Chuyển hoá lipid và lipoprotein trên bệnh nhân tăng huyết áp và người bình thường

Tài liệu Chuyển hoá lipid và lipoprotein trên bệnh nhân tăng huyết áp và người bình thường: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 CHUYỂN HOÁ LIPID VÀ LIPOPROTEIN TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG Châu Ngọc Hoa* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Rối loạn lipid máu thường gặp trên bệnh nhân tăng huyết áp (THA) và sự hiện diện của chúng dự báo nguy cơ bệnh tim mạch. Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát bilan lipid trên bệnh nhân THA và ở dân số khỏe mạnh (không bị THA). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định và bệnh viện Đại học Y Dược trên đối tượng > 40 tuổi. Có 5950 bệnh nhân (2816 người THA và 2634 người khỏe mạnh). Cholesterol toàn phần, HDL cholesterol và triglyceride được đo bằng kỹ thuật enzyme màu; LDL cholesterol được tính theo công thức Fried Wald. Kết quả: Nồng độ trung bình cholesterol, triglyceride và LDL cholesterol ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển hoá lipid và lipoprotein trên bệnh nhân tăng huyết áp và người bình thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 CHUYỂN HOÁ LIPID VÀ LIPOPROTEIN TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG Châu Ngọc Hoa* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Rối loạn lipid máu thường gặp trên bệnh nhân tăng huyết áp (THA) và sự hiện diện của chúng dự báo nguy cơ bệnh tim mạch. Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát bilan lipid trên bệnh nhân THA và ở dân số khỏe mạnh (không bị THA). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định và bệnh viện Đại học Y Dược trên đối tượng > 40 tuổi. Có 5950 bệnh nhân (2816 người THA và 2634 người khỏe mạnh). Cholesterol toàn phần, HDL cholesterol và triglyceride được đo bằng kỹ thuật enzyme màu; LDL cholesterol được tính theo công thức Fried Wald. Kết quả: Nồng độ trung bình cholesterol, triglyceride và LDL cholesterol ở bệnh nhân THA cao hơn đáng kể người bình thường ở cả hai giới (p < 0,01). Nồng độ HDL cholesterol trung bình ở bệnh nhân THA thấp hơn ở nguời bình thường (p < 0,01) ở cả hai giới nhóm tuổi 50-59. Triglyceride ở nam cao hơn nữ trên bệnh nhân THA ở nhóm tuổi 40-49, không ghi nhận điều này trên dân số bình thường. Tỷ lệ từng loại bất thường về lipid đều cao hơn ở bệnh nhân THA so với người bình thường, trong đó cao nhất là triglyceride (82% so với 37%), tiếp đến là cholesterol (44% so với 29%), HDL cholesterol (42% so với 32%) và LDL cholesterol (19% so với 18%). SUMMARY LIPID PROFILES IN PATIENTS WITH HYPERTENSION AND HEALTHY SUBJECTS Chau Ngoc Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 43 - 48 Objectives: Lipidaemia is common in hypertensive patients and their presentation increases cardiovascular risk. The aim of study is to observe lipid profile in hypertensive patients and healthy subjects (without hypertension). Methods: This cross sectional study was performed in the Nhan Dan gia Dinh hospital and Medical University Center on participants above 40 years. There are 5950 patients (2816 hypertensive patients and 2634 healthy subjects). Lipid profile including total cholesterol, HDL cholesterol and triglycerides were measured by enzymatic method, LDL cholesterol was calculated according to Fried Wald formula. Results: The mean blood cholesterol, triglyceride and LDL cholesterol of patients of both gender with hypertension were significantly higher than normotensive subjects (p < 0.001). The mean blood HDL cholesterol of patients of both gender with hypertension were significantly lower than normotensive subjects (p < 0.01) at the 50-59 aged group. Men having significantly higher triglyceride than women in hypertensive patients (p < 0.001) at the 40-49 aged group, but not in healthy subjects. The prevalence for each of the lipid abnormalities in hypertensive patients compared with normaltensive subjects had the highest value of triglycerides (82% vs 37%), cholesterol (44% vs 29%), LDL cholesterol (19% vs 18%) and low HDL cholesterol (42% vs 32%). * Bộ môn Nội, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh 43 ĐẶT VẤN ĐỀ THA là vấn đề của sức khoẻ cộng đồng do tần suất tử vong và bệnh tật còn khá cao, cũng như do tỷ lệ kiểm soát được THA còn thấp, chỉ < 30% bệnh nhân THA được kiểm soát tốt(11,12). Quan điểm điều trị THA đã thay đổi, việc điều trị không đơn thuần là con số huyết áp mà còn là tầm soát các yếu tố nguy cơ đồng phối hợp, trong đó rối loạn chuyển hoá lipid(1,7,13) là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu và hay gặp trên bệnh THA. Chúng tôi tiến hành khảo sát bilan lipid trên bệnh nhân THA và người khỏe mạnh > 40 tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: - So sánh rối loạn chuyển hoá lipid ở người THA và bình thường ≥ 40 tuổi. - Xác định tỷ lệ RLCH lipid ở người THA và người bình thường. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu: điều tra cắt ngang. - Đối tượng nghiên cứu: gồm những bệnh nhân ≥ 40t khám tại BV. ĐHYD và BV. NDGĐ, gồm 2 nhóm: • Nhóm có THA: bệnh nhân > 40t được chẩn đoán và điều trị tại 2 bệnh viện trên. Tiêu chuẩn loại trừ là THA thứ phát, đang được điều trị rối loạn chuyển hoá lipid, có bệnh đái tháo đường, bệnh thận hay tuyến giáp. • Nhóm không có THA: bệnh nhân > 40t đến khám sức khỏe tại BV.ĐHYD và BV.NDGĐ. Bên cạnh các xét nghiệm được thực hiện thường qui. Tất cả bệnh nhân đều được thử bilan lipid vào buổi sáng (sau thời gian nhịn ăn ≥ 12giờ). - Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 10.0 và được trình bày dưới dạng trung bình cộng ± độ lệch chuẩn. - P < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm từ 04/2002-04/2004 trên 5450 bệnh nhân, gồm 2816 bệnh nhân THA và 2634 người bình thường. Đặc điểm dân số được ghi nhận sau đây: Bảng 1: Phân bố theo giới Giới THA Không THA YTTK Nam 1343 1312 NS Nữ 1473 1322 NS Tổng số 2816 2634 NS Không có sự khác biệt YNTK giữa bệnh nhân THA và không THA. Số bệnh nhân THA ở nữ cao hơn nam nhưng sự khác biệt chưa có YNTK. Bảng 2: Phân bố theo tuổi Nam Nữ Nhóm tuổi THA Không THA YNTK THA Không THA YNTK 40-49 317 396 NS 292 316 NS 50-59 552 504 NS 563 439 NS 60-70 674 412 NS 618 567 NS Tổng cộng 1434 1312 NS 1473 1322 NS Không có sự khác biệt giữa giới và các nhóm tuổi có THA và không THA. ĐẶC ĐIỂM VỀ BILAN LIPID Bảng 3: Trị số cholesterol trung bình ở người THA và không THA theo tuổi và giới THA Không THA Nhóm tuổi Nam Nữ Nam Nữ 40 - 49 212 ± 92,4 210 ± 89,9 201 ± 41,4 204 ± 40,9 50 - 59 241 ± 90,9 243 ± 98,4 211 ± 44,3 219 ± 44,3 60 - 70 249 ± 95,1 248 ± 97,4 199 ± 41,7 200 ± 38,9 - Bệnh nhân THA có cholesterol trung bình cao hơn người không THA có YNTK, đều này ghi nhận ở cả 2 giới. - Không có sự khác biệt về cholesterol trung bình giữa nam và nữ bệnh THA. 44 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 212 210 241 243 249 248 180 200 220 240 260 40-49 50-59 60-70 THA 201 204 211 219 199 200 180 200 220 240 260 40-49 50-59 60-70 KHÔNG THA Biểu đồ 1: Trị số cholesterol trung bình ở người THA và không THA theo tuổi và giới Bảng 4: Trị số LDLc trung bình ở người THA và không THA theo giới và tuổi THA Không THA Nhóm tuổi Nam Nữ Nam Nữ 40 - 49 128 ± 38,7 126 ± 34,4 123 ± 41,1 124 ± 31,7 50 – 59 146 ± 37,6 148 ± 36,1 134 ± 39,4 130 ± 38,6 60 - 70 157 ± 39,1 156 ± 33,7 144 ± 38,9 148 ± 40,1 - LDLc ở bệnh nhân THA cao hơn người không THA có YNTK chỉ ở 2 nhóm tuổi 50-59 và 60-70 ở nhóm tuổi 40-49 sự khác biệt chưa có YNTK. - Nhóm bệnh nhân THA, LDLc trung bình giữa nam và nữ không có sự khác biệt. 128 126 146 148 157 156 100 120 140 160 180 200 40-49 50-59 60-70 THA 123 124 134 130 144 148 100 120 140 160 180 200 40-49 50-59 60-70 KHÔNG THA NAM NỮ NAM NỮ Biểu đồ 2: Trị số LDLc trung bình ở người THA và không THA theo giới và tuổi NAM NỮ Bảng 5: Trị số HDLc trung bình trên bệnh THA và không THA theo tuổi và giới. Nhóm tuổi THA Không THA Nam Nữ Nam Nữ 40 - 49 48 ± 8,7 52 ± 9,8 50 ± 8,9 54 ± 10,2 50 – 59 46 ± 8,9 50 ± 8,9 50 ± 11,8 53 ± 9,7 60 - 70 46 ± 8,4 47 ± 10,4 48 ± 8,1 48 ± 11,3 Trị số HDLc trung bình ở nhóm THA thấp hơn không THA ở cả 2 phái và ở mọi nhóm tuổi. 45 48 52 46 50 46 47 20 40 60 80 100 40-49 50-59 60-70 THA 50 54 50 53 48 48 20 40 60 80 100 40-49 50-59 60-70 KHÔNG THA Biểu đồ 3: Trị số HDLc trung bình trên bệnh THA và không THA theo tuổi và giới. Bảng 6: Trị số triglyceride trung bình trên bệnh nhân THA và không THA theo tuổi và giới THA Không THA Nhóm tuổi Nam Nữ Nam Nữ 40 - 49 243 ± 116,4 172 ± 109,4 88 ± 32,4 85 ± 34,3 50 – 59 204 ± 117,9 206 ± 112,7 90 ± 38 89 ± 31,4 60 - 70 213 ± 121,3 216 ± 119,4 93 ± 40 100 ± 39,3 Trị số TG trung bình ở người THA luôn cao hơn người không THA ở 3 nhóm tuổi với P<0,001. Ở nhóm bệnh nhân THA, TG ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê chỉ ở nhóm tuổi 40-49. 243 172 204 206 213 216 160 180 200 220 240 260 40-49 50-59 60-70 THA 88 85 90 89 93 100 20 40 60 80 100 40-49 50-59 60-70 KHÔNG THA Biểu đồ 4: Trị số triglyceride trung bình trên bệnh nhân THA và không THA theo tuổi và giới Bảng 7: Tỷ lệ bệnh nhân THA và không THA có RLCH lipid Dạng RLCH THA (%) Không THA (%) YNTK Cholesterol ≥ 200mg/dl 44 29 P < 0,05 LDLc ≥ 160mg/dl 29 18 P < 0,001 HDLc thấp (< 40mg/dl nam < 50mg/dl/nữ) 42 32 P < 0,001 Triglyceride≥ 150mg/dl 86 37 P < 0,001 - Bệnh nhân THA cò tỷ lệ RLCH lipid cao hơn người không THA 1 cách có YNTK. - Dạng RLCH Lipid thường gặp trên bệnh nhân THA, theo thứ tự là tăng TG (86%), tăng cholesterol NAM NỮ NAM NỮ 46 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 (44%), giảm HDLc (42%) và tăng LDLc là 29%. BÀN LUẬN Qua khảo sát bilan lipid trên 5450 bệnh nhân, bao gồm 2876 THA và 2634 không THA, chúng thôi rút ra được các nhận xét: Đặc điểm dân số Không có sự khác biệt về thống kê giữa dân số THA và không THA về giới, cũng như giữa các nhóm tuổi với nhau. Nhóm bệnh THA, số bệnh nữ cao hơn nam nhưng sự khác biệt chưa có về YNTK. Hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học về THA đều cho thấy, nam có tần suất bệnh cao hơn, tuy nhiên sau tuổi 50 tỷ lệ này sẽ gần tương đương nhau ở hai giới. Nghiên cứu chúng tôi thực hiện trên đối tượng > 40t, trong đó tập trung nhiều ở nhóm 60-70 do đó giải thích được sự khác biệt về giới trong THA(10,13). Đặc điểm thành phần lipid và lipoprotein Ở nhóm không THA: khi so sánh với trị số trung bình của Phạm Thị Mai(3) (Khảo sát rối loạn chuyển hoá lipid và lipoprotein trên 2640 người khỏe mạnh, thực hiện năm 1990) chúng tôi nhận thấy các trị số trung bình trong nghiên cứu này đều cao hơn so với nghiên cứu trước đây của Phạm Thị Mai, chỉ có sự gia tăng TG là có YNTK. Sự khác biệt có thể giải thích do sự phát triển kinh tế xã hội, sự thay đổi lối sống, thói quen ăn uống làm thay đổi lên các thành phần lipid, đặc biệt là TG vốn có nguồn gốc ngoại sinh gần 90%. Các nghiên cứu dịch tể tại Anh, cũng cho thấy trị số trung bình các thành phần lipid có xu hướng gia tăng theo phát triển kinh tế và có sự khác biệt giữa thành thị, nông thôn(10,12). Các trị số trung bình lipid ở nhóm bệnh nhân THA về cholesterol, TG và LDLc đều cao hơn nhóm không THA một cách có YNTK. Các nghiên cứu về rối loạn lipid ở bệnh THA đều cho thấy kết quả tương tự như của các tác giả Đinh Thị Thu Hương, Nguyễn Trường Sơn, Phạm Nguyễn Sơn, Nguyễn Thị Kim Thúy. Các nghiên cứu tại nước ngoài như Hàn Quốc của Bang Hun Lee, Nitiyanant Wannee (Thái Lan)(2,5,6,8,14,15,16) đều có cùng nhận xét. Bên cạnh sự tăng các chỉ số bất lợi, bệnh nhân THA còn có nồng độ HDLc thấp hơn so với bệnh nhân không THA điều này giải thích sự gia tăng biến cố mạch vành trên bệnh nhân THA, ngay cả khi kiểm soát được trị số HA. Đối với đối tượng THA, sự khác biệt và trị số trung bình giữa phái nam và nữ không quan sát được trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy chỉ có trị số trung bình về TG ở nam cao hơn nữ có YNTK chỉ ở nhóm tuổi 40-49. Về vấn đề này nghiên cứu cho các kết quả khác nhau, sự khác biệt là do mẩu dân số nghiên cứu được chọn không giống nhau. Tỷ lệ RLCH Lipid Bệnh nhân THA có tỷ lệ tăng cholesterol, TG, LDLc và HDLc giảm đều cao hơn nhóm không THA 1 cách có YNTK. Dạng rối loạn lipid ở nhóm THA hay gặp nhất trên bệnh nhân THA là tăng TG: 86% cholesterol 44%, HDLc thấp 42% và LDLc là 29%. Các nghiên cứu về tỷ lệ RLCH lipid trên bệnh nhân THA cũng đưa ra các kết quả khác biệt, theo Võ Thị Kim Thúy tỷ lệ tăng TG là 69,4%, giảm HDLc là 50,7%(8). Theo Phạm Nguyễn Sơn tỷ lệ là 25,1% với tăng TG và 33,6% có HDLc. Theo Huỳnh Văn Minh thì tăng TG lạ là 58,3% và giảm HDLc là 15,9%(4). Sự khác biệt giữa các nghiên cứu không đơn thuần được giải thích vì mẩu nghiên cứu có đối tượng khác nhau mà còn là tiêu chuẩn tính, thí dụ nghiên cứu chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn TG tăng là ≥ 150mg/dl và HDLc thấp là 50mg/dl ở nữ. Đối với nghiên cứu khác thì có tiêu chuẩn TG ≥ 200mg/dl và HDLc là < 35mg/dl(17). KẾT LUẬN Qua khảo sát bilan lipid trên 5456 bệnh nhân, bao gồm 2816 THA và 2634 không THA chúng tôi rút 47 ra được kết luận sau: 5. Phạm Nguyễn Sơn và cs. Đặc điểm bệnh tăng huyết áp ở những bệnh nhân điều trị tại khoa A2 bệnh viện TWQĐ 108. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Tạp chí tim mạch học. 1998; 16:183-187. - Trị số trung bình cholesterol, triglyceride, LDLc ở bệnh nhân THA đều cao hơn nhóm không THA một cách có ý nghĩa thống kê. Ngoại trừ sự khác biệt về trị số trung bình TG giữa nam và nữ trong nhóm tuổi 40-49 là có YNTK, các khác biệt về các trị số trung bình còn lại đều không có YNTK giữa nam và nữ trong nhóm THA. 6. Nguyễn Trường Sơn, Trương Thị An. Nghiên cứu biến đổi một số chỉ tiêu mỡ máu ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp ở Hải Phòng. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Tạp chí tim mạch học. 1998; 16:166-170. 7. Tăng huyết áp - Một hội chứng, không chỉ là những con số. Tạp chí sigma số 1. 8. Nguyễn Thị Kim Thúy. Liên hệ rối loạn lipid máu và bệnh mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp. Thời sự tim mạch học số 19, 08/1999. - Trị số trung bình HDLc giảm ở nhóm THA so với nhóm không THA sự khác biệt có YNTK chỉ ở nhóm tuổi 50-59. 9. Buranakijiaroen P. Epidemiology of hypertension in Thailand. 2nd Congress of the Asian-Pacific Society of Hypertension, August 19-22, 2001, Pattaya, Thailand. 10. Coronary heart disease statistics. British heart foundation statistics database, 2003. - Tỷ lệ rối loạn các thành phần trong bệnh nhân THA theo thứ tự là tăng TG 86%, tăng cholesterol 44%, giảm HDLc 42% và tăng LDLc là 19%. 11. Ginsberg H. Facing the challenges of dyslipidemia. Congress reports. Incirculation. net. 2003. 12. Gotsis A. et al. Dyslipidaemia and hypertension as aspects of metabolic syndrome X. Is the management sufficient? XIIIth International symposium on atherosclerosis, September 28-October 2, 2003, Kyoto, Japan. - Ở nhóm bệnh nhân không THA, tỷ lệ rối loạn lipid đều thấp hơn nhóm có THA, tỷ lệ theo thứ tự là tăng TG 37%, thấp HDLc là 32%, 24% có tăng cholesterol và 18% có tăng LDLc. Sự tầm soát bilan lipid nên thực hiện ở bệnh nhân THA để việc điều trị toàn diện hơn và cũng nên làm xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thường qui cho đối tượng >40t vì tỷ lệ RLCH lipid cũng khá cao. 13. Kaplan NM. Hypertension: Epidemiology. Clinical hypertension, 8th edition, 2002. 14. Lesan R. Lipid profile in patients with hypertension and healthy subjects. XIIIth International symposium on atherosclerosis, September 28-October 2, 2003, Kyoto, Japan. 15. Nitiyanant Wannee, Pungchai ngarmukos, Bunharn Koanantakul. Dyslipidemia in Thai patients with hypertension. 2nd Congress of the Asian-Pacific Society of Hypertension, August 19-22, 2001, Pattaya, Thailand. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huy Dung. Bệnh mạch vành. Nhà xuất bản Y học 2002. 16. Norimah AK, A. Fatimah, M.N. Ismail, H. Nawawi, R. Khan, M.N. Idris. Risk factors associated with hypertension among Malays in Malaysia. 2nd Congress of the Asian-Pacific Society of Hypertension, August 19-22, 2001, Pattaya, Thailand. 2. Đinh Thị Thu Hương. Bước đầu nghiên cứu sự đàn hồi của một số động mạch lớn ở người bình thường và tăng huyết áp bằng phương pháp đo vận tốc lan truyền sóng mạch. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học tháng 11/1998. 17. Third report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) expert panel on detection, evaluation, and treatment of high blood cholesterol in adults (Adults Treatment Panel III). Final report. Circulation. 2002; 106: 3143-3421. 3. Phạm Thị Mai. Sự thay đổi nồng độ lipid và lipoprotein huyết thanh theo tuổi và giới. Kỷ yếu công trình khoa học bệnh viện Thống Nhất, 1990. 4. Huỳnh Văn Minh. Cường insulin, một yếu tố nguy cơ mới ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Tạp chí tim mạch học Việt Nam tháng 3/1999. 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_hoa_lipid_va_lipoprotein_tren_benh_nhan_tang_huyet_ap.pdf
Tài liệu liên quan