Đa dạng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc thái tại xã É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Tài liệu Đa dạng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc thái tại xã É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La: 123 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 123 - 128 ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THÁI TẠI XÃ É TÒNG, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Hoàng Thị Thanh Hà1, Vũ Thị Liên1, Phạm Thị Mai1, Lò Thị Bưởi1, Nguyễn Thị Quyên1, Lê Thị Thảo1, Bùi Thị Sửu1, YAMAKAWA Rei2, Phạm Ngọc Khánh3 (1) Khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc (2) Tình nguyện viên cao cấp Nhật Bản (3) Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sapa Tóm tắt: Kết quả điều tra đã ghi nhận được 102 loài cây thuốc thuộc 87 chi, 67 họ phân bố tự nhiên tại xã É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Thân và lá là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc chữa bệnh với 27 loài chiếm 26,47%. Có 13 nhóm bệnh được điều trị bằng cây thuốc theo kiến thức bản địa của cộng đồng địa phương. Các loài cây thuốc chủ yếu phân bố ở độ cao từ 500 - 1000 m với tỷ lệ 88,24%. Trong tổng số 102 loài cây thuốc, có 2 loài cây thuốc được xếp ở mức nguy cấp, 7 loài cây thuốc được xếp ở mức sẽ nguy cấp...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc thái tại xã É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
123 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 123 - 128 ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THÁI TẠI XÃ É TÒNG, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Hoàng Thị Thanh Hà1, Vũ Thị Liên1, Phạm Thị Mai1, Lò Thị Bưởi1, Nguyễn Thị Quyên1, Lê Thị Thảo1, Bùi Thị Sửu1, YAMAKAWA Rei2, Phạm Ngọc Khánh3 (1) Khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc (2) Tình nguyện viên cao cấp Nhật Bản (3) Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sapa Tóm tắt: Kết quả điều tra đã ghi nhận được 102 loài cây thuốc thuộc 87 chi, 67 họ phân bố tự nhiên tại xã É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Thân và lá là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc chữa bệnh với 27 loài chiếm 26,47%. Có 13 nhóm bệnh được điều trị bằng cây thuốc theo kiến thức bản địa của cộng đồng địa phương. Các loài cây thuốc chủ yếu phân bố ở độ cao từ 500 - 1000 m với tỷ lệ 88,24%. Trong tổng số 102 loài cây thuốc, có 2 loài cây thuốc được xếp ở mức nguy cấp, 7 loài cây thuốc được xếp ở mức sẽ nguy cấp cần được bảo vệ. Từ khóa: Đa dạng, cây thuốc, É Tòng, Sơn La. 1. Đặt vấn đề Xã É Tòng là xã vùng 3 nằm phía Bắc huyện Thuận Châu, có tổng diện tích tự nhiên 4.247 ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 254 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 2.785 ha, diện tích đất rừng khoanh nuôi bảo vệ là 709 ha, diện tích đất khác là 469 ha. Toàn xã có 567 hộ, gồm 02 dân tộc chủ yếu. Trong đó, dân tộc Thái có 16 bản, 477 hộ với 2.320 khẩu, chiếm 80,9%. Dân tộc Mông có 03 bản, 90 hộ với 547 khẩu chiếm 19,1%. [7] Địa hình xã É Tòng khá phức tạp xen kẽ giữa các dãy núi cao là các dải thung lũng uốn lượn. Với áp lực gia tăng dân số và cuộc sống người dân phụ thuộc vào rừng nên người dân đã không ngừng tác động vào những cánh rừng nguyên sinh và rừng tái sinh để khai thác gỗ. Bên cạnh đó các thương lái ráo riết đặt hàng thu mua những loài cây thuốc quý, phân bố tự nhiên dưới các cánh rừng già. Chính vì vậy, trữ lượng các loài cây thuốc giảm sút đáng kể. Đặc biệt với những loài có khả năng tái sinh chậm thì nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng là rất cao. Bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc nơi đây là nhiệm vụ cấp bách đặt ra. Cho đến nay chưa có một thống kê cụ thể về thành phần các loài thực vật được sử dụng làm thuốc nơi đây. Vì vậy, kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc của xã. Ngày nhận bài: 30/6/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016 Liên lạc: Hoàng Thị Thanh Hà, e - mail: hoanghatbu@gmail.com 124 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Thời gian: Tháng 3/2016 - 6/2016. - Địa điểm: xã É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. - Nội dung: + Xác định thành phần các loài thực vật phân bố tự nhiên, được cộng đồng dân tộc Thái sử dụng làm thuốc. + Xác định thành phần các loài cây thuốc quý hiếm cần được bảo vệ. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp điều tra thực địa: Đánh giá thành phần các loài cây thuốc theo tuyến. Trên mỗi tuyến thu thập, thống kê các loài cây thuốc, chụp ảnh mẫu, sử dụng GPS để xác định tọa độ địa lý, độ cao phân bố cây thuốc. Hai tuyến điều tra gồm: Tuyến I, từ bản Cang qua núi Huôi Mảnh đến bản Na Mảnh. Tuyến II từ bản Cang đến bản Tở. Mẫu nghiên cứu được thu thập theo các tuyến điều tra thực địa. Các tuyến điều tra có chiều rộng 10 m, độ dài hầu hết trên 10 km qua nhiều kiểu địa hình và kiểu trạng thái thảm thực vật rừng khác nhau (quanh bản, ven suối, rừng tái sinh, rừng ẩm thường xanh trên núi đất, núi đá vôi, thảm cỏ. ). + Phương pháp nghiên cứu thực vật: Phương pháp nghiên cứu thực vật học dân tộc theo Gary J. Martin [9]. Đánh giá tính đa dạng các loài cây thuốc theo phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn [6]. + Phương pháp xác định tên khoa học: Căn cứ vào các đặc điểm hình thái so sánh của mẫu, đối chiếu với các tài liệu cẩm nang, các sách chuyên ngành có hình, từ điển cây thuốc Việt Nam [1]; Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [4], Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam [5] để đưa ra tên khoa học của các loài cây thuốc và xác định các loài cây thuốc cần bảo vệ theo sách đỏ Việt Nam [2]. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật được sử dụng làm thuốc tại xã É Tòng Qua nghiên cứu trên thực địa, phân tích, giám định tên loài dựa vào tài liệu, mẫu vật, chúng tôi đã lập bảng danh lục các loài cây có tiềm năng làm thuốc tại khu vực nghiên cứu (KVNC). Kết quả xác định được 102 loài cây thuốc thuộc 87 chi, 67 họ thuộc 2 ngành: Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó họ nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) với 8 loài, tiếp đến là họ Gừng (Zingiberaceae) với 6 loài, họ Thiên lý (Asclepiadaceae) với 4 loài, họ Mạch môn (Convallariaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) với 3 loài. Các họ còn lại có từ 1-2 loài. Sự phân bố các bậc phân loại trong ngành được thể hiện ở Bảng 1. 125 Bảng 1. Đa dạng thành phần các loài cây thuốc tại xã É Tòng Ngành thực vật Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 8 11,94 9 10,34 10 9,80 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 59 88,06 78 89,66 92 90,2 - Magnoliopsida 57 96,61 76 97,44 90 97,83 - Liliopsida 2 3,39 2 2,56 2 2,17 Tổng 67 100 87 100 102 100 Qua bảng số liệu cũng cho thấy lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm vai trò chủ đạo với số lượng lớn là 90 loài, chiếm 88,24%; 76 chi, chiếm 87,37%; 57 họ, chiếm 85,08%; lớp Hành (Liliopsida) có số lượng loài ít. 3.2. Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc của các loài cây thuốc tại xã É Tòng Bảng 2. Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc Stt Bộ phận sử dụng Số lượng loài Tỷ lệ (%) 1 Cả cây 13 12,75 2 Củ 20 19,61 3 Rễ 7 6,86 4 Thân 27 26,47 5 Lá 27 26,47 6 Hoa 1 0,98 7 Quả 6 5,88 8 Hạt 1 0,98 Tổng 102 100 Hình 1. Các bộ phận sử dụng làm thuốc Thân, lá là các bộ phận sử dụng nhiều nhất và thông dụng nhất với 27 loài, chiếm 26,47%. Tiếp theo là bộ phận củ với 20 loài, chiếm 19,61%. Các bộ phận khác như rễ, hoa, quả hạt cũng được người dân sử dụng làm thuốc. 3.3. Đa dạng về giá trị sử dụng của các loài cây thuốc tại xã É Tòng Bảng 3. Đa dạng về giá trị sử dụng của các loài cây thuốc Stt Nhóm bệnh Số lượng loài Tỷ lệ (%) 1 Bệnh thần kinh (Đau đầu, an thần...) 6 5,88 2 Bệnh hệ tiêu hóa (Lỵ, tiêu chảy, giun...) 15 14,71 3 Bệnh ngoài da (Ghẻ, mụn nhọt, bầm tím...) 4 3,92 4 Bệnh xương khớp 16 15,69 5 Bồi bổ sức khỏe (bổ máu, bồi bổ sức khỏe sau ốm...) 7 6,86 126 6 Bệnh hệ bài tiết (Gan, thận...) 12 11,76 8 Bệnh cảm (Cảm cúm, cảm sốt, cảm mạo...) 13 12,75 9 Thanh nhiệt, giải độc (Rắn cắn, cây độc) 3 2,94 10 Hệ hô hấp (Ho, viêm họng, viêm amidan...) 7 6,86 11 Bệnh phụ nữ (Sinh đẻ, điều kinh, an thai, u xơ...) 9 8,82 12 Bệnh dạ dày 7 6,86 13 Cây có độc sử dụng làm thuốc (mụn nhọt, ngoài da...) 3 2,94 Tổng 102 100 Cộng đồng người Thái xã É Tòng sử dụng cây thuốc trong việc điều trị các nhóm bệnh nhiều nhất là bệnh xương khớp với 16 loài, bệnh tiêu hóa là 15 loài, bệnh cảm là 13 loài, bệnh hệ bài tiết là 12 loài, các nhóm bệnh còn lại bao gồm từ 3 - 9 loài khác nhau. Ngoài ra, qua điều tra chúng tôi cũng phát hiện ra 3 loài cây có độc được người dân sử dụng làm thuốc với hàm lượng nhỏ, tần số sử dụng thấp và chủ yếu dùng để đắp bên ngoài. Bao gồm Lá ngón (Gelsemium elegans Benth.), Cơm nếp (Strobilanthes acrocephalus T. Anders) và Dây mật (Derris elliptica Benth.). 3.4. Đa dạng về nơi sống và độ cao phân bố các loài cây thuốc tại xã É Tòng. Bảng 4. Nơi sống và độ cao phân bố của các loài cây thuốc Stt Nơi sống Số lượng loài Tỷ lệ (%) Độ cao (m) Số lượng loài Tỷ lệ (%) 1 Ven suối 11 10,78 < 500 2 1,96 2 Rừng thứ sinh 44 43,14 500 - 1000 90 88,24 3 Ven đường 15 14,71 > 1000 10 9,80 4 Đồi nương 32 31,37 - - - Tổng 102 100 102 100 Sự phân bố các loài cây thuốc ở các đai cao khác nhau cho thấy sự đa dạng về các dạng sinh cảnh sống khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy: Đa số cây thuốc phân bố ở độ cao 500 - 1000m, với 90 loài chiếm 88,24%. Ở độ cao này, chủ yếu là các loài như Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.), Sốt rét lá nhỏ (Reineckea carnea), Đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC.), Thu hải đường lá rìa (Begonia laciniata Roxb.), Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia Craib, 1912), Mía dò (Costus speciosus Smith.).... 127 Bên cạnh đó là các vùng đồi nương, ven đường, ven suối cũng là nơi bắt gặp sự phân bố của các loài cây thuốc như Thành ngạnh lá đỏ (Cratoxylon pruniflorum Dyer.), Thùn mũn (Embelia ribes Burm.), Mã đề (Plantago asiatica L.), Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth) Merr., 1917), Ngải rợm (Tacca integrifolia Ker-Gawl, 1832), Rau đắng (Elatostema sp.).... Chính vì vậy, tán rừng là điều kiện thuận lợi cho các loài cây thuốc phát triển. Ở độ cao trên 1000 m và dưới 500 m đều bắt gặp ít các loài cây thuốc. Hình 2. Số lượng các loài cây thuốc phân bố theo độ cao. 3.5. Một số loài cây thuốc bị đe dọa cần được bảo vệ Bảng 5. Các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt cần được bảo vệ Stt Tên khoa học Tên phổ thông Mức độ đe dọa 1 Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Đảng sâm VU A1a,c,d+2c,d 2 Disporopsis longifolia Craib Hoàng tinh cách VU A1c,d 3 Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J. Smith Cốt toái bổ EN A1,c,d 4 Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Hà thủ ô đỏ VU A1a,c,d 5 Stephania brachyandra Diels, 1910 Bình vôi núi cao EN.A2c,d 6 Limnophila rugosa (Roth) Merr., 1917 Hồi nước VU.A3c 7 Curculigo orchioides Gaertn., 1988 Sâm cau VU.A1a,c,d 8 Tacca integrifolia Ker-Gawl, 1832 Ngải rợm VU.B2a,b(ii,iii,v) 9 Stemona pierrei Gagnep., 1943 Bách bộ lá nhỏ VU.B2a,b(ii,iii,iv,v) EN: Endangered - Nguy cấp, VU: Vulnerable - Sẽ nguy cấp Kết quả điều tra đã ghi nhận 9 loài cây thuốc tại xã É Tòng có mức độ đe dọa cao, nằm trong danh lục sách đỏ Việt Nam năm 2007. Trong đó 2 loài đang ở mức nguy cấp cần được bảo vệ là Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J. Smith) và Bình vôi núi cao (Stephania brachyandra Diels, 1910). 7 loài ở mức độ sẽ nguy cấp, xếp ở thứ hạng VU. 4. Kết luận Qua điều tra các loài cây thuốc tại xã É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã ghi nhận được 102 loài cây thuốc thuộc 87 chi, 67 họ. Trong đó các họ có nhiều loài nhất bao gồm họ Cúc (Asteraceae) với 8 loài, họ Gừng (Zingiberaceae) với 6 loài, họ Thiên lý (Asclepiadaceae) với 4 loài. Có 13 nhóm bệnh được điều trị theo kinh nghiệm dân gian từ các loài cây thuốc, trong đó chữa bệnh xương khớp có 16 loài, bệnh tiêu hóa có 15 loài, bệnh cảm có 13 loài, bệnh hệ bài tiết có 12 loài, các nhóm bệnh còn lại có từ 3 - 9 loài khác nhau. Có 3 loài cây thuốc có độc cần được lưu ý và tránh nhầm lẫn khi sử dụng. 128 Trong tổng số 102 loài cây thuốc được ghi nhận, có 9 loài cây thuốc có tên trong danh lục sách đỏ Việt Nam năm 2007. Trong đó 2 loài đang ở mức nguy cấp cần được bảo vệ, 7 loài ở mức độ sẽ nguy cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Võ Văn Chi, 1996, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. [2] Bộ khoa học và Công nghệ, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007, Sách đỏ Việt Nam, Phần II - Thực Vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [3] Lê Trần Đức, 1995, Cây thuốc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [4] Đỗ Tất Lợi, 2005, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học. [5] Nguyễn Tập, 2007, Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Nxb Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội. [6] Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007, Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Ủy ban nhân dân xã É Tòng. Báo cáo Kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014; nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu năm 2015. Số: 12 /BC-UBND, ngày 04 tháng 6 năm 2014. Tr-1. [8] Anita Mehra, Omesh Bajpai, Hema Joshi, 2014. Diversity, utilization and sacred values of Ethno-medicinal plants of Kumaun Himalaya. An international journal. [9] Gary J. Martin, 2002, Thực vật dân tộc học, Sách bảo tồn, Nxb Nông nghiệp (bản dịch). DIVERSITY OF THAI ETHNIC MINORITIES’ MEDICINAL PLANTS IN E TONG COMMUNE, THUAN CHAU DISTRICT, SON LA PROVINCE Hoang Thi Thanh Ha1, Vu Thi Lien1, Pham Thi Mai1, Lo Thi Buoi1 , Nguyen Thi Quyen1, Le Thi Thao1, Bui Thi Suu1, YAMAKAWA Rei2, Pham Ngoc Khanh3 (1) Faculty of Agriculture and Forestry, Tay Bac university (2) Senior Volunteers Japan (3) Research Station Cultivating Medicinal Plants of Sa Pa Abstract: A survey was carried out in E Tong commune, Thuan Chau district, Son La province and it has recorded 102 species of medicinal plants belonging to 87 genera, 67 families natural distribution in E Tong commune, Thuan Chau district, Son La province. Stems and leaves are the mainly used as medicines with 27 species making up to 26.47 percent. There are 13 groups of diseases which can be treated by the local medicinal plants. The medicinal plants are mainly distributed at elevations between 500 - 1000 meters with rate 88.24 percent. Among 102 species of medicinal plants, 2 species are endangered and seven species are rated as vulnerable and should be protected. Keywords: Diversity, medicinal plant, E Tong, Son La.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf9_7886_2136083.pdf