Tài liệu Công tác phân tích báo cáo tài chính: CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
Vị trí của công tác phân tích báo cáo tài chính trong công tác chuẩn bị thanh tra:
Phần II quy trình 1166 là công tác chuẩn bị thanh tra, Ktra: là tập hợp thông tin của doanh nghiệp, bao gồm:
Thông tin chung:
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH, Cổ phần hoá, hợp danh
- Tổ chức SXKD,
- Tổ chức hạch toán,
- Ngành nghề kinh doanh,
- Đặc thù xác định doanh thu, chi phí,
- Sử dụng hoá đơn,
- Ưu đãi thuế, đầu tư, có liên doanh liên kết,
2. Thông tin về kê khai nộp thuế;
- Số liệu kê khai nộp thuế: từ các tờ khai thuế, tình hình nộp thuế, tình hình chấp hành pháp luật thuế...
- Kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính; phân tích dọc, ngang,
- Báo cáo thanh tra, kiểm tra trước đó: Cơ quan thuế, của kiểm toán, cơ quan tài chính,
- Thông tin từ cơ quan hải quan, cơ quan công an, cơ quan quản lý thị trường,
- Thông tin về chế độ chính sách: những chính sách chung, chính sách của các văn bản riêng cho một loại hình hoặc mộ...
28 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Công tác phân tích báo cáo tài chính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
Vị trí của công tác phân tích báo cáo tài chính trong công tác chuẩn bị thanh tra:
Phần II quy trình 1166 là công tác chuẩn bị thanh tra, Ktra: là tập hợp thông tin của doanh nghiệp, bao gồm:
Thông tin chung:
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH, Cổ phần hoá, hợp danh
- Tổ chức SXKD,
- Tổ chức hạch toán,
- Ngành nghề kinh doanh,
- Đặc thù xác định doanh thu, chi phí,
- Sử dụng hoá đơn,
- Ưu đãi thuế, đầu tư, có liên doanh liên kết,
2. Thông tin về kê khai nộp thuế;
- Số liệu kê khai nộp thuế: từ các tờ khai thuế, tình hình nộp thuế, tình hình chấp hành pháp luật thuế...
- Kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính; phân tích dọc, ngang,
- Báo cáo thanh tra, kiểm tra trước đó: Cơ quan thuế, của kiểm toán, cơ quan tài chính,
- Thông tin từ cơ quan hải quan, cơ quan công an, cơ quan quản lý thị trường,
- Thông tin về chế độ chính sách: những chính sách chung, chính sách của các văn bản riêng cho một loại hình hoặc một doanh nghiệp,
Từ những thông tin thu thập được rút ra các bước:
+ Lựa chọn năm nghi vấn,
+ Có cách nhìn tổng quan về SXKD và thu nộp thuế,
+ Các chỉ tiêu có nghi vấn, những bién động thất thường từ đó xác định nội dung cần thanh tra, yêu cầu đơn vị giải trình những nghi vấn nếu cơ sở giải trình có đủ độ tin thì không phải kiểm tra tại doanh nghiệp
+ Xác địnhhình thức kiẻm tra, thanh tra tại doanh nghiệp.
Lưu ý:
+ Phân tích kết nối thông tin với dữ liệu chiều dọc, chiều ngang với các thông tin khác về doanh nghiệp như SXKD, chuẩn mực kế toán với các luật thuế, cơ chế tài chính...
Ví dụ: DN năm 2004 thựchiện cổ phần hoá -> mọi chi phí chuyển đổi cổ phần hoá nhà nước hỗ trợ 100%:
Chi phí chuyển đổi cổ phần hoá hết 100 triệu, thuế GTGT 10% là 10 triệu -> chi phí cổ phần hoá DN là 110 triệu. Doanh nghiệp hạch toán như sau: nợ TK: 161/có TK 111,112: 110 triệu và được NSNN cấp trực tiếp hay trừ vào vốn giao cho DN;
Nếu phát hiện DN hach toán khoản này vào chi phí thì phải loại bỏ.
NỘI DUNG
I/ Sử dụng phân tích chiều dọc, chiều ngang trong phân tích các Báo cáo tài chính
II/ Sử dụng các tỷ suất trong phân tích Báo cáo tài chính
III/ Sử dụng kỹ năng phân tích theo chiều dọc, chiều ngang và sử dụng các tỷ suất trong phân tích Báo cáo tài chính để phục vụ cho công tác thanh tra thuế thông qua phân tích Báo cáo tài chính của Công ty B qua các năm (giai đoạn 1999-2003) để xác định những yếu tố bất thường, đưa ra những nghi ngờ về doanh thu, giá vốn, chi phí... để tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế Doanh nghiệp B.
(Số liệu báo cáo tài chính Công ty B theo biểu đính kèm)
I. SỬ DỤNG PHÂN TÍCH THEO CHIỀU DỌC, CHIỀU NGANG TRONG PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
MỤC ĐÍCH
Phân tích báo cáo tài chính là hướng tiếp cận có tổ chức để lấy thông tin từ báo cáo tài chính để phù hợp với các quyết định cụ thể. Đối với cơ quan thuế là nhằm mục đích xác định rủi ro.
Phân tích và giải thích báo cáo tài chính bao gồm các bước liên tục như sau:
Kiểm tra báo cáo thanh tra bên ngoài
Phân tích chính sách sổ sách báo cáo tài chính áp dụng kể cả thuyết minh báo cáo tài chính.
Kiểm tra báo cáo tài chính
áp dụng hướng tiếp cận phân tích như:
Phân tích so sánh
Phân tích tỷ lệ % theo chiều dọc, chiều ngang
Phân tích tỷ suất
Tìm các thông tin phụ trợ quan trọng
Có rất nhiều kỹ thuật phân tích để đánh giá được các thông tin trong báo cáo tài chính như:
+ So sánh kỳ hiện tại với 1 hoặc nhiều kỳ trước đó cho phép so sánh dễ dàng giữa số liệu báo cáo các kỳ.
+ Phân tích tỷ lệ % trong Báo cáo tài chính: Chuyển các số liệu dạng giá trị trong báo cáo tài chính thành dạng tỷ lệ % hay tỷ suất.
Thông thường sử dụng 2 cách thức phân tích: hàng ngang và cột dọc.
1. PHÂN TÍCH CHIỀU DỌC
Thể hiện tỷ lệ % của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính trên 1 chỉ tiêu khác, cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau trong một báo cáo.
Phân tích theo chiều dọc tập trung vào mối quan hệ giữa các khoản tiền hơn là tập trung vào số tiền tuyệt đối trong các báo cáo tài chính
Mẫu số ở bảng cân đối tài sản thường là tổng tài sản, và mỗi giá trị tài sản đơn lẻ là tử số được coi là tỷ lệ % trên tổng tài sản. Đối với báo cáo lỗ lãi, mẫu số thường là tổng doanh thu.
Minh hoạ phân tích theo chiều dọc. Giả sử chúng ta có báo cáo tài chính đơn giản như sau:
Công ty A
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm 2002
Triệu đồng
Tỷ lệ
Tổng Doanh thu
350
100%
Doanh thu bán hàng
300
86%
Doanh thu khác
50
14%
Giá vốn hàng bán
175
50%
Lợi nhuận gộp về bán hàng
175
50%
Tổng chi phí hoạt động kinh doanh
120
34%
Chi phí bán hàng và quản lý chung
75
21%
Khấu hao
25
7%
Chi phí khác
20
6%
Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh
55
16%
Thuế thu nhập
15
4%
Lợi nhuận sau thuế
40
11,4%
Công ty A
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại 31/12/2002
Triệu đồng
Tỷ lệ
Tài sản:
Tài sản lưu động
Tiền mặt
200
9%
Các khoản phải thu
400
17%
Tổng tài sản lưu động
600
26%
Tài sản cố định:
Nhà xưởng, Tài sản và Thiết bị
2,000
85%
(trừ) giá trị hao mòn luỹ kế
750
32%
Giá trị còn lại của Nhà xưởng, Tài sản và Thiết bị
1,250
53%
Tài sản vô hình
500
21%
Tổng Tài sản cố định
1,750
74%
Tổng Tài sản
2,350
100%
Nguồn vốn
Nợ ngắn hạn
Các tài khoản phải trả
300
13%
Phải trả công nhân viên
50
2%
Thuế phải nộp
100
4%
Tổng nợ ngắn hạn
450
19%
Nợ dài hạn
Trái phiếu phải trả
1,000
43%
Tổng Nợ dài hạn
1,000
43%
Tổng Nợ phải trả
1,450
62%
Nguồn vốn chủ sở hữu
Giá danh nghĩa của cổ phiếu
100
4%
Tăng giá trị vốn góp
150
6%
Tổng vốn góp
250
11%
Lợi nhuận giữ lại
650
28%
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
900
38%
Tổng cộng nguồn vốn
2,350
100%
Phương pháp này chỉ hiệu quả khi tính và so sánh các tỷ lệ phần trăm của một giai đoạn nhiều năm và sự thay đổi là tỷ lệ phần trăm của mỗi chỉ tiêu là quan trọng chứ không phải là bản thân tỷ lệ phần trăm thực tế.
2. PHÂN TÍCH CHIỀU NGANG
Thường sử dụng tỷ lệ % hoặc tỷ suất để xác định mức độ thay đổi của từng chỉ tiêu trong 1 năm so với 1 hay nhiều năm sau. Mức độ thay đổi được tính bằng cách chia cho các số liệu ở kỳ báo cáo trước đó.
Minh hoạ phân tích theo chiều ngang. Giả sử chúng ta có bảng báo cáo tài chính đơn giản như sau:
Công ty A
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
2002
2003
Tỷ lệ
Tổng doanh thu
350
387
111%
Doanh thu bán hàng
300
330
110%
Thu nhập khác
50
57
114%
Giá vốn hàng bán
175
193
110%
Lợi nhuận gộp về bán hàng
175
194
111%
Chi phí hoạt động
75
82
109%
Chi phí chi phí bán háng và quản lý chung
Khấu hao
25
31
124%
Chi phí khác
20
17
85%
Tổng chi phí hoạt động
120
130
108%
Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh
55
64
116%
Thuế thu nhập
15
18
120%
Thu nhập sau thuế
40
46
115%
Công ty A
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
2002
2003
Tỷ lệ
Tài sản:
Tài sản lưu động
Tiền
200
170
85%
Các khoản phải thu
400
433
108%
Tổng tài sản lưu động
600
603
101%
Tài sản cố định
Nhà xưởng, Tài sản và Thiết bị
2,000
2,250
113%
(trừ) giá trị hao mòn luỹ kế
750
817
109%
Giá trị còn lại Nhà xưởng, Tài sản và Thiết bị
1,250
1,433
115%
Tài sản vô hình
500
500
100%
Tổng tài sản cố định
1,750
1,933
110%
Tổng tài sản
2,350
2,536
108%
Nguồn vốn
Nợ ngắn hạn
Các khoản phải trả
300
340
113%
Phải trả công nhân viên
50
57
114%
Thuế phải nộp
100
120
120%
Tổng nợ ngắn hạn
450
517
115%
Nợ dài hạn
Trái phiếu phải trả
1,000
1,000
100%
Tổng nợ dài hạn
1,000
1,000
100%
Tổng nợ phải trả
1,450
1,517
105%
Vốn chủ sử hữu
Mệnh giá cổ phiếu
100
120
120%
Tăng giá trị vốn góp
150
190
127%
Tổng vốn góp
250
310
124%
Lợi nhuận giữ lại
650
709
109%
Tổng vốn chủ sở hữu
900
1,019
113%
Tổng cộng nguồn vốn
2,350
2,536
108%
Phương pháp này chỉ hiệu quả khi tính và so sánh các tỷ lệ phần trăm của một giai đoạn nhiều năm và sự thay đổi tỷ lệ phần trăm của mỗi chỉ tiêu là quan trọng chứ không phải là bản thân tỷ lệ phần trăm thực tế.
II/ SỬ DỤNG CÁC TỶ SUẤT TRONG
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Phân tích báo cáo tài chính là một quá trình đánh giá. Một trong những mục tiêu chính là xác định được các thay đổi cơ bản trong xu thế và mối quan hệ và việc điều tra các lý do có liên quan đến các thay đổi đó. Quá trình đánh giá có thể được củng cố qua những kinh nghiệm và việc sử dụng các công cụ phân tích. Có thể nói kỹ thuật phân tích tài chính được sử dụng rộng rãi là phân tích các tỷ suất, phân tích mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều mục trong báo cáo tài chính. Tỷ suất tài chính thường được phản ánh bằng tỷ lệ phần trăm hoặc số lần. Tỷ suất thường được dùng rất hiệu quả khi so sánh chính ĐTNT này trong các thời kỳ khác nhau hoặc so sánh cùng thời kỳ với các ĐTNT khác hoặc số liệu chuẩn của ngành.
Nhìn chung, tỷ suất tài chính được tính toán cho mục đích khía cạnh đánh giá hoạt động của công ty và thuộc các phạm trù sau:
* Các hệ số thanh khoản đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của công ty
* Các tỷ suất sinh lời đo lường khả năng quản lý trong kiểm soát chi phí và thu lợi nhuận đối với các nguồn lực dành cho kinh doanh
* Các tỷ suất đòn bẩy đo lường mức độ bảo hộ của việc cung cấp nguồn tài chính dài hạn và cũng là công cụ trợ giúp cho việc đánh giá khả năng của công ty trong việc huy động các khoản vay nợ bổ sung và năng lực trả nợ kịp thời của công ty.
* Các tỷ suất hiệu quả, hoạt động hay quay vòng cung cấp thông tin về khả năng quản lý trong kiểm soát chi phí và thu lợi nhuận từ các nguồn lực dành cho kinh doanh.
Tỷ suất có thể được tính toán từ các cặp số liệu. Dù có sự biến động lớn tồn tại trong báo cáo tài chính thì vẫn có được rất nhiều các tỷ suất có ý nghĩa. Thực tế không tồn tại một danh sách các tỷ suất chuẩn hay các phép tính chuẩn trong việc tính tỷ suất. Dưới đây là các tỷ suất thường được sử dụng nhiều nhất khi tính toán mức độ tín nhiệm của một khách hàng. Phân tích tỷ suất đang trở thành một quy chuẩn rất năng động ở mỗi công ty hoặc cá nhân. Các nhà phân tích thường chú trọng và sử dụng những tỷ suất mà họ hiểu và thuận tiện khi sử dụng.
CÁC HỆ SỐ THANH KHOẢN
1. Vốn lưu động
Vốn lưu động so sánh tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và phản ánh khả năng dự phòng trả nợ của doanh nghiệp để đáp ứng các khoản phải trả đột xuất và bất thường. Số dư vốn lưu động cao là bắt buộc nếu cơ sở không thể vay mượn bằng một yêu cầu ngắn. Tỷ suất vốn lưu động cho phép chỉ ra khả năng thanh toán ngắn hạn trong kinh doanh và xác định liệu doanh nghiệp có khả năng trả nợ ngắn hạn khi đến hạn trả hay không.
Công thức: Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
2. Tỷ suất nhanh/thử axít
Là biện pháp đánh giá việc thanh toán của doanh nghiệp. Tỷ suất nhanh so sánh tiền mặt cộng với các khoản tương ứng bằng tiền và số dư tài khoản phải thu với nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Sự khác nhau cơ bản giữa tỷ suất (nợ) ngắn hạn và tỷ suất nhanh là tỷ suất nhanh không bao gồm số dư hàng tồn kho và chi phí trả trước trong phép tính. Do đó, tỷ suất nhanh của doanh nghiệp sẽ thấp hơn tỷ suất (nợ) ngắn hạn. Đây là phép kiểm tra sự yếu kém về khả năng thanh toán.
Công thức:
Tiền mặt + Chứng khoán có thể lưu thông trên thị trường + Tài khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
3. Tỷ suất (nợ) ngắn hạn
Là chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi so sánh tổng số tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm tiền mặt, chứng khoán có thể lưu thông trên thị trường, các tài khoản phải thu và hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn bao gồm các tài khoản phải trả, nợ dài hạn đến hạn trả, thuế thu nhập dồn tích (chưa nộp) và các khoản chi phí dồn tích đến hạn trả trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, tỷ suất nợ ngắn hạn dao động tuỳ theo từng ngành. Tỷ suất nợ ngắn hạn cao hơn nhiều so với mức bình quân ngành có thể cho thấy sự dôi thừa của tài sản. Ngược lại, tỷ suất nợ thấp hơn nhiều so với mức bình quân ngành cho thấy dấu hiệu thiếu khả năng thanh toán.
Công thức:
Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
4. Tỷ suất tiền mặt
Cho biết khả năng dự trữ tiền mặt cho thanh toán như khi một công ty cầm cố các khoản phải thu và hàng tồn kho hoặc người phân tích có nghi ngờ về khó khăn nghiêm trọng trong thanh toán khi xem xét các khoản phải thu và tồn kho.
Công thức:
Các khoản tương đương bằng tiền + Chứng khoán có thể lưu thông trên thị trường
Nợ ngắn hạn
CÁC TỶ SUẤT SINH LỜI
Lợi nhuận thuần trên doanh thu
Đo lường phần giá trị thu nhập thuần được tạo ra từ từng đô la doanh thu.
Công thức:
Thu nhập thuần Doanh thu thuần
Việc chọn số liệu thu nhập thuần có thể làm cho số liệu này chính xác khi tính toán. Điều này bao gồm việc không tính số liệu về lợi nhuận được chia từ việc góp vốn đầu tư, “thu nhập khác” và “chi phí khác” như cổ phần tối thiểu của các khoản lợi nhuận và các mục thu nhập bất thường.
Lợi nhuận trên tài sản
Đánh giá khả năng của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi tức
Công thức:
Thu nhập thuần(Tổng tài sản đầu kỳ + cuối kỳ) / 2
Thu nhập hoạt động trên doanh thu
Đo lường thu nhập từ hoạt động kinh doanh được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu
Công thức:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanhDoanh thu thuần
4. Lợi nhuận trên vốn đầu tư
Đo lường thu nhập được tạo ra từ vốn đầu tư
Công thức:
Thu nhập thuầnNợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
5. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Đo lường thu nhập thu được từ vốn đầu tư của cổ đông trong doanh nghiệp.
Công thức
Thu nhập thuầnVốn chủ sở hữu
6. Lợi nhuận gộp trên doanh thu
Cho biết mối quan hệ giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Tỷ suất này cần được so sánh với dữ liệu ngành vì nó có thể chỉ ra khối lượng hàng mua vào dư thừa và số dư quá mức đối với hàng mua vào hoặc chi phí lao động quá cao.
Công thức:
Lãi gộpDoanh thu thuần
TỶ SUẤT ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
1. Tổng nợ trên tài sản
Cho biết thông tin về khả năng của công ty trong việc thực suy giảm tài sản phát sinh từ các khoản lỗ mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ.
Công thức:
Tổng nợ phải trảTổng tài sản
2. Tỷ suất vốn hóa
Cho biết việc sử dụng các khoản nợ dài hạn.
Công thức:
Nợ dài hạnNợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu
3. Nợ trên vốn chủ sở hữu
Cho biết các chủ nợ được đảm bảo như thế nào trong trường hợp công ty ngừng hoạt động
Công thức:
Tổng nợTổng vốn góp cổ phần
4. Tỷ suất bao quát lãi vay
Cho biết khả năng của công ty đáp ứng trả nợ lãi vay. Sử dụng EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay)
Công thức:
Lợi nhuận trước thuế và lãi tiền vayChi phí lãi vay
5. Nợ dài hạn trên vốn lưu động thuầnCho biết cụ thể hơn về khả năng trả nợ dài hạn từ tài sản lưu động sau khi đã trả nợ ngắn hạn
Công thức:
Nợ dài hạnTài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
CÁC TỶ SUẤT HIỆU QUẢ
1. Quay vòng tiền mặt
Đo lường hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tiền
Công thức:
Doanh thu thuầnTiền mặt
2. Doanh thu trên vốn lưu động (quay vòng vốn lưu động thuần)
Cho biết vòng quay của vốn lưu động trong một năm. Tỷ suất thấp cho biết vốn lưu động của công ty được sử dụng kém hiệu quả trong khi đó tỷ suất cao cho biết vốn lưu động của công ty được sử dụng quá nóng.
Công thức:
Doanh thu thuầnVốn lưu động bình quân
3. Quay vòng tổng tài sản
Đánh giá hoạt động của tài sản và khả năng doanh nghiệp tạo doanh thu thông qua việc sử dụng tài sản.
Công thức:
Doanh thu thuầnTổng tài sản bình quân
4. Quay vòng tài sản cố địnhCho biết khả năng sử dụng và chất lượng tài sản cố định
Công thức:
Doanh thu thuầnTài sản cố định thuần
5. Ngày thu hồi doanh thu bán hàng
Cho biết số lần bình quân tính theo ngày để thu được các khoản phải thu còn treo nợ (DSO). Tỷ suất này giúp cho việc xác định liệu sự thay đổi trong các tài khoản phải thu đến hạn có làm thay đổi đến doanh thu hoặc đến các yếu tố khác như thay đổi về điều kiện bán hàng. Nhà phân tích có thể so sánh số ngày thu hồi các khoản phải thu với điều kiện tín dụng của công ty như là một chỉ số cho biết hiệu quả của công ty trong việc quản lý các khoản phải thu.
Công thức:
Tổng các khoản phải thuDoanh thu thuần hàng năm/ 365
6. Quay vòng tài khoản phải thuCho biết khả năng chuyển đổi thành tiền các tài khoản phải thu của công ty
Công thức:
Doanh thu thuầnBình quân tổng các khoản phải thu
7. Quay vòng tài khoản phải thu tính theo ngày
Cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền các tài khoản phải thu của công ty tính theo ngày
Công thức:
Bình quân tổng các khoản phải thuDoanh thu thuần hàng năm / 365
8. Ngày chuyển đổi từ hàng lưu/tồn kho thành doanh thu bán hàngCho biết độ dài thời gian cần thiết để chuyển hàng tồn kho thành doanh thu
Công thức:
Tồn kho cuối kỳGiá vốn hàng bán/ 365
9. Quay vòng hàng tồn khoCho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho
Công thức:
Giá vốn hàng bánTồn kho bình quân
10. Quay vòng tồn kho tính theo ngàyCho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho tính theo ngày
Công thức:
Tồn kho bình quânGiá vốn hàng bán / 365
11. Các khoản phải trả còn treo
Xác định cách thức công ty giải quyết các nghĩa vụ của các nhà cung cấp của mình
Công thức:
Các khoản phải trả cuối kỳ Chi phí mua vào / 365
12. Quay vòng các khoản phải trả
Xác định khả năng thanh khoản của các khoản phải trả của công ty
Công thức:
Chi phí mua đầu vàoTrung bình các khoản phải trả
13. Quay vòng các khoản phải trả tính theo ngày
Xác định khả năng thanh khoản của các khoản phải trả của công ty trong một giai đoạn
Công thức:
Trung bình các khoản phải trả Chi phí mua đầu vào / 365
CÁC TỶ SUẤT KHÁC
1. Tỷ suất nợ khó đòi trên các khoản phải thu
Tỷ suất nợ khó đòi trên các khoản phải thu đánh giá khả năng không thể thu được theo mong muốn đối với các khoản doanh thu trả chậm. Nợ khó đòi tăng lên là một dấu hiệu tiêu cực do điều đó cho thấy rủi ro lớn hơn đối với các khoản phải thu và có khả năng phải xoá nợ trong tương lai.
Công thức:
Các khoản nợ khó đòi
Các khoản phải thu
2. Tỷ suất nợ khó đòi trên doanh thu
Các tỷ suất nợ khó đòi đánh giá khản năng không thể thu được theo mong muốn đối với các khoản doanh thu trả chậm. Nợ khó đòi tăng lên là một dấu hiệu tiêu cực do điều đó cho thấy rủi ro lớn hơn đối với các khoản phải thu và có khả năng phải xoá nợ trong tương lai.
Công thức:
Các khoản nợ khó đòi
Doanh thu
3. Giá trị ghi sổ của cổ phiếu thông thường
Giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu thông thường bằng tài sản ròng của các cổ đông thông thường chia cho số cổ phiếu, trong đó, tài sản ròng bằng vốn góp cổ phần của các cổ đông trừ (-) cổ phiếu ưu đãi. Giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu cho biết mỗi cổ phiếu có giá trị bao nhiêu trên sổ sách dựa trên chi phí gốc.
Công thức:
(Tổng vốn góp cổ phần của cổ đông – Giá trị thanh khoản của các cổ phiếu ưu đãi – Cổ tức ưu đãi còn nợ)Số cổ phiếu thông thường
4. Chi phí bán hàng trả chậm
Chi phí bán hàng trả chậm là chi chí do không thực hiện các thoả thuận bán hàng trả chậm trong một giao dịch kinh doanh. Các thoả thuận bán hàng trả chậm thường thể hiện số tiền mặt chiết khấu, ngày hết hạn chiết khấu, và ngày thanh toán. Chi phí không thực hiện chiết khấu tiền mặt có thể là một khoản đáng kể
Công thức:
% Chiết khấu100 - % Chiết khấu
X
360Thời gian bán hàng trả chậm – Thời gian chiết khấu
5. Các tỷ suất nợ ngắn hạn
Các tỷ suất nợ ngắn hạn cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn phải được thanh toán trong năm: Hiểu được nghĩa vụ của một công ty rất quan trọng vì nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì công ty sẽ có vấn đề về khả năng thanh khoản. Các tỷ suất sau đây được so sánh với mức chuẩn của ngành
Công thức:
Nợ ngắn hạn trên nợ dài hạn
=
Nợ ngắn hạnNợ dài hạn
Nợ ngắn hạn trên tổng nợ
=
Nợ ngắn hạnTổng nợ phải trả
III/ SỬ DỤNG KỸ NĂNG PHÂN TÍCH THEO CHIỀU DỌC, CHIỀU NGANG VÀ SỬ DỤNG CÁC TỶ SUẤT TRONG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ
Thông qua phân tích Báo cáo tài chính của Công ty B qua các năm (giai đoạn 2001-2004) để xác định những yếu tố bất thường, đưa ra những nghi ngờ về doanh thu, giá vốn, chi phí, công nợ phải thu phải trả... để tiến hành thanh tra, kiểm tra Doanh nghiệp
Trình tự tiến hành:
+ Thể hiện tỷ lệ % của từng chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của Công ty B theo phân tích tỷ lệ % theo chiều dọc và chiều ngang
+ Xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu trên báo cáo qua các năm để xác định :
- Năm cần tập trung thanh tra, kiểm tra
- Đưa ra các nghi ngờ chính cần làm rõ khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Doanh nghiệp
THỰC HÀNH
KỸ NĂNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chọn công ty B- là doanh nghiệp nhà nước
Báo cáo tài chính gồm:
- Báo cáo cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thêm: bảng cân đối TK
Phân tích các chỉ tiêu bất hợp lý trong báo cáo Tài chính:
1.1. Doanh thu tăng không đồng nhất với giá vốn
DT tăng 44% Trong khi đó giá vốn tăng 48%.
Đi sâu KT:
- DT chịu thuế GTGT và doanh thu không chịu thuế GTGT
- Đối với XDCB: DT ứng trước
- Đối với DNNN thì khi đã hoàn thành KH giao thì hach toán phần thu về vào công nợ
- Một số khoản DT hạc toán vào 3388, 336…
1.2. Hàng bán bị trả lại: Năm 2003 tăng 3 lần so với 2002
- Chọn mẫu
- Chính sách thuế đối với hàng bị trả lại
- thủ tục hàng bán bị trả lại
Đi sâu KT các TK: 131, 531,3331,632,155,156.
1.3. Giá vốn năm 2003 tăng cả về tỷ lệ, cả so với cùng kỳ
- Kiểm tra hàng tồn kho: 155,156,154,152 đều tăng
- Phương thức kinh doanh: vừa SX vừa KD;
- Vừa SX vừa nhập khẩu;
Thực hiện KT chọn mẫu:
+ Trường hợp SX: KT đầu vào của các TK 621, 622,627,623, 154,155, 632..
+ Trường hợp kinh doanh hàng nhập khẩu.
Giá nhập khẩu = Giá mua + thuế NK
KT lại tình hình phân bổ thuế NK,
VD: nhập 1000 tấn phôi thép
+ Giá nhập = 10 tỷ
Thuế Nhâp khẩu 20% = 2 tỷ
Bán ra : 500 tấn giá vốn = 6 tỷ = 5 tỷ + 1 tỷ
Nhưng đơn vị lại phấn bổ giá vốn = 5 tỷ + 2 tỷ hoặc 6 tỷ + 2 tỷ.
Hàng tạm nhập thì phải nôp thuế NK, nhưng khi tái xuất thì đơn vị được hoàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI GIẢNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH.doc