Cổ mẫu lửa trong truyện ngắn Isaac Bashevis Singer - Vũ Minh Đức

Tài liệu Cổ mẫu lửa trong truyện ngắn Isaac Bashevis Singer - Vũ Minh Đức: 75 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 75- 85 CỔ MẪU LỬA TRONG TRUYỆN NGẮN ISAAC BASHEVIS SINGER Vũ Minh Đức Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Truyện ngắn I.B. Singer được dệt nên bởi vô vàn các cổ mẫu. Cổ mẫu là tiếng nói sâu thẳm được kết nối với vô thức tập thể, nơi tiếng nói chân thật vượt thoát khỏi sự kiềm chế của ý thức. Lửa là một trong những cổ mẫu tiêu biểu trong thế giới truyện ngắn I.B. Singer. Lửa trong truyện ngắn I.B. Singer thể hiện ở các phương diện: Lửa – nguồn sống, Lửa – hủy diệt, Lửa – cấm kị hay mặc cảm Prometheus. Từ khóa: Cổ mẫu, i.b. singer, do thái, lửa, cấm kị, truyện ngắn. 1. Đặt vấn đề Isaac Bashevis Singer (1902 – 1991) là chủ nhân của giải Nobel Văn học năm 1978. Ghi nhận những đóng góp của I.B. Singer không chỉ ở những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của ông, mà quan trọng hơn, các sáng tác của ông cất lên tiếng nói về số phận bi thảm của người Do Thái trải qua bao nạn diệt c...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cổ mẫu lửa trong truyện ngắn Isaac Bashevis Singer - Vũ Minh Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 75- 85 CỔ MẪU LỬA TRONG TRUYỆN NGẮN ISAAC BASHEVIS SINGER Vũ Minh Đức Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Truyện ngắn I.B. Singer được dệt nên bởi vô vàn các cổ mẫu. Cổ mẫu là tiếng nói sâu thẳm được kết nối với vô thức tập thể, nơi tiếng nói chân thật vượt thoát khỏi sự kiềm chế của ý thức. Lửa là một trong những cổ mẫu tiêu biểu trong thế giới truyện ngắn I.B. Singer. Lửa trong truyện ngắn I.B. Singer thể hiện ở các phương diện: Lửa – nguồn sống, Lửa – hủy diệt, Lửa – cấm kị hay mặc cảm Prometheus. Từ khóa: Cổ mẫu, i.b. singer, do thái, lửa, cấm kị, truyện ngắn. 1. Đặt vấn đề Isaac Bashevis Singer (1902 – 1991) là chủ nhân của giải Nobel Văn học năm 1978. Ghi nhận những đóng góp của I.B. Singer không chỉ ở những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của ông, mà quan trọng hơn, các sáng tác của ông cất lên tiếng nói về số phận bi thảm của người Do Thái trải qua bao nạn diệt chủng và thân phận họ trong thời kì hậu Holocaust. Có thể nói, I.B. Singer rất bền bỉ và kiên trì khi sáng tác bằng tiếng Yiddish (một tử ngữ đối với cả người Do Thái và thế giới) để phản ánh một cách chân thực cuộc sống và tâm hồn Do Thái. Hành trình sáng tạo của I.B. Singer là hành trình trở về nguồn cội để khám phá và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống. Nơi lưu giữ (một cách vô thức mà bền lâu nhất) mạch nguồn dân tộc không gì bằng cổ mẫu. Cổ mẫu (Archetype) là một mô hình biểu tượng hay ngữ cảnh tuần hoàn được tìm thấy trong thần thoại, tôn giáo và truyện của tất cả các nền văn hóa. Campell xác định tác phẩm văn học như một sự kiếm tìm “sự tương đồng các đề tài trong thần thoại thế giới, chỉ ra nhu cầu không ngừng trong tâm lí nhân loại tìm kiếm một trung tâm ở các thuật ngữ của những nguyên lí sâu thẳm” [2]. C.G. Jung đưa ra khái niệm cổ mẫu như một công thức, kết quả của “những trải nghiệm bất tận của tổ tiên chúng ta. Đó là phần tâm lí còn lại của những trải nghiệm bất tận của các kiểu tương tự” [9]. Con người cảm thấy kinh nghiệm của đời sống nhân loại có thể được nghiên cứu tập thể qua thời gian, không gian và văn hóa. Sự tương đồng của chúng ta có thể được chỉ ra theo hầu hết nguồn gốc nguyên thủy của ý thức nhân loại, nơi mà các đề tài cổ mẫu hình thành ở nam giới và nữ giới hiện đại. Thuật ngữ cổ mẫu có thể được áp dụng đối với một hình tượng, một đề tài, một biểu tượng, một tư tưởng, một kiểu nhân vật, một mô hình cốt truyệnvv. Muốn tìm, xác định và lí giải cổ mẫu, ta có thể căn cứ ở một số nguồn như: thần thoại, giấc mơ, văn học, tôn giáo, những chuyện kì ảo, văn học dân gian. Thế giới truyện ngắn I.B. Singer được mã hóa bởi một hệ cổ mẫu đa dạng. Bên cạnh Nước và Đất, Lửa là một trong những cổ mẫu tiêu biểu thuộc hệ cổ mẫu sáng thế trong truyện ngắn của Ngày nhận bài: 31/8/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016 Liên lạc: Vũ Minh Đức, e - mail: thaygiaovanchuong88@gmail.com 76 ông. Lửa trong truyện ngắn I.B. Singer mang trong mình những đặc tính đối lập như bản chất của sự tồn tại (nguồn sống - hủy diệt), và mặc cảm về những cấm kị. 2. Nội dung 2.1. Lửa - nguồn sống Triết gia Hi Lạp cổ đại Heraclitus cho rằng khởi nguyên thế giới là Lửa. Lửa là nguồn gốc sinh ra vạn vật: “Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa biến thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng”.“Lửa sống nhờ đất chết, không khí sống nhờ lửa chết, nước sống nhờ không khí chết, đất sống nhờ nước chết” [9]. Lửa là người bạn thân thiết của con người, Lửa nhập thân trong ngọn đuốc dẫn đường để bước vào thời đại văn minh. Lửa làm thay đổi đời sống, nhờ có Lửa, con người biết ăn chín uống sôi. Cũng nhờ Lửa, con người biết sưởi ấm để vượt qua giá lạnh. Lửa trong bếp mỗi nhà trở thành nơi lưu giữ kỉ niệm của mỗi người và trở thành biểu tượng của nguồn sống, niềm vui và hạnh phúc. Trong Phân tâm học về Lửa (The Psychoanalysis of Fire), Gaston Bachelard chỉ ra tính hai mặt của Lửa thông qua ví dụ về đứa trẻ ngồi bên bếp Lửa. Nếu đứa trẻ ngồi bên bếp có thể ngắm nhìn ánh Lửa nhưng khi nó thò tay vào Lửa thì lập tức bị Lửa thiêu cháy. Lửa không những đem lại nguồn sống, niềm vui, tình yêu và hạnh phúc cho con người, mà Lửa còn thiêu cháy, hủy diệt vạn vật và con người. Lửa hiện lên với sức mạnh dữ dội. Với chiếc lưỡi đỏ ngòm và hơi thở đen sì, Lửa là hung thần hủy hoại và tàn phá, thiêu đốt sự sống. Lửa trong truyện ngắn I.B. Singer trước hết là ngọn Lửa hiền hòa, ngọn Lửa nuôi dưỡng và che chở. Trong truyền thống dân tộc Do Thái, Lửa là biểu tượng thiêng liêng không chỉ khơi chảy nguồn mạch cuộc sống hàng ngày mà còn là nguồn dưỡng nuôi đời sống tinh thần của họ. Bên bếp Lửa, bên ánh đèn, dưới ánh mặt trời, trong ngày lễ ánh sáng, những ngọn Lửa hiền hòa ấy ta bắt gặp trong các truyện: Sức mạnh của ánh sáng, Anh bạn bọ cánh cứng, Ông và cháu, Cô độc, Niềm vui, Một người bạn của Kafka, Quyền lực bóng đêm, Những thợ giày bé bỏng, Một đêm trong ngôi nhà nghèo Lửa hiện diện trong ánh sáng ngọn đèn và những vì sao đêm trong Anh bạn bọ cánh cứng soi tỏ không gian căn phòng và tôn nên vẻ đẹp của Dosha. Ánh trăng xua đi bóng đêm dày đặc mở ra cuộc sống thơ mộng khơi nguồn tình yêu và hạnh phúc. Phải chăng ánh trăng là lớp phấn hồng tôn nên vẻ đẹp của người phụ nữ ấy. Trăng không chỉ rót xuống không gian ánh sáng huyền ảo mà còn rót vào lòng người chất men say đắm: “Ánh đèn đường và những vì sao đêm rọi vào căn phòng của Dosha khiến các bức vẽ hiện lên rõ ràng. Và ở không gian đó, ánh sáng đem lại tình yêu cho hai con người, dấy lên ở họ niềm khát khao say đắm”. Lửa là niềm vui, niềm tin, niềm an ủi giúp con người vượt qua đau khổ, sợ hãi và cả những hoang mang hoảng loạn (Ông và cháu, Niềm vui). Reb Mordecai Meir “vẫn tự tay mình thắp những ngọn nến Sabbath” [7] để tự trấn an, mong nhận được từ ánh sáng ngọn nến Sabbath một chút ấm áp, nhận được ánh sáng dẫn đường giúp ông thoát khỏi những đau khổ, dằn vặt, hoài nghi quyền năng của Chúa khi phải đối mặt với nỗi đau quá lớn (Ông và cháu). Lửa là nguồn dưỡng nuôi thân xác con người. Trong con người luôn bừng cháy một ngọn Lửa. Rabbi Joshep, Trăng và điên, được “sinh ra cùng máu của lửa” [7]. Dòng máu chảy trong mỗi chúng ta mang sức nóng của Lửa. Lửa gìn giữ linh khí và duy trì sự sống. Khi ngọn Lửa 77 nguội tắt, thân xác con người trở nên lạnh lẽo. Bởi vậy, dân gian thường nói “thoát dương” để chỉ những người trong cơn hấp hối. Lửa là nguồn ấm áp cho mạch kể về những kỉ niệm êm đẹp. Bao câu chuyện, bao tâm sự vui buồn, bao yêu thương hạnh phúc đã được kể bên những ngọn Lửa: “Bóng tối buông xuống và Esther Royskes thắp một ngọn nến trên chiếc đèn cầy bằng đồng. Chúng tôi đang ngồi trong bếp dùng bữa ăn nhẹ, như thể vợ chồng. Cô đã kể cho tôi nghe tất cả những chuyện về cô: nỗi phiền muộn về người chồng trước, một nhà thơ cộng sản, si mê cô, rồi cô cũng dứt khoát li dị anh ta, bây giờ anh ta đang chạy theo người tình tới Califonia và bỏ mặc Esther chăm sóc hai đứa con gái nhỏ” (Chạy trốn văn minh) [7]. Sức mạnh của ánh sáng và Thứ sáu ngắn ngủi là hai trong số những truyện ngắn tiêu biểu lấp lánh và sáng rực ánh Lửa bình yên, hạnh phúc. Không khí lạnh lẽo và rét mướt của một đêm tối mùa đông trong Thứ sáu ngắn ngủi bỗng ấm cúng lạ thường. Ngoài trời tuyết đang rơi, chất cao lên những mái nhà “như thể toàn bộ nơi đây đã bị nhấn chìm trong biển tuyết”. Ánh sáng của nền trời le lói với ánh trăng ló dạng và ánh hoàng hôn sót lại. Những ngôi sao li ti trên nền trời sắc nét hơn khiến không gian bao la trên cao ấm áp gần gũi như chiếc bánh Sabbath được thắp bởi muôn nghìn ngọn nến lung linh, diệu huyền. Bước qua cánh cửa, vào trong ngôi nhà của đôi vợ chồng mộ đạo Shmul – Leibele và Shoshe, bầu không khí ấm áp lan tỏa từ chiếc bếp lò Shoshe đang nấu ăn chuẩn bị bữa tối. Shoshe thắp ngọn nến Sabbath vừa thiêng liêng, thành kính vừa ấm áp. Lửa trở thành trung tâm của sự sống, như bản năng, con người tìm tới Lửa cũng đồng nghĩa tìm tới nguồn sống: “Anh thích ấm áp vì thế anh thường leo lên phía trên cái lò và từ đây anh nhìn xuống thấy vợ anh đang nấu nướng, giặt, rửa, nghiền, nắn nót mẩu bánh Sabbath trở nên tròn và có màu nâu” [7]. Ngôi nhà tràn ngập ánh sáng những ngọn nến, được bao bọc và che chở trong vòng tay yêu thương của Lửa. Lửa xua tan băng giá, Lửa quét sạch bóng tối và Lửa nhen lên tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Trong Sức mạnh của ánh sáng, Rebecca và David, hai đứa trẻ tìm cách thoát khỏi trại tập trung của quân Đức vào một đêm đông rét mướt. Lửa là nguồn sống chở che cho hai đứa trẻ vượt qua cái lạnh giá. Que diêm và ngọn nến David kiếm được trở thành một món quà bất ngờ, một niềm vui vô giá được thắp lên vào đúng ngày đầu tiên của lễ Ánh sáng. Trong hầm tối, lạnh cóng, ánh sáng được nhen lên đẩy lùi bóng tối và mang lại hơi ấm cho hai sinh linh nhỏ bé loạn lạc trong bom đạn. Không những thế, ngọn Lửa được thắp đúng vào lễ Ánh sáng đã tiếp thêm nguồn sống cho tâm hồn hai đứa trẻ: “ánh sáng của ngọn nến mang lại bình yên cho tâm hồn họ. Đó là tia sáng bừng lên giữa bóng tối bao quanh, dường như muốn nhủ rằng: quỷ dữ vẫn chưa thống trị hoàn toàn. Vẫn còn một tia hi vọng” [8]. Lửa đẩy lùi bóng tối ngự trị bao quanh và sọi rọi tâm hồn cho Rebecca và David, Lửa thắp lên hi vọng về cuộc sống, khích lệ hai đứa trẻ thực hiện hành trình thoát khỏi miền đất ngục tù, miền đất chết chóc và hủy diệt tìm tới thiên đường cuộc sống.Vai trò và ý nghĩa tạo lập, dưỡng nuôi sự sống cho con người của Lửa được khẳng định qua lời của Rebecca – người được cứu thoát khỏi cái chết và cuộc sống nô lệ nhờ ánh sáng của Lửa: “Nếu không có ngọn nến Ánh sáng nhỏ nhoi mà David mang về nơi ẩn náu của chúng tôi, chúng tôi sẽ không được ngồi ở đây hôm nay. Đó là tia lửa khơi dậy trong chúng tôi niềm hi vọng và sức mạnh trong bản thân mình mà chúng tôi 78 không hề biết” [8]. 2.2. Lửa - hủy diệt Truyện ngắn I.B. Singer bừng cháy những ngọn Lửa giận dữ nhiều hơn là Lửa hiền hòa. Lửa hủy diệt trong tập truyện là không khí oi bức ngột ngạt của bầu trời mùa hè thiêu đốt cỏ cây, là ánh mặt trời gay gắt chói chang, là cả một bầu trời rực Lửa với những cuộn khói đen ngòm nhấn chìm con người đang kêu la tuyệt vọng đau đớn, là Lửa của bom đạn chiến tranh Lửa lấy đi vẻ đẹp của cuộc sống, tước đoạt sự sống và trả lại một nghĩa địa hoang tàn: Sức mạnh, Henne Lửa, Cô độc, Anh bạn bọ cánh cứng, Taibele và con quỷ của cô, Những người hàng xóm, Đam mê, Bản thảo, Quyền lực bóng đêm, Giáo hoàng Zeidlus, Sự diệt vong của Kreshev, Những thợ giày bé bỏng, Spinona của phố chợ, Cua chết Nhân vật trong Cô độc thoát khỏi nạn hủy diệt, tìm tới bãi biển ở Miami mong được bình yên. Chính nơi đây, giông bão nổi lên bất thường như ùa về trong giấc mơ của anh cái chết của những người thân yêu. Lửa hiện diện qua không khí oi bức, ngột ngạt thiêu đốt con người. Lửa bao quanh anh, tấn công và dồn ép từ mọi phía không một kẽ hở như gợi tới lò Lửa chiến tranh, lò Lửa hủy diệt mà anh đã trải qua.“Bầu không khí về khuya, bị thiêu đốt bởi mặt trời, khiến tôi chết ngạt khi ra ngoài. Ở tòa nhà gần đó, đèn neon tỏa sáng với những tia sáng gắt. Bây giờ là 9 giờ 6 phút và độ ẩm quá cao. Tôi không cần một nhà dự báo thời tiết. Tia chớp lóe sáng trên nền trời. Tuy vậy tôi không nghe thấy tiếng sấm. Đám mây khổng lồ đang trôi trên trời, cuồn cuộn tựa một dãy núi, đầy lửa và nước” [7]. Lửa như ác thú với hàng trăm cái lưỡi rượt đuổi hòng tước đoạt sự sống. Con người bị đuổi ra khỏi ngôi nhà, lạc lõng bơ vơ, không được che chở và rồi sa vào bể Lửa. Lửa rình rập và nuốt chửng: “Trời đã tối từ lâu nhưng các tòa nhà và nhựa đường cứ ứa ra bởi cái nóng. Không khí ẩm ướt bốc mùi rác rưởi và cá” (Anh bạn bọ cánh cứng) [7]. Lửa hủy diệt còn tới từ ngọn Lửa ấm áp trong cuộc sống đời thường. Lửa là bạn và Lửa là thù. Khi con người dùng Lửa vào những hành động tội lỗi thì Lửa lại là hiện thân cho sức mạnh hủy diệt. Wojtek, một kẻ hung ác trong Trăng và điên, cố ý gây hỏa hoạn, bất kì người nào xung đột với hắn đều bị hắn đốt nhà như một cách trả thù. Đám cháy từ một nhà đã cháy lan sang các nhà bên cạnh: “Khoảng giữa lễ cưới một tiếng thét và than khóc vang lên. Những ngôi nhà bốc cháy lan sang các nhà bên cạnh. Một số người đã cố đẩy cửa thoát hiểm giẫm đạp lên nhau mà chết. Một số đã chất những tảng đá lớn lên tận ngưỡng cửa. Trên hai mươi triệu người đã thiệt mạng trong ngọn lửa, trong đó có cô dâu và chú rể. Những người khác bị bỏng nặng để lại hậu quả nặng nề về sau” [7]. Ngọn Lửa hận thù và ghen ghét ngùn ngụt bốc cháy lan sang những căn nhà, nuốt chửng bao mái ấm yên vui. Con số cụ thể được dẫn ra rất xác thực đã minh chứng cho nỗi đau con người phải gánh chịu, minh chứng cho sức tàn phá khủng khiếp của Lửa. Lửa là nỗi ám ảnh về cái chết. Sự xuất hiện của Lửa trở thành điềm báo cho những điều không may trong cuộc sống. “Tôi”, người kể chuyện trong Sức mạnh, có sức mạnh thần bí là có thể tiên cảm cái chết của những người chung quanh mình. Trước khi người nào đó sắp chết, ông thấy những ngọn Lửa đang bốc cháy trên đầu người đó. Không chỉ là Lửa, đôi khi ông còn thấy “nhiều loại ánh sáng trên đầu những người sắp chết” [7]. Lửa tàn phá cuộc sống, thiêu đốt thân xác và làm khô héo tinh thần. Đó không chỉ là ngọn Lửa 79 bình thường mà là Lửa từ địa ngục, ngọn Lửa được gây ra bởi tội lỗi của con người. Henne (Henne Lửa) là người phụ nữ có cách cư xử kì dị với chồng và bốn đứa con gái. Tất cả đều cho Henne là người đàn bà ngập trong tội lỗi nên họ đã đặt cho bà biệt danh Henne Fire. Vào một buổi tối mùa đông, Kopel người đàn ông hàng xóm nhìn thấy ngọn Lửa bốc cháy ở ngôi nhà của người thợ giày bên kia đường. Đó không phải là Lửa bình thường. Cái mà ông ta trông thấy chỉ là ảo ảnh. Lửa bốc cháy từ ngôi nhà của Henne. Lửa chờn vờn bay lượn như ma quỷ: “Những ngọn lửa nhỏ bay quanh như những con chim. Váy ngủ của Henne đang bốc cháy. Kopel giựt chiếc váy khỏi người bà và bà đứng đó trần truồng như ngày bà chào đời” [7]. Mọi người xa lánh Henne vì không ai muốn gánh chịu những hậu quả do tội lỗi của bà gây ra. Trong lúc bà tới gặp giáo sĩ, ngôi nhà của bà đã bị bốc cháy trước sự bất lực của lính cứu hỏa. Những lời nguyền rủa của Henne đối với chồng, con và những người hàng xóm lập tức hiệu nghiệm, mang lại rắc rối và hoạn nạn. Henne chết bởi chính lời nói của mình, những ngôn từ mang sức mạnh hủy diệt của Lửa. Những ngẫu nhiên và màu sắc thần bí được I.B. Singer sử dụng tạo nên nhiều lớp lang cho câu chuyện. Từ những ngẫu nhiên ấy, nhà văn đặt ra vấn đề về sức mạnh của ngôn từ – khởi thủy là lời (logos). Lời nói cũng có khả năng làm tổn thương con người, “lời nói đọi máu”. Đồng thời, ngôn từ cũng có thể giết chết người nói khi họ không làm chủ được nó. Không những thế, thông qua hình tượng nhân vật Henne, kẻ dùng lời như một phương thức “gây tội”, I.B. Singer đặt ra vấn đề “phạm tội trong tâm tưởng”, sự chống lại Chúa trong tâm tưởng chứ không nhất thiết được hiện thực hóa thông qua hành động cụ thể. Lửa cháy ở bên ngoài là hình ảnh được “phóng lớn” và “rửa hình” từ bức tâm ảnh được vây thắt chằng chịt bởi những cấm đoán khác. Vô thức là Lửa, là khao khát được nổi loạn và vi phạm lời răn của Chúa. Trong truyện ngắn Fire (Lửa), nhân vật “tôi” phạm tội “thầm kín” hơn cả Henne. Anh ta không thốt ra những lời cay nghiệt, độc địa như Henne nhưng tâm trí anh luôn bị thôi thúc bởi ham muốn trả thù. Nguyên do dẫn đến khao khát trả thù của anh như sau: Anh có một người anh trai. Lúc bé, cha mẹ thường so sánh anh với anh trai mình bởi anh là kẻ hèn kém. Lớn lên, khi cha mẹ mất, anh bị người anh trai đối xử bội bạc, lấy hết của cải. Không những thế, mọi lỗi lầm người anh gây ra đều đổ hết lên đầu anh. Cả thị trấn tin vào điều ấy. Những ý nghĩ về sự bất công đã thôi thúc anh đem theo bao củi tới nhà máy xay xát của người anh phóng hỏa. Khi anh tới nơi, lạ thay, nhà máy xay xát của người anh đang bốc cháy. Hoảng sợ, anh quẳng bao củi xuống và chạy đi gọi người dập tắt đám cháy.Đám cháy dập tắt, người ta nghi ngờ “Vì sao anh có mặt ở đó khi dám cháy xảy ra?” [6]. Hơn nữa, người ta còn tìm thấy bao củi của anh.Thế là, mọi người kết tội anh là kẻ đã phóng hỏa. Cả thị trấn chửi rủa và buông những lời thóa mạ. Người anh cũng ruồng rẫy người em. Bề mặt câu chuyện, I.B. Singer tạo nên motif người em út, người mồ côi kể về số phận bất hạnh của người em. Song, điểm dừng ở cổ tích trở thành bệ phóng để nhân vật của ông tự suy nghĩ về những vấn đề khác được tác giả giấu kín trong mạch kể. Rõ ràng, chủ đề thân phận người em út chỉ là mạch phụ. Mạch chính của câu chuyện dịch chuyển tạo thành chủ đề độc lập: phạm tội trong tâm tưởng. Khi hấp hối, anh cho gọi giáo sĩ tới và quyết định kể lại câu chuyện. Anh mãi băn khoăn: “Cơn giận không thể làm cháy nhà được” [6]. Đi tìm lời đáp cho nguyên nhân vụ cháy, mỗi chúng ta thực hiện một hành trình trải nghiệm đối thoại 80 với niềm tin Thiên khải. Đám cháy xảy ra khi anh chưa phóng hỏa thực chất là hiện thực hóa những ý nghĩ của anh. Lửa trong các cuộc chiến càng tàn khốc và dữ dội hơn. Lửa đỏ ngòm phun ra từ những nòng súng, Lửa nham nhở mặt đất và cuộn khói trên nền trời bởi sức công phá của bom mìn. Cuộc sống con người chìm trong Lửa, chìm trong lò nung chiến tranh. Ánh sáng đỏ cuồn cuộn trên đường phố khi Reb Mordecai Meir thấy là ngọn Lửa của sự hủy diệt của chiến tranh, chết chóc và đổ máu. Xung đột giữa những người cách mạng với chế độ Sa hoàng biến thành cuộc thảm sát dã man (Ông và cháu). Cuối truyện Những người hàng xóm, khi cả hai người hàng xóm thân yêu đã ra đi, “tôi” chìm trong những suy ngẫm về họ khi ngắm những bức ảnh. Từ những ám ảnh quá khứ, nỗi đau hủy diệt vọng về: “Công viên bị tàn phá trở thành nghĩa địa. Tòa nhà phía Nam công viên Trung tâm vươn cao như những bia mộ. Mặt trời đang mọc trên Riverside Drive, mặt nước phản chiếu ánh sáng lấp lánh. Chiếc lò sưởi gần chỗ tôi ngồi kêu ù ù, o o: “Dust, dust, dust”. Tiếng kêu đều đều xuyên qua xương tôi cùng với hơi nóng.Nó nhắc lại một sự thật xưa như trái đất, thẳm sâu như giấc ngủ” [7]. Không chỉ là Lửa của ngày hôm nay các nhân vật đang đối mặt, mà còn là Lửa của quá khứ, “một sự thật xưa như trái đất”, một nỗi ám ảnh về cái chết và hủy diệt của dân tộc Do Thái từ ngọn Lửa thiêu cháy đền thờ Jerusalem. Không biết bao lần, dân tộc ấy bị thiêu đốt trong Lửa đạn chiến tranh. 2.3. Lửa - cấm kị hay mặc cảm Prometheus Theo Gaston Bachelard, ấn tượng đầu tiên của con người về Lửa là ấn tượng về sự cấm kị/ ngăn cấm. Từ khi còn bé, những đứa trẻ đã được/ bị cha mẹ dặn/ dọa không (được) chạm tay hay tới gần Lửa. Điều đó làm nên những ẩn ức về Lửa – mặc cảm về sự cấm kị. Ông giải thích rõ hơn về câu chuyện lấy Lửa của vị thần Prometheus trong Thần thoại Hi Lạp đem cho loài người là một mặc cảm Oedipe khác – mặc cảm con muốn vượt cha. Sự trộm Lửa của Prometheus là khao khát vượt thoát quyền năng của đấng tối thượng Zeus thuộc cõi Olimpus, hành động mang tính chống đối của bậc hạ thần với Zeus, Gaston Bachelard xem đó là dạng khác của mặc cảm Oedipe.Vượt cha là ý nghĩa nguyên sơ nhất của mặc cảm Oedipe. Sự biểu hiện những chống đối đó có thể là giết cha, vi phạm những cấm đoán/ cấm kị mà cha đặt ra [1]. Câu hỏi đã được đặt ra từ rất sớm và chưa khi nào nhận được câu trả lời, đó là “Hiện dạng của Chúa?”. Gương mặt của Chúa mãi trở thành bí mật, một cấm kị đối với tất cả con chiên của Người. Ngay cả Moshe, người mà Chúa thương yêu nhất, cũng chỉ được thấy mặt của Người dưới hiện thân của Lửa từ một khoảng cách xa. Lửa biểu tượng cho sức mạnh thiêng liêng. Một trong những dạng tồn tại của Chúa là Lửa, khi Người hóa mình trong ngọn Lửa cháy sáng ngọn cây gai trên núi Sinai. 2.3.1. Cấm kị và vi phạm cấm kị Mặc cảm về Lửa trong sáng tác của I.B. Singer được thể hiện dưới dạng cấm kị và vi phạm cấm kị. Cấm kị (tabu) là những quy định được đặt ra và buộc mọi người tuân theo, nếu vi phạm sẽ chịu sự trừng phạt từ lời nguyền. Cấm kị là mặc cảm sâu xa và căn cội nhất của tôn giáo. Nó là điều kiện đảm bảo tính linh thiêng tối thượng từ sức mạnh tối cao, đức tin và lòng phụng sự tuyệt đối của con người [3]. Bởi vậy, Chúa sớm lập giao ước với con người. 81 Giao ước giữa Chúa và người Do Thái đã được ghi lại trong Kinh Thánh và sau này tiếp tục được khai triển luận bàn trong các sách luật. Tổ tiên loài người Adam và Eva là những người đầu tiên vi phạm cấm kị. Thủy tổ của chúng ta ăn trái từ cây mà Chúa dặn không được phép ăn. Theo lời Chúa, ăn quả từ cây đó họ sẽ bị chết. Như vậy, cấm kị và phạm cấm kị là mặc cảm nguyên thủy của tôn giáo [4]. Truyện ngắn I.B. Singer mang dáng dấp truyện dân gian Do Thái thường kết nối thời gian là một ngày lễ nào đó trong năm. Trong đó, ngày lễ Sabbath là một trong những dịp quan trọng, ngày con chiên hiến cho Chúa tất cả để cảm tạ Chúa đã cứu rỗi người Do Thái. Cũng chính ngày ấy, các nhân vật của ông “chọn” để vi phạm, để thách thức quyền năng của Chúa. Trong Có điều gì ở đó, giáo sĩ Rabbi Nechemia hoài nghi về sự tồn tại và sức mạnh của Chúa, nhân vật đi đến quyết định chống lại Chúa bằng cách xúc phạm ngày Sabbath: hút thuốc – hành vi bị cấm. Nhiều truyện đề cập tới hành vi phạm giới răn của các nhân vật. Dân chúng Frampol nghe theo lời dụ dỗ của quỷ trá hình thành vị bác sĩ trẻ đẹp, giàu có đến từ Cracow đã đánh bài vào ngày Sabbath mà lẽ ra họ không được phép. Satan tới Frampol đúng dịp hạn hán và đói kém xảy ra, hắn ban phát những đồng tiền vàng cho dân chúng, nhưng kèm theo đó, hắn “yêu cầu” dân chúng kí vào bản hợp đồng/ giao kèo bán linh hồn cho quỷ, khế ước bán Chúa thờ quỷ Satan. Vị bác sĩ trẻ đẹp khiến chúng ta liên tưởng tới bác sĩ Faust – kẻ bán linh hồn cho quỷ sứ, một huyền thoại văn chương về lầm lỗi của con người. Tới tác phẩm của I.B. Singer, lún sâu hơn vào bản giao kèo, bác sĩ (Faust) không còn là kẻ bán linh hồn cho quỷ (bởi thế vẫn còn mang trong nó phần người) mà hoàn toàn thành kẻ đại diện cho thế lực hắc ám, là hiện thân của quỷ Satan. Tất cả trai gái, già trẻ trong vùng lao vào vũng lầy tội lỗi trụy lạc thân xác với yêu cầu tạp giao. Họ bỏ ngoài tai lời can gián của vị giáo sĩ già. Lòng khao khát tiền bạc và dục vọng đã đẩy toàn bộ Frampol vào hỏa hoạn. Chúa đã giáng Lửa trừng phạt những kẻ bán Chúa và nhấn chìm những kẻ tội lỗi trong biển Lửa (Quý ông từ Cracow). I.B. Singer thường đặt nhân vật ở hoàn cảnh khốn cùng, tuyệt vọng, cũng chính khi đó, con người dao động đức tin và hoài nghi vào sự tồn tại cũng như sức mạnh của Chúa. Họ đối thoại với Chúa, thách thức Người bằng cách vi phạm những giới răn để kiểm chứng sự phán xét của Người. Các nhân vật của I.B. Singer vi phạm cấm kị thường không phải những kẻ ác, thực tâm, họ là những người giàu lòng yêu thương. Họ bất bình trước bất công đầy rẫy mặt đất: người giàu sống xa hoa, người nghèo cam chịu thua thiệt. Ở điểm này, chúng ta dễ dàng nhận thấy những điểm gặp gỡ trong tư tưởng nghệ thuật của I.B. Singer và F. Dostoevsky: “ “trái đất từ vỏ đến ruột đều thấm đẫm nước mắt loài người”, khiến cho Aliosha – con người của Chúa – cũng phải bất giác phản ứng bằng lời tuyên bố cần bạo lực. Ivan đi đến kết luận rằng quan điểm tôn giáo về hạnh phúc đại đồng trong tương lai là bất khả thi. Và ngay cả nếu như điều ấy xảy đến, chàng cũng không chấp nhận. Trong thế giới đại đồng đó không có mặt chàng bởi chàng sẽ “kính cẩn” trả lại Thượng Đế chiếc vé vào cửa phải mua bằng cái giá quá đắt của máu và nước mắt, nhất là những trẻ thơ vô tội” [5]. Fulie đại diện cho thế hệ được tắm trong tri thức khoa học của kỉ nguyên hiện đại. Từ lập trường khoa học, anh phủ nhận tuyệt đối sự tồn tại của tôn giáo. Không có Chúa, không có thiên đường hay địa ngục, không có cả sự trừng phạt hay kiếp sau là những gì Fulie tranh 82 biện với ông ngoại. Lời tranh biện thể hiện quan điểm, lập trường và cũng là sự vi phạm kinh khủng nhất. Lời nói của Fulie là ngọn Lửa tội lỗi “khiến Reb Mordecai Meir đau đớn, như thể ông vừa nuốt kim loại nung chảy mà thời xưa thường dùng kết án những kẻ bị hỏa thiêu” [7]. Nỗi đau đớn vì mất những đứa con của giáo sĩ Rabbi Bainish, trong Niềm vui, biến ông từ một người rất mực kính Chúa bị dày vò bởi sự hoài nghi và dao động đức tin khi ông đọc những trang sách Job. Ông nguyền rủa và chống lại Người. Rabbi Bainish nói với Abraham Moshe “những người vô thần đã đúng. Không có công bằng, không có trừng phạt” [7]. Ông quyết định chuyển qua sùng bái ngẫu tượng. Những người theo Do Thái giáo – tôn giáo độc thần – chỉ được phép thờ duy nhất Chúa, không được phép bái thờ bất kì ngẫu tượng/ ngẫu vật khác. Thờ ngẫu tượng đồng nghĩa giải quyền lực thượng giới, là sự phản bội Chúa khi con người đánh mất đức tin.“Nếu những người vô thần đúng thì đâu là điểm khác biệt giữa Terah và Abraham? Mỗi người tôn thờ một thần tượng khác.Terah, kẻ có đầu óc đơn giản, tạo ra một vị chúa bằng đất. Abraham tạo ra Đấng Tạo hóa. Đó là cách một người tạo ra những chủ nhân. Ngay cả một lời nói dối cũng có đôi điều sự thật” [7]. Không chỉ hoài nghi, xúc phạm Chúa, sự vi phạm cấm kị vượt ngưỡng trong hành vi cải giáo hoặc quyết định trở thành người vô thần. Rebbi Nechemia trong Có điều gì ở đó, Reb Zeidel trong Giáo hoàng Zeidlus, Rabbi Bainish trong Niềm vui, Fulie trong Ông và cháu, Koppel Mizner trong Phản đồ Israel, Akhsa trong Vương miện muông thú là những người cải giáo từ Do Thái giáo sang Ki–tô giáo hoặc quyết định trở thành kẻ vô thần. Đó thực sự là hành vi nổi loạn. Reb Zeidel (Giáo hoàng Zeidlus) dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu sách luật Talmud và kinh Cabala, “không một ai ở Ba Lan có thể sánh với anh trong việc nghiên cứu” [7], anh không bị quấy rầy bởi những đam mê vật chất hay sắc dục. Song, con quỷ đã thấy trong tâm trí Reb Zeidel đôi lần ám ảnh về tính ngạo mạn, kiêu căng của con người. Anh tự thấy Luật pháp cho phép những người học thức có quyền đặt mình lên trên tất cả. Con quỷ thuyết phục, dấy lên ngọn lửa kiêu ngạo trong anh bằng những lời: “Anh phải biết những người Do Thái không bao giờ kính trọng thủ lĩnh: Bọn họ nguyền rủa Moshe, chống lại Samuel; ném nhà tiên tri xuống biển; và giết chết Zacharias. Người Triều Tiên ghét lòng cao thượng. Ở một con người vĩ đại, họ cảm thấy thù nghịch với Jehovah, nên họ chỉ yêu những thứ tầm thường và xoàng xĩnh. Ba mươi sáu vị thánh của họ đều là những thợ giày và người gánh nước. Luật pháp Do Thái thường chỉ để ý đến một giọt sữa rơi vào nồi thịt hay một quả trứng gà sẽ được đẻ ban ngày. Họ cố ý hủy hoại tiếng Hebrew và thủ tiêu các văn bản cổ. Sách Talmud của họ dựng lên vua David, một giáo sĩ quê mùa, răn bảo phụ nữ chuyện kinh nguyệt Nên anh có thể thấy, Reb Zeidel, tại sao trong mắt họ, họ chỉ coi anh như một ngón tay – anh có kiến thức, sức khỏe, được giáo dục tử tế, hiểu biết thông tuệ và trí nhớ phi thường” [7]. Reb Zeidel mơ ước được khẳng định địa vị và tài năng. Anh quyết định trở thành kẻ cải giáo/ phản đồ Israel, trở thành tín đồ đạo Cơ đốc. Anh chạy theo ảo vọng phù hoa, giấc mơ vinh quang được mọi người tung hô, ca tụng, anh khát khao trở thành giáo hoàng Zeidlus Đệ Nhất. Qua sự cải giáo của Reb Zeidel, I.B. Singer như cảnh báo những mặt trái của thời đại văn minh, nó đẩy con người sống trong xã hội kĩ trị đánh mất niềm tin tôn giáo và dục vọng bành trướng tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trở thành nguy cơ hủy hoại bản thân và cộng 83 đồng. Qua tư tưởng “kiêu ngạo” của Reb Zeidel, dường như, I.B. Singer đối thoại với học thuyết Người hùng/ Siêu nhân (Superman) của Nietzsches. 2.3.2. Đường về bản thể Lửa là thử thách (test), kiểm chứng phẩm chất của những gì chịu sự nung đốt của Lửa. “Lửa thử vàng gian nan thử sức”, trải qua Lửa mới biết đâu vàng đâu thau, kinh qua gian khó mới biết ai kiên gan bền chí, ai tuyệt đối trung thành và ai dao động đức tinVà qua đó, chúng ta tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi: “Ai là người Do Thái?”. Lửa là sự sàng lọc quyết liệt cái tôi bản thể, giúp mỗi người nhận chân con người thực của mình, soi chiếu cái bóng của mỗi người ẩn nấp bên trong để mỗi nhân vật đối thoại với bóng (âm). Đối diện với bản thể, con người vươn lên tự đấu tranh vượt qua mọi thử thách và sự cám dỗ trên đường về bản thể. Bởi vậy, sự tiếp xúc với Lửa là hành trình trải nghiệm và đánh thức bản thể của mỗi con người Do Thái. Con người quay cuồng trong Lửa nhận ra chính mình, nhận ra chân lí. Để có được bài học về sự thức ngộ, đôi khi, họ phải trả bằng giá đắt, đánh đổi bằng cái chết. Lửa tẩy uế, xóa bỏ tạp niệm và tái sinh. Frampol chìm trong Lửa, Lửa xóa sạch những kẻ tội lỗi báng bổ Chúa. Và chính nơi ấy, một ngôi làng được mọc lên từ đống tro tàn (Quý ông từ Cracow). Reb Zeidel (Giáo hoàng Zeidlus) và Rabbi Bainish (Niềm vui), Rabbi Nechemia (Có điều gì ở đó) hoài nghi Chúa, bán Chúa, ông quyết định cải giáo, quyết định trở thành người vô thần. Chính khi ấy, họ đối diện với cuộc sống và trải nghiệm đời sống ở một dạng khác, đời sống của những người không phải Do Thái. Rabbi Nechemia, trong chuyến đi tới Ba Lan, đã thất vọng và kinh tởm khi chứng kiến những khuôn mặt cục súc, lỗ mãng của những người không phải Do Thái. Trong cuộc đấu tranh nội tâm, Rabbi Nechemia nhận ra “không có những người vô thần thực sự” bởi “theo logic thì một người không theo tín ngưỡng nào chỉ quan tâm đến chính anh ta và không quan tâm đến một ai khác”. Giáo hoàng Zeidlus nhận ra bài học đã quá muộn, khi những tội lỗi không thể cứu rỗi. Khi Zeidel quay lưng với người Do Thái, anh chịu những lời phỉ báng từ họ và sự lãng quên của những tín đồ Cơ đốc. Sự trừng phạt ứng nghiệm, Zeidel mù, anh lang thang xin ăn khắp phố, bị mọi người chế giễu. Zeidel chết, bị đem xuống địa ngục và tra tấn bằng Lửa hỏa ngục Gehenna, anh cay đắng ân hận vì những lầm lạc và tội lỗi: “Nếu Địa ngục tồn tại, mọi thứ tồn tại. Nếu ngươi (quỷ Satan) tồn tại, Chúa tồn tại. Giờ hãy đưa ta tới nơi ta thuộc về đó. Ta đã sẵn sàng” [7]. Hơn ai hết, thằng ngốc Gimpel cả cuộc đời bị mọi người lừa, bị biến thành trò hề, Elka lừa anh, toàn bộ dân chúng Frampol lừa anh. Bỏ qua mọi sự cười cợt và những nghi ngờ về Chúa, Gimpel đã có lúc dao động trước lời dụ dỗ của quỷ, “Không có Chúa cũng chả có thế giới nào để đến”: “càng già thì tôi càng hiểu ra rằng thực ra rằng thực sự chẳng có điều gì dối trá. Nó xảy ra với người này nếu không xảy ra với người khác, ngày mai nếu không phải hôm nay hoặc sẽ trong vòng một thế kỉ nữa nếu không là năm nay” [7]. Con người hối cải và được phục sinh hay tiếp tục sa vào cám dỗ tội lỗi? Có những truyện, I.B. Singer đưa ra câu trả lời trên bề mặt văn bản và hình tượng nhân vật. Cũng có khi sự lựa chọn được bỏ ngỏ như một câu hỏi dang dở chờ người đọc đưa ra. Viết tiếp cái kết cho mỗi câu chuyện ở người đọc có thể sẽ khác nhau, nó tùy thuộc vào tư tưởng của mỗi bạn đọc. 84 Với lối kể chuyện dụ ngôn (parable) thấp thoáng những dụ ngôn trong Kinh Thánh, I.B. Singer không chỉ để nhân vật của mình đấu tranh lựa chọn một ngả rẽ tư tưởng, mà còn khơi dậy tâm trí người đọc, cuốn họ tham gia vào một hành trình và trải nghiệm những vấn đề tác phẩm đặt ra. Người đọc tự trả lời cho câu hỏi: “Ai là người Do Thái?”. Trả lời được câu hỏi đó, bạn đọc cũng xác định được bản thể: “Ta là ai?”. 3. Kết luận Lửa trong truyện ngắn I.B. Singer thuộc mẫu số chung của Lửa trong kho cổ mẫu nhân loại. Cổ mẫu Lửa không chỉ gợi ra cuộc sống ấm áp, hạnh phúc của con người khắp mặt Đất. Lửa tạo ra đời sống và đồng thời cũng thiêu trụi đời sống. Lửa hủy diệt con người là Lửa chiến tranh, bom đạn, Lửa hận thù, đố kị và ghen ghét. Lửa trong truyện ngắn I.B. Singer gắn kết ý nghĩa chặt chẽ với những vấn đề chính trị và tôn giáo. Nạn hủy diệt, tấn thảm kịch kinh hoàng từ quá khứ và hiện tại bỏng rát của dân tộc Do Thái hiển hiện qua sự xuất hiện của Lửa. Những cấm kị và vi phạm cấm kị được I.B. Singer thể hiện sâu sắc, độc đáo cùng những tiếng nói đối thoại của các nhân vật với đức tin tôn giáo, cùng những dằn vặt hoài nghi. Các nhân vật, trên con đường đi tìm chân lí và kiểm nghiệm đức tin, có nhiều kẻ sa ngã trong vòng tay cám dỗ của quỷ Satan, nhiều người vững tin ở Chúa và rút cục, tất cả đều nhận được câu trả lời có hay không sự tồn tại của Chúa cùng quyền năng của Người? Có hay không sự phán xét? Trong xã hội văn minh, niềm tin tôn giáo bị đặt trước sự hoài nghi của nhiều học thuyết khoa học khác, tuy nhiên, I.B. Singer một lần nữa khẳng định những tín điều tôn giáo và sự cần thiết của đức tin đối với đời sống tâm hồn mỗi người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bachelard. G (1938), The Psychoanalysis of Fire, Alan C. M. Ross (Translate) (1964), Routledge & Kegan Paul, London. [2] Campbell, Moyers (1988), The power of myth, New York: Doubleday. [3] Garry. J & El–Shamy. H (ed) (2004), Archetypes and motifs in folklore and literature: a handbook,United States of America, New York. [4] Nhiều tác giả (1998), Kinh Thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Phạm Thị Phương (2013), Giáo trình văn học Nga, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. [6] Singer. I.B (1980), Gimpel the fool, Farrar, Straus and Giroux (ed), Fawcett Crest, New York. [6] Singer. I.B (1982), Isaac Bashevis Singer Collected Stories, Farrar, Straus and Giroux (ed), United States of America. [7] Singer. I.B (2012), Sức mạnh của ánh sáng, Ngô Thanh Tuấn dịch, nguồn: – kim–kim.blogspot.com/2012/12/isaac–bashevis–singer–suc–manh–cua–anh.html. [8] Strauch E.H. (2001), Beyond literary theory: literature as a search for the meaning of human destiny, Lanham, Md, University Press of America. [9] Wikipedia Bách khoa toàn thư mở. 85 THE ARCHETYPE OF FIRE IN SHORT STORIES BY I.B. SINGER Vu Minh Duc Faculty of Philology, Tay Bac University Abstract: The short stories by I.B. Singer are created by many archetypes. The archetype which is a deep voice of human in association with the collective unconsciousness in which the true voice breaks the restraints of consciousness. Fire is one of the most representative archetypes in the world of short stories by I.B. Singer. Fire in I.B. Singer short stories is formed in some aspects: fire - source of life, fire – source of death, fire – taboo or Prometheus complex. Keywords: archetype, I.B. Singer , jew, fire, taboo, short story. Keywords: archetype, i.b. singer,jew,fire, taboo, short story.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_0742_2136060.pdf
Tài liệu liên quan