Tài liệu Đặc điểm cộng hưởng từ của ung thư biểu mô đường mật trong gan: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 161
ĐẶC ĐIỂM CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA UNG THƯ
BIỂU MÔ ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN
Nguyễn Tấn Tài*, Phạm Ngọc Hoa**, Huỳnh Phượng Hải*
TÓM TẮT
Mở đầu: Ung thư biểu mô đường mật trong gan (UTBMĐMTG) là ung thư đứng hàng thứ hai tại gan,
sau ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), chiềm 3% ung thư đường tiêu hóa. Điều trị chủ yếu của u hiện
nay vẫn là phẫu thuật. Tuy nhiên u thường phát triển âm thầm và chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn. Vì thế
các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Siêu âm là phương tiện
đầu tay, ít giá trị chẩn đoán. X quang cắt lớp vi tính giá trị cao hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Cộng
hưởng từ là phương tiện tối ưu được sử dụng trong chẩn đoán UTBMĐMTG nhờ độ phân giải mô mềm tốt.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của ung thư biểu mô đường mật trong gan, cụ thể là
dạng tạo khối.
Phương pháp: hồi cứ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm cộng hưởng từ của ung thư biểu mô đường mật trong gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 161
ĐẶC ĐIỂM CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA UNG THƯ
BIỂU MÔ ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN
Nguyễn Tấn Tài*, Phạm Ngọc Hoa**, Huỳnh Phượng Hải*
TÓM TẮT
Mở đầu: Ung thư biểu mô đường mật trong gan (UTBMĐMTG) là ung thư đứng hàng thứ hai tại gan,
sau ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), chiềm 3% ung thư đường tiêu hóa. Điều trị chủ yếu của u hiện
nay vẫn là phẫu thuật. Tuy nhiên u thường phát triển âm thầm và chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn. Vì thế
các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Siêu âm là phương tiện
đầu tay, ít giá trị chẩn đoán. X quang cắt lớp vi tính giá trị cao hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Cộng
hưởng từ là phương tiện tối ưu được sử dụng trong chẩn đoán UTBMĐMTG nhờ độ phân giải mô mềm tốt.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của ung thư biểu mô đường mật trong gan, cụ thể là
dạng tạo khối.
Phương pháp: hồi cứu các bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là UTBMĐMTG, có chụp cộng hưởng từ
(CHT) trước phẫu thuật hoặc sinh thiết từ tháng 1/2015 đến tháng 7/2018 tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện
Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Các đặc điểm hình ảnh CHT được ghi nhận.
Kết quả: Có 35 bệnh nhân, tuổi trung bình là 59,8, tỉ lệ nam nữ là 0,84. Trung vị của CA 19-9 là 150,5
(U/ml), CEA là 4,02 (ng/ml). Đường kính trung bình của u là 6,4 ± 2,18 (cm), 89% u dạng đơn ổ, 54,3% u ở
gan trái, giới hạn kém rõ trong 42,9% trường hợp, 22,9% hoại tử trong u, 22,9% xâm lấn mạch máu, 88,6% dãn
đường mật trong gan, 28,6% kéo lõm vỏ bao gan, 31,4% sỏi đường mật trong gan, 51,4% tín hiệu thấp không
đồng nhất trên T1W, 77,1% tín hiệu cao không đồng nhất trên T2W, 69,6% có hạn chế khuếch tán, 52,2% dấu
hiệu hình bia (+) trên DWI, 57,1% bắt thuốc viền thì động mạch, 57,1% bắt thuốc viền thì động mạch và lấp dần
vào trung tâm ở thì muộn.
Kết luận: Các dấu hiệu thường gặp với tỉ lệ trên 50% là dãn đường mật trong gan 88,6%, tín hiệu
thấp trên T1W 97,1%, tín hiệu cao trên T2W 100%, hạn chế khuếch tán 69,6%, dấu hiệu hình bia (+) trên
DWI 52,2%, 57,1% bắt thuốc viền thì động mạch, 57,1% bắt thuốc viền thì động mạch và lấp dần vào trung
tâm ở thì muộn.
Từ khóa: ung thư đường mật trong gan, MRI, CHT
ABSTRACT
DESCRIBE THE MAGNETIC RESONANCE IMAGING FEATURES OF INTRAHEPATIC
CHOLANGIOCARCINOMA
Nguyen Tan Tai, Pham Ngoc Hoa, Huynh Phuong Hai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 161-165
Background: Intrahepatic Cholangiocarcinoma (ICC) is the second most common primary hepatic
malignant tumor, accounts for 3% of gastrointestinal cancer. Treatment is mainly hepatic resection. However,
tumor often grows asymptomatically, and is diagnosed at late stage. Hence diagnostic imaging plays an
important role in in diagnosis and treatment. Abdominal ultrasonography is the first choice, but little information
provided. CT scanner gives more valuable information. Nevertheless there is still some disadvantages. MRI is so
*Bộ Môn Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
** Hội Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Tấn Tài ĐT: 0766711455 Email: tainguyen1906@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 162
far the best modality in ICC diagnosis, due to its high resolution of soft tissue.
Objectives: Describe the magnetic resonance imaging (MRI) characteristics of Intrahepatic
Cholangiocarcinoma (ICC).
Methods: Retrospective studies described case series of patients having confirmed pathology of ICC and
preoperative/pre-biopsy abdominal MRI at Cho Ray hospital and University Medical Center hospital from
1/2015 to 7/2018.
Results: There were 35 patients. Mean age 59.8, male/female ratio 0,84. Median CA 19-9: 150,5 (U/ml),
CEA 4.02 (ng/ml). Mean diameter is 6.4 ± 2.18 (cm), 89% single lesion, 54.3% left lobe liver lesion, ill-defined
border in 42.9% cases, 22.9% tumor necrosis, 22.9% vascular invasion, 88.6% intrahepatic bile duct dilatation,
28.6% hepatic capular retraction, 31.4% intrahepatic cholelithiasis, 51.4% heterogenous low signal on T1W,
77.1% heterogenous high signal on T2W, 69.6% restricted diffusion on DWI, 52.2% target sign (+) on DWI,
57.1% peripheral enhancement in arterial phase, 57.1% peripheral enhancement in arterial phase, followed by
gradual enhancement in later phases.
Conclusions: Frequently observed characteristics with more than 50% cases of ICC are: bile duct dilatation
88.6%, low signal on T1W 97.1%, high signal on T2W 100%, restricted diffusion on DWI 69.6%, target sign (+)
on DWI 52.2%, peripheral enhancement in arterial phase 57.1% and peripheral enhancement in arterial phase,
followed by gradual enhancement in later phases 57.1%.
Keywords: intrahepatic cholangiocarcinoma, MRI
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô đường mật trong gan
(UTBMĐMTG) là bệnh hiếm gặp ở các nước
phương Tây nhưng tần suất mắc bệnh cao ở
châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, liên quan đến
vùng dịch tễ của các yếu tố nguy cơ. U phát triển
âm thầm không triệu chứng và thường phát hiện
ở giai đoạn muộn, nên chẩn đoán hình ảnh đóng
vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị.
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào thực hiện
với mục tiêu mô tả đặc điểm hình ảnh CHT của
UTBMĐMTG. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ (CHT)
của UTBMĐMTG, cụ thể là dạng tạo khối.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Các bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là
UTBMĐMTG và có chụp CHT trước phẫu thuật
hoặc sinh thiết trong thời gian từ 01/01/2015-
30/07/2018.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là
UTBMĐMTG và có chụp CHT trước phẫu thuật
hoặc sinh thiết.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không có chụp CHT trước phẫu
thuật hoặc sinh thiết.
Bệnh nhân không có hoặc thất lạc đĩa hoặc
phim lưu trữ.
Bệnh nhân đã được điều trị trước khi chụp
CHT: phẫu thuật, can thiệp gan qua đường nội
mạch, đốt u bằng sóng cao tần, hủy u bằng cồn.
Bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là dạng
hỗn hợp ung thư biểu mô tế bào gan-mật.
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu báo cáo hàng loạt ca. Khảo sát đặc
điểm hình ảnh CHT của UTBMĐMTG bằng
phần mềm Radiant và hệ thống PACS.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu có 35 bệnh nhân. Tuổi trung
bình 59,8 tuổi. Trong mẫu nghiên cứu có 16 bệnh
nhân nam và 19 bệnh nhân nữ. Tỉ lệ nam/nữ
0,84. Kết quả đặc điểm hình ảnh CHT.
Phần lớn là u đơn ổ chiếm 89%. U chủ yếu
nằm ở gan trái 54,3%. U dạng không đều
chiếm 54,3%, giới hạn không rõ chiếm 42,9%.
Hình ảnh vỏ bao chiếm 5,7%, hoại tử trong u
chiếm 25,75, xâm lấn mạch máu 22,9%, giãn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 163
đường mật quanh tổn thương 88,6%, kéo lõm
vỏ bao gan 28,6%, sỏi đường mật trong gan
31,4%, hạn chế khuếch tán 69,6%, dấu hiệu
hình bia trên DWI 52,2% (Bảng 1).
Bảng 1: Đặc điểm hình ảnh CHT của UTBMĐMTG
Đặc điểm Số trường hợp (n) Tỉ lệ (%)
Số lượng u
1 31 89
>1 4 11
Vị trí u
Gan trái 19 54,3
Gan phải 12 34,3
Cả hai thùy 4 11,4
Đường kính u (cm) 6.4 ± 2.18 cm
Hình dạng u
Tròn 3 8,6
Đa thùy 14 40
Không đều 18 51,4
Giới hạn u
Không rõ 15 42,9
Rõ < 50% chu vi 8 22,9
Rõ >50% chu vi 8 22,9
Sắc nét 4 11,4
Vỏ bao 2 5,7
Hoại tử trong u 9 25,7
Xâm lấn mạch máu 8 22,9
Giãn đường mật
quanh tổn thương
31 88,6
Kéo lõm vỏ bao gan 10 28,6
Sỏi đường mật trong
gan
11 31,4
Hạn chế khuếch tán 16 69,6
Dấu hiệu hình bia 12 52,2
Đặc điểm tín hiệu của UTBMĐMTG
Bảng 2: Đặc điểm tín hiệu T1W, T2W
Tín hiệu T1W T2W
Cao đồng nhất 16 (45,7%) 8 (22,9%)
Cao không đồng nhất 18 (51,4%) 27 (77,1%)
Thấp đồng nhất 1 (2,9%) 0
Thấp không đồng nhất 0 0
Tổng 35 (100%) 35 (100%)
Đặc điểm bắt thuốc thì động mạch
Bảng 3: Đặc điểm bắt thuốc thì động mạch
Đặc điểm bắt thuốc thì động
mạch
Số trường hợp
(n)
Tỉ lệ (%)
Bắt thuốc viền 20 57,1
Bắt thuốc kém 11 31,4
Bắt thuốc mạnh 4 11,4
Tổng 35 100
Đặc điểm động học bắt thuốc
Bảng 4: Động học bắt thuốc tương phản qua các thì
Kiểu bắt thuốc Số trường hợp (n) Tỉ lệ (%)
Kiểu 1 20 57,1
Kiểu 2 10 28,6
Kiểu 3 3 8,6
Kiểu 4 1 2,9
Kiểu 5 1 2,9
Tổng 35 100
Hình ảnh giãn đường mật quanh tổn thương
(88,6%), hạn chế khuếch tán (69,6%), tín hiệu
thấp trên T1W (97,1%), cao trên T2W (100%), bắt
thuốc viền thì động mạch (57,1%), bắt thuốc viền
thì động mạch và lấp dần vào trung tâm qua các
thì sau (57,1%) là các hình ảnh thường gặp.
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của bệnh nhân
UTBMĐMTG là 59,8, tương đồng với nghiên
cứu của các tác giả nước ngoài khác(3,8,11,14). Tỉ lệ
nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi có sự
khác biệt với các tác giả nước ngoài, vốn ghi
nhận UTBMĐMTG ưu thế xuất hiện ở nam giới.
Hầu hết u xuất hiện dưới dạng đơn ổ, điều
này tương đồng với nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Phương Đan, Philippe S. và Vilgrain
V(6,9,12). Kích thước trung bình u là 6,4 ± 2,18cm,
tương đồng với nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài khác(1,4,13,14). Điều này phù hợp với đặc
điểm về kích thước của UTBMĐMTG, thường là
các tổn thương có kích thước lớn. U thường xuất
hiện dưới dạng bờ không đều, giới hạn kém rõ,
với tỉ lệ bờ không đều là 51,4% và giới hạn kém
rõ là 42,9%, tương ứng đặc tính phát triển của
UTBMĐMTG là kết hợp với các tổn thương vệ
tinh tạo khối bờ không đều.
Vỏ bao là hình ảnh ít gặp trong
UTBMĐMTG, với tỉ lệ xuất hiện trong nghiên
cứu là 5,7%. Các nghiên cứu của các tác giả khác
không ghi nhận hình ảnh này(5,11,12,14). Do đó
chúng tôi cho rằng đây là hình ảnh ít gặp và
không điển hình của UTBMĐMTG. Hình ảnh
hoại tử gặp với tỉ lệ 25,7%, tương đồng với
nghiên cứu của các tác giả khác(1,8). Tuy nhiên
đây cũng là hình ảnh không thường gặp và cũng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 164
không điển hình cho UTBMĐMTG. Xâm lấn
mạch máu gặp trong khoảng 22,9%, một tỉ lệ
không cao và cũng không đặc hiệu cho
UTBMĐMTG. Dãn đường mật trong gan là một
dấu hiệu được cho là giúp phân biệt di căn gan
và UTBMĐMTG(4). Kết quả của chúng tôi ghi
nhận 88,6% có dấu hiệu này – tỉ lệ tương đối cao.
Vì vậy chúng tôi cho rằng dấu hiệu này khá
thường gặp trong UTBMĐMTG và có giá trị gợi
ý UTBMĐMTG. Kéo lõm vỏ bao gan là dấu hiệu
gặp trong nhiều trường hợp, lành tính và ác tính.
Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là do
UTBMĐMTG, lý giải là do thành phân mô sợi
bên trong u gây co kéo bờ gan. Nghiên cứu của
chúng tôi ghi nhận dấu hiệu này xuất hiện với tỉ
lệ 28,6%, tương đồng với một vài nghiên cứu của
các tác giả nước ngoài(7,9,13,14). Đây là một dấu
hiệu có giá trị giúp chẩn đoán UTBMĐMTG khi
kết hợp với các hình ảnh khác. Sỏi đường mật
trong gan thường được nhắc đến như là một yếu
tố nguy cơ của UTBMĐMTG, do tình trạng
nhiễm trùng tái đi tái lại dẫn đến chuyển sản
biểu mô đường mật, sau đó là loạn sản và ung
thư. Ngoài ra nó cũng là một yếu tố tiên lượng
xấu trước phẫu thuật của UTBMĐMTG. Chúng
tôi ghi nhận có 31,4% trường hợp có hình ảnh
này, và cho rằng hình ảnh này cũng là một dấu
hiệu có giá trị giúp gợi ý chẩn đoán
UTBMĐMTG.
Về đặc điểm tín hiệu, gần như toàn bộ
UTBMĐMTG đều có tín hiệu thấp trên T1W và
cao trên T2W trong mẫu nghiên cứu của chúng
tôi. Điều này hoàn toàn phù hợp với các
nghiên cứu về đặc điểm của UTBMĐMTG của
các tác giả khác(5,8,9,12,14). Duy chỉ có một trường
hợp u có tín hiệu cao trên T1W. Trường hợp
này sau đó có kết quả giải phẫu bệnh là ung
thư biểu mô đường mật dạng tuyến nang.
Chúng tôi cho rằng đó có thể là nguyên nhân
gây nên sự bất thường về đặc điểm tín hiệu
T1W của u, vì trong ung thư dạng tuyến nang,
tín hiệu T1W có thể từ thấp đến cao tùy thuộc
vào nồng độ protein bên trong.
DWI là một chuỗi xung có giá trị quan
trọng trong việc phân biệt mô lành-ác, dựa vào
đặc điểm các mô ác tính có mật độ tế bào cao,
làm giảm khoảng trống ngoại bào, dẫn đến
hạn chế khuếch tán các phân tử nước. Trong
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 69,6%
trường hợp có hình ảnh này, tương đồng với
kết quả của tác giả Sharon ZA(11). Chúng tôi
cho rằng hạn chế khuếch tán là hình ảnh khá
thường gặp ở UTBMĐMTG. Nó gợi ý đặc
điểm ác tính của tổn thương, và giúp chẩn
đoán UTBMĐMTG khi kết hợp với các dấu
hiệu khác. Dấu hiệu hình bia trên DWI là một
dấu hiệu được mô tả gần đây, có giá trị giúp
phân biệt UTBMĐMTG và UTBMTBG(2). Tỉ lệ
dấu hiệu này trong nghiên cứu của chúng tôi
là 52,2%, tương đồng với vài nghiên cứu của
các tác giả khác (7,10). Dấu hiệu này khá thường
gặp, và có giá trị trong việc phân biệt
UTBMĐMTG và các tổn thương gan khác.
Về đặc điểm bắt thuốc, có 57,1% u bắt
thuốc dạng viền ở thì động mạch, và 57,1% u
bắt thuốc viền thì động mạch, lấp dần vào
trung tâm ở thì tĩnh mạch và thì muộn. Ngoài
ra chúng tôi còn ghi nhận các kiểu bắt thuốc
khác như bắt thuốc mạnh không đồng nhất thì
động mạch hoặc bắt thuốc kém thì động mạch,
tăng dần ở các thì sau. Chúng tôi cho rằng đặc
điểm này là do tỷ lệ thành phần mô sợi trong
u. Thành phần mô sợi chiếm tỉ lệ thấp sẽ cho
hình ảnh u bắt thuốc mạnh không đồng nhất,
còn u giàu mô sợi sẽ có hình ảnh bắt thuốc
kém. Ngoài ra chúng tôi còn ghi nhận 1 trường
hợp u có đặc điểm bắt thuốc tương tự
UTBMTBG, và thực tế trường hợp này đã bị
chẩn đoán nhầm là UTBMTBG cho đến khi có
kết quả giải phẫu bệnh. Vì vậy chúng tôi lưu ý
các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh về đặc điểm này
của UTBMĐMTG để tránh chẩn đoán nhầm
với UTBMTBG.
Nghiên cứu chúng tôi có một số hạn chế, là
nghiên cứu hồi cứu và thực hiện đa trung tâm
nên chưa có sự thống nhất hoàn toàn về mặt kỹ
thuật, lại thực hiện trên cỡ mẫu nhỏ, vì vậy nên
hạn chế đánh giá đầy đủ đặc điểm của u.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 165
KẾT LUẬN
Các dấu hiệu thường gặp với tỉ lệ trên 50% là
dãn đường mật trong gan 88,6%, tín hiệu thấp
trên T1W 97,1%, tín hiệu cao trên T2W 100%,
hạn chế khuếch tán 69,6%, dấu hiệu hình bia (+)
trên DWI 52,2%, 57,1% bắt thuốc viền thì động
mạch, 57,1% bắt thuốc viền thì động mạch và lấp
dần vào trung tâm ở thì muộn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chong YS et al (2012). "Differentiating mass-forming
intrahepatic cholangiocarcinoma from atypical hepatocellular
carcinoma using gadoxetic acid-enhanced MRI." Clin Radiol,
67(8):pp: 766-773.
2. Jeong HP et al (2013). "Small intrahepatic mass-forming
cholangiocarcinoma: Target sign on diffusion-weighted
imaging for differentiation from hepatocellular carcinoma."
Abdom Imaging, 38(4):pp: 793-801.
3. Jeong HT et al (2013). "Gadoxetate Disodium–Enhanced MRI
of Mass-Forming Intrahepatic Cholangiocarcinomas:
Imaging-Histologic Correlation." AJR Am J Roentgenol,
201(4):pp: W603-W611.
4. Maetani Y et al (2001). "MR Imaging of Intrahepatic
Cholangiocarcinoma with Pathologic Correlation". AJR Am J
Roentgenol., 176(6):pp: 1499-1507.
5. Mamone G et al (2015). "Intrahepatic mass-forming
cholangiocarcinoma: enhancement pattern on Gd-BOPTA-
MRI with emphasis of hepatobiliary phase". Abdom Imaging,
40(7):pp: 2313-22
6. Nguyễn Thị Phương Đan (2017). Khảo sát sự khác biệt giữa
ung thư đường mật ngoại vi và ung thư biểu mô tế bào gan
biệt hóa kém trên X quang cắt lớp điện toán, Luận án chuyên
khoa II, Đại học Y dược TPHCM.
7. Ni T et al (2018). "Different MR features for differentiation of
intrahepatic mass-forming cholangiocarcinoma from
hepatocellular carcinoma according to tumor size". Br J R,
91:pp: 201- 205.
8. Péporté AR, Zech CJ et al (2012). "Imaging features of
intrahepatic cholangiocarcinoma in Gd-EOB-DTPA-enhanced
MRI." Eur J Radiol, 82:pp: e101-e106.
9. Philippe S et al (1995). "MR imaging of intrahepatic
cholangiocarcinoma." Abdom Imaging, 20(2):pp: 126-130.
10. Rihyeon K, et al (2015). "Differentiation of intrahepatic mass-
forming cholangiocarcinoma from hepatocellular carcinoma
on gadoxetic acid-enhanced liver MR imaging." Eur Radiol.,
26:pp:1089-1094.
11. Sharon ZA, Sudharshan P and Frank HM (2015). "Intrahepatic
cholangiocarcinomas mimicking other lesions." Abdom
Imaging, 40(7):pp: 2345–2354.
12. Vilgrain V et al (1997). "Intrahepatic Cholangiocarcinoma:
MRI and Pathologic Correlation in 14 Patients." J Comput
Assist Tomogr, 21:pp: 59-65.
13. Yang L et al (2017). "Imaging features of intrahepatic mass-
forming cholangiocarcinomas on Gd-BOPTA-enhanced MRI."
Int J Clin Exp, 10:pp: 2992-300.
14. Yusuhn K et al (2012). "Intrahepatic Mass-forming
Cholangiocarcinoma: Enhancement Patterns on Gadoxetic
Acid–enhanced MR Images". Radiology, 264(3):pp: 751-760.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_cong_huong_tu_cua_ung_thu_bieu_mo_duong_mat_trong_g.pdf