Công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công kè đê biển - Đồng Kim Hạnh

Tài liệu Công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công kè đê biển - Đồng Kim Hạnh: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 1 CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG KÈ ĐÊ BIỂN TS. Đồng Kim Hạnh Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt: Đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công là một yêu cầu quan trọng với các công trình kè đê biển. Bài viết đã khái quát biện pháp thi công kè đê biển từ lớp bảo vệ mái đê (thân kè), tầng lọc và phần gia cố chân kè. Việc thi công từng bộ phận đều có các yêu cầu kỹ thuật riêng. Vì vậy để công tác thi công kè đê biển đạt chất lượng thì phải đảm bảo công tác quản lý chất lượng trong từng giai đoạn thi công các bộ phận. Tuy nhiên, trong quá trình thi công một số vấn đề lỗi kỹ thuật vẫn xảy ra dẫn đến hư hỏng cho công trình với nguyên nhân chủ yếu do quá trình thi công của nhà thầu xây dựng. Từ phân tích những nguyên nhân đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình thi công kè đê biển. Từ khóa: Chất lượng, kè đê biển, nhà thầu, thi công Su...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công kè đê biển - Đồng Kim Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 1 CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG KÈ ĐÊ BIỂN TS. Đồng Kim Hạnh Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt: Đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công là một yêu cầu quan trọng với các công trình kè đê biển. Bài viết đã khái quát biện pháp thi công kè đê biển từ lớp bảo vệ mái đê (thân kè), tầng lọc và phần gia cố chân kè. Việc thi công từng bộ phận đều có các yêu cầu kỹ thuật riêng. Vì vậy để công tác thi công kè đê biển đạt chất lượng thì phải đảm bảo công tác quản lý chất lượng trong từng giai đoạn thi công các bộ phận. Tuy nhiên, trong quá trình thi công một số vấn đề lỗi kỹ thuật vẫn xảy ra dẫn đến hư hỏng cho công trình với nguyên nhân chủ yếu do quá trình thi công của nhà thầu xây dựng. Từ phân tích những nguyên nhân đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình thi công kè đê biển. Từ khóa: Chất lượng, kè đê biển, nhà thầu, thi công Summary: Ensuring quality in the construction is an important requirement for the sea dikes. This paper outlined construction method from the sea dike slope protection layer (body embankments), filtered and toe. The construction of each department has its own technical requirements. So for the construction of sea dike embankment quality must ensure quality management in each stage of construction parts. However, during the construction, some of technical problems still apear errors lead to damage to the building with the main reason due to the construction of the building contractor. From the analysis of the causes, the author has made measures to improve the quality of the sea dike construction. Keywords: Quality, sea dike, contractors, construction I. ĐẶT VẤN ĐỀ * Việt Nam có trên 3260 km chiều dài bờ biển, trong đó có hơn 2000 km là đê biển. Lịch sử hình thành đê biển nước ta có từ khá sớm, từ thế kỷ 13. Ban đầu là những đoạn đê nhỏ lẻ, thấp yếu ở Bắc Bộ, dần dần được nối kết lại, bồi trúc thêm, để đến nay trở thành một "trường thành trước biển" dài tổng cộng 1670km. Phía Nam đê biển hình thành muộn hơn, hiện tổng chiều dài đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang khoảng 896,84 km, trong đó có 568,38 km đê biển; 283,09 km đê cửa sông và 45,37 km kè biển. Vài ba thập kỷ gần đây, bên cạnh Người phản biện: GS.TS Vũ Thanh Te Ngày nhận bài: 01/4/2015 Ngày thông qua phản biện: 20/4/2015 Ngày duyệt đăng: 24/4/2015 những nỗ lực của nhà nước và nhân dân ta, một số dự án củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển đã thực hiện, như: PAM 4617 (1993-1998); PAM 5325 (1996-2000) của FAO; hoặc từ các nguồn tài trợ như ADB (2000), CARE, CEC, OXFAM ...làm cho các tuyến đê biển được củng cố và nâng cấp đáng kể. Theo thống kê, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7 độ C, mực nước biển dâng 20 cm. Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH). Thiên tai, bão lụt, hạn hán đã diễn ra khốc liệt hơn trước. Việt Nam được cho là một trong năm nước chịu tác động nhất của BĐKH; trong đó có nhiều vùng ven biển sẽ bị ngập. Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai thường xuyên hơn, những cơn bão có cường độ mạnh sẽ càng trở nên phổ biến và gia tăng sức tàn phá [1]. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 2 Bão mạnh thường kèm theo nước dâng theo bão. Nước dâng khi có bão cộng với triều cường tạo ra những đợt sóng đánh trực tiếp vào đê biển, tràn qua đê gây xói lở và vỡ đê, gây ngập lụt trên diện rộng cho vùng ven biển và ảnh hưởng nhiều đến hệ thống hạ tầng cơ sở cũng như đời sống người dân ven biển. Những năm gần đây, xuất hiện những cơn bão có cường độ siêu mạnh trên biển, gia tăng sức tàn phá về kinh tế, xã hội và môi trường ven biển. Thống kê cho thấy, vào năm 2005 xuất hiện cơn bão số 2 và số 7 (đặc biệt là cơn bão số 7) rất mạnh trên cấp 12 vượt quá tần suất thiết kế các tuyến đê biển đã đổ bộ vào nước ta trùng với triều cường gây ra nước dâng cao 3,5 - 4 m, đồng thời sóng mạnh trên 6 m tại các vùng ven biển Bắc bộ từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh đã làm nước tràn qua đê và vỡ đê nhiều nơi, gây thiệt hại lớn. Với các đoạn đê biển Tây, sau các cơn bão, toàn tuyến đê biển Tây đang xuống cấp nghiêm trọng cần phải được xử lý gia cố ngay để bảo vệ thân đê không bị vỡ khi mà triều cường, sóng biển lớn thường xuyên hoạt động mạnh. Đối diện với BĐKH ngày càng gia tăng là những cơn siêu bão có cường độ rất mạnh, thay đổi khó lường như hiện nay thì công tác quản lý chất lượng công trình khi thi công cần phải nâng cao hơn nữa. Việc đầu tư nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thi công kè bảo vệ mái các tuyến đê biển là rất cấp thiết. II. CÔNG TÁC THI CÔNG KÈ ĐÊ BIỂN Về cơ bản, kè đê biển bao gồm các bộ phận: lớp bảo vệ mái đê (thân kè), tầng lọc và phần gia cố chân kè. Việc thi công từng bộ phận đều có các yêu cầu kỹ thuật riêng. Vì vậy để công tác thi công kè đê biển đạt chất lượng thì phải đảm bảo công tác quản lý chất lượng trong từng giai đoạn thi công các bộ phận, hạng mục của công trình. Hình 2.1: Mặt cắt thi công kè đê biển 2.1. Thi công lớp lọc a) Lớp lọc bằng vải địa kỹ thuật Lớp lọc đơn giản và thường dùng hiện nay là lớp lọc dùng vải địa kỹ thuật có phủ đá lên trên. Lớp vải địa kỹ thuật được trải từ trên bờ xuống đáy sông, đáy biển. Trong giới hạn cho phép nhân công trên cạn có thể trải vải địa kỹ thuật song cũng có trường hợp phải dùng tới thợ lặn. Đối với các công trình lớn, người ta phải dùng tàu kéo cuộn vải địa kỹ thuật lõi thép từ trên bờ xuống (Hình 2.2). Hình 2.2. Trải vải địa kỹ thuật trong gia cố mái đơn giản Sau khi thi công xong lớp lọc, tàu mở thành sẽ đổ đá phủ lên lớp vải địa kỹ thuật, bắt đầu từ phía chân lớp gia cố lên trên để cố định lớp vải địa kỹ thuật, không cho nó trượt xuống. Thi công vải địa kỹ thuật thì mặt nền phải được đầm chặt, bằng phằng; các vật sắc nhọn trên mặt nền phải được loại bỏ trước khi trải vải địa, với những vùng có vận tốc dòng chảy mạnh, phần gối đầu giữa 2 thảm vải nên đặt xuôi theo dòng chảy. Đối với vùng dưới mực nước biển thì kích thước chồng mép vải tối thiểu phải được 2,0m. b) Lớp lọc bằng cốt liệu rời Các lớp lọc này không cần đầm, nhưng phải được thi công đảm bảo các lớp đều nhau theo chiều dày qui định theo thiết kế (cho phép chênh KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 3 lệch 10%) [2]. Cứ mỗi 20m dài kè, các mẫu sỏi cát dùng làm lớp lọc phải được lấy để phân tích cấp phối hạt. c) Các sai sót thường gặp khi thi công - Nhà thầu chưa quan tâm đúng mực đến công tác thí nghiệm kiểm định chất lượng vải lọc trước khi sử dụng. - Các đoạn vải lọc khi trải không được gối lên nhau như tiêu chuẩn quy định gây ra khe hở giữa các đoạn vải. Một số trường hợp không được ghim chặt vào đất nền gây xô lệch, phồng cộm trong quá trình thi công. - Chiều dày, cấp phối lớp lọc bằng cốt liệu không đảm bảo đúng yêu cầu. 2.2. Thi công chân kè (chân khay) Để bảo vệ sự ổn định của khối gia cố mái, cần bố trí bệ đỡ tại vị trí nối tiếp giữa chân kè và bãi biển, gọi là chân khay (Hình 2.2). 2.2.1 Kỹ thuật thi công Thời điểm thi công chân khay là khi mực nước thủy triều xuống thấp đến cao trình mặt bãi tự nhiên tuyến kè. Nên phân tuyến cần thi công thành nhiều đoạn, thi công cuốn chiếu, đoạn nào dứt điểm điểm đoạn đấy. Đá hộc dùng để thi công chân khay phải có đủ trọng lượng để chịu được tác dụng của dòng chảy do sóng tạo ra ở chân đê. 2.2.2 Các sai sót thường gặp khi thi công Hình 2.3. Các dạng chân khay kè - Không sử dụng đầy đủ các loại máy thi công chuyên dụng, thường sử dụng một loại máy (như máy xúc) để làm đồng thời nhiều công tác (đào móng, cẩu ống buy, thả đá hộc...). - Tim tuyến, cao trình hàng chân khay thường bị lệch so với thiết kế. 2.3. Thi công thân kè 2.3.1 Đá lát mái Chiều dày kè đá còn phụ thuộc vào kích thước của các viên đá, thường phải đảm bảo là bội số của kích thước viên đá. Khi lát đá các viên đá lớn được xếp đặt đồng đều trên toàn bộ diện tích mái kè. Các viên đá nhỏ hơn được đặt xen kẽ các viên đá lớn, làm cho các viên đá được đặt khít nhau, ăn khớp nhau. Bề mặt kè không được có khe hở lớn, kè đá có độ dày đồng đều. Đá xây giải quyết được việc thay thế các viên đá lớn nặng mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình. Đặt khuôn (gỗ hoặc thép) lên bề mặt kè theo tuần tự làm từ thấp đến cao. Khối đá phải được tưới nước trước khi đổ vữa. Vữa sẽ được đổ hoặc phụt vào các khe hở giữa các viên đá. Việc đặt các lớp lọc bằng cát sỏi được tiến hành đồng thời với việc đặt xếp đá kè. Bắt đầu làm từ phần chân trước rồi làm dần lên, đặt lớp đệm lọc xong trên đặt kè [2]. Cách làm này cần thiết để tránh làm hỏng lớp lọc. Khi đã rải cát, sỏi lọc hoặc vải lọc, sỏi trước khi đặt các viên đá cần rải một lớp giấy dầu hoặc bao xi măng rồi rải một lớp vữa dày 0,1m để tránh vữa xi măng làm giảm tác dụng lọc. Trong quá trình đổ phụt vữa cần dùng xà beng nạy rung các viên đá lớn để vữa nhét hết vào các khe. 2.3.2 Bê tông lát mái Chất lượng cấu kiện bê tông thông thường phụ thuộc phần lớn vào việc kiểm soát tại thời điểm trộn bê tông. Hàm lượng và trình tự của mỗi thành phần đưa vào mẻ trộn và thời gian trộn được kiểm tra định kỳ để đảm bảo sự thay đổi là tối thiểu. Với điều kiện thực tế, mẫu để thí nghiệm cốt liệu và mẫu thí nghiệm bê tông phải lấy trong cùng một mẻ trộn. Mỗi loại bê tông cần lấy mẫu một lần cho mỗi ngày đối với bê tông đổ tại chỗ. Mẫu cho cốt liệu bê tông và bê tông phải đại diện cho vật liệu được sử dụng và bê tông được đổ mỗi ngày. Mặt khác, nếu độ ẩm của cốt liệu là đồng nhất và lượng nước trộn vào hỗn hợp được khống chế, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 4 thí nghiệm độ sụt sẽ thể hiện sự thay đổi thành phần cấp phối hoặc các sai sót khi trộn. Các cấu kiện được vận chuyển đến vị trí công trình bằng ô tô có cẩu tự hành, dùng nhân công lắp đặt cấu kiện vào vị trí thiết kế. Tiến hành song song cả công tác rải đá dăm lót và lắp đặt cấu kiện. Khi lắp ghép chú ý lắp ghép một hàng dọc từ dưới lên trên đến cao trình mực dâng cao nhất của ngày tiếp theo, sau đó dừng lại và chuyển sang lắp đặt hàng dọc kế tiếp. Như vậy khi mực nước dâng lên cao vẫn có thể tiến hành thi công tiếp phần mái kè bên trên mực nước. Nhờ đó mà tiến độ thi công sẽ không bị gián đoạn [2]. 2.3.3 Các sai sót thường gặp khi thi công Đối với thi công đá lát mái thì thường gặp trường hợp đá hộc không đủ trọng lượng, chiều dày lớp đá không đảm bảo. Đá hộc không được chèn khít, nhiều viên đá dễ dàng bị nhấc lên, thiếu liên kết với các viên xung quanh. Vữa dùng để xây chít không đủ cường độ dẫn đến bị bong tróc không liên kết được các viên đá. Đối với bê tông lát mái thì chất lượng bê tông, mác bê tông cấu kiện không đảm bảo. Các cấu kiện chưa đủ tuổi đã sử dụng lắp đặt. Số lần lấy mẫu thí nghiệm kiểm định chất lượng bê tông chưa được đảm bảo. III. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THI CÔNG Chất lượng công trình xây dựng nói chung muốn đạt được cần phải có sự quản lý chặt chẽ và xuyên suốt của tất cả các chủ thể tham gia, từ sự quản lý của Nhà nước đến sự quản lý của Chủ đầu tư, các nhà thầu, tổ chức giám sát, thiết kế, thi công... Trong đó yếu tố được đánh giá là quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình xây dựng đó là quá trình thi công hay quá trình trực tiếp “sản xuất” ra sản phẩm là công trình xây dựng. Và trong quá trình này trách nhiệm lớn nhất thuộc về các nhà thầu thi công xây dựng công trình. Khi lập dự án đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế cũng đã tính toán đến các tác động của bão, sóng biển. Từ đó đề ra các biện pháp, yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Nhưng khi thi công các nhà thầu không đáp ứng được tốt, đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu chất lượng. Những vấn đề mà nhà thầu thi công kè đê biển hay gặp phải như: - Chất lượng bê tông, mác bê tông không đảm bảo, không phù hợp với môi trường làm việc của cấu kiện dẫn đến sau một thời gian làm việc các cấu kiện bê tông lát mái kè bị xâm thực, mài mòn để lộ ra lớp đá. Hình 3.1. Xâm thực, ăn mòn bê tông kè biển Cát Hải, Hải Phòng - Vấn đề lún sụt mảng gia cố một phần nguyên nhân là do sự lôi cuốn vật liệu lọc bởi sóng rút. Sự lôi cuốn vật liệu lọc ra ngoài chỉ xảy ra được nếu có chuyển vị lớn của mảng gia cố dưới tác dụng của áp lực đẩy ngược từ trong thân đê khi sóng rút. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là do chất lượng thi công kém, không đảm bảo sự ổn định của đất đắp trên mái kè, chân khay kè không đảm bảo bị sóng phá vỡ nhiều đoạn làm thân và mái kè bị sụt lún, hay thiếu các công trình phụ trợ thoát nước mưa và nước thải từ khu dân cư ra biển (Hình 3.2; Hình 3.3). KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 5 Hình 3.2. Mái kè bị lún, sụt Hình 3.3. Mái kè bị trượt Hình 3.4 cho thấy tình trạng các mảng gia cố bị bong tróc do sóng ở đê biển Nam Định. Tình trạng kỹ thuật này sẽ dẫn đến mất an toàn cho đê biển. Nguyên nhân của việc bong tróc mảng gia cố là do trọng lượng viên gia cố không đủ giữ ổn định, các viên gia cố không đủ liên kết với nhau. Hình 3.5 thể hiện một đoạn đê bị phá huỷ mảng gia cố phía biển dẫn đến phá huỷ đê, phá huỷ nền đê. Nền đê bị sóng xói sâu, nên phải gia cố lại nền bị xói. Hình 3.4. Cấu kiện bị bong tróc Hình 3.5. Mái đê phía biển bị phá hủy Từ thực trạng chất lượng thi công và những hiện tượng hư hỏng trên có thể nhận thấy yếu tố đảm bảo chất lượng trong công tác thi công có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định, tuổi thọ của công trình kè đê biển. 3.1 Nhóm các yếu tố chủ quan 3.1.1 Yếu tố con người Đơn vị thi công là đơn vị làm việc trực tiếp trên công trường, là người biến sản phẩm xây dựng trên bản vẽ thiết kế thành hiện thực. Vì vậy yếu tố đầu tiên quyết định chất lượng sản phẩm xây dựng là năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân trong đơn vị thi công. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng như toàn bộ đơn vị đều phải được bồi dưỡng, đào tạo nhận thức về chất lượng và tầm quan trọng của quản lý chất lượng công trình xây dựng để họ có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh. Đồng thời hướng mọi hoạt động mà họ thực hiện đều phải vì mục tiêu chất lượng. Ngoài năng lực thì ý thức của mỗi con người trong công tác xây dựng cũng rất quan trọng đối với chất lượng công trình. Chẳng hạn như các mẫu thí nghiệm đưa vào công trình, đơn vị thi công giao cho một bộ phận chuyên trách, nhưng họ không thí nghiệm mà chứng nhận luôn dẫn đến không đảm bảo. Ví dụ như nước dùng trộn bê tông nếu không đảm bảo tiêu chuẩn vẫn được cho phép thi công dẫn đến chất lượng bê tông không đảm bảo. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 6 3.1.2 Chất lượng nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là những thành phần cơ bản cấu thành lên sản phẩm công trình xây dựng, vì vậy muốn công trình xây dựng đạt chất lượng thì nguyên vật liệu phải đảm bảo đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng. Muốn quản lý chất lượng của nguyên vật liệu trước tiên phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước về các thành phần nguyên vật liệu sử dụng. Ví dụ như: Cát, sỏi, nước, ximăng dùng chế tạo bê tông lát mái phải tuân theo các tiêu chuẩn TCVN 8219- 2009, TCVN 8218- 2009, TCVN 8228- 2009. Các đơn vị cung ứng vật liệu cho nhà thầu thi công phải có các chứng nhận chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của các vật liệu mà mình cung cấp, từ đó làm căn cứ để nhà thầu thi công quyết định lựa chọn đơn vị sẽ cung cấp vật liệu. Thực tế cho thấy nhiều nhà thầu thi công do muốn tiết kiệm chi phí (cước vận chuyển, giá thành vật liệu) mà lựa chọn các đơn vị cung ứng vật liệu không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Như việc sử dụng đá hộc không đủ trọng lượng, không đủ cường độ, lẫn nhiều đá vụn; cát, đá dăm không đủ mô đun độ lớn, yêu cầu về cấp phối hay lẫn nhiều bụi bẩn....dẫn đến chất lượng kè đá xây không đảm bảo. 3.1.3 Biện pháp thi công Biện pháp thi công nếu không tuân thủ theo đúng các quy trình, quy phạm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Thi công kè bảo vệ mái đê biển có tính chất phụ thuộc rất lớn đến yếu tố thủy văn, thủy triều. Vì vậy khi xây dựng trình tự và biện pháp thi công phải luôn quan tâm đến yếu tố này. Ví dụ như phải lựa chọn thời điểm nước thủy triều kiệt để thi công các hạng mục chân khay; chia thành các đoạn thi công trên toàn tuyến để thi công cuốn chiếu, tận dụng thời điểm thủy triều kiệt thi công chân khay còn khi thủy triều lên có thể thi công phần thân kè nằm phía trên mực nước, như vậy đảm bảo tiến độ không bị gián đoạn. 3.1.4 Quản lý, tổ chức thi công Có thể liệt kê ra các vấn đề sau thuộc về quản lý tổ chức thi công không tốt dẫn đến không đảm bảo chất lượng thi công công trình: Tổ chức thi công chưa theo đúng quy trình quy phạm; không tiến hành nghiệm thu kiểm tra vật liệu sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng; thiếu các nhân viên kỹ thuật có chức danh; chưa kiện toàn được chế độ, trách nhiệm quản lý tại các cấp; xem xét phương án thi công chưa đầy đủ; không nghiệm thu các hạng mục công trình khuất và hạng mục trung gian; khi xảy ra sự cố còn xem nhẹ, thậm chí còn che dấu không xử lý. 3.2 Nhóm các yếu tố khách quan 3.2.1 Yếu tố khí hậu Điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công trình xây dựng kè biển. Do ảnh hưởng của sóng, gió ảnh hưởng bởi thủy triều nên việc thi công rất khó khăn. Đối với hạng mục thi công chân khay, mái kè thường chỉ thi công được về đêm khi thủy triều kiệt. Tiến độ thi công các hạng mục trên rất ít thời gian, mỗi ngày chỉ thi công được từ 5-6 tiếng, mỗi tháng chỉ thi công được từ 7-10 ngày. Đối với các hạng mục ngầm chìm dưới nước thì phải dùng thiết bị nổi để thi công, do tác dụng của sóng gió nên việc định vị, ổn định vị trí thi công rất khó khăn. Thiết bị, phương tiện chỉ thi công được trong điều kiện sóng bé, nếu có sóng lớn thì không thể neo đậu thiết bị, phương tiện thi công, dẫn đến tiến độ luôn bị kéo dài. 3.2.2 Địa chất Địa chất của khu vực đê biển nói chung rất mềm yếu, rời rạc dưới tác dụng của sóng, gió, dòng chảy....dẫn đến địa chất luôn có sự biến động [1]. Do không lường hết được sự biến động phức tạp này nên khi triển khai thi công thực tế phải chỉnh sửa, thay đổi các phương án xử lý nền móng công trình, biện pháp thi công, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ chung của công trình. IV. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG 4.1 Giải pháp về công tác đúc cấu kiện bê tông Ván khuôn trước khi sử dụng phải được lắp ghép thử theo đúng hình dạng, kích thước các chi tiết trong đồ án thiết kế. Sau đó phải được sự kiểm tra nghiệm thu của Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế mới được sử dụng. Cán bộ kỹ thuật, cán bộ giám sát phải theo dõi chặt chẽ công tác chuẩn bị, lắp ghép ván khuôn trước khi đổ bê tông. Vị trí đặt ván khuôn để đổ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 7 cấu kiện bê tông phải thật phẳng, nền phải chắc chắn, sạch sẽ. Lót bao tải dưới ván khuôn thật phẳng, đảm bảo khi đặt ván khuôn lên phải thật kín khít để tránh mất nước. Khoảng cách giữa các bộ ván khuôn phải đảm bảo không được sát quá gây khó khăn cho công tác tháo dỡ ván khuôn, cũng không được xa quá bất tiện khi vận chuyển đổ bê tông và đầm bê tông. Khoảng cách bằng từ 1,5-2,0 lần bề rộng cạnh bên ván khuôn là hợp lý. Trước khi đổ bê tông tiến hành quét dầu thải vào mặt trong của ván khuôn. Công tác này tương đối quan trọng để đảm bảo các bề mặt của cấu kiện được phẳng nhẵn và dễ dàng khi tháo dỡ ván khuôn. Công tác này có thể thực hiện trước hoặc sau khi lắp ghép ván khuôn. Khi bê tông khối đổ đạt cường độ thiết kế, đủ thời gian theo quy phạm hiện hành Nhà thầu mới tiến hành tháo dỡ ván khuôn, giằng chống phục vụ cho hạng mục khác. Chất lượng của công tác ván khuôn sẽ được kiểm chứng khi đổ xong cấu kiện bê tông có hình dạng đẹp, đúng chất lượng, ít ba via, mặt bê tông nhẵn phẳng không phải tô trát bất cứ một chi tết nào. 4.2 Giải pháp về công tác đổ bê tông cấu kiện Cán bộ kỹ thuật được giao phụ trách tại khu vực thi công chủ động kiểm tra hiện trạng: Vị trí đứng thao tác của công nhân, thiết bị và ánh sáng khi thi công ban đêm, xe máy thiết bị, dụng cụ thi công của tổ sản xuất, chịu trách nhiệm trước Ban chỉ huy công trường về chất lượng sản phẩm do tổ sản xuất thực hiện. Thường xuyên nhắc nhở công tác an toàn, yêu cầu kỹ thuật khi thi công. Cùng chịu trách nhiệm sản phẩm với tổ sản xuất nếu sản phẩm không đạt yêu cầu. Phối hợp với cán bộ giám sát kiểm soát chặt chẽ chất lượng thi công, tiến hành nghiệm thu các hạng mục yêu cầu. Khi xảy ra sự cố, sai sót về chất lượng phải báo cáo ngay với Ban chỉ huy công trường, Tư vấn giám sát để thống nhất tìm phương án giải quyết. Trong trường hợp cán bộ kỹ thuật, cán bộ giám sát không có mặt tại hiện trường thì tổ trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về việc đảm bảo quy trình sản xuất, cũng như công việc của tổ. Một mặt cán bộ kỹ thuật, cán bộ giám sát theo dõi kiểm soát chất lượng thi công chặt chẽ mặt khác cán bộ kỹ thuật và tổ trường sản xuất phải là những người trực tiếp quản lý và giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của các thành viên lao động đối với chất lượng thi công công trình. Phát huy tính tự giác, tự chịu trách nhiệm về chất lượng công việc của từng tổ và từng cá nhân trong tổ thi công. 4.3 Giải pháp về công tác thi công thân kè 4.3.1 Giải pháp về công tác thi công vải địa kỹ thuật, lớp đệm đá dăm Lớp lọc bằng vải địa kỹ thuật là một bộ phận quan trọng để đảm bảo ổn định của kết cấu mái kè. Để nâng cao chất lượng thi công vải địa kỹ thuật cần: - Vải địa được sử dụng phải có chứng nhận chất lượng từ nhà sản xuất, sau đó Nhà thầu phải mang đi thí nghiệm kiểm định chất lượng căn cứ theo các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành. Sau đó nhà thầu phải mời Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế nghiệm thu chủng loại, chất lượng vải lọc, nếu đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng được Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế cho phép thì nhà thầu mới được đưa vào sử dụng xây dựng công trình; - Trước khi tiến hành thi công trải vải lọc phần đất móng hạng mục công trình có trải vải lọc phải đầm nện kỹ đạt dung trọng thiết kế, và phải được Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát nghiệm thu; - Trải vải địa kỹ thuật thi công mái theo đồ án thiết kế, vải địa kỹ thuật trải theo chiều từ chân lên đỉnh mái, phần tiếp giáp giữa 2 tấm vải địa kỹ thuật chồng lên nhau theo yêu cầu đồ án đặt ra; - Thi công đến đâu trải vải địa kỹ thuật đến đó, tránh trải trước gây hiện tượng sóng đánh làm xô lệch, và nhiệt độ môi trường làm hỏng vải địa kỹ thuật. Vải địa kỹ thuật phải được trải căng đều, được nẹp với mái đất bằng ghim đinh tre dài 30cm, trải đủ mái đất phần được thiết kế, không có hiện tượng chỗ có chỗ không và tuyệt đối không làm dịch chuyển phần vải địa kỹ thuật. Đối với công tác thi công lớp đệm đá dăm lót, nhà thầu cần chú ý: - Trước khi thi công phần dải đá dăm lót phía trên, nhà thầu phải tiến hành nghiệm thu phần trải vải địa kỹ thuật bên dưới ; - Đá dăm trước khi thi công phải được thí nghiệm KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 26 - 2015 8 cấp phối, và được Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế đồng ý về chất lượng mới được sử dụng. Thực hiện rải đá dăm lót bằng thủ công; - Các đống tập kết đá dăm không được cách nhau quá xa để giảm thiểu quãng đường di chuyển của người lao động ; - Có thể tiến hành vừa rải đá dăm vừa kết hợp lắp đặt cấu kiện bê tông. Rải đá đến đâu, san gạt phẳng sẽ lắp đặt ngay cấu kiện bê tông đến đó. Biện pháp này có ưu điểm : Đảm bảo ngay được cao trình, vị trí của các cấu kiện ghép khít vào nhau ; Trong quá trình di chuyển vì chưa rải đá dăm nên sẽ không có hiện tượng xê dịch, chảy đá xuống dưới làm phía dưới dày hơn phía trên ; ngoài ra còn tránh được hiện tượng sóng cuốn trôi đá dăm gây thất thoát. Tuy nhiên lại có nhược điểm là khó kiểm soát chiều dày của lớp đá dăm có đồng đều và đảm bảo thiết kế hay không. Vì vậy mà cán bộ kỹ thuật phải giám sát chặt chẽ công tác này. 4.3.2 Giải pháp về công tác thi công lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn Thi công lắp ghép từ dưới lên trên. Các tấm phải khít nhau, tấm nọ chồng ghép lên tấm kia chắc chắn. Bề mặt các tấm phải phẳng, đảm bảo đúng theo hệ số mái kè thiết kế. Trong quá trình lắp ghép tránh va chạm dễ gây hiện tượng nứt, sứt mẻ tấm. Cấu kiện nào nhận thấy không đạt chất lượng phải yêu cầu nhà thầu thay thế ngay trước khi lắp đặt. 4.4 Giải pháp về công tác tổ chức nghiệm thu công trình Nhà thầu đã ký hợp đồng với trung tâm thí nghiệm có đủ chức năng thí nghiệm bê tông, các chỉ tiêu cơ lý, cấp phốiphục vụ kiểm tra chất lượng công trình ngay khi có yêu cầu từ Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát. Vì tuyến thi công dài, số lượng cấu kiện nhiều, nhiều thao tác thi công nên để nâng cao chất lượng công trình thì công tác thí nghiệm kiểm định chất lượng cần phải thực hiện thường xuyên hơn nữa nhằm hạn chế tối đa sai sót trong thi công. Cán bộ kỹ thuật hiện trường là người chịu trách nhiệm kiểm tra theo dõi việc thi công đầu tiên. Bên cạnh đó Nhà thầu cần bố trí cán bộ giám sát hiện trường. Các cán bộ kỹ thuật và cán bộ giám sát hiện trường phải là những người có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm. Biện pháp kiểm tra, giám sát là dùng máy trắc đạt, thước thép, kết hợp số liệu thí nghiệm tính toán của đơn vị thí nghiệm so sánh với thiết kế. Việc nghiệm thu phải được tiến hành nghiêm túc và căn cứ theo hồ sơ thiết kế công trình, các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành của nhà nước và ghi vào biên bản nghiệm thu có các bên cùng ký tên. Sau mỗi hạng mục hoặc toàn bộ công trình Nhà thầu tổ chức nghiệm thu giai đoạn, toàn bộ công trình và bàn giao công trình theo đúng quy định của Nhà nước. VI. KẾT LUẬN Thông qua thực trạng và thực tế thi công trên công trường, tác giả phân tích các nguyên nhân, các vấn đề tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng công trình. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công trình cũng như nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công kè đê biển. Đồng thời với việc quản lý tốt chất lượng cho các công trình kè đê biển thì việc có một tiêu chuẩn thống nhất trong thi công kè là một yêu cầu cần thiết, làm cơ sở đánh giá chất lượng thi công của mỗi công trình kè đê biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Trọng Trịnh, Kiến tạo trẻ và địa động lực hiện đại vùng biển Việt Nam và kế cận, 2012, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ [2] Ministry of Water, Land and Air Protection, Dike Design and Construction Guide Bes t Management Practices For British Columbia, 2003, Golder Associates Ltd. and Associated Engineering (B.C.) Ltd.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfts_dong_kim_hanh_1_7394_2218008.pdf
Tài liệu liên quan