Tài liệu Cơ sở khoa học và tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam - Khổng Diễn: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngày nhận bài: 12/1/2018; Ngày phản biện: 24/1/2018; Ngày duyệt đăng: 26/1/2018
(1) Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; e-mail: kdien@sperigmail.org
Số 21 - Tháng 3 năm 2018
I. Tư liệu về các tộc người
Dân tộc học Việt Nam, tuy là một ngành còn
khá non trẻ, nhưng các tư liệu về các dân tộc hay
tộc người ở nước ta đã có từ khá sớm. Ta có thể tìm
thấy những tư liệu đó trong các sử sách của Trung
Quốc, Việt Nam và một số nước phương Tây qua
các bia ký, sử ký, dư địa chí, gia phả, tộc phả hoặc
các truyền thuyết, truyện kể dân gian1.
Từ thế kỷ thứ IV trở đi, ở nước ta đã có các
tập truyện, các cuốn sách viết về các vùng, các địa
phương khác nhau như Giao Chỉ ký, Giao Châu ký
v.v..., nhưng nay đã bị thất truyền, chỉ còn lại trong
các thư tịch cổ. Những cuốn sách đến nay chúng ta
còn giữ được, trong đó chứa đựng nhiều tư liệu về
dân tộc học, có lẽ ra đời ở thế kỷ XIV, XV. Đó là
cuốn...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở khoa học và tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam - Khổng Diễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngày nhận bài: 12/1/2018; Ngày phản biện: 24/1/2018; Ngày duyệt đăng: 26/1/2018
(1) Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; e-mail: kdien@sperigmail.org
Số 21 - Tháng 3 năm 2018
I. Tư liệu về các tộc người
Dân tộc học Việt Nam, tuy là một ngành còn
khá non trẻ, nhưng các tư liệu về các dân tộc hay
tộc người ở nước ta đã có từ khá sớm. Ta có thể tìm
thấy những tư liệu đó trong các sử sách của Trung
Quốc, Việt Nam và một số nước phương Tây qua
các bia ký, sử ký, dư địa chí, gia phả, tộc phả hoặc
các truyền thuyết, truyện kể dân gian1.
Từ thế kỷ thứ IV trở đi, ở nước ta đã có các
tập truyện, các cuốn sách viết về các vùng, các địa
phương khác nhau như Giao Chỉ ký, Giao Châu ký
v.v..., nhưng nay đã bị thất truyền, chỉ còn lại trong
các thư tịch cổ. Những cuốn sách đến nay chúng ta
còn giữ được, trong đó chứa đựng nhiều tư liệu về
dân tộc học, có lẽ ra đời ở thế kỷ XIV, XV. Đó là
cuốn Việt điện U linh, Lĩnh Nam chính quái của Lý
Tế Xuyên, thế kỷ XIV và của Nguyễn Dữ, Dư địa
chí của Nguyễn Trãi. Sang thế kỷ XVI có Ô Châu
cận lục của Dương Văn An.
Từ thế kỷ XVII, XVIII trở đi ở nước ta có nhiều
cuốn sách chuyên khảo của nhiều tác giả viết về
từng địa phương, từng nhóm dân cư, dân tộc (tộc
người), như Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục,
Phủ biên tập lục của Lê Quý Đôn. Tiếp đó có hàng
loạt tác phẩm viết dưới dạng tùy bút, bút ký và chí,
trong đó chứa đựng nhiều tư liệu dân tộc học như:
Hoan Châu ký của Nguyễn Cảnh Thị, Vũ trung tùy
bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của
Phạm Đình Hổ và Nguyễn An, Hưng Hóa xứ phong
thổ lục của Hoàng Bình Chính, Nghệ An ký của Bùi
1. Khổng Diễn, Tổng quan về Dân tộc học Việt Nam trong một thế kỷ
qua, trong “Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu thế
kỷ XXI”, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.
Dương Lịch, Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận
Duật, Cao Bằng ký lược của Phạm An Phú, Lịch
triều hiến chương loại chí của Lê Trắc, Sử học bị
khảo của Phạm Xuân Bảng, Nhất thống dư địa chí
của Lê Quang Định, Gia Định thành thông chí của
Trịnh Hoài Đức và một số tác phẩm khác của Quốc
sử quán triều Nguyễn như Đại Nam nhất thống trí,
Đồng Khánh dư địa chí v.v
Về khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có các
cuốn cho đến nay vẫn có nhiều tư liệu có giá trị
như Phủ Man tạp lục hay Vũ Man tạp lục của
Nguyễn Tấn, Mọi Kon Tum của Nguyễn Kinh Chi
và Nguyễn Đổng Chi.
Ở đầu thế kỷ XX có Nguyễn Văn Huyên viết
nhiều chuyên khảo dân tộc học về các tộc người
nhưng phần lớn bằng tiếng Pháp.
Các tác giả người châu Âu viết về các tộc người
ở nước ta là những nhà khoa học, các sỹ quan quân
đội, các quan cai trị, cố đạo, họ đi sâu vào từng tộc
người, từng nhóm địa phương ở miền núi phía Bắc,
Trường Sơn - Tây Nguyên, người Chăm ở ven biển
miền Trung, chủ yếu là miêu tả cuộc sống của người
dân, cho đến nay vẫn còn giá trị về nhiều mặt.
Dân tộc học Việt Nam theo quan điểm Macxít
thực chất được phát triển ở nửa sau thế kỷ XX nhưng
đã có cơ sở hình thành từ những năm 30 của thế
kỷ này. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương
ra đời, Đảng đã rất quan tâm đến vấn đề dân tộc.
Trong nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần
đầu tiên, tháng 3 năm 1935 đã chỉ rõ: “Trung ương,
các Xứ ủy và các Tỉnh ủy, nơi có dân tộc thiểu số
phải cử ra một số người chuyên môn nghiên cứu và
chỉ đạo công tác vận động trong các dân tộc thiểu
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH TỘC NGƯỜI
Ở VIỆT NAM
Khổng Diễn(1)
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em, cùng sinh sống trên dải hình chữ S (từ Lũng Cú - Hà Gian đến Mũi Cà Mau). Các dân tộc anh em vốn có quan hệ tốt đẹp, có truyền
thống đoàn kết, tương trợ, cùng có ý thức chung về một quốc gia thống nhất. Vấn đề đặt ra khi thực
hiện công tác dân tộc là cần nắm vững đặc điểm của các tộc người để thực hiện chính sách của Đảng
ta đề ra về quyền bình đẳng của các tộc người. Các tài liệu viết về tộc người ở nước ta đã có từ rất
lâu nhưng để bàn về các tiêu chí xác định tộc người thì mới chỉ đặt ra ở những năm 60 của thế kỷ XX.
Để làm được điều này, việc xác định thành phần dân tộc cần được coi trọng nhằm góp phần xây dựng
những chủ trương, giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc. Để thực hiện tốt chủ trương,
đường lối của Đảng, cần phải có cơ sở khoa học, tài liệu nghiên cứu một cách bài bản, chính xác
thành phần tộc người, việc xác định tộc người hay thành phần tộc người, tối thiểu phải có các yếu tố:
Tư liệu về các tộc người và tiêu chí xác định tộc người.
Từ khóa: Cơ sở khoa học; tiêu chí xác định tộc người; thành phần tộc người; công tác dân tộc;
chính sách dân tộc; tư liệu tộc người; dân tộc học; ngôn ngữ, văn hóa, ý thức tự giác tộc người.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
47Số 21 - Tháng 3 năm 2018
số”. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11
năm 1939, lại ra Nghị quyết: “Ban Chấp hành Trung
ương cũng như Xứ ủy phải tổ chức ban chuyên môn
về vấn đề dân tộc thiểu số, phải cho người học chữ,
học tiếng các dân tộc ấy để tuyên truyền vận động
họ, phải tìm đủ mọi cách tìm mối liên lạc và gây cơ
sở ở các dân tộc thiểu số”2.
Về mặt Nhà nước, chỉ sau một năm kể từ ngày
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng
lợi, ngày 9 tháng 9 năm 1946, Chính phủ nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Nghị định thành
lập Nha Dân tộc thiểu số, tiền thân của Ủy ban Dân
tộc hiện nay. Cơ quan này có nhiệm vụ nghiên cứu
và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu
số trên toàn cõi Việt Nam3.
Công tác nghiên cứu ở Ủy ban Dân tộc Trung
ương cũng như các Ban Dân tộc ở các địa phương
chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo
thực tiễn, song với kết quả của các cuộc điều tra
thực tế ở các tộc người tại các vùng, miền khác
nhau cũng như qua các công trình nghiên cứu của
hệ thống cơ quan công tác dân tộc đã xuất bản cho
thấy rất có giá trị nhiều mặt.
Việc xuất bản tờ “Tập san Dân tộc”, sau đổi
thành “Tạp chí Dân tộc” - Cơ quan ngôn luận của
Ủy ban Dân tộc Trung ương trong những năm 50 -
60 của thế kỷ XX, ra mỗi tháng một số, hoạt động
liên tục từ năm 1959 đến năm 1964 với 58 số, đã
thúc đẩy công tác nghiên cứu dân tộc ở nước ta.
Gần đây là các tạp chí thuộc hệ thống công tác dân
tộc cũng đã có những đóng góp cả về phương diện
lý luận và thực tiễn.
Việc xác định danh mục các tộc người ở nước
ta cũng bắt đầu từ Ủy ban Dân tộc trong những
năm 50 của thế kỷ XX. Năm 1955, Ủy ban Dân tộc
Trung ương được Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên
cứu, thống kê xem ở nước ta có bao nhiêu dân tộc
(tộc người) cũng như tình hình, đặc điểm của từng
dân tộc để Nhà nước xem xét, qui định số đại biểu
Quốc hội và tổ chức khu tự trị cho các dân tộc thiểu
số. Tháng 8 năm 1955, ở Ủy ban Dân tộc Trung
ương có cuộc họp do ông Dương Công Hoạt (khi
đó là Phó Chủ nhiệm Ủy ban) chủ trì4. Thành phần
cuộc họp có các cán bộ ở Phòng Nghiên cứu Lịch
sử và Văn học dân tộc ở Ủy ban Dân tộc và ông
Nguyễn Khắc Đạm ở Ban Nghiên cứu Văn - Sử -
Địa Bộ Giáo dục. Cuộc họp được ông Dương Công
Hoạt truyền đạt lại ý kiến của Phó Thủ tướng Chính
phủ Phạm Văn Đồng: Ủy ban Dân tộc Trung ương
phối hợp với các cơ quan khác thống kê, xác định
2. Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa X, Chính sách và pháp luật
của Đảng, Nhà nước về dân tộc, NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội,
2000, tr.16, 21.
3. Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Báo cáo 50 năm công tác dân tộc và
miền núi, Hà Nội, 1996.
4. Mạc Đường, Trao đổi về tiêu chuẩn xác định thành phần dân tộc,
trong “Hội thảo bàn về tiêu chí xác định thành phần dân tộc (Hà Nội
ngày 02. 7.2012; Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/10/2002).
thành phần các dân tộc thiểu số ở nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa.
Sau cuộc họp, các cán bộ của Phòng Nghiên cứu
Lịch sử và Văn học dân tộc sưu tầm các tài liệu viết
về các dân tộc (tộc người) đăng trên các sách báo từ
trước đến nay (1955), làm việc với các Ban Dân tộc
ở các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống để nắm tình hình, đồng thời cử một số cán bộ
đến các trường học sinh miền Nam tập kết ra Bắc
năm 1954, để thu thập số liệu và thành phần tộc
người ở các tỉnh miền Nam.
Đến tháng 9 năm 1955, ở Ủy ban Dân tộc Trung
ương đã thống kê được khoảng 120 tộc người.
Sau khi trình lên Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng,
Phó Thủ tướng yêu cầu: Nghiên cứu để giảm bớt
số lượng dân tộc (tộc người) nhưng phải trình bày
sao cho bà con dân tộc đồng ý, phải viết một cuốn
sách giới thiệu tình hình, đặc điểm và việc đồng bào
tham gia Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến
chống Pháp.
Cũng trong thời gian ấy có hai nhà Khoa học
trẻ Liên Xô và Aruchiunov S.A và Mukhlinov A.I.
sang Việt Nam tìm hiểu về các dân tộc nước ta để
làm luận án Phó tiến sỹ. Được sự cho phép của ông
Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện Sử học, các ông:
Nguyễn Hữu Thấu, Ngọc Anh, Mạc Đường (ở Ủy ban
Dân tộc Trung ương) và ông Nguyễn Khắc Đạm (ở
Bộ Giáo dục) đến làm việc với hai nhà khoa học
trẻ này5. Sau hai ngày trao đổi, thảo luận có tham
khảo những công trình đã xuất bản ở trong, ngoài
nước và các bản đồ tộc người đã công bố, hai bên
đã thống nhất được bản Danh mục thành phần các
dân tộc (tộc người) thiểu số ở Việt Nam, gồm 63
dân tộc. Bản Danh mục này, sau đó được thể hiện
trong cuốn sách “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”6.
II. Các tiêu chí xác định tộc người
Các tài liệu viết về tộc người ở nước ta đã có từ
rất lâu nhưng để bàn về các tiêu chí xác định tộc
người thì mới chỉ đặt ra ở những năm 60 của thế
kỷ XX. Tháng 8 năm 1960 tại Hà Nội có một hội
nghị khoa học bàn về vấn đề này. Ở Hội nghị này,
các nhà khoa học chưa thống nhất được các tiêu chí
xác định tộc người ở nước ta, nhưng các phát biểu
trong Hội nghị đã được đăng tải trên các phương
tiện thông tin, chẳng hạn ý kiến của Vương Hoàng
Tuyên được đăng trên Tập san Đoàn kết dân tộc
5. Hai nhà Khoa học Liên xô sau khi từ Việt Nam trở về nước đã viết
một số công trình:
- S.A.Aruchiunov, Ngôn ngữ Xá ở Tây Bắc Việt Nam, trong Thông
báo Dân tộc học, Moscơva, 1962.
- A.I.Mukhlinov, Một chuyến đi tới Việt Nam dân chủ cộng hòa
trong Tạp chí “Nhân chủng học và Khảo cổ học Xô Việt số 3.1962;
Đặc tính dân tộc học các nhóm Xá ở Việt Nam, Dân tộc học Xô viết,
1962; Nguồn gốc và lịch sử các tộc người ở Việt Nam, Moscơva,
1977.
6. Lã Văn Lô- Nguyễn Hữu Thấu - Mai Văn Trí - Ngọc Anh - Mạc
Như Đường, Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, NXB. Văn hóa, Hà
Nội, 1959.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
48 Số 21 - Tháng 3 năm 2018
(thuộc Ủy ban Dân tộc) số 4.1962 và số 36.1962
của Mạc Đường trong Tập san Dân tộc số 35. 1962,
của Lã Văn Lô trong Tập san Dân tộc số 36. 1962,
của Hoàng Thị Châu, Nguyễn Linh trong Tập san
Dân tộc số 38.1963 v.v
Chỉ từ khi Viện Dân tộc học thuộc Ủy ban khoa
học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam) được thành lập (đã dẫn), Viện
mới tập trung vào công tác xác định tộc người và
danh mục thành phần các tộc người ở Việt Nam.
Ở cuộc Hội thảo tháng 6 năm 1973 và Hội thảo
tháng 11.1973, có nhiều đại biểu ở các Viện nghiên
cứu, trường Đại học và các cơ quan về công tác dân
tộc trong cả nước tham gia. Mặc dù ở cả hai cuộc
Hội thảo này còn có nhiều ý kiến đưa ra thảo luận,
nhưng cuối cùng hai Hội thảo đã thống nhất được 3
tiêu chí xác định tộc người ở nước ta. Đó là:
1. Có chung một ngôn ngữ
2. Có cùng một văn hóa
3. Có chung ý thức tự giác tộc người
Xuất phát từ ba tiêu chí này, các nhà khoa học
đã trình ra bản Danh mục các thành phần tộc người
ở Việt Nam, gồm 59 tộc người7.
Với việc ra được bản Danh mục này, tuy còn
nhiều vấn đề phải tiếp tục xem xét, nhưng nhìn
chung được dư luận trong nước đánh giá cao.
Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Khánh Toàn (Chủ
nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng:
Việc lập danh mục không phải là công việc đơn
giản, không thể chỉ đi điều tra hình thức với một
số câu hỏi “mẫu”. Đây là một công việc phức tạp.
Chúng ta cần nhận rõ đặc điểm của sự hình thành
dân tộc Việt Nam8.
Ông Dương Công Hoạt (Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Dân tộc Trung ương) khẳng định: Những công trình
nghiên cứu của chúng ta là đáp ứng phục vụ chính
sách dân tộc của Đảng. Các anh chị em chúng ta đã
và đang làm đúng như thế9.
Giáo sư Vương Hoàng Tuyên (trưởng bộ môn
Dân tộc học, Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội) nhận xét: Với bản dự thảo danh mục
các dân tộc lần này, những người làm công tác dân
tộc ở miền Bắc nước ta đã có nhiều cống hiến đáng
kể trên lĩnh vực nghiên cứu về dân tộc học cũng như
về công tác dân tộc của Đảng10.
Sau hai cuộc Hội thảo khoa học ở Hà Nội 1973,
7. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía
Bắc), trong bản đồ các dân tộc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978.
8. Nguyễn Khánh Toàn, Một vài quan điểm cơ bản cần được quán
triệt trong quá trình xây dựng danh mục các dân tộc thiểu số ở miền
Bắc Việt Nam trong “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc
thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975.
9. Dương Công Hoạt, Lời phát biểu trong “Về vấn đề xác định
thành phần(đã dẫn).
10. Vương Hoàng Tuyên, Việc lập danh mục các dân tộc là một thắng
lợi bước đầu trong công tác nghiên cứu dân tộc ở miền Bắc nước ta,
trong “Về vấn đề xác định thành phần (đã dẫn).
các nhà khoa học tiếp tục đi điều tra thực tế và tham
gia các Hội thảo khoa học ở một số địa phương.
Thực hiện Chỉ thị số 83-CĐ của Hội đồng Chính
phủ về việc cùng phối hợp tiến hành nghiên cứu
xác định thành phần tộc người ở Việt Nam, ngày
22/12/1978 Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và
Ủy ban Dân tộc Trung ương có tờ trình lên Thủ
tướng Chính phủ Danh mục thành phần các dân tộc
ở Việt Nam (đại diện cho Ủy ban Khoa học xã hội
Việt Nam là ông Phạm Huy Thông, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban ký, đại diện cho Ủy ban Dân tộc Trung
ương là ông Đỗ Anh Châu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
ký). Ban Danh mục này có 54 dân tộc.
Ngày 02.3.1979, được sự ủy nhiệm của Chính
phủ, ông Hoàng Trình- Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ký Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ban
hành Danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam
gồm 54 dân tộc, dùng trong Tổng điều tra dân số và
các tài liệu thống kê trong cả nước.
Việc thống nhất ba tiêu chí trong xác định tộc
người và Danh mục 54 dân tộc được Nhà nước công
nhận, giới Dân tộc học Việt Nam nhận được sự đánh
giá tích cực của các nhà khoa học trên thế giới.
Theo Đặng Nghiêm Vạn, “trong một cuộc trình
bày tại Trung tâm Tư liệu và nghiên cứu về dân tộc
và thế giới Hải đảo (CORASEMI) ở Pari năm 1982
(của GS. Đặng Nghiêm Vạn - KD), những nhà khoa
học Pháp đã coi các tiêu chí đó là đúng đắn, đầy đủ,
và Bản Danh mục các dân tộc ở Việt Nam được
xác lập một cách đáng tin cậy. J.Dournes, một học
giả chuyên nghiên cứu về Việt Nam nói chung, Tây
Nguyên nói riêng, đã cho thấy, đây là một thành
tựu khoa học hơn hẳn các bản Danh mục của nhiều
nước khác trong khu vực và trên thế giới”11.
Tuy vậy, ngay ở trong nước, sau một thời gian
Bản danh mục năm 1979 được công bố, cũng có
những ý kiến cho thấy có sự không hoàn nhất trí,
chẳng hạn Chu Thái Sơn, Phó Tổng biên tập Tạp
chí Dân tộc và Thời đại cho rằng: Chúng ta đã gộp
những dân tộc nhỏ để thành dân tộc lớn. “Khuynh
hướng chi phối giới nghiên cứu Dân tộc học ở nửa
sau thế kỷ trước là muốn làm giảm thiểu các cộng
đồng dân tộc ít người, không muốn kéo dài thêm
danh mục các thành phần dân tộc, nhất là những
cộng đồng có dân số quá ít. Những đề xuất về qui
nạp, hợp nhất dân tộc thường được ủng hộ. Những ý
kiến nhằm chia tách, phân biệt thường không được
quan tâm. Người ta nói nhiều đến quá trình xích
lại gần nhau giữa các dân tộc, chú ý đến tính thống
nhất, ít quan tâm đến tính đặc thù và sự đa dạng
trong văn hóa các cộng đồng tộc người12.
Cao Thế Trình, cán bộ giảng dạy ở trường Đại
11. Đặng Nghiêm Vạn, Lại bàn về công tác xác minh thành phần các
dân tộc Việt Nam, trong Hội thảo “Bàn về tiêu chí xác định lại thành
phần một số dân tộc ở Việt Nam”, Hà Nội ngày 02. 7. 2002.
12. Chu Thái Sơn, Tính đồng đại và tính lịch đại trong các tiêu chí
xác minh dân tộc, trong Hội thảo “Bàn về tiêu chí xác định lại thành
phần dân tộc ở Việt Nam, Hà Nội ngày 02.7.2002.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
49Số 21 - Tháng 3 năm 2018
học Lâm Đồng nhận xét: “Các số liệu đã công bố
không làm thỏa mãn giới khoa học và tất cả những
ai quan tâm, nhất là đối với đồng bào thuộc các dân
tộc “bị biến mất” trong Danh mục các thành phần
dân tộc Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố
ngày 2.3.1979”. Tác giả nhấn mạnh: “Quan niệm
của chúng tôi, đương nhiên sẽ kéo dài thêm bản
Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam, so
với bản Danh mục đã công bố. Điều đó thiết nghĩ
không hề làm ảnh hưởng đến tiến độ công cuộc
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hôm nay;
trái lại nó sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng
Tổ quốc, bởi điều đó vừa góp phần làm tăng thêm
ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của Bản Danh
mục khi nó phản ánh sát, đúng thực tế sinh động của
bức tranh tộc người”13.
Theo chúng tôi, trong những năm từ thập niên
60 đến 80 thế kỷ XX, chúng ta có tư tưởng làm
ăn lớn, muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa phải có
những dân tộc lớn, đủ điều kiện để đầu tư xây dựng
xã hội, cũng như phong trào sáp nhập huyện, tỉnh
trong cả nước sau năm 1975. Ví dụ, tại cuộc Hội
nghị bàn về thành phần dân tộc ở tỉnh Gia Lai - Kon
Tum do Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh này triệu
tập tháng 8/1978, tại Plêicu. Thành phần tham dự
có các cán bộ Dân tộc học và Ngôn ngữ học ở Hà
Nội và một số lãnh đạo phụ trách dân tộc ở khu vực
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo chỉ đạo của
Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh này, tỉnh Gia Lai -
Kon Tum thực chất chỉ có các dân tộc: Kinh, Gia
Rai (nói tiếng Nam Đảo) và Ba Na (nói tiếng Môn -
Khơ me). Sau hai ngày bàn bạc, thảo luận Hội nghị
chấp nhận thêm một số dân tộc nữa như Xơ Đăng,
Hrê, còn Giẻ - Triêng thì phải nhập ba nhóm: Giẻ,
Triêng (T’riêng) và Ve thành một dân tộc, gọi là
Giẻ - Triêng.
Ở một khía cạnh khác, các nhà khoa học có
ảnh hưởng từ tư tưởng chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Chính phủ những năm 50 của thế kỷ XX (đã dẫn).
Đồng thời ảnh hưởng tư tưởng hợp nhất dân tộc
(consolidation) của giới khoa học Xô Viết.
Vì có những ý kiến khác nhau của các nhà khoa
học và một số địa phương (ở những nơi có vấn đề về
thành phần tộc người) về Bản Danh mục tộc người
năm 1979, nên Chính phủ đã quyết định cho Viện
Dân tộc học và Viện Ngôn ngữ học (thuộc Viện
Khoa học xã hội Việt Nam) điều tra, nghiên cứu xác
định lại thành phần dân tộc ở một số nhóm và địa
phương giai đoạn 2000 - 2005.
Năm 2009, Chính phủ giao cho Ủy ban Dân tộc
thực hiện dự án xác định thành phần dân tộc ở Việt
Nam trong giai đoạn mới.
Xin trở lại các ý kiến sau năm 1973 bàn về các
13. Cao Thế Trình, Tiêu chí xác định tộc người và việc vận dụng xây
dựng danh mục thành phần dân tộc Việt Nam, trong Hội thảo “Bàn
về tiêu chí xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam, thành phố Hồ
Chí Minh ngày 18/10/2002.
tiêu chí xác định tộc người. Để thực hiện nhiệm
vụ được giao, Viện Dân tộc học và Viện Ngôn ngữ
học, một mặt cử các đoàn đi thực tế các địa phương,
đồng thời tổ chức hai Hội thảo “Bàn về tiêu chí
xác định tộc người giai đoạn 2000 - 2005 ở Hà Nội
ngày 02/7/2002 và ở thành phố Hồ Chí Minh ngày
18/10/2002. Trước khi cử các đoàn đi nghiên cứu
thực tế, Ban Chủ nhiệm dự án ở Ủy ban Dân tộc giai
đoạn 2010 - 2015, cũng tổ chức cuộc Hội thảo bàn
về tiêu chí xác định tộc người. Dưới đây là các tiêu
chí ở 3 cuộc hội thảo này, các nhà khoa học đã đưa
ra, ngoài 3 tiêu chí đã được thống nhất năm 1973.
Đó là: 1. Lãnh thổ, 2. Cơ sở kinh tế, 3. Tên gọi
chung, 4. Nguồn gốc lịch sử, 5. Dòng dõi, 6. Đặc
trưng nhân chủng, 7. Đặc thù tín ngưỡng, tôn giáo,
8. Tâm lý, 9. Nội tộc hôn.
Chúng tôi xin trao đổi về các tiêu chí đưa ra sau
năm 1973, như sau:
1. Lãnh thổ tộc người. Ở cái thuở ban đầu,
đúng là mỗi tộc người thường có khu vực cư trú
riêng, nhưng qua quá trình phát triển, các tộc người
thường di chuyển cư đến các vùng đất khác nhau,
kể cả những vùng đất đã có các tộc người khác sinh
sống, dẫn đến tình trạng cư trú xen kẽ hoặc xen cài
giữa các tộc người. Ở nước ta, tình trạng này là phổ
biến ở tất cả các vùng miền trong nước, không còn
tộc người nào trong khoảng thời gian 70 - 80 năm
trở lại đây, có lãnh thổ riêng. Vì thế ngay từ năm
1973 (Hội thảo về xác định thành phần tộc người)
các nhà khoa học nước ta đã rất sáng suốt, nhận ra
được thực tế này nên không đưa tiêu chí lãnh thổ
vào để xác định thành phần tộc người. Nếu không
cũng sẽ khó khăn trong việc xử lý cái gọi là “quyền
của người bản địa” của các thế lực phản động dựa
vào và lợi dụng tuyên ngôn của Liên hợp quốc để
chống phá Nhà nước ta.
2. Cơ sở kinh tế. Không thể nói mỗi tộc người
có một cơ sở và đặc điểm kinh tế riêng. Điều này
đã được một số nhà khoa học Liên Xô trước đây
phân tích rõ. Đặc biệt là nhà dân tộc học - sinh thái
(hay nhân học - sinh thái) Kozlov từ những năm
70 của thế kỷ trước đã phân tích kỹ. Sau khi Liên
Xô tan rã năm 1995, ông viết công trình về tính tộc
người, các nhà dịch thuật của chúng ta dịch là “căn
tính tộc người”14. Lần này, ông cho rằng, vào năm
1913, Stalin nêu ra định nghĩa dân tộc bằng cách
ghép trong đó hai dấu hiệu của K.Kautski (tính cộng
đồng ngôn ngữ và lãnh thổ) với một dấu hiệu của
O.Bauer (tính cộng đồng tâm lý hoặc tính cách dân
tộc) và bổ sung thêm vào đấy tính cộng đồng đời
sống kinh tế mà vốn đặc trưng nói chung cho các
cộng đồng nhà nước chứ không phải các cộng đồng
dân tộc. Định nghĩa giáo điều như vậy thật chẳng có
chút giá trị nào về mặt lý luận và thực tiễn.
3. Tên gọi chung. Về tên gọi chung, gắn liền
14. Kozlov V.I. Hệ vấn đề tính tộc người, trong “Căn tính tộc người”,
Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
50 Số 21 - Tháng 3 năm 2018
với ý thức tự giác tộc người, là một trong 3 tiêu chí
xác định tộc người mà các nhà khoa học ta đã thống
nhất, thiết nghĩ không nên đặt nó riêng thành một
tiêu chí.
4. Nguồn gốc lịch sử (hay xứ mệnh lịch sử). Ở
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, có
những tộc người hiện tại lại có nguồn gốc từ tộc
người khác.
Ở cuộc Hội thảo Việt Nam học đầu tiên tổ
chức tại Hà Nội năm 2005, chính giáo sư Charles
F.Keyes đã phản bác ý kiến muốn gộp người Thái ở
Thái Lan với người Thái ở Việt Nam, ở Lào thành
một cộng đồng Thái trong vùng. Theo ông, hiện nay
người Thái ở Thái Lan có những đặc điểm riêng
không thể cùng chung với đặc điểm của người Thái
ở Việt Nam và người Thái ở Lào v.v.. Không thể
truy tìm nguồn gốc để khẳng định đặc tính chung
cho các tộc người hiện tại.
Còn ở Việt Nam, nếu coi nguồn gốc lịch sử là một
tiêu chí cho xác định tộc người, sẽ rất khó khăn cho
việc trả lời, “tộc người đó” là ai ? Chẳng hạn người
Thổ ở Nghệ An, Thanh Hóa, nếu truy về nguồn gốc
lịch sử thì họ đều từ người Kinh ở vùng Quỳnh Lưu,
Diễn Châu tỉnh Nghệ An lên miền núi hỗn dung với
người Mường, người Thái ở địa phương. Trường
hợp người Sán Chay, gồm hai nhóm Cao Lan và
Sán Chỉ, theo các nhà khoa học thì họ có chung một
nguồn gốc. Nguyễn Nam Tiến, trong một bài viết
về quan hệ giữa hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ đăng
trong Thông báo Dân tộc học 1973, sau đó đăng lại
trong “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc
thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” cho rằng: Người
Sán Chỉ ở xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Bắc
Thái lại cùng họ Nịnh với người Cao Lan ở huyện
Võ Nhai trong cùng tỉnh, hoặc dòng họ La ở xã Yên
Ninh, huyện Phú Lương, Bắc Thái, lại có một chi
họ ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang khai là
người Cao Lan. Ở huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc,
chi họ Mễ ở xã Yên Định khai là Cao Lan, chi ở Lệ
Viễn khai là Sán Chỉ15.
Ở nước ta, từ sau năm 1979, và nhất là từ khi
thực hiện chính sách Đổi mới, tình hình di cư của
các tộc người diễn ra ngày càng sôi động, sự cư trú
xen ghép giữa các tộc người là phổ biến. Vì thế hôn
nhân hỗn hợp giữa các tộc người không chỉ ở thế hệ
thứ nhất mà ngày càng phát triển ở các thế hệ sau
trong nhiều tộc người khác nhau. Có gia đình khai
dân tộc của con theo cha, có gia đình khai theo mẹ,
nghĩa là theo bên nội hoặc bên ngoại. Với những
trường hợp như vậy, việc truy tìm nguồn gốc tộc
người ngày càng trở nên phức tạp.
Dẫn ra một số trường hợp trên đây, người viết
muốn khẳng định một điều là không nên đưa nguồn
gốc lịch sử làm thành một tiêu chí để xác định tộc
15. Nguyễn Nam Tiến, Lại bàn về mối quan hệ giữa hai nhóm Cao
Lan - Sán Chỉ trong “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc
thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” (đã dẫn).
người.
5. Cùng dòng dõi. Người viết nhiều về dòng
dõi, coi đó là một tiêu chí để xác định tộc người là
Charles F.Keyes16. Suy cho cùng thì đó cũng là tiêu
chí về nguồn gốc lịch sử mà chúng tôi đã trình bày,
mặt khác nó cũng liên quan đến huyết thống, chủng
tộc, mà từ lâu người ta đã cho rằng nó thuộc về sinh
học, khoa học tự nhiên chứ không thuộc khoa học
xã hội, mặc dù tác giả có bổ sung. Dòng dõi không
nhất thiết phải là một sự kiện có thật, không giống
như dòng họ trong gia phả, chỉ ra một ông bà tổ
chung ?
6. Cùng đặc trưng nhân chủng. Như trên đã
trình bày, cộng đồng nhân chủng liên quan đến
dòng máu, các đặc điểm về thể chất, thuộc về sinh
học trong khoa học tự nhiên, khác với tộc người,
thuộc khoa học xã hội, nhân văn. Trên thế giới, có
không nhiều về cộng đồng nhân chủng, nhưng lại
có hàng nghìn cộng đồng tộc người, do vậy không
thể lấy tiêu chí nhân chủng để áp đặt cho tiêu chí
tộc người.
7. Đặc thù tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng
tôn giáo xét cho cùng cũng thuộc về phạm trù văn
hóa. Trong một tộc người, có thể mỗi dòng họ,
mỗi nhóm địa phương trong tộc người có những
qui định riêng về tín ngưỡng. Còn tôn giáo, nhất
là các tôn giáo hiện đại, có nhiều tộc người cùng
theo một tôn giáo như đạo Phật, Công giáo, Tin lành
hoặc Hồi giáo, nhưng ngược lại trong cùng một tộc
người, mỗi gia đình, mỗi nhóm địa phương hoặc ở
mỗi quốc gia lại theo những tôn giáo khác nhau. Về
tín ngưỡng, tôn giáo, từ lâu các nhà khoa học đã loại
khỏi các tiêu chí tộc người.
8 và 9. Về tâm lý và nội tộc hôn. Chúng tôi
đã trình bày rõ trong các công trình hoặc bài viết
bàn về tộc người hoặc tiêu chí dùng trong xác định
thành phần tộc người17.
Vì vậy, ở nước ta hiện nay cũng không nên đưa
hai vấn đề này trở thành tiêu chí trong xác định tộc
người.
Cũng như trong đề tài xác định thành phần các
dân tộc nước ta giai đoạn 2000-2005, chúng tôi cho
rằng, ba tiêu chí mà các nhà khoa học Việt Nam đã
thống nhất: tiêu chí ngôn ngữ, tiêu chí văn hóa, tiêu
chí ý thức tự giác tộc người, trước đây cũng như ở
giai đoạn đó vẫn đúng và hiện nay vẫn còn nguyên
giá trị. Có thể sau vài chục năm trong xã hội ta có
nhiều thay đổi nhưng điều đó không ảnh hưởng đến
các tiêu chí xác định tộc người, vì các tiêu chí đó
vẫn đảm bảo được tính khoa học, phù hợp với thực
16. CharlesF.Keyes, các bài viết trong Hộp tuyến tính dân tộc và
quan hệ dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á, Hà Nội, 2005.
17. Khổng Diễn, Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, NXB. Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 1995.
- “Một số vấn đề xác định lại thành phần dân tộc ở Việt Nam” trong
Hội thảo bàn về tiêu chí xác định lại thành phần một số dân tộc ở
Việt Nam, Hà Nội 02.7.2002, thành phố Hồ Chí Minh 18.10.2002.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
51Số 21 - Tháng 3 năm 2018
SCIENTIFIC ESTABLISHMENT AND CRITERIA TO IDENTIFY ETHNIC GROUPS IN VIETNAM
Khong Dien
Abstract: Vietnam is a multi-ethnic country with 54 ethnic groups living in the S-shape (from Lung
Cu - Ha Giang to Mui Ca Mau). Ethnic groups have a good relationship, a tradition of solidarity, mutual
assistance, and common sense of a unified nation. The problem when implementing ethnic work is to grasp
the characteristics of ethnic groups to implement the policy of the Partyabout the equality of the ethnic
groups. It should be studied in terms of the ethnic composition. Identification of ethnic groups or ethnic
compositions, at least the following elements: Data on ethnic groups and criteria for ethnic identity.
Keywords: Scientific establishment; criteria to identify ethnic; ethnic group; data on ethnic groups
tiễn đã và đang diễn ra trong xã hội các tộc người
ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1] Khổng Diễn, Tổng quan về Dân tộc học Việt
Nam trong một thế kỷ qua, trong “Dân tộc học Việt
Nam thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI”,
NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003;
[2] Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa X,
Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về
dân tộc, NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2000,
tr.16, 21;
[3] Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Báo cáo 50
năm công tác dân tộc và miền núi, Hà Nội, 1996;
[4] Mạc Đường, Trao đổi về tiêu chuẩn xác
định thành phần dân tộc, trong Hội thảo bàn về tiêu
chí xác định thành phần dân tộc (Hà Nội ngày 02.
7.2012; thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/10/2002);
[5] Hai nhà Khoa học Liên xô sau khi từ Việt
Nam trở về nước đã viết một số công trình:
- S.A.Aruchiunov, Ngôn ngữ Xá ở Tây Bắc Việt
Nam, trong Thông báo Dân tộc học, Moscơva, 1962;
- A.I.Mukhlinov, Một chuyến đi tới Việt Nam
dân chủ cộng hòa trong Tạp chí “Nhân chủng học
và Khảo cổ học Xô Việt số 3.1962; Đặc tính dân tộc
học các nhóm Xá ở Việt Nam, Dân tộc học Xô viết,
1962; Nguồn gốc và lịch sử các tộc người ở Việt
Nam, Moscơva, 1977;
[6] Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu, Mai Văn Trí,
Ngọc Anh, Mạc Như Đường, Các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam, NXB. Văn hóa, Hà Nội, 1959;
[7] E.P.Buxưghin, Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội, Dân tộc học đại cương (Công Lý và Lê Thế
Thép dịch), NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1961;
[8] Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt
Nam (các tỉnh phía Bắc), trong bản đồ các dân tộc,
NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978;
[9] Nguyễn Khánh Toàn, Một vài quan điểm cơ
bản cần được quán triệt trong quá trình xây dựng
danh mục các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam
trong “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc
thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, NXB. Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 1975;
[10] Vương Hoàng Tuyên, Việc lập danh mục
các dân tộc là một thắng lợi bước đầu trong công
tác nghiên cứu dân tộc ở miền Bắc nước ta, trong
“Về vấn đề xác định thành phần (đã dẫn);
[11] Đặng Nghiêm Vạn, Lại bàn về công tác xác
minh thành phần các dân tộc Việt Nam, trong Hội
thảo “Bàn về tiêu chí xác định lại thành phần một
số dân tộc ở Việt Nam”, Hà Nội ngày 02. 7. 2002;
[12] S.I.Bruk, Cư dân thế giới (dân số học tộc
người), NXB. Khoa học, Moscơva, 1981;
[13] Chu Thái Sơn, Tính đồng đại và tính lịch
đại trong các tiêu chí xác minh dân tộc, trong Hội
thảo “Bàn về tiêu chí xác định lại thành phần dân
tộc ở Việt Nam, Hà Nội ngày 02.7.2002;
[14] Cao Thế Trình, Tiêu chí xác định tộc người
và việc vận dụng xây dựng danh mục thành phần
dân tộc Việt Nam, trong Hội thảo “Bàn về tiêu chí
xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam, thành phố
Hồ Chí Minh ngày 18/10/2002;
[15] Kozlov V.I. Hệ vấn đề tính tộc người, trong
“Căn tính tộc người”, Viện Thông tin Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1998;
[16] Keyes Charles F. “Các dân tộc ở Châu Á”
- Khoa học và chính trị trong việc phân loại tộc
người ở Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, trong
“Hộp tuyển tính dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt
Nam và Đông Nam Á”, Hà Nội, 2005;
[17] Nguyễn Nam Tiến, Lại bàn về mối quan hệ
giữa hai nhóm Cao Lan - Sán Chỉ trong “Về vấn đề
xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc
Việt Nam” (đã dẫn);
[18] Tạ Đức, Nguồn gốc người Việt - người
Mường, NXB. Trí thức, Hà Nội 2013, tr, 814;
[19] CharlesF.Keyes, các bài viết trong Hộp
tuyến tính dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam và
Đông Nam Á, Hà Nội, 2005;
[20] Khổng Diễn, Dân số và dân số tộc người ở
Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 146_642_1_pb_6449_2151963.pdf