Tài liệu Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Xã hội học số 3 (87), 2004 25
Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở
đối với ổn định và phát triển
theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa ở n−ớc ta
Hoàng Chí Bảo
1. Đổi mới nhận thức về vai trò của cơ sở
Cơ sở đ−ợc bàn tới ở đây là một cấp trong hệ thống quản lý hành chính của
nhà n−ớc chứ không phải tất cả mọi loại hình cơ sở nói chung. Đó chính là xã -
ph−ờng - thị trấn mà chủ yếu là xã.
Hiện nay ở n−ớc ta có trên 10.000 đơn vị cơ sở xã, ph−ờng, thị trấn, trong đó
có trên 9.000 xã với trên 86.000 thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc ở nông thôn từ đồng
bằng, trung du đến miền núi, vùng sâu, vùng xa của cả n−ớc.
Do n−ớc ta vẫn là n−ớc nông nghiệp nên địa bàn nông thôn gắn liền với kinh tế
nông nghiệp và cộng đồng xã hội dân c− nông thôn có một tầm quan trọng chiến l−ợc.
70% sức lao động và 80% dân c− đang sống ở nông thôn với trên 60 triệu dân,
12 triệu hộ gia đình. 50% số đảng viên là 20% tổ chức cơ sở đảng của toàn Đảng là ở
nông thôn. Đội ngũ cán bộ cơ sở ở nông th...
10 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 3 (87), 2004 25
Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở
đối với ổn định và phát triển
theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa ở n−ớc ta
Hoàng Chí Bảo
1. Đổi mới nhận thức về vai trò của cơ sở
Cơ sở đ−ợc bàn tới ở đây là một cấp trong hệ thống quản lý hành chính của
nhà n−ớc chứ không phải tất cả mọi loại hình cơ sở nói chung. Đó chính là xã -
ph−ờng - thị trấn mà chủ yếu là xã.
Hiện nay ở n−ớc ta có trên 10.000 đơn vị cơ sở xã, ph−ờng, thị trấn, trong đó
có trên 9.000 xã với trên 86.000 thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc ở nông thôn từ đồng
bằng, trung du đến miền núi, vùng sâu, vùng xa của cả n−ớc.
Do n−ớc ta vẫn là n−ớc nông nghiệp nên địa bàn nông thôn gắn liền với kinh tế
nông nghiệp và cộng đồng xã hội dân c− nông thôn có một tầm quan trọng chiến l−ợc.
70% sức lao động và 80% dân c− đang sống ở nông thôn với trên 60 triệu dân,
12 triệu hộ gia đình. 50% số đảng viên là 20% tổ chức cơ sở đảng của toàn Đảng là ở
nông thôn. Đội ngũ cán bộ cơ sở ở nông thôn, tính từ tr−ởng thôn trở lên cho tới các
cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và các cán bộ chuyên
môn ở xã trong cả n−ớc lên tới 2 triệu ng−ời h−ởng l−ơng và phụ cấp. Cơ sở hệ thống
chính trị ở cơ sở nông thôn n−ớc ta do đó có một vị trí quan trọng đối với sự ổn định
và phát triển đất n−ớc trong tiến trình đổi mới.
Bấy lâu nay, nhận thức về cơ sở còn nhiều điểm ch−a đúng, trong đó ch−a
hình dung thật rõ ràng, đầy đủ và chính xác đặc điểm và vai trò của cơ sở trong đời
sống xã hội cũng nh− trong hoạt động lãnh đạo và quản lý ở cơ sở. Tồn tại này cần
sớm đ−ợc khắc phục để vị trí và tầm quan trọng của cơ sở đ−ợc khẳng định trong
thực tế đúng nh− bản thân nó vốn có. Chính thực tiễn đổi mới, nhất là khi đi vào
kinh tế thị tr−ờng và vận động dân chủ hóa đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ sở, đòi
hỏi phải đổi mới nhận thức về nó.
Tr−ớc đổi mới, trong nền kinh tế hiện vật và kinh tế kế hoạch hóa với ph−ơng
thức quản lý hành chính mệnh lệnh theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và bình
quân, chúng ta chỉ nhìn nhận cơ sở nh− một cấp quản lý hành chính thấp nhất, cuối
cùng trong hệ thống 4 cấp.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển 26
Theo cách nhìn này, cơ sở không chỉ thấp nhất mà còn là nhỏ nhất, nên nói tới
cơ sở th−ờng chỉ thấy đó là một vi mô, trong khi nhà n−ớc, cấp Trung −ơng, toàn quốc
mới là một cái vĩ mô. Từ Trung −ơng tới cơ sở, từ cái vĩ mô tới cái vi mô, còn phải
qua các cấp, các tầng nấc trung gian khác là các địa ph−ơng gần với Trung −ơng nh−
tỉnh, thành phố, quận và huyện.
Nếu xét theo cấp độ quản lý và nhìn về l−ợng (quy mô diện tích, quy mô dân
số và dân c−, mức độ làm ra của cải vật chất, tính chất và lĩnh vực hoạt động) thì
cách hiểu về cơ sở nh− đã nêu trên là không có gì sai. Song đó mới chỉ là một
ph−ơng diện của vấn đề cần bàn, nó cho thấy ở quan niệm này một sự đúng đắn
không đầy đủ.
Hơn nữa, cách nhìn từ trên xuống, lâu dần theo thói quen đã nhiễm phải một
trong những khiếm khuyết lớn nhất trong t− duy quản lý là tính chất hành chính
quan liêu, quen dùng chỉ thị, mệnh lệnh từ trên để áp đặt xuống cơ sở, biến cơ sở
thành sự thụ động, bị động, trì trệ mà không thấy sự năng động, sinh động, tính đa
dạng phong phú muôn vẻ ở cơ sở, bởi cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống,
cơ sở là nơi diễn ra cuộc sống của dân, việc làm của dân, là thái độ và hành vi ứng xử
của dân chúng đối với mọi cấp chính quyền, mọi quan hệ xã hội giữa ng−ời và ng−ời.
Cách nhìn từ trên xuống một cách quan liêu - hành chính đã tạo nên những cách bức
với cơ sở (chỉ thấy cơ sở ở xa Trung −ơng và Trung −ơng tới cơ sở cũng xa quá, xuống
với cơ sở, đi cơ sở chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, tùy thuộc vào trách nhiệm công
việc hay phong cách dân chủ, thái độ và tình cảm đạo đức với dân của cán bộ cấp
trên chứ không mang tính pháp lý bắt buộc đ−ợc bảo đảm bởi chế tài, bởi kiểm tra và
giám sát).
Cách bức với cơ sở lại càng trở nên nghiêm trọng hơn khi hệ thống thể chế
chính quan liêu bị sơ cứng bởi các tầng nấc, giấy tờ, công văn, chỉ thị của các cấp
trên; bởi cả những khó khăn, trở ngại về giao thông đi lại do hạ tầng cơ sở kém phát
triển, bởi thiếu thông tin, không có thói quen cập nhật thông tin từ cơ sở của đội ngũ
công chức, viên chức quan liêu. Cơ sở nông thôn miền núi, với những làng bản xa xôi
gần nh− cách biệt, thậm chí không ít nơi bị bỏ quên, bị lãng quên, không đ−ợc đầu
t−, chăm sóc, không đ−ợc quan tâm để nó diễn ra một cách tự nhiên, tự phát. Những
cơ sở loại đó vốn đã lạc hậu, khó khăn, chậm phát triển hơn. Cách biệt ngày càng xa
thì thua thiệt trong phát triển sẽ ngày càng lớn.
Cái thấp nhất, nhỏ nhất trong quản lý không bao giờ đ−ợc đồng nhất với tính
chất kém quan trọng hơn, ít quan trọng hơn so với những cái cao hơn, lớn hơn. T−
duy so sánh hình thức ở đây đem áp dụng cho vị trí, vị thế của cơ sở là một sai lầm.
Đáng tiếc rằng, sai lầm ấy đã từng xảy ra khi nhận thức về cơ sở và ứng xử với cơ sở.
Về ph−ơng diện nhân lực quản lý, không phải vì cơ sở là cấp thấp nhất nên
đội ngũ cán bộ cơ sở bố trí thế nào cũng đ−ợc. Hiện trạng đội ngũ cán bộ cơ sở hiện
nay, kể cả cơ sở đô thị (ph−ờng) và cơ sở nông thôn (xã) đang yếu kém, bất cập, phần
lớn không đ−ợc đào tạo, không có chính sách, chế độ ổn định, hợp lý là hậu quả của
nhận thức không đúng và cách tổ chức, bố trí cán bộ nêu trên. Mỗi cấp trong hệ
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Hoàng Chí Bảo 27
thống quản lý có vị trí, vai trò, chức năng riêng của nó. Nhận thức và giải quyết
không đúng vấn đề này chẳng những gây trở ngại tới hoạt động và hiệu quả của cả
hệ thống mà còn làm tổn hại trực tiếp tới cơ sở và cả n−ớc vì mấu chốt của vấn đề là
dân và tổ chức cuộc sống của dân sao cho phát triển sức dân, có lực l−ợng của dân,
tài trí của dân góp sức vào thì mới thực hiện đ−ợc những kế hoạch, mục tiêu phát
triển xã hội, mới có động lực và nội lực để xây dựng kinh tế, phát trình văn hóa, đảm
bảo sự bền vững của chế độ.
Vĩ mô-toàn quốc và Trung −ơng lẽ dĩ nhiên là hết sức quan trọng, bởi đó là
cấp hoạch định đ−ờng lối, chiến l−ợc phát triển, ảnh h−ởng tới toàn bộ sự phát triển
của dân tộc và xã hội.
Nh−ng vi mô cũng có tầm quan trọng của riêng nó. Mỗi làng, xã nh− một cái
vi mô, là mỗi tế bào góp thành cái vĩ mô của toàn xã hội. Nó là những phân thể hợp
thành sức sống của cái toàn thể. Nhiều nhà họp lại thành làng, nhiều làng họp lại
thành n−ớc nh− Hồ Chí Minh nói. Kết cấu nhà - làng - n−ớc là một kết cấu bền vững,
định hình từ lâu trong lịch sử tạo thành sức sống của dân tộc, truyền thống, bản sắc
của một nền văn hóa. Hơn nữa, tuy là một cái vi mô nh−ng đó là một vi mô có tính
chỉnh thể xã hội, bởi mỗi một làng xã là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội, ở đó diễn
ra toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội, liên quan hàng ngày, hàng giờ tới cuộc sống
của ng−ời dân. Theo đó, vi mô làng xã chẳng những không phải là một kết cấu đơn
giản mà trái lại là một kết cấu hết sức phức tạp. Nó thực sự là một thực thể kinh tế -
xã hội, chính trị và văn hóa đóng vai trò nền tảng của cả xã hội, là động lực trực tiếp
của phát triển xã hội. Nếu quan tâm tới đời sống của dân, nếu thấm nhuần và nhất
quán với quan điểm dân là gốc của n−ớc thì cơ sở là cái vi mô trong tầm vĩ mô, thực
sự mang nội dung và tính chất vĩ mô. Thể chế quan liêu trong khi cách bức với cơ sở
thì nó đồng thời cách bức với dân chúng, xa dân nên không thấu hiểu cuộc sống của
dân, tâm t−, nguyện vọng của dân với biết bao lợi ích th−ờng nhật và nhu cầu chính
đáng của họ. Chỉ có thể chế dân chủ thì mới có thể gần dân, vì dân đ−ợc, nói theo Hồ
Chí Minh thì mới có thể hiểu dân, học dân, hỏi dân, lãnh đạo và phục vụ đ−ợc dân.
Với thể chế dân chủ thì cán bộ, công chức mới có thể tận tụy phục vụ dân trong sự
giúp đỡ, ủng hộ của dân, trong sự kiểm tra giám sát của dân, dân chủ mới không
biến thành “quan chủ”, công bộc của dân mới không biến thành “quan cách mạng”.
Trọng dân, tin dân và vì dân đã làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về vị
trí, vai trò của cơ sở khi mà dân và cuộc sống của dân là điểm xuất phát đồng thời là
mục tiêu, là tính h−ớng đích của mọi hoạt động lãnh đạo và quản lý, của việc đổi mới
tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.
Đổi mới nhận thức về vai trò của cơ sở, chúng ta đặc biệt l−u ý tới những điểm
d−ới đây:
- Cơ sở xã - ph−ờng - thị trấn là địa bàn sinh sống, làm ăn của nhân dân lao
động. Đó vừa là địa bàn diễn ra các hoạt động sản xuất - kinh doanh của ng−ời lao
động, của các hộ sản xuất - kinh doanh theo ngành nghề, của các cơ sở doanh nghiệp
theo các thành phần kinh tế... vừa là nơi diễn ra trao đổi, l−u thông các sản phẩm
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển 28
hàng hóa, là đầu mối của thị tr−ờng, nơi hình thành các quan hệ kinh tế giữa các chủ
thể sản xuất và tiêu dùng. Cơ sở cũng là địa bàn c− trú của dân, nơi diễn ra mọi hoạt
động của đời sống xã hội. Do đó, nói tới cơ sở là nói tới ng−ời dân (các chủ thể) và
cuộc sống của dân c− (hoạt động), là nói tới hình thức tổ chức các hoạt động sống của
cộng đồng, các mối quan hệ xã hội của con ng−ời giữa cá nhân với cộng đồng. Mỗi cơ
sở là một cộng đồng xã hội, ở đó có hoạt động kinh tế, có giao l−u văn hóa và đồng
thời tất yếu phải hình thành nên cộng đồng xã hội - chính trị, bởi có vai trò quản lý
hành chính của nhà n−ớc theo pháp luật, nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội và tổ
chức đời sống chính trị của các công dân.
- Cơ sở xã - ph−ờng - thị trấn, gọi chung là xã, đó là một cấp quản lý trong hệ
thống 4 cấp của Nhà n−ớc. Cấp cơ sở, đặc biệt ở nông thôn, không chỉ là cấp thực
hiện chức năng quản lý của nhà n−ớc mà còn là nơi diễn ra các hoạt động tự quản
của cộng đồng xã hội. Đây là nét đặc tr−ng của cơ sở và ở n−ớc ta, do đặc điểm và
truyền thống lịch sử nên tính cố kết cộng đồng đặc biệt nổi bật ở cơ sở.
Do kết hợp và đan xen giữa quản lý với tự quản nên cơ sở tuy là một cấp quản
lý hành chính nhà n−ớc nh−ng lại là một cấp không hoàn chỉnh, rõ nhất là ở chỗ, cán
bộ cơ sở không phải tất cả đều là công chức nhà n−ớc, theo đúng thể thức bổ nhiệm,
điều động, thuyên chuyển của nhà n−ớc. ở nông thôn làng xã, chỉ một số ít chức
danh gắn trực tiếp với chuyên môn nh− tài chính, địa chính, thống kê, văn phòng
trong ủy ban xã là cơ quan hành chính của cơ sở mới xếp theo ngạch công chức, còn
đa số là cán bộ do dân cử, dân bầu. Cán bộ cở cơ sở là ng−ời tại cơ sở, làm việc tại cơ
sở, hàng ngày sinh sống, làm việc và quan hệ trực tiếp với dân. Trong quan hệ với
dân, họ còn bị chi phối, ràng buộc rất mạnh mẽ bởi quan hệ họ hàng, thân tộc, bởi các
truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống làng xã.
- Vừa là cấp cuối cùng trong quản lý xét theo chức năng và thẩm quyền lại
vừa là cấp đầu tiên, nếu xét nó là nền tảng của cả hệ thống nên cơ sở là nơi diễn ra
mọi hoạt động của quần chúng, nơi tổ chức các phong trào xã hội của quần chúng để
triển khai thực hiện đ−ờng lối, chủ tr−ơng, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà n−ớc, nhằm đ−a đ−ờng lối, chính sách vào cuộc sống. Đặc điểm này nói
lên vai trò quan trọng đặc biệt của cơ sở. Mọi đ−ờng lối, chủ tr−ơng, chính sách của
Đảng và Nhà n−ớc có trở thành hiện thực hay không đều tùy thuộc vào việc tổ chức
triển khai thực hiện ở cơ sở có chu đáo, cụ thể, có tập hợp đ−ợc lực l−ợng dân chúng,
có phát huy đ−ợc nhiệt tình và sáng kiến của quần chúng hay không. Nó liên quan
trực tiếp tới hệ thống chính trị ở cơ sở, tới chất l−ợng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Có cán
bộ thì mới có phong trào mạnh mẽ, sôi nổi. Từ các phong trào của quần chúng ở cơ sở
mà nảy sinh rất nhiều sáng kiến của dân, sức sáng tạo của dân, xuất hiện những
điển hình tiên tiến của xã hội ở ngay cơ sở. Do đó, cơ sở là tr−ờng học thực tiễn để rèn
luyện cán bộ, làm cho cán bộ tr−ởng thành, phát huy đ−ợc phẩm chất và năng lực
trong công tác thực tế, nhờ đó làm tăng uy tín, ảnh h−ởng của Đảng, nhà n−ớc trong
quần chúng.
Cơ sở chẳng những cung cấp cán bộ cho phong trào, cho cơ sở và các cấp trên
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Hoàng Chí Bảo 29
cơ sở mà còn là nơi chứng thực tính đúng đắn của đ−ờng lối, chủ tr−ơng, chính sách
hoặc từ thực tiễn cơ sở mà kiểm nghiệm, phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa, làm cho
đ−ờng lối, chính sách ngày càng phù hợp với thực tiễn, càng hợp với lòng dân, đ−ợc
lòng dân hơn.
- Cơ sở gắn liền với dân, có quy mô từ hàng trăm, hàng nghìn ng−ời dân, hộ
dân tới hàng chục, hàng mấy chục nghìn ng−ời, tùy theo mức độ, quy mô dân số và
diện tích. Do đó, cơ sở tuy là cấp thấp nhất trong quản lý nh−ng lại là tầng sâu nhất,
là địa chỉ quan trọng nhất mà mọi chỉ thị, nghị quyết, chủ tr−ơng, đ−ờng lối, chính
sách của Đảng, Nhà n−ớc phải tìm đến, phải bằng mọi cách tổ chức, tuyên truyền,
vận động làm cho dân hiểu, dân tin và dân làm.
Cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện đ−ờng lối, chính sách, cấp hành động, do
đó, bố trí tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ ở cơ sở phải rất chú trọng tới tính thiết
thực, hiệu quả, cán bộ phải giỏi thực hành, biết thực hành lý luận một cách sáng tạo,
muốn vậy phải có tri thức, có kinh nghiệm, có lý luận, lại phải có ph−ơng pháp, đặc
biệt là biết làm công tác dân vận, biết vận động thuyết phục quần chúng, miệng nói
tay làm.
Cơ sở là nơi chính quyền trong lòng dân, cán bộ cơ sở từ dân mà ra. Do đó, cả
về mặt lý luận lẫn thực tiễn, cơ sở là cấp có nhiều lợi thế và khả năng nhất để giảm
thiểu nhiều nhất những thói tật quan liêu, hành chính, mệnh lệnh, hạn chế xuống
mức thấp nhất những tệ nạn tham ô, tham nhũng do dân chúng th−ờng xuyên kiểm
tra, giám sát hành vi cán bộ.
- Tính chất vừa quản lý vừa tự quản ở cơ sở thể hiện trong mối quan hệ giữa
xã và thôn. Đây là mối quan hệ tác động qua lại, phân công, phối hợp chứ không phải
là sự tách bạch cứng nhắc, siêu hình.
Về nguyên tắc, xã và chỉ có xã mới là cấp cơ sở và có chức năng quản lý hành
chính nhà n−ớc. Nh−ng địa bàn cơ sở là bao gồm cả thôn, gồm tất cả các thôn xóm
trong xã. Quản lý trên địa bàn xã phải xuống tới tận thôn xóm. ở đâu có dân, ở đó
phải tổ chức cuộc sống cho dân và phải có vai trò của quản lý. Thôn là đơn vị tự quản
cộng đồng, không phải là một cấp hành chính. Tr−ởng thôn có thể đ−ợc ủy ban nhân
dân xã ủy nhiệm cho một số công việc của xã đ−ợc tổ chức thực hiện trong cộng đồng
dân c− ở thôn. Song điều chủ yếu của thôn là tự quản. Việc tự quản các hoạt động
cũng không khép kín, biệt lập trong từng thôn, càng không đ−ợc đối lập quản. Có
những công việc và hoạt động tự quản diễn ra trên quy mô xã. Do đó, quản lý và tự
quản, xã và thôn không đ−ợc cản trở nhau mà phải phối hợp nhịp nhàng, với một
chuẩn mực và tuân thủ đúng pháp luật. Ph−ờng và các khu dân c−, các tổ dân phố ở
các phố, ngõ, ngách trên địa bàn đô thị cũng vậy.
Đặc thù tự quản ở cơ sở đòi hỏi phải hết sức chú trọng phát huy quyền dân
chủ, làm chủ, tự chủ của dân trong việc tổ chức cuộc sống.
Tại cơ sở xã hiện nay đồng thời tồn tại các thể chế quản lý, pháp luật nhà
n−ớc, quy chế dân chủ và các bản h−ơng −ớc của thôn, làng. Phải tổ chức thực hiện
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển 30
và tăng c−ờng kiểm tra, giám sát sao cho không để xảy ra các hiện t−ợng tùy tiện,
cục bộ địa ph−ơng, coi th−ờng pháp luật. Phải khắc phục tâm lý, ý thức đến hành vi,
hoạt động một nh−ợc điểm thâm căn cố đế là “lệ làng cao hơn phép n−ớc”, là t− t−ởng
dòng họ, bè phái, lợi dụng chức quyền theo kiểu “một ng−ời làm quan cả họ đ−ợc
nhờ”. Đó là những nét chung về đặc điểm, vai trò cơ sở, nhất là cơ sở ở nông thôn.
- Ngoài ra, còn cần phải chú ý tới một thực tế là cùng là cấp xã, cấp cơ sở
nh−ng xã - thôn, làng - xã ở n−ớc ta rất đa dạng, nó thống nhất trong khác biệt. Xã
đồng bằng khác xã trung du và miền núi. Xã ở miền Bắc rất khác xã ở miền Trung
và miền Nam. Xã có độ chênh lệch rất lớn về diện tích và dân số, về số thôn, làng, ấp,
bản. Có những xã miền núi rộng bằng cả một huyện, thậm chí một tỉnh đồng bằng.
Có xã ít dân nhất, chỉ có 136 ng−ời, lại có xã mấy chục ngàn ng−ời (tới 30.000-
40.000). Cá biệt còn có xã lên tới 86.000 ng−ời. Có xã chỉ có một thôn (“nhất xã nhất
thôn”) lại xã có tới 15, 20 thôn.
Xã lại th−ờng là cộng đồng đa tộc ng−ời, đa tôn giáo. Xã ở n−ớc ta, phần lớn là
xã thuần nông nh−ng cũng có những xã có truyền thống về nghề thủ công, có những
làng nghề nổi tiếng. Có xã đã phát triển mạnh th−ơng mại, dịch vụ. Nhiều xã đang
đô thị hóa, dân c− trong xã không chỉ có nông dân mà còn có cán bộ, công chức nghỉ
h−u, quân nhân xuất ngũ, th−ơng nhân, trí thức ....
Tóm lại, cơ cấu kinh tế của xã đang chuyển đổi. Cơ cấu xã hội ở xã đang ngày
một đa dạng hơn. Đời sống chính trị trong làng xã đang đan xen cả những biến đổi
tích cực, ổn định, phát triển lẫn những suy thoái, biến dạng, những tiêu cực và tệ
nạn xã hội. Có những xã nổi trội, xuất sắc, là những xã anh hùng trong đổi mới
(trong gần 9000 xã, chỉ có 22 xã đ−ợc phong danh hiệu này). Lại còn một phần đông
các xã đang phải nỗ lực v−ợt lên, ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, trì trệ. Cũng
không ít các xã đang quá yếu kém, đang xuất hiện các điểm nóng phải giải quyết1.
Bức tranh xã hội đó của cơ sở xã ở n−ớc ta thời kỳ đổi mới cho thấy, vấn đề cơ
sở ở n−ớc ta về thực chất là vấn đề xã, là nông thôn - nông nghiệp - nông dân.
Nhận thức đúng vai trò, đặc điểm của cơ sở, của cấp xã trong đổi mới và phát
triển tất yếu phải chú trọng giải quyết các vấn đề yếu kém trong phát sinh ở hệ
thống chính trị cơ sở, hệ thống chính trị cấp xã.
2. Hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển.
Đổi mới dựa trên một tiền đề quan trọng là ổn định, tr−ớc hết là ổn định
chính trị. Với ổn định chính trị, việc triển khai các nhiệm vụ đổi mới nhằm vào mục
đích phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Đổi mới theo định h−ớng xã hội
chủ nghĩa nên th−ớc đo quan trọng nhất của phát triển mà chúng ta phải phấn đấu
1 Xem:
- Hồ Văn Thông (chủ biên): Cộng đồng nông thôn làng xã n−ớc ta trong đổi mới. Nxb Chính trị Quốc
gia. Hà Nội - 2002.
- Hoàng Chí Bảo (chủ biên): Hệ thống chính trị cơ sở nông thôn n−ớc ta hiện nay - Hiện trạng, vấn đề,
giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 2003.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Hoàng Chí Bảo 31
để đạt đ−ợc là tăng tr−ởng kinh tế gắn liền với thực hiện từng b−ớc công bằng xã hội.
Đảng ta đã xác định, đổi mới nhằm thực hiện dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Điều đó cho thấy, mục tiêu của đổi mới cũng chính là
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Thực hiện thành công các nhiệm vụ của đổi mới, về
căn bản cũng là thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở n−ớc ta, tr−ớc
hết đó là những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đổi mới h−ớng tới ổn định và phát triển xã hội ở n−ớc ta, là một quá trình lâu
dài, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, đòi hỏi phải huy động mọi nỗ lực sáng tạo
của toàn dân, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của xã hội mà nguồn lực quan
trọng nhất, quyết định nhất chính là nguồn lực con ng−ời để phục vụ ngày một tốt
hơn cuộc sống của con ng−ời, của nhân dân lao động. Con ng−ời đ−ợc xác định vừa là
mục tiêu vừa là động lực của đổi mới.
Đ−ờng lối đổi mới do Đảng ta khởi x−ớng từ Đại hội VI (1986), đ−ợc phát triển
và hoàn thiện tới Đại hội XI gần đây đã thể hiện nhất quán một t− t−ởng lớn là giải
phóng để phát triển. Đó là giải phóng sức sản xuất và mọi tiềm năng của xã hội, tháo
gỡ những lực cản và thúc đẩy những nhân tố động lực của phát triển. Giải phóng sức
sản xuất (lực l−ợng sản xuất) đi liền với giải phóng ý thức, tinh thần của xã hội. Giải
phóng sức sản xuất đòi hỏi phải thay đổi quan niệm và mô hình phát triển kinh tế,
bằng cách chuyển nền kinh tế hiện vật, kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và
bình quân sang kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần, áp dụng cơ chế thị tr−ờng và
giờ đây, qua gần 20 năm đổi mới, chúng ta đã xác lập nền kinh tế thị tr−ờng định
h−ớng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế hàng hóa
và kinh tế thị tr−ờng, đó là một b−ớc đột phá lớn, một giải pháp cơ bản để giải phóng
sức sản xuất.
Động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự giải phóng và phát triển này chính là lợi ích
của ng−ời lao động đ−ợc tôn trọng và bảo đảm bằng cơ chế lợi ích dựa trên việc giải
quyết hài hòa các quan hệ lợi ích. Khoán trong nông nghiệp, từ khoán sản phẩm đến
khoán hộ, tới từng hộ nông dân, thừa nhận kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản ở nông
thôn là giải pháp đột phá đã khai thông đúng động lực phát triển đó. Điều này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển ở n−ớc ta - một n−ớc nông nghiệp và
đa số ng−ời lao động là nông dân. Từ chủ tr−ơng phát triển kinh tế hộ, ng−ời nông
dân và hộ nông dân đ−ợc giao đất, giao rừng, đ−ợc đảm bảo quyền sử dụng ruộng đất
lâu dài và chủ động sản xuất - kinh doanh, mở rộng quy mô phát triển kinh tế trang
trại đồng thời tổ chức lại nền kinh tế hợp tác với mô hình hợp tác xã kiểu mới. Cơ sở
kinh tế ở nông thôn đã thực sự đổi mới và b−ớc vào quỹ đạo phát triển, thực hiện
chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế bằng công nghiệp hóa nông nghiệp và
nông thôn, làm cho kinh tế nông nghiệp v−ợt qua ng−ỡng thuần nông truyền thống,
trở thành kinh tế hàng hóa. Ng−ời nông dân truyền thống từ bao đời nay sản xuất
bằng kinh nghiệm và tập quán sẽ từng b−ớc chuyển mình thành ng−ời lao động mới,
có kiến thức, có học vấn, làm quen và thích ứng với kinh tế thị tr−ờng. Các chủ trang
trại thành các chủ sản xuất kinh doanh, biết làm giàu, các trang trại cũng nh− các
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển 32
hợp tác xã đ−ợc tổ chức nh− những doanh nghiệp. Theo xu h−ớng đó, một nông thôn
mới đang dần dần hình thành, từ nông thôn cổ truyền trở thành nông thôn hiện đại
đ−ợc đô thị hóa.
Kết quả đó đã từng b−ớc hiện hình và sẽ còn phát triển ngày một rõ nét và trở
nên phổ biến hơn. Đó chính là kết quả đ−ợc tạo ra bởi giải phóng sức sản xuất, phát
triển kinh tế hàng hóa, thị tr−ờng.
Cùng với giải phóng sức sản xuất là giải phóng ý thức, tinh thần xã hội với lực
đẩy mạnh mẽ của dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, tr−ớc hết là dân chủ hóa
kinh tế và chính trị. Với lực phát động của dân chủ hóa, con ng−ời đ−ợc tự do t− t−ởng,
đ−ợc phát huy tính chủ động và sáng kiến của mình trong công việc và trong mọi hoạt
động. Con ng−ời đ−ợc làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Mọi thành viên
của cộng đồng đ−ợc đảm bảo những cơ hội nh− nhau để phát triển. Đó chính là công
bằng về cơ hội phát triển dựa trên sự công bằng về phân phối lợi ích. Pháp luật đảm
bảo cho dân chủ đ−ợc thực hiện đối với mọi công dân. Lợi ích cá nhân đ−ợc thực hiện
bằng lao động chính đáng của mình và làm giàu dựa trên lao động chính đáng chẳng
những đ−ợc tôn trọng mà còn đ−ợc xã hội khuyến khích. Đó là đảm bảo kinh tế rất
quan trọng làm cho dân chủ trở thành hiện thực chứ không dừng lại là một −ớc muốn.
Nhờ đảm bảo và phát huy dân chủ mà ng−ời dân mới thực sự là ng−ời chủ và biết làm
chủ. Quyền làm chủ đi liền với nghĩa vụ của ng−ời chủ. Lợi ích gắn liền với trách
nhiệm. Pháp luật kiểm soát và điều chỉnh hành vi cũng nh− các mối quan hệ xã hội
làm cho dân chủ đ−ợc thực hiện một cách lành mạnh, không rơi vào những biến dạng
phản dân chủ, những sự vi phạm dân chủ hay dân chủ hình thức.
Tuy nhiên, phải có thời gian cho sự tr−ởng thành ý thức dân chủ của mọi công
dân, nhất là đối với nông dân và cộng đồng xã hội nông thôn bởi đây là đối t−ợng còn
nhiều hạn chế về học vấn và sự hiểu biết pháp luật, cả những sự lạc hậu của phong
tục,tập quán, lối sống cũ ch−a đ−ợc cải tạo hết.
Mặt khác, trình độ phát triển của dân chủ còn phụ thuộc nhiều vào trình độ
phát triển kinh tế, văn hóa nói chung của xã hội cũng nh− năng lực quản lý của nhà
n−ớc, sự đổi mới tổ chức, nội dung, ph−ơng pháp hoạt động của hệ thống chính trị, từ
Đảng, Nhà n−ớc tới Mặt trận và các đoàn thể, ở mọi cấp độ, từ Trung −ơng tới địa
ph−ơng và cơ sở. Cuối cùng, dân chủ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của pháp luật, sự
nghiêm minh luật pháp trong xét xử, thói quen tôn trọng luật pháp của công dân,
khả năng phòng ngừa và khắc phục những hậu quả phản dân chủ của quan liêu,
tham nhũng.
Cuộc vận động dân chủ hóa ở n−ớc ta là một cuộc vận động xã hội rộng lớn
nhằm đảm bảo cho kinh tế phát triển, chính trị ổn định và phát triển, để xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cho đa số nhân dân lao động, xây dựng nhà n−ớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân. ở thời điểm và giai đoạn
hiện nay, việc thực hiện dân chủ đang h−ớng mạnh về cơ sở, tại cơ sở, đối với ng−ời
dân ở cơ sở, tr−ớc hết là ở nông thôn đối với nông dân.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Hoàng Chí Bảo 33
Quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị theo t− t−ởng giải phóng và
phát triển, thực hiện kinh tế thị tr−ờng và dân chủ hóa đã một mặt cho thấy tác
dụng lực đẩy quan trọng của nó, mặt khác cũng làm bộc lộ những hậu quả tại hại từ
các nhân tố kìm hãm, cản trở phát triển, làm biến dạng phát triển thành phản phát
triển. Những nhân tố đó, một mặt xuất hiện từ mặt trái của cơ chế thị tr−ờng và
kinh tế thị tr−ờng, mặt khác là sự yếu kém, bất cập trong quản lý từ thể chế luật
pháp, cơ chế, chính sách đến sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức có
quyền. Quy tự và nổi bật nhất từ các nhân tố lực cản đó chính là quan liêu và tham
nhũng đã trở thành trọng bệnh của nhà n−ớc, thành quốc nạn, đang tiềm tàng những
tình huống gây mất ổn định và ở không ít nơi, trong đó có cơ sở nông thôn đã thực sự
trở thành những điểm nóng, những tình huống chính chị - xã hội.
Nếu kinh tế là nhân tố sâu xa nhất, là nhân tố, xét đến cùng quyết định sự
phát triển xã hội, thì trên thực tế, chính trị đã tác động trực tiếp tới trạng thái biến
đổi của kinh tế, những yếu kém trong lĩnh vực chính trị là nhân tố trực tiếp gây nên
mất ổn định chính trị - xã hội. Ng−ợc lại, chính trị đúng đắn, tích cực, đ−ợc lòng dân
có sức mạnh thay đổi tình hình, chẳng những mở đ−ờng cho kinh tế phát triển, khắc
phục đ−ợc khủng hoảng, mà còn quy tụ đ−ợc sức dân, lòng dân, phát huy sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sự đồng thuận xã hội để củng cố, bảo vệ chế độ.
Đ−ờng lối đổi mới và công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo là một minh chứng
thực tế sinh động cho điều đó. Đó là đ−ờng lối hợp lòng dân nhất, đáp ứng đ−ợc
nguyện vọng bức xúc của toàn dân, phù hợp với xu thế phát triển. Nhờ đó, đổi mới đã
nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành mối quan tâm thiết thân và sự nhập cuộc
nhanh chóng của mọi nhà, mọi ng−ời. Đó là xét trên tầm vĩ mô, đại cục, phổ biến. ở
cơ sở cũng vậy, những cơ sở có phong trào vững mạnh, có hệ thống chính trị cơ sở
đảm bảo tốt vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở, cơ quan quyền lực của dân, tức
là chính quyền, đảm bảo đ−ợc dân chủ, thực hiện đúng đ−ờng lối chính sách của
Đảng và Nhà n−ớc, chăm lo phát triển sản xuất và cuộc sống của dân, các đoàn thể
quần chúng thực sự tập hợp đ−ợc quần chúng đoàn viên, hội viên, tham gia có hiệu
quả vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, có đội ngũ cán bộ đảng viên
công tâm, liêm khiết, đoàn kết, g−ơng mẫu đ−ợc dân tín nhiệm thì ở những cơ sở đó
thực sự có ổn định và phát triển. Đó thực sự là những điển hình tiên tiến trong đổi
mới. Từ đó, có thể thấy, hệ thống chính trị ở cơ sở là nhân tố chính trị có tác động và
ảnh h−ởng trực tiếp tới ổn định, phát triển ở cơ sở và đối với toàn xã hội.
Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm một hệ thống các tổ chức đảng, chính
quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội của nhân dân, ở cơ sở, hoạt động
hợp pháp, đ−ợc pháp luật thừa nhận và bảo vệ, d−ới sự lãnh đạo của Đảng để thực
hiện quyền làm chủ, đảm bảo và phát huy dân chủ của nhân dân. Hệ thống đó bao
gồm: Đảng bộ hay chi bộ cơ sở, chính quyền (gồm Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân
dân), Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông
dân, Hội Cựu chiến binh. Đó là những tổ chức cấu thành hệ thống chính trị cơ sở.
Ngoài ra, ở cơ sở, nhất là ở nông thôn còn có rất nhiều tổ chức, nhiều hội do dân tự
nguyện lập ra, hoạt động tự quản, đảm bảo nhu cầu giao tiếp, liên kết cộng đồng,
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở đối với ổn định và phát triển 34
cùng nhau tổ chức đời sống trong cộng đồng, hoạt động theo nguyên tắc không trái
với quy định của luật pháp, góp phần phát triển đoàn kết, đồng thuận xã hội. Những
tổ chức này tuy không phải là những bộ phận hợp thành hệ thống chính trị nh−ng có
quan hệ mật thiết với hệ thống chính trị. Nếu hệ thống chính trị, nhất là Đảng và
chính quyền biết tạo điều kiện, biết cách lãnh đạo và quản lý, nếu Mặt trận với tính
cách là một liên minh chính trị - xã hội, biết cách vận động và phát huy tác dụng của
các tổ chức ấy thì sức mạnh đoàn kết - hợp tác - sáng tạo của cộng đồng xã hội ở cơ sở
sẽ đ−ợc nhân lên gấp bội. Đó sẽ là cơ sở xã hội của Đảng, của Nhà n−ớc, của cả chế độ
đ−ợc củng cố vững mạnh ngay từ cơ sở. Đó chính là kết hợp sức mạnh của các thiết
chế chính trị chính thống (quan ph−ơng) với các thiết chế xã hội mang đậm tính
nhân dân và tự quản cộng đồng (phi chính thống, phi quan ph−ơng) để tạo nên sự ổn
định từ cơ sở, sức bật phát triển từ cơ sở.
Hệ thống chính trị cơ sở do là cấp cơ sở của hệ thống chính trị của cả n−ớc nên
sự ổn định và phát triển của nó là nền tảng cơ sở để ổn định và phát triển trong toàn
xã hội.
Hệ thống chính trị ở cơ sở, thông qua hoạt động của các tổ chức và sự phối hợp
các hoạt động đó, làm cho đ−ờng lối, chủ tr−ơng, chính sách và luật pháp của Đảng
và Nhà n−ớc đ−ợc triển khai, đ−ợc thực hiện trong cuộc sống, đem lại lợi ích thiết
thân cho nhân dân, nhờ đó dân chúng củng cố lòng tin với Đảng, với chế độ, dân
chúng đem nhiệt tình, khả năng sáng tạo, sáng kiến của mình mà thực hiện các
nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, ích n−ớc lợi nhà. Hồ Chí Minh nhấn mạnh
rằng, không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân, việc khó mấy, có sức
dân đóng góp, dân giúp đỡ, dân thực hiện vẫn có thể giải quyết đ−ợc là vì vậy. Hệ
thống chính trị ở cơ sở là hệ thống mà từ tổ chức bộ máy đến cán bộ đều từ cơ sở mà
ra, là hệ thống gần dân nhất, tồn tại trong lòng dân, phát triển nhờ sức dân, do dân
tổ chức nên, dân giúp đỡ là dân bảo vệ.
Do đó, hệ thống chính trị cơ sở nếu biết dựa vào dân, biết đem tài dân, sức
dân để làm lợi cho dân, để m−u cầu hạnh phúc cho dân, nh− Hồ Chí Minh chỉ dẫn thì
đó sẽ là hệ thống chính trị thực sự của dân, làm đúng sự ủy quyền của dân, nhờ đó
thực hiện đ−ợc dân chủ, tránh đ−ợc quan liêu, tham nhũng.
Do cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện, cấp triển khai các nghị quyết của Đảng,
các chính sách của nhà n−ớc, cấp hành động nên hệ thống chính trị ở cơ sở chỉ chứng
tỏ đ−ợc tác dụng và hiệu quả của mình nếu tập hợp đ−ợc sức dân trong cộng đồng để
phát triển sản xuất, giúp dân làm kinh tế để mau chóng xóa đói giảm nghèo, tăng
giàu, để cộng đồng ổn định, đoàn kết, ai ai cũng có cuộc sống no ấm, giữ gìn đ−ợc trật
tự trị an, có sự bình yên trong làng, trong xã. Đó chính là an sinh và an ninh cho dân
chúng. Đó là gốc rễ bền chặt của ổn định và phát triển.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so3_2004_hoangchibao_7132.pdf