Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội

Tài liệu Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội: Xã hội học số 1 - 2007 17 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI Phạm Đỗ Nhật Tân I. Khái niệm công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của dân tộc và xã hội. Những quyền lợi cơ bản của con người và sự thoả mãn nó là mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ mới. Cùng với việc phát triển việc làm, bảo hiểm xã hội hướng tới từng bước mở rộng đến tất cả mọi người. Người lao động cần phải có sự bảo đảm để khắc phục những khó khăn vì mất hoặc giảm thu nhập khi bị ốm đau, sinh con hoặc khi bị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và kể cả khi bị thất nghiệp. Người nghỉ hưu cần đến bảo hiểm xã hội để đảm bảo cuộc sống trong quãng thời gian khi không còn khả năng lao động. Xã hội cần bảo hiểm xã hội để giữ ổn định mối quan hệ lao động, trật tự xã hội. Bảo hiểm xã hội đã giúp tạo nên lòng tin vào sự thay đổi về cơ cấu xã hội c...

pdf8 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 1 - 2007 17 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI Phạm Đỗ Nhật Tân I. Khái niệm công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của dân tộc và xã hội. Những quyền lợi cơ bản của con người và sự thoả mãn nó là mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ mới. Cùng với việc phát triển việc làm, bảo hiểm xã hội hướng tới từng bước mở rộng đến tất cả mọi người. Người lao động cần phải có sự bảo đảm để khắc phục những khó khăn vì mất hoặc giảm thu nhập khi bị ốm đau, sinh con hoặc khi bị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và kể cả khi bị thất nghiệp. Người nghỉ hưu cần đến bảo hiểm xã hội để đảm bảo cuộc sống trong quãng thời gian khi không còn khả năng lao động. Xã hội cần bảo hiểm xã hội để giữ ổn định mối quan hệ lao động, trật tự xã hội. Bảo hiểm xã hội đã giúp tạo nên lòng tin vào sự thay đổi về cơ cấu xã hội cũng như những yêu cầu của toàn cầu hóa và những lợi ích mang tính tiềm năng. Dưới góc độ kinh tế - xã hội, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm bảo hiểm xã hội với nội dung sau: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo trợ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Với nội dung trên, bảo hiểm xã hội đã trở thành một trong những quyền của con người và được Liên hợp quốc thừa nhận trong bản tuyên ngôn nhân quyền năm 1948: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng bảo hiểm xã hội, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, nhu cầu cho sự tự do phát triển con người”. Tiếp cận dưới góc độ này, Luật bảo hiểm xã hội nước ta cũng đã nêu rõ: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”. Ngày nay, ở hầu hết các nước, bảo hiểm xã hội đã được xây dựng thành các chế độ, chính sách và nhiều nước đã ban hành Luật bảo hiểm xã hội. Nội dung bảo hiểm xã hội đã được luật pháp của các nước thừa nhận, bảo hộ và được Liên hợp quốc công nhận là một Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 18 trong những quyền của con người. Tuy nhiên, khi nói đến bảo hiểm xã hội, cũng có nghĩa nói tới nội dung của các chính sách bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm xã hội. Chính sách bảo hiểm xã hội là những quy định chung của Nhà nước gồm những chủ trương, những định hướng lớn về các vấn đề cơ bản của bảo hiểm xã hội như mục tiêu, đối tượng, phạm vi và chế độ trợ cấp, các nguồn đóng góp, cách thức tổ chức thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. Còn chế độ bảo hiểm xã hội là những quy định cụ thể của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà hình thành hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp. Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu An sinh xã hội của ILO thông qua năm 1952 đã quy định bảo hiểm xã hội gồm 9 chế độ, đó là: chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử tuất, thất nghiệp, chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình. Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội cũng đồng thời là công bằng xã hội trong các chế độ bảo hiểm xã hội. Nội dung đó được thể hiện rõ ở các chức năng bảo hiểm xã hội đó là: Chức năng bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự giảm sút về thu nhập của người lao động và gia đình họ nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế của người lao động vì rủi ro ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tuổi già, chết Bảo hiểm xã hội chỉ thực sự có ý nghĩa kinh tế khi những thiếu hụt về thu nhập của người lao động và gia đình họ được bù đắp, trợ giúp. Chức năng phân phối lại thu nhập và góp phần tạo ra sự san sẻ, tương trợ giữa các nhóm lao động. Thực hiện chức năng này, bảo hiểm xã hội đã thực hiện phân phối lại giữa các nhóm người, giữa các thế hệ khi tham gia bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc “lấy số đông bù số ít”. Vì vậy, công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội còn được hiểu đó là quyền con người được tham gia bảo hiểm xã hội trên cơ sở đáp ứng các điều kiện thực hiện quyền đó người lao động đều có quyền được thụ hưởng các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. II. Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội mang tính lịch sử 1. Sự ra đời của bảo hiểm xã hội Con người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải lao động. Trong quá trình lao động, con người tác động vào tự nhiên và tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra sản phẩm, những giá trị cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình. Trong quá trình tác động, khai thác tự nhiên, con người ngoài chịu tác động của các quy luật khách quan, các điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, con người cũng phải tuân theo quy luật của cuộc sống: sinh ra, trưởng thành, tuổi già và chết. Quá trình đó không phải Phạm Đỗ Nhật Tân Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 19 lúc nào cũng gặp thuận lợi mà nhiều khi là khó khăn, bất lợi như ốm đau, tai nạn, mất việc làm, tuổi già,... và làm giảm nguồn thu nhập trong quá trình lao động. Để phòng ngừa và khắc phục những rủi ro trên, một trong các biện pháp thực hiện là lập quỹ dự trữ và tiến hành bảo hiểm tập trung trên phạm vi mở rộng toàn xã hội. Xã hội cộng sản nguyên thủy, do chưa có tư hữu về tư liệu sản xuất, mọi người cùng nhau lao động trong sự phân phối giản đơn, sản phẩm thu được phân phối bình quân nên khó khăn, bất lợi của mỗi người được cả cộng đồng chia sẻ, gánh chịu. Xã hội phong kiến thì quan lại dựa vào chế độ bổng lộc của nhà vua, người dân dựa vào sự đùm bọc trong họ hàng, cộng đồng làng xã, sự trợ giúp của những người hảo tâm. Trong điều kiện kinh tế thị trường với sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hóa nhằm đảm bảo cho người làm thuê một khoản chi phí nhất định để trang trải những nhu cầu tối thiểu cho người lao động khi gặp rủi ro trong quá trình lao động, từ nhu cầu khách quan đó đòi hỏi hình thành một quỹ tiền tệ được tồn tích từ khoản tiền trích hàng tháng của giới chủ. Nguồn quỹ này được tính toán trên cơ sở xác suất những biến cố tập hợp những người lao động làm thuê trong quá trình lao động. Cùng với sự phát triển sản xuất, nhiều tổng hợp rủi ro nảy sinh vượt quá khả năng khắc phục của giới chủ dẫn tới quỹ tiền tệ được hình thành không chỉ của giới chủ mà có sự tham gia của cả ba bên giới chủ, người lao động và của Nhà nước. Toàn bộ những hoạt động và những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên là cơ sở cho việc hình thành hoạt động bảo hiểm xã hội cho người lao động. 2. Hệ thống bảo hiểm xã hội Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên ra đời vào giữa thế kỷ XIX tại Đức, dưới thời Thủ tướng Bismark (1883-1889) với cơ chế ba bên (Nhà nước, giới chủ và người lao động) cùng đóng góp nhằm bảo hiểm cho người lao động trong một số trường hợp rủi ro. Đạo luật bảo hiểm xã hội đầu tiên trên thế giới được ban hành vào năm 1850 tại đây. Theo đạo luật này, bảo hiểm xã hội ra đời với sự tham gia bắt buộc của cả người làm công nói chung và cả giới chủ. Nhà nước giữ vai trò quản lý, hỗ trợ và giám sát hoạt động bảo hiểm xã hội. Chế độ bảo hiểm xã hội lần lượt ra đời. Năm 1883 có chế độ bảo hiểm ốm đau; năm 1884 bảo hiểm tai nạn lao động và năm 1889 bảo hiểm tuổi già và tàn tật. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, một số nước mở rộng thêm một số chế độ khác như bảo hiểm thất nghiệp (thực hiện tại Anh vào năm 1911, Mỹ năm 1935, ý năm 1937, Pháp năm 1958, Trung Quốc năm 1986,..). Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (16/12/1960) đã khẳng định: “Các quốc gia thành viên của Công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng an toàn xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội”. Sự phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội của các nước cho thấy, công bằng xã hội trong Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 20 chính sách bảo hiểm xã hội được thể hiện rõ là quyền được tham gia, quyền được thụ hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động và từng bước được mở rộng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. 3. Sự hình thành bảo hiểm xã hội ở nước ta a) Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1960 Từ những năm đầu khi mới thành lập nước, Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến các chính sách xã hội nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động nói riêng. Hiến pháp năm 1946 quy định về quyền cơ bản của công dân có nêu “Người lao động được bảo đảm quyền việc làm, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, cứu tế, phụ nữ được nghỉ trước khi đẻ”. Hiến pháp năm 1959 quy định: “Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để đảm bảo cho người lao động được hưởng điều đó. Nhà nước đảm bảo cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương”. Vào những năm 50, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 về quy định thời gian công tác và tuổi công chức nghỉ hưu. Những năm đầu hoà bình lập lại, Chính phủ ban hành Nghị định số 594/TTg ngày 11/12/1957 để thực hiện chế độ mất sức lao động đối với công nhân viên chức kháng chiến. Nhìn chung, các chế độ bảo hiểm xã hội trong thời kỳ này còn đơn giản, mức trợ cấp thấp và các khoản trợ cấp chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. b) Thời kỳ từ năm 1961 đến 1994. Năm 1961 Điều lệ bảo hiểm xã hội đầu tiên được ban hành kèm theo Nghị định số 218/CP để áp dụng đối với công nhân, viên chức Nhà nước; và Nghị định số 161/CP áp dụng đối với lực lương vũ trang. Theo Điều lệ này, quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ sự đóng góp của cơ quan, xí nghiệp và từ ngân sách Trung ương. Mức đóng góp của cơ quan, xí nghiệp là 4,7% so với tổng quỹ lương (trong đó 1% để chi 3 chế độ dài hạn và 3,7% chi 3 chế độ ngắn hạn) để thực hiện trợ cấp cho công nhân viên chức trong các trường hợp bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Năm 1985, ban hành Nghị định số 236/HĐBT bổ sung, sửa đổi một số quy định về bảo hiểm xã hội. Theo quy định này quỹ bảo hiểm xã hội được điều chỉnh với mức đóng bằng 13% so với quỹ lương. Trong đó tách làm 2 khoản: 8% chi cho 3 chế độ dài hạn; 5% cho 3 chế độ ngắn hạn. Như vậy, chính sách bảo hiểm xã hội trong giai đoạn này đã mở rộng đối tượng phù hợp với nền kinh tế tập trung bao cấp, xác định các chế độ bảo hiểm xã hội tương đối hợp lý, đã xác định mức đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo nguồn chi. Phạm Đỗ Nhật Tân Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 21 c) Thời kỳ từ năm 1995 đến nay Tại kỳ họp thứ V Quốc hội khóa 9 đã thông qua Bộ luật Lao động, Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995, trong đó Chương XII quy định những nguyên tắc chung nhất về chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995, quy định thực hiện bảo hiểm xã hội đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước và mọi người lao động theo loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995, thực hiện bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân và Nghị định số 19/NĐ-CP về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sáu năm sau, ngày 02/4/2002, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Lao động, theo đó các chế độ bảo hiểm xã hội có một số nội dung được sửa đổi. Như vậy, nhìn suốt quá trình lịch sử, có thể nhận định rằng: Bảo hiểm xã hội thực sự là một trong những chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, từng bước được đổi mới, hoàn thiện, phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo đời sống của người lao động trong quá trình lao động và nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống của họ và gia đình họ, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của xã hội. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đã tăng lên đáng kể từ 3,2 triệu người năm 1996 lên 5,8 triệu người năm 2004 và hiện nay là trên 6 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Cho đến nay, đã có khoảng gần 1,6 triệu người đang hưởng lương hưu. III. Chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu đáp ứng tốt hơn công bằng xã hội và an sinh xã hội Giai đoạn 2006 - 2010, bảo hiểm xã hội tiếp tục là một trong các lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở n- ước ta trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, với định hướng phát triển là tiếp tục cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặt ra: “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội". 1. Về mục tiêu: - Đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm xã hội. Bên cạnh loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, hình thành loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện, hướng tới mọi người lao động ở mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội; - Bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm cân đối thu chi quỹ bảo hiểm xã hội; - Khắc phục cơ bản những bất hợp lý của chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành; Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 22 - Từng bước cải thiện cuộc sống của người về hưu nhằm góp phần ổn định xã hội trong sự phát triển bền vững. 2. Quan điểm và nguyên tắc xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội Chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội được xây dựng trên cơ sở quan điểm và nguyên tắc sau: - Chính sách bảo hiểm xã hội là một bộ phận cơ bản của chính sách xã hội, lấy con ng- ười làm trung tâm, vì con người và do con người. Vì vậy, mọi nội dung của chính sách bảo hiểm xã hội phải nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội phải hướng tới đảm bảo cuộc sống cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong những trường hợp người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập, đồng thời phải thể hiện tinh thần chia sẻ cộng đồng giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. - Thể chế hóa Hiến pháp, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; đ- ược xây dựng một cách đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật, đảm bảo quan hệ hài hoà giữa hệ thống chính sách xã hội nói riêng và hệ thống chính sách kinh tế - xã hội nói chung trong quá trình phát triển và hội nhập. - Chính sách bảo hiểm xã hội xây dựng phải phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và điều kiện lịch sử của đất nước, bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ở các thời kỳ khác nhau. Chính sách bảo hiểm xã hội xây dựng theo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở đóng góp có chia sẻ rủi ro tuỳ theo tính chất của từng chế độ bảo hiểm xã hội, đảm bảo cân đối thu chi, bảo toàn và phát triển, góp phần thực hiện An sinh xã hội. - Thực hiện mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, các chế độ bảo hiểm xã hội và loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tình hình công nghiệp hóa đất nước. - Chính sách bảo hiểm xã hội được xây dựng trên cơ sở kế thừa và khắc phục các bất cập nhằm hoàn thiện các chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành, đồng thời tham khảo kinh nghiệm các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực, đáp ứng hội nhập quốc tế. Các quan điểm, nguyên tắc nêu trên đã được quán triệt và cụ thể hóa trong Luật bảo hiểm xã hội được Quốc hội khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 29/6/2006. 3. Một số nội dung cơ bản của Luật bảo hiểm xã hội - Đa dạng hóa loại hình bảo hiểm xã hội, mở rộng đối tượng và chế độ bảo hiểm xã hội. Ngoài loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc với các chế độ hiện hành như chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, Luật Bảo hiểm xã hội Phạm Đỗ Nhật Tân Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 23 còn có hai nội dung lớn đó là các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Nếu với bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ điều chỉnh những người lao động trong khu vực làm công hưởng lương có hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì chỉ có gần 30% lao động xã hội được tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, một bộ phận lớn người lao động tự tạo việc làm, người lao động không thuộc khu vực làm công hưởng lương sẽ không có cơ hội được tham gia và thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội sẽ là điều kiện để người lao động cả nước khi làm việc ở bất cứ địa phương nào, ở bất cứ loại hình kinh tế nào đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội đáp ứng nguyện vọng đông đảo người lao động, hướng tới bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động. Luật Bảo hiểm xã hội còn quy định việc chuyển đổi giữa 2 hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện khi một người lao động chuyển đổi hình thức tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang tự nguyện hoặc ngược lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình chu chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường. Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ mới nhưng rất cần thiết đối với người lao động trong nền kinh tế thị trường. Thực tế ở nước ta đã có những tiền đề của chế độ trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 17 và Điều 42 của Bộ luật Lao động là các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; việc thực hiện trợ cấp thôi việc cho người lao động theo Quyết định 176/HĐBT và Nghị định số 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Đã có hàng vạn người lao động nghỉ việc được giải quyết theo các chế độ trên. Các quy định trong chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc hỗ trợ người lao động khi mất việc làm, nhanh chóng được tiếp nhận trở lại trong thị trường lao động và là cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam vào WTO. - Sửa đổi, bổ sung các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành. Khắc phục cao nhất những bất cập, chưa hợp lý trong việc thực hiện các chính sách này, nhằm bảo vệ lợi ích cho người lao động, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng của các bên tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể: + Quy định thời gian tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội để hưởng trợ cấp khi nghỉ sinh con; + Xác định rõ nội dung chế độ, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động thực hiện chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp đối với người lao động; thiết kế mới mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo mức suy giảm khả năng lao động, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội. + Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo giới tính, theo điều kiện lao động; quy định chặt chẽ các trường hợp hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần; điều chỉnh theo hướng tăng mức trợ Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 24 + Xác lập mối quan hệ giữa chế độ hưu và tuất để đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng có tính chia sẻ và kế thừa. - Thực hiện đồng bộ một hệ thống giải pháp hợp lý nhằm bảo đảm quỹ bảo hiểm xã hội được bảo toàn, tăng trưởng bền vững và chủ động trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. Cụ thể: + Điều chỉnh cơ chế quản lý thu chi quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn; điều chỉnh tỷ lệ đóng hưởng bảo hiểm xã hội cũng như tuổi nghỉ hưu cho phù hợp trên cơ sở cân nhắc các khía cạnh xã hội và kinh tế; + Xác định rõ tiền lương, tiền công dùng làm căn cứ tính lương hưu của người nghỉ hưu; điều chỉnh cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; + Tăng mức sinh lời từ quỹ trên cơ sở quỹ được đầu tư vào những lĩnh vực an toàn, sinh lời cao. + Giảm dần chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo hướng đổi mới phương thức quản lý trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ. - Cải cách thủ tục giải quyết hành chính theo hướng thực hiện công khai việc đóng hưởng bảo hiểm xã hội ở cơ sở, tạo thuận lợi tốt nhất cho người sử dụng lao động và người lao động trong việc tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội. + Quy định cụ thể về hồ sơ cũng như quy trình thực hiện cho từng chế độ, từng hình thức bảo hiểm xã hội và trách nhiệm của người thực hiện; + Hướng tới việc hiện đại hóa công tác quản lý bảo hiểm xã hội trên cơ sở áp dụng công nghệ mới nhằm giải quyết chính xác, kịp thời, đáp ứng mọi yêu cầu thụ hưởng của người lao động. Đa dạng hóa loại hình bảo hiểm xã hội, hướng tới bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động, bảo đảm cuộc sống của người lao động, của mọi gia đình và công bằng xã hội góp phần ổn định, phát triển xã hội là mục tiêu cơ bản mà bảo hiểm xã hội trong thời gian tới phải đáp ứng. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Báo cáo tổng kết chính sách bảo hiểm xã hội. Hà Nội - 5/2006. 2. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ: Đặc san Tuyên truyền pháp luật số 9. Chuyên đề Luật Bảo hiểm xã hội. Nxb Tư pháp. Hà Nội - 11/2006. 3. Luật Bảo hiểm xã hội. Nxb Tư pháp. Hà Nội - 2006. 4. UNDP Việt Nam: Văn kiện đối thoại chính sách 2005/1, Ngoài xoá đói giảm nghèo: Khuôn khổ hệ thống bảo hiểm xã hội quốc gia hợp nhất ở Việt Nam. Hà Nội - 3/2005. 5. ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội: Pháp luật bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới, Nxb Tư pháp. Hà Nội - 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso1_2007_phamdonhattan_5613.pdf