Công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng cho lực lượng lao động tham gia học nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang - Phạm Hoàng Minh

Tài liệu Công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng cho lực lượng lao động tham gia học nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang - Phạm Hoàng Minh: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 13-16; 39 13 CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THAM GIA HỌC NGHỀ, GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG Phạm Hoàng Minh - Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh Kiên giang Ngày nhận bài: 29/03/2018; ngày sửa chữa: 09/05/2018; ngày duyệt đăng: 20/05/2018. Abstract: To appreciate the current situation of the quality of human resources in the province, needs and orientations for development of labor resources of the province in the coming time and continuing propose some solutions to development vocational training for labor, high quality labor training to satisfy the needs of enterprise, linking vocational training and dealing with jobs... Thus, contributing to improving the quality of labor force. Keywords: Propaganda, orient for the labor force to take part in vocational training, contributing to improve the quality of labor force. 1. Mở đầu Trong qu...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng cho lực lượng lao động tham gia học nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang - Phạm Hoàng Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 13-16; 39 13 CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THAM GIA HỌC NGHỀ, GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG Phạm Hoàng Minh - Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh Kiên giang Ngày nhận bài: 29/03/2018; ngày sửa chữa: 09/05/2018; ngày duyệt đăng: 20/05/2018. Abstract: To appreciate the current situation of the quality of human resources in the province, needs and orientations for development of labor resources of the province in the coming time and continuing propose some solutions to development vocational training for labor, high quality labor training to satisfy the needs of enterprise, linking vocational training and dealing with jobs... Thus, contributing to improving the quality of labor force. Keywords: Propaganda, orient for the labor force to take part in vocational training, contributing to improve the quality of labor force. 1. Mở đầu Trong quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, lực lượng lao động (LĐ) là một trong những nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Một quốc gia dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kĩ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, rất khó có khả năng đạt được sự phát triển như mong muốn. Xác định tầm quan trọng của nguồn nhân lực, Tỉnh uỷ tỉnh Kiên Giang xác định một trong ba đột phá là “Đẩy mạnh đào tạo (ĐT), phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ; tập trung quản lí, điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh; cùng với sự nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB, XH); công tác đào tạo nghề (ĐTN) của tỉnh trong thời gian qua đạt nhiều kết quả, tiến bộ. Đặc biệt, mạng lưới các cơ sở ĐTN nâng cao cả số lượng và chất lượng, từ đó năng lực ĐTN cho người LĐ trong tỉnh được nâng lên. Tuy nhiên, lực lượng LĐ của tỉnh có trình độ học vấn và tỉ lệ LĐ qua ĐT còn thấp; đây là một trong những rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của tỉnh. Bài viết đề cập vài nét về thực trạng chất lượng nguồn lực LĐ của tỉnh, nhu cầu và định hướng phát triển nguồn lực LĐ trong thời gian tới, từ đó đề xuất một số giải pháp tuyên truyền, giáo dục định hướng cho lực lượng LĐ tham gia học nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực lao động của tỉnh 2.1.1. Số lượng lao động, giới tính, độ tuổi Các báo cáo tổng kết công tác năm (từ 2015-2017) của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở LĐ-TB, XH tỉnh Kiên Giang cho thấy: Năm 2017, dân số của tỉnh là 1.707.050 người. Nguồn LĐ là 1.167.328 người, chiếm 68,38% dân số; lực lượng LĐ trong độ tuổi là 1.104.461 người, tổng số LĐ đang làm việc trong nền kinh tế của tỉnh là 944.237 người, trong đó nữ chiếm khoảng 50%. Lực lượng LĐ chia theo 3 khu vực: - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: 595.907 người, chiếm tỉ lệ 63,11%; - Khu vực công nghiệp và xây dựng: 108.588 người, chiếm tỉ lệ 11,5%; - Khu vực thương mại dịch vụ: 239.742 người, chiếm tỉ lệ 25,39%. LĐ chia theo khu vực thành thị chiếm 23,63%, khu vực nông thôn chiếm 76,37% tổng lực lượng LĐ của tỉnh. Về độ tuổi LĐ: chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 15-44, chiếm 76% lực lượng LĐ của tỉnh. 2.1.2. Trình độ lao động: - Trình độ học vấn của lực lượng LĐ tỉnh Kiên Giang các năm qua có được nâng lên, tuy nhiên chỉ đạt mức trung bình so với mặt bằng chung của Đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 2017, trong tổng số LĐ của tỉnh 944.237 người, có: 32,3% chưa tốt nghiệp tiểu học; 37,7% tốt nghiệp tiểu học; chỉ có 16% tốt nghiệp trung học cơ sở và 14% tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo thống kê, trình độ học vấn của lực lượng LĐ của tỉnh theo từng khu vực: nông - lâm - thủy sản (là khu vực chiếm đến 63,11% lực lượng LĐ của tỉnh) có trình độ học vấn là thấp nhất: 7,38% chưa biết chữ; 34,02% chưa tốt nghiệp tiểu học; 47,1% tốt nghiệp tiểu học; chỉ có 8,84% tốt nghiệp trung học cơ sở và 2,66% tốt nghiệp trung học phổ thông. Ở khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 11,5% lực lượng LĐ của tỉnh, trình độ học vấn của lực lượng LĐ khá nhất trong 3 khu vực, tuy nhiên, cũng chỉ có VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 13-16; 39 14 13,93% tốt nghiệp tiểu học, 23,11% tốt nghiệp trung học cơ sở và 48,69% tốt nghiệp trung học phổ thông. Khu vực thương mại dịch vụ có tỉ lệ LĐ 25,39% lực lượng LĐ của tỉnh, trình độ văn hóa chỉ đạt: 25,10% tốt nghiệp tiểu học, 30,57% tốt nghiệp trung học cơ sở và 26,47% tốt nghiệp trung học phổ thông. - Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của LĐ được đánh giá bởi lực lượng LĐ đã được ĐT so với số LĐ đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân. Năm 2017, trong tổng số lực lượng LĐ của tỉnh có 70% chưa qua ĐT, 30% LĐ đã qua ĐT, LĐ qua ĐTN, chiếm 22,75%. Trong LĐ qua ĐT: có 17,1% là ĐTN ngắn hạn dưới 3 tháng, 2,62% là sơ cấp nghề, 2,86% là công nhân kĩ thuật và trung cấp nghề, chỉ có 0,16% là cao đẳng nghề, 3,5% là trung cấp chuyên nghiệp, 1,3% cao đẳng chuyên nghiệp, 2,4% đại học, 0,051% có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Điều này cho thấy, trình độ ĐT của LĐ tỉnh Kiên Giang so với mặt bằng cả nước và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ đạt ở mức thấp: sơ cấp và không bằng cấp chiếm 70,78%, trung cấp 16,2%, cao đẳng và đại học chiếm 12,88%, trên đại học chiếm 0,17% (trong toàn quốc, năm 2010, tỉ lệ tương ứng là 58,3%; 22,6%; 18,4% và trên đại học là 0,7%). Tỉ lệ thất nghiệp của LĐ trong tỉnh năm 2017 là 2,8%. - Năng suất lao động: Năng suất LĐ toàn nền kinh tế của tỉnh năm 2017 bình quân chung là 19.890.000đ/người. Chia theo khu vực, năng suất LĐ trong khu vực nông - lâm - thủy sản là 12.276.000đ/người; khu vực công nghiệp - xây dựng là 55.261.000đ/người; khu vực thương mại - dịch vụ là 22.797.000đ/người. Theo giá hiện hành, năm 2017, năng suất LĐ của các khu vực kinh tế bình quân chung là 46,708 triệu đồng/người, khu vực công nghiệp - xây dựng là 98,822 triệu đồng/người, khu vực dịch vụ là 60,762 triệu đồng/người. Năng suất LĐ của các lĩnh vực nổi trội trên địa bàn tỉnh (giá hiện hành): + Đối với khu vực I: ngành Thủy sản và Nông nghiệp là 2 ngành có năng suất LĐ khá cao; + Đối với khu vực II: ngành Công nghiệp chế biến có năng suất LĐ cao nhất, kế đến là Xây dựng; + Đối với khu vực III: ngành có năng suất LĐ cao nhất là Vận tải, Thông tin liên lạc; kế đến là Thương nghiệp và Khách sạn nhà hàng. - Các kĩ năng sống: Bên cạnh việc nắm vững kiến thức cơ bản và kĩ thuật chuyên môn của nghề nghiệp, người LĐ còn được doanh nghiệp đòi hỏi các kĩ năng (KN) sống (KN mềm) khác như: khả năng thích nghi với thực tế, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, thái độ cầu tiến, tác phong năng động, kĩ thuật cao, có ý thức trách nhiệm, dám nghĩ dám làm,... 2.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng cho lực lượng lao động tham gia học nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang 2.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp các trường phổ thông tạo tiền đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã quan tâm chỉ đạo các trường phổ thông thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh (HS) nhằm giúp HS hiểu được những điều kiện cơ bản về thế giới nghề nghiệp, việc làm trong xã hội, có năng lực phân tích, lựa chọn, quyết định hướng nghề nghiệp của bản thân. Các trường phổ thông của tỉnh đã từng bước chú trọng đến công tác này. Tuy nhiên, nhận thức về công tác GDHN của HS còn rất hạn chế; các em còn quá mơ hồ về các thông tin ngành nghề và nhu cầu của thị trường LĐ trong xã hội, việc định hướng nghề nghiệp chỉ dựa vào những suy nghĩ cảm tính hoặc theo xu hướng của gia đình, bạn bè, chưa xem xét đến sự phù hợp giữa yêu cầu ngành nghề trong xã hội với năng lực và khả năng học tập của bản thân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ thống ngành nghề của tỉnh chưa phong phú, các khu công nghiệp phát triển chậm. Mặt khác, hệ thống thông tin về thị trường LĐ, hệ thống ngành nghề ở địa phương và trong xã hội chưa được các cấp, các ngành quan tâm; công tác tổ chức và xây dựng kế hoạch, nội dung GDHN của các trường còn hạn chế; không có đội ngũ giáo viên (GV) chuyên môn thực hiện công tác GDHN. Chính vì vậy, khi được phân công làm công tác tư vấn nghề nghiệp cho HS, GV thiếu những kiến thức cần thiết về GDHN nên tỏ ra lúng túng cả khâu tổ chức và phương pháp dạy học. - Để nâng cao chất lượng GDHN trong trường phổ thông, trước hết, phải nâng cao nhận thức về công tác GDHN trong nhà trường. Ngoài việc cho HS tham gia học nghề, nhà trường phải xây dựng kế hoạch và tổ chức hướng nghiệp cho HS, gia đình và xã hội. Nhà trường cần tuyên truyền trong và ngoài nhà trường để cha mẹ HS và bản thân các em thấy rằng, việc học lên là chính đáng nhưng đồng thời cần xem xét năng lực bản thân và hoàn cảnh gia đình để lựa chọn hướng đi cho phù hợp. Hiện nay, có nhiều hướng đi khác nhau nhưng vẫn có thể đạt đến mục tiêu mà HS mong muốn. GDHN trong trường phổ thông thực chất là quá trình giáo dục nhằm điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của HS; giải quyết mối quan hệ cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức, bảo đảm cho con người tìm được sự hứng thú trong LĐ. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 13-16; 39 15 - Trường phổ thông cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình HS và các lực lượng xã hội khác trong GDHN. Mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình hiện nay đã được thiết lập thông qua Hội cha mẹ HS. Mỗi học kì, nhà trường đều có mời phụ huynh họp nhưng nội dung trao đổi chủ yếu là kết quả học tập của HS, thông báo việc sử dụng và vận động đóng góp quỹ khuyến học. Công tác tuyên truyền, GDHN chưa được đề cập, do vậy, phụ huynh HS thiếu, thậm chí là không có thông tin về thị trường LĐ, định hướng phát triển KT-XH của địa phương; thông tin về hệ thống các trường ĐT của địa phương và khu vực; các công cụ test giúp định hướng nghề nghiệp cho HS... trong khi chính những điều này rất cần cho phụ huynh để cùng nhà trường làm công tác hướng nghiệp cho HS. Còn mối quan hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội khác cũng rất quan trọng; nhà trường có mối quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước để kịp thời nắm bắt thông tin về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương; thị trường LĐ trong và ngoài tỉnh; công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển KT- XH của địa phương... để GV làm công tác GDHN, GV chủ nhiệm nghiên cứu, tư vấn nghề nghiệp cho HS; nhà trường cần phối hợp chặt chẽ các doanh nghiệp để giúp HS tham quan, đồng thời mời các lãnh đạo doanh nghiệp, công nhân lành nghề tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho HS; các trường phổ thông cần tạo lập mối quan hệ phối hợp mật thiết với các cơ sở ĐT của địa phương và khu vực để giúp các em tham quan và cùng với các cơ sở ĐT GDHN cho HS ... - Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí (CBQL) và GV về GDHN. Bên cạnh việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và GV, nhà trường cần có kế hoạch, quy hoạch ĐT GV chuyên trách dạy GDHN; tổ chức các lớp tập huấn cho CBQL và GV để họ mở rộng sự hiểu biết của mình về hệ thống ngành nghề trong xã hội, xu hướng phát triển của các lĩnh vực nghề nghiệp trên thế giới, trong nước và của địa phương; tạo điều kiện cho CBQL và GV tham quan, học tập và vận dụng kinh nghiệm tổ chức GDHN của các đơn vị tiên tiến. 2.2.2. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp của các cơ sở đào tạo Trong thời gian qua và hiện nay, các cơ sở đào tạo (CSĐT) của tỉnh đã quan tâm và tập trung nhiều cho công tác tư vấn tuyển sinh với nhiều phương thức phong phú và đa dạng. Hầu hết các CSĐT đã biên soạn thông tin giới thiệu về trường đẹp và có ấn tượng khi được tiếp cận. Các trường đã có kế hoạch tuyển sinh và chú trọng đến cả HS đang học trong các trường và lực lượng LĐ ngoài xã hội. Thông thường, các CSĐT đến các trường phổ thông để thực hiện hoạt động tư vấn, tuyển sinh; làm tốt việc tuyên truyền, giới thiệu nhà trường và kế hoạch tuyển sinh qua các kênh thông tin đại chúng; có trường chú trọng đến vùng đông dân cư, các địa phương để tuyển sinh thông qua thông báo, pano, áp phích,... Tuy nhiên, điểm tồn tại trong các CSĐT là chỉ chú trọng tư vấn, tuyển sinh đầu mỗi chu kì chứ chưa có kế hoạch GDHN cho HS sau khi vào học tại trường. Vì vậy, nhiều HS bỏ học ngay từ năm đầu tiên, nhất là HS tốt nghiệp THCS. Hoạt động hướng nghiệp trong các CSĐT cần phải gắn với yêu cầu thực tế của từng công việc, từng nhiệm vụ mà người sử dụng LĐ đặt ra. Nhiệm vụ GDHN của các CSĐT còn giúp HS tăng hứng thú học tập, sau khi tốt nghiệp thích nghi được với nghề, giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng hiệu quả ĐT của nhà trường. Để xây dựng kế hoạch GDHN toàn khóa ĐT, cần phân ra 5 giai đoạn GDHN trong các CSĐT như sau: Giai đoạn 1: Trước khi đăng kí học nghề Giai đoạn này, CSĐT của tỉnh thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các CSĐT cần làm tốt hơn nữa công tác phối hợp với các trường phổ thông, các cơ quan có người LĐ tham gia học nghề để làm công tác hướng nghiệp. Ngoài việc trực tiếp giới thiệu cho HS và người LĐ về nhà trường, các ngành nghề, chỉ tiêu tuyển sinh,... các CSĐT nên tổ chức một số hoạt động như: Tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp, mời HS và phụ huynh đến tham quan cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động dạy học của nhà trường; tổ chức thi tay nghề giỏi, mời HS, người LĐ đến tham quan để thấy được sản phẩm của người học nghề, làm nảy sinh sự hứng thú với nghề; tổ chức cho Đoàn Thanh niên của trường phối hợp chặt với Đoàn Thanh niên các trường phổ thông, doanh nghiệp để giao lưu từng chủ đề hướng nghiệp cho HS và người LĐ. Qua đó HS và người LĐ biết thêm về nghề, tự điều chỉnh việc chọn nghề. Giai đoạn 2: HS và người LĐ đến đăng kí học nghề Giai đoạn này, nhà trường giúp HS và người LĐ xác định được nhu cầu, sở trường, năng lực bản thân,... có phù hợp với những yêu cầu của nghề. Bằng cách phỏng vấn, trò chuyện, thực hiện các test để xác định năng lực người học hay yêu cầu đặt ra của nghề đã phù hợp chưa, từ đó trao đổi, định hướng chọn nghề cho HS và người LĐ. Để thực hiện được định hướng này, đòi hỏi cán bộ GDHN có chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ tư vấn tâm lí, khả năng giao tiếp tốt; phải biết kết hợp giữa nguyện vọng người đăng kí học nghề với yêu cầu của nghề, yêu cầu của thị trường LĐ để GDHN cho HS và người LĐ ngay khi đăng kí học nghề. Giai đoạn 3: HS và người LĐ những ngày đầu đến trường học nghề Từ bậc học phổ thông chuyển sang học nghề, đa phần người học buổi ban đầu rất phấn khởi và mong muốn có được tay nghề giỏi, muốn có ngay KN hành nghề. Nhưng thực tế, muốn có một nghề cần phải có quá trình rèn luyện, nỗ lực của người dạy và người học; chương trình học được xây dựng bao gồm lí thuyết cơ sở, lí thuyết cơ bản, lí thuyết chuyên môn và thực hành nghề, có thể với VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 13-16; 39 16 các phương thức triển khai khác nhau nhưng người học không thể thiếu hoặc bỏ qua phần cơ bản nào. Vì vậy, việc đầu tiên, nhà trường cần giúp cho người học biết rõ chương trình học của nghề, mục tiêu đạt được của từng giai đoạn một cách rõ ràng, minh bạch; xác định rõ vị trí của người học, mối quan hệ giữa nhà trường và HS nhằm giúp các em chủ động trong quan hệ phục vụ học tập; huấn luyện cho HS KN học tập nhằm giúp các em biết cách lập kế hoạch học tập, quản lí thời gian, KN tìm và khai thác tài liệu, KN thảo luận nhóm,... Trong giai đoạn này, cán bộ hướng nghiệp cần làm rõ hơn các yêu cầu của nghề và yêu cầu của thị trường LĐ để HS có thể xem xét lại định hướng chọn nghề của bản thân. Giai đoạn 4: HS và người LĐ trong quá trình học nghề và thực tập sản xuất Mục đích của giai đoạn này là từng bước hình thành khả năng thích ứng nghề. Vì vậy, ngay sau khi HS được phân chính thức về lớp, nhà trường tổ chức cho HS tham quan xưởng gắn với hoạt động học lí thuyết cơ bản; quá trình các em học nghề GV dạy nghề vừa tận tâm truyền nghề, vừa tạo cho các em sự sáng tạo, giúp các em yêu và gắn bó với nghề. Nhà trường nên mời những công nhân lành nghề, những người đã thành đạt về nghề đến trò chuyện với các em; gắn dạy nghề bằng các hoạt động hướng nghiệp như: tổ chức cho HS tham quan doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, các cơ sở sản xuất phù hợp với nghề nhằm giúp các em hiểu rõ hơn hoạt động thực tế của nghề. Trong quá trình dạy nghề, điều quan trọng là giúp người học tạo ra sản phẩm thật, có giá trị và cung cấp cho thị trường; điều này giúp họ tự tin và tự đánh giá năng lực nghề của bản thân. Giai đoạn 5: HS, người LĐ chuẩn bị tốt nghiệp Mục tiêu giai đoạn này là tư vấn việc làm cho HS. Đây là giai đoạn được các CSĐT của tỉnh chú trọng trong thời gian qua; các CSĐT đã quan tâm và phối hợp tốt với các doanh nghiệp trên địa bàn. Có trường đã tổ chức ngày hội việc làm hàng năm nhằm giúp HS biết về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và ngược lại giúp doanh nghiệp nắm được nguồn LĐ qua ĐT chuẩn bị tốt nghiệp để tuyển dụng. Tuy nhiên, việc cần làm của các CSĐT là huấn luyện cho HS chuẩn bị tốt nghiệp có KN tìm và tự tạo việc làm sau tốt nghiệp. Thị trường LĐ rất to lớn, nhà trường không thể chỉ ra hết cho người học các doanh nghiệp cụ thể mà giúp người học biết khai thác thông tin để tìm việc. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi người học phải có kiến thức để khởi sự doanh nghiệp, tự tạo việc làm cho bản thân, vì vậy nhà trường nên bồi dưỡng người học kiến thức, KN khởi sự doanh nghiệp. Tóm lại, GDHN cho người học nghề là một quá trình lâu dài, toàn khóa; mỗi giai đoạn có mục tiêu riêng nhưng rất quan trọng nếu xem nhẹ giai đoạn nào cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực qua ĐT. Nếu làm tốt các giai đoạn giúp người học nhận thức tốt nghề nghiệp tương lai, tạo động cơ học tập, yêu nghề và có việc làm sau khi tốt nghiệp, thì đây chính là cách tuyên truyền tốt nhất để cho HS và người LĐ đến học nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. 2.2.3. Thiết lập hệ thống truyền thông, thông tin trong quản lí dạy nghề Trong thời gian qua, việc tuyền thông, thông tin về ĐTN được các cơ quan quản lí và các CSĐT quan tâm. Sở LĐ-TB, XH đã chủ động phối hợp với báo, đài để mở chuyên trang, chuyên mục về ĐTN; định kì trong các mùa tuyển sinh có phóng sự giới thiệu các CSĐT, mở chuyên mục đối thoại trực tiếp để lãnh đạo các trường và bộ phận quản lí dạy nghề giới thiệu công tác ĐTN, tuyển sinh. Hàng năm, đều có ngày hội việc làm gắn với các hoạt động lễ hội để thông tin cho người LĐ về việc học nghề. Đặc biệt, thực hiện đề án ĐTN cho LĐ nông thôn công tác thông tin, truyền thông trên các thông tin đại chúng khá kịp thời... Tuy nhiên, việc truyền thông, tuyên truyền còn mang tính thời vụ, thiếu thường xuyên; việc phối hợp giữa các cơ quan quản lí nhà nước để thực hiện tuyên truyền dạy nghề chưa đồng bộ; việc cung cấp hệ thống thông tin về thị trường LĐ, việc làm, ngành nghề trong xã hội của địa phương và khu vực còn rời rạc, thiếu hệ thống. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về ĐTN, trong thời gian tới, xin được đề nghị các vấn đề sau: Thứ nhất, đề nghị Sở LĐ-TB, XH chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức triển khai công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề thời kì 2011- 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề 2011-2015; Phối hợp, hỗ trợ các cơ quan báo chí duy trì thực hiện các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về dạy nghề; hỗ trợ các cơ sở ĐT mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, KN về tư vấn hướng nghiệp, việc làm, lập nghiệp cho đội ngũ GV, CBQL làm tuyên truyền, hướng nghiệp. Thứ hai, đề nghị Sở LĐ-TB, XH thường xuyên cập nhật thư mục dạy nghề và việc làm trên trang web của Sở, các thông tin tuyển sinh của các trường; cung cấp thông tin về thị trường LĐ, việc làm của địa phương và các tỉnh trong khu vực; phối hợp sở kế hoạch đầu tư cung cấp một số thông tin về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. 3. Kết luận Nhìn nhận thực trạng chất lượng nguồn nhân lực lao động tỉnh Kiên Giang, tìm hiểu nhu cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực lao động trong thời gian tới, bài viết đã đề xuất một số giải pháp chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng cho lực lượng LĐ tham gia học nghề, nhằm hướng tới việc nâng cao chất (Xem tiếp trang 39) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 35-39 39 [3] Hồ Ngọc Đại (2009). Nghiệp vụ sư phạm. NXB Đại học Sư phạm. [4] Nguyễn Thị Hường (chủ biên) - Thái Văn Thành - Phạm Minh Hùng (2016). Giáo dục học. NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Đặng Bá Lãm (2003). Kiểm tra - đánh giá trong dạy - học đại học. NXB Giáo dục. [6] Mai Ngọc Luông - Lý Minh Tiên (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. NXB Giáo dục. [7] Nguyễn Thị Nhân - Nguyễn Trung Kiền (2017). Mức độ vận dụng lí luận dạy học vào thực hành soạn giáo án của sinh viên Trường Đại học Vinh. Tạp chí Giáo dục, số 414, tr 34-36. [8] Nguyễn Thị Nhân - Trần Hà Lan (2017). Quy trình vận dụng lí luận dạy học vào thực hành soạn giáo án cho sinh viên sư phạm. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 80 (141), tháng 11, tr 27-29, 45. [9] Hoàng Thảo Nguyên (2011). Sự cần thiết của giáo án đối với giảng viên đại học, cao đẳng. Tạp chí Đại học Đông Á, số tháng 3, tr 51-55. [10] Thái Duy Tuyên (2001). Giáo dục học hiện đại (Những nội dung cơ bản). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC... (Tiếp theo trang 16) lượng nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang nói riêng, của nước nhà nói chung. Hi vọng rằng, các giải pháp và đề xuất nêu trên sẽ được vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả trong thực tiễn. Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015). Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [2] Quốc hội (2015). Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2014. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] Chính phủ (2011). Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 về Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. [4] Chính phủ (2012). Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 về Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo thời kì 2011-2020. [5] Chính phủ (2012). Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 về Chiến lược phát triển dạy nghề thời kì 2011-2020. [6] Chương trình hành động của Tỉnh uỷ tỉnh Kiên Giang thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết đại hội XI Đảng bộ tỉnh Kiên Giang nhiệm kì 2016-2020. [7] Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012). Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2020. [8] Các báo cáo tổng kết công tác năm (từ 2015-2017) của Uỷ ban nhân dân tỉnh, của Sở LĐ-TB, XH tỉnh Kiên Giang. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY... (Tiếp theo trang 26) Tài liệu tham khảo [1] Quốc hội (2012). Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ban hành ngày 18/6/2012. [2] Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 về việc ban hành điều lệ trường đại học. [3] Phạm Thị Thanh Hải và cộng sự (2018). Tự chủ đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục - nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Quốc hội (2012). Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13, ban hành ngày 18/06/2012. [5] Chính phủ (2014). Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. [6] Anderson, D. - Johnson, R (1998). University Autonomy in Twenty Countries. Department of Employment, Education, Training and Youth Affairs. [7] Ashby, Sir Eric (1966). Universities: British, Indian, African: a study in the ecology of higher education. Weidenfeld & Nicolson Printing House. [8] Neave, G. (1998). On Being Economical with University Autonomy: Being Account of the Retrospective Joys of a Written Constitutions. In Academic Freedom and Responsibility. Malcolm Tight (ed.), pp. 31-48. [9] Nguyễn Thị Thanh Hồng - Nguyễn Danh Nguyên (2012). Thực trạng tự chủ tại các trường đại học công lập Việt Nam trong những năm gần đây: Một nghiên cứu thực chứng. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 180, tr 107-112.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf03pham_hoang_minh_285_2120101.pdf