Cơ cấu xã hội của thành phố xã hội chủ nghĩa

Tài liệu Cơ cấu xã hội của thành phố xã hội chủ nghĩa: Xã hội học, số 4 - 1986 CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA F.S.FAJZULLIN L.T.S - Cuốn chuyên khảo “Sociologicheskie Problemy goroda” của F. S. Fajzullin (Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp Xaratốp, năm 1981) nghiên cứu những vấn đề xã hội học cấp thiết, song còn ít được đề cập của thành phố. Tác giả đã xem xét thành phố với tư cách là đối tượng nghiên cứu xã hội học, nêu lên đặc điểm, quy luật phát triển và hoạt động của thành phố. Trên cơ sở các tư liệu nghiên cứu xã hội học cụ thể ở các vùng khác nhau của Liên Xô, tác giả đã phân tích cơ cấu xã hội các thành phố và đặc trưng lối sống đô thị. Bài này lược thuật chương III “Social'naja struktura secia- listicheskogo goroda”, từ trang 117 đến trang 154. I. CÁC NHÓM GIAI CẤP - XÃ HỘI VÀ NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG Khía cạnh quan trọng nhất của tiến bộ xã hội dưới chủ nghĩa xã hội chính là sị biến đổi vị trí của các nhóm giai cấp - xã hội trong hệ thống sản xuất xã hội, sự biến đổi quan hệ của ...

pdf8 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ cấu xã hội của thành phố xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 4 - 1986 CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA F.S.FAJZULLIN L.T.S - Cuốn chuyên khảo “Sociologicheskie Problemy goroda” của F. S. Fajzullin (Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp Xaratốp, năm 1981) nghiên cứu những vấn đề xã hội học cấp thiết, song còn ít được đề cập của thành phố. Tác giả đã xem xét thành phố với tư cách là đối tượng nghiên cứu xã hội học, nêu lên đặc điểm, quy luật phát triển và hoạt động của thành phố. Trên cơ sở các tư liệu nghiên cứu xã hội học cụ thể ở các vùng khác nhau của Liên Xô, tác giả đã phân tích cơ cấu xã hội các thành phố và đặc trưng lối sống đô thị. Bài này lược thuật chương III “Social'naja struktura secia- listicheskogo goroda”, từ trang 117 đến trang 154. I. CÁC NHÓM GIAI CẤP - XÃ HỘI VÀ NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG Khía cạnh quan trọng nhất của tiến bộ xã hội dưới chủ nghĩa xã hội chính là sị biến đổi vị trí của các nhóm giai cấp - xã hội trong hệ thống sản xuất xã hội, sự biến đổi quan hệ của các nhóm này dối với tư liệu sản xuất, vai trò của họ trong việc tổ chức xã hội về lao động, cũng như những biến đổi trong quan hệ phân phối. Vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, ở các thành phố Liên Xô, sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể đã hoạt động, còn sở hữu tư nhân vẫn được duy trì. Lúc đó, quan hệ đối với tư liệu sản xuất là dấu hiệu chủ yếu để phân chia cơ cấu giai cấp - xã hội của nó. Song, vào giai đoạn của chủ nghĩa xã hội phát triển, trên thực tế ở các thành phố, tất cả những người lao động đều làm việc ở các xí nghiệp và cơ quan thuộc về sở hữu Nhà nước (toàn dân), vì vậy, “tiêu chuẩn quyết định khi phân tích cơ cấu xã hội của dân cư thành phố là tính chất của lao động”. Xuất phát từ quan điểm đó, tác giả đề nghị chia cơ cấu giai cấp xã hội các thành phố xô-viết dưới chủ nghĩa xã hội phát triển thành giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức và các viên chức chủ yếu làm các công việc trí óc. Trong nội bộ giai cấp công nhân, trí thức và viên chức tồn tại các nhóm xã hội khác nhau. Tiêu chuẩn chủ yếu quyết định sự chia tách đó là tính không đồng nhất về mặt kinh tế - xã hội của lao động. Chính tính chất của lao động đang quy định vị trí của các nhóm xã hội trong hệ thống các quan hệ kinh tế và là nền tảng cho việc giải thích những sự khác biệt, cả về văn hóa - xã hội, cả về sinh hoạt xã hội và các khác biệt khác nữa. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 Cơ cấu xã hội 85 Trên cơ sở đó có thể chia giai cấp công nhân thành các nhóm như công nhân không có trình độ chuyên môn, có trình độ chuyên môn thấp, có trình độ chuyên môn, có trình độ chuyên môn cao và những công nhân - trí thức. Giới trí thức cũng được chia tách ra thành ba nhóm. Nhóm một gồm những người làm các công việc có trình độ chuyên môn cao mà, đối với họ, ngoài học vấn đại học còn cần phải có sự đào tạo khoa học đặc biệt và những kỹ năng sáng tạo. Nhóm hai gồm những người có trình độ chuyên môn cao mà công việc của họ đòi hỏi phải có học vấn đại học. Nhóm ba gồm những người làm các công việc có trình độ chuyên môn trung bình đòi hỏi trình độ học vấn trung học chuyên nghiệp. Giới viên chức được chia thành hai nhóm: nhóm người được đào tạo đặc biệt là nhóm những người mà công việc của họ không đòi hỏi phải có sự đào tạo đặc biệt. Ngoài sự khác nhau giữa các nhóm xã hội bên trong mỗi giai cấp hay tầng lớp, còn tồn tại những hình thức phân hóa xã hội khác của chính các nhóm đó nhưng làm việc ở các lĩnh vực khác nhau. Sở dĩ có điều đó là do những khác biệt khác về sự phát triển cơ sở kỹ thuật giữa các ngành và bởi đặc thù của đối tượng lao động ở các ngành đó gây ra. Cũng do vậy, việc tách ra từ những người làm các công việc trí óv, nhóm người thực hiện các chức năng quản lý là điều xác đáng. Khi nghiên cứu cơ cấu xã hội của các thành phố, còn cần phải tách ra nhóm những người có khả năng lao động song không làm việc trong nền sản xuất (người về hưu, học sinh). Chính họ là nguồn dự trữ quan trọng bổ sung vào các nhóm giai cấp, tầng lớp. Xuất phát từ những nguyên tắc phương pháp luận nêu trên, ta thấy những biến đổi chất lượng và số lượng của cơ cấu giai cấp xã hội của thành phố xô-viết phản ánh một cách rõ ràng những xu hướng chủ yếu của sự phát triển các quan hệ xã hội toàn Liên Xô nói chung. Cụ thể là: Thứ nhất, xuất phát điểm cho những biến đổi căn bản cơ cấu giai cấp - xã hội của các thành phố, cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại đã nâng giai cấp công nhân thành phố lên địa vị giai cấp tiên phong của dân tộc. Xét về mặt số lượng, nếu như năm 1926, công nhân và gia đình của họ sống trong các thành phố ở Liên Xô mới chiếm 31% dân số thì năm 1970 tỷ trọng này đã lên tới 66%. Thứ hai, từ cuối những năm 30, các giai cấp bóc lột và cơ sở cho sự phục hồi chúng đã bị thủ tiêu và vào giáp những năm 50 - 60 đã chấm dứt sự tồn tại nhóm những người thợ thủ công hợp tác xã do họ nhập vào ngành công nghiệp Nhà nước. Thứ ba, do ảnh hưởng của cách mạng khoa học - kỹ thuật, của sự phát triển khoa học, văn hóa và lĩnh vực phục vụ, tỷ lệ những người chủ yếu làm lao động trí óc tăng lên với nhịp độ nhanh chóng. Chỉ tính riêng từ năm 1959 đến năm 1970, số trí thức và viên chức thành thị đã tăng 10 trăm người (17,l%) và đến năm 1970, tỷ trọng của viên chức và trí thức là 31,5%. Về mặt chất lượng, nét đặc trưng trong sự biến đổi cơ cấu giai cấp - xã hội của thành phố xô-viết trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển là tính đồng nhất xã hội giữa các nhóm được tăng cường và diễn ra với nhịp độ nhanh chóng hơn trước kia, trên cơ sở sự thống nhất giữa những lợi ích và mục tiêu chủ yếu. Nó thể hiện ở những điểm sau: Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 86 F.S. FAJZULLIN a) Sự xích lại gần nhau của các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội trong nội bộ xét về tính chất lao động và vai trò của nó trong hệ thống tổ chức xã hội nền sản xuất. b) Sự xóa dần những khác biệt về phương thức nhận được và quy mô những của cải vật chất được phân phối. c) Sự xóa bỏ ranh giới về trình độ kỹ thuật, văn hoá, về tính tích cực xã hội và ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cũng như trong lĩnh vực phục vụ. Những xu hướng chung hình thành tính đồng nhất xã hội của dân cư các thành phố không có nghĩa là sự phủ định những khác biệt căn bản giữa giai cấp công nhân trí thức và viên chức của thành phố. Trái lại, vẫn tồn tại những khác biệt xã hội do có sự khác nhau về trình độ phát triển lực lượng sản xuất hiện nay và bởi tính không đồng nhất xã hội tương ứng với trình độ đó của các dạng lao động xã hội hiện có. Những khác biệt này thể hiện không kém rõ ràng trong mức tiền lương thu nhận được, trong tiểu chuẩn nhà ở được phân phối, trong trình độ học vấn... Việc nghiên cứu những xu hướng phát triển bên trong nội bộ giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và viên chức là nhân tố quan trọng để hiểu được bản chất của quá trình khắc phục những khác biệt xã hội. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, giữa các nhóm chủ yếu của giai cấp công nhân vẫn còn có những khác biệt quan trọng về nhiều mặt. Ngoài ra, dựa vào các chỉ báo quan trọng nhất như nội dung và tính chất của lao động trình độ học vấn, mức thu nhập, những điều kiện sinh hoạt - nhà ở..., sự khác biệt giữa những công nhân có trình độ chuyên môn cao và những người lao động trí óc là ít hơn so với sự khác biệt giữa những công nhân có trình độ cao với những công nhân không có trinh độ chuyên môn. Về sự thay đổi cơ cấu trình độ chuyên môn của giai cấp công nhân dưới ảnh hưởng của các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, có hai đặc điểm: thứ nhất đang có sự giảm bớt tỷ trọng những công nhân có trình độ chuyên môn thấp và không có chuyên môn; thứ hai, chính bản thân trình độ chuyên môn của người công nhân cái mà ngày càng chứa đựng nhiều yếu tố của lao động trí óc và ngày càng đòi hỏi phải có sự đào tạo đặc biệt, cũng đang trở nên khác hẳn về chất. Một đặc điểm khác là, bên cạnh việc tăng nhanh số lượng công nhân của tất cả các ngành kinh tế quốc dân cũng diễn ra sự phân bố lại dân cư theo ngành. Hạt nhân của giai cấp công nhân là những người công nhân công nghiệp, trước hết là những người công nhân của các xí nghiệp công nghiệp ở các thành phố lớn. Trong những năm gần đây, cả những người làm lao động chân tay trong xây dựng và giao thông vận tải cũng trực tiếp gia nhập nhóm công nhân công nghiệp. Đội ngũ công nhân làm việc trong lĩnh vực phục vụ đang có xu hướng tăng lên, và xét về tính chất lao động và trình độ tổ chức, đội ngũ này đang xích lại gần với giai cấp công nhân công nghiệp. Tuy nhiên, giữa hai nhóm này vẫn có những khác biệt xã hội quan trọng, thể hiện rõ nhất qua các chỉ báo trình độ chuyên môn, tiền lương, mức bảo đảm sinh hoạt và trình độ học vấn. Trong tầng lớp trí thức và viên chức cũng diễn ra những biến đổi về tỷ lệ số người làm trong các ngành khác nhau, về tỷ trọng theo trình độ chuyên môn. Đồng thời, đã có những khác biệt xã hội nhất định giữa các nhóm trong hai tầng lớp. Về cơ cấu xã hội tại các thành phố khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy: tính nhiều mặt của cơ sở kiến tạo thành phố không chỉ là tiền đề chủ yếu cho tính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 Cơ cấu xã hội... 87 phức tạp về cơ cấu xã hội, mà đó còn là một trong những nhân tố xóa bỏ sự khác biệt xã hội giữa các thành phố. Ngoài ra việc, phân tích hệ thống quần cư thành phố đưa đến kết luận: cùng với sự lớn lên của quy mô thành phố, chính sự đa dạng của cơ sở kiến tạo thành phố cũng được phát triển. Tại các thành phố lớn, nơi có nhiều công việc với tính chất khác nhau và một hệ thống phục vụ công cộng phát triển, tỷ lệ người có làm việc trong dân cư ở độ tuổi lao động là rất cao. Còn ở các thành phố nhỏ thì ngược lại, tỷ trọng những người không làm việc trong nền sản xuất xã hội trong số dân ở độ tuổi lao động lại là cao nhất. Các nghiên cứu cơ cấu xã hội của các thành phố ở Bashkirija đã chỉ ra sự phụ thuộc tỷ lệ thuận của tỷ trọng trí thức và viên chức trong dân cư vào độ lớn và mức độ phong phú về chức năng của các thành phố. Đồng thời tỷ trọng công nhân có trình độ chuyên môn và trình độ chuyên môn cao ở các xí nghiệp công nghiệp của thành phố lớn là cao hơn so với những xí nghiệp ở các thành phố nhỏ. Cũng so sánh như vậy, tỷ trọng công nhân có trình độ chuyên môn thấp lại ít hơn một cách đáng kể. Song tỷ trọng công nhân không có trình độ chuyên môn nói chung ở các kiểu quần cư đô thị khác nhau lại khá giống nhau. Điều này do hai nguyên nhân: 1. Trình độ tự động hóa và cơ giới hóa cao hơn ở các xí nghiệp công nghiệp ở thành phố lớn làm giảm nhiều số công nhân không có trình độ chuyên môn. 2. Trong các thành phố lớn có sự tập trung một bộ phận đáng kể các dạng lao động không đòi hỏi trình độ chuyên môn do sự phát triển nhanh chóng mạng lưới phục vụ ở đó. Điều này dẫn đến có sự tăng lên nhất định số công nhân không có trình độ, chuyên môn ở các thành phố này. Tương tự như vậy, các nghiên cứu ở nước Cộng hòa Liên bang Nga cho thấy, nói chung “mức sống của những người lao động ở các thành phố nhỏ vẫn tiếp tục thấp hơn một cách đáng kể so với mức sống của dân cư ở các thành phố lớn”. Tỷ lệ công nhân và viên chức có kinh tế phụ thì tại tỷ lệ nghịch với độ lớn của khu dân cư... Tóm lại, việc nghiên cứu những biến đổi của cơ cấu xã hội thành phố của chủ nghĩa xã hội phát triển dẫn đến kết luận là, về cơ bản, ở đấy có những xu hướng đặc trưng cho toàn xã hội. Đó là xu hướng dần dần hình thành sự đồng nhất xã hội của dân cư mà ở các thành phố khác nhau về độ lớn và chức năng, sự đồng nhất này có những biến thể độc đáo. Đặc điểm này cần phải được tính đến trong khi vạch ra những căn cứ khoa học cho việc quản lý quá trình xóa bỏ những khác biệt xã hội. II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ DI CHUYỂN XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ Trong sự biến đổi cơ cấu xã hội của thành phố, những sự di chuyển xã hội giữ một vai trò quan trọng. Giới xã hội học Mác - Lênin chấp nhận cách gọi việc những người lao động chuyển từ một giai cấp, một nhóm xã hội này sang một giai cấp: một nhóm xã hội hay một tầng lớp khác là sự di chuyển xã hội. Bởi lẽ, thứ nhất, định nghĩa này tạo khả năng tách biệt ra một cách rõ ràng từ nhiều mặt của quá trình biến đổi và di động của cơ cấu xã hội của xã hội một đối tượng nghiên cứu hoàn toàn xác định. Thứ hai, định nghĩa này phản ánh một sự thật là, sự di chuyển xã hội chỉ có thể có trong một xã hội Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 88 F.S.FAJZULLIN có các giai cấp, các nhóm xã hội và các tầng lớp mà giữa chúng tồn tại những khác biệt xã hội. Ba là, định nghĩa này tạo khả năng chỉ ra những khác biệt về chất trong các di chuyển xã hội đang diễn ra ở những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Có di chuyển xã hội “theo chiều dọc” và “theo chiều ngang”. Di chuyển theo chiều dọc là sự di chuyển các cá nhân hoặc là “lên trên” hoặc là “xuống dưới” theo cấp bậc của đẳng cấp giai cấp xã hội. Di chuyển theo chiều ngang là sự di chuyển xã hội mà không làm thay đổi một cách đáng kể thứ bậc của địa vị giai cấp xã hội. Cũng cần phân biệt dạng di chuyển giữa các thế hệ và di chuyển trong nội bộ thế hệ. Di chuyển xã hội giữa các thế hệ là sự thay đổi địa vị xã hội của con cái đến tuổi trưởng thành đối với địa vị xã hội của cha mẹ. Di chuyển xã hội trong nội bộ thế hệ là sự thay đổi địa vị xã hội của một cá nhân trong thời kỳ hoạt động lao động của người ấy. Ảnh hưởng của các thành phố đến sự di chuyển xã hội gắn liền trước hết với quá trình đô thị hóa. Các quá trình này dẫn tới sự thay đổi tương quan số lượng giữa những người dân thành thị và nông thôn theo hướng ngả về thành thị và tương ứng là giảm tỷ lệ nông dân trong tổng số dân của đất nước. Những nghiên cứu sâu sắc hơn còn cho phép kết luận là: thành phố, với những ngành công nghiệp và lĩnh vực phục vụ, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp ... đang tạo ra những khả năng to lớn cho việc lựa chọn các hình thức hoạt động lao động, đang tạo ra những triển vộng cho sự phát triển nghề nghiệp và xã hội. Đó là một trong những nguyên nhân chính của sự di cư từ nông thôn, từ các thành phố nhỏ đến thành phố lớn. Các nghiên cứu cũng cho thấy không có một nhóm xã hội nào lại được hình thành mà chỉ hoàn toàn nhờ sự tái tạo, nó được mở rộng và phát triển nhờ ở những người từ các nhóm xã hội và các tầng lớp khác đến. Điều này nói lên rằng, chủ nghĩa xã hội không cột chặt con người suốt đời vào nhóm xã hội của cha mẹ, chủ nghĩa xã hội tạo cho mỗi người khả năng lựa chọn một cách tự giác con đường đời của mình, nghề nghiệp của mình, trước hết tùy thuộc ở những năng lực và năng khiếu của bản thân con người. Tuy vậy, cũng phải thừa nhận một điều, trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa xã hội, các nhóm xã hội riêng biệt được bộ sung một cách không đồng đều những người từ các tầng lớp khác. Sở dĩ như vậy là do có sự khác biệt về điều kiện sống của các nguồn bổ sung. Trong tương lai, việc tiếp tục xóa bỏ những khác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp sẽ càng mở rộng hơn quy mô của di chuyển xã hội. Chỉ đến khi thủ tiêu hoàn toàn những khác biệt xã hội thì sự thay đổi nghề nghiệp và nơi làm việc mới không mang tính chất của di chuyển xã hội như hiện nay nữa. Trong các thành phố khác nhau về kiểu chức năng và độ lớn, xu hướng di chuyển xã hội như sau: những di chuyển xã hội ở các thành phố lớn so với các thành phố nhỏ, các thành phố đa chức năng với các thành phố đơn chức năng, của các thành phố mới so với các thành phố cũ (không có triển vọng phát triển) là có qui mô và cường độ lớn hơn. Ở nông thôn ngày nay đang diễn ra quá trình phân nhóm lại về mặt xã hội. Gần đây, quá trình đó đã được tăng cường, và giờ đây, hơn một nửa dân số nông thôn là công nhân, trí thức và viên chức. Những biến đổi này là một trong những nhân tố có Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 Cơ cấu xã hội 89 ảnh hưởng tới việc di chuyển xã hội. Nếu như 15 - 20 năm trước đây, đại đa số những người di cư nông thôn xuất thân từ nông trang viên thì giờ đây tình hình đã đổi khác: trong số những người sinh ra ở nông thôn mà hiện nạy đang sống ở thành phố UFA chỉ có 44% xuất thân từ các gia đình nông trang viên, còn lại 55,7% từ công nhân, trí thức viên chức. Vì vậy, ở một bộ phận nhất định những người di cư, với việc chuyển đến thành phố, giai cấp của họ không bị thay đổi mà chỉ diễn ra một vài sự di chuyển trong nội bộ tầng lớp hoặc giai cấp mà từ đó họ ra đi. Nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng trên sự di chuyển xã hội là học vấn. Các số liệu thu được ở các thành phố của Bashkirija và ở tỉnh Volgagrad chứng tỏ rằng trình độ học vấn của những người sinh ra ở các cư xá công nhân và ở tất cả các kiểu thành phố đều giống nhau, còn ở những người từ nông thôn ra đi thì thấp hơn chút ít. Điều này làm cho những người từ nông thôn ra đi ít có điều kiện hơn trong việc xác định nghề nghiệp - xã hội so với con cái của những tri thức, viên chức ở thành phố, đồng thời nó ngăn cản sự di chuyển xã hội mạnh mẽ của họ trong các thành phố. Trong suốt cuộc đời lao động, một số lượng lớn người bằng cách có được những chuyên môn mới, nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn mà chuyển từ nhóm xã hội này sang nhóm xã hội khác. Chẳng hạn, theo số liệu thu được ở UFA thì có 43% trí thức trưởng thành nên từ những công nhân có trình độ chuyên môn và trình độ chuyên môn cao, 45% viên chức hiện nay vốn là công nhân trong buổi đầu... Song, phổ biến nhất trong sự di chuyển xã hội của các cá nhân là những di chuyển trong nội bộ các giai cấp và tầng lớp xã hội. Xem xét sự di chuyển xã hội theo chỉ báo thế hệ, cho thấy quy mô và cường độ của những di chuyển xã hội trong nội bộ thế hệ ỏ các khu dân cư thành phố là thấp hơn đáng kể so với giữa các thế hệ. So sánh giữa các thành phố thì thấy ở thành phố lớn, những di chuyển xã hội trong nội bộ thế hệ diễn ra khá thường xuyên hơn so với các thành phố nhỏ. Do sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật, tại các thành phố xô-viết cũng diễn ra một sự dịch chuyển có vẻ “ngược chiều” đó là việc chuyển từ nhóm tri thức sang nhóm viên chức - không phải chuyên gia - và sang giai cấp công nhân. Những người được mệnh danh là trí thức “thực hành” do trình độ học vấn trước đây không còn tương xứng với tính chất lao động mới, đã phải chuyển sang các nhóm khác. Địa vị xã hội của những người trước đây là viên chức tỏ ra kém ổn định nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhân tố: tiền lương thấp, điều kiện lao động tồi, uy tín thấp trong dư luận xã hội. Xu hướng dịch chuyển cơ bản của nhóm này là ở các thành phố lớn thì chuyển sang nhóm trí thức và ở các thành phố nhỏ thì chuyển sang nhóm công nhân. Những di chuyển xã hội mạnh mẽ ở các thành phố dẫn tới sự mở rộng tỷ trọng các gia đình hỗn tạp về mặt xã hội. Tính hỗn tạp của các gia đình đã để lại dấu ấn nhất định trong tính chất của những di chuyển xã hội ở con cái. Chẳng hạn, khi xem xét định hướng nghề nghiệp cho con em, các gia đình hỗn tạp định hướng vào nghề công nhân ít hơn cả, so với các gia đình đồng nhất. Đồng thời, ở các gia đình hỗn tạp, nguyện vọng muốn vươn tới những ngành nghề đòi hỏi học vấn chuyên nghiệp và đại học thậm chi còn cao hơn ở những gia đình gồm toàn tri thức. Như vậy là, trong thời kỳ cách mạng khoa học - kỹ thuật, dưới ảnh hưởng của các nhân tố khách quan những di chuyển xã hội ở các thành phố xã hội chủ nghĩa đang ngày Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 90 F.S. FAJZULLIN càng được tăng cường. Tất cả những hình thức di chuyển xã hội ở các thành phố khác nhau về chức năng và độ lớn đều có đặc thù nhất định. Việc tiếp tục nghiên cứu những đặc điểm này sẽ giúp chúng ta hiểu biết một cách sâu sắc hơn các quá trình dẫn tới sự hình thành một xã hội không giai cấp, đồng nhất về xã hội. Nhờ đó sẽ góp phần dự báo một cách chính xác hơn các hình thức biến đổi trong cơ cấu xã hội của xã hội, và như vậy cũng có nghĩa là, nó sẽ giúp đỡ cho việc quản lý các quá trình này một cách có căn cứ khoa học. III. ĐỊA LÝ HỌC XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ Thành phố có sự phân bố địa lý xã hội nhất định. Trong các xã hội bóc lột, sự phân bố này được thể hiện rõ ràng trong việc định cư của dân cư thành phố vào các vùng khác nhau tùy thuộc vào địa vị giai cấp của họ. Lịch sử chứng minh rằng, việc bố trí cư trú không cân xứng các nhóm giai cấp - xã hội trong các thành phố là nét đặc trưng chỉ tất cả các hình thái kinh tế - xã hội đối kháng. Chẳng hạn, mặc dù quy mô của các khu dân cư đô thị vào thời đại của chế độ phong kiến là khôn lớn, ở các thành phố vẫn được chia tách ra một cách rõ ràng các vùng, trong đó tập trung đẳng cấp phong kiến, giới thương nhân hay cả những người thợ thủ công. Trong những điều kiện của chủ nghĩa tư bản, khác biệt xã hội giữa các vùng ở các thành phố đã dạt tới mức đối kháng cao độ. Tại các nước tư bản chủ nghĩa biểu lộ rõ rệt hai khuynh hướng: một là sự di chuyển một số lớn dân thành phố tới vùng ngoại ô, hai là việc mở rộng và ken đặc các khu nhà ổ chuột ngay ở trung tâm thành phố. Do sự di chuyển dân cư ra ngoại ô, mà trước hết đó là các nhà tư sản và những nhóm người có địa vị xã hội cao hơn, ở các thành phố lớn của nước Mỹ, sự khác biệt giai cấp xã hội giữa các khu vực còn bộc lộ rõ rệt hơn nữa. Để có chỗ ở với giá tiền nhà rẻ, cũng như để cho gần nơi làm việc, những công nhân không có trình độ chuyên môn, hay trình độ chuyên môn thấp, những người chủ yếu làm việc trong lĩnh vực phục vụ thương nghiệp, ở các xí nghiệp nhỏ đã buộc lòng phải sống ở phần trung tâm thành phố, nơi tập trung những khu nhà ổ chuột, những xóm thợ. Sự phân tích khách quan quá trình định cư ở các thành phố tư bản chủ nghĩa xác nhận là: quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa ngay trong điều kiện của các thành phố cũng không tránh khỏi dẫn tới việc tiếp tục phân cực các khu vực sinh sống của các nhóm xã hội khác nhau. Không thể nào giải quyết được vấn đề đó chỉ bằng con đường xây dựng lại các thành phố tư bản cho nghĩa về mặt kiến trúc như ý định của một số nhà xây dựng đô thị tư sản. Chỉ có dưới chủ nghĩa xã hội, tính độc lập của các khu trung tâm và ngoại ô, giữa các vùng công nghiệp và các vùng cư trú mới được xóa bỏ. Trong những điều kiện của chủ nghĩa xã hội, những hàng rào giai cấp đã bị xóa bỏ một cách triệt để, thể hiện qua việc người ta dọn đến ở tại những khu vực nhất định của thành phố. Trong những khu nhà ở tiện lợi do Nhà nước xây dựng và ở các tiểu khu có đại biểu của giai cấp công nhân, của giới viên chức và trí thức sống kề bên nhau, cũng sử dụng những cơ sở văn hóa nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của họ. Song, các kết quả nghiên cứu xã hội học cụ thể cũng cho thấy rõ là, ngay cả trong những điều kiện của chủ nghĩa xã hội phát triển, những khác biệt giai cấp xã hội Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 Cơ cấu xã hội 91 cũng được phản ánh rõ nét trong địa lý học xã hội các thành phố. Chúng thể hiện trước hết ở tính chất quần cư không đồng đều của các nhóm xã hội chủ yếu trong các vùng khác nhau. Những vùng này không giống nhau về mức độ bảo đảm nhà ở và phục vụ công cộng, về mức độ phục vụ sinh hoạt - văn hóa, về những điều kiện kỹ thuật - thiên nhiên, về khả năng tiến hành các hoạt động kinh tế phụ cá nhân Ngoài ra, cần nhận thấy là với sự giảm bớt độ lớn của thành phố và sự thay đổi cơ sở kiến tạo đô thị của nó, ngay trong địa lý học thành phố cũng diễn ra những biến chuyển nhất định. Ở các thành phố đơn chức năng loại nhỏ và vừa, việc bố trí các nhóm xã hội của dân cư thành phố cũng đồng đều hơn theo các vùng chủ yếu, và chính ở những vùng này, sự khác biệt xã hội cũng giảm đi một cách đáng kể. Với sự mở rộng các chức năng và tăng dân số của thành phố, việc các đại biểu của nhóm xã hội nào đó đến cư trú ở những vùng chủ yếu cũng trở nên không đồng đều một cách rõ rệt hơn. Bên cạnh đó, cũng nhận thấy rằng, ở các thành phố trẻ mới xuất hiện ở những chỗ “trống”, việc bố trí dân cư lại diễn ra khá cân đối theo tất cả các vùng. Còn ở các thành phố hiện đại được xây dựng trên cơ sở của khu dân cư đô thị nhỏ, địa lý học xã hội của thành phố lại mang tính chất khá tương phản. Theo ý kiến của L.N.Fenin (trong Mesto krupnogo innogofunkcional' nogo goro đa v social' no- ekonomicheskoj sisteme poselenij SSSR: osobennosti ego sosial'nof strukturu. Avtoref. dis na soisk. uchen. stepeni kand. filos. nauk. Saratov, 1973, c.18) những nguyên nhân chủ yếu của sự phân bố không cân đối các nhóm xã hội khác nhau của thành phố là: 1. Khi chọn nơi cư trú, người ta chú ý ưu tiên vùng gần nơi làm việc hơn. 2. Do sự lớn lên về lãnh thổ của thành phố, có nhiều cư xá ngoại ô được đưa vào ranh giới của thành phố. 3. Sự di cư, đặc biệt là di cư từ nông thôn, có ảnh hưởng rất lớn tới tính chất quần cư không đồng đều của các nhóm xã hội trên các vùng khác nhau của thành phố. Không phủ nhận vai trò của những nguyên nhân kể trên, cần thiết phải nhấn mạnh rằng, sự tồn tại những vùng xã hội - lịch sử không đồng nhất ở các thành phố dưới chủ nghĩa xã hội, bị chế định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, bởi cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội. Việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở tiếp tục phát triển lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội, hoàn thiện cơ cấu kiến trúc quy hoạch của các khu dân cư đô thị, phân bổ đồng đều hơn những phúc lợi vật chất và văn hóa giữa các vùng khác nhau của thành phố, và cùng với điều đó, xóa bỏ dần những khác biệt xã hội giữa giai cấp công nhân, giới trí thức và viên chức không phải chuyên gia - rốt cuộc lại sẽ dẫn tới sự tiêu vong của địa lý học xã hội các thành phố. HOÀI ANH lược thuật Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_1986_fajzullin_4429.pdf