Cốt truyện phi lý trong tiểu thuyết nhạc Đời may rủi của Paul Auster

Tài liệu Cốt truyện phi lý trong tiểu thuyết nhạc Đời may rủi của Paul Auster: 64 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 64 - 69 CỐT TRUYỆN PHI LÝ TRONG TIỂU THUYẾT NHẠC ĐỜI MAY RỦI CỦA PAUL AUSTER Nguyễn Thị Ngọc Thúy Trường Đại học Tây Bắc Tóm Tắt: Thế giới nghệ thuật của Paul Auster là thế giới mang đậm dấu ấn của tinh thần hậu hiện đại, nơi cái ngẫu nhiên, cái bất khả tri, bất khả giải hiện hữu trong tâm thức con người và chi phối mạnh mẽ tới cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Do đó, lựa chọn “cái phi lý” như một cảm thức xuyên suốt trong tác phẩm và kết nối chặt chẽ với tổ chức cốt truyện là cách tiếp cận lý thú để giải mã tác phẩm không chỉ từ lý thuyết tự sự học, mà còn được soi chiếu ở chiều sâu tư tưởng triết học qua cái nhìn về con người và cuộc đời. Bài viết này hướng tới trình bày hai nội dung cơ bản là: bước đầu xác lập và đưa ra cách hiểu về “cốt truyện phi lý” cũng như những đặc trưng của nó; từ đó, chỉ rõ những biểu hiện của cốt truyện phi lý trong tiểu thuyết “Nhạc đời may rủi” và qua đó hướng tới mĩ cảm v...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cốt truyện phi lý trong tiểu thuyết nhạc Đời may rủi của Paul Auster, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 64 - 69 CỐT TRUYỆN PHI LÝ TRONG TIỂU THUYẾT NHẠC ĐỜI MAY RỦI CỦA PAUL AUSTER Nguyễn Thị Ngọc Thúy Trường Đại học Tây Bắc Tóm Tắt: Thế giới nghệ thuật của Paul Auster là thế giới mang đậm dấu ấn của tinh thần hậu hiện đại, nơi cái ngẫu nhiên, cái bất khả tri, bất khả giải hiện hữu trong tâm thức con người và chi phối mạnh mẽ tới cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Do đó, lựa chọn “cái phi lý” như một cảm thức xuyên suốt trong tác phẩm và kết nối chặt chẽ với tổ chức cốt truyện là cách tiếp cận lý thú để giải mã tác phẩm không chỉ từ lý thuyết tự sự học, mà còn được soi chiếu ở chiều sâu tư tưởng triết học qua cái nhìn về con người và cuộc đời. Bài viết này hướng tới trình bày hai nội dung cơ bản là: bước đầu xác lập và đưa ra cách hiểu về “cốt truyện phi lý” cũng như những đặc trưng của nó; từ đó, chỉ rõ những biểu hiện của cốt truyện phi lý trong tiểu thuyết “Nhạc đời may rủi” và qua đó hướng tới mĩ cảm về cái ngẫu nhiên trong tiểu tuyết “Nhạc đời may rủi” nói riêng, toàn bộ tiểu thuyết Paul Auster nói chung. Từ khóa: Paul Auster, nhạc đời may rủi, cốt truyện phi lý, văn xuôi hậu hiện đại 1. Đặt vấn đề Paul Auster là một trong những tên tuổi nổi bật của văn học Mỹ thế kỷ XXI. Các tác phẩm của ông đã được dịch sang 30 thứ tiếng khác nhau và nhận được nhiều giải thưởng danh giá của Mỹ và quốc tế. Gần đây nhất, ông được đề cử vào danh sách giải thưởng Ucer năm 2017 với tiểu thuyết 4.3.2.1. Paul Auster đã từng giữ vị trí phó chủ tịch Hội Văn bút Hoa Kỳ. Tạp chí L’ Express (Pháp) đánh giá ông là một trong những phát hiện lớn của văn học Mỹ những năm vừa qua. Tài năng của Auster đã thực sự chói sáng. Tác phẩm của ông hấp dẫn người đọc bởi đề cập đến những vấn đề mang tính triết học và chứa đựng tư tưởng nhân văn sâu sắc của đời sống con người: số phận, lòng trung thành, ý thức trách nhiệm, bản chất của cái ác và ý nghĩa thực sự của tự do... Bên cạnh bộ ba tác phẩm đã giúp tên tuổi của Auster lừng danh khắp Châu Âu, in 1987, được đặt tên chung là Trần trụi với văn chương (New York Trilogy), tiểu thuyết Nhạc đời may rủi (The Music of Chance) cũng gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi tập trung làm nổi bật vấn đề Cốt truyện phi lý trong tiểu thuyết “Nhạc đời may rủi” để làm nổi bật một phương diện đặc trưng trong thi pháp nghệ thuật xây dựng cốt truyện của nhà văn, cũng như giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết trên. 2. Nội dung 2.1. Cốt truyện phi lý là phương thức tổ chức nghệ thuật hợp lý biểu đạt cái ngẫu nhiên Cốt truyện, hiểu một cách chung nhất, là “hệ thống những sự kiện cụ thể được tổ chức Ngày nhận bài: 4/6/2018. Ngày nhận đăng: 11/12/2018 Liên lạc: Nguyễn Thị Ngọc Thúy; e-mail: ngocthuytaybac@gmail.com 65 theo yêu cầu của tư tưởng và nghệ thuật nhất định”[4, tr.70]. Bởi thế, chủ trương xây dựng nhânvật như là hiện thân của con người bất lực và cô đơn trên hành trình khám phá những giới hạn của sự tồn tại dưới tác động của vô vàn những yếu tố ngẫu nhiên, Auster đã “đặt” toàn bộ diễn biến hành động, nội tâm cũng như số phận của nhân vật trong một cốt truyện được kết cấu bởi chuỗi sự kiện trùng phức ngẫu nhiên. Trong kết cấu cốt truyện ấy, ta nhận thấy sự biểu hiện rõ nét của khuynh hướng cực hạn trong văn phong hậu hiện đại của Paul Auster. Nhận xét về vấn đề này, GS. Lê Huy Bắc cho rằng: “Điển hình của lối viết này là hủy bỏ cốt truyện truyền thống. Với chủ nghĩa cực hạn, bản thân cuộc sống không hề có một cốt truyện hoàn hoàn và duy nhất mà có nhiều kiểu cốt truyện, nhiều khả năng cốt truyện đan xen và phát triển cùng nhau. Thế giới càng hiện đại, đời sống xã hội càng phức tạp, vì thế cốt truyện cuộc đời sẽ không hề mạch lạc”[3, tr.255]. Trong Nhạc đời may rủi, cách kể truyện của tác giả có thể làm người đọc ngỡ ngàng tưởng như mình đang cầm trên tay một cuốn tiểu thuyết của thế kỷ 18, song dòng sự kiện bề bộn, dồn dập sẽ nhắc nhở người đọc về bầu không khí đặc quánh của kỷ nguyên hậu hiện đại. Lẫn trong tác phẩm, ta có thể nhận ra bóng dáng lờ mờ của những nhà văn cổ điển như Dickens hay Mark Twain nhưng ở đó, ta cũng bắt gặp sự kiện kỳ quặc và huyễn hoặc, hay phi lý của Ionesco, Kafka, Camus... Những sự việc ngẫu nhiên bám đuổi ráo riết tạo ra những chuyển biến bất ngờ trong cuộc đời nhân vật dường như là một thách thức, giống như cái định đề “không gì có thể làm một người Mỹ kinh ngạc” mà Paul Auster đã dùng làm lời đề tựa cho một tác phẩm khác của mình - Moon Palace. Trong kết cấu cốt truyện được tổ chức bởi sự lồng ghép của chuỗi sự kiện trùng phức ngẫu nhiên của Nhạc đời may rủi, cái ngẫu nhiên gắn kết mạch của các sự kiện với những sắc thái khác nhau tạo thành một chỉnh thể cốt truyện chất chứa đa tầng, ý nghĩa. Chính phương thức tổ chức cốt truyện ấy của Auster đã đáp ứng một cách hiệu quả, thuyết phục cái yêu cầu biểu hiện yếu tố ngẫu nhiên, như là cơ sở tồn tại của nội dung hiện thực và tư duy nghệ thuật của tác phẩm, một phương tiện tư duy đắc lực để có thể thâm nhập vào sự bí ẩn của cái thế giới còn nằm bên ngoài phạm vi của những kinh nghiệm cảm tính. Paul Auster đã tạo ra một mạch truyện đầy những yếu tố bất ngờ ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên mà Auster tạo ra khiến người đọc hoài nghi song cách nhà văn bố trí các chi tiết đó lại đủ sức thuyết phục người đọc về những điều khó tin theo logic lý trí thông thường nhưng có thật của cuộc sống. Bởi ở đó, các sự kiện, biến cố luôn chất chứa những sắc thái phi lý, mơ hồ và chính những sắc thái phi lý, mơ hồ ấy đã góp phần biểu đạt chói sáng và sắc nét hiện thực cuộc sống. Ta bắt gặp dấu vết của Kafka trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện của Paul Auster ở tác phẩm này. Để tạo nên kiểu cốt truyện phi lý, Kafka thường quan tâm tới các sự kiện phi lý, quái dị trong một thế giới đến nghẹt thở. Chẳng hạn, một người thức dậy chợt biết tin mình có tội, nhưng không biết mình mắc tội gì, không biết tòa án ở đâu, anh ta bị giám sát nhưng không biết đích xác ai giám sát, chỉ thấy xung quanh đầy ắp những con mắt nghi ngờ, dò xét, rồi lại thấy chính bản thân đối diện với cái án của mình. 2.2. Đặc điểm của cốt truyện phi lý trong “Nhạc đời may rủi” Cốt truyện phi lý là phương thức tổ chức nghệ thuật hợp lý biểu đạt cái ngẫu nhiên. 66 Xem xét sự biểu hiện của cái phi lý trong cốt truyện “Nhạc đời may rủi” của Paul Auster, chúng tôi hướng tới làm nổi bật mĩ cảm về cái ngẫu nhiên trong tiểu thuyết này nói riêng, toàn bộ tiểu thuyết Paul Auster nói chung. Về cơ bản, cốt truyện phi lý được biểu hiện trên những phương diện sau: sự đan xen, hoán đổi trong tính chất của các biến cố, sự kiện;các biến cố được xây dựng bởi hàng loạt các chi tiết mang đậm tính hoài nghi; sự sắp đặt “trật khớp” trật tự của các biến cố. Màu sắc phi lý của cốt truyện Nhạc đời may rủi, trước hết thể hiện ở chỗ Auster đã tạo ra sự đan xen, hoán đổi trong tính chất của các biến cố, sự kiện. Dường như giữa chúng không thể có sự phân tách một cách rành mạch. Trong sự may mắn bất ngờ luôn chất chứa cả sự rủi ro, trong chiến thắng đã mơ hồ xuất hiện dấu hiệu của sự thất bại. Nashe nhận được khoản thừa kế khổng lồ trong cảnh khốn khó, nhưng tiền đó không đem lại hạnh phúc mà chỉ đem lại cho anh tự do - thứ tự do đã đẩy anh chệch đường, lạc lối. Pozzi đang ung dung với trận thắng đậm: “Bài tôi đang rất đỏ, toàn những con ngon lành và tiền đặt đang bắt đầu lênThế rồi đùng một cái, cửa ra vào bỗng bật tung và có bốn thằng mả mẹ to vật ào vào phòng”[2, tr.44]. Những tên cướp sòng bạc bất thình lình xuất hiện cướp đi tất cả số tiền trên bàn và những tên luật sư đã trút tất cả sự giận dữ lên đầu Pozzi khiến anh ta “quần áo rách toạc, mặt đầy những vết rách và thâm tím” và rồi may mắn gặp Nashe. Cuộc gặp gỡ định mệnh đã dẫn dắt cả hai vào canh bạc quyết định với hai gã tỉ phú. Trong trận chiến, ban đầu Pozzi giành thắng lợi nhanh chóng với số tiền hai bảy ngàn đô la, diễn biến của canh bạc đã khiến Nashe “thả mình vào những giấc mơ về tương lai, thậm chí anh còn bắt đầu nghĩ đến chuyện ổn định cuộc sống ở đâu đó, chuyện dọn đến Minnesota và mua một ngôi nhà với số tiền sắp thắng”[2, tr.148]. Nhưng rồi chỉ một tiếng đồng hồ sau, khi Nashe dạo ngắm “Thành phố của thế giới” trở về, “mọi chuyện đã thay đổi”. Cả hai đã mất tất cả, thậm chí còn trở thành những kẻ tù nhân của hai gã tỉ phú kia. Và rồi hết hai tháng, công việc xây dựng bức tường trả nợ đã đến lúc hoàn thành. Pozzi và Nashe sung sướng mong chờ giây phút tự do, nhưng rồi họ phát hiện ra rằng theo những điều khoản ma quái của bản hợp đồng, họ vẫn còn nợ hơn 3000 đô la và chưa thể ra đi. Như vậy, qua tất cả các biến cố Paul Auster xây dựng trong tác phẩm ta luôn thấy: trong sự thành công đã thấp thoáng nguy cơ thất bại, trong điều tưởng như may mắn hạnh phúc đã ngay lập tức cận kề với những rủi ro, bất trắc. Dường như, trong thế giới bao quanh các nhân vật, mọi trạng huống luôn đảo lộn, không thể có sự cân bằng, ổn định theo chiều hướng tích cực. Ở đó, con người không bao giờ có thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình, không bao giờ tìm thấy sự thăng bằng tại những vị trí xác định. Việc xây dựng cốt truyện dựa trên những sự kiện như vậy đã biểu hiện được bản thân cuộc sống hậu hiện đại với tư cách là những hình lập thể vô cùng phong phú phức tạp. Ở đó, có khi có những nhân tố ngẫu nhiên có thể cải biến quá trình sự kiện hoặc vận mệnh con người, có khi có rất nhiều yếu tố mơ hồ, hỗn độn, rất khó có thể phán đoán một cách rõ ràng. Một thế giới bất khả tri. Bất khả tri nằm trong thân phận con người. Mounier, khi phê bình Camus đưa ra nhận xét: “Con người phi lý không phải là con người được giải phóng mà là con người bị vây bủa không có ngày mai” [Dẫn theo 5, tr.67]. Thật vậy. Con người phi lý không thể giải thích, bởi mọi giải thích đều vô ích, đều là đối thoại 67 với bức tường. Chỉ còn lại hai giải pháp, hoặc là nổi loạn, hoặc chấp nhận phi lý. Bên cạnh đó, màu sắc phi lý của cốt truyện Nhạc đời may rủi còn thể hiện ở chỗ các biến cố được xây dựng bởi hàng loạt các chi tiết mang đậm tính hoài nghi. Sắc thái hoài nghi xuất hiện một cách tập trung nhất trong những chi tiết mô tả thái độ phản ứng của nhân vật chính với những bước ngoặt luôn xuất hiện bất thình lình của cuộc đời mình. Hình như Paul Auster thiên về sự trình bày sự việc, hơn là giải quyết sự việc. Tất cả các sự kiện quan trọng liên quan đến bi kịch của Nashe, đặc biệt là sự phức tạp của thế giới nội tâm không được tác giả tường minh. Người đọc có thể có rất nhiều phương hướng khác nhau để lý giải nguyên nhân, cũng như ý nghĩa của những hành động đầy ngẫu nhiên ở anh ta. Trong cuốn Đối thoại về nghệ thuật tiểu thuyết, hành động được lý giải: “Bản chất nghịch lý của hành động là một trong những khám phá lớn nhất của tiểu thuyết. Nhưng nếu qua hành động chúng ta không thấu triệt nổi bản ngã, nơi đâu và làm thế nào chúng ta hiểu được nó. Vì thế có lúc tiểu thuyết, trong cuộc truy tìm bản ngã, buộc phải từ bỏ thế giới hữu hình của hành động và thay vào đó là suy nghiệm đời sống nội tâm vô hình”[6]. Nội tâm của Nahse trượt ngã ra ngoài đường biên của lý trí, nương theo sức mạnh ngẫu nhiên. Tất cả mọi hành động đã bộc lộ một cách tinh tế, sinh động cho cái thế giới nội tâm phức tạp ấy trong con người anh ta. Hoặc anh ta liều lĩnh thử thách số phận, hoặc anh ta tham lam đến độ muốn triệt để tận dụng mọi cơ hội để thay đổi, hoặc anh ta bất cần buông trôi tất cả, hay có khi là khát vọng truy tìm cái giới hạn của ngưỡng chịu đựng Dường như cái thái độ phản ứng của Nashe trước các biến cố ngẫu nhiên đến từ thế giới cũng trở thành một thứ ngẫu nhiên bí hiểm của thế giới tinh thần phức tạp, mong manh, đổ vỡ. Để tác phẩm trở thành bản hòa tấu của những nốt nhạc bất ngờ, dữ dội và đầy bất trắc. Paul Auster dường như đã đưa người đọc du hành vào thế giới nội tâm con người chỉ với những gợi mở mơ hồ, việc tìm chìa khóa để giải mã thế giới ấy phụ thuộc vào chính năng lực trí tuệ, những xung lực của cảm xúc và vốn sống nơi độc giả. Nói như Kundera: “Trí tưởng tượng của người đọc sẽ tự động hoàn tất trí tưởng tượng của người viết”[6]. Hiệu quả nghệ thuật đó có được là do Paul Auster đã kết hợp nhiều gương mặt của người kể chuyện, có khi người kể chuyện đóng vai trò là người thứ ba biết tuốt, nhưng chủ yếu hơn người kể chuyện hóa thân vào nhân vật tạo nên sự di động điểm nhìn và luân phiên trần thuật. Và chính sự chiếm ưu thế của phương thức trần thuật di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật trong suốt chiều dài tác phẩm đã làm cho câu chuyện được kể khách quan, thật hơn và đưa lại cảm giác người đọc đang chứng kiến chứ không phải nghe kể, điều này tạo hiệu ứng tham gia ở người đọc. Với sự di động điểm nhìn trần thuật, từ người kể chuyện toàn năng đến người kể chuyện là nhân vật, trọng tâm là tiêu điểm bên trong, tác giả đã đi sâu khám phá sự phức tạp trong hình tượng nhân vật chính của tác phẩm khi đối diện với sức mạnh ngẫu nhiên đến từ thế giới, cũng như đối thoại và thử thách với chính những chuyển động ngẫu nhiên trong tâm hồn mình trước sức mạnh ấy. Thêm vào đó, sắc thái phi lý của cốt truyện còn biểu hiện ở việc sắp đặt “trật khớp” trật tự của các biến cố. Ta thấy, trong suốt chiều dài tác phẩm, nhà văn đã tạo ra các biến cố 68 xuất hiện trong cuộc đời nhân vật có cả may rủi biến hóa đan cài. Chỉ có điều cái trật tự đầy bất hợp lý giữa các biến cố đã khiến Nashe trở thành biểu tượng cho vận xui giống như Santiago của tiểu thuyết Ông già và biển cả. Paul Auster lý giải sự sắp đặt trật khớp các biến cố ngay trong tác phẩm thông qua người kể, kể theo điểm nhìn của nhân vật Nashe. Thực ra rốt cuộc thì tất cả chỉ là vấn đề trình tự, nghĩa là thứ tự của các sự kiện. Nếu tay luật sư đã không phải mất sáu tháng trời mới tìm ra anh thì Nashe đã chẳng bao giờ rong ruổi trên đường để rồi bắt gặp Jack Pozzi vào ngày hôm ấy, và tất cả những chuyện tiếp theo cuộc gặp gỡ ấy cũng đã chẳng bao giờ xảy ra. Nashe thấy không yên ổn tí nào khi nghĩ về cuộc đời mình theo kiểu này, nhưng sự thật là cha anh đã chết trước khi Thérèse bỏ đi đúng một tháng, và chỉ cần biết mang máng thế nào đó về số tiền mà anh sắp được thừa hưởng thôi thì có lẽ anh đã thuyết phục được cô ta ở lại. Thậm chí nếu cô ta có không ở lại đi nữa thì anh đã chẳng cần phải đem gửi Juliette đến chỗ bà chị ở Minnesota, và nguyên chuyện ấy thôi cũng đủ cho anh tránh được cái việc mà anh đã làm. Nhưng lúc bấy giờ anh vẫn đang còn ở đội cứu hỏa, và làm sao có thể chăm sóc một đứa bé mới lên hai khi công việc luôn phải bắt anh đi bất kể giờ giấc nào, ngày cũng như đêm? Lúc ấy mà có tiền thì chắc chắn là anh sẽ thuê một bà đến ở cùng để chăm nom Juliette, nhưng nếu đã có tiền như thế thì vợ chồng anh đã chẳng chịu ở thuê cái tầng dưới buồn thảm ấy của ngôi nhà hai hộ gia đình ở Somerville, và có lẽ Thérèse cũng đã chẳng bỏ đi nữa kia. “Thế rồi đùng một cái, tay luật sư tìm thấy anh và món tiền khổng lồ - gần hai nghìn đô la, hầu như không thể tưởng tượng nổi đối với Nashe - nhưng đến lúc ấy thì đã quá muộn. Qúa nhiều thứ đã khởi động trong vòng năm tháng trước đó, và ngay cả tiền cũng không thể nào ngăn chúng lại được nữa”[2, tr.9]. Điều đặc biệt quan trọng là cái sự trật khớp ban đầu nói trên được nhà văn lý giải là đến từ số phận, từ những yếu tố hoàn cảnh bên ngoài. Thì ở những biến cố sau đó, nhà văn đã để cho chính hành động ngẫu nhiên của nhân vật tiếp tục tạo sự hỗn độn của cái trật tự ấy, gây bất lợi cho sự vận động của số phận mình. Điều này hoàn toàn khác với Ông già và biển cả của Hemingway. Dù ở trong tình cảnh nào, sau mọi biến cố dù rủi dù may, ông lão vẫn luôn gắng sức tạo ra khả năng thuận lợi cho cuộc hành trình chinh phục biển khơi, mặc dù kết cục là thất bại. Còn Nashe khi nhận được khoản tiền khổng lồ, nếu thực sự tỉnh táo anh ta có thể thay đổi số phận mình. Nhưng sự yếu đuối của một tâm hồn đầy rạn vỡ, trống trải đã xô đẩy anh trượt ngã vào vòng xoáy của số phận trớ trêu - lang thang trên hành trình vô định. Cuộc hành trình ấy kéo dài có nghĩa Nashe đang khấu trừ dần đi sự sống, tự do của chính mình bởi “tiền đã cho anh đi tiếp nhưng đồng thời cũng trở thành cái đầu máy lạc đường lừ lừ dẫn anh trở về nơi xuất phát”. Cơ hội lại đến, anh và Pozzi bước vào canh bạc với sự áp đảo ngay từ ban đầu, nhưng phải chăng hành động lơ đãng của anh đã phá vỡ thế quân bằng có lợi để chuốc lấy cái kết cục thảm bại. Cứ thế, Nashe lâm vào bế tắc. Và rồi khi hoàn thành bức tường, có nghĩa tìm lại được tự do, bước chân định mệnh đưa Nashe tìm đến cái chết. Có thể thấy gì sau thái độ quyết liệt từ bỏ một cuộc sống bình thường để chuốc lấy một hành trình lang thang vô định và bước vào một canh bạc liều lĩnh để rồi đánh mất tất cả, 69 thậm chí cả sự tự do của chính mình, cuối cùng tự tìm đến cái chết. Tất cả các biến cố đều được sắp đặt trong một trật tự bất hợp lý so với chiều hướng vận động lý tưởng của cuộc sống. 3. Kết luận Nhạc đời may rủi là cuốn tiểu thuyết hướng tới nỗ lực biểu đạt cái ngẫu nhiên như là một phạm trù phổ biến, sinh động của tồn tại nhân sinh. Việc tổ chức cốt truyện mang sắc màu phi lý là một trong những phương thức nghệ thuật hợp lý để khắc hoạ diện mạo phức tạp, luôn biến đổi bất thường của thế giới. Sự sắp đặt “trật khớp” trật tự các biến cố của Nhạc đời may rủi đã phần nào biểu hiện cho quan niệm của nhà văn hậu hiện đại về thế giới: “thế giới như sự hỗn độn, không ý nghĩa và không thể nhận thức”[1, tr.439]. Nó cho thấy tư duy nghệ thuật độc đáo, cũng như cái nhìn đa chiều của nhà văn về thế giới và con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội nhà văn và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây (sưu tầm và biên soạn), . [2] Auster P. (2007), Nhạc đời may rủi (2009), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội(Trịnh Lữ dịch). [4] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại Học Quốc gia, Hà Nội. [5] Trần Hinh (2005), Tiểu thuyết A. Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [6] Kundera M. (2009), Đối thoại về nghệ thuật tiểu thuyết, (Trịnh Y Thư dịch). ABSURD PLOT IN THE NOVEL “THE MUSIC OF CHANCE” BY PAUL AUSTER Nguyen Thi Ngoc Thuy Tay Bac University Abstract: Paul Auster’s world of art is profoundly marked by postmodernism mind in which the contingency, the agnosia, the unexplainable always exist in human mind and govern strongly his artic sense. Thus, using “the absurd” as a cross-cutting mind of his novel and root deeply to the plot structure is an interesting approach in order decode his work not only in the narratology, but also in philosophy thoughts of existence and human being. This paper proposes two major matters: initially establishing and suggesting our understanding of “absurd plot” withít several characters; then pointing out these characters in “The music of chance” and thereby towards the feeling for the beauty of the contingency in “The music of chance” in particular, all his novels in general. Key word: Paul Auster, the music of chance, absurd plot, postmodernism fiction

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf9_nguyen_thi_ngoc_thuy_4647_2167619.pdf
Tài liệu liên quan