu móng là móng cọc ép BTCT. Đài cọc cao 0.8m đặt trên lớp bêtông lót móng mác 100, đá 1x2 dày 100mm. Đáy đài đặt tại cốt -1.8m so với cốt và tại cốt -1.35m so với cốt thiên nhiên -0.45m. - Cọc ép là cọc BTCT tiết diện 25x25cm, chiều sâu ép cọc là -15.25m so với cốt và -14.8m so với cốt thiên nhiên -0.45m. Cọc có chiều dài 14 m . - Công trình có tổng cộng 30 móng gồm: + Móng M1 gồm 20 móng có kích thước: 2.0x1.4m + Móng M2 gồm 10 móng có kích thước: 1.3x0.8m Iii. điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn 1. Điều kiện địa chất công trình Giải pháp móng ở đây dùng phương án móng cọc, ép trước. Cọc dài 14m, chân cọc cắm vào lớp cát hạt nhỏ 1,3m. Điều kiện địa chất công trình thể hiện trong trụ địa chất đã khảo sát. (hình dưới) 2. Điều kiện địa chất thủy văn - Công trình được xây dựng tại tỉnh Hưng Yên thuộc vùng IIB trong bản đồ phân vùng khí hậu của Việt Nam. - Mực nước ngầm ở độ sâu -2.5 m so với cốt thiên nhiên. Đài móng đặt trên mực nước ngầm nên phải có biện pháp thi công hợp lý để tránh ảnh hưởng của mực nước ngầm. Iv. Công tác chuẩn bị trước khi thi công 1. San dọn và bố trí tổng mặt bằng thi công - Công việc trước tiên tiến hành dọn dẹp mặt bằng bao gồm chặt cây, phát quang cỏ và san bằng phẳng, nếu trên mặt bằng có các vũng nước hay bùn thì tiến hành san lấp và rải đường, các vật liệu rải đường như sỏi, ván thép gỗ để làm đường tạm cho các máy thi công tiến hành tiếp cận với công trường. Sau đó phải tíên hành xây dựng hàng rào để bảo vệ các phương tiện thi công, tài sản trên công trường và tránh tiếng ồn, bụi thi công, không gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh và thẩm mỹ của khu vực. - Phá vỡ công trình nếu có - Di chuyển các công trình ngầm: đường dây điện thoại, đường cấp thoát nước… - Tập hợp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật có liên quan( kết quả khảo sát địa chất, qui trình công nghệ…) - Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định các vị trí tim mốc, hệ trục của công trình, đường vào và vị trí đặt các thiết bị cơ sở và khu vực gia công thép, kho và công trình phụ trợ. - Thiết lập qui trình kỹ thuật thi công theo các phương tiện, thiết bị có sẵn - Lập kế hoạch thi công chi tiết, quy định thời gian cho các bước công tác và sơ đồ dịch chuyển máy trên hiện trường. - Chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu các loại vật tư, các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra độ sụt của bêtông, chất lượng gạch đá, độ sâu cọc… - Chống ồn: trong thi công ép cọc không gây rung động lớn như đóng cọc nhưng do sử dụng máy móc thi công có công suất lớn nên gây ra tiếng ồn lớn. Để giảm bớt tiếng ồn ta dùng các chụp hút âm ở chỗ động cơ nổ, giảm bớt các động tác thừa, không để động cơ chạy vô ích. - Xử lý các vật kiến trúc ngầm: khi thi công phần ngầm ngoài các vật kiến trúc đã xác định rõ về kích thước chủng loại, vị trí trên bản vẽ ta còn bắt gặp nhiều các vật kiến trúc khác như mồ mả… ta phải kết hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết di dời. - Tiêu nước bề mặt: Để tránh nước mưa trên bề mặt công trình tràn vào các hố móng khi thi công ta đào các rãnh ngăn nước ở phía đất cao chạy dọc các hố móng và đào rãnh xung quanh để tiêu nước trong các hố móng và bố trí máy bơm để hút nứơc. Vì mực nước ngầm ở rất nông nên phải có biện pháp đào hố thu nước sâu hơn hố móng để làm khô hố móng. - Bố trí các kho bãi chứa vật liệu. - Các phòng điều hành công trình, phòng nghỉ tạm công nhân, nhà ăn, trạm y tế… - Điện phục vụ cho thi công lấy từ hai nguồn: + Lấy qua trạm biến thế của khu vực; + Sử dụng máy phát điện dự phòng. - Nước phục vụ cho công trình: + Đường cấp nước lấy từ hệ thống cấp nước chung của khu vực + Đường thoát nước được thải ra đường thoát chung của thành phố. 2. Chuẩn bị máy móc, nhân lực phục vụ thi công - Dựa vào dự toán, tiên lượng, các số liệu tính toán cụ thể cho từng khối lượng công việc của công trình ta chọn và đưa vào phục vụ cho việc thi công công trình các loại máy móc, thiết bị như: máy ép cọc, máy cẩu, máy vận thăng, cần trục tháp, máy trộn bêtông, máy đầm bêtông… và các loại dụng cụ lao động như: cuốc, xẻng, búa, vam, kéo… - Nhân tố về con người là không thể thiếu khi thi công công trình xây dựng nên dựa vào tiến độ và khối lựơng công việc của công trình, ta đưa nhân lực vào công trường một cách hợp lý về thời gian, số lượng cũng như trình độ chuyên môn, tay nghề. 3. Định vị công trình - Công tác định vị công trình hết sức quan trọng vì công trình phải được xác định vị trí của nó trên khu đất theo mặt bằng bố trí, đồng thời xác định các vị trí trục chính của toàn bộ công trình và vị trí chính xác của các giao điểm của các trục đó. - Trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công phải có lưới ô đo đạc và xác định đầy đủ từng hạng mục công trình ở góc công trình, trong bản vẽ tổng mặt bằng phải ghi rõ cách xác định lưới tọa độ dựa vào mốc chuẩn có sẵn hay mốc quốc gia, mốc dẫn suất, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng. - Dựa vào mốc này trải lưới ghi trên bản vẽ mặt bằng thành lưới hiện trường và từ đó ta căn cứ vào các lưới để giác móng. - Giác móng công trình: + Xác định tim cốt công trình: dụng cụ bao gồm dây gai, dây kẽm, dây thép 1ly, thước thép, máy kinh vĩ, máy thủy bình… + Từ bản vẽ hồ sơ và khu đất xây dựng của công trình, phải tiến hành định vị công trình theo mốc chuẩn theo bản vẽ thiết kế. + Điểm mốc chuẩn phải được tất cả các bên liên quan công nhận và ký vào biên bản bàn giao để làm cơ sở pháp lý sau này, mốc chuẩn được đóng bằng cọc BTCT và đựơc bảo quản trong suốt thời gian xây dựng. + Từ mốc chuẩn(A1,A2,A3) xác định các điểm chuẩn của công trình bằng máy kinh vĩ. + Từ các điểm chuẩn ta xác định các đường tim công trình theo hai phương đúng như trong bản vẽ thiết kế. Đánh dấu các đường tim công trình bằng các cọc gỗ sau đó dùng dây kẽm căng theo hai đường cọc chuẩn, đường cọc chuẩn phải cách xa công trình từ 5 m để không làm ảnh hưởng đến thi công. + Dựa vào các đường chuẩn ta xác định vị trí của đài móng, từ đó xác định được vị trí tim cọc trên mặt bằng. Phần Ii – thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công A. thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công I. thi công phần ngầm 1. Lập biện pháp thi công cọc 1.1 Lựa chọn phương án thi công cọc ép Hiện nay ở nước ta cọc ép ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn, thiết bị hiện nay có thể ép được các đoạn cọc dài đến 10m, tiết diện cọc đến 30x30cm, sức chịu tải của cọc đến 80tấn. Cọc ép đựơc hạ vào trong đất từng đoạn bằng hệ kích thủy lực có đồng hồ đo áp lực. Trong qúa trình ép có thể khống chế được độ xuyên của cọc và áp lực ép trong từng khoảng độ sâu. Giải pháp cọc ép rất phù hợp trong việc sửa chữa các công trình cũ, xây các công trình mới trên nền đất yếu và nằm lân cận các công trình cũ. Có hai giải pháp ép cọc là ép âm và ép dương. Nếu đầu cọc thiết kế nằm sâu trong đất thì phải sử dụng đoạn cọc dẫn để ép đoạn cọc xuống độ sâu thiết kế được gọi là ép âm và ngược lại nếu đầu cọc thiết kế nằm gần so với cốt thiên nhiên ta đổ thêm đoạn cọc đến cốt tự nhiên khi thi công ta ép cọc xuống độ sâu thiết kế gọi là ép dương. * ưu điểm: Nổi bật của cọc ép là thi công êm, không gây chấn động đối với công trình xung quanh, thích hợp cho công trình được xây dựng trong thành phố, có độ tin cậy, tính kiểm tra cao, chất lượng của từng đoạn cọc được thử dưới lực ép, xác định đựơc lực dừng ép. * Nhược điểm: Bị hạn chế về kích thước và sức chịu tải của cọc, trong một số trường hợp khi đất nền tốt thì rất khó ép cọc qua để đưa tới độ sâu thiết kế,thi công khó hơn Việc thi công ép cọc ở ngoài công trường có nhiều phương án ép, sau đây là hai phương án ép phổ biến: a. Phương án 1: Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc, sau đó mang máy móc, thiết bị ép đến và tiến hành ép cọc đến độ sâu thiết kế. * ưu điểm: - Đào hố móng thuận lợi, không bị cản trở bởi đầu cọc. - Không phải ép âm. * Nhược điểm: - ở những nơi có mực nước ngầm cao, việc đào hố móng trước rồi mới thi công ép cọc khó thực hiện được. - Khi thi công ép cọc mà gặp trời mưa thì nhất thiết phải có biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng. - Việc di chuyển máy móc, thiết bị thi công gặp nhiều khó khăn. - Với mặt bằng không rộng rãi, xung quanh đang tồn tại những công trình thì việc thi công theo phương án này gặp nhiều khó khăn lớn, đôi khi không thực hiện được. b. Phương án 2: Tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện di chuyển thiết bị ép và chuyển cọc, sau đó tiến hành ép cọc theo thiết kế. Như vậy để đạt được cao trình đỉnh cọc cần phải ép âm. Cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép họăc bằng bêtông cốt thép để cọc ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc xong ta sẽ tiến hành đào đất để thi công phần đài, hệ giằng đài cọc. * ưu điểm: - Việc di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi kể cả khi gặp trời mưa. - Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm. - Tốc độ thi công nhanh. * Nhược điểm: - Phải dựng thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm, có nhiều khó khăn khi ép đoạn cọc cuối cùng xuống đến chiều sâu thiết kế. - Công tác đào đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công nhiều, khó cơ giới hoá. Kết luận: Căn cứ vào ưu, nhược điểm của hai phương án trên, căn cứ vào mặt bằng và vị trí xây dựng công trình ta chọn phương án 2 để thi công ép cọc. Dùng hai máy ép thủy lực để tiến hành ép đỉnh. Sơ đồ ép cọc xem trong bản vẽ thi công ép cọc. Cọc được ép âm so với cốt tự nhiên 1.25m. 1.2 Công tác chuẩn bị khi thi công cọc 1.2.1 Chuẩn bị tài liệu - Tập hợp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật có liên quan như kết quả khảo sát địa chất, quy trình công nghệ… - Nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế công trình, các quy định của thiết kế về công tác ép cọc. - Kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị ép cọc. - Phải có hồ sơ về nguồn gốc, nhà sản xuất bao gồm phiếu kiểm nghiệm vật liệu và cấp phối bêtông. 1.2.2 Chuẩn bị về mặt bằng thi công - Thiết lập quy trình kỹ thuật thi công theo các phương tiện thiết bị sẵn có. - Lập kế hoạch thi công chi tiết, quy định thời gian cho các bước công tác và sơ đồ dịch chuyển máy trên hiện trường. - Từ bản vẽ bố trí cọc trên mặt bằng ta đưa ra hiện trường bằng cách đóng những cọc gỗ đánh dấu những vị trí đó trên hiện trường. - Vận chuyển rải cọc ra mặt bằng công trình theo đúng số lượng và tầm với của cần trục. - Tiến hành định vị đài cọc và tim cọc chính xác bằng cách từ vị trí các tim cọc đã xác định được khi giác móng ta xác định vị trí đài móng và vị trí cọc trong đài bằng máy kinh vĩ. - Sau khi xác định được vị trí đài móng và cọc ta tiến hành rải cọc ra mặt bằng sao cho đúng tầm với, vùng hoạt động của cần trục. - Trình tự thi công cọc ép ta tiến hành ép từ giữa công trình ra hai bên để tránh tình trạng đất nền bị nén chặt làm cho các cọc ép sau đẩy trồi các cọc ép trước hoặc cọc ép sau không thể ép đến độ sâu thiết kế được. 1.3 Các yêu cầu chung đối với cọc và thiết bị ép cọc 1.3.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với các đoạn cọc ép - Cốt thép dọc của đoạn cọc phải hàn vào vành thép nối theo cả hai bên của thép dọc và trên suốt chiều cao vành. - Vành thép nối phải thẳng, không được cong vênh, nếu vênh thì độ vênh cho phép của vành thép nối phải nhỏ hơn 1% trên tổng chiều dài cọc. - Bề mặt bêtông đầu cọc phải phẳng không có bavia. - Trục cọc phải thẳng góc và đi qua trọng tâm tiết diện cọc, mặt phẳng bêtông đầu cọc và mặt phẳng các mép của vành thép nối phải trùng nhau, cho phép mặt phẳng bêtông đầu cọc song song và nhô cao hơn mặt phẳng vành thép nối không được lớn hơn 1mm. - Cọc phải thẳng không có khuyêt tật. 1.3.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị ép cọc - Lý lịch máy, máy phải được các cơ quan kiểm định các đặc trưng kỹ thuật định kỳ về các thông số chính như sau: + Lưu lượng dầu của máy bơm(l/ph) + áp lực bơm dầu lớn nhất(kg/cm2) + Hành trình pítông của kích(cm2) + Diện tích đáy pitông của kích(cm2) -Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực dầu và van chịu áp - Lực nén (danh định) lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực nén lớn nhất yêu cầu theo quy định của thiết kế. - Lực nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc, không gây lực ngang khi ép. - Chuyển động của pitông kích phải đều, và khống chế được tốc độ ép cọc. - Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo. - Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện để vận hành theo đúng quy định về an toàn lao động khi thi công. - Giá trị đo áp lực lớn nhất của đồng hồ không vượt quá hai lần áp lực đo khi ép cọc, chỉ nên huy động khả năng tối đa của thiết bị. - Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện để vận hành theo đúng quy định về an toàn lao đông khi thi công. 1.4 Tính toán máy móc và chọn thiết bị thi công ép cọc 1.4.1. Xác định vị trí ép cọc: + Vị trí ép cọc được xác định đúng theo bản vẽ thiết kế, phải đầy đủ khoảng cách, sự phân bố các cọc trong đài móng với điểm giao nhau giữa các trục. Để cho việc định vị thuận lợi và chính xác ta cần phải lấy 2 điểm làm mốc nằm ngoài để kiểm tra các trục có thể bị mất trong quá trình thi công. + Trên thực địa vị trí các cọc được đánh dấu bằng các thanh thép dài từ 20-30cm . + Từ giao điểm các đường tim cọc ta xác định tâm của móng từ đó ta xác định tâm các cọc. 1.4.2. Chọn máy ép cọc: + Cọc có tiết diện (25x25)cm chiều dài đoạn cọc là 7m. + Để đưa cọc xuống độ sâu thiết kế thì máy ép cần phải có lực ép: Pmin≤ Pép ≤Pmax Trong đó: - Pep: Lực ép lớn nhất cần thiết để đưa cọc đến độ sâu thiết kế. - k: hệ số >1; phụ thuộc vào loại đất và tiết diện cọc. Do mũi cọc được hạ vào lớp cát hạt nhỏ nên ta chọn k=2 - Pc: Sức chịu tải của cọc; Pc = 349,3kN = 34,93T => Vậy lực ép mà máy ép phải sinh ra là: Pmin=k.Pc≤ Pép =k.Pc≤Pmax=k.Pc 1,5.34,93≤Pép=2.34,93≤3.34,93 52,4≤Pep=69,86≤104,79 Do trong quá trình thi công ta chỉ nên huy động từ 0,7 - 0,8 giá trị lực ép lớn nhất của máy. ị Chọn thiết bị ép cọc là hệ kích thuỷ lực, gồm hai kích thuỷ lực: Loại máy ép mec-bk01 có các thông số kỹ thuật sau: + Tiết diện cọc ép được đến 25 cm. + Chiều dài đoạn cọc lớn nhất 7 m. + Động cơ điện 14,5 KW. + Đường kính xi lanh thuỷ lực: 220 mm. + Bơm dầu có Pmax = 250 KG/cm2. + Tổng diện tích đáy Pittông ép 830 cm2 + Hành trình của Pittông 1000 mm + Chiều cao lồng thép 7,2 m * Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị ép cọc. - Lực nén của kích thuỷ lực phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép đỉnh, không gây lực ngang khi ép. - Lực nén của kích phải đảm bảo tác dụng đều trên mặt bề mặt bên cọc khi ép (ép ôm), không gây lực ngang khi ép. - Chuyển động của pittông kích phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc. - Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo. - Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện để vận hành, theo đúng quy định về an toàn lao động khi thi công. 1.4.3 Tính toán lựa chọn đối trọng: Đối trọng được chất đều 2 bên giá ép, chọn đối trọng là các khối bê tông có kích thước 2´1´1 m ị Khối lượng của 1 khối bê tông là: 2 x1x1x2,5 = 5 T. Tổng trọng lượng của các khối bê tông làm đối trọng phải lớn hơn lực ép Pe = 87,33 T. (Không kể trọng lượng của khung và giá máy tham gia làm đối trọng). ị Số khối bê tông cần thiết làm đối trọng là : , chọn 20 đối trọng để đảm bảo đối trọng chất đều cả 2 bên giá máy. - Căn cứ vào trọng lượng cọc, trọng lượng khối đối trọng và độ cao cần thiết để chọn cẩu phục vụ ép cọc. - Trọng lượng 1 đoạn cọc: = 0,25x 0,25x 2,5 x 7 = 1,09 T. - Số cọc phải ép là 280 cọc. - Chiều dài cọc phải ép : 280x7 = 1960m - Theo định mức máy ép (cọc tiết diện 25x25) được 2,5 ca/100 m cọc. ị 1960x2,5/100= 49 ca Ta thấy số ca ép cọc lớn nên chọn 2 máy ép. + Kiểm tra chống lật trường hợp ép cọc ở giữa: Thoả mãn chống lật . + Kiểm tra chống lật trường hợp ép cọc biên Trường hợp ép các cọc biên1,3,và 4,6 là giống nhau.ở đây ta xét khi ép cọc số 6.Để máy không bị lật. Thoả mãn điềukiện chống lật. . Chọn cần cẩu thi công ép cọc. Cẩu được dùng trong thi công ép cọc phải đảm bảo các công việc: cẩu cọc và cẩu đối tải. + Các thông số yêu cầu : - Khi cẩu cọc : Qyc = Qđt + Qtb = 1,02. Qđt = 1,02x0,25x0,25x7,0x2,5 = 1,12 T Hyc = HL + h1 + h2 + h3 = ( 0,7 + 7,2 ) + 0,5 + 7 + 1,0 = 16,4 m + Từ những yếu tố trên ta chọn cần trục E - 3322 - Sức nâng Qmax=20T. - Tầm với Rmin/Rmax =3,0/16 m. - Chiều cao nâng: Hmax = 23,6 m; Hmin = 4m. - Độ dài cần L: 23,5 m. +. Chọn xe vận chuyển cọc: - Chọn xe vận chuyển cọc của hãng Hyundai có trọng tải 15t + Tổng số cọc trong mặt bằng và chuyên chở đến mặt bằng là 280 cọc. Mỗi đoạn cọc có tải trọng là 1,09T. => Số lượng cọc mà mỗi chuyến xe vận chuyển được là: ncọc = (cọc) => Số chuyến xe cần thiết để vận chuyển hết số cọc đến mặt bằng công trình là: nchuyến = chuyến. + Dàn máy ép cọc: gồm có khung dẫn gắn với gía xi lanh, khung dẫn là 1 lồng thép được hàn thành khung bởi các thanh thép góc và tấm thép dầy. Bộ dàn hở 2 đầu để cọc có thể đi từ trên xuống dưới, khung dẫn gắn với động cơ của xi lanh khung dẫn có thể lên xuống theo trục hành trình của xi lanh. + Bệ máy ép cọc gồm 2 thanh thép hình chữ I loại lớn liên kết với dàn máy ứng với khoảng cách 2 hàng cọc có thể tại 1 vị trí có thể ép 2 hàng cọc mà không cần di chuyển bệ máy. Dàn máy có thể dịch chuyển nhờ chỗ lỗ bắt các bu lông có thể ép 1 lúc nhiều cọc bằng cánh nối bu lông đẩy dàn máy sang vị trí ép cọc khác bố trí trong cùng 1 hàng cọc . 1.4.3.Tiến hành ép cọc: a. Công tác chuẩn bị ép cọc: + Kiểm tra 2 móc cẩu trên dàn máy thật cẩn thận kiểm tra 2 chốt ngang liên kết dầm máy và lắp dàn lên bệ máy bằng 2 chốt. + Cẩu toàn bộ dàn và 2 dầm của 2 bệ máy vào vị trí ép cọc sao cho tâm của 2 dầm trùng với vị trí tâm của 2 hàng cọc từng đài . + Khi cẩu đối trọng dàn phải kê thật phẳng không nghiêng lệch một lần nữa kiểm tra các chốt vít thật an toàn . + Lần lượt cẩu các đối trọng đặt lên dầm khung sao cho mặt phẳng chứa trọng tâm 2 đối trọng trùng vơí trọng tâm ống thả cọc. Trong trường hợp đối trọng đặt ra ngoài dầm thì phải kê chắc chắn. + Chạy thử máy ép để kiểm tra độ ổn định của thiết bị . + Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí cọc trước khi ép . + Tiến hành ép đoạn cọc đầu tiên. + Đoạn coc phải được lắp chính xác, phải căn chỉnh để trục của cọc trùng với đường trục của kích đi qua điểm định vị cọc độ sai lệch không quá 1cm. + Đầu trên của cọc được gắn vào thanh định hướng của máy. b.Tiến hành ép đoạn cọc : + Khi đáy kích tiếp xúc với đỉnh cọc thì điều chỉnh van tăng dần áp lực, những giây đầu tiên áp lực dầu tăng chậm dần đều đoạn cọc cắm sâu dần vào đất vơí vận tốc xuyên 1cm/s. Trong quá trình ép dùng 2 máy kinh vĩ đặt vuông góc với nhau để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc lúc xuyên xuống. Nếu xác định cọc nghiêng thì dừng lại để điều chỉnh ngay. + Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén. +Bề mặt bê tông ở đầu 2 đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp chèn chặt. + Tăng dần áp lực ép để cho máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ áp lực thắng được lực ma sát và lực cản của đất ở mũi cọc giai đoạn đầu ép với vận tốc không qua 1cm/s. Khi đoạn cọc chuyển động đều thì mới cho cọc xuyên với vận tốc không quá 2cm/s. Khi ép xong đoạn cọc tới độ sâu thiết kế ta tiến hành nối đoạn cọc ép âm với đoạn cọc để tiếp tục ép cọc xuống độ sâu thiết kế (-1.45m). Nên ta chọn đoạn cọc ép âm dài 2.0m. Trình tự ép cọc trong một móng được tiến hành như hình vẽ sau; d. Kết thúc công việc ép xong 1 cọc: + Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện - Chiều dài cọc ép sâu trong lòng đất tới độ sâu thiết kế. - Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều dài xuyên lớn hơn 3 lần cạnh cọc trong khoảng 3d vận tốc xuyên không quá 1cm/s . + Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để xử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận xử lý. * Thử tải: + Thời điểm: Ta tiến hành trước khi ép đại trà. + Để kiểm tra khả năng chịu lực của cọc ép ta xác định sức chịu tải của cọc theo phương pháp thử tải trọng tĩnh. Số lượng cọc thử khoảng 0,5á1% tổng số cọc nhưng không ít hơn 3 => Lấy 5 cọc để thử. + Cách gia tải trọng tĩnh có nhiều cách gia tải nhưng ở đây, do sức chịu tải của cọc là không lớn nên ta dùng các cọc bên cạnh để làm cọc neo. + Tải trọng được gia theo từng cấp bằng 1/10-1/15 tải trọng giới hạn đã xác định theo tính toán. ứng với mỗi cấp tải trọng người ta đo độ lún của cọc như sau : Bốn lần ghi số đo trên đồng hồ đo lún, mỗi lần cách nhau 15 phút, 2 lần cách nhau 30 phút sau đó cứ sau một giờ lại ghi số đo một lần cho đến khi cọc lún hoàn toàn ổn định dưới cấp tải trọng đó. Cọc coi là lún ổn định dưới cấp tải trọng nếu nó chỉ lún 0,1 mm sau 1 hoặc 2 giờ tuỳ loại đất dưới mũi cọc. * Giải quyết sự cố : + Đối với những cọc bị gãy, hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn trong quá trình ép ta phải nhổ lên hoặc bổ sung 1 cọc mới ngay bên cạnh cọc không đạt yêu cầu . + Khi ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà áp lực đã đạt , khi đó phải giảm bớt tốc độ ép, tăng lực ép lên từ từ nhưng không được > Pepmax. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra xử lí. Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt nhỏ bị ép quá chặt thì dừng ép cọc này một thời gian chờ cho độ chặt của lớp đất giảm dần rồi ép tiếp . + Khi ép cọc đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt yêu cầu theo tính toán. Trường hợp này xảy ra thường là do đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt nhỏ hoặc gặp các thấu kính đất yếu ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra xử lí. Biện pháp xử lí trong trường hợp này là ta nối thêm cọc khi đã kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế. * Các điểm chú ý trong thời gian ép cọc. Ghi chép theo dõi lực ép theo chiều dài cọc. + Ghi chép lực ép cọc đầu tiên khi mũi cọc đã cắm sâu vào lòng đất từ 0,3-0,5m thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên sau đó cứ mỗi lần cọc xuyên được 1m thì ghi chỉ số lực ép tại thời điểm đó vào nhật ký ép cọc. + Nếu thấy đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống 1 cách đột ngột thì phải ghi vào nhật ký ép cọc sự thay đổi đó. + Nhật ký phải đầy đủ các sự kiện ép cọc có sự chứng kiến của các bên có liên quan. II.thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công bê tông cốt thép toàn khối. * Thi công bê tông cốt thép toàn khối, gồm các khâu: - Chuẩn bị cốt liệu : Khai thác, đãi rửa và vận chuyển. - Lắp dựng dàn dáo, đặt máy móc thiết bị phục vụ thi công. - Thi công ván khuôn : chế tạo, vận chuyển, lắp đặt và tháo rỡ. - Thi công cốt thép : chế tạo, vận chuyển và lắp đặt cốt thép. - Thi công bê tông : Chế trộn vận chuyển, đổ, đầm và bảo dưỡng. 1. Công tác chuẩn bị: - Chuẩn bị các chứng chỉ đảm bảo chất lượng công trình như việc thử các mẫu vật liệu: thép, xi măng, cát, đá, sỏi. 2. Các yêu cầu kỹ thuật chung: a/ Ván khuôn. - Ván khuôn được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông. - Khi ghép phải được kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết. - Gia công lắp dựng phải đảm bảo đúng hình dáng kích thước của kết cấu theo qui định thiết kế. - Ván khuôn phải dùng được nhiều lần, tức là có độ luân lưu lớn, đối với ván khuôn gỗ phải dùng được từ 6 đến 7 lần, ván khuôn thép phải dùng được tới 50 lần. - Bề mặt của ván khuôn phải đảm bảo phẳng nhẵn (theo yêu cầu thiết kế). - Gỗ làm ván khuôn phải đảm bảo khô (có độ ẩm theo qui định WÊ 18%) và chiều dày từ 20ữ 30mm cho loại không chịu lực lớn hoặc từ 40ữ 50mm cho loại chịu lực lớn (như ván đáy dầm, xà, sàn). b/ Cốt thép. - Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN5574 -1991"kết cấu bê tông cốt thép”. - Đối với thép nhập khẩu phải có chứng chỉ kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm theo TCVN 197 - 1985. - Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc nhà máy nhưng nên đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công. - Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và kích thước hình học như nhau, nhưng tính chất cơ lý khác nhau. - Phải dùng đúng số hiệu đường kính, hình dáng, kích thước của cốt thép. + Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo: - Bề mặt sạch không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ. - Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. - Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng. - Khi lắp đặt phải đúng vị trí thiết kế của từng thanh đảm bảo đúng độ dày lớp bảo vệ. - Đảm bảo vững chắc và ổn định của các mối nối. c/ Vữa bê tông. + Đối với vật liệu để sản xuất bê tông: - Các vật liệu để sản xuất bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu bổ sung của thiết kế. - Trong quá trình lưu kho vận chuyển và chế tạo bê tông, vật liệu phải được bảo quản, tránh nhiễm bẩn hoặc lẫn lộn cỡ hạt và chủng loại. khi gặp các trường hợp trên, cần có ngay biện pháp khắc phục để đảm bảo ổn định về chất lượng. + Đối với vữa bê tông: - Phải được trộn đều, đảm bảo sự đồng nhất về thành phần. - Phải đảm bảo đủ số lượng và đúng thành phần cốt liệu, đúng số hiệu(mác) của bê tông. - Phải đảm bảo độ sụt đúng theo yêu cầu thiết kế qui định. - Phải đảm bảo được việc trộn, chuyển và đổ trong một thời gian ngắn, ít hơn 2h đồng hồ. d/ Công tác đầm bê tông. - Khi đầm bê tông tùy theo từng cấu kiện mà sử dụng đầm sao cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm, bê tông được đầm chặt và không bị rỗ. - Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa. - Khi cần đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,5h đến 2h sau khi đổ lần thứ nhất. Đầm lại bê tông chỉ thích hợp với các kết cấu có diện tích bề mặt lớn như sàn mái, không đầm lại cho bê tông khối lớn. + Khi sử dụng đầm chấn động (đầm dùi), bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào bê tông đã đổ trước từ 5 đến 10cm. Chiều dày lớp bê tông thường là từ 20 đến 30cm. - Thời gian đầm tại mỗi vị trí đối với đầm dùi từ 20 đến 40 giây. Sau khi đầm song chuyển vị trí khác cần phải tuân theo các yêu cầu sau: - Đầm phải được hoạt động không được tắt máy rút đầm ra khỏi bê tông phải diễn ra từ từ Sơ đồ di chuyển đầm dùi R- Bán kính tác động của đầm + Đối với đầm bàn đầm chấn động mặt: Dùng để đầm lớp bê tông trên cùng như sàn mái. Thời gian đầm một chỗ đối với đầm bàn từ 30 đến 50 giây. - Khi dùng đầm mặt phải kéo đầm từ từ và đảm bảo vị trí để đế giải đầm sau ấp lên đế giải đầm trước một khoảng từ 5 đến 10cm. Khi đầm thì đầm được nhấc một đầu và kéo lê, luôn luôn theo hướng vị trí sẽ di chuyển tới. Tác dụng đầm bàn vào vữa iV. Thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công bê tông móng: - Móng cột của công trình: gồm 2 loại móng có tiết diện đài móng khác nhau móng M1 tiết diện 1,4x2m, móng M2 tiết diện 1,3x0,8m. Các đáy đài móng đều có cùng chiều sâu là- 1.80 m và chiều cao móng là 0,8m. Tiết diện cổ móng gồm 2 loại tiết diện 25x50cm và 25x30cm. 1. Tính khối lượng bê tông móng. a/ Bê tông lót móng: Theo bản vẽ thiết kế thi công lớp bê tông lót dày 10cm, mở rộng sang mỗi bên là 10cm. * Móng M1: (20 móng) -V1 = (1,6.2,2.0,1).20 = 7,04 m3 * Móng M2: (10 móng) - V2 = (1,5.1,0.0,1).10 = 1,5m3 Vậy tổng khối lượng bê tông lót móng: ồVBTLót = 7,04 + 1,5 = 8,54m3 b/ Bê tông móng: stt Tờn cấu kiện BPGN đơn vị Kớch thước Số phụ Khối lượng Dài Rộng Cao 1 Múng M1 m3 47.30 đài múng 20 2 1.4 0.8 44.80 cổ múng 20 0.5 0.25 1 2.50 2 Múng M2 m3 9.07 đài múng 10 1.3 0.8 0.8 8.32 cổ múng 10 0.3 0.25 1 0.75 3 Giằng múng GM1 m3 8.61 Trục A 7 3.4 0.25 0.4 2.38 1 4.6 0.25 0.4 0.46 1 3.7 0.25 0.4 0.37 Trục B 6 2.8 0.25 0.4 1.68 1 3.38 0.25 0.4 0.34 1 3.1 0.25 0.4 0.31 Trục C 7 2.8 0.25 0.4 1.96 1 4 0.25 0.4 0.40 1 3.1 0.25 0.4 0.31 Trục B' 1 4 0.25 0.4 0.40 3 Giằng múng GM2 m3 11.22 7 6.72 0.25 0.7 8.23 2 4.46 0.25 0.7 1.56 2 2.81 0.25 0.7 0.98 4 giằng đoạn AB 8 0.55 0.25 0.4 0.44 Cộng 76.19 2. Tính toán khối lượng ván khuôn móng: stt Tờn cấu kiện BPGN đơn vị Kớch thước Số phụ Khối lượng Dài Rộng Cao 1 Múng M1 m2 138.80 đài múng 20 6.8 0.8 108.80 cổ múng 20 1.5 1 30.00 2 Múng M2 m2 44.60 đài múng 10 4.2 0.8 33.60 cổ múng 10 1.1 1 11.00 3 Giằng múng GM1 m2 68.86 Trục A 7 6.8 0.4 19.04 1 9.2 0.4 3.68 1 7.4 0.4 2.96 Trục B 6 5.6 0.4 13.44 1 6.76 0.4 2.70 1 6.2 0.4 2.48 Trục C 7 5.6 0.4 15.68 1 8 0.4 3.20 1 6.2 0.4 2.48 Trục B' 1 8 0.4 3.20 3 Giằng múng GM2 m2 86.21 7 13.44 0.7 65.86 2 8.92 0.7 12.49 2 5.62 0.7 7.87 4 Giằng đoạn AB 8 1.1 0.4 0.00 Cộng 338.48 3. Lựa chọn phương tiện phục vụ thi công: a/ Lựa chọn giải pháp thi công ván khuôn. - Hiện nay người ta thường sử dụng 2 loại ván khuôn chính đó là cốp pha gỗ và cốp pha thép. Để lựa chọn giải pháp sao cho phù hợp ta so sánh 2 chỉ tiêu chính đó là chỉ tiêu về kính tế, chỉ tiêu về kỹ thuật sao cho vừa đảm bảo về yếu tố kỹ thuật mà công trình đòi hỏi, mặt khác phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. + Xét về chỉ tiêu kỹ thuật: - Đối với ván khuôn gỗ : Là vật liệu nhẹ, khỏe có tính chất cơ học khá cao, về khả năng chịu lực lớn, dễ chế tạo, là vật liệu phổ biến mang tính chất địa phương có mặt khắp trên các tỉnh. Nhưng có nhược điểm không bền dễ bị mối mọt, cong vênh, chịu ảnh hưởng của thời gian. - Đối với ván khuôn thép : Là vật liệu có cường độ cao, khả năng chịu lực lớn, khi sử dụng ván khuôn thép định hình trong quá trình gia công lắp dựng và tháo dỡ dễ dàng, nhanh gọn. Nhược điểm, không nhiều, mang tính chất cố định, đối với các cấu kiện nhỏ có hình dáng phức tạp gia công khó khăn. + Xét về chỉ tiêu kinh tế: Chỉ đánh giá và nhận xét để áp dụng vào thực tế của công trình chứ không tính tính toán. - Đối với ván khuôn gỗ và ván khuôn thép : Xét về giá cả theo đơn giá của nhà nước qui định và giá cả hiện trường thì ván khuôn thép có giá thành lớn hơn rất nhiều lần so với ván khuôn gỗ. Do vậy nếu sử dụng ván khuôn thép thì vốn đầu tư ban cần huy động là rất lớn, khả năng lãi suất không cao khi áp dụng thi công với công trình nhỏ. Sử dụng ván khuôn gỗ vốn đầu tư cần huy động nhỏ, lãi suất cao hơn. Nhận xét : Từ hai chỉ tiêu trên, thấy rằng ván khuôn thép có nhiều ưu điểm hơn rất nhiều so với ván khuôn gỗ. Nhưng xét về công trình thực tế này do công trình nhỏ, khối lượng bê tông là không nhiều, thời gian thi công ngắn, để xét về chỉ tiêu kinh tế thì sử dụng ván khuôn gỗ lại có nhiều ưu điểm hơn. Do vậy với thực tế công trình này ta chọn giải pháp thi công ván khuôn bằng gỗ. Chọn nhóm gỗ hồng sắc nhóm 6 để thi công công trình. b/ Lựa chọn máy phục vụ thi công. + Máy bơm bê tông: Sau khi ván khuôn móng được ghép xong tiến hành đổ bê tông cho đài móng và giằng móng. Với khối lượng bê tông trên ta dùng máy bơm bê tông để đổ bê tông cho móng. Chọn máy bơm bê tông Putzmeister M43 với các thông số kỹ thuật sau: Bơm cao (m) Bơm ngang (m) Bơm sâu (m) Dài (xếp lại) (m) 49.1 38.6 29.2 10.7 Thông số kỹ thuật bơm: Lưu lượng (m3/h) áp suất bơm Chiều dài xi lanh (mm) Đường kính xy lanh (mm) 90 105 1400 200 Ưu điểm của việc thi công bê tông bằng máy bơm là với khối lượng lớn thì thời gian thi công nhanh, đảm bảo kỹ thuật, hạn chế được các mạch ngừng, chất lượng bê tông đảm bảo. +. Xe vận chuyển bê tông thương phẩm: Mã hiệu ôtô KAMAZ - 5511 có các thông số kỹ thuật như sau: Kích thước giới hạn: Dài 7.38m; Rộng 2.5m; Cao 3.4m. + Tính toán số xe trộn cần thiết để đổ bê tông: áp dụng công thức : n = Trong đó: n: Số xe vận chuyển. V: Thể tích bê tông mỗi xe: V = 6m3; T: Thời gian gián đoạn; T =10 Q: Năng suất máy bơm; Q = 90m3/h; S: Tốc độ xe; S = 30 á 35km/h. L: Đoạn đường vận chuyển: L =10km. ị n = = 6 xe => Chọn 6 xe để phục vụ công tác đổ bê tông. Số chuyến xe cần thiết để đổ bê tông móng là: 76,19/6 = 13 chuyến +. Máy đầm bê tông: Đầm dùi: Loại đầm sử dụng U21-75. Đầm mặt: Loại dầm U7. Các thông số của đầm được cho trong bảng sau: Các chỉ số Đơn vị tính U21 U7 Thời gian đầm bê tông giây 30 50 Bán kính tác dụng Cm 20 - 35 20 - 30 Chiều sâu lớp đầm Cm 20 - 40 10 - 30 Năng suất: Theo diện tích được đầm M2/giờ 20 25 Theo khối lượng bê tông M3/giờ 6 5 - 7 4. Thiết kế ván khuôn móng: a/ Thiết kế ván khuôn thành đài móng: - Tính ván khuôn thực chất là đi tính khoảng cách giữa các cọc chống ván thành đế móng, để ván khuôn đảm bảo chịu lực được do chấn động khi đầm và khi đổ bê tông gây ra. - Đối với ván khuôn thành đài móng có nhiều loại kích thước khác nhau, ở đây chỉ tính điển hình cho một loại móng rồi áp dụng để bố trí cho các móng khác. + Tính toán móng M1: có kích thước bxl = 1,4x2,0m Chiều cao đài móng h = 80cm. Chọn bề rộng ván thành đế móng b = 80cm, chiều dày ván dày d = 3cm. Để tăng độ cứng cho ván thành và để liên kết với các thanh chống ta bố trí các thanh nẹp đứng liên kết với ván thành, khoảng cách các thanh nẹp đứng kí hiệu là: L và cũng là khoảng cách của các thanh chống xiên. Coi ván thành như một dầm liên tục có các gối tựa là các thanh chống xiên tải trọng tác dụng lên ván khuôn thành đế móng là tải trọng ngang. * Xác định tải trọng tác dụng lên ván khuôn khi đổ và đầm bê tông: + áp lực thủy tĩnh: q1 = n.g.H.b Trong đó: n = 1,3 ; Hệ số vượt tải lấy theo TCVN 4453-1995 g = 2500kG/m3 ; trọng lượng riêng của bê tông H ; Chiều cao áp lực thủy tĩnh tác dụng vào ván khuôn lấy H = 70cm. b = 80cm ; Bề rộng của tấm ván. ị q1 = 1,3.2500.0,7.0,80 = 1820kG/m + áp lực do đầm bê tông: q2 = n.qđ.b = 1,3.200.0,80 = 208kG/m qđ = 200kG/m2 : Tải trọng do đổ bê tông vào ván khuôn với dung tích >200 lít Vậy tổng tải trọng tác dụng lên ván khuôn thành đế móng: qtt = q1 + q2 = 1820 + 208 = 2028kG/m =20,28kG/cm Sơ đồ tính toán ván thành đế móng *Tính khoảng cách các cây chống xiên: - Mô men bản thân hệ ván khuôn do cấu tạo hệ có : M = W.[s] - Mô men lớn nhất do tải trọng gây lên thành đế móng: Mmax = W : Mô men kháng uốn của hệ ván khuôn : W = = = 120cm3 s : ứng suất cho phép vật liệu làm ván khuôn gỗ, với gỗ nhóm IV lấy [s] = 150kG/cm + Để ván thành đế móng đảm bảo chịu lực khi làm việc thì ván khuôn phải thoả mãn điều kiện sau: Mmax Ê M ị = = 94,21. Chọn Lx = 60cm + Kiểm tra về điều kiện độ võng. f = Ê[ f ] = = 0,15cm Trong đó; J = = 180cm4 : Là mô men quán tính E = 1,1.105kG/cm3 : Mô đuyn đàn hồi của gỗ qtc = qtt/1,2 = 20,28/1,2 = 16, 9kG/cm ị f = = 0,086 cm < [ f ] = 0,15cm ; thỏa mãn điều kiện độ võng * Tính nẹp đứng cho thành đế móng: - Coi nẹp đứng là một dầm đơn giản 1 nhịp có Ln = 60cm chịu phân bố đều và được đặt lên các gối tựa là các thanh chống xiên và thanh chống ngang. Lực phân bố trên thanh nẹp đứng: qtt = (n.g.H + nđ.qđ).Ln = (1,3.2500.0,7 + 1,3.200).0,6 = 1521 kG/m sơ đồ tính toán Mô men lớn nhất do tải trọng gây ra : Mmax = = = 6845 kG.cm Chọn nẹp đứng có bề rộng b = 8cm Chiều cao nẹp được xác định theo công thức sau: h ³ = = 5,85cm , Chọn h = 6cm Vậy kích thước tiết diện nẹp là: bxh = 6x8cm Các thanh chống xiên và chống ngang lấy bằng kích thước thanh nẹp đứng chọn: bxh = 6x8cm. + Bố trí chống xiên ván khuôn thành đế móng: Chống xiên thành đế móng được một đầu được chống trực tiếp vào các thanh nẹp nhờ các bọ giữ để khởi bị trượt, đầu kia được chống xuống đất dưới có ván lót. Từ khoảng cách thiết kế có Lx = 80cm và dựa vào kích thước của móng ta bố trí chống xiên cho từng cạnh của móng. b/ Thiết kế ván khuôn cổ móng: - Cổ móng có 2 loại kích thước 250x500,250x300 - Chọn ván khuôn có chiều dày d = 3cm loai gỗ nhóm VI. Đảm bảo điều kiện chịu lực khi đổ và đầm bê tông. * Tính khoảng cách gông: - Coi ván khuôn cổ móng là một dầm liên tục chịu lực phân bố đều do lực tác dụng khi đổ và đầm bê tông gối tựa chính là các gông cổ móng, nhịp tính toán là khoảng cách giữa các gông. Tuy nhiên do chiều cao cổ móng nhỏ hcm= 1,0m, do đó ta không đi tính khoảng cách gông mà bố trí cổ móng là 3 gông với nhịp tính toán Lg = 0,45m. + Tải trọng tác dụng vào ván khuôn: - áp lực do vữa bê tông (áp lực thủy tĩnh): q1= n.g.H.b Trong đó : n = 1,3 ; Hệ số vượt tải H = 0,7ữ 0,8 ; Chiều cao ảnh hưởng của thiết bị. b : Bề rộng thành ván khuôn. Nhận xét : Do kích thước cổ móng có tiết diện nhỏ, vì vậy áp lực của bê tông ở đây được lấy bằng trọng lượng thực tế của bê tông có mặt trong cấu kiện. q1 = 1,3. 2500 .0,7. 0,25= 568,75kG/m - áp lực do đổ và đầm bê tông: ị q2= nđ.qđ.H = 1,3.200.0,7 = 182kG/m Với qđ = 200kG/m2 Tổng tải trọng tác dụng: qtt = q1+ q2 = 568,75 + 182 = 750,75kG/m + Kiểm tra về điều kiện độ võng. f = Ê[ f ] = = 0,113cm Trong đó; J = = 2604cm4 : Mô men quán tính (thiên về an toàn tính với bề rộng của ván bé nhất b = 25cm), E = 1,1.105kG/cm3 : mô đuyn đàn hồi của gỗ. qtc = qtt/1,2 = 7,5075/1,2 = 6,26kG/cm ị f = = 6,6x10-5 cm < [ f ] = 0,118cm ; thỏa mãn điều kiện độ võng *Tính toán gông cổ móng: Gông cổ móng gồm các nhánh gông liên kết với nhau tạo thành, khi làm việc gông bao quanh ván khuôn cổ móng và chịu áp lực từ ván khuôn thành cổ móng truyền vào. Xem mỗi thanh gông chịu lực như một dầm đơn giản có nhịp là kích thước tương ứng với mặt ngoài của ván khuôn cổ móng. Tính toán thanh gông có chiều dài lớn theo chiều cao của tiết diện cột h = 50cm - Nhịp tính toán của thanh gông l = 50 + 2.3 = 56cm + Tải trọng tác dụng: qtt= (n.g.H + nđ.qđ).l = (1,3.2500.0,7 + 1,3.200).0,56 = 1420kG/m = 14,2kG/cm sơ đồ tính toán - Giá trị mômen lớn nhất: Mmax = = = 5566,4 kG.cm Chọn thanh gông có bề rộng: b = 6cm + Chiều cao của thanh gông khi làm việc: h ³ = = 6,1cm , Chọn h = 8cm Vậy kích thước tiết diện gông là: bxh =6x8cm + Kiểm tra về điều kiện độ võng. f = Ê[ f ] = = 0,14cm Trong đó; J = = 256cm4 : Mô men quán tính. E = 1,1.105kG/cm3 : Mô đuyn đàn hồi của gỗ qtc = qtt/1,2 = 14,2/1,2 = 11,83 kG/cm ị f = = 0,032cm < [ f ] = 0,14cm ; thỏa mãn điều kiện độ võng *Lắp dựng cốp pha giằng móng. - Cốp pha giằng móng chỉ có hai cạnh bên nên trước khi lắp cốp pha thành phải căn cứ vào trục giằng rồi đóng các râu thép f6 làm cữ về hai phía trục giằng rồi lắp dựng cốp pha thành hai bên. Liên kết tạm hai thành bằng các văng gỗ trên mặt thành giằng. Sau đó căn chỉnh cho thành giằng thẳng và vuông góc rồi cố định bằng các thanh chống xiên. Dưới chân ván thành dùng thanh chống, chống vào thành taluy đất có đệm tấm ván. c/ Thiết kế sàn công tác: - Để thuận tiện cho việc lắp dựng sàn công tác, ta thiết kế sàn công tác sao cho đơn giản dễ lắp dựng, đảm bảo an toàn trong thi công. - Sàn công tác phải chắc chắn, bằng phẳng, chịu được tải trọng bản thân và các thiết bị tác dụng vào trong quá trình thi công. Sàn công tác được tính toán cho hố móng có kích thước lớn nhất, các hố móng nhỏ hơn được bố trí theo hố móng lớn. Kích thước hố móng thể hiện hình vẽ sau: cát ngang Đáy móng M1 * Tính toán ván sàn công tác: - Chọn ván sàn công tác dày 4cm, chiều rộng một tấm b = 25cm , chiều rộng sàn công tác B = 1,2m. Ván sàn được đặt lên các đà dọc có khoảng cách l = 60cm, được bắc ngang qua miệng hố đào hướng thi công bê tông. + Tải trọng tác dụng lên ván sàn gồm: - Tải trọng bản thân: q1 = n.g.B.d = 1,1.600.1,2.0,04 = 31,678kG/m - Tải trọng của người và xe cải tiến lấy bằng 250 kG/m2 q2 = n.qtc.B = 250.1,3.1,2 = 390 kG/m ị Tổng trọng lượng tác dụng ván sàn: qtt = q1+ q2 = 31,68 + 390 = 421,68kG/m - Coi các tấm ván nhỏ có bề rộng b = 25cm là các dầm liên tục gối lên các gối tựa là các đà dọc có nhịp tính toán: l = 60cm. - Mômen do tải trọng gây ra: M = = 1519,2kG.cm - Mô men kháng uốn: W = = 66,67cm3 - Mô men quán tính: J = = 133,3cm4 + Kiểm tra ván khuôn theo điều kiện cường độ: s = M/W ị s = = 22,8kG/cm2 < [s] = 150kG/cm2 ị Vậy ván đủ khả năng chịu lực theo điều kiện cường độ. + Kiểm tra ván khuôn sàn công tác theo điều kiện độ võng. f = Ê[ f ] = = 0,15cm ; qtc = qtt/1,2 = 4,22/1,2 = 3,52kG/cm ị f = = 0,0138cm < [ f ] = 0,15cm Vậy thoả mãn điều kiện độ võng. * Tính toán đà dọc sàn công tác. Chọn 3 đà dọc bắc ngang qua hố đào tiết diện đà dọc 8x12cm. - Dựa vào kích thước hố đào và cấu tạo móng, hố đào có bề rộng mặt trên b = 4,34m. Chiều dài mỗi thanh xà gồ dài 4,7m (đầu đà gối vào mỗi bên thành hố đào 0,25m). - Tải trọng tác dụng lên xà gồ là lực phân bố đều có độ lớn bằng 1/2 sàn công tác, vì ta chọn thanh ở giữa có khả năng chịu lực nguy hiểm nhất. q = qtt/2 = 4,22/2 = 2,11kG/cm - Nhịp tính toán chọn khoảng cách lớn nhất giữa 2 thanh đà ngang với Lđd = 2,3m, coi đà dọc là một dầm đơn giản được kê lên đà ngang. Sơ đồ tính toán như hình vẽ: Mô men uốn lớn nhất: Mmax = Sơ đồ tính toán + Từ điều kiện ổn định với cấu kiện chịu uốn ta có : ; với W= = = 192cm3 ị Vậy với tiết diện đà 8x12cm thỏa mãn điều kiện ổn định. + Kiểm tra điều kiện độ võng: f = Ê[ f ] = = 0,575cm ; qtc = qtt/1,2 = 2,11/1,2 = 1,76kG/cm - Mô men quán tính: J = =1152cm4 ị f = = 0,303cm < [ f ] = 0,575cm ; vậy thỏa mãn điều kiện về độ võng. Chọn tiết diện đà dọc 8x12cm là đảm bảo khả năng chịu lực. Với các thanh đà ngang ta chọn cùng một kích thước tiết diện là 8x12cm có chiều dài bằng chiều dài ván Lđn = 1,2m, vì nhịp tính toán của đà ngang nhỏ bằng 0,6m do vậy không cần phải kiểm tra. d/ Thiết kế cột chống sàn công tác: Cột chống làm việc như cấu kiện chịu nén đúng tâm. - Tải trọng tác dụng lên cây chống đứng là N, để thiên về an toàn tính: N = = = 485,3kG Chọn cây chống đứng có tiết diện 8x8cm. Có chiều cao : H = hm - hđn - hđd - hv = 1,8 - 0,12 - 0,12 - 0,04 = 1,52m Chiều dài tính toán : lo = H = 1,52m ; (Vì hai đầu là liên kết khớp) Bán kính quán tính: r = 0,298.b = 0,289.8 = 2,312cm + Độ mảnh : l = = < 75 , do vậy hệ số uốn dọc j tính theo công thức sau: = 0,654 + ứng suất trong cột: = 11,59kG/cm2 < [s] = 150kG/cm2. Vậy tiết diện cột chống 8x8cm đảm bảo khả năng chịu lực. 5. Biện pháp thi công móng: - Trước khi thi công móng phải tiến hành lắp dựng sàn công tác để thuận tiện cho việc thi công các công tác sau này. a/ Thi công bê tông lót móng: - Sau khi công việc chỉnh sửa và vệ sinh hố đúng với kích thước thiết kế ta xác định tim, cốt các hố móng tiến hành ghép cốt pha ván thành của lớp bê tông lót móng. Vì chiều cao của lớp lót móng nhỏ 10cm, do vậy ta dùng ván có chiều dày 3cm cao 10cm chiều dài ván phụ thuộc vào kích thước các hố móng. - Để ổn định cho ván khuôn thành dùng các cọc gỗ đóng sát vào thành ván với khoảng cách 50cm để giữ ván. Khi ổn định xong cốt pha cho xe cải tiến vận chuyển bê tông từ máy trộn đến các hố móng và chút xuống hố bằng các máng trượt. Bê tông được san phẳngvà được đầm bằng tay dùng loại đầm gang. Đổ bê tông lót móng được 1 ngày thì tiến hành lắp dựng cốt thép móng. b/ Gia công lắp dựng cốt thép móng: - Cốt thép đế móng,giằng móng và cổ móng được gia công tại xưởng ở tại công trường theo đúng chủng loại, đúng kích thước thiết kế, sau đó được bó lại theo từng loại có đánh dấu để tránh nhầm lẫn khi đem ra để lắp dựng. * Biện pháp lắp dựng: - Trước khi lắp đặt cốt thép móng, phải xác định tim cốt của các trục và đánh dấu bằng sơn đỏ hoặc dùng thép F6 đóng trên mặt bê tông lót móng để thuận lợi cho việc lắp dựng cốt thép và ván khuôn được chính xác. - Vì kích thước đế móng lớn nên cốt thép được đưa tới tại hố móng để lắp dựng và neo buộc. Để đảm bảo được chiều dày lớp bảo vệ, sau khi buộc cốt thép xong ta dùng các con kê bê tông để kê cốt thép sao cho chiều dày con kê bằng chiều dày lớp bảo vệ theo thiết kế. - Khi lắp dựng cốt thép đài móng xong tiến hành lắp dựng cốt thép giằng móng và cổ móng, cốt thép cổ móng phải được buộc chắc chắn với lưới thép đài móng. Dùng cây chống theo 2 phương để giữ ổn định cho thép cổ móng. c/ Gia công lắp dựng ván khuôn móng: - Ván khuôn cũng được gia công tại xưởng ở công trường theo đúng kích thước thiết kế. Đối với ván khuôn đài móng được gia công thành 4 mặt, các thanh nẹp được đóng sẵn đúng kích thước và khoảng cách thiết kế để sau vận chuyển tới lắp dựng. Đối với ván khuôn cổ móng được gia công thành hộp 3 mặt liên kết với nhau bằng các gông đã thiết kế và đinh nẹp, một mặt còn lại được lắp sau. Ván khuôn giằng móng được gia công hai mặt, các thanh nẹp được đóng sẵn sau đó mới lắp dựng. * Biện pháp lắp dựng: - Ván khuôn khi đã được gia công xong tại xưởng được đưa ra tại hố móng để lắp dựng. Để lắp dựng ván khuôn đài móng và giằng móng căn cứ vào tim đã xác định và dùng dây ke góc sao cho móng được vuông, điều chỉ đúng tim sau đó cố định bằng đinh, nẹp, văng mặt và các cọc chống. Ván khuôn cổ móng sẽ được lắp dựng sau, khi bê tông đạt cường độ cho phép. d/ Biện pháp thi công bê tông đài và giằng móng. *. Đổ bê tông: Đổ bê tông đài cọc: Bê tông được chuyển bằng ôtô chuyên dùng, sau đó thông qua phễu vào xe bơm bê tông để đưa đến từng vị trí móng. Máy bơm được bơm liên tục, khi cần ngừng bơm trên 2 giờ thì phải thông ống bằng nước để tránh tắc ống. Trước khi bơm phải làm tốt công tác chuẩn bị gồm các bước. Kiểm tra máy bơm, đường ống, kiểm tra độ sụt của bê tông đảm bảo 14 - 16cm. Trộn nước ximăng để bôi trơn đường ống. Chuẩn bị sẵn sàng 3 công nhân sử dụng dầm dùi trục mềm, 2 công nhân ván khuôn để sửa chữa những hư hỏng của ván khuôn trong khi đổ (nếu có). + Thao tác bơm chuyển: Cho xe chuyển bê tông lùi vào vị trí, quay trộn lại một số vòng rồi trút bê tông vào phễu nạp của bơm tới khi cao hơn cửa hút của bơm từ 15 á 20cm thì bắt đầu cho bơm làm việc. Không khi nào để bê tông xuống thấp hơn mức qui định trên để tránh lẫn khí vào ống. Nếu có hiện tượng bơm chuyển khó khăn, áp suất trong bơm tăng cao, đường kính ống rung, lắc mạnh thì phải giảm tốc độ bơm, lấy vồ gỗ đập mạnh vào các đoạn ống cong nếu không hết thì cho máy chạy ngược về chế độ hút. Nếu không giải quyết được sự cố thì phải dừng máy, tháo các đoạn cút nối đổi hướng và các đoạn ống bị méo, bẹp để tìm điểm tắc, thông sạch và lắp lại. Nếu thời gian xử lý sự cố kéo dài quá 15 phút thì cho máy đảo bê tông trong phễu nạp. Nếu kéo dài hơn 1 giờ thì phải rũ bỏ bê tông trong ống,bơm rửa máy và đường ống bằng nước xi măng rồi mới tiếp tục bơm.Bê tông đã trộn trong vòng 90 phút phải bơm hết. + Trình tự bơm: Bơm một dây chuyền là 4 móng (bơm kết hợp đầm): mỗi lần bơm 30 á 40cm/lớp. Bơm móng 1 một lần và chuyển sang bơm móng 2 trong thời gian này cho công nhân đầm ở móng 1, cứ như thế đến hết móng 4 thì bơm lại chuyển đến móng 1 để bơm lớp thứ 2 Trong suốt quá trình đổ bê tông móng, máy bơm chỉ cần di chuyển dọc theo chiều dài công trình, với tay cần dài 20m cộng thêm hệ thống ống mềm có thể dẫn bê tông tới mọi móng trên toàn bộ mặt bằng hố đào. *. Đầm bê tông: Khi đã đổ được lớp bê tông dày 30cm ta sử dụng đầm dùi để đầm bê tông. Bê tông cần được đổ liên tục thành nhiều lớp có chiều dày bằng nhau phù hợp với đặc trưng của máy đầm sử dụng theo 1 phương nhất định cho tất cả các lớp. Khi đầm cần chú ý: Không được đầm quá lâu tại 1 vị trí tránh hiện tượng phân tầng. (Thời gian đầm1 chỗ Ê 30s). Đầmtại một vị trí đến khi tạo nổi nước xi măng trên bề mặt và không còn nổi bọt khí thì đầm sang vị trí khác. Lấy chiều dày lớp đổ Ê 1,25 chiều dài của bộ phận chấn động. Với chiều cao đài móng là 0,8m sẽ chia làm 2 lớp mỗi lớp dày 0,4m. Bước tiến của dầm lấy a Ê 1,5R R: là bán kính tác động của đầm. Đầm dùi phải ăn sâu xuống lớp bê tông dưới 5 á 10cm để liên kết hai lớp với nhau. Khi đầm không để chày chạm vào cốt thép vì vậy đầm sẽ làm rung cốt thép phía dưới làm bê tông đã ninh kết bị phá hỏng, Giảm lực bám dính giữa cốt thép và bê tông. Khi rút đầm ra khỏi bê tông phải rút từ từ tránh tạo lỗ hổng trong bê tông. + Hút nước trong bê tông: Thông thường lượng nước phải cho vào bê tông dư nhiều so với lượng nước cho thuỷ hoá xi măng. Sau khi đầm bê tông, hút bớt lượng nước là biện pháp tốt để tăng chất lượng bê tông. Dùng tấm chân không để hút sau khi đầm bê tông, có thể hút từ 15 á 20% nước. Phần cổ cột có khối lượng bê tông nhỏ lên sau khi đổ BT dài ta ghép cốt pha và đổ BT cổ cột ngay. *. Bảo dưỡng bê tông: Ngay khi đổ bê tông xong, phải che phủ cho mặt bê tông. Chất che phủ chứa ẩm để bê tông vừa không chịu tác động của ánh nắng vừa không bị bốc hơi nước mau. Khi bê tông đạt 5KG/cm2 (tức là sau 2.5 á 5h) bắt đầu tưới nước thường xuyên giữ ẩm cho bê tông. Số lần tưới nước tuỳ theo thời tiết. Ban ngày phải tưới cho mặt chất phủ được ẩm, ban đêm có thể không cần tưới. Mùa khô phải tưới cả ban đêm. Ván khuôn thành có thể dỡ khi bê tông đạt 12KG/cm2, tức là khoảng 24h vào mùa hè và 48h vào mùa đông. 6. An toàn lao động khi thi công bê tông móng: - Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt cốp pha, cốt thép, dàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ sau khi đã có văn bản xác nhận. - Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biển cấm. - Cấm người không có nhiệm vụ đứng ở sàn đổ bê tông. - Khi sử dụng đầm để đầm bê tông cần phải làm sạch đầm , lau khô và quấn dây dẫn khi làm việc. - Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác. - Các tấm ván cây chống phải được nhổ hết đinh tránh bị dẫm vào chân, sau khi tháo dỡ ván khuôn phải xắp xếp gọn gàng. - Công nhân vận hành máy cần phải tuân thủ nội quy về an toàn đối với máy móc. - Cán bộ, công nhân trên công trường đều phải học các nội quy về an toàn lao động và thực hiện một cách nghiêm túc. b. Thi công phần thân - cột dầm sàn tầng 4 - Khung dầm sàn của công trình là bê tông cốt thép đổ toàn khối có tường chèn, chiều cao tầng nhà là 3,9 m - Sau khi thi công sàn tầng 2 xong, để bê tông đảm bảo về cường độ sau 2 đến 3 ngày ta tiến hành thi công cột tầng 3 - Dùng máy kinh vĩ kiểm tra và định vị lại vị trí các cột tầng 3 theo 2 phương dọc và ngang, kiểm tra cốt thép chờ chân cột , vị trí thép có đảm bảo lớp bảo vệ không, chưa đảm bảo thì phải sử lý cho đúng thiết kế - Các công việc đó xong thì tiến hành thi công cột tầng 3 I. Thiết kế ván khuôn. 1. Tính toán ván khuôn cột a. Yêu cầu đối với ván khuôn cột - Phải đảm bảo kích thước theo đúng thiết kế - Đảm bảo độ ổn định, chắc chắn, bền vững - Phải đảm bảo luân chuyển được nhiều lần, gọn nhẹ dễ tháo lắp, bề mặt ván khuôn phải phẳng nhẵn không công vênh nứt nẻ - Các chỗ nối phải đảm bảo kín khít - Gỗ làm ván khuôn phải đảm bảo độ ẩm theo quy định W=18% b. Tính toán ván khuôn cột - Tầng 3 cột có kích thước bxh = 250x500 - Tải trọng tác dụng lên ván khuôn đáy cột gồm: + áp lực bê tông: P1= n.g.H.b (kg/m) Trong đó: n = 1,3 hệ số tin cậy H: Chiều cao ảnh hưởng của thiết bị đâm sâu H = 0,7 á 0,8 m g: Dung trọng riêng của bê tông = 2500kg/m3 b: Bề rộng thành ván khuôn b = 0,25m ị P1= 1,3.25.0,8.0,25= 6,5 (kN/m) + áp lực đầm bê tông: P2= n.Ptc.b (kg/m) Trong đó: n: Hệ số tin cậy n= 1,3 Ptc=2,00 kN/m2 b: kích thước cạnh ngắn của ván khuôn (m) => P2= 1,3.2,00.0,25=0,65 (kN/m) + áp lực gió: Thi công tầng 3 có độ cao đỉnh cột là 11,6 m > 10 m, nên phải tính áp lực gió q= n. Wtt .b (kg/m) Trong đó: n: Hệ số tin cậy n = 1,2 b: Chiều rộng ván khuôn đón gió lớn nhất b = 0,25 (m) Wtt = W/2 W=W0 .K.c (kg/m2) W0 = 95 daN/m2; K= 1,025; c = 0,6 với gió hút ; c = 0,8 với gió đẩy - Ta thấy áp lực gió hút cùng chiều với áp lực trong ván khuôn cột, do đó lấy giá trị gió hút Pgió hút = + Tổng tải trọng phân bố tác dụng lên ván khuôn cột là: q = P1+P2+Pgió hút = 6,5+0,65+0,087 = 7,24 (kN/m) + Chọn chiều dày ván khuôn 3cm - Ta có mô men kháng uốn của tiết diện: Wx= - Khả năng chịu lực của ván khuôn là: M = .Wx =1,50kN/cm2 M = 1,50.37,5 = 56,25 kN.cm * Xác định khoảng cách các gông LgÊ - Chọn Lg= 60 cm là đảm bảo điều kiện chịu lực + Giá trị mô men lớn nhất khi ván khuôn chịu tải trọng Mmax= Mmax = 26,06 kN.cm < M = 67,5 kN.cm ị Ván khuôn đảm bảo chịu lực + Kiểm tra điều kiện biến dạng của ván khuôn cột: f = qtc= 7,24 /1,2 = 6,03 kN/m E = 1,1 . 105 kg/cm2, J= f= f = 0,098 cm < = 0,15 cm ị Đảm bảo độ võng * Chọn hệ cây chống xiên - Chọn loại cây chống xiên bằng thép do Hoà Phát sản xuất có tăng đơ để điều chỉnh dễ dàng về chiều dài - Loại cây chống này có ưu điểm sau: Kết cấu gọn nhẹ, lắp dựng đơn giản tiện dụng. Dễ dàng điều chỉnh bằng tăng đơ hệ số luân chuyển cao chịu lực lớn - Với những ưu điểm trên ta không cần tính toán khoảng cách giữa các cây chống mà chỉ cần chọn kích thước chống cho phù hợp. - Cây chống xiên được chống theo 2 lớp: Lớp 1 cách đầu cột khoảng 0,35á0,4 m ,lớp 2 cách đầu cột khoảng 1,2á1,5m. 2. Tính toán thiết kế ván khuôn dầm a. Ván khuôn đáy dầm - Ván khuôn đáy dầm làm việc như một dầm liên tục đều nhịp chịu tải trọng phân bố đều * Tải trọng tác dụng lên ván khuôn đáy dầm gồm: + Tải trọng bê tông và cốt thép dầm: q1 = n.bd.hd.g Trong đó: n hệ số tin cậy n = 1,2 bd: Chiều rộng ván khuôn dầm bd = 0,25 (m) hd: Chiều cao dầm hd = 0,75 m g: Dung trọng riêng của bê tông và cốt thép = 25 kN/m3 ị q1 = 1,2.0,25.0,75.25 = 5,63 (kN/m) + Tải trọng ván khuôn đáy dầm: q2=n.bd.dd.gg Trong đó: n: hệ số tin cậy n = 1,1 bd: Chiều rộng ván khuôn dầm bd = [(0,75-0,1).2]+0,25 = 1,55 (m) dd: Chiều dày ván khuôn dầm = 3 cm gg: Dung trọng riêng của gỗ = 6 kN/m3 ị q2 = 1,1.1,55.0,03.6 = 0,31 (kN/m) + áp lực do đổ bê tông dầm: q3 = n.Pd.bd Trong đó: n: Hệ số tin cậy n = 1,3 Pd: Khi đổ bê tông bằng máy Pd = 4 kN/m2 bd: Bề rộng dầm = 0,25(m) ị q3=1,3. 4 . 0,25=1,3(kN/m) + Tải trọng đầm nén: q4 = n..bd Trong đó: n: Hệ số tin cậy n = 1,3 Ptc = 2 kN/m2 bd: Bề rộng dầm = 0,25 (m) ị q4 = 1,3.2.0,25 = 0,65 (kN/m) + Tải trọng thi công: q5 = n..bd Trong đó: n: Hệ số tin cậy n = 1,3 Ptc= 2,50 kN/m2 bd: Bề rộng dầm =0,25 (m) ị q5=1,3.2,50.0,25 = 0,81 (kN/m) *Tổng tải trọng tác dụng lên dầm q = q1+q2+q3+q4+q5 = 5,63 +0,31+1,3+0,65+0,81 = 8,7 (kN/m) + Ta có mô men kháng uốn của tiết diện Wx= + Khả năng chịu lực của ván khuôn: M=.W =1,50kN/cm2 M = 1,50.37,5=56,25 (kN.cm) - Giá trị mô men lớn nhất do tải trọng: Mmax = Cho M = Mmax = 56,25 kN.cm L Ê Chọn Lc= 60 cm là đảm bảo điều kiện chịu lực. + Kiểm tra điều kiện biến dạng của ván khuôn dầm: f = qtc = 8,7/1,2 = 7,25 kN/m E = 1,1.105kg/cm2, J = f = f = 0,12 cm < = 0,15 cm đ Đảm bảo độ võng b. Ván khuôn thành dầm - Tính toán ván khuôn thành dầm thực chất là tính khoảng cách cây chống xiên của thành dầm, đảm bảo cho ván khuôn thành dầm không bị biến dạng quá lớn đối với áp lực bê tông khi đầm đổ bê tông - Ta coi ván khuôn thành dầm làm việc như một dầm liên tục chịu tải trọng phân bố đều do áp lực của bê tông khi đổ và đầm, áp lực của bê tông có thể coi như áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên ván thành. * Tải trọng tác dụng lên ván thành gồm: + áp lực ngang bê tông dầm q1=(n.hd.g).hd Trong đó: n: Hệ số tin cậy n= 1,3 hd: Chiều cao dầm hd = 0,75 (m) g: Dung trọng riêng của bê tông = 25 (kN/m3) ị q1=(1,3.25.0,75).0,75 = 18,28 (kN/m) + áp lực đầm bê tông q2=n.Pd.hd Trong đó: n = 1,3 hệ số tin cậy Pd = 2,0 (kN/m2) hd: Chiều cao dầm ị q2 = 1,3.2.0,75 = 1,95 (kN/m) +Tổng tải trọng tác dụng thành dầm q = q1+q2 = 18,28 + 1,95 = 20,23 (kN/m) + Chọn chiều dày ván thành d =3 (cm) - Ta có mô men kháng uốn của tiết diện Wx= - Khả năng chịu lực của ván khuôn M = .W, =1,50 (kN/cm2) M = 1,50.112,5 =168,75 (kN.cm) + Khoảng cách các chống xiên là L cx Ê Chọn Lcx = 60 cm + Kiểm tra điều kiện biến dạng của ván khuôn thành dầm: f = qtc= 20,23/1,2 = 16,86 kN/m E = 1,1.105 kg/cm2, J = f = f = 0,091 cm < = 0,15 cm đ Đảm bảo điều kiện độ võng 3. Tính toán thiết kế ván khuôn sàn - Dùng ván khuôn sàn bằng gỗ gồm các lớp sau: +Ván khuôn sàn +Hệ đà ngang đỡ ván khuôn sàn +Hệ cây chống đỡ xà gồ, sàn +Cắt một dải ván sàn để tính Sơ đồ tính ván khuôn sàn * Tải trọng tác dụng lên ván khuôn sàn gồm: + Trọng lượng bê tông và cốt thép sàn: ị q1=1,2 .1 . 0,1 . 26 = 3,12 (kN/m2) + Trọng lượng ván khuôn sàn: q2 = n.bs.ds.gg ị q2=1,1 . 1 . 0,03 . 6 =0,198 (kN/m2) + Tải trọng đổ bê tông sàn: q3 = n.Pd.bs ị q3 = 1,3 . 4 . 1 = 5,20 (kN/m2) + Tải trọng đầm nén: q4 = n..bs ị q4 = 1,3.2.1 = 2,60 (kN/m2) + Tải trọng thi công: q5 = n..bs ị q5 = 1,3 . 2,50 . 1 = 3,25 (kN/m2) + Tổng tải trọng tác dụng lên ván đáy sàn q = q1 +q2 +q3 +q4 +q5 = 3,12 + 0,198+5,20+2,60+3,25 =14,368 (kN/m2) + Giả thiết chiều rộng của 1 tấm ván khuôn sàn là 0,3m - Tải trọng tính toán trên 1(m) ván khuôn là : qtt = 14,368 . 0,3 = 4,31 (kN/m) - Ta có mô men kháng uốn của tiết diện ván khuôn là: Wx= - Khả năng chịu lực của ván khuôn là: M = .W = 1,50 (kN/cm2) ị M = 1,50 . 45 = 67,50 (kN.cm) - Giá tri mô men lớn nhất do tải trọng: Mmax = - Cho Mmax = M = 67,50 (kN.m), ta có khoảng cách đà ngang ván khuôn đáy sàn là: Lđ Ê đ Chọn Lđ = 80 (cm) + Kiểm tra điều kiện biến dạng của ván khuôn sàn: f = qtc = = 3,592 (kN/m) E = 1,1.105kg/cm2, J = => f = f = 0,155 (cm) < = 0,2 (cm) đ Đảm bảo điều kiện độ võng 4. Tính toán đà ngang - Chọn kích thước xà gồ (8x10)cm * Tải trọng tác dụng lên đà ngang gồm: - Tải trọng tính toán ván khuôn sàn trên 1 m: qvs = 14,368 (kN/m) - Tải trọng đà ngang: qđn = 1,1.0,08.0,1.6 = 0,0528 (kN/m) + Tổng tải trọng tác dụng: q = 14,368+0,0528=14,42 (kN/m) - Giá trị mô men của tiết diện: M=.W W = ị M = 1,50.133,3 = 199,95 kN.cm - Giá trị mô men lớn nhất của tải trọng: Mmax = , cho M = Mmax = 199,95 (kN.cm) + Ta có khoảng cách cây chống đà ngang là: Lcc Ê Vậy chọn Lcc = 80 (cm) + Kiểm tra điều kiện biến dạng của đà ngang: f = qtc = = 12,02 kN/m E = 1,1.105kg/cm2, J = => f = f = 0,052 (cm) < = 0,2 (cm) đ Đảm bảo điều kiện độ võng 5. Tính toán cây chống - Dùng loại cây chống đơn do Hoà phát sản xuất - Chọn loại cây chống có mã hiệu (V-3) có các thông số kỹ thuật sau: + Chiều cao sử dụng Mmax=3,9m + Chiều cao sử dụng Mmin=2,4m + Tải trọng cho phép: - Khi đứng : - Khi kéo : + Trọng lượng 1 cây chống 13,6 (kg) - Với chiều cao sàn là 3,9(m) và tải trọng tác dụng lên 1m sàn p = 14,42 (kN) là đủ điều kiện, nên ta chọn khoảng cách cây chống theo thực tế kích thước Lcc= 650 cm III.Tính toán khối lương công việc Bờtụng cột t3+sàn tầng 4 stt Tờn cấu kiện BPGN đơn vị Kớch thước Số phụ Khối lượng Dài Rộng Cao 1 Cột m3 10.54 Trục A 10 0.3 0.25 3.55 2.66 Trục B 8 0.5 0.25 3.15 3.15 Trục B' 2 0.5 0.25 3.15 0.79 Trục C 10 0.5 0.25 3.15 3.94 2 Sàn m3 40.36 1 39.55 11.32 0.1 44.77 trừ ụ cầu thang -2 5.15 4.28 0.1 -4.41 3 Dầm khung m3 15.87 Trục 1ữ8 8 9.22 0.25 0.65 11.99 8 2.1 0.25 0.25 1.05 Trục 9ữ10 2 11.32 0.25 0.5 2.83 4 Dầm dọc m3 11.71 D1 1 37.05 0.22 0.3 2.45 D2 1 27.65 0.22 0.3 1.82 D3 2 23.7 0.22 0.3 3.13 D4 1 37.05 0.22 0.3 2.45 D5 1 9.1 0.22 0.3 0.60 D6 2 9.1 0.22 0.2 0.80 D7 1 4.25 0.22 0.3 0.28 D8 1 4.25 0.22 0.2 0.19 Cộng 78.48 Vỏn khuụn cột t3+sàn tầng 4 stt Tờn cấu kiện BPGN đơn vị Kớch thước Số phụ Khối lượng Dài Rộng Cao 1 Cột m2 133.55 Trục A 10 3.55 1.1 39.05 Trục B 8 3.15 1.5 37.80 Trục B' 2 3.15 1.5 9.45 Trục C 10 3.15 1.5 47.25 2 Sàn m2 334.63 1 39.55 11.32 447.71 trừ ụ cầu thang -2 5.15 4.28 -44.08 Dầm khung -10 11.32 0.25 -28.30 Dầm dọc D1 -1 37.05 0.22 -8.15 D2 -1 27.65 0.22 -6.08 D3 -2 23.7 0.22 -10.43 D4 -1 37.05 0.22 -8.15 D5 -1 9.1 0.22 -2.00 D6 -2 9.1 0.22 -4.00 D7 -1 4.25 0.22 -0.94 D8 -1 4.25 0.22 -0.94 3 Dầm dọc 155.21 D1 1 37.05 0.92 34.09 D2 1 27.65 0.82 22.67 D3 2 23.7 0.72 34.13 D4 1 37.05 0.92 34.09 D5 1 9.1 0.87 7.92 D6 2 9.1 0.82 14.92 D7 1 4.25 0.92 3.91 D8 1 4.25 0.82 3.49 4 Dầm khung 155.23 Trục 1ữ8 8 9.22 1.55 114.33 8 2.1 0.75 12.60 Trục 9ữ10 2 11.32 1.25 28.30 Cộng 778.62 VI. Biện pháp thi công 1. Thi công cột a. Định vị tim cột - Đây là công việc rất quan trọng nó quyết định một phần độ bền kết cấu thẩm mỹ công trình, nguyên tắc cơ bản phải đảm bảo tim cột được chính xác từ tầng dưới lên tầng trên sai số cho phép ±3 (mm). - Dụng cụ chính là dùng máy kinh vĩ, ngoài ra còn dây dọi, thước ni vô, dây gai…Các bước làm tiến hành như sau: + Các trục tim của hàng cột biên cần được chuyển trước để tạo thành 1 chu vi kín định hình mặt bằng. Trước hết ta xác định trục tim của các cột góc, từ các trục tim này xác định các trục tim khác. + Đặt máy kinh vĩ dưới đất thẳng trục tim các hàng cột biên lấy vị trí chuẩn cho máy, sau đó ngắm vào tim cột dưới móng và quay máy chuyển tim lên mép sàn của tầng đang thi công, dùng sơn đỏ đánh dấu vạch tim. Tiến hành như vậy đối với tất cả các cột góc, sau đó dựa vào các trục tim này căng dây xác định các trục tim khác. b. Lắp dựng cốt thép cột - Sau khi xác định tim, trục cột ta tiến hành lắp dựng cốt thép cột. Thép cột được gia công đúng thiết kế và được vận chuyển đến đúng vị trí, khi cốt thép được đưa lên công nhân sẽ nối buộc từng thanh một, phải đảm bảo được nối theo thiết kế, trước khi ta buộc thép chịu lực ta lồng toàn bộ đai vào cột và phải đánh dấu khoảng cách vị trí đai - Để thuận tiện cho việc lắp buộc được thuận tiện ta dùng dàn giáo định hình - Sau khi lắp đặt cốt thép xong ta tiến hành nghiệm thu cốt thép, thép phải được buộc đúng chủng loại, đúng kích thước, không bị xộc xệch c. Lắp dựng ván khuôn cột * Ván khuôn cột được lắp dựng sau khi hoàn tất việc nghiệm thu cốt thép cột - Dựa vào tim, trục đã được vạch sẵn và đánh dấu trên sàn ta tiến hành xác định kích thước của từng loại cột lên mặt bằng sàn - Cốp pha được đưa lên bằng máy vận thăng sau đó sẽ được lắp ráp từng tấm nhỏ thành tấm lớn đúng kích thước của từng cột, ván khuôn được ghép thành 3 mặt theo các cạnh của cột ở ngay dưới sàn các mặt này được liên kết với nhau bằng các đinh đóng. Sau đó ta tiến hành lồng ván khuôn vào cốt thép, ghép nốt mặt ván khuôn còn lại rồi tiến hành lắp hệ gông, cây chống xiên, dây neo. - Sau khi lắp ván khuôn vào cột ta tiến hành điều chỉnh cho đúng vị trí tim cốt, phải rọi từ trên đỉnh cột xuống dưới để đảm bảo cho cột thẳng đứng. - Ván khuôn cột phải đảm bảo chống chắc chắn không bị biến hình, kín khít tránh bị mất nước xi măng d. Thi công bê tông cột tầng 3 - Trước khi đổ bê tông cột ta phải kiểm tra lại tim, cốt và sự ổn định của sàn thao tác, dọn vệ sinh, tưới nước cốp pha - Do đổ bê tông cột với khối lượng không nhiều ta chọn phương pháp đổ thủ công - Để đảm bảo chất lượng của bê tông, tiến độ thi công công trình và kinh tế ta chọn máy trộn bê tông móng có mã hiệu SB-30V để trộn bê tông cột. + Năng suất của máy trộn bê tông là: N = 6,18 m3/h Số ca máy: = 0,21 ca - Để đảm bảo năng xuất tiến độ và kinh tế ta chọn phương tiện vận chuyển vật liệu lên cao là máy vận thăng có mã hiệu TP – 12 có các thông số kỹ thuật sau: + Độ nâng cao lớn nhất : H = 27 m + Sức nâng của máy : Q = 0,5 T + Chiều dài bàn nâng: l = 2,2 m + Tầm với của máy : 1,3 m + Trọng lượng của máy : 2,2 T + Vận tốc nâng 3,0 m/s + Máy sử dụng động cơ 2,5 KW * Trình tự đổ bê tông - Với bê tông cột ta cũng tiến hành phân ra làm 2 đoạn để thi công. đoạn 1 tiến hành thi công từ cột trục 1 đến cột trục 5, đoạn 2 từ cột trục 6 đến cột trục 10. - Sau khi trộn xong bê tông, ta vận chuyển theo phương đứng bằng vận thăng, theo phương ngang bằng thủ công. - Vì chiều cao cột là 3,15(m) nên ta phải đổ bê tông đợt 1 qua cửa đổ bê tông bằng máng nghiêng, ta đổ từng xô bê tông từ 30 á 40 (cm), sau đó dùng đầm dùi đầm cho bê tông nổi nước xi măng lên, kết hợp vồ gỗ gõ vào ván khuôn cột. e. Bảo dưỡng bê tông - Bê tông mới đổ xong phải được che chắn để không bị ảnh hưởng của nắng, mưa. - Hai ngày đầu để giữ ẩm cho bê tông, cứ 2 giờ tưới nước 1 lần, lần đầu tưới nước sau khi đổ bê tông từ 4 á7 giờ. Những ngày sau khoảng 3 á10 giờ tưới nước 1 lần. g. Tháo dỡ ván khuôn cột - Sau khi bê tông đạt được > 25% cường độ (1 á 3) ngày ta tiến hành tháo dỡ ván khuôn cột, khi tháo ta phải tháo từ trên xuống tránh va đập mạnh vào cột bê tông vì lúc này cường độ bê tông chưa cao, nếu va đập mạnh làm cho sứt mẻ cột, khi dỡ ván khuôn đến đâu ta phải thu dọn gọn ngay đến đó. 2. Thi công dầm sàn tầng 4 a. Lắp dựng ván khuôn dầm - Trước khi lắp dựng ván khuôn dầm ta phải tiến hành lấy tim ở đầu cột bằng cách thả dây dọi dóng tim từ chân cột và đánh dấu tim ở đầu cột bằng sơn đỏ, khi đã lấy tim xong ở đầu cột ta cũng phải lấy luôn cao độ của đáy dầm và các cao độ cùng kích thước - Trước khi lắp ván khuôn đáy dầm ta gia công sẵn các thanh chống chữ T để đỡ đáy dầm, sau khi đã ghép xong ván khuôn đáy dầm ta tiến hành lắp ván khuôn thành dầm, căn chỉnh sao cho ván khuôn thành dầm thẳng đứng, và cố định bằng các thanh chống đứng và thanh chống xiên b. Lắp dựng ván khuôn sàn - Sau khi lắp dựng xong ván khuôn dầm ta tiến hành lắp ván khuôn sàn, để lắp ván khuôn sàn trước tiên lấy cao độ mặt sàn và căng dây theo các cao độ đó. - Lắp dựng các thanh xà gồ đỡ ván sàn và lắp các cây chống đơn Hoà Phát, đầu trên ta cố định bằng đinh vào xà gồ còn đầu dưới chống xuống sàn, sau đó lắp ván sàn căn chỉnh cao độ, cần chú ý khoảng cách xà gồ đỡ ván sàn phải theo kích thước thực tế và không được vượt quá khoảng cách kế là 60 cm với đà ngang và 90 cm với các cây chống. - Lắp dựng xong ván khuôn sàn xong ta kiểm tra kích thước cao độ lần cuối đạt yêu cầu thì ta lắp dựng cốt thép c. Lắp dựng cốt thép dầm sàn - Cốt thép dầm sàn được gia công đúng thiết kế tại xưởng và được chuyển đến nơi lắp dựng - Với cốt thép dầm ta tiến hành lắp dựng ngay trên ván khuôn dầm, cốt thép dầm được kê lên cao hơn dầm để buộc, khi buộc xong ta hạ dầm xuống đúng vị trí và kê lớp bảo vệ bằng cục kê bê tông - Với thép sàn ta chia trước khoảng cách theo thiết kế rồi tiến hành rải thép theo kích thước đã được chia, rải xong 2 lớp thép tiến hành buộc 2 lớp lại với nhau thành lưới, buộc cố định các gối kê thép để cách biệt 2 lớp thép chịu mô men dương và âm theo quy định, dùng các cục kê bê tông kê cốt thép đảm bảo lớp bảo vệ bê tông. d. Thi công bê tông dầm sàn - Công tác bê tông dầm sàn được tiến hành khi đã hoàn tất công việc nghiệm thu cốt thép và ván khuôn dầm sàn - Tổng khối lượng bê tông dầm sàn tầng 3 là 67,94 m3 -Với khối lượng bê tông mỗi sàn (67,94m3) là khá lớn ta chọn máy bơm bê tông và xe vận chuyển như đổ BT móng để đổ bê tông cho móng. Chọn 6 xe để phục vụ công tác đổ bê tông.Số chuyến xe cần thiết để đổ bê tông là: 67,94/6 = 12chuyến +Tiến hành đổ bê tông - Trước khi đổ bê tông phải tưới nước cho ván khuôn. Tiến hành đổ bê tông cho các dầm trước, với các dầm cao > 300 ta phải đổ làm 2 lớp, đổ lớp nào đầm ngay lớp đó. Sau đó ta đổ tiếp lên sàn, để khống chế chiều dày bê tông sàn ta làm các mốc bằng bê tông dày 10 cm, khi đổ ta tiến hành đầm và cán phẳng bê tông sàn theo các mốc đặt sẵn rồi dùng bàn xoa gỗ xoa phẳng mặt. - Đổ bê tông sàn ta đổ theo hướng giật lùi đổ từ xa về gần, đổ từ trục 1 về trục 10. Khi đổ công nhân phải đi trên sàn công tác được bắc ngang qua công trình để tránh bị xê dịch cốt thép. +Đầm bê tông - Với bê tông dầm ta dùng đầm dùi để đầm(đầm trấn động trong). Chiều dày lớp đầm là 20 cm, đầu đầm dùi phải ăn sâu xuống lớp bê tông phía dưới 5 á 10 cm để liên kết tốt 2 lớp với nhau. Thời gian đầm tại 1 vị trí là 20 á 40 giây, khoảng cách di chuyển không được quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm. Khi rút đầm lên phải rút từ từ và không được tắt máy. - Với bê tông sàn ta dùng đầm bàn để đầm (đầm trấn động mặt). Thời gian đầm tại 1 vị trí từ 30 á 50 giây, khi kéo đầm phải đảm bảo vị trí để giải đầm sau ấp lên dải đầm trước 5 á 10 cm. - Khi đổ bê tông dầm sàn phải bố trí ngưòi kiểm tra các cây chống ở dưới sàn e. Bảo dưỡng bê tông + Việc bảo dưỡng được bắt đầu sau khi đổ bê tông xong - Thời gian bảo dưỡng 14 ngày. - Tưới nước để giữ độ ẩm cho bê tông như đối với bê tông cột. - Khi bê tông đạt 25 kg/cm2 mới được phép đi lại trên bề mặt bêtông. g. Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn - Ván khuôn sàn và đáy dầm là ván khuôn chịu lực bởi vậy khi bêtông đạt 70% cường độ thiết kế mới được phép tháo dỡ ván khuôn. - Đối với ván khuôn thành dầm được phép tháo dỡ trước nhưng phải đảm bảo bê tông đạt 25 kg/cm2 mới được tháo dỡ. - Tháo dỡ ván khuôn, cây chống theo nguyên tắc cái nào lắp trước thì tháo sau và lắp sau thì tháo trước - Khi tháo dỡ ván khuôn cần chú ý tránh va chạm vào bề mặt kết cấu. c. An toàn lao động và vệ sinh môi trường. Khi thi công nhà cao tầng việc cần quan tâm hàng đầu là biện pháp an toàn lao động. Công trình phải là nơi quản lý chặt chẽ về số ngời ra vào trong công trình (Không phận sự miễn vào). Tất cả các công nhân đều phải đợc học nội quy về an toàn lao động trớc khi thi công công trình. I. An toàn lao động trong thi công ép cọc. - Các qui định về an toàn khi cẩu lắp. - Phải có phơng án an toàn lao động để thực hiện mọi qui định về an toàn lao động có liên quan (huấn luyện công nhân, trang bị bảo hộ, kiểm tra an toàn các thiết bị, an toàn khi thi công cọc). - Cần chú ý để hệ neo giữ thiết bị đảm bảo an toàn trong mọi giai đoạn ép. - Khi thi công cọc cần chú ý nhất là an toàn cẩu lắp và an toàn khi ép cọc ở giai đoạn cuối của nó. Cần chú ý về tốc độ tăng áp lực, về đối trọng tránh khả năng có thể gây mất cân bằng đối trọng gây lật rất nguy hiểm. - Khi thi công ép cọc cần phải hớng dẫn công nhân, trang bị bảo hộ, kiểm tra an toàn các thiết bị phục vụ. - Chấp hành nghiêm chỉnh ngặt quy định an toàn lao động về sử dụng, vận hành máy ép cọc, động cơ điện, cần cẩu, máy hàn điện các hệ tời, cáp, ròng rọc. - Các khối đối trọng phải đợc chồng xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định. Không đợc để khối đối trọng nghiêng, rơi, đổ trong quá trình thử cọc. - Phải chấp hành nghiêm ngặt quy chế an toàn lao động ở trên cao: Phải có dây an toàn, thang sắt lên xuống.... II. An toàn lao động trong thi công đào đất: 1 Sự cố thường gặp khi đào đất. Khi đào đất hố móng có rất nhiều sự cố xảy ra, vì vậy cần phải chú ý để có những biện pháp phòng ngừa, hoặc khi đã xảy ra sự cố cần nhanh chóng khắc phục để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và để kịp tiến độ thi công. Đang đào đất, gặp trời ma làm cho đất bị sụt lở xuống đáy móng. Khi tạnh ma nhanh chóng lấy hết chỗ đất sập xuống, lúc vét đất sập lở cần chữa lại 20cm đáy hố đào so với cốt thiết kế. Khi bóc bỏ lớp đất chữa lại này (bằng thủ công) đến đâu phải tiến hành làm lớp lót móng bằng bê tông gạch vỡ ngay đến đó. Có thể đóng ngay các lớp ván và chống thành vách sau khi dọn xong đất sập lở xuống móng. Cần có biện pháp tiêu nớc bề mặt để khi gặp ma nớc không chảy từ mặt xuống đáy hố đào. Cần làm rãnh ở mép hố đào để thu nớc, phải có rãnh, con trạch quanh hố móng để tránh nớc trên bề mặt chảy xuống hố đào. Khi đào gặp đá "mồ côi nằm chìm" hoặc khối rắn nằm không hết đáy móng thì phải phá bỏ để thay vào bằng lớp cát pha đá dăm rồi đầm kỹ lại để cho nền chịu tải đều. Trong hố móng gặp túi bùn: Phải vét sạch lấy hết phần bùn này trong phạm vi móng. Phần bùn ngoài móng phải có tờng chắn không cho lu thông giữa 2 phần bùn trong và ngoài phạm vi móng. Thay vào vị trí của túi bùn đã lấy đi cần đổ cát, đất trộn đá dăm, hoặc các loại đất có gia cố do cơ quan thiết kế chỉ định. Gặp mạch ngầm có cát chảy: cần làm giếng lọc để hút nớc ngoài phạm vi hố móng, khi hố móng khô, nhanh chóng bít dòng nớc có cát chảy bằng bê tông đủ để nớc và cát không đùn ra đợc. Khẩn trơng thi công phần móng ở khu vực cần thiết để tránh khó khăn. Đào phải vật ngầm nh đờng ống cấp thoát nớc, dây cáp điện các loại: Cần nhanh chóng chuyển vị trí công tác để có giải pháp xử lý. Không đợc để kéo dài sự cố sẽ nguy hiểm cho vùng lân cận và ảnh hởng tới tiến độ thi công. Nếu làm vỡ ống nớc phải khoá van trớc điểm làm vỡ để xử lý ngay. Làm đứt dây cáp phải báo cho đơn vị quản lý, đồng thời nhanh chóng sơ tán trớc khi ngắt điện đầu nguồn. 2. Đào đất bằng máy: Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi ngời đi lại trên mái dốc tự nhiên, cũng nh trong phạm vi hoạt động của máy, khu vực này phải có biển báo. Khi vận hành máy phải kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết bị an toàn phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải. Không đợc thay đổi độ nghiêng của máy khi gầu xúc đang mang tải hay đang quay gần. Cấm hãm phanh đột ngột. - Thờng xuyên kiểm tra tình trạng của dây cáp, không dùng dây cáp đã nối hoặc bị tở. - Trong mọi trờng hợp khoảng cách giữa cabin máy và thành hố đào phải > 1,5 m. 3. Đào đất bằng thủ công: Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hiện hành. Cấm ngời đi lại trong phạm vi 2m tính từ mép ván cừ xung quanh hố để tránh tình trạng rơi xuống hố. Đào đất hố móng sau mỗi trận ma phải rắc cát vào bậc than lên xuống tránh trợt ngã. Cấm bố trí ngời làm việc trên miệng hố trong khi đang có việc ở bên dới hố đào trong cùng một khoang mà đất có thể rơi, lở xuống ngời bên dới. II. An toàn lao động trong công tác bê tông, cốt thép : a. Lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, đà giáo : - Không được sử dụng đà giáo có biến dạng, rạn nứt hoặc thiếu các bộ phận neo buộc. - Các chân kích cột chồng phải được kê kích ổn định, chắc chắn. - Sàn công tác trên cao phải có lan can bảo vệ ở ba phía. - Thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ phân kết cấu của đà giáo, giá đỡ để kịp thời phát hiện tình trạng hư hỏng của các bộ phân đà giáo và các có biện pháp sửa chữa kịp thời. - Khi tháo dỡ cốp pha phải có rào ngăn, biểm cấm người qua lại. không lắp dựng, tháo dỡ hoặc làm việc trên dàn giáo khi trời mưa to, gió lớn. b. Công tác gia công lắp dựng ván khuôn : - Ván khuôn ghép thành hình lớp phải đảm bảo vững chắc khi vận chuyển, tránh va trạm vào kết cấu đã lắp dựng. - Cấm đặt và chất ván khuôn hoặc các bộ phận của ván khuôn lên ban công, các lối đi sát cạch, lỗ sàn hoặc mép ngoài của công trình. - Trước khi khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra lại toàn bộ vàn khuôn, cột chống, phải được đảm bảo chắc chắn nếu bị lún, mất ổn định thì phải kê kích ngay. c. Công tác gia công lắp dựng cốt thép : - Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng , có rào chắn, biển báo. - Căt, uốn, kéo cốt thép phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng, có biện pháp ngăn ngưa thép văng ra. - Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, cốt thép gia công xong được xếp chồng, kê kích đảm bảo không để xô đổ. - Khi cắt bỏ phần cốt thép thừa trên cao công nhân phải đeo dây an toàn, bên dưới có biển báo cấm người qua lại. - Khi gia công cốt thép và làm sạch gỉ phải trang bị đầy đủ bảo hộ như gang tay, kính. - Khi hàn, cắt cốt thép bằng máy dùng điện phải có biên pháp chống cháy nổi do que hàn gây ra. d. Công tác đổ bê tông : - Khi đổ bê tông dầm , sàn trên cao xung quanh phải có lan can bằng lưới chắn. - Không để công nhân có các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, bệnh về mắt làm việc trên cao. Công nhân phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ trong thời gian làm việc trên công trường. - Lối đi lại dưới khu vực thi công phải có rào ngăn, biển báo. Trường hợp bắt buộc có người qua lại cần có biện pháp che chắn. - Công nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh vòi bơm bê tông đều phải có sức khoẻ tốt và được trang bị đầy đủ bảo hộ cần thiết. - Khi sử dụng đầm bê tông cần có các bảo hộ và dụng cụ cách điện, kiểm tra hệ thống dây dẫn, ổ cắm tránh để hiện tượng hở điện khi sử dụng máy. - Không được làm vương vãi bê tông từ trên cao xuống phía dưới. - Khi vận chuyển cốt thép, ván khuôn và vữa bê tông cột bằng thăng tải, không được chất quả sức nâng của máy, Thăng tải phải được neo buộc chắc chắn, kiểm tra thường xuyên các điểm nối. e. Công tác bảo dưỡng bê tông : - Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng dàn giáo, không được đứng lên các cột chống hoặc cạch cốt pha, không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dưỡng. - Bảo dưỡng bê tông về ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bị che khuất phải có đèn chiếu sáng. f. Công tác tháo, dỡ ván khuôn : - Chỉ được tháo dỡ cốt pha sau khi bê tông đã đạt cường độ quy định. - Khi tháo dỡ cốp pha phải tháo theo trình tự hợp lý phải có biện pháp đề phòng cốp pha rơi. Nơi tháo dỡ cốp pha phải có rào ngăn và biển báo. - Trước khi tháo cốp pha phải thu dọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên các bộ phận các kết cấu công trình sắp tháo cốp pha. - Khi tháo cốp pha phải thường xuyên quan sát tình trạng các kết cấu , nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật. - Sau khi tháo cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình không được để cốp pha đã tháo lên sàn công tác hoặc ném cốp pha xuống. III. An toàn lao động trong công tác xây và hoàn thiện : a. Công tác xây : - Kiểm tra tình trạng của sàn thao tác phụ vụ công tác xây, kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và bố trí công nhân làm việc trên sàn công tác. - Chuyển vật liệu (gạch, vữa) lên sàn công tác ở độ cao trên 2m phải dùng các thiết bị vận chuyển - Khi làm sàn công tác bê trong nhà để xây thì bên ngoài phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân tường 1,5m nếu độ cao xây 7,0m. Phải che chắn những lỗ tường ở tầng 2 trở lên nếu người có thể lọt qua được. - Không được phép : + Đứng ở bờ tường xây. + Đi lại trên bờ tường. + Tựa thang vào tường mới xây để lên xuống. + Để dụng cụ hoặc vật liệu lên bờ tường đang xây. b. Công tác hoàn thiện : - Sử dụng dàn giáo, sàn thao tác làm công tác hoàn thiện phải theo hướng dẫn của các bộ kỹ thuật thi công. Không được dùng thang để làm công tác hoàn thiện trên cao. *. Công tác trát: - Trát trong, trát ngoài công trình cần sử dụng hệ sàn thao tác theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo ổn định, vững chắc. Hệ giáo thao tác trát ngoài phải có lan can, lưới che an toàn. - Thùng, xô cũng như các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở vị trí chắc chắn, tránh rơi trượt. - Công nhân lên xuống phần trát ngoài phải có các đợt thang lên, xuống giữa các tầng giáo thao tác. Không cho các công nhân có sức khoẻ yếu làm việc trên cao. *. Công tácquét vôi, sơn: - Khi sơn trong nhà hoặc dùng các loại sơn có tính độc hại, công nhân phải được trang bị bảo hộ phòng độc, luôn đảm bảo hệ thông gió liên tục. - Không sử dụng các diện tích vừa quét, sơn làm nơi nghỉ cho công nhân. IV. Công tác vệ sinh môi trường: - Khi vật liệu cho công trình xe vận chuyển phải có biện pháp che chắn không để rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển. - Các chất thải dầu, mỡ của máy thi công phải đổ được đổ đúng nơi quy định, không đổ ra môi trường xung quanh và ao, hồ. - Các kho chứa vật liệu rời phải có biện pháp che chắn kín, không làm các kho chứa này ở đầu hướng gió thổi vào lán, trại ở của công nhân. - Xung quanh công trình đang xây dựng phải có biện pháp che chắn, để tránh bụi, vật liệu rơi sang công trình, nhà dân xung quanh... - Tại công trường xây dựng phải có thùng chứa rác sinh hoạt, phải được vệ sinh thu dọn rác thường xuyên, và đổ đúng nơi quy định. V. Công tác phòng chống cháy, nổ: - Các thiết bị sử dụng điện trên công trường để ngoài trời phải được che đậy không để , chậm, cháy xẩy ra. Khi xẩy ra cháy do chậm điện trước khi chữa cháy phải ngắt cầu dao điện trước. - Tại công trường, làn trại ở của công nhân phải có bảng nội quy về phòng chống cháy , nổ. Có trang bị máy bơm nước chữa cháy, bể chứa nước chữa cháy. - Các thiết bị sử dụng điện trên công trường khi sử dụng xong phải được ngắt điện. - Trên công trường phải có biện pháp chống sét. - Tại lán, trại và kho chứa vật liệu rễ cháy phải được lắp đặt bình cứu hoả CO2MFZ4 (4kg) đặt trong các hộp khung gỗ, cửa kính. D - tổ chức thi công ==== &&& ==== I. Lập tiến độ thi công công trình: 1. Mục đích và ý nghĩa của công tác thiết kế tổ chức thi công. 1.1. Mục đích. Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho ta nắm được một số kiến thức cơ bản về việc lập kế hoạch sản xuất (tiến độ) và mặt bằng sản xuất phục vụ cho công tác thi công, đồng thời nó giúp cho chúng ta nắm được lý luận và nâng cao dần về hiểu biết thực tế để có đủ trình độ chỉ đạo thi công trên công trường. Mục đích cuối cùng nhằm: - Nâng cao được năng suất lao động và hiệu suất của các loại máy móc ,thiết bị phục vụ cho thi công. - Đảm bảo được chất lượng công trình. - Đảm bảo được an toàn lao động cho công nhân và độ bền cho công trình. - Đảm bảo được thời hạn thi công. - Hạ được giá thành cho công trình xây dựng. 1.2. ý nghĩa. Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho ta có thể đảm nhiệm thi công tự chủ trong các công việc sau : - Chỉ đạo thi công ngoài công trường. - Điều phối nhịp nhàng các khâu phục vụ cho thi công: + Khai thác và chế biến vật liệu. + Gia công cấu kiện và các bán thành phẩm. + Vận chuyển, bốc dỡ các loại vật liệu, cấu kiện ... + Xây hoặc lắp các bộ phận công trình. + Trang trí và hoàn thiện công trình. - Phối hợp công tác một cách khoa học giữa công trường với các xí nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất khác. - Điều động một cách hợp lí nhiều đơn vị sản xuất trong cùng một thời gian và trên cùng một địa điểm xây dựng. - Huy động một cách cân đối và quản lí được nhiều mặt như: Nhân lực, vật tư, dụng cụ , máy móc, thiết bị, phương tiện, tiền vốn, ...trong cả thời gian xây dựng. 2. Nội dung và những nguyên tắc chính trong thiết kế tổ chức thi công. 2.1. Nội dung. - Công tác thiết kế tổ chức thi công có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó nghiên cứu về cách tổ chức và kế hoạch sản xuất. - Đối tượng cụ thể của môn thiết kế tổ chức thi công là: + Lập tiến độ thi công hợp lý để điều động nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, cẩu lắp và sử dụng các nguồn điện, nước nhằm thi công tốt nhất và hạ giá thành thấp nhất cho công trình. + Lập tổng mặt bằng thi công hợp lý để phát huy được các điều kiện tích cực khi xây dựng như: Điều kiện địa chất, thuỷ văn, thời tiết, khí hậu, hướng gió, điện nước,...Đồng thời khắc phục được các điều kiện hạn chế để mặt bằng thi công có tác dụng tốt nhất về kỹ thuật và rẻ nhất về kinh tế. - Trên cơ sở cân đối và điều hoà mọi khả năng để huy động, nghiên cứu, lập kế hoạch chỉ đạo thi công trong cả quá trình xây dựng để đảm bảo công trình được hoàn thành đúng nhất hoặc vượt mức kế hoạch thời gian để sớm đưa công trình vào sử dụng. 2.2. Những nguyên tắc chính. - Cơ giới hoá thi công (hoặc cơ giới hoá đồng bộ), nhằm mục đích rút ngắn thời gian xây dựng, nâng cao chất lượng công trình, giúp công nhân hạn chế được những công việc nặng nhọc, từ đó nâng cao năng suất lao động. - Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân trong việc sử dụng máy móc thiết bị và cách tổ chức thi công của cán bộ cho hợp lý, đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng. - Thi công xây dựng phần lớn là phải tiến hành ngoài trời, do đó các điều kiện về thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ thi công. ở nước ta, mưa bão thường kéo dài gây nên cản trở lớn và tác hại nhiều đến việc xây dựng. Vì vậy, thiết kế tổ chức thi công phải có kế hoạch đối phó với thời tiết, khí hậu,...đảm bảo cho công tác thi công vẫn được tiến hành bình thường và liên tục. 3. Lập tiến độ thi công. 3.1. Vai trò của kế hoạch tiến độ trong sản xuất xây dựng. - Lập kế hoạch tiến độ thi công là quyết định trước xem quá trình thực hiện mục tiêu phải làm gì, cách làm như thế nào, khi nào làm và người nào phải làm cái gì. - Kế hoạch làm cho các sự việc có thể xảy ra phải xảy ra, nếu không có kế hoạch có thể chúng không xảy ra. Lập kế hoạch tiến độ là sự dự báo tương lai, mặc dù việc tiên đoán tương lai là khó chính xác, đôi khi nằm ngoài dự kiến của con người, nó có thể phá vỡ cả những kế hoạch tiến độ tốt nhất, nhưng nếu không có kế hoạch thì sự việc hoàn toàn xảy ra một cách ngẫu nhiên hoàn toàn. - Lập kế hoạch là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi người lập kế hoạch tiến độ không những có kinh nghiệm sản xuất xây dựng mà còn có hiểu biết khoa học dự báo và am tường công nghệ sản xuất một cách chi tiết, tỷ mỷ và một kiến thức sâu rộng. Chính vì vậy việc lập kế hoạch tiến độ chiếm vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất xây dựng. 3.2. Sự đóng góp của kế hoạch tiến độ vào việc thực hiện mục tiêu. - Mục đích của việc lập kế hoạch tiến độ và những kế hoạch phụ trợ là nhằm hoàn thành những mục đích và mục tiêu của sản xuất xây dựng. - Lập kế hoạch tiến độ và việc kiểm tra thực hiện sản xuất trong xây dựng là hai việc không thể tách rời nhau. Không có kế hoạch tiến độ thì không thể kiểm tra được vì kiểm tra có nghĩa là giữ cho các hoạt động theo đúng tiến trình thời gian bằng cách điều chỉnh các sai lệch so với thời gian đã định trong tiến độ. Bản kế hoạch tiến độ cung cấp cho ta tiêu chuẩn để kiểm tra. 3.3. Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ. - Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ được đo bằng đóng góp của nó vào thực hiện mục tiêu sản xuất đúng với chi phí và các yếu tố tài nguyên khác đã dự kiến. 3.4. Tầm quan trọng của kế hoạch tiến độ. Lập kế hoạch tiến độ nhằm những mục đích quan trọng sau đây: - ứng phó với sự bất định và sự thay đổi: + Sự bất định và sự thay đổi làm việc phải lập kế hoạch tiến độ là tất yếu. Tuy thế tương lai lại rất ít khi chắc chắn và tương lai càng xa thì các kết quả của quyết định càng kém chắc chắn. Ngay những khi tương lai có độ chắc chắn khá cao thì việc lập kế hoạch tiến độ vẫn là cần thiết. Đó là vì cách quản lý tốt nhất là cách đạt được mục tiêu đã đề ra. + Dù cho có thể dự đoán được những sự thay đổi trong quá trình thực hiện tiến độ thì việc khó khăn trong khi lập kế hoạch tiến độ vẫn là điều khó khăn. - Tập trung sự chú ý lãnh đạo thi công vào các mục tiêu quan trọng: + Toàn bộ công việc lập kế hoạch tiến độ nhằm thực hiện các mục tiêu của sản xuất xây dựng nên việc lập kế hoạch tiến độ cho thấy rõ các mục tiêu này. + Để tiến hành quản lý tốt các mục tiêu của sản xuất, người quản lý phải lập kế hoạch tiến độ để xem xét tương lai, phải định kỳ soát xét lại kế hoạch để sửa đổi và mở rộng nếu cần thiết để đạt các mục tiêu đã đề ra. - Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế: + Việc lập kế hoạch tiến độ sẽ tạo khả năng cực tiểu hoá chi phí xây dựng vì nó giúp cho cách nhìn chú trọng vào các hoạt động có hiệu quả và sự phù hợp. + Kế hoạch tiến độ là hoạt động có dự báo trên cơ sở khoa học thay thế cho các hoạt động manh mún, tự phát, thiếu phối hợp bằng những nỗ lực có định hướng chung, thay thế luồng hoạt động thất thường bằng luồng hoạt động đều đặn. Lập kế hoạch tiến độ đã làm thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ càng và được luận giá thận trọng. - Tạo khả năng kiểm tra công việc được thuận lợi: + Không thể kiểm tra được sự tiến hành công việc khi không có mục tiêu rõ ràng đã định để đo lường. Kiểm tra là cách hướng tới tương lai trên cơ sở xem xét cái thực tại. Không có kế hoạch tiến độ thì không có căn cứ để kiểm tra. 4. Căn cứ để lập tổng tiến độ. Ta căn cứ vào các tài liệu sau: - Bản vẽ thi công. - Qui phạm và tiêu chuẩn kĩ thuật thi công. - Định mức lao động. - Khối lượng của từng công tác. - Biện pháp kỹ thuật thi công. - Khả năng của đơn vị thi công. - Đặc điểm tình hình địa chất thuỷ văn, đường xá khu vực thi công. - Thời hạn hoàn thành và bàn giao công trình do chủ đầu tư đề ra. 4.1. Các bước thành lập tiến độ thi công: Gồm 7 bước: + Bước 1: Chia công trình thành những bộ phận kết cấu, từ đó, ta sẽ xác định được các quá trình thi công cần thiết để sau đó sẽ thống kê được các công việc phải làm, tức là có được những công việc phải thực hiện. + Bước 2 : Lựa chọn biện pháp thi công những công việc chính phải làm. + Bước 3 : Có khối lượng công việc phải thực hiện theo bước 1 đã thống kê và dựa vào các chi tiêu định mức mà xác định được số ngày công và kíp máy cần thiết cho việc xây dựng công trình. + Bước 4 : Quy định trình tự thực hiện các quá trình xây dựng xây lắp trong thi công. + Bước 5 : Dự tính thời gian thực hiện trong mỗi quá trình để thành lập tiến độ. + Bước 6 : Điều chỉnh tiến độ bằng cách sắp xếp lại thời gian hoàn thành các quy trình xây dựng sao cho chúng có thể tiến hành song song kết hợp, đồng thời vẫn đảm bảo trình tự thi công hợp lý. + Bước 7 : Lập kế hoạch và nhu cầu nhân lực, vật liệu cấu kiện, bán thành phẩm máy móc thi công và phương tiện vận chuyển. 4.1. Cách thức giải quyết những vấn đề khi lập tiến độ thi công: Được làm trình tự theo các bước trên: * Tính khối lượng công tác thi công: - Trong một công trình có nhiều bộ phận kết cấu mà mỗi bộ phận lại có thể có nhiều quá trình công tác tổ hợp nên (chẳng hạn một kết cấu bê tông cốt thép phải có các quá trình công tác như: đặt cốt thép, ghép ván khuôn, đúc bê tông, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ cốt pha...). Do đó ta phải chia công trình thành những bộ phận kết cấu riêng biệt và phân tích kết cấu thành các quá trình công tác cần thiết để hoàn thành việc xây dựng các kết cấu đó. - Muốn tính khối lượng các quá trình công tác ta phải dựa vào các bản vẽ kết cấu chi tiết hoặc các bản vẽ thiết kế sơ bộ hoặc cũng có thể dựa vào các chỉ tiêu, định mức của nhà nước. * Chọn biện pháp kỹ thuật thi công: phải dựa vào 2 nguyên tắc chính sau: - Về phương diện kỹ thuật. - Về phương diện kinh tế. * Có khối lượng công việc: tra định mức sử dụng nhân công hoặc máy móc, sẽ tính được số ngày công và số ca máy cần thiết; từ đó có thể biết được loại thợ và loại máy cần sử dụng. * Trình tự thi công: + Mục đích: nhằm đảm bảo. - Chất lượng công trình. - Độ ổn định và bất biến dạng cho các bộ phận vừa thi công xong. - An toàn lao động cho các công tác cùng làm kết hợp. + Các nguyên tắc: - Dưới mặt đất làm trước, trên mặt đất làm sau. - Kết cấu làm trước, trang trí hoàn thiện làm sau. Kết cấu làm từ dưới lên còn trang trí hoàn thiện làm từ trên xuống. - Ngoài nhà làm trước, trong nhà làm sau. * Thành lập tiến độ: - Sau khi đã xác định được biện pháp và trình tự thi công, đã tính toán được thời gian hoàn thành các quá trình công tác chính là lúc ta có bắt đầu lập tiến độ. Trong tiến độ thi công không được có: - Những khoảng thời gian mà các đội công nhân chuyên nghiệp phải nghỉ việc (vì nó sẽ kéo theo cả máy móc phải ngừng hoạt động). - Số lượng công nhân thi công không được thay đổi quá nhiều trong giai đoạn thi công. - Việc thành lập tiến độ là liên kết hợp lý thời gian từng quá trình công tác và sắp xếp cho các tổ đội công nhân cùng máy móc được hoạt động liên tục. * Điều chỉnh tiến độ: - Người ta dùng biểu đồ nhân lực, vật liệu, cấu kiện để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tiến độ. - Nếu các biểu đồ có những đỉnh cao hoặc trũng sâu thất thường thì phải điều chỉnh lại tiến độ bằng cách thay đổi thời gian một vài quá trình nào đó để số lượng công nhân hoặc lượng vật liệu, cấu kiện phải thay đổi sao cho hợp lý hơn. - Nếu các biểu đồ nhân lực, vật liệu và cấu kiện không điều hoà được cùng một lúc thì điều chủ yếu là phải đảm bảo số lượng công nhân không được thay đổi hoặc nếu có thay đổi một cách điều hoà. Tóm lại, điều chỉnh tiến độ thi công là ấn định lại thời gian hoàn thành từng quá trình sao cho: + Công trình được hoàn thành trong thời gian quy định. + Số lượng công nhân chuyên nghiệp và máy móc thiết bị không được thay đổi nhiều cũng như việc cung cấp vật liệu, bán thành phẩm được tiến hành một cách điều hoà. * Đánh giá biểu đồ nhân lực: dùng hai hệ số sau để đánh giá. + Hệ số không điều hòa (ký hiệu là k1): được xác định bằng công thức: ; với k1 dần tới 1 là tốt Trong đó : - Amax : Số công nhân cao nhất trong biểu đồ. - Atb : Số công nhân trung bình của biểu đồ nhân lực được tính theo công thức. Trong đó; S : Tổng số lao động T : Tổng số thời gian thi công. + Hệ số phân phối lao động (ký hiệu là k2) được xác định. ; với : k2 dần tới 0 là tốt Sdư : số công dư. bảng khối lượng công việc stt tên công việc đơn vị khối lượng định mức yêu cầu 1 Công tác chuẩn bị công Móng 2 ép cọc BTCT (30X30cm) 100m 14,4 13ca  3 Đào đất móng bằng máy m3 560,23 450m3/ca 2ca 4 Đào đất móng bằng thủ công đất cấp III m3 231,41 0,88c/m3 204 5 Đập bê tông đầu cọc m3 5,83 4,7c/m3 27 6 BT lót móng m3 18,20 1,65c/m3 30 7 G.C.L.D CThép móng + giằng Tấn 11,06 8,34c/T 92 8 G.C.L.D VK móng + giằng m2 558,57 0,247c/m2 138 9 Đổ BT móng + giằng m3 106,48 30c/ca 2ca 10 Dỡ VK móng + giằng m2 558,57 0,05c/m2 28 11 Lấp đất + tôn nền bằng máy m3 238,32 450m3/ca 1ca 12 Lấp đất + tôn nền bằng thủ công m3 119,16 0,67c/m3 80 Tầng I 13 G.C.L.D cốt thép cột Tấn 5,61 10,02c/T 56 14 G.C.L.D VK cột m2 167 0,269c/m2 45 15 Đổ BT cột m3 16,7 4,5c/m3 75 16 Dỡ ván khuôn cột m2 167 0,05c/m2 8 17 G.C.L.D VK dầm, sàn,CT m2 922,61 0,252c/m2 232 18 G.C.L.D cốt thép dầm, sàn,CT Tấn 10,56 14,63c/T 154 19 Đổ BT dầm, sàn,CT m3 96,578 30c/ca 1ca 20 Dỡ V.K dầm, sàn,CT m2 922,61 0,063c/m2 58 21 Xây tường m3 146 1,92c/m3 280 22 Trát trong m2 1235,3 0,264c/m2 326 23 Lát nền m2 585,35 0,185c/m2 108 24 Công tác khác công Tầng II 25 G.C.L.D cốt thép cột Tấn 4,49 10,02c/T 45 26 G.C.L.D VK cột m2 167 0,269c/m2 45 27 Đổ BT cột m3 16,7 4,5c/m3 75 28 Dỡ ván khuôn cột m2 167 0,05c/m2 8 29 G.C.L.D VK dầm, sàn,CT m2 922,61 0,252c/m2 232 30 G.C.L.D cốt thép dầm, sàn,CT Tấn 10,56 14,63c/T 154 31 Đổ BT dầm, sàn,CT m3 96,578 25c/ca 1ca 32 Dỡ V.K dầm, sàn,CT m2 922,61 0,063c/m2 58 33 Xây tường m3 134,31 1,97c/m3 265 34 Trát trong m2 1129,07 0,264c/m2 298 35 Lát nền m2 585,35 0,185c/m2 108 36 Công tác khác công Tầng Iii 37 G.C.L.D cốt thép cột Tấn 2,8 10,02c/T 28 38 G.C.L.D VK cột m2 148 0,269c/m2 40 39 Đổ BT cột m3 13,92 4,5c/m3 63 40 Dỡ ván khuôn cột m2 148 0,05c/m2 7 41 G.C.L.D VK dầm, sàn,CT m2 922,61 0,252c/m2 232 42 G.C.L.D cốt thép dầm, sàn,CT Tấn 10,56 14,63c/T 154 43 Đổ BT dầm, sàn,CT m3 96,578 25c/ca 1ca 44 Dỡ V.K dầm, sàn,CT m2 922,61 0,063c/m2 58 45 Xây tường m3 134,31 1,97c/m3 265 46 Trát trong m2 1129,07 0,264c/m2 298 47 Lát nền m2 585,35 0,185c/m2 108 48 Công tác khác công Tầng Iv 49 G.C.L.D cốt thép cột Tấn 2,8 10,02c/T 28 50 G.C.L.D VK cột m2 148 0,269c/m2 40 51 Đổ BT cột m3 13,92 4,5c/m3 63 52 Dỡ ván khuôn cột m2 148 0.05c/m2 7 53 G.C.L.D VK dầm, sàn,CT m2 922,61 0,252c/m2 232 54 G.C.L.D cốt thép dầm, sàn,CT Tấn 10,56 14,63c/T 154 55 Đổ BT dầm, sàn,CT m3 96,578 25c/ca 1ca 56 Dỡ V.K dầm, sàn,CT m2 922,61 0,063c/m2 58 57 Xây tường m3 134,31 1,97c/m3 265 58 Trát trong m2 1129,07 0,264c/m2 298 59 Lát nền m2 585,35 0,185c/m2 108 60 Công tác khác công Tầng V 61 G.C.L.D cốt thép cột Tấn 2,8 10,02c/T 28 62 G.C.L.D VK cột m2 148 0,269c/m2 40 63 Đổ BT cột m3 13,92 4,5c/m3 63 64 Dỡ ván khuôn cột m2 148 0,05c/m2 7 65 G.C.L.D VK dầm, sàn m2 922,61 0,252c/m2 232 66 G.C.L.D cốt thép dầm, sàn Tấn 10,56 14,63c/T 154 67 Đổ BT dầm, sàn m3 96,578 25c/ca 1ca 68 Dỡ V.K dầm, sàn m2 922,61 0,063c/m2 58 69 Xây tường m3 134,31 1,97c/m3 265 70 Trát trong m2 1129,07 0,264c/m2 298 71 Lát nền m2 585,35 0,185c/m2 108 72 Công tác khác công MáI 85 Xây tường vượt mái+thu hồi m3 58,8 1,97c/m3 116 86 SX và LD xà gồ thép hình T 1,28 2.73c/T  3ca 87 Lợp mái tôn m2 757,9 0,045c/m2  34 88 Bảo dưỡng bê tông công 89 Công việc khác công Hoàn thiện 90 Bảo dưỡng bê tông công 91 Trát ngoài toàn bộ m2 1652,88 0,197c/m2 326 92 Sơn tường m2 6870,5 0,091c/m2 625 93 Lắp cửa m2 550 0,4c/m2 220 94 Lắp đặt điện + nước công 95 Thu dọn vệ sinh- bàn giao CT công III. tính toán lập tổng mặt bằng thi công : 1. Cơ sở tính toán: - Căn cứ theo yêu cầu của tổ chức thi công, tiến độ thực hiện công trình xác định nhu cầu cần thiết về vật tư, vật liệu, nhân lực, nhu cầu phục vụ. - Căn cứ vào tình hình cung cấp vật tư thực tế. - Căn cứ vào tình hình thực tế và mặt bằng công trình, bố trí các công trình phục vụ, kho bãi, trang thiết bị để phục vụ thi công . 2. Mục đích tính toán: - Tính toán lập tổng mặt bằng thi công để đảm bảo tính hợp lý trong công tác tổ chức, quản lý, thi công, hợp lý trong dây chuyền sản xuất, tránh hiện tượng chồng chéo khi di chuyển . - Đảm bảo tính ổn định và phù hợp trong công tác phục vụ thi công, tránh trường hợp lãng phí hay không đủ đáp ứng nhu cầu . - Để đảm bảo các công trình tạm, các bãi vật liệu, cấu kiện, các máy móc, thiết bị được sử dụng một cách tiện lợi nhất. - Để cự ly vận chuyển là ngắn nhất, số lần bốc dỡ là ít nhất . - Đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp và phòng chốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthi cong.doc
Tài liệu liên quan