Tài liệu Công ty sản xuất giày thể thao Dona Pacific ( Việt Vinh 2 ): TỔNG QUAN
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
Giới thiệu:
Công ty sản xuất giày thể thao Dona Pacific ( Việt Vinh 2 ) là công ty thuộc tập đoàn Phong Thái (Đài Loan ) toạ lạc tại ấp Bắc Sơn – xã Sông Mây - huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai
Công ty sản xuất giày thể thao cho tập đoàn Nike
Nhà máy Rubber chuyên sản xuất đế giày cho công ty
Quy trình sản xuất:
Cao su tổng hợp + Cao su thiên nhiên + Hoá chất được phối từ kho hóa chất theo công thức của Nike
Sau khi phối keo theo từng công thức sẽ được kéo về nhà máy Rubber , và được luyện ở máy luyện kín trong một khoảng thời gian quy định , sau đó được công nhân thao tác trộn cho đều màu , sau đó được cắt thành từng tấm và nhập vào phòng lạnh 2h .
Sau khi nhập vào phòng lạnh , nếu có nhu cầu sử dụng , sẽ được lấy ra cán lưu huỳnh.
Cán lưu huỳnh và ra keo cắt từng tấm theo tưng quy cách và từng mode loại đế giày nhập phòng lạnh 8h . sau khi đủ thời gian 8h quy định sẽ được xuất ra chặt keo theo từng size từ 3T – 18T để đưa lên chuy...
8 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 6047 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công ty sản xuất giày thể thao Dona Pacific ( Việt Vinh 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
Giới thiệu:
Công ty sản xuất giày thể thao Dona Pacific ( Việt Vinh 2 ) là công ty thuộc tập đoàn Phong Thái (Đài Loan ) toạ lạc tại ấp Bắc Sơn – xã Sông Mây - huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai
Công ty sản xuất giày thể thao cho tập đoàn Nike
Nhà máy Rubber chuyên sản xuất đế giày cho công ty
Quy trình sản xuất:
Cao su tổng hợp + Cao su thiên nhiên + Hoá chất được phối từ kho hóa chất theo công thức của Nike
Sau khi phối keo theo từng công thức sẽ được kéo về nhà máy Rubber , và được luyện ở máy luyện kín trong một khoảng thời gian quy định , sau đó được công nhân thao tác trộn cho đều màu , sau đó được cắt thành từng tấm và nhập vào phòng lạnh 2h .
Sau khi nhập vào phòng lạnh , nếu có nhu cầu sử dụng , sẽ được lấy ra cán lưu huỳnh.
Cán lưu huỳnh và ra keo cắt từng tấm theo tưng quy cách và từng mode loại đế giày nhập phòng lạnh 8h . sau khi đủ thời gian 8h quy định sẽ được xuất ra chặt keo theo từng size từ 3T – 18T để đưa lên chuyền ép nhiệt .
Sau khi ép nhiệt theo từng khoảng thời gian quy định sẽ ra một đôi đế giày thành phẩm , đế nào hư chuyển đến kho cắt hàng C , nhập rác . 12 đôi thành phẩm ( hàng A ) sẽ được đóng gói và đưa lên kho chuẩn bị phát cho Sotap theo từng đơn hàng
Sơ đồ quy trình sản xuất
Kho hoá chất
Máy luyện kín
Máy cán màu
Phòng lạnh 2h
Máy cán lưu huỳnh
Máy ra keo
Phòng lạnh 8h
Máy cắt
Máy ép nhiệt
Kho
Cắt hàng C
Hàng A
Nhập phế liệu
Sotap
NHỮNG YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ
- Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cao .Đối với nhà máy tốt nhất là dùng máy phát điện dự phòng, khi mất điện sẽ dùng điện máy phát cấp cho những phụ tải quan trọng , hoặc toàn bộ hệ thống ( gồm:thủy điện,nhiệt điện…) được liên kết và hỗ trợ cho nhau mỗi khi gặp sự cố.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị : Người thiết kế ngoài việc tính toán chính xác, chọn lựa đúng thiết bị và khí cụ còn phải nắm vững quy định về an toàn , những qui phạm cần thiết khi thực hiện công trình . Hiểu rõ môi trường hệ thống cấp điện và đối tượng cấp điện.
- Đảm bảo chất lượng điện năng mà chủ yếu là đảm bảo độ lệch và độ dao động điện trong phạm vi cho phép. Điện áp lưới trung và hạ chỉ cho phép dao động trong khoảng . Các xí nghiệp nhà máy yêu cầu chất lượng điện áp cao thì phải là .
- Vốn đầu tư nhỏ, chi phí vận hành hàng năm thấp.
- Thuận tiện cho công tác vận hành và sửa chữa v.v…
Ngoài ra, khi thiết kế cung cấp điện cũng cần chú ý đến các yêu cầu khác như: Có điều kiện thuận lợi nếu có yêu cầu phát triển phụ tải sau này, rút ngắn thời gian xây dựng v.v…
CHƯƠNG I : SƠ ĐỒ ĐI DÂY CỦA NHÀ MÁY
1.1 Phân nhóm phụ tải:
Khi thiết kế phần đi dây . Công việc đầu tiên mà ta phải làm đó là phân nhóm các phụ tải.Thông thường thì chúng ta sử dụng một trong hai phương pháp sau đây :
+ Phân nhóm theo dây chuyền sản xuất và tính chất công việc:
Phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo tính linh hoạt cao trong vận hành cũng như bảo trì, sửa chữa. Chẳng hạn như khi nhà máy sản xuất dưới công suất thiết kế thì có thể cho ngừng làm việc một vài dây chuyền mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các dây chuyền khác, hoặc khi bảo trì, sửa chữa thì có thể cho ngừng hoạt động của từng dây chuyền riêng lẻ,… Nhưng phương án này có nhược điểm sơ đồ phức tạp, là chi phí lắp đặt khá cao do có thể các thiết bị trong cùng một nhóm lại không nằm gần nhau cho nên dẫn đến tăng chi phí đầu tư về dây dẫn, ngoài ra thì đòi hỏi người thiết kế cần nắm vững quy trình công nghệ của nhà máy.
+ Phân nhóm theo vị trí trên mặt bằng:
Phương pháp này có ưu điểm là dễ thiết kế, thi công, chi phí lắp đặt thấp. Nhưng cũng có nhược điểm là kém tính linh hoạt khi vận hành sửa chữa so với phương pháp thứ nhất.
Do vây mà tuỳ vào điều kiện thực tế mà người thiết kế lựa chon phương án nào cho hợp lý.
Ở đây, chúng ta sẽ lựa chọn phân nhóm theo cả 2 phương án.
Dựa vào sơ đồ bố trí máy móc theo dây chuyền sản xuất trên mặt bằng, và số lượng của các thiết bị tiêu thụ điện, chúng ta sẽ phân thành các nhóm như sau:
Chúng ta sẽ phân làm 6 nhóm ứng với 6 tủ động lực, các động cơ còn lại vì công suất lớn nên nối trực tiếp vào tủ phân phối (Xem sơ đồ bản vẽ mặt bằng ).
BẢNG LIỆT KÊ NHU CẦU PHỤ TẢI CỦA CÁC MÁY
STT
Tên thiết bị
Kí hiệu mặt bằng
Số lượng
Công suất đặt
(Kw /1 máy)
η
Ksd
cosj
1
Máy cắt
2
18
5.5
0.83
0.4
0.7
2
Máy luyện kín
3
2
110
0.93
0.5
0.7
3
Máy cán màu
4
3
95
0.92
0.6
0.8
4
Máy cán lưu huỳnh
7
4
110
0.93
0.7
0.7
5
Máy ra keo
8
4
30
0.89
0.3
0.7
6
Máy ép nhiệt
9
96
4
0.82
0.6
0.9
1.2 Xác định vị trí đặt tủ phân phối(TPP),tủ động lực(TĐL)
1.2.1 Mục đích:
Xác định tâm phụ tải là nhằm xác định vị trí thích hợp nhất để đặt tủ phân phối (hoặc tủ động lực). Vì khi đặt tủ tại các vị trí đó thì ta sẽ thực hiện được việc cung cấp điện với tổn thất điện áp và tổn thất công suất nhỏ, chi phí kim loại màu là hợp lý nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí cuối cùng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: đảm bảo tính mỹ quan,thuận tiện và an toàn trong thao tác, bảo trì v.v…
1.2.2 Phương pháp tính:
Tâm phụ tải được xác định theo công thức:
; (1.1)
Trong đó : X, Y là hoành độ và tung độ của tâm phụ tải
Xi,Yi là hoành độ và tung độ của thiết bị thứ i
Pđmi là công suất định mức của thiết bị thứ i.
(Góc tọa độ được tính từ góc dưới cùng bên trái của nhà máy trong bản vẽ mặt bằng).
1.2.3 Áp dụng tính toán cho nhà máy:
Ta có thể xác định tâm phụ tải cho các nhóm thiết bị của toàn bộ nhà máy. Nhưng để đơn giản hơn cho công việc tính toán thì ta chỉ cần xác định tâm phụ tải cho vị trí đặt tủ phân phối(TPP). Còn vị trí đặt tủ động lực(TĐL) thì chỉ cần xác định một cách tương đối bằng ước lượng sao cho vị trí đặt tủ nằm cân đối trong nhóm thiết bị,sát vách tường và ưu tiên gần các động cơ có công suất lớn, để đảm bảo mỹ quan, thuận tiện thao tác, tránh hạn chế lối đi.
+ Xác định tâm phụ tải của TĐL1
= 83.35 (m) ; = 6.09 (m)
Vậy vị trí đặt TĐL1 là : X = 83.35 (m) ; Y = 11,5 (m)
+ Xác định tâm phụ tải của TĐL2
= 58.37 (m) ; = 6.09 (m)
Vậy vị trí đặt TĐL2 là : X = 58.37 (m) ; Y = 11,5 (m)
+ Xác định tâm phụ tải của TĐL3
= 38.12 (m) ; = 6.09 (m)
Vậy vị trí đặt TĐL2 là : X = 38.12 (m) ; Y = 11,5 (m)
+ Xác định tâm phụ tải của TĐL4
= 18.86 (m) ; = 6.09 (m)
Vậy vị trí đặt TĐL2 là : X = 18.86 (m) ; Y = 11,5 (m)
+ Xác định tâm phụ tải của TĐL5
= 11.30 (m) ; = 25.01 (m)
Vậy vị trí đặt TĐL2 là : X = 9 (m) ; Y = 15.46 (m)
+ Xác định tâm phụ tải của TĐL6
= 18.86 (m) ; = 6.09 (m)
Vậy vị trí đặt TĐL6 là : X = 43.75 (m) ; Y = 15.46 (m)
+ Áp dụng công thức (1) để xác định vị trí cần đặt TPP
= 62.79 (m) ; = 19.33 (m)
Vậy vị trí đặt TPP là : X = 99.8 (m) ; Y = 21.3 (m)
+ Đồng thời ta đặt them 1 tủ chiếu sáng
Vị trí đặt tủ chiếu sáng là : X = 99.8 (m) ; Y = 18 (m)
BẢNG THỐNG KÊ VỊ TRÍ ĐẶT TỦ
STT
X(m)
Y(m)
TĐL1
83.35
11.5
TĐL2
58.37
11.5
TĐL3
38.12
11.5
TĐL4
18.86
11.5
TĐL5
9
15.46
TĐL6
43.75
15.46
TPP
99.8
21.3
TCS
99.8
18
+ Phương pháp đi dây
Từ những bảng số liệu trên ta có thể tiến hành đi dây từ TPP đến TĐL, và từ TĐL đến các thiết bị trong nhóm phụ tải. Từ TPP đến các TĐL và từ các TĐL đến các thiết bị trong nhóm ta dùng phương pháp đi trên thang cáp.
+ Lợi ích :
Giúp cho dây dẫn tỏa nhiệt tốt
Dễ lắp đặt
Ít tốn kém
Thuận tiện cho việc sửa chữa khi có sự cố xảy ra .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong I-So do di day.doc