Tài liệu Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của đồng bào các dân tộc tại một số tỉnh miền núi phía Bắc: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
812
ĐA DẠNG THỰC PHẨM TRONG BỮA ĂN CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC
TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Lê Thị Quyên, Vũ Đăng Toàn
Trung tâm Tài nguyên Thực vật
TÓM TẮT
Đa dạng thực phẩn trong bữa ăn hàng ngày nhằm đảm bảo được dinh dưỡng cân bằng. Đa
dạng thực phẩm của các hộ nông dân của ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lào Cai được điều tra bằng sử
dụng bảng câu hỏi. Thực phẩm được tiêu thụ tại cả 3 tỉnh có các nhóm lương thực (lúa, ngô), nhóm
rau, nhóm protein (cá, thịt, sữa), nhóm quả. Các nhóm lúa, rau được 100% các hộ sử dụng thường
ngày, các nhóm cá, thịt, sữa và nhóm quả chỉ có hơn 10% số hộ được sử dụng. Người dân ăn đủ
ngày 3 bữa và không có bữa phụ. Các nhóm thực phẩm được sử dụng của Hà Giang, Lào Cai và
Sơn La lần lượt là 3,60; 4,23 và 2,97. Qua kết quả cho thấy đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng
ngày của người dân còn rất thấp so với yêu cầu là 8/16 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của FAO.
Từ khóa: Đa dạng thực phẩm, bữa ă...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của đồng bào các dân tộc tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
812
ĐA DẠNG THỰC PHẨM TRONG BỮA ĂN CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC
TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Lê Thị Quyên, Vũ Đăng Toàn
Trung tâm Tài nguyên Thực vật
TÓM TẮT
Đa dạng thực phẩn trong bữa ăn hàng ngày nhằm đảm bảo được dinh dưỡng cân bằng. Đa
dạng thực phẩm của các hộ nông dân của ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lào Cai được điều tra bằng sử
dụng bảng câu hỏi. Thực phẩm được tiêu thụ tại cả 3 tỉnh có các nhóm lương thực (lúa, ngô), nhóm
rau, nhóm protein (cá, thịt, sữa), nhóm quả. Các nhóm lúa, rau được 100% các hộ sử dụng thường
ngày, các nhóm cá, thịt, sữa và nhóm quả chỉ có hơn 10% số hộ được sử dụng. Người dân ăn đủ
ngày 3 bữa và không có bữa phụ. Các nhóm thực phẩm được sử dụng của Hà Giang, Lào Cai và
Sơn La lần lượt là 3,60; 4,23 và 2,97. Qua kết quả cho thấy đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng
ngày của người dân còn rất thấp so với yêu cầu là 8/16 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của FAO.
Từ khóa: Đa dạng thực phẩm, bữa ăn, dinh dưỡng, miền núi phía Bắc
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, vấn đề dinh
dưỡng và thực phẩm được quan tâm đặc biệt và
trở thành lĩnh vực được ứng dụng rộng rãi
trong công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao
chất lượng cuộc sống con người, đặc biệt là
đồng bào các dân tộc vùng cao, những nơi mà
không có đủ lương thực, thực phẩm để sử dụng
hoặc không có tiền để mua (Đỗ Văn Hàm,
2007). Dinh dưỡng được xác định qua nguồn
thực phẩm sử dụng, cũng như khẩu phần ăn
hàng ngày. Mỗi loại thực phẩm chứa các chất
dinh dưỡng khác nhau nên chế độ ăn uống cần
đa dạng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ
thể (Nguyễn Ý Đức, 2000).
Sơn La, Hà Giang, Lào Cai là những
tỉnh thuộc miền núi biên giới phía Bắc của
Việt Nam. Hoạt động kinh tế của người dân
tại những vùng này chủ yếu vẫn là dựa vào
sản phẩm nông nghiệp tự cung tự cấp, chăn
nuôi và một phần thu nhập qua sản phẩm của
rừng nên hộ nghèo vẫn phổ biến (Tổng cục
Thống kê, 2011), tỷ lệ hộ nghèo tương ứng tại
3 tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lào Cai là 23,94%;
23,21%; 17,94%. (Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội, 2014). Những tỉnh miền núi cũng
là nơi mà có tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao,
người dân địa phương cũng chưa quan tâm
nhiều đến vấn đề thực phẩm và thành phần
bữa ăn cũng như lượng dinh dưỡng họ tiêu
thụ (Đỗ Văn Hàm, 2007).
Nghiên cứu sự đa dạng nguồn thực phẩm
cũng như khẩu phần ăn của người dân tại 3 tỉnh
Hà Giang, Sơn La, Lào Cai được thực hiện
nhằm đánh giá lượng dinh dưỡng tiêu thụ tại
địa bàn nghiên cứu cũng như đa dạng sinh học
tại địa phương. Nghiên cứu này được thực hiện
trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổ chức nâng
cao năng lực cộng đồng Khu vực Đông Nam Á
và Trung tâm Tài nguyên thực vật.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu và điều tra thông tin về đa
dạng thực phẩm và đa dạng khẩu phần ăn trong
24h của đồng bào các dân tộc tại 3 tỉnh Hà
Giang, Lào Cai, Sơn La.
Tổng số 120 hộ nông dân thuộc 3 tỉnh Hà
Giang, Lào Cai, Sơn La được lựa chọn để
phỏng vấn (30 hộ/xã, 2 xã/tỉnh). Cụ thể: Tỉnh
Hà Giang: Xã Bạch Ngọc và xã Ngọc Minh,
huyện Vị Xuyên; Tỉnh Sơn La: Xã Nà Ớt và xã
Chiềng Ve, huyện Mai Sơn; tỉnh Lào Cai: Xã
Tả Phìn và xã Hầu Thào, huyện Sa Pa.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thông tin được thu thập thông qua các
nguồn thứ cấp, điều tra cơ bản dựa trên bảng
câu hỏi theo phương pháp của M Savy (2005)
để phân tích đa dạng thực phẩm tại địa phương
thông qua phỏng vấn trực tiếp từng hộ nông
dân trên địa bàn về khẩu phần ăn trong 24h.
Phỏng vấn được tiến hành ở 02 thời điểm khác
nhau, trong giai đoạn đói và giai đoạn no.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu
thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
813
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thông tin về giới tính, độ tuổi của người
cung cấp thông tin và nguồn thu nhập
Kết quả cho thấy, số lượng nữ giới và
nam lần lượt là 132 và 48. Độ tuổi của người
tham gia phỏng vấn tại Hà Giang dao động từ
21- 77 tuổi, Lào Cai là 19 - 69 tuổi và Sơn La
là 20 – 60 tuổi. Độ tuổi trung bình của người
được phỏng vấn tại cả 3 tỉnh là 36,79 trong khi
độ tuổi trung bình của người phỏng vấn tại
riêng từng tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La lần
lượt là 37,43; 36,2; 36,76 (Bảng 1). Nhóm
người phỏng vấn ở nhiều độ tuổi khác nhau,
hầu hết mọi người trong nhóm phỏng vấn sinh
ra và sống tại địa phương trong một thời gian
tương đối dài, có nhiều kinh nghiệm, kiến thức
văn hóa của địa phương.
Bảng 1. Thông tin chung của người được phỏng vấn
Tỉnh Tuổi Trung bình
Giới tính (Số người) Thành phần dân tộc
Nam Nữ
Hà Giang 37,43 25 35 75% Tày, 15% Mông, 5% Nùng, 5% Dao
Lào Cai 36,2 7 53 50% Dao, 50% Mông
Sơn La 36,76 16 44 100% Thái
Trung bình 36,79
Thành phần dân tộc tại 3 tỉnh có sự khác
nhau giữa các thành viên tham gia phỏng vấn.
Tại tỉnh Sa Pa, 100% là dân tộc Thái; tại Lào
Cai là 50% Thái, 50% H’Mông và tại Hà
Giang thành phần dân tộc khá đa dạng, có Tày,
H’Mông, Nùng, Dao, trong đó dân tộc Tày cao
nhất, chiếm 75%.
Nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp.
Tuy nhiên sản phẩm từ hoạt động nông nghiệp
chủ yếu để phục vụ cho gia đình, khi thừa mới
mang đi bán. Bên cạnh đó, họ có thể làm một số
việc khác để kiếm thêm thu nhập như đi làm
thuê, kiếm củi trong rừng mang về bán (Hà
Giang, Lào Cai, Sơn La), hái lá Giang bán (Hà
Giang), trồng thảo quả (Lào Cai). Kết quả khảo
sát mức sống hộ gia đình năm 2012, khi tính mức
thu nhập theo vùng trên cả nước cho thấy vùng
Tây Bắc có mức thu nhập thấp nhất cả nước
(998.800đ/ khẩu/tháng), trong khi đó vùng Đông
Nam bộ đạt 3.016.400đ/khẩu/tháng, Tây Nguyên
1.643.300 đ/khẩu/tháng,... Mức thu nhập quá
thấp, phụ thuộc chính vào nông nghiệp nên khó
có thể đảm bảo được cuộc sống no đủ cho người
dân tại các tỉnh Tây Bắc nói riêng và các tỉnh
miền núi phía Bắc của Việt Nam nói chung.
Theo phong tục tập quán của dân tộc
vùng cao tại 3 tỉnh thì thường có những lễ hội
chính: Hội lúa mới (tại Hà Giang, Lào Cai),
Tết Nguyên Đán, rằm tháng bảy (Hà Giang,
Lào Cai, Sơn La). Vào những ngày lễ hội này,
người dân địa phương thường sử dụng một số
loại thực phẩm như thịt lợn, gà, cá, trâu, bò
nên lượng thực phẩm được tiêu thụ cao hơn so
với ngày thường rất nhiều.
3.2. Đa dạng nguồn gốc của thực phẩm
Bảng 2 cho thấy nguồn thực phẩm cung
cấp cho các bữa ăn của các tỉnh không có sự
khác biệt, đặc biệt là các nhóm thịt, cá, hoa quả
có rất ít loại (tỉnh Hà Giang, Lào Cai có 5 loại
quả, Sơn La chỉ có 4 loại quả). Kết quả cho thấy
mức độ sử dụng quả không thường xuyên và
không nhiều; đối với nguồn cung cấp rau thì đa
dạng hơn, thường trồng theo mùa. Sự đa dạng
về chủng loại rau có sự khác biệt lớn. Tại Lào
Cai vào mùa đông do thời tiết khắc nghiệt, mùa
đông lạnh, sương muối và mưa tuyết người dân
gần như không có rau ăn. Sơn La, Hà Giang
mùa đông vẫn có từ 1 đến 2 loại rau được người
dân trồng trong vườn để tiêu dùng trong gia
đình, cũng tương tự như đối với nguồn thực
phẩm khác, nước uống của người dân tại 3 tỉnh
cũng có sự khác biệt lớn đó là nguồn nước lấy
từ núi đá. Tuy vậy, Hà Giang và Sơn La người
dân còn sử dụng nước mưa để uống. Thêm vào
đó, người dân tại Hà Giang còn biết dùng cam
thảo để đun với nước để uống.
Thực phẩm mà người dân sử dụng tại địa
phương chủ yếu là tự cung tự cấp, ngoài ra chỉ
20% thực phẩm là có trao đổi với bên ngoài.
Bên cạnh những lọai rau trồng trong vườn nhà
thì có rất nhiều loại được thu hái ngoài tự nhiên,
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
814
có một số loại rau được sử dụng ở cả 3 tỉnh như
rau dớn, rau chua, măng; ngoài ra ở tỉnh Hà
Giang còn sử dụng lá rừng để làm men lá nấu
rượu; tỉnh Lào Cai thì có nhiều loại cây thuốc sử
dụng để tắm và chữa bệnh.
Bảng 2. Đa dạng nguồn gốc thực phẩm tại tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La
Nhóm thực
phẩm
Hà Giang Sơn La Lào Cai
Lúa Lúa lai
Lúa địa phương
Lúa lai
Lúa địa phương
Lúa lai
Lúa địa phương
Ngô Ngô lai
Ngô địa phương
Ngô lai
Ngô địa phương
Ngô lai
Ngô địa phương
Rau - Trồng vườn nhà: Cà chua, dưa
chuột, đậy, bí ngô, mướp, ngải
cứu, khoai môn, cà tím, mùng
tơi, súp lơ, xà lách, hành, tỏi,
- Hái từ rừng, nương: Rau sắng,
rau dớn, rau chua, tầm bóp,
măng, rau pao, rút rừng, rong
rừng (rừng), củ mài, hoa chuối
rừng, cần dại, rau má.
- Trồng vườn nhà: Đậu Hà
Lan, mướp đắng, rau cải
Thái, bí ngô, su hào, đậu
trạch, súp lơ, bắp cải,
mướp,...
- Hái từ rừng, nương: Măng
các loại, khoai sọ, bò khai,
sắng, vón vén, cỏ mần trầu,
rau chua, rau sam, rau dớn,
rau sắng.
- Trồng vườn nhà: Các
loại rau cải, ngồng su
hào, cải mèo, khoai sọ,
bí ngô, đậu, (nhưng
mùa đông không trồng
được vì lạnh).
- Thu, hái từ rừng:
Măng, rau dớn, mép,
thòm bóp, rau chua, bồ
công anh, cây sâm đất,
vừng dân tộc, cải mèo,
rau diếp cá, rau chân vịt,
cây củ khởi.
Thịt Còn thịt gà, vịt gia đình tự nuôi
và để ăn là chính. Không có loài
nào bắt từ rừng
Nuôi lợn, gà, vịt, dê để ăn
không bán. Không có loài
nào bắt từ rừng
Nuôi gà, lợn, vịt nhưng
ít. Không có loài bắt từ
rừng, nuôi để ăn là chính
Cá Cá nuôi tại ao nhà là chủ yếu. Có
một số bắt ở sông suối, đi mua là
rất ít.
Cá nuôi ở ao nhà hoặc bắt ở
suối.
Cá không nuôi, ở địa
phương có rất ít cá.
Cay ăn quả - Một số quả hái trên rừng: Quả
vải rừng, dâu da rừng, chuối
- Vườn trồng: Chuối, dưa chuột,
cam, mơ
- Mua ngoài chợ: Dưa hấu, xoài,
- Hoa quả: Trong vườn nhà
có bưởi, xoài, nhãn trồng
- Không đi mua, không có
loại nào thu hái từ rừng
- Trồng đào, lê, mận,...
- Không mua ngoài.
- Một số loại thu hái từ
rừng nhưng không biết
tên.
Rượu - Rau: Chủ yếu làm từ lá rừng,
có số ít làm từ men gạo.
- Tất cả các bữa ăn hầu như đều
có rượu và uống nhiều hơn vào
các dịp lễ, tết, mùa đông.
- Đa số các nhà đều nấu rượu.
- Chủ yếu là rượu gạo:
Không uống hàng ngày
trong bữa ăn mà dùng nhiều
trong các dịp lễ, tết, cưới
hỏi. Một vài hộ nấu rượu.
- Rượu làm từ gạo.
Không uống thường
xuyên trong bữa ăn, thi
thoảng mọi người mới
uống. Hay uống vào dịp
Tết, lễ hội, cỗ. Trời lạnh
uống nhiều hơn. Một vài
hộ nấu rượu.
Nước, trà Sử dụng nước lấy từ núi đá, nước
mưa. Đun cây cam thảo đất với
nước sôi để uống
Sử dụng nước lấy từ núi đá,
nước mưa.
Sử dụng nước lấy từ núi
đá.
Kết quả tương tự cũng được Nguyễn Ý
Đức (2007) chỉ ra, theo đó tại huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La 80% thực phẩm là tự sản xuất cũng
như là nguồn thức ăn chính cho các hộ gia
đình, ngoài các sản phẩm tự sản xuất (lúa, một
số loại rau) và các loại mọc trong tự nhiên thì
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
815
các nhóm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
như rau ăn lá màu xanh đậm, các loại đậu, các
loại thịt và một số loại quả là thấp. Nguồn thực
phẩm tại địa phương nghèo nàn, đặc biệt là
những nguồn thực phẩm cung cấp sắt cho cơ
thể như thịt, trứng, cá, thủy sản, đậu đỗ đó
cũng là lý do khiến số lượng trẻ em dưới 5 tuổi
vùng núi Tây Bắc bị thiếu máu và thiếu
vitamin A tiền lâm sản ở mức 43%, trung bình
toàn quốc là 29,2% (Báo cáo điều tra dinh
dưỡng, 2009-2010).
3.3. Đa dạng khẩu phần ăn
Qua điểu tra khẩu phần ăn trong 24h cho
thấy khẩu phần ăn của các hộ gia đình tại 3 tỉnh
Hà Giang, Lào Cai, Sơn La. Về thành phần bữa
ăn không có sự khác biệt giữa 3 tỉnh. Về số
lượng bữa ăn, cả 3 tỉnh đều có 3 bữa ăn chính
và không có bữa phụ. Trong bữa ăn sáng
thường có cơm, rau xanh; bữa trưa và tối được
đánh giá là cao hơn bữa sáng, ngoài cơm và rau
xanh thì còn có một số thực phẩm làm từ thịt,
cá, ốc, đậu (Bảng 3).
Bảng 3 cho thấy, thành phần bữa ăn
không đa dạng, chủ yếu tập trung vào các
nhóm thực phẩm chính là cơm và rau ăn lá có
mầu xanh đậm, trong đó 100% người đân có sử
dụng gạo (FG1) trong 24h, 94,44 % các hộ có
sử dụng các loại rau ăn lá như rau cải, su su, bí
ngô, bí xanh (FG4). Đối với nhóm FG4 thì
100% hộ dân tại Lào Cai sử dụng trong bữa ăn,
còn tại Hà Giang là 90% và Sơn La là 93,33%
hộ dân. Các loại rau xanh này đều là do các hộ
dân tự canh tác trong vườn nhà và trên nương
rẫy. Bên cạnh các loại rau xanh thì các loại rau
bản địa cũng được sử dụng (FG5), trung bình
là 25%, trong đó có các loại măng, rau dớn, rau
đắng, rau má. Kết quả tương tự cũng được tìm
thấy tại Burkina Faso, theo đó lương thực có
tới 99,9% các hộ sử dụng cho các bữa ăn của
họ, rau ăn là 98%, rất ít các hộ có sử dụng thịt,
cá (M Savy và cộng sự, 2006).
Nó cũng bao gồm các nhóm thực phẩm ít
phổ biến như thịt, thịt nội tạng, trứng, cá và hải
sản với tần số xuất hiện không nhiều, có nhóm
thịt (FG9) là được sử dụng nhiều hơn với
10,56%; còn các nhóm thực phẩm FG8, FG10,
FG11 tần suất sử dụng thấp hơn, tương ứng là
1,11%; 5,56%; 1,67%. Một số nhóm thực
phẩm liên quan đến gia vị như FG14, FG15,
FG16 được sử dụng với tỷ lệ không cao, tương
ứng 36,11%; 7,78%; 30%.
Bảng 3. Nhóm thực phẩm sử dụng trong 24h
Đơn vị: %
Nhóm thực phẩm Hà Giang Lào Cai Sơn La TB
FG1: Ngũ cốc 100,00 100,00 100,00 100,00
FG2: Loại rễ/củ màu trắng 5,00 3,33 1,67 3,33
FG3: Rau củ nhiều vitamin A 5,00 6,67 3,33 5,00
FG4: Rau ăn lá màu xanh đậm 90,00 100,00 93,33 94,44
FG5: Loại rau khác 46,67 3,33 25,00 25,00
FG6: Các loại quả nhiều vitamin A 6,67 0,00 0,00 2,22
FG7: Các loại quả khác 0,00 0,00 0,00 0,00
FG8: Nội tạng 0,00 0,00 3,33 1,11
FG9: Thịt tươi 8,33 15,00 8,33 10,56
FG10: Các loại trứng 5,00 6,67 3,33 5,00
FG11: Cá và hải sản 3,33 1,67 0,00 1,67
FG12: Cây loại đậu 13,33 16,67 6,67 12,22
FG13: Sữa và các sản phẩm từ sữa 0,00 3,33 3,33 2,22
FG14: Dầu ăn và chất béo 33,33 40,00 28,33 42,22
FG15: Đồ ngọt 10,00 6,67 0,00 5,56
FG16: Gia vị và đồ uống 33,33 40,00 20,00 49,44
FG1-FG16: 16 nhóm thực phẩm phân loại theo FAO.
Bảng 4 cho thấy, trung bình mỗi hộ sử
dụng 3,60/16,00 nhóm thực phẩm trong 24h,
thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của FAO
(8/16) về việc tiêu thụ thực phẩm sao cho đảm
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
816
bảo dinh dưỡng. Theo đó, trung bình các nhóm
thực phẩm được sử dụng của Hà Giang, Lào
Cai, Sơn La lần lượt là 3,60; 4,23 và 2,97. Điều
đó cho thấy tại các tỉnh miền núi phía Bắc vấn
đề dinh dưỡng vẫn chưa được quan tâm và chú
trọng cao, người dân chưa xây dựng cho mình
khái niệm dinh dưỡng trong bữa ăn, mà với họ
chỉ là làm thế nào được ăn đủ 3 bữa/ngày và
không bị đói, đặc biệt trong những tháng giáp
hạt, giai đoạn đỉnh điểm của thiếu lương thực.
Phản ánh bữa ăn đạm bạc của đồng bào
các dân tộc vùng cao, đặc biệt là của các em
học sinh nội trú được đề cập rất nhiều. Những
cặp lồng cơm các em mang theo không thể
đảm bảo dinh dưỡng khi chỉ có cơm trắng và
muối vừng, nước canh. Ăn không đủ chất tăng
nguy cơ bị suy dinh dưỡng đặc biệt ở trẻ nhỏ
(Nguyễn Ý Đức, 2007). Kết quả khảo sát tỷ lệ
suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5
tuổi theo vùng sinh thái cho thấy vùng núi và
cao nguyên phía Bắc có 33,7% trẻ em bị suy
dinh dưỡng, chỉ thấp hơn vùng Tây Nguyên
(35,2%) và cao hơn tất cả các vùng trong cả
nước như Đông Nam bộ (19,2%), Đồng bằng
sông Hồng (25,5%), Đồng bằng sông Cửu
Long (28,2%), Bắc miền Trung và ven biển
miền Trung (31,4%) (Báo cáo điều tra dinh
dưỡng, 2009-2010).
Bảng 4. Trung bình số nhóm thực phẩm sử dụng trong 24h
Tỉnh Trung bình số nhóm thực phẩm
Hà Giang 3,60
Lào Cai 4,23
Sơn La 2,97
Trung bình 3,60
IV. KẾT LUẬN
Dinh dưỡng, thực phẩm đóng vai trò
quan trọng đối với cuộc sống, sức khỏe của con
người. Nguồn thực phẩm được tiêu thụ tại địa
bàn nghiên cứu chỉ đạt trung bình 3,60/16.
Thực phẩm chủ yếu là các loại rau xanh (tự
trồng và thu hái từ tự nhiên), một số nguồn
thực phẩm như cá, thịt, trứng, tần suất sử
dụng rất thấp và bắt đầu có hiện tượng suy
giảm đa dạng sinh học tại các địa phương (suy
giảm các giống bản địa và ngoài tự nhiên). Mỗi
ngày, người dân có 3 bữa ăn chính và không có
bữa phụ; thức ăn chính chỉ có cơm và rau xanh,
ngoài ra rất ít nhà có thực phẩm giàu dinh
dưỡng khác như thịt, cá, đậu, sữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
2014. Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo,
cận nghèo năm 2014.
2. Nguyễn Ý Đức, 2007. Dinh dưỡng và sức
khỏe. NXB Y học. p 185-192
3. Đỗ Văn Hàm, 2007. Dinh dưỡng và an toàn
thực phẩm, NXB Y học, 256
4. Tổng cục Thống kê, 2012. Kết quả số liệu
tổng hợp về khảo sát mức sống hộ gia đình
năm 2012.
5. Savy M, Y Martin Prével, P Sawadogo, Y
Kameli, and F Delpeuch, 2005. Use of
variety/diversity scores for diet quality
measurement: relation with nutrictional
status of women in a rural area in Bukina
Faso. European J. of Clinical Nutriction,
703-716.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
817
ABSTRACT
Food diversity in daily meals of ethnic minority people in some northern moutainous provinces
Le Thi Quyen, Vu Dang Toan
Food diversity in daily meals is aimed to ensure the nutritional balance. The baseline survey
was conducted for food diversity of farmers in Ha Giang, Son La and Lao Cai. Foods and foodstuff
consumed by local people in these 3 provinces were divided into following groups: cereal (rice, corn),
vegetables, protein (fish, meat, milk), fruit. Cereals and vegetables were used in every meal whereas
protein supplied food and foodstuff and fruit were rarely consumed (only 10% of the total surveyed
families). The number of meals per day was three without any snack. An average, the numbers of food
group consumed in Ha Giang, Lao Cai, and Son La were 3.60, 4.23 and 2.97, respectively. From the
study, low diversity of food and foodstuff used by minority peoples in daily meals was reported that is
much lower compared to standard of 8/16 recommended by FAO.
Keywords: Food diversity, meal, nutrition, Northern mountains
Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_271_5093_2130589.pdf