Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Tài liệu Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 65 (5/2019) No. 65 (5/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 90 ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở VÙNG ĐẤT CÁT THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN Medicinal plant diversity on sandy soil in Phan Thiet City, Binh Thuan Province Ngô Thị Cẩm Tiên(1), SV. Nguyễn Thị Tình(2), TS. Phạm Văn Ngọt(3) (1),(2),(3)Trường Đại học Sư phạm TP.HCM TÓM TẮT Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại vùng đất cát Thành phố Phan Thiết đã xác định được 211 loài, 176 chi của 70 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, 4 loài có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (2007). Hình thức sử dụng cây thuốc cũng được chia làm 3 nhóm, gồm bộ phận dùng, phương thức sử dụng và nhóm bệnh chữa trị. Dạng sống của cây thuốc được...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 65 (5/2019) No. 65 (5/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 90 ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở VÙNG ĐẤT CÁT THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN Medicinal plant diversity on sandy soil in Phan Thiet City, Binh Thuan Province Ngô Thị Cẩm Tiên(1), SV. Nguyễn Thị Tình(2), TS. Phạm Văn Ngọt(3) (1),(2),(3)Trường Đại học Sư phạm TP.HCM TÓM TẮT Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại vùng đất cát Thành phố Phan Thiết đã xác định được 211 loài, 176 chi của 70 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, 4 loài có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (2007). Hình thức sử dụng cây thuốc cũng được chia làm 3 nhóm, gồm bộ phận dùng, phương thức sử dụng và nhóm bệnh chữa trị. Dạng sống của cây thuốc được chia làm 7 nhóm, gồm cây thân thảo có 84 loài (chiếm 39,8%), cây bụi có 35 loài (16,6%), dây leo có 28 loài (13,3%), cây gỗ lớn có 9 loài (4,3%), cây gỗ vừa có 15 loài (7,1%), cây gỗ nhỏ có 37 loài (17,5%) và bán ký sinh có 3 loài (1,4%). Từ khóa: Bình Thuận, cây thuốc, đa dạng thực vật, Phan Thiết, tài nguyên thực vật ABSTRACT A servey of medicinal plant resources on sandy soil in Phan Thiet City, Binh Thuan Province was carried out. The results recorded 211 medicinal plant species, 176 genera, 70 families of two phyla of vascular plants (Polypodiophyta and Magnoliophyta). Among them, 4 species were listed in the Vietnam Red Data Book (Part II, Plants, 2007). The use of medicinal plants was classified according to their part, using mode and therapeutic group. The growth habit of medicinal plants was divided into seven groups including (1) grasses with 84 species (39.8%), (2) shrubs with 35 species (16.6%), (3) lianas with 28 species (13.3%), (4) big trees with 9 species (4.3%), (5) medium trees with 15 species (7.1%), (6) small trees with 37 species (17.5%) and (7) hemiparasites with 3 species (1.4%). Keywords: Binh Thuan, medicinal plants, plant diversity, Phan Thiet, plant resources 1. Đặt vấn đề Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận, có diện tích tự nhiên là 206,45km² với bờ biển trải dài 57,40km, nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nơi đây có nhiều gió, nhiều nắng, nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C, lượng mưa trung bình năm là 1.024 mm, độ ẩm tương đối là 79% [1]. Thành phố có cồn cát và đất cát ven biển với diện tích 153km2 [2]. Tính chất khô hạn và đất cát ven biển của Phan Thiết đã hình thành thảm thực vật và hệ thực vật đặc trưng. Năm 2014, Bùi Thanh Duy đã xây dựng cơ sở dữ liệu 111 loài thực vật thuộc 44 họ của ngành Mộc lan Email: ntctiensp@gmail.com NGÔ THỊ CẨM TIÊN và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 91 (Magnoliophyta) có ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết (gồm cây trồng và cây hoang dại) [3]. Năm 2018, Hồ Đắc Thái Hoàng và cộng sự đã công bố danh mục các loài thực vật cũng như sinh cảnh sống, dạng sống và giá trị sử dụng của chúng trên đồi cát Hồng – Mũi Né gồm có 96 loài thực vật (gồm cây trồng và cây hoang dại) thuộc 92 chi, 54 họ của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), trong đó có 3 loài được phân hạng, đánh giá cần bảo tồn trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và nhóm thực vật được sử dụng làm dược liệu có tỉ lệ cao nhất (73,6%) [4]. Có thể nói hệ thực vật ở vùng đất cát Thành phố Phan Thiết có những giá trị lớn nhưng chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Công trình này cung cấp những dẫn liệu về đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở vùng đất cát Phan Thiết làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo để bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thực vật ở nơi đây. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật trong tự nhiên có giá trị sử dụng làm thuốc ở vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu Tổng hợp, kế thừa các tài liệu khoa học đã công bố có liên quan đến hệ thực vật và thảm thực vật khu vực nghiên cứu. Quan sát và nghiên cứu bản đồ tự nhiên của vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận để định hướng cho việc điều tra khảo sát. - Thu mẫu ngoài thực địa Thu mẫu thực vật dọc theo các vùng đất cát ven biển của thành phố Phan Thiết theo sơ đồ (Hình 1). Hình 1. Sơ đồ tuyến thu mẫu ở TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ( : tuyến thu mẫu) SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019) 92 - Mẫu thực vật được thu vào 3 đợt: mùa mưa hệ thực vật phát triển mạnh nên thu 2 đợt (đợt 1 từ ngày 31/8 đến ngày 2/9/2018, đợt 2 từ ngày 12/11 đến ngày 14/11/2018) và khảo sát thêm 1 đợt vào mùa khô (đợt 3 từ ngày 10/2 đến 12/2/2019). - Mẫu thực vật được thu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [5]. Dùng kéo cắt một cành dài khoảng 30 – 40 cm và gói gọn trong các tờ giấy báo, mỗi loài thu từ 3 – 4 mẫu. Ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên, nhất là các đặc điểm dễ mất khi khô như màu sắc của hoa, quả, nhựa mủ, v.v Mẫu thu được xử lí sơ bộ ngoài thực địa bằng cồn 70o để tránh hư hỏng và được bảo quản trong túi nilon kín. Các bộ phận của mẫu được bao gói bằng giấy báo hay túi nilon, kèm theo nhãn. Trong quá trình khảo sát, thu mẫu dùng máy chụp hình ghi lại sinh cảnh, các mẫu thực vật làm thuốc. Định danh các mẫu thực vật Định danh các mẫu theo phương pháp hình thái so sánh với các tài liệu: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ Thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997); Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III (Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2003) [6,7]. Đối chiếu, so mẫu với bộ tiêu bản chuẩn Việt Nam được lưu trữ ở Bảo tàng Thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới, Thành phố Hồ Chí Minh. Tên loài được hiệu chỉnh theo The Plant List và danh lục thực vật theo Brummitt (1992) [8,9]. Xác định độ quý hiếm và nguy cấp của các loài thực vật làm thuốc qua Sách đỏ Việt Nam, Phần II: Thực vật (2007) [10]. Xác định các loài thực vật làm thuốc: Để xác định các loài cây làm thuốc, bộ phận sử dụng, công dụng dựa vào các tài liệu: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2009); Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012); Danh lục cây thuốc Việt Nam của Viện Dược liệu (2016) [10-13]. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đa dạng thành phần loài cây thuốc Chúng tôi ghi nhận được nguồn tài nguyên cây thuốc tự nhiên ở vùng đất cát Thành phố Phan Thiết có 211 loài, thuộc 70 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm đa số theo Bảng 1. Bảng 1. Phân bố các taxon trong các ngành thực vật làm thuốc ở TP. Phan Thiết Ngành Lớp Họ Chi Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Polypodiophyta 1 33,3 1 1,43 1 0,57 1 0,47 Magnoliophyta 2 66,7 69 98,57 175 99,43 210 99,53 Tổng 3 100 70 100 176 100 211 100 Trong 70 họ được ghi nhận thì 10 họ chiếm số lượng loài thực vật làm thuốc nhiều nhất: họ Đậu (Fabaceae); họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); họ Cúc (Asteraceae); họ Cà phê (Rubiaceae); họ Khoai lang (Convolvulaceae); họ Trôm (Sterculiaceae); họ Hòa thảo (Poaeae); họ Dền (Amaranthaceae); họ Cỏ roi ngựa NGÔ THỊ CẨM TIÊN và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 93 (Verbenaceae); họ Bông (Malvaceae) (Bảng 2). Tuy số lượng loài của mỗi họ không nhiều nhưng thành phần các họ thực vật ở vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết rất phong phú (211 loài thuộc 70 họ). Bảng 2. Các họ thực vật làm thuốc có số lượng loài nhiều nhất STT Họ thực vật Số lượng loài Tỷ lệ % 1 Đậu (Fabaceae) 28 13,3% 2 Thầu dầu (Euphorbiaceae) 16 7,6% 3 Cúc (Asteraceae) 10 4,7% 4 Cà phê (Rubiaceae) 8 3,8% 5 Khoai lang (Convolvulaceae) 7 3,3% 6 Trôm (Sterculiaceae) 7 3,3% 7 Hòa thảo (Poaeae) 7 3,3% 8 Dền (Amaranthaceae) 6 2,8% 9 Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 6 2,8% 10 Bông (Malvaceae) 5 2,4% 3.2. Đa dạng về dạng thân của cây thuốc Theo cách phân chia dạng cây của Nguyễn Nghĩa Thìn (2001, 2007) [5,14], tài nguyên thực vật làm thuốc ở vùng đất cát Thành phố Phan Thiết, gồm 7 nhóm dạng chính, đó là thân thảo, bụi/bụi trườn, dây leo, gỗ lớn, gỗ vừa, gỗ nhỏ và bán ký sinh (bảng 3). Trong tổng số 211 loài thực vật làm thuốc đã ghi nhận, nhóm cây thân thảo có số lượng loài nhiều nhất (84 loài chiếm 39,8%), nhóm cây bán kí sinh có số lượng loài ít nhất (3 loài, chiếm 1,4%. Bảng 3. Dạng sống của các loài cây thuốc ở vùng đất cát TP. Phan Thiết Dạng sống Số lượng Tỷ lệ % Bán kí sinh 3 1,4 Cây gỗ lớn 9 4,3 Cây gỗ vừa 15 7,1 Dây leo 28 13,3 Cây bụi/bụi trườn 35 16,6 Cây gỗ nhỏ 37 17,5 Cây thảo 84 39,8 Tổng 211 100 SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019) 94 Hình 2. Một số cây thuốc tại vùng thu mẫu 3.3. Đa dạng về giá trị sử dụng của cây thuốc Phân chia theo bộ phận dùng: Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi phân chia các bộ phận sử dụng của cây thuốc làm 7 nhóm chính, gồm toàn cây, thân - vỏ thân, rễ - vỏ rễ, lá, quả - hạt, hoa và bộ phận khác (tinh dầu, nhựa, bào tử, v.v). Trong đó, số loài sử dụng toàn cây làm thuốc (thường là cây thân thảo) chiếm tỷ lệ cao nhất (83 loài, chiếm 39,3%). Tiếp đến là dùng lá (dễ thu hái và không ảnh hưởng nhiều đến cây) với 72 loài, chiếm 34,1%; rễ - vỏ rễ (khó thu vì phải bỏ cả cây) với 72 loài, chiếm 34,1%; thân – vỏ thân với 57 loài, chiếm 27,0%; quả, hạt với 43 loài, chiếm 20,4%. Ngoài ra, các bộ phận khác (tinh dầu, nhựa, bào tử, v.v.) cũng được sử dùng làm thuốc với 10 loài, chiếm 4,7%. Cây có thể được dùng tươi hoặc phơi khô nhưng sau khi thu hái về người ta thường phơi khô và bảo quản đúng quy định để sử dụng lâu dài và tránh giảm hoạt tính (Bảng 4). NGÔ THỊ CẨM TIÊN và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 95 Bảng 4. Đa dạng các bộ phận sử dụng cây thuốc STT Bộ phận dùng cây thuốc Số loài cây thuốc Số lượng Tỷ lệ % 1 Toàn cây 83 39,3 2 Thân – vỏ thân 57 27,0 3 Rễ - vỏ rễ 72 34,1 4 Lá 72 34,1 5 Hoa 8 3,8 6 Quả, hạt 43 20,4 7 Bộ phận khác (tinh dầu, nhựa, bào tử, v.v.) 10 4,7 Phân chia theo nhóm bệnh chữa trị: Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, một cây thuốc có thể chữa được nhiều bệnh và ngược lại một căn bệnh có thể được chữa trị bằng việc kết hợp nhiều cây thuốc. Theo tài liệu của một số tác giả như Phạm Hoàng Hộ, Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Viện Dược liệu [7,11,12,13] cũng như qua quá trình điều tra nghiên cứu, chúng tôi tạm chia cây thuốc ở vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết theo 38 nhóm bệnh chữa trị (Bảng 5). Bảng 5. Các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc STT Nhóm công dụng của cây thuốc Số loài cây thuốc Số lượng Tỷ lệ % 1 Dùng bồi dưỡng cơ thể 49 23,2 2 Dùng chữa bệnh về gan 47 22,3 3 Dùng chữa bệnh về mắt 33 15,6 4 Dùng chữa bệnh về phổi 36 17,1 5 Dùng chữa bệnh tim, huyết áp 23 10.9 6 Dùng làm chất độc 13 6,2 7 Dùng cầm máu, giảm đau 20 9,5 8 Dùng chữa cảm sốt, nhức đầu 73 34,6 9 Dùng kháng khuẩn, diệt khuẩn 18 8,5 10 Dùng chữa da liễu 127 60,2 11 Dùng để giải độc 15 7,1 12 Dùng trị giun sán 20 9,5 SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019) 96 13 Dùng chữa bệnh đường hô hấp 66 31,3 14 Dùng chữa bệnh hoa liễu 22 10,4 15 Có chứa chất kích dục, chữa vô sinh 4 1,9 16 Dùng làm đẹp cho phụ nữ 7 3,3 17 Dùng trị lỵ, ỉa chảy 87 41,2 18 Dùng chữa bệnh phụ nữ 39 18,5 19 Dùng chữa bệnh về tóc, da đầu 13 6,2 20 Dùng chữa bệnh đường sinh dục nữ 35 16,6 21 Dùng chữa bệnh đường sinh dục nam 15 7,1 22 Dùng chữa sốt rét 28 13,3 23 Dùng chữa bệnh phụ nữ khi sinh và sau sinh 42 19,9 24 Dùng gây sẩy thai 6 2,8 25 Dùng chữa tiểu đường 13 6,2 26 Dùng chữa bệnh về bộ máy tiêu hóa 105 49,8 27 Dùng chữa các bệnh về thần kinh, não bộ 49 23,2 28 Dùng chữa bệnh về tuần hoàn máu 14 6,6 29 Dùng chữa bệnh tai, mũi, răng, họng 58 27,5 30 Dùng chữa bệnh về đường tiết niệu 53 25,1 31 Dùng chữa thũng, phù nề 42 19,9 32 Dùng chữa bệnh thận 26 12,3 33 Dùng làm thuốc xổ, nhuận tràng, gây nôn 26 12,3 34 Dùng chữa bệnh viêm hạch 10 4,7 35 Dùng đắp trị rắn rết, bò cạp, sâu cắn/đốt 59 28,0 36 Dùng đắp vết thương ngoài da, sưng 80 37,9 37 Dùng chữa u, bướu, ung thư 11 5,2 38 Dùng chữa các bệnh về xương khớp, gân cốt 81 38,4 Bảng 5 cho thấy, nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu vực nghiên cứu được sử dụng chữa rất nhiều bệnh. Trong đó, cây thuốc chữa nhóm bệnh ngoài da (mụn nhọt, lở ngứa, sưng viêm) chiếm tỷ lệ cao nhất (60,2%) với 127 loài và ít nhất là cây thuốc có chứa chất kích dục, chữa vô sinh với 4 loài, chiếm 1,9%. Một số loài cây thuốc thường được người dân địa phương sử dụng để chữa bệnh như Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.), Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.), Cam NGÔ THỊ CẨM TIÊN và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 97 thảo dây (Abrus precatorius L.), Bìm chân cọp (Ipomoea pes-tigridis L.), Phân chia theo phương thức sử dụng: Dựa vào cách chế biến và sử dụng cây thuốc để chữa bệnh có thể chia cây thuốc làm 2 nhóm, gồm nhóm cây thuốc dùng ngoài và nhóm cây thuốc dùng trong. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, có 172 loài cây thuốc dùng ngoài và 314 loài cây thuốc dùng trong (Bảng 6). Bảng 6. Các phương thức sử dụng cây thuốc Phương thức sử dụng Phương thức chế biến Số loài Cây thuốc dùng ngoài Nấu cao bôi 2 Lấy nhựa mủ bôi 3 Sắc nước ngậm 3 Hơ nóng chờm, đắp 4 Ngâm rượu xoa, ngậm 6 Xông hơi, làm thuốc hút 8 Xây bột đắp 12 Nấu nước tắm, rửa, gội 46 Giã lấy bã đắp 88 Cây thuốc dùng trong Nấu cao uống 8 Ngâm rượu uống 11 Xây bột uống 20 Thuốc tiêm, chế phẩm 24 Giã lấy dịch uống 29 Nấu ăn 29 Ăn sống 30 Hãm chè uống 31 Sắc uống 132 Số liệu Bảng 6 cho thấy, trong nhóm các dùng ngoài thì giã đắp có số lượng loài nhiều nhất với 88 loài, và 314 loài ở nhóm dùng trong thì sắc uống có số lượng loài cao nhất với 132 loài. Đối với nhóm dùng trong thì tán bột, sắc uống, hãm chè, v.v. thường sử dụng thân – vỏ thân, rễ - vỏ rễ, toàn cây và lá khi đã phơi khô và một số ít trường hợp dùng tươi. Còn với nhóm dùng ngoài như giã đắp, lấy nhựa mủ bôi, nấu SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019) 98 nước tắm rửa, v.v. thì thường sử dụng lá, toàn cây còn tươi. 3.4. Đa dạng về nguồn gen quý hiếm của cây thuốc Qua kết quả điều tra, vùng đất cát ven biển Thành phố Phan Thiết có 4 loài cây thuốc (chiếm 1,9% tổng số loài) có giá trị bảo tồn. Điều này hoàn toàn phù hợp nội dung ghi trong Sách đỏ Việt Nam (SĐVN 2007). Cả 4 loài này đều được xếp ở thứ hạng Nguy cấp - EN (Endangered) với mức độ suy giảm quần thể, khả năng tái sinh kém, bị khai thác kiệt quệ ngoài tự nhiên, sinh cảnh bị tác động mạnh (Bảng 7). Bảng 7. Các loài cây thuốc nguy cấp STT Tên thực vật SĐ VN 2007 1 Trâm hùng (Raphistemma hooperianum (Blume) Decne.) EN 2 Gõ mật (Sindora siamensis Miq.) EN 3 Nắp ấm (Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce) EN 4 Quỉ kiến sầu (Tribulus terrestris L.) EN 4. Kết luận Nguồn tài nguyên cây thuốc ở vùng đất cát Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận gồm 211 loài thuộc 176 chi của 70 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là Dương xỉ (Polypodiophyta) có 1 loài và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có 210 loài. Công trình đã bổ sung 92 loài cây thuốc mới cho vùng đất cát TP. Phan Thiết so với các nghiên cứu trước đây, đồng thời đã ghi nhận được 4 loài cây thuốc có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (2007). Dạng sống của cây thuốc ở khu vực nghiên cứu gồm 7 nhóm: thân thảo, cây bụi, dây leo, cây gỗ lớn, cây gỗ vừa, cây gỗ nhỏ và bán ký sinh. Ngoài ra, công trình đã ghi nhận được 7 nhóm bộ phận sử dụng, 2 phương thức dùng và 38 nhóm bệnh được chữa trị bằng các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] "Trang thông tin điện tử thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, Giới thiệu về thành phố Phan Thiết, [Online]. thiet-2.html. ," 2016. [2] "Điều kiện tự nhiên thành phố Phan Thiết. (Truy cập 05/06/2019). [Online]. " [3] B. T. Duy, "Xây dựng cơ sở dữ liệu về một số loài thực vật trên đất cát ven biển Phan Thiết-tỉnh Bình Thuận: Luận văn Thạc sĩ Sinh học chuyên ngành Sinh thái học," 2014. NGÔ THỊ CẨM TIÊN và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 99 [4] H. Đ. T. Hoàng, T. T. H. Thảo, và T. K. Duy, "Đa dạng thành phần loài thực vật phân bố ở đồi Hồng, Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận," Hue University Journal of Science: Earth Science and Environment, Tập 127, Số 4A, Trang 73-85, 2018. [5] N. N. Thìn, "Các phương pháp nghiên cứu thực vật," Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. [6] N. T. Bân, "Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam," ed: Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1997. [7] P. H. Hộ, "Cây cỏ Việt Nam, tập 1–3, Nxb Trẻ, Tp," Hồ Chí Minh, 1999. [8] R. K. Brummitt, Vascular plant families and genera. Royal Botanic Gardens, Kew, 1992. [9] "The Plant List. (Truy cập: 3/2019). [Online]. " [10] V. K. h. v. C. n. V. N. Bộ Khoa học và Công nghệ, "Sách đỏ Việt Nam, Phần II: Thực vật. Hà Nội," 2007. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ : Hà Nội [11] Đ. T. Lợi, "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam," Nhà xuất bản Y học, 2004. [12] V. V. Chi, "Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, 2," Nxb Y học, Hà Nội, 2012. [13] V. D. Liệu, "Danh lục cây thuốc Việt Nam," NXB Khoa học và Kỹ thuật, Tập 1191, 2016. [14] N. N. Thìn, N. T. Hạnh, và N. T. Nhã, "Thực vật học dân tộc-Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An," NXB. Nông nghiệp, 2001. Ngày nhận bài: 24/4/2019 Biên tập xong: 15/5/2019 Duyệt đăng: 20/5/2019 100 HỘP THƯ BẠN ĐỌC Kính gửi Quý bạn đọc, Trong số Tạp chí này, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý bạn đọc và các nhà khoa học những bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên. Ban Biên tập Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn xin trân trọng thông báo đã nhận được bài viết của rất nhiều nhà khoa học ở các chuyên ngành và lĩnh vực khác nhau. Ban Biên tập chân thành cảm ơn sự cộng tác của Quý vị. Vì điều kiện giới hạn về số lượng bài trong mỗi số, chúng tôi xin được chọn đăng ở các số Tạp chí tiếp theo. Với những bài viết đã chọn đăng trong số Tạp chí này, chắc chắn vẫn còn thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để có thể ngày một nâng cao hơn nữa chất lượng cho Tạp chí. Một lần nữa, Ban Biên tập Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn chân thành cảm ơn Quý bạn đọc, các nhà khoa học trong cả nước và mong muốn được đón nhận sự tín nhiệm lâu dài của Quý vị trong tương lai. Trân trọng. BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf27_7217_2214932.pdf
Tài liệu liên quan