Đặc điểm bệnh lý nhiễm ký sinh trùng - Vi nấm đường ruột trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh

Tài liệu Đặc điểm bệnh lý nhiễm ký sinh trùng - Vi nấm đường ruột trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh: ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG-VI NẤM ĐƯỜNG RUỘT TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP. HCM Nguyễn Thanh Liêm*, Nguyễn Hữu Chí**, Trần Xuân Mai*, Lê Đức Vinh*** TÓM TẮT Khảo sát 310 bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 10 năm 2003, kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng-vi nấm đường ruột là 22,58%, trong đó tỉ lệ nhiễm vi nấm đường ruột 16,13%, và nhiễm ký sinh trùng đường ruột 7,4%. Tỉ lệ nhiễm vi nấm hạt men là 9,68%, Candida sp. 6,54%, giun móc 2,9%, Strongyloides stercoralis 1,61%, Giardia lamblia 1,29%, Blastocystis hominis 0,97%, Cryptosporidium sp. 0,32%, và Entamoeba coli 0,32%. Nhiễm vi nấm đường ruột nói chung (Candida sp. và những vi nấm hạt men khác) có khả năng là 1 tác nhân gây tiêu chảy ở bệnh nhân HIV/AIDS. SUMMARY INTESTINAL FUNGAL AND PARASITIC INFECTIONS IN HIV/AIDS PATIEN...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh lý nhiễm ký sinh trùng - Vi nấm đường ruột trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG-VI NẤM ĐƯỜNG RUỘT TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP. HCM Nguyễn Thanh Liêm*, Nguyễn Hữu Chí**, Trần Xuân Mai*, Lê Đức Vinh*** TÓM TẮT Khảo sát 310 bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 10 năm 2003, kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng-vi nấm đường ruột là 22,58%, trong đó tỉ lệ nhiễm vi nấm đường ruột 16,13%, và nhiễm ký sinh trùng đường ruột 7,4%. Tỉ lệ nhiễm vi nấm hạt men là 9,68%, Candida sp. 6,54%, giun móc 2,9%, Strongyloides stercoralis 1,61%, Giardia lamblia 1,29%, Blastocystis hominis 0,97%, Cryptosporidium sp. 0,32%, và Entamoeba coli 0,32%. Nhiễm vi nấm đường ruột nói chung (Candida sp. và những vi nấm hạt men khác) có khả năng là 1 tác nhân gây tiêu chảy ở bệnh nhân HIV/AIDS. SUMMARY INTESTINAL FUNGAL AND PARASITIC INFECTIONS IN HIV/AIDS PATIENTS IN HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES IN HCM CITY Nguyen Thi Thanh Liem, Nguyen Huu Chi, Tran Xuan Mai, Le Duc Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 106 – 109 The result of researching on 310 HIV/AIDS patients in Hospital for Tropical Diseases in HCM City, from October 2002 to October 2003, has showed that the prevalence of intestinal fungi and parasites was 22.58%. The prevalence of intestinal fungi was 16.13%, and the prevalence of intestinal parasites was 7.4%. The infected rate of yeasts was 9,68%, followed by Candida sp. 6,54%, hookworm 2,9%, Strongyloides stercoralis 1,61%, Giardia lamblia 1,29%, Blastocystis hominis 0,97%, Cryptosporidium sp. 0,32%, and Entamoeba coli 0,32%. Intestinal fungi is likely to cause diarrhea in HIV/AIDS patients. ĐẶT VẤN ĐỀ HIV/AIDS đã thực sự trở thành đại dịch toàn cầu, khi số lượng bệnh nhân bị nhiễm không ngừng gia tăng qua các năm. HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm sức đề kháng giảm dần rồi kiệt quệ hoàn toàn. Khi đó, người bệnh sẽ bị nhiễm các mầm bệnh cơ hội, các mầm bệnh này có thể là ký sinh trùng, vi nấm, vi trùng và siêu vi trùng. Theo y văn thế giới, những nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột khá cao (30% - 40%) ở bệnh nhân AIDS(3,5), nhất là các ký sinh trùng đơn bào như Cryptosporidium spp., Isospora spp., Cyclospora spp.. Ngoài ra, tình trạng miễn dịch suy giảm còn tạo thuận lợi cho vi nấm đường ruột phát triển. ở Senegal, tỉ lệ nhiễm Candida albicans đường tiêu hoá ở bệnh nhân HIV/AIDS là 7,6 %(5). Ở nước ta, cho đến nay chưa có một báo cáo nào tổng kết tình hình bệnh lý ký sinh trùng-vi nấm đường ruột trên bệnh nhân HIV/AIDS một cách toàn diện và có hệ thống. Vì vậy, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu: -Xác định tỉ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng- vi nấm đường ruột trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 10 năm 2003. * Bộ môn Ký sinh trùng - Đại học Y Dược TP. HCM. ** Bộ môn Nhiễm - Đại học Y Dược TP. HCM. *** Bộ môn Ký sinh trùng - Vi nấm - TT Đào Tạo và Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế TP. HCM. 106 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 -Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các loại bệnh ký sinh trùng-vi nấm đường ruột mà chúng tôi phát hiện được trong nghiên cứu này. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đã chuyển sang giai đoạn AIDS (theo CDC 1993), được điều trị nội trú tại Bệnh Viện Bệnh Nhệt Đới, trong thời gian từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 10 năm 2003. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu ( ) 2 /2-1 2 P)P(1Z n d −= α Với =1,96 ( /2-12Z α ) P = 0,04 (Trần Thị Kim Dung và cộng sự (1), tỉ lệ nhiễm Cryptosporidium spp. ở bệnh nhân HIV/AIDS là 4,17%) d = 0,05 (sai số cho phép) Từ đó tính được n = 59 Như vậy, nếu tính thêm hiệu ứng thiết kế thì số mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu này là: N = 118 bệnh nhân. Phương pháp thu thập mẫu và xét nghiệm chẩn đoán ký sinh trùng-vi nấm Mẫu phân được cố định bằng F2AM, sau đó đem soi trực tiếp và nhuộm theo phương pháp Ziehl- Neelsen cải tiến để tìm ký sinh trùng, vi nấm. Đối với vi nấm, những trường hợp soi trực tiếp thấy nhiều tế bào nấm hạt men có hay không kèm theo sợi nấm giả được coi là dương tính. Thu thập số liệu bằng bảng thu thập số liệu. KẾT QUẢ Tổng số mẫu thu thập được là 310, nữ giới chiếm 14,2%, nam giới 85,8%. Tuổi trung bình là 27,19 ± 7,48 tuổi. 82,90% bệnh nhân sinh sống ở Thành Phố Hồ Chí Minh, và chủ yếu ở các quận nội thành. Tỉ lệ bệnh nhân được tìm thấy một hoặc nhiều tác nhân ký sinh trùng-vi nấm đường ruột là 22,58%. 16,13% là tỉ lệ bệnh nhân được tìm thấy vi nấm phát triển rất nhiều trong phân, bao gồm cả những trường hợp chỉ thấy tế bào hạt men đơn thuần; những trường hợp vừa thấy tế bào hạt men, vừa thấy sợi tơ nấm giả (Candida sp.); và kể cả những trường hợp vừa tìm thấy vi nấm, vừa tìm thấy ký sinh trùng đường ruột khác. Chỉ có 7,40% bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Bảng 1: tỉ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng-vi nấm đường ruột Ký sinh trùng-vi nấm đường ruột Tần số Phần trăm Vi nấm hạt men 28 9,03% Candida sp. 19 6,13% Giun móc 8 2,58% Strongyloides stercoralis 4 1,29% Entamoeba coli bào nang 1 0,32% Cryptosporidium sp. 1 0,32% Blastocystis hominis 3 0,97% Giardia lamblia bào nang 2 0,65% Giardia lamblia hoạt động 1 0,32% Vi nấm hạt men + giun móc 1 0,32% Candida sp. + Giardia lamblia bào nang 1 0,32% Vi nấm hạt men + Strongyloides stercoralis 1 0,32% Không tìm thấy ký sinh trùng hoặc vi nấm (KTT KST-VN) 240 77,42% Tổng: 310 100% Bảng 2: tỉ lệ nhiễm các ký sinh trùng-vi nấm đường ruột riêng biệt Tác giả khác Ký sinh trùng-vi nấm đường ruột Tác giả Mỹ (4) Brazil (3) India (6) Vi nấm hạt men 9,68% Candida sp. 6,45% Giun móc 2,90% 0,83% S. stercoralis 1,61% 2,5% Entamoeba coli 0,32% 10% 13% Cryptosporidium sp. 0,32% 6% 7% 10,8% Blastocystis hominis 0,97% 0,5% 3,3% Giardia lamblia 1,29% 55% 16% 8,3% 107 Bảng 3: tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng-vi nấm đường ruột ở bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy Tác giả khác Ký sinh trùng-vi nấm đường ruột Tác giả Thái Lan(7)Senegal(5) Italia (2) Vi nấm hạt men 13,5% Candida sp. 9,5% 7,6% Giun móc 1,6% S. stercoralis 1,6% 8% E.coli 0,8% Cryptosporidium sp. 0,8% 19,2% 8,2% 21,54% Blastocystis hominis 0,8% 2,5% 10,77% G. lamblia 1,6% 3,8% 6,15% Bảng 4: Liên quan giữa vi nấm đường ruột và tiêu chảy Tiêu chảy Không tiêu chảy Tổng Vi nấm 29 17 46 KTT KST-VN 88 150 238 Tổng: 117 167 284 814,10 2 =χ ; (p = 0,001 <0,01); PR = 1,70 Bảng 5: Liên quan giữa vi nấm hạt men và tiêu chảy Tiêu chảy Không tiêu chảy Tổng Vi nấm hạt men 17 11 28 KTT KST-VN 88 150 238 Tổng: 105 161 268 909,5 2 =χ ; (p = 0,015 < 0,05); PR = 1,6 Bảng 6: Liên quan giữa nấm Candida sp. và tiêu chảy Tiêu chảy Không tiêu chảy Tổng Candida sp. 12 6 18 KTT KST-VN 88 150 238 Tổng: 100 156 256 198,6 2 =χ ; (p = 0,013 < 0,05); PR = 1,80 BÀN LUẬN Tình hình nhiễm ký sinh trùng-vi nấm đường ruột Tỉ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng được xem là ký sinh trùng cơ hội ở bệnh nhân HIV/AIDS chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn so với những báo cáo của nước ngoài; còn những loại ký sinh trùng khác tỉ lệ nhiễm cũng không đáng kể; tỉ lệ nhiễm vi nấm đường ruột tương đối cao trong nhóm khảo sát (Bảng 2). Chúng tôi chỉ dừng lại ở mức xác định có nhiễm vi nấm đường ruột hay không bằng phết phân soi trực tiếp thấy rất nhiều tế bào hạt men hoặc những trường hợp thấy sợi tơ nấm giả thì được xem là dương tính, chúng tôi không đi sâu định danh từng loài. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng-vi nấm đường ruột trên bệnh nhân HIV/AIDS giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của các nước khác cho thấy nhiễm vi nấm đường ruột chưa được quan tâm ở các nước; tỉ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột nói chung là thấp hơn nhiều so với các tác giả khác, có thể do đặc điểm bệnh HIV/AIDS ở Việt Nam khác so với các nước, bệnh nhân thường mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội khác rầm rộ hơn và đe doạ tính mạng bệnh nhân trước khi bệnh lý cơ hội đường ruột có điều kiện gây bệnh; đồng thời hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi sinh sống tập trung ở nội thành Thành Phố Hồ Chí Minh, là nơi có điều kiện vệ sinh môi trường và ý thức vệ sinh cá nhân khá tốt, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng sẽ thấp. Ngược lại, tỉ lệ nhiễm vi nấm đường ruột lại cao, có thể do những bệnh nhân trong nhóm khảo sát thường nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng đa cơ quan, kéo dài, đã được sử dụng kháng sinh phổ rộng lâu ngày trước đó, nên tạo cơ hội cho vi nấm đường ruột phát triển ngoài yếu tố suy giảm miễn dịch do HIV gây ra. Ngoại trừ giun móc, tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng-vi nấm đường ruột khác đều cao ở nhóm bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy so với quần thể bệnh nhân HIV/AIDS nói chung, cho thấy khả năng gây bệnh của các loại ký sinh trùng-vi nấm này ở bệnh nhân HIV/AIDS. Đặc điểm của các bệnh ký sinh trùng- vi nấm đường ruột Triệu chứng tiêu chảy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân nhiễm vi nấm đường 108 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 ruột nói chung và nhóm bệnh nhân không tìm thấy ký sinh trùng-vi nấm đường ruột (p < 0,01; PR = 1,7) (Bảng 4); giữa nhóm có sự hiện diện của vi nấm hạt men trong phân và nhóm không tìm thấy ký sinh trùng-vi nấm đường ruột (p < 0,05; PR = 1,6) (Bảng 5); và giữa nhóm có sự hiện diện của Candida sp. trong phân và nhóm không tìm thấy ký sinh trùng-vi nấm đường ruột (p = < 0,05; PR = 1,8) (Bảng 6). Vậy những bệnh nhân HIV/AIDS có vi nấm đường ruột trong phân nói chung có khả năng bị tiêu chảy với những mức nguy cơ khác nhau (từ 1,6 đến 1,8 lần). Do đó, nhà lâm sàng cần đặc biệt quan tâm đến tác nhân vi nấm đường ruột ở những bệnh nhân HIV/AIDS có biểu hiện tiêu chảy. Vì số bệnh nhân nhiễm các loại ký sinh trùng khác rất thấp, nên chưa thể thống kê được những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác đặc trưng cho từng loài ở bệnh nhân HIV/AIDS. KẾT LUẬN Qua khảo sát 310 trường hợp bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh, trong thời gian từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 10 năm 2003, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau: -Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng-vi nấm đường ruột là 22,58%, trong đó phần lớn là nhiễm vi nấm đường ruột (16,13%), tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột chỉ chiếm 7,4% tổng số bệnh nhân. -Tỉ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng được xem là ký sinh trùng cơ hội ở bệnh nhân HIV/AIDS chiếm tỉ lệ khá thấp, cụ thể: Cryptosporidium sp. (0,32%), Giardia lamblia (1,29%), Blastocystis hominis (0,97%), Strongyloides stercoralis (1,61%). -Tỉ lệ nhiễm của các loại ký sinh trùng khác tìm thấy trong nghiên cứu này bao gồm giun móc (2,9%), Entamoeba coli (0,32%). -Vi nấm đường ruột có thể là 1 tác nhân gây tiêu chảy ở bệnh nhân HIV/AIDS. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trần thị Kim Dung, Lê Quang Đang, Trần Phủ Mạnh Siêu, Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Trần Vinh Hiển (1997), “Tình hình nhiễm trùng bào tử đường ruột Cryptosporidium sp. tại Trung Tâm Bệnh Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 1/1996 đến tháng 7/1997”, Tạp chí Y học, 1(4), tr. 41-45. 2 Brandonisio O, Maggi P, Panaro MA, Lisi S, Andriola A, Acquafredda A, Angarano G (1999), “Intestinal protozoa in HIV-infected patients in Apulia, South Italy”, Epidemiol Infect, 123(3), pp. 457-62. 3 Cimerman S, Cimerman B, Lewi DS (1999), “Prevalence of intestinal parasitic infections in patients with acquired immunodeficiency syndrome in Brazil”, Int J Infect Dis, 3 (4), pp. 203-6. 4 Esfandiari A, Jordan WC, Brown CP (1995), “Prevalence of enteric parasitic infection among HIV- infected attendees of an inner city AIDS clinic”, Cell Mol Biol, (41)1, pp. 19-23. 5 Gassama A, Sow PS, et al (2001), “Ordinary and opportunistic enteropathogens associated with diarrhea in Senegalese adults in relation to human immunodeficiency virus serostatus”, Int J Infect Dis, 5(4), pp. 192-8. 6 Mohandas, Sehgal R, Sud A, Malla N (2002), “Prevalence of intestinal parasitic pathogens in HIV- seropositive individuals in Northern India”, Jpn J Infect Dis, 55(3), pp. 83-4. 7 Waywa D, Kongkriengdaj S, Tiengrim S et al (2001), “Protozoan enteric infection in AIDS related diarrhea in Thailand”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 32(2), pp. 151-5. 109

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_benh_ly_nhiem_ky_sinh_trung_vi_nam_duong_ruot_tren.pdf
Tài liệu liên quan