Công ty Nokia: Hình thành và phát triển

Tài liệu Công ty Nokia: Hình thành và phát triển: CÔNG TY NOKIA: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: . Nokia được đặt theo tên một dòng sông ở Phần Lan. Cách đây 138 năm. Nokia bắt đầu vào năm 1865 khi người kỹ sư mỏ Fredrik Idestam thành lập một nhà máy bột gỗ trên bờ sông Tammerkoski tại Tampere thuộc miền Tây Nam Phần Lan. Trong suốt 138 năm thành lập và phát triển, Nokia từ một hãng sản xuất giấy đã trở thành một tổng công ty cung ứng nhiều sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng, và hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về truyền thông di động. Cuối năm 2007, Nokia có khoảng 112.262 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia và nói 90 thứ tiếng khác nhau, bán sản phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn cầu và đạt doanh số 51,1 tỷ euro với lợi tức 8 tỷ USD năm 2007. Nokia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Helsinki năm 1915 - hiện điều hành 15 nhà máy sản xuất trên 9 quốc gia, duy trì các cơ sở nghiên cứu và phát triển ở 12 nước. Tập đoàn Nokia được thành lập năm 1966 bởi 3 công ty của Phần Lan là: Nokia Company (...

doc26 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Công ty Nokia: Hình thành và phát triển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY NOKIA: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: . Nokia được đặt theo tên một dòng sông ở Phần Lan. Cách đây 138 năm. Nokia bắt đầu vào năm 1865 khi người kỹ sư mỏ Fredrik Idestam thành lập một nhà máy bột gỗ trên bờ sông Tammerkoski tại Tampere thuộc miền Tây Nam Phần Lan. Trong suốt 138 năm thành lập và phát triển, Nokia từ một hãng sản xuất giấy đã trở thành một tổng công ty cung ứng nhiều sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng, và hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về truyền thông di động. Cuối năm 2007, Nokia có khoảng 112.262 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia và nói 90 thứ tiếng khác nhau, bán sản phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn cầu và đạt doanh số 51,1 tỷ euro với lợi tức 8 tỷ USD năm 2007. Nokia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Helsinki năm 1915 - hiện điều hành 15 nhà máy sản xuất trên 9 quốc gia, duy trì các cơ sở nghiên cứu và phát triển ở 12 nước. Tập đoàn Nokia được thành lập năm 1966 bởi 3 công ty của Phần Lan là: Nokia Company (Nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy – thành lập năm 1865), Finnish Rubber Works (nhà máy sản xuất ủng cao su, lốp, các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác – thành lập năm 1898) và Finnish Cable Works (nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại – thành lập năm 1912). Trụ sở Nokia tai Phần Lan Toàn cảnh nhà xưởng sản xuất ĐTDĐ. Ba quốc gia hàng đầu về nhân sự là: * Phần Lan (22.535) * Mỹ (7.298) * Trung Quốc (5.202) Nokia được điều hành bởi Hội đồng quản trị tập đoàn do chủ tịch HĐQT & Tổng Giám Đốc đứng đầu .Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám Đốc Nokia là Jorma Ollila 52 tuổi (gia nhập Nokia năm 1985) và Chủ tịch công ty là Pekka Ala-Pietil, 46 tuổi (gia nhập Nokia năm 1984) Chủ tịch tập đoàn Nokia Jorma Ollila Jorma Ollila được sinh ra ở Seinäjoki, Phần Lan, trong tháng 8 năm 1950. Ông đã kiếm được bằng thạc sĩ về khoa học chính trị từ Đại học Helsinki năm 1976, mộ bậc thầy thứ hai trong kinh tế của Trường Kinh tế London năm 1978, và thứ ba của một bậc thầy trong kỹ thuật của Trường Đại học Công nghệ Helsinki năm 1981. Theo chủ tịch và giám đốc điều hành của Nokia, Ollila đã dẫn chuyển đổi của Nokia thành một công ty đặt điểm chuẩn cho truyền thông di động. Nokia bao gồm hai tập đoàn kinh doanh: Nokia Mobile Phones và Nokia Networks. Ngoài ra, công ty còn có đơn vị Nokia Venture Organization riêng biệt và đơn vị nghiên cứu Nokia Research Center. Nokia Mobile Phones là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Nokia Networks là một nhà cung cấp hàng đầu cơ sở hạ tầng mạng di động, băng thông rộng và IP và các dịch vụ có liên quan. Nokia Venture Organization có chức năng nhận diện và phát triển những ý tưởng kinh doanh mới Nokia Research Center tạo ra khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ của Nokia trong những lãnh vực công nghệ thiết yếu cho sự thành công của công ty trong tương lai Tại Châu Á: Là công ty hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông di động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nokia bắt đầu hoạt động tại khu vực vào đầu những năm 80. Từ đó, Nokia đã thiết lập một nhãn hiệu hàng đầu tại nhiều thị trường địa phương và công việc kinh doanh cũng được mở rộng đáng kể tại tất cả các khu vực để hỗ trợ nhu cầu khách hàng và sự phát triển của công nghệ truyền thông trong khu vực Trụ sở chính ở khu vực của Nokia được đặt tại Alexandra Technopark ở Singapore. Là trung tâm của khu vực của Nokia, đây là cơ sở của hơn 700 nhân viên Nokia cung cấp các công nghệ, sản phẩm và giải pháp hỗ trợ 20 thị trường khác nhau và các văn phòng Nokia tại châu Á – Thái Bình Dương Nokia đã đầu tư hàng trăm triệu USD để xây dựng các hệ thống phân phối và mạng lưới bán lẻ tại các nước đang phát triển. Nhờ vậy, đây là hãng điện thoại di động số một ở Trung Quốc, Ấn Độ và đang tăng trưởng mạnh ở châu Phi, thị trường hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Khách hàng Nokia là dòng sản phấm dành cho mọi tập khách hàng , cho dù bạn là người yêu nhạc, thợ ảnh, nhà thiết kế, doanh nhân chuyên nghiệp hay nhà làm phim thành công đều có thể sử dụng còn là hãng điện thoại có sản phẩm đa dạng nhất, từ những sản phẩm cực bình dân, tới những sản phẩm siêu cao cấp. Nokia xây dựng chỗ đứng cho mình trên cả thị trường cao cấp và bình dân. Dành cho đối tượng khách hàng kỳ vọng vào công nghệ mới nhất, Nokia có chiếc N95 bao gồm trình duyệt Internet, nghe nhạc, bộ nhận tín hiệu GPS vệ tinh và khả năng kết nối Wi-Fi. Nokia N95 Ở mỗi thị trường, mỗi đối tượng khách hàng, Nokia đều có những sản phẩm tương ứng. Những sản phẩm này hầu hết đều có đủ những chức năng cần thiết, và hơn nữa tất cả những tính năng này đều rất thân thiện với người dùng, có lẽ đây là điều tạo nên thành công của Nokia. Mỗi một sản phẩm Nokia mới xuất hiện, gần như đó là một cuộc cách mạng thực sự, tạo nên một trào lưu trong cộng đồng người sử dụng ĐTDĐ. Thậm chí những mẫu điện thoại bình dân của Nokia cũng có những tính năng mở rộng khiến một số lượng lớn khách hàng thu nhập thấp cảm thấy thú vị khi lần đầu tiên có trong tay một chiếc điện thoại di động. Chẳng hạn, mẫu Nokia 1200 với giá chỉ 45 USD của Nokia có thể chạy tới 2 tuần mà không cần xạc pin, đồng thời có cả đèn flash tích hợp, rất thuận tiện trong trường hợp mất điện. Nokia1200 Nokia đã đầu tư hàng trăm triệu USD để xây dựng các hệ thống phân phối và mạng lưới bán lẻ tại các nước đang phát triển. Nhờ vậy, đây là hãng điện thoại di động số một ở Trung Quốc, Ấn Độ và đang tăng trưởng mạnh ở châu Phi, thị trường hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Trong khi đó, sản phẩm điện thoại di động giá rẻ của Motorola cho thị trường Ấn Độ đã thất bại, mặc dù có giá chỉ 35 USD. Một phần dẫn đến thất bại là do những chức năng hạn chế của chiếc điện thoại này không thể thu hút được các khách hàng tiềm năng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng (Nokia Care) Nokia có mạng lưới dịch vụ Nokia toàn cầu để chăm sóc khách hàng. Quan điểm của Nokia là luôn xem trọng công tác chăm sóc khách hàng. Năm 2007 Nokia có 17 trung tâm chăm sóc khách hàng. Nokia đưa vào sử dụng đường dây tư vấn miễn phí 18001516 từ năm 2006 là một kênh chăm sóc khách hàng thuận tiện. Bộ phận chăm sóc khách hàng Nokia Care còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ngươi tiêu dùng thông qua trực tuyến, email và các dịch vụ trung tâm cuộc gọi , được hỗ trợ bởi một mạng lưới các trung tâm dịch vụ ủy quyền. Hỗ trợ này bao gồm thông tin về sản phẩm cơ bản, hướng dẫn, hội đồng thảo luận, cập nhật phần mềm, tư vấn về các vấn đề cụ thể, và sửa chữa bảo hành. Nó cũng giúp cho người tiêu dùng để tìm nơi để tái chế các sản phẩm cũ của họ. Để nhằm nhận được một bức tranh toàn diện về kinh nghiệm của người tiêu dùng bằng cách sử dụng các kênh thông tin phản hồi của người tiêu dùng khác nhau, và đối phó với các hành động cải tiến mục tiêu. Nokia đang áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với đối tác đào tạo , huấn luyện cũng như hợp tác với họ để đảm bảo họ cung cáp một chất lượng dịch vụ cao để phục vụ khách hàng tốt nhất. Tăng cường giám sát và mở rộng hoạt động toàn quốc giúp Nokia đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Nhà cung cấp Nokia được các nhà cung cấp lớn hàng đầu thế giới đầu tư về những trang thiết bị hiện đại để sản xuất. Nokia được biết đến là một tập đoàn viễn thông có trụ sở chính tại Espoo ở Phần Lan. Nhưng Nokia còn là nhà sản xuất số 1 thế giới về các thiết bị di động và các thiết bị viễn thông khác tính theo thị phần và là công ty hàng đầu trong các ngành truyền thông và Internet hội tụ, Tập đoàn Nokia còn có công ty con là Nokia Siemens Networks sẽ là nhà cung cấp độc quyền các hoạt động và bảo trì cho tất cả các nội Ovistore của Nhà máy hoạt động trên khắp 17 tiểu bang của Brazil, còn sản xuất nhiều loại thiết bị cho mọi phân khúc thị trường và cung cấpdịch vụ Internet của người tiêu dùng trong năm lĩnh vực: nhạc, bản đồ, phương tiện truyền thông, nhắn tin và làm việc để cung cấp các dịch vụ một cách dễ dàng để tiếp cận với người tiêu dùng.Các đơn vị dịch vụ có trách nhiệm phát triển này là một phần của hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng Giám đốc Nokia Siemens Networks: Simon Beresford – wylie Giám đốc của NokiaSiemens Networks- Simon Beresford – wylie Cuối năm 2005, Nokia có 22 cơ sở sản xuất hoạt động tại Braxin, Trung Quốc, Phần Lan, Đức, Hungary, Mêhicô, Hàn Quốc, Anh và Mỹ Các cơ sở sản xuất của Nokia tại Phần Lan Trong khi các nhà cung nội dung và công ty tiếp tục đăng ký phát hành nội dung trên Ovistore, Nokia đã bắt đầu hợp tác với Tinkiing nhà phát minh và nhà sản xuất Heroes, một trong những chương trình được nhiều người xem nhất trên thế giới, để phát triển những nội dung mới sáng tạo cho Ovistore. Khi được giới thiệu toàn vào tháng 5, Ovistore sẽ cung cấp ch người tiêu dùng các truyền thông phù hợp, đúng mục tiêu nhiều loại thiết bị Nokia. Trong dự án đầu tiên với Kring, Nokia đóng vai trò đối tác chiến lược và nhà cung cấp công nghệ cho một dự án được Kring sáng tạo mang mã số TEVA. Nhận thức được tầm quan trọng ngày càng tăng của tính di động. Kring se sử dụng Nokia Ovistore như một kênh ban đầu để giới thiệu dự án trên nhiều phương tiện khác. Vào đầu tháng 3\2009, các nhà cung cấp nội dung, cônhg ty phát triển và hệ thống kinh tế Forun Nokia hiện tại đã bắt đầu tải nội dung của mình lên trang web www.pulish.ovi.com để trở thành công ty đầu tiên phân phối truyền thông qua Ovistore. Cho đến nay hàng ngàn nhà cung cấp nội dung và công ty phát triển rộng khắp thế giới, phần lớn từ Mỹ, Anh, TQ và Ấn Độ đã đăng ký tham gia. Ngoài việc cung cấp cho các công ty hàng loạt công cụ dễ sử dụng để hoàn thành các ừng dụng di động. Nokia mang lại cho họ một cách thức đơn giản nhất để phân phối và thu được tiền từ nội dung của mình từ hàng triệu người trên khắp thế giới thông qua dịch vụ Ovistore mới. Trong thời gian tới, Nokia dự định thiết lập các giải pháp dành cho doanh nghiệp bằng cách kết hợp các thiết bị và ứng dụng của Nokia với những giải pháp phần mềm từ những nhà cung cấp hàng đầu dành cho doanh nghiệp như Microsoft, IBM, Cisco v.v… Sản phẩm Nokia là liên kết mọi người – mang đến cho mọi người cái họ cần và những thứ họ thấy quan trọng. Điện thoại Nokia còn là sản phẩm đầu tiên có những đặc tính như: nhắn tin, kết nối với dịch vụ thông tin trên Internet và bao gồm cả quay phim đa chức năng. Từ khi cho ra đời loại điện thoại di động nhỏ cầm tay đầu tiên vào năm 1987, Nokia đã trở thành một nhà tiên phong về công nghệ. Về thiết kế cũng là lĩnh vực quan trọng của thương hiệu Nokia,cách đây gần một thập niên,hầu hết màu sắc của điện thoại di động là màu đen.Sau đó, Nokia đã giới thiệu các nắp di động có màu sắc đa dạng và lập tức điện thoại di động trở thành một sản phẩm thời trang.Tiếng tăm của Nokia về thiết kế biểu tượng được biểu hiện với hai bộ sưu tập thời trang (Fashion Collections) – bộ sưu tập được thiết kế để làm đẹp cho khuynh hướng sàn diễn thời trang hiện nay. Nokia đã phát triển những thiết bị di động hỗ trợ cho cuộc sống của tất cả mọi người. Nokia đã làm việc hết mình để nâng cao năng suất và cuộc sống của mọi người bằng việc cung cấp những sản phẩm an toàn, dễ sử dụng. Tính quan trọng trong thiết kế điện thoại của Nokia là dễ sử dụng: bề mặt sản phẩm thì dễ định hướng, các phím số thì dễ sử dụng, và kích cỡ, hình dáng thì tiện nghi và phù hợp – tất cả đã làm tăng sự tín nhiệm của khách hàng dành cho Nokia như là một thương hiệu. Ở mỗi thị trường, mỗi đối tượng khách hàng, Nokia đều có những sản phẩm tương ứng. Những sản phẩm này hầu hết đều có đủ những chức năng cần thiết, và hơn cả, tất cả những tính năng này đều rất thân thiện với người dùng, có lẽ đây là điều tạo nên thành công của Nokia. Mỗi một sản phẩm Nokia mới xuất hiện, gần như đó là một cuộc cách mạng thực sự, tạo nên một trào lưu trong cộng đồng người sử dụng ĐTDĐ. Điện thoại Nokia là sản phẩm đầu tiên có những đặc tính như: nhắn tin, kết nối với dịch vụ thông tin trên Internet và bao gồm cả quay phim đa chức năng. Ngày nay, Nokia đang dẫn đầu về sự thay đổi trong thế hệ thứ ba của chức năng điện thoại di động, điều này đã được chứng minh bằng dòng sêri Nokia máy tính truyền thông đạt hiệu quả cao, đem đến các dịch vụ di động bao gồm: internet, âm nhạc di động, và cả quay phim hình ảnh, email và game. Nokia tập trung cung cấp những thiết bị và giải pháp tốt cho thị trường bằng cách tăng cường hơn nữa những mối quan hệ chiến lược với những nhà cung cấp công nghệ dành cho doanh nghiệp hàng đầu. Nokia công bố kế hoạch ngưng phát triển hoặc tiếp thị các giải pháp di động dành cho kinh doanh “sau bức tường lửa” riêng của mình. Những công nghệ và kinh nghiệm phù hợp sẽ được chuyển sang dịch vụ 'push email' tiêu dùng mới của Nokia. Trong thời gian tới, Nokia dự định thiết lập các giải pháp dành cho doanh nghiệp bằng cách kết hợp các thiết bị và ứng dụng của Nokia với những giải pháp phần mềm từ những nhà cung cấp hàng đầu dành cho doanh nghiệp như Microsoft, IBM, Cisco. Nokia khá thành công trong việc tạo dựng thương hiệu qua việc đưa vào Việt Nam những mẫu điện thoại phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Hãng đã chinh phục được khách hàng nhờ vào việc đưa ra nhiều sản phẩm thân thiện, dễ sử dụng, dễ sửa chữa, linh kiện dễ thay Điện thoại Nokia dòng Eseries cũng được mong chờ xuất hiện trên thị trường vào năm 2006, với những giải pháp được tận dụng như email di động dành cho doanh nhân. Các dòng sản phẩm điện thoại chính: * Dòng kết nối (Connect) * Dòng cuộc sống (Live) * Dòng khám phá (Explore) * Dòng Thành Đạt (Achieve) 1987: Nokia Mobira Cityman 900-điện thoại di động truyền thống đầu tiên được ra đời. 1994: Sêri Nokia 2100 là các điện thoại di động kĩ thuật số đầu tiên ra đời, để gửi dữ liệu, fax và SMS(tin nhắn nhanh). 2001: Điện thoại Nokia quay phim đầu tiên – Nokia 7650 được cho ra mắt. 2004: Nokia giới thiệu bộ sưu tập ba điện thoại đầu tiên. 2005: Nokia với dịch vụ 3G đầu tiên được cho ra mắt thị trường– Nokia 6630. 2005: Nokia Nseries được ra mắt – đại diện cho công nghệ hiện đại. Cũng trong năm này, Nokia cho ra mắt dịch vụ di động – cho phép phát sóng các chương trình truyền hình di động trên điện thoại Nokia. 2006: Nokia N91 – thiết bị di động đầu tiên với một ổ cứng cho phép lưu trữ 3000 bài hát – được tung ra ở Anh. Một trong những sản phẩm nổi bật là thiết bị mới 3G - Nokia 6280, mở rộng thêm danh mục các thiết bị 3G của Nokia, Nokia cũng dẫn đầu trên thị trường về lĩnh vực âm nhạc di động- điện thoại di động, dẫn đầu là điện thoại N91, với khả năng chứa 3000 bài hát.Trong năm 2005, Nokia đã bán được hơn 45 triệu điện thoại di động có gắn máy nghe nhạc kĩ thuật số đa chức năng,điều này làm cho Nokia trở thành nhà sản xuất lớn nhất toàn cầu về thiết bị nghe nhạc kĩ thuật số. Ngày nay, Nokia đang dẫn đầu về sự thay đổi trong thế hệ thứ ba của chức năng điện thoại di động, điều này đã được chứng minh bằng dòng sêri Nokia máy tính truyền thông đạt hiệu quả cao, đem đến các dịch vụ di động bao gồm: internet, âm nhạc di động, và cả quay phim hình ảnh, email và game. Sau đó, Nokia đã giới thiệu các nắp di động có màu sắc đa dạng và lập tức điện thoại di động trở thành một sản phẩm thời trang.Tiếng tăm của Nokia về thiết kế biểu tượng được biểu hiện với hai bộ sưu tập thời trang (Fashion Collections) Dòng sản phẩm định hướng của Nokia Điện thoại 'định hướng' của Nokia Phiên bản Nokia 5800 Navigation với khả năng tìm địa điểm, chỉ dẫn hướng đi nhằm tránh đường tắc, đường ngược chiều bằng hình ảnh và giọng nói... sẽ được đưa ra thị trường trong quý III. Trên màn hình cảm ứng 3,2 inch của máy, người sử dụng có thể truy cập vào phần mềm Ovi Maps, một bản đồ khu vực đầy đủ với khả năng phóng to thu nhỏ. Với tính năng này, người lái xe và đi bộ sẽ không còn bối rối nếu chẳng may bị lạc đường. Ngoài ra, Nokia đã tài trợ cho tuần lễ thời trang Luân Đôn từ năm 1999 đến 2004 và cộng tác với các nhà thiết kế thời trang như: Kenzo, Louis Vuitton và Donatella Versace. Năm 2006, hãng Nokia tại Anh đã cộng tác với công ty tổ chức âm nhạc hàng đầu thế giới, Live Nation. Năm 2006 cũng là năm mà Nokia tài trợ cho chương trình năm thứ ba “X-Factor của ITV – một chương trình đặt ra thử thách cho các nhân tố âm nhạc với những gíam khảo nổi tiếng như Simon Cowell, Sharon Osbourne và Louis Walsh. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH: Nokia đã bỏ lại đằng sau nhiều đối thủ cạnh tranh sừng sỏ đến từ các cường quốc công nghệ là Mỹ (Motorola), Đức (Siemens), Nhật (Sony) để trở thành thương hiệu được ưa chuộng nhất thế giới. Tại thị trường Việt Nam, Nokia đã chiếm được vị trí số 1, thế chân hai "cựu đại gia" Ericsson và Motorola. Từ những chiếc điện thoại giá 750 USD kiểu cách, được tích hợp hệ thống định vị toàn cầu cho tới những chiếc điện thoại cơ bản giá chỉ 45 USD với màn hình đen trắng, Nokia đã làm bão hòa thị trường điện thoại di động theo cách mà cả Motorola hay bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào khác không thể bắt chước nổi. Chuỗi sản phẩm đáng nể bao gồm khoảng 100 mẫu của Nokia chỉ là một trong số nhiều lý do tại sao hơn 1/3 số điện thoại di động trên thế giới hiện nay có xuất xứ từ Espoo, ngoại ô thủ đô Helsinki của Phần Lan, nơi đặt đại bản doanh của Nokia. Chắc chắn không đối thủ nào có thể cạnh tranh với ngôi vị số 1 của Nokia. Thống kê cho thấy, hãng điện thoại Phần Lan này đạt doanh số 134 triệu chiếc điện thoại vào quý 4/2007. Các đối thủ theo sau Nokia đang bám đuổi nhau rất sát nút. Cũng trong quý 4 năm ngoái, Samsung đạt doanh số 46 triệu điện thoại, tiếp đó là Motorola với 41 triệu chiếc, Sony Ericsson với 31 triệu chiếc, và LG với 24 triệu chiếc. Nokia đã đầu tư hàng trăm triệu USD để xây dựng các hệ thống phân phối và mạng lưới bán lẻ tại các nước đang phát triển. Nhờ vậy, đây là hãng điện thoại di động số một ở Trung Quốc, Ấn Độ và đang tăng trưởng mạnh ở châu Phi, thị trường hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Trong khi đó, sản phẩm điện thoại di động giá rẻ của Motorola cho thị trường Ấn Độ đã thất bại, mặc dù có giá chỉ 35 USD. Một phần dẫn đến thất bại là do những chức năng hạn chế của chiếc điện thoại này không thể thu hút được các khách hàng tiềm năng. Đây không phải là lần đầu tiên một đối thủ cạnh tranh thách thức Nokia. Chiếc Chocolate của LG hoặc những chiếc điện thoại cầm tay siêu mỏng của Samsung cũng đã làm các nhà lãnh đạo của Nokia đau đầu. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, vị trí của Samsung là khá vững nhờ hãng đang tích cực tiến vào thị trường châu Âu và các thị trường đang nổi lên, tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu người tiêu dùng và áp dụng phổ biến hệ điều hành mở như Windows Mobile, Symbian và Android của Google. Không ít người cho rằng, Samsung đã biến những điểm yếu của Motorola thành những điểm mạnh của mình. Dòng sản phẩm của SamSung Điểm yếu “chết người” của Motorola, không gì khác, chính là những chiếc điện thoại mà hãng sản xuất ra. Từ sau chiếc Razr được tung ra vào năm 2004 đến nay, Motorola vẫn chưa thể có một chiếc điện thoại nào thành công như thế. Hãng cũng đã nỗ lực để giành chiếc “vương miện” dành cho “vua” điện thoại giá rẻ Nokia, nhưng bất thành. Dòng sản phẩm Razr của motorola Ở tình trạng hiện nay, thậm chí nếu có liên kết với hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE cũng khó có thể đưa Motorola trở lại với vị trí số 2. Với thị phần 1,2% trên thị trường điện thoại di động toàn cầu, ZTE xem ra quá nhỏ bé. Có vẻ như LG và Sony Ericsson sẽ được lợi nhiều từ thế yếu của Motorola. Cả hai đều có những thế mạnh riêng của mình. Là liên doanh giữa hãng Sony của Nhật và hãng Ericsson của Thụy Điển, Sony Ericsson đã áp dụng mạnh mẽ công nghệ nghe nhạc của Sony Walkman và công nghệ chụp ảnh của Cybershot vào những chiếc điện thoại của mình. Thế mạnh của Sony Ericsson là biết đánh bóng thương hiệu và có nhiều sản phẩm sử dụng công nghệ GSM, loại công nghệ hiện phổ biến nhất trong lĩnh vực điện thoại di động trên thế giới. Như những chiếc điện thoại không hề rẻ của Sony Ericsson, mức giá từ 800 - 1.000 USD/chiếc thì điện thoại này quá đắt để có thể được tiêu thụ rộng rãi, sẽ khiến hãng dễ bị tổn thương hơn trong trường hợp suy thoái kinh tế. Vừa qua, hãng đã hạ mạnh mức dự báo doanh số quý 1 của hãng, trong đó có đề cập tới doanh số ảm đạm của các loại sản phẩm tầm trung và cao cấp tại thị trường châu Âu. Các nhà phân tích cũng đang tỏ thái độ hoài nghi về mức động thành công của chiếc XPeria X1 rất bắt mắt của hãng sắp tung ra vào nửa sau của năm nay. Với mức giá từ 800 - 1.000 USD/chiếc theo như quảng cáo của Sony Ericsson, chiếc điện thoại này quá đắt để có thể được tiêu thụ rộng rãi. Và như thế, LG sẽ càng có cơ hội để thu hẹp khoảng cách. Vào những năm 1990, Motorola có một giai đoạn thụt lùi và phải mất 7 - 8 năm để phục hồi thị phần. Trong khi đó, Nokia mất thị phần vào năm 2005 nhưng chỉ 3 năm sau hãng này đã lấy lại được những gì đã mất. Bởi vậy, có lẽ Motorola phải mất ít nhất 5 năm nữa để thay đổi tình hình. Theo số liệu của hãng nghiên cứu Gartner, doanh số của các loại điện thoại thông minh cao cấp, có chức năng tương tự như máy tính đã tăng 27% trong quý 2 năm nay, so với mức giảm doanh số 6% trên thị trường di động nói chung. Cũng theo Gartner, thị phần của Apple trên phân khúc thị trường điện thoại thông minh trong quý 2 đã tăng lên mức 13%, từ mức 3% cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, thị phần của Nokia giảm từ 47% về 45% Nokia dường như đang muốn nhắc cả thế giới rằng, họ là kẻ thống trị trong làng sản xuất điện thoại di động, chứ không phải Apple. Để phản công lại iPhone của Apple và Blackberry của RIM, Nokia tuyên bố kế hoạch ra mắt 3 chiếc smartphone mới có màn hình cảm ứng, một chiếc Netbook cơ động và hợp tác với Microsoft để tích hợp Office trên các thiết bị của hãng. Chiếc iphone 3GS của Apple Trong số những câu trả lời đã được đưa ra của Nokia nhằm vào Apple là chiếc netbook có tên Booklet 3G ra mắt hôm 24/8 vừa rồi. Chiếc netbook này cũng là “lời cảnh báo” của Nokia đối với các nhà sản xuất máy tính như Acer và Dell vốn cũng đang dòm ngó thị trường điện thoại di động. Tuy vậy, hơn hết, Booklet 3G được coi là “đòn phủ đầu” dành cho chiếc netbook dạng bảng (tablet) của Apple mà giới công nghệ đang đồn đoán từ nhiều tháng nay. Một động thái nữa của Nokia để đáp trả Apple là chiếc điện thoại màn hình cảm ứng 5230 ra mắt hôm 258. Thiết bị này đem đến hàng loạt chức năng của một chiếc điện thoại thông minh như định vị GPS, lưu trữ nhạc cho 33h chơi, khả năng kết nối các dịch vụ Internet như Facebook. Trong khi đó, giá của Nokia 5230 chỉ 210 USD. Ngoài ra Nokia mới sản xuất thêm dòng sản phẩm N97 là điện thoại cảm ứng hỗ trợ mạng 3G và Wi-Fi, được tích hợp camera 5 megapixel, bộ nhớ 32GB. N97 được đánh giá là đối thủ thực sự của điện thoại iPhone 3GS của Apple. Theo Martin Garner, Giám đốc phụ trách bộ phận viễn thông không dây của công ty nghiên cứu thị trường Ovum ở London nói: “Có thể chiếc iPhone sẽ rất thành công. Nhưng liệu iPhone có thể hạ bệ Nokia? Tôi không nghĩ là như vậy.” Và để chứng minh sức mạnh của mình, vừa qua Nokia còn tuyên bố dự định sẽ cung cấp dịch vụ ngân hàng cơ bản cho người sử dụng điện thoại di động. Theo Nokia, trên thế giới hiện có khoảng 4 tỷ người dùng di động, nhưng chỉ có khoảng 1,6 tỷ người có tài khoản ngân hàng. Dịch vụ chuyển tiền trên di động hiện đã có mặt và phát triển mạnh tại các nước châu Phi như Kenya. Và với ưu thế về hệ thống phân phối, sản xuất và thị trường, Nokia vẫn vượt lên. Các đối thủ của Nokia cần phải có nhiều chiếc điện thoại tuyệt hảo hơn nữa mới có thể đe dọa được vị trí thống lĩnh của hãng này. Tuy nhiên, Nokia không phải là không có những điểm yếu. Dòng điện thoại E-series tương thích e-mail nhắm vào thị trường doanh nghiệp của hãng đang bị các đối thủ khác như BlackBerry của Research In Motion dẫn trước và không đem lại lợi nhuận. Liên doanh giữa Nokia và Siemens cũng đang bị đối thủ Thụy Điển vượt xa trên thị trường hạ tầng viễn thông. Chiến lược Mareting Ngày nay, ngay cả các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính vững mạnh, cũng phải tìm mọi cách để tiết giảm ngân sách tiếp thị mà vẫn đạt được hiệu quả mong đợi. Nokia cũng triển khai một chiêu thức để đạt được mục tiêu ấy. Chiêu tiếp thị mới của Nokia: Sử dụng Marketing trực tuyến "Người khổng lồ Phần Lan" Nokia gần đây cũng đang dùng công cụ trên cho một số chiến lược marketing của mình, đặc biệt là các sản phẩm có tính năng web mạnh như: đưa lên mạng 2 video clip vui nhộn, hài hước, thú vị và gây tò mò. Video clip thứ nhất là cảnh một chàng trai đến buổi hẹn với cô bạn gái qua mạng tại một quán cà phê nhưng lại không biết làm cách nào thể phân biệt được đâu là cô gái mình cần tìm trong vô số các cô gái khác trong quán đó. Video clip thứ hai là cảnh một giám đốc trên đường đến buổi hẹn gặp đối tác thì bị kẹt xe, trong khi phải gửi gấp tài liệu hợp đồng quan trọng đến đối tác nếu không công ty sẽ bị phá sản... Kèm theo hai video clip này, Nokia đưa ra lời thách đố với giải thưởng là những chiếc điện thoại di động đời mới. Hai video clip này nằm trong giai đoạn 2 của chiến dịch tiếp thị cho E75 và các dòng E-series khác của Nokia. Và ở giai đoạn 1 (trước khi E75 được tung ra vào tháng 4.2009), Nokia tổ chức chương trình đã ngại kết nối những người làm kinh doanh của các công ty đa quốc gia, lồng ghép vào đó một phần thông điệp về vai trò của email trên điện thoại di động. Theo các chuyên gia, chiêu thức tiếp thị trải nghiệm qua việc tạo lập video clip tình huống, phát tán qua mạng, thu hút cộng đồng không phải là mới. Honda đã làm sự kiện tặng trái tim áo trên Facebook nhân ngày lễ tình nhân. Các chuyên gia trong nghề marketing thì với hàng loạt các hoạt động digital marketing đã thành công trước đây như Digital Playzone, Music Face và gần đây nhất là 2 video clip trên mạng thu hút được sự chú ý và đón nhận nồng nhiệt của hàng trăm lượt người xem, Nokia đã không những đi tiên phong trong việc khai thác các công cụ marketing mới mà còn chứng tỏ sự nhanh nhạy trong việc giải bài toán "chi phí thấp, hiệu quả cao, sức lan tỏa mạnh và cực kỳ thuận lợi" trong thời đại kinh tế suy thoái như hiện nay. Mặt khác, bằng việc sử dụng công cụ trực tuyến, internet, Nokia còn khéo léo xây dựng hình ảnh của mình như một công ty công nghệ và dịch vụ internet bên cạnh hình ảnh nhà sản xuất điện thoại di động truyền thống. Ở Nokia, chiến dịch được nâng lên một bước khi tạo tương tác hai chiều với cộng đồng thông qua tình huống “nêu vấn đề” và “tìm giải pháp”. Đây là cách làm tăng độ cảm xúc cho người tham gia. NHƯỢC ĐIỂM : Một số dòng sản phẩm của Nokia. * E71: Hay bị treo máy , tự sập nguồn. Nút Left Selection & Home Menu không hoạt động, Vỏ và màn hình rất dễ để lại vân tay, đôi khi còn có cảm giác hơi trơn trượt, Email không hỗ trợ HTML. Giá khoảng : 5.940.000 Đ -- 7.690.000 Đ N97 : Không tặng kèm thẻ nhớ và cable TV-out.Màn hình cảm ứng điện trở (đơn điểm). Đèn Flash thường chưa hỗ trợ sáng tốt cho chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Tốc độ bộ vi xử lý thấp.Chưa hỗ trợ N-gage Game.Loa ngoài chất lượng thấp. jkkjjjj * N79: thiết kế dành cho nữ nhưng phong cách của nam. Thể hiện sự mạnh mẽ qua góc cạnh vuông vức và màu đen sang trọng và nữ tính ở vỏ nhiều màu sắc. Nhược điểm nằm ở bàn phím thiết kế dạng chìm từ phím số cho đến các phím chức năng. Độ nhạy của các phím lại không cao, dẫn đến việc khó khăn trong việc nhập liệu. Đây chính là điểm yếu lớn nhất của máy. Hai loa ngoài cho âm lượng nhỏ, vỏ sau không chắc chắn và khá ọp ẹp, từng xảy ra với N78. N79 Điểm mạnh và yếu của công ty Nokia: Điểm mạnh nhất của hãng phải nói đến chiến lược và bề dầy Marketing của hãng, chuyên nghiệp đến từng poster nhỏ. Luôn lắng nghe và đánh giá nhu cầu của khách hàng, để đưa ra những phân khúc khác nhau phục vụ các tầng lớp. Do vậy Sp của hãng luôn thích hợp và thân thiện với từng khách hàng, tiếp theo đó công nghệ luôn được chú trọng và ứng dụng đi trước các hãng khác. Hiện Nokia đang kiểm soát 39% thị trường điện thoại toàn cầu nên có thể tận dụng được gần như triệt để được những ưu thế nhờ quy mô mà có. Mặc dù không thực sự nổi bật ở thị trường Bắc Mỹ, Nokia đang thống lĩnh những thị trường mới nổi như châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc - những thị trường sẽ có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng trong tương lai của ngành công nghiệp điện thoại di động. Mặt khác, Nokia đã rất khôn ngoan khi đầu tư vào lĩnh vực nội dung cho điện thoại di động bằng cách cho ra đời trang web dịch vụ trên mạng có tên là Ovi. Trong khi đó, Nokia cũng được coi là hãng điện thoại có sản phẩm đa dạng nhất, từ những sản phẩm cực bình dân như Nokia1200 tới những sản phẩm siêu cao cấpnhư N97. Những thế mạnh này đã giúp Nokia rũ sạch mọi nỗi lo về khả năng tăng trưởng chậm lại của thị trường điện thoại di động toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng, Nokia luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực, từ phát triển thương hiệu, sản phẩm tới phân phối, và khoảng cách giữa Nokia và các đối thủ luôn là 2 - 3 năm phát triển. Sức mạnh đó của Nokia đã chia top 5 nhà sản xuất hàng đầu thành 2 hạng. Hạng thứ nhất chỉ có Nokia, và hạng hai bao gồm 4 hãng còn lại. Samsung chỉ chiếm thị phần 14% và thi thoảng vẫn gây chú ý bằng cách tung ra những chiếc điện thoại bóng bẩy. Doanh số: Nokia đã nắm 40% thị trường di động toàn cầu Có lẽ, ấn tượng nhất là việc Nokia đã thành công trong việc chuyển sang sản xuất các mẫu điện thoại giá rẻ trong khi vẫn duy trì được tỷ suất lợi nhuận cao. Mức lợi nhuận trên thị trường điện thoại bình dân của hãng trong quý 1 năm nay là 16,8%, giảm nhẹ so với mức 18,5% cùng kỳ năm ngoái. Còn bộ phận sản xuất thiết bị đa phương tiện cao cấp của Nokia có tỷ suất lợi nhuận lên tới 18,8%. Nokia thu lợi nhuận lớn từ thị trường cấp thấp vì chuỗi cung cấp và hệ thống sản xuất của hãng hoạt động cực kỳ hiệu quả. Hãng cũng duy trì được sự kiểm soát đối với chi phí thông qua việc sử dụng chung linh kiện giữa các thiết bị và thiết kế những mẫu điện thoại có ít linh kiện hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Và Nokia liên tục gặp những bước thuận lợi: Doanh số bán hàng hàng năm tăng liên tục, nhất là giai đoạn 1997-2000; năm sau tăng gấp đôi so với năm trước. Đây chính là thời điểm đánh dấu sự thành công vượt bậc của Nokia, giúp nhà sản xuất Phần Lan này trở thành tập đoàn số 1 trên thị trường ĐTDĐ. Năm 1998, Nokia bán 40,8 triệu điện thoại cầm tay, chiếm phần lớn trên tổng doanh số bán ra trên toàn thế giới lúc đó là 163 triệu chiếc và đạt 13,32 tỷ Euro. Tháng 12 năm 1998, Jorma Ollila tuyên bố Nokia kỷ niệm con số 100 triệu máy. Nokia đã tăng trưởng liên tục và năm 1999 đánh dấu sự phát triển vượt bậc hơn nữa của hãng khi doanh số tăng 48% đạt 19,77 tỉ Euro. Năm 2000 là năm bùng nổ: doanh số bán ra đạt tới 30,37 tỷ Euro trước khi đồ thị tăng trưởng suy giảm. Năm 2001, doanh số chững lại: chỉ đạt 31,19 tỉ Euro. Năm 2002, Nokia công bố doanh số giảm 4% và tiếp tục giảm 2% năm 2003.  Trong quý 1/2007, lợi nhuận thuần của hãng là 1,3 tỷ USD trong khi doanh thu là 13,4 tỷ USD. Nokia thu lợi nhuận lớn từ thị trường cấp thấp vì chuỗi cung cấp và hệ thống sản xuất của hãng hoạt động cực kỳ hiệu quả. Hãng cũng duy trì được sự kiểm soát đối với chi phí thông qua việc sử dụng chung linh kiện giữa các thiết bị và thiết kế những mẫu điện thoại có ít linh kiện hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Thống kê cho thấy, hãng điện thoại Phần Lan này đạt doanh số 134 triệu chiếc điện thoại vào quý 4/2007. Nokia đang kiểm soát 39% thị trường điện thoại toàn cầu nên có thể tận dụng được gần như triệt để được những ưu thế nhờ quy mô mà có. Bảng thống kê thị phần của các hãng điện thoại quý4 2007,2008. Tháng 12/2008 Nokia đã mở văn phòng đại diện ở 16 nước với 39,350 người nghiên cứu và phát triển khoảng 31% tổng số nhân công. Lợi nhuận quý IV/08 của Nokia cũng giảm 69% do nhu cầu, đặc biệt ở các thị trường mới nổi giảm. Lợi nhuận ròng của Nokia trong 3 tháng tính đến 31/12/2008 giảm 576 triệu euro (751 triệu USD). Doanh số giảm 19% còn 12,66 tỷ euro, thấp hơn so với dự báo 13 tỷ euro do nhu cầu điện thoại di động giảm mạnh. Số điện thoại bán ra trong quý giảm 15% còn 113,1 triệu sản phẩm. Quí I/2009 là thời gian tồi tệ nhất mà Nokia từng trải qua với doanh thu giảm mức kỉ lục lên đến 90% so với cùng kì năm ngoái. Nokia chỉ “kiếm” được 161 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2009, trong khi đó cùng thời điểm này vào năm ngoái doanh thu của Nokia đạt mức 1,6 tỷ USD. Cũng theo tiết lộ từ phía Nokia cho biết thì tổng cộng trong quí I/2009 hãng di động lớn nhất thế giới chỉ tiêu thụ hết 93 triệu sản phẩm trên toàn thế giới, giảm 19% từ mức 115 triệu sản phẩm cùng kì 2008.Chỉ tính riêng trên thị trường di động doanh số Nokia đã giảm từ 33% xuống còn 8,17%, tính trên những lĩnh vực kinh doanh khác của Nokia, thị trường di động cũng “góp phần” làm giảm doanh số từ mức 16,8% xuống còn 12,2%. Trong quý II/09 vừa qua, nhà hãng chiếm thị phần trên thị trường di động lên đến khoảng 38% (so với thị phần 37% vào cuối quý I/2009) và thị phần di động thông minh trên thị trường này ước tính là khoảng 41%. Kết quả: Kết quả 1 - 10 trong khoảng 275.000.000 cho nokia. (0,06 giây) Nokia đã bỏ lại đằng sau nhiều đối thủ cạnh tranh sừng sỏ đến từ các cường quốc công nghệ là Mỹ (Motorola), Đức (Siemens), Nhật (Sony) để trở thành thương hiệu được ưa chuộng nhất thế giới. Thị phần của Nokia trong năm 2006 chiếm 36% doanh số toàn cầu (tính đến hết quý 3/2006) tăng 4% so với năm trước. Tại Việt Nam, Nokia là 1 trong 10 thương hiệu thành công nhất. Đó là những con số chứng minh cho vị trí số 1 hiện nay của Nokia về cung cấp thiết bị di động. Và đằng sau sự thành công của Nokia, sau những dòng sản phẩm được xuất xưởng là những câu chuyện dài, những con số đầy thú vị. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI Nokia đã chiếm được tình cảm của khách hàng, cả người trong cuộc và các phóng viên gần đây Nokia đã giành được giải thưởng cao nhất của tạp chí Mobile News, đó là giải thưởng “Nhà sản xuất của năm” hai năm liên tiếp, giải thưởng dành cho các thiết bị tốt nhất như giải thưởng Di động truyền thông Châu Âu dành cho Nokia N90 do EISA(Hiệp hội âm thanh và hình ảnh Châu Âu) trao tặng, cùng với giải thưởng dành cho chiến dịch quảng cáo như giải thưởng dành cho chiến lược Martketing đạt hiệu quả nhất dành cho bộ sưu tập thời trang Nokia. Trang tin chính thức tại Việt Nam là Nokia.com.vn Nokia có một Phong cách Nokia (Nokia Way) đặc biệt dựa trên bốn giá trị then chốt . * Sự hài lòng của khách hàng - Chúng tôi tôn trọng và chăm lo cho khách hàng, làm việc với họ trên tinh thần hợp tác để thỏa mãn nhu cầu của họ và mang lại cho họ giá trị dịch vụ tốt nhất có thể được * Tôn trọng cá nhân - Chúng tôi xem con người như những cá nhân cho dù họ là nhân viên, khách hàng hay đối tác kinh doanh. Điều này có nghĩa là sự tin tưởng, cởi mở, sự công bằng và tiếp nhận, ngay cả sự hoan nghênh tính đa dạng – là những điều hiển nhiên. * Thành tựu - Chúng tôi đã đạt được các kết quả kinh doanh này vì các nhân viên Nokia quen thuộc với những mục tiêu riêng được xác định rõ ràng cũng như những mục tiêu của toàn công ty. Vị trí dẫn đầu ngành của chúng tôi bắt nguồn từ lòng cam đảm, tính sáng tạo và mong muốn học hỏi không ngừng của từng cá nhân. * Học hỏi không ngừng cho phép mọi người tại Nokia luôn tự mình phát triển và tìm ra những phương pháp nâng cao năng lực hoạt động của mình. Và những gì đúng với từng cá nhân thì cũng đúng với toàn bộ công ty. Chúng tôi nhận thức rõ những cạm bẫy của sự tự mãn và cam kết giữ cho tâm trí của mình cởi mở và học hỏi những tiến bộ mới – ở bất cứ nơi đâu. Thành công lâu dài của Nokia không bởi vì do sản phẩm của mình – bên cạnh đó, chiến lược marketing thực tiễn, đổi mới và mang tính tương tác cũng đóng vai trò quan trọng và Nokia tiếp tục trao đổi với người tiêu dùng của mình với một cách đầy xúc cảm – sử dụng hoạt động tài trợ để mang lại giá trị cho khách hàng, và tạo ra sự khát khao cho thương hiệu của mình. Mười bí quyết thành công của Nokia - Biết tập trung mọi nguồn lực vào lĩnh vực chủ yếu - Quyết đoán, mạnh mẽ trong quản lý, điều hành - Hiện diện khắp nơi trên toàn cầu - Hài hoà tối ưu giữa kỹ thuật và hình thức - Phản ứng nhanh nhạy kịp thời trên thị trường - Duy trì được bản sắc, nguồn gốc - Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển - Xây dựng được vǎn hoá doanh nghiệp riêng - Tạo được vai trò, ảnh hưởng tới thị hiếu - Gia tǎng được giá trị doanh nghiệp Liên hệ về truyền thông: Nokia Email: press.services@nokia.com www.nokia.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài thuyết trình - công ty Nokia.doc