Tài liệu Cường cận giáp nguyên phát: Đặc điểm bệnh lý, kết quả phẫu thuật điều trị: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 26
CƯỜNG CẬN GIÁP NGUYÊN PHÁT: ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ,
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
Hoàng Danh Tấn*, Lý Hữu Phú*, Phạm Công Khánh*, Trần Viết Thắng*
TÓM TẮT
Mở đầu: Cường cận giáp nguyên phát khá ít gặp, biểu hiện lâm sàng tản mạn và mơ hồ nên thường chẩn
đoán muộn, khi đã có triệu chứng nặng hay biến chứng. Không ít trường hợp không hồi phục hoàn toàn sau điều
trị phẫu thuật.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm bệnh lý của cường cận giáp nguyên phát. Đánh giá hiệu quả điều trị
phẫu thuật.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp được chẩn đoán cường cận
giáp nguyên phát và điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 01/2015 đến 7/2017.
Ghi nhận đặc điểm bệnh lý, đặc điểm phẫu thuật và kết quả sau mổ.
Kết quả: 6 trường hợp, 2 nam, 4 nữ. Trên 50 tuổi 66,67%. Tất cả đều có triệu chứng ở một hoặc nhiều
nhóm cơ quan đích. Thậm chí 3...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cường cận giáp nguyên phát: Đặc điểm bệnh lý, kết quả phẫu thuật điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 26
CƯỜNG CẬN GIÁP NGUYÊN PHÁT: ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ,
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
Hoàng Danh Tấn*, Lý Hữu Phú*, Phạm Công Khánh*, Trần Viết Thắng*
TÓM TẮT
Mở đầu: Cường cận giáp nguyên phát khá ít gặp, biểu hiện lâm sàng tản mạn và mơ hồ nên thường chẩn
đoán muộn, khi đã có triệu chứng nặng hay biến chứng. Không ít trường hợp không hồi phục hoàn toàn sau điều
trị phẫu thuật.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm bệnh lý của cường cận giáp nguyên phát. Đánh giá hiệu quả điều trị
phẫu thuật.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp được chẩn đoán cường cận
giáp nguyên phát và điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 01/2015 đến 7/2017.
Ghi nhận đặc điểm bệnh lý, đặc điểm phẫu thuật và kết quả sau mổ.
Kết quả: 6 trường hợp, 2 nam, 4 nữ. Trên 50 tuổi 66,67%. Tất cả đều có triệu chứng ở một hoặc nhiều
nhóm cơ quan đích. Thậm chí 3/6 (50%) trường hợp cùng lúc có biểu hiện ở nhiều nơi: thận, xương khớp, tiêu
hóa, tâm thần kinh. Chưa ghi nhận trường hợp nào không triệu chứng (chỉ rối loạn về sinh hóa). Có 4 trường hợp
phẫu thuật cắt tuyến cận giáp, cả 4 đều là adenoma tuyến cận giáp. Thời gian mổ trung bình 50 phút, chưa ghi
nhận tai biến, biến chứng. Canxi máu toàn phần về mức bình thường sau 1 ngày: 4/4 trường hợp. Canxi ion hóa
về mức bình thường sau 1 ngày: 3/4 trường hợp; sau 2 tuần 4/4 trường hợp. PTH về mức bình thường sau 1
ngày 2/4 trường hợp; sau 2 tuần 3/4 trường hợp. Creatinine máu về mức bình thường sau 1 ngày 2/2 trường
hợp. eGFR chỉ cải thiện, không về mức bình thường sau 1 ngày và 2 tuần: 2/2 trường hợp.
Kết luận: Cường cận giáp nguyên phát được phát hiện ngày càng nhiều, nữ gặp nhiều hơn nam. Thường
chẩn đoán muộn khi đã có triệu chứng nặng, biến chứng. Nguyên nhân thường gặp nhất là adenoma ở một tuyến
cận giáp. Phẫu thuật cắt tuyến cận giáp không khó, ít tai biến biến chứng nhưng hiệu quả điều trị chưa cao do đã
có tổn thương thực thể không hồi phục ở cơ quan đích, nhất là thận.
Từ khóa: Cường cận giáp nguyên phát
ABSTRACT
PRIMARY HYPERPARATHYROIDISM: PATHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND SURGICAL
TREATMENT OUTCOMES
Hoang Danh Tan, Ly Huu Phu, Pham Cong Khanh, Tran Viet Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 26- 32
Background: Primary hyperparathyroidism is a rare disorder. It is usually diagnosed late when it has severe
symptoms or morbidities because of transcendental clinical presentation. Incomplete recovery can occur after
surgical treatment in some cases.
Objectives: We studi ed the pathological characteristics of primary hyperparathyroidism and evaluated the
surgical treatment results.
Methods: Our study is case series report. We studied all of cases that were diagnosed primary
* Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCK2. Hoàng Danh Tấn ĐT: 0903650902 Email: tan.hd@umc.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 27
hyperparathyroidism and performed surgical treatment in University Medical Center at Hochiminh city from
January 2015 to July 2017. We evaluated the pathological characteristics, the operation characteristics and
postoperative treatment results.
Results: We described 6 cases who were 2 males and 4 females. The number of patients over 50 years are
66.67%. All of the patients had symptoms of one or more than one target organs. We also identified 50% cases
that simultaneously had the symptoms in many target organs such as kidneys, skeleton, gastrointestinal tract,
and neurology. We had no asymptomatic case. We performed parathyroidectomy for 4 cases and pathological
results are adenomas. The mean operation time is 50 minutes. We have no morbidity or complications. The total
serum calcium concentrations were recovered to normal level after one day of postoperation in 4 cases. The total
ionized calcium activity is normalized after one postoperative day in 3 operation cases. After 2 weeks, all of the
operation cases had normal value of ionized calcium activity. PTH concentration restored to normal value after
one postoperative day in 2 cases and after 2 weeks in 3 cases. The serum creatinin was totally recovered after one
operative day in 2/2 cases. eGFR was improved but the normal value cannot achieve after one and 14
postoperative days in 2/2 cases.
Conclusions: Primary hyperparathyroidism is diagnosed more and more. It occurs more frequent in female
than male. This disorder is usually diagnosed late when it has severe symptoms or complications. The most
common cause is an adenoma in unilateral parathyroid gland. Parathyroidectomy is not difficult and safe but the
efficacy of surgical treatment is not so high because the impairment of target organs are not recoverd, specially are
kidneys.
Keyword: primary hyperparathyroidism
MỞ ĐẦU
Cường cận giáp nguyên phát là một rối loạn
nội tiết hiếm gặp nhưng được phát hiện ngày
càng nhiều. Triệu chứng của bệnh là biểu hiện ở
cơ quan đích, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý ở
tạng khác nên thường chẩn đoán muộn, khi đã
có biến chứng. Nguyên nhân thường gặp nhất là
adenoma ở một tuyến cận giáp(4). Điều trị phẫu
thuật là phương pháp duy nhất có hiệu
quả(1,3,5,8,9). Thông thường, các triệu chứng do
tăng canxi máu sẽ giảm, trừ khi đã có nhiều tổn
thương nặng ở cơ quan đích. Làm thế nào để
phát hiện bệnh sớm? Triệu chứng gợi ý chẩn
đoán? Kết quả phẫu thuật điều trị hiện nay ở
nước ta ra sao? Do bệnh hiếm gặp và khá ít
nghiên cứu trong nước về vấn đề này nên chúng
tôi báo cáo một số trường hợp cường cận giáp
nguyên phát đã được chẩn đoán và phẫu thuật
điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
nhằm mục tiêu:
-Khảo sát đặc điểm bệnh lý của cường cận
giáp nguyên phát.
-Đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp
được chẩn đoán cường cận giáp nguyên phát và
điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Dược
TP Hồ Chí Minh từ tháng 01 năm 2015 đến
tháng 7 năm 2017.
Ghi nhận đặc điểm bệnh lý: dịch tễ, lâm
sàng, sinh hóa, chẩn đoán, tổn thương.
Đặc điểm phẫu thuật và kết quả sau mổ.
KẾT QUẢ
Từ 1/2015 đến 7/2017, chúng tôi ghi nhận
được 6 trường hợp cường cận giáp nguyên phát.
Cả 6 trường hợp này đều đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán: PTH máu tăng, canxi máu tăng, canxi máu
ion hóa tăng, chẩn đoán hình ảnh thấy sang
thương ở tuyến cận giáp. Ngoài ra, còn có 2
trường hợp cường cận giáp ở bệnh nhân suy
thận mạn giai đoạn 4, chưa phát hiện sang
thương ở tuyến cận giáp, các xét nghiệm sinh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 28
hóa chưa phân biệt được nguyên phát hay thứ
phát chúng tôi không đưa vào nhóm nghiên cứu.
Năm 2015 chúng tôi ghi nhận được 1 trường
hợp, năm 2016: 1 trường hợp và 2017 là 4 trường
hợp. Cụ thể như sau:
Dịch tễ
Bảng 1: Tuổi – Giới
Tuổi Giới Điều trị
Trường hợp 1 44 Nam Phẫu thuật
Trường hợp 2 41 Nữ Phẫu thuật
Trường hợp 3 76 Nữ Phẫu thuật
Trường hợp 4 51 Nam Phẫu thuật
Trường hợp 5 61 Nữ Nội khoa
Trường hợp 6 80 Nữ Nội khoa
Có 66,67% (4/6) trường hợp > 50 tuổi. Nhỏ
nhất 41 tuổi, lớn nhất 80 tuổi. Nữ 66,67% (4/6).
Nam 2 trường hợp.
Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện ở thận
Sỏi thận 4 (66,67%). Cả 4 đều sỏi thận 02 bên,
trong đó 1 trường hợp đã phẫu thuật lấy sỏi thận
và tán sỏi thận tái phát.
Bệnh thận mạn 4 (66,67%).
Tiểu nhiều 3 (50%).
Biểu hiện xương khớp
Đau nhức xương khớp 4 (66,67%).
Loãng xương (T score < 2) 4 (66,67%).
Chưa ghi nhận gãy xương bệnh lý. Tuy
nhiên trong 2 trường hợp cường cận giáp chưa
rõ nguyên phát hay thứ phát mà chúng tôi đưa
ra khỏi nhóm nghiên cứu như đã nói ở trên, có 1
trường hợp gãy xương bệnh lý. Bệnh nhân này
91 tuổi, gãy cổ xương đùi, gãy 2 xương cẳng tay.
Biểu hiện tim mạch
Tăng huyết áp 4 (66,67%).
Bệnh tim thiếu máu cục bộ 3 (50%).
Chưa ghi nhận phì đại thất trái hay
loạn nhịp.
Biểu hiện tiêu hóa
Cảm giác đầy bụng, buồn nôn 2 (33,33%).
Táo bón 2 (33,33%).
Viêm loét tá tràng (nội soi) 1 (16,66%).
Biểu hiện tâm thần kinh
Cảm giác mệt mỏi, yếu cơ 4 (66,67%).
Chưa ghi nhận trường hợp nào lơ mơ,
hôn mê.
Tất cả 6 (100%) trường hợp đều có triệu
chứng ở một hoặc nhiều nhóm cơ quan đích.
Thậm chí 3/6 (50%) trường hợp cùng lúc có biểu
hiện ở nhiều nơi: thận (bệnh thận mạn hoặc sỏi
thận), xương khớp (đau nhức xương khớp hoặc
loãng xương), tiêu hóa (đầy bụng, buồn nôn
hoặc táo bón), tâm thần kinh (mệt mỏi hoặc yếu
cơ). Chưa ghi nhận trường hợp nào không có
triệu chứng lâm sàng (chỉ rối loạn sinh hóa).
Sinh hóa máu
Bảng 2: Sinh hóa máu
Canxi toàn phần
(2,1-2,55 mmol/L)
Canxi ion hóa
(2,2-2,8 mEq/L)
iPTH
(1,48-7,63 pmol/L)
Creatinine
(0,7-1,5 mg/dL)
eGFR
(≥ 60ml/ph/ 1,73m
2
)
TH 1 2,88 3,08 22,3 1,01 61
TH 2 3,42 3,42 15,0 2,7 22
TH 3 4,51 4,08 25,1 2,94 23
TH 4 2,88 3,06 16,5 0,69 68
TH 5 3,99 3,88 15,7 2,5 35
TH 6 9,80 3,72 122,3 2,72 20
Chẩn đoán hình ảnh
Cả 6 trường hợp đều được siêu âm cổ, 1
trường hợp được chụp CT cổ. Có 5 trường hợp
(83,33%) chẩn đoán của siêu âm là u cận giáp.
Một trường hợp (16,66%) chẩn đoán là u giáp và
được làm FNAc: biến đổi tế bào biểu mô tuyến
giáp không điển hình có ý nghĩa không xác định
(Bethesda nhóm III) chưa loại trừ u cận giáp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 29
Trường hợp này được xạ hình tuyến cận giáp
bằng Tc-99m Sestamibi thấy tăng bắt xạ và chậm
đào thải (wash out), phối hợp với những bất
thường về sinh hóa máu nên chẩn đoán là u
tuyến cận giáp (giải phẫu bệnh sau mổ:
adenoma tuyến cận giáp).
Số lượng tuyến cận giáp có sang thương /
siêu âm: một tuyến cận giáp có u là 5 trường hợp
(83,33%). Hai tuyến cận giáp có u là 1 trường
hợp (16,66%). Trường hợp này là bệnh nhân thứ
6, có iPTH, canxi máu toàn phần, canxi máu ion
hóa rất cao (bảng trên). Người bệnh lớn tuổi (80
tuổi), suy thận mạn, tăng huyết áp, bệnh tim
thiếu máu cục bộ, nguy cơ phẫu thuật cao nên
chỉ điều trị nội.
Vị trí u / siêu âm, CT: chúng tôi ghi nhận
được 7 u tuyến cận giáp ở 6 người bệnh (1
trường hợp có 2 u ở hai tuyến cận giáp khác
nhau). Bên phải 6 lần gặp (tuyến cận giáp trên 2,
tuyến cận giáp dưới 4); bên trái 1 lần gặp ở
tuyến cận giáp dưới. Có vẻ sang thương ở bên
phải và dưới gặp nhiều hơn.
Kích thước u / siêu âm, CT (đường kính lớn
nhất của u):
Bảng 3: Kích thước u
TH 1 TH 2 TH 3 TH 4 TH 5 TH 6
22 mm 9 mm 20 mm 37 mm 22 mm 23 mm và
17 mm
Xạ hình tuyến cận giáp bằng Tc-99m Sestamibi
Có 4 trường hợp điều trị phẫu thuật, trước
mổ được xạ hình tuyến cận giáp. Tiêm tĩnh mạch
20 mCi Tc-99m Sestamibi, xạ hình vùng cổ theo
bình diện phẳng, ở mặt trước tại thời điểm 15
phút và 120 phút sau tiêm thuốc: sang thương có
đặc điểm tăng hấp thu phóng xạ và chậm đào
thải theo thời gian tương ứng với vị trí u cận
giáp trên siêu âm / CT. Hai bệnh nhân điều trị
nội không được xạ hình Sestamibi.
Điều trị
Điều trị nội khoa 2 trường hợp: 1 từ chối
phẫu thuật (trường hợp 5), 1 nguy cơ phẫu thuật
cao (trường hợp 6). Điều trị phẫu thuật 4 trường
hợp, chúng tôi ghi nhận chi tiết như sau.
Đặc điểm cuộc mổ: cả 4 trường hợp đều
phẫu thuật mở, thời gian mổ trung bình 50 phút
(30 – 80 phút). Máu mất không đáng kể (không
thấm ướt hết một miếng gạc nhỏ).
Sau mổ: chưa ghi nhận tử vong. Chưa ghi
nhận các biến chứng như tetanie, khàn giọng,
chảy máu, nhiễm trùng vết mổ. Cả 4 trường hợp
đều được xuất viện sau mổ 1-3 ngày và tái khám
sau 2 tuần.
Kết quả giải phẫu bệnh: cả 4 là adenoma
tuyến cận giáp, chưa ghi nhận trường hợp nào
tăng sản tuyến hay adenocarcinoma.
Hiệu quả phẫu thuật
Chúng tôi đánh giá hiệu quả phẫu thuật dựa
trên những thay đổi sinh hóa máu sau mổ (SM)
so với trước mổ (TM). Thời điểm kiểm tra là hậu
phẫu ngày 1 và sau mổ 2 tuần lúc tái khám.
Bảng 4: Sinh hóa máu trước và sau mổ (hậu phẫu ngày 1)
Canxi toàn phần
(2,1-2,55mmol/L)
Canxi ion hóa
(2,2-2,8mEq/L)
iPTH
(1,48-7,63pmol/L)
Creatinine
(0,7-1,5 mg/dL)
eGFR
(≥ 60ml/ph/1,73m
2
)
TM SM TM SM TM SM TM SM TM SM
TH 1 2,88 2,05 3,08 2,39 22,3 5,00 1,01 0,97 61 67
TH 2 3,42 1,90 3,42 2,90 15,0 3,40 2,7 1,34 22 38
TH 3 4,51 2,30 4,08 2,28 25,1 21,00 2,94 1,49 23 40
TH 4 2,88 2,28 3,06 2,20 16,5 10,50 0,69 0,69 68 70
Thời điểm hậu phẫu ngày 1: cả 4 trường hợp
đều có canxi máu toàn phần trở về mức bình
thường; 3 trường hợp canxi ion hóa trở về mức
bình thường, 1 trường hợp giảm đáng kể nhưng
vẫn còn cao hơn mức bình thường (in đậm). Hai
trường hợp iPTH trở về mức bình thường, 2
trường hợp giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao
hơn mức bình thường (in đậm). Ở 2 trường hợp
có creatinine trước mổ cao và eGFR thấp, hậu
phẫu ngày 1 creatine trở về mức bình thường,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 30
còn eGFR tuy có cải thiện nhưng chưa đạt mức
bình thường.
Thời điểm tái khám sau mổ 2 tuần: chúng tôi
chỉ kiểm tra các chỉ số chưa đạt mức bình thường
ở thời điểm hậu phẫu ngày 1. Trường hợp 3,
iPTH tương ứng trước mổ, hậu phẫu ngày 1 và
sau mổ 2 tuần là 25,1 – 21 – 17,3 pmol/L, vẫn còn
cao hơn mức bình thường. Trường hợp 4, iPTH
tương ứng trước mổ, hậu phẫu ngày 1 và sau mổ
2 tuần là 16,5 – 10,5 – 7,3 pmol/L, đã ở mức bình
thường. Canxi ion hóa của trường hợp 3 tương
ứng trước mổ, hậu phẫu ngày 1 và sau mổ 2 tuần
là 3,42 – 2,9 – 2,56 mEq/L, đã ở mức bình thường.
Trường hợp 3 và 4, dù creatinine máu đã ở mức
bình thường nhưng eGFR không cải thiện thêm.
BÀN LUẬN
Cường cận giáp là tình trạng tăng tiết của
hormon tuyến cận giáp (PTH) quá mức dẫn
đến tăng canxi máu và giảm phosphate máu.
Cường cận giáp có thể nguyên phát hay thứ
phát. Trong suy thận mạn, tình trạng tăng
phosphat máu và giảm sản xuất 1,25 -
dihydroxycholecalciferol ở thận gây giảm
canxi ion hóa trong máu, kích thích tuyến cận
giáp tăng hoạt động, to ra và trở nên tự tăng
năng gọi là cường cận giáp thứ phát. Tăng
canxi máu do cường cận giáp nguyên phát gây
sỏi thận, vôi hóa thận, nhiễm trùng tiểuvà
suy thận. Như vậy suy thận có thể là hậu quả,
cũng có thể là nguyên nhân của cường cận
giáp. Trên thực tế, đôi khi rất khó phân biệt
cường cận giáp nguyên phát hay thứ phát.
Chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp không phân
biệt được như vậy.
Cường cận giáp nguyên phát tuy ít gặp
nhưng có vẻ được phát hiện ngày càng nhiều.
Riêng trong năm 2017, chúng tôi phát hiện 4
trường hợp. Ghi nhận này tương tự tác giả Trần
Ngọc Hoàng(7), tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1/2012
– 30/4/2016 có 8 trường hợp, chỉ riêng trong 2
năm 2015-2016 có 7 trường hợp. Chúng tôi ghi
nhận 66,67% (4/6) trường hợp > 50 tuổi, tương tự
của các tác giả(3,5,6,7). Nữ chiếm 66,67% (4/6), cũng
tương tự ghi nhận của các tác giả trong và ngoài
nước(3,5,6,7). Bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn do khi
có thai và cho con bú gây kích thích tuyến cận
giáp.
Triệu chứng cường cận giáp nguyên phát
biểu hiện gián tiếp qua các cơ quan đích. Vì
vậy ở giai đoạn sớm, rất khó chẩn đoán do
triệu chứng tản mạn và mơ hồ. Bệnh thường
được phát hiện muộn khi triệu chứng đã nặng
hay có biến chứng ở cơ quan đích. Sang
thương ở tuyến cận giáp thường nhỏ, nằm sâu
sau tuyến giáp nên thăm khám khó phát hiện.
Cả 6 trường hợp của chúng tôi không có
trường hợp nào sờ thấy u khi khám cổ. Cường
cận giáp gây tăng canxi máu do tăng hủy
xương nên có triệu chứng ở xương khớp.
Chúng tôi ghi nhận 66,67% (4/6) trường hợp
đau nhức xương khớp và loãng xương khi đo
mật độ xương. Chúng tôi cũng ghi nhận 1
trường hợp khác không trong nghiên cứu này
có gãy xương bệnh lý, nhiều xương, nhiều lần.
Điều này tương tự nhận định của các tác giả
trong và ngoài nước(3,5,6,7). Ngoài biểu hiện ở
xương khớp, tình trạng tăng canxi máu còn tác
động lên nhiều tạng khác(3,5,6,7). Ở thận là sỏi
thận, suy thận. Chúng tôi ghi nhận 66,67%
(4/6) trường hợp có sỏi thận cả hai thận, trong
đó 1 trường hợp đã can thiệp điều trị nhiều
lần do tái phát sỏi. Ở tim mạch là cao huyết
áp, phì đại thất trái, loạn nhịp, bệnh tim thiếu
máu cục bộ, vôi hóa mạch máu. Chúng tôi ghi
nhận 66,67% tăng huyết áp, 50% bệnh tim
thiếu máu cục bộ. Ở hệ tiêu hóa là ăn uống
kém, đầy hơi, buồn nôn, nôn, táo bón, viêm
loét dạ dày tá tràng (canxi máu tăng kích thích
tiết gastrin), thậm chí viêm tụy cấp. Chúng tôi
ghi nhận 33,33% đầy bụng, buồn nôn; 33,33%
táo bón và 1 trường hợp loét tá tràng. Triệu
chứng tâm thần kinh là mệt mỏi, yếu cơ, lơ mơ
có khi hôn mê, Chúng tôi có 4 trường hợp mệt
mỏi, yếu cơ và chưa ghi nhận trường hợp nào
lơ mơ, hôn mê. Cả 6 trường hợp của chúng tôi
khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn, có nhiều
triệu chứng ở một hoặc nhiều nhóm cơ quan
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 31
đích. Thậm chí 3/6 (50%) trường hợp có biểu
hiện ở nhiều nơi cùng lúc: thận (bệnh thận
mạn hoặc sỏi thận), xương khớp (đau nhức
xương khớp hoặc loãng xương), tiêu hóa (đầy
bụng, buồn nôn hoặc táo bón), tâm thần kinh
(mệt mỏi hoặc yếu cơ). Chưa ghi nhận trường
hợp nào không có biểu hiện về lâm sàng (chỉ
có rối loạn về sinh hóa). Ghi nhận này cũng
tương tự nhận định của nhiều tác giả, phần
lớn được phát hiện bệnh khi đã có biến chứng
hoặc triệu chứng của bệnh lý nội khoa nặng đi
kèm(2,3,4,6,7). Sỏi thận, loãng xương là những gợi
ý của của cường cận giáp(4,5,6). Và nguy cơ sỏi
thận, nguy cơ tái phát sỏi thận, nguy cơ loãng
xương, gãy xương bệnh lý sẽ giảm đi nhiều
sau phẫu thuật điều trị(5,8).
Nguyên nhân của cường cận giáp nguyên
phát thường gặp nhất là adenoma ở một tuyến
cận giáp 85-90%, tăng sản tuyến 10-15%,
adenoma nhiều tuyến cận giáp 1-2%, u ác cận
giáp rất hiếm gặp < 1%(4). Chúng tôi ghi nhận
cả 4/4 trường hợp được phẫu thuật là
adenoma ở một tuyến cận giáp. Riêng trường
hợp có 2 u ở 2 tuyến cận giáp khác nhau chỉ
điều trị nội khoa nên không biết bản chất giải
phẫu bệnh. Một số tác giả ghi nhận cường cận
giáp có tính gia đình(5,2). Chúng tôi ghi nhận
được một điều thú vị là trường hợp 6 (nữ 91
tuổi, 2 u ở 2 tuyến cận giáp, điều trị nội) và
trường hợp 4 (nam, 51 tuổi, điều trị phẫu
thuật, adenoma cận giáp) là mẹ con.
Khi đã chẩn đoán cường cận giáp nguyên
phát, cần phải điều trị. Nếu không, bệnh diễn
tiến nặng dần, người bệnh có thể tử vong do suy
thận, nhiễm khuẩn hoặc tăng canxi máu đột
ngột. Mục tiêu điều trị là đưa PTH, canxi máu
trở về bình thường và cải thiện các triệu chứng
khác. Phẫu thuật cắt tuyến cận giáp tăng năng là
biện pháp duy nhất hiệu quả(1,3,5,8,9), tỷ lệ chữa
khỏi có thể đến 95%. Chỉ định phẫu thuật nên
được xem xét ở mọi trường hợp cường cận giáp
nguyên phát, được khuyến cáo ở bệnh nhân có
triệu chứng(1,3,5,8,9). Điều trị nội chỉ nên dành cho
bệnh nhân có nhiều bệnh nội khoa nặng kèm,
nguy cơ phẫu thuật cao(9). Như phẫu thuật tuyến
giáp, cắt tuyến cận giáp là một cuộc mổ không
quá phức tạp. Tai biến, biến chứng sau mổ cũng
tương tự. Điều quan trọng là xác định đúng sang
tương tăng năng để cắt bỏ. Có thể thử PTH ngay
trong lúc mổ để đánh giá hiệu quả tức thời(5,8,9).
Cả 4 trường hợp phẫu thuật của chúng tôi đều
được xác định vị trí sang thương qua hình ảnh
nhân nóng khi xạ hình tuyến cận giáp bằng Tc-
99m Sestamibi nên không thực hiện kiểm tra
PTH lúc mổ. Thời gian mổ trung bình của chúng
tôi là 50 phút, máu mất không đáng kể, chưa ghi
nhận tai biến biến chứng sau mổ.
Phẫu thuật thành công (cắt bỏ được tuyến
cận giáp tăng năng) thì các triệu chứng sẽ giảm
rõ rệt, nhất là khi chưa có tổn thương nặng,
không hồi phục ở cơ quan đích. Hậu phẫu ngày
1, canxi máu toàn phần ở cả 4 (100%) trường hợp
được phẫu thuật cắt u cận giáp đều về mức bình
thường. Canxi ion hóa thì 3 (75%) trường hợp trở
về mức bình thường, 1 trường hợp giảm rõ rệt
nhưng còn cao hơn mức bình thường (từ 3,42
còn 2,90 mEq/L). Trường hợp này, canxi ion hóa
cũng đã về mức bình thường sau mổ 2 tuần (2,56
mEq/L). Có 2 (50%) trường hợp PTH về mức
bình thường ngay ngày hậu phẫu 1. Hai trường
hợp còn lại, thời điểm 2 tuần sau mổ có 1 trường
hợp PTH về mức bình thường (trước mổ 3,42 –
hậu phẫu ngày một 2,9 – hai tuần sau mổ 2,56
mEq/L), 1 trường hợp tiếp tục giảm nhưng vẫn
còn cao hơn mức bình thường (trước mổ 25,1 –
hậu phẫu ngày một 21 – hai tuần sau mổ 17,3
pmol/L). Ở 2 trường hợp creatinine cao và độ lọc
cầu thận eGFR thấp thì creatinine đều về mức
bình thường ngay ngày hậu phẫu 1. Còn eGFR
chỉ cải thiện, không về mức bình thường được,
kể cả sau 2 tuần. Đây là 2 trường hợp có suy thận
mạn, tổn thương thực thể ở thận không thể hồi
phục hoàn toàn. Ghi nhận này phù hợp với
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước(5,8,9,7).
KẾT LUẬN
Cường cận giáp nguyên phát được phát hiện
ngày càng nhiều. Nữ gặp nhiều hơn nam. Triệu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 32
chứng bệnh vay mượn của nhiều cơ quan đích
nên tản mạn, mơ hồ. Thường chẩn đoán muộn
khi đã có triệu chứng nặng, biến chứng. Nguyên
nhân thường gặp nhất là adenoma ở một tuyến
cận giáp. Phẫu thuật cắt tuyến cận giáp tăng
năng là biện pháp điều trị duy nhất có hiệu quả.
Cuộc mổ không khó, ít tai biến biến chứng
nhưng hiệu quả điều trị phẫu thuật chưa cao
như mong muốn do đã có tổn thương thực thể
không hồi phục ở cơ quan đích, nhất là thận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bilezikian JP, Brandi ML, Eastell R, Silverberg SJ, Udelsman R,
Marcocci C, and Potts JT (2014). Guidelines for the
Management of Asymptomatic Primary
Hyperparathyroidism: Summary Statement from the Fourth
International Workshop. J Clin Endocrinol Metab, 99(10): 3561-
3569.
2. Eastell R, Brandi ML, Costa AG, D’Amour P, Shoback DM
and Thakker RV (2014). Diagnosis of Asymptomatic Primary
Hyperparathyroidism: Proceedings of the Fourth International
Workshop. J Clin Endocrinol Metab, 99(10): 1-10.
3. Eigelberger MS, Cheah WK, Ituarte PH, Duh QY, Clark OH
(2004). The NIH criteria for parathyroidectomy in
arsymptomaticprimary hyperparathyroidism: are they too
limited? Ann Surg, 239(4): 528-35.
4. Elaraj DM, Clark OH. (2008). Current status and treatment of
primary hyperthyroidism. Perm J, 12(1): 32-7.
5. Khan et al (2017). Primary hyperparathyroidism: review and
recommendations on evaluation, diagnosis, and management.
A Canadian and international consensus. Osteoporos Int, 28: 1-
19.
6. National Institutes of Health (1991). NIH conference.
Diagnosis and management of asymptomatic primary
hyperparathyroidism: consensus development conference
statement. Ann intern Med, 114(7): 593-7.
7. Trần Ngọc Hoàng, Bs Lâm Văn Hoàng (2016). Khảo sát đặc
điểm các bệnh nhân cường cận giáp nguyên phát điều trị tại
Khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy. Báo cáo hội nghị KHKT Nha
Trang 2016.
8. Udelsman R, Akerstrom G, Biagini C, Duh QY, Miccoli P,
Niederle B and Tonelli F (2014). The Surgical Management of
Asymptomatic Primary Hyperparathyroidism: Proceedings of
the Fourth International Workshop. J Clin Endocrinol Metab,
99(10): 3595-3606.
9. Wilhelm SM et al (2016). The American Association of
Endocrine Surgeons Guidelines for Definitive Management of
Primary Hyperparathyroidism. JAMA Surg, pp. 2310.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cuong_can_giap_nguyen_phat_dac_diem_benh_ly_ket_qua_phau_thu.pdf