Tài liệu Công trùng: 1.Sâu đục thân lúa bướm hai chấm: Schoenobius incertellus Walker- Trưởng thành:+ Ngài đực thân dài 8 - 9mm, sải cánh rộng 18 - 22mm. Đầu, ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt. Mắt kép to đen. Cánh trước hình tam giác, giữa cánh có một chấm đen rõ. Từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ.+ Ngài cái thân dài 10 - 13mm, sải cánh rộng 23 - 28mm, toàn thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, phía cuối bụng có chùm lông màu vàng, giữa cánh trước có một chấm đen rất rõ.- Trứng:+ Sâu non có 5 tuổi (trong điều kiện thức ăn kém chất lượng có thể có 6 - 7 tuổi).+ Hình bầu dục dài 0,8 - 0,9mm, đẻ thành ổ. Ổ trứng có hình bầu dục, ở giữa ổ hơi nhô lên, trên mặt ổ trứng có phủ lông màu vàng nhạt.- Sâu non:+ Sâu non đẫy sức dài 21mm, đầu màu nâu vàng, cơ thể màu trắng sữa. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elíp.- Nhộng:+ Nhộng dài 10 - 15,5mm, mầm chân sau dài tới hết đốt bụng thứ 5 ở nhộng cái, đốt bụng thứ 8 ở nhộng đực. Nh...
65 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Công trùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Sâu đục thân lúa bướm hai chấm: Schoenobius incertellus Walker- Trưởng thành:+ Ngài đực thân dài 8 - 9mm, sải cánh rộng 18 - 22mm. Đầu, ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt. Mắt kép to đen. Cánh trước hình tam giác, giữa cánh có một chấm đen rõ. Từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ.+ Ngài cái thân dài 10 - 13mm, sải cánh rộng 23 - 28mm, toàn thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, phía cuối bụng có chùm lông màu vàng, giữa cánh trước có một chấm đen rất rõ.- Trứng:+ Sâu non có 5 tuổi (trong điều kiện thức ăn kém chất lượng có thể có 6 - 7 tuổi).+ Hình bầu dục dài 0,8 - 0,9mm, đẻ thành ổ. Ổ trứng có hình bầu dục, ở giữa ổ hơi nhô lên, trên mặt ổ trứng có phủ lông màu vàng nhạt.- Sâu non:+ Sâu non đẫy sức dài 21mm, đầu màu nâu vàng, cơ thể màu trắng sữa. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elíp.- Nhộng:+ Nhộng dài 10 - 15,5mm, mầm chân sau dài tới hết đốt bụng thứ 5 ở nhộng cái, đốt bụng thứ 8 ở nhộng đực. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa sau chuyển màu vàng nhạt.Đặc điểm gây hại: - Sâu non đục vào thân mạ, lúa cắn nõn lúa gây ra dảnh héo thời kỳ lúa đẻ nhánh hoặc cắn đứt ngang cuống đòng, cuống bông gây ra bông bạc thời kỳ lúa trổ. - Trong một vụ thường có 2 đợt sâu non phát sinh gây hại nặng (Khi lúa GĐ đẻ nhánh và trỗ). 3. Phòng trừ: - Bố trí thời vụ gieo sạ thích hợp để khi lúa trồng không trùng thời gian bướm rộ. - Sau khi thu hoạch cày lật đất để diệt sâu và nhộng, giảm mật độ sâu ở vụ sau. - Bảo vệ thiên địch sâu đục thân 2 chấm: như các loài ong ký sinh trứng: Tricchogramma japonicum; Tri. Dendrolimi mats; Tri.Chilonis - Dùng bẫy đèn bắt bướm khi bướm rộ. - Tập trung ngắt ổ trứng, gôm lại và đem tiêu huỷ. - Lúa đẻ nhánh: Sử dụng một trong các loại thuốc sau để rải: Regen 0.3G, Diazan 10H, Vibasu 10H, Patox 4G (lưu ý giữ mực nước ruộng 2 – 4 cm). Liều lượng: 1 – 1,5 kg/sào (500m2). - Lúa đòng trổ: Dùng một trong các loại thuốc trừ sâu đục thân đặc hiệu: + Virtako 40WG, liều lượng 3 gam thuốc pha 16 – 20 lít nước phun 1 sào. + Padan 95 SP hoặc Patox 95SP liều lượng 30gr thuốc pha 30 lít nước, phun 1 sào. + Regent 800WG hoặc Tango 800WG, liều lượng 2gr thuốc pha 24 lít nước, phun cho 1 sào (500m2). + Marshal 200SC, liều lượng 50cc thuốc 30 lít nước, phun 1 sào. Phun thuốc lần 1 khi sâu non nở rộ (hoặc lúa trổ kác đác). Néu mật độ ổ trứng cao phun lại lần 2 cách lần 1 từ 4 – 5 ngày).2.Sâu năn: Orseolia oryzae Wood MasonĐặc điểm hình thái- Trưởng thành là loài muỗi nhỏ, dài khoảng 3-5mm, bụng màu hồng nhạt.- Trứng đẻ rãi rác từng quả , rất nhỏ, màu trắng, trước khi nở có màu vàng.- Ấu trùng giống như con dòi, mình dẹt, màu trắng sữa, dài 4-5mm.- Nhộng màu hồng, dài 4-5mm, nằm trong ống hành. Đặc điểm sinh học và sinh thái* Vòng đời: 25-30 ngày- Trứng: 3-4 ngày- Sâu non: 15-18 ngày- Nhộng: 4-5 ngày- Trưởng thành: 2-3 ngàyMuỗi hoạt động về đêm, có xu tính rất mạnh với ánh sáng. Sức bay yếu nên sự phân bố thường có tính khu vực. Trứng cần có ẩm độ cao (trên 80%) để phát triển và nở.Ấu trùng mới nở nếu không có nước trong vòng 24 giờ ấu trùng sẽ chết. Sâu năn phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết tương đối ẩm, có mưa và trời ít nắng. Thường phát sinh cục bộ trên một cánh đồng hoặc một vùng hẹp do khả năng di chuyển yếu của muỗi.Triệu chứng- Ấu trùng mới xâm nhập vào điểm sinh trưởng làm cho gốc dảnh lúa tròn và to lên. Ấu trùng ăn tại điểm sinh trưởng làm cho đọt lúa phát triển thành ống như lá hành, có màu xanh nhạt, phía đầu ống tròn được bịt kín bắng một nút cứng do mô lá tạo thành. Ống tròn có thể dài bằng lá dễ nhận hoặc rất ngắn khó phát hiện.- Dảnh lúa bị biến thành ống hành sẽ không trỗ bông được nhưng có thể mọc thêm chồi mới để bù lại. Nếu bị nhiễm sớm khả năng đền bù cao, ít thiệt hại. Sâu chỉ gây hại lúa ở giai đoạn trước khi có đòng.Biện pháp phòng trừ- Dùng giống kháng sâu năn.- Vệ sinh đồng ruộng, gieo cấy thời vụ đồng loạt.- Bón đạm vừa phải, đúng lúc để lúa đẻ nhánh tập trung. Thay nước ruộng khi phát hiện trên ruộng có dảnh bị hại.- Sâu năn có nhiều loại thiên địch, nhất là loài ong ký sinh trên sâu non. Thường sau một đợt sâu năn phát sinh rộ mật độ ký sinh cũng tăng làm giảm hẳn mật độ sâu của lứa sau do đó khi sử dụng thuốc phòng trừ cần chú ý đặc điểm này.- Dùng thuốc hoá học dạng hạt để rải cho ruộng mạ hoặc nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc trước khi cấy. Khi phát hiện có nhiều dảnh bị hại có thể rải thuốc hạt để phòng trừ.3.Sâu cuốn lá nhỏ: Cnaphalocrosis medinalis Guennee2. Đặc điểm hình thái:- Trưởng thành: mép trước của cánh trước có màu nâu vàng, có hai vệt xiên màu nâu đen từ trên mép cánh xuống 2/3 cánh. Trứng: Hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ từng quả ở mặt trên và mặt dưới lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển màu ngà vàng. Sâu non: Sâu non có 5 tuổi, mới mở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ - màu vàng, đầu màu nâu sáng. Nhộng có màu vàng - nâu đậm, thường thấy trong lá bị cuốn. Triệu chứng gây hại:Lá lúa bị cuốn, sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền với nhau thành từng mảng làm giảm diện tích quang hợp và đặc biệt là trên lá đòng hoặc lá công năng sẽ làm giảm năng suất rõ rệt. Đặc điểm sinh học và sinh thái:- Thời gian đẻ trứng: 6 - 7 ngày;- Sâu non: 14 - 16 ngày;- Nhộng: 6 - 7 ngày;- Trưởng thành sống: 2 - 6 ngày. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ từ 28 - 36 ngày. Trưởng thành hoạt động đẻ trứng về đêm, ban ngày ẩn nấp, có xu tính mạnh với ánh sáng, con cái mạnh hơn con đực. Ngài thường tìm những ruộng xanh tốt để đẻ trứng, mỗi con cái có thể đẻ trên 100 quả trứng, rải rác trên lá lúa. Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ:Tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp hài hòa các biện pháp thủ công, canh tác, sinh học.- Biện pháp canh tác rất quan trọng từ khâu làm đất bón phân, thời vụ, mật độ gieo cấy, chế độ nước, v.v, nếu làm đúng các biện pháp trên sẽ điều chỉnh sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung và SCLN nói riêng.- Biện pháp sinh học dựa vào tính đa dạng sinh học, SCLN có rất nhiều loại ký sinh đặc biệt là các loài ong và nấm, vi khuẩn -Khi sử dụng biện pháp hóa học cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng để tiết kiệm chi phí mà hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá vẫn cao: đúng thuốc trừ sâu cuốn lá-đặc biệt là ưu tiên cho các sản phẩm sinh học như VIBAMEC 1.8 & 3.6 EC, VIMATOX 1.9 EC-Nên phun thuốc sau khi bướm nở rộ hoặc khi sâu tuổi nhỏ, nếu sâu đã cuốn lá nằm trong tổ thì trước khi phun thuốc nên dùng cành tre phất nhẹ trên đầu thảm lá lúa để tổ tung ra thì hiệu quả phun thuốc sẽ rất cao. Đối với sâu cuốn lá lúa, khi phun thuốc cần phải chỉnh béc phun nhỏ và đưa vòi phun vừa qua khỏi ngọn lá lúa để đạt được hiệu quả như mong muốn.4.Sâu cắn gié lúa: Mythimna separata Walker Đặc điểm hình tháiTrưởng thành là loài bướm thân dài 18-20 mm, toàn thân màu đỏ nhạt. Cánh trước có một chấm tròn nhạt ở giữa và một đường kẻ nhỏ màu đậm chạy chéo từ đỉnh cánh trở vào, cánh sau bên trong màu trắng, bên rìa ngoài màu tối.Trứng đẻ thành từng ổ, hình hơi tròn, không có lông tơ phủ bên ngoài, mỗi ổ có khoảng từ 50-70 trứng, mới đẻ màu trắng xanh, gần nở chuyển màu vàng.Ấu trùng màu nâu vàng nhạt, phía lưng có 4 vệt màu đen xám chạy dọc, đầu màu nâu đậm, đẫy sức dài 38 - 40 mm.Nhộng màu nâu, ở giữa gốc khóm lúa hoặc ở dưới đất.Đặc điểm sinh học và sinh thái* Vòng đời: 45-60 ngày- Trứng: 3-5 ngày- Sâu non: 25-35 ngày- Nhộng: 5-7 ngày- Trưởng thành: 7-10 ngàyBướm hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp dưới gốc lúa hoặc đám cỏ, thích mùi vị chua ngọt. Bướm có sức bay mạnh, có thể bay xa hàng chục cây số. Mỗi con cái có thể đẻ hàng ngàn trứng.Sâu non mới nở tập trung ở ngọn lá, sau di chuyển xuống thân lúa, ban đêm bò lên ăn lá hoặc cắn gié lúa.Sâu phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết ẩm và mát. Những năm mưa nhiều sâu cắn gié thường phát sinh mạnh do không khí mát mẻ và thiên địch trên ruộng bị suy giảm.Triệu chứngSâu xuất hiện tập trung nên gọi là sâu đàn. Sâu non ăn lá lúa, ăn từ bìa lá vào chỉ còn chừa gân lá và thân, khi ruộng hết thức ăn sâu di chuyển qua ruộng lúa mới. Sâu cũng cắn đứt ngang cuống bông và cuống gié làm gảy bông và rụng gié lúa nên còn được gọi là sâu cắn gié. Mật độ cao năng suất giảm rất lớn.Biện pháp phòng, trừ- Thiên địch của sâu có nhiều loại như ong ký sinh, nhện, kiến, vi khuẩn và nấm. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng.- Làm đất kỹ, dọn sạch cỏ dại trong ruộng và bờ.- Khi lúa trỗ không nên để ruộng khô nước sớm.- Khi phát hiện có sâu gây hại dùng thuốc hóa học gốc Lân hữu cơ, Carbamate để phòng trừ. Nên phun thuốc khi sâu còn tuổi nhỏ mới hiệu quả cao.- Làm bẫy bả chua ngọt: 4 phần dấm+2 phần rượu (nếu có bỗng rượu thì không phải cho rượu)+ 1% thuốc trừ sâu loại không có mùi.Buộc các bùi nhùi bằng rạ vẩy dung dịch chua ngọt vào sau đó cắm ra ruộng lúa xung quanh bờ 20 bó/1ha vào giai đoạn lúa đòng già để vừa bẫy bắt trưởng thành vừa xác định được mật độ bướm trên đồng ruộng. Chiều tối đem cắm sáng hôm sau thu gom bướm, làm liên tục cho đến khi lúa trỗ chín sữa.5.Rầy nâu: Nilaparvata lugens StalĐặc điểm hình tháiTrưởng thành màu nâu có 2 dạng cánh: Cánh dài phủ kín bụng (h.1) và cánh ngắn phủ khoảng 2/3 thân (h.4). Hai dạng cánh này đơn thuần là sự biến đổi về hình thái, thể hiện điều kiện môi trường thuận lợi nhiều hay ít. Nếu môi trường bình thường sẽ xuất hiện cánh dài với tỉ lệ đực cái là 1:1, còn trong điều kiện môi trường thuận lợi thì xuất hiện rầy cánh ngắn với tỉ lệ đực cái là 1:3.Trứng hình bầu dục cong, một đầu to, một đầu nhỏ có nắp đậy, trong suốt. Trứng được đẻ trong bẹ lá hoặc gân lá (h.2).Ấu trùng có 5 tuổi, mới nở màu trắng ngà sau thành vàng nâu, thân hình tròn, dài 1-3 mm (h.3). Đặc điểm sinh học và sinh thái * Vòng đời : 28-30 ngày - Trứng: 6-7 ngày - Ấu trùng: 12-13 ngày - Trưởng thành: 10-12 ngàyVòng đời rầy nâu Là loại thích sống quần tụ và khả năng năng sống quần tụ cao. Cả rầy non và trưởng thành đều không thích ánh sáng trực xạ nên rầy nâu sống gần gốc lúa, chích hút ngay thân lúa, chỉ khi râm mát rầy trưởng thành mới có ở trên mặt tán lá. Khi bị động có thể nhảy lên các bộ phận khác của cây hoặc rơi xuống nước. Rầy có cánh có xu tính với ánh sáng. Ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus trên lúa như bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá. Phân của rầy nâu chứa nhiều đường là môi trường cho các loại nấm phát triển gây nên bệnh bồ hóng ở gốc lúa làm cản trở quang hợp.Triệu chứngRầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô héo. Khi rầy nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo. Mật độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy. Biện pháp phòng trừ- Dùng giống kháng hoặc ít nhiễm rầy. Nếu thuận lợi nên dùng giống ngắn ngày thay cho giống dài ngày.- Không bón phân đạm quá nhiều, không sạ cấy quá dày.- Gieo cấy tập trung, không gieo cấy lệch thời vụ chính quá nhiều.- Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ để bảo vệ nguồn thiên địch của rầy.- Tạt dầu vào gốc lúa ở những ruộng lúa cao, khó phun xịt.- Khi lúa 4-5 tuần tuổi, có nơi thả cá rô phi, cá mè để diệt rầy nâu.- Sử dụng thuốc hoá học khi mật số rầy >3.000 con/m2, nên chọn các loại thuốc ít độc thuộc nhóm điều tiết sinh trưởng, chống lột xác hoặc vị độc, tiếp xúcnhư Actara 25 WG, Applaud 40 WP, 25SC, Butyl 10 WP, 400SC.- Hoặc có thể sử dụng các chế phẩm sinh học về các loại nấm đối kháng của rầy nâu như nấm xanh Metarhizium anisopliea, nấm trắng 6.Bọ xít dài: Leptocorisa varicornisĐặc điểm hình thái và sinh học-Bọ xít trưởng thành có màu xanh vàng hơi pha màu nâu, cánh màu nâu vàng, mình thon mảnh, chân dài, râu dài, có mùi hôi.Con trưởng thành đẻ hoạt động giao phối vào ban ngày, hoạt động mạnh nhất vào lúc sáng sớm và chiều mát, buổi trưa nằm im. Một con cái đẻ trung bình từ 250-300 trứng, bọ xít trên lúa đẻ khoẻ hơn trên cỏ. Bọ xít dài trưởng thành khi hút dịch ở bông lúa non nếu bị khua động thì rơi ngay xuống và lẩn trốn ngay lập tức-Có tập tính qua đông và qua hè. Hoạt động mạnh cả ngày lẫn đêm. Bọ xít có xu tính yếu đối với ánh sáng đèn, thường bay vào đèn những đêm có mưa gió, con đực vào bẫy, bả nhiều hơn con cái. Bọ xít cũng ưa mùi hôi, tanh.-Trứng hình bầu dục, có vết lõm ở giữa, mới đẻ có màu trắng đục, sau chuyển dần màu nâu đen, đẻ thành ổ 1-2 hàng dài sát nhau dọc trên lá lúa, bẹ lúa hoặc bông lúa, mỗi ổ từ 10-20 trứng, sau khi nở phần trên quả trứng có một lỗ nhỏ. Trứng nở vào buổi sángBọ xít non hình dạng giống trưởng thành, đuôi nhọn, màu xanh lá mạ, không có cánh. Bọ xít non mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, nhưng chỉ sau 2-3 giờ là phân tán lên bông lúa để chích hút nhựa cây và sau 2-5 ngày lột các lần thứ nhất.Cả bọ xít non và trưởng thành đều chích hút dịch cây trên bông lúa đặc biệt khi lúa trỗ - chín sáp bị hại nặng làm lúa lép lửng, năng suất giảm, gạo đen, ăn có vị đắng.Vòng đời của bọ xít dài khoảng 31-37 ngày:+ Giai đoạn trứng: 6-7 ngày.+ Giai đoạn sâu non: 17-22 ngày.+ Giai đoạn trưởng thành: 7-8 ngày.Triệu chứng-Bọ xít non và bọ trưởng thành đều tập trung hút dịch trong hạt lúa đang ngâm sữa, để lại vết thâm đen trên hạt, làm cho hạt lửng hoặc đen lép. Bị hại nặng hạt lúa lép, gạo xay dễ vỡ, ăn có vị đắng, năng suất và phẩm chất bị giảm. Mật độ bọ xít cao gây giảm năng suất rất lớn, có nơi không cho thu hoạch.-Chúng thường gây hại nặng trên ruộng lúa trỗ lẻ tẻ không tập trung, ruộng xen kẽ các xóm nhà, đồi, rừng bị hại nặng hơn.Biện pháp phòng, trừ:- Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng hoặc sơn bờ ruộng, diệt trừ cỏ dại, cây dại là nơi trú ngụ của bọ xít dài.- Bố trí thời vụ hợp lý để lúa trổ cùng thời điểm trên cánh đồng.- Những vùng thường xuyên bị bọ xít gây hại nặng, có thể gieo sạ một số diện tích sớm để nhử bọ xít rồi tiêu diệt.- Có thể tổ chức đốt đuốc để bẫy bọ xít trưởng thành ra rộ.- Sử dụng một số tác nhân dẫn dụ bọ xít tập trung để dễ tiêu diệt như:dùng các bó lá xoan ngâm nước tiểu hoặc ngâm trong nước cá giã nhỏ cho thêm mẻ chua một ngày hoặc buộc gốc rạ thành từng bó nhúng một đầu nước ốc, cua, nhái chết có pha thuốc trừ sâu, đem cắm lên các cọc bố trí quanh ruộng khi mặt trời lặn để trừ bọ xít.- Dùng biện pháp thủ công, dùng vải thô may thành vợt, vợt bắt bọ xít vào buổi sáng sớm và lúc chiều tà.- Phòng trừ bọ xít bằng biện pháp hóa học thường ít hiệu quả,7.Bọ trĩ: Phloeothrips oryzae Matsumura Đặc điểm hình tháiTrưởng thành nhỏ, dài 1-2 mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá.Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt. Bọ trĩ non rất giống thành trùng nhưng không cánh màu vàng nhạt. Đặc điểm sinh học và sinh thái* Vòng đời:- Trứng: 3-4 ngày- Ấu trùng 10-14 ngày- Trưởng thành: có thể sống đến 3 tuần Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm.Tỷ lệ đực cái chênh lệch nhau rất lớn: 95% là con cái và 5% là con đực, những con đực không có vai trò sinh sản gì trong loài. Bọ trĩ sinh sản đơn tính là chủ yếu.Bọ trĩ gây hại ngay từ khi cây lúa xuất hiện, mật độ tăng dần từ khi lúa hồi xanh đến đẻ nhánh sau đó giảm dần tới lúc lúa trỗ. Trời mưa lớn là bất lợi cho bọ trĩ. Bọ trĩ thường hại nặng những ruộng thiếu nước.Triệu chứngNgoài cây lúa, còn tấn công nhiều cây trồng khác như bắp, mía, thuốc lá, cây họ đậu ...Bọ trĩ trưởng thành và non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vàng đỏ. Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ xếp theo hàng dọc trên lá, lá non hầu như bị quăn lại, không hồi phục được.Biện pháp phòng trừ- Biện pháp canh tác: Giữ mực nước ổn định, bón phân cân đối. Sau khi bọ trĩ phá hoại, bón thêm ure giúp cây hồi phục nhanh.- Đối với những ruộng lúa non, cạn nước, khi mật số bọ trĩ cao cần điều tra số lượng thiên địch trước khi quyết định xử lý thuốc.-Vệ sinh đồng ruộng cần phải lưu ý công tác trừ cỏ dại quanh ruộng vì tỷ lệ trứng bọ trĩ tồn tại trên cỏ dại có lúc nhiều hơn so với lúa (nên cần phun trừ sâu trên bờ ruộng).Gieo cấy thời vụ tập trung.Bón phân lót, thúc kịp thời, chú ý "nặng đầu nhẹ đuôi" để lúa phát triển nhanh chóng ngay từ khi sạ và đẻ nhánh tập trung.- Tưới nước hợp lý đảm bảo ruộng luôn đủ ẩm sau khi gieo và giữ mực nước 2-3cm trong giai đoạn lúa đẻ nhánh giúp lúa đẻ khỏe.- Phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp hóa học, đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc Imidacloprid (Confidor, Gaucho,), Fipronil (Regent) để phòng trừ. 8. Sâu đục thân năm vạch đầu nâuChilo suppressalis WalkerĐặc điểm hình thái:- Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyển màu nâu, gần nở màu đen. Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên phiến lá hoặc bẹ lá (trên bẹ lá chiếm 80%).- Sâu non đẫy sức có màu nâu nhạt, trên thân có 5 vạch dọc màu nâu xẫm. màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Móc bàn chân bụng có 51-56 cái xếp thành hình tròn.- Nhộng: màu nâu vàng, mặt bụng có 5 vạch màu nâu, rầu đầu ngắn hơn chân giữa, chân giữa ngắn hơn cánh, chân sau không vượt quá mút cánh.- Con trưởng thành:+ Ngài đực có đầu ngực màu nâu tro nhạt, mắt kép đen; râu đầu hình sợi chỉ, những đốt cuối hình răng cưa nhỏ; giữa cánh trước có một chấm tím đen, dưới có 3 chấm cùng màu xếp xiên, bụng thon nhỏ.+ Ngài cái có râu đầu hình sợi, trên cánh không có chấm vệt như con đực, mép ngoài cánh có 7 chấm đen.Đặc điểm sinh học, sinh tháiVòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 35-45 ngày. Nhiệt độ từ 16-29oC và độ ẩm 70% có:+ Thời gian trứng: 5-10 ngày.+ Thời gian sâu non: 20-48 ngày.+ Thời gian nhộng: 7-15 ngày.+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày.Ngài cái của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu có tính hướng quang mạnh, ngài cái vào đèn nhiều hơn ngài đực. Mỗi ngài cái đẻ từ 3-4 ổ trứng (có 40-82 quả trứng/ổ) và số trứng của một con có thể đẻ là 124-210 quả nhưng chúng không bao giờ đẻ hết số trứng, sau khi chết bao giờ cũng còn từ 10-100 quả trong bụng và nếu nhiệt độ thấp, mưa gió nhiều thì số trứng còn lại trong bụng nhiều. Ngài của loại sâu này thích đẻ trên lúa xanh hơn trên mạ. Một năm sâu đục thân 5 vạch đầu nâu phát sinh 6 lứa. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho loài sâu này phát triển trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng là nhiệt độ thấp, chúng có thể phát triển bình thường trong môi trường lạnh.Triệu chứng-Sâu non đục vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.-Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu là loại sâu gây hại nghiêm trọng ở các vùng lúa ôn đới và cận nhiệt đới, vùng có nhiệt độ thấp và vụ xuân hại nặng hơn vụ mùa. Sâu phân bố khắn các vùng trồng lúa trong nước và thế giới.Biện pháp phòng trừ Thường xuyên điều tra để dự báo chính xác lứa sâu. Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và bón đạm kéo dài.● Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước (làm dầm) để diệt nhộng.● Dùng các biện pháp thủ công: ngắt dảnh héo, ổ trứng; bẫy đèn đồng loạt bắt bướm● Diệt trừ bằng thuốc hoá học: phun các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, tiếp xúc, nội hập như: Padan 95SP, Gegent 800WP...9. Sâu đục thân năm vạch đầu đenChilo polychrysus MeyrichĐặc điểm hình thái:- Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ màu trắng, sau chuyển màu vàng nhạt, vàng tro; trước lúa nở 1-2 ngày thể hiện rõ điểm đen. - Sâu non có đầu màu đỏ đậm tối hoặc đen; mặt bụng của ngực trắng mờ xen lẫn vàng nhạt hoặc nâu nhạt; mảnh lưng ngực trước nâu đen, lưng có 5 vạch dọc.- Nhộng: con cái dài hơn nhộng đực. Nhộng mới hóa có màu vàng, mặt lưng có 5 vạch dọc màu nâu gụ. Lỗ thở của bụng hơi lồi, gần mép trước của mặt lưng đốt bụng thứ 5-7 có dẫy chấm nổi.- Con trưởng thành:+ Ngài đực có đầu ngực màu nâu vàng có điểm màu nâu tối; bụng màu nâu xám; râu hình răng cưa; cánh trước màu vàng nâu có phẩy màu nâu đậm, giữa cánh có 4 đốm nâu thẫm óng ánh xếp theo hình ”>” Cánh sau màu nâu vàng nhạt, lông viền cánh màu bạch trắng.+ Ngài cái có thân dài hơn ngài đực, râu đầu dạng sợi chỉ màu tro và màu nâu xám xen kẽ nhau; cánh trước màu vàng, có đốm nhỏ giữa cánh bé hơn so ngài đực và màu cánh nhạt hơn, cánh sau tương tự ngài đực.Đặc điểm sinh học, sinh thái.Vòng đời của sâu đục thân bướm 5 vạch đầu đen từ 35-60 ngày tùy theo điều kiện nhiệt độ:+ Thời gian trứng: 4-7 ngày.+ Thời gian sâu non: 20-41 ngày.+ Thời gian nhộng: 4-6 ngày.+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-5 ngày.Ngài của sâu đục thân 5 vạch đầu đen có tính hướng sáng yếu hơn sâu đục thân bướm 2 chấm và vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó hoặc đêm sau và sau khi giao phối 1 đêm thì bắt đầu đẻ trứng . Mỗi ngài cái có thể đẻ từ tới 480 trứng trong 3 ngày, một ổ trứng có từ 7-150 quả trứng/ổ và trứng có tỉ lệ nở rất cao. Một năm sâu đục thân 5 vạch đầu đen phát sinh 6 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại.Triệu chứng-Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm héo đỉnh sinh trưởng, làm chế cây ở giai đoạn lúa non hoặc bông bạc, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.-Sâu đục thân 5 vạch đầu đen phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa xuân sớm; các ruộng chân cao có xu hướng bị hại nặng hơn các ruộng chân vàn (trong vụ xuân), ruộng ẩm ướt, rậm rạp thì sâu phát sinh nhiều hơn so với ruộng hạn.-Quy luật phát sinh gây hại tương tự như sâu đục thân 5 vạch đầu nâu. Loại sâu này phân bố khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới.Biện pháp phòng trừ Thường xuyên điều tra để dự báo chính xác lứa sâu. Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và bón đạm kéo dài.● Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước (làm dầm) để diệt nhộng.● Dùng các biện pháp thủ công: ngắt dảnh héo, ổ trứng; bẫy đèn đồng loạt bắt bướm● Diệt trừ bằng thuốc hoá học: phun các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, tiếp xúc, nội hập như: Padan 95SP, Gegent 800WP...10. Sâu cuốn lá lớnParnara guttata Bremer et GreyĐặc điểm hình thái:- Trứng hình bán cầu, đỉnh bằng, giữa hơi lõm, mới đẻ có màu tro sau có màu nâu vàng, bề mặt có vân, khi sắp nở có màu đen tím.- Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu lớn hơn thân. Khi sâu nở ra ăn vỏ trứng rồi bò ra đầu, mép lá nhả tơ dệt thành bao nấp ở đó. Sâu tuổi lớn hơn tiếp tục dệt các lá kế cận thành một bao lớn nằm ở trong gặm lá.- Nhộng hình đầu đạn, đầu bằng, đít nhọn màu vàng nhạt. Khi sắp vũ hóa thì nhộng có màu đen, vòi kéo dài ra khỏi mút cánh tới đốt bụng thứ 2. Sâu khi hóa nhộng nhả tơ dệt kén ở phía dưới khóm giữa các thân cây lúa.- Con trưởng thành (bướm) thân có màu đen lẫn vàng kim; đầu và ngực to bằng nhau; râu đầu mọc gần cánh mắt kép và có hình gậy (phía cuối phình to có một móc câu); cánh trước màu nâu tối, gần giữa có 8 chấm trắng to nhỏ khác nhau xếp hình vòng cung; cánh sau có màu nâu đen, gần mép ngoài có 4 đốm tắng xếp thành một đường.Đặc điểm sinh học, sinh tháiVòng đời của sâu cuốn lá lớn từ 32-40 ngày:+ Thời gian trứng: 4 ngày.+ Thời gian sâu non: 18-19 ngày.+ Thời gian nhộng: 6-7 ngày.+ Thời gian bướm: 4-5 ngày.Bướm đẻ trứng vào buổi sáng và đẻ rải rác ở mặt sau lá gần gân chính, mỗi lá từ 1-6 quả, một bướm cái có thể đẻ 120 quả trứng. Sau khi vũ hóa 20 phút là bướm có thể bay đi kiếm ăn. Bướm bay nhanh từng đoạn ngắn theo đường gấp khúc. Thường sau khi giao phối một ngày (cũng có thể sau 2 giờ) sau thì bướm sẽ đẻ trứng. Một năm sâu cuốn lá lớn phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện hơi nóng bức và ẩm là thích hợp cho sâu phát sinh gây hại.Triệu chứngSâu non nhả tơ cuốn lá thành bao lớn và cắn khuyết lá. Bị hại nặng cây lúa có thể trụi hẳn lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển. Cây bị hại thường thấp nhỏ, đòng ngắn, thời gian lúa chín kéo dài hoặc đòng bị cuốn cong, không trỗ thoát hoặc gãy gập, không nở hoa kết hạt.Sâu cuốn lá lớn phát sinh, gây hại từ giai đoạn lúa mới cấy cho đến khi lúa chín. Vào những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh nặng. Sâu cuốn lá lớn phân bố ở tất cả các vùng trồng lúa ở trong nước và trên thế giới. Ở Việt Nam, vùng trung du và miền núi bị hại nặng hơn vùng đồng bằng, vùng có bố trí cơ cấu cây trồng phức tạp cũng dễ bị hại nặng.Phòng trừ:● Cấy lúa với mật độ vừa phải; chăm sóc, bón phân cân đối, hợp lý.● Bảo vệ các thiên địch trên đồng ruộng. Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm.- Điều chỉnh mật độ cấy hợp lý, vệ sinh đồng ruộng và diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông.- Dùng các biện pháp thủ công: bẫy đèn bắt bướm● Ruộng bị hại nặng phá vỡ tổ rồi phun thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Trebon Karate 25EC diệt sâu non.11. Sâu phao hại lúaNymphula depunctatus GueneeĐặc điểm hình thái- Ngài nhỏ, mỏng manh, màu trắng tuyết với những đốm vàng nâu nhạt ở cả 2 cánh.- Trứng tròn, vàng nhạt, đẻ thành 1 – 2 hàng ở bẹ lá hoặc mặt dưới lá gần mặt nước.- Sâu non xanh trong, đầu vàng nâu, có 5 tuổi, dài khoảng 20 mm khi đẫy sức.- Nhộng làm tổ ở những ống lá màu nâu ở gần gốc lúa.Đặc điểm sinh học và sinh thái* Vòng đời: 28-42 ngày- Trứng: 3-5 ngày- Sâu non: 20-30 ngày- Nhộng: 5-7 ngày - Trưởng thành: 2-4 ngàyNgài hoạt động vào ban đêm, ưa mùi chua ngọt, thích ánh sáng nhưng yếu.Sâu non tuổi 1 – 2 gặm bề mặt lá, rồi ăn khuyết từng miếng nhỏ, từ tuổi 3 trở đi có thể cắn đứt hẳn lá, dảnh mạ, lúa. Sâu thường ăn vào ban đêm, đối với những ngày trời râm mát, mưa phùn sâu có thể phá cả ngày.Sâu làm nhộng ở các khe nứt nẽ, vùng đất xung quanh gốc lúa.Sâu thường phá thời kỳ mạ, lúa đẻ nhánh, sâu thường phá rất nhanh có thể cắn trụi ruộng này sang ruộng khác, những năm mưa nhiều ngập úng sâu thường phá mạnh.Triệu chứngSâu phao gây hại lúa ở giai đoạn ấu trùng, cắn lá cây lúa non thành từng đoạn, rồi cuộn lại sống trong ống lá rơi xuống mặt nước được gọi là sâu “phao”.Biện pháp phòng trừNhững cây lúa bị hại có thể hồi phục rất nhanh, tuy nhiên thời gian sinh trưởng kéo dài từ 7- 10 ngày. Biện pháp phòng trị như sau:-Gieo sạ đồng loạt.- Thăm đồng thường xuyên: Nếu phát hiện có nhiều xác bướm trên mực nước hay có dấu hiệu lúa bị sâu đục bẹ gây hại thì phải có biện pháp phòng, trị ngay. Điều chỉnh nước trên ruộng: Giai đoạn lúa 10 - 20 ngày tuổi không nên để mực nước ngập quá sâu, giữ mức nước 3 - 5 cm là đủ vừa tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh vừa hạn chế bướm đẻ trứng. Khi phát hiện sâu non nở rộ, nên tháo cạn nước trong vài ngày để hạn chế sâu di chuyển, lây lan và phun thuốc trừ sâu ngay- Cho nước vào ngập ruộng dùng rỗ vớt hết các phao sâu - Giữ nương mạ không bị ngập nước.- Thoát nước nhiều ngày có thể diệt được sâu phao nhưng cỏ dại mọc nhiều.- Dùng các loại thuốc như Padan, Netoxin, Regent, các loại thuốc thuộc nhóm Pyrethroid để phòng trừ khi mật độ cao.12. Sâu gai hại lúaDicladispa armigera (Olivier)Đặc điểm hình thái:- Trứng sâu gai thường được đẻ ở ngọn lá lúa.- Sâu non mới nở màu vàng xám, cơ thể dẹt. Một đời sâu non có thể phá hại 123,4mm2.- Nhộng: là loại nhộng trần, có cơ thể dẹt, màu nâu. Giai đoạn nhộng thường hoàn thành trong đường đục của sâu non.- Con trưởng thành: có cơ thể nhỏ, màu đen bón, có nhiều gaiĐặc điểm sinh học, sinh tháiVòng đời của sâu gai từ 18-26 ngày có:+ Thời gian trứng: 4- 5 ngày.+ Thời gian sâu non: 7-12 ngày.+ Thời gian nhộng: 4-5 ngày.+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: con cái có thể sống 20 ngày, con đực sống khoảng 14 ngày.Con trưởng thành thường xuất hiện vào sáng sớm và ẩn nấp ở phần thấp của cây lúa suốt ngày và phá hại mạnh vào buổi sáng. Con trưởng thành của sâu gai cũng ăn lá lúa, chúng ăn từ ngọn lá xuống phía dưới và thích ăn phần mô non hơn. Một con cái đẻ khoảng 55 quả trứng, trứng thường đẻ ở ngọn lá.Số lứa sâu gai phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và số lượng vụ lúa canh tác: 1 lứa vào tháng 2 trong vụ lúa xuân, 1 lứa vào tháng 4-5 trên cỏ, 1 lứa trên lúa cạn và 3 lứa còn lại phát sinh trên lúa mùa từ tháng 7-10. Con trưởng thành xuất hiện từ tháng 2 và tăng dần quần thể cho đến tháng 6-7 cùng với lúc sâu non gây hại nặng trên lúa non. Mật độ sâu non và trưởng thành bắt đầu giảm sau tháng 8.Triệu chứngSâu non đục lá, ăn phần diệp lục giữa hai lớp biểu bì tạo thành những đường hầm không đều nhau. Con trưởng thành ăn mặt trên phiến lá, để lại lớp biểu bì phía dưới. Sâu gai phân bố ở khắp các vùng trồng lúa trong nước, đặc biệt những vùng trồng lúa năng suất cao.Biện pháp phòng trịVệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ dại trong và xung quanh ruộng. Không cấy dày. Quan sát đồng ruộng và nhặt bỏ thành trùng, ấu trùng và trứng trên lá lúa khi mật số bọ gai còn ít. Sử dụng các loại thuốc hóa học thông thường. Dùng dây thừng nhúng vào dầu lửa và nước, mỗi thứ 1 phần bằng nhau, 2 người kéo trên tán lá lúa dọc theo ruộng.Bón phân cân đối, không bón phân đạm kéo dài. Thu bắt trưởng thành bằng biện pháp thủ công (vợt, chao dậm,...) khi chúng xuất hiện rộ trên mạ và lúa. Khi mật độ trứng cao có thể tổ chức ngắt phần ngọn lá lúa có nhiều trứng sâu gai.Bảo vệ thiên địch tự nhiên của sâu gai lúa.Khi cần có thể phun thuốc trừ sâu nội hấp khi sâu non của sâu gai lúa trên đồng ruộng đạt đỉnh cao về mật độ. Có thể sử dụng thuốc nhóm Imidacloprid, Fipronil,...13. Châu chấu hại lúaĐặc điểm hình thái:- Trứng hình ống hơi cong ở giữa, một đầu hơi to màu vàng đậm, ổ trứng hình túi, trong đó trứng xếp xiên hai hàng. Trứng đẻ thành ổ từ 10-30 quả trong thân lúa, nếp gấp của lá lúa và trong những bụi cỏ trên mặt nước.- Châu chấu non thường có 6 tuổi, màu xanh, râu sợi chỉ, mảnh lưng ngực trước dài hơn đầu, mầm cánh kéo dài tới đốt thứ giữa bụng.- Châu chấu trưởng thành con cái thân dài hơn con đực, màu xanh vàng hoặc nâu bóng; râu đầu sợi chỉ có 23-28 đốt; mắt kép. Góc dưới phía sau mảnh lưng đốt bụng 3, 4 con cái có dạng gai. Mép sau mảnh sinh dục dưới có 4 răng, cự ly giữa các răng bằng nhau.Đặc điểm sinh học, sinh tháiVòng đời của châu chấu khoảng 200-210 ngày+ Giai đoạn trứng: 15-21 ngày.+ Giai đoạn sâu non: 100 ngày.+ Giai đoạn trưởng thành: khoảng 3 tháng.Con trưởng thành của châu chấu sống khoảng 3 tháng, trong đó con cái sống lâu hơn con đực. Sau khi hóa trưởng thành được 5-40 ngày thì bắt đầu giao phối, sau 10-41 ngày (trung bình trên dưới 20 ngày) bắt đầu đẻ trứng. Mỗi con cái có thể đẻ 3 ổ, mỗi ổ có 10-102 quả. Châu chấu thường thích đẻ trứng ở đất ẩm, xốp, có nhiều cỏ dại, nhiều ánh nắng, thích đẻ trên đất cát pha.Triệu chứngChâu chấu non ngay sau khi nở đã bắt đầu phá hại. Trưởng thành hoạt động mạnh vào 7-10 giờ và 16-17 giờ. Ban đêm châu chấu có xu hướng bay vào ánh lửa sáng hoặc đèn tia tử ngoại, khi nhảy xuống mặt nước có thể bơi. Châu chấu phá hại quanh năm, đặc biệt là những nơi cấy cả vụ sớm và muộn.Châu chấu phân bố phổ biến ở khắp các vùng trồng lúa của Việt Nam và trên thế giới. Cả trưởng thành và sâu non đều gây hại và gây hại tất cả các thời kỳ phát triển của cây lúa.Phòng trừ:● Dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng hoặc sơn bờ ruộng. Thời kỳ mạ, lúa con gái có thể dùng vợt bắt châu chấu. Các vùng trung du và mièn núi đốt các đống lửa để bẫy diệt châu chấu.● Dùng các loại thuốc có vị độc, tiếp xúc như: Sherpa 25EC, Fastac 5EC... Có thể dùng hỗn hợp thuốc lân hữu cơ và cúc tổng hợp có hiệu quả cao nhất: Bà con có thể tự pha trộn hoặc dùng các thuốc đã hỗn hợp sẵn như Dragon, Fenbis, Sherzol Ngoài ra, cũng có thể dùng một số thuốc khác như Gà Nòi, Pyrinex, Sagosuper Để kết hợp bảo vệ thiên địch, có thể dùng các chế phẩm nấm Metarhizium cũng có hiệu quả tốt.Khi châu chấu trưởng thành phát sinh với mật độ cao trên diện rộng thì việc phun thuốc diệt trừ đòi hỏi phải làm đồng loạt, rất tốn công sức và chi phí. Tốt nhất nên theo dõi phát hiện châu chấu non xuất hiện vào đầu mùa mưa rồi dùng thuốc trừ ngay thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Ngoài việc phun thuốc, nhiều nơi bà con có kinh nghiệm dùng hạt bắp xâu thành chuỗi nhúng vào dung dịch thuốc pha lẫn rỉ đường treo rải rác trong vườn để làm bả diệt châu chấu, hiệu quả cũng khá tốt.14. Rầy lưng trắngSogatella furcifera HorvathĐặc điểm hình thái: -Trứng rầy lưng trắng có dạng “quả chuối tiêu” như trứng rầy nâu nhưng nhỏ, dài và nhọn hơn. Rầy đẻ trứng thành từng ổ theo chiều dọc, chìm trong bẹ hoặc gân chính của lá, mỗi ổ 2-7 quả. Rầy non mới nở có màu trắng đục, đến tuổi 3 xuất hiện các vệt vằn trên lưng. Rầy trưởng thành có màu đen nâu với một dải trắng trên mảnh lưng giữa. Cơ thể màu trắng kem, bụng màu đen. Con cái có hai dạng: cánh dài và cánh ngắn; con đực chỉ có một dạng hình cánh dài.Đặc điểm sinh học, sinh thái: -Vòng đời của rầy lưng trắng từ 24-28 ngày. Rầy cái trưởng thành có thể đẻ 150-350 trứng và đẻ liên tục trong 6 ngày, rầy trưởng thành có tính hướng quang mạnh. Cũng như rầy nâu, rầy lưng trắng thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Rầy lưng trắng phân bố rộng, có khả năng du nhập và di chuyển rất cao.Đặc điểm gây hại: -Rầy trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Nếu rầy gây hại vào giai đoạn lúa trổ bông làm cho số lượng bông và chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm quá trình chín của hạt. Rầy lưng trắng hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai; ruộng lúa cấy dày, bón nhiều đạm. Rầy lưng trắng là môi giới chính truyền bệnh vi rút lùn sọc đen cho lúa.Biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng- Sử dụng các giống lúa kháng rầy.- Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20-30 ngày, không để vụ lúa chét.- Không gieo cấy quá dày, bón cân đối N, P, K, tránh bón thừa phân đạm.- Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.- Thường xuyên thăm đồng phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy trên cây lúa (phải vạch gốc lúa để xem).- Khi phát hiện rầy nâu trên đồng ruộng với mật độ ≥ 2.000 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng) hoặc ≥ 3.000 con/m2 (giai đoạn lúa làm đòng – trổ) thì phải phun thuốc trừ rầy. Khi phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- con_trung_0685.pptx