Tài liệu Đa dạng cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La: 27
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.27-35
ĐA DẠNG CÂY CÓ TINH DẦU
TẠI XÃ ĐỨA MÒN, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA
Hoàng Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Thu Hiền, Vàng A Mẻ, Hoàng Văn Lực
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Kết quả điều tra đã ghi nhận được 53 loài cây có tinh dầu thuộc 41 chi, 22 họ phân bố tại xã
Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Trong 22 họ thực vật có tinh dầu, họ Hoa môi (Lamiaceae) có số loài
nhiều nhất (12 loài), họ Cúc (Asteraceae) có 8 loài, họ Gừng (Zingiberaceae) có 6 loài, họ Cam (Rutaceae) có 5
loài, các họ còn lại có 1-3 loài. 38 loài được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, 7 loài sử dụng làm rau gia vị, 7 loài
chưa được sử dụng và 1 loài trồng làm cảnh. Các loài phân bố ở độ cao từ 500- 1.600 m thuộc 7 dạng sinh cảnh
sống khác nhau.Trong số nhiều loài cho tinh dầu triển vọng, 4 loài cây có tinh dầu cần bảo vệ và 3 loài cây
thuộc họ Hoa môi cần được chú ý nghiên cứu và phát triển trong thời gian tới.
Từ khóa: Đa ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.27-35
ĐA DẠNG CÂY CÓ TINH DẦU
TẠI XÃ ĐỨA MÒN, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA
Hoàng Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Thu Hiền, Vàng A Mẻ, Hoàng Văn Lực
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Kết quả điều tra đã ghi nhận được 53 loài cây có tinh dầu thuộc 41 chi, 22 họ phân bố tại xã
Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Trong 22 họ thực vật có tinh dầu, họ Hoa môi (Lamiaceae) có số loài
nhiều nhất (12 loài), họ Cúc (Asteraceae) có 8 loài, họ Gừng (Zingiberaceae) có 6 loài, họ Cam (Rutaceae) có 5
loài, các họ còn lại có 1-3 loài. 38 loài được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, 7 loài sử dụng làm rau gia vị, 7 loài
chưa được sử dụng và 1 loài trồng làm cảnh. Các loài phân bố ở độ cao từ 500- 1.600 m thuộc 7 dạng sinh cảnh
sống khác nhau.Trong số nhiều loài cho tinh dầu triển vọng, 4 loài cây có tinh dầu cần bảo vệ và 3 loài cây
thuộc họ Hoa môi cần được chú ý nghiên cứu và phát triển trong thời gian tới.
Từ khóa: Đa dạng, thực vật có tinh dầu, xã Đứa Mòn, tỉnh Sơn La.
1. Đặt vấn đề
Tinh dầu là hỗn hợp nhiều chất thơm được tạo thành từ tecpen và sản phẩm oxy hóa
của chúng. Tinh dầu dùng làm thuốc chữa các bệnh đường hô hấp (tràm, khuynh diệp), kích
thích hệ thần kinh trung ương (hồi, quế, long não), sát trùng (sả, long não), giúp tiêu hóa,
chữa đau bụng, nôn mửa, cảm sốt, nhức đầu (khuynh diệp, quế), trị giun, chống viêm (dương
kỳ thảo)...
Theo Lã Đình Mỡi (2002), nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam rất
phong phú, đa dạng. Trên thế giới có khoảng 2.000 loài cây tinh dầu, Việt Nam có hơn 500
loài cây tinh dầu thuộc họ Cam (Rutaceae), họ Hoa môi (Limiaceae), họ Hoa tán (Apiaceae),
họ Sim (Myrtaceae), họ Ráy (Araceae)... Cây có tinh dầu là nguồn nguyên liệu để chiết tách
tinh dầu làm thuốc, làm hương liệu ứng dụng trong điều trị bệnh cho con người. Nhiều loài
cây có tinh dầu được sử dụng rộng rãi làm các loại rau gia vị trong ẩm thực, nhiều loài được
trồng trọt làm cảnh và nhiều loài cây có tinh dầu vẫn đang được sử dụng theo kinh nghiệm
dân gian... Nhiều sản phẩm tinh dầu là mặt hàng có giá trị và được buôn bán với số lượng lớn.
Tuy nhiên, ở nước ta tài nguyên thực vật cho tinh dầu chưa được chú ý phát triển mạnh, nhiều
loài có giá trị kinh tế đã bị khai thác quá mức và trở nên khan hiếm như Hoàng đàn
(Cupressus spp.), Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas)...
Trong nhiều năm gần đây, ở khu vực đã có một số nghiên cứu về cây rừng có giá trị,
nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm cây làm thuốc... Trong khi đó, nhóm cây cho dầu chưa
Ngày nhận bài: 26/4/2018. Ngày nhận đăng: 11/7/2018
Liên lạc: Hoàng Thị Thanh Hà, e-mail: hoanghatbu@gmail.com
28
được thống kê. Nhằm tìm kiếm nguồn thực vật có tinh dầu phục vụ nghiên cứu ứng dụng
trong nông nghiệp, đặc biệt các loài cây trong họ Hoa môi (Lamiaceae), chúng tôi điều tra
khảo sát thực địa và thu được những dẫn liệu ban đầu. Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp
thông tin về các loài cây có tinh dầu nhằm làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo
trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Xã Đứa Mòn là một xã vùng III, cách trung tâm huyện Sông Mã 50 km. Tổng diện
tích tự nhiên là 13.424,63 ha với 1.363 hộ thuộc 28 bản, 3 cộng đồng dân tộc sinh sống là
Thái, Mông và Khơ Mú. Trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 15/4/2018, chúng tôi đã
điều tra, khảo sát trên 8 tuyến thiết lập tại 6 bản (hình 1), bao gồm: Tuyến 1 (N 21008.648’ E
103030.376’ → Núi Ra Co → Đỉnh Te Pa → Suối La de → Khu rừng Bản Tạng Sỏn I xã Đứa
Mòn N 21008.336’ E 103031.286’); tuyến 2 (Từ bản Tạng Sỏn II xã Đứa Mòn N 21008.675’ E
103030.376’ → Suối To Lia → Nương Te Pa N 21008.352’ E103030.497’); tuyến 3 (Từ suối
Chả lại N21007.717’ E103027.381’→ Núi To Sia N21006.674’ E103027.104’); tuyến 4 (Từ No
Pu N21003.757’ E103026.444’→ Qua suối Nậm Cong N21004.627’ E103026.626’); tuyến 5 (Từ
Rừng bản Tỉa N21005.418’ E103’26.571’→ Núi Hin Pẻn N21003.26.571’ E103027.506’);
Tuyến 6 (Từ suối Nà Tấu N21005.202’ E103026.737’→ Khu rừng cấm bản Nà Tấu
N21005.222’ E103026.699’); tuyến 7 (Từ núi Nà Tấu N 21003.995’ E 103027.301’→ Núi Tong
Mông N 21004.033’ E 103027.397’); tuyến 8 (Rừng cấm bản Ngang Trạng N 21003.932’
E 103027.300’→ Suối Huổi Sa N 21005.364’ E 103026.616’).
Các tuyến điều tra phân bố
trên các đai cao và các dạng sinh cảnh
khác nhau. Chiều dài mỗi tuyến trên
10 km, đi qua độ cao từ 500-1600m.
Tên khoa học các loài cây được xác
định bằng phương pháp hình thái so
sánh và dựa vào các khóa định loại,
mô tả trong sách Cây cỏ Việt Nam
(Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000) [2]; Tài
nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt
Nam (Lã Đình Mới, 2002) [3]; Thực
vật chí Việt Nam, tập 2 (Vũ Xuân
Phương, 2000)[4].
Hình 1. Bản đồ các điểm điều tra tại xã Đứa Mòn
Đánh giá về giá trị sử dụng dựa vào phương pháp phỏng vấn có sự tham gia (PRA)
của 21 ông lang, bà mế và người dân sinh sống dọc theo 8 tuyến điều tra. Đánh giá mức độ
nguy cấp theo tài liệu Sách đỏ Việt Nam phần II - Thực vật (2007) [1] và Danh lục Đỏ cây
thuốc Việt Nam (2006).
29
3. Kết quả và thảo luận
Kết quả điều tra thực địa ghi nhận 53 loài cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn thuộc 22 họ,
41 chi (bảng 1 và hình 2).
Bảng 1. Thành phần các loài cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn
STT
Tên địa
phương
Tên khoa
học
Họ
Tên phổ
thông
Bộ
phận
sử
dụng
Phân
bố
Độ
cao
(m)
Giá trị
sử dụng
1 Ntoo Peg
Justicia
adhatoda L.
Acantheaceae Cang mai Lá RNS 668
Chữa bệnh
tâm thần,
thần kinh,
xương khớp
2 Khas cees
Acorus
calamus L.
Acoraceae
Thủy xương
bồ
Lá S 1497
Chữa bệnh
lậu
3
Qaib
ntsha
Acorus
gramineus
Soland.
Acoraceae
Thạch
xương bồ
Lá S 1499
Bồi bổ sức
khỏe
4 Txuj lom
Eryngium
foetidum L.
Apiaceae Mùi tàu
Toàn
cây
V 625
Trị đau bụng,
tiêu chảy, đầy
hơi
5 Zaub txig
Angelica
laxiflora
Diels.
Apiaceae Độc hoạt Thân rễ V 1510 Chữa cảm sốt
6 Qos leem
Homalome
na occulta
(Lour.)
Schott.
Araceae
Thiên niên
kiện
RNS 1476
7 Pos qwj
Eleutheroc
occus
trifoliatus
(L.) S.Y.Hu
Araliaceae
Ngũ gia bì
gai
Lá RNS 662
Giải rượu,
uống nhầm
thuốc, cảm
sốt
8 Pwm tshis
Ageralum
conyzoides
L.
Asteraceae Cỏ hôi N 648
9
Kuab
taws os
Artemisia
lactiflora
Wall. ex
Bess
Asteraceae
Ngải chân
vịt
Thân,
Lá
V 615
Chữa bệnh
đau đầu,
thuốc bổ sau
sinh
10
Kuab
taws
Artemisia
vulgaris L.
Asteraceae Ngải cứu Lá Đ 673
Chữa bệnh
hắc lào, ngứa
toàn thân
30
11
Paj ntshau
soob
Blumea
balsamifera
(L.) DC.
Asteraceae Đại bi Lá RTS 630
Chữa bệnh
đau đầu
12 Txha dej
Blumea
lanceolaria
(Roxb.)
Druce
Asteraceae Xương sông RTS 805
13 Pov paj
Chromolac
na odorata
(L.) King et
Robinson.
Asteraceae Cỏ Lào Lá Đ 687
Chữa bệnh
tiêu chảy
14 Pos nqeeb
Cnicus
japonicus
(DC.)
Maxim.
Asteraceae Đại Kế Rễ T 615
Chữa bệnh
đau lưng
15 Nroj Nrog
Gynura
crepidioides
Benth.
Asteraceae Rau Tàu bay
Thân,
Lá
N 688
Làm thuốc
giải độc, cầm
máu
16
Qos qab
hub
Codonopsis
javanica
(Blume.)
Hook.f.
Campanulace
ae
Đảng sâm Củ N 805 Làm thuốc bổ
17 Pias íav
Cyperus
rotundus L.
Cyperaceae Củ gấu Củ N 637
Chữa bệnh
phụ khoa
18 Yas nees
Chenopodi
um
ambrosioid
es L.
Chenopodiace
ae
Dầu giun Lá N 624
Chữa sốt, đau
dạ dày
19
Ntsuab
txhuv
Elsholtzia
blanda (Be
nth.) Benth.
Lamiaceae Chùa dù Lá RNS 1467
Chữa bệnh
lậu, sốt
20
Mlav
zoov
Elsholtzia
ciliate
(Thumb.)
Hyland.
Lamiaceae Kinh giới Lá T 1104
Chữa bệnh
đau đầu
21
Mlav dub
ntsis
Elsholtzia
flava
(Benth.)
Benth.
Lamiaceae
Hương nhu
hoa vàng
Lá Đ 705
Chữa bệnh
hắc lào, sổ
mũi
22
Hmav
roob
Elsholtzia
winitiana
Craib.
Lamiaceae
Kinh giới
núi
RNS 1496
23
Ntsiav
zoo
Hyptis
suaveolens
(L.) Poit.
Lamiaceae É lớn tròng Đ 619
31
24 Yub dawb
Ocimum
gratissimum
(L.)
Lamiaceae
Hương nhu
trắng
Lá Đ 625
Chữa bệnh
hắc lào, ngứa
toàn thân
25 Cias
Plectranthus
amboinicuc
(Lour.)
Spreng.
Lamiaceae Húng chanh Lá RTS 1032
Chữa đau
họng
26 Mlav
Perilla
fretescens
(L.)
Britton.
Lamiaceae Tía tô tím Lá RTS 1476
Dùng làm rau
gia vị
27
Mlav
nlpus
Microtoena
insuavis
(Hance)Pra
in ex Dunn.
Lamiaceae
Quan thần
hoa
Đ 1483
28
Nroj zoo
niam
Leonurus
japonicusH
outt
Lamiaceae Ích mẫu
Thân,
lá
Đ 667
Chữa bệnh
ngứa toàn
thân
29
Zaub
txwg
Ocimum
basilicum
L.
Lamiaceae Húng quế
Thân,
lá
V 686
Dùng làm rau
gia vị
30
Txuj lom
dawb
Mentha
aquatica L.
Lamiaceae Húng lũi
Thân,
lá
V 685
Dùng làm rau
gia vị
31
Txiv kos
ntsuab
Litsea
cubeba (Lo
ur.) Pers.
Lauraceae Màng tang RTS 932
32
Ntoo lov
lim
Michelia
champaca L.
Magnoliaceae Ngọc lan Lá V 543 Chữa sốt
33
Hmab
dawb
Jasminum
subtripliner
ve Blume.
Oleaceae
Chè vằng Lá RTS 626
Chữa đau
lưng
34
Kab
ntsuab
Passiflora
foetida L.
Passifloraceae Lạc tiên Lá, quả RTS 543
Chữa mất
ngủ, dị ứng
35
Nplooj
raub ris
Peperomia
pellucida
(L.) Kunth
Piperaceae Càng cua
Thân,
lá
RTS 630
Dùng làm rau
ăn sống
36
Thas laws
qus
Piper
betle L.
Piperaceae Trầu không Lá RTS 541
Chữa bệnh
đau lưng
37
Thas
Laws
Piper lolot
L.
Piperaceae Lá lốt Lá V 799
Chữa bệnh
đau nhức
xương, tan
bầm tím
32
38 Tauj dub
Cymbopog
on citratus
(DC.)
Stapf.
Poaceae Sả
Thân,
lá
V 639
Dùng làm
thuốc giải
rượu, chữa
gãy xương
39
Luam
laws
Polygonum
odoratum L
our.
Polygonaceae Rau răm
Thân,
lá
V 643
Dùng làm rau
gia vị
40 Txiv qaub
Citrus
aurantifolia
(Christm.)
Swingle
Rutaceae Chanh Lá V 705
Chữa bệnh
cảm sốt
41 Txiv lws
Citrus
maxima
(Burm.)
Merr.
Rutaceae Bưởi Rễ V 797
Chữa bệnh
đau dạ dày
42 Lws qus
Glycosmis
cochinchin
ensis
(Lour.) Pier
re
Rutaceae Bưởi bung Lá RTS 804
Chữa bệnh
nước ăn chân
43 Txiv siav
Zanthoxylm
armatum
DC.
Rutaceae Đắng cay Quả RTS 1526
Chữa bệnh
đau răng,
cảm cúm
44
Xyab
txob
Zanthoxylu
m rhetsa
(Roxb.)
DC.
Rutaceae Mắc khén Quả RTS 668
Dùng làm
gia vị
45 Kab raus
Houttuynia
cordata Th
unb.
Saururaceae Diếp cá Lá S 803 Chữa bệnh trĩ
46 Rau dej
Limnophila
rugosa
(Roth.)
Merr.
Scrophulariac
eae
Hồi nước
Thân,
Lá
S 1499
Dùng làm rau
gia vị
47 Thoj paj
Lantana
camara L.
Verbenaceae Bông ổi
Toàn
cây
V 619
Trồng làm
cảnh
48 Qhaus
Alpinia
blepharoca
lyx K.
Schum.
Zingiberaceae Riềng dại Lá RNS 627
Chữa bệnh
ho
49
Qhiav
tauj nqeeb
Alpinia
officinarum
Hance.
Zingiberaceae Riềng Củ T 937
Chữa bệnh
đau đầu
33
50 Qhiav daj
Curcuma
longa L.
Zingiberaceae Nghệ
Toàn
cây
RTS 989
Chữa bệnh
đau đầu
51
Ghiav
dub
Curcuma
zedoaria
(Christm.)
Roscoe.
Zingiberaceae Nghệ đen Củ V 627
Chữa bệnh
đau lưng, đau
bụng, bồi bổ
sức khỏe
52
Qhaus
ntsuab
Hedychium
flavescens
Carey ex
Roscoe.
Zingiberaceae Ngải tiên Lá RTS 1203
Làm tan vết
bầm tím, ứ
máu
53 Ghiav
Zingiber
officinale
Roscoe.
Zingiberaceae Gừng
Toàn
cây
V 635
Chữa ong
đốt, rắn cắn,
đau đầu
Ký hiệu: RNS: Rừng nguyên sinh; RTS: Rừng tái sinh; S: Ven suối; T: Trảng cỏ; Đ: Ven đường;
N: Nương rẫy; V: Vườn nhà
Trong số 22 họ, có 4 họ cho số loài nhiều hơn, bao gồm họ cúc (Asteraceae) có 8 loài,
họ Hoa môi (Lamiaceae) có 12 loài, họ Cam (Rutaceae) có 5 loài, họ Gừng (Zingiberaceae)
có 6 loài. Các họ còn lại có 1-3 loài.
Hình 2. Số lượng loài cây có tinh dầu trong các họ khác nhau
Ở thực vật, bộ phận chứa tinh dầu khá đa dạng, chúng có thể có ở thân rễ, thân, lá,
hoa, quả, hạt hoặc toàn cây. Các bộ phận này được sử dụng làm thuốc chữa bệnh hoặc làm
các loại rau gia vị sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày của người dân. Kết quả điều tra, thống
kê từ 21 ông lang, bà mế và những người dân có kinh nghiệm sử dụng cây có tinh dầu tại xã
Đứa Mòn, trong 53 loài cây điều tra phát hiện tại thực địa, 7 loài cây có tinh dầu nhưng chưa
được sử dụng, 1 loài cây trồng làm cảnh, 7 loài được sử dụng làm rau gia vị và 38 loài được
sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự với nghiên cứu của Nguyễn
Viết Hùng (2016) [2].
Trong số 38 loài có tinh dầu sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm của địa
phương, bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là lá với 22 loài (chiếm 57,89%); bộ phận thân rễ,
củ, rễ có 7 loài (chiếm 18,42%); bộ phận thân lá có 4 loài (chiếm 10,52%); bộ phận quả có 2
loài (chiếm 5,26%) và sử dụng toàn cây là 3 loài (chiếm 7,89%).
0
2
4
6
8
10
12
Ac
an
th
ea
ce
ae
Ac
or
ac
ea
e
Ap
ia
ce
ae
Ar
ac
ea
e
Ar
al
ia
ce
ae
As
te
ra
ce
ae
Ca
m
pa
nu
la
ce
ae
Cy
pe
ra
ce
ae
Ch
en
op
od
ia
ce
ae
La
m
ia
ce
ae
La
ur
ac
ea
e
M
ag
no
lia
ce
ae
O
le
ac
ea
e
Pa
ss
ifl
or
ac
ea
e
Pi
pe
ra
ce
ae
Po
ac
ea
e
Po
ly
go
na
ce
ae
Ru
ta
ce
ae
Sa
ur
ur
ac
ea
e
Sc
ro
ph
ul
ar
ia
ce
ae
Ve
rb
en
ac
ea
e
Zi
ng
ib
er
ac
ea
e
Số loài
34
Các loài cây chứa tinh
dầu phân bố ở các dạng sinh
cảnh sống khác nhau. Các
tuyến điều tra qua rừng nguyên
sinh phát hiện có 6 loài (chiếm
11%), rừng tái sinh có 14 loài
(chiếm 26%). Ngoài ra, người
dân cũng đã quan tâm đến việc
trồng một số loài cây có tinh
dầu trong vườn để thuận lợi
cho việc thu hái và sử dụng
trong gia đình.
Hình 3. Sự phân bố các loài
theo các dạng sinh cảnh khác nhau
Độ cao phân bố các loài cây chứa tinh dầu dao động từ 500-1.600m. Có 40 loài phân
bố chủ yếu ở độ cao dưới 1.000m như Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume.), Húng quế
(Ocimum basilicum L.), Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.)... Có 13 loài
phân bố ở độ cao trên 1.000m, tiêu biểu như Thủy xương bồ (Acorus calamus L.), Thạch
xương bồ (Acorus gramineus Soland.), Chùa dù (Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.), Hồi
nước (Limnophila rugosa (Roth.) Merr.), Đắng cay (Zanthoxylum armatum DC.)...
Tại xã Đứa Mòn có rất nhiều loài cây có tinh dầu triển vọng. Đặc biệt, trong số 12 loài
cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi mà chúng tôi quan tâm, qua điều tra chúng tôi đã phát hiện
thêm 3 loài cây có tinh dầu rất thơm, phân bố ngoài tự nhiên, có thể đây sẽ là nguồn vật liệu
quan trọng và có nhiều triển vọng cho các nghiên cứu tiếp theo,bao gồm Hương nhu hoa vàng
(Elsholtzia flava (Benth.) Benth.), É lớn tròng (Hyptis suaveolens (L.) Poit.), Quan thần hoa
(Microtoena insuavis (Hance) Prain ex Dunn.). Một số loài cây này cũng được Lã Đình Mỡi
(2002) [4] đề cập đến như những loài cây cho tinh dầu có triển vọng ở Việt Nam.
Bảng 2. Một số loài thực vật có tinh dầu cần bảo vệ
Stt Tên khoa học Tên phổ thông
Sách Đỏ
Việt Nam 2007
Danh lục
ĐCT VN
2006
1 Eleutherococcus trifoliatus(L.) S.Y.Hu Ngũ gia bì gai EN A1a,c,d+2c,d
2 Cnicus japonicus (DC.) Maxim Đại kế VU A1a,c,B1+2b,c,d
3 Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Đảng sâm VU A1a,c,d+2c,d
4 Limnophila rugosa (Roth) Merr. Hồi nước VU.A3c
* Ghi chú: EN (Nguy cấp - Endangered); VU (Sắp nguy cấp - Vulnerable; ĐCTVN: Đỏ cây thuốc Việt Nam
Bên cạnh những loài cây cho tinh dầu triển vọng, 4 loài cây bao gồm Ngũ gia bì gai
(Eleutherococcus trifoliatus(L.) S.Y.Hu), Đại kế (Cnicus japonicus (DC.) Maxim), Đảng
Sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.), Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth) Merr.)
Rừng NS
11%
Rừng TS
26%
Ven đường
13%
Ven suối
8%
Vườn nhà
26%
Trảng cỏ
6%
Nương rẫy
10%
35
là những loài có tinh dầu cần được bảo vệ, bảo tồn và phát triển trong thời gian tới tại xã
Đứa Mòn.
4. Kết luận
Kết quả điều tra thực địa ghi nhận 53 loài cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn thuộc 22 họ,
41 chi. Chúng phân bố ở 7 dạng sinh cảnh và độ cao khác nhau. Các loài cây có tinh dầu đa số
được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh (chiếm 71,7%), làm cây rau gia vị (chiếm 13,21%), làm
cảnh (chiếm 1,88%) và chưa được khai thác sử dụng (chiếm 13,21%). Bộ phận dùng làm
thuốc chủ yếu là lá với 22 loài (chiếm 57,89%); thân rễ, củ, rễ có 7 loài (chiếm 18,42%); thân
lá có 4 loài (chiếm 10,52%); quả có 2 loài (chiếm 5,26%) và sử dụng toàn cây là 3 loài (chiếm
7,89%). Trong số các loài cây cho tinh dầu triển vọng, 3 loài cây thuộc họ Hoa môi và 4 loài
cây có trong sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam cần được chú ý nghiên
cứu và bảo vệ trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu này thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, mã số B2018-TTB-13.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ
Việt Nam, Phần II - Thực Vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[2] Nguyễn Viết Hùng (2016), Đa dạng các loài cây cho tinh dầu ở Vườn quốc gia Pù Mát.
Tạp chí Khoa học công nghệ Nghệ An.
[3] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, NXB trẻ, Hà Nội.
[4] Lã Đình Mỡi (2002), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, tập 2, NXB
Nông nghiệp.
[5] Vũ Xuân Phương (2000), Thực vật chí Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
DIVERSITY OF PLANTS WITH ESSENTIAL OIL IN DUA MON
COMMUNE, SONG MA DISTRICT, SON LA PROVINCE
Hoang Thi Thanh Ha, Nguyen Thi Thu Hien, Vang A Me, Hoang Van Luc
Tay Bac University
Abstract: The research results recorded 53 species for essential oils belonging to 41 genera, 22
families distributed in Dua Mon commune, Song Ma district, Son La province.Of the 22 families, the Lamiaceae
have the highest number of species (12 species), the Asteraceae (8 species), the Zingiberaceae (6 species), the
orangutans (Rutaceae) species while the remaining families have from 1 to 3 species.38 species are used as
herbal medicine, 7 as spices vegetable, 1 for ornamental purposes, and 7 are not used. These species distribute
in the height of between 500 - 1600m in 7 different habitat types. Among many species for essential oils, four
need protecting and three need to be paid attention to do research and develop in the coming time.
Keywords: Diversity, essential oil plants, Dua Mon commune, Son La province.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_5623_2145477.pdf