Tài liệu Chuyển ngữ bảng câu hỏi chuyên biệt khảo sát chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân ADDISON AddiQoL-30: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 65
CHUYỂN NGỮ BẢNG CÂU HỎI CHUYÊN BIỆT KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN ADDISON
AddiQoL-30
Trần Thị Ngọc Anh*, Trần Quang Khánh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Suy thượng thận nguyên phát và thứ phát gây suy giảm tình trạng sức khỏe chủ quan
của người bệnh. Sự ra đời của bảng câu hỏi AddiQoL-30 giúp đánh giá các thay đổi về chât lượng cuộc
sống trên các đối tượng bệnh nhân Addison.
Mục tiêu: Chuyển ngữ để thích ứng văn hóa bảng câu hỏi chuyên biệt khảo sát chất lượng cuộc
sống trên bệnh nhân Addison AddiQoL-30.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bảng câu hỏi AddiQoL-30 gốc được chuyển ngữ theo
hướng dẫn của Guillemin và Beaton. Giai đoạn 1 dịch xuôi bảng câu hỏi từ Tiếng Anh sang Tiếng
Việt. Giai đoạn 2 tổng hợp bản dịch để thống nhất một bản dịch xuôi sử dụng cho giai đoạn 3 dịch
ngược trở lại ngôn ngữ ban đầu. Giai đoạn 4, một hội đồng tổng hợp, so sánh bản gốc và các bản dịch
...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển ngữ bảng câu hỏi chuyên biệt khảo sát chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân ADDISON AddiQoL-30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 65
CHUYỂN NGỮ BẢNG CÂU HỎI CHUYÊN BIỆT KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN ADDISON
AddiQoL-30
Trần Thị Ngọc Anh*, Trần Quang Khánh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Suy thượng thận nguyên phát và thứ phát gây suy giảm tình trạng sức khỏe chủ quan
của người bệnh. Sự ra đời của bảng câu hỏi AddiQoL-30 giúp đánh giá các thay đổi về chât lượng cuộc
sống trên các đối tượng bệnh nhân Addison.
Mục tiêu: Chuyển ngữ để thích ứng văn hóa bảng câu hỏi chuyên biệt khảo sát chất lượng cuộc
sống trên bệnh nhân Addison AddiQoL-30.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bảng câu hỏi AddiQoL-30 gốc được chuyển ngữ theo
hướng dẫn của Guillemin và Beaton. Giai đoạn 1 dịch xuôi bảng câu hỏi từ Tiếng Anh sang Tiếng
Việt. Giai đoạn 2 tổng hợp bản dịch để thống nhất một bản dịch xuôi sử dụng cho giai đoạn 3 dịch
ngược trở lại ngôn ngữ ban đầu. Giai đoạn 4, một hội đồng tổng hợp, so sánh bản gốc và các bản dịch
để thống nhất ra bản dịch thử nghiệm (Bản Prefinal). Bản prefinal được thử nghiệm trong giai đoạn 5
trên 20 bệnh nhân suy thượng thận do thuốc để hoàn thiện bản dịch.
Kết quả: Gia đoạn dịch xuôi đạt được đồng thuận cao trong ngôn từ giữa hai bản dịch. Giai đoạn
tổng hợp giúp thống nhất các khác biệt giữa hai bản dịch. Dịch ngược góp phần khuếch đại những từ
ngữ chưa rõ ràng. Hội đồng đánh giá làm nhiệm vụ hiệu chỉnh và thống nhất các bản dịch để tạo
thành bản Prefinal. Phiên bản Prefinal thử nghiệm trên 20 bệnh nhân suy thượng thận mạn do thuốc.
70% bệnh nhân trả lời bảng câu hỏi dễ hiểu và không cần chỉnh sửa. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đầy đủ 30
câu hỏi là 60% (12 người). Câu hỏi bị bỏ trống nhiều nhất là câu 10 (35%).
Kết luận: Quá trình chuyển ngữ bảng câu hỏi AddiQoL-30 được thực hiện theo quy trình được
khuyến cáo. Giai đoạn thử nghiệm cho kết quả tốt, bảng câu hỏi Việt hóa được đánh giá dễ hiểu, dễ
thực hiện bởi 70% đối tượng tham gia.
Từ khóa: AddiQoL, suy thượng thận, chất lượng cuộc sống, chuyển ngữ thích ứng văn hóa
ABSTRACT
CROSS – CULTURAL ADAPTATION OF THE DISEASE – SPECIFIC QUESTIONNAIRE
AddQoL-30
Tran Thi Ngoc Anh, Tran Quang Khanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 65 - 72
Background: Primary and secondary adrenal insufficiency decrease subjective well-being of the
patients. The AddiQoL-30 questionnaire plays a role in estimating changes in quality of life of
Addison patients.
Objective: To cross – culturally adapt the AddiQoL-30 questionnaire.
Method: Five stage cross – cultural adaptation according to Guillemin and Beaton’s guidance. In
the first stage, the questionnaire will be translated from English to Vietnamese by two different
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, **Bộ môn Nội Tiết, Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Ngọc Anh ĐT: 0919498844 Email: ngocanhtran16788@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 66
bilingual translators whose mother tongue is the target language. In the second stage, the forward
translated questionnaire is synthesized to be back – translated in stage 3. In the forth stage, an expert
committee will review all the translations and develop the prefinal version of the questionnaire for field
testing. This prefinal version will be tested in 20 drug-induced adrenal insufficient patients in order to
improve the translation.
Results: In the forward translation, we had a high agreement in wording choices. The stage of
synthesis of translations minimized the difference between two forward-translated questionnaires. The
backward translation helped magnify unclear, misleading words. The expert committee’s role was to
consolidate all the versions of the questionnaire and develop what would be considered the prefinal
version of the questionnaire for field testing. The prefinal version was tested in 20 drug-induced
adrenal insufficiency patients. 70% of these patients answered this version easily. 60% patients
answered all of 30 questions in the questionnaire. In 30 questions, question 10 was left unanswered in
the highest rate (35%).
Conclusion: The cross – cultural adaptation of AddiQoL-30VN was conducted according to
Guillemin and Beaton protocol. The pretest in 20 drug-induced adrenal insufficiency patients showed
good results. Vietnamese version was considered plain and easily understandable.
Keywords: AddiQoL, Adrenal insufficiency, quality of life, cross – cultural adaptation
ĐẶT VẤN ĐỀ
Glucocorticoid (GC) bắt đầu được sử
dụng rộng rãi từ những năm 1940 để điều
trị các bệnh lí viêm nhiễm, bệnh tự miễn và
các bệnh ác tính. Tần suất sử dụng GC
đường uống trong dân số chung thay đổi
theo tuổi, giới và theo quốc gia(1). Tỷ lệ hiện
hành sử dụng GC tại các nước Châu Âu và
Mỹ dao động trong khoảng 0,5% đến 1,2%
(6,9,15,17). Nghiên cứu tại Đài Loan năm 2010(5)
đã báo cáo tỷ lệ suy thượng thận (STT) do
mọi nguyên nhân trong dân số lớn tuổi cao
gấp 6 lần dân số chung. Trong đó, nguyên
nhân STT thứ phát chủ yếu là do ngưng đột
ngột việc điều trị GC, đặc biệt trên các nhóm
đối tượng bệnh nhân lớn tuổi sử dụng kéo
dài GC điều trị bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (COPD).
Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có số
liệu thống kê chính xác về việc sử dụng GC
trong điều trị cũng như tỷ lệ STT do thuốc.
Tuy nhiên, với tình trạng sử dụng bừa bãi
các thuốc không rõ nguồn gốc của bệnh
nhân và sự lạm dụng thái quá các thuốc có
chứa Corticoid của bác sĩ trong điều trị các
bệnh như viêm đường hô hấp, các bệnh lý
về da, dị ứng,số lượng bệnh nhân đến
khám và nhập viện khoa Nội Tiết vì vấn đề
STT mạn tính do thuốc gia tăng đáng kể.
Gần đây, người ta chứng minh được
rằng có sự suy giảm đáng kể tình trạng sức
khỏe chủ quan trên các bệnh nhân STT
nguyên phát và thứ phát bất chấp tuổi, giới,
bệnh đi kèm và nguyên nhân gây
STT(11,16).Đặc biệt, tỷ lệ tử vong trên các đối
tượng này cũng tăng đáng kể(8).
Ngoài ra, người ta còn ghi nhận rằng các
phác đồ bổ sung Corticoid hiện nay đều thất
bại trong việc duy trì tình trạng sức khỏe
chủ quan bình thường cho các đối tượng
bệnh nhân STT mạn(7,11). Lovas và các cộng
sự(12) cùng nhiều báo cáo khác đã cho thấy
có tình trạng giảm sinh khí và nhận thức ở
các bệnh nhân mắc bệnh Addison (bệnh lý
STT nguyên phát) và các bệnh nhân STT thứ
phát đang điều trị hormone thay thế. Trong
đó tình trạng mệt mỏi có thể là dấu hiệu đặc
trưng của STT, và dấu hiệu này vẫn tồn tại
kéo dài cho dù đang bù hormone thay thế.
Vì vậy, việc ra đời bảng câu hỏi chuyên
biệt cho các bệnh nhân Addison (AddiQoL-
30) vào năm 2010(13) được xem như là một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 67
Hai người dịch (T1 và T2)
Một người được giới thiệu về BCH và một người thì không
Dịch sang ngôn ngữ đích
Tổng hợp T1 và T2 thành T-12
Giải quyết những từ ngữ khôang nhất quán
Hai người nói tiếng Anh, Không biết về BCH
Dịch ngược từ bản T-12 thành 2 bản dịch riêng
biệt BT1 và BT2.
Gồm: nhà phương pháp học, chuyên gia ngôn ngữ, các
người dịch, chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe
Đồng thuận, cùng tạo ra bản dịch thử nghiệm (Pre-final)
n = 30 – 40 trả lời BCH;
thăm dò ý kiến về BCH
công cụ hữu ích giúp đánh giá các thay đổi
về chất lượng cuộc sống (CLCS) trên người
trong các thử nghiệm lâm sàng tương lai
cũng như trong quá trình theo dõi thường
quy cho bệnh nhân Addison.
Áp dụng vào thực tế Việt Nam, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu chuyển ngữ bảng
câu hỏi chuyên biệt khảo sát CLCS trên các
bệnh nhân Addison AddiQoL-30 nhằm mục
đích cung cấp công cụ để từ đó đánh giá
CLCS trên các đối tượng STT mạn do thuốc
tại Việt Nam; qua đó cung cấp một cái nhìn
tổng quát về tình trạng CLCS trên nhóm đối
tượng bệnh nhân này và dựa trên đó phần
nào đánh giá hiệu quả của các phác đồ bù
hormone thay thế hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành với
mục tiêu chuyển ngữ để thích ứng văn hóa
bảng câu hỏi AddiQoL-30 từ tiếng Anh sang
tiếng Việt.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Việc chuyển ngữ để thích ứng văn hóa
bảng câu hỏi AddiQoL-30 từ Tiếng Anh
sang Tiếng Việt được thực hiện theo hướng
dẫn của Guillemin(10), Beaton (2,3) và của Tổ
chức Y Tế thế giới(14). Quy trình chuyển ngữ
được tiến hành theo Hình 1.
Giai đoạn 1: Dịch xuôi bảng câu hỏi AddiQoL-
30 từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt.
Bản AddiQoL-30 gốc sẽ được dịch xuôi
thành hai bản T1 và T2 bởi hai người biết
song ngữ với ngôn ngữ mẹ đẻ là Tiếng Việt
và thông thạo Tiếng Anh, bao gồm một
giảng viên bộ môn Nội Tiết và một cử nhân
Tiếng Anh.
Hình 1. Quy trình chuyển ngữ thích ứng văn hóa(2)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 68
Giai đoạn 2: Tổng hợp bản dịch.
Hai người dịch cùng với một thư ký
cùng ngồi tổng kết hai bản dịch xuôi thành
mộtbản dịch thống nhất (T-12).
Giai đoạn 3: Dịch ngược từ Tiếng Việt sang
Tiếng Anh.
Bản dịch xuôi T-12 sau đó được sử dụng
để dịch ngược trở lại ngôn ngữ ban đầu
thành hai bản dịch BT1 và BT2 bởi hai người
Úc gốc Việt.
Giai đoạn 4: Hội đồng đánh giá.
Các bản dịch xuôi – ngược và bản gốc sẽ
được đánh giá, so sánh và đối chiếu với
nhau bởi người nghiên cứu và người hướng
dẫn. Các tiêu chí dùng để so sánh bao gồm:
(1) Tương đương ngữ nghĩa; (2) Tương
đương thành ngữ; (3) Tương đương kinh
nghiệm; và (4) Tương đương khái niệm. Dựa
trên đóhội đồng sẽ đề xuất cách hiệu chỉnh
đối với các từ hoặc các cụm từ khó dịch để
thống nhất cho ra bản dịch trước khi thử
nghiệm, gọi là bản dịch Việt ngữ thử
nghiệm hay phiên bản Prefinal.
Giai đoạn 5: Kiểm tra phiên bản Prefinal
Bản dịch Prefinal được thử nghiệm trên
20 đối tượng bệnh nhân mới được chẩn
đoán hoặc đã được chẩn đoán, đang điều trị
suy thượng thận mạn do thuốc để thăm dò ý
kiến về bản dịch từ đó hoàn thiện bản
dịch.Các bệnh nhân được giới thiệu về bảng
câu hỏi, và tự trả lời. Sau đó chúng tôi tiến
hành phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân để
thăm dò bệnh nhân cảm thấy như thế nào về
bảng câu hỏi, cấu trúc bảng câu hỏi có dễ
hiểu, dễ trả lời hay không? Các câu hỏi hay
các cụm từ nào bệnh nhân thấy khó hiểu
hay khó trả lời hoặc bệnh nhân thấy không
phù hợp? Bệnh nhân có đề xuất thay đổi gì
để bảng câu hỏi dễ hiểu hơn hay không?
Sau giai đoạn này, bản dịch Prefinal sẽ
được điều chỉnh lại (nếu cần) để dễ hiểu, dễ
chấp nhận hơn. Cuối cùng, chúng tôi thu
được bản dịch Việt ngữ, bản dịch AddiQoL-
30 tiếng Việt, viết tắt là AddiQoL-30VN.
KẾT QUẢ
Giai đoạn 1: Dịch xuôi bảng câu hỏi
AddiQoL-30 từ Tiếng Anh sang Tiếng
Việt
Cả hai người dịch đều công nhận bảng
câu hỏi tương đối đơn giản và dễ dịch. Khi
so sánh hai bản dịch, chúng tôi đạt được sự
đồng thuận cao trong đa số ngôn từ khi
chuyển ngữ, một số cụm từ có khác biệt
nhưng vẫn chỉ cùng một ý.
Giai đoạn 2: Tổng hợp bản dịch
Qua thảo luận giữa 2 người dịch, cùng
với người nghiên cứu và người hướng dẫn,
bản dịch Việt ngữ T-12 được thống nhất
như bảng 1.
Bảng 1. Các thống nhất sau giai đoạn tổng hợp bản dịch xuôi T1 và T2
Câu hỏi Cụm từ tiếng Anh Bản dịch T1 Bản dịch T2 Thống nhất
1
“feel good about my
health”
“thấy mình khỏe”
“cảm thấy trong người
khỏe”
“cảm thấy sức khỏe tốt”
2
“keep going during the
day”
“đi lại suốt ngày” “hoạt động suốt ngày” “làm việc cả ngày”
3
“normal daily activities
make me tired”
“tôi thấy mệt khi làm các
công việc hằng ngày”
“những thói quen sinh
hoạt hằng ngày khiến tôi
mệt mỏi”
“các hoạt động bình
thường mỗi ngày cũng
làm tôi mệt”
4 “struggle to finish jobs”
“cố gắng nhiều để hoàn
thành các công việc”
“gắng sức lắm mới làm
xong các công việc”
“cố gắng lắm mới làm
xong các công việc”
6
“lose track of what I
want to say”
“hay quên những điều muốn
nói”
“hay quên những gì mình
định nói”
“hay quên lửng những
điều mình đang nói”
8
“I feel rested when I
wake up in the
morning”
“Tôi cảm thấy khỏe khi thức
dậy vào buổi sáng”
“Tôi cảm thấy thoải mái
khi thức dậy vào mỗi buổi
sáng”
“Tôi cảm thấy thoải mái
khi thức dậy vào mỗi
buổi sáng”
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 69
Câu hỏi Cụm từ tiếng Anh Bản dịch T1 Bản dịch T2 Thống nhất
9
“I feel unwell first thing
in the morning”
“Tôi cảm thấy không khỏe
vào buổi sáng”
“Tôi thấy người không
khỏe khi bắt đầu mỗi buổi
sáng”
“Buổi sáng thức dậy tôi
thấy không khỏe”
12 “feel low or depressed”
“cảm thấy buồn bã hay chán
nản”
“thấy chán nản”
“cảm thấy mệt mỏi và
buồn chán”
13 “irritable” “dễ cáu gắt” “dễ kích động” “dễ kích động”
14
“I find it difficult to
think clearly”
“tôi rất khó mà suy nghĩ thấu
đáo”
“tôi rất khó nghĩ thông
suốt điều gì”
“tôi khó nghĩ thấu đáo
mọi chuyện”
15 “feel lightheaded” “cảm thấy ngầy ngật” “thấy người lâng lâng” “cảm thấy lâng lâng”
27 “feel physical fit” “thấy cơ thể khỏe”
“cảm thấy thân thể mình
rất khỏe”
“cảm thấy thể trạng
mình khỏe mạnh”
30
“I cope well with
emotional situations”
“Tôi ứng phó tốt với những
biến cố về cảm xúc”
“Tôi có thể kiểm soát
được cảm xúc của mình”
“Tôi thích ứng tốt với
những biến động tâm lí”
Giai đoạn 3: Dịch ngược từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh.
Các vấn đề trong quá trình dịch ngược được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Các vấn đề trong quá trình dịch ngược
Câu
hỏi
Câu tiếng Anh
gốc
Bản dịch T-12 Bản dịch BT1 Bản dịch BT2 Vấn đề
8
“I feel rested
when I wake up in
the morning”
“Tôi cảm thấy thoải
mái khi thức dậy vào
mỗi buổi sáng”
“I wake up feeling
good every
morning”
“I wake up feeling
good every morning”
Từ “thoải mái” chưa
sát với từ “rested”
9
“I feel unwell first
thing in the
morning”
“Buổi sáng thức dậy
tôi thấy không khỏe”
“I wake up in the
morning feeling
sick”
“I wake up in the
morning feeling not
well”
Chưa thể hiện được ý
“unwell first thing”
13 “I am irritable” “Tôi dễ kích động”
“I get emotional
easily.”
“I get angry easily”
Từ “dễ kích động” dễ
gây khó hiểu
15
“I feel
lightheaded”
“Tôi cảm thấy lâng
lâng”
“I feel high (during
drug use)”
“I feel dizzy”
Từ “lâng lâng” gây
hiểu lầm
27
“I feel physically
fit”
“Tôi cảm thấy thể
trạng mình khỏe
mạnh”
“I feel my health is
good”
“I feel my wellbeing
is healthy”
Từ “thể trạng” gây
hiểu lầm, chưa rõ ràng
30
“I cope well in
emotional
situations.”
“Tôi thích ứng tốt với
những biến động tâm
lí”
“I adapt easily with
changing of life
condition”
“I can control my
emotion in difficult
situations”
Từ “biến động tâm lí”
chưa sát với bản gốc
Giai đoạn 4: Hội đồng đánh giá
Sau khi so sánh các bản dịch Anh-Việt và
Việt-Anh với bảng câu hỏi gốc, hội đồng
nhận thấy một số vấn đề khi chuyển ngữ và
đề xuất cách hiệu chỉnh cho bộ câu hỏi
(Bảng 3) với mục đích không làm thay đổi
nghĩa so với bản gốc và thích ứng với văn
hóa Việt Nam.
Bảng 3. Các thống nhất sau giai đoạn hội đồng đánh giá
Câu hỏi Vấn đề Cách giải quyết
8
Cụm từ “thoải mái” không tương đương về ngữ nghĩa với bản
gốc
Thay bằng “thư thái”
9 Từ “first thing” trong câu chưa được thể hiện trong bản dịch
Sửa lại cả câu: “Điều đầu tiên mà tôi cảm
thấy khi thức dậy là tôi không khỏe”
13
Từ “dễ kích động” mang ý nghĩa tiêu cực, nặng nề, chưa
tương đương kinh nghiệm với bản gốc
Thay bằng “dễ cáu gắt”
15
“Lightheaded” mang ý nghĩa cảm giác váng đầu, không
vững.Từ “lâng lâng” gây hiểu lầm
Thay bằng “xây xẩm”
27
Từ “thể trạng” tương đương về ngữ nghĩa với “physically fit”
nhưng chưa tương đương về kinh nghiệm
Thay bằng “cơ thể”
30 Từ “biến động tâm lí” chưa tương đương ngữ nghĩa
Thay bằng “các tình huống dễ gây xúc
động”
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 70
Giai đoạn 5: Kiểm tra phiên bản
Prefinal:
Đặc điểm chung của 20 đối tượng trong
nghiên cứu thử nghiệm được thể hiện trong
bảng 4.
Bảng 4. Đặc điểm các đối tượng giai đoạn thử
nghiệm
Đặc điểm TB ± ĐLC* Tần số (%)
Tuổi 70,4 ± 6,5
Giới
tính
Nam 6 (30)
Nữ 14 (70)
Học vấn
Không biết chữ 3 (15)
Cấp 1 13 (65)
Cấp 2 3 (15)
Cấp 3 1 (5)
Đại học/sau đại học 0 (0)
Hình
thức
trả lời
Tự điền 10 (50)
Tự điền có hỗ trợ 10(50)
Thời gian trả lời
(phút)
15,1 ± 5,7
*Trung bình + Độ lệch chuẩn.
Khi được hỏi về mức độ khó hiểu của
bảng câu hỏi, 70% bệnh nhân trả lời bảng
câu hỏi dễ hiểu và không cần chỉnh sửa. Có
2 đối tượng nhận xét bảng câu hỏi rất khó
hiểu và không biết cách trả lời vào bảng câu
hỏi. Tuy nhiên, sau khi được giải thích thêm
về bảng câu hỏi và hướng dẫn trả lời, đối
tượng này đã trả lời được và kết luận từ ngữ
sử dụng trong bảng câu hỏi khá dễ hiểu.
Bảng 5. Tỷ lệ trả lời thiếu của từng câu hỏi
trong bảng câu hỏi
Câu hỏi thiếu Tần số Tỷ lệ (%)
2 3 15
3,4,5 1 5
10 7 35
Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đầy đủ 30 câu
trong bảng câu hỏi là 60% (12 người).
Trong số 30 câu hỏi, câu hỏi bị bỏ trống
nhiều nhất là câu 10 với tỷ lệ 35%. Câu hỏi
số 2 bị trả lời thiếu nhiều thứ 2, chiếm tỷ lệ
15%. Các câu hỏi 3,4,5 bị trả lời thiếu trong
5% trường hợp.
BÀN LUẬN
Theo một báo cáo tổng hợp của
Catherine Acquadro và cộng sự(4), hiện nay
có đến 17 hướng dẫn khác nhau về việc thực
hiện một quy trình thích ứng bộ câu hỏi chất
lượng cuộc sống từ ngôn ngữ gốc sang ngôn
ngữ đích. Trong đó, nhóm tác giả nhấn
mạnh đến 3 hướng dẫn nổi bật, bao gồm
hướng dẫn của Guillemin và Beaton mà
chúng tôi chọn lựa.
Quá trình dịch xuôi được thực hiện bởi
hai người dịch hoàn toàn riêng biệt, cho ra
hai bản dịch T1 và T2. Trong quá trình này,
theo hướng dẫn của WHO(18), chúng tôi
nhấn mạnh với cả hai người dịch về việc
chú trọng về ngữ nghĩa nhiều hơn là từ ngữ,
cũng như việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông,
được chấp nhận bởi đại đa số quần chúng.
Quá trình này kéo dài 1 tuần với nhận xét
nhận được từ hai người dịch là tương đối
đơn giản. Đa số các câu trong bảng câu hỏi
đều dễ hiểu, dễ dịch.Tuy nhiên, họ vẫn gặp
một số cụm từ khó diễn giải sát với nội
dung câu hỏi (Bảng 1). Trong nghiên cứu
thẩm định tính giá trị của bảng câu hỏi
AddiQoL (2012)(14), các tác giả cũng gặp phải
vấn đề tương tự khi đánh giá câu hỏi “I feel
lightheaded” rất khó dịch.
Quá trình dịch ngược được tiến hành
trên bản dịch T-12, thực hiện bởi hai người
dịch riêng biệt. Tác giả Beaton(2) nhấn mạnh
đây là một tiến trình kiểm tra tính giá trị để
đảm bảo rằng bản dịch phản ánh đúng nội
dung của bản gốc. Quá trình này đã chỉ ra
những từ ngữ tối nghĩa, gây hiểu lầm trong
bản dịch xuôi. Từ “cảm thấy thoải mái”
trong câu 8 không tương đương về ngữ
nghĩa với từ “feel rested” trong bản gốc; do
đó khiến hai người dịch ngược chỉ dịch ở
mức độ “feeling good”. Trong câu 15, từ
“lightheaded” mang ý nghĩa váng đầu, cảm
giác không vững, khi dịch từ “lâng lâng” lại
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 71
gây hiểu lầm sang cảm giác phê thuốc “feel
high (during drug use)”.
Thực tế, các câu trong bản dịch ngược
không hoàn toàn sát với bản gốc. Tuy nhiên,
theo Beaton(2), sự thống nhất giữa bản gốc
và bản dịch ngược không đảm bảo được bản
dịch xuôi đã hoàn toàn đáp ứng được yêu
cầu thích ứng văn hóa vì nó vẫn có thể sai.
Do đó, trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc
dù hai bản dịch BT1 và BT2 đều không
giống hẳn về mặt từ ngữ so với bản gốc,
nhưng không khác biệt nhiều về nội dung
và khái niệm so với bản gốc. Việc các câu
không theo cấu trúc văn phạm chuẩn cũng
được hai người dịch trả lời rằng đây là cách
dân bản địa vẫn sử dụng trong văn nói
thường ngày.
Một hạn chế trong nghiên cứu của chúng
tôi đó là chúng tôi không nhận được bảng
câu hỏi gốc từ tác giả Marianne Oksnes(14),
do đó chúng tôi phải sử dụng một bảng câu
hỏi AddiQoL-30 đầy đủ với ngôn ngữ tiếng
Đức. Theo Beaton(2), các phần khác trong
bảng câu hỏi như phần hướng dẫn, các chọn
lựa trong từng câu hỏi cũng cần phải được
thực hiện theo quy trình đầy đủ như trên.
Tuy nhiên, trong khả năng của chúng tôi,
chúng tôi đã không thể thực hiện đầy đủ
quy trình chuyển ngữ đối với bảng câu hỏi
AddiQoL-30 tiếng Đức này mà chỉ gửi nó
cho một du học sinh người Việt tại Đức để
tiến hành dịch xuôi toàn bộ bảng câu hỏi từ
tiếng Đức sang tiếng Việt. Sau đó, chúng tôi
sử dụng phần hướng dẫn và cấu trúc chọn
lựa trả lời trong bản dịch Đức – Việt này cho
bản dịch Prefinal.
Nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành
trên 20 đối tượng là các bệnh nhân mới chẩn
đoán hoặc đã được chẩn đoán STT do thuốc.
Tuổi trung bình của nhóm đối tượng này là
70,4 ± 6,5; trong đó nữ chiếm đến 70%. Đa số
đối tượng (80%) có trình độ học vấn ở mức
cấp 1 và không biết chữ, chỉ có khoảng 5%
học cấp 3 và không có đối tượng nào ở mức
đại học hoặc sau đại học.
Thời gian trả lời toàn bộ bảng câu hỏi
trung bình là 15,1 ± 5,7 phút. Khi phỏng vấn
các đối tượng về mức độ khó hiểu của bảng
câu hỏi, 70% người cho rằng bảng câu hỏi dễ
hiểu, dễ trả lời. Điều này cho thấy bảng câu
hỏi AddiQoL-30 việt hóa (AddiQoL-30VN)
có chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn 4
bệnh nhân cho rằng bảng câu hỏi hơi khó
hiểu và 2 bệnh nhân đánh giá bảng câu hỏi
rất khó hiểu và họ không biết làm thế nào
để trả lời vào bảng câu hỏi.
Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đầy đủ 30 câu
trong bảng câu hỏi đạt 60% (12 người).
Trong số 30 câu hỏi, câu hỏi bị bỏ trống
nhiều nhất là câu 10 với tỷ lệ 35% (Bảng 5).
Tương tự như trong nghiên cứu của tác giả
Marianne trên bệnh nhân Addison (14), câu
hỏi thuộc về vấn đề đời sống tình dục của
bệnh nhân này cũng bị bỏ sót với tỷ lệ cao
nhất (7%). Đối với nghiên cứu của chúng tôi,
tỷ lệ này cao hơn rất nhiều có lẽ vì tuổi
trung bình của nhóm đối tượng đã trên 70
tuổi, và nhiều đối tượng đã mất vợ hoặc
chồng, do đó đa số các bệnh nhân không còn
quan tâm đến vấn đề này nữa.
Câu hỏi số 2 bị trả lời thiếu nhiều thứ 2,
chiếm tỷ lệ 15%. Các câu hỏi 3,4,5 bị trả lời
thiếu trong 5% trường hợp. Khi được hỏi về
lí do không trả lời các câu hỏi trên, các bệnh
nhân đều trả lời do đã lớn tuổi nên ở nhà
bệnh nhân thường không làm gì, do đó
không thể trả lời các câu hỏi về khả năng
gắng sức trong bảng câu hỏi. Tuy nhiên, khi
được giải thích kĩ hơn về ý các câu hỏi này,
các đối tượng đều có thể dựa theo hoạt động
hằng ngày của bản thân để đánh giá và trả
lời câu hỏi.
Sau giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm,
chúng tôi nhận thấy rằng cần bổ sung thêm
vào bảng câu hỏi phần hướng dẫn cách trả
lời một cách cụ thể hơn bằng việc nêu ví dụ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 72
để giúp bệnh nhân dễ dàng hơn khi sử
dụng. Ngoài ra chúng tôi cũng nhấn mạnh
thêm trong hướng dẫn về việc cần hoàn
thành đầy đủ tất cả các câu hỏi trong bảng
câu hỏi.
KẾT LUẬN
Quá trình chuyển ngữ thích ứng văn hóa
bảng câu hỏi AddiQoL-30 được thực hiện
tuần tự theo quy trình được khuyến cáo bởi
Guillemin và Beaton. Bảng câu hỏi thử
nghiệm trên 20 đối tượng suy thượng thận
do thuốc cho kết quả tốt, được đánh giá là
dễ hiểu, dễ thực hiện bởi đa số đối tượng
tham gia (70% bệnh nhân). Các đối tượng
đánh giá bảng câu hỏi khá và rất khó hiểu,
cùng với việc trả lời sót một số câu hỏi trong
bảng câu hỏi đã giúp chúng tôi sửa đổi thêm
để hoàn chỉnh bảng câu hỏi AddiQoL-30VN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baek JH, et al (2016), "Recovery of Adrenal Function in
Patients with Glucocorticoids Induced Secondary
Adrenal Insufficiency". Endocrinol Metab, 31(1), 153-
160.
2. Beaton DE, Bombardier C, Guillemin F, Ferraz MB
(2000), "Guidelines for the process of cross-cultural
adaptation of self-report measures". Spine (Phila Pa
1976), 25, 3186 - 3191.
3. Beaton DE, Bombardier C, Guillemin F, Ferraz MB
(1998). Recommendation for the Cross-Cultural Adaptation
of Health Status Measures. American Academy of
Orthopaedic Surgeons Institute for Work and Health.
4. Catherine A, Katrin C, Asha H, Neil A (2008),
"Literature Review of Methods to translate Health-
Related Quality of Life Questionaires for Use in
Multinational Clinical Trials". Value in health, 11(3),
509 - 521.
5. Chen YC, Chou LF, Chen TJ, Hwang SJ (2010),
"Adrenal Insufficiency in the Elderly: A Nationwide
Study of Hospitalizations in Taiwan". The Tohoku
Journal of Experimental Medicine, 221(4), 281-285.
6. Fardet L, Petersen I, Nazareth I (2011), "Description of
Oral Glucocorticoid prescriptión in general
population". Rev Med Interne, 32, 9 - 594.
7. Forss M, Batcheller G, Skrtic S, Johannsson G (2012),
"Current practice of glucocorticoid replacement
therapy and patient-perceived health outcomes in
adrenal insufficiency - a worldwide patient survey".
BMC Endocrine Disorders, 12, 1-8.
8. Grossman Ashley, Johannsson Gudmundur, Quinkler
Marcus, Zelissen Pierre (2013), "THERAPY OF
ENDOCRINE DISEASE: Perspectives on the
management of adrenal insufficiency: clinical insights
from across Europe". European Journal of Endocrinology,
169(6), R165-R175.
9. Gudbjornsson B, et al (2002), "Prevalence of long term
steroid treatment and the frequency of decision
making to prevent steroid induced osteoporosí
practice". Ann Rheum Dis, 61, 6 - 32.
10. Guillemin F, Bombardier C, Beaton D (1993), "Cross-
cultural adaptation of health-related quality of life
measures: Literature review and proposed guidelines".
Journal of Clinical Epidemiology, 46(12), 1417-1432.
11. Hahner S, et al (2007), "Impaired subjective health
status in 256 patients with adrenal insufficiency on
standard therapy based on cross-sectional analysis".
Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 92,
3912 - 3922.
12. Lovas K, Loge JH, Husebye SE (2002), "Subjective
Health Status in Norwegian patients with Addison's
disease". Clinical Endocrinology, 56, 581 - 588.
13. Lovas K, CurranS, Øksnes M, HusebyeES, HuppertFA,
Krishna V, Chatterjee K (2010), "Development of a
Disease-Specific Quality of Life Questionnaire in
Addison’s Disease". The Journal of Clinical
Endocrinology & Metabolism, 95(2), 545-551.
14. Oksnes M, BensingS, HultingAL, Kampe O(2012),
"Quality of Life in European Patients with Addison's
Disease: Validity of the Disease-Specific Questionaire
AddiQoL". J Clin Endocrinol Metab, 97(2), 568 - 576.
15. Overman RA, et al (2013), "Prevalence of Oral
Glucocorticoid usage in the United States: a general
population perspective.". Arthritis Care Res, 65, 8 - 294.
16. Thomsen AF, et al (2006), "The risk of affective
disorders in patients with adrenocortical
insufficiency". Psychoneuroendocrinology, 31, 614 - 622.
17. Walsh LJ, Wong CA, Pringle M (1996), "Use of Oral
Corticosteroids in the community and the prevention
of secondary osteoporois: a cross sectional study".
BMJ, 313(6 - 344).
18. World Health Organization. Process of Translation
and Adaptation of instrument.
anslation/en/.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/01/2017
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_ngu_bang_cau_hoi_chuyen_biet_khao_sat_chat_luong_cuoc.pdf