Tài liệu Công nghệ IP version 6 (IP phiên bản 6): I. Công nghệ IP
1.1 Tổng quan.
Việc thực hiện truyền đa tin tức trên mạng Internet dựa trên giao thức TCP/IP có nghĩa là các máy tính kết nối đến mạng cần phải có một số hiệu để nhận dạng, số hiệu này được gọi là địa chỉ IP của máy tính đó. Tin tức truyền đa trên mạng được thể hiện dưới dạng các gói tin, mỗi gói tin đều được gán các địa chỉ IP của máy tính cần nhận thông tin đó. Trong công nghệ IP một vấn đề đáng quan tâm nữa là các bộ định tuyến, để các gói tin đến đích một cách chính xác cần phải thực hiện việc định tuyến (router). Do các máy tính trong mạng đều có một địa chỉ IP duy nhất nên các bộ router sẽ tính toán và tìm ra hướng truyền phù hợp.
1.2 Công nghệ IP version 6 (IP phiên bản 6).
IP version 6 (IPv.6) là phiên bản mới của giao thức Internet vốn đã trở nên hết sức phổ biến với chúng ta ngày nay, là giao thức Internet Protocol (IP hay TCP/IP). Sự ra đời của IPv.6 bắt nguồn từ chỗ người ta phát hiện ra những vấn đề nảy sinh trong mạng IP khi mà Internet đã phát...
44 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Công nghệ IP version 6 (IP phiên bản 6), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Công nghệ IP
1.1 Tổng quan.
Việc thực hiện truyền đa tin tức trên mạng Internet dựa trên giao thức TCP/IP có nghĩa là các máy tính kết nối đến mạng cần phải có một số hiệu để nhận dạng, số hiệu này được gọi là địa chỉ IP của máy tính đó. Tin tức truyền đa trên mạng được thể hiện dưới dạng các gói tin, mỗi gói tin đều được gán các địa chỉ IP của máy tính cần nhận thông tin đó. Trong công nghệ IP một vấn đề đáng quan tâm nữa là các bộ định tuyến, để các gói tin đến đích một cách chính xác cần phải thực hiện việc định tuyến (router). Do các máy tính trong mạng đều có một địa chỉ IP duy nhất nên các bộ router sẽ tính toán và tìm ra hướng truyền phù hợp.
1.2 Công nghệ IP version 6 (IP phiên bản 6).
IP version 6 (IPv.6) là phiên bản mới của giao thức Internet vốn đã trở nên hết sức phổ biến với chúng ta ngày nay, là giao thức Internet Protocol (IP hay TCP/IP). Sự ra đời của IPv.6 bắt nguồn từ chỗ người ta phát hiện ra những vấn đề nảy sinh trong mạng IP khi mà Internet đã phát triển vượt bậc. Bởi vậy IPv.6 được đưa ra như một giải pháp cho những vấn đề trên cũng như để tạo ra giao thức ưu việt hơn giao thức TCP/IP.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng bằng cách sử dụng giao thức IP phiên bản 4 hiện nay rõ ràng không đạt hiệu quả cao. Bởi vì tại thời điểm đưa ra giao thức IP, những nhà thiết kế và quy hoạch mạng đã cho rằng con số 4 tỷ nút mạng (các địa chỉ IP của máy tính) có thể cùng trao đổi thông tin với nhau là quá đủ cho mạng truyền thông cho dù có phân các nút mạng trên thành các lớp A, B, C đi chăng nữa. Tuy nhiên gần 75% trong số địa chỉ này đã bị chiếm giữ bởi những người khổng lồ trong viễn thông như MIT hay AT&T. Các công ty này đều có ở vị trí A trong các phân lớp IP, mỗi hãng hiện nay đang điều khiển khoảng hơn 16 triệu địa chỉ. Bởi vậy các công ty khác ngày nay chỉ có thể chia sẻ với nhau những địa chỉ thuộc lớp C mà thôi .
Ngược lại với IPv.4 (chỉ sử dụng 32 bít dể đánh địa chỉ), IPv.6 sử dụng đến 128 bít do đó có thể đa số địa chỉ IP lên tới 340 tỷ tỷ tỷ tỷ địa chỉ. Nói các khác nếu mỗi người trên hành tinh chúng ta đều sở hữu một mạng IPv.6 với 18 tỷ nút thì IPv.6 vẫn thừa khả năng để đánh địa chỉ cho tất cả các nút đó.
Vấn đề thứ hai xảy ra đối với giao thức IPv.4 là khó khăn của việc chọn đường trong một hệ thống mạng luôn thay đổi như Internet. Vấn đề này càng trở nên rõ ràng khi chúng ta xét đến các chức năng của internet tại những mức ứng dụng cao nhất. Hiện tại, người ta sử dụng hai giải pháp sau để giải quyết vấn đề trên:
Sử dụng những kỹ thuật để chuyển đổi địa chỉ (Network Address Translation) để cải thiện khả năng đánh địa chỉ.
Sử dụng cơ chế chọn đường liên mạng kiểu không phân lớp (Classles Interdomain Routing) để giải quyết vấn đề chọn đường.
Tuy nhiên, cả hai giải pháp trên mới chỉ là tạm thời. Bởi vậy người ta đã đưa ra IPv.6 để giải quyết triệt để các vấn đề trên.
Khả năng đánh giá địa chỉ cũng như chọn đường chỉ là hai trong số rất nhiều tính năng của IPv.6. Những khả năng này phát triển dựa trên những nhu cầu của các doanh nghiệp cho môt cấu trúc mạng có khả năng chuyển đổi cao, tăng cường bảo mật và toàn vẹn dữ liệu, tích hợp với các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ có khả năng tự động cấu hình mạng, tích hợp với công nghệ di động, truyền thông dữ liệu...
Tại hội nghị thường niên của SIGCOMM năm 1999, bà Sandy Fraser - giám đốc kỹ thuật của AT&T đã bày tỏ mối quan tâm của mình tới cấu trúc mạng Internet hiện nay. Liêu có đủ khả năng để đáp ứng tốc độ phát triển của Viễn thông và Công nghệ truyền thông như hiện nay hay không? Tại sao chúng ta chưa chuyển đổi từ IPv.4 sang IPv.6 ? Phải chăng tổ chức chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển Internet IETF đang tỏ ra cứng nhắc trong hoạt động của mình?
Một trong những vấn đề xung quanh việc phỏ cập IPv.6 là chúng ta không thể xác định được khi nào chúng ta mới có thể đặt dấu chấm hết cho các địa chỉ kiểu IPv.4. Những người lạc quan cho rằng IPv.4 sẽ chỉ còn tồn tại trong vài thập kỷ nữa mà thôi. Bởi vì có một thức tế là những quốc gia chỉ được phân phối địa chỉ IPv.4 như: Trung Quốc, Nhật Bản.... lại đang là những nước có nhu cầu về địa chỉ IP tăng mạnh trong thời gian tới. Những nhà cung cấp dịch vụ IP thế hệ mới như: Công nghệ điện thoại số di động và những nhà cung cấp thiết bị mạng cũng nói rằng hộ cần tới hàng triệu địa chỉ IP cho hàng triệu thiết bị tới của họ. Chúng ta cũng cần ghi nhận những động thái tích cực từ phía IETF, nhóm nghiên cứu về giao thức IP thế hệ mới của tổ chức này đang cố gắng đưa ra những đặc tả về IPv.6 cũng như thiết lập ra một diễn đàn mới nhằm mục đích phát triển giao thức này.
1.3 Chuyển đổi từ IPv.4 sang IPv.6.
Một yêu cầu tối cần thiết với IPv.6 là trước khi có thể chuyển đổi hoàn toàn mạng Internet sang sử dụng IPv.6, thì giao thức này phải “chung sống hoà bình” với IPv.4. Thực tế thì IPv.6 hoàn toàn có thể hỗ trợ khả năng này, chúng ta có thể nâng cấp cấu trúc mạng theo kiểu nâng cấp từng nút mạng rồi mới nâng cấp router, hay ngược lại nâng cấp router lên IPv.6 rồi mới nâng cấp nút mạng. Thậm chí chúng ta có thể chỉ nâng cấp một số nút mạng và router, số còn lại giữ nguyên.
Cho đến khi nhà cung cấp dịch vụ có thể xây dựng được Backbone IPv.6 riêng và bắt đầu cung cấp các dịch vụ IPv.6, các nút mạng đầu cuối vẫn trao đổi thông tin qua mạng IPv.4 điều này có thể được thực hiện dễ dàng bởi các gói tin IPv.6 được đóng gói trong phần dữ liệu của IPv.4. Tại một điểm dừng, gói tin IPv.4 sẽ được phân tích để lấy lại gói tin IPv.6 rồi tiếp tục được gửi cho tới điểm đích.
1.4 Những thuận lợi của mạng IP thế hệ mới sử dụng IPv.6.
Với việc đáp ứng được các nhu cầu doanh nghiệp về khả năng tương tác dữ liệu đa phương tiện cũng như hỗ trợ cho các ứng dụng truyền thông chất lượng cao, IPv.6 đang là giải pháp đầy triển vọng cho các liên mạng của các doanh nghiệp nói riêng cũng như toàn Internet nói chung.
Tính tin cậy và khả chuyển:
Môt trong những khác biệt quan trọng giữa mạng Internet ngày nay và mạng Internet trong tương lai sẽ là độ tin cậy của nó Internet sẽ trỡ nên luôn sẵn sàng khi chung ta muốn sử dụng nó. Người dùng sẽ dễ dàng kết nối vào mạng mà không cần thực hiện một loạt các thủ tục quay số đăng nhập phức tạp như ngày nay nữa và họ có thể truy nhập vào bất cứ side nào hay môt ứng dụng nào trên mạng mà không phải quan tâm đến những vấn đề như biến đổi thông lượng mạng dẫn đến mất kết nối.
Tính an toàn và bảo mật:
Người dùng trong mạng IP thế hệ mới có thể hoàn toàn tin cậy vào những dữ liệu trên mạng giống như những dữ liệu mà họ lưu trữ trong tủ hồ sơ của mình với sự trợ giúp của thông tin số lúc đó đã trở nên phổ biến, các dữ liệu của người dùng sẽ được bảo mật và lưu trữ hết sức an toàn. Đặc biệt, chúng ta sẽ có được những phương pháp đảm bảo an toàn để:
Bảo đảm tính bí mật của dữ liệu được gửi đi trên mạng Internet.
Bảo đảm rằng những thông điệp được gửi đi và nhận về hoàn toàn chính xác.
Lưu trữ và bảo đảm an toàn cho các thông tin cá nhân trên mạng.
Cung cấp chữ ký điện tử cho các văn bản lưu hành trên mạng.
Bảo đảm rằng các giao dịch sẽ được thực hiện đúng với thời gian quy định.
Chất lượng dịch vụ:
Cả IPv.4 và IPv.6 đều hỗ trợ những trường trong phần header để đảm bảo cung cấp các dịch vụ khác biệt đơn giản. Cả IPv.4 và IPv.6 đều có thẻ hỗ trợ giao thức lưu trữ tài nguyên cho những dịch vụ tương đối phức tạp hơn. Khuôn dạng gói tin trong IPv.6 bao gồm một trường 24 bít để xác định trafficflow cho phép các nhà cung cấp có thể thực hiện những tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của mình. Mặc dù những dịch vụ này đang còn ở giai đoạn thử nghiệm những IPv.6 đã đợc đặt nền móng cho phép triển khai những ứng dụng đảm bảo chất lượng dịch vụ cho phép phương thức mới có tính khả thi. Một điểm lợi khác của IPv.6 là cung cấp trường flow label cũng có thể được dùng để xác định giải thông ngay cả khi phần dữ liệu gói tin đã bị mã hoá. Nhờ thông tin trong trường flow label, chúng ta có thể xác định được những gói tin nào cần phải được thao tác một cách đặc biệt. Ví dụ như: dữ liệu hình ảnh, âm thanh có thể gắn với một nhãn flow label cũng có thể được sử dụng để gắn cho một luồng dữ liêụ những mức ưu tiên về đảm bảo an toàn về độ trễ hay về chi phí truyền thông.
Hỗ trợ các ứng dụng di động:
Vì nhiều lý do, hiện nay IPv.4 tỏ ra rất khó khăn trong việc quản lý nút mạng di động.
Mỗi nút mạng di động cần sử dụng một địa chỉ chuyển tiếp tại mỗi thời điểm mà nó kết nối với Internet. IPv.4 thực hiẹn việc này một cách khó khăn.
IPv.4 không hỗ trợ những cơ chế đã đăng ký và quản lý thuê bao tốt mà những cơ chế này lại rất cần thiết trong mạng di động để các agent có thể được thông tin về vị trí mới của các nút di động.
Các nút mạng di động thường gặp nhiều khó khăn để xác định xem chúng có cùng thuộc một mạng IPv.4 hay không.
Trong IPv.4 các nút mạng di động thường không thể thông báo cho đối tác truyền thông của nó sự thay đổi vị trí.
Cấu trúc IPv.6 cho phép hỗ trợ tối đa cho việc thiết lập và quản lý các nút mạng di động. Việc tăng cường khả năng xử lý về lựa chọn địa chỉ đích tự động cấu hình, routing header, đóng gói gói tin, đảm bảo an toàn và có thể truyền thông anycast đáp ứng được yêu cầu của mạng di động.
2. Các dịch vụ của Internet
2.1 Thư điện tử (E-mail).
Là dịch vị cơ bản, được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Người gửi nạp thông tin cần soạn thảo trên máy tính, khi khai báo địa chỉ máy tính của người nhận trong Internet, rồi thực hiện một số thao tác đơn giản theo mẫu hướng dẫn. Bức thư điện tử được tự động chuyển đến và lưu trữ trong hộp thư của ngời nhận. Khi bật máy tính của mình, cũng thực hiện một số thao tác hướng dẫn đơn giản, người nhận sẽ thấy trên màn hình xuất hiện các thư điện tử mới được chuyển đến. Cách gửi thư điện tử thuận tiện hơn nhiều so với gửi thư qua hệ thống bưu điện trước đây hoặc qua FAX, lại rẻ hơn và nhanh hơn nhiều lần. Dịch vụ thư điện tử là một phương thức đáng tin cậy để gửi và nhận các thông điệp này tới đúng địa chỉ và còn nguyên vẹn.
2.2 Dịch vụ trao đổi các tệp dữ liệu cũng được thực hiện tương tự đối với thư điện tử. Dịch vụ trao đổi tệp FPT (File Transfer Protocol: Giao thức chuyển tệp) cho phép chuyển tệp từ một máy tính này tới một máy tính khác. Phần nhiều người ta dùng dịch vụ FTP chép tệp trên một máy chủ từ xa vào máy tính của mình. Việc xử lý này gọi là tải xuống (Downloading) và ngược lại gọi là đa lên mạng (uploading).
2.3 Thông tin dưới dạng tiếng nói và hình ảnh được truyền đi thông qua dịch vụ siêu văn bản (Hypertext) như MO-SAIC và WWW (World Wide Web).
2.4 Dịch vụ Telnet: Cho phép thiết lập một phiên làm việc dạng trạm đầu cuối (terminal session) với một máy tính từ xa. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng Telnet để kết nối với một máy chủ ở một miền khác của thế giới. Chỉ khi nối kết được thiết lập, chúng ta mới có thể thâm nhập vào (log in) máy tính đó theo như lệ thường (tất nhiên chúng ta phải có tài khoản người dùng (User Account) hợp lệ và mật khẩu (Password). Telnet còn cho phép hai chương trình phối hợp làm việc bằng cách trao đổi dữ liệu trên Internet.
2.5 Usenet: Là loại dịch vụ trong đó các loại thông tin mà chỉ có thể trao đổi trong một nhóm người theo kiểu hội thảo chuyên đề, thông qua dịch vụ gọi là nhóm tin tức (New Groups). Internet có hơn 1000 nhóm khác nhau với phạm vi và chủ đề rất rộng, như các sở thích công việc, sở thích và cách sống...
2.6 Truy nhập thông tin từ xa (Remote Login): Xâm nhập vào một máy tính bất kỳ trên mạng để tìm kiếm các thông tin cần biết và được phép. Hiện nay trong Internet có rất nhiều kho dữ liệu đồ sộ luôn luôn mở cửa phục vụ miễn phí cho mọi ngời.
3.Các ứng dụng công nghệ IP tại Việt Nam.
ở Việt Nam, công nghệ IP đã được ứng dụng phục vụ công tác hoạt động giảng dạy và nghiên cứu từ khá sớm chủ yếu dưới dạng các mạng cục bộ LAN tại các công sở, trường học, viện nghiên cứu... Cho đến cuối năm 1997, công nghệ IP cho mạng WAN bắt đầu được phát triển rộng rãi với sự ra đời và phát triển của Internet tại Việt Nam. Đến nay hệ thông mạng IP đã trở nên phổ biến trên toàn quốc tuy nhiên khả năng đáp ứng về chất lượng cũng như dải thông vẫn còn hạn chế (Hầu hết là 10Mbps cho mạng LAN và 2Mbps cho mạng WAN back bone).
Hiện nay, mạng truy nhập VNN đã có mặt tại 61 tỉnh thành phố, được chia làm 3 vùng tương thích với mạng PSTN đang tồn tại. Ba vùng này được kết nối bằng backbone 2MBps, tại Hà Nội có các cổng kết nối ra Internet quốc tế. Mỗi vùng có một Inter Domain Router HN- gateway cisco 7531.
Nhìn sơ đồ hình 1.1 chúng ta có thể nhận thấy rằng mạng này được cấu tạo nên từ 5 phân lớp chính, phân lớp trên cùng chính là mạng Internet quốc tế. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước sẽ truy nhập tới mạng Internet quốc tế bằng những cổng riêng sử dụng đường truyền tốc độ cao. Tại mỗi cổng truy nhập Internet quốc tế các nhà cung cấp dịch vụ có thể đặt một Domain router làm nhiệm vụ định tuyến cho toàn bộ thuê bao trong nước muốn truy nhập Internet quốc tế qua cổng trên. Vì một Router tại một cổng truy nhập quốc tế có thể là không đủ cho nhu cầu thuê bao cả nước, các nhà cung cấp dịch vụ có thể sử dụng nhiều Domain router, nếu một trong các router này bị quá tải, công việc của nó có thể sẽ được chia sẻ trong một router khác còn rỗi. Domain router có thể được kết nối với các router phân cấp, các router có nhiệm vụ chuyển đổi giao diện mạng WAN - LAN. Mỗi router này được kết nối một Access server tại điểm truy nhập của các mạng PSTN Bưu điện tỉnh. Từ đây các kết nối Inernet giữa các thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ sẽ được thiết lập.
Điểm truy nhập phía thuê bao
Access Server
PSTN nội tỉnh
PSTN nội tỉnh
PSTN nội tỉnh
PC
PC
Điểm truy nhập dịch vụ
Đường kết nối internet quốc tế
Backbone
Internet domain router
Mạng Internet quốc tế
Internet quốc tế
WAN
LAN
PSTN
user
Web Server Mail Server
Hình 1.1: Cấu trúc mạng Internet tại Việt Nam.
4. Mạng điện thoại công cộng trên mạng Viễn thông Việt Nam
Dịch vụ thoại là một trong những dịch vụ cơ bản của Viễn thông, do đó về cấu trúc thì mạng điện thoại công cộng nằm trong cấu trúc mạng Viễn thông bao gồm mạng nội hạt, mạng liên tỉnh, mạng quốc tế và kết hợp thành ba miền trung tâm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
Mạng viễn thông là tổ hợp các nút mạng được nối với nhau bằng các đường truyền dẫn. Nút mạng được phân thành nhiều thứ cấp và từ đó kết hợp với các đường truyền tạo thành các cấp mạng khác nhau. Nút mạng thường là các tổng đài, đường truyền là các tuyến truyền dẫn.
ở mạng lưới, các thuê bao được đấu nối vào các tổng đài nội hạt hoặc các tổng đài nhánh.Thông qua mạng lưới, các thuê bao được đấu nối với nhau dể thực hiện các dịch vụ thông tin như điện thoại, truyền số liệu, Fax và các dịch vụ khác.
Để tạo kết nối giữa các thuê bao với nhau, các nút mạng phải trao đổi thông tin trên cơ sở thông tin yêu cầu dịch vụ và địa chỉ mạng lưới (danh bạ) của các thuê bao, mạng lưới trao đổi thông tin địa chỉ và dịch vụ gọi là mạng báo hiệu.
Nút mạng cấp 1: bao gồm các nút mạng quốc tế (Gateway QT) các nút mạng này làm nhiệm vụ giao tiếp và kết nối mạng quốc gia với mạng quốc tế. Chúng bao gồm thiết bị chuyển mạch và thiết bị truyền dẫn để tạo tuyến kết nối cho thiết bị chuyển mạch về các nút mạng quốc gia và đi quốc tế. Thiết bị thuyền dẫn thường là cáp quang và vệ tinh.
Nút mạng cấp 2: là nút mạng chuyển tiếp quốc gia. Nó bao gồm các tổng đài đường dài và hệ thống truyền dẫn đường trục. Các tổng đài làm nhiệm vụ chuyển mạch để kết hợp với các hệ thống truyền dẫn tạo ra tuyến nối đường dài cho các thuê bao qua mạng cấp 4 và cấp 5
Nút mạng cấp 3: Là nút mạng chuyển tiếp nội hạt hoặc nội tỉnh. Chúng bao gồm những tổng đài Tandem cũng như các hệ thống truyền dẫn để kết nối các tổng đài Tandem với các nút cho cuộc gọi từ thuê bao trong khu vực nội hạt hoặc nội tỉnh với nhau và các cuộc gọi liên tỉnh quốc tế chiều đi và chiều đến. Các hệ thông truyền dẫn làm nhiệm vụ tạo đường truyền nối các tổng đài Tadem các với nút 2 và 4, chúng thường là hệ thống cáp quang hay viba.
Nút mạng cấp 4: Là nút mạng nội hạt, bao gồm các hệ thống tổng đài nội hạt (Local Exchange) và hệ thống đấu nối các tổng đài nội hạt với các tổng đài Tandem, và các tổng đài nội hạt với các tổng đài nhánh (tông đài vệ tinh và các tổng đài độc lập dung lượng nhỏ, còn gọi là tổng đài thuê bao). Các hệ thống ở đây là các hệ thống truyền dẫn cáp quang và viba dung lượng nhỏ.
Nút mạng cấp 5: Đây là nút mạng gắn liền với truy cập thuê bao và kết nối trực tiếp với các thuê bao.Chúng thường là tổng đài độc lập dung lượng nhỏ kết nối với các nút mạng phía trên qua đường truyền trung kế sử dụng báo hiệu.
Các kiểu nối mạng chủ yếu trong mạng Viễn thông hiện nay là các mạng hình sao, mắt lưới, mạng hỗn hợp. Mạng Viễn thông được kết nối với nhau bởi các đường nối cơ bản và các đường nối trực tiếp lưu lượng cao. Các đường nối cơ bản tạo ra mạng đảm bảo lưu thoát lưu lượng cơ bản và định hình mạng sao cho mọi thuê bao trên mạng có thể được thiết lập tuyến nối với nhau. Ngoài ra các tuyến nối trực tiếp lưu lượng cao hình thành giữa hai nút mạng có lưu lượng hấp dẫn (nhiều thuê bao), đảm bảo hiệu suất sử dụng và chất lượng truyền dẫn cao cũng như các ý nghĩa về mặt kinh tế.
Dịch vụ thoại công cộng hiện nay đang sử dụng công nghệ số hoá truyền thống yêu cầu tốc độ 64Kbps thường được gọi là mạng thoại PCM 64 Kbps. PCM là tín hiệu điều xung mã, tín hiệu thoại PCM trong suốt thời gian đàm thoại và chiếm toàn bộ băng tần. Đây là bản chất của việc ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM) sử dụng trong mạng chuyển mạch kênh.
Dưới đây là sơ đồ cấu trúc mạng điện thoại công cộng.
Hà nội
Đà nẵng
TP. HCM
International Gateway SW.
National transit SW
Local Tanden SW
Local SW
Remote Supscriber Unit
Hình 1.2: Cấu trúc mạng điện thoại công cộng Việt Nam.
II. Công nghệ Voice over IP
1. Khái niệm về công nghệ Voice over IP (VoIP)
Công nghệ Voice over IP (VoIP) hay điện thoại Internet là một dịch vụ điện thoại sử dụng mạng công nghệ IP kết hợp với khả năng tính toán và sử lý dữ liệu của các thiết bị đầu cuối để thực hiện truyền tải các cuộc đàm thoại. Trong đó luồng thông tin sẽ được truyền trong các gói (packets). Các thuật ngữ như IP telephony, Internet telephony, packet-voice, packetized voice và Voice over IP được sử dụng với nghĩa tương tự nhau.
Voice over IP (VoIP) là sự phân bố thời gian thực của tín hiệu thoại
(và có thể là các kiểu số liệu của các thiết bị multimedia khác) giữa hai hoặc nhiều bên tham gia qua mạng dùng giao thức Internet và trao đổi thông tin yêu cầu để điều khiển sự phân phối này. VoIP là cơ hội tốt để thiết kế các hệ thống truyền thông multimedia toàn cầu có thể thay thế cơ sở hạ tầng mạng hiện tại mà không làm trở ngại đến di sản công nghệ cũ hàng thế kỷ trước.
:
PSTN
H.323
Gatekeeper
H.323 GateWay
H.323 GateWay
PSTN
Mạng IP
Hình 2.1: Mô hình cung cấp dịch vụ thoại IP theo chuẩn H.323.
Trong đó:
H.323 Gatekeeper: Giám sát cổng theo chuẩn H.323.
PSTN: Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng.
2. Sự khác nhau giữa VoIP và mạng chuyển mạch điện thoại công cộng chung (GSTN).
VoIP có một số khía cạnh khác với GSTN cả thuật ngữ, cấu trúc và các giao thức. Sự khác nhau là ảnh hưởng đến thiết kế của các dịch vụ VoIP.
Về cơ bản VoIP dựa vào mô hình đầu cuối đến đầu cuối (end to end) cho sự phân phối dịch vụ. Các giao thức báo hiệu nằm giữa các hệ thống đầu cuối bao hàm trong các cuộc gọi; Các bộ định tuyến mạng xem các gói báo hiệu này giống như bất kỳ số liệu khác. Tuy nhien để VoIP có thể lợi dụng các bộ định tuyến báo hiệu hoặc proxy để hỗ trợ chức năng như xác định vị trí người sử dụng. Trong trường hợp này, các proxy chỉ sử dụng cho đinh tuyến của các thông điệp báo hiệu khởi động. Các thông điệp báo hiệu khởi động tiếp theo có thể trao đổi end to end, do tính liên tiếp của mô ình báo hiệu end to end, trạng thái cuộc gọi end to end được xem như là sự minh hoạ của nhiều đặc trưng điện thoại.
Internet bản thân nó là da dịch vụ và độc lập dịch vụ. Nó cung cấp truyền tải mức gói end to end cho các dịch vụ nào đã triển khai tại các hệ thống đầu cuối qua giao thức và phần mềm ở tầng cao hơn. Điều này làm nó dẫn đầu trong khả năng mềm dẻo và mở rộng. VoIP tách rời thiết lập cuộc gọi với giữ trước tài nguyên. Trong Internet các giao thức RSVP (giao thức thiết lập tài nguyên dự trữ) dùng để giữ trước tài nguyên,các giao thức này là độc lập ứng dụng, sự giữ trước có thẻ xảy ra trước hoặc sau khi bắt đầu của đóng số liệu thức tế. Khi giao thức này dùng sau khi dòng số liệu thức tế đã bắt đầu, số liệu được xem như với sự cố gắng tốt nhất (best effort). Do đó dẫn tới VoIP có thể được dùng cho một cuộc gọi mà không cần giữ trước tài nguyên trong mạng khi khả năng của mạng là đủ.
Mặc dù khả năng bào hiệu của hệ thống đầu cuối GSTN (General Switching Telephone Network) bị giới hạn. Các địa chỉ của GSTN (là số điện thoại) là quá tải với ít nhất bốn chức năng: nhận diện điểm đầu cuối, nhận diện dịch vụ, nhận diện ai trả cước cho cuộc gọi và nhà cung cấp dich vụ truyền tải. GSTN cũng trói buộc nguồn gốc cuộc gọi với việc thanh toán cước phí, ngoại trừ như thay đổi một số địa chỉ (như số 800) trong mạng thông minh hoặc các đặc trưng nhân công cụ thể (collect call). Các địa chỉ VoIP đưa vào công thức giống như dạng URL (Uniform Resource Loctor- đơn vị định vị tài nguyên), chúng được sử dụng duy nhất để nhận diện điểm đầu cuối và nhận diện chỉ dẫn dịch vụ cơ bản. Các chức năng khác như thanh toán cước và chọn nhà cung cấp dịch vụ truyền tải là dễ dàng hơn, lợi dụng bởi các giao thức như RSVP và RTSP theo các địa chỉ.
VoIP đưa ra mức tự do lớn hơn để tìm các chức năng giữa các server mạng với người được cung cấp và các hệ thống đầu cuối đã khai thác. Ví dụ: vì báo hiệu end to end, các dịch vụ điện thoại như phân biệt chuông dựa trên cuộc gọi khẩn cấp, lựa chọn đầu cuối trên cơ sở phương thức và mã thành mật mã xác nhận, nhận diện người gọi (them vào đặc trưng sẵn có của điện thoại truyền thông như quay số nhanh và nhận diện người gọi) có thể hoàn thành một cách bình thường bởi ngay cả với hệ thông VoIP riêng rẽ, chính vì vậy nó cho nhiều kết quả mềm dẻo hơn.
Hệ thống diện thoại dùng các giao thức báo hiệu khác nhau giữa một người dùng và mạng (User Network Interface- UNI) giống như so sánh giữa các phần tử mạng (Network-Network Interface – NNI). Điều này tạo ra một số đặc trưng nào đó (như sự chuyển dịch các số) là không sẵn sàng đối với đầu cuối người dùng, hoặc dẫn đến phân lớp đầu cuối người dùng như là “mạng”, với các ứng dụng an toàn mở rộng trong quá trình truy nhập đến cơ sở dữ liệu và tài nguyên mạng. Sự phân biệt giữa UNI và NNI là không tồn tại trên Internet, cả hai tại mức truyền tải số liệu và báo hiệu. SIP có thể thiết lập các cuộc gọi giữa hai hệ thống đầu cuối một cách dễ dàng tạo một “kênh” trên sự gộp các RTP (Realtime Protocol) lại.
Tính mở, đa dịch vụ, end to end một cách tự nhiên của Internet cũng có nghĩa rằng các thành phần khác nhau của dịch vụ điện thoại sẽ được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại khác nhau hoàn toàn. Điều này thuận tiện cho đầu vào cũng như sự cạnh tranh cao hơn trên thị trường của các dịch vụ Internet như là VoIP.
Sự khác biệt của các chức năng cũng như sự đơn giản tiện lợi cho các khả năng chuyển đổi số. Do một tổ chức có thể cung cấp ánh xạ tên dịch vụ, một người sử dụng có thể thay đổi các nhà cung cấp dịch vụ mà không cần thay đổi trong tên. Tự động hoã các dịch vụ trang trắng, cho phép các tầng khác gián tiếp làm giảm hơn nữa vấn đề di chuyển số.
3. Các đặc trưng của VoIP.
Sự khác nhau về kiến trúc được mô tả trong phần trước dẫn đến một số lợi điểm từ khía cạnh cả người dùng và nhà cung cấp dịch vụ truyền tải, tiến tới “các cuộc điện thoại rẻ tiền hơn”:
Chất lượng có thể điều chỉnh được: Trong khi VoIP hiện tại chất lượng còn phụ thuộc từng phần (tin-can Quality) dù mã hoá và giải mã tốc độ bít thấp, riêng từng phần không có lý do (ngoại trừ thiếu của băng thông). Bởi vì Internet không phải là một mạng dịch vụ cụ thể, phương thức trao đổi là được bình chọn hoàn toàn bởi các hệ thống đầu cuối. Do vậy, các hệ thống đầu cuối có thể điều khiển số lượng nén trên cơ sở băng thông của mạng hoặc nội dung để truyền.
Sự an toàn: Internet có tiếng là không an toàn, ngay cả một mắc rẽ nghe trộm một hộp điện thoại dễ dàng hơn là một router. Hiện tại SIP (Session Initiation Protocol) có thể mã thành mật mã của những phương thức truyền thông. Trên toàn trình được mã hoá thành mật mã đảm bảo truyền thông an toàn.
Nhận diện người sử dụng: Các dịch vụ điện thoại truyền thông đơn giản và ISDN đưa ra nhận diện người gọi chỉ ra một số (rất hiếm khi là tên) của người gọi, những trong khi cầu nối hội thoại nhiều bên, không xác định được ai đang nói. Giao thức trao đổi thời gian thực RTP dùng cho VoIP hỗ trợ dễ dàng để chỉ ra người nói trong cả đa phát đáp (Multicast) và các cấu hình ghép nối và có thể truyền thông tin chi tiết hơn theo mong muốn của người gọi.
Giao diện người sử dụng: Các hệ thống đầu cuối VoIP có nhiều khả năng báo hiệu phong phú hơn, giao diện đồ họa cung cấp bởi VoIP có thể thay đổi dễ dàng cho phù hợp hơn và đưa ra các đặc trưng chỉ dẫn phong phú hơn.
Liên kết điện thoại - máy tính: Khả năng kết nối từ điện thoại vào máy tính hiện nay đã có rất phong phú các sản phẩm để giải quyết kết nối phức tạp này.
Đặc trưng có mặt nhiều nơi: VoIP không chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề cơ sở hạ tầng mạng cố định. Ngày nay giao thức Internet là được dùng quốc tế và vì vậy các dịch vụ được định nghĩa rộng bởi các hệ thống đầu cuối.
Đa phương tiện (multimedia): Tăng thêm các phương tiện truyền thông phụ trợ như video, whiteboards chia sẻ, hoặc các ứng dụng chia sẻ là dễ hơn nhiều trong môi trường Internet so với mạng điện thoại truyền thông đơn giản và ISDN. Làm các giao thức báo hiệu đơn giản hơn, các vấn đề như phân phối kênh –B và đồng bộ là không tồn tại trong Internet.
Lợi ích cho các nhà truyền tải:
Triệt và nén im lặng: gửi âm thanh như các gói làm nó dẽ dàng triệt tiêu đi trong thời gian im lặng, vì thế thu nhỏ băng thông tiêu tốn, đặc biệt trong hội thoại nhiều bên tham gia hoặc hệ thống thông báo thoại. Không giống như GSTN, nói chung triệt im lặng qua các liên kết giữa toàn cầu vì VoIP thực hiện triệt im lặng tại các điểm đầu cuối. Các mạng gói là thích hợp hơn nhiều để ghép kênh, sự nén được dùng tại các hệ thống đầu cuối để thu nhỏ băng thông thiêu thụ qua toàn thể mạng, tất nhiên nén cũng góp phần cản trở tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ thoại. Tuy nhiên đã có bộ mã hoá và giải mã tốc độ thấp, chúng đưa ra cả chất lượng tuyệt hảo và băng thông thu nhỏ so GSTN. Vì vậy sự triệt im lặng và bù nén để tăng hiệu quả của chuyển mạch gói.
Chia sẻ thuận lợi: Đặc trưng của mạng IP là chia sẻ tất cả các tài nguyên của mạng các kênh truyền thông không tạo ra cố đinh như các mạng thoại riêng, mạng số liệu và mạng báo hiệu riêng rẽ.
Các dịch vụ tiên tiến: Sử dụng giao thức đơn giản hơn cho việc phát triển và triển khai các dịch vụ điện thoại tiên tiến ở trong môi trường chuyển mạch gói hơn là trong môi trường GSTN. Chúng thực hiện đầy đủ các chức năng của các giao thức như báo hiệu người dùng đến mạng báo hiệu số 7.
Tách biệt của thoại và điều khiển luồng: Trong điện thoại, luồng báo hiệu truyền tải trên mạng tách biệt, phải duyệt tất cả các chuyển mạch trung gian để thiết lập mạch. Trong khi đó gửi gói trong Internet không yêu cầu thiết lập, điều khiển cuộc gọi, Internet có thể tập trung ở trên chức năng cuộc gọi (hơn là trên kết nối). Ví dụ nó dễ dàng để tránh định tuyến tam giác khi gửi hoặc chuyển giao các cuộc gọi.
4. Kiến trúc của họ giao thức H.323.
4.1.Giới thiệu về kiến trúc của họ giao thức H.323.
Chuẩn H.323 cung cấp nền tảng kỹ thuật cho truyền thoại, hình ảnh và số liệu một cách đồng thời qua mạng IP và mạng Internet. Tuân theo chuẩn H.323, các sản phẩm và ứng dụng đa phương tiện từ nhiều hãng khác nhau có thể hoạt động cùng với nhau, cho phép người dùng có thể thông tin qua lại mà không phải quan tâm đến vần đề tương thích.
Là một khuyến nghị được Hiệp Hội Viễn Thông Quốc Tế (ITU) đề xuất, H.323 đề ra các tiêu chuẩn cho truyền thông đa phương tiện qua các mạng không đảm bảo truyền thông tuỳ thuộc chất lượng dịch vụ (non-Guaranteed Quality of Server). Những mạng máy tính ngày nay đa phần đều là loại mạng này bao gồm các mạng gói sử dụng giao thức TCP/IP hoặc IPX dựa trên các công nghệ Ethernet, Fast Ethernet và TakenRing. Do vậy H.323 là một chuẩn rất quan trọng cho rất nhiều ứng dụng cộng tác mới cũng như các ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên mạng nội bộ.
Đến nay H.323 đã phát triển thông qua 2 phiên bản. Phiên bản thứ nhất được thông qua vào năm 1996, phiên bản này đưa ra điểm hội tụ cho công nghiệp và hạn chế sự phát triển của nhiều sản phẩm không tương thích trên tỉ lệ lớn. Giao thức H.323 được phát triển bằng việc sử dụng hoặc đưa vào cân đối với công nghệ đang tồn tại để đủ khả năng và sự phù hợp: RTP/RTCP, và các chuẩn mã hoá dùng lại mà không cần thay đổi; H.323 và H.245-dịch vụ bổ xung, là được cải tiến bao gồm ghép nối để lợi dụng mức trung bình đang tồn tại và đạt được chất lượng dịch vụ (QoS). Cho phép người quản trị mạng điều khiển (mạng) các tài nguyên sử dụng bởi các cấu hình H.323 và các giao thức liên quan tạo ra phiên bản năm 1998 đã tăng thêm các khuyến nghị liên quan mới (H.235: cơ cấu an ninh; H.332: mở rộng cho các hội thoại nhóm lớn; H.450.x). ứng dụng của chuẩn này rất rộng bao gồm cả các thiết bị hoạt động độc lập (stand-alone) cũng như những ứng dụng truyền thông nhúng trong môi trường máy tính cá nhân, có thể áp dụng cho đàm thoại điểm-điểm cũng như cho truyền thông hội nghị. H.323 còn bao gồm cả chức năng điều khiển cuộc gọi, quản lý thông tin đa phương tiện và quản lý băng thông đồng thời còn cung cấp giao diện giữa mạng LAN và các mạng khác.
4.2 Chồng giao thức H.323 (H.323 Protocol Stack)
Khuyến nghị của ITU-T về chuẩn H.323 đã đưa ra cấu trúc giao thức cho các ứng dụng H.323 bao gồm các khuyến nghị:
H.245: khuyến nghị về báo hiệu điều khiển truyền thông Multimedia.
H.225.0: đóng gói và đồng bộ các dòng thông tin đa phương tiện (thoại, truyền hình, số hiệu). Khuyến nghị này bao gồm giao thức RIP/RTCP (giao thức vận chuyển thời gian đọc/giao thức điều khiển vận chuyển thời gian đọc) và các thủ tục điều khiển cuộc gọi Q.931.
Các chuẩn nén tín hiệu thoại: G.711 (PCM 64 kbps); G:722; G.723, G.728, G.729.
Các chuẩn nén tín hiệu video:H.261, H.263.
I-120: Các chuẩn cho các ứng dụng chia sẻ số liệu.
G.711
G.722
G.723
G.728
G.729
H.261
H.263
T.120
RAS
Call Cotroll
H.245
RTP/RTCP
UDP
TCP
IP
Hình 2: Cấu trúc giao thức ứng dụng H.323
4.3 Các thuận lợi khi tuân theo chuẩn H.323
- Thống nhất các chuẩn codec: H.323 sử dụng các tiêu chuẩn nén dãn tín hiệu audio và video do ITU đề xuất. Điều này đảm bảo các thiết bị từ các hãng sản xuất khác nhau có thể giao tiếp được với nhau.
- Đảm bảo sự hoạt động qua lại (Interoperability): Giúp cho người sử dụng không phải quan tâm đến tính tương thích của thiết bị. Để đảm bảo bên thu giải mã đúng tín hiệu media H.323 cung cấp một cơ cấu cho phép bên thu báo cho bên phát các kiểu mã hoá, nén tín hiêuh mà nó hỗ trợ.
- Độc lập đối với nền phần cứng và hệ điều hành.
- Hỗ trợ kết nối đa điểm và truyền thông multicast.
- Độc lập đối với kiến trúc mạng.
- Có khả năng quản lý băng thông.
5. Các phần tử của mạng VOIP.
5.1 Tổng quan về cấu hình chuẩn của mạng VOIP
Theo ETSI[12], cấu hình chuẩn của mạng VOIP bao gồm các phần tử sau:
- Thiết bị đầu cuối kết nối với mạng IP: điện thoại, Fax, PC…
- Mạng truy nhập IP: PPP Acces Server.
- Mạng xương sống IP.
- Gateway
- Media Gateway Contrller.
- Media Gateway.
- Gatekeeper.
- Mạng SCN (Switched Circuit Network): Hub, router…
- Thiết bị đầu cuối kết nối với mạng SCN.
- Dịch vụ Back-end.
6. Gateway-Gatekeeper và các giao diện chuẩn trong mô hình H.323
GateWay
Gatekeeper
Gatekeeper
Back end
H.323 Terminal
Media GW controller
Signalling GW
Media GW
E.b
SCN
E.a
A
D
C
B
F
G
J
N
Hình2: Cấu hình và các giao diện chuẩn của mạng VOIP’
- Giao diệnA: A là giao diện giữa đầu cuối H.323 và gatekeeper. Các thông tin chuyển qua giao diện A phải hỗ trợ báo hiệu cuộc gọi và thong tin cuộc gọi bao gồm H.225.0 và H.245 như trong khuyến nghị H.323.
- Giao diện B: B là giao diện giữa đầu cuối của H.323 và Media Gateway. Các thông tin chuyển qua giao diện B phải hỗ trợ luồng dữ liệu giữa thiết bị đầu cuối H.323 và Media Gateway, bao gồm giao thức RTP, có thể coi RPCP như trong khuyến nghị H.225.0 và H.245 như được trình bày trong khuyến nghị H.323.
- Giao diện C: C là giao diện giữa Media Gateway Contooller và Gatekeeper. Các thông tin chuyển qua giao diện C phải hỗ trợ báo hiệu cuộc gọi và thông tin cuộc gọi bao gồm H.225.0 và H.245 như được trình bày trong khuyến nghị H.323.
- Giao diện D: D là giao diện giữa hai gatekeeper. Các thông tin chuyển qua giao diện D phải hỗ trợ các chức năng sau:
+ Tìm kiếm: là cơ chế để một gatekeeper tìm kiếm một gatekeeper khác.
+ Thông tin trao đổi: khi mà một gatekeeper thông báo cho một gatekeeper khác là nó hỗ trợ quay số kiểu khác để các thiết bị có thể sử dụng dịch vụ.
+ Xác nhận: khi hai gatekeeper xác nhận đặc điểm nhận dạng lẫn nhau để chấp nhận trao đổi thông tin.
+ Bảo mật: khi hai gatekeeper bảo mật các thông tin trao đổi.
+ Xác nhận với Proxy: khi một gatekeeper xác nhận đặc điểm nhận dạng của một phần tử với một gatekeeper khác. Chức năng này thường được sử dụng trong điều kiện phải đăng ký và xác nhận với Proxy.
+ Đăng ký với Proxy: khi một gatekeeper đăng ký đại diện cho một phần tử với một gatekeeper khác.
+ Quy tắc chấp nhận: khi một gatekeeper được phép yêu cầu cho phép một vài hoạt động đại diện cho một phần tử hoặc một gatekeeper khác.
+ Cho phép Proxy: khi một gatekeeper cho phép một phần tử hoạt động (thực hiện cuộc gọi, đại diện cho một phần tử khác) trao đổi thông tin với một gatekeeper khác.
+ Báo hiệu cuộc gọi: xác định kênh và bản tin báo hiệu được truyền giữa hai gatekeeper.
+ Tính cước: trao đổi thông tin tính cước với nhau.
- Giao diện E: có hai loại giao diện E là Ea và Eb. Ea là giao diện giữa Media Gateway và Switched Circuit Network. Eb là giao diện giữa Signalling Gateway và Switched Circuit Network. Các thông tin chuyển qua giao diện E phải hỗ trợ:
+ Tại giao diện Ea: phải hỗ trợ các luồng dữ liệu kết nối giữa mạng IP và mạng Switched Circuit.
Tại giao diện Eb: phải hỗ trợ báo hiệu giữa mạng IP và Mạng SCN.
- Giao diện F: là giao diện giữa Backend và service và Media Gateway contooller.
- Giao diện G: là giao diện giữa Backend service và Gatekeeper.
- Giao diện H: là giao diện giữa đầu cuối H.323 hoặc gatekeeper và mạng truy cập IP.
- Giao diện I: là giao diện giữa mạng truy nhập IP và phần còn lại của mạng IP.
- Giao diện J: là giao diện giữa Singnalling Gateway và Međia Gateway Contooler.
- Giao diện N: là giao diện giữa Media Gateway Contooler và Media Gateway. Các thông tin trao đổi qua giao diện N phải hỗ trợ các chức năng sau:
+ Tạo, thay đổi, xoá một luồng dữ liệu kết nối qua MGW.
+ Xác định các thông số kỹ thuật được sử dụng của luồng dữ liệu truyền qua Media Gateway khi thiết lập một kết nối và sau đó là trong suốt khoảng thời gian kết nối đó tồn tại.
+ Yêu cầu chèn các âm và thông báo vào luồng dữ liệu theo yêu cầu trự tiếp của Media Gateway Controller hoặc bởi chỉ thị chèn các âm hoặc thông báo bắt đầu và kết thúc khi phát hiện một số sự cố trong bản thân Media Gateway.
+ Yêu cầu thông báo và có thể thực hiện hoạt đọng để khắc phục khi phát hiện lỗi trên luồng dữ liệu.
7. Chức năng các phần tử trong VoIP
Mô hình chức năng cơ bản trên nền mô hình H.323 (Hình 2) được chia làm 3 thực thể: Gatekeeper, Gateway, Terminal.Trong đó Gateway được chia làm 3 nhóm chức năng: Signalling Gateway, Media Gateway và Media Gateway Controller.
- Signalling Gateway: Phần tử này chịu trách nhiệm về mặt hoạt động báo hiệu trong hệ thống. Ví dụ như nó làm chức năng dịch thông báo H.323 SETUP đến từ H.323 Gateway thành SS7 ISUP Initial Address Message đưa tới tổng đài. Các chức năng của SIgnalling gateway:
+ Kết nối các giao thức điều khiển cuộc gọi SNC.
+ Kết nối báo hiệu từ mạng SCN: phối hợp hoạt động với Media Gateway Controller.
+ Bảo mật kênh báo hiệu: đảm bảo tình bảo mật của kênh báo hiệu từ GW.
+ Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định và ghi các bản tin báo hiệu và các bản tin thông tin truyền nhận.
+ Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin sử dụng ra thiết bị ngoại vi.
+ OAM & P: vận hành, quản lý và bảo dưỡng, thông qua các giao diện logic cung cấp các thông tin không trực tiếp phục vụ cho điều khiển cuộc gọi tới các phần tử quản lý hệ thống.
+ Chức năng quản lý, giao tiếp với hệ thống quản lý mạng.
+ Giao diện mạng chuyển mạch gói: kết nối chuyển mạch gói.
Media Gateway Controller (MGC): cung cấp chức năng tín hiệu H.323 và thực hiện ánh xạ tín hiệu từ SCN thành tín hiệu H.323 tương ứng. MGC cũng thực hiện chức năng điều khiển Media Gateway và Signalling Gateway. MGC còn có nhiệm vụ giao tiếp với H.323 Gatekeeper, vì vậy nó có thể xử lý các thông báo H.245 và H.225. Đồng thời thực hiện một số chức năng khác như chứng thực và bảo mật, giám sát tài nguyên của toàn hệ thống, duy trì điều khiển tất cả các kết nối. Các khối chức năng của Media Gateway Cotroller gồm:
+ Chức năng gateway H.255.0: Truyền và nhận các bản tin H.255.0
+ chức năng Gateway H.245: Truyền và nhận các bản tin H.245
+ Chức năng xác nhận: thiết lập đặc điểm nhận dạng của người sử dụng, thiết bị hoặc phần tử mạng.
+ Chức năng điều khiển Gateway chấp nhận luồng dữ liệu: cho phép hoặc không cho phép một luồng dữ liệu.
+ Non-repudiation evidence gathering: thu thập các thông tin dùng để xác nhận là bản tin báo hiệu hoặc bản tin chứa thông tin đã được truyền hoặc nhận chưa.
+ Báo hiệu chuyển mạch gói: bao gồm tất cả loại báo hiệu cuộc gọi có thể thực hiện bởi các đầu cuối trong mạng. Ví dụ như: theo chuẩn H.323 thì bao gồm: H.255.0, Q.931, H.225.0 RAS và H.245. Đối với một đầu cuối H.323 chỉ nhận thì nó bao gồm H.225.0 RAS mà không bao gồm H.245
+ Giao diện báo hiệu chuyển mạch gói: Kết nối giao thức báo hiệu chuyển mạch gói (H.323, UNI.PNNI).
+ Điều khiển gateway: Thực hiện các chức năng như điều khiển kết nối logic, quản lý tài nguyên, chuyển đổi giao diện (ví dụ như từ SS7 sang H.225.0).
+ Giám sát tài nguyên từ xa: bao gatewayồm giám sát độ khả dụng của các kênh trung kế của Madia Gateway, giải thông và độ khả dụng của mạng IP, tỷ lệ định tuyến thành công cuộc gọi.
+ Chức năng điều khiển cuộc gọi: lưu giữ các trạng thái cuộc gọi của gateway. Chức năng điều khiển cuộc gọi bao gồm tất cả các điều khiển kết nối logic của Gateway.
+ Quản lý tài nguyên Madia Gateway: cấp phát tài nguyên cho Madia Gateway.
+ Chức năng báo hiệu: chuyển đổi chức năng báo hiệu giữa mạng IP và báo hiệu trong Switched Circuit Network trong phối hợp hoạt động với Signalling Gateway.
+ Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định và ghi các bản tin báo hiệu và các bản tin thông tin truyền nhận.
+ Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: xác định, ghi các bản tin báo hiệu và các thông tin truyền nhận.
+ Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin sử dụng ra thiết bị ngoại vi.
+ OAM & P: vận hành, quản lý và bảo dưỡng, thông qua các giao diện logic cung cấp các thông tin khong trực tiếp phục vụ cho điều khiển cuộc gọi tới các phần tử quản lý hệ thống.
+ Chức năng quản lý: giao diện với hệ thống quản lý.
+ Giao diện chuyển mạch gói: kết nối mạng chuyển mạch gói.
- Madia Gateway: phần tử này thực hiện viếc chuyển đổi, mã hoá, giải mã, nén tín hiệu multimedia giữa mạng IP và mạng thoại. Madia Gateway bao gồm các chức năng sau:
+ Chức năng chuyển đổi địa chỉ kênh thông tin: cung cấp địa chỉ IP cho các kênh thông tin truyền và nhận.
+ Chức năng chuyển đổi hướng: chuyển đổi giữa các luồng thông tin giữa mạng IP và mạng SCN.
+ Bảo mật kênh thông tin: đảm bảo tính riêng tư của kênh thông tin kết nối với GW.
+ Kết chuyển mạch kênh: bao gồm tất cả các phần cứng và giao diện cần thiết để kết nối cuộc gọi chuyển mạch kênh, nó bao gồm các bộ mã hoá và giải mac PCM luật A và PCM luật M.
+ Kết nối chuyển mạch gói: chứa tất cả các giao thức liên quan đến việc kết nối kênh thông tin trong mạng chuyển mạch gói bao gồm các bộ mã hoá và giải mã RTP/RTCP và các bộ Coder như G711,G723.1.
+ Giao diện với mạng SCN: Kết cuối và điều khiển các kênh mang (ví dụ DSO) từ mạng Switched Circuit Netwok.
+ Chức năng chuyển đổi kênh thông tin giữa IP và SCN: chuyển đổi giữa kênh mang thông tin thoại, Fax, dữ liệu của SCN và các gói dữ liệu trong mạng chuyển mạch gói. Nó cũng thực hiện chức năng xử lý tín hiệu thích hợp như: nén tín hiệu thoại, triệt tiếng vọng, triệt khoảng lặng, mã hoá chuyển đổi tín hiệu fax và điều tiết tốc độ modem tương tự. Thêm vào đó nó còn thực hiện chuyển đổi giữa tín hiệu DTMF. Trong mạng SCN và các tín hiệu thích hợp trong mạng chuyển mạch gói khi mà các bộ mã hoá tín hiệu thoại không mã hoá tín hiệu DTMF. Chức năng chuyển đổi kênh thông tin giữa mạng IP và Switched Circuit Network, thu thập thông tin về lưu lượng gói và chất lượng kênh đối với mỗi cuộc gọi để sử dụng trong việc báo cáo chi tiết và điều khiển cuộc gọi.
+ Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định và ghi các bản tin báo hiệu và các bản tin thông tin truyền, nhận.
+ Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: Báo cáo các bản tin sử dụng ra thiết bị ngoại vi.
+ OAM&P: Vận hành, quản lý và bảo dưỡng, thông qua giao diện logic cung cấp các thông tin không trực tiếp phục vụ cho điều khiển cuộc gọi tới các phần tử quản lý hệ thống.
+ Chức năng quản lý: Giao diện với hệ thống quản lý mạng.
+ Giao diện mạng chuyển mạch gói: Kết nối mạng chuyển mạch gói.
H.323 Gatekeeper: Vùng của mạng trên cơ sở IP (giống như một topology gần kề) là được nhóm vào một vùng cho các mục đích quản trị. Một gatekeeper quản trị mỗi vùng khác nhau. Gatekeeper đóng vai trò giám sát tất cả các cuộc gọi H.323 trong vùng của nó trên mạng và cung cấp hai dịch vụ chính: thu nạp cuộc gọi và chuyển đổi địa chỉ. Nó bao gồm các chức năng cụ thể sau:
+ Chuyển đổi địa chỉ E.164: Chuyển đổi từ địa chỉ E.164 sang tên gọi H.323.
+ Chuyển đổi tên gọi H.323: Chuyển đổi từ tên gọi H.323 sang số E.164.
+ Chuyển đổi địa chỉ H.225.0: Chuyển từ tên gọi H.323 sang địa chỉ IP để truyền các bản tin H.225.0, hoặc nhận và truyền địa chỉ IP để truyền các bản tin H.225.0 bao gồm cả mã lựa chon và nhà cung cấp mạng.
+ Dịch địa chỉ kênh thông tin: Nhận và truyền địa chỉ IP của các kênh truyền tải thông tin, bao gồm cả mã lựa chọn nhà cung cấp mạng.
+ Dịch địa chỉ kênh H.245: Nhận và truyền địa chỉ IP phục vụ cho báo hiệu H.245, bao gồm cả mã lựa chọn nhà cung cấp mạng.
+ GK H.225.0: Truyền và nhận các bản tin H.225.0.
+ GK H.245.0: Truyền và nhận các bản tin H.245.
+ Giao tiếp giữa các GK: Thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các gatekeeper.
+ Đăng ký: Cung cấp các thông tin cần đăng ký khi yêu cầu dịch vụ.
+ Xác nhận: Thiết lập các đặc điểm nhận dang của khách hàng, thiết bị đầu cuối hoặc các phần tử mạng.
+ Điều khiển Gatekeeper chấp nhận kênh thông tin: Cho phép hoặc không cho phép sử dụng các kênh truyền tải thông tin.
+ Non – repudiation evidence gathering: Thu nhập các thông tin dùng để xác nhận là bản tin báo hiệu hoặc là bản tin chứa thông tin đã được truyền hoặc nhận chưa.
+ Bảo mật kênh báo hiệu: Bảo đảm tính bảo mật của kênh báo hiệu kết nối GK với thiết bị đầu cuối.
+ Tính cước: Thu thập các thông tin để tính cước.
+ Điều chỉnh tốc độ và giá cước: Xác định tốc độ và giá cước sử dụng.
+ Chức năng quản lý: Giao tiếp với hệ thống quản lý mạng.
+ Chức năng ghi các bản tin sử dụng: Xác định hoặc ghi lại các thông tin về sự kiện (truy nhập, cảnh báo) và tài nguyên.
+ Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: Báo cáo các bản tin sử dụng đã được ghi ra thiết bị ngoại vi.
Backend: Được sử dụng bởi Gateway và Gatekeeper để cung cấp các chức năng như tính cước, quản trị cơ sở dữ liệu, chọn đường…
Thiết bị đầu cuối H.323: Thiết bị đầu cuối H.323 là một trạm cuối trong mạng LAN đảm nhận việc cung cấp truyền thông hai chiều theo thời gian thực. Các thành phần chức năng của một thiết bị đầu cuối:
+ Các phần giao tiếp với người sử dụng: như máy tính, loa, tai nghe…
+ Các bộ CODEC (Audio và Video): Bộ CODEC thoại đảm nhận chức năng mă hoá và giải mã tín hiệu thoại, chức năng mã hoá và giải mã dòng thoại PCM 64Kbps luật Avà luật m là bắt buộc (giao thức G.711), ngoài ra bộ CODEC có thể thêm các chức năng mã hoá và giải mã theo các kiểu như : G729, G.729A, G.723… Đối với bộ CODEC Video: đây là thành phần tuỳ chọn, nó cung cấp cho thiết bị đầu cuối khả năng truyền nhận tín hiệu Video.
+ Giao diện với mạng LAN: Giao diện với mạng LAN cung cấp các dịch vụ sau cho lớp trên (lớp đóng gói dữ liệu multimedia H.225.0):
- Dịch vụ thông tin tin cậy đầu cuối đến đầu cuối (end to end). Dịch vụ này phục vụ cho kênh điều khiển H.245 và kênh dữ liệu.
- Dịch vụ truyền thông không tin cậy end to end. Dịch vụ này phục vụ các kênh Audio, Video, các kênh điều khiển RAS.
+ Chức năng Receive Path Delay: Chức năng này làm nhiệm vụ thêm vào dòng thông tin thời gian thực một độ trễ đảm bảo, duy trì sự đồng bộ và bù độ Jitter của các gói đến. Độ trễ thêm vào phải được tính đến thời gian trễ đo xử lý tín hiệu khi thu. Dòng tín hiệu chiều phát không được làm trễ.
Đơn vị điều khiển đa điểm (MCU):
MCU hỗ trợ việc thực hiện các cuộc đàm thoại hội nghị giữa nhiều thiết bị đầu cuối.Trong chuẩn H.323, MCU bắt buộc phải có bộ điều khiển đa điểm (multipoint Controller) và có hoặc không có một vài Multipion Processor (MP). MC và MP không tồn tại trong các thiết bị độc lập mà được phân tán trong các thiết bị khác. Ví dụ như một thiết bị đầu cuối có thể mang một bộ MC để có thể thực hiện một lúc nhiều cuộc gọi, một gateway có thể mang trong nó một MC và một vài MP để thực hiện tới một vài thiết bị đầu cuối.
MC thực hiện việc điều khiển giữa điểm đầu cuối trong hệ thống bao gồm:
- Xử lý việc đàm phán giữa các thiết bị đầu cuối để quyết định một khả năng xử lý dòng dữ liệu media chung giữa các thiết bị đầu cuối.
- Quyết định dòng dữ liệu nào sẽ là dòng dữ liệu multicast.
MC không xử lý trực tiếp một dòng dữ liệu media nào, việc xử lý sẽ cho MP đảm nhận, MP thực hiện việc trộn, chuyển mạch, xử lý từng dòng thời gian thực hiện trong hội nghị.
8. Cấu trúc kết nối
Về cơ bản có thể chia thành cấu trúc kết nối trong các ứng dụng dịch vụ Internet thành 3 loại:
- Kết nối PC-PC.
- Kết nối PC-máy thoại.
- Kết nối máy thoại với nhau.
Hình 2 thể hiện các thành phần cơ bản của mạng phục vụ cho dịch vụ thoại Internet:
Hình 2: Các thành phần cơ bản của mạng điện thoại Internet.
1.
H.323 terminal
2.
H.323 gatekeepeR
3.
H.225 RAS (UDP/IP)
4.
Q.931 (TCP/IP)
5.
H.225 (TCP/IP)
6.
H.245 Audio Channels (RTP/UDP/IP)
7.
H.245 call control (RTCP/UDP/IP)
8.
H.323 gateway
9.
PSTN
8.1 Kết nối PC-PC
Khi thực hiện kết nối PC-PC về hình thức có thể chia làm hai loại:
- Kết nối thông qua mạng LAN hoặc một IP, như thể hiện trên hình 2.
- Kết nối giữa một PC trong mạng IP này với một PC trong mạng IP khác thông qua mạng PSTN như thể hiện trên hình 2.
Điểm khác nhau giữa 2 cấu hình kết nối này là:
Trong cấu hình 2 có điểm chuyển tiếp từ mạng IP sang mạng PSTN nên tại mỗi điểm sẽ có gateway.
Đối với các PC trong kết nối này chúng đóng vai trò như một đầu cuối H.323 Vì vậy nó phải có chức năng Multimedia, có phần mềm phục vụ cho dịch vụ thoại Internet. (Ví dụ như NetMeeting của Micsoft).
Mạng IP
Đầu cuối H.323
Đầu cuối H.323
DNS Server
H.323 Gatekeeper
Hình 2. : Kết nối PC – PC nằm trong cùng một mạng IP
ISDN/PSTN
Gateway
Gateway
Mạng IP
Mạng IP
Modem
Modem
Đầu cuối
Đầu cuối
Hình 2. : Kết nối PC – PC nằm trong hai mạng IP khác nhau
8.2 Kết nối PC và máy điện thoại
Đối với các kết nối PC và máy điện thoại, do có sự chuyển tiếp từ mạng Internet sang mạng SCN nên bao giờ cũng có sự tham gia của Gateway. Hình 2 thể hiện các thành phần chính của mạng được sử dụng trong kết nối giữa một PC và một máy điện thoại
Mạng IP
H.323 Gatekeeper
DNS Server
Đầu cuối H.323
PSTN
H.323 Gateway
Hình2 : Các thành phần chính của mạng trong kết nối PC –máy điện thoại.
Sau đây là một số tình huống kết nối một PC và một máy thoại.
Một mạng LAN/Một nhà quản trị vùng
Đây là kết nối giữa một đầu cuối IP là một PC và một máy điện thoại. Trong đó, mạng LAN có cấu trúc đơn giản nhất gồm một Gatekeeper, một Gateway và các đầu cuối IP tạo thành một phần mạng LAN (Hình 2).
Trong trường hợp này các đầu cuối IP và Gateway muốn hoạt động đều đăng ký Gatekeeper và báo hiệu để thực hiện cuộc gọi đều do Gatekeeper điều khiển.
SCN
Gatekeeper
Đầu cuối IP
Mạng IP
Gateway
Hình 2 : Các phần tử liên quan nằm trong một phần của mạng LAN.
Hai mạng LAN/ Một Gatekeeper/ Một nhà quản trị vùng
SCN
Gatekeeper
Đầu cuối IP
Mạng IP
Gateway
Mạng IP
Trong trường hợp này các phần tử H.323 trong hai mạng LAN nhưng cuộc gọi chỉ do một Gatekeeper giứ vai trò làm nhà quản trị vùng điêù khiển (Hình 2). Cấu hình này thích hợp cho việc xây dựng mạnh của một công ty.
Hình 2: Giữa hai mạng LAN/Một nhà quản trị vùng.
c.Hai mạng LAN/Hai Gatekeeper/ Một nhà quản trị vùng.
Trong trường hợp này các phần tử H.323 nằm trong hai mạng LAN (hình 2). Về đặc điểm thì nó gần giống với trường hợp trên, nhưng nhờ có Gatekeeper thứ hai nên mỗi mạng LAN có một Gatekeeper điều khiển. Nhờ đó phương pháp điều khiển sẽ mềm dẻo hơn cho phép nhà quản trị vùng điều khiển lưu lượng trong các mạng LAN và lưu lượng chuyển giao giữa chúng. Toàn bộ báo hiệu cuộc gọi do Gatekeeper nối trực tiếp với đầu cuối IP đóng vai trò làm nhà quản trị vùng điều khiển.
SCN
Gatekeeper
Đầu cuối IP
Mạng IP
Gateway
Mạng IP
Gatekeeper
Hình 2: Giữa hai mạng LAN/Một nhà quản trị vùng.
d. Hai mạng LAN/ Hai nhà quản trị vùng/ Có kết nối trực tiếp với nhau.
SCN
Gatekeeper
Đầu cuối IP
Mạng IP
Gateway
Mạng IP
Gatekeeper
Liên vùng
Trường hợp này thực hiện kết nối có liên quan đến 2 mạng LAN do 2 nhà quản trị mạng khác nhau quanr lý (hình 2.). Trao đổi bản tin báo hiệu cuộc gọi giữa chúng thông qua kênh báo hiệu nối trực tiếp giữa hai Gatekeeper theo thủ tục được trình bày trong các phần trên.
Hình 2: Giữa hai vùng có kết nối trực tiếp với nhau.
e. Hai mạng LAN/ Hai nhà quản trị vùng/ Kết nối thông qua Gatekeeper trung gian.
Trong trường hợp kết nối có liên quan đến hai mạng LAN mà các Gatekeeper của chúng không có kênh báo hiệu nối trực tiếp với nhau ( Hình 2) thì để thực hiện cuộc gọi chúng phải thông qua một hay nhiều Gatekeeper khác đóng vai trò làm cầu nối.
SCN
Gatekeeper
Đầu cuối IP
Mạng IP
Gateway
Mạng IP
Gatekeeper
Liên vùng
Gatekeeper
Mạng IP
Liên vùng
Hình 2 : Kết nối thông qua Gatekeeper trung gian.
8.3 Kết nối giữa một máy điện thoại và một máy điện thoại
Cấu hình cơ bản trong kết nối giữa một máy thoạivà một máy thoại được thể hiện trên hình 2. Trong đó kết nối giữa hai máy điện thoại thay vì được kết nối trong mạng PSTN, kết nối này được thực hiện thông qua mạng IP.
Hình 2 . Các thành phần chính trong kết nối giữa điện thoại và điện thoại.
H.323 Gatekeeper
DNS Server
PSTN
Gateway
PSTN
Gateway
Mạng IP
9. Hoạt động của VoIP
9.1 Quay số truy nhập dịch vụ
Quay số truy nhập dịch vụ liên quan đến vấn đề làm thế nào để định hướng cuộc gọi đi qua mạng IP mà không qua mạng PSTN. Để truy nhập dịchvụ IP có hai cách để truy nhập tuỳ thuộc vào khả năng của hệ thống:
- Quay số hai giai đoạn: Người sử dụng quay số để liên lạc tới IP Gateway, Quá trình giao tiếp với gateway sẽ quyết định việc định hướng tiếp đến terminal nào ở đầu bên kia.
- Quay số một giai đoạn: Người sử dụng quay một mã truy nhập đặc biệt kèm theo số điện thoại đích. Căn cứ vào mã truy nhập, hệ thống báo hiệu sẽ quyết định việc định tuyến cuộc gọi thông qua mạng IP hay PSTN.
9.2 Xử lý cuộc gọi
Theo tiêu chuẩn TS 101 322 v.1.0.0 của ETSI[11], quá trình xử lý cuộc gọi được chia làm 3 giai đoạn: đăng ký, thiết lập và giải phóng cuộc gọi. Thủ tục báo hiệu cuộc gọi trong mạng VoIP tuân theo các khuyến nghị H.323, H.225.0 và H.245 của ITU_T, trong trường hợp cuộc gọi có thêm yêu cầu mã hoá và bảo mật thì quá trình báo hiệu và xử lý cuộc gọi còn phải tuân theo khuyến nghị H.235 của ITU.
Các thủ tục báo hiệu cuộc gọi.
Một cuộc gọi trong hệ thống được tiến hành chia làm năm giao đoạn:
- Giai đoạn thiết lập kênh báo hiệu cuộc gọi: Một kết nối TCP được thiết lập để truyền các thông điệp Q.931 của kênh báo hiệu cuộc gọi.
- Giai đoạn thiết lập kênh điều khiển truyền thông: Mở thêm một kết nối TCP dành cho kênh điều khiển truyền thông H.245.
- Giai đoạn thiết lập kênh media: Thủ tục mở kênh logic cho tín hiệu media của kênh H.245 được thực hiện.
- Giai đoạn dịch vụ cuộc gọi: Người dùng trao đổi thông tin với nhau, các dịch vụ giám sát chất lượng hoạt động, điều khiển thông lượng đường truyền và các dịch vụ bổ trợ khác.
- Giai đoạn kết thúc cuộc gọi: Kết thúc cuộc gọi giữa hai điểm cuối (2 thiết bị đầu cuối).
Một giai đoạn thiết lập kênh báo hiệu cuộc gọi:
- Trong trường hợp cả hai điểm cuối đều chưa đăng ký với gatekeeper, thủ tục thiết lập cuộc gọi được miêu tả như sau:
Terminal1
Terminal2
Mở kết nối TCP
Gửi bản tin setup
Gửi bản tin call Proceding
Gửi bản tin Alert
Thiết lập kết nối
+ Điểm cuối gọi thiết lập một kết nối TCP tới điểm cuối bị gọi tại cổng 1720 (cổng dành riêng cho kênh báo hiệu cuộc gọi).
+ Điểm cuối gọi gửi ra kết nối này thông điệp Setup để chỉ thị yêu cầu thiết lập cuộc gọi.
- Trong trường hợp yêu cầu thiết lập gọi được chấp nhận, điểm cuối bị gọi lần lượt trả về các thông điệp.
+ Call Proceding: Thông báo cuộc gọi đã được bên bị gọi tiến hành và không nhận thêm một yêu cầu thiết lập nào nữa.
+ Alerting: Thông báo hồi âm chuông.
+ Connect: Mang địa chỉ trường H.245 của điểm bị gọi dành cho kênh điều khiển H.245. Thông tin này được dành cho giai đoạn hai.
- Trong trường hợp yêu cầu thiết lập cuộc gọi không được chấp nhận, điểm cuối bị gọi sẽ trả về thông điệp Release Complete, kênh báo hiệu cuộc gọi bị đóng lại.
- Trường hợp thiết lập cuộc gọi có sự tham gia của gatekeeper:
Trong trường hợp này những điểm cuối đã đăng ký đều phải thực hiện thủ tục điều khiển kết nạp với gatekeeper (Admission Control) để thoả thuận:
+ Thông lượng ban đầu dành cho cuộc gọi.
+ Mô hình cuộc gọi sử dụng (Báo hiệu truyền trực tiếp hay gián tiếp qua gatekeeper).
Điểm cuối gửi thông điệp ARQ (Admission Raquest) tới gatekeeper mà nó đã đăng ký để chỉ thị yêu cầu kết nạp cuộc gọi. Thông tin ARQ mang các nội dung sau:
+ Thông lượng điểm cuối yêu cầu gatekeeper cấp cho cuộc gọi.
+ Mô hình cuộc gọi điểm cuối yêu cầu gatekeeper thực hiện gatekeeper trả lời lại thông điệp ACF (Addmission Cnfirm) mang các thông tin gatekeeper trả lời.
+ Thông lượng gatekeeper cấp cho cuộc gọi. Thông lượng này có thể thấp hơn hoặc bằng thông lượng yêu cầu.
+ Mô hình cuộc gọi gatekeeper lựa chọn.
+ Địa chỉ trả về để thiết lập kênh điều khiển cuộc gọi.
- Trong trường hợp thiết lập cuộc gọi cả hai điểm cuối cùng đăng ký với một gatekeeper:
+ Điểm cuối gọi trao đổi các thông tin ARQ và ACF với gate keeper để thực hiện điều khiển kết nạp.
+ Nếu gatekeeper chọn mô hình báo hiệu cuộc gọi là báo hiệu trực tiếp thì nó sẽ trả về địa chỉ kênh báo hiệu trong ACF. Nếu gatekeeper chọn mô hình báo hiệu qua gatekeeper thì nó trả về địa chỉ kênh báo hiệu của chính nó trong ACF.
+ Điểm cuối thiết lập một kết nối TCP sử dụng địa chỉ có được ở bước trước để làm kênh báo hiệu cuộc gọi.
+ Điểm cuối gọi gửi thông điệp Setup ra kênh báo hiệu cuộc gọi để chỉ thị yêu cầu thiết lập cuộc gọi.
+ Nều điểm cuối bị gọi muốn chấp nhận cuộc gọi thì nó phải thực hiện thủ tục điều khiển kết nạp vơí gatekeeper.
+ Trong trường hợp điểm cuối bị gọi nhận được thông điệp ART (loại bỏ) từ gatekeepr thì nó trả lại thông điệp Release Complete (sự trả lại), nếu không thì nó trả lời lại bằng thông điệp Connect (nối, đóng) mang địa chỉ của kênh điều khiển H.245.
2. Giai đoạn thiết lập kênh điều khiển truyền thông
Khi cả hai bên gọi và bị gọi thiết lập thành công kênh báo hiệu cuộc gọi. Giai đoạn thiết lập kênh điều khiển truyền thông bắt đầu:
Terminal1
Terminal2
Mở kết nối TCP
Điều khiển kiểu mã hoá (Sự tương thích)
Xác định vai trò master or slave
Thiêt lập kênh Media
Thiêt lập kênh Media
+ Điểm cuối gọi thiết lập một kết nối TCP dành cho thủ tục H.245.
+ Trao đổi khả năng tương thích nhằm đảm bảo cho tín hiệu media giữa hai phia phát và thu hoàn toàn tương thích với nhau. Quá trình này được thực hiện trước khi thiết lập kênh truyền tín hiệu media.
+ Xác định vai trò chủ tớ giữa hai điểm cuối nhằm mục đích tránh các xung đột không cần thiết xảy ra.
+ Thiết lập kênh logic cho tín hiệu media.
3. Giai đoạn thiết lập kênh media
Các thủ tục thiết lập kênh logic cho các tín hiệu media được thực hiện bằng cách trao đổi các thông điệp OpenLogicalChannel và OperLogicalChannel Ack giữa hai điểm cuối. Hầu hết các kênh media là đơn hướng (chiều thu và phát là độc lập nhau và có thể sử dụng các phương pháp mã hoá khác nhau). Các kênh media được truyền tải nhờ vào giao thức RTp với mục đích đảm bảo thời gian thực cho các giám sát chất lượng của kênh RTP.
Terminal1
Terminal2
Kênh media (RTP)
Kênh điều khiển media (RTCP)
Kênh media (RTP)
Kênh điều khiển media (RTCP)
4. Giai đoạn dịch vụ cuộc gọi
Trong khi người dùng trao đổi thông tin với nhau, các dịch vụ giám sát chất lượng hoạt động, thay đổi thông lượng cuộc gọi, điều khiển thông lượng đường truyền, thông báo trạng thái, các dịch vụ bổ trợ khác được tiến hành một hành một đồng thời.
5. Giai đoạn kết thúc cuộc gọi
Cuộc gọi có thể được giải phóng bởi trong các thiết bị: thiết bị đầu cuối H.323, gateway (khi đầu cuối trong mạng Swith Circuit Network kicks hoạt giải phóng cuộc gọi ), gatekeeper. Có nhiều nguyên nhân kết thúc cuộc gọi như kết thúc cuộc gọi một cách bình thường, phát hiện ra lỗi trong khi thực hiện cuộc gọi.
10. Các ưu, nhược điểm của VoIP
10.1 Các ưu điểm của VoIP
Điện thoại IP ra đời nhằm khai thác tính hiệu quả của các mạng truyền số liệu và tính linh hoạt trong phát triển các ứng dụng mới của giao thức IP và nó được áp dụng trên một mạng toàn cầu là Internet. Điện thoại IP có các ưu điểm sau:
- Giảm cho phí cuộc gọi: Đây là ưu điểm nổi bật của điện thoại IP so với dịch vụ điện thoại thông thường đối với các cuộc gọi đường dài. Nếu dịch vụ điện thoại IP được triển khai thì chi phí cho một cuộc gọi đường dài chỉ tương đương với chi phí truy nhập Internet do tín hiệu thoại được truyền tải trong mạng IP có khả năng sử dụng kênh hiệu quả cao, đồng thời kỹ thuật nén thoại tiên tiến giảm tốc độ bít từ 64kbps xuống dưới 8kbps trong khi đó đối với một cuộc gọi thông thường qua mạng PSTN, sẽ có một kênh 6kbps được duy trì suốt từ đầu cuối này tới đầu cuối kia thông qua một hệ thống các tổng đài. Chi phí này đối với một cuộc gọi đường dài (liên tỉnh, quốc tế) là khá lớn.
Trong trường hợp cuộc gọi qua mạng IP, người sử dụng từ mạng PSTN phải duy trì kênh 64kbps đến Gateway của nhà cung cấp dịch vụ tại địa phương. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm nhận nhiệm vụ nén đóng gói tín hiệu thoại và gửi chúng đi qua mạng IP một cách có hiệu quả nhất đẻ tới được Gateway nối tới một mạng điện thoại khác có người liên lạc ở đầu kia. Việc kết nối như vậy làm giảm đáng kể chi phí cuộc gọi.
- Tích hợp mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo hiệu: Trong điện thoại IP, tín hiệu thoại, Số liệu và cả báo hiệu đều có thể cùng đi trên một mạng IP. Điều này sẽ tiết kiệm cho phí đầu tư để xây dựng những mạng riêng rẽ.
- Quản lý băng thông: Trong điện thoại chuyển mạch kênh, tài nguyên băng thông cung cấp cho một cuộc liên lạc là cố định (một kênh 64kbps) nhưng trong điện thoại IP việc phân chia tài nguyên cho các cuộc thoại linh hoạt hơn nhiều. Khi một cuộc liên lạc diễn ra, nếu lưu lượng của mạng thấp, băng thông dành cho liên lạc sẽ cho chất lượng thoại tốt nhất có thể có, nếu lưu lượng của mạng cao, mạng sẽ hạn chế băng thông của từng cuộc gọi ở mức duy trì chất lượng thoại chấp nhận được nhằm phục cụ cùng một lúc nhiều người nhất. Điểm này cũng là một yếu tố làm tăng hiệu quả sử dụng băng thông.
- Khả năng Multimedia và đa dịch vụ: Trong khi tiến hành đàm thoại người sử dụng có thể vừa nói chuyện vừa sử dụng các dịch vụ khác như truyền file, chia sẻ dữ liệu hay xem hình ảnh của người nói chuyện bên kia.
10.2 Các nhược điểm của VoIP
Giao thức Internet (và các mạng số liệu khác) không được thiết kế để truyền các thông tin thời gian thực như thông tin thoại. Do đó việc truyền tín hiệu thời gian thực trên mạng chuyển mạch gói là rất khó thực hiện do mất gói trong mạng là không thể tránh được. Ngoài ra độ trễ không cố định của các gói thông tin khi truyền trên mạng cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng thoại đòi hỏi phải có một cơ chế xử lý ở đầu thu. Để cho chất lượng dịch vụ có thể chấp nhận được, cần phải có một kỹ thuật nén tín hiệu có tỉ số nén lớn, có khả năng tái tạo các gói bị thất lạc… Tốc độ xử lý của các bộ Codec (Coder và Decoder) phải nhanh để không làm cuộc đàm thoại bị gián đoạn. Đồng thời cở sở hạ tầng cũng cần phải nâng cấp lên các công nghệ mới như: Frame Relay, ATM… để có tốc độ cao và phải có một cơ chế thực hiện chức năng QoS (Quality of Service)…
Ngoài ra còn có một số hạn chế của dịch vụ thoại IP (VoIP) so với dịch vụ thoại truyền thống là chất lượng dịch vụ và khả năng truy nhập dịch vụ. Hạn chế về chất lượng dịch vụ có nguyên nhân không phải do công nghệ VoIP mà do chính sách về chất lượng được thiết lập trước đó trên mạng Internet: dịch vụ chỉ được cung cấp với chất lượng “tốt nhất có thể” (best-effort) và do đó không đảm bảo hoàn toàn yêu cầu trong truyền tín hiệu thoại. Mức độ phức tạp của mạng cũng như các kết nối của mạng cũng là yếu tố làm giảm chất lượng dịch vụ. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thoại IP là do trên mạng Internet, dịch vụ IP phải được chia sẻ đường truyền cùng lúc với nhiều dịch vụ khác. Nếu so sánh, một kênh truyền tín hiệu thoại thông thường chỉ sử dụng khoảng 30% năng lực trong khi trên mạng Internet , tỷ lệ này là 100%.
11.Dịch vụ
Ngay từ khi các máy tính bắt đầu kết nối với nhau, vấn đề các mạng phức phạp luôn là mối quan tâm của mọi người. Mạng máy tính phát triển bên cạnh mạng điện thoại. Các máy tính và các điện thoại song song tồn tại ngay trong một cơ cấu, giữa các cơ cấu khác nhau, và trong mạng rộng WAN. Công nghệ VoIP không ngay lập tức đe dọa đến mạng điện thoại toàn cầu mà nó sẽ dần thay thế thoại chuyển mạch trên kênh truyền thống.
11.1.Thoại thông minh
Hệ thống điện thoại ngày nay càng trở nên hữu hiệu: rẻ, phổ biến, dễ sử dụng, cơ động. Nhưng nó hoàn toàn “ngớ ngẩn”. Nó chỉ có 12 phím để điều khiển. Trong những năm gần đây, người ta đã cố gắng để tạo ra thoại thông minh, đầu tiên là các thoại để bàn, sau đến là các server. Nhưng mọi cố gắng đều thất bại do tồn tại các hệ thống có sẵn.
Internet sẽ thay đổi điều này, kể từ khi Internet phủ khắp toàn cầu, nó đã được sử dụng để tăng thêm tính thông minh cho mạng điện thoại toàn cầu. Giữa mạng máy tính và mạng điện thoại tồn tại một mối liên hệ. Internet cung cấp cách giám sát và điều khiển các cuộc thoại một cách tiện lợi hơn. Chúng ta có thể thấy được khả năng kiểm soát và điều khiển các cuộc thoại thông qua mạng Internet.
11.2. Dịch vụ tính cước cho bị gọi (Toll-Frê)
Thoại qua Internet giúp bạn có khả năng cung cấp dịch vụ tính cước cho bị gọi đến kách hàng ở nước ngoài cũng giống như khách hàng ở trong nước. Để thực hiện được điều này, bạn chỉ cần PC với hệ điều hành Windows 9x, địa chỉ kết nối Internet (tốc độ 28,8kbps hoặc nhanh hơn), và chương trình phần mềm chuyển đổi chẳng hạn như Quicknet’s Techonologies Internet Phone Jack.
Thay vị gọi qua mạng điện thoại truyền thống, khách hàng có thể gọi cho bạn qua mạng Internet bằng việc sử dụng chương trình phần mềm chẳng hạn như Internet Phone của Vocaltec hoặc Netmeeting của Microsoft. Với các chương trình phần mềm này, khách hàng có thể gọi đến công ty của bạn cũng giống như việc họ gọi qua mạng PSTN.
Bằng việc sử dụng chương trình chẳng hạn Internet Phone Jack, bạn cũng có thể sử lý các cuộc gọi giống như xử lý các cuộc gọi khác. Bạn có thể định tuyến các cuộc gọi này tới nhà vận hành, tới các dịch vụ tự động trả lời, tới các ACD. Trong thực tế, hệ thống điện thoại qua Internet và hệ thống điện thoại truyền thông là hoàn toàn như nhau.
11.3. Dịch vụ Callback Web.
“Worlwide web” đã làm cuộc cách mạng trong cách giao dịch với khách hàng của các doanh nghiệp. Với tất cả các tiềm năng của web, điện thoại vẫn là một phương tiện kinh doanh quan trọng trong nhiều nước. Điện thoại web hay “bấm số” (click to dial) cho phép các nhà doanh nghiệp có thể đưa thêm các phím bấm lên trang web để kết nối tới hệ thống điện thoại của họ. Dịch vụ bấm số là cách dễ nhất và an toàn nhất để đưa thêm các kênh trực tiếp từ trang web của bạn vào hệ thống điện thoại.
11.4. Dịch vụ Fax qua IP.
Nếu bạn gửi nhiều fax từ PC, đặc biệt là gửi ra nước ngoài thì việc sử dụng dịch vụ Internet faxing sẽ giúp đỡ bạn tiết kiệm được tiền và cả kênh thoại. dịch vụ này sẽ chuyển trực tiếp từ PC của bạn qua kết nối Internet. Hàng năm, trên thế giới tốn hơn 30 tỷ USD cho việc sử dụng fax đường dài. Nhưng ngày nay Internet fax đã làm thay đổi điều này. Việc sử dụng Internet fax không những được mở rộng cho thoại mà còn cho cả dịch vụ fax. Một trong những dịch vụ gửi fax được ưa chuộng là Comfax.
Khi sử dụng dịch vụ thoại và fax qua Internet, có hai vấn đề cơ bản:
Những người sử dụng dịch vụ thoại qua Internet cần có chương trình phần mềm chẳng hạn Quikinet’s Internet Phone JACK. Cấu hình này cung cấp cho người sử dụng khả năng sử dụng thoại qua Internet thay cho sử dụng điện thoại để bàn truyền thống.
Kết nối một Gateway thoại qua Internet với hệ thống điện thoại hiện hành. cấu hình này cung cấp dịch vụ thoại qua Internet giống như việc mở rộng hệ thống điện thoại hiện hành của bạn.
11.5. Dịch vụ Call Center.
Gateway câl center với công nghệ thoại qua Internet cho các nhà kiểm duyệt trang web với các PC trang bị multimedia kết nối được với bộ phận phân phối các cuộc gọi tự động (ACD). Một ưu điểm của thoại IP là khả năng kết hợp cả thoại và dữ liệu trên cùng một kênh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 77816.DOC