Tài liệu Cơ sở hình thành nho giáo: An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 73 – 78
73
CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHO GIÁO
Bùi Quốc Hưng1
1Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 05/05/2018
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
05/06/2018
Ngày chấp nhận đăng:
06/2018
Title:
The basis formation of
Confucianism
Keywords:
Confucianism, Confucius,
Mencius, Lao Tzu
Từ khóa:
Nho giáo, Khổng Tử, Mạnh
Tử, Lão Tử
ABSTRACT
This article includes two periods. Period 1 discusses about the economic,
political and social conditions for the formation of Confucianism. In terms of
economic condition, it is a new evolution: irons were made and widely used
in ancient China. Chinese people at that time knew how to use pulling force.
As a result, carpentry, handicrafts and the economy generally developed, and
economic development led to significant social changes, for example, the
trading was characterized by the trafficking of the king! The slaves were not
bur...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở hình thành nho giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 73 – 78
73
CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHO GIÁO
Bùi Quốc Hưng1
1Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 05/05/2018
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
05/06/2018
Ngày chấp nhận đăng:
06/2018
Title:
The basis formation of
Confucianism
Keywords:
Confucianism, Confucius,
Mencius, Lao Tzu
Từ khóa:
Nho giáo, Khổng Tử, Mạnh
Tử, Lão Tử
ABSTRACT
This article includes two periods. Period 1 discusses about the economic,
political and social conditions for the formation of Confucianism. In terms of
economic condition, it is a new evolution: irons were made and widely used
in ancient China. Chinese people at that time knew how to use pulling force.
As a result, carpentry, handicrafts and the economy generally developed, and
economic development led to significant social changes, for example, the
trading was characterized by the trafficking of the king! The slaves were not
buried alive together with their dead owners, and thus the value of slaves
was increased considerably.
Basing on the politic conditions, during the wartime period of ancient China,
numerous wars occurred and countries fight fiercely. Until 221 BC, the
mighty Qin conquered all small and weak states, leading to the uniting of the
whole China, and ending the war era.
Period 2 discusses about the previous cultural ideologies contributing to the
formation of Confucianism. It is a treasure trove of ancient Chinese folk
songs and a collection of historical titles namely Kinh thu, both of which
contain many Confucius ideas. They were the theory of Eight Triggers, Five
Elements, Yin and Yang explaining the origin of the world. It was the thought
of Lao Tzu, a great scholar and a master of Confucianism who explained the
origin of the universe and opposites of a thing.
TÓM TẮT
Nội dung chính của bài viết gồm 2 tiết. Tiết 1 bàn về điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội cho sự ra đời Nho giáo. Về kinh tế, đó là sự tiến bộ mới: đồ sắt đã
xuất hiện, được sử dụng phổ biến trong thời cổ đại Trung Quốc. Người
Trung Quốc thời này đã biết sử dụng sức kéo. Vì thế, nghề mộc, thủ công
nghiệp và kinh tế nói chung phát triển, kinh tế phát triển dẫn đến quan hệ xã
hội có biến đổi đáng kể: nghề buôn ở đây có dấu hiệu đặc thù là buôn cả
vua, nô lệ không bị chôn sống theo chủ chết nữa, tức là giá trị của nô lệ đã
được tăng lên ít nhiều. Về chính trị, thời kỳ Chiến Quốc ở Trung Quốc cổ
đại, chiến tranh nổ ra liên miên, các nước đánh nhau dữ dội, đến năm 221
trước Công nguyên, nước Tần hùng mạnh đã chiến thắng tất cả các nước
nhỏ yếu, thống nhất được toàn Trung Quốc, kết thúc thời đại mang tên Chiến
Quốc. Tiết 2 bàn về những tiền đề văn hóa tư tưởng góp phần hình thành
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 73 – 78
74
Nho giáo. Đó là kho tàng Kinh thi, nguồn ca dao cổ của người Trung Quốc;
là bộ lịch sử mang tên Kinh thư, cả hai loại tác phẩm này chứa đựng nhiều
tư tưởng Nho giáo. Đó là các thuyết bát quái, ngũ hành, âm dương giải thích
nguồn gốc của thế giới. Đó là tư tưởng của Lão Tử, một học giả lớn, một bậc
thầy của Khổng Tử đã giải thích về nguồn gốc vũ trụ và các mặt đối lập
trong một sự vật, v.v..
1. MỞ ĐẦU
Có thể khẳng định bất kể tư tưởng, học thuyết nào
cũng được hình thành trong một hoàn cảnh, điều
kiện lịch sử nhất định. Hoàn cảnh, điều kiện lịch
sử nào sẽ cho ra đời tư tưởng học thuyết tương tự
với nó. Tư tưởng học thuyết luôn mang tính lịch
sử cụ thể. Nho giáo, học thuyết của Khổng Tử
(sinh năm 551 trước Công nguyên, mất năm 479
trước Công nguyên), còn gọi là Khổng giáo, trong
đó có bao hàm tư tưởng trị quốc cũng là sản phẩm
tất yếu của lịch sử. Thủy tổ và những tác giả của
nó sinh trưởng trong thời đại Xuân Thu - Chiến
quốc từ khoảng năm 770 đến năm 221 trước Công
nguyên (Hà Thúc Minh, 1999). Đấy là thời điểm
lịch sử xuất hiện học thuyết của thầy trò Khổng
Tử, còn gọi là Nho giáo, hoặc Khổng giáo trong
lịch sử. Mạnh Tử (sinh năm 372 trước Công
nguyên, mất năm 289 trước Công nguyên) là
người bổ sung, phát triển rất xuất sắc Nho giáo, vì
thế Nho giáo này còn được gọi là Nho giáo Khổng
Mạnh, hoặc học thuyết Khổng Mạnh. Học thuyết
chính trị, triết học nổi tiếng trong thời cổ đại
mang tên Khổng Mạnh của đất nước Trung Hoa
và của toàn nhân loại được hình thành trên những
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và những tiền
đề văn hóa, tư tưởng nhất định sau đây.
2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ
HỘI
Những điều kiện hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã
hội làm xuất hiện học thuyết Nho giáo trong
những năm cuối thời đại chiếm hữu nô lệ, đầu
thời đại phong kiến của Trung Quốc cổ đại là như
thế nào?
Về kinh tế, đất nước Trung Quốc cổ đại thời kỳ
này đã được lịch sử ghi lại sự kiện tiến bộ mới,
quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh tế là sự ra đời
của đồ sắt. Thời Xuân Thu ứng với triều đại Đông
Chu. Gọi là Đông Chu vì nhà Chu đóng đô ở phía
Đông. Gọi là thời đại Xuân Thu vì lịch sử Trung
Quốc thời này được phản ánh trong bộ sách mang
tên là Xuân Thu do Khổng Tử biên soạn, đó là
quyển lịch sử của nước Lỗ. Niên đại của thời
Xuân Thu được tính từ năm 772 trước Công
nguyên và chấm dứt vào năm 481 trước Công
nguyên (Lương Ninh, 2014). Khoảng giữa thời
Xuân Thu đã có bằng chứng người Trung Quốc
làm nghề luyện sắt.
Đến thời Chiến Quốc là thời đại kế tiếp sau thời
đại Xuân Thu ở Trung Quốc. Sử liệu Trung Quốc
coi năm 403 trước Công nguyên là thời điểm mở
đầu cho thời đại Chiến Quốc và năm 221 trước
Công nguyên là năm kết thúc thời đại lịch sử này.
Gọi là thời đại Chiến Quốc, bởi vì, trong giai đoạn
lịch sử đó đất nước Trung Quốc nổ ra nhiều cuộc
chiến tranh giữa các nước nhỏ, nhằm thôn tính,
thống trị lẫn nhau, các nước đánh nhau, tranh
giành đất đai liên miên, rất ác liệt (Lương Ninh,
2014).
Trong hoàn cảnh chiến tranh như thế, đồ sắt ở
Trung Quốc cổ đại càng được sử dụng phổ biến,
nghề luyện sắt, chế tạo công cụ lao động bằng sắt
phát triển. Người Trung Quốc cổ đại, một mặt, tiến
hành chiến tranh, cướp bóc, ăn hiếp lẫn nhau; mặt
khác, họ còn tỏ ra là người thông minh chăm lo lao
động sản xuất, phát triển kinh tế để có thực túc
binh cường, quân hùng tướng mạnh. Công cụ lao
động bằng sắt đã góp phần làm cho kinh tế, sản
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 73 – 78
75
xuất nông nghiệp ở Trung Quốc cổ đại phát triển
trong hoàn cảnh chiến tranh là vì lý do đó.
Người Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc
còn biết sử dụng sức kéo của súc vật, sử dụng súc
vật làm công cụ lao động sản xuất nông nghiệp.
Họ còn chú trọng làm thủy lợi phục vụ cho cấy
trồng, sản xuất ra của cải vật chất nói chung. Nhờ
có công cụ lao động bằng sắt do nghề luyện, chế
tạo từ sắt phát triển mà nghề thủ công nghiệp,
nghề mộc ở Trung Quốc thời cổ đại, giai đoạn
Xuân Thu, Chiến Quốc cũng có bước phát triển
đáng kể.
Hoạt động thương nghiệp, buôn bán trong thời
Xuân Thu, Chiến Quốc của Trung Quốc cổ đại
cũng phát triển. Vì thế, trong xã hội đã có đội ngũ
nhà buôn lớn rất nhiều tiền. Tiền tệ đã làm xuất
hiện nạn cho vay nặng lãi, trao đổi hàng hóa, trả
công lao động bằng tiền, nộp thuế bằng tiền.
Kinh tế thời Xuân Thu, Chiến Quốc phát triển còn
làm xuất hiện nhiều thành phố lớn phồn hoa, đông
đúc ở Trung Quốc thời cổ (Lương Ninh, 2014).
Kinh tế ở đâu, bao giờ cũng là nhân tố có vai trò
quyết định, nền tảng cho sự nảy sinh các nhân tố
khác của đời sống xã hội, bất kể người ta nhận
thức đến vai trò đó của kinh tế sớm hay muộn,
thậm chí là chưa hoặc không nhận thức được vai
trò quan trọng đó của kinh tế.
Nền kinh tế, sản xuất phát triển trong thời Xuân
Thu, Chiến Quốc như vậy đã dẫn đến quan hệ xã
hội, giai cấp ở nơi đấy vào thời gian đó có sự biến
đổi to lớn. Thời Tây Chu, đất đai dưới gầm trời
Trung Quốc, đâu đâu cũng là đất của vua. Nhưng
do sản xuất kinh tế phát triển, nhiều thế lực xã hội
giàu mạnh lên, không hoàn toàn chịu sự ban cấp
đất đai của vua nước lớn hoặc vua chư hầu như
trước nữa. Họ đã có đất đai tư riêng của họ ngoài
phần được vua phong cấp cho. Có những vua chư
hầu thế lực suy yếu dần, các đại phu có thế lực nổi
lên tranh giành đất đai làm thành đất đai riêng của
họ.
Chế độ, luật về đất đai trong xã hội cũng có sự
thay đổi lớn do nền sản xuất, kinh tế trong xã hội
phát triển. Trước đây, như trên nói, ruộng đất là
của vua, vua ban cho quan chức, người nào có
công thì người ấy được. Nay, nhiều người trở nên
giàu có do sản xuất, buôn bán, cho vay lấy lãi phát
triển, người có khả năng, có điều kiện mua đất đai
làm tài sản sở hữu riêng. Trước đây trong xã hội
có chế độ tỉnh điền, tức là ruộng đất được chia cắt
ra giống như chữ “tỉnh” gồm hai nét ngang, một
nét phẩy và một nét sổ, được chia ra thành 9 phần,
thì 8 phần xấu xung quanh chia cấp cho thường
dân, phần thứ 9 ở giữa tốt, đẹp nhất dân phải cấy,
trồng, thu hoạch rồi cống nộp cho các quan chức
trong xã hội, gọi là cho việc công.
Đến đời Xuân Thu, Chiến Quốc nhất là đến giai
đoạn lịch sử Trung Quốc cổ đại mang tên Chiến
Quốc thì chế độ tỉnh điền nói trên đang đi đến chỗ
tan rã hoàn toàn. Lúc này, ruộng đất ngày một vào
tay những địa chủ lớn tiền của nhiều, thế lực,
quyền hành mạnh, nông dân càng lúc càng mất
dần ruộng đất, có người không còn thước đất cắm
dùi. Xã hội Trung Quốc cổ đại thời Xuân Thu,
Chiến Quốc đã có sự phân hóa rõ và trở nên đối
cực như vậy (Lương Ninh, 2014).
Trước đây cùng là hạng người dân lao động, vai
trò, vị trí ngang bằng nhau, thì bây giờ số đông
dân chúng trở nên cùng đinh; nhiều người có sự
thay đổi cực lớn và nhanh, họ thành những đại địa
chủ, do thông thạo, khéo mua bán đất, và trao đổi
hàng hóa, họ còn là những thương nhân thật sự,
làm thành tầng lớp địa chủ kiêm thương nhân
trong xã hội. Số đông dân nghèo không có ruộng
đất phải lĩnh canh đất của địa chủ để cấy trồng,
phải phụ thuộc vào giai cấp, tầng lớp địa chủ kiêm
thương nhân ấy.
Sản xuất, kinh tế phát triển, hàng hóa nhiều lên.
Đấy là tiền đề dẫn đến lưu thông hàng hóa phát
triển, do đó, xuất hiện tầng lớp những nhà buôn
lớn trong xã hội. Nghề buôn bán ở Trung Quốc cổ
đại phải nói là đã phát triển đến mức đặc biệt, tiêu
biểu trên toàn thế giới. Ở đây không chỉ có buôn
bán sản vật, hàng hóa, gia súc, mà còn buôn bán
cả con người, hơn nữa, buôn bán đến con người
có địa vị tối cao trong xã hội, đó là buôn vua!
“Cuối thời Chiến Quốc, nhà buôn kiêm địa chủ
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 73 – 78
76
nổi tiếng nhất là Lã Bất Vi ở nước Triệu, một
người đã bỏ ra một nghìn cây vàng để buôn vua,
và về sau trở thành thừa tướng của nước Tần”
(Lương Ninh, 2014).
Thời kỳ Xuân Thu, Chiến Quốc, giai cấp nô lệ ở
Trung Quốc cũng ít nhiều thay đổi. Nô lệ phạm
tội hoặc phá sản phải bán vợ con, hoặc bản thân
mình làm nô lệ. Nô lệ vẫn bị áp bức, bóc lột, bị
đánh đập tàn nhẫn như trước, nhưng hiện tượng
chôn sống nô lệ theo chủ chết vào thời này bị cho
là phi lý nên đã giảm đi nhiều, giá nô lệ cũng đắt
hơn thời trước (Lương Ninh, 2014).
Về chính trị, thời Xuân Thu, Chiến Quốc trên đất
nước Trung Quốc cổ đại cũng có những biến cố, sự
kiện trọng đại. Nhà Chu trong khoảng 4 thế kỷ, từ
thế kỷ XI trước Công nguyên đến năm 771 trước
Công nguyên đóng đô ở phía Tây là thời kỳ cường
thịnh của nó. Đến thời Xuân Thu, Chiến Quốc, nhà
Chu đóng đô ở phía Đông đã ngày càng suy yếu đi.
Ngược lại, một số nước chư hầu của nhà Chu trước
đây vốn nhỏ yếu buộc phải thần phục, triều cống
nhà Chu, thì nay ngày một lớn mạnh lên, do đó, họ
tiến hành chiến tranh giữa những nước chư hầu để
nhằm giành quyền làm bá chủ Trung Quốc. Từ đầu
thế kỷ VII trước Công nguyên đến đầu thế kỷ V
trước Công nguyên, trên vũ đài chính trị Trung
Quốc đã diễn ra nhiều tấn tuồng giữa các nước nhỏ
cấu thành Trung Quốc bao la rộng lớn. Các nước
ấy đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền bá chủ.
Nước Trịnh là nước đi tiên phong thực hiện mưu
đồ ấy. Nhưng, Tề mới là nước đầu tiên giành được
quyền làm bá chủ thiên hạ. Nước Tề hùng mạnh,
vua Tề được mấy lần hội nghị các nước chư hầu
công nhận là bá chủ ở miền hạ lưu Hoàng hà
(Lương Ninh, 2014). Đến thế kỷ IV trước Công
nguyên, các nước nhỏ trong Trung Quốc đấu tranh,
thôn tính lẫn nhau rất ác liệt. Nước Tề từ hùng
mạnh nhất một thời, nay dần dần suy yếu, một số
nước khác, trái lại, trở nên cường thịnh trong các
cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ thiên hạ.
Lịch sử có sự diễn tiến theo quy luật của nó. Nước
Tần trước đây đến đầu thời Chiến Quốc còn là
nước tương đối lạc hậu nhưng vua Tần có chủ
trương, mưu kế vào hạng cao siêu. Ông tăng
cường trật tự trị an, khuyến khích sản xuất nông
nghiệp, có trật tự trị an, có của cải vật chất nhiều,
giàu lên nhờ khuyến khích sản xuất nông nghiệp,
đó là những điều kiện, nhân tố làm cho quốc gia
ngày một cường thịnh, phát triển. Thêm nữa, vua
Tần còn tỏ ra có phẩm chất chính trị theo cách
riêng của ông. Ông khuyến khích quân, tướng lập
công. Bất cứ ai chém lấy được một đầu phía giặc,
địch thủ thì đều được thưởng tước một cấp, muốn
làm quan thì được cấp lương. Ông cho quan,
tướng được nô lệ, được hưởng nhiều hay ít, cao
hay thấp, mặc quần áo sang, đẹp như thế nào đều
dựa vào chức tước. Pháp lệnh của vua cuối cùng
được thi hành nghiêm minh (Lương Ninh, 2014).
Trên đây là những nhân tố, chủ trương có tác
dụng làm cho nước Tần trở nên lớn mạnh. Đấy
cũng là nguyên nhân làm cho nhiều nước lo sợ sự
phát triển ấy của Tần. Nhiều nước nhỏ yếu hơn đã
bàn, liên hợp lại với nhau để chống Tần.
Nước Chu nhỏ bé trong quá trình phát triển đã
phân chia thành hai nước Tây Chu và Đông Chu.
Đến giữa thế kỷ III trước Công nguyên, hai nước
nhỏ bé này cùng với nhiều nước nhược tiểu khác
như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề đều bị nước
Tần hùng mạnh tiêu diệt. Đến năm 221 trước
Công nguyên, nước Tần hùng mạnh đã thống nhất
Trung Quốc, kết thúc một thời đại mang tên Chiến
Quốc tranh giành, đánh giết nhau rất ác liệt
(Lương Ninh, 2014).
Những điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính
trị nói trên đều có ảnh hưởng cho sự ra đời của
Nho giáo - học thuyết của Khổng Tử - trong đó
bao hàm tư tưởng trị quốc.
3. NHỮNG TIỀN ĐỀ VĂN HÓA, TƯ
TƯỞNG
Văn hóa của xã hội, văn hóa trong xã hội là thuộc
về con người và do con người sáng tạo ra. Do vậy,
nó chuyển tải, thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan
niệm của con người. Quan niệm, tình cảm, tư
tưởng của con người biểu hiện thông qua hoạt
động của con người nói chung và sản phẩm, kết
quả của hoạt động văn hóa, của chủ thể văn hóa
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 73 – 78
77
nói riêng. Văn hóa và tư tưởng gắn kết và gần như
song hành với nhau.
Thể loại văn học phát triển sớm nhất ở Trung
Quốc thời cổ đại là thơ ca. Tác giả của nó là
những người dân lao động. Lao động làm nảy sinh
văn học nghệ thuật. Tác giả của loại hình văn học
này còn là những người có học trong giai cấp
thống trị. Vua chúa và các vua nước chư hầu là
người chú trọng hoạt động văn học nghệ thuật,
thường sai các vị quan phụ trách về âm nhạc của
triều đình sưu tầm thơ ca từ các địa phương trong
nước về phổ nhạc, Vì thế, từ đầu thời Tây Chu
đến giữa thời Xuân Thu, thơ ca dân gian Trung
Quốc cổ đại đã được sưu tập lại thành một tác
phẩm gọi là Thi. Người Trung Hoa rất tự hào về
tác phẩm văn học dân gian ấy của họ. Trên cơ sở
tác phẩm văn học dân gian có giá trị đó, Khổng Tử
đã chỉnh lý lại một lần nữa, san định, phổ nhạc làm
thành tác phẩm Kinh thi - một trong những bộ kinh
điển của Nho giáo. Về vấn đề này, kết quả nghiên
cứu của GS Bửu Cầm đã làm rõ. Theo GS, “những
bài ca dao trong Kinh thi đã được các nhà cầm
quyền ở Trung Quốc sưu tầm trước đời Khổng Tử.
Nguyên nhan đề sách ấy là Thi chứ không phải là
Kinh; người sau thêm vào chữ Kinh là vì cho rằng
sách đó đã được Khổng Tử san định” (Khổng Tử,
2004). Tìm hiểu Sử ký của Tư Mã Thiên, GS Bửu
Cầm đã chú ý, dẫn ra câu của Tư Mã Thiên nói
“Khổng Tử đã đem ba trăm lẻ năm thiên trong
Kinh thi ra mà đàn ca”, rồi GS Bửu Cầm đi đến kết
luận mang tính khẳng định: “Thế là Khổng Tử đã
từng nghiên cứu âm nhạc và đem thi ca phổ thành
nhạc khúc. Việc Khổng Tử san định Kinh thi cũng
có thấy chép trong thiên “Khổng Tử thế gia” sách
Sử ký” (Khổng Tử, 2004). Kinh thi là tác phẩm văn
học nghệ thuật vĩ đại, thể hiện, chuyển tải nhiều nội
dung tư tưởng lớn, quan trọng của Nho giáo. Trong
đó bao hàm không ít quan niệm, tư tưởng tích cực,
tiến bộ, phản đối chủ trương, hành động trung quân
một cách mù quáng như: chôn sống người hiền tài
theo vua lúc vua chết để hầu hạ vua tại cõi âm,
chẳng hạn, bài ca dao được Khổng Tử san định,
phổ nhạc nói về vua “Tần Mục công chết, ba người
con họ Tử Xa bị chôn sống theo đều là người hiền
tài của nước Tần” (Khổng Tử, 2004); phê phán
kịch liệt một vị vua nước Tề lấy cớ đến thông dâm
với “phu nhân của Lỗ Hoàn công” (Khổng Tử,
2004); “Khen thục nữ lập gia đình” như “Cây đào
tơ xinh tươi/ Hoa nhiều rậm/ Nàng ấy đi lấy chồng/
Thì ắt thuận hòa êm ấm cảnh gia đình” (Khổng Tử,
2004); ca ngợi đấng nam nhi “Dáng vũ phu uy vũ/
Có thể dùng làm thuẫn làm thành cho công hầu để
che chở cho nhân dân và bờ cõi” (Khổng Tử,
2004); v.v.. Như vậy, từ văn hóa, tức là từ văn học,
nghệ thuật truyền thống, tất nhiên là trong đó có
chứa đựng tư tưởng của dân tộc Trung Hoa cổ đại,
Khổng Tử đã biên soạn, phổ nhạc Kinh thi, qua đó,
thể hiện nhiều tư tưởng tích cực, có thể nói là tư
tưởng vĩ đại như trọng dân, phản đối quan niệm
trung quân mù quáng, phi lý, vô nhân đạo, v.v..
Ở Trung Quốc cổ đại, từ thế kỷ IX, VIII trước
Công nguyên, người ta đã “giải thích nguồn gốc
của thế giới” bằng cách “nêu các thuyết bát
quái, ngũ hành, âm dương” (Lương Ninh, 2014).
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ VIII trước Công nguyên,
xã hội Trung Quốc cổ đại còn tương đối ổn định.
Nhưng các nước chư hầu ngày một phát triển
mạnh, vì thế, đến thời Xuân Thu, từ thế kỷ thứ
VIII đến thế kỷ V trước Công nguyên đã có biểu
hiện, hành động chống lại nước lớn, quyền hành
của vị vua nước lớn được mệnh danh là thiên tử,
trong xã hội có nhiều hoạt động tranh giành, chém
giết nhau để đoạt được ngôi vị, bổng lộc. Những
hiện tượng như bề tôi giết vua, con giết cha, em
giết anh thường xuyên xảy ra. Đây là thời kỳ trật
tự xã hội có nhiều biến đổi, đảo lộn, đạo đức
xuống cấp nghiêm trọng, các quy chế của xã hội
thời Tây Chu bị phá hoại. Đời sống của nhân dân
trong một đất nước bất ổn định về chính trị, xã hội
và đạo đức như thế, đã trở nên vô cùng cực khổ.
“Chính hoàn cảnh lịch sử xã hội ấy đã sản sinh ra
những nhà tư tưởng muốn làm thay đổi tình hình,
trong đó tiêu biểu nhất là Lão Tử và Khổng Tử”
(Lương Ninh, 2014).
Lão Tử là một nhà tư tưởng lừng danh không chỉ
trong đất nước Trung Hoa, mà còn trên phạm vi
toàn thế giới, nhưng tên tuổi của ông, cho đến nay
còn chưa được xác định, vẫn tồn tại nhiều cách
giải thích, trình bày khác nhau. Theo nhiều nguồn
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 73 – 78
78
tài liệu thì Lão Tử là học giả đồng thời với Khổng
Tử, Khổng Tử đã từng theo học Lão Tử. “Khổng
Tử học hỏi ở nhiều thầy: về lễ có Lão Tử” (Dương
Hồng, 2003). Tác phẩm của học giả này là quyển
Đạo đức kinh. Lão Tử đã giải thích về nguồn gốc
của vũ trụ, bàn về các mặt đối lập trong thế giới
khách quan như phúc và họa, cứng và mềm, yếu
và mạnh, nhiều và ít, trên và dưới, trước và sau,
thực và hư, vinh và nhục, khôn và dại, v.v.; hơn
nữa, ông thấy rằng những mặt đối lập ấy có sự
chuyển hóa lẫn nhau chứ không phải là nhất thành
bất biến. Ví dụ, trong họa có phúc, trong cái gọi là
phúc có mầm hậu họa. Lão Tử chủ trương, kỳ
vọng giai cấp thống trị không can thiệp đến đời
sống của nhân dân. Nhưng Lão Tử lại chủ trương
làm cho dân ngu, vì theo ông, “dân có nhiều trí
khôn, thì khó cai trị” (Lương Ninh, 2014). Như
vậy, tư tưởng của Lão Tử đã được Khổng Tử học
tập, tìm hiểu, từ đó góp phần hình thành Nho giáo.
Khổng Tử học tập Lão Tử một cách sáng tạo, hình
thành nên tư tưởng tiến bộ, chứ không tiếp thu
những quan điểm, chủ trương phản tiến bộ của
Lão Tử. Thí dụ, Lão Tử chủ trương “làm cho dân
ngu”, nhưng Khổng Tử chủ trương trọng dân,
dưỡng dân, giáo dân, phú dân. Ngoài Lão Tử,
Khổng Tử còn học tập nhiều người khác, như: “về
chính sự có Đàm Tử, về nhạc có Tranh Hoằng,
gảy đàn có Sư Tương và nhiều danh sư khác nữa”
(Dương Hồng, 2003). Những bậc thầy nói trên của
Khổng Tử là cơ sở tư tưởng của Nho giáo, học
thuyết của Khổng Tử.
Khổng Tử là người ham học, có hiểu biết, học vấn
uyên thâm đã từng làm quan. Nghiên cứu tác phẩm
kinh điển của Khổng Tử thì sẽ thấy học giả này
không chỉ quan tâm đến vấn đề như đạo đức, chính
trị, văn hóa. Ông còn bàn nhiều về kinh tế, quân sự,
công tác giáo dục, triết học, văn học, nghệ thuật, tư
tưởng trọng dân, chủ trương đổi mới, bàn về lịch
sử, v.v.. Các bộ kinh điển của Nho giáo như Đại
học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử, Kinh thư,
Kinh thi, v.v. đã chứng minh cho nhận xét khái
quát nói trên về Khổng Tử là chính xác chứ không
mang tính võ đoán. Đại học, Trung Dung, Luận
ngữ là các tác phẩm do học trò của Khổng Tử ghi
lại lời của thầy Khổng Tử và bàn luận về lời của
thầy. Mạnh Tử là tác phẩm của Mạnh Tử - một học
trò xuất sắc của Khổng Tử - trình bày một hệ vấn
đề đã bổ sung, phát triển và nâng lên giá trị học
thuyết, tư tưởng của Nho giáo. Kinh thư là bộ sách
do Khổng Tử san định chuyên bàn về lịch sử. Mới
đầu Kinh thư cũng chỉ gọi là Thư Thư ra đời có
tính chất huyền bí, nhưng thực chất Thư chỉ là các
văn bản về chính sự các triều Nhị Đế - Tam
Vương. Đến thời nhà Chu, các tài liệu này đã được
Khổng Tử chỉnh lại. “Kinh thư với 4 quyển, 58
thiên, các thiên đều có gốc gác, xuất xứ; các xuất
xứ ấy đều là những sự kiện lớn lao, những tư liệu
về địa chí, cương vực thời Nghiêu - Thuấn - Hạ -
Thương - Chu, có giá trị lịch sử và ý nghĩa xã hội
sâu sắc và lâu dài” (Khổng Tử, 2004b). Kinh thi là
tác phẩm đã nói sơ bộ ở trên. Tác phẩm ấy của
Khổng Tử với nội dung phong phú, sâu sắc, có giá
trị cao về tư tưởng triết học, chính trị, văn học nghệ
thuật, v.v. là sự phản ánh hoàn cảnh lịch sử và tiếp
thu, kế thừa, phát triển các tư tưởng mang tính tiến
bộ, tích cực, có sức sống trường cửu mà nhân loại
đã sản sinh ra.
4. KẾT LUẬN
Bàn sơ bộ như trên về Khổng Tử để nhấn mạnh tư
tưởng của Khổng Tử, tư tưởng Nho giáo nói
chung, trong đó bao gồm tư tưởng trị quốc của Nho
giáo nói riêng được hình thành trên cơ sở kinh tế,
xã hội, chính trị, lịch sử, văn hóa, tư tưởng nhất
định, chứ không thể từ một cõi hư vô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Hồng & cs. chú dịch. (2003). Tứ thư. Hà Nội:
NXB Quân đội Nhân dân.
Hà Thúc Minh. (1999). Lịch sử triết học Trung
Quốc, t.II: TP.HCM: Nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh.
Khổng Tử. (2004a). Kinh thi, t.I. Hà Nội: Nhà xuất
bản Văn học.
Khổng Tử. (2004b). Kinh thư. Hà Nội: Nhà xuất
bản Văn hóa - Thông tin.
Lương Ninh chủ biên và các cộng sự. (2014). Lịch
sử thế giới cổ đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1569815937_08_bui_quoc_hung_xpdf_3788_2189594.pdf