Có nên gộp năng lực giải quyết vấn đề với năng lực sáng tạo thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới? - Nguyễn Cương

Tài liệu Có nên gộp năng lực giải quyết vấn đề với năng lực sáng tạo thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới? - Nguyễn Cương: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0144 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 53-58 This paper is available online at CÓ NÊN GỘP NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI NĂNG LỰC SÁNG TẠO THÀNH NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI? Nguyễn Cương1, Nguyễn Văn Quang2 1Khoa Hóa học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Khoa Sư phạm Trung học – Trường Đại học Hạ Long Tóm tắt. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (HS) được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu ra trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. Trong đó năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) và năng lực sáng tạo (NLST) là hai trong các năng lực chung cơ bản của HS. Để có căn cứ đề xuất việc nên gộp NLGQVĐ và NLST thành một năng lực chung hay tách thành hai năng lực riêng biệt trong hệ thống các năng lực chung, chúng tôi đã nghiên cứu dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Có nên gộp năng lực giải quyết vấn đề với năng lực sáng tạo thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới? - Nguyễn Cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0144 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 53-58 This paper is available online at CÓ NÊN GỘP NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI NĂNG LỰC SÁNG TẠO THÀNH NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI? Nguyễn Cương1, Nguyễn Văn Quang2 1Khoa Hóa học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Khoa Sư phạm Trung học – Trường Đại học Hạ Long Tóm tắt. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (HS) được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu ra trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. Trong đó năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) và năng lực sáng tạo (NLST) là hai trong các năng lực chung cơ bản của HS. Để có căn cứ đề xuất việc nên gộp NLGQVĐ và NLST thành một năng lực chung hay tách thành hai năng lực riêng biệt trong hệ thống các năng lực chung, chúng tôi đã nghiên cứu dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NLGQVĐ, NLST và điều tra thực trạng với 179 giáo viên của 18 trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn 9 tỉnh và thành phố. Từ khóa: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, chương trình giáo dục phổ thông, trung học phổ thông, hóa học. 1. Mở đầu Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực nói chung và NLGQVĐ, NLST nói riêng. Trong chương trình giáo dục của các nước đều đưa ra các năng lực chung cho HS phổ thông, trong đó có NLGQVĐ và NLST. Ví dụ như trong [8], tổ chức OEDC đề nghị năng lực HS phổ thông gồm: NLGQVĐ; năng lực xã hội; năng lực linh hoạt, sáng tạo; năng lực sử dụng thiết bị một cách thông minh. Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về năng lực, đặc biệt là NLGQVĐ và NLST. Theo [2] các năng lực chung của HS ở trường THPT bao gồm 9 năng lực thành phần là: Năng lực tự học, NLGQVĐ, NLST, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyển thông, năng lực tính toán. Tuy nhiên trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 5/8/2015 thì chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm hình thành và phát triển cho HS 8 năng lực chung chủ yếu sau [1]: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi xin trao đổi về vấn đề: có nên gộp NLGQVĐ và NLST thành một năng lực chung của HS là NLGQVĐ và sáng tạo? Ngày nhận bài: 20/8.2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015. Liên hệ: Nguyễn Cương, e-mail: n.cuongsp@yahoo.com.vn 53 Nguyễn Cương, Nguyễn Văn Quang 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo 2.1.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo a. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề Năng lực là khả năng thực hiện, biết làm và làm có hiệu quả, không chỉ biết và hiểu. Hành động thực hiện ở đây phải gắn với ý thức và thái độ, phải có kiến thức và kĩ năng. Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đạc được. NLGQVĐ là năng lực phát hiện và làm rõ vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đề xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết phù hợp, thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề [1, tr. 34], [5]. b. Khái niệm năng lực sáng tạo NLST chính là khả năng thực hiện được những điều sáng tạo. Đó là biết làm thành thạo và luôn đổi mới, có những nét độc đáo riêng luôn phù hợp với thực tế. Luôn biết và đề ra những cái mới khi chưa được học, chưa được nghe giảng hay đọc tài liệu, hoặc tham quan về việc đó, nhưng vẫn đạt kết quả cao [5]. Đối với HS trường phổ thông, tất cả những gì mà họ “tự nghĩ ra” khi GV chưa dạy, HS chưa đọc sách, chưa biết được nhờ trao đổi với bạn đều coi như có mang tính sáng tạo. 2.1.2. Những biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo a. Những biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề Những biểu hiện của NLGQVĐ là [2], [10]: - Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống. - Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. - Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề. - Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. - Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. - Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề. - Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. - Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. b. Những biểu hiện của năng lực sáng tạo Theo William Benn [14] thì những người có NLST có một số đặc điểm chung là: - Họ luôn tìm kiếm những cách làm hiệu quả. - Họ là những người phá vỡ mô hình đã biết. - Họ phát triển trí tò mò. - Họ tạo ra những ý tưởng. - Họ dám hành động. Trên đây là những biểu hiện chung nổi bật của những nhà phát minh, nhà khoa học, những người có khả năng sáng tạo ra những sản phẩm lớn có tính cách tân đối với xã hội. Còn đối với HS THPT, trong [1] đã đưa ra một số biểu hiện NLST của HS THPT là: - Hình thành ý tưởng mới: Đề ra được những ý tưởng mới, những biện pháp mới trong học 54 Có nên gộp năng lực giải quyết vấn đề với năng lực sáng tạo thành năng lực giải quyết vấn đề... tập và trong cuộc sống, suy nghĩ không theo đường mòn, không lệ thuộc vào những kiến thức, quy tắc và thông tin đã biết trước đó. - Nhận ra ý tưởng mới: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. - Triển khai được ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng. - Thể hiện tư duy độc lập phê phán: Đặt được nhiều câu hỏi giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá một vấn đề; quan tâm tới lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. 2.2. Điều tra, phỏng vấn giáo viên Trung học phổ thông về việc nên tách riêng hay gộp chung năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo Đề có cái nhìn khách quan về các biểu hiện của NLGQVĐ, NLST và việc nên tách riêng hay gộp chung NLGQVĐ và NLST, chúng tôi đã tiến hành điều tra, xin ý kiến của 179 GV tại 18 trường THPT trong 9 tỉnh, cụ thể là: trường THPT Uông Bí, THPT Hoàng Văn Thụ, THPT Hoàng Hoa Thám, THPT Hoàng Quốc Việt, THPT Đông Thành, THPT Trần Quốc Tuấn (Quảng Ninh), trường THPT Yên Dũng 1, THPT Yên Dũng 2, THPT Yên Dũng 3 (Bắc Giang), trường THPT chuyên Chu Văn An, THPT Việt Bắc (Lạng Sơn), trường THPT Lê Lợi (Thọ Xuân, Thanh Hóa), các học viên cao học khóa 24 khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội (gồm 29 học viên ở 6 tỉnh thành: Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Thái Bình, Lào Cai, Lạng Sơn). Mẫu phiếu điều tra và kết quả điều tra đã thu được TT Nội dung câu hỏi Trả lời Đồng ý Đồng ý 1 phần Không đồng ý 1 Các biểu hiện của NLGQVĐ là: a. Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. 113 65 1 b. Đề xuất, lựa chọn được giải pháp: Thu thập và làm rõ thông tin liên quan; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. 120 50 9 c. Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới. 99 54 26 2 Các biểu hiện của NLST là: a. Hình thành ý tưởng mới: Đề ra được những ý tưởng mới, những biện pháp mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo đường mòn, không lệ thuộc vào những kiến thức, quy tắc và thông tin đã biết trước đó. 119 38 22 55 Nguyễn Cương, Nguyễn Văn Quang b. Nhận ra ý tưởng mới: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. 104 53 22 c. Triển khai được ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng. 116 40 23 d. Thể hiện tư duy độc lập phê phán: Đặt được nhiều câu hỏi giá trị, không dễ dàng chấp chận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá một vấn đề; quan tâm tới lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. 110 51 18 3 Nên gộp NLGQVĐ và NLST thành một năng lực chung của học sinh là năng lực GQVĐ và sáng tạo. 6 6 107 Qua bảng kết quả trên, chúng ta có thể thấy là: - Đa số các GV được điều tra đồng ý với các biểu hiện của NLGQVĐ, cụ thể là: 113/179 GV (chiếm 63,13%) đồng ý với biểu hiện a, 120/179 GV (chiếm 67,04%) đồng ý với biểu hiện b, 99/179 GV (chiếm 55,31%) đồng ý với biểu hiện c. - Đa số các GV được điều tra đồng ý với các biểu hiện của NLST, cụ thể là: 119/179 GV (chiếm 66,48%) đồng ý với biểu hiện a, 104/179 GV (chiếm 58,10%) đồng ý với biểu hiện b, 116/179 GV (chiếm 64,80%) đồng ý với biểu hiện c, 110/179 GV (chiếm 61,45%) đồng ý với biểu hiện d. Như vậy có thể thấy rằng phần lớn GV trường phổ thông hiện nay được phỏng vấn đã có tìm hiểu về NLGQVĐ và NLST. Tuy nhiên vẫn còn nhiều GV được điều tra chưa hiểu đầy đủ về hai năng lực này, điều này được thể hiện qua việc số lượng GV đồng ý một phần, thậm chí là không đồng ý với các biểu hiện của hai năng lực này còn tương đối cao. Cụ thể, có đến 54/179 GV (chiếm 30,17%) chỉ đồng ý một phần, 26/179 GV (chiếm 14,53%) không đồng ý với biểu hiện c của NLGQVĐ; đồng thời cũng có đến 53/179 GV (chiếm 29,61) chỉ đồng ý một phần, 22/179 GV (chiếm 12,29%) không đồng ý với biểu hiện b của NLST. Khi được hỏi thêm, các GV không đồng ý và đồng ý một phần (với các biểu hiện của hai năng lực trên) cho biết là họ còn chưa hiểu rõ hoặc còn phân vân khi xác định các biểu hiện của hai năng lực này và bản thân GV cũng chưa tìm hiểu, nghiên cứu kĩ về hai năng lực này. Thậm chí có GV được điều tra còn cho rằng các biểu hiện của NLST chỉ dành cho các nhà khoa học, các nhà phát minh, không phù hợp với HS THPT. - Đa số GV được điều tra không đồng ý với việc gộp NLGQVĐ và NLST thành một năng lực chung của HS là NLGQVĐ và sáng tạo: Có đến 107/179 GV (chiếm 59,78%) không đồng ý và chỉ có 36/179 GV (chiếm 20,11%) đồng ý với việc gộp hai năng lực trên thành một năng lực chung. Ngoài ra, các GV được điều tra còn cho rằng NLGQVĐ và NLST có nhiều nội dung (khái niệm và biểu hiện) khác nhau. 56 Có nên gộp năng lực giải quyết vấn đề với năng lực sáng tạo thành năng lực giải quyết vấn đề... 3. Kết luận Như vậy, theo [7, 9, 13] và qua kết quả điều tra cụ thể 179 GV ở 18 trường THPT của 9 tỉnh thành, theo chúng tôi, trong chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên gộp NLGQVĐ và NLST thành một năng lực chung của HS là NLGQVĐ và sáng tạo. Nên tách thành hai năng lực riêng biệt trong hệ thống các năng lực cơ bản của HS trường phổ thông vì hai năng lực này có nội dung (khái niệm và các biểu hiện) khác nhau và NLST rộng hơn, cao hơn NLGQVĐ, hơn nữa NLST là một năng lực rất quan trọng và mới đối với GV, HS nước ta. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần bổ sung vào chương trình tổng thể cách đánh giá năng lực, vì đây là vấn đề mới và khó. Phần lớn GV ở các trường THPT chưa biết cách đánh giá năng lực của HS vì lâu nay chỉ biết đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Trong chương trình giáo dục phổ thông mới). [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Dự thảo Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trình Chính phủ. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tài liệu hội thảo. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. [5] Nguyễn Cương, 2007. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [6] Nguyễn Cương, Cao Thị Thặng, Nguyễn Thị Hồng Gấm, 2011. Một hướng nghiên cứu mới về Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học. Kỉ yếu hội thảo khoa học kỉ niệm 60 năm thành lập khoa Hóa học, Hà Nội, Tr. 60. [7] Nguyễn Cương, 2015. Một số ý kiến về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hội thảo góp ý kiến Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới). Hội cựu giáo chức trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tr. 13-15. [8] OEDC Program DeSeCo: Strategy Paper 2002 stragy paper final.pdf. [9] Phạm Thị Thu Hương, 2015. Góp ý kiến về nội dung chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hội thảo góp ý kiến Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới), Hội cựu giáo chức trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tr. 31. [10] Trần Thị Thu Huệ, 2012. Phát triển một số năng lực của học sinh trung học phổ thông thông qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học hoá học vô cơ. Luận án tiến sĩ, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam. [11] Đỗ Thị Quỳnh Mai, 2015. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học phân hóa trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường THPT. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 57 Nguyễn Cương, Nguyễn Văn Quang [12] Nguyễn Thị Minh Phương, 2011. Đề xuất những năng lực học sinh phổ thông Việt Nam cần đạt. Kỉ yếu hội thảo quốc gia về Khoa học giáo dục Việt Nam, Tập 2, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Tr. 240-247. [13] Phạm Xuân Quế, 2015. Góp ý kiến về nội dung chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hội thảo góp ý kiến Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới), Hội cựu giáo chức trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tr. 25. [14] Willam Benn, 2008. Rèn luyện tư duy siêu tốc. Nxb Hồng Đức. ABSTRACT Should we combine problem solving of ability with capacity creativity becoming problem solving ability and innovation in the new schooling education program? TheMinistry of Education and Training mentioned in its strategic development of education plan for 2011-2020 that innovative curricula and textbooks are needed. In which the capacity of solving problems and innovative capacity are the two of students’ basic general capacity. We proposed combine the above two or splitting them into two separate capacities in the system of general capacity. We have looked at the new draft of Ministry of Education and Training and a survey of 179 state school teachers from 18 high schools in 9 provinces and cities. Keywords: Problem solving capacity, creative ability, problem solving, creativity, schooling curricula, high school, chemistry capacity. 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3740_ncuong_1071_2178341.pdf
Tài liệu liên quan