Tài liệu Công nghệ trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng: Công nghiệp rừng
96 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019
CÔNG NGHỆ TRANG SỨC SẢN PHẨM MỘC NỘI THẤT
BẰNG SÁP NÓNG
Đào Thanh Giang1, Song Xiaoxue2, Wang Xuting3, Song Kuiyan4
1Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc
2,3,4Trường Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc - Trung Quốc
TÓM TẮT
Công nghệ trang sức vật liệu gỗ có rất nhiều phương pháp trang sức khác nhau, có những phương pháp truyền
thống được áp dụng từ lâu đời nhưng cũng có những phương thức hiện đại mới xuất hiện. Mỗi phương thức đều
có những ưu, nhược điểm riêng. Một trong những xu hướng phát triển hiện nay là sử dụng các phương pháp
truyền thống, sử dụng nguồn nguyên vật liệu tự nhiên có khả năng tái tạo, có tác dụng bảo vệ môi trường. Công
nghệ trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng cũng như vậy, công nghệ này đang được áp dụng tương đối
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Châu Á. Tuy nhiên do quá trình hình thành và phát triển từ lâu
đời, quá trình cất giữ và lưu truyền không...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghiệp rừng
96 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019
CÔNG NGHỆ TRANG SỨC SẢN PHẨM MỘC NỘI THẤT
BẰNG SÁP NÓNG
Đào Thanh Giang1, Song Xiaoxue2, Wang Xuting3, Song Kuiyan4
1Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc
2,3,4Trường Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc - Trung Quốc
TÓM TẮT
Công nghệ trang sức vật liệu gỗ có rất nhiều phương pháp trang sức khác nhau, có những phương pháp truyền
thống được áp dụng từ lâu đời nhưng cũng có những phương thức hiện đại mới xuất hiện. Mỗi phương thức đều
có những ưu, nhược điểm riêng. Một trong những xu hướng phát triển hiện nay là sử dụng các phương pháp
truyền thống, sử dụng nguồn nguyên vật liệu tự nhiên có khả năng tái tạo, có tác dụng bảo vệ môi trường. Công
nghệ trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng cũng như vậy, công nghệ này đang được áp dụng tương đối
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Châu Á. Tuy nhiên do quá trình hình thành và phát triển từ lâu
đời, quá trình cất giữ và lưu truyền không được đảm bảo nên đã bị mai một phần nào, bên cạnh đó do yêu cầu chất
lượng trang sức ngày càng cao, sản phẩm truyền thống cần được cải thiện để đáp ứng yêu cầu thực tế. Nghiên cứu
về công nghệ trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng đã được thực hiện nhằm hoàn thiện công nghệ hiện
nay và định hướng phát triển của công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn.
Từ khóa: Sáp ong, sáp côn trùng, sáp dầu, sáp nóng, sáp tự nhiên.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáp nóng là một phương pháp truyền thống
lâu đời tại Trung Quốc, nó phát triển mạnh mẽ
trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, chủ
yếu được sử dụng trang trí các sản phẩm gỗ nội
thất trong các công trình cung đình, đền chùa,
đồ mộc mỹ nghệ cao cấp. Sau khi xử lí bề mặt
bằng sáp nóng, trên bề mặt sản phẩm hình
thành một lớp sáp mỏng phủ kín toàn bộ bề
mặt sản phẩm trang trí, các phân tử sáp điền
kín và đóng rắn các lỗ trên bề mặt của gỗ để
ngăn chặn các phân tử nước và không khí
không thể thoát ra ngoài từ gỗ và từ bên ngoài
môi trường vào gỗ, do đó giúp tăng cường sự
ổn định của gỗ và bảo vệ gỗ khỏi độ ẩm, độ ẩm,
ăn mòn và côn trùng (D Zhang và KY Song,
2016). Vì sáp không có màu sắc đặc biệt và có
độ trong suốt nhất định, lớp sáp sau khi xử lí
lên bề mặt gỗ không làm thay đổi kết cấu gỗ
nền, giữ gần như nguyên vẹn mầu sắc gốc của
bề mặt gỗ nền, ngoài ra còn có tác dụng tăng
cường cảm giác tinh tế, mượt mà của bề mặt
đồ nội thất, tăng cường độ bóng bề mặt, độ
phản quang... làm cho bề mặt sản phẩm sáng
bóng, cảm giác mịn mà, vân thớ gỗ hiện rõ.
Trong khi đó, một số phương pháp trang sức
hoàn thiện bề mặt đồ nội thất khác như dùng
các sản phẩm sơn dung môi tổng hợp, có
nguồn gốc dầu mỏ, có chất độc hại dễ bay hơi,
có một số thành phần gây hại tới sức khỏe
người sử dụng và môi trường xung quanh, là
sản phẩm không thân thiện với môi trường (Li
Xingchang và cộng sự, 2014). Nguyên liệu sáp
dùng để chế biến sáp nóng là vật liệu tái tạo,
thân thiện với môi trường, có nguồn gốc tự
nhiên, ngày càng được ưa chuộng và sử sụng
rộng rãi trên thế giới, là sản phẩm đang cần
được khuyến khích sử dụng (Niu Xiaoting và
cộng sự, 2011).
Việc nghiên cứu, phát triển công nghệ trang
sức bằng sáp nóng được tiến hành theo nhiều
cách thức khác nhau. Boštjan Lesar và Miha
Humar (2011) nghiên cứu cho thấy việc sử
dụng sáp nóng khi trang sức gỗ làm tăng tính
ổn định kích thước lên đáng kể do sáp tạo nên
một lớp ngăn cách gỗ với môi trường. Trang
sức bằng sáp nóng cũng làm tăng khả năng
chống sinh vật hại gỗ (Bruno Esteves và Lina
Nunes, 2014) nhờ vào đặc tính của sáp gây khó
khăn cho quá trình sinh trưởng của các sinh vật
hại gỗ. Một hướng nghiên cứu khác là nâng
cao hiệu quả trang sức thông qua xử lí gỗ trước
khi tiến hành trang sức. Ứng dụng công nghệ
Plasma xử lý gỗ (tiền xử lí) trước khi tiến hành
(Avramidis G, Scholz G và Nothnick E, 2011).
Dùng công nghệ thủy nhiệt để xử lí gỗ nền
(Sung Kuiyan, 2011) làm tăng khả năng thấm
sáp vào gỗ, nhờ đó nâng cao đáng kể hiệu quả
trang sức.
Nghiên cứu đặc tính cũng như hiệu quả của
một số loại sáp nóng phổ biến (Sung Kuiyan,
2008), từ đó xây dựng quy trình công nghệ
trang sức sáp nóng một cách hiệu quả nhất.
Nâng cao hiệu quả trang sức khi sử dụng kết
Công nghiệp rừng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 97
hợp một số loại sáp khác nhau (Niu Xiaoting,
2011), do mỗi loại sáp (Sáp ong, sáp côn trùng,
sáp dầu) có những ưu nhược điểm khác nhau.
Khi sử dụng kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả đáng
kể, giảm giá thành sản phẩm, tính ứng dụng
cao hơn. Ngoài ra, một trong những hướng
nghiên cứu mới đang được phát triển rất mạnh
là ứng dụng công nghệ nano (Guo Wei, Niu
Xiaotong, Li Wei, 2016), sử dụng kết hợp nano
SiO2, CuO, TiO2 với sáp ong cho hiệu quả
trang sức rất tốt.
Tuy nhiên, công nghệ trang sức gỗ bằng sáp
nóng được hình thành và phát triển từ lâu đời
cùng với sự thăng trầm của lịch sử loài người,
đã bị mai một và thất truyền. Bên cạnh đó, yêu
cầu về chất lượng, quy trình công nghệ trang
sức sản phẩm mộc cần được hoàn thiện đòi hỏi
phải có sự nghiên cứu phát triển và hoàn thiện
công nghệ. Để thực hiện được điều này cần
phải nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ
trang sức sản phẩm mộc đã được hình thành và
hoàn thiện tới thời điểm hiện nay. Từ đó có thể
định hướng nghiên cứu phát triển công nghệ
trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp tự
nhiên trong tương lai.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định, đánh giá hiện trạng công nghệ
trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng
đang được áp dụng trong sản xuất: Chủng loại
sáp, quy trình công nghệ, thông số công nghệ...
Định hướng phát triển công nghệ: nhằm
hoàn thiện hơn về mặt công nghệ, nâng cao
chất lượng trang sức cũng như tối ưu hóa quy
trình công nghệ.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Sưu tầm đánh giá công nghệ sang sức sản
phẩm mộc nội thất đã và đang được áp dụng
hiện nay. Đánh giá hiệu quả công nghệ trang
sức, ưu, nhược điểm, xác định những yếu tố có
thể thay đổi, cải thiện.
Xây dựng quy trình công nghệ một cách
hoàn thiện về quá trình trang sức sản phẩm
mộc nội thất bằng sáp nóng. Từ đó xây dựng,
định hướng phát triển công nghệ sáp nóng áp
dụng trang sức sản phẩm mộc trong tương lai.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: Thu thập các tài liệu
có liên quan về công nghệ sáp nóng, ứng dụng
công nghệ sáp nóng trong sản xuất đồ mộc
Phương pháp so sánh, đánh giá: So sánh
đánh giá hiệu quả, ưu nhược điểm của của từng
phương pháp, từ đó rút ra được quy trình công
nghệ nổi bật, các thông số công nghệ ưu việt
nhất, hiệu quả nhất.
Phương pháp phân tích, tổng kết kinh
nghiệm: Phân tích hiệu quả, những nhược điểm
còn tồn tại từ đó đưa ra các định hướng nghiên
cứu phát triển nhằm hoàn thiện tối ưu hóa công
nghệ và nâng cao hiệu quả trang sức hơn nữa.
Phương pháp chuyên gia: Sử dụng các
chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm
về công nghệ trang sức gỗ, công nghệ trang
sức sản phẩm mộc bằng sáp nóng và các công
nghệ có liên quan.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng quan về công nghệ trang sức sản
phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng
3.1.1. Giới thiệu một số loại sáp chủ yếu dùng
trong trang sức sản phẩm mộc nội thất
Trong công nghệ trang sức sản phẩm mộc
nội thất thường sử dụng 3 loại sáp sau để trang
sức sản phẩm mộc: Sáp ong (Beeswax), sáp
côn trùng (insect wax) và sáp dầu (paraffin
wax) (Yu Ziyong, 2012).
- Sáp ong: Ở nhiệt độ phòng có dạng thể rắn,
có điểm nóng chảy là 62oC ~ 67oC, có độ cứng
tốt, độ nhớt cao, có mầu vàng nhạt, không mùi
hoặc có mùi thơm nhẹ của mật ong, có độ hòa
tan lẫn nhau tốt, chủ yếu bao gồm các este, axit
béo và đường tổng hợp bởi các axit béo cao
phân tử và rượu monohydric, ít tan trong rượu,
tan trong benzen và một số dung môi hóa học
khác. Có khả năng cách điện, cách nhiệt,
không gây kích ứng với da, là nguyên liệu thô
thân thiện với môi trường.
Hình 1. Sáp ong
Công nghiệp rừng
98 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019
- Sáp côn trùng: Thường tồn tại ở dạng rắn
tinh thể, có màu trắng, bề mặt sáng bóng, các
thành phần chính là các axit alkyl, hợp chất
hydrocacbon và rượu, có nguồn gốc tự nhiên,
thân thiện với môi trường như sáp ong, với
điểm nóng chảy cao hơn so với sáp ong,
thường là 78oC ~ 84oC.
Hình 2. Sáp côn trùng
- Sáp dầu: Là loại sáp nhân tạo, được sản
xuất từ trưng cất dầu mỏ, tồn tại ở dạng tinh
thể, có mầu trắng trong, có độ bền kéo màng
sáp và độ bám dính tốt, có khả năng chống
nước tốt. Thành phần chính là một lớp
hydrocacbon bão hòa có một hydrocarbon
chuỗi mở với cấu trúc liên kết đơn, chẳng hạn
như mêtan (CH4), etan (C2H6) và các loại
tương tự, còn được gọi là hydrocacbon parafin,
có điểm nóng chảy ở 58oC ~ 60oC. Một đặc
điểm nổi bật của sáp dầu là có giá thành thấp hơn
nhiều so với 2 loại sáp tự nhiên trên nên thường
được sử dụng trong sản xuất quy mô lớn.
Hình 3. Sáp dầu
Trong thực tế sản xuất, do sáp tự nhiên (sáp
ong, sáp côn trùng) có giá thành cao nên người
ta thường sử dụng sáp ở dạng hỗn hợp. Tức là
phối trộn sáp tự nhiên với sáp dầu, dầu thông...
với một tỷ lệ nhất định nhằm giảm giá thành
sản xuất mà vẫn đảm bảo được chất lượng
trang sức sản phẩm.
3.1.2. Tổng quan về công nghệ sáp nóng
Quy trình công nghệ trang sức sản phẩm
mộc nội thât bằng sáp nóng được thực hiện
không thống nhất ở mỗi khu vực, vùng miền và
quốc gia khác nhau, do tập quán, thói quen
được lưu truyền, do đặc điểm loại sáp nóng
cũng như yêu cầu trang sức khác nhau. Tuy
nhiên, có thể tổng kết được quy trình tương đối
thống nhất và đặc trưng nhất là thông qua 6
bước như hình 4 (Wang Xiulin, 2012):
Hình 4. Quy trình công nghệ trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng
Sáp đầu tiên được làm nóng chảy ở nhiệt độ
nhất định (01), tùy thuộc vào loại sáp, hỗn hợp
sáp, tỷ lệ pha trộn mà có nhiệt độ nóng chảy
khác nhau, sau đó dùng vải bông sạch nhúng
sáp nóng (02), duy trì nhiệt độ cao để sáp vẫn
ở trạng thái lỏng (03), bước tiếp theo là chấm
Nóng chảy sáp
(01)
Nhúng sáp
(02)
Duy trì sáp
nóng chảy
(03)
Bôi sáp
(04)
Xoa sáp
(05)
Rũ sáp
(06)
Công nghiệp rừng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 99
sáp lên bề mặt vật liệu trang sức (04), lúc này
vẫn tiếp tục duy trì nhiệt độ nóng chảy của sáp
và nhiệt độ bề mặt vật liệu, công đoạn kế tiếp
là dùng vải bông xoa đều sáp nóng lên bề mặt
trang sức theo chiều thớ gỗ tạo một lớp màng
sáp mỏng phẳng phủ kín lên toàn bộ bề mặt
(05). Phần sáp thừa sẽ được loại bỏ qua bước
cuối cùng (06).
Trước khi tiến hành quá trình sáp nóng yêu
cầu bề mặt sản phẩn mộc cần được đánh nhẵn
kĩ và làm sạch. Mặt khác, đồ mộc nội thất cần
được thường xuyên lau chùi, đến thời điểm
nhất định nên được trang sức lại với sáp nóng
một lần nữa nhằm đảm bảo mầu sắc và độ
bóng của sản phẩm. Quy trình công nghệ trang
sức bằng sáp nóng liên quan chặt chễ đến
chủng loại sáp, thành phần hỗn hợp sáp nóng, tỷ
lệ pha trộn hỗn hợp, nhiệt độ xử lý sáp nóng, thời
gian xử lý và một số thông số liên quan khác.
Quá trình sáp nóng truyền thống chủ yếu
được thực hiện với đồ mộc nội thất cao cấp, đồ
mộc mỹ nghệ cao cấp, tuy nhiên hiện nay được
sử dụng khá phổ biến đối với các sản phẩm
mộc nội thất. Quy trình công nghệ sáp nóng
này được hình thành và phát triển từ lâu đời,
được lưu truyền từ đời này sang đời khác và
phổ biến tới ngày nay.
3.2. Hiện trạng công nghệ và định hướng
nghiên cứu trang sức sản phẩm mộc nội thất
bằng sáp nóng
3.2.1. Nghiên cứu cơ chế và hiệu quả bảo
quản của sáp nóng
Khi sáp được nóng chảy, dưới tác dụng của
áp lực bên ngoài đã đẩy sáp nóng vào trong
ruột tế bào thông qua đường vận chuyển độ ẩm.
Các phân tử sáp ở trong gỗ sẽ ngăn cản quá
trình chuyển dịch của các phân tử nước, làm
giảm khả năng hút ẩm của gỗ, tăng khả năng
ổn định kích thước của gỗ, nhờ đó kéo dài tuổi
thọ của sản phẩm gỗ. Sáp sau khi đã đóng rắn
lên bề mặt gỗ có độ thẩm thấu yếu, tồn tại một
lớp mỏng bao phủ lên toàn bộ bề mặt gỗ, nhờ
đó ngăn cách sự tiếp xúc của gỗ với môi
trường bên ngoài (độ ẩm, côn trùng phá hoại...).
Làm giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường bên
ngoài đến bề mặt sản phẩm gỗ (Xie Yanjun và
cộng sự, 2012) .
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trang
sức gỗ bằng sáp nóng sẽ tạo ra một lớp màng
mỏng có tác dụng như “Kem dưỡng da” thấm
vào gỗ tạo nên khả năng chống mài mòn (Meo
Lei, Yan Chao, 2015). Hiệu suất chống mối
mọt được cải thiện đáng kể. Một nghiên cứu tại
nước Úc chỉ ra rằng gỗ Bạch đàn sau khi được
sử lí sáp nóng đã giảm mức độ thiệt hại do mối
mọt gây ra, ngoài ra còn làm tăng độ cứng của
gỗ (Cui Xiaolei và cộng sự, 2014). Tác dụng
bảo vệ lên đồ gỗ nội thất, hạn chế quá trình co
dãn của gỗ là do sáp hạn chế quá trình co rút,
biến dạng ngang của gỗ. Khi nhiệt độ và độ ẩm
của môi trường cao (mùa hè, mùa xuân) bề mặt
lỗ mạch gỗ mở rộng ra, sáp trên bề mặt sẽ điền
vào ruột tế bào, khi nhiệt độ và độ ẩm thấp
(mùa đông, mùa thu) lỗ mạch co hẹp lại, sáp
ong trong ruột tế bào thoát ra ngoài. Nhờ có độ
nhớt, bám dính nhất định sáp sẽ co dãn theo
không bị vỡ làm cho kết cấu của gỗ ổn định,
gỗ ít bị ảnh hưởng của co rút dãn nở (Boštjan
Lesar và Miha Humar, 2011; Scholz và cộng sự,
2010; Bruno Esteves và cộng sự, 2014) .
3.2.2. Nghiên cứu các thông số công nghệ
sáp nóng
Dựa vào kết quả nghiên cứu của một số tác
giả tại Trung Quốc cũng như trên thế giới, có
thể rút ra một số thống số công nghệ chính
hiện nay đang được sáp dụng trong quá trình
trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng
như sau: Nhiệt độ quá trình sáp nóng là khoảng
70 - 80oC, định lượng là 60 - 70 g/cm2, thời
gian sáp nóng là 3 - 5 phút (Yue Danran, 2013).
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các đặc tính
của vật liệu cũng ảnh hưởng đến thông số công
nghệ sáp nóng như loại nguyên liệu, các thông
số đặc tính bề mặt vật liệu...
Để có được bề mặt sáp nóng với hiệu quả
trang trí tốt nhất một số tác giả đã sử dụng độ
nhám bề mặt (Surface roughness), độ bóng bề
mặt (Glossiness) và độ biểu hiện vân thớ gỗ
(Wood texture dominant) làm cơ sở để đánh
giá. Kết quả nghiên cứu rút ra được một số
thông số công nghệ quá trình sáp nóng như sau:
Lượng nhúng sáp khoảng 2 g/cm2, thời gian
bôi sáp 0,9 s/cm2, thời gian xoa sáp 0,1 s/cm2
(Wang Guodong và Song Kuiyan, 2011). Tuy
nhiên, hầu hết các quá trình công nghệ trang
sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng đều
được thực hiện thủ công, rất khó để tuân thủ
nghiêm ngặt các thông số công nghệ tối ưu trên
Công nghiệp rừng
100 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019
(Niu Xiaoting, 2013).
3.2.3. Nghiên cứu các đặc tính trang trí bằng
sáp nóng
Sau khi tiến hành quá trình trang sức mề
mặt sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng, một
màng sáp mỏng được hình thành lên bề mặt gỗ,
ngăn cách gỗ với các yếu tố tác động bên ngoài
của môi trường, làm quá trình lão quá của gỗ
bị trì hoãn. Sử dụng các thông số đo mầu để
mô tả sự thay đổi mầu sắc gỗ trước và sau khi
xử lí cho thấy độ sáng giảm, độ bão hòa mầu
tăng lên, góc mầu không thay đổi nhiều, điều
này chỉ ra rằng sáp nóng có thể cải thiện mầu
sắc bề mặt của gỗ trong khi vẫn giữ nguyên
được mầu sắc tự nhiên của gỗ, độ sáng của gỗ
sau khi sáp nóng có b* tăng (màu vàng), a*
giảm (màu đỏ), không có sự thay đổi rõ ràng
về độ bão hòa mầu (Guan Jinjin và Li Min,
2013). Sáp nóng giữ nguyên mầu sắc nguyên
thủy của gỗ tốt hơn là trang sức trong suốt. Sáp
nóng làm nổi bật vẻ đẹp của vật liệu và kết cấu
gỗ, tuy nhiên độ sáng bóng của sáp nóng kém
hơn so với trang sức bằng vật liệu trong suốt
nhưng có độ êm dịu hơn (Tong Da, 2008).
Một số học giả nước ngoài đã so sánh các
tính chất trang trí và khả năng chống lão hóa
của các bề mặt hoàn thiện khác nhau bằng cách
thay đổi trọng lượng, khối lượng và màu sắc
của vật liệu thử nghiệm. Hiệu suất trang trí
giảm đáng kể. Bởi vì quy trình công nghệ sáp
nóng thiếu tham số tiêu chuẩn, chất lượng của quá
trình trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp
nóng không đảm bảo (Linda M và cộng sự, 2007).
3.3. Định hướng nghiên cứu công nghệ trang
sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp nóng
3.1. Phát triển vật liệu sáp nóng mới
Cả sáp ong và sáp côn trùng đều là sáp tự
nhiên và là nguồn nguyên liệu tái tạo, nhiều
ngành công nghiệp có nhu cầu lớn về sáp tự
nhiên. Sự biến đổi vật lý và hóa học của
paraffin công nghiệp và sự phát triển của sáp
nhân tạo với các tính chất vật lý và hóa học
theo tiêu chuẩn của sáp tự nhiên sẽ giúp giảm
bớt áp lực nhu cầu thị trường của sáp tự nhiên.
Trong trường hợp tác động của một số chất xúc
tác và chất phụ trợ, sáp tự nhiên được biến tính.
Từ đó tạo ra một loại sáp có những tính chất
giống với sáp tự nhiên, một số tính chất được
nâng cao, chất lượng trang sức được cải thiện,
có thể được áp dụng cho lĩnh vực sáp nóng đồ
nội thất.
Việc phát triển và áp dụng các vật liệu sáp
nóng mới sẽ ảnh hưởng đến chế độ sản xuất
sáp dùng trong công nghệ trang sức sản phẩm
mộc bằng sáp nóng ở một mức độ nhất định.
Đồng thời, nó có thể cung cấp hướng nghiên
cứu vật liệu sáp nóng mới cho các học giả
trong các lĩnh vực liên quan và nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến bảo vệ sáp nóng và
hiệu suất trang trí sẽ dần dần được phát triển.
3.2. Đánh giá hiệu quả trang sức sản phẩm
mộc nội thất bằng sáp nóng
Công nghệ trang sức sản phẩm mộc nội thất
bằng sáp nóng với việc sử dụng vật liệu mới,
công nghệ mới, kỹ thuật mới có tác động đáng
kể đến hiệu quả trang sức. Một số tác giả đã
nghiên cứu đánh giá hiệu quả trang sức bằng
cách đánh giá so sánh với trang sức bằng màng
trong suốt. Cho thấy công nghệ sáp nóng có rất
nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên hiện nay vẫn
chưa có tiêu chuẩn quốc gia đánh giá hoàn
thiện. Mỗi vùng, mỗi đơn vị có cách đánh giá
khác nhau tạo nên khó khăn trong quá trình
nghiên cứu phát triển hoàn thiện công nghệ và
ứng dụng công nghệ vào thực tiễn sản xuất.
Từ đó, đòi hỏi phải nghiên cứu xây dựng
một bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hiệu
quả trang sức sản phẩm mộc nội thất bằng sáp
nóng cũng như một số sản phẩm khác có áp
dụng công nghệ này.
4. KẾT LUẬN
- Công nghệ trang sức sản phẩm mộc nội
thất bằng sáp nóng có lịch sử hình thành và
phát triển lâu đời, được áp dụng tương đối phổ
biến ở Trung Quốc cũng như nhiều nước trên
thế giới. Có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất
sản phẩm mộc nội thất.
- Công nghệ này có rất nhiều các ưu điểm
nổi bật như: độ bóng cao, khả năng chống
nước tốt, chống sâu nấm phá hoại, nâng cao
khả năng ổn định của gỗ Tuy nhiên vẫn còn
một số nhược điểm cần được nghiên cứu và
phát triển: không chịu được nhiệt độ cao, độ
bền thấp, chủ yếu trang sức thủ công...
- Do còn tồn tại một số nhược điểm nên
công nghệ này cần được nghiên cứu phát triển
và hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng
trang trí cũng như hoàn thiện về mặt công nghệ.
Công nghiệp rừng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. D Zhang, KY Song (2016). Research Status of
Furniture Hot Wax Setting Technology. Forestry
Machinery & Woodworking Equipment , 2016.
2. Li Xingchang, Cao Yawei, Zhang Jiaqi, Yang Bo
(2014). Contrast study on “Wax” treatment technology
on the Hongmu furniture surface. Furniture - China,
36(05):81-85.
3. Niu Xiaoting, Wang Fenghu, Tong Da (2011)
Factors influencing the waxing quality of imitation Ming
anh Qing hardwood furniture [J].林产工业, 38(02):46-49.
4. Yu Ziyong (2012). Funtion of the “Wax” in
repairing of cultural relics. 艺术市场, (05):66-69.
5. Wang Xiulin (2012).烫蜡工艺中的诀窍[J]. 商品
与质量, (03):84-85.
6. Xie Yanjun, Fu Qiliang, Wang Qingwen, Wang
Haigan (2012). Wood chemical modificaiton: the state
of technologies and Commercialization[J]. 林业科学 ,
48(09):154-163.
7. Meo Lei, Yan Chao (2015). Flexible furniture
production system facing mass customization [J]. 林业
机械与木工设备, 43(07):35-37.
8. Cui Xiaolei, Sun Yanjun, Shen Jun (2014).
Research on the deverlopment background and present
status of furniture mass customization [J]. 林产工业,
44(02):3-6.
9. LESAR, Boštjan; HUMAR, Miha (2011). Use of wax
emulsions for improvement of wood durability and sorption
properties Die Verwendung von Wachsemulsionen zur
Verbesserung der Dauerhaftigkeit und der
Sorptionseigenschaften von Holz. European Journal of
Wood and Wood Products, 69.2: 231-238.
10. Scholz,H. Militz,C. J. Fitzgerald,et al.
(2010). Improved termite resistance of wood by wax
impregnation[J].International Biodeterioration &
Biodegradation, (648) .
11. Bruno Esteves,Lina Nunes, Idalina Domingos,
Helena Pereira (2014).Improvement of termite resistance,
dimensional stability and mechanical properties of pine
wood by paraffin impregnation[J].European Journal of
Wood and Wood Products, (725) .
12. Yue Danran (2013). Wood Materials Hot Wax
Technology Optimization and Decorative. 东北林业大学.
13. Wang Guodong, Song Kuiyan (2011). 烫蜡工艺对
家具装饰效果的影响研究 [J]. 大众文艺, (21):294-295.
14. Niu Xiaoting (2013). A Research on the Tang-la
Technology and Its Optimization for Palace Architecture and
Furniture of the Qing Dynasty [D]. 东北林业大学.
15. Guan Jinjin, Li Min (2013). Research on the
surface finishing of valuable hardwood furniture in deep
color [J]. 家具, 34(01):40-43.
16. Tong Da (2008). The research on hot wax
technology and decoration of furniture [D]. 东北林业大学.
17. Linda M, Gustafsson, Pl Brjesson (2007). Life
cycle assessment in green chemistry [J]. The
International Journal of Life Cycle Assessment, (123).
18. Wang Jian, Li Huipeng, Zhao Hua, Liao Kejian
(2014). Study on emulsification of synthetic beeswax from
Catalyzed oxidation paraffin wax [J]. 精细石油化工 ,
31(01):57-60.
19. Avramidis G,Scholz G,Nothnick E,et al. (2011).
Improved bondability of wax-treated wood following
plasma treatment [J]. Wood Science and Technology,
45(2):359-368.
20. 牛晓霆,郭伟,王逢瑚,朱晓东 (2015). 纳米 SiO2,
CuO, TiO2对传统蜂蜡烫蜡木材表面性能的影响 [J].
东北林业大学学报, (06):98-102.
RESEARCH WOOD FURNITURE BY HOT WAX TECHNOLOGY
Dao Thanh Giang1, Xiaoxue Song2, Xuting Wang3, Kuiyan Song4
1Northeastern College of Agriculture and Forestry
2 ,3,4Northeast Forestry University, Harbin 150040, China
SUMMARY
Wood surface treatment technologies applied to wood furniture has many different methods, traditional
methods have been applied for a long time and modern methods have emerged. Each method has its own
advantages and disadvantages. One of the current trends is the use of traditional methods of renewable natural
materials that have the effect of protecting the environment. This technology is relatively popular in many
countries around the world, especially in Asia. However, due to the long-term formation and development
process, the storage and delivery process cannot be guaranteed, so it has been partially destroyed. In addition,
due to the improvement of quality requirements, traditional products do not. It can meet the research hot wax
furniture technology to improve the technology and direction of current technology development to meet the
growing reality.
Keywords: Beeswax, hot wax, insect wax, natural wax, paraffin wax.
Ngày nhận bài : 24/12/2018
Ngày phản biện : 25/01/2019
Ngày quyết định đăng : 31/01/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_daothanhgiang_9364_2221386.pdf