Tài liệu Cộng hưởng từ tuyến tiền liệt đa thông số hướng dẫn mục tiêu sinh thiết qua siêu âm ngã trực tràng: Đánh giá kết quả ban đầu: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 269
CỘNG HƯỞNG TỪ TUYẾN TIỀN LIỆT ĐA THÔNG SỐ
HƯỚNG DẪN MỤC TIÊU SINH THIẾT
QUA SIÊU ÂM NGÃ TRỰC TRÀNG: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU
Nguyễn Minh Thiền*, Lê Tuấn Khuê*, Phạm Thế Anh*, Đỗ Ngọc Anh Khoa*, Phan Thanh Hải*,
Nguyễn Tuấn Vinh**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt đa thông số (Mp-MRI)
hướng dẫn mục tiêu sinh thiết qua siêu âm ngã trực tràng (TRUS)trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (PCa)
(độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: ối tượng nghiên cứu: Tại Medic, từ tháng 03 đến tháng 11 năm
2017có 54 bệnh nhân, tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bướu tuyến tiền liệt có kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền
liệt (PSA) tăng, Siêu âm qua ngã tầng sinh môn nghi ngờ ung thư hoặc không. MP-MRI nghi ngờ ung thư
tuyến tiền liệt có PI RAD từ III đến V. Phương pháp n...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cộng hưởng từ tuyến tiền liệt đa thông số hướng dẫn mục tiêu sinh thiết qua siêu âm ngã trực tràng: Đánh giá kết quả ban đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 269
CỘNG HƯỞNG TỪ TUYẾN TIỀN LIỆT ĐA THÔNG SỐ
HƯỚNG DẪN MỤC TIÊU SINH THIẾT
QUA SIÊU ÂM NGÃ TRỰC TRÀNG: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU
Nguyễn Minh Thiền*, Lê Tuấn Khuê*, Phạm Thế Anh*, Đỗ Ngọc Anh Khoa*, Phan Thanh Hải*,
Nguyễn Tuấn Vinh**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt đa thông số (Mp-MRI)
hướng dẫn mục tiêu sinh thiết qua siêu âm ngã trực tràng (TRUS)trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (PCa)
(độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: ối tượng nghiên cứu: Tại Medic, từ tháng 03 đến tháng 11 năm
2017có 54 bệnh nhân, tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bướu tuyến tiền liệt có kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền
liệt (PSA) tăng, Siêu âm qua ngã tầng sinh môn nghi ngờ ung thư hoặc không. MP-MRI nghi ngờ ung thư
tuyến tiền liệt có PI RAD từ III đến V. Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân đã chọn lọc được khám trực tràng
bằng tay(DRE), xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), TRUS, chụp cộng hưởng từ đa thông
số (MP-MRI) sau đó sinh thiết tuyến tiền liệt12 mẫu dưới hướng dẫn MP-MRI và thu thập kết quả giải phẫu
bệnh.
Kết quả: Khảo sát TRUS và MP-MRI riêng biệt thấy độ nhạy là 92,8 % và 82,1%; Độ đặc hiệu là 73% và
61.5%; Giá trị tiên đoán dương là 78,8% và 69,7%; Giá trị tiên đoán âm là 90,5% và 76,2%. Khi kết hợp MP-
MRI và TRUSvới kết quả giải phẫu bệnh thấy rằng Độ nhạy là 95,6%; Độ đặc hiệu là 75%; Giá trị tiên đoán
dương là 81,5%; Giá trị tiên đoán âm là 93,7%. Nhận thấy rằng tỉ lệ phát hiện bệnh của MP-MRI thấp hơn so
với TRUS. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TRUS với ung thư tuyến tiền liệt; cụ thể là những người
có TRUS nghi ngờ thì tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt cao gấp 6,89 lần với p=0,002 (ktc 95% 2,01-23,59). Như vậy
kết hợp TRUS và MP-MRI thì tỉ lệ phát hiện bệnh cao (Độ nhạy là 95.6%), khi cả hai TRUS và MP-MRI không
nghi ngờ thì khả năng ung thư tuyến tiền liệt rất thấp (giá trị tiên đoán âm là 93.7%).
Kết luận: MP-MRI nên được sử dụng làm xét nghiệm phân loại trước khi sinh thiết tuyến tiền liệt ở nam
giới có PSA huyết thanh tăng cao. Sự kết hợp giữa TRUS và MP-MRI làm tăng khả năng lựa chọn và quyết định
sinh thiết tuyến tiền liệt, tránh được sinh thiết không cần thiết.
Từ khóa: cộng hưởng từ tiền liệt tuyến đa thông số, sinh thiết tiền liệt tuyến, siêu âm qua ngả trực tràng.
ABSTRACT
MULTIPARAMETRIC PROSTATE MAGNETIC RESONANCE IMAGING AND COGNITIVELY
TARGETED TRANSPERINEAL BIOPSY: INITIAL RESULTS
Nguyen Minh Thien, Le Tuan Khue, Pham The Anh, Do Ngoc Anh Khoa, Phan Thanh Hai,
Nguyen Tuan Vinh, Tran Ngoc Khanh, Le Luong Vinh.
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 269 – 276
Objectives: Evaluation of the effectiveness of Multiparametric Prostate Magnetic Resonance Imaging (MP-
MRI) guided biopsy by transrectal ultrasound(TRUS) in the diagnosis of prostate cancer (PCa) (sensitivity,
* Bác sĩ Trung tâm Y khoa Medic. **Bệnh viện Bình Dân.
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Minh Thiền Điện thoại: 0903.744242 Email: thiennguyen200937@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 270
specificity, positive predictive value, negative predictive value).
Material and Methods: From March to November 2017. At Medic,54 patients were diagnosed Benign
prostatic hyperplasia (BPH) with high prostate specific antigen (PSA) TRUS suspected of cancer or not. MP-
MRI suspected prostate cancer has PI RAD from III to V.Then all patients were given prostate biopsy (12 scores)
under MP-MRI guidelines.
Results: The separate TRUS and MP-MRI findings showed a sensitivity of 92.8% and 82.1%; Specificity
was 73% and 61.5%; Positive predictive value was 78.8% and 69.7%; Negative predictive values was 90.5% and
76.2%, respectively.When MP-MRI and TRUS fusion, the sensitivity was 95.6%; the specificity was 75%; the
positive predictive value was 81.5%; the negative predictive value was 93.7%.It was noticed that the detection rate
of MP-MRI was lower than that of TRUS.There was a statistically significant association between TRUS and
prostate cancer; in particular, those with suspected TRUS have a 6.89-fold increase in prostate cancer with p =
0.002 (95% CI 2.01-23.59). Thus, TRUS and MP-MRI fusion, the incidence of disease is high (sensitivity was
95.6%), when both TRUS and MP-MRI are unlikely, the probability of prostate cancer is very low (negative
predictive value was 93.7%).
Conclusions: MP–MRI should be used for classification before prostate biopsy in high PSA men. TRUS and
MP-MRI fusion will increase the possibility of choosing and determining prostate biopsy, avoiding overload
biopsy.
Keywords: multiparametric prostate magnetic resonance imaging, prostate biopsy, transrectal ultrasound.
TỔNG QUAN
Sinh thiết tuyến tiền liệt qua siêu âm trực
tràng (TRUS) là một trong những thủ thuật tiết
niệu phổ biến nhất với hơn một triệu thủ thuật
được thực hiện mỗi năm ở Châu Âu và Hoa Kỳ.
Việc chẩn đoán dương tính của ung thư tuyến
tiền liệt (PCa) đòi hỏi phải lấy mẫu trực tiếp của
tuyến. Đây là thủ thuật xâm lấn có tác dụng phụ
là đau, chảy máu, rối loạn cương và nhiễm
trùng. Các chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt gồm
có TRUS nghi ngờ và tăng kháng nguyên đặc
hiệu tuyến tiền liệt (PSA)(15,Error! Reference source not
found.).Tuy nhiên, các phác đồ sinh thiết nhiều mẫu
có hệ thống qua TRUS (SB-TRUS) không xác
định được các loại ung thư có không có dấu hiệu
so với những ung thư có dấu hiệu và tỷ lệ sai số
âm tính giả cao, từ 20 đến 30%(1,33).Điều này có
thể dễ dàng giải thích bởi hai yếu tố: Thứ nhất,
bởi các giới hạn vật lý TRUS (khoảng cách từ đầu
dò, sự vôi hóa, sự phụ thuộc của người vận
hành), làm cho TRUS thực hiện tốt nhất ở phần
sau của vùng ngoại vi (PZ) và kém ở nơi khác;
mặc dù có những tiến bộ kỹ thuật đáng kể(18,20).
Thứ hai, sự giới hạn của việc lấy mẫu sinh thiết
mục tiêu tới phần sau của PZ. Việc bổ sung các
sinh thiết mục tiêu (TB) trên những hình ảnh
siêu âm nghi ngờ(8) và nhiều nỗ lực để tối ưu hóa
phác đồ sinh thiết(4,15,26,29) có hiệu quả vừa phải
nhưng không thay đổi tỉ lệ sai số.
Chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt “đa
thông số” (MP-MRI)tuyến tiền liệt từ lâu đã
được sử dụng để đánh giá giai đoạn PCa, sau
sinh thiết dương tính, ở một số bệnh nhân được
chọn. Những tiến bộ của các kỹ thuật hình ảnh
mới (hình ảnh DCE), diffusion-weighted
imaging (DWI) đã thay đổi triệt để cách thức khi
sử dụng MRI(5,19,13). Trong một vài năm, MRI "đa
thông số" (MP-MRI), bao gồm hình thái học,
DCE, và hình ảnh DWI đã chứng minh tính
chính xác trong việc phát hiện, định vị và đánh
giá mức độ và sự diễn tiến của các khối ung thư
trong toàn bộ tuyến. Một số nhóm đã nêu bật
tính hữu ích của nó trước khi sinh thiết tuyến
tiền liệt qua TRUS để phát hiện các tổn thương
không thể được chẩn đoán theo cách khác; hoặc
do vị trí của chúng (trong vùng màu xám) hoặc
với kích thước của chúng (các tổn thương nhỏ
chưa được phát hiện bởi SB)(9,11,14,21,22,23,25,28,32).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 271
Có 3 loại MP-MRI chính hướng dẫn sinh
thiết mục tiêu dưới hình ảnh TRUS: (a) sự
phối hợp kinh nghiệm sử dụng “visual
registration” (TB-VI); (b) sự phối hợp hổ trợ
phần mềm sử dụng “rigid registration” (TB-
FUr)(không thay đổi hình học dữ liệu TRUS
và MRI)(10,12,35). (c) sự phối hợp có hổ trợ phần
mềm sử dụng “elastic registration” (TB-FUe)
(thường đòi hỏi vẽ và phân khu vực tuyến tiền
liệt trong cả hai phương thức MRI –TRUS và
phối hợp phần mềm hai tuyến ảo)(27). Bên cạnh
3 kỹ thuật này, hướng dẫn sinh thiết trong
máy quét MRI (còn được gọi là " in-bore
targeting"), được mô tả lần đầu tiên vào năm
2000(30), vẫn còn chưa hợp lý, vì chi phí, hiệu
quả và tính khả thi so với TRUS hình ảnh.Mặc
dù có nhiều kỹ thuật đã được mô tả để hướng
dẫn sinh thiết đến các mục tiêu trên MP-MRI
nhưng cách đơn giản nhất là thực hiện “visual
registration” dữ liệu MRI và dữ liệu TRUS
cùng với nhau.Kỹ thuật này ngày nay được sử
dụng rộng rãi bởi vì nó đơn giản, không tốn
kém, và không đòi hỏi thiết bị bổ sung.
Do đó, có những trường hợp PSA tăng, siêu
âm qua ngã trực tràng không ghi nhận hành ảnh
nghi ngờ ung thư,đứng trước những tình huống
này chúng ta không biết có nên sinh thiết hay
theo dõi do viêm tuyến tiền liệt? Dựa vào những
nghiên cứu trước chúng tôi quyết định phối hợp
thêm MP-MRI tuyến tiến liệt và dựa vào chỉ dẫn
của MP-MRI tuyến tiền liệt để có quyết định là
sinh thiết hay là điều trị và theo dõi. Hiện tại ở
Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về
vấn đề này. Đó là lý do nghiên cứu này được
tiến hành.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân
có PSA tăng trên 4ng/ml, siêu âm qua ngã trực
tràng thấy có nhân hoặc không thấy nhân, chúng
tôi kết hợp với MRI tuyến tiền liệt để xét chỉ định
sinh thiết tuyến tiền liệt.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của chụp cộng hưởng từ
tuyến tiền liệt đa thông số (MP-MRI) hướng dẫn
mục tiêu sinh thiết qua siêu âm ngã trực
tràng(TRUS) trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền
liệt (PCa)(độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán
dương, giá trị tiên đoán âm).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả 54 bệnh nhân được chẩn đoán bướu
tuyến tiền liệt có PSA tăng, Siêu âm qua ngã tầng
sinh môn nghi ngờ ung thư hoặc không.MRI
nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt có PI-RADSxếp
loại từ III đến V của tác tác giả Henry Knipe,
Marcin Czarniecki (Prostate imaging reporting
and data system = PI-RADS).
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Hàng loạt trường hợp.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 03đến tháng 11 năm 2017 có 54
bệnh nhân.
Chọn lọc bệnh nhân
Bệnh nhân đã chọn lọc được khám trực tràng
bằng tay(DRE), xét nghiệm PSA, TRUS, chụp
cộng hưởng từ đa thông số (MP-MRI) sau đó
sinh thiết tuyến tiền liệt 12 mẫu dưới hướng dẫn
MP-MRI và thu thập kết quả giải phẫu bệnh.
Thu thập và xử lí số liệu
Nhập số liệu bằng phần mểm spss 16.0 và xử
lí số liệu phần mềm stata 14.0.
KẾT QUẢ
Tuổi
Qua phân tích cho thấy các đối tượng trong
nghiên cứu tuổi dưới hoặc bằng 70 chiếm tỷ lệ
59,3%. Tuổi trung bình là 68,8 ± 9,9 tuổi.
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi
với ung thư tuyến tiền liệt, những người trên 70
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 272
tuổi có tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt cao gấp 1,76
lần với p=0,005 (ktc 95% 1,19-2,60). (bảng 1).
Khảo sát mối liên quan giữa PSA với ung thư
tuyến tiền liệt
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa PSA
với ung thư tuyến tiền liệt; cụ thể khi PSA tăng
lên một bậc thì ung thư tuyến tiền liệt tăng 4,20
lần với p=0,07 (KTC 95% 1,49-11,80) (bảng 2).
Bảng 1. Mối liên quan giữa các đặc tính và đặc điểm lâm sàng của mẫu với ung thư tuyến tiền liệt (phân tích đơn
biến)
Đặc điểm
Giải phẫu bệnh
p PR (KTC95%)
Carcinoma n (%) TSLT n (%)
Nhóm tuổi
TB ± ĐLC: 68,8 ± 9,9 tuổi
72,2 ± 10,0
65,2 ± 8,72
0,01
1,93 (1,15-3,24)
≤ 70 tuổi 12 (37,5) 20 (62,5) 0,01 1
>70 tuổi 16 (72,7) 6 (27,3) 0,43 (0,20-0,90)
Dre
Không nhân 10 (28,6) 25 (71,4)
<0,001
1
Có nhân 18 (94,7) 1 (5,3) 3,31 (1,94-5,65)
VTTL
≤ 40 gr 20 (62,5) 12 (37,5) 0,059 1
>40 gr 8 (36,4) 14 (63,6) 0,58 (0,31-1,07)
PI-RADS
PI-RADS 3 7 (28,0) 18 (72,0) 1
PI-RADS4 12 (66,7) 6 (33,3) 0,01 2,38 (1,16-4,86)
PI-RADS5 9 (81,8) 2 (18,2) 0,002 2,92 (1,45-5,84)
PSA
< 10 ng/ml 3 (21,4) 11 (78,5) 1
10-30 ng/ml 16 (53,3) 14 (46,7) 0,09 2,48 (0,85-7,23)
>30 ng/ml 9 (90,0) 1 (10,0) 0,007 4,20 (1,49-11,80)
Bảng 2. Mối liên quan giữa các đặc tính và đặc điểm lâm sàng của mẫu với ung thư tuyến tiền liệt (Phân tích đa
biến)
Đặc điểm
Giải phẫu bệnh
p PR (KTC95%)
Carcinoma n (%) TSLT n (%)
Nhóm tuổi
≤ 70 tuổi 12 (37,5) 20 (62,5)
0,005
1
>70 tuổi 16 (72,7) 6 (27,3) 1,76 (1,19-2,60)
Dre
Không nhân 10 (28,6) 25 (71,4)
0,20
1
Có nhân 18 (94,7) 1 (5,3) 1,29 (0,86-1,93)
VTTL
≤ 40 gr 20 (62,5) 12 (37,5) 0,71 1
>40 gr 8 (36,4) 14 (63,6) 1,09 (0,66-1,80)
Bmode
Không nghi ngờ 2 (9,5) 19 (90,5)
0,002
1
Có nghi ngờ 26 (78,8) 7 (21,2) 6,89 (2,01-23,59)
Pirad
Pirad 3 7 (28,0) 18 (72,0) 1
Pirad 4 12 (66,7) 6 (33,3) 0,07 2,05 (0,93-4,55)
Pirad 5 9 (81,8) 2 (18,2) 0,01 2,90 (1,21-6,96)
PSA
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 273
Đặc điểm
Giải phẫu bệnh
p PR (KTC95%)
Carcinoma n (%) TSLT n (%)
< 10 ng/ml 3 (21,4) 11 (78,5) 1
10-30 ng/ml 16 (53,3) 14 (46,7) 0,09 2,48 (0,85-7,23)
>30 ng/ml 9 (90,0) 1 (10,0) 0,007 4,20 (1,49-11,80)
Đánh giá PI-RAD và giải phẫu bệnh
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa PI-
RADS với ung thư tuyến tiền liệt; cụ thể khi
PI-RADStăng lên một bậc thì ung thư tuyến
tiền liệt tăng 2,90 lần với p=0,01 (ktc 95% 1,21-
6,96) (bảng 2).
Khảo sát mối liên quan khám trực tràng bằng
tay (DRE) vớigiải phẫu bệnh
Khám trực tràng có nhân chiếm tỷ lệ
35,2%%.
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
khám trực tràng bằng tay với ung thư tuyến tiền
liệt; cụ thể là những người khám trực tràng bằng
tay phát hiện có nhân thì tỉ lệ ung thư tuyến tiền
liệt cao gấp 3,31 lần với p=0,001 (ktc 95% 1,94-
5,65).
Độ nhạy là 64.3%, độ đặc hiệu là 96.2%, giá
trị tiên đoán dương(PPV) là 94.7%, giá trị tiên
đoán âm (NPV) là 71.4%.
Khám trực tràng bằng tay khi có nhân thì
khả năng ung thư cao(PPV là 94.7%).
Đánh giá TRUS và giải phẫu bệnh
Độ nhạy 92,8%; độ đặc hiệu 73%; giá trị tiên
đoán dương 78,8%; giá trị tiên đoán âm 90,5%;
độ chính xác 83,3%.
Bảng 3. Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán ung thư
tuyến tiền liệt
Đặc điểm
Giải phẫu bệnh
Dương tính
n (%)
Âm tính
n (%)
Siêu âm
Âm tính 2 (9,5) 19 (90,5)
Dương tính 26 (78,8) 7 (21,2)
Nhận xét: tỉ lệ phát hiện bệnh cao(Độ nhạy là
92.8%), khi TRUS(-) khả năng ung thư tuyến tiền
liệt rất thấp(NPV =90.5%).
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
Bmode với ung thư tuyến tiền liệt; cụ thể là
những người có Bmode nghi ngờ thì tỉ lệ ung
thư tuyến tiền liệt cao gấp 6,89 lần với p=0,002
(ktc 95% 2,01-23,59).
Đánh giá MRI và giải phẫu bệnh
Độ nhạy 82,1%; độ đặc hiệu 61,5%; giá trị
tiên đoán dương 69,7%; giá trị tiên đoán âm là
76,2%.
Bảng 4. Giá trị của MRI trong chẩn đoán ung thư
tuyến tiền liệt
Đặc điểm
Giải phẫu bệnh
Dương tính n (%) Âm tính n (%)
MRI
Âm tính 5 (23,8) 16 (76,2)
Dương tính 23 (69,7) 10 (30,3)
Nhận xét: tỉ lệ phát hiện bệnh 82.1%(thấp hơn
TRUS). Khi MRI(-) khả năng không ung thư
tuyến tiền liệt là 76.2%.
Đánh giá MRI – TRUS và giải phẫu bệnh
Độ nhạy 95,6%; độ đặc hiệu 75%; giá trị tiên
đoán dương 81,5%; giá trị tiên đoán âm 93,7%;
độ chính xác 68,5%.
Bảng 5.Giá trị của siêu âm + MRI trong chẩn đoán
ung thư tuyến tiền liệt
Đặc điểm
Giải phẫu bệnh
Dương tính n (%) Âm tính n (%)
Siêu âm + MRI
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 274
Âm tính 1 (6.2) 15 (93.8)
Dương tính 22 (81.5) 5 (18,5)
(Siêu âm+MRI cho kết quả dương tính khi cả 2 đều cho kết
quả dương tính và ngược lại)
Nhận xét: khi kết hợp TRUS và MRI thì tỉ lệ
phát hiện bệnh cao(Độ nhạy là 95.6%), khi
TRUS-MRI(-) khả năng ung thư tuyến tiền liệt
rất thấp (NPV =93.7%).
BÀN LUẬN
Sự phát triển của hình ảnh MRI tuyến tiền
liệt đã cho phép sử dụng nó trước khi sinh
thiết để phát hiện các bệnh ung thư nằm ở các
khu vực thường lấy mẫu được không đầy đủ
(vùng chuyển tiếp (TZ) trước, vùng mô đệm
cơ sợi phía trước (AFMS), sừng trước của PZ,
vùng đỉnh ngoài và vùng đáy) bằng các
phương pháp SB và không được phát hiện ở
hình ảnh TRUS. Do đó, ở nhiều trung tâm,
việc sinh thiết tuyến tiền liệt đã đưa ra MP-
MRI trước sinh thiết theo SB và chọn lựa TB
tùy trường hợp nghi ngờ trên MP-MRI.
Sử dụng MP-MRI để phân loại có thể cho
phép 27% bệnh nhân tránh sinh thiết tuyến tiền
liệt tiên phát và chẩn đoán 5% ung thư tuyến
tiền liệt không dấu hiệu lâm sàng. Nếu các kết
quả sinh thiết qua TRUS được hướng dẫn của
MP-MRI, có thể phát hiện ra đến 18% trường
hợp ung thư có ý nghĩa lâm sàng hơn so với của
sinh thiết tiêu chuẩn TRUS(sinh thiết dưới
hướng dẫn siêu âm qua ngã trực tràng). MP-
MRI, được sử dụng như một xét nghiệm phân
loại trước sinh thiết tuyến tiền liệt, có thể làm
giảm sinh thiết không cần thiết bằng một phần
tư. MP-MRI cũng có thể làm giảm sự chẩn đoán
quá mức ung thư tuyến tiền liệt không có dấu
hiệu lâm sàng và cải thiện khả năng phát hiện
ung thư có dấu hiệu lâm sàng(1)..
Phối hợp kinh nghiệm với quan sát trực tiếp
(TB-VI) là kỹ thuật lâu đời nhất, đơn giản nhất,
nhanh nhất và rẻ nhất. Nó đã được mô tả vào
giữa năm 2000(2,3,7,23,31,), tại các trung tâm có làm
MRI trước khi sinh thiết, cũng cần một bác sĩ
kinh nghiệm về TRUS. Nó được sử dụng rộng
rãi trên toàn thế giới(24), vì nó không yêu cầu
phần mềm bổ sung, không thêm thời gian quá
trình sinh thiết và có thể được thực hiện bởi bất
kỳ bác sĩ nào đã được đào tạo tại sinh thiết qua
TRUS, trong phòng thủ thuật cơ bản. Việc nhìn
trực tiếp bằng hình ảnh đòi hỏi phải có kiến thức
tốt về cách giải phẫu vùng tuyến tiền liệt và khả
năng xem dữ liệu MP-MRI ngay trước khi sinh
thiết, hoặc truyền tải chi tiết các vị trí mục tiêu
MP-MRI, hoặc tốt nhất, của cả hai.
Trong một bài tổng quan rộng rãi được viết
vào năm 2011, Moore và cộng sự(24) phát hiện ra
rằng trung bình 66% nam giới có MP-MRI nhắm
mô đích dương tính sinh thiết kết hợp TB với SB
có tỉ lệ phát hiện 43% ung thư có biểu hiện lâm
sàng (CSPCa).Trong nghiên cứu chúng tôi phân
tích thấy tỉ lệ phát hiện bệnh là 81.5% (CSPCa).
Trong nghiên cứu chúng tôi phân tích bằng
phép kiểm chi bình phương thấy nếu chỉ sử
dụng siêu âm qua ngã trực tràng thì kết quả giải
phẫu bệnh có độ nhạy và giá trị tiên đoán âm
cao (lần lượt là 92.8% và 90.5%). Còn nếu xét
riêng MP-MRI thì kết quả giải phẫu bệnh có độ
nhạy và giá trị tiên đoán âm (lần lượt là 82.1% và
76.2%) thấp hơn. Nhưng khi phối hợp cả trus và
MP-MRI thì kết quả giải phẫu bệnh có độ nhạy
và giá trị tiên đoán âm (lần lượt là 95.6% và
93.7%) cao nhất.
Khi so sánh với tác giả M.Minhaj siddiqui(17)
thấyrằng độ nhạy và giá trị tiên đoán âm của
TRUS phối hợp MP-MRI cao hơn, tỉ lệ lần lượt là
95,6%; 85% và 93,7%; 73%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 275
Biểu đồ 1 So sánh độ nhạy và giá trị tiên đoán âm của TRUS và MP-MRI
KẾT LUẬN
MP-MRI trước sinh thiết kết hợp với sinh
thiết mục tiêu hướng dẫn của TRUS đối với
tuyến tiền liệt là một bước tiến lớn trong quá
trình sinh thiết có hệ thống. Nó đang trở thành
chìa khóa cho việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền
liệt, bởi vì nó phát hiện các ung thư biểu hiện ở
những khu vực thường không lấy mẫu được
bằng sinh thiết có hệ thống. Những sinh thiết
này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng
hình ảnh(visual) hoặc kết hợp phần mềm dữ liệu
MP-MRI và TRUS.
So với các kỹ thuật phối hợp MP-MRI-
TRUS khác, hình ảnh trực quan “visual
registration” dễ làm hơn, rẻ hơn và đơn giản
hơn, làm cho nó tương thích với điều trị trong
ngày và tiềm năng đưa vào con đường chẩn
đoán tiêu chuẩn của PCa.
MP-MRI nên được sử dụng làm xét nghiệm
phân loại trước khi sinh thiết tuyến tiền liệt ở
nam giới có PSA huyết thanh tăng cao.
Sự kết hợp giữa TRUS VÀ MP-MRI làm
tăng khả năng lựa chọn và quyết định sinh
thiết tuyến tiền liệt, tránh được sinh thiết
không cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. . Ahmed HU, Brown LC et al (2017). Diagnostic accuracy of
multi-parametric MRI and TRUS biopsy in prostate cancer
(PROMIS): a paired validating confirmatory study. Lancet Oncol.;
389, No. 10071, p815–822.
2. Aigner F, Pallwein L, Pelzer A et al. (2007), “Value of
magneticresonance imaging in prostate cancer diagnosis,” World
Journalof Urology, vol. 25, no. 4, pp. 351–359,.
3. Beyersdorff D. and Hamm B (2005), “MRI for troubleshooting
detection of prostate cancer,” RoFo ¨ vol. 177, no. 6, pp. 788–795,
4. Delongchamps NB. and Haas GP (2009)., “Saturation biopsies
forprostate cancer:current uses and future prospects,”
NatureReviews Urology, vol. 6, no. 12, pp. 645–652,.
5. Dickinson L, Ahmed HU, Allen C et al., “Magnetic
resonanceimaging for the detection, localisation, and
characterisation ofprostate cancer: recommendations from a
European consensusmeeting,” European Urology, vol. 59, no. 4,
pp. 477–494, 2011.
6. Djavan B, Ravery V. Zlotta A et al (2001)., “Prospective
evaluation of prostate cancer detected on 1, 2, 3 and 4: when
should we stop?” The Journal of Urology, vol. 166, no. 5, pp. 1679–
1683.
7. .Engelhard K, Zugor V et al (2010), ¨“Prostate cancer detection
using an extended prostate biopsyschema in combination with
additional targeted cores fromsuspicious images in conventional
and functional endorectalmagnetic resonance imaging of the
prostate,” Prostate Cancerand Prostatic Diseases, vol. 13, no. 1, pp.
65–70,.
8. Gosselaar C, Schroder FH et al (2008) “The value of an
additional ¨hypoechoic lesion-directed biopsy core for detecting
prostatecancer,” BJU International, vol. 01, no. 6, pp. 685–690,.
9. Haffner J, Lemaitre L, Puech P et al (2011.)., “Role of
magneticresonance imaging before initial biopsy: comparison of
magnetic resonance imaging-targeted and systematic biopsy
forsignifcant prostate cancer detection,” BJU International,
vol.108, no. 8, part 2, pp. E171–E178,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 276
10. Kaplan I, Meskell P, Blake M et al (2002), “Real time MRI-
ultrasound image guidedstereotactic prostate biopsy,” Magnetic
Resonance Imaging, vol.20, no. 3, pp. 295–299,.
11. Kirkham A, Arya M et al (2009)., “Is it time to considera role for
MRI before prostate biopsy?” Nature Reviews ClinicalOncology,
vol. 6, no. 4, pp. 197–206,.
12. Kruecker J, Xu S et al (2008)., “Initial clinical experiencewith
real-time transrectal ultrasonography-magnetic
resonanceimaging fusion-guided prostate biopsy,” BJU
International, vol.101, no. 7, pp. 841–845,
13. Kurhanewicz J, Vigneron D et al (2008), “Multiparametric
magnetic resonance imaging in prostate cancer:present and
future,” Current Opinion in Urology, vol. 18, no. 1,pp. 71–77.
14. Lemaitre L, Puech P, Poncelet E et al (2009)., “Dynamic
contrastenhanced MRI of anterior prostate cancer:
morphometricassessment and correlation with radical
prostatectomy fndings,” European Radiology, vol. 19, no. 2, pp.
470–480,.
15. Loeb S, Vellekoop A et al (2013)., “Systematic review of
complications of prostate biopsy,” European Urology, vol. 64, no.
6, pp. 876–892,.
16. Meshref A, Schoenfeld L et al (2010)., “Importance ofadditional
“extreme” anterior apical needle biopsies in the initialdetection
of prostate cancer,” Urology, vol. 75, no. 5, pp. 1034–1039,.
17. Minhaj Siddiqui M; Rais-Bahrami S et al (2015). Comparison of
MR/Ultrasound Fusion–Guided Biopsy With Ultrasound-
Guided Biopsy for the Diagnosis of Prostate Cancer, JAMA.
313(4), 390-397,.
18. Mitterberger M, Horninger W et al. (2007), “A
prospectiverandomized trial comparing contrast-enhanced
targeted versussystematic ultrasound guided biopsies: impact on
prostatecancer detection,” Prostate, vol. 67, no. 14, pp. 1537–1542.
19. P. Puech, D. Huglo, G. Petyt, L. Lemaitre, and A. Villers,
“Imaging of organ-confned prostate cancer: functional
ultrasound, MRI and PET/computed tomography,” Current
Opinionin Urology, vol. 19, no. 2, pp. 168–176, 2009.
20. Pallwein L, Mitterberger M et al (2007), “Comparison
ofsonoelastography guided biopsy with systematic biopsy:
impacton prostate cancer detection,” European Radiology, vol. 17,
no.9, pp. 2278–2285.
21. Peyromaure M., Schull A. et al (2013)., “Prebiopsy magnetic
resonance imaging and prostate cancer detection: comparison of
random and targeted biopsies,” The Journalof Urology, vol. 189,
no. 2, pp. 493–499,.
22. Puech P., Colin P., Akin O et al (2010.), “Multimodality magnetic
resonance imaging ofprostate cancer,” Journal of Endourology,
vol. 24, no. 5, pp. 677–684,
23. Puech P, Potiron E, Lemaitre L et al (2009)., “Dynamic
contrastenhanced-magnetic resonance imaging evaluation of
intraprostatic prostate cancer: correlation with radical
prostatectomyspecimens,” Urology, vol. 74, no. 5, pp. 1094–1099,.
24. Robertson NL, Arsanious N et al (2013)., “Imageguided prostate
biopsy using magnetic resonance imagingderived targets: a
systematic review,” European Urology, vol. 63,no. 1, pp. 125–140.
25. Rosenkrantz AB, Deng FM., Kim S et al (2012)., “Prostate
cancer:multiparametric mri for index lesion localization—a
multiplereader study,” The American Journal of Roentgenology,
vol. 199,no. 4, pp. 830–837,.
26. Scattoni V, Zlotta A et al (2007) “Extended and saturation
prostatic biopsy inthe diagnosis and characterisation of prostate
cancer: a criticalanalysis of the literature,” European Urology, vol.
52, no. 5, pp.1309–1322,.
27. Shao W, Wu R et al (2004),“Deformable registration between
MRI/MRSI and ultrasoundimages for targeted robotic prostate
biopsy,” in Proceedings ofthe IEEE Conference on Cybernetics
and Intelligent Systems, pp.345–350, December.
28. Shimizu T, Nishie A, Ro T. et al (2009)., “Prostate cancer
detection: thevalue of performing an mri before a biopsy,” Acta
Radiologica, vol. 50, no. 9, pp. 1080–1088,.
29. Sung IH. Lee HJ, Jeong YC et al (2009)., “Should transitionzone
biopsies be added to 12-core systematic biopsies of theprostate?”
Journal of Clinical Ultrasound, vol. 37, no. 5, pp. 281–284,.
30. Tempany CM, Cormack R. et al (2000)., “Transperineal magnetic
resonance image guided prostate biopsy,” The Journal of Urology,
vol. 164, no. 2, pp. 385–387,.
31. Villers A, Puech P, Leroy X et al (2007), “Dynamic Contrast-
Enhanced MRI for PreoperativeIdentifcation of Localised
Prostate Cancer,” European UrologySupplement of s, vol. 6, no. 8,
pp. 525–532,.
32. Villers A, Puech P et al (2006), “Dynamic contrast enhanced,
pelvic phased arraymagnetic resonance imaging of localized
prostate cancer forpredicting tumor volume: correlation with
radical prostatectomy findings,” The Journal of Urology, vol. 176,
no. 6, pp. 2432–2437,.
33. Valeri A, Malavaud B, Desrichard O et al (2010)., “Strategies for
early diagnosis and prevention of prostate cancer,” Bulletin du
Cancer, vol. 97, no. 12, pp. 1499–1515,.
34. Williamson DA, Roberts SA, Paterson DL et al (2012).
Escherichia coli bloodstream infection after transrectal
ultrasound-guided prostate biopsy: implications of
fluoroquinolone-resistant sequence type 131 as a major causative
pathogen. Clin Infect Dis; 54: 1406–1412.
35. Xu S, Kruecker J, Turkbey B et al (2008)., “Real-time MRI-
TRUSfusion for guidance of targeted prostate biopsies,”
ComputerAided Surgery, vol. 13, no. 5, pp. 255–264,.
Ngày nhận bài báo: 10/05/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_huong_tu_tuyen_tien_liet_da_thong_so_huong_dan_muc_tieu.pdf