Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên Đại học Sư phạm

Tài liệu Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên Đại học Sư phạm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0028 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 58-64 This paper is available online at CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NHÂN CÁCH VĂN HÓA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Đào Thị Oanh và Vũ Thị Lê Thủy Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm xác định khung tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm. Khung tiêu chí gồm 06 giá trị nhân cách và 23 tiêu chí, sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nhân cách văn hóa của giáo viên. Các giá trị nhân cách cơ bản được đề xuất để giáo dục cho sinh viên sư phạm gồm: yêu thương; tin tưởng, tin cậy; công dân tích cực; tận tụy, tận tâm; hợp tác; sáng tạo. Từ khóa: Văn hóa, nhân cách văn hóa, sinh viên đại học sư phạm, nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm, giáo dục nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm. 1. Mở đầu Đảng, Nhà nước ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên Đại học Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0028 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 58-64 This paper is available online at CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NHÂN CÁCH VĂN HÓA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Đào Thị Oanh và Vũ Thị Lê Thủy Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm xác định khung tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm. Khung tiêu chí gồm 06 giá trị nhân cách và 23 tiêu chí, sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nhân cách văn hóa của giáo viên. Các giá trị nhân cách cơ bản được đề xuất để giáo dục cho sinh viên sư phạm gồm: yêu thương; tin tưởng, tin cậy; công dân tích cực; tận tụy, tận tâm; hợp tác; sáng tạo. Từ khóa: Văn hóa, nhân cách văn hóa, sinh viên đại học sư phạm, nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm, giáo dục nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm. 1. Mở đầu Đảng, Nhà nước ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa trong sự phát triển đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước một lần nữa khẳng định quan điểm coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Trong việc giáo dục (GD) văn hóa cho thế hệ trẻ, vai trò của nhà trường, đặc biệt của giáo viên đã được khẳng định. Điều này tác động trực tiếp đến chương trình đào tạo giáo viên (ĐTGV) ở trường đại học sư phạm (ĐHSP) mà mục tiêu cao nhất luôn được đặt ra là: cung cấp cho xã hội lực lượng giáo viên tương lai có đủ phẩm chất và năng lực giáo dục thế hệ trẻ trong tư cách là một nhà văn hóa theo nghĩa rộng nhất. Thực tiễn GD nhà trường hiện nay ở nước ta còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực: bạo lực học đường, sự buông lỏng trách nhiệm từ phía nhà quản lí hay từ phía giáo viên trong GD định hướng giá trị cho học sinh, ứng xử giữa giáo viên và học sinh chưa được như mong đợi. . . Nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng phản cảm đó là do các trường ĐHSP chưa quan tâm đúng mức việc GD các giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên của mình. Cụ thể là, trong chương trình ĐTGV ở trường ĐHSP, mục tiêu GD giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên được đề cập đến ở nhóm năng lực giáo dục cần hình thành và rèn luyện cho sinh viên sư phạm (SVSP). Trong đó, có yêu cầu đưa ra đối với sinh viên là: Thể hiện tư cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong công nghiệp và thái độ thân thiện với học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng địa phương. Song nội dung GD liên quan và phương thức tổ chức GD dường như mờ nhạt [5, 7, 8]. Trong khi đó, tại một số nước có nền GD phát triển trong khu vực, vấn đề này rất được đề cao và được thể hiện rõ Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018 Liên hệ: Đào Thị Oanh, e-mail: phanh1001@yahoo.com 58 Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm trong Chuẩn đầu ra cũng như trong chương trình ĐTGV: “Có đạo đức, giá trị và chuyên nghiệp”, “Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giải trình trong việc phát triển cộng đồng, quốc gia và toàn cầu” (Chuẩn đầu ra của Malaysia) hay “GD nhân cách và công dân”, “Kĩ năng giao tiếp dành cho giáo viên”, “Nghiên cứu đa văn hóa: Tôn trọng sự khác biệt” (môn học trong chương trình ĐTGV của Singapore). . . [1]. Do vậy, nghiên cứu đề xuất tiêu chí nhân cách văn hóa với tư cách là những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần giáo dục ở sinh viên ĐHSP rất có ý nghĩa, đóng góp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên sao cho sát hợp, chất lượng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận: Một số khái niệm cơ bản Nâng việc GD nhân cách con người lên tầm văn hóa đã được nhiều tác giả đề cập đến như một cách tiếp cận phát triển bền vững con người, bởi văn hóa là những giá trị bền chặt, khó thay đổi [2, 3, 6]. Trong nghiên cứu này, GD nhân cách văn hóa sinh viên ĐHSP được hiểu trong phạm vi của GD những giá trị đạo đức nghề nghiệp tương lai của họ, giúp sinh viên có thể thực hiện nghề nghiệp tương lai đáp ứng yêu cầu xã hội . Điều này đồng nghĩa với việc GD giá trị đạo đức nghề nghiệp đạt trình độ chuẩn mực cho sinh viên ĐHSP với tư cách là các nhà giáo tương lai. Vì vậy cần làm rõ một số khái niệm liên quan. 2.1.1. Định nghĩa văn hóa Có nhiều định nghĩa về văn hóa, trong nghiên cứu này, văn hóa được hiểu là “toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần đã được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, thể hiện mối quan hệ phổ quát của con người đối với thế giới, mối quan hệ mà thông qua đó con người sáng tạo ra thế giới và sáng tạo ra chính bản thân mình [dẫn theo 2]. Văn hóa là cách mà trong đó mọi người hành động theo bản chất. Văn hóa gắn với con người và gắn với GD. 2.1.2. Định nghĩa nhân cách và nhân cách văn hóa Theo tiếp cận Hoạt động-Giá trị-Nhân cách, có thể định nghĩa nhân cách là tổ hợp các thái độ - thuộc tính riêng trong quan hệ ứng xử (hành vi nói năng, đi đứng, cư xử. . . ), trong hành động với bản thân, với người khác, với môi trường tự nhiên [3]. Từ đó, chúng tôi có thể đưa ra cách hiểu về nhân cách văn hóa như sau: Nhân cách văn hóa là hệ thống thái độ tương đối ổn định, bền vững của cá nhân, chứa đựng và phản ánh các giá trị văn hóa của nhân loại, dân tộc, gia đình và được biểu hiện trong mối quan hệ với bản thân, với công việc, với những người khác, với môi trường tự nhiên. 2.1.3. Định nghĩa nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm Sinh viên đại học sư phạm là nhóm người trưởng thành, phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tâm lí cùng với các phẩm chất cá nhân tích cực. Họ đang học tập và rèn luyện trong các trường ĐHSP để trở thành giáo viên trong tương lai. Từ cách hiểu nêu trên về nhân cách văn hóa và sinh viên ĐHSP, chúng tôi có thể đưa ra định nghĩa “để làm việc” như sau về nhân cách văn hóa sinh viên ĐHSP: Nhân cách văn hóa sinh viên ĐHSP là hệ thống thái độ tương đối ổn định, bền vững của cá nhân, chứa đựng và phản ánh các giá trị đạo đức nghề dạy học, được biểu hiện trong mối quan hệ của sinh viên với bản thân, với nghề nghiệp tương lai, với những người khác, với môi trường tự nhiên. Và giáo dục nhân cách văn hóa sinh viên ĐHSP là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch từ phía nhà trường và xã hội nhằm hình thành phát triển ở sinh viên những giá trị chuẩn 59 Đào Thị Oanh và Vũ Thị Lê Thủy mực đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tương lai của họ trong tư cách là một người giáo viên, được thể hiện trong mối quan hệ với bản thân, với mọi người xung quanh, với công việc, với môi trường tự nhiên. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay và yêu cầu nhân cách văn hóa đối với đội ngũ giáo viên Những nghiên cứu trong lĩnh vực Xã hội học Tổ chức lao động gần đây cho thấy người lao động Việt Nam: thông minh; thích ứng cao; óc thực tiễn; mạo hiểm; khéo léo; cần cù; tự lập; song có những bất cập trong suy nghĩ, cách làm, quan hệ ứng xử, kỉ luật lao động, khả năng ngoại ngữ, hiểu biết về văn hóa thế giới. . . Và nguyên nhân được xác định có vai trò của giáo dục đào tạo [dẫn theo 2]. Trong xã hội, đội ngũ trí thức là một nguồn lực quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước đã thể hiện khả năng cập nhật, thích ứng nhanh với trình độ quốc tế, song vẫn còn những hạn chế trong tác phong làm việc. Kết quả nghiên cứu gần đây ở học viên và giảng viên một số trường lí luận chính trị-hành chính cho thấy họ nhận thức ở mức độ cao về các giá trị nghề nghiệp: kỉ luật; hiệu quả; khách quan; thích ứng, dám nghĩ dám làm; cầu thị, cầu tiến; trách nhiệm; kế hoạch; gọn gàng, lịch sự. . . Song, chính họ chưa thực sự hài lòng với bản thân ở “Tính kế hoạch”, “Tính kỉ luật”, “Tính khách quan” [5]. Giáo dục là một bộ phận của văn hóa, tác động GD có định hướng (đặc biệt giáo dục nhà trường) sẽ thúc đẩy sự hình thành, củng cố, phát triển các giá trị văn hóa một cách có hệ thống, phù hợp yêu cầu xã hội. Thông qua hoạt động GD, các giá trị văn hóa tốt đẹp được phát triển ở người học, giúp họ hoàn thiện bản thân, phát triển hài hòa các mặt “Trí”, “Đức”, “Thể”, “Mỹ”. Trong Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015, mục tiêu của Chương trình GD phổ thông mới được thiết kế theo hướng đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, giáo dục pháp luật và giáo dục hướng nghiệp. . . cho thấy rõ, các giá trị văn hóa cần GD cho học sinh trong nhà trường vừa là nội dung, vừa là mục tiêu hướng đến, vừa là điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta. Từ góc độ văn hóa, trong xã hội hiện nay giáo viên được xếp vào hàng ngũ trí thức, đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp và tổ chức lực lượng nghiên cứu, sáng tạo cũng như đào tạo đội ngũ kế cận. Đó là những người tham gia các hoạt động trí tuệ, gắn với duy trì, bảo vệ, phát huy, truyền bá văn hóa dân tộc, thu nhận những giá trị văn hóa mới của thế giới làm cho văn hóa bản địa trở nên phong phú và hiện đại. Hoạt động trí tuệ đòi hỏi sự sáng tạo, sự thích ứng với hoàn cảnh luôn thay đổi. Trong xã hội, ngoài chức năng của một nhà GD, nhà quản lí quá trình GD, nhà hoạt động xã hội, giáo viên còn có các chức năng cơ bản của một nhà trí thức: (1) Bảo vệ, duy trì, phát huy và phát triển văn hóa; (2) Phản biện xã hội; (3) Đào tạo đội ngũ trí thức kế cận, bồi dưỡng nhân tài; (4) Chức năng xã hội. Từ đó, có thể lẩy ra những nhiệm vụ cơ bản của giáo viên với tư cách là những trí thức: tham gia giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế xã hội, góp phần hoàn thiện chủ trương, chính sách, luật pháp, an ninh; phát huy vai trò động lực của khoa học - công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nghề nghiệp bản thân; tham gia tích cực vào quá trình đổi mới GD; duy trì, phát triển, bảo tồn văn hóa dân tộc; GD thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc; tạo ra những giá trị văn hóa mới. Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, giáo viên cần có những phẩm chất nhân cách: tôn trọng tri thức, ham học hỏi; sáng tạo; cởi mở, thích ứng cao; hợp tác; kỉ luật . Về nhân cách giáo viên, một số nghiên cứu cho thấy, những giáo viên được học sinh nhớ lâu có các phẩm chất nhân cách: sự đồng cảm; lòng nhiệt thành; tính sáng tạo; sự cống hiến; tính kỉ luật. . . Phần lớn giáo viên tin rằng, nếu mình là người: thân thiện, cảm thông; cởi mở, khoáng 60 Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm đạt; giao tiếp tốt; lắng nghe; hài hước; tử tế thì sẽ được học sinh yêu quý, và học sinh sẽ học [5]. Chương trình ĐTGV của một số nước trong khu vực có bao hàm các giá trị nhân cách cốt lõi cần GD ở SVSP gồm: hợp tác; tự tin, quyết đoán; công dân tích cực; tin tưởng vào học sinh; tận tâm, tận tụy với nghề (Singapore); hay: chính trực; hợp tác; tự lực, trách nhiệm; chất lượng; thương yêu con người; khiêm tốn; kính trọng; tình yêu đúng mức; công lí; tự do; can đảm; trong sáng; trung thực; cân bằng hài hòa lợi ích chung và riêng; biết ơn; chuyên cần (Malaysia). Năm 2016, Bộ trưởng Giáo dục Malaysia - Datuk Seri Naijib Razak - tuyên bố có ba giá trị quan trọng cần được bao hàm trong hệ thống GD quốc gia và các trường học là: “Yêu nước”; “Ôn hòa”; “Tôn trọng lẫn nhau” [4, 5]. 2.2.2. Đặc điểm phát triển một số phẩm chất nhân cách ở sinh viên đại học sư phạm hiện nay Sinh viên ĐHSP có điểm khác căn bản so với sinh viên của các trường đại học khác ở nét đặc thù của nghề dạy học, thể hiện ở vai trò là tấm gương mẫu mực, là chuẩn mực trước học sinh bởi phương tiện nghề nghiệp của họ chính là toàn bộ nhân cách của họ. Điều này đặt ra cho họ những yêu cầu riêng trong rèn luyện các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ngay từ trong trường đại học. Những yêu cầu xã hội đối với nghề dạy học hiện nay khiến cho sinh viên ĐHSP là nhóm người được quan tâm nghiên cứu khá nhiều về mức độ phát triển các phẩm chất nhân cách khác nhau, chẳng hạn: (1) Mức độ phát triển tự ý thức được đa số sinh viên đại học sư phạm tự đánh giá ở mức trung bình và có liên quan đến trình độ học lực cũng như kế hoạch tương lai của họ. Những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động, tích cực tự nhận thức; tự đánh giá; tự kiểm tra về hành động, thái độ cư xử, cử chỉ giao tiếp của bản thân để hướng tới tự hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp. Sinh viên sư phạm rất quan tâm đến tốc độ phản ứng của bản thân – nằm trong năng lực định hướng tâm lí vào người khác và rất cần đối với nghề dạy học, song hiện còn kém so với mong đợi, vì thế họ cần được rèn luyện để trở nên tự tin, cởi mở hơn; (2) Xác định giá trị và phát triển định hướng giá trị ở SVSP có sự phân hóa do sự thay đổi sâu sắc về kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội ở nước ta và trên thế giới khiến cho một bộ phận có xu hướng đề cao các giá trị kinh tế, vật chất; các “giá trị mục đích mang tính cá nhân” (“Được thừa nhận”, “Sự thông thái”, “Hạnh phúc”) được đánh giá cao hơn các “giá trị phương tiện” (“Đức tin”, “Ngăn nắp”, “Trách nhiệm”. . . ). Tác động xã hội bên ngoài khiến cho mỗi cá nhân nhiều khi gặp mâu thuẫn giữa các giá trị được lựa chọn, do đó việc giúp họ xác định đúng đắn các giá trị nghề nghiệp là vô cùng cần thiết Đây là điều cần lưu ý trong xây dựng chương trình GD giá trị nhân cách cho SVSP [dẫn theo 3]; (3) Tự đánh giá bản thân chưa phù hợp. Phần lớn sinh viên chưa nhận thức rõ ràng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Bởi vậy, nếu sinh viên tự ý thức được mình đang thiếu gì, xã hội đang cần gì thì họ sẽ biết cách tự trang bị cho mình. Kĩ năng tự đánh giá sẽ được phát triển khi sinh viên được thực hành, trải nghiệm thực tiễn phổ thông, thường xuyên trao đổi học hỏi lẫn nhau, được tham gia vào các chương trình GD mang tính chuyên biệt nhằm rèn luyện kĩ năng này một cách có hệ thống [5, 8]; (4) Giao tiếp, truyền thông (nói, viết, trình bày, thuyết phục) là kĩ năng vô cùng quan trọng với SVSP bởi họ phải biết chịu trách nhiệm về cách họ tương tác với người khác và những kết quả có được từ cách thức giao tiếp của mình. Để giao tiếp trở thành một phẩm chất nghề nghiệp, sinh viên cần được rèn luyện từ trong trường sư phạm. Thực tế hiện nay cho thấy, sinh viên được trang bị kiến thức nghề nghiệp khá tốt nhưng khả năng giao tiếp, khả năng xây dựng hình ảnh cá nhân trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp còn rất hạn chế, đặc biệt trong môi trường đa văn hóa [7]; (5) Hợp tác, làm việc nhóm chưa thực sự hiệu quả. Tính xã hội là bản chất của con người: muốn thành công, mỗi cá nhân không chỉ dựa vào bản thân mà rất cần sự hỗ trợ của cả các cá nhân khác. Hiện nay, một bộ phận SVSP còn thể hiện tính cá nhân khá cao, xem đó như là nét riêng của mình [dẫn theo 2, 3] khiến cho chất lượng công 61 Đào Thị Oanh và Vũ Thị Lê Thủy việc và sự phát triển nghề nghiệp của họ kém hiệu quả. Dạy học là nghề có tính độc lập cao, song đồng thời đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục khác. Nhưng, đa số SVSP tự đánh giá chưa tốt ở điểm này vì vậy, đây cũng là nhu cầu cấp thiết đối với đa số họ [8]; (6) Tổ chức công việc, quản lí sử dụng thời gian khoa học là rất quan trọng với SVSP vì giúp họ quản lí thời gian hiệu quả trong nghề nghiệp sau này khi trở thành giáo viên. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, chính xác, hiệu quả. . .Muốn thế, cá nhân phải biết phân bố, sử dụng thời gian hợp lí để tránh áp lực, đồng thời hình thành được “cảm giác chính xác về thời gian”. Hiện nay, đây là điều đang thiếu hụt ở phần lớn SVSP [2, 5]. 2.2.3. Cơ sở pháp lí Ở Việt Nam, các văn bản của Nhà nước và của Ngành Giáo dục - Đào tạo đưa ra hàng loạt yêu cầu về phẩm chất đạo đức của giáo viên xuất phát từ tính chất của nghề dạy học. Dạy học là nghề có đối tượng lao động là con người đang trong quá trình phát triển, vì thế thái độ ứng xử của giáo viên trong các mối quan hệ: với học sinh, với đồng nghiệp, với bản thân, với nghề nghiệp được đặc biệt coi trọng. Theo Luật Giáo dục; Chuẩn Nghề nghiệp giáo viên; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, giáo viên phải là người: yêu thương; tôn trọng học sinh; công bằng với học sinh; bảo vệ lợi ích của học sinh; đoàn kết; giúp đỡ đồng nghiệp; thân thiện; hợp tác; dân chủ; không ngừng học tập, rèn luyện; tận tụy; cải tiến; gương mẫu; sáng tạo; nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật; khiêm tốn; lắng nghe; chấp nhận sự khác biệt; lối sống lành mạnh, văn minh; tác phong khoa học. Những yêu cầu đó sẽ được tham khảo khi đề xuất khung nhân cách văn hóa của sinh viên ĐHSP. 2.3. Khung tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm hiện nay Việc xác định khung tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên ĐHSP được dựa trên kết quả nghiên cứu các nguồn tư liệu nêu trên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tính chất nghề nghiệp tương lai của họ trong tư cách là một nhà giáo, một trí thức hiện đại. Gợi ý về các giá trị nhân cách của SVSP Singapore đã được tham khảo trong nghiên cứu này với tư cách là kinh nghiệm nước ngoài. Khung tiêu chí nhân cách văn hóa được xây dựng bao gồm 06 giá trị nhân cách và 23 tiêu chí tương ứng (phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) như trong bảng dưới đây. Bảng 1. Khung tiêu chí nhân cách văn hóa của sinh viên ĐHSP TT Giá trị Tiêu chí Nhân cách (1) Yêu đất nước, yêu thiên nhiên Việt Nam (giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa của quê hương đất nước và thế giới; tôn trọng, bảo vệ sự sống, tài sản chung, môi trường xung quanh) 1 Yêu thương (2) Đồng cảm, vị tha với trẻ (sự nhạy cảm, thấu hiểu nhu cầu của trẻ, gần gũi,nhân từ với trẻ, bảo vệ lợi ích của trẻ...) (3) Khoan dung, thân thiện với mọi người lớn xung quanh (cởi mở, thẳng thắn, hào hiệp, nhường nhịn, quan tâm chia sẻ) (4) Yêu quý, chăm sóc bản thân (rèn luyện sức thể chất, trau dồi cuộc sống tinh thần phong phú) (5) Tự trọng (tự tin; lễ phép, tôn trọng người khác) 2 Tin tưởng,Tin cậy (6) Trung thực, khách quan, công bằng trong các mối quan hệ (thật thà, ngay thẳng, bảo vệ chính nghĩa, đấu tranh với cái sai) (7) Tự giác, tự chịu trách nhiệm (làm tròn trách nhiệm được giao, nhận trách nhiệm về mình, tôn trọng lời hứa/giữ chữ tín) 62 Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm (8) Kiểm soát bản thân (ứng xử phù hợp bối cảnh, bình tĩnh trong các hoàn cảnh khác nhau) (9) Cần cù, ham học hỏi 3 Công dân tíchcực (10) Kỉ luật (tôn trọng kỉ cương pháp luật, yêu cầu cao đối với bản thân, kì vọng cao ở người khác, tự giác/tự chịu trách nhiệm) (11) Tiết kiệm, coi trọng hiệu quả (kế hoạch hóa trong công việc và cuộc sống, quản lí thời gian và nguồn lực hiệu quả) (12) Phục vụ cộng đồng (tham gia các hoạt động thiện nguyện, phong trào xã hội) (13) Nhiệt thành (yêu công việc của mình, truyền cảm hứng cho trẻ, truyền năng lượng mỗi khi nói về công việc của mình với người khác) 4 Tận tụy, Tận (14) Tận tình, bền bỉ (vì lợi ích nghề nghiệp của bản thân và của người khác) tâm (với (15) Cống hiến (kiên trì, kiên nhẫn, linh hoạt, thích ứng với từng đứa trẻ) nghề) (16) Chấp nhận thay đổi (dấn thân, trải nghiệm, lường trước khó khăn) (17) Tin tưởng (vào khả năng, sự thiện chí của người khác) 5 Hợp tác (18) Tôn trọng (thân thiện, tôn trọng quy tắc/quy định chung, tôn trọng sự khácbiệt, tôn trọng thành quả chung, lắng nghe) (19) Cởi mở tiếp nhận (ý tưởng mới, sự điều chỉnh) (20) Lịch sự, tế nhị (nói năng, cách cư xử) (21) Tri thức & duy lí (suy nghĩ hướng về những điều mới mẻ, nhận diện vấn đề đa chiều, coi trọng minh chứng khoa học) 6 Sáng tạo (22) Thích ứng (suy nghĩ hướng về những điều mới mẻ; linh hoạt, chấp nhậnthay đổi) (23) Cải tiến (đưa ra ý tưởng mới, cởi mở tiếp nhận cái mới, biết làm cho những cái quen thuộc trở nên mới đối với trẻ) Thông qua phương pháp anket và thống kê toán học, khung tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên ĐHSP đã được gửi tới 129 sinh viên, 42 giảng viên thuộc Trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Đà Nẵng và 43 cán bộ quản lí trường phổ thông thuộc TP Hà Nội và Đà Nẵng để cho ý kiến về mức độ quan trọng và sự cần thiết giáo dục các giá trị nhân cách ở sinh viên. Kết quả được thể hiện trong bảng 2 cho thấy, mặc dù có sự chênh lệch về số liệu giữa các đối tượng được hỏi ở từng giá trị nhân cách cụ thể, song về cơ bản tất cả 06 giá trị nhân cách đề xuất đều nhận được sự nhất trí cao của cả sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lí trường phổ thông về mức độ quan trọng và sự cần thiết được GD ở sinh viên ĐHSP (không có giá trị nào được cho là “không quan trọng”). Tương tự như vậy là ý kiến trả lời về mức độ cần thiết đối với 23 tiêu chí đưa ra, mà sẽ được đề cập đến trong một bài báo khác liên quan. Bảng 2. Ý kiến của SVSP, giảng viên và cán bộ quản lí trường phổ thông về mức độ quan trọng của những giá trị nhân cách ở sinh viên sư phạm (%) TT Giá trị nhân cách Ý kiến sinh viên Ý kiến giảng viên Ý kiến cán bộ quản lí Quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Rất quan trọng 1 Yêu thương 53,9 45,3 2,4 95,2 2,3 97,7 2 Tin tưởng, tin cậy 40,6 57,0 11,9 88,1 11,4 88,6 3 Công dân tích cực 50,8 48,4 22,0 78,0 27,3 72,7 4 Tận tụy, tận tâm 25,8 73,4 2,4 97,6 6,8 93,2 5 Hợp tác 49,2 50,8 23,8 76,2 20,5 79,5 6 Sáng tạo 44,5 69,3 11,9 88,1 9,1 90,9 63 Đào Thị Oanh và Vũ Thị Lê Thủy 3. Kết luận Khung tiêu chí nhân cách văn hóa được xác định đối với sinh viên ĐHSP trong bối cảnh hiện nay sẽ là cơ sở để xây dựng các nội dung cần giáo dục cho sinh viên đồng thời sẽ được phát triển thành danh mục các biểu hiện của nhân cách văn hóa của sinh viên ĐHSP nhằm sử dụng cho đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nhân cách văn hóa giáo viên. Theo cách hiểu của nghiên cứu này, các nội dung cần giáo dục cho sinh viên đồng thời cũng là các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cốt lõi ở sinh viên ĐHSP. Trong đó có lưu ý rằng, sức mạnh của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi không chỉ những nội dung giáo dục mới, mà còn quy định hình thức, quy trình giáo dục giá trị đạo đức nghề nghiệp có khác nhiều so với trước đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Kim Dung, 2017. Chương trình đào tạo giáo viên trung học của Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo – bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm”. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.154-165. [2] Phạm Minh Hạc, 1998. Văn hóa và Giáo dục. Giáo dục và Văn hóa. Nxb Giáo dục. Hà Nội. [3] Phạm Minh Hạc, 2010. Giá trị học. Cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay. Nxb Giáo dục Việt Nam. Hà Nội. [4] Phạm Minh Hạc, 2015. Tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt Nam với Tâm lí học và Giáo dục học. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. [5] Đào Thị Oanh, 2014. Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí văn hóa công nghiệp của học sinh phổ thông. Tạp chí Tâm lí học, số 9 (186), 9-2014, trang 22-34. [6] Tsunesaburo Makiguchi, 1994. Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo. Nxb Trẻ. TP Hồ Chí Minh. [7] Vũ Thị Ngọc Tú, 2013. Nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị sống. Tạp chí Tâm lí học Xã hội, tháng 11/2013, trang 102 –114. [8] Trần Thị Cẩm Tú, 2014. Giáo dục giá trị sống cho sinh viên đại học sư phạm Hà Nội thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, vol.59, Number 6 BC, tr.280-286. ABSTRACT Scientific background in developing the criteria of educational students’ cultural personality Dao Thi Oanh and Vu Thi Le Thuy Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education The paper analyses theoretical and practical basic in order to develop criteria framework for educational students’ cultural personality. The criteria framework includes 06 key personality values (standards) and 23 criteria that form the foundation for researching, educating, training, assessing teacher cultural personalities. The proposed set of values for educational students’ cultural personalities are inclusive of love, trust, reliabilty and concerned citizens, commitment to teaching profession, collaboration and creativity. Keywords: Culture; cultural personality; educational students; educational students’ cultural personality; students’ cultural personality education. 64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5104_dtoanh_vtlthuy_3506_2123648.pdf