Tài liệu Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Phần I : cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
I: Hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu... nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải trú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào49
hợp lý nhằm đạt được kêts quả tối đa và chi phí tối thiểu. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả v...
52 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
I: Hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu... nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải trú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào49
hợp lý nhằm đạt được kêts quả tối đa và chi phí tối thiểu. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .
Ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: “ Hiệu quả là sự so sánh kết quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào”. Sự so sánh đó có thể là sự so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.
Kết quả đầu ra thường được biểu hiện bằng GTTSL, DT, LN
Yết tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn
Bên cạnh đó người ta cũng cho rằng “ Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày nay càng trở lên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Hiệu quả tuyệt đối được xác định như sau:
A = K - C
Trong đó: A: Hiệu quả sản xuất kinh doanh
K: Kết quả thu được
C: Nguồn lực đầu vào
Nếu căn cứ vào nguồn lực bỏ ra để thu kết quả thì chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định:
K
A=------
C
Ta có thể hiểu:
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu sau: GTTSL, Tổng DT, LN...
Nguồn lực đầu vào bao gồm: Lao động, chi phí, vốn, thiết bị , máy móc ...
2. Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động thiết bị máy móc, nguyên nhiên liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu, mong muốn mà doanh nghiệp đề ra.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ tổ chức và được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi hpí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó là thước do ngày càng quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càn cao càng có điệu kiện mở mang và phát triển đầu tơ mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
Ngoaì ra chúng ta cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau quá trình sản xuất kinh doanh nhất định. Trong quá trình kinh doanh thì kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. kết quả bằng chỉ tiêu định tính như số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu lợi nhuận... và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định lượng như uy tín, chất lượng sản phẩm
Về hình thức Hiệu quả kinh doanh luôn là luôn là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được và nguồn lực bỏ ra. Kết quả chỉ là cái cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả, muốn đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh phải dựa trên kết quả từng lĩnh vực. Vì vậy hai khái niệm này độc lập khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau.
3. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
* Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Sự cần thiết khách quan: Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định phương hướng mụctiêu trong đầu tư. Muốn vậy cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và su hướng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở phân tích kinh doanh.
- Thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, sự tích tụ cơ bản dẫn đến sợ tích tụ sản xuất, các Công ty ra đời sản xuất phát triển cực kỳ nhanh chóng cả về quy mô lẫn hiệu quả, Với sợ cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Để chiến thắng trong cạnh tranh, đảm bảo quản lý tốt các hoạt động của Công ty đề ra phương án giải pháp kinh doanh có hiệu quả, nhà tư bản nhận thông tin từ nhiều nguồn, nhiều loại và yêu cầu độ chính xác cao. Với đòi hỏi này công tác hạch toán không thể đáp ứng được vì vậy cần phải có môn khoa học phân tích kinh tế độc lập với nội dung phương pháp nghiên cứu phong phú.
- Ngày nay với những thành tự to lớn về sự phát triển kinh tế – Văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật cao thì phân tích hiệu quả càng trở lên quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp bởi nó giúp nhà quả lý tìm ra phương án kinh doanh có hiệu quả nhất về Kinh tế0- Xã hội – Môi trường.
- Trong nền kinh tế thị trường để có chiến thắng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng các tiến bộ khoa học, cải tién phương thức hoạt động, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả.
Tóm lại: Phan tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định về sự thay đổi đó, đề ra những biệt pháp sát thực để tăng cường hoạt động kinh tế và quả lý doanh nghiệp nhầm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, đất đai... vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Đối với nền kinh tế quốc dân: hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản án trình độ sử dụng các nhuồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trường. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn thiện, càng nâng cao hiệu quả. Tóm lại hiệu quả sản xuất kinh doanh đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
-Đối với bản thân doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu được. Nó là cơ sở đẻ tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường thì việc nâng cao hiẹu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, đầu tư, mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
- Đối với người lao động: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy kích tích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống lao động thúc đẩy tăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3. Bản chất và phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh:
* Bản chất của hiệu quả:
- Theo nghĩa tổng quát thì hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ quản lý, đảm bảo thực hiện có kết qủa cao về nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất.
- Phạm trù kinh tế được hiểu trên hai góc độ đó là địng tính và định lượng.
+ Về định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nếu xét tổng hợp thì người ta chỉ thu lại được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu về lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả càng cao.
+ Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế thu được phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh.
Hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả kinh doanh không được tách rời nhau.
- Hiệu quả kinh tế không đồng nhất với kết quả kinh tế. Kết quả kinh tế là phạm trù so sánh, thể hiện mối quan tâm giữa cái bỏ ra và cái thu về. Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để phân tích đánh giá hiệu quả tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện được nó tạo ra ở mức độ nào và chi phí nào, có nghĩa riêng kết quả chưa thể hiện được chất lượng tạo ra nó.
Bản chất hiệu quả kinh tế là thể hiện mục tiêu phát triển kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh , tức là thoả mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường. Vì vậy nói đến hiệu quả là nói đến mức độ thoả mãn nhu cầu với việc lựa chọn và sử dụng các nguồn lực có giới hạn tức là nói đến kết quả kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu.
Tóm lại: Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất xã hội và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh khác là một yêu cầu cơ bản nhất của mục tiêu phát triển.
* Phân loại hiệu quả:
Hiệu quả là một phạm trù lớn mang tính tổng hợp vì vậy trong việc tiếp cận, phân tích và đánh giá chỉ tiêu này cần nhận thức rõ về tính đa dạng các chỉ tiêu hiệu quả và phân loại các chỉ tiêu hiệu quả theo các căn cứ sau:
- Căn cứ vào nội dung và tính chất của các kết quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của mục tiêu, người ta phân biệt hiệu quả kinh tế và các loại hiệu quả khác.
+ Các loại hiệu quả khác nhau: Hiệu quả xã hội về cải thiện điều kiện làm việc, đời sống, bảo vệ môi trường cho đến các mặt về chính trị, an ninh, quốc phòng...
Nói chung vai trò xã hội ngày càng tăng nhưng hiệu quả kinh tế có vai trò quyết định nhất, nó chi phối và là tiền đề để thực hiện các yêu cầu xã hội khác.
+ Hiệu quả kinh tế: là mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh và kinh tế đạt được so sánh với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn lực. Hiệu quả kinh tế là tác dụng của người lao động xã hội đạt được trong quả trình sản xuất và kinh doanh cũng như quá trình tái tạo sản xuất xã hội trong việc tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ.
- Căn cứ theo yêu cầu tổ chức xã hội và tổ chức quản lý kinh tế của các cấp quản lý trong nền kinh tế quốc dân: Phân loại hiệu quả theo cấp hiệu quả của ngành nghề, tiềm lực và theo những đơn vị kinh tế bao gồm:
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân , hiệu quả kinh tế vùng (Địa phương)
+ Hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội khác.
+ Hiệu quả kinh tế khu vực phi sản xuất (Giáo dục, y tế...)
+ Hiệu quả kinh tế Doanh nghiệp (Được quan tâm nhất)
4. Các phương pháp phân tích hiệu quả :
a) Phương pháp so sánh: là phương pháp lâu đời nhất và áp dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phần kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau.
Phương pháp so sánh có nhiều dạng:
So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch
So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm
So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật – kinh tế trung bình hoặc tiên tiến.
So sánh số liệu của xí nghiệp mình với các số kiệu của các xí nghiệp tương ứng hoặc với các đối thủ cạnh tranh.
So sánh các thông số kỹ thuật – kinh tế của các phương án kinh tế khác
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được những nét chung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển, hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp quản lý tốt nhất và tối ưu nhất trong mỗi trường hợp cụ thể.
Đòi hỏi có tính nguyên tắc khi áp dụng phương pháp so sánh là:
* Các chỉ tiêu hay các kết quả tính toán phải tương dương nhau về nội dung phản ánh và cách xác định.
* Trong phân tích so sánh có thể so sánh tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.
Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế được phản ánh.
Ví dụ: Tổng sản lượng, tổng chi phí lưu thông, tổng lợi nhuận...
Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy khối lượng và quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị do lường của hiện tượng. Vì thế dung lượng ứng dụng tuyệt đối trong phân tích so sánh nằm trong một khuôn khổ nhất định.
Số tương đối là số biểu thị dưới dạng số phần trăm tỉ lệ hoặc hệ số. Sử dụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu các hiệ tượng kinh tế đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích so sánh. Chẳng hạn thiết lập mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu khối lượng hàng hoá tiêu thụ và lợi nhuận đẻ suy diễn, nếu tăng khối lượng hàng hoá lên 1% thì có thể tăng tổng lợi nhuận lên1%. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được chất lượng bên trong cũng như quy mô của hiện tượng kinh tế. Bởi vậy trong nhiều trương hợp, khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Số bình quân là số phản ánh mặt trung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế. Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân. Vốn lưu động bình quân...). Cũng có thể biểu thị dưới dạng số tương đối (tỷ suất phí bình quân, tỷ suất doanh lợi...). Sử dụng số bình quân cho phép nhận định tổng quát về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật...
Tuy nhiên vẫn lưu ý rằng số lượng mã số bình quân phản ánh không tồn tại trong thực tế. Bởi vậy khi sử dụng nó cần tính tới cả các khoảng dao động tối đa.
b) Phương pháp thay thế liên hoàn :
Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng được khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng một hàm số. Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động cùng một chỉ tiêu được phân tích. Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.
Giả sử chỉ tiêu A có mối quan hệ với 2 nhân tố, và mối quan hệ đó có thể biểu thị dưới dạng hàm số :
A = f (X, Y)
và Ao = f (Xo, Yo)
A1 = f (X1, Y1)
Để tính toán ảnh hưởng của các nhân tố X và Y, tới chỉ tiêu A. Thay thế lần lượt X, Y. Lúc đó, giả sử thay thế nhân tố X trước Y ta có :
- Mức ảnh hưởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A :
* D x = f (X1, Yo) - f (Xo, Yo)
- Mức ảnh hưởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A :
* D y = F (X1, Y1) - f (X1, Yo)
Có thể nhận thấy, bằng cách tương tự trên, nếu ta thay thế nhân tố Y trước, nhân tố X sau, ta có :
* D y = f (Xo, Y1) - f (Xo, Yo)
* D x = f (X1, Y1) - f (Xo, Y1)
Như vậy, khi trình tự thay thế khác nhau, có thể thu được các kết quả khác nhau về mức ảnh hưởng của cùng một nhân tố tới cùng một chỉ tiêu. Đây là nhược điểm nổi bật của phương pháp này.
Xác định trình tự thay thế liên hoàn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng phương pháp này. Trật tự thay thế liên hoàn trong các tài liệu thường được qui định như sau :
- Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau :
- Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. Khi có thể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng thì vận dụng nguyên tắc trên trong thay thế liên hoàn là khá thuận tiện. Trong trường hợp, cùng một lúc có nhiều nhân tố chất lượng, khối lượng... tức nhiều nhân tố có cùng tính chất như nhau, việc xác định trật tự thay thế trở nên khó khăn, một số tài liệu đã được phương pháp toán tích phân, vi phân thay cho phương pháp này.
Với ví dụ nêu trên ta có : A = f (X, Y).
d A = f x d x + f y d y
và D A x = f x d x
D A y = f y d y
Khi chỉ têu thực tế so với chỉ tiêu gốc (A1 so với Ao) chênh lệch không quá 5 - 10% thì kết quả tính toán được trong bất kỳ trình tự thay thế nào cũng xấp xỉ bằng nhau. Một sự biến dạng nữa của phương pháp này là phương pháp số chênh lệch. Trong phương pháp này để xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố, người ta sử dụng số chênh lệch so sánh của từng nhân tố để tính toán.
Cũng với ví dụ trên, ta có : A = f (x, y)
với trật tự thay thế x trước, y sau :
D A x = f (D x . yo) với D X = X1 - Xo
D Ay = f (X1 . Dy) với D Y = Y1 - Yo
Phương pháp số chênh lệch ngắn gọn, đơn giản. Tuy nhiên, khi sử dụng. Cần chú ý : Dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phân tích trùng với dấu của số chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tố với chỉ tiêu là dấu nhân (x) hoặc dấu cộng (+); Dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phân tích trùng với dấu của số chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tố với chỉ tiêu là dấu chia (:) hoặc dấu trừ (-).
c) Phương pháp liên hệ cân đối :
Đây là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc cần phải tồn tại sự cân bằng. Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính; phân tích sự vận động của hàng hoá, vật tư nhiên liệu; xác định điểm hoà vốn; phân tích cán cân thương mại...
d) Phương pháp đồ thị :
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dưới dạng khác nhau của đồ thị : biểu đồ tròn, các đường cong của đồ thị.
Ưu điểm của phương pháp này là có tính khái quát cao. Phương pháp đồ thị đặc biệt có tác dụng khi mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế tổng quát, trừu tượng.
Ví dụ : Phân tích bằng đồ thị quan hệ cung cầu hàng hoá, quan hệ giữa chi phí và qui mô sản xuất kinh doanh... khi các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế được biểu thị bằng một hàm số (hoặc một hệ phương trình) cụ thể, phương pháp đồ thị cho phép xác định các độ lớn của đối tượng phân tích cũng như sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng.
e) Phương pháp phân tổ :
Là một phương pháp thống kê và được áp dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế, đặc biệt trong phân tích kinh tế vĩ mô. Phân tổ là sự phân chia các bộ phận, cấu thành của hiện tượng được nghiên cứu theo các dấu hiệu cơ bản của hiện tượng đó. Phương pháp phân tổ cho phép nghiên cứu các hiện tượng trong mối liên kết tương quan hoặc phụ thuộc, tách ra từ những tác dụng ảnh hưởng tới chỉ tiêu được phân tích những nhân tố xác định hơn, tìm ra những qui luật và xu hướng đặc trưng cho các hiện tượng kinh tế và diễn biến kinh tế... Phương pháp này còn dùng để thăm dò nghiên cứu thị trường hàng hoá, phân nhóm bạn hàng, khách hàng...
f) Phương pháp so sánh tương quan :
Đây là một phương pháp thống kê dùng để nghiên cứu các mối liên hệ tương quan phi tuyến giữa các hiện tượng kinh tế. So sánh tương quan thường được sử dụng để định dạng các mối quan hệ kinh tế và lượng hoá chúng qua thực nghiệm thống kê trên số lớn, tìm hiểu xu thế phát triển cũng như tính qui luật trong sự phát triển và liên hệ của các hiện tượng kinh tế khác nhau.
g) Các phương pháp toán học ứng dụng khác :
Hiện nay, trong phân tích kinh tế áp dụng rất nhiều các phương pháp toán học ứng dụng, số lượng các phương pháp toán học ứng dụng trong phân tích kinh tế ngày càng tăng. Phổ biến là các phương pháp toán qui hoạch tuyến tính, lý thuyết trò chơi, lý thuyết phục vụ đám đông.
Tóm lại, tuỳ theo đối tượng phân tích và cách thể hiện thông tin trong từng trường hợp cụ thể mà người ta lựa chọn một hay nhiều phương pháp kể trên để thực hiện phân tích hoạt động kinh tế.
5. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh. Do đó để đánh gía chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và cá chỉ tiêu bộ phận.
Để đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu này đa phản ánh được sức sản xuất, sức sinh lợi cũng như sức hao phí của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung.
Ta có công thức tổng quát như sau:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả sản xuất kinh doanh = --------------------- (1)
Nguồn lực đầu vào
Kết quả đầu ra được đo băng các chỉ tiêu: DT, GTTSL, LN, các khoản nộp ngân sách
Nguồn lực đầu vào bao gồm: lao đọng, chi phí, vốn.
Công thức (1) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực đầu vào.
Bản chất của kết quả đầu ra và nguồn lực đầu vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện như sau:
- Các kết quả vật chất tức là các giá trị sử dụng dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ được doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, có thể ký hiệu loại kết quả này là (SX). Vì vậy (SX) có thể là giá trị tổng sản lượng, doanh thu…
- Kết quả về mặt tài chính thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận bao gồm phần để lại cho doanh nghiệp và phần nộp cho nhà nước theo quy định. Ký hiệu loại kết quả này là (LN).
- Các chi phí mà doanh nghiệp thường bỏ ra
+ Chi phí về lao động sống thể hiện bằng số lượng lao động, có thể ký hiệu loại này là (L).
+ Chi phí về lao động vật hoá bỏ ra dưới dạng vốn cố định và vốn lưu động, có thể ký hiệu loại này là (V).
+ Các chi phí thường tập hợp nên chỉ tiêu giá thành ký hiệu là (Z).
Các chỉ tiêu này có mối liên quan như sau:
Bảng 1: Bảng biểu diễn các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp.
Kết quả
Chi phí
Lợi nhuận
Doanh thu, tổng sản lượng
LN
SX
L
DL
NL
V
DV
NV
Z
DZ
NZ
Trong đó: DL : Hiệu quả về lao động
DV : Hiệu quả về vốn
DZ : Hiệu quả về chi phí.
Qua bảng trên ta thấy để phản ánh hiệu quả của một yếu nguồn lực nào đó thì ta phải xét đến các chỉ tiêu với các yếu tố đó. Ta có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm 1: Hiệu quả sử dụng lao động để xác định được hiệu quả sử dụng lao động ta cần xét đến năng suất lao động, hiệu suất lao động…
- Nhóm 2: Hiệu quả sử dụng tài sản: Nghĩa là ta phải phân tích suất sinh lợi của tài sản lưu động và tài sản cố định.
- Nhóm 3: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Muốn xác định doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay không ta phải xét đến sức sinh lợi của tổng nguồn vốn.
- Nhóm 4: Hiệu quả sử dụng chi phí: Ta cần tính toán các chỉ tiêu doanh thu trên chi phí, lợi nhuận trên chi phí để xác định doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả hay không.
6.Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
6.1 Phân tích kết quả đầu ra:
a) Doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp trong thời kỳ xem xét (thường là 1 năm) là tổng giá trị hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán được trong thời kỳ đó (đã xuất hoá đơn bán hàng):
Doanh thu = S Giá bán x Số lượng bán hàng
Doanh thu được chia làm 3 loại:
- Với giá bán có tính thuế GTGT thì doanh thu được gọi là doanh thu có thuế GTGT
- Với giá bán chưa tính thuế GTGT thì doanh thu được gọi là doanh thu chưa có thuế GTGT
- Doanh thu chưa có thuế và đã khầu trừ các khoản liên quan (giảm giá, chiết khấu, hàng trrả lại…) thì được gọi là doanh thu thuần.
b) Chi phí:
Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích các chỉ tiêu doanh thu trên tổng chi phí, lợi nhuận trên tổng chi phí.
Doanh thu
C1 = -------------------------------
Chi phí nguyên vật liệu
Doanh thu
C2 = -------------------------------
Chi phí nhân công
Doanh thu: Tổng số tiền doanh nghiệp thu được do bán hàng hoà và dịch vụ trong một kỳ sản xuất kinh doanh, đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD.
Lợi nhuận: Bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi các khoản thuế, đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả quá trình kinh doanh. Phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích được các chỉ tiêu trên cần phải dựa vào các căn cứ sau đây:
- Dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trong một kỳ sản xuất.
- Các báo cáo tài chính kế toán tổng hợp thường được trình bày dưới dạng so sánh, bao gồm số liệu của năm báo cáo và số liệu của một trong những kỳ hạch toán trước đó. Các số liệu so sánh rất có ích trong việc tính toán và phân tích xu hướng biến đổi hiệu quả và các mối quan hệ .
Trên cơ sở đó ta sẽ đánh giá khái quát mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác ta cũng sẽ nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu tức là ta xem trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh vừa qua của doanh nghiệp có tăng lên hay giảm đi so với các số liệu của kỳ trước được lấy làm kỳ gốc của doanh nghiệp. Điều này giúp ta đánh giá được thực trạng và triển vọng của từng doanh nghiệp so với nền kinh tế quốc dân.
6.2 Phân tich yếu tố đầu vào
a) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
- Năng suất lao động của một công nhân viên:
Tổng giá trị sx tạo ra trong kỳ
NSLĐ của một CNV trong kỳ = --------------------------------------
Tổng số CNV làm việc trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 công nhân viên trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng GTSX.
- Chỉ tiêu thời gian sử dụng lao động
Tổng thời gian lao động thực tế
Thời gian sử dụng lao động = ---------------------------------------------
Tổng thời gian lao động kế hoạch
Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp, số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết chưa, tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực lao động của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lao động trong doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu năng suất lao động.
Doanh thu thuần
Năng suất lao động = --------------------------------------
Tổng số lao động bq trong kỳ
- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho 1 lao động.
Lợi nhuận sau thuế
LN bq tính = -----------------------------------
cho một lao động Tổng số lao động bq trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ
- Kết quả sản xuất trên một đồn chi phí tiền lương:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Kết quả sx/một đồng = --------------------------------------
chi phí tiền lương Tổng chi phí tiền lương
Chỉ tiêu này cho thấy với bình quân mọt lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
b) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty:
* Tài sản cố định:
Chỉ tiêu này dùng để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định là hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Doanh thu
Doanh thu/TSCĐ = ---------------------
Nguyên giá TSCĐ
Lợi nhuận
Lợi nhuận/TSCĐ = -----------------------
Nguyên giá TSCĐ
Công thức cho ta biêt cứ một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận.
* Tài sản lưu động:
- Sức sản xuất của tài sản lưu động:
Doanh thu
Sức sản xuất của TSLĐ = ----------------------------------------------
Tài sản lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng tài sản lưu động tăng:
- Sức sinh lợi của tài sản lưu động:
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lợi của TSLĐ = -------------------------------------
Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng tốt. Chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng tài sản lưu động.
+ Tình hình trang thiết bị và sử dụng tài sản cố định.
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Số lượng và giá trị tài sản cố định phản ánh năng lực thực hiện có, trình độ tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xí nghiệp đầu tư trang thiết bị là điều kiện quan trọng để tăng sản lượng, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác sử dụng hết công suất của tài sản cố định hiện có cũng là một trong biện pháp quan trọng để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất và các kế hoạch khác. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình trang thiết bị tài sản cố định, máy móc thiết bị.
+ Phân tích tình hình trang thiết bị tài sản cố định, cơ cấu tài sản cố định là mối quan hệ tỷ trọng từng loại tài sản cố định là mối quan hệ tỷ trọng từng loại tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định xét về mặt giá trị. Phân tích cơ cấu tài sản cố định là xem xét đánh giá tình hình hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại tài sản cố định, trên cơ sở đó hướng đầu tư xây dựng tài sản cố định một cách hợp lý.
Cơ cấu tài sản cố định biến động được đánh giá là hợp lý.
- Xét trong mối quan hệ tài sản cố định đang dùng vào sản xuất kinh doanh và dùng ngoài sản xuất kinh doanh thì tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và xu hướng tăng lên, còn tài sản dùng ngoài sản xuất chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về tỷ trọng.
- Xét mối quan hệ giữa các loại tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh: Đối với các doanh nghiệp công nghiệp thì máy móc thiết bị phải chiếm tỷ trọng lớn vào có xu hướng tăng lên, có như vậy mới tăng được năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Các tài sản khác phải tăng theo quan hệ cân đối với máy móc thiết bị sản xuất.
6.3 Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả:
a) Sức sinh lợi:
- Sức sinh lợi của tài sản lưu động:
Lợi nhuận
Sức sinh lợi của TSLĐ = ------------------------
Tài sản lưu động bq
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Sức sinh lợi của tài sản cố định:
Lợi nhuận
Sức sinh lợi của TSCĐ = -------------------------
Tài sản cố định bq
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b) Sức sản xuất:
- Sức sản suất của lao động hay năng suất lao động:
Giá trị tổng sản lượng
NSLĐ giờ = -----------------------------
Tổng số giờ làm việc
Năng suất lao động giờ biến động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, chủ yếu là các nhân tố sau:
+ Do trình độ thành thạo kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của công nhân.
+ Do trình độ cơ giới hoá, tự động hoá cao hay thấp tình trạng máy móc thiết bị cũ hay mới.
+ Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất có đầy đủ không.
+ Do trình độ tổ chức quản lý sản xuất, tình hình bố trí nơi làm việc, sử dụng đòn bẩy kích thích lao động.
Giá trị tổng sản lượng
NSLĐ ngày = --------------------------
Tổng số ngày làm việc
Như vậy năng suất lao động ngày chịu ảnh hưởng bởi năng suất lao động giờ và độ dài ngày lao động. Nếu tốc độ tăng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày tăng hơn.
Giá trị tổng sản lượng
NSLĐ năm = -----------------------------
Tổng số công nhân
Như vậy năng suất lao động năm vừa chịu ảnh hưởng của năng suất lao động ngày, vừa chịu ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân trong năm. Nếu tốc độ tăng năng suất năm lớn hơn tốc độ tăng suất ngày chứng tỏ số ngày làm việc bình quân của một công nhân nhân tăng lên.
- Sức sản suất của tài sản cố định:
Doanh thu
Sức sản suất của TSCĐ = -------------------------
Tài sản cố định bq
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ bq tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
- Sức sinh lợi của tài sản lưu động:
Doanh thu
Sức sản suất của TSLĐ = ---------------------
Tài sản lưu động bq
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSLĐbq tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
c) Hiệu suất sử dụng:
- Hiệu suất sử dụng lao động:
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng lao động = ---------------------------------
Tổng lao động bq trong kỳ
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = ------------------------------------------------
Nguyên giá tài sản cố định bq trong kỳ
- Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động:
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSLĐ = -------------------------------------------------
Nguyên giá tài sản lưu động bq trong kỳ
- Hiệu suất sử dụng Tổng TS
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng STS = --------------------
Giá trị STS
6.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc nhận thức vạch ra một cách đúng đắn những yếu tố tác động đến kết quả nhất định trong việc phân tích kinh doanh.
Như vậy việc xác định ảnh hưởng của các nhân tố không những cần phải chính xác mà còn cần phải kịp thời không những chỉ xác định các nhân tố đối tượng với hiện tượng kinh tế mà còn phải xác định sự tác động qua lại giữa các nhân tố đó.
a) Theo tính tất yếu của nhân tố : có 2 loại
- Nhân tố chủ quan: Như giá thành, mức phí lao động, thời gian lao động là nhân tố tuỳ thuộc nội lực của doanh nghiệp.
- Nhân tố khách quan: Giá cả thị trường, thuế suất, mức lưong tối thiểu hoặc trung bình…tác động từ ngoài vào người kinh doanh.
Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các yếu tố chủ quan và khách quan nhằm đánh giá nỗ lực của bản thân và tìm ra biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.
b) Theo tính chất của nhân tố: có 2 loại
- Nhân tố số lượng: Phản ánh quy mô sản xuất như số lao động, số lượng vật tư, khối lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng.
- Nhân tố chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh như: giá thành đơn vị sản phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn.
Phân tích kết quả kinh doanh theo các nhân tố chất lượng và số lượng vừa giúp cho việc đánh giá phương hướng kinh doanh, chất lượng kinh doanh, vừa giúp cho việc xác định các trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh.
c) Theo xu hưóng tác động của các nhân tố : có 2 loại.
- Nhân tố tích cực: Có tác dụng làm tăng quy mô kết quả kinh doanh.
- Nhân tố tiêu cực: Có tác dụng xấu đến kết quả kinh doanh.
Trong phân tích cần xác định xu hướng và bù trừ độ lớn của các nhân tố tích cực để xác định ảnh hưởng tổng hợp các loại nhân tố.
Chú ý: Việc phân loại nhân tố phải tuỳ thuộc vào mối quan hệ của nhân tố với chỉ tiêu phân tích.
Ví dụ: Số ngày làm việc của nhân tố số lượng trong chỉ tiêu mức lao động sống. Song lại là chỉ tiêu chất lượng trong khi nghiên cứu ảnh hưởng của số lao động, sử dụng thời gian lao động “Tổng sản lượng”.
d) Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh.
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nhân tố môi trường kinh doanh bao gồm nhiều nhân tố như là: Đối thủ cạnh tranh, thị trường, cơ cấu nghành, tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư …
* Đối thủ cạnh tranh bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (Cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất ) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp ( Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có khả năng thay thế ). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã … Như vậy đối thủ cạnh trạnh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách cân đối.
* Thị trường: Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.
Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị….Cho nên nó có tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất.
Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Nhân tố vị trí địa lý: Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như :
Giao dịch, vận chuyển, sản xuất …. Các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng.
7. Phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp. Vì nó là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện bình thường thì hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất cũng phải bù đắp các chi phí bỏ ra. Còn doanh nghiệp muốn phát triển thì kết quả kinh doanh chẳng những phải bù đắp những chi phí mà còn phải dư thừa để tích luỹ cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn, trong thời gian ngắn và sự tác động của những kết quả tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội càng mạnh thì kết quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi phải phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều khâu, cho nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phải giải quyết tổng hợp, đồng bộ nhiều vấn đề, nhiều biện pháp có hiệu lực. Trước hết các mặt hoạt động xủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn giải quyết tốt những vấn đề cơ bản sau:
- Nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp nhất.
- Chuẩn bị các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, cho sản phẩm chất lượng cao và hạ giá thành sản phẩm.
- Tổ chức quá trình tiêu thụ để đạt doanh thu lớn nhất với chiphí thấp và trong thời gian ngắn nhất.
Như vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trên góc độ chung thì doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Bằng mọi biện pháp có thể để tăng kết quả sản xuất kinh doanh cả về hiện vật và giá trị.
- Giảm chi phí bỏ ra cả về hiện vật và giá trị để đạt được kết quả ấy.
- Giảm độ dài thời gian trong việc đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh trên một đơn vị chi phí.
Đi vào chi tiết từng chỉ tiêu hiệu quả, để nâng cao hiệu quả về một mặt nào tương ứng với chỉ tiêu hiệu quả nào đó ta lại có những biện pháp cụ thể khác nhau:
a) Tăng sản lượng sản phẩm sản xuất nhằm giảm chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm.
Qua nghiên cứu thực tế đi đến một kết luận căn bản như sau: hầu hết các doanh nghiệp đều có hàm tổng chi phí trong ngắn hạn là hàm tuyến tính ứng với từng khoảng sản lượng nhất định.
TC = FC + Q. AVC
Với hàm tổng phí là tuyến tính do đó hàm chi phí bình quân có dạng hypecbol (giảm dần theo sản lượng):
FC
AC = ------- + AVC
Q
Vậy mức sản lượng sản xuất có hiệu quả nhất của doanh nghiệp là theo công suất tối đa của thiết kế. ở góc độ sản xuất thì mức sản lượng tối ưu là công suất thiết kế, nhưng trong thực tế để tiêu thụ được sản lượng sản phẩm thì còn tuỳ thuộc vào thị trường có thể chấp nhận được hay không. Chính vì vậy, trong cơ chế thị trường một yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là với một mức giá của thị trường đã ấn định, người quản lý doanh nghiệp làm sao tiêu thụ được càng nhiều sản phẩm (trong giới hạn của công suất thiết kế) thì càng có hiệu quả. Việc tiêu thụ sản lượng càng nhiều càng tốt, không chỉ phụ thuộc vào công việc sản xuất mà còn phụ thuộc vào công tác tiếp thị của doanh nghiệp. Một trong các hướng để tăng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp đó là:
- Tăng cường công tác quảng cáo.
- Mở rộng hệ thống đại lý bán hàng và cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
- Thực hiện kinh doanh tổng hợp.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Giảm giá bán sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng bán hàng.
- Làm tốt công tác dịch vụ sau bán hàng.
b) Tiết kiệm tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi bình quân ( giảm tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá), bằng các giải pháp:
- Đổi mới công nghệ sản xuất.
- Cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động.
- Đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp.
Một trong các hướng đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp đó là tiến hành hạch toán chi phí nội bộ.
Phần ii : Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1. Chức năng, nhiệm vụ và một số mặt hàng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp.
1.1 Chức năng
- Nhận thầu thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng các công trình kiiến trúc hạ tầng đô thị và nông thôn.
- Nhập khẩu các loại mặt hàng sắt thép, các loại đường ống để cung cấp cho các công trình xây dựng.
- Cung cấp và lắp đặt máy điều hào nhiệt độ cho các công trình.
1.2 Nhiệm vụ
- Thi công các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, xây kè cống, đập giữ nước ống tưới tiêu, san lấp hồ ao.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng và các phụ tùng thiết bị phụ vụ lắp đặt tại các nhà máy chè.
- Kinh doanh chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm và các hàng hoá phụ vụ tiêu dùng.
- Tư vấn đầu tư phát triển chè.
- Sản xuất và kinh doanh phân sinh hoá hữu cơ bón cho chè và các loại cây trồng khác trong ngành nông nghiệp.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thết bị nội thất, ngoại thất, kinh doanh phụ tùng thiết bị lắp đặt tại các nhà máy chè, kinh doanh chè, chế biến các mặt hàng chè, đường, cà phê, cao su, rượu, bia, nước giải khát và các hàng hoá nông lâm hải sản và các hàng hoá khác, tư vấn đầu tư xây lắp và phát triển sản xuất kinh doanh chè.
1.3 Mặt hàng kinh doanh
- Nhôm thỏi: Được dùng trong các xí nghiệp chế tạo và đúc kết. Nhôm là vật liệu dùng để đúc các chi tiết máy hay các thiết bị sinh hoạt hàng ngày... Công ty nhập vào loại nhôm trắng để xuất ra các Công ty trong nước
- Cáp Trung Quốc: Được dùng nhiều trong các lĩnh vực điện tử viễn thông. Cáp dùng để truyền hình ảnh hay ân thanh trong Đài truyền hình và đài phát thanh. Hàng nhập cáp của Công ty có 5 loại cáp
+ Cáp Trung Quốc 1 Đây đều là những loại cáp được dùng trong
+ Cáp Trung Quốc 2 công nghệ truyền thông các loại cáp này có
+ Cáp Trung Quốc 3 tốc độ truyền cao chịu được mọi thời tiết, khí
+ Cáp Trung Quốc 4 hậu khác nhau, và đạt tiêu chuẩn ISO 9001
+ Cáp Trung Quốc 5
- Crôm: Crôm chủ yếu được sử dụng để làm các chi tiết máy. Mặt hàng này Công ty cũng nhập 5 loại.
+ Crôm 1
+ Crôm 2
+ Crôm 3 Là loại thép rất cứng có chất lượng cao dùng trong các
+ Crôm 4 chi tiết rất phức tạp và đòi hỏi có độ bền va đập cao
+ Crôm 5
- Thép ấn độ: được dùng vào các công trình xây dựng hạ tầng. Có 4 loại thép mà Công ty nhập về.
+ Thép ấn độ 1
+ Thép ấn độ 2 Các loại thép ấn độ này có đủ mọi tính năng để dùng
+ Thép ấn độ 3 cho xây dựng: như bền, dẻo, cứng....
+ Thép ấn độ 4
- Hạt nhựa: Công ty nhập hai loại hạt nhựa loại 1 và loại 2. Hai loại này đều được dùng để chế tạo các vật dụng bằng nhựa dùng trong sinh hoạt hàng ngày và một số sản phẩm trong công nghiệp.
- Máy móc thiết bị: Công ty nhập hầu hết các máy móc có liên quan đến việc sản xuất chè. Như: máy sấy, máy nghiền, máy vò ...
- Xi măng: Là sản phẩm chính để tạo lên nhưng công trình xây dựng.
- ống nhôm Vinapipe: được dùng chủ yếu vào làm các dàn mái của các hội trường, sân vận động. Một số được dùng trong việc cấp thoát nước.
- Ngoài một số mặt hàng chủ yếu kể trên Công ty còn kinh doanh các mặy hàng như: Dép xuất khẩu, đường Lam Sơn, chè nội tiêu, rượu vang ...
Tất cả các mặt hàng trên đều được đảm bảo chất lượng từ lúc nhập hàng đến lúc xuất bán. Với phương châm Uy tín- Chất lượng- Giá cả Công ty luôn vướn tới những mục tiêu đó, nhằm đáp ứng tối đa những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.
2. Tình hình lao động của Công ty
Tính đến hết ngày 31/12/2002 Tổng số CBCNV trong công ty là 324 người đây là những người có hợp đồng và trong biên chế nhà nước..
Bảng 1
Trình độ chuyên môn
Số lượng
Tình độ chuyên môn
Số lượng
1. Trình độ đại học
149
3.Tốt nghiệp PTTH
17
- Kỹ sư xây dựng
46
4. Lái xe
12
- Kiến trúc sư
6
5. Công nhân
95
- Kỹ sư thuỷ lợi
26
- Công nhân cơ khí
58
- Kỹ sư cơ khí
12
+ Bậc 1
12
- Kỹ sư địa chất
7
+ Bậc 2
8
- Kỹ sư giao thông
3
+ Bậc 3
2
- Cử nhân kinh tế
43
+ Bậc 4
2
- Cử nhân luật
3
+ Bậc 5
5
- Cử nhân ngoại ngữ
2
+ Bậc 6
11
- Cử nhân Khoa học
1
+ Bậc 7
17
2. Trình độ trung cấp
51
- Công nhân xây dựng
38
-Trung cấp kinh tế
19
+ Bậc 1
12
- Trung cấp cơ khí
4
+ Bậc 2
5
- Trung cấp nông nghiệp
5
+ Bậc 3
2
- Trung cấp xây dựng
18
+ Bậc 4
4
- Trung cấp tin học
2
+ Bậc 5
15
Tổng số CNV
324
Cơ cấu lao động theo bảng cho ta thấy Công ty có một đội ngũ cán bộ KT-KT có trình độ cao, đồng thời công ty còn tận dụng được đông đảo lực lượng nghĩa vụ của các đơn vị thành viên trong công ty. Đây là ưu thế hơn hẳn so với các công ty khác, đây cũng chính là nguyên nhân để công ty thắng thầu không ít những công trình có vốn đầu tư lớn và thu được lợi nhuận cao.
Qua bảng cũng cho ta thấy số lượng nhân viên có bằng Đại học chiếm tương đối cao 46% trong tổng số nhân viên của công ty. Có được kết quả này là do việc tuyển dụng vào công ty khá chặt chẽ, đòi hỏi mỗi thành viên khi được tuyển dụng phải có kiến thức nhất định về chuyên môn.
Độ tuổi trung bình những năm (1998-2001) là 34 tuổi. Nhưng theo số liệu thống kê hiện nay là 28 tuổi cho thấy rằng đội ngũ cán bộ công nhân viên đang được trẻ hoá, đây là một bước tiến mang tính chiến lược của công ty trong quá trình phát triển lâu dài cho công ty.
Bậc thợ bình quân của công ty theo công nhân cơ khí là 4,4/7
Bậc thợ bình quân theo công nhân xây dựng là 3,1/5
Như vậy bậc thợ của công ty là khá cao
Số lượng công nhân này là một phần quan trọng tới các công trình của công ty. Các công nhân là người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho công ty đó là những công trình xây dựng và một phần máy móc thiết bị làm việc của công ty.
3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
Tên tài sản
2001
2002
Nguyên giá
Hao mòn luỹ kế
Giá trị còn lại
Hao mòn luỹ kế
Giá trị còn lại
TSCĐ hữu hình
4.579.008.878
2.584.480.061
1.994.528.817
2.571.009.519
4.975.746.861
Nhà cửa vật kiến trúc
657.106.823
200.208.362
456.898.461
497.407.726
3.616.667.706
Máy móc thiết bị
2.208.115.545
1.146.465.531
1.061.650.014
737.026.033
215.852.876
Phương tiện vận tải
1.311.945.400
982.999.743
328.945.657
989.369.237
879.737.913
Thiết bị dụng cụ quản lý
401.841.110
254.806.425
147.034.685
347.206.523
263.488.366
Tài sản của Công ty gồm các loại tài sản cố định phục vụ công tác quản lý
Tài sản cố định phục vụ công tác quản lý bao gồm nhà xưởng, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ văn phòng...
Với nhà xưởng được giao cho một bộ phận quản lý, với diện tích 1000m2 nhà xưởng có sức chứa khá rộng nhưng do nhu cầu của Công ty còn hạn chế nên việc sử dụng còn lãng phí chưa tận dụng hết
Với các thiết bị phương tiện vận tải khi đi lại chuyên chở hàng hoá Công ty chịu toàn bộ chi phí phát sinh như phí cầu phà xăng dầu, khấu hao, sửa chữa...
Với các thiết bị dụng cụ văn phòng công ty giao trực tiếp cho các phòng ban đang sử dụng có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản
Hầu như tất cả các tài sản của Công ty được khấu hao theo phương pháp khấu hao đều như sau
Mức khấu hao TSCĐ = Nguyên giá x tỷ lệ khấu hao
Tỷ lệ khấu hao = 1/ Số năm khấu hao
Mức khấu hao hàng năm lại chia đều cho các tháng và phân bổ cho từng loại mặt hàng.
Qua bảng khấu hao ta thấy các TSCĐ của Công ty vẫn còn tốt, đạt 70% công suất so với thiết kế ban đầu
Thời gian sử dụng của nhà xưởng là 24/24 h. Còn các loại phương tiện vận tải từ 5h–7h trong ngày.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm của Công ty
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Chỉ tiêu
Mã số
Dư đầu năm
Dư cuối năm
Tài sản
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
73.872.756.046
127.185.747.545
I. Tiền
110
6.714.733.934
6.295.448.778
1. Tiền mặt tại quỹ
111
114.252.126
129.456.264
2. Tiền gửi ngân hàng
112
6.600.481.808
6.165.992.514
II. Các khoản phải thu
130
44.939.252.296
74.456.666.335
1. Phải thu của khách hàng
131
42.366.124.196
69.184.462.395
2. Trả cho người bán
132
95.454.545
3. Thuế GTGT được khấu trừ
133
1.278.089.739
1.063.280.038
4. Phải thu nội bộ
134
994.486.878
352.043.472
- Vốn KD ở các ĐV trực thuộc
135
994.486.878
352.043.472
- Phải thu nội bộ khác
136
5. Các khoản phải thu khác
138
355.114.938
4.006.880.430
6. Dự phòng khoản thu khó đòi
139
-150.000.000
-150.000.000
III. Hàng tồn kho
140
15.319.961.117
20.715.188.895
1. Cụng cụ, dụng cụ, trong kho
143
1.630.000
456.714
2. Chi phí SXKD dở dang
144
11.686.697.766
15.938.123.176
3. Hàng hoá tồn kho
146
3.613.633.351
4.776.600.005
IV. Tài sản lưu động khác
150
6.898.628.699
25.718.443.537
1. Tạm ứng
151
6.232.423.667
24.462.761.881
2. Chi phí trả trước
152
63.819.451
119.731.656
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
59.270.043
4. Tài sản thiết chờ xử lý
154
2.950.000
2.950.000
5. Các khoản thế chấp , quỹ ngắn hạn
155
540.165.538
1.133.000.000
B. TSCĐ, đầu tư dài hạn
200
6.200.725.898
13.020.833.055
I. TSCĐ
210
4.759.402.214
7.490.620.258
1. TSCĐ hữu hình
211
1.994.528.817
4.975.746.861
- Nguyên giá
212
4.579.008.878
7.546.756.380
- Giá trị hao mòn luỹ kế
213
-2.584.480.061
-2.571.009.519
2. TSCĐ thuê tài chính
214
2.764.873.397
2.514.873.397
- Nguyên giá
215
4.066.494.926
4.066.494.926
- Giá trị hao mòn luỹ kế
216
-1.301.621.529
-1.551.621.529
II. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
1.441.323.684
5.530.212.797
Tổng Cộng Tài Sản
250
80.073.301.944
140.206.580.600
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
72.965.168.703
133.044.871.744
I. Nợ ngắn hạn
310
61.771.245.910
120.779.166.826
1. Vay ngắn hạn
311
40.806.247.603
51.512.074.659
2.Phải trả cho người bán
313
124.565.790
11.798.976.137
3. Người mua trả tiền trước
314
8.698.849.602
15.044.664.774
4. Thuế và các khoản phải nộp NN
315
3.576.688.537
3.159.739.742
5. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
122.624.582
122.624.582
6. Các khoản phải trả và phải nộp khác
318
8.442.269.796
339.141.086.932
II. Nợ dài hạn
320
3.468.237.357
2.581.539.767
1. Vay dài hạn
321
703.363.960
2. Nợ dài hạn
322
2.764.873.397
2.581.539.767
III. Nợ khác
330
7.725.685.436
9.644.165.151
1. Chi phí phải trả
331
7.725.685.436
9.644.165.151
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
7.108.133.241
7.201.708.856
I. Nguồn vốn, quỹ
410
6.698.992.774
6.836.861.016
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
4.560.384.092
5.514.476.782
4. Quỹ đầu tư phát triển
414
1.251.731.213
381.925.430
5. Quỹ dự phòng tài chính
415
487.554.713
541.100.048
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB
419
339.322.756
399.322.756
II. Nguồn kinh phí
420
409.140.467
364.892.840
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc
416
152.819.957
179.592.624
2.Quỹ khen thưởng và phúc lợi
418
256.320.510
185.300.216
Tổng cộng nguồn vốn
430
80.073.301.944
140.206.580.600
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ ngày 01/01/2002 đến ngày 31/12/2002
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ trước
Kỳ này
Chênh lệch
+/-
%
Tổng doanh thu
01
137.323.783.406
147.333.927.400
10.010.143.994
7,29
1. Doanh thu thuần
10
137.323.783.406
147.333.927.400
10.010.143.994
7,29
2. Giá vốn hàng bán
11
133.896.782.948
143.684.682.101
9.787.899.153
7,31
3. Lợi nhuận gộp
20
3.427.000.548
3.649.245.299
222.244.841
6,49
4. Doanh thu hđ tài chính
21
2.339.748.672
3.494.839.686
1.155.091.014
49,37
5. Chi phí hđ tài chính
22
2.557.568.566
3.506.392.781
948.824.215
37,1
6. Chi phí bán hàng
24
92.618.414
161.703.930
69.085.516
74,59
7. Chi phí QLDN
25
2.058.851.284
2.617.092.400
558.241.116
27,11
8. LN từ hđ tài chính
30
1.275.530.760
858.895.874
-416.634.886
-32,6
9. Thu nhập khác
31
193.378.279
449.253.409
255.875.130
132,3
10. Chi phí khác
32
51.090.180
246.178.795
195.088.615
318,8
11. LN khác
40
142.288.099
346.178.795
203.890.696
143,2
12. Tổng LN trước thuế
50
1.199.998.965
91.970.488
-283.028.477
-23.5
13.Thuế thu nhập DN
51
306.315.879
292.533.960
-13.781.919
-4,50
14.LN sau thuế
60
893.686.086
669.436.528
-224.249.558
-25,1
- Tổng tài sản năm 2002 so với năm 2001 tăng thêm:
140.206.580.600 – 80.073.301.944 = 60.133.278.660 (đồng).
Tăng 75,09% trong đó tài sản lưu động tăng 72,2% và tài sản cố định tăng 110%.
+ Tài sản tăng chủ yếu do các khoản phải thu và tài sản lưu động khác tăng( khoản phải thu tăng 56,68%, tài sản lưu động khác tăng 272,8%) . Điều này cho thấy, công ty rất chú trọng đến nghiệp vụ bán hàng và quản lý tài sản lưu động. Ngoài ra tài sản tăng là do nguyên giá tài sản cố định tăng
+ Năm 2002 so với năm 2001 cả nợ ngắn hạn và nợ khác đều tăng làm cho nguồn vốn tăng 75,09%. Trong khi đó nợ dài hạn giảm
3.468.237.357 - 2.581.539.767 = 886.697.590 đồng (tăng 25,6%).
Nhưng sự giảm này là không đáng kể vì nợ dài hạn chỉ chiếm 2,5% trong tổng nguồn vốn.
Các tỷ số:
Nợ phải trả
- Tỷ số nợ = ----------------- x 100%
Nguồn vốn
72.965.168.703
+ Năm 2001 = --------------------- x 100% = 91,12 %
80.073.301.944
Vốn chủ sở hữu
- Tỷ số tự tài trợ = ---------------------- x 100%
Nguồn vốn
7.108.133.241
+ Năm 2001= --------------------- x 100% = 8,87 %
80.073.301.944
TSCĐ
-Tỷ số đầu tư TSCĐ = ----------------- x 100%
Tổng tài sản
6.200.725.898
+ Năm 2001= ---------------------- x 100% = 7,75 %
80.073.301.944
TSLD
- Tỷ suât đầu tư TSLĐ = ----------------- x 100%
Tổng tài sản
73.872.576.046
+ Năm 2001: ---------------------- x 100% = 92,25 %
80.073.301.944
+ Qua tỷ số tự tàu trợ ta thấy công ty sử dụng rất nhiều vốn vay để kinh doanh (chiếm 91,12% trong tổng nguồn vốn), trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 8,78% trong tổng nguồn vốn. Tình trạng này rất nguy hiểm vì công ty phải chịu sức ép từ các khoản nợ vay.
+ Tỷ suất đầu tư của tài sản lưu động lớn hơn rất nhiều so với tài sản cố định. Như vậy là có sự mất cân đối giữa hai loại tài sản, vì vậy công ty cần phải xem xét và cân đối lại tài sản.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:
Khả năng thanh toán:
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
- Hệ số thanh toán ngắn hạn = --------------------------------
Nợ ngắn hạn
73.872.576.046
+ Năm 2001: ----------------------- = 1,19
61.771.245.910
127.158.747.545
+ Năm2002: ----------------------- = 1,05
120.004.871.744
TSLĐ - Hàng tồn kho
- Hệ số thanh toán nhanh = ----------------------------
Nợ ngắn hạn
73.872.576.046 – 15.319.961.117
+ Năm 2001: -------------------------------------------- = 0,94
61.771.245.910
127.158.747.545 – 20.715.188.895
+ Năm 2002: ------------------------------------------ = 0,88
120.004.871.744
Qua các chỉ số ta thấy, hệ số thanh toán ngắn hạn là vẫn thấp(một đồng nợ chỉ được 1,19 đồng TSLĐ đảm bảo) đến năm 2002 hệ số này có giảm. Xét đến hệ số thanh toán chỉ số này thấp, một đồng nợ ngắn hạn chỉ được tài trợ bởi 0,94 đồng vốn lưu động có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Vì vậy công ty cần phải nâng cao khả năng thanh toán ngắn hạn như : giảm hàng tồn kho, giảm nợ ngắn hạn...
Khả năng quản lý tài sản:
Doanh thu thuần - Vòng quay hàng tồn kho = ---------------------
Hàng tồn kho
137.323.783.406
+ Năm 2001: ---------------------- = 8,96
15.319.961.117
147.333.927.400
+ Năm 2001: ------------------------ = 7,11
20.715.188.895
Khoản phải thu
- Kỳ thu nợ = ------------------------- x 360
Doanh thu thuần
44.939.252.296
+ Năm 2001: --------------------- x 360 = 117 (ngày)
137.323.783.406
74.456.666.335
+ Năm 2002: --------------------- x 360 = 182 (ngày)
147.333.927.400
Doanh thu thuần
- Vòng quay tổng tài sản = -------------------------
Tổng tài sản
137.323.783.406
+ Năm 2001: ----------------------- = 1.71
80.073.301.944
147.333.927.400
+ Năm 2002: ------------------------ = 1,05
140.206.580.600
Vòng quay hàng tồn kho của Công ty là khá cao đến năm 2002 tuy có giảm nhưng không đáng kể. Trong năm 2002 số hàng hoá lân chuyển trong năm là 7,11 vòng. Trong khi đó kỳ thu nợ của Công ty là khá dài năm 2001 là 117 ngày đến năm 2002 tăng lên182 ngày. Kỳ thu nợ dài làm ảnh hưởng không tốt đến việc thu hồi tiền mặt để quay vòng sản xuất.
Vòng quay tổng tài sản của năm 2002 là giảm, cứ 1 đồng tài sản tạo ra 1,05 đồng doanh thu. Qua chỉ tiêu này ta thấy khả năng sử dụng tài sản có hiệu quả nhưng vẫn chưa cao.
Khả năng sinh lời:
Lãi sau thuế
- Tỷ suất sinh lời = --------------------------- x 100%
Doanh thu thuần
893.686.086
+ Năm 2001: ------------------- x 100% = 0,65 %
137.323.783.406
669.436.528
+ Năm 2002: --------------------- x 100% = 0,45 %
147.333.927.400
Khả năng sinh lời của công ty là thấp năm 2002 giảm chỉ còn 0,45% so với năm 2001.
Nói chung hiện nay tình hình kinh doanh của Công ty vẫn đạt được lợi nhuận nhưng chưa cao, một số chỉ tiêu tài chính vẫn chưa đạt hiệu quả nhưng công ty vẫn có thể khắc phục được
Phần iii : phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty xây lắp vật tư kỹ thuật
1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
1.1 Tình hình sử dụng thời gian lao động
Thực hiện ngày công lao động
Ngày trong năm: 118.260 ngày
Ngày lễ, nghỉ cuối tuần: 36.288 ngày
Ngày chế độ = ngày trong năm – ngày lễ, nghỉ cuối tuần
= 81.972 ngày
Ngày công ngừng nghỉ việc: 7.776 ngày
Nghỉ BHXH: 1.944 ngày
Nghỉ phép: 3.888 ngày
Ngàu nghỉ khác 2.268 ngày
Ngày công thực tế = ngày chế độ – ngày công ngừng nghỉ việc
= 76.464 ngày
Bảng: Tình hình sử dụng thời gian lao động.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Ngày trong năm
Bình quân/ người
Tổng số
1
Tổng số ngày trong năm
Ngày
365
118.260
2
Ngày lễ, cuối tuần
Ngày
112
36.288
3
Ngày chế độ
Ngày
253
81.972
4
Ngày công ngừng, nghỉ việc
Ngày
24
7.776
+ Nghỉ BHXH
Ngày
5
1.944
+ Phép
Ngày
12
3.888
+ Ngày nghỉ khác
Ngày
7
2.268
5
Ngày công thực tế
Ngày
236
76.464
6
Số giờ làm việc
Giờ
7,7
2.494,8
7
Tổng số lao động
Người
324
Như vậy tổng số giờ làm việc thực tế là 2.494,8 giờ
Quỹ thời gian sử dụng
Hệ số sử dụng thời gian lao động = --------------------------------
Quỹ thời gian lao động
76.464
Hsd = --------------- = 0,85
81.972
Như vậy ta có thể thấy rằng hệ số sử dụng thời gian lao động của công ty là khá cao. Nguyên nhân chính là do ngày nghỉ phép của công ty tương đối nhiều
1.2 Tình hình năng suất lao động của công ty
Năng suất lao động là biểu hiện khổi lượng sản phẩm cho một công nhân làm ra trong một đơn vị thời gian. Theo nghĩa rộng thì đó là chi phí tổng hợp lao động xã hội bao gồm cả lao động sống và lao động vật hoá trên một đơn vị sản phẩm.
Ta có:
Tổng giá trị sx tạo ra trong kỳ
NSLĐ của một CNV trong kỳ = --------------------------------------
Tổng số CNV làm việc trong kỳ
Như vậy muốn tính NSLĐ ta cần phải tính các chỉ tiêu NSLĐnăm , NSLĐngày, NSLĐgiờ
Bảng: Bảng phân tích tình hình biến động năng suất lao động.
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
Chênh lệch
+/-
%
1. Tổng doanh thu
Triệu đồng
137.323
147.333
10.101
7,36
2. Số CNV bq
Người
300
324
24
8
3. Tổng số ngày làm việc
Ngày
75.900
81.972
6.072
8
4. Số ngày làm việc bq
Ngày/người
253
257
2
0,79
5. Tổng số giờ làm việc
Giờ
561.660
622.987
61.327
10,91
6. Số giờbq /ngày
Giờ/ngày
7.4
7.6
0,2
2,70
7. NSLĐ năm (1/2)
1000đ/người
457.743
454.731
-3.012
-0,65
8. NSLĐ ngày (1/3)
1000đ/người
180.926
179.735
-1.191
-0.65
9. NSLĐ giờ (1/5)
1000đ/người
24.449
23.649
-800
-3,27
10. Lương tháng bq của CN sản xuất
1000đ /người
800
900
100
12.5
11.Lợi nhuận
nghìn đồng
893.686
669.436
-224.250
-25,09%
12.Tỷ suất LN/LĐ
1000đ/người
2.978,953
2.066,160
87,207
2,92
Nhận xét :
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng tình hình năng suất lao động của năm 2001 so với năm 2002 giảm v. Cụ thể như sau:
NSLĐ năm giảm -0,65% tương ứng là: 3.012 nghìn đồng/năm. Số giảm này chủ yếu là do số công nhân tăng (24 người)
NSLĐ ngày giảm nhưng không đáng kể, giảm -0,65% tương ứng giảm 1.191 nghìn đồng /ngày số tăng này không cao là do tổng số ngày làm việc tăng
NSLĐ giờ giảm -3.27% tương ứng giảm 800 nghìn đồng/giờ. Nguyên nhân chủ yếu là do số giờ làm việc trong năm tăng (61.327 giờ)
Ta có thể thấy tỷ suất LN/LĐ của năm 2002 giảm so với năm 2001 cụ thể: giảm 2,92% tương đương với số tiền 87,207 nghìn đồng
- Lợi nhuận giảm nên sức sinh lợi lao động năm 2002 giảm.
669.436 893.686
------------- - ------------
300 300
= 2.231,45 - 2.978,95
= -747,5 đồng /người
- Số lao động tăng làm sức sinh lợi lao động giảm:
669.436 669.436
------------- - -------------
324 300
= 2.066,16 - 2.231,45
= -165,29 đồng/người
Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố ta có:
-747,5 – 165,29 = -912,79nghìn đồng/người
Như vậy ta có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong năm 2002 so với năm 2001 giảm. Do hai nguyên nhân sau:
Lao động tăng 24 người do nhu cầu cấp thiết của Công ty về việc tăng lực lượng lao động cho những công trình lớn đảm bảo thi công
Lợi nhuận giảm 224.250.000đ do trong năm công ty thực hiện thi công các công trình ít
2. Hiệu quả sử dụng tài sản
2.1 Hiệu quả sử dụng TSCĐ
Mỗi một doanh nghiệp đều có TSCĐ nhất định. Nhưng để khai thác được tiềm năng thì phải phụ thuộc vào trình độ quản lý của từng Công ty
Để phân tích tiềm năng sử dụng tài sản cố định ta phải tiến hành phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định vì đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả sử dụng tài sản có hợp lý không. Ta có công thức tính như sau
Doanh thu
Sức sản xuất TSCĐ = ----------------------
Giá trị TSCĐbq
Lợi nhuận
Sức sinh lời = --------------
Giá trị TSCĐbq
Hai công thức trên phản ánh cứ một đồng giá trị TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận
Bảng: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
+/-
%
1. Doanh thu
137.323.783
147.333.927
10.010.144
7,28
2. Lợi nhuận
893.686
669.436
-224.250
-25,09
3. Giá trị TSCĐbq
6.270.314
9.610.779
3.340.465
53,27
4. Doanh thu/TSCĐbq
21,900
15,330
-6.57
30
5. Lợi nhuận/TSCĐbq
0,14
0,069
-0,071
50,71
Qua bảng số liệu ta thấy TSCĐ trong năm 2002 tăng so với năm 2001 là 53,27% tương đương (3.340.465nghìn đồng).
Nguyên nhân là do:
- Doanh thu tăng, ta có:
137.323.783 147.333.927
------------------ = ------------------
6.270.314 6.270.314
21,900 = 23,497
= 23,497- 21,900 = + 1,579 nghìn đồng
- Tiếp đó TSCĐ
147.333.927 147.333.927
----------------- = ------------------
9.610.779 6.270.314
15,33 = 23,49
= 15,33 - 23,49 = -8,16 nghìn đồng
- Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ 1,579 – 8,16 = -6,581 nghìn đồng.
Như vậy ta có thể thấy tuy rằng doanh thu có tăng nhưng
2.2 Hiệu quả sử dụng TSLĐ:
Muốn biết tình hình sử dụng TSlĐ của Công ty ta phải xét các công thức:
Lợi nhuận
Sức sinh lời của vốn lưu động = ----------------
TSLĐbq
Doanh thu
Số vòng quay vốn lưu động = -------------------
TSLĐbq
365 ngày
Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay = ----------------------
Số vòng quay VLĐ
TSLĐbq
Hệ số đảm nhiệm VLĐ = -----------------
Doanh thu
Theo công thức trên ta sẽ xác định được hiệu suất hay sức sản xuất của vốn lưu động, cũng như tốc độ luận chuyển của vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm nghĩa là cứ 1 đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận, cũng như số ngày luân chuyển là bao nhiêu ngày
Bảng: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm2001
Năm2002
Chênh lệch
+/-
%
1. Doanh thu
137.323.783
147.333.927
10.010.144
7,28
2. Lợi nhuận
893.686
669.436
-224.250
-25,09
3. TSLĐbq
66.882.449
100.529.251
33.646.802
50,30
4. Doanh thu/TSLĐbq
2,05
1,46
-0,59
-28,78
5. Lợi nhuận/TSLĐbq
0,013
0,0065
-0,0065
-50
6. Số vòng quayVLĐbq
2,05
1,46
-0,59
-28,78
7. Số ngày luân chuyển
178,04
250
17,96
40,41
Qua số liệu trên ta có thể thấy lợi nhuận của Công ty đã giảm -25,09% tương đương với -224.250.000 đồng
Ta có:
ảnh hưởng của doanh thu:
147.333.927 137.323.783
= ------------------ - -------------------
66.882.449 66.882.449
= 2,20 - 2,05
= 0,15 nghìn đồng
ảnh hưởng của TSLĐ
147.333.927 147.333.927
= ----------------- - ------------------
100.529.251 66.882.449
= 1,46 - 2,20
= - 0,74 nghìn đồng
Tổng hợp cả 2 nhân tố ta có;
= 0,15 - 0,74
= -0,59 nghìn đồng
3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí đóng một vai trò vô cùng quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thì ta cần phải phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.
Để đành giá chính xác tình hình sử dụng chi phí ta có những công thức sau:
Doanh thu
Hệ số năng suất = ----------------
Tổng chi phí
Hệ số này phản ánh cứ 1 đồng chi phí sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu
Lợi nhuận
Hệ số lợi nhuận = -----------------
Tổng chi phí
Hệ số này phản ánh cứ 100 đồng chi phí sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
Bảng: Hiệu quả sử dụng chi phí.
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
+/-
%
1. Doanh thu
137.323.783
147.333.927
10.010.144
7,28
2. Lợi nhuận
893.686
669.436
-224.250
-25,09
3. Tổng chi phí
138.656.909
150.216.047
11.559.138
8,33
4. Hệ số năng suất
0,99
0,98
-0,01
-1,01
5. Hệ số doanh lợi
0,0064
0,0044
-0,002
-31,25
Như vậy ta có thể thấy Tổng chi phí của năm 2002 tăng so với năm 2001 là 8,33% tương đương với 11.559.138 nghìn đồng. Qua bảng trên ta còn thấy hệ số năng suất đã giảm nhưng không đáng kể giảm 1,01%. Còn về hệ số doanh lợi của Công ty cũng đã giảm 31,25%.
Các nguyên nhân:
- Do doanh thu tăng
Năm 2002 tổng doanh thu vượt so với năm 2001:
ờDT = 147.333.927 – 137.323.783
= 10.010.144 nghìn đồng (tương đương là 7,28%).
- Do lợi nhuận giảm
Năm 2002 lợi nhuận giảm so với năm2001:
ờLN = 669.436 - 893.686
= -224.250 nghìn đồng (tương đương -25,09%)
- Do chi phí tăng
Năm 2002 Tổng chi phí tăng so với năm 2001:
ờCF = 150.216.047 - 138.656.909
= 11.559.138 nghìn đồng (tương đương 8,33%)
Bảng: Các yếu tố chi phí.
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
+/-
%
1. Chi phí nguyên vật liệu
133.896.782
143.684.682
9.787.899
7,29
2. Chi phí hoạt đông tài chính
2.557.568
3.506.392
948.824
37,10
3. Chi phí bán hàng
92.618
161.703
69.085
74,59
4. Chi phí QLDN
2.058.851
2.617092
558.241
27,11
5. Chi phí khác
51.090
246.178
195.088
381,85
Tổng cộng
138.656.909
150.216.047
11.559.138
8,33
Qua bảng trên ta nhận thấy chi phí của Công ty tăng 8,33% chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
Chi phí hoạt động tài chính tăng 37,1% tương ứng với 948.824 nghìn đồng
Chi phí bán hàng tăng 74,59% tương ứng với 69.085 nghìn đồng
Chi phí QLDN tăng 27,11% tương ứng 558.241 nghìn đồng
Chi phí khác tăng 381,85% tương ứng 195.088 nghìn đồng
- Chi phí nguyên vật liệu tăng 7,29% tương ứng với 9.787.899 nghìn đồng
4. Phân tích tình hình sử dụng Vốn
Để đảm bảo cho sự vận hành và sự phát triển của Công ty, bất kỳ một Công ty nào cũng phải có một lượng vốn nhất định. Nhưng sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả hay không thì không phải là một điều đơn giản.
Khi phân tích tình hình sử dụng vốn ta thường sử dụng các công thức sau:
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh = ----------------------------
Nguồn vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho ta thấy cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì Công ty thu được bao nhiêu đồng
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng vốn CSH = ----------------------
Nguồn vốn CSH
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lời của vốn = ----------------------------
Tổng nguồn vốn bq
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lời của vốn kinh doanh = ---------------------------------
Nguồn vốn kinh doanh bq
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lời của VCSH = ---------------------------
Nguồn vốn CSH bq
Bảng: Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn.
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
+/-
%
1. Doanh thu
137.323.783
147.333.927
10.010.144
7,28
2. Tổng nguồn vốn
80.073.301
140.206.580
60.133.279
75,09
3. Vốn CSH
7.108.133
7.201.708
93.575
1,31
4. Nguồn vốn kinh doanh
4.560.384
5.514.476
95.4092
20,92
5. Lợi nhuận
893.686
669.436
-224.250
-25,09
6. Hiệu suất sử dụng tổng NV
1,71
1,05
-0,66
-38,59
7.Hiệu suất sử dụng nguồn vốn CSH
19,31
20,45
1,14
5,90
8.Hiệu suất sử dụng nguồn vốn KD
30,11
26,71
-3,4
-11,29
Qua bảng trên ta có thể thấy hiệu suất sử dụng tổng nguồn vốn của Công ty đã giảm 38,59%
phần iii : một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp vật tư kỹ thuật
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cư bản của mọi doanh nghiệp. Vì nó là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, một doanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện bình thường thì hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất cũng phải bù đắp các chi phí bỏ ra. Còn các doanh nghiệp muốn phát triển thì kết quả kinh doanh chẳng những bù đắp những chi phí mà còn phải dư thừa để tích luỹ tái sản xuất mở rộng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn trong thời gian ngắn và sự tác động của những kết quả tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội càng mạnh thì kết quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi phải phaans đấu nâng cao hiêu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Trên cơ sở lý thuyết đã học và đã phân tích ở phần III của đồ án thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được hiểu một cách đơn giản như sau:
Tăng kết quả đầu ra
Giảm nguồn lực đầu vào
1. Tăng kết quả đầu ra
Kết quả đầu ra được đo bằng những chỉ tiêu Doanh thu, GTTSL, Lợi nhuận
Doanh thu được xác định như sau:
D = S Q x P
Trong đó: D: Doanh thu
Q: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
P: Giá bán đơn vị sản phẩm
Vì vậy để tăng doanh thu cần phải.
- Đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá kinh doanh, mở rộng sản xuất. Trong những năm gần đây Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng xây dựng sắt thép
- Mở rộng thị trường. Tìm thị trường mới nhằm tạo ra một lượng khách hàng mới, tiêu thụ thêm sản phẩm của mình. Xây dựng hệ thống các đại lý, cửa hàng nhằm giao tiếp với khách hàng để nắm được nhu cầu thị yếu để nghiên cứu chế tạo mặt hàng mới.
- Ngoài ra doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp nhằm khai thác khách hàng tiềm năng, làm tăng khả năng mua, sử dụng các hình thức như: quảng cáo, tiếp thị, cải tiến về mẫu mã… nhằm gia tăng ý muốn mua sắm của khách hàng.
2. Giảm chi phí.
Giảm chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm nguyên vật liệu vì chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 50% giá thành nên khi doanh nghiệp tiết kiệm nguyên vật liệu cũng sẽ làm hạ giá thành sản phẩm, điều này dễ dần đến làm kém chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Công ty phải bảo quản tốt kho dự trữ nguyên vật liệu.
Giảm chi phí nhân công. Sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, bố trí công việc hợp lý hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần giảm chi phí hành chính.
Giảm chi phí trong công tác quảng cáo, tiếp thị, bảo quản, đóng gói… để giảm khoản chi phí này Công ty phải tăng sản lượng tiêu thụ, khi đó thì chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống dẫn đến lợi nhuận tăng. Lợi nhuận tăng thể hiện doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả.
3. Sử dụng vốn một cách có hiệu quả:
Vốn đầu tư luôn là nhân tố quan trọng đối với sự quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề lớn mà doanh nghiệp hoạt động. Thông thường có một số biện pháp về sử dụng vốn như sau:
- Tận dụng triệt để năng lượng sản xuất kinh doanh hiện có, nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị máy móc.
- Giảm tối đa các bộ phận vốn thừa hoặc không cần thiết.
- Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu.
- Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.
- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.
- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động.
- Đầu tư có trọng điểm, ưu tiên những vùng, công trình, dự án sẽ sinh lợi cao. Rút ngắn thời gian để nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động.
- Lựa chọn đổi mới công nghệ phù hợp, sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn công nghệ. Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên vật liệu mới và vật liệu thay thế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành.
4. Sử dụng tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh.
Trong các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, yếu tố con người giữ một vai trò quyết định, khai thác và sử dụng tốt nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh được thể hiện qua các biện pháp.
- Sắp xếp định biên hợp lý lực lượng lao động trong Công ty, toàn bộ máy quản lý.
- Nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên, tận dụng thời gian làm việc, đảm bảo thực hiện các định mức lao động.
- Trang bị công nghệ, áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt khuyến khích người lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24986.DOC