Tài liệu Chuyển vị đại động mạch với vách liên thất nguyên vẹn kèm cao áp phổi được hồi sức thành công tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện nhi đồng 1: Báo cáo 01 trường hợp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 130
CHUYỂN VỊ ĐẠI ĐỘNG MẠCH VỚI VÁCH LIÊN THẤT NGUYÊN VẸN
KÈM CAO ÁP PHỔI ĐƯỢC HỒI SỨC THÀNH CÔNG TẠI KHOA HỒI
SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1: BÁO CÁO 01 TRƯỜNG HỢP
Trịnh Thanh Lan*, Nguyễn Thu Tịnh**
TÓM TẮT
Chuyển vị đại động mạch là bệnh tim bẩm sinh tím thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Trong số đó, các
trường hợp chuyển vị đại động mạch có vách liên thất nguyên vẹn kèm theo cao áp phổi tồn tại có tỉ lệ tử
vong cao hơn rất nhiều so với một trường hợp chuyển vị đại động mạch đơn thuần mặc dù có những
phương tiện hồi sức hiện đại. Chúng tôi báo cáo một trường hợp sơ sinh 20 ngày tuổi với bệnh lí chuyển vị
đại động mạch có kèm theo cao áp phổi đã được điều trị thành công tại khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi
Đồng 1.
Từ khóa: Chuyển vị đại động mạch.
ABSTRACT
D-TRANSPOSITION OF GREAT ARTERIES WITH INTACT VENTRICULAR SEPTUM
PULMONARY HYPERTENSION AT NEONATAL INTENSIVE C...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển vị đại động mạch với vách liên thất nguyên vẹn kèm cao áp phổi được hồi sức thành công tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện nhi đồng 1: Báo cáo 01 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 130
CHUYỂN VỊ ĐẠI ĐỘNG MẠCH VỚI VÁCH LIÊN THẤT NGUYÊN VẸN
KÈM CAO ÁP PHỔI ĐƯỢC HỒI SỨC THÀNH CÔNG TẠI KHOA HỒI
SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1: BÁO CÁO 01 TRƯỜNG HỢP
Trịnh Thanh Lan*, Nguyễn Thu Tịnh**
TÓM TẮT
Chuyển vị đại động mạch là bệnh tim bẩm sinh tím thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Trong số đó, các
trường hợp chuyển vị đại động mạch có vách liên thất nguyên vẹn kèm theo cao áp phổi tồn tại có tỉ lệ tử
vong cao hơn rất nhiều so với một trường hợp chuyển vị đại động mạch đơn thuần mặc dù có những
phương tiện hồi sức hiện đại. Chúng tôi báo cáo một trường hợp sơ sinh 20 ngày tuổi với bệnh lí chuyển vị
đại động mạch có kèm theo cao áp phổi đã được điều trị thành công tại khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi
Đồng 1.
Từ khóa: Chuyển vị đại động mạch.
ABSTRACT
D-TRANSPOSITION OF GREAT ARTERIES WITH INTACT VENTRICULAR SEPTUM
PULMONARY HYPERTENSION AT NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT OF CHILDREN
HOSPITAL I: A CASE REPORT
Trinh Thanh Lan, Nguyen Thu Tinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 130 – 135
Transposition of the great arteries (d-TGA) is the most common cyanosis heart disease in newborns.
Especially, d-TGA with an intact ventricular septum and persistent pulmonary hypertension has a higher
mortality rate in comparison with the simple d-TGA in spite of modern therapies. We report a case of 20 day
- old baby with d-TGA with the intact ventricular septum and persistent pulmonary hypertension who was
treated successfully in Neonatal Intensive Care Unit in Children’s Hospital 1.
Keywords: Transposition of the great arteries (d-TGA).
ĐẠI CƯƠNG
Tím là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ
sinh. Tím trung ương được xác định khi có tím
cả đầu chi, môi và niêm mạc. Triệu chứng tím
trung ương xuất hiện là do sự tăng nồng độ
hemoglobin khử trong máu trên 3 - 5 g/dL hay
do có hemoglobin bất thường. Bệnh lý đường hô
hấp là nguyên nhân gây tím thường gặp nhất ở
trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó các bệnh lý tim bẩm sinh
tím và cao áp phổi tồn tại ở trẻ sơ sinh cũng rất
thường gặp. Test oxy thường được dùng để
phân biệt nguyên nhân tím do tim hay phổi. Nếu
PaO2 của bệnh nhân sau khi thở O2 với FiO2
100% 10 - 20 phút tăng cao trên mức 150 mmHg
thì nguyên nhân thường tại phổi. Bên cạnh đó,
bất kì một trẻ nào đến với tình trạng tím cũng
đều phải được bắt mạch tứ chi để loại trừ hẹp eo
hay đứt đoạn động mạch chủ cũng như đo SpO2
tay phải và chân để định hướng nguyên nhân
sớm hơn. Đây chính là test shunt phải-trái giúp
phân biệt một tình trạng cao áp phổi với tim bẩm
sinh tím. Nếu như có sự chênh lệch trên 5% giữa
SpO2 trước ống và sau ống động mạch thì
thường định hướng một tình trạng cao áp phổi(4).
Chuyển vị đại động mạch là một trong
những bệnh tim bẩm sinh tím thường gặp nhất ở
trẻ sơ sinh, chiếm tần suất 5 - 7% tim bẩm sinh
với tỉ lệ nam: nữ khoảng 3:1. Động mạch chủ
*Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, **Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM.
Tác giả liên lạc: TS. BS Nguyễn Thu Tịnh, ĐT: 0937911277, Email: tinhnguyen@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 131
xuất phát từ thất phải và động mạch phổi xuất
phát từ thất trái dẫn đến tách biệt của hai hệ tuần
hoàn chủ và phổi. Máu oxy hóa tốt chỉ luân
chuyển trong vòng tuần hoàn phổi trong khi đó
máu đến cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể
lại được oxy hóa rất kém. Điều này sẽ được cải
thiện nếu như có sự pha trộn máu giữa hai hệ
tuần hoàn nhờ vào một số dị tật đi kèm như
thông liên thất, thông liên nhĩ, lỗ bầu dục hay tật
còn ống động mạch(18). Nếu không được điều trị,
chuyển vị đại động mạch sẽ dẫn đến tử vong
trong vòng 1 tháng đầu đời. Phẫu thuật triệt để
bệnh lý này để chuyển các động mạch về vị trí
ban đầu có tỉ lệ tử vong khoảng 2 - 5% và tiên
lượng sống còn lâu dài cũng rất thay đổi(13,15).
Trong trường hợp chuyển vị đại động mạch
với vách liên thất nguyên vẹn sẽ không có hoặc
có rất ít sự pha trộn này khiến cho máu đến mô
bị thiếu oxy một cách trầm trọng. Do đó bệnh
nhân chuyển vị đại đông mạch với vách liên thất
nguyên vẹn sẽ biểu hiện lâm sàng tím rất sớm
trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nếu như không
có các dị tật thông liên nhĩ, tồn tại lỗ bầu dục hay
còn ống động mạch đi kèm. Tuy nhiên hiện nay
với các phương pháp điều trị hiện tại thì các
bệnh nhân chuyển vị đại động mạch có tiên
lượng tốt hơn(11). Phương pháp hồi sức trước mổ
đối với một trường hợp chuyển vị đại đông
mạch trong thời kì sơ sinh là sử dụng
prostaglandins để giữ ống động mạch và làm
thủ thuật Raskind làm thủng vách liên nhĩ bằng
bóng để duy trì sự pha trộn máu giữa hai hệ
tuần hoàn(19).
Cao áp phổi tồn tại ở trẻ sơ sinh, là tình trạng
xảy ra do sự co thắt và tăng kháng lực mạch máu
phối, dẫn đến sự hình thành shunt phải-trái qua
ống động mạch hoặc lỗ bầu dục nếu chúng còn
tồn tại. Cao áp phổi tồn tại có thể nguyên phát
hoặc thứ phát do các bệnh lý như nhiễm trùng
huyết, viêm phổi hít phân su, thoát vị hoành
bẩm sinh hay bệnh tim bẩm sinh v.v(4).
Cao áp phổi tồn tại xảy ra với tần suất 3 -
12% tất cả các trường hợp chuyển vị đại động
mạch và 1-3% trẻ có chuyển vị đại động mạch
với vách liên thất nguyên vẹn(9,19). Tình trạng này
dù hiếm gặp nhưng tỉ lệ tử vong rất cao do tình
trạng thiếu oxy máu kéo dài và nặng nề(8,14,16,19).
Cơ chế của chuyển vị đại động mạch với vách
liên thất nguyên vẹn kèm với cao áp phổi rất
phức tạp và chưa được giải thích rõ ràng(14,19).
Maeno và cộng sự đã cho thấy vách liên nhĩ còn
nguyên vẹn và ống động mạch nhỏ khi còn
trong tử cung liên quan chặt chẽ đến việc thiếu
oxy máu sau khi sanh và gây tử vong sớm(16).
Điều này có thể liên quan đến sự biến đổi cấu
trúc các tiểu động mạch phổi do tăng lưu lượng
máu và áp suất trước khi sanh, cuối cùng dẫn
đến sự tiến triển của bệnh lý mạch máu phổi và
cao áp phổi tồn tại trên trường hợp chuyển vị đại
động mạch với vách liên thất nguyên vẹn. Giải
phẫu bệnh lý nhu mô phổi của những đứa trẻ bị
bệnh lý chuyển vị đại động mạch với vách liên
thất nguyên vẹn có cao áp phổi cho thấy sự tăng
sinh lớp áo trong gây bít tắc và làm hẹp lòng
mạch máu phổi(14). Sau khi sanh, sự oxy hóa máu
kém và toan hóa máu sẽ càng làm cho tình trạng
co thắt mạch máu phổi ngày càng trầm trọng
hơn nữa và càng làm tăng kháng lực mạch máu
phổi(6).
Hiện nay các biện pháp điều trị cao áp
phổi tồn tai bao gồm thông khí cơ học, hỗ trợ
oxy, tối ưu hóa huyết áp, an thần phù hợp và
dãn mạch máu phổi, trong đó chính yếu là thở
khí NO. Thuốc dãn mạch máu phổi được đánh
giá rất hiệu quả đối với một số trường hợp cao
áp phổi với vách liên thất nguyên vẹn. Mặc dù
khí NO là lựa chọn đầu tay cho các trường
hợp cao áp phổi tồn tại, tuy nhiên có 30%
trường hợp không đáp ứng(7,19). Những trường
hợp nặng như vậy tỉ lệ tử vong có thể lên đến
50%. Sildenafil chất ức chế 5
phosphodiesterase, có thể giúp cải thiện oxy
máu(20) và là biện pháp hỗ trợ nếu thất bại với
khí NO. Prostacyclin cũng là một chất dãn
mạch phổi quan trọng trong giai đoạn sau
sinh. Các nghiên cứu đã cho thấy iloprost, một
prostacylin tổng hợp, rất hiệu quả trong cao
áp phổi tồn tại(4,5). Cuối cùng, chạy tuần hoàn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 132
ngoài cơ thể (ECMO) là lựa chọn cuối cùng
cho các trường hợp không đáp ứng với các
thuốc dãn mạch phổi trên.
Bảng 1. Bảng tổng kết một số phương pháp điều trị và kết quả đạt được đối với các trường hợp chuyển vị đại
động mạch với vách liên thất nguyên vẹn kèm cao áp phổi
Tác giả Năm Số
bệnh
nhân
BAS/BAH PGE1 iNO Sildenafil/
Bosentan
ECMO Phẫu thuật
sửa chữa
Kết quả
phẫu thuật
Theo dõi
Hawker
(Error!
Reference source not
found.)
1974 4 4/1 0 0 Không 0 2A/2N 1Sống
/3Chết
Mất dấu
Dick
(Error! Reference
source not found.)
1981 2 2b/1 1 0 Không 0 1A/1N 2Chết Không
Chang
(Error!
Reference source not
found.)
1991 2 2/0 2 0 Không 0 2ASO 2Sống 2Sống (2tháng)
Kumar
(8)
1993 3 3b/2 3 0 Không 0 2A/2ASO 3Chết Không
Luciani
(11)
1996 2 2b/0 2 2c Không 2c 2ASO 2Sống 1Sống/1Chết
El-segaier
(Error!
Reference source not
found.)
2005 3 3b/0 3 3c Không 0 3ASO 3Sống 3 Sống
Jaillard
(5)
2005 1 1/0 1 1 Không 1 1ASO 1Sống 1Sống (10tháng)
Roofthooft
(6)
2006 14 13/0 14 11 Không 0 10ASO/4N 10Sống 10 sống
Goissen
(10)
2008 2 2 2 2 Có/Có d 0 2ASO 2Sống 1Sống (theo dõi
trong 4 năm)
Karimi
(8)
2014 1 1 1 1 Không 0 1ASO 1Sống 1 Sống (1tháng)
BAS: balloon atrial septostomy, BAH: Blalock-Hanlon atrial septectomy, A: atrial switch operation, ASO: arterial switch
operation, N: none, PGE1: prostaglandins E1, iNO: inhaled nitric oxide, ECMO: extracorporeal membrane oxygenation.
a: Bệnh nhân chỉ làm thủ thuật BAH. b: Làm nhiều thủ thuật để làm thủng vách liên nhĩ.
c: Điều trị hỗ trợ trước và sau phẫu thuật. d: Điều trị trước phẫu thuật.
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP
Bé Phạm Quốc H., nam, sinh ngày 26/2/2016,
nhập viện Nhi Đồng 1 lúc 12g30 ngày 16/3/2016,
lúc 20 ngày tuổi. PARA 1001, thai kì diễn tiến
bình thường, sanh thường, 39 tuần, sau sanh
nằm với mẹ, hậu sản 4 ngày, tiền căn ghi nhận
nhiều lần tím người, tay và môi khi khóc, sau đó
tự hết.
Bé được bệnh viện Hóc Môn chuyển với
chẩn đoán Viêm phổi nặng, theo dõi Tim bẩm
sinh. Sáng ngày nhập viện bé ọc sữa khi đang
bú, khóc thét, đừ, tím tái, tay chân lạnh, đến
khám và nhập BV Hóc Môn. Tại BV Hóc Môn
em được đặt nội khí quản và chuyển BV Nhi
đồng 1 trong tình trạng tím/bóp bóng.
Khám lâm sàng lúc nhập viện: CN 3kg, NĐ
370C, M 120 lần/phút. Em nằm yên, đừ, môi tím/
bóp bóng, SpO2 80 - 82%, móng chân tím, chi ấm
vừa, mạch tứ chi rõ. Tim đều 120 lần/phút, T2
mạnh, không âm thổi. Lồng ngực nâng theo nhịp
bóp bóng, phế âm đều 2 bên, sau đó được thở
máy với FiO2 100%. Bụng mềm, gan lách không
sờ chạm. Hình thể ngoài bình thường, không ghi
nhận các dị tật bẩm sinh khác. Tại cấp cứu em
được xử trí với kháng sinh, Dopamin, bù dịch
tích cực với normal saline. Tình trạng toan
chuyển hóa nặng (pH 6,7, pCO2 29,6, pO2 68,2,
HCO3- 4,3, BE -30) được giải quyết bằng bù toan
với Natri bicarbonate, và truyền huyết tương
tươi đông lạnh do có rối loạn đông máu. X-
quang viêm xẹp tiểu phân thùy vùng đáy phổi
trái, không tràn khí màng phổi, bóng tim bình
thường, tăng tuần hoàn phổi. Một điểm đáng
lưu ý là SpO2 rất dao động, lúc cao, lúc thấp, lúc
em hồng SpO2 đạt 95 - 100%. BS nghi ngờ em có
tình trạng Tim bẩm sinh kèm theo cao áp phổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 133
Em được chuyển lên khoa hồi sức sơ sinh sau
gần 12 giờ điều trị tại cấp cứu.
Lúc nhập hồi sức sơ sinh (16/3): Em nằm yên,
môi tím/ thở máy, SpO2 82 - 86%, tim đều rõ, phế
âm đều 2 bên. Em tiếp tục được giải quyết tình
trạng toan chuyển hóa và tăng liều vận mạch.
Ngày tiếp theo, diễn tiến của em xấu dần: lừ đừ,
tím/ thở máy, SpO2 43 - 46%, Huyết áp động
mạch trung bình xâm lấn # 43 mmHg, mạch rõ
vừa, đều, thời gian phục hồi màu da # 3 giây, tim
đều 136l/ph, không âm thổi, phế âm đều 2 bên,
bụng mềm, gan lách không to, cường cơ giảm.
Em không đáp với điều trị kháng sinh,
Dopamin, Dobutamin, bù toan, truyền dịch. Lúc
8:50 ngày 17/3, tím nặng và tim chậm dần và rời
rạc dần, lúc này em được sử dụng thêm
Ilomedin với liều 2 μg bơm qua nội khí quản và
Sildenafil 1mg/kg liều đầu bơm qua ống thông
dạ dày. Sau xử trí, em tím/ thở máy, tim đều
142l/ph, SpO2 tay phải 63%, SpO2 chân 91%, phế
âm đều. Kết quả siêu âm tim ngay lúc này (tại
giường): D-TGA, PFO 2mm shunt T-P, PDA
4mm shunt T-P, PAPs 40mmHg. Bác sĩ tim mạch
đề nghị dùng Prostaglandin E1 và hội chẩn
thông tim làm thủ thuật Rashkind cấp cứu cho
bé. Sau khi được làm thủ thuật Rashkind, tình
hình em cải thiện: chi ấm, mạch rõ, SpO2 90%,
tim đều 140l/ph. Chiều cùng ngày bé được phẫu
thuật cấp cứu điều trị triệt để TGA-IVS-PDA-
ASD(BAS). Sau thời gian 07 ngày nằm hậu phẫu,
bé được chuyển khoa Tim mạch, sau đó được
xuất viện từ khoa Tim mạch sau 04 ngày điều trị
(ngày 1/4/2016).
BÀN LUẬN
Như đã nói ở trên, tím là một triệu chứng
rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi tiếp cận một
trẻ sơ sinh tím, chúng ta cần tiếp cận một cách
toàn diện để tìm ra và giải quyết nguyên nhân.
Đối với các nguyên nhân thường gặp nhất như
bệnh lý hệ hô hấp, tim bẩm sinh tím và cao áp
phổi tồn tại, có thể thực hiện ngay cách test
đơn giản để định hướng chẩn đoán. Như
trong trường hợp này, mặc dù được thở máy
với FiO2 100% nhưng PaO2 trong kết quả khí
máu động mạch không bao giờ trên 100mmHg
kèm với tổn thương phổi trên X quang không
nhiều giúp ta ít nghĩ đến nguyên nhân hô hấp
mà hướng đến nhóm bệnh lý tim bẩm sinh và
cao áp phổi nhiều hơn. Hơn nữa, bé có một
tình trạng tím rất dao động, SpO2 từ 80 -
100%, diễn tiến ngày càng xấu hơn, có lúc
SpO2 chỉ 43% kèm với có lúc ghi nhận bé tím
phân biệt nghịch đảo, SpO2 ở tay phải (trước
ống động mạch) là 63% trong khi SpO2 ở chân
là 91%. Tình huống này đã được y văn ghi
nhận trong trường hợp chuyển vị đại động
mạch với vách liên thất còn nguyên vẹn có
shunt qua ống động mạch kèm theo cao áp
phổi tồn tại(21). Như vậy, chỉ bằng các test đơn
giản và đặc điểm lâm sàng đặc trưng của từng
bệnh lý, chúng ta đã có thể định hướng ban
đầu chẩn đoán, để có thể có hướng xử trí ban
đầu thích hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tiếp
cận ban đầu, còn nhiều hạn chế và có các
ngoại lệ trong một vài trường hợp, nên trước
tình huống này, siêu âm tim được xem như
tiêu chuẩn vàng để xác định.
Với kết quả siêu âm: D.TGA, PFO 2mm
shunt T-P, PDA 4mm shunt T-P, PAPs
40mmHg như vậy chúng ta đã xác định được
chẩn đoán. Với một tình trạng chuyển vị đại
động mạch với vách liên thất nguyên vẹn như
trường hợp này, và lỗ bầu dục kích thước nhỏ,
cần làm thủ thuật Rashkind để làm thủng vách
liên nhĩ, duy trì sự thông thương máu giữa hai
hệ tuần hoàn để đảm bảo sự oxy hóa máu nuôi
cơ thể. Bệnh nhi này đã được làm thủ thuật
Rashkind ngay khi có chẩn đoán. Một biện
pháp nữa cũng có thể được thực hiện là dùng
prostagladin E1 để duy trì sự tồn tại của ống
động mạch, tuy nhiên do một vài điều kiện
khách quan nên chưa được thực hiện trên
bệnh nhân này. Nếu như không được điều trị,
chuyển vị đại động mạch có thể dần đến suy
tim và tử vong trong vòng vài tuần nhưng
hiện nay nhờ có các biện pháp điều trị này,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 134
bệnh nhân chuyển vị đại động mạch có tiên
lượng tốt hơn(2).
Tuy nhiên, ở bệnh nhi này, do tình trạng
thiếu oxy máu kéo dài và toan hóa máu nặng đã
thúc đẩy bệnh nhi vào cơn cao áp phổi nặng
khiến tình hình diễn tiến nặng nề hơn, SpO2
giảm dần, tim rời rạc. Lúc này, bên cạnh các điều
trị hỗ trợ như ổn định thân nhiệt, thở máy, an
thần, vận mạch, điều chỉnh toan chuyển hóa, bác
sĩ lâm sàng đã kịp thời quyết định dùng thuốc
dãn mạch máu phổi. Thuốc được sử dụng là
iloprost và sildenafil, lâm sàng ngay lập tức được
cải thiện nhanh chóng: tim đều trở lại 142
lần/phút, SpO2 cải thiện hơn. Iloprost là một
prostacyclin tổng hợp, rất hiệu quả trong điều trị
cao áp phổi(4,5). Mặc dù vậy, theo các báo cáo gần
đây, việc sử dụng iloprost trên trẻ sơ sinh còn
nhiều hạn chế về mặt chứng cứ cũng như liều sử
dụng cho trẻ sơ sinh cũng chưa được xác định
chính xác(17). Việc sử dụng iloprost bơm qua nội
khí quản hay phun khí dung cũng giúp hạn chế
được các tác dụng phụ toàn thân của iloprost,
đặc biệt là hạ huyết áp(5). Sildenafil là một chất
giãn mạch máu phổi chọn lọc nhờ tác dụng ức
chế phosphodiesterase type 5, đã được ghi nhận
hiệu quả trong cao áp phổi tồn tại(1,3,7,10,12).
KẾT LUẬN
Đối với một trường hợp sơ sinh tím, cần
nhanh chóng tiếp cận hợp lí bằng các phương
pháp đơn giản như bắt mạch tứ chi, test oxy và
đo SpO2 tay phải và chân (trước và sau ống
động mạch) để xác định sớm nguyên nhân để có
hướng điều trị phù hợp. Siêu âm tim cần được
thực hiện sớm trong mọi trường hợp.
Trường hợp chuyển vị đại động mạch với
vách liên thất nguyên vẹn, cần xử trí ngay với
prostagladin truyền tĩnh mạch và thực hiện ngay
thủ thuật Rashkind nếu được để duy trì sự trộn
máu giữa hai hệ tuần hoàn để đảm bảo máu
nuôi cơ thể được oxy hóa tốt hơn.
Chuyển vị đại đông mạch với vách liên thất
nguyên vẹn có kèm theo cao áp phổi, ngoài việc
xử trí với các biện pháp trên, cần ổn định tốt
bệnh nhân với hỗ trợ hô hấp, thân nhiệt, huyết
động, an thần tốt. Các thuốc dãn mạch máu phổi
như iloprost và sildenafil nên được sử dụng sớm
nếu điều kiện cho phép.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahsman MJ et al (2010), Sildenafil exposure in neonates with
pulmonary hypertension after administration via a nasogastric
tube. Pediatrics. 1468-2052.
2. Avila-Alvarez A et al (2013). Inhaled iloprost as a rescue therapy
for transposition of the great arteries with persistent pulmonary
hypertension of the newborn. Pediatrics, 1432-1971.
3. Baquero H et al (2006). Oral sildenafil in infants with persistent
pulmonary hypertension of the newborn: a pilot randomized
blinded study. Pediatrics, 1098-4275.
4. Concheiro Guisan AF, Sousa Rouco C et al (2005). Inhaled
iloprost: a therapeutic alternative for persistent pulmonary
hypertension of the newborn. An Pediatr (Barc), 63: 175–176.
5. De Luca DF, Zecca E et al (2007). Iloprost as 'rescue' therapy for
pulmonary hypertension of the neonate. Pediatr Anesth, 17:
393–403.
6. El-Segaier M., Hellstrom-Westas L et al (2005). Nitric oxide in
neonatal transposition of the great arteries. Acta Paediatr; 94(7):
912-6.
7. Garcia ME et al (2003). Sildenafil in the treatment of pulmonary
hypertension]. Print, 1695-4033.
8. Goissen C et al (2008). Persistent pulmonary hypertension of the
newborn with transposition of the great arteries: successful
treatment with bosentan. Print, 0340-6199.
9. Jaillard S et al (2005). Preoperative ECMO in transposition of the
great arteries with persistent pulmonary hypertension. Electronic,
1552-6259.
10. Karatza AA et al (2004). Treatment of primary pulmonary
hypertension with oral sildenafil. Print, 0025-7931.
11. Karimi M et al (2015). Persistent Pulmonary Hypertension in a
Neonate With Transposition of Great Arteries and Intact
Ventricular Septum: A Case Report and Review of the
Literature. Electronic, 2150-136X.
12. Keller RL et al (2004). Treatment of rebound and chronic
pulmonary hypertension with oral sildenafil in an infant with
congenital diaphragmatic hernia. Print, 1529-7535.
13. Konstantinov IE et al (2004). Atrial switch operation: past,
present, and future. Print, 0003-4975.
14. Kumar A et al (1993). Pulmonary vascular disease in neonates
with transposition of the great arteries and intact ventricular
septum. British Heart Journal,. 69(5): p. 442-445.
15. Luciani GB, Chang VA et al (1996). Surgical repair of
transposition of the great arteries in neonates with persistent
pulmonary hypertension. Print 0003-4975.
16. Maeno YV et al (1999). Prenatal features of ductus arteriosus
constriction and restrictive foramen ovale in d-transposition of
the great arteries. Print, 0009-7322.
17. Mulligan C. and Beghetti M (2012). Inhaled iloprost for the
control of acute pulmonary hypertension in children: a
systematic review. Pediatr Crit Care Med, 13:472-480.
18. Park MK (2007). Park's Pediatric Cardiology for Practitioners, ed. 6.
https://books.google.com.vn/books/about/Pediatric_Cardiology_for_Pra
ctitioners.html?id=4jee0ndqz0gC&redir_esc=y.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 135
19. Roofthooft, M.T et al (2007), Persistent pulmonary hypertension of the
newborn with transposition of the great arteries. Electronic, 1552-6259.
20. Steinhorn RH et al (2009). Intravenous sildenafil in the treatment
of neonates with persistent pulmonary hypertension. Electronic,
1097-6833.
21. Tricia LG et al (2004). Neonatology: management, procedures,
on-call problems, diseases, and drugs, ed. 25.
Ngày nhận bài báo: 14/06/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/07/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_vi_dai_dong_mach_voi_vach_lien_that_nguyen_ven_kem_ca.pdf