Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường Cao đẳng hiện nay - Nguyễn Văn Liên

Tài liệu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường Cao đẳng hiện nay - Nguyễn Văn Liên: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 15-19 15 Email: vanliennguyenvn@gmail.com CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HIỆN NAY Nguyễn Văn Liên - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng Ngày nhận bài: 10/01/2019; ngày sửa chữa: 18/01/2019; ngày duyệt đặng: 24/01/2019. Abstract: The Industrial Revolution 4.0 is the one, that based on digital technology and integrates all smart technologies in the field of physics and biology, the center is the development of artificial intelligence (AI), Internet of things (IoT), big data, nanotechnology,... to optimize production processes and methods. Achievements of the Fourth Industrial Revolution have created crucial foundations for improving quality of education and training in general, and of training in the colleges in particular. At the same time, this set new requirements for training in educational institutions. Keywords: Fourth Industrial Revolution, trainin...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các trường Cao đẳng hiện nay - Nguyễn Văn Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 15-19 15 Email: vanliennguyenvn@gmail.com CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HIỆN NAY Nguyễn Văn Liên - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng Ngày nhận bài: 10/01/2019; ngày sửa chữa: 18/01/2019; ngày duyệt đặng: 24/01/2019. Abstract: The Industrial Revolution 4.0 is the one, that based on digital technology and integrates all smart technologies in the field of physics and biology, the center is the development of artificial intelligence (AI), Internet of things (IoT), big data, nanotechnology,... to optimize production processes and methods. Achievements of the Fourth Industrial Revolution have created crucial foundations for improving quality of education and training in general, and of training in the colleges in particular. At the same time, this set new requirements for training in educational institutions. Keywords: Fourth Industrial Revolution, training, colleges. 1. Mở đầu Các trường cao đẳng (TCĐ) ở nước ta là những cơ sở đào tạo giữ vị trí, vai trò rất quan trọng trong đào tạo “nguồn nhân lực (NNL) có kiến thức, kĩ năng và trách nhiệm nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kĩ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế” [1]. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao chất lượng đào tạo, đòi hỏi các nhà trường cần phải nhận thức đúng đắn về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo, từ đó làm cơ sở để có những hành động, bước đi phù hợp nhằm đào tạo được NNL đáp ứng tốt với yêu cầu của thực tiễn; phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo và đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng nhà trường [2]. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu về nguồn nhân lực trước thách thức trong thời kì mới Có thể thấy, trong lịch sử, thế giới đã trải qua ba cuộc CMCN với những bước phát triển nhảy vọt về khoa học, công nghệ và làm thay đổi toàn diện về mọi mặt đời sống con người cũng như sự phát triển của nhân loại. Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc CMCN lần thứ Tư. Theo Gartner, CMCN 4.0 xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013. Industrie 4.0 kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kĩ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Đề cập về vấn đề này, tác giả Klaus Schwab - Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 với chủ đề “Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4” được tổ chức ngày 20/01/2016 tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ cho rằng cuộc CMCN 4.0 là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. Cuộc CMCN này được định nghĩa là một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị đi cùng với các hệ thống vật lí trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS). Trong lịch sử loài người, cho đến hiện nay đã trải qua 4 cuộc CMCN khác nhau. Nếu như cuộc CMCN đầu tiên trên thế giới được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX với khâu đột phá là sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc CMCN lần 2 được khởi xướng từ cuối thế kỉ XIX, kéo dài đến đầu thế kỉ XX diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Bên cạnh đó, những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều cũng được tìm ra để thay thế cho nguồn năng lượng cũ. Cuộc CMCN lần 3 diễn ra vào những năm 1970 với đặc trưng sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất thì bây giờ, cuộc CMCN 4.0 đang nảy nở từ cuộc CMCN lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học. Bản chất của cuộc cách mạng này là dựa trên nền tảng công nghệ số và sự tích hợp các công nghệ thông minh trên lĩnh vực vật lí, sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ nano Cụ thể như: Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, cuộc CMCN 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Trong lĩnh vực Vật lí, cuộc cách mạng này đã nghiên cứu, chế tạo ra những robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions) và công nghệ nano đã và đang VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 15-19 16 tạo điều kiện cho sản xuất thông minh được thực hiện rộng rãi [3], [4]. Cuộc CMCN 4.0 có tốc độ đột phá chưa từng có trong lịch sử, nó tạo ra những khả năng hoàn toàn mới, làm thay đổi hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Khi so sánh với các cuộc CMCN trước đây thì cuộc CMCN 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang làm biến đổi hầu hết ngành Công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lí và quản trị. Đặc trưng cơ bản của CMCN này là sự hợp nhất giữa các lĩnh vực công nghệ, kĩ thuật số, sinh học để giải quyết những vấn đề KT -XH, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, các hệ thống kết nối Internet. CMCN 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và phương pháp quản trị “các nhà máy thông minh”, “công sở và thành phố thông minh” được kết nối Internet, liên kết với nhau thành một hệ thống thay vì các dây chuyền sản xuất và phương pháp quản trị hành chính trước đây. Nhờ khả năng kết nối bằng máy tính, các thiết bị di động tiếp cận với các cơ sở dữ liệu lớn từ nhiều nguồn, những tính năng xử lí thông tin được nhân lên nhờ những đột phá về công nghệ bằng trí tuệ nhân tạo, người máy, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, công nghệ vật liệu mới, CMCN 4.0 sẽ mở ra kỉ nguyên mới của sự lựa chọn các phương án đầu tư kinh doanh, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả, tạo bước đột phá về tốc độ phát triển, phạm vi mức độ tác động làm biến đổi cơ bản hệ thống sản xuất và quản trị xã hội cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời, cuộc CMCN 4.0 cũng đặt ra những yêu cầu mới về kiến thức kĩ năng và tâm thế của NNL trong xã hội. Những kiến thức và kĩ năng có thể chia thành 3 nhóm, cụ thể như sau: Một là, kiến thức và kĩ năng liên quan đến nhận thức, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng thích nghi, kĩ năng sáng tạo. Hai là, các kĩ năng về thể chất: kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng số, kĩ năng kết nối. Ba là, các kĩ năng về xã hội: giao tiếp, ứng xử, tạo lập quan hệ, làm việc theo nhóm. Việc áp dụng tổng hòa những kiến thức, kĩ năng và tâm thế để đổi mới sáng tạo quan trọng hơn nhiều so với những kiến thức, kĩ năng chuyên biệt trước đây [5]. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực to lớn trên, cuộc CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động và thị trường lao động. Các hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế, sự chuyển dịch từ nhân công sang máy móc sẽ gia tăng sự chênh lệch giữa lợi nhuận trên vốn và lợi nhuận với sức lao động. Điều này sẽ tác động đến thu nhập của lao động giản đơn và gia tăng thất nghiệp. Tỉ trọng lao động chất lượng cao gia tăng, làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các phân đoạn: thị trường kĩ năng cao, thị trường kĩ năng thấp và sẽ dẫn đến gia tăng sự phân hóa, hoặc tạo ra nhu cầu việc làm hoàn toàn mới so với trước đây mà cần có sự chủ động chuẩn bị và chính sách điều tiết thích hợp. 2.2. Những yêu cầu đặt ra của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến đào tạo ở các trường cao đẳng Những vấn đề trên cho thấy, đối với các TCĐ ở nước ta hiện nay, cuộc CMCN 4.0 đã tác động đan xen, đa chiều và tạo ra nhiều thuận lợi mới trong đào tạo ở các nhà trường, nhất là trong ứng dụng những thành tựu mà cuộc cách mạng đem lại vào trong đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng tác động và đặt các trường đứng trước những thách thức mới trong đào tạo. Điều này được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau: 2.2.1. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra rào cản, làm cho các trường cao đẳng khó dự đoán được hết các kĩ năng mà thị trường lao động ở trong nước và quốc tế đang cần Thực tiễn cho thấy, cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng liên quan đến công nghệ và kĩ thuật số. Do đó, vấn đề này được diễn ra rất nhanh và có xu hướng đổi mới liên tục trong khoảng thời gian ngắn. Điều này kéo theo kĩ năng NNL của thị trường lao động luôn luôn phải thay đổi để thích ứng với yêu cầu này. Nghĩa là, các TCĐ phải đem lại cho người học cả tư duy những kiến thức, kĩ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức... Trong khi đó, quá trình đào tạo ở các TCĐ nước ta hiện nay vẫn chủ yếu theo cách thức đào tạo truyền thống và những cách thức này không thể đáp ứng được với yêu cầu của NNL trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Theo đó, các nhà trường phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu kiến thức, kĩ năng và phương pháp. Đây được coi là thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh nền giáo dục đại học nước ta đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế cả về yếu tố nền móng và xu hướng phát triển. Để khắc phục được những rào cản này, trước hết các TCĐ phải đổi mới về tư duy trong đào tạo dựa trên những triết lí giáo dục của Đảng, đó là đào tạo phải gắn với thực tiễn, đáp ứng đúng nhu cầu của thực tiễn và NNL đang đòi hỏi. Trong đào tạo phải đi trước, đón đầu những ngành, nghề và các kĩ năng của NNL mà thị trường lao động đang cần, từ đó tiến tới thay đổi triệt để chương trình, nội dung đào tạo trước đây bằng chương trình, nội dung đào tạo mới đảm bảo tính linh hoạt, chú trọng vào những kĩ năng thực VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 15-19 17 hành nghề nghiệp, khả năng sáng tạo và biết ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0 vào trong công việc. Bên cạnh đó, các nhà trường cần phải nắm bắt được những tác động của cuộc CMCN 4.0 đến đời sống KT-XH... ở trong nước, quốc tế, trên cơ sở đó dự đoán chính xác xu hướng phát triển của thực tiễn, yêu cầu của các ngành, nghề trong tương lai, từ đó chủ động thay đổi, thậm chí loại trừ các ngành, nghề đào tạo mang tính “lỗi thời, lạc hậu”, không còn phù hợp với thực tiễn và tiến tới mở rộng các ngành, nghề đào tạo mới, đảm bảo tương thích với thời đại, đáp ứng nhu cầu của cơ cấu các ngành, nghề và nhu cầu của NNL đang và sẽ cần. 2.2.2. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra cho các trường cao đẳng phải đối mặt với những yêu cầu, thách thức về cải cách và cạnh tranh mới trong đào tạo Có thể thấy, cuộc CMCN 4.0 đã làm giảm đáng kể ranh giới và khoảng cách về tri thức, khả năng sáng tạo giữa giáo dục đại học với thực tiễn làm việc của con người. Trong khi đó, ở nước ta ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp có quy mô, có tiềm lực công nghệ, NNL và tài chính rất lớn. Những doanh nghiệp này đã nắm bắt được nhu cầu NNL mà mình đang cần; lợi thế ở tuyến đầu trong cuộc chạy đua biến tri thức thành sản phẩm phục vụ cuộc sống; họ được trải nghiệm quý giá những yếu tố cần thiết mà các TCĐ, thậm chí các trường đại học lớn, có uy tín trong nước không có... từ đó bằng những kinh nghiệm, điều kiện, khả năng của mình họ trực tiếp đào tạo và trực tiếp sử dụng NNL mà họ đào tạo ra hoặc cung cấp NNL cho các doanh nghiệp có nhu cầu NNL tương đồng. Bên cạnh đó, từ thực tiễn cho thấy, sự kết nối giữa các TCĐ với thị trường lao động, doanh nghiệp trong đào tạo còn nhiều hạn chế; cơ cấu các ngành đào tạo về cơ bản tự phát, chưa có định hướng rõ nét; tập trung theo xu hướng học để bảo đảm cuộc sống hiện tại mà chưa chú ý đúng mức đến tiềm năng, kì vọng cá nhân, xu hướng phát triển của thời đại và yêu cầu của đất nước... Những điều này đặt ra cho các TCĐ nước ta trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 phải đối mặt với sự cạnh tranh mới với các cơ sở giáo dục đại học khác. Để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và đứng vững trước sự cạnh tranh này, đòi hỏi các trường phải thường xuyên cải cách, đổi mới toàn diện. Trong đó, cần tập trung đổi mới công tác quản lí đào tạo theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lí, coi trọng quản lí chất lượng. Bên cạnh đó, các trường cần phải coi trọng phát triển NNL, nhất là phát triển đội ngũ giảng viên. Đảm bảo cho đội ngũ giảng viên luôn có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, được chuẩn hóa về trình độ đào tạo và có kiến thức, kĩ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học để ứng dụng vào trong nghiên cứu, giảng dạy và hợp tác quốc tế... 2.2.3. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao cho các trường cao đẳng Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 hiện nay, những công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo, robot, mạng Internet, phương tiện độc lập, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học... đã khẳng định rõ nét mối quan hệ giữa các công nghệ; vai trò và sự tác động của các công nghệ đó tới đời sống xã hội. Trong khi đó, các TCĐ là những cơ sở giáo dục trực tiếp đào tạo NNL thực hành, sử dụng các công nghệ đó. Điều này làm cho các TCĐ bị tác động mạnh mẽ và toàn diện; danh mục các lĩnh vực ngành, nghề và mục tiêu đào tạo từng ngành nghề sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì các ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh. Trong khi đó, trước bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đã làm cho sự liên kết giữa các lĩnh vực lí - sinh; cơ - điện tử - sinh ngày càng chặt chẽ. Điều này kéo theo hàng loạt nghề cũ sẽ mất đi, thay vào đó là cơ hội cho sự phát triển của những ngành nghề đào tạo mới, đặc biệt là sự liên quan đến sự tương tác giữa con người và máy móc. Thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có trình độ thấp, trung bình và nhóm lao động có trình độ cao. Trong đó đòi hỏi nhóm lao động có trình độ cao ngày càng được trọng dụng, còn nhóm lao động có trình độ trung bình, thấp từng bước bị đe dọa và thải loại. Từ những vấn đề trên đã tạo ra cho các TCĐ có nhu cầu đào tạo NNL có chất lượng ngày càng cao hơn so với trước đây. Bên cạnh mục tiêu đào tạo con người về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, các trường phải hướng tới mục tiêu đào tạo con người được trang bị những kiến thức hiện đại phù hợp với thực tiễn, kĩ năng sáng tạo mới phục vụ cho nền kinh tế trước bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Nghĩa là phải đào tạo con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kĩ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỉ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động trong nước và quốc tế. 2.2.4. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra yêu cầu các trường cao đẳng thay đổi mọi yếu tố của quá trình đào tạo Sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng NNL. Để đáp ứng được điều đó, các TCĐ từng bước phải thay đổi mọi yếu tố của quá trình đào tạo, nhất là trong đổi mới công tác tuyển sinh đào tạo, thực hiện đào tạo và đảm bảo “đầu ra” cho sinh viên. Để giải quyết được vấn đề này, trong công tác tuyển sinh đào tạo đòi hỏi các trường cần phải chú trọng nâng cao chất lượng “đầu vào”; thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 15-19 18 các quy trình trong tuyển sinh; tuyệt đối không vì chạy theo số lượng đơn thuần mà bỏ qua chất lượng. Trong thực hiện đào tạo, phải xác định việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo là vấn đề mang tính cốt lõi. Chương trình, nội dung đào tạo phải linh hoạt, phù hợp với từng ngành, nghề, từng lĩnh vực, trình độ đào tạo và có sự tích hợp cao; phản ánh rõ nét những vấn đề mà thực tiễn đang cần, đáp ứng chuẩn đầu ra của nghề nghiệp được đào tạo và có sự liên thông giữa các nghề. Các phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo truyền thống trước đây cần được đổi mới triệt để bằng những phương pháp, hình thức đào tạo mới theo hướng ứng dụng triệt để thành tựu công nghệ thông tin, cụ thể như: Xây dựng thư viện điện tử để giảng viên, sinh viên có thể truy cập nghiên cứu tài liệu ở mọi lúc mọi nơi; mở rộng các hình thức đào tạo trực tuyến không cần lớp học, không cần giáo viên đứng lớp, người học sẽ được hướng dẫn học qua mạng; giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thực hành giảng dạy để sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực trong học tập... Bên cạnh đó, các trường cần phải thực hiện tăng cường đầu tư các trang thiết bị, phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại; thực hiện xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến; xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa, hệ thống thiết bị ảo mô phỏng... Trong đảm bảo “đầu ra” cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, các trường phải đổi mới tư duy theo hướng tạo điều kiện tối đa cho sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Đây được coi là vấn đề khó khăn, phức tạp trong bối cảnh cơ chế, chính sách của Nhà nước còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự phát triển; điều kiện và năng lực của các TCĐ còn chưa đáp ứng được yêu cầu... Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả vấn đề này, các trường cần phải xây dựng mối quan hệ, liên kết chặt chẽ và có cơ chế chính sách rõ ràng trong hợp tác tuyển dụng NNL với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với các ngành, nghề mà mình đào tạo trên từng địa bàn, từ đó tạo điều kiện thuật lợi nhất cho sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc ở các cơ sở này. Mặt khác, trong bối cảnh tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay ngày càng được tăng cường và mở rộng đòi hỏi các trường phải nhạy bén, linh hoạt, biết tận dụng mọi nguồn lực chất lượng cao mà mình hiện có như hệ thống cơ sở vật chất, NNL chất lượng cao để tiến hành nghiên cứu khoa học, sản xuất, chế tạo các sản phẩm phù hợp với năng lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở đó định hướng và tạo điều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trực tiếp được làm việc ngay ở nhà trường. 2.2.5. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách trong đào tạo ở các trường cao đẳng Cuộc CMCN 4.0 đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi toàn diện hệ thống giáo dục. Điều này đặt ra yêu cầu Nhà nước, các cơ quan quản lí giáo dục cần phải đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách giáo dục nói chung, đào tạo ở các TCĐ nói riêng. Thực hiện vấn đề này một mặt giúp cho các trường có cơ sở hành lang pháp lí phù hợp để phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL mà cuộc CMCN 4.0 đặt ra; phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Mặt khác, nó góp phần nâng cao năng lực, uy tín của nền giáo dục nước nhà. Thực tiễn hiện nay cho thấy, nhiều cơ chế, chính sách trong đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học nói chung, ở các TCĐ nói riêng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể như: thiếu tính đồng bộ, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn và đặc điểm của các nhà trường; chưa huy động hết được các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo... Thậm chí, trước xu hướng biến động mau lẹ của thực tiễn đào tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng, nhưng các cơ quan quản lí giáo dục chậm ban hành hoặc chưa ban hành các cơ chế, chính sách nhằm điều khiển, quản lí các hoạt động đào tạo... Điều này khẳng định việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách trong đào tạo ở các TCĐ đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay [6], [7], [8]. Để khắc phục những rào cản, vướng mắc này, trong thời gian tới các cơ chế, chính sách trong đào tạo ở các TCĐ cần phải được đổi mới, hoàn thiện theo hướng tiếp tục bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách quy định về tự chủ đại học, quyền và trách nhiệm của các TCĐ khi thực hiện tự chủ, chính sách đầu tư phát triển các nhà trường. Sớm hoàn thiện và ban hành văn bản quy định cơ chế tự chủ của các TCĐ, trong đó nghiên cứu đề xuất đồng bộ các giải pháp tự chủ về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tự chủ về tổ chức, bộ máy nhân sự, tự chủ về tài chính để thúc đẩy phát triển các nhà trường. Thực hiện nghiên cứu xây dựng và ban hành kịp thời hệ thống định mức kinh tế kĩ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng đối với các TCĐ làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế tính giá dịch vụ đào tạo. Từ đó, xây dựng và ban hành cơ chế đặt hàng của Nhà nước đối với các cơ sở đào tạo theo năng lực, chất lượng đào tạo của đơn vị mà không có sự phân biệt loại hình trường. Bên cạnh đó, cần tập trung đổi mới cơ chế, chính sách trong đầu tư ngân sách nhà nước đối với các TCĐ theo hướng giảm dần chi ngân sách cho bộ máy và hoạt động thường xuyên của các trường, tiến tới các trường tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên. Xây dựng cơ chế cho phép cơ sở đào tạo được tự chủ quyết định mức thu học phí tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo cung cấp và xã hội thừa nhận. Ngoài ra, cho phép các đơn vị tự chủ VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 15-19 19 được huy động các nguồn lực từ xã hội thông qua vay tín dụng trong nước và nước ngoài, để bổ sung nguồn vốn cho phát triển GD-ĐT, xây dựng cơ sở vật chất... 3. Kết luận Từ những vấn đề trên, có thể khẳng định, cuộc CMCN 4.0 ra đời là xu hướng tất yếu của thời đại. Nó đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta nói chung, các TCĐ nói riêng phải vận động không ngừng. Theo đó, các nhà trường muốn nâng cao được chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng thiết thực với nhu cầu của NNL mà thị trường lao động đang cần trong bối cảnh này thì cần phải tranh thủ mọi tiềm năng vốn có của mình; biết khai thác tối ưu những giá trị mà cuộc cách mạng đem lại, nhất là những thành tựu về lĩnh vực công nghệ thông tin, số hóa vào trong đào tạo; từng bước đưa những kiến thức, yêu cầu mà xu hướng của cuộc cách mạng đang hiện hữu để đưa vào trong chương trình, nội dung đào tạo... thì mới đảm bảo cho các nhà trường tồn tại và ngày càng phát triển, đáp ứng tốt với nhu cầu của thực tiễn đặt ra. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] Nguyễn Hồng Minh (2017). Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Tạp chí Lao động và Xã hội, số tháng 2/2017. [4] Nguyễn Viết Thảo (2017). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Lí luận chính trị, số 5/2017. [5] Phan Chí Thành (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 - Xu thế phát triển của giáo dục trực tuyến. Tạp chí Giáo dục, số 421, tr 43-46; 19. [6] Thủ tướng Chính phủ (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012). [7] Phạm Ngọc Trang (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 - Thực tiễn và thách thức đặt ra đối với các trường đại học và đội ngũ giảng viên trẻ. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 2 tháng 5, tr 90-93. [8] Nguyễn Thị Thanh Tùng - Ngô Văn Tuần (2018). Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Giáo dục, số 426, tr 1-4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ... (Tiếp theo trang 14) 3. Kết luận Thực tế cho thấy, không có biện pháp nào là “vạn năng” mà thông thường, để giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề cụ thể, phải vận dụng, phối hợp nhiều biện pháp. Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp 1 có ý nghĩa định hướng, đóng vai trò nền tảng cho việc thực hiện các biện pháp khác vì chỉ có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng; biện pháp 2 có tính hạt nhân, đóng vai trò then chốt, quyết định đến chất lượng HĐDH; các biện pháp 3, 4, 5 có vai trò quan trọng, tạo điều kiện, hỗ trợ HĐDH, để các nhà quản lí phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lí HĐDH theo định hướng PTNL HS trong bối cảnh hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [3] Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh (2015). Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kì 2015 -2020. [4] Trần Trung Dũng (2016). Quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh. [5] Đỗ Thị Thanh Thuỷ (chủ biên) - Nguyễn Thành Vinh - Hà Thế Truyền - Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2017). Quản lí hoạt động dạy học trong trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. [6] Hoàng Anh Tuấn (2017). Quản lí hoạt động dạy học của các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 76 (137) - tháng 7/2017, tr 113-115. [7] Phạm Thị Mai Loan (2016). Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trung học cơ sở tại thành phố Hải Phòng theo tiếp cận phát triển năng lực người học. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 5, tr 168-172; 167.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf04nguyen_van_lien_2341_2148304.pdf
Tài liệu liên quan