Đặc điểm cận lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh ở người cao tuổi nhiễm trùng tiểu tại khoa nội điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Thống Nhất

Tài liệu Đặc điểm cận lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh ở người cao tuổi nhiễm trùng tiểu tại khoa nội điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Thống Nhất: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 17 ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG, VI SINH VẬT GÂY BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI NHIỄM TRÙNG TIỂU TẠI KHOA NỘI ĐIỀU TRỊ THEO YÊU CẦU BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Hoàng Ngọc Vân*, Hoàng Thị Tuyết*, Phạm Kim Ơi*, Nguyễn Thị Cẩm Tú*, Đặng Thị Thùy Quyên*, Đỗ Thị Thắm*, Hồ Thị Thanh Tâm* TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm trùng đường tiết niệu là nhiễm trùng ở bàng quang và ở thận được đặc trưng bởi sự hiện diện một số lượng đáng kể vi khuẩn và bạch cầu trong nước tiểu. Nhiễm trùng tiểu có thể tái đi tái lại nhiều lần đặc biệt ở người cao tuổi. Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh ở bệnh nhân nhiễm trùng tiểu cao tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Xét nghiệm máu: Tỷ lệ tăng bạch cầu: 42%; tỷ lệ tăng CRP: 85,5%; tỷ lệ tăng procalcitonin 59,7%. Nước tiểu có: Bạch cầu: 73,9%; hồng cầu: 50,7%; protein: 44,9%; nitri...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm cận lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh ở người cao tuổi nhiễm trùng tiểu tại khoa nội điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 17 ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG, VI SINH VẬT GÂY BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI NHIỄM TRÙNG TIỂU TẠI KHOA NỘI ĐIỀU TRỊ THEO YÊU CẦU BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Hoàng Ngọc Vân*, Hoàng Thị Tuyết*, Phạm Kim Ơi*, Nguyễn Thị Cẩm Tú*, Đặng Thị Thùy Quyên*, Đỗ Thị Thắm*, Hồ Thị Thanh Tâm* TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm trùng đường tiết niệu là nhiễm trùng ở bàng quang và ở thận được đặc trưng bởi sự hiện diện một số lượng đáng kể vi khuẩn và bạch cầu trong nước tiểu. Nhiễm trùng tiểu có thể tái đi tái lại nhiều lần đặc biệt ở người cao tuổi. Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh ở bệnh nhân nhiễm trùng tiểu cao tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Xét nghiệm máu: Tỷ lệ tăng bạch cầu: 42%; tỷ lệ tăng CRP: 85,5%; tỷ lệ tăng procalcitonin 59,7%. Nước tiểu có: Bạch cầu: 73,9%; hồng cầu: 50,7%; protein: 44,9%; nitrit: 39,1%; glucose: 36,2%. Vi sinh vật gây bệnh: Ecoli: 53,6%, Staphylococcus: 11,6%; Klebsiella spp 8,7%; Pseudomonas. aeruginosa 8,7%; Nấm Candida 10,1%; Enterococus faecalis: 7,2%; Acinetobacter: 5,8%; Proteus mirabilis: 1,4%; Citrobacter Koseri: 1,4%. Kết luận: Người cao tuổi nhiễm trùng tiểu có sự gia tăng các yếu tố viêm. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là: E.coli, Staphylococcus. Klebsiella spp, Pseudomonas. aeruginosa, nấm candida...Trong nước tiểu có nhiều bạch cầu, hồng cầu, protein, nitrit, glucose. Từ khóa: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đặc điểm cận lâm sàng, vi sinh vật ABSTRACT CHARACTERISTICS OF SUBCLINICAL AND MICROORGANISMS OF ELDERLY URINARY TRACT INFECTIONS IN GENERAL INTANAL MEDICINE AT THONG NHAT HOSPITAL Hoang Ngoc Van, Hoang Thi Tuyet, Pham Kim Oi, Nguyen Thi Cam Tu, Dang Thi Thuy Quyen, Do Thi Tham, Ho Thi Thanh Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 17 - 21 Background: Urinary tract infection is an infection of the bladder and the kidney. Urinary tract infection is characterized by large amount of bacteria and leukocytes in urine. Urinary tract infection can be repeated many times, especially in the elderly. Objective: To study the characteristics of subclinical, pathogenic microorganisms in elderly urinary tract infections Methods: prospective, descriptive cross - comparison Results: Blood tests: leukocytosis ratio: 42%; CRP rate: 85.5%; Procalcitonin 59.7%. Urine with: Leukemia: 73.9%; RBC: 50.7%; protein: 44.9%; Nitrite: 39.1%; Glucose: 36.2%. Pathogenic microorganisms: E.coli: 53.6%, Staphylococcus: 11.6%; Klebsiella spp 8.7%; Pseudomonas. aeruginosa 8.7%; Candida 10.1%; Enterococcus faecalis: 7.2%; Acinetobacter baumannii: 5.8%; Proteus mirabilis: 1.4%; Citrobacter Koseri: 1.4%. * Bệnh viện Thống Nhất Tác giả liên lạc: BSCKII Hoàng Ngọc Vân ĐT: 0988881789 Email: hoangvan.minh@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 18 Conclusions: Elderly urinary tract infection had increased inflammatory factors. Bacteria mainly: E.coli, Staphylococcus, Klebsiella spp, Pseudomonas. aeruginosa, Candida... In urine had more leukemia, RBC, protein, nitrite, glucose. Keywords: urinary tract infections, clinical features access, microorganism ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay còn có tên gọi khác là nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh do vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và phát triển trong đường tiết niệu hoặc cũng có thể do vi khuẩn từ máu vào cư trú tại đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do niệu đạo phụ nữ ngắn hơn nên vi khuẩn di chuyển tới bàng quang phụ nữ nhanh hơn(1). Ở người cao tuổi có thể gặp cả nhiễm trùng tiểu trên (viêm thận bể thận, áp-xe quanh thận, áp-xe thận) và nhiễm trùng tiểu dưới (viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo). Do đặc điểm ở người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh kèm theo đặc biệt hay gặp các rối loạn về tâm thần (sa sút trí tuệ) và tiểu không kiểm soát được nên nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn các nhóm tuổi trẻ hơn(3). Trên thực tế có rất nhiều nghiên cứu về nhiễm trùng tiểu trên các đối tượng khác nhau như trẻ em, phụ nữ mang thai, nhiễm trùng tiểu bệnh viện Nhưng nghiên cứu về nhiễm trùng tiểu ở người cao tuổi thì còn ít. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng, vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng tiểu ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa Nội điều trị theo yêu cầu bệnh viện Thống Nhất. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bao gồm 100 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới nằm điều trị nội trú tại khoa Nội điều trị theo yêu cầu bệnh viện Thống nhất từ 01.09.2015 đến 30.09.2016, các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: Nhóm bệnh nhân cao tuổi 69 người, nhóm bệnh nhân <60 tuổi 31 người. Tiêu chuẩn chọn bệnh Nhóm nghiên cứu Các bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại khoa Nội điều trị theo yêu cầu được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu; tuổi ≥60 tuổi, cấy nước tiểu (+) Nhóm chứng Các bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại khoa Nội điều trị theo yêu cầu được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu; tuổi <60 tuổi, cấy nước tiểu (+) Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, - Số lượng khúm vi khuẩn <105 khúm, khúm khuẩn cấy ra không thuần nhất Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu mô tả cắt ngang có so sánh. Định nghĩa các biến được thu thập - Người cao tuổi là người ≥60 tuổi(5) - Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu: Cấy nước tiểu (+), Số lượng khúm vi khuẩn >105 khúm, khúm khuẩn cấy ra thuần nhất thuần nhất một loại vi khuẩn. - Bệnh nhân vào viện được hỏi bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu, siêu âm bụng. Xử lý xử số liệu Phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows. Phép kiểm chi bình phương (Chi-squard test) dùng để so sánh tỷ lệ giữa các nhóm nghiên cứu hoặc phép kiểm chính xác Fisher (Fisher’s exact test) khi có > 20% tần số mong đợi trong bảng < 5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 19 KẾT QUẢ Bảng 1. Tuổi và giới của bệnh nhân nhiễm trùng tiểu. Giới tính Chung (n=100) Nhóm <60t (n=31) Nhóm ≥60t (n=69) p Tuổi trung bình 71,66 ± 8,79 52,11 ± 7,79 73,87 ± 9,72 <0,001 Nam, n (%) 28 (28,0) 7 (22,6) 21 (30,4) 0,418 Nữ, n (%) 72 (72,0) 24 (77,4) 48 (65,6) p <0,001 <0,001 <0,001 Bảng 2. Yếu tố viêm của bệnh nhân nhiễm trùng tiểu. Yếu tố viêm Chung (n=100) Nhóm <60t (n=31) Nhóm ≥60t (n=69) p Bạch cầu tăng, (n%) 56,0 (56,0) 27,0 (87,1) 29,0 (42,0) <0.001 CRP tăng, (n,%) 83,0 (83,0) 24,0 (77,4) 59,0 (85,5) 0,319 Procalcitonin, tăng (n%) 58,0 (58,0) 23,0 (74,2) 35,0 (50,7) 0,028 Bảng 3. Đặc điểm siêu âm hệ tiết niệu của bệnh nhân nhiễm trùng tiểu. Triệu chứng lâm sàng Chung (n=100) Nhóm <60t (n=31) Nhóm ≥60t (n=69) p Bướu TLT, (n%) 16(16,0) 3(9,7) 13(18,8) 0,248 Dày thành bàng quang, (n,%) 12(12,0) 2 (6,5) 10(14,5) 0,252 Sỏi thận, niệu quản, (n,%) 16(16,0) 7(25,9) 9(13,0) 0,229 Bảng 4. Tác nhân gây bệnh Vi khuẩn Chung (n=100) Nhóm <60t (n=31) Nhóm ≥60t (n=69) p E.coli, n (%) 52 (52,0) 15 (38,4) 37 (53,6) 0,628 Staphylococcus, (n%) 11 (11,0) 3 (9,7) 8 (11,6) 0,777 Klebsiella.spp, (n,%) 11 (11,0) 5 (16,1) 6 (8,7) 0,272 Pseudomonas aeruginosa (n,%) 10 (10,0) 4 (13,0) 6 (8,7) 0,517 Candida (n,%) 9 (9,0) 2 (6,5) 7 (10,1) 0,551 Enterococcus feacalis (n,%) 7 (7,0) 2 (6,5) 5 (7,2) 0,885 Acinetobacter baumanni (n,%) 4 (4,0) 0 (0,0) 4 (5,8) 0,171 Proteus mirabilis, (n,%) 2 (2,0) 1 (3,2) 1 (1,4) 0,557 Citrobacter koseri (n,%) 1 (1,0) 0 (0,0) 1 (1,4) 0,501 Bảng 5. Biểu hiện nước tiểu của bệnh nhân nhiễm trùng tiểu. Thành phần (n=100) Nhóm <60t (n=31) Nhóm ≥60t (n=69) p Bạch cầu, (n%) 68 (68,0) 17 (54,8) 51 (73,9) 0,059 Hồng cầu, (n%) 55 (55,0) 20 (64,5) 35 (50,7) 0,199 Nitrit, (n%) 46 (46,0) 19 (61,3) 27 (39,1) 0,039 Protein, (n%) 53 (53,0) 22 (71,0) 31 (44,9) 0,016 Glucose, (n%) 35 (35,0) 10 (31,0) 25 (36,2) 0,532 BÀN LUẬN Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu: Tuổi trung bình của toàn nhóm nghiên cứu là 71,66 ± 8,79 tuổi; nhóm ≥60 tuổi có tuổi trung bình là 73,87 ± 9,72, nhóm <60 tuổi là 52,11 ± 7,79, Sự khác biệt về tuổi giữa nhóm ≥60 tuổi và nhóm <60 tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,001) Trong toàn nhóm nghiên cứu hay nhóm người cao tuổi và nhóm trẻ tuổi tỷ lệ nữ cao hơn nam, sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê (p<0,001). Không có sự khác biệt giữa nam và nữ ở nhóm người cao tuổi và nhóm <60 tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với y văn cũng như của nhiều tác giả Tỷ lệ nữ nhiễm trùng tiểu nhiều hơn nam là do niệu đạo của nữ ngắn hơn nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào bàng quang hơn(1) Ngoài ra niệu đạo của nữ cũng gần với hậu môn và âm đạo hơn, là nơi có nhiều vi khuẩn dễ xâm nhập vào bàng quang. Các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ nữ bị nhiễm trùng tiểu luôn cao hơn nam.Tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả: Trương Quang Vinh(8) Tuổi trung bình nghiên cứu là 45 tuổi, do chúng tôi nghiên cứu ở đối tượng người cao tuổi. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 20 Vi khuẩn gây bệnh Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli 53,6%,Tụ cầu 11,6%, Klebsiella spp 8,7%, Pseudomonas aeruginosa 8,7%, Nấm Candida 10,1%. Không có sự khác biệt về tác nhân gây bệnh giữa 2 nhóm người cao tuổi và nhóm <60 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của các tác giả: Trần Thị Thanh Nga(7)năm 2013 nghiên cứu 708 bệnh nhân nhiễm trùng tiểu có kết quả cấy dương tinh với vi khuẩn. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu chiếm tỷ lệ cao lần lượt là E. coli, Enterococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella.spp, Candida; cũng tương đương với kết quả của tác giả Trần Quang Bính(6) bệnh viện Chợ Rẫy. Các tác nhân gây bệnh cũng chủ yếu là các vi khuẩn như trên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của các tác giả: Trương Quang Vinh(8) và cộng sự E. coli 42, 4%, Klebsiella.spp 18,7%, Staphylococcus 15,9%, Pseudomonas aeruginosa 1,8%, Proteus mirabilis 1,1%. Có sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả có lẽ do đối tượng nghiên cứu của tác giả có lứa tuổi khác chúng tôi, và các bệnh nhân chủ yếu là bệnh ngoại trú. Kết quả chúng tôi cũng khác với Đặng Mỹ Hương(2): E.coli 38,3%; Acinetobacter 10,4%; Pseudomonas Aeruginosa 6,2%. Có lẽ do cỡ mẫu của tác giả lớn hơn so với chúng tôi và tác giả nghiên cứu nhiễm trùng tiểu trên bệnh nhân toàn bệnh viện và tất cả các lứa tuổi tác giả khác. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nhiễm nấm Candida 10,1%, cao hơn của kết quả nghiên cứu của cũng khác Lê Đình Hiếu(4) tỉ lệ nhiễm nấm là 5,5%, do các bệnh nhân của chúng tôi cao tuổi, có nhiều người nhập viện nhiều lần nằm tại ICU nên bị nhiễm khuẩn bệnh viện trong dó có nhiễm nấm. và ngoài ra còn phụ thuộc vào kỹ thuật lấy bệnh phẩm, thời gian từ khi đưa bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm, trang thiết bị phòng xét nghiệm và các điều trị bệnh nhân trước khi nhập viện. Kết quả siêu âm bụng Trong nghiên cứu kết quả siêu âm bụng có 18,8% bệnh nhân có phì đại tiền liệt tuyến; 13,0% có sỏi thận hoặc sỏi niệu quản và 14,5% dày thành bàng quang. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm ≥60 tuổi và nhóm <60 tuổi. Sỏi thận và niệu quản là một trong những yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng tiểu. Trong nghiên cứu của chúng tôi người cao tuổi nhiễm trùng tiểu có sỏi thận là 13%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với tác giả Lê Đình Hiếu(4) tỷ lệ nhiễm trùng tiểu có sỏi thận là 41,9%. Có sự khác nhau là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người cao tuổi, cơ cấu bệnh nền của mỗi khoa, mỗi bệnh viện là khác nhau; Các biểu hiện phản ứng viêm toàn thân Bệnh nhân nhiễm trùng tiểu phần lớn đều có tăng CRP (83%); tăng procalcitonon (58%) và tăng bạch cầu (56%). Người cao tuổi có tỷ lệ tăng bạch cầu, tăng procalcitonin thấp hơn nhóm <60 tuổi. Sự khác biệt này có có ý nghĩa (p <0,001; p=0,028). Điều này lý giải khả năng do nhóm bệnh nhân trẻ tuổi có phản ứng viêm toàn thân mạnh hơn nhóm người cao tuổi. Người cao tuổi do mắc cùng lúc nhiều bệnh đặc biệt như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch khi bi nhiễm trùng phản ứng viêm rất kín đáo, đôi khi không có biểu hiện. Các biểu hiện ở nước tiểu Biểu hiên nước tiểu của bệnh nhân nhiễm trùng tiểu chủ yếu là bạch cầu,hồng cầu, nitrit và protein niệu. Có sự khác biệt về nitrit và protein niệu ở nhóm ≥60 tuổi và nhóm <60 tuổi (p<0,05). Hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu của 2 nhóm không có sự khác biệt (p>0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của các tác giả: Từ Thị Hoàng Phương(9). Tỷ lệ bạch cầu trong nước tiểu 66,7%; Nitrit 50%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của các tác giả: hồng cầu và protein nước tiểu là 41,7%. Sự khác biệt này do tác giả nghiên cứu trên đối tượng là trẻ em. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 21 KẾT LUẬN Vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu là: E.coli, Staphylococcus. Klebsiella spp, Pseudomonas aeruginosa, nấm candida. Không có sự khác biệt giữa vi khuẩn gây bệnh ở người cao tuổi và người trẻ tuổi. Tỷ lệ gia tăng các yếu tố viêm ở người cao tuổi nhiễm trùng tiểu ít hơn người trẻ (p<0,05). Trong nước tiểu ở phần lớn bệnh nhân nhiễm trùng tiểu có nhiều bạch cầu, hồng cầu, protein, nitrit, glucose. Trước tình hình kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, vấn đề đặt ra cho bác sĩ lâm sàng làm sao biết được tình trạng nhiễm trùng tiểu trong khoa mình, bệnh viện mình (về vi khuẩn gây bệnh, đề kháng kháng sinh) để vừa điều trị tốt cho bệnh nhân và kéo dài tuổi thọ các kháng sinh còn đang có hiệu lực. Vì vậy việc điều trị kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm trùng tiểu phải tuân thủ theo đúng các hướng dẫn điều trị. Tất cả các bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng tiểu phải được cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bur A (2010), “Cunha Urosepsis in critical care”, Infectious diseases in Critical care, p.288-294 2. Đặng Mỹ Hương (2011), “Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu tại bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 15(2), trang 304 – 309. 3. Hsueh PR, Hoban DJ, Carmeli Y (2011), “Consensus review off the epidemiology and appropriate antimicrobial therapy of complicated urinary tract infections in Asia-Pacific region”, Journal of infection, 63(2), p 114-123 4. Lê Đình Hiếu (2004), “Nhiễm trùng tiểu trong bệnh sỏi thận tại khoa Niệu bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 8(2), trang 117 – 126. 5. Luật người cao tuổi. Luật số 39/2009/QH12 của Quốc hội 6. Trần Quang Bính (2013) “Nhiễm trùng tiểu: Vi sinh học và tình hình đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 2007 - 2011”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 17(2), trang 122 – 127. 7. Trần Thị Thanh Nga (2013), “Tác nhân gây nhiễm trùng tiểu và tình hình đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 17(1), trang 578 – 581. 8. Trương Quang Vinh (2013), “Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu được phân lập tại trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 17(4), trang 269 – 274. 9. Từ Thị Hoàng Phương (2005), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 9(1), trang 42 – 45. Ngày nhận bài báo: 02/10/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/10/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/11/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_can_lam_sang_vi_sinh_vat_gay_benh_o_nguoi_cao_tuoi.pdf
Tài liệu liên quan