Tài liệu Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non huyện bình chánh, thành phố Hồ Chí Minh - Lại Ngọc Phượng: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 11-14; 150
11
Email: ngocphuong090487@gmail.com
CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH
TRONG VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lại Ngọc Phượng - Trường Mầm non Hoa Thiên Lý 1, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 25/6/2019; ngày chỉnh sửa: 7/7/2019; ngày duyệt đăng: 20/7/2019.
Abstract: From the theoretical issues, in the article, we show the current situation of between
school and families in the care and education of 5-year-old children in public preschools in Binh
Chanh district, Ho Chi Minh City and propose measures to manage this work in the district,
contributing to improving the quality and efficiency of coordination between schools - families
and the work of caring and educating children, creating conditions best for children to develop
comprehensively.
Keywords: Preschool, family, co-ordination, education, 5-year-...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non huyện bình chánh, thành phố Hồ Chí Minh - Lại Ngọc Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 11-14; 150
11
Email: ngocphuong090487@gmail.com
CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH
TRONG VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lại Ngọc Phượng - Trường Mầm non Hoa Thiên Lý 1, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 25/6/2019; ngày chỉnh sửa: 7/7/2019; ngày duyệt đăng: 20/7/2019.
Abstract: From the theoretical issues, in the article, we show the current situation of between
school and families in the care and education of 5-year-old children in public preschools in Binh
Chanh district, Ho Chi Minh City and propose measures to manage this work in the district,
contributing to improving the quality and efficiency of coordination between schools - families
and the work of caring and educating children, creating conditions best for children to develop
comprehensively.
Keywords: Preschool, family, co-ordination, education, 5-year-old children.
1. Mở bài
Để trẻ mầm non (MN) phát triển toàn diện về thể
chất và nhân cách, sự phối hợp giữa nhà trường và gia
đình là rất quan trọng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương đã nêu:
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực
tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình
và giáo dục xã hội” [1]. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan
trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong việc chăm sóc, giáo dục (CS-GD) trẻ 5 tuổi ở các
trường MN công lập, trong những năm qua, Phòng GD-
ĐT huyện Bình Chánh luôn thực hiện tốt chủ trương,
đường lối của Đảng, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp
với thực tiễn địa phương. Tuy nhiên, việc giáo viên
(GV) trực tiếp trao đổi, tư vấn cho cha, mẹ của trẻ về
phương pháp CS-GD trẻ tại gia đình chưa được chú
trọng. Chính vì vậy, quản lí công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình còn gặp khó khăn, chưa được thực
hiện thường xuyên. Đây chính là nội dung cần khắc
phục và có hướng cải thiện lâu dài.
Xuất phát từ thực tiễn trên, bài viết trình bày thực
trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
việc CS-GD trẻ 5 tuổi ở các trường MN công lập huyện
Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh; qua đó đề xuất một số
biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong
công tác CS-GD trẻ 5 tuổi.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề về sự phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
2.1.1. Quy định về sự phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của
hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng
việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Điều 94, Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi bổ sung
năm 2009, 2015) quy định trách nhiệm nuôi dưỡng, CS-
GD của gia đình: “Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách
nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện
cho con em hoặc người giám hộ được học tập, rèn luyện,
tham gia các hoạt động học tập của nhà trường. Mọi người
trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa,
tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ của con em; người lớn tuổi có
trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà
trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục” [2] [3].
Trong thực tế hiện nay, vấn đề phối kết hợp giữa nhà
trường và gia đình trong công tác CS-GD trẻ 5 tuổi vẫn
chưa tạo sự đồng nhất nguyên nhân không chỉ từ phía
phụ huynh mà cả GV MN cũng như điều kiện phối hợp
giữa GV và phụ huynh nói riêng; gia đình và nhà trường
nói chung. Tổ chức tốt công tác CS-GD trẻ luôn được sự
quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình,
trẻ thật sự được hòa mình và sống trong môi trường giáo
dục đồng bộ nhất ở nhà cũng như ở trường. Tuy nhiên,
chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về các giải
pháp quản lí công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong việc CS-GD trẻ 5 tuổi ở huyện Bình Chánh,
TP. Hồ Chí Minh.
2.1.2. Vai trò của công tác phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi ở các
trường mầm non công lập
Công tác phối hợp chính là sự thống nhất tác động
giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội, đây được xem
là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động
giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 11-14; 150
12
Như vậy, công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình CS-GD trẻ 5 tuổi là hoạt động giáo dục cùng một
hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm,
tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển
nhân cách của trẻ. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo
dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết
hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội, nhất là đòi hỏi
sự quan tâm của nhà trường, gia đình và xã hội.
2.1.3. Mục tiêu của công tác phối hợp giữa nhà trường
và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi ở các
trường mầm non công lập
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển toàn diện
về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, xã
hội, thẩm mĩ và hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; hình thành và phát
triển ở trẻ những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa
tuổi [4; tr 13].
Xu hướng hiện đại trong phát triển giáo dục mầm non
thế kỉ XXI được thống nhất bởi một tiêu chí quan trọng,
đó là trực tiếp phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của
GV và nền văn hóa sư phạm của cha mẹ. Chất lượng giáo
dục gia đình, mở rộng cơ hội học tập của cha mẹ, gia tăng
trách nhiệm của cha mẹ đối với việc nuôi dạy con cái là
những vấn đề quan trọng nhất trong thực tiễn sư phạm.
2.2. Thực trạng nhận thức về công tác phối hợp giữa
nhà trường với gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục
trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non công lập huyện Bình
Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm
quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi
Tháng 12/2018, chúng tôi tiến hành khảo sát nhận
thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác phối
hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc CS-GD trẻ 5
tuổi ở các trường MN công lập. Đối tượng khảo sát: 212
người, bao gồm 29 CBQL (8 hiệu trưởng, 19 phó hiệu
trưởng), 183 GV tại 8 trường MN ở huyện Bình Chánh,
TP. Hồ Chí Minh (Trường MN 30-4, Trường MN Hoa
Sen, Trường MN Baby, Trường Mẫu giáo Hoa Phượng,
Trường MN Hoa Thiên Lý 2, Trường MN Quỳnh
Hương, Trường MN Hoa Hồng 2, Trường MN Hoa
Thiên Lý). Hình thức khảo sát: bằng phiếu hỏi và phỏng
vấn sâu. Kết quả thu được như sau (xem bảng 1):
Số liệu ở bảng 1 cho thấy, tất cả các nội dung ý kiến
khảo sát đều được đánh giá ở mức độ “Rất quan trọng”
và “Quan trọng”; không có đánh giá nào ở mức “Ít quan
trọng” và “Không quan trọng”.
Đặc biệt nội dung về quản lí công tác phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong việc CS-GD trẻ 5 tuổi ở các
trường MN đánh giá ở mức độ “Rất quan trọng” là cao
nhất, đạt tỉ lệ 84,4 %. Qua đó, có thể thấy, quản lí công
tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc
CS-GD trẻ 5 tuổi ở các trường MN là sự kết hợp qua lại
một cách biện chứng, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ
đạo; còn gia đình đóng vai trò quan trọng hỗ trợ đắc lực
cho nhà trường, đặc biệt là trong nuôi dưỡng, duy trì môi
trường giáo dục tốt nhất cho trẻ.
Phỏng vấn các hiệu trưởng về công tác“Quản lí công
tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc CS-GD
trẻ 5 tuổi ở các trường MN”thì có 6 hiệu trưởng cho rằng
công tác này được thực hiện hàng năm và có những bước
chuyển biến tích cực trong những năm học gần đây. Cha
mẹ học sinh cũng đã tham gia tích cực cùng nhà trường
và phối kết hợp với GV. Tuy nhiên, phần lớn GV chưa
thực hiện tốt và cải thiện rõ “Công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong việc CS-GD trẻ 5 tuổi ở các
trường MN”, đa số GV mới ra trường và một số GV chưa
khéo léo trong cách giao tiếp cũng như tiếp xúc với cha
mẹ học sinh để trao đổi, chia sẻ kịp thời những vướng
mắc từ phía nhà trường và gia đình để CS-GD trẻ tốt hơn.
Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng nhận thức về tầm quan
trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong việc CS-GD trẻ 5 tuổi ở các trường MN công lập.
2.2.2. Hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Kết quả khảo sát CBQL, GV về mức độ thường
xuyên sử dụng và kết quả đạt được của các hình thức phối
hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác CS-GD
trẻ thể hiện trong bảng 2.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 11-14; 150
13
Bảng 2. Mức độ thường xuyên sử dụng và kết quả đạt được
ở các hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác CS-GD trẻ 5 tuổi
STT Nội dung
Mức độ sử dụng (%) Kết quả (%)
RTX TX ĐK KSD Tốt Khá TB Yếu
1
Trao đổi với phụ
huynh qua đợt kiểm tra
sức khỏe hoặc kiểm tra
chỉ số phát triển của trẻ
46,0 49,8 4,3 0 90,0 9,6 0,5 0
2
Giới thiệu trang web
để phụ huynh trao đổi
kinh nghiệm nuôi dạy
con
23,1 47,6 25,9 3,3 52,9 38,8 7,3 1,0
3
Trao đổi với phụ
huynh qua email, điện
thoại, tin nhắn
47,4 39,3 12,3 0,9 78,5 20,1 1,4 0
5
Trao đổi trực tiếp giữa
GV với phụ huynh.
72,5 26,5 0,9 0 87,1 12,4 0,5 0
6
Thông qua các ngày lễ,
ngày hội
37,4 47,9 14,7 0 72,2 24,9 2,9 0
7
Trao đổi sổ liên lạc, sổ
bé ngoan
56,7 41,9 1,0 0,5 87,9 12,1 0 0
8
Phổ biến thông tin qua
bảng thông tin dành
cho phụ huynh
59,2 38,4 2,4 0 78,9 20,1 1,0 0
Ghi chú: RTX: rất thường xuyên, TX: thường xuyên, ĐK: đôi khi, KSD: không sử dụng, TB: trung bình
Kết quả khảo sát ở bảng 2 cho thấy, hình thức phối
hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác CS-GD
trẻ được thực hiện xuyên suốt năm học dường như chỉ ở
phía GV là người tham gia trực tiếp vào công tác. Tuy
nhiên, tất cả các nội dung cần có sự tham gia tích cực từ
phía gia đình và có sự thống nhất về các nội dung giáo
dục, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình
thông qua: Trao đổi với phụ huynh qua đợt kiểm tra sức
khỏe hoặc kiểm tra chỉ số phát triển của trẻ; Giới thiệu
trang web để phụ huynh trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy
con; Trao đổi với phụ huynh qua email, điện thoại, tin
nhắn; Trao đổi trực tiếp giữa GV với phụ huynh; Thông
qua các ngày lễ, ngày hội; Trao đổi sổ liên lạc, sổ bé
ngoan; Phổ biến thông tin qua bảng thông tin dành cho
phụ huynh
Hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
công tác CS-GD trẻ ở trường mầm non được đánh giá ở
mức độ “Rất thường xuyên” và đạt kết quả khá tốt. Trong
đó nội dung hình thức công tác phối hợp thông qua
“Trao đổi trực tiếp giữa GV với phụ huynh” chiếm tỉ lệ
72,5% và “Phổ biến thông tin qua bảng thông tin dành
cho phụ huynh” chiếm tỉ lệ 59,2%. Bên cạnh đó, CBQL
và GV đánh giá rất cao các nội dung sau “Trao đổi sổ
liên lạc, sổ bé ngoan” tỉ lệ 56,7%; “Trao đổi với phụ
huynh qua email, điện thoại, tin nhắn” tỉ lệ 47,4%. Điều
này cho thấy, CBQL và GV đã góp phần thực hiện tốt
nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công
tác CS-GD trẻ. Song song với kết quả khá tốt trên; vẫn
còn một số nội dung chưa thực hiện tốt như “Giới thiệu
trang web để phụ huynh trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy
con” tỉ lệ 3,3%; “Trao đổi với phụ huynh qua email, điện
thoại, tin nhắn” tỉ lệ 0,9%; “Trao đổi sổ liên lạc, sổ bé
ngoan” tỉ lệ 0,5%. Với những hạn chế nêu trên đã cho
thấy rõ chưa có sự đồng bộ trong việc tổ chức các hình
thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ. CBQL cần
nhận thức rõ thực tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong công tác CS-GD trẻ để thực hiện một cách
thường xuyên và nhất quán.
2.2.3. Nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Kết quả khảo sát CBQL, GV về mức độ thực hiện các
nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công
tác CS-GD trẻ thể hiện ở bảng 3 (trang bên).
Số liệu thống kê ở bảng 3 cho thấy, ý kiến của CBQL,
GV được khảo sát đều ở mức độ “Thường xuyên” với tỉ
lệ kết quả khảo sát trung bình khá cao, trong đó, nội dung
“Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe cho trẻ” tỉ lệ 87,1% và “Phối hợp kiểm tra, đánh
giá công tác CS-GD trẻ” tỉ lệ 78,4%.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 11-14; 150
14
Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở bảng 3 cho thấy, trong
nội dung “Tham gia xây dựng cơ sở vật chất” vẫn còn tỉ
lệ không đạt chiếm 5,3%. Như vậy, trong công tác xây
dựng kế hoạch phối hợp của CBQL phải đặc biệt chú ý
đến nội này trên để quản lí tốt hơn các nội dung phối hợp
từ phía nhà trường và gia đình.
2.3. Đề xuất biện pháp quản lí công tác phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục
trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non công lập huyện Bình
Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Nâng cao nhận thức về công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5
tuổi
Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
CS-GD trẻ chỉ thật sự có hiệu quả khi có sự tham gia tích
cực của phụ huynh nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện và
hài hòa. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác CS-GD
trẻ, hiệu trưởng phải nắm bắt và hiểu rõ tầm quan trọng
của công tác CS-GD trẻ.
Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình có
hiệu quả khi có sự phối hợp tích cực của phụ huynh tham
gia vào công tác CS-GD trẻ để giúp trẻ phát triển toàn
diện và hài hòa. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác
CS-GD trẻ, hiệu trưởng phải nắm bắt và hiểu rõ tầm quan
trọng của công tác CS-GD trẻ. Quản lí tốt công tác phối
hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc CS-GD trẻ 5
tuổi, góp phần nâng cao nhận thức, thái độ của QBQL,
GV, giúp cha mẹ HS và toàn xã hội nhận thức đúng đắn
tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả công tác phối
hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc CS-GD trẻ 5
tuổi, thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục theo hướng
“lấy trẻ làm trung tâm”, đổi mới phương pháp, hình thức
tổ chức trong công tác CSGD trẻ nhằm góp phần nâng
cao chất lượng CS-GD.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi
CBQL cần phải lập kế hoạch và đưa ra những phương
hướng hoạt động trong tương lai, tạo tiền đề cho những
tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra. Kế hoạch phối
hợp phải đảm bảo tính sát hợp với nguồn lực hiện có của
nhà trường và gia đình. Mục tiêu của kế hoạch phải được
xác định rõ ràng và cụ thể cho từng thời điểm và luôn đảm
bảo tính khả thi. Hiệu trưởng nhà trường giữ vai trò chủ
đạo trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm
tra, đánh giá công tác phối hợp đó.
2.3.3. Tổ chức, chỉ đạo công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ
5 tuổi
Tăng cường công tác tổ chức và chỉ đạo huy động các
lực lượng phối hợp giữa nhà trường và gia đình, góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng CS-GD
trẻ. Việc CS-GD trẻ em được chia sẻ trách nhiệm giữa gia
đình, các nhà giáo dục cộng đồng sẽ thúc đẩy và tạo điều
kiện tối ưu cho sự phát triển toàn diện của trẻ; nhà trường
cũng cần chủ động tổ chức và chỉ đạo phối hợp thường
xuyên và chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất.
2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá
công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi
Công tác kiểm tra là một hoạt động thường xuyên của
CBQL, GV; thông qua hoạt động này, CBQL, GV nắm
bắt một cách cụ thể vể tình hình thực hiện công tác phối
hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc CS-GD trẻ tại
các lớp (những thuận lợi, khó khăn), từ đó có kế hoạch
chỉ đạo và có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp
GV hoàn thành nhiệm vụ CS-GD trẻ. Nhà trường kiểm
tra hoạt động sư phạm của GV nhằm động viên, thúc đẩy
GV hoàn thành tốt nhiệm vụ CS-GD trẻ theo hướng “lấy
trẻ làm trung tâm”, đồng thời nâng cao nhận thức cho
CBQL, GV trong công tác CS-GD trẻ.
(Xem tiếp trang 150)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 146-150
150
tình huống, trẻ ở mức độ tốt nhanh nhạy nhận ra tình huống
cũng như tìm phương thức GQVĐ một cách linh hoạt, kết
quả GQVĐ một cách hiệu quả, trẻ biết đánh giá, biểu đạt và
đưa ra kết luận cách giải quyết hiệu quả của mình và của
người khác. Ví dụ: Trong khi P.L đi tìm lò nướng không
được và ngồi đợi, K.L thấy vậy lập tức quay ra bảo bạn
“Cậu đưa bánh đây để tớ cho vào lò vi sóng nướng cũng
ngon lắm! Nhanh lên không muộn giờ giao bánh mất”.
Như vậy, K.L đã biết vận dụng kinh nghiệm, kiến
thức mà trẻ học được, thấy được để xử lí tình huống một
cách nhanh chóng.
3. Kết luận
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số GV đã nhận thức được
tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng GQVĐ
cho trẻ đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Tuy
nhiên, GV còn hiểu biết mơ hồ, chưa nhận thức sâu sắc
dẫn đến các biện pháp còn mang tính chất chung chung,
đôi khi quan tâm đến kết quả hoạt động hơn là quá trình
hoạt động mang lại cho trẻ. Nghiên cứu đề xuất một số
biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng GQVĐ ở trẻ 5-6 tuổi
trong trò chơi ĐVCCĐ ở trường mầm non dựa trên việc
tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và các nguyên tắc
xây dựng biện pháp giáo dục kĩ năng GQVĐ cho trẻ.
Vấn đề nghiên cứu giáo dục kĩ năng GQVĐ cho trẻ
5-6 tuổi vẫn là một hướng mới và còn rất nhiều hướng
gợi mở. Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm
hiểu các biện pháp mới, đồng thời kết hợp các biện pháp
giáo dục STEM nhằm nâng cao kĩ năng GQVĐ cho trẻ
ở trường mầm non.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2011). Giáo dục kĩ năng sống trong các
môn học ở tiểu học lớp 1 (Tài liệu dành cho giáo
viên). NXB Giáo dục Việt Nam.
[2] Fisher Kelly - Hirsh Pasek - Golinkoff Roberta -
Laura Berk (2011). Playing around in School:
Implications for Learning And Educational Policy.
Oxford Handbook of the Development Play, Oxford
University Press.
[3] Colwell Malinda - Eric Lindsey (2013). Pretend and
Physical Play: Links to Preschoolers Affective
Social Competence. Merrill-Palmer Quarterly, Vol.
59 (3), pp. 330-360.
[4] Huỳnh Văn Sơn (2009). Nhập môn về kĩ năng sống.
NXB Giáo dục Việt Nam.
[5] H.D.Levitov (1963). Tâm lí học lao động.
Matxcova.
[6] Lecne.I.Ia (1977). Dạy học nêu vấn đề. NXB Giáo dục.
[7] Phan Khắc Nghệ (2012). Một số biện pháp bồi
dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho
học sinh trong dạy sinh học. Tạp chí Giáo dục, số
286, tr 55-57.
[8] Hoàng Phê (2011). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà
Nẵng.
CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG
(Tiếp theo trang 14)
3. Kết luận
Phối hợp giữa nhà trường và gia đình có vai trò và tác
động rất quan trọng trong quá trình CS-GD trẻ, nhất là
đối với trẻ MN, giúp trẻ phát triển thể lực và hình thành
nhân cách của mình. Công tác quản lí hoạt động phối hợp
giữa nhà trường và gia đình trong việc CS-GD trẻ 5 tuổi
ở các trường MN huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
cho thấy, bên cạnh những mặt mạnh còn một số hạn chế
nhất định. Vì vậy, thực hiện đồng bộ các biện pháp quản
lí hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình được
đề xuất ở trên sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả của công tác phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong việc CS-GD trẻ 5 tuổi. Mặt khác, nhà
trường cần tích cực đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị,
nhằm đảm bảo cho tất cả trẻ em đều được hưởng sự CS-
GD tốt trong mọi loại hình giáo dục.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
[2] Quốc hội (2005). Luật Giáo dục, số 38/2005-QH11,
ngày 14/6/2005.
[3] Văn phòng Quốc hội (2015). Luật Giáo dục, luật số
07/VBHN-VPQH, ngày 31/12/2015.
[4] Bộ GD-ĐT (2013). Dự án Tăng cường khả năng sẵn
sàng đi học cho trẻ mầm non. Hợp tác với cha mẹ trong
việc chăm sóc và giáo dục trẻ (dành cho giáo viên).
[5] Bộ GD-ĐT (2015). Chương trình giáo dục mầm
non.
[6] Hoàng Thị Hải Quế (2018). Phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong chăm sóc, giáo dục
trẻ mầm non. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1
tháng 5, tr 138-142.
[7] Nguyễn Thị Dư (2017). Kĩ năng phối hợp của giáo
viên mầm non với phụ huynh trong việc chăm sóc,
giáo dục trẻ. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng
10, tr 26-28.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3lai_ngoc_phuong_3877_2181720.pdf