Cluster Server tren Windows Server 2003

Tài liệu Cluster Server tren Windows Server 2003: Sever clusters - chùm server Phần lý thuyết Chọn link sau để xem phần triển khai Cluster - Được dùng cho các ứng dụng có dữ liệu thường xuyên thay đổi (khác với Load balancing)-còn được gọi là stateful applications. - Thường được ứng dụng cho các mục tiêu sau đây: . Database server: Sql, DB2, Oracle . E-mail: Echange, Lotus Domino, . File and Print server - Trong một Cluster, các máy tính hay Node được kết nối đến một tập dữ liệu dùng chung, thường được lưu trên hệ thống SAN - Storege Area Network. Bởi vì các node cùng truy cập đến vùng dữ liệu của ứng dụng nên bất cứ node nào trong cluster đều có thể đáp ứng các yêu cầu của client tại bất cứ thời điểm nào. - ví dụ: trong hệ thống Cluster có 2 node chạy ứng dụng mail thì 1 node sẽ hoạt động - Active đáp ứng các yêu cầu về mail của client, node còn lại sẽ ở chế độ Passive và luôn theo dõi các trạng thái trên node đang active. Nếu node đang active bị lỗi thì node đang passive sẽ lập tức chuyển sang chế độ active và tiếp tục xử lý q...

doc95 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cluster Server tren Windows Server 2003, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sever clusters - chùm server Phần lý thuyết Chọn link sau để xem phần triển khai Cluster - Được dùng cho các ứng dụng có dữ liệu thường xuyên thay đổi (khác với Load balancing)-còn được gọi là stateful applications. - Thường được ứng dụng cho các mục tiêu sau đây: . Database server: Sql, DB2, Oracle . E-mail: Echange, Lotus Domino, . File and Print server - Trong một Cluster, các máy tính hay Node được kết nối đến một tập dữ liệu dùng chung, thường được lưu trên hệ thống SAN - Storege Area Network. Bởi vì các node cùng truy cập đến vùng dữ liệu của ứng dụng nên bất cứ node nào trong cluster đều có thể đáp ứng các yêu cầu của client tại bất cứ thời điểm nào. - ví dụ: trong hệ thống Cluster có 2 node chạy ứng dụng mail thì 1 node sẽ hoạt động - Active đáp ứng các yêu cầu về mail của client, node còn lại sẽ ở chế độ Passive và luôn theo dõi các trạng thái trên node đang active. Nếu node đang active bị lỗi thì node đang passive sẽ lập tức chuyển sang chế độ active và tiếp tục xử lý quá trình truy cập mail đang được thực hiện dang dở. - Khả năng mở rộng Cluster trên hệ thống windows server Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. Lập kết hoạch triển khai Cluster serve - Một địa chỉ IP cho nhóm - Một thiết bị đĩa dùng chung - công nghệ SCSI - Số ứng dụng sẽ triển khai trên cluster - Chi phí: thường bạn phải chuẩn bị một kinh phí thêm vào từ 70% trở lên. - HBA: Host Bus Adapter Cạc này gắn trên các node dùng nối đến ổ đĩa dùng chung, một số đặc điểm: . Có một hoặc 2 Port . Sử dụng cáp quang -Fiber optic (phổ biến) hoặc cáp SCSI . Gắn trên khe cắm PCI-X . Mỗi node có thể gắn 1 hoặc 2 HBA - Một số hình ảnh kết nối giữa các node, SAN và storage, Tape Có thể ghép tầng các SAN với nhau để mở rộng số Port hoặc tăng tính sẵng sàng cao. Trong hình, sử dụng 2 bộ SANBOX2-64 của IBM, mỗi bộ có 64 port kết nối cáp quang tôc độ 4Gb - Tại trung tâm lưu trữ dữ liệu - Data Center hệ thống SAN Switch phức tạp hơn nhiều, số port có thể lên đến hàng chục ngàn đến hàng triệu, có thiết kế dư thừa. - Fibre channel: Đây là chuẩn kết nối được thiết kế để kết nối các thiết bị ngoại vi, hệ lưu trữ khổng lồ như RAID (redundant arrays of inexpensive disk), hệ lưu trữ ảnh, máy mainframe và các thiết bị cao tốc khác. Fiber channel có chức năng của một mạng, nhưng không phải là mạng theo nghĩa truyền thống. Thay vào đó, đây là kênh cao tốc dùng cáp quang để kết nối các thiết bị tính toán trong môi trường tương đối cục bộ, như phòng thí nghiệm hoặc khu đại học. Tốc độ của Fiber Channel là đặc điểm nổi bật nhất: nó cung cấp băng thông lên đến hàng chục Gbit/s qua nhiều loại cáp khác nhau, kể cả cáp quang đa chế độ, cáp đồng trục, cáp xoắn cặp. Một nét nổi bật khác là nó dùng công nghệ chuyển mạch. Fiber Channel là chọn lựa tốt để kết nối hai hoặc nhiều máy tính song song hoặc để kết nối hệ lưu trữ khổng lồ với máy siêu server (superserver). Tuy vậy, Fiber Channel còn được dùng để xây dựng các mạng có nhiều máy trạm. Ứng dụng Fibre Channel Các công nghệ mạng hiện nay như Ethernet có hạn chế về tốc độ truyền. Công nghệ nầy lưu dữ liệu vào khung để chuyển tải qua môi trường chia sẻ bằng các phương pháp phi kết nối. Chiến lược nầy không lý tưởng cho việc liên lạc giữa các máy trạm cao tốc và các thiết bị ngoại vi. Ví dụ, một phòng nghiên cứu có thể có vài máy trạm cần kết nối với thiết bị ngoại vi, siêu máy chủ, máy mini, mainframe và siêu máy tính. Trong môi trường nầy việc sử dụng công nghệ LAN (như Ethernet) là không thích hợp vì thông suất (throughput) rất thấp so với khả năng xử lý và thông suất của máy tính. Giao diện Fiber Channel tận hiến các mạch để chuyển tải dữ liệu mà vẫn cho phép các thiết bị khác truy cập kênh nầy khi rỗi. Nếu các phiên làm việc được thực hiện đồng thời, Fibre Channel cũng đáp ứng được. Với Fiber Channel có ba loại kết nối: + Kết nối điểm-điểm (point-to-point) với tốc độ cao qua khoảng cách lớn. Ví dụ như kết nối giữa hệ RAID và siêu máy chủ. Để ý rằng kết nối điểm-điểm có thể tiến hành qua mạng dùng chung với những người dùng khác, nhưng phải chiếm giữ cáp cho đến khi phiên làm việc kết thúc. + Kết nối theo nhóm (cluster, workgroup) cho các máy trạm tốc độ cao. + Kết nối chuyển mạch hỗ trợ Ethernet, FDDI, và mạng token ring, cho phép dùng kết nối điểm-điểm đồng thời giữa các máy trạm. - Một mô hình hoàn chỉnh - Các thông số của hệ thống đĩa DS3400 của IBM, dùng cho các tổ chức vừa và nhỏ - Các thông số của hệ thống băng từ TS3100 của IBM Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. Chọn link sau để xem phần triển khai Cluster Tạo đĩa dùng chung cho 2 node Phần tiếp theo: Bước đầu tiên bạn cần 3 máy 2003 - 1 máy Domain controller - 2 máy node1, node2 làm cluster - Các máy được cài trên VMWare Sau khi đã cài đặt và joint Domain xong, Shutdown 2 máy node1, node2 và tiến hành thực hiện các bước sau đây để đi xây dựng bộ đĩa dùng chung cho 2 node. 1. Trên Node1, bạn chọn Edit vỉtual machine settings, chọn add để tiến hành gắn thêm các ổ cứng ảo, những ổ này sẽ làm đĩa dùng chung để lưu database. Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 2. Nhấn Next qua bước tiếp theo 3. Chọn Harddisk, Next. 4. Chọn Create a new virtual disk, Next. 5. Chọn SCSI, để tạo đĩa cho cluster bạn bắt buộc phải dùng đĩa SCSI. 6. Nhập dung lượng cho đĩa đầu tiên, phần này sẽ làm đĩa Quorum, lưu thông tin trao đổi giữa 2 node. 7. Chọn Browse, xác định vị trí đặt đĩa ảo. 8. Đặt tên cho đĩa ảo đầu tiên là Quorum.vmdk, chọn Open 9. Nhấn Advanced, Check vào mục Independent, bạn chú ý Virtual device node, pnần này xác định vị trí đĩa ảo trên card SCSI là 1:1 10. Nhấn Finish 11. Đĩa ảo dùng chung đầu tiên đã được tạo như hình. 12. Tương tự bạn tiếp tục tạo thêm một đĩa ảo thứ 2 có dung lương là 1GByte, đĩa này dùng để lưu database của ứng dụng, vd: Mail, SQL,.. 13. Đĩa được đặt tên là resource1.vmdk 14. Tương tự bạn tiếp tục tạo thêm một đĩa ảo thứ 3 có dung lương là 5GByte 15. Đĩa được đặt tên là resource2.vmdk 16. 3 đĩa được tạo như hình dưới, bạn lần lượt chọn Remove để gỡ bỏ 3 đĩa này. Đừng lo, thông tin của những đĩa này vẫn còn lưu trong file cấu hình. 17. Nhấn OK là xong 18. Bạn mở thư mục chứa máy ảo node1, edit tập tin cấu hình có đuôi vmx bằng Notepad Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 19. Bạn quan sát phần văn bản được chọn, đây là thông tin về các ổ đĩa ảo được tạo ra trước đó. 20. Phần văn bản này được soạn lại như sau: Bạn copy phần văn bản này, sau đó lưu file lại. 21. Bạn mở thư mục chứa máy ảo node2, edit tập tin cấu hình có đuôi vmx bằng Notepad Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 22. Chọn đoạn văn bản như sau 23. Paste đoạn văn bản đã soạn trên Node1 vào đây. Save và đóng văn bản lại. 24. KHởi động node1, My computer, chọn manage 25. Check vào 3 ổ đĩa mới mà máy vừa nhận dạng được. Ảnh này đã được chỉnh nhỏ lại. Bạn vui lòng nhấn vào dòng này để hiện kích thước gốc. Kích thước gốc của ảnh là 724x478, dung lượng 58KB. 26. Bạn không nên convert các đĩa này sang dynamic, bỏ chọn. Ảnh này đã được chỉnh nhỏ lại. Bạn vui lòng nhấn vào dòng này để hiện kích thước gốc. Kích thước gốc của ảnh là 722x478, dung lượng 56KB. 27. Nhấn Finish 28. Nhắp phải mouse trên đĩa 1 chọn New Partition 29. Nhấn Next 30. Chọn Extended partition 31. Chấp nhận dung lượng đĩa, nhấn Next 32. Chọn Finish 33. Chọn disk 1, New Logical drive 34. Nhấn Next 35. Chọn Logical drive, Nhấn Next 36. Nhấn Next, chấp nhận hết dung lượng đĩa 37. Chọn kú tự ổ đĩa là Q, Nhấn Next 38. Volume label: nhập quorum, chọn perform a quick format 39. Chọn Finish 40. Đĩa Q đã được tạo ra, bạn tiếp tục tạo ra các đĩa R, S trên 2 ổ còn lại. 41. Khi hoàn tất, mở My Computer để quan sát các ổ đĩa. 42. Khởi động Node2, My computer, chọn manage 43. Nhắp phải mouse trên disk 1, chọn Change drive letter, chọn Add 44. Chọn ổ đĩa Q, chọn OK 45. Tương tự, tạo ra đĩa R trên disk 2 Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. Đang được chỉnh sửa Network design: Clustering - phần 2: Windows sever 2003 Clustering Bạn kiểm tra lại địa chỉ IP trên 2 Node, Mỗi máy cần 2 LAN card, - 1 đặt tên Public: dùng nối với mạng bên ngoài và - 1 là Privare dùng cho 2 node trao đổi các thông tin trạng thái Chú ý: tên của 2 card trên 2 máy đặt phải giống nhau Trong bài này không triển khai card HBA vì đĩa dùng chung là đĩa ảo coi như đã được cấu hình và kết nối đến 2 Node 1. Kiểm tra tên connection trên 2 node 2. Đặt IP trên card Public của node1 3. Đặt IP trên card Private của node1 4. Đặt IP trên card Public của node2 5. Đặt IP trên card Private của node2 6. Trên 2 node, mở My computer,kiểm tra lại các ổ đĩa. 7. Administrative tools, mở Cluste administrator, chọn New cluster 8. Nhấn Next 9. Nhập tên cluster, ví dụ : cluster-1, nhấn Next 10. Nhận tên máy đầu tiên trong cluster, ví dụ: node1 11. Quá trình kiểm tra thông tin cấu hình có đáp ứng triển khai cluster trước khi cài. 12. Nhập địa chỉ IP cho cluster 13. Chọn Quorum, chọn đĩa Q, đây là đĩa dùng chung cho 2 node chứa các thông tin cluster. 14. Quá trình tạo cluster được thực hiện. 15. Nhấn Finish để kết thúc 16. Các tài nguyên của cluster 17. Trạng thái các card 18. Chọn New để tạo thêm node thứ 2 trong cluster 19. Nhấn Next 20. Nhập tên node2, nhấn Next 21. Phân tích cấu hình trên Node 2 22. Nhập mật khẩu quản trị 23. Nhấn Finish để kết thúc 24. Node 2 đã được thêm vào, tài nguyên đang do node 1 nắng giữ vì node này đang ở trạng thái Active 25. Node 2 đang ở trạng thái Pasive 26. Nhắp phải mouse trên card Private, chọn Properties 27. Chọn Internal cluste communication only 27. tương tự, trên card Public, chọn Client access only Còn nữa: ứng dụng cluster để triển khai DHCP DHCP Clustering Phần tiếp theo chúng ta sẽ triển khai dịch vụ DHCP trên cluster 1. Bạn đổi tên đĩa R thành đĩa DHCP disk. Chọn New Resource để tạo ra các tài nguyên cho cluster Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 2. Ressource Type: chọn IP Address, Name:nhập một cái tên, ví dụ: DHCP Ip address Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 3. Chọn node 1, node 2, nhấn add. Next qua bước tiếp theo Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 4. Chọn DHCP Disk, Next qua bước tiếp theo Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 5. Nhập địa chỉ cho server DHCP, chọn public Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 6. Đặt một cái tên cho dịch vụ Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 7. Chọn 2 node, add Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 8. Nhập một các tên, ví dụ: DHCP name Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 9. Nhấn Ok Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 10. Chọn DHCP service, Bring online Nhấn vào dòng này để thu nhỏ kích thước ảnh. 11. Tiến hành cấu hình cho ứng dụng cluster Ảnh này đã được chỉnh nhỏ lại. Bạn vui lòng nhấn vào dòng này để hiện kích thước gốc. Kích thước gốc của ảnh là 703x408, dung lượng 46KB. 12. Chọn DHCP service Ảnh này đã được chỉnh nhỏ lại. Bạn vui lòng nhấn vào dòng này để hiện kích thước gốc. Kích thước gốc của ảnh là 701x408, dung lượng 41KB. 13. Chọn Yes Ảnh này đã được chỉnh nhỏ lại. Bạn vui lòng nhấn vào dòng này để hiện kích thước gốc. Kích thước gốc của ảnh là 701x411, dung lượng 41KB. 14. Resource type: chọn DHCP service Ảnh này đã được chỉnh nhỏ lại. Bạn vui lòng nhấn vào dòng này để hiện kích thước gốc. Kích thước gốc của ảnh là 705x410, dung lượng 49KB. 15. Chọn advanced propertier Ảnh này đã được chỉnh nhỏ lại. Bạn vui lòng nhấn vào dòng này để hiện kích thước gốc. Kích thước gốc của ảnh là 703x408, dung lượng 44KB. 16. Chọn Depndencies, Modify... 17. Chọn tất cả các thành phần, nhấn nút mũi tên, chọn OK 18. Nhấn OK qua bước tiếp theo 19. Nhấn Next 20. Finish để kết thúc 21. Chọn DHCP, Bring online Bạn tiến hành Cài DHCP trên 2 Node1 và Node 2 Tiến hành cấu hình Scope DHCP cho Node nào đang nắm giữ tài nguyên trong cluster. Bạn có thể thử DHCP bằng cách dùng Client xin cấp mới 1 IP, shutdown Node đang active, sau đó máy client xin cấp mới IP nếu được là thành công. Phần bài viết về Cluster đến đây chấm dứt, chúc các bạn triển khai thành công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCluster Server tren Windows Server 2003.doc
Tài liệu liên quan