Tài liệu Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội - Nguyễn Văn Tấn: GS,TS. NGUYỄN ĐÌNH TẤN Viện trưởng Viện xã hội họcCHUYÊN ĐỀ 2:CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHA. Mục đích, yêu cầu:1. Mục đíchLàm rõ khái niệm CCXH, các thành tố cấu thành CCXH, đặc biệt là cấu trúc "dọc" của CCXH và những động thái, phương thức tạo ra sự biến đổi của những CCXH hiện thực.Chỉ ra khả năng vận dụng tri thức của XHH về CCXH vào việc phân tích và kiến giải những đặc trưng và xu hướng biến đổi của CCXH nước ta hiện nay.2. Yêu cầu Người học hiểu được khái niệm CCXH, PTXH, phân biệt được giác độ tiếp cận của XHH về CCXH với các bộ môn KHXH khác về CCXH. Trên nền tảng của kiến thức vừa được cung cấp trên lớp, người học có thể tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và từng bước vận dụng lý thuyết XHH về CCXH ,PTXH, đặc biệt là sự phân biệt giữa PTXH hợp thức và PTXH không hợp thức vào việc phân tích và lý giải những vấn đề về phân tầng, phân hóa xã hội,cơ cấu xã hội giai tầng xã hội,sự hình thành tầng lớp xã hội ưu trội,sự hoạch định...
39 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội - Nguyễn Văn Tấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GS,TS. NGUYỄN ĐÌNH TẤN Viện trưởng Viện xã hội họcCHUYÊN ĐỀ 2:CƠ CẤU Xà HỘI VÀ PHÂN TẦNG Xà HỘI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHA. Mục đích, yêu cầu:1. Mục đíchLàm rõ khái niệm CCXH, các thành tố cấu thành CCXH, đặc biệt là cấu trúc "dọc" của CCXH và những động thái, phương thức tạo ra sự biến đổi của những CCXH hiện thực.Chỉ ra khả năng vận dụng tri thức của XHH về CCXH vào việc phân tích và kiến giải những đặc trưng và xu hướng biến đổi của CCXH nước ta hiện nay.2. Yêu cầu Người học hiểu được khái niệm CCXH, PTXH, phân biệt được giác độ tiếp cận của XHH về CCXH với các bộ môn KHXH khác về CCXH. Trên nền tảng của kiến thức vừa được cung cấp trên lớp, người học có thể tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và từng bước vận dụng lý thuyết XHH về CCXH ,PTXH, đặc biệt là sự phân biệt giữa PTXH hợp thức và PTXH không hợp thức vào việc phân tích và lý giải những vấn đề về phân tầng, phân hóa xã hội,cơ cấu xã hội giai tầng xã hội,sự hình thành tầng lớp xã hội ưu trội,sự hoạch định chính sách, tuyển chọn ,bổ nhiệm cán bộ, cải cách và xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưu trong thời kỳ CNH, HĐH hiện nay ở nước ta. B. NỘI DUNG: (6 PHẦN)1. KHÁI NIỆM CƠ CẤU Xà HỘI2. CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH Xà HỘI3. CÁC phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản4. PHÂN TẦNG Xà HỘI5. Tính cơ động xã hội6. CƠ CẤU Xà HỘI- GIAI TẦNG Xà HỘII. Khái niệm cơ cấu xã hội1.1. QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ BỘ MÔN KHOA HỌC KHÁC Xà HỘI HỌC VỀ CƠ CẤU Xà HỘI QUAN NIỆM CỦA BỘ MÔN CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ QUAN NIỆM CỦA BỘ MÔN CN XHKH QUAN NIỆM CỦA BỘ MÔN CHÍNH TRỊ HỌC quan niệm của bộ môn sử học 2 ®iÓm chung cña 4 bé m«n: (1) C¶ 4 bé m«n nãi trªn, khi nghiªn cøu CCXH ®Òu sö dông gi¸c ®é tiÕp cËn cña triÕt häc vÒ HTKT-XH ®Ó nghiªn cøu (DiÔn ®¹t mét c¸ch n«m na lµ: nghiªn cøu CCXH theo mét m« h×nh cÊu tróc ph©n ®«i, r»ng bÊt kú mét XH nµo còng lu«n lµ mét hÖ thèng ®îc cÊu thµnh bëi 2 bé phËn c¬ b¶n; Cã quan hÖ biÖn chøng víi nhau, vµ CSHT lµ yÕu tè quyÕt ®Þnh KTTT. (2) C¶ 4 bé m«n ®Òu chñ yÕu ®Æt träng t©m vµo viÖc ph©n tÝch CCXH-GC, (c¸c ph©n hÖ CCXH kh¸c chØ ®îc ®Ò cËp ®Õn ë mét møc ®é nhÊt ®Þnh. KTTTCSHT4MỐT SỐ QUAN NIỆM CỦA XHH VỀ CCXH: CCXH là khái niệm cơ bản, then chốt của XHH. Tuy nhiên khái niệm này, đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu bàn luận và đưa ra những quan niệm và định nghĩa khác nhau. (1) Quan niệm của Josepht H. Phichter.- XH là tổng hoà của các đoàn thể XH, và CCXH là sự sắp đặt, là 1 tập hợp các thành phần XH, các đơn vị XH (2) Quan niệm của Bê dơ Ru cốp.- CCXH là tập hợp, 1 tổng hoà, 1 toàn thể các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố trong 1 hệ thống XH.(3) Quan niệm của Oxipov. G.V- CCXH có quan hệ mật thiết với hệ thống XH, khái niệm thứ nhất là bộ phận của khái niệm thứ hai và bao hàm ở trong đó 2 thành tố: Các thành phần XH, và các quan hệ XH.5 (4) Quan niệm của V.Đô Bờ Ri A Nốp.- Mỗi XH đều được tổ chức như là một hệ thống có 3 khía cạnh (ba chiều): khía cạnh cơ cấu, khía cạnh cội nguồn, khía cạnh khu vực hay phân bố. Tiếp cận XHH về XH chính là tiếp cận cơ cấu hay tiếp cận cội nguồn. - CCXH theo giác độ phân tích của XHH chính là CCXH nhiều chiều, nhiều khía cạnh, nhiều cấp độ; và sự trừu tượng hoá phạm trù CCXH là tiêu chuẩn “3 ngôi 1 thể”: hoạt động XH, quan hệ XH và thiết chế XH.(5) Quan niệm của I. an Robertsons.- CCXH là mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong 1 hệ thống XH. Những thành phần này tạo ra bộ khung cho tất cả các XH loài người. Mặc dù tính chất của các thành phần và mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ XH này đến XH khác. Những thành phần quan trọng nhất của CCXH là: Vị thế, vai trò, nhóm và các thiết chế.6 (6) Quan niệm của GS. Vũ Khiêu.- Cần phân biệt giữa CCXH và quan hệ XH; - CCXH là tổng thể những bộ phận, những thành tố đã tạo nên một XH nhất định. CCXH và quan hệ XH gắn bó mật thiết với nhau, nhưng không thể quy CCXH và QHXH được. QHXH là hình thức vận động của CCXH. CCXH là nội dung có tính chất bản thể luận của QHXH, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của XH.(7) Quan niệm của William. E. Thompson và Joseph. V.Hickey.- Giống như quan niệm của I. an. Robertsons, hai ông bổ sung thêm 1 thành tố mới của CCXH là “mạng lưới XH.”7QUAN NIỆM CỦA VIỆN Xà HỘI HỌC VỀ CCXH: Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu một cách có phê phán các khái niệm đã có, cộng với sự phát triển, các nhà khoa học Việt Nam đưa ra khái niệm sau đây về CCXH. (1) CCXH là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống XH nhất định.(2) Là sự thống nhất của 2 mặt: Các thành phần XH và các quan hệ xã hội. (3) Là "bộ khung" của mọi xã hội.Những thành tố cơ bản của bộ khung đó là các nhóm xã hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, thiết chế xã hội và mạng lưới xã hội.8 - Điểm đáng chú ý thứ nhất của định nghĩa này chính là ở chỗ, chúng ta đã sử dụng giác độ tiếp cận của KHTN vào việc xem xét CCXH, coi xã hội là một khách thể vật chất đặc thù có kết cấu, và hình thức tổ chức bên trong của nó. Chính sự xem xét này đã mang lại cái nhìn mới mẻ đối với CCXH - nghiên cứu cơ cấu để hiểu được đặc trưng, đặc tính của xã hội.- Việc xem xét CCXH như là sự thống nhất của 2 mặt: các TPXH và các QHXH đã phản ánh được đúng đắn và toàn vẹn sự hiện diện của CCXH; khắc phục được những sai sót trong lịch sử khi đã chỉ nhìn thấy mặt này mà đã không thấy được mặt kia của CCXH.9- Việc xem xét CCXH như là "bộ khung" của mọi xã hội với việc coi nhóm là những đơn vị phân tích cơ bản đầu tiên để hiểu được xã hội đã mang lại một giác độ tiếp cận mới mẻ về CCXH. Cũng từ đây mà đã mang lại quan niệm về một hệ thống CCXH nhiều chiều, nhiều khía cạnh, nhiều cấp độ, một hệ thống đa cơ cấu tự nhiên của những CCXH hiện thực, khắc phục quan niệm của một số người trước đây, khi đã quy giản CCXH chỉ vào CCXH giai cấp. Một xã hội hiện thực luôn là một hệ thống xã hội đa cơ cấu, CCXH-GC, CCXH-NN; CCXH-LT, CCXH-DS, CCXH-DT, CCXH-TG, trong đó CCXH-GC là cốt lõi.1011Mô hình: Cơ cấu xã hội đa chiều, đa khía cạnhCCXH - Giai cấpCCXH - Nghề nghiệpCCXH - Tôn giáoCCXH - Dân sốCCXH - Lãnh thổCCXH - Dân tộcMô hình 2:QUAN HỆ Xà HỘITHIẾT CHẾ Xà HỘINHÓM Xà HỘIII MỘT SỐ THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU Xà HỘI 2.1. NHÓM Xà HỘI2.2. VỊ THẾ Xà HỘI2.3. VAI TRÒ Xà HỘI2.4. THIẾT CHẾ Xà HỘI2.5. MẠNG LƯỚI Xà HỘIIII. CÁC PHÂN HỆ CƠ CẤU Xà HỘI CƠ BẢN3.1. CƠ CẤU Xà HỘI GIAI CẤP3.2. CƠ CẤU Xà HỘI NGHỀ NGHIỆP3.3. CƠ CẤU Xà HỘI DÂN SỐ3.4. CƠ CẤU Xà HỘI LÃNH THỔ3.5. CƠ CẤU Xà HỘI DÂN TỘC3.6. CƠ CẤU Xà HỘI TÔN GIÁOIV. PHÂN TẦNG Xà HỘI. 1. Tầng xã hội: (Stratum of Society). Là tổng thể hay tập hợp của các cá nhân có cùng một hoàn cảnh xã hội được sắp xếp theo trật tự thang bậc nhất định trong hệ thống xã hội. Các thành viên của tầng xã hội ngang nhau về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín), khả năng thăng tiến cũng như những ân huệ hay thứ bậc khác trong xã hội. (Tầng xã hội ở đây được xem xét khác với tầng lớp xã hội mà chúng ta vẫn nói tới). 182. Phân tầng xã hội: (Social Stratication)- P.A. Sorokhin: Coi tầng XH là sự phân hóa của tổng thể các cá nhân thành những giai cấp, trong thang bậc của đẳng cấp. PTXH thể hiện rõ nhất trong sự hiện diện của tầng lớp cao nhất và tầng lớp thấp nhất.- Max Weber: Đưa ra nguyên tắc tiếp cận 3 chiều về PTXH, coi khái niệm PTXH bao hàm cả việc phân chia XH thành các giai cấp. Ba chiều hay 3 khía cạnh là: Địa vị kinh tế (tài sản); Địa vị chính trị (quyền lực); Địa vị XH (uy tín), cấu thành các tầng XH. Theo M. Weber, tài sản, quyền lực và uy tín có thể độc lập với nhau, song chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng có thể chuyển hoá cho nhau, củng cố hoặc chi phối lẫn nhau.- Tony Bilton: XH được chia thành 1 cấu trúc theo khuôn mẫu của những nhóm XH không bình đẳng và lưu truyền bền vững từ XH này sang XH khác. PHXH là 1 cơ cấu bất bình đẳng, ổn định giữa các nhóm XH và duy trì bền vững qua các thế hệ.19- Neil Smelser: PTXH gắn với những biện pháp mà nhờ đó sự bất bình đẳng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và hình thành nên những tầng lớp khác nhau trong XH.- Talcott Parsons: Coi PTXH là sự sắp xếp các cá nhân vào trong 1 hệ thống XH, trên cơ sở sự phân chia ngạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị, PTXH là kết quả trực tiếp của phân công lao động XH và sự phân hoá của những nhóm XH khác nhau; nó là kết quả tác động của 1 hệ thống các giá trị trong XH, những tiêu chuẩn văn hoá XH phổ biến đang thống trị trong XH.Parsons coi PTXH là phương tiện cần thiết cho mọi hoạt động XH và là vật kích thích những cách thức hoạt động khác nhau của các cá nhân và những nhóm XH khác nhau.- Ian. Robertsons: PTXH là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả các XH loài người, là sự khác nhau về khả năng thăng tiến XH bởi địa vị của họ trong bậc thang XH.20Quan niệm của Viện xã hội học về PTXH.(Trên cơ sở tập hợp, phân tích, tuyển lựa và tiếp thu 1 cách có phê phán những quan niệm nói trên, có thể đưa ra quan niệm sau) PTXH là sự phân chia và hình thành cấu trúc các tầng xã hội (bao gồm cả sự phân loại, xếp hạng); đó là sự phân chia hay sắp xếp các cá nhân vào những tầng xã hội khác nhau vềĐịa vị kinh tế (hay tài sản)Địa vị chính trị (hay quyền lực),Địa vị xã hội (hay uy tín)Và một số khác biệt khác về trình độ học vấn, nghề nghiệp, kiểu nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật...21223 Các hệ thống PTXH trong lịch sử:- PTXH trong XH đẳng cấp ( The caste system) - PTXH trong XH có giai cấp (The class system)Các tháp phân tầng:- Tháp PTXH hình “chóp nón” - Tháp PTXH hình “thoi” (hình quả chám) - Tháp PTXH hình “quả trứng” - Tháp PTXH hình “giọt nước” (hoặc hình con quay, hình nậm rượu) - Tháp PTXH hình “đĩa bay”234. Một số cách kiến giải khác nhau trong lịch sử về phân tầng xã hội: Lịch sử đã từng biết đến 3 cách kiến giải khác nhau về PTXH. Thuyết chức năng: Phân tầng xã hội là tích cực, cần thiết phải thiết chế hóa một xã hội bất bình đẳng.Thuyết xung đột: Phân tầng xã hội là tiêu cực, cần phải xóa bỏ phân tầng xã hội.Thuyết dung hòa: Trả lời một cách chiết trung câu hỏi trên. Tuy mỗi cách kiến giải đều có những hạt nhân hợp lý nhất định ở bên trong, song cả 3 lý thuyết đó đều chưa mang lại cho chúng ta một sự giải thích mang tính thuyết phục (chưa làm chúng ta thoả mãn...). 24BẢN CHẤT CỦA PTXH (NỘI DUNG THEN CHỐT NHẤT CỦA BÀI) Trước hết, các nhà KH cho rằng, không thể trả lời trực tiếp câu hỏi lớn về vấn đề bản chất của PTXH mà cần triển khai thành 3 câu hỏi sau đây: Vì sao lại có hiện trạng PTXH?2. PTXH để lại hậu quả gì cho con người?3. Thái độ của chúng ta đối với PTXH? * Trả lời câu hỏi thứ nhất, các nhà khoa học cho rằng, sở dĩ có PTXH bởi 2 nguyên do chính sau: 1. Do có sự tồn tại của hiện tượng bất bình đẳng, (inequality) hiểu theo nghĩa là sự không ngang bằng nhau giữa các thành viên trong xã hội về 3 khía cạnh chính sau: 2. Do có sự phân công lao động trong XH biểu hiện ở 2 khía cạnh chính: Kết luận: PTXH là một hiện tượng khách quan, phổ biến, tự nhiên và sẽ còn tồn tại lâu dài với thời gian. 25- Năng lực (thể chất, trí tuệ) - Cơ may (Opportunity).- Điều kiện- Sự phân công về lao động nghề nghiệp - Sự phân công về mặt vị thế xã hội chiếm ưu thế, (Trong mỗi xã hội luôn chỉ có số ít những vị thế xã hội có ưu thế, cũng như không nhiều những nghề nghiệp mang lại uy tín, thu nhập cao... chính điều này đã khách quan nảy sinh PTXH).Phân tầng xã hội Bất công bằng xã hội PTXH hợp thứcPTXH không hợp thứcCông bằng xã hội SƠ ĐỒ PTXH HỢP THỨC VÀ KHÔNG HỢP THỨCTrả lời câu hỏi thứ hai và thứ ba, cần trả lời một cách gián tiếp: - Hình thành không tự nhiên - Do tham nhũng, làm ăn phi pháp- Thủ đoạn, mánh khoé- Hình thành tự nhiên - Do sự khác biệt về tài, đức - Sự cống hiến thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội Đối lập nhau- Chấp chận - Tuyên truyền vận động để mọi người cùng chấp nhận - Kiến nghị đề xuất để tổ chức một XH trên cơ sở của PTXH hợp thức- Không chấp nhận - Lên án gay gắt - Kiến nghị, đề xuất để ngăn chặn, kiểm soát, trừng phạt- Là động lực thúc đẩy xã hội PT - Góp phần ổn định XH - Góp phần tạo ra bộ mặt NV-NB-NA của XH- Thủ tiêu động lực - Tích tụ bất bìnhXH - Làm phương hại bộmặt NV - NB - NA26 V. TÍNH CƠ ĐỘNG Xà HỘI4.1. KHÁI NIỆM4.2. CÁC LOẠI CƠ ĐỘNG Xà HỘI CƠ ĐỘNG Xà HỘI THEO CHIỀU "NGANG" CƠ ĐỘNG Xà HỘI THEO CHIỀU "DỌC" CƠ ĐỘNG Xà HỘI CHUYỂN ĐỔI CƠ ĐỘNG Xà HỘI THEO CƠ CẤU CÁC LOẠI CƠ ĐỘNG Xà HỘI KHÁC4.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH CƠ ĐỘNG Xà HỘI NGUỒN GỐC GIAI CẤP Xà HỘI TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN LỨA TUỔI VÀ THÂM NIÊN LAO ĐỘNG GIỚI TÍNH ĐIỀU KIỆN SỐNG MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁCVi. Cơ cấu xã hội-Giai tầng xã hộiBàn luận về giai tầng xã hội, cơ cấu xã hội- giai tầng xã hội*. Cấu trúc tầng bậc của xã hội trong xã hội có đối kháng giai cấp.(1) Trong xã hội có đối kháng giai cấp, xã hội luôn được sắp xếp tổ chức, phân chia thành các tầng bậc cao thấp theo một cấu trúc ”dọc” nhất định.(2) Cấu trúc ”dọc” đó chủ yếu được phản ánh thông qua sự khác biệt giai cấp, tức sự khác biệt giữa các tập đoàn người trong quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất.(3) Coi sở hữu như là dấu hiệu cơ bản nhất để xem xét và sắp xếp các cá nhân vào các tầng xã hội khác nhau – từ đó nhìn nhận cấu trúc xã hội như là một cấu trúc tầng bậc gồm 2 giai cấp, hai tầng chính cơ bản đối lập với nhau.- XH phong kiến: Địa chủ và nông nô- XH tư bản: Tư sản Và vô sảnXH chiếm hữu nô lệ: Chủ nô và nô lệ. Giai tầng xã hội, cơ cấu xã hội – giai tầng xã hội ở VN hiện nay- Giai tầng xã hội: Giai tầng xã hội là tập hợp người giống nhau, tương đối ngang bằng nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, địa vị xã hội cũng như những khía cạnh khác như trình độ học vấn, loại nghề nghiệp, kiểu nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, thị hiếu nghệ thuật... Giai tầng xã hội vừa là tầng xã hội nằm trong cấu trúc tầng bậc của xã hội, vừa hội ở trong đó, có mặt ở trong đó hầu hết các thành viên có hoàn cảnh tương đồng với nhau trong các giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp, tổ chức xã hội.Những biến đổi trong các giai cấp, giai tầng xã hội.(1) Qua hơn 50 năm cải tạo, cải cách xã hội ở nước ta, một nền kinh tế về cơ bản là không còn đối kháng giai cấp, phân tuyến giai cấp như các xã hội trước đây (trừ một bộ phận công nhân, nông dân làm thuê cho các chủ doanh nghiệp tư nhân xuất hiện trong thời gian gần đây).(2) Tất cả các giai cấp xã hội không trừ một giai cấp nào còn được hiểu thuần tuý như là những tập đoàn người sở hữu hay không sở hữu các tư liệu sản xuất của xã hội. Trên thực tế, họ chỉ là những người chủ “chiếm dụng” có giới hạn, có thời hạn những tư liệu sản xuất nhất định, chỉ có nhà nước mới thực sự là người chủ hợp pháp, người có tư cách pháp nhân chân chính duy nhất (theo luật định) là chủ sở hữu đích thực hợp hiến của tất cả các tư liệu sản xuất trong xã hội.Mỗi giai cấp, tầng lớp về cơ bản không còn nguyên vẹn như cũ mà được thay đổi một cách đáng kể.(3) Các giai cấp ở nước ta hiện nay về cơ bản nên được hiểu là những tập đoàn, nhóm xã hội nghề nghiệp (tức là xem xét chủ yếu theo dấu hiệu nghề nghiệp). (4) Cấu trúc xã hội không chỉ giản đơn được xem xét như một cấu trúc ngang (2 giai cấp, 1 tầng lớp và dường như đồng đều nhau, ngang bằng nhau) mà đang diễn ra một quá trình phân hoá, phân tầng xã hội mạnh mẽ.Cơ cấu xã hội – giai tầng xã hội: Theo cách nhìn mới hiện nay, CCXH nước ta vừa có cấu trúc: ”ngang”, vừa có cấu trúc ”dọc”. Cấu trúc ngang, đó là một tập hợp các giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp, tổ chức trong xã hội. Trong đó bao hàm các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu thương, doanh nhân, trí thức... Cấu trúc ”dọc”, tức là cấu trúc tầng bậc cao thấp trong xã hội, được xem xét (biểu hiện) ở ba dấu hiệu cơ bản khác nhau: Địa vị kinh tế (tài sản, thu nhập), địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội uy tín. Hai ”nhát cắt” cấu trúc ngang” và ”dọc” này đan kết vào nhau tạo thành giai tầng xã hội.Cơ cấu xã hội – giai tầng xã hội là một cấu trúc ”đan kết” vừa theo cấu trúc ”dọc” tức là theo cấu trúc tầng bậc các giai tầng xã hội vừa theo cấu trúc ”ngang” tức là bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp nghề nghiệp, tổ chức trong xã hội.Hinh 1: Mô hình cấu trúc CCXH- giai tầng xã hôi. TÇng 1 (tÇng ®Ønh)Công nhânLao động thủ côngTrí thứcDoanh nhânNông dân. . .Tầng 2Tầng 3Tầng 4Tầng 5 (tầng đáy)- Cơ cấu xã hội – giai tầng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi.ở Việt nam nước ta, cùng với việc xem xét CCXH-Giai tầng xã hội theo cấu trúc ”dọc”, cấu trúc 5 tầng bậc... chúng ta cũng cần phải đồng thời nghiên cứu, khảo sát CCXH theo cấu trúc ngang, tức là xem xét CCXH của các giai cấp, tầng lớp đang hình thành biến đổi theo nội dung mới.Tầng lớp xã hội ưu trội – Một lực lượng xã hội tiến bộ đang ngày một lớn mạnh ở Việt NamKiến giải về tầng lớp xã hội ”ưu trội”* (1) Tầng lớp ”ưu trội”, tầng lớp ”trội vượt” của xã hội. Tầng lớp này không ”nổi” lên, ”hiện” lên như một lực lượng xã hội [(nhóm xã hội riêng rẽ (độc lập)] mà bao gồm những phần tử ưu tú nhất, năng động nhất, tài hoa nhất vượt trội lên từ ở khắp các giai cấp, tầng lớp, tổ chức xã hội trong xã hội...(CN, ND, TT, tiểu thương, doanh nhân, thợ thủ công, viên chức hành chính, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách).(1) Những người công nhân, nhiều sáng kiến tìm tòi; (2) Những doanh nhân tài ba, tháo vát, sản xuất kinh doanh giỏi; (3) Những nhà quản lý giỏi, những nhà khoa học nhiều phát minh, sáng chế; (4) Những nông dân làm ăn giỏi, những chủ trang trại dám nghĩ, dám làm, tháo vát, năng động, sáng tạo; (5) Những người thợ thủ công, phát huy bàn tay vàng; (6) Những công chức đưa ra được nhiều ý tưởng cải cách, tối ưu hoá các giải pháp thủ tục hành chính; (7) Những chiến sĩ công an, quân đội mưu trí, sáng tạo.* (2) Tầng lớp xã hội ưu trội này đang ngày càng lớn lên, mạnh lên và trở thành vị trí ”đầu tầu”, những mạnh thường quân đầy sung mãn, lôi kéo, dẫn dắt các nhóm xã hội đi lên.*(3) Cần phân biệt cho được những người giàu lên, thành đạt lên một cách hợp thức (tức là do tài năng, đức độ, sự nỗ lực của bản thân) những sự cống hiến, đóng góp thực tế chân chính của mình cho xã hội với những người giàu lên, ”phất” lên song không phải do tài năng, đức độ, nỗ lực của bản thân mà là do tham nhũng, làm ăn phi pháp, trộm cắp của công, luồn lọt, xu nịnh, mánh khoé thủ đoạn mà có.b. Thực hiện công bằng xã hội đối với tầng lớp xã hội ưu trội ”hợp thức” và các tầng lớp xã hội khác.(1) Với những người thứ nhất, những người giàu lên, thành đạt lên một cách hợp thức, chúng ta cần khuyến khích, biểu dương, vinh danh, tạo ra cho họ những môi trường thời hậu thuận lợi, những hành lang an toàn rộng rãi, thông thoáng, để họ tiếp tục phát huy hơn nữa sự sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội, đồng thời có chính sách, chế độ đãi ngộ, thù lao thích đáng cho họ đặc biệt đối với những trí thức, viên chức hành chính, sự nghiệp (làm việc ở những khu vực phi lợi nhuận). Khuyến khích người lao động tăng thu nhập và làm giàu chính đáng, chấp nhận sự chênh lệch trong thu nhập do năng suất và hiệu quả lao động. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Coi một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển.(2) Với những người thứ hai, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cần lên án, phê phán gay gắt trước dư luận, giáo dục và xử lý nghiêm theo pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt là hành vi lợi dung chức quyền để làm giàu bất chính.Đối với nhóm xã hội nghèo, yếu thế, chúng ta cần hỗ trợ, giúp đỡ theo truyền thống “lá lành đùm lá rách”. Đối với thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chúng ta cần đối xử, nuôi dưỡng theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”Với những người nghèo do “lười biếng”, trông chờ ỷ lại, tha hoá, biến chất cần cương quyết giáo dục và buộc họ phải tự lao động để nuôi sống mình.Cần cương quyết thực hiện công bằng xã hôi tức là sự “phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội) với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội ác và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội.Thực hiện công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Loại bỏ các nguồn thu nhập do làm ăn phi pháp mà có.Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải được thể hiện ở các khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội để phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.Về thực chất, công bằng xã hội được thực hiện chủ yếu dựa trên nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” của Mark. Trong điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể ở nước ta hiện nay, chúng ta có thể xem xét và phân tích công bằng xã hội dựa trên cơ sở của phân tầng xã hội hợp thức.Thực hiện tốt công bằng xã hội dựa trên cơ sở của PTXH hợp thức là nguyên tắc đáng tin cậy để xây dựng một trật tự hợp thức trong xã hội.CÂU HỎI THẢO LUẬN:CƠ CẤU Xà HỘI LÀ GÌ? VẬN DỤNG LÝ THUYẾT CƠ CẤU Xà HỘI VÀO VIỆC PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TRONG CƠ CẤU Xà HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY.PHÂN TẦNG Xà HỘI LÀ GÌ? PHÂN BIỆT PHÂN TẦNG Xà HỘI HỢP THỨC VÀ PHÂN TẦNG Xà HỘI KHÔNG HỢP THỨC. THEO ĐỒNG CHÍ, CÓ THỂ VÀ CẦN THIẾT XÂY DỰNG MỘT Xà HỘI TRÊN CƠ SỞ CỦA PHÂN TẦNG Xà HỘI HỢP THỨC Ở NƯỚC TA HAY KHÔNG?PHÂN TÍCH CƠ CẤU Xà HỘI – GIAI CẤP, GIAI TẦNG Xà HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.Đ/C HIỂU THẾ NÀO VỀ TẦNG LỚP Xà HỘI ƯU TRỘI. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VÀO VIỆC THỰC HIỆN CBXH CHO CÁC GIAI CẤP, TẦNG LỚP Xà HỘI Ở VIỆT NAM.TÀI LIỆU BẮT BUỘC ĐỌC:GIÁO TRÌNH: ”Xà HỘI HỌC TRONG QUẢN LÝ”, NXB. LLCT, HÀ NỘI, 2004. ĐỌC TỪ (TR.43-TR.84).BÀI BÁO: ”CƠ CẤU Xà HỘI VÀ PHÂN TẦNG Xà HỘI – NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN”; TẠP CHÍ Xà HỘI HỌC, SỐ 3/2005.BÀI BÁO: ”QUAN NIỆM CỦA MÁC VÀ CÁC NHÀ Xà HỘI HỌC PHƯƠNG TÂY VỀ PHÂN TẦNG Xà HỘI”; TẠP CHÍ Xà HỘI HỌC, SỐ 2/2006 (TR.97-TR.102).BÀI BÁO: ”PHÂN TẦNG Xà HỘI TỪ SỰ PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA MARX VÀ NHỮNG PHÁT TRIỂN MỚI”; TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU CON NGƯỜI, SỐ 1/2005 (TR.11-TR.15).BÀI BÁO: ”QUYỀN LỰC – CƠ CẤU QUYỀN LỰC, MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU Xà HỘI VÀ CƠ CẤU QUYỀN LỰC”; TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU CON NGƯỜI, SỐ 1/2006 (TR.11-TR.16).BÀI BÁO: ”TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CÁC QUAN NIỆM VỀ PHÂN TẦNG Xà HỘI”; TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, SỐ 7/2006 (TR.69-TR.73). XIN CẢM ƠN!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ccxh-gtxh-6453_1982460.ppt