Tài liệu Cuốn sách the language of literature và một số kinh nghiệm cho biên soạn viết sách giáo khoa Ngữ văn mới ở Việt Nam - Phan Thị Hồng Xuân: HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0156
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 106-119
This paper is available online at
CUỐN SÁCH THE LANGUAGE OF LITERATURE VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
CHO BIÊN SOẠN VIẾT SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN MỚI Ở VIỆT NAM
Phan Thị Hồng Xuân
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Hiện nay Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới chương
trình và sách giáo khoa. Kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển là một trong
những nguồn tham khảo hữu ích cho công việc này. The Language of Literature là một
cuốn sách Ngữ văn lớp 10 được dạy ở nhiều bang của Hoa Kì. Bài báo phân tích những ưu
điểm của cuốn sách để có thêm một số kinh nghiệm khi biên soạn SGK mới ở Việt Nam.
Từ khóa:Sách giáo khoa, kinh nghiệm, năng lực.
1. Mở đầu
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hộ...
14 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuốn sách the language of literature và một số kinh nghiệm cho biên soạn viết sách giáo khoa Ngữ văn mới ở Việt Nam - Phan Thị Hồng Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0156
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 106-119
This paper is available online at
CUỐN SÁCH THE LANGUAGE OF LITERATURE VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
CHO BIÊN SOẠN VIẾT SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN MỚI Ở VIỆT NAM
Phan Thị Hồng Xuân
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Hiện nay Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới chương
trình và sách giáo khoa. Kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển là một trong
những nguồn tham khảo hữu ích cho công việc này. The Language of Literature là một
cuốn sách Ngữ văn lớp 10 được dạy ở nhiều bang của Hoa Kì. Bài báo phân tích những ưu
điểm của cuốn sách để có thêm một số kinh nghiệm khi biên soạn SGK mới ở Việt Nam.
Từ khóa:Sách giáo khoa, kinh nghiệm, năng lực.
1. Mở đầu
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế. Trong công cuộc đó, một việc rất quan trọng là đổi mới Chương trình (CT) và sách giáo
khoa (SGK). Một trong những cơ sở để đổi mới CT và SGK là học tập một cách sáng tạo kinh
nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển. Hoa Kì là một trong những nước có nền giáo dục
phát triển nhất hiện nay. The Language of Literature là một cuốn sách Ngữ văn lớp Mười được viết
theo định hướng tích hợp chủ đề và phát triển năng lực của người học,được sử dụng ở nhiều tiểu
bang của Hoa Kì như: Texas, Califonia, Nevada, Washington, Tennessee, Alabania. . . Bài báo này
phân tích những ưu điểm của cuốn sách để có thêm một số kinh nghiệm có thể tham chiếu khi biên
soạn SGK mới ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu về vấn đề tiếp thu kinh nghiệm quốc tế cho việc biên soạn SGK
Ngữ văn ở Việt Nam đã bắt đầu được chú ý trong những năm gần đây. Bài viết SGK Ngữ văn của
Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam của Cho Jae Hyun và Bùi Mạnh Hùng [1] đã miêu
tả SGK Ngữ văn Hàn Quốc từ bậc Tiểu học, THCS và THPT. Từ kinh nghiệm biên tập SGK của
Hàn Quốc, các tác giả đưa ra những gợi ý đổi mới SGK ở Việt Nam. Bài viết SGK phổ thông nước
ngoài và một số kinh nghiệm cho Việt Nam [2], [3] của tác giả Nguyễn Minh Thuyết phân tích một
số bộ SGK nước ngoài như: Le Francais của Pháp, Tiếng Anh của Ấn Độ, SGK của Hàn Quốc,
Colombia. . . , từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho việc biên soạn SGK ở Việt Nam. Bàn về SGK
của Hoa Kì, Trần Lê Hoa Tranh có bài viết Giới thiệu một số cuốn SGK Ngữ văn của Mỹ [4].
Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu mục lục của một số cuốn SGK của bang Ohio. Đó là các
cuốn sách: Mastering the OGT (Ohio Graduation Test): Reading, và Mastering the OGT: Writing
Ngày nhận bài: 1/5/2017. Ngày nhận đăng: 2/9/2017
Liên hệ: Phan Thị Hồng Xuân, e-mail: phanhongxuan@gmail.com.
106
Cuốn sách The Language of Literature và một số kinh nghiệm cho việc biên soạn...
của tác giả Lesli J.Favor. Phân tích kinh nghiệm viết SGK của các nước, còn phải kể đến đề tài cấp
Viện “Mô hình SGK nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau
2015” của tác giả Đỗ Ngọc Thống [5]. Đề tài đã chỉ ra các xu hướng nghiên cứu SGK để xác định
mô hình tổng quát (các yêu cầu chung) cho SGK theo định hướng của chương trình sau 2015 và
đề xuất mô hình SGK cho một số môn cụ thể. Tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu mô hình SGK nói
chung và mô hình SGK một số môn. Như vậy, nhiều tác giả Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu và
tiếp thu kinh nghiệm từ SGK của các nước có nền giáo dục phát triển. Song các tác giả đó mới chỉ
miêu tả xu hướng viết SGK nói chung ở một số nước, điểm mục lục của một vài cuốn sách Ngữ
văn ở Hoa Kì. Riêng bài viết của tác giả Nguyễn Minh Thuyết có phân tích cấu trúc SGK, bài học
môn Ngữ văn sâu hơn của các nước Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Colombia.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những kinh nghiệm nhìn từ hình thức của cuốn sách
The Language of Literature
Cuốn sách được Nhà xuất bản McDougal Littell Houghton Miflin ấn hành, dày 1252 trang.
Độ dày đó thể hiện dung lượng kiến thức chứa đựng trong sách rất lớn.
Cuốn sách có bìa cứng, tráng bóng bền chắc có thể dùng nhiều năm. Ngoài bìa in màu, có
trang trí một bức tranh trên nền xanh với các họa tiết tạo sự hấp dẫn cho người dùng ngay từ khi
mới tiếp xúc.
Các trang sách được làm bằng giấy ảnh mỏng, dai, bền chắc và giúp cho việc in màu tốt
hơn. Chữ trong sách được in với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. Điều đó vừa góp phần thể
hiện cấu trúc bài học, vừa tạo điểm nhấn nhận thức.
Trong sách có nhiều tranh in màu. Đó là những bức tranh có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch
sử. Các bức tranh này vừa tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn người sử dụng vừa thể hiện định hướng tích
hợp của sách.
Nhìn bề ngoài cuốn sách cho thấy đây là ấn phẩm được in với chất lượng tốt, phù hợp với
việc sử dụng thường xuyên của đối tượng HS.
107
Phan Thị Hồng Xuân
2.2. Những kinh nghiệm nhìn từ cấu trúc của cuốn sách
Cấu trúc cuốn sách gồm các phần như sau:
1) Lời cảm ơn
2) Ban soạn thảo
3) Mục lục
4) Giới thiệu và hướng dẫn học cuốn sách
5) Các chủ đề
6) Ngân hàng dữ liệu
2.2.1. Kinh nghiệm nhìn từ lời cảm ơn
Ban soạn thảo cuốn sách đã cảm ơn tất cả những công ti, NXB đã phát hành những ấn phẩm,
tài liệu được sử dụng trong cuốn sách. Việc làm này vừa để xác nhận bản quyền của các ấn phẩm,
tài liệu này vừa giúp người sử dụng sách tiện lợi trong việc tra cứu, đồng thời trang bị cho HS kiến
thức, kĩ năng về bản quyền, giúp HS ý thức rõ về vấn đề này.
2.2.2. Kinh nghiệm nhìn từ Ban soạn thảo
Ban soạn thảo sách bao gồm:
1) Cố vấn nội dung: Là những người định hướng về khung của cuốn sách, hầu hết là các
giáo sư các trường ĐH Sư phạm. Họ tham gia tích cực vào việc cấu trúc chủ đề, bài học và từng
phần nội dung. Họ đọc lại các phần soạn thảo để đảm bảo nội dung được cập nhật với tình hình
học thuật hiện đại.
2) Cố vấn đóng góp: Là những người góp ý cho cố vấn nội dung.
3) Cố vấn đa văn hóa: Là những người kiểm định lại việc chọn ngữ liệu với nội dung phù
hợp cho việc dạy học ở các lớp học có nhiều nền tảng văn hóa khác nhau.
4) Hội đồng đọc bản thảo: Những người này đọc mô hình bài học và toàn bộ nội dung từ đó
góp ý biên tập.
5) Phản biện GV: Những giáo viên dày dặn kinh nghiệm này góp ý cho cuốn sách trong quá
trình lên khung, phát triển chủ đề, bài học và từng đơn vị kiến thức.
6) Phản biện HS: Những HS này được chọn từ nhiều trường để đọc, đánh giá và học thử
nghiệm.
Thành phần Ban soạn thảo cho thấy sự công phu, tính chuyên nghiệp trong việc lựa chọn,
tổ chức nhân sự của NXB. Thành phần này được giới thiệu công khai và đầy đủ ngay phần đầu
cuốn sách. Cách làm đó đề cao sự tương tác giữa người sử dụng và Ban soạn thảo, đồng thời cũng
đề cao tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong Ban.
Đặc biệt sự xuất hiện của Ban cố vấn đa văn hóa và các phản biện HS thể hiện quan điểm
lấy người học làm trung tâm trong giáo dục Hoa Kì.
Cơ cấu của Ban soạn thảo còn thể hiện tính khoa học của quy trình biên soạn sách. Đó là:
soạn thảo, cố vấn, góp ý, phản biện, đánh giá và học thực nghiệm.
2.2.3. Kinh nghiệm nhìn từ mục lục
Trong cuốn sách này, mục lục được trình bày theo nhiều cách. Cụ thể như sau:
108
Cuốn sách The Language of Literature và một số kinh nghiệm cho việc biên soạn...
Theo trình tự tuyến tính:
Bài 1: Thách thức của sự thay đổi .................................................14
Phần 1: Cái giá của sự phát triển ......................................................16
Học ngôn ngữ văn học: Thể loại hư cấu ........................................17
Người đọc sách tích cực: Đọc văn bản hư cấu ............................19 . . .
Theo thể loại:
Hư cấu
Phía sau quả bóng ........................................................................664
Chúng ta sinh ra từ đất sét ............................................................983
. . .
Lãng mạn
Hành trang của vua Arthur và các hiệp sĩ quý tộc ...........................1090
. . .
Theo mạch kiến thức kĩ năng:
Tìm hiểu tác giả
Ray Bradbury ..................................................................................67
Alice Walker ..................................................................................499
John Steinbeck ............................................................................918
Học ngôn ngữ văn học
Hư cấu ..........................................................................................17
Phi hư cấu ....................................................................................104
. . .
Việc trình bày như trên cho phép người dùng có thể tra cứu theo nhiều cách khác nhau rất
tiện dụng.
2.2.4. Kinh nghiệm nhìn từ phần giới thiệu và hướng dẫn học cuốn sách
Trong phần giới thiệu và hướng dẫn đọc sách, đầu tiên, HS được làm quen với lãnh địa của
trí tưởng tượng, lãnh địa của văn học, nơi mà trí tưởng tượng phát triển nhất. Tiếp đó là mục hướng
dẫn để bạn đọc trở thành người đọc tích cực với các chiến lược như: dự đoán, hình dung, kết nối,
đặt câu hỏi, làm sáng tỏ, đánh giá... Cũng ở phần này, cuốn sách đưa ra một bài đọc mẫu để thị
phạm về sự áp dụng các chiến lược nói trên vào một bài đọc cụ thể. Có thể nói, sự có mặt cũng
như cơ cấu của phần giới thiệu và hướng dẫn thể hiện tính khoa học của cuốn sách và sự quan tâm
tới bạn đọc của Ban soạn thảo.
2.2.5. Kinh nghiệm nhìn từ cấu trúc các chủ đề
Cuốn sách được cấu trúc theo lối tích hợp chủ đề, bao gồm 6 chủ đề tương đương với 6 đơn
vị bài học:
Bài 1: Thách thức của sự thay đổi
Bài 2: Dưới danh nghĩa tình yêu
Bài 3: Sự tìm kiếm bản sắc
109
Phan Thị Hồng Xuân
Bài 4: Bài học của Lịch sử
Bài 5: Khám phá sự thật
Bài 6: Sự kiến tạo nên các anh hùng
Cần nói thêm rằng đây không phải là cuốn sách Ngữ văn duy nhất ở Hoa Kì cấu trúc theo
chủ đề. Ví dụ cuốn sách Ngữ văn của NXB McGraw - Hill có 6 bài học, mỗi bài tương đương với
một chủ đề, đó là một khu vực văn học thế giới như: Châu Phi, Châu Âu, Châu Mĩ. . . Sở dĩ chúng
tôi chọn cuốn The Language of Literature vì cấu trúc theo chủ đề trong đó được thể hiện rõ nét
hơn và nội dung các chủ đề này rất phù hợp với bối cảnh giáo dục trên thế giới và Việt Nam hiện
nay. Các chủ đề này có cấu trúc tương tự như nhau. Dưới đây là một trong các bài học - chủ đề đó:
Bài 6: Sự kiến tạo nên các anh hùng
Phần 1: Những anh hùng vô danh
Học tập ngôn ngữ văn học: Phong cách
Người đọc năng động: Kĩ năng làm
sáng tỏ
Truyện ngắn của Nadine Gordimer:
Một hớp rượu Ruby
Bài luận của Roger Rosenblatt: Người
đàn ông trong làn nước
Truyện ngắn: Chúng ta được tạo ra từ
đất sét
Kết nối văn học
Bài thơ: Khúc nhạc đêm
Kết nối xã hội. Kĩ năng: So sánh phiên
bản thực và văn học hư cấu
Cô gái bị kẹt 55 giờ đồng hồ đã chết bất
chấp mọi cố gắng cứu hộ
Xây dựng từ vựng
Tự học
Truyện ngắn: Bước nhảy
Tập huấn giao tiếp: Sử dụng công nghệ
Trình bày đa phương tiện
Luyện tập
Phần 2: Truyền thống anh hùng
Học tập ngôn ngữ văn học: Truyền thuyết và huyền thoại
Người đọc năng động: Kĩ năng đọc truyền thuyết và
huyền thoại
Kịch của Sophocles
Thể loại lãng mạn
Kết nối xã hội
Bài báo
Thể loại lãng mạn
Xây dựng từ vựng
Tự học
Tập huấn viết: Báo cáo
Báo cáo nghiên cứu
Tóm tắt và tổng kết bài học
Bài thu hoạch
Đọc mở rộng
(Nguồn: [11, tr. xxii, xxiii])
Nội dung các chủ đề đều hướng tới các giá trị nhân văn khái quát. Đó là những vấn đề mà
nhân loại dù phát triển đến trình độ nào cũng phải đối mặt. Ví dụ chủ đề Thách thức của sự thay
đổi được lựa chọn xuất phát từ thực tiễn cuộc sống luôn luôn thay đổi, để tồn tại được con người
phải đối mặt với vấn đề này và từ triết lí sống là phải vươn lên, trong quá trình đó có nhiều khó
khăn thách thức, lỗi lầm và cả sự hi sinh, nhưng con người vẫn phải phấn đấu không ngừng để tiến
về phía trước, sống là phấn đấu không ngừng. Chủ đề này chuẩn bị cho HS bản lĩnh sống tích cực
để thích ứng với sự thay đổi, để thay đổi chính mình, thay đổi xã hội.
Cấu trúc theo chủ đề có nhiều ưu thế. Thứ nhất, trong một chủ đề có thể tích hợp nhiều kiến
thức thuộc các lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, pháp luật; nhiều kĩ năng
như nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, kĩ năng xây dựng hồ sơ cá
nhân, kĩ năng đánh giá... Thứ hai, GV có thể tổ chức rất nhiều hoạt động khác nhau cho HS trong
mỗi bài học. Thứ ba, cấu trúc theo chủ đề giúp cho HS tư duy sâu sắc về một vấn đề. Bên cạnh đó,
cấu trúc này cũng phù hợp với quy luật nhận thức và thụ đắc ngôn ngữ của con người.
Cũng như các chủ đề khác, chủ đề 6 có nhiều bài đọc. . . dưới đây xin phân tích một bài
trong số đó.
110
Cuốn sách The Language of Literature và một số kinh nghiệm cho việc biên soạn...
***
NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRONG LÀN NƯỚC
(Bài luận của Roger Rosenblatt)
Chuẩn bị đọc
1) Kết nối với cuộc sống:
Hành động nhanh! Trong một tai họa – ví dụ như một trận động đất, một trận lũ, một cơn
lốc xoáy, hay một tai nạn máy bay đâm – con người thường phản ứng với nhiều cách khác nhau.
Cùng với các bạn của mình, hãy thảo luận vấn đề sau: bằng cách thức nào mà một tai họa có thể
làm bộc lộ ra điều tốt đẹp nhất hoặc xấu xa nhất của con người. Hãy vận dụng các kiến thức đã có
để cho ví dụ.
2) Kiến thức nền
Vụ đâm máy bay 90: một trong những tai họa được công chúng biết đến nhiều nhất thời bấy
giờ là vụ máy bay đâm xảy ra vào ngày 13 tháng 1 năm 1982, khi một chiếc máy bay hành khách
bị đâm ở không vực của Washington, D.C., trong giờ cao điểm đêm. Chiếc máy bay đang cất cánh
trong thời tiết mưa buốt lạnh và đã không đạt được đến độ cao an toàn. Lao vào cây cầu của Phố
14 bắc ngang qua sông Potomac, chiếc máy bay bị gãy làm đôi và rơi xuống dòng sông đang đóng
băng. 78 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn, một số trong máy bay, một số khác trong những chiếc
xe ô tô đang lưu thông trên cầu, và một số nữa chết cóng khi rơi xuống dòng sông băng Potomac.
Ngay sau vụ tai nạn của chuyến bay 90, các tin tức và báo cáo trên truyền hình và báo chí
còn cung cấp thêm nhiều thông tin khác xung quanh thảm kịch. Bài luận sau đây được in trong tạp
chí Thời đại chỉ một thời gian ngắn sau vụ tai nạn, đã cung cấp thông tin nhiều hơn mức độ một
bản tin. Nó còn thể hiện quan điểm của tác giả về thông điệp của các sự kiện diễn ra ngay sau vụ
tai nạn. Cụ thể, tác giả nhìn nhận cách thức mà một hành khách ứng xử trong những giây phút lo
lắng, sợ hãi khủng khiếp của tai nạn; và tác giả nhận xét về những điều mà các phản ứng này cho
ta thấy về chính chúng ta.
Từ mới cần học:
Vĩnh cửu; rung lắc; hỗn độn; vô danh; không mủi lòng
Kết nối công nghệ:
Kiến thức nền cho phần đọc: kết nối lịch sử (xem đĩa/clip)
3) Kĩ năng đọc tập trung
Phân tích văn học: Giọng điệu
Giọng điệu là thái độ mà người viết tạo ra khi nói về đối tượng. Thông qua cách lựa chọn từ
ngữ và chi tiết, tác giả có thể tạo ra một giọng điệu, có thể là trêu đùa, giận dữ, thuyết phục, hay
tôn kính. Trong các thể loại phi hư cấu giọng điệu của một người viết bị ảnh hưởng bởi mục đích
viết và cả hình thức bài viết. Từ bài viết “Người đàn ông trong làn nước” mà các bạn sẽ đọc dưới
đây, hãy suy nghĩ cách thức bạn có thể miêu tả lại giọng điệu của bài luận.
Kĩ năng đọc tích cực: Tóm tắt
Khi bạn tóm tắt một văn bản, bạn nói về nó bằng ngôn ngữ của chính mình, lược bớt nội
dung nhằm giữ lại chỉ những thông tin quan trọng nhất của văn bản. Một tóm tắt là sự lập luận lại
thông tin một cách khách quan, xác định ý chính của văn bản và các ý bổ trợ. Nó không bao gồm
quan điểm hay ý kiến của người tóm tắt.
Việc tóm tắt có thể trở nên hữu ích vì nó đòi hỏi bạn phải hiểu và ghi nhớ những gì bạn đã
111
Phan Thị Hồng Xuân
đọc. nó cũng giúp bạn chia sẻ lại những gì bạn đọc với người khác. Đôi khi người ta chỉ tóm tắt
một vài khía cạnh nào đó của nội dung văn bản để phục vụ cho mục đích thảo luận.
Sổ tay người đọc:
Tự nhiên Tự nhiên của Con người
Tạo ra một biểu đồ hai cột như hình minh họa. Trong khi đọc, bạn hãy liêt kê vào mỗi cột
các từ và cụm từ (ý bổ trợ) trong bài luận mà thể hiện cách nhìn của Rosenblatt về tự nhiên và tự
nhiên của con người. Những ghi chú này sẽ giúp bạn trong việc tóm tắt ý chính của tác giả.
Bài đọc: NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRONG LÀN NƯỚC
Trong các tai nạn đã xảy ra, vụ đâm máy bay này thật khủng khiếp, nhưng không phải duy
nhất, và đương nhiên không nằm trong số vụ tồi tệ nhất trong lịch sử tai nạn máy bay ở nước Mỹ.
Vấn đề tất nhiên là những yếu tố bất thường của chiếc cầu, và thực tế là chiếc máy bay đâm vào nó
đúng thời điểm giao thông cao độ, khiến cho các làn đường xiên vào nhau và bị xáo trộn. Rồi là
vấn đề địa điểm của vụ va chạm. Washington, thành phố của các công thức và luật lệ, đã trở nên
hỗn loạn, phi luật lệ, bởi luồng hơi của mùa đông và bởi sự va chạm của các kim loại. Chiếc máy
bay từ Sân bay quốc gia Washington bình thường vẫn lượn quanh Nhà Trắng như những con mòng
đói , trong phút chốc bị ám thị biểu tượng hóa thành chiếc máy bay bị rơi. Và cũng còn có một sự
đụng độ thẩm mỹ ở đây, khi chiếc Air Florida xanh da trời và xanh lá cây, tên của một vườn bay,
lại chìm xuống giữa những khối xám in một dòng sông đen. Tất cả những điều đó đều đáng được
lưu ý, chắc chắn là như vậy. Tuy nhiên, chúng cũng chưa phải là điều gì rất đặc biệt, ngoại trừ, cái
chết. Cái chết, điều dù luôn luôn đặc biệt, không nhất thiết phải khiến hàng triệu người nhỏ nước
mắt hay chú ý đến. Vậy tại sao đây lại là một điều gây sốc?
Có lẽ bởi vì cả nước nhìn nhận tại nạn này như một cái gì lớn hơn sự hỏng hóc máy móc.
Có lẽ bởi mọi người nhìn nhận trong nó không phải là một sự hỏng hóc, mà là một cái gì đó thành
công trong việc tạo ra cái bề ngoài của sự việc. Ở đây, sau tất cả, có hai hình dung của tự nhiên
trong va chạm: các yếu tố, và tính cách con người. Thứ Tư tuần trước, các yếu tố, giống như mọi
lần, đã kéo hạ chuyến bay Flight 90. Và cũng trong buổi chiều hôm đó, bản chất con người, tò mò
và lôi kéo các bí mật, đã nâng vụ việc lên.
Trong bốn người được coi như anh hùng của sự kiện, ba người được nhắc đến vì sự ứng xử
của họ. Donald Usher và Eugene Windsor, một nhóm cảnh sát phi cơ, những người đã mạo hiểm
mạng sống của chính họ mỗi lần hạ phi cơ xuống nước để kéo lên những
người sống sót. Trên truyền hình, đứng cạnh nhau trong bộ áo liền quần màu xanh lá cây,
họ miêu tả lại nguồn động viên khiến họ hoàn thành trách nhiệm. Lenny Skutnik, nhân viên 28
tuổi của Văn phòng ngân sách Quốc hội, đã dùng câu: “Đó là điều tôi nghĩ không bao giờ tôi có
thể làm” – để nói về việc anh nhảy xuống sông và kéo một người phụ nữ bị thương vào bờ. Skutnik
nói thêm rằng “một ai đó phải nhảy xuống nước thôi.” Câu nói truyền đi một lập luận quen thuộc
của những người anh hùng mà mỗi lần được nói ra là mỗi lần ta thấy đáng ngưỡng mộ. Trên thực
tế là, không ai bị bắt buộc phải nhảy xuống nước. Và rằng việc một ai đó thực sự nhảy xuống nước
là một phần của lí do để cái bi kịch này đọng lại trong tâm trí.
Nhưng người gây ảnh hưởng cảm xúc lớn nhất trong tai họa là người được biết đến với cách
gọi giản đơn, “người đàn ông trong làn nước.” (Hói đầu, có thể là ở tuổi 50, và một bộ ria mép rậm
rạp.) Ông được nhìn thấy đang bám víu với 5 người sống sót khác ở phần đuôi của chiếc máy bay.
112
Cuốn sách The Language of Literature và một số kinh nghiệm cho việc biên soạn...
Người đàn ông này được Usher và Windsor miêu tả là người tỏ ra tỉnh táo và kiểm soát được mình.
Mỗi khi họ hạ xuống chiếc dây kéo với cái vòng nổi cho ông, ông lại chuyển nó cho một người
hành khách khác. “Trong một tại nạn hàng loạt, bạn sẽ tìm thấy một người như ông ấy”, Windson
nói. “Nhưng tôi chưa từng thấy ai với một quyết tâm như vậy”. Khi chiếc trực thăng quay lại để
cứu ông, thì ông đã bị chìm xuống. Sự quên mình của ông là một lí do khiến câu chuyện thu hút
được sự chú ý của cả nước; và một lí do khác chính là sự vô danh của ông ấy. Việc không xác định
được danh tính của ông ấy khiến cho ông ấy trở thành một hình mẫu toàn cầu. Ông ấy có thể là Tất
cả mọi người, và do đó nó chứng minh rằng không có ai là bình thường cả.
Tuy nhiên, hẳn chính ông ấy không bao giờ có thể tưởng tượng được cái năng lực ấy của
mình. Chỉ vài phút trước khi tính cách ấy bị thử thách và bộc lộ, ông ấy vẫn còn đang ngồi trên
một cái máy bay bình thường giữa những người hành khách bình thường, chăm chú nghe tiếng
phát thanh hướng dẫn phải thắt chặt dây an toàn ở ghế ngồi và gì đó như là không hút thuốc lá.
Và người đàn ông của chúng ta ngồi thư giãn ở đó với những người khác, vài người trong số họ
sau này nợ ông mạng sống của mình. Có lẽ ông bắt đầu đọc, hoặc ngủ gật, hoặc hối hận về vài lỗi
cư xử ở văn phòng sáng nay. Sau đó ông đột nhiên nhận ra rằng chuyến bay không bình thường.
Giống như mọi hành khách khác, ông cố gắng đến tuyệt vọng để sống sót, điều này làm cho hành
động cuối cùng của ông thật đáng kinh ngạc.
Vì trong một giây phút nào đó dưới làn nước, ông phải nhận ra rằng ông sẽ không thể sống
nếu ông tiếp tục cứ truyền dây cứu hộ cho người khác. Ông chắc chắn đã phải biết điều đó, bất
chấp tác động dần dần của cái lạnh. Trong sự phán xét của chính mình, ông ấy không có sự lựa
chọn. Khi chiếc phi cơ kéo lên người sống sót cuối cùng, ông nhìn mọi thứ trên trái đất rời xa
mình, và ông tự do để nó xảy ra.
Vẫn còn điều gì đó nữa về người đàn ông khiến chúng ta luôn nghĩ về ông, mãi nghĩ về ông.
Ông ở đó, trong một hoàn cảnh điển hình, quan trọng. Con người trong tự nhiên. Con người trong
làn nước. Về phần tự nhiên, tư nhiên không quan tâm gì đến mạng sống của 5 người hành khách.
Người đàn ông của chúng ta,
ngược lại, toàn tâm toàn ý lo cho họ. Và thế là cuộc chiến phi thời gian bắt đầu trên dòng
Potomac. Vì chỉ cần người đàn ông đó còn chịu đựng được, hai bên giành giật nhau, tự nhiên và
con người: một bên không phân biệt tốt hay xấu, hành xử không có nguyên tắc, không đưa ra một
dây cứu hộ nào; và một bên kia hành động hoàn toàn có sự phân biệt, theo các nguyên tắc, và một
điều có thể nữa, là theo niềm tin.
Vì rằng cuối cùng ông lại là người thua cuộc, chúng ta phải đi đến kết luận một lần nữa
rằng con người bất lực trước tự nhiên. Nhưng trên thực tế, chúng ta tin vào điều ngược lại, và hành
động của người đàn ông dưới nước nhắc nhở chúng ta cảm xúc thực của mình về vấn đề này. Điều
này không có nghĩa là mọi người trên thế giới này đều đã có thể hành xử như ông, hay như Usher,
Windsor, hay Skutnik. Nhưng bất cứ điều gì thúc giục những con người này thử thách cái chết thay
cho các đồng loại của mình, đều không phải của riêng họ. Mỗi người đều cảm nhận được khả năng
ở trong mình. Đây chính là điều tuyệt vời trường tồn của câu chuyện. Cũng là lí do tại sao chúng
ta không nên để nó trôi đi. Nếu người đàn ông trong làn nước đưa sợi dây cứu hộ cho một người bị
nạn cạnh mình, thì cũng như là ông ấy đã đưa sợi dây cứu hộ cho những người đã chứng kiến điều
đó.
Điều lạ là chúng ta thậm chí không tin rằng người đàn ông trong làn nước đã thua trong trận
chiến. “Mọi thứ trong tự nhiên bao gồm tất cả sức mạnh của tự nhiên”, Emerson đã từng nói vậy.
Chính xác. Vậy thì người đàn ông dưới nước có sức mạnh tự nhiên riêng của ông ấy. Ông không thể
làm ra bão tuyết, hay làm lạnh nước sông cho đến khi nó làm đông cứng máu người. Nhưng ông
113
Phan Thị Hồng Xuân
ấy có thể trao cuộcsống cho một người xa lạ, và đó cũng lại là sức mạnh của tự nhiên. Người đàn
ông dưới nước đã ghim mình vào một cuộc chiến chống một kẻ thù bất diệt không ngừng nghỉ, phi
con người, và ông đã chiến đầu với tinh thần thiện nguyện, duy trì nó đến đỉnh điểm. Ông chính là
điều tốt đẹp nhất chúng ta có thể làm.
25/1/1982
Cùng suy nghĩ từ văn học
Kết nối với văn học
1. Bạn nghĩ gì?
Bạn nghĩ gì về cách ứng xử của người đàn ông trong làn nước?
Hãy kiểm tra một cách toàn diện:
- Thảm họa nào xảy ra vào ngày 13/1/1982?
- Người đàn ông dưới nước đã làm gì?
- Điều gì cuối cùng đã xảy đến với người đàn ông?
- Tác giả cho rằng Người đàn ông dưới nước đại diện cho ai?
Tư duy phản biện
2. Bạn nghĩ tại sao Rosenblatt lại chọn tập trung vào người đàn ông vô danh trong làn nước
thay vì một trong số 3 vị anh hùng biết tên còn lại?
3. Rosenblatt kết luận rằng “chúng ta thậm chí không tin rằng người đàn ông dưới làn nước
đã thua trong trận chiến” với tự nhiên. Bạn đồng ý hay không đồng ý? Hãy suy nghĩ về:
a. Quan điểm của Rosenblatt về tự nhiên?
b. Bài học mà Rosenblatt rút ra được từ sự hi sinh của người đàn ông?
c. Sức mạnh khiến cho người đàn ông đưa sợi dây cứu hộ cho người xa lạ khác?
4. Đọc tích cực: Tóm tắt. Quay trở lại với biểu đồ bạn đã vẽ ra trong vở ghi chú của mình,
dựa vào các ghi chép của mình, hãy tóm tắt quan điểm của Rosenblatt về tự nhiên và tự nhiên của
con người. Quan điểm của ông ấy thế nào so với quan điểm của bạn?
5. Kết luận cuối cùng của bài luận là gì? Câu “Ông chính là điều tốt đẹp nhất chúng ta có
thể làm” có ý nghĩa gì với bạn? giải thích phản ứng của bạn?
Diễn giải mở rộng
6. Kết nối với cuộc đời. Bạn có nghĩ rằng tất cả mọi người đều có thể hành động một cách
anh hùng như Người đàn ông dưới nước? Nêu lí do cho câu trả lời của bạn?
Phân tích văn học
Giọng điệu: Giọng điệu là thái độ của người viết về chủ đề được nói đến thể hiện qua cách
lựa chọn từ ngữ và cách dùng các chi tiết. Bài viết báo hay tạp chí có thể có nhiều giọng điệu. Ví
dụ, giọng điệu của một bài báo đưa tin thường là khách quan và ngắn gọn. Ngược lại, giọng điệu
của một bài luận lại có thể là tức giận, cầu xin hay giục giã người đọc hành động, trong khi một
câu chuyện riêng tư lại có thể có giọng hoài niệm, tương thích với việc nhớ lại quá khứ của một
người nào đó. Bài luận, một dạng phổ biến trong các báo và tạp chí, thường có các giọng khác
nhau theo các dạng khác nhau như đã kể trên.
Hoạt động: Đọc to lên vài đoạn trong bài luận “Người đàn ông dưới nước”. Từ hay những
từ nào bạn dùng để miêu tả giọng điệu của Rosenblatt. Giọng điệu này liên quan thế nào đến mục
đích của Rosenblatt khi viết bài này?
114
Cuốn sách The Language of Literature và một số kinh nghiệm cho việc biên soạn...
Lựa chọn và thử thách
Roger Rosenblatt (sinh năm 1940)
Công trình khác: Tiểu thuyết đen
Những đứa trẻ của chiến tranh
Người đàn ông trong làn nước: những bài luận và câu chuyện
Một nhà báo đỉnh cao: một nhà báo và người viết luận đạt nhiều giải thưởng. Rosenblatt
sinh ra và lớn lên ở thành phố New York, ông tốt nghiệp Tiến sĩ ở Đại học Havard. Sau một thời
gian dạy văn ở Đại học Havard, ông làm giám đốc cho Quỹ Nhân văn Quốc gia trong hai năm.
Năm 1975 ông chuyển sang lĩnh vực làm báo, đầu tiên là làm người biên tập cho một tạp chí ở
Washinton, “Nền Cộng hòa mới”, và sau đó trở thành người viết xã luận cho tờ “Tin Washinton”.
Ông cũng từng là người viết chính của tờ “Thời đại” và tờ “Tin tức Mỹ và báo cáo toàn cầu” và
thường xuyên góp các phần bình luận cho chương trình truyền hình “Giờ tin tức với Jim Lehrer”.
Một tác giả đầy tính khám phá: Được biết đến với độ nhạy cảm ngôn ngữ và khả năng thiên
bẩm, Rosenblatt đã nhận nhiều giải thưởng cho nhiều cuốn sách phi hư cấu về
những chủ đề gây tranh cãi, như “Nhân chứng: Thế giới từ Hiroshima”, cuốn sách tìm hiểu
tác động của vụ nổ bom nguyên tử lên các khía cạnh cuộc sống hiện đại. Có lẽ cuốn sách được biết
đến nhiều nhất của ông là “Những đứa trẻ của chiến tranh” (1983), một nghiên cứu về đời sống
của những đứa trẻ trong các cuộc chiến tranh Ireland, Israel, Lebanon, Cam-pu-chia, và Việt Nam.
Lựa chọn viết
Công lao của anh hùng: Viết một công lao của người đàn ông dưới nước mà theo bạn là
xứng đáng để có thể in vào tấm bia kỉ niệm dựng trên đường Phố Cầu 14. Ghi lại công việc bạn
làm vào Hồ sơ bài tập.
Hoạt động và khám phá
Báo cáo truyền hình: Xây dựng một báo cáo truyền hình từ cảnh mảnh chiếc máy bay được
vớt lên. Báo cáo có thể phỏng vấn một người trong cảnh, ví dụ Skutnik, và một nhân chứng của vụ
thảm họa. Nếu có thể, quay/ghi đoạn phỏng vấn đó lại và cho các bạn cùng lớp xem.
Câu hỏi và nghiên cứu
Làm nghiên cứu để hiểu về vai trò của thời tiết trong vụ tai nạn máy bay. Ví dụ, bạn có thể
nghiên cứu vào máy đo gió hoặc tác dụng của nước đá trên cánh máy bay. Trình bày kết quả nghiên
cứu vào một poster treo trong lớp hoặc thư viện.
Xây dựng từ vựng:
Vài từ cần biết trong bài học này có gốc gác rất thú vị. Để tìm hiểu thêm hãy xem trang 183.
Vĩnh cửu (abiding); hỗn độn (chaotic); không mủi lòng (implacable); vô danh (anonymity);
rung lắc (flail).
Từ mới trong hoạt động
Bài tập: dấu hiệu nhận nghĩa: viết các từ phù hợp dùng để miêu tả các tình huống sau:
1, Cành cây to có thể bị như thế này trong cơn gió bão.
2, Một lần phải lòng sẽ không thế này nhưng một tình yêu chân thật thì có thể
3, Sự náo loạn, cảnh hoang dã, lớp học lộn xộn, và phòng ngủ của một vài bạn nhỏ có thể
thế này.
4, Các ngôi sao màn ảnh được mến mộ thường mong ước điều này khi đi ra nơi công cộng
115
Phan Thị Hồng Xuân
5, Không gì được coi là đủ tốt với loại người này, và lời xin lỗi với anh/cô ta chỉ có thể được
đáp trả bằng im lặng lạnh lùng.
(Nguồn: [12, tr 978 – 982])
***
Mô hình cấu trúc của bài đọc trên cũng là mô hình cấu trúc chung của tất cả các bài đọc
khác trong cuốn sách.
Mô hình đó như sau:
Chuẩn bị cho việc đọc
- Kết nối với cuộc sống
- Kiến thức nền
- Từ mới cần học
- Kết nối công nghệ
- Kĩ năng đọc tập trung (phân tích văn học, kĩ năng đọc tích cực)
Văn bản - Tên và nội dung văn bản
Suy nghĩ từ văn bản
- Kết nối văn bản
- Tư duy phản biện
- Diễn giải mở rộng
- Phân tích văn học
Lựa chọn và thử thách
- Lựa chọn viết
- Hoạt động và khám phá
- Câu hỏi và nghiên cứu
- Từ vựng trong ngữ cảnh
Mô hình này thể hiện quan điểm: đọc là quá trình trải nghiệm của người HS. Ở giai đoạn
chuẩn bị đọc, HS được kết nối với cuộc sống (hiểu rõ hơn về tai họa, thảo luận về cách thức tai họa
làm bộc lộ những phần tốt đẹp hay xấu xa nhất của con người), được trang bị tri thức nền để hiểu
văn bản khi đọc (thông tin thêm về vụ đâm máy bay), được học các từ mới và được kết nối công
nghệ để tìm hiểu thêm thông tin về bài đọc. HS cũng được trang bị kiến thức về lí luận văn học
(giọng điệu) và kĩ năng đọc tích cực (tóm tắt). Ở giai đoạn suy nghĩ từ văn bản, HS được đọc và
tương tác với văn bản qua các hoạt động kết nối văn học, tư duy phản biện, diễn giải mở rộng và
phân tích văn học. HS trả lời các câu hỏi để kiểm chứng sự tiếp nhận thông tin và phản hồi quan
điểm cá nhân về vấn đề đặt ra trong bài đọc cũng như kết nối bài đọc với cuộc sống thực tại. Qua
đó, HS phát triển kĩ năng truy xuất thông tin từ văn bản, kĩ năng lập luận và kĩ năng tư duy phản
biện. Ở giai đoạn lựa chọn và thử thách, HS sẽ được tìm hiểu thêm thông tin về tác giả bài báo,
được trải nghiệm viết (về công lao của nhân vật chính trong bài báo), được hoạt động và khám phá
(xây dựng một báo cáo truyền hình), được nghiên cứu (về vai trò của thời tiết trong tai nạn máy
bay). Quá trình đọc trải nghiệm giúp HS có cơ hội trở thành bạn đọc sáng tạo. Cũng chính quá
trình này giúp HS hình thành và phát triển năng lực đọc - một trong những năng lưc quan trọng
nhất hiện nay.
Mô hình bài học cũng thể hiện định hướng tích hợp của cuốn sách. Bài học tích hợp các
kiến thức liên ngành về văn bản, về lí luận văn học, về ngôn ngữ, về hội họa, về lịch sử và kiến
thức thực tế cuộc sống. Bài học cũng tích hợp kĩ năng đọc với kĩ năng viết và kĩ năng nói (thảo
luận, trả lời câu hỏi, phỏng vấn...), kĩ năng lập luận, kĩ năng làm sáng tỏ, kĩ năng xây dựng hồ sơ
học tập. . .
Mô hình bài học cũng thể hiên quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.
Năng lực tư duy phản biện phát triển qua việc trả lời các câu hỏi mở. Các câu hỏi này khuyến khích
116
Cuốn sách The Language of Literature và một số kinh nghiệm cho việc biên soạn...
HS thảo luận, đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình với những bằng chứng trích xuất từ cuốn sách và
các nguồn khác. Năng lực tư duy sáng tạo phát triển qua yêu cầu HS viết sáng tạo, xây dựng báo
cáo truyền hình và nghiên cứu khoa học về một trong những vấn đề do bài báo đặt ra. Như vậy, HS
học về văn bản báo chí không phải chỉ để hiểu về văn bản báo chí mà phải viết được bài báo. HS
học về một hiện tượng cụ thể nhưng có thể tìm ra quy luật của những vấn đề liên quan trong cuộc
sống. Qua đó, HS được rèn luyện để có tư duy khoa học và hình thành năng lực nghiên cứu. Năng
lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp hình thành và phát triển khi HS thảo luận, phỏng vấn, làm việc
nhóm. . . Năng lưc giải quyết vấn đề, năng lực tự học hình thành khi HS làm dự án báo cáo truyền
hình, nghiên cứu khoa học. . .
Mô hình bài đọc cũng cài đặt các chiến lược đọc như đọc tích cực, tóm tắt, ghi chú, đặt câu
hỏi, làm sáng tỏ, kết nối, đánh giá. . . Qua các chiến lược này, HS hình thành kiến thức về phương
pháp -t kiến thức rất quan trọng với mỗi người trong thời đại hiện nay.
Khi được học bài báo này, HS được tiếp cận với một bài luận mẫu mực. Tính mẫu mực của
bài báo được thể hiện ở những phương diện sau:
Thứ nhất là việc lựa chọn vấn đề đưa vào bài đọc mang tính nhân loại phổ quát. Vấn đề tai
họa là vấn đề ai cũng phải đối mặt, và đối mặt bất cứ lúc nào, nhất là trong thời đại ngày nay. Vì
vậy, cách ứng xử và giải quyết vấn đề trong tình huống gặp các tai họa là điều cần trang bị cho tất
cả mọi người, trong đó có HS.
Thứ hai là sự sáng tạo trong cách tiếp cận vấn đề của nhà báo. Trong khi các nhà báo khác
phản ánh về hậu quả thảm khốc của tai họa thì tác giả của bài báo này lại phản ánh sự việc từ một
góc nhìn khác. Đó là cách môt người đàn ông ứng xử trong những giây phút khủng khiếp khi con
người đứng giữa sự sống và cái chết. Hành động năm lần nhường cơ hội sống cho người khác để
cuối cùng nhận cái chết về mình của người đàn ông này đã thắp lên ngọn lửa lạc quan. Đó là ngọn
lửa được thắp lên từ tinh thần nhân văn của con người, từ việc tác giả cho ta nhìn rõ bản chất người
của chính chúng ta. Cách tiếp cận này gián tiếp dạy cho HS một bài học về sự sáng tạo: muốn tạo
được ấn tượng thì phải độc sáng, phải tìm ra con đường riêng của mình.
Thứ ba là việc nắm bắt tình huống. Trong bài báo, tác giả đã chớp được một tình huống
giúp con người phát lộ nhân tính ở chiều sâu nhất, chói sáng nhất. Đó là tình huống phải lựa chọn
giữa cái sống và cái chết trong một tai họa thảm khốc với thời gian ngắn ngủi.
Thứ tư là cách giải quyết vấn đề trong bài báo. Cách giải quyết này thể hiện rõ quan điểm
của tác giả về “tự nhiên” và “tự nhiên của con người”. Bản năng tự nhiên của con người là muốn
sống. Khi đứng trước cái chết, bản năng đó bộc lộ rất rõ. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả mà cái
tự nhiên cao nhất của con người là tinh thần nhân văn cao cả. Con người nhỏ bé, hữu hạn trước tự
nhiên, nhưng tinh thần nhân văn giúp con người vượt qua cái hữu hạn đó. Con người không thể
làm ra sự sống nhưng có thể trao sự sống cho người khác. Nói cách khác, có thể giết chết con người
nhưng không thể tiêu diệt được tinh thần nhân văn cao đẹp và sự bất khuất của họ. Chính điều đó
khiến mỗi người đều có thể trở thành một anh hùng.
Thứ năm là cách hành văn của nhà báo. Kể một câu chuyện, tác giả đồng thời đưa ra cái
nhìn phân tích. Dung lượng kể ít hơn phân tích và bình luận. Giọng điệu của tác giả ở bài báo là
giọng điệu ngợi ca: ngợi ca sức mạnh tự nhiên tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Trong những hoàn cảnh
cần thiết, sức mạnh đó sẽ phát lộ và biến mỗi con người (dù là bình thường nhất) trở thành một
anh hùng.
117
Phan Thị Hồng Xuân
2.2.6. Kinh nghiệm nhìn từ ngân hàng dữ liệu
Cuốn sách có ngân hàng dữ liệu như sau:
Từ cần biết
Bảng phát âm
Thuật ngữ văn học
Sổ tay kĩ năng viết
Tiến trình viết
Xây dựng các phần của bài viết
Viết miêu tả
Viết kể chuyện
Viết giải thích
Viết thuyết minh, thuyết phục
Viết báo cáo
Viết thương mại
Sổ tay kĩ năng giao tiếp
Đặt câu hỏi và nghiên cứu
Kĩ năng và chiến lược học tập
Tư duy phản biện
Nói và nghe
Xem và hình dung
Sổ tay ngữ pháp
Biểu đồ các từ loại
Danh từ
Đại từ
Từ bổ nghĩa
Giới từ, liên từ, thán từ
Câu và thành phần câu
Ngữ
Ngữ động từ
Mệnh đề
Cấu trúc câu
Viết câu hoàn chỉnh
Đồng thuận Chủ ngữ và Động từ
Dấu câu
Viết hoa
Quy tắc nhỏ tạo nên khác biệt lớn
Thuật ngữ ngữ pháp
Chỉ số nghệ thuật
Chỉ số kĩ năng
Chỉ số tiêu đề và tác giả
Lời cảm ơn
Bản quyền nghệ thuật
(Nguồn: [12, tr xxiv])
Ngân hàng dữ liệu là nguồn tư liệu lớn giúp người đọc mở rộng kiến thức, kĩ năng chứ
không bó hẹp trong sáu bài học của cuốn sách. Ngân hàng này giúp cho cuốn sách trở thành cuốn
sách mở, tạo cơ hội cho HS bình đẳng về cơ hội học tập. Các mạch kiến thức, kĩ năng trong ngân
hàng dữ liệu phong phú giúp HS sau khi học có thể hình thành rất nhiều năng lực cần thiết, phù
hợp với lứa tuổi như năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học, năng
lực giải quyết vấn đề. Phần ngân hàng dữ liệu còn có các chỉ số nghệ thuật, chỉ số các thuật ngữ,
chỉ số tiêu đề và tác giả. Đây là một cổng thông tin giúp người dùng có thể tiếp cận các vấn đề
trong cuốn sách một cách dễ dàng và thấy rõ sự minh bạch của các thông tin này.
Có thể nói, cuốn sách The Language of Literature thể hiện rõ tính chuyên nghiệp từ khâu tổ
chức nhân sự, xây dựng kết cấu, soạn thảo nội dung đến khâu in ấn của NXB. Được học một cuốn
sách như vậy, HS sẽ hình thành và phát triển những năng lực cần thiết của lứa tuổi. Đồng thời cuốn
sách cũng đòi hỏi đội ngũ GV phải luôn luôn trau dồi và nâng cao năng lực khi dạy học. Đó là tác
dụng kép của cuốn sách cũng là cũng là mục đích của Ban soạn thảo.
3. Kết luận
Mặc dù Việt Nam và Hoa Kì khác nhau về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. . .
nhưng vì Hoa Kì là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất thế giới hiện nay nên
chúng tôi phân tích những ưu điểm của cuốn The Language of Literature - một trong những cuốn
SGK được coi là nổi tiếng, được nhiều trường ở các tiểu bang của Hoa Kì tin dùng với mong muốn
làm một kênh tham chiếu khi biên soạn SGK mới cho Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể
ở Việt Nam hiện nay.
118
Cuốn sách The Language of Literature và một số kinh nghiệm cho việc biên soạn...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cho Jae Hyun, Bùi Mạnh Hùng, 2008. Sách giáo khoa Ngữ văn của Hàn Quốc và kinh nghiệm
đối với Việt Nam. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Số 12, tr. 21-27.
[2] Nguyễn Minh Thuyết, 2012. Sách giáo khoa phổ thông nước ngoài và một kinh nghiệm cho
Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 80, tr. 4-6.
[3] Nguyễn Minh Thuyết, 2012. Sách giáo khoa phổ thông nước ngoài và một kinh nghiệm cho
Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 81, tr. 4-6.
[4] Trần Lê Hoa Tranh, 2009. Giới thiệu một số cuốn sách giáo khoa Ngữ văn của Mỹ.
khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
[5] Đỗ Ngọc Thống, 2013. Mô hình sách giáo khoa nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình
giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015. Đề tài Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Mã số:
V2012-03NV.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. Nxb Giáo dục Việt
Nam.
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở
trường phổ thông Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Ngữ văn 10. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[9] Đỗ Ngọc Thống, 2011. Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Nxb
Giáo dục Việt Nam.
[10] Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn
trong nhà trường Sư phạm, Kỉ yếu hội thảo khoa học toàn quốc, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[11] Phạm Thị Thu Hương (chủ biên), 2017. Giáo trình thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ
thông. Nxb Đại học Sư phạm.
[12] The Language of Literature, 2000. McDougal Littell A Houghton Mifflin Company.
[13] The Language of Literature Teacher’s Edition, 2000. McDougal Littell A Houghton Mifflin
Company.
[14] Literature: The Readers’ Choice. Publisher Glencoe McGraw Hill.
ABSTRACT
The language of literature and some experiences
in writing new high school literacy textbooks in Vietnam
Phan Thi Hong Xuan
Faculty of Philology, Hanoi National University of Education
Vietnam is currently undertaking educational reforms, including renovation of curricula
and textbooks. Experiences of developed countries is one of the useful reference sources for this
work. The Language of Literature is a grade 10 literacy textbook taught in many states of the
United States. This article analyzes the book’s advantages to gain some experiences in compiling
new textbooks in Vietnam.
Keywords: Textbook, experience, capacity.
119
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4931_pthxuan_4099_2127488.pdf