Cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 7 – TP Hồ Chí Minh từ 01/01/2014 đến 31/12/2016

Tài liệu Cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 7 – TP Hồ Chí Minh từ 01/01/2014 đến 31/12/2016: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 366 CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 7 – TP. HCM TỪ 01/01/2014 ĐẾN 31/12/2016 Nguyễn Thị Thu Nga*, Võ Thành Liêm** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 7 – Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – 2016. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả theo dõi tất cả số liệu về khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 7 TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn năm 2014 – 2016. Kết quả: Trong thời gian 3 năm, tại bệnh viện quận 7, tổng cộng có 128.033 bệnh nhân khám bệnh với tổng cộng 551.957 lượt khám, với 733.959 chẩn đoán khác nhau. Đa số bệnh nhân cư trú tại quận 7 và các khu vực lân cận; nghề nghiệp chủ yếu là công nhân; nữ nhiều hơn nam. Ba chương bệnh thường gặp nhất là tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa. Ba mặt bệnh thường gặp nhất là cao huyết áp vô căn, b...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 7 – TP Hồ Chí Minh từ 01/01/2014 đến 31/12/2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 366 CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 7 – TP. HCM TỪ 01/01/2014 ĐẾN 31/12/2016 Nguyễn Thị Thu Nga*, Võ Thành Liêm** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 7 – Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – 2016. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả theo dõi tất cả số liệu về khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 7 TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn năm 2014 – 2016. Kết quả: Trong thời gian 3 năm, tại bệnh viện quận 7, tổng cộng có 128.033 bệnh nhân khám bệnh với tổng cộng 551.957 lượt khám, với 733.959 chẩn đoán khác nhau. Đa số bệnh nhân cư trú tại quận 7 và các khu vực lân cận; nghề nghiệp chủ yếu là công nhân; nữ nhiều hơn nam. Ba chương bệnh thường gặp nhất là tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa. Ba mặt bệnh thường gặp nhất là cao huyết áp vô căn, bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin, viêm mũi họng cấp. Kết quả ghi nhận phân bố bệnh tập trung, 20 bệnh thường gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 60% nhu cầu chăm sóc sức khỏe. So sánh giữa 3 năm, khuynh hướng tỷ lệ bệnh lây nhiễm giảm dần, tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh và chiếm đa số. Kết luận: nghiên cứu cung cấp bằng chứng về cơ cấu bệnh tật giúp bệnh viện lập kế hoạch phát triển phù hợp để đáp ứng nhu cầu sức khỏe người dân tại địa phương trong hiện tại và tương lai. Từ khóa: cơ cấu bệnh tật ABSTRACT THE DISEASE DISTRIBUTION MODEL OF PATIENTS WHO WERE CARED AT 7th DISTRICT’S HOSPITAL, PERIOD 2014 – 2016 Nguyen Thi Thu Nga, Vo Thanh Liem * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 366- 374 Objective: To assess the disease distribution model of inpatient-outpatient who were cared at 7th district’s hospital in period 2014-2016. Method: This was a cross-sectional study. Data of all inpatient-outpatient’s medical consultation have been recorded in the hospital informatical system. Form the database between 01/01/2014 and 31/12/2016, we have collected the information of diagnostics which was consistently coded in ICD10 by clinical physicians. Result: In this 3 years period, at 7th District’s Hospital, there were 128.033 patients who realised 551.957 medical visits. There were 733.959 differents diagnosis have been identified. Most patients live in areas around hospital. The three most encounted ICD10 chapters are circulation, respiration and digestion; The three most encounted ICD codes are idiopathic hypertension, non-insulin-dependent diabetes mellitus, acute nasopharyngitis. Health problems are very concentred; 60% of encounted health problem were limited in only 20 most frequent codes. Comparing between 3 years, proportion of infectious diseases was decreasing gradually, and proportion of non-infectious diseases was increasing rapidly. Conclusion: study provides statistics of inpatient-outpatient’s health problems at hospital. This information * Bệnh viện Quận 07, TPHCM **Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thu Nga ĐT: 0988157789 Email: nttnga1970@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 367 must be considered in development of new hospital’s plan. Key words: health problems, hospital. ĐẶT VẤN ĐỀ Cơ cấu bệnh tật của một cộng đồng trong một giai đoạn là tỷ lệ phần trăm bệnh tật đang xuất hiện tại cộng đồng trong khoảng thời gian cụ thể. Chỉ số này giúp đánh giá được nhu cầu sức khỏe của người dân, làm cơ sở xây dựng kế hoạch chăm sóc y tế, phòng chống bệnh tật cho hiện tại và về lâu dài cho cộng đồng đó. Chính vì vậy, trong các kỳ khảo sát sức khỏe toàn quốc, chỉ số về cơ cấu bệnh tật của địa phương và toàn quốc luôn được thực hiện; kết quả luôn được phân tích trong các báo cáo thường niên của Bộ Y tế. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nhiều tác giả đã thực hiện các nghiên cứu về cơ cấu bệnh tật trong các quần thể đặc thù khác nhau như ở bệnh viện Nguyễn Trãi, bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Nhi Đồng II, bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi. Với hơn 120.000 lượt khám và điều trị bệnh mỗi năm, bệnh viện Quận 7 chăm sóc quần thể phân bổ khá rộng ở cửa ngõ phía nam thành phố, bao gồm người dân tại quận 7 và các quận giáp ranh: Quận 2, Quận 4, Quận 8, Huyện Nhà Bè, Huyện Bình Chánh, Huyện Bình Khánh, Huyện Cần Giờ, Tỉnh Đồng Nai. Chính vì những điểm đặc thù đó, tính chất cơ cấu bệnh tật ít nhiều có khác so với số liệu báo cáo của các nghiên cứu trước trên quần thể đặc thù khác. Tuy nhiên, hiện bệnh viện Quận 7 vẫn chưa thực hiện nghiên cứu, chưa có thông tin về các chỉ số này. Việc thiếu thông tin về cơ cấu bệnh tật đưa đến những khó khăn trong xây dựng kế hoạch phát triển của bệnh viện. Ứng với những yêu cầu từ thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 7 TP.HCM trong giai đoạn từ 01/01/2014 đến 31/12/2016”. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là thể nghiên cứu theo dõi cộng đồng. Trong đó chúng tôi ghi nhận thông tin sức khỏe của toàn thể bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện quận 7 trong giai đoạn từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2016 Tác giả tổ chức việc ghi nhận tập trung vào các thông tin về đặc điểm hành chánh (tuổi, giới tính, BHYT, nghề nghiệp, nơi cư trú) và đặc điểm về bệnh tật. Do mỗi bệnh nhân có thể đến khám nhiều lần trong năm hoặc trong 3 năm, do vậy trong nghiên cứu này, tác giả phân tách rõ các thông tin về số bệnh nhân và thông tin về lượt khám. Cụ thể qui ước trong nghiên cứu là mỗi bệnh nhân vẫn chỉ được đếm 1 lần duy nhất cho từng thời khoản (cho mỗi năm hoặc cho 3 năm). Tại mỗi lần khám, tất cả chẩn đoán bệnh và vấn đề sức khỏe đều được ghi nhận và được mã hóa theo ICD10 (danh mục quốc tế về phân loại bệnh phiên bản 10) bởi chính bác sĩ điều trị. Để đảm bảo yếu tố khách quan, tránh yếu tố nhiễu do quá trình mã hóa, cả bệnh nhân và nhân viên y tế tham gia nghiên cứu đều không biết mục tiêu của nghiên cứu (thể nghiên cứu mù đôi). Số liệu được thu thập từ hệ thống phần mềm khám bệnh của Bệnh viện quản lý. Số liệu được trích xuất và làm sạch bằng phần mềm MS Excel, và MS Access 2013 (giúp phân tách thông tin của bệnh nhân và lần khám). Các phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm và SPSS 22 (xuất báo cáo thống kê). Cơ cấu bệnh tật được trình bày ở dạng biểu đồ phân bố theo nhóm bệnh hoặc chẩn đoán, được phân tích mối liên quan với một số yếu tố dịch tễ sử dụng các test phi tham số. Ngưỡng kết luận thống kê qui ước là p=0,05. KẾT QUẢ Từ ngày 01/01/2014 đến 31/12/2016, tại bệnh viện quận 7, tổng cộng ghi nhận có 128.033 bệnh nhân khám bệnh với tổng cộng 551.957 lượt khám. Chúng tôi ghi nhận được tổng cộng có 733.959 chẩn đoán khác nhau. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 368 Đặc điểm dịch tễ học Tuổi Biểu đồ 1. Phân bố tuổi của bệnh nhân (tổng 3 năm) * Biến số phân phối không bình thường Nhận xét: chúng tôi ghi nhận đường phân bố mẫu có 2 nhóm có tỷ lệ cao là nhóm từ 3-6 tuổi và nhóm 20-35 tuổi và tuổi trung bình của bệnh nhân đến khám trong thời gian khảo sát là 31,77 tuổi, trung vị là 29 tuổi và độ lệch chuẩn là 16,78 tuổi. Giới tính Bảng 1: Giới tính chung 3 năm Số bệnh nhân Tỷ lệ % Nữ 70.555 55,1 Nam 57.477 44,9 Nhận xét: Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đến khám, giới tính nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (55/45). Nghề nghiệp Mẫu khảo sát có tỷ lệ cao bệnh nhân là công nhân, học sinh sinh viên, trẻ <6 tuổi, loại khác (nội trợ, giúp việc nhà, nhân viên tạp vụ, các nhân viên làm ở các quán ăn, nhà hàng) và giống nhau giữa 3 năm (Bảng 2). Bảng 2. Đặc điểm nghề nghiệp cho từng năm 2014 2015 2016 Nông dân 20 (0,03%) 20 (0,04%) 12 (0,02%) Lực lượng vũ trang 19 (0,03%) 24 (0,04%) 10 (0,02%) Dịch vụ 33 (0,06%) 38 (0,07%) 46 (0,08%) Y tế 87 (0,15%) 73 (0,13%) 59 (0,11%) Hành chính, sự nghiệp 123 (0,21%) 121 (0,22%) 120 (0,22%) Hưu và dưới 60 tuổi 592 (1,03%) 612 (1,12%) 719 (1,33%) Trẻ dưới 6 tuổi đi học, dưới 15 tuổi không đi học 4.375 (7,6%) 4.296 (7,84%) 4.796 (8,84%) Sinh viên, học sinh 8.532 (14,83%) 8.611 (15,72%) 7.908 (14,58%) Công nhân 18.263 (31,74%) 16.497 (30,11%) 14.652 (27,02%) Loại khác 25.491 (44,31%) 24.492 (44,70%) 25.913 (47,78%) Nơi cư trú Bảng 3. Đặc điểm nơi cư trú cho từng năm 2014 2015 2016 Quận 7 25.955 (72,24%) 26.252 (72,33%) 26.410 (71,74%) Huyện Nhà Bè 6.315 (17,58%) 6.207 (17,1%) 5.960 (16,19%) Huyện Cần Giờ 708 (1,97%) 720 (1,98%) 843 (2,29%) Quận 4 565 (1,57%) 646 (1,78%) 739 (2,01%) Quận 8 341 (0,95%) 315 (0,87%) 375 (1,02%) Quận 1 252 (0,7%) 263 (0,72%) 353 (0,96%) Quận Bình Thạnh 207 (0,58%) 217 (0,6%) 236 (0,64%) Huyện Bình Chánh 188 (0,52%) 181 (0,5%) 231 (0,63%) Quận Tân Phú 207 (0,58%) 222 (0,61%) 241 (0,65%) Quận Tân Bình 174 (0,48%) 193 (0,53%) 243 (0,66%) Quận 3 127 (0,35%) 142 (0,39%) 162 (0,44%) Quận 2 136 (0,38%) 129 (0,36%) 122 (0,33%) Quận 10 132 (0,37%) 133 (0,37%) 154 (0,42%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 369 2014 2015 2016 Quận Gò Vấp 107 (0,3%) 126 (0,35%) 114 (0,31%) Quận 5 114 (0,32%) 107 (0,29%) 145 (0,39%) Quận Bình Tân 83 (0,23%) 98 (0,27%) 116 (0,32%) Quận 9 65 (0,18%) 79 (0,22%) 97 (0,26%) Quận Thủ Đức 72 (0,2%) 66 (0,18%) 75 (0,2%) Quận 12 61 (0,17%) 64 (0,18%) 77 (0,21%) Quận 6 67 (0,19%) 66 (0,18%) 62 (0,17%) Quận 11 54 (0,15%) 68 (0,19%) 60 (0,16%) Nhận xét: Nơi cư trú của mỗi năm chiếm tỷ lệ ưu thế là bệnh nhân sống tại Quận 7 và các Quận/Huyện lân cận như Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ, Quận 4, Quận 8 và tỷ lệ giống nhau giữa 3 năm. Lượt khám Phân nhóm lượt khám Trong thời gian theo dõi 3 năm, trung bình mỗi bệnh nhân có 4,31 lượt khám. Nhóm bệnh nhân có 1 – 2 lần khám mỗi năm chiếm 68%. Các hiện tượng này tương đối giống nhau giữa các năm (Bảng 4). Bảng 4. Số lượt khám mỗi bệnh nhân cho từng năm - phân nhóm 2014 2015 2016 1 lần khám 31.058 (54%) 28144 (51,4%) 27566 (50,8%) 2 lần khám 9.807 (17%) 9364 (17,1%) 9112 (16,8%) 3 lần khám 4.267 (7,4%) 4539 (8,3%) 4435 (8,2%) 4-10 lần khám 8.467 (14,7%) 8678 (15,8%) 8694 (16%) 11-20 lần khám 3.022 (5,3%) 3243 (5,9%) 3538 (6,5%) >20 lần khám 914 (1,6%) 816 (1,5%) 890 (1,6%) Đặc điểm bệnh lý của dân số nghiên cứu: Bảng 5. Lượt khám theo khoa cho từng năm Khoa/Phòng 2014 2015 2016 Phòng Khám Nội 69.348 (37,95%) 70.113 (38,61%) 71.900 (38,33%) PK Liên Chuyên Khoa 35.210 (19,27%) 34.458 (18,98%) 32.665 (17,41%) Phòng Khám Ngoại 27.705 (15,16%) 29.323 (16,15%) 30.843 (16,44%) Phòng Khám Nhi 11.869 (6,5%) 11.806 (6,5%) 15.926 (8,49%) Phòng Khám Sản 14.716 (8,05%) 13.229 (7,29%) 11.194 (5,97%) Phòng lưu 12.458 (6,82%) 11.892 (6,55%) 12.250 (6,53%) Pk Bác Sỹ Gia Đình 5.106 (2,79%) 4.058 (2,23%) 5.244 (2,8%) Phòng Khám Đông Y 1.931 (1,06%) 2.278 (1,25%) 3.382 (1,8%) Khoa Nội 1.389 (0,76%) 1.956 (1,08%) 2.450 (1,31%) Khoa Sản 957 (0,52%) 871 (0,48%) 596 (0,32%) Khoa Ngoại Tổng Hợp 1.058 (0,58%) 715 (0,39%) 463 (0,25%) Khoa Liên Chuyên Khoa 554 (0,3%) 464 (0,26%) 265 (0,14%) Khoa Nhi 433 (0,24%) 423 (0,23%) 413 (0,22%) Nhận xét: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lượt khám theo khoa cho từng năm, Khoa Nội, phòng khám Đông y, Khoa Nhi có số bệnh nhân ngày càng tăng dần. Phòng khám nội khoa có số lượt khám bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất; kế đến P. khám LCK; tiếp đến P. khám Ngoại, P. khám nhi. Xử trí theo lượt khám Hầu hết các khoa đều có tỷ lệ cấp toa cho về chiếm tỷ lệ cao nhất, riêng chuyển viện phòng khám Đông Y và khoa Nội có tỷ lệ chuyển viện cao nhất, tỷ lệ bệnh nhân cần phải nhập viện chiếm tỷ lệ rất thấp (Bảng 6). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 370 Bảng 6. Tỷ lệ xử trí theo lượt khám cho từng khoa của 3 năm Cấp toa Chuyển viện Chuyển phòng Nhập viện Tử vong Khác Khoa Nhi 87,5% 8,0% 0,0% 4,5% 0,0% 0,0% Khoa Nội 76,2% 20,2% 0,0% 3,6% 0,0% 0,0% Khoa Sản 95,8% 2,9% 0,0% 1,2% 0,0% 0,0% Ngoại Tổng Hợp 95,5% 2,3% 0,0% 2,1% 0,0% 0,0% P Khám Đông Y 67,4% 31,4% 0,9% 0,4% 0,0% 0,0% P Khám Ngoại 80,4% 7,5% 1,6% 2,3% 0,0% 8,1% P Khám Nhi 93,3% 3,8% 0,5% 2,3% 0,0% 0,0% P Khám Nội 89,3% 7,2% 2,7% 0,8% 0,0% 0,1% P Khám Sản 57,7% 7,5% 5,0% 5,0% 0,0% 24,9% Pk Bác Sỹ Gia Đình 93,2% 4,6% 0,8% 1,4% 0,0% 0,1% PK liên chuyên khoa 83,1% 7,9% 2,5% 1,3% 0,0% 5,2% Khoa liên chuyên khoa 99,3% 0,2% 0,0% 0,6% 0,0% 0,0% Phòng lưu 61,6% 7,6% 5,4% 13,5% 0,2% 11,7% Phân bố chẩn đoán Phân bổ chương chẩn đoán Về đặc điểm bệnh tật, chúng tôi ghi nhận tổng cộng có 733.959 chẩn đoán trong 3 năm. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhiễm trùng & ký sinh trùng, bệnh mắt & phần phụ, bệnh hệ tiêu hóa, chấn thương, ngộ độc & một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài ngày càng giảm dần; bệnh hệ tuần hoàn, các bệnh da & mô dưới da, bệnh hệ cơ – xương – khớp & mô liên kết ngày càng tăng lên dần theo từng năm (Bảng 7). Bảng 7. Phân bố chẩn đoán theo chương của từng năm Chương bệnh ICD 10 Tên chương bệnh 2014 2015 2016 Chương 1 Bệnh nhiễm trùng & ký sinh trùng 15.522 (7,05%) 16.474 (6,95%) 14.919 (5,48%) Chương 2 Bướu tân sinh 3.396 (1,54%) 3.658 (1,54%) 3.638 (1,34%) Chương 3 Bệnh của máu, cơ quan tạo máu & và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch 675 (0,31%) 1.476 (0,62%) 759 (0,28%) Chương 4 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng & chuyển hóa 19.997 (9,08%) 21.189 (8,94%) 29.406 (10,8%) Chương 5 Rối loạn tâm thần & hành vi 917 (0,42%) 1.475 (0,62%) 979 (0,36%) Chương 6 Bệnh hệ thần kinh 9.400 (4,27%) 11.889 (5,02%) 15.042 (5,53%) Chương 7 Bệnh mắt & phần phụ 6.650 (3,02%) 7.038 (2,97%) 7.371 (2,71%) Chương 8 Bệnh tai & xương chủm 8.668 (3,94%) 11.042 (4,66%) 10.857 (3,99%) Chương 9 Bệnh hệ tuần hoàn 38.259 (17,38%)42.602 (17,98%)57.049 (20,96%) Chương 10 Bệnh hệ hô hấp 34.674 (15,75%)33.868 (14,29%)40.407 (14,84%) Chương 11 Bệnh hệ tiêu hóa 23.323 (10,59%)25.259 (10,66%)27.430 (10,08%) Chương 12 Các bệnh da & mô dưới da 4.840 (2,2%) 5.550 (2,34%) 6.870 (2,52%) Chương 13 Bệnh hệ cơ – xương – khớp & mô liên kết 13.831 (6,28%) 14.911 (6,29%) 21.324 (7,83%) Chương 14 Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu 7.394 (3,36%) 7.667 (3,24%) 7.492 (2,75%) Chương 15 Thai nghén, sinh đẻ & hậu sản 6.501 (2,95%) 5.300 (2,24%) 1.149 (0,42%) Chương 16 Một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh 19 (0,01%) 19 (0,01%) 15 (0,01%) Chương 17 Dị tật bẩm sinh, biến dạng & bất thường về nhiễm sắc thể 160 (0,07%) 198 (0,08%) 209 (0,08%) Chương 18 Các triệu chứng, dấu hiện & những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng bất thường, không phân loại ở phần khác 5.355 (2,43%) 6.528 (2,75%) 4.392 (1,61%) Chương 19 Chấn thương, ngộ độc & một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài 12.779 (5,8%) 12.847 (5,42%) 13.369 (4,91%) Chương 20 Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật & tử vong 122 (0,06%) 180 (0,08%) 174 (0,06%) Chương 21 Các yếu tổ ảnh đến tình trạng sức khỏe & tiếp xúc dịch vụ y tế 7.703 (3,5%) 7.792 (3,29%) 9.389 (3,45%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 371 Bệnh thường được chẩn đoán Bảng 8. 20 chẩn đoán được sử dụng nhất của 3 năm (thống kê lại theo từng năm) Nhóm Bệnh Tên bệnh 2014 2015 2016 Tổng cộng B33 Sốt xuất huyết Dengue 8.048 (3,66%) 7.750 (3,27%) 6.050 (2,22%) 21.848 (3%) E11 Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin 15.288 (6,94%) 15.041 (6,35%) 16.383 (6,02%) 46.712 (6,4%) E75 Rối loạn chuyển hóa sphingolipid và rối loạn tích luỹ lipid 2.281 (1,04%) 2.476 (1,04%) 4.330 (1,59%) 9.087 (1,25%) E78 Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tình trạng tăng lipid máu khác 931 (0,42%) 2.048 (0,86%) 5.862 (2,15%) 8.841 (1,21%) G54 Bệnh rễ thần kinh và đám rối 6.338 (2,88%) 8.270 (3,49%) 10.190 (3,74%) 24.798 (3,4%) H10 Viêm kết mạc 2.550 (1,16%) 3.105 (1,31%) 3.442 (1,26%) 9.097 (1,25%) H81 Rối loạn chức năng tiền đình 6.795 (3,09%) 8.846 (3,73%) 9.035 (3,32%) 24.676 (3,38%) I10 Cao huyết áp vô căn (nguyên phát) 28.575 (12,98%) 29.452 (12,43%) 34.693 (12,74%) 92.720 (12,71%) I20 Cơn đau thắt ngực 718 (0,33%) 3.105 (1,31%) 4.603 (1,69%) 8.426 (1,16%) I25 Bệnh tim do thiếu máu cục bộ mạn 4.444 (2,02%) 4.352 (1,84%) 7.578 (2,78%) 16.374 (2,24%) J00 Viêm mũi họng cấp 12.209 (5,54%) 11.871 (5,01%) 12.835 (4,71%) 36.915 (5,06%) J02 Viêm họng cấp 7.054 (3,2%) 5.996 (2,53%) 5.892 (2,16%) 18.942 (2,6%) J03 Viêm Amygdales Cấp 3.737 (1,7%) 3.197 (1,35%) 2.839 (1,04%) 9.773 (1,34%) K29 Viêm dạ dày và tá tràng 11.014 (5%) 10.854 (4,58%) 10.583 (3,89%) 32.451 (4,45%) K30 Rối loạn tiêu hóa 4.314 (1,96%) 5.771 (2,44%) 6.617 (2,43%) 16.702 (2,29%) M13 Các viêm khớp khác 5.102 (2,32%) 3.544 (1,5%) 3.397 (1,25%) 12.043 (1,65%) M54 Đau lưng 2.598 (1,18%) 2.277 (0,96%) 3.340 (1,23%) 8.215 (1,13%) O36 Săn sóc bà mẹ vì các vấn đề khác hay nghi ngờ có vấn đề của thai 4.213 (1,91%) 3.552 (1,5%) 19 (0,01%) 7.784 (1,07%) T07 Đa tổn thương chưa xác định 2.815 (1,28%) 2.615 (1,1%) 2.736 (1%) 8166 (1,12%) Z32 Khám mang thai và test thử máu 3.283 (1,49%) 3.025 (1,28%) 2.698 (0,99%) 9006 (1,23%) Hiện bảng trình bày theo thứ tự của mã ICD Nhận xét: Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhiễm trùng, nhiễm siêu vi ngày càng giảm dần (viêm mũi họng cấp, viêm họng cấp, viêm Amygdales cấp, sốt xuất huyết Dengue, viêm dạ dày và tá tràng); các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng cao (cơn đau thắt ngực, bệnh rễ thần kinh và đám rối, rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tình trạng tăng lipid máu khác, rối loạn chuyển hóa sphingolipid và rối loạn tích luỹ lipid) và trong nhóm 20 chẩn đoán được sử dụng nhất thì các nhóm bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất (cao huyết áp vô căn, bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin). Biểu đồ 2 cho thấy khoảng 60% nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân khi đến khám tại Bệnh viện Quận 7 nằm trong 20 chẩn đoán này. Các chẩn đoán đó là nhu cầu sức khỏe của người dân được định danh bởi bác sỹ, 60% nằm trong có 20 chẩn đoán là điểm đáng chú ý. Về nội dung thì các bệnh này không phức tạp trong chẩn đoán và điều trị. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 372 Biểu đồ 2. 20 chẩn đoán được sử dụng nhất của 3 năm (% cộng dồn) BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ học: Tuổi Qua biểu đồ 1 nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi 3 – 6 tuổi khám nhiều do được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước cấp thẻ BHYT khám bệnh miễn phí 100% đồng thời độ tuổi này được ba mẹ quan tâm chăm sóc nhiều nhất. Nhóm tuổi 20 – 35 tuổi khám nhiều nhất do quận 7 có khu chế xuất Tân Thuận cùng nhiều công ty ngoài khu chế xuất nên tập trung rất nhiều công nhân. Giới tính Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ Nữ/Nam là 55/45 (bảng 1). Số lượt bệnh nhân nữ chiếm cao hơn nam là phù hợp với dân số học đồng thời có thể do phụ nữ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn nam, nữ có điều kiện và thời gian đi khám nhiều hơn nam và qua bảng 8 cho thấy có 2 nhóm bệnh thai sản nằm trong danh sách 20 bệnh thường gặp, ngoài ra nữ còn có nhiều năm trong độ tuổi sinh đẻ nên tỷ lệ nữ đi khám bệnh năm nào cũng cao hơn nam. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của tác giả Võ Văn Tiến “Nghiên cứu mô hình bệnh tật bệnh nhân BHYT khám điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Trãi từ 2005 2007”(7) và tác giả Nguyễn Thành Phương “Xác định mô hình bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi từ 01/4/2013 31/3/2014” cho thấy bệnh nữ luôn nhiều hơn nam(4). Nghề nghiệp Mẫu khảo sát có tỷ lệ cao bệnh nhân là công nhân, học sinh sinh viên, trẻ <6 tuổi. Đặc điểm này có thể giải thích là do có trường đại học Tôn Đức Thắng, Trường đại học Cảnh sát Nhân dân nằm trên địa bàn quận 7. Các trường đại học này thu hút một lượng khá đông sinh viên, đồng thời do Quận 7 có nhiều công nhân đây cũng là nhóm thuộc độ tuổi sinh sản nên số lượng trẻ em nhiều một phần cũng là do nguyên nhân này. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 373 Nơi cư trú Trong mẫu khảo sát, chúng tôi ghi nhận nhiều nhất bệnh nhân sống tại Quận 7 (khoảng ¾) tiếp đến các Quận/Huyện lân cận như Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ, Quận 4, Quận 8 và tỷ lệ giống nhau ở cả 3 năm. Lượt khám Phân nhóm lượt khám Qua bảng 4 chúng tôi nhận thấy hơn một nữa (51,95%) số bệnh nhân có một lần khám và chỉ có 4,13% số bệnh nhân có hơn 20 lần khám trong 3 năm, chứng tỏ bệnh nhân đến khám chủ yếu là bệnh cấp tính và chỉ khám khi có nhu cầu, chỉ có một lượng nhỏ là mạn tính và số lần bệnh nhân tái khám tăng dần theo từng năm, năm sau tái khám nhiều hơn năm trước, chứng tỏ người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Lượt khám theo khoa cho từng năm và xử trí theo lượt khám Qua bảng 5 nhận thấy lượng bệnh nhân đến phòng khám Nội là cao nhất (38,3%) và tỷ lệ bệnh nhân đến phòng khám Nội tăng dần theo từng năm, thứ nhì là phòng khám của khoa Liên Chuyên Khoa (18,54%), thứ ba là phòng khám Ngoại, đồng thời các khoa nội trú khoa Nội cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khoa của bệnh viện và tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa điều trị nội trú cũng tăng dần theo từng năm và tỷ lệ ngoại trú cao hơn 38 lần so với nội trú và nếu cộng thêm số BN uống thuốc không toa, khám phòng mạch tư và hệ thống phòng khám tư nhân thì sẽ thấy tỷ lệ này tăng lên 40-50 lần, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia của Tổng cục thống kê (2003). Bộ Y tế. Hà Nội(1). Phân bố chẩn đoán Phân bổ chương chẩn đoán Nghiên cứu cho thấy bệnh nhiễm trùng & ký sinh trùng, bệnh mắt & phần phụ, bệnh hệ tiêu hóa, chấn thương, ngộ độc & một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài ngày càng giảm dần; Các bệnh không lây nhiễm bệnh hệ tuần hoàn, các bệnh da & mô dưới da, bệnh hệ cơ – xương – khớp & mô liên kết ngày càng tăng lên dần theo từng năm (bảng 7). Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu tác giả Võ Văn Tiến (2008) “ Mô hình bệnh tật bệnh nhân bảo hiểm y tế khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Trãi từ 01/01/2005 đến 31/12/2007”(7) và với mô hình bệnh tật chung của cả nước, của hai khu vực đông nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo niên giám thống kê y tế trong cùng thời khoảng (Niên giám thống kê y tế năm 2000 – 2006) (2) ba chương tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa luôn ở những vị trí cao và cơ cấu bệnh tật thể hiện ở các chương bệnh phổ biến là cơ cấu bệnh tật phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta với các bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao. Do ảnh hưởng lối sống và thói quen không tốt như ăn nhiều chất béo, uống rượu, hút thuốc lá, ít vận động, dẫn tới một bộ phận người dân mắc các bệnh mãn tính không lây về bệnh tuần hoàn, bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa. Bệnh thường được chẩn đoán Qua bảng 8 nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp vô căn nguyên phát chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tỷ lệ 12,7% kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Hợp “Mô hình bệnh tật người lớn và trẻ em tại TP.HCM để triển khai chương trình đào tạo bác sỹ gia đình Việt Nam năm 2006 - 2010”(3), tác giả Võ Thành Liêm, Nguyễn Thị Hoài Thương, Đỗ Ngọc Chánh “Phổ vấn đề sức khỏe theo mã ICPC2 trong một khảo sát cộng đồng tại Tân Bình – Thủ Đức” (6) và tác giả Nguyễn Văn Phú (2006) “Mô hình bệnh tật trong 6 năm 2000 – 2005 tại bệnh viện Nguyễn Trãi”(5). Đứng hàng thứ nhì là bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insulin, cho thấy khoa khám bệnh cũng cần có một phòng khám về chuyên khoa nội tiết. Đứng thứ ba là bệnh viêm mũi họng cấp (5,1%) thứ tư là bệnh viêm dạ dày tá tràng (4,4%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 374 KẾT LUẬN Số liệu cho thấy có một số đặc điểm về mô hình bệnh tật của người dân đến khám tại bệnh viện quận 7. Các đặc điểm này ổn định giữa các năm, phù hợp với các nghiên cứu tương tự khác. Điều này đặt tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch phát triển bệnh viện quận 7 trong tương lai. Bảng 9: Mười chương bệnh & mười bệnh thường gặp nhất STT Mười chương bệnh mắc phổ biến Mười nhóm bệnh mắc phổ biến 1 Bệnh hệ tuần hoàn Cao huyết áp vô căn (nguyên phát) 2 Bệnh hệ hô hấp Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin 3 Bệnh hệ tiêu hóa Viêm Mũi Họng Cấp 4 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng & chuyển hóa Viêm dạ dày và tá tràng 5 Bệnh hệ cơ – xương – khớp & mô liên kết Bệnh rễ thần kinh và đám rối 6 Bệnh nhiễm trùng & ký sinh trùng Rối loạn chức năng tiền đình 7 Chấn thương, ngộ độc & một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài Sốt xuất huyết Dengue 8 Bệnh hệ thần kinh Viêm họng cấp 9 Bệnh tai & xương chủm Rối loạn tiêu hóa 10 Các yếu tổ ảnh đến tình trạng sức khỏe & tiếp xúc dịch vụ y tế Bệnh tim do thiếu máu cục bộ mạn KIẾN NGHỊ Thông báo kết quả nghiên cứu cho ban giám đốc và toàn thể nhân viên bệnh viện, thảo luận để xác định những vấn đề quan trọng cần giải quyết. Tăng bàn khám cho chuyên khoa tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, nhi và những người lớn tuổi để giảm thời gian chờ khám bệnh, tăng thời gian tiếp xúc với bệnh nhân. Đối với nhóm công nhân cần tư vấn cho họ hiểu rõ hơn về các bệnh đường hô hấp và cách phòng ngừa, khi làm việc nên giữ tư thế lưng đúng tránh bệnh lý cột sống do lao động nặng. Đối với học sinh, sinh viên khi ngồi học nên ngồi đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống Tổ chức các câu lạc bộ: cao huyết áp, tiểu đường, nhằm quản lý tốt các bệnh mạn tính không lây. Đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe về các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, rối loạn chuyển hóa lipid nhằm giảm biến chứng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lớn tuổi. Có kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sỹ theo những chuyên khoa phù hợp cơ cấu bệnh tật đáp ứng công tác khám chữa bệnh hiệu quả. Thông báo với Ủy ban Quận và các Ban ngành để có sự đồng thuận trong hướng phát triển bệnh viện. Kết hợp với Trung tâm Y tế Quận 7 để tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe về các chủ đề cần thiết cho cộng đồng người dân Quận 7 nói chung hay tại các Câu lạc Bộ/Hội người cao tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2003). Tổng cục thống kê. Bộ Y tế Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2010, 2011, 2012, 2013, 2014). Niên giám thống kê y tế. Bộ Y tế Hà Nội. 3. Nguyễn Bá Hợp (2010). Mô hình bệnh tật người lớn và trẻ em tại TP.HCM để triển khai chương trình đào tạo Bác Sỹ gia đình Việt Nam 2006 – 2010. Đề tài thạc sĩ y khoa năm 2015, trường đại học Liège - Bỉ. 4. Nguyễn Thành Phương (2015). Xác định mô hình bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Củ Chi từ 01/4/2013 đến 31/3/2014, Luận văn Bác Sỹ Chuyên khoa cấp II, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 5. Nguyễn Văn Phú (2006). Mô hình bệnh tật trong 6 năm 2.000 - 2.005 tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, Đại học Y Dược TP.HCM, 6. Võ Thành Liêm, Nguyễn Thị Hoài Thương, Đỗ Ngọc Chánh “Phổ. Vấn đề sức khỏe theo mã ICPC2 trong một khảo sát cộng đồng tại Tân Bình - Thủ Đức, Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường ĐH, CĐ Y dược Việt Nam lần thứ XVII. Tr 938-943. 7. Võ Văn Tiến (2008). Nghiên cứu mô hình bệnh tật bệnh nhân bảo hiểm y tế khám điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Trãi từ 01/01/2005 --> 31/12/2007 [Luận văn chuyên khoa cấp II]: Đại học Y Dược TP.HCM. Ngày nhận bài báo: 26/01/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/01/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_cau_benh_tat_cua_benh_nhan_den_kham_va_dieu_tri_tai_benh.pdf
Tài liệu liên quan