Tài liệu Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và quá trình đô thị hóa ở 3 xã ngoại thành Hà Nội: Diễn đàn xã hội học Xã hội học, số 1 - 1992
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và quá
trình đô thị hóa ở 3 xã ngoại thành Hà Nội
PHAN QUỐC THẮNG
Do điều kiện phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong những năm gần đây, ở nông thôn
vùng châu thổ sông Hồng và đặc biệt là vùng ven ngoại thành Hà Nội đang diễn ra quá trình chuyển đổi cơ cấu
nghề nghiệp theo hướng đô thị hóa nhanh. Đó là một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm.
Dựa trên các báo cáo và nguồn thống kê của địa phương, kết hợp với các số liệu điều tra xã hội học tại 3 xã:
Đa Tốn, Ninh Hiệp và Bát Tràng (các xã này thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm Thủ đô gần 20km về phía
đông - bắc), chúng tôi nêu lên một số nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong quá trình đô thị hóa,
như sau:
1- Cách đây gần 10 năm, trong một cuộc hội thảo khoa học ở Hà Nội về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, có
một số nhà khoa học đã nêu lên một câu hỏ...
4 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và quá trình đô thị hóa ở 3 xã ngoại thành Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Diễn đàn xã hội học Xã hội học, số 1 - 1992
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và quá
trình đô thị hóa ở 3 xã ngoại thành Hà Nội
PHAN QUỐC THẮNG
Do điều kiện phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong những năm gần đây, ở nông thôn
vùng châu thổ sông Hồng và đặc biệt là vùng ven ngoại thành Hà Nội đang diễn ra quá trình chuyển đổi cơ cấu
nghề nghiệp theo hướng đô thị hóa nhanh. Đó là một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm.
Dựa trên các báo cáo và nguồn thống kê của địa phương, kết hợp với các số liệu điều tra xã hội học tại 3 xã:
Đa Tốn, Ninh Hiệp và Bát Tràng (các xã này thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm Thủ đô gần 20km về phía
đông - bắc), chúng tôi nêu lên một số nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong quá trình đô thị hóa,
như sau:
1- Cách đây gần 10 năm, trong một cuộc hội thảo khoa học ở Hà Nội về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, có
một số nhà khoa học đã nêu lên một câu hỏi: Vì sao Bát Tràng - nơi có khả năng đô thị hóa một cách nhanh
chóng, nhưng trong mấy chục năm phát triển, đời sống xã hội ờ đây vẫn gắn chặt với nông thôn? Thế nhưng,
sau mấy năm thực hiện chính sách kinh tế mới, với sự cuốn hút của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Bát
Tràng và nhiều xã ngoại thành Hà Nội đã và đang thực sự xích lại gần với đô thị. Chính nền kinh tế ấy đã làm
bật dậy những tiềm năng của lực lượng sản xuất và từ cơ sở này tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong sự
phân công lao động xã hội, hình thành một kết cấu nghề nghiệp mới về chất. Trước năm 1986 mỗi xã là một
hợp tác xã công - nông - thương - tín thì hiện nay đã hình thành nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau; các
xí nghiệp liên doanh, hợp tác xã và những sản nghiệp, doanh nghiệp đủ loại và đa dạng trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp, buôn bán và dịch vụ. Sự đa dạng đó là cơ sở cho sự
huy động các nguồn tiền vốn đưa vào sản xuất kinh doanh. Nếu như trước đây, với số tiền vốn có hạn, các hợp
tác xã dồn phần lớn vào việc sản xuất nông nghiệp thì hiện nay, tổng số vốn được đưa vào sản xuất kinh doanh
lớn gấp 4 đến 5 lần và tùy theo từng nơi, các sản nghiệp và doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào các ngành
kinh tế phi nông nghiệp, không ngừng tái sản xuất mở rộng.
Gắn liền với sự gia tăng tiền vốn và chuyển hướng sản xuất kinh doanh, hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật dã
được nâng lên một bước trong tất cả các ngành nghề, đặc biệt, trong sản xuất thủ công nghiệp và tiểu công
nghiệp. Ngoài ra, hiện tượng thuê và cho thuê các công cụ sản xuất đang phát triển rộng rãi trong các làng, xã.
Chính sự biến đổi của lực lượng sản xuất nói trên là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động
xã hội ở vùng ngoại thành này mà biểu hiện rõ nét nhất là quá trình phi nông nghiệp đang làm thay đổi kết cấu
xã hội - nghề nghiệp ở đây theo hướng đô thị hoá.
2- Sự phân công lao động xã hội theo chiều hướng đô thị hoá ở đây diễn ra khá nhanh. Xét về bình diện
làng - xã và hộ - gia đình, sự biến động về việc làm và nghề nghiệp diễn ra đều khắp, thời kỳ đầu là do sự khôi
phục và mở rộng nghề truyền thống phi nông nghiệp của mỗi làng xã và mỗi hộ rồi sau đó là sự hình thành 3
nhóm hộ có khuynh hướng phát triển khác nhau.
Diễn đàn xã hội học Xã hội học, số 1 - 1992
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Bảng 1; Quá trình phi nông nghiệp theo làng - xã và hộ
Hộ
Thuần nông nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp, buôn
bán, dịch vụ + nông ngiệp
Tiểu thủ công nghiệp, buôn bán,
dịch vụ + Công nhân viên chức
Năm
Xã
1986
1990 1986 1990 1986 1990
Đa tốn
Ninh Hiệp
Bát tràng
60,0
40,0
10,0
55,0
2,0
20,0
20,0
50,0
10,0
20,0
83,0
10,0
20,0
10,0
70,0
25,0
15,0
90,0
Nhìn chung, từ sau năm 1986, ở cả 3 xã: Đa Tốn, Ninh Hiệp và Bát Tràng những hộ thuần nông nghiệp
đang giảm dần và số hộ phi nông nghiệp đang tăng lên. Nhưng, nếu như ở Đa Tốn 54% dân cư vẫn là những hộ
thuần nông nghiệp thì ở Ninh Hiệp dân cư đang chuyển mạnh trong bước qua độ từ những hộ thuần nông thành
những hộ đa nghề và ở Bát Tràng số hộ phi nông nghiệp chiếm một số lượng cao tuyệt đối (90%).
Xét về bình diện lao động: nét nổi bật ở cả 3 điểm khảo sát, là sự tăng nhanh số lao động trong một năm làm
nhiều nghề và số lao động chuyên nghiệp trong những ngành kinh tế người nông nghiệp. Mặt khác, số lao động
thuần sản xuất nông nghiệp ở đây cũng đang giảm mạnh.
Bảng 2 Qua trình phi lao động nông nghiệp
%
Lao động Thuần nông nghiệp Đa nghề nghiệp Phi nông nghiệp
Năm
Xã
1986 1990 1986 1990 1986 1990
Đa tốn
Ninh Hiệp
Bát tràng
60,0
30,0
10,0
50,0
2,0
20,0
20,0
50,0
5,0
30,0
68,0
70,0
20,0
20,0
95,0
25,0
30,0
Hiện nay ở Đa Tốn, Ninh Hiệp và Bát Tràng số lao động chuyên nghiệp trong các ngành nghề phi nông
nghiệp đã xuất hiện và hình thành những nhóm nghề nghiệp khá độc lập và ổn định mang những đặc trưng của
một cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của đô thị, kể cả tầng lớp lao động quản lý và lao động làm thuê.
3 - Các số liệu khảo sát ở 3 xã cho thấy, ở đây đã xuất hiện và hình thành một tầng lớp lao động làm thuê
chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trong các ngành nghề kinh tế khác nhau. Đồng thời đứng đối diện với họ
là những chủ doanh nghiệp thuê người làm theo thời vụ hoặc quanh năm.
Điểm khác biệt của 3 xã Đa Tốn, Ninh Hiệp và Bát Tràng với những vùng nông thôn khác là ở đây hình
thành một thị trường lao động cụ thể rõ nét. Đó là sự xuất hiện những thị trường lao động cụ thể rõ nét. Đó là
sự xuất hiện những thị trường lao động, mọi người có thể mua bán sức lao động một cách thường xuyên theo
nguyên tắc hợp đồng. Đặc biệt là ở Bát Tràng trong những thời kỳ sản phẩm tiêu thụ nhanh, hàng ngày có tới
4.000 lao động ở các nơi khác đến đây để có thể bán sức lao động theo giá thoả thuận.
4- Cùng với quá trình xã hội hóa thị trường lao động, ở Đa Tốn, Ninh Hiệp và Bát Tràng đang gia tăng đội
ngũ lao động làm các công việc dịch vụ và sự "di cư" lao động hai chiều, đẩy nhanh sự hòa nhập kết cấu nghề
nghiệp với đô thị.
Nếu sự phát triển ngành nghề dịch vụ là một đặc trưng nổi bật của đô thị hiện đại thì, ở đây đội ngũ lao
động làm các cồng việc dịch vụ đang gia tăng trong cả ba hệ thống: Nhà nước, tập thể và tư nhân, đặc biệt là
nhóm những người làm nghề môi giới. Theo nhận định của những người quản lý ở Ninh Hiệp và Bát Tràng,
tính đến giữa năm 1991, số lao động làm các công việc dịch vụ chiếm gần 10% trong tổng số dân cư ở mỗi xã.
Diễn đàn xã hội học Xã hội học, số 1 - 1992
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Đó là một dấu hiệu xác nhận sự khác biệt cơ cấu lao động nghề nghiệp ở đây so với các vùng nông thôn và
đánh dấu một mức độ đáng kể về quá trình đô thị hóa của chúng.
Những số liệu khảo sát ở Đa Tốn, Ninh Hiệp và Bát Tràng cũng cho thấy, trong 10 năm qua, kể từ sau khi
thực hiện chính sách kinh tế mới, sự chuyển dịch lao động hai chiều từ Đa Tốn, Ninh Hiệp và Bát Tràng vào Hà
Nội và từ Hà Nội đến những nơi này ngày càng tăng. Ở Ninh Hiệp mỗi ngày có khoảng 200 người vào ra thành
phố Hồ Chí Minh và hơn 100 người tới các thành phố khác trong nước, còn ở Bát Tràng mỗi ngày có tới 100
người đi tới các thành phố khác để giao dịch và buôn bán.
5 - Ở 3 điểm nghiên cứu, đặc biệt là ở Ninh Hiệp và Bát Tràng: vị trí, vai trò kinh tế của các tầng lớp kinh
doanh, quản lý và những nhóm thợ tiểu, thủ công nghiệp ngày càng cao trong khi nhóm những nông dân làm
ruộng đang dần dần mất đi vai trò chủ thể kinh tế trước đây của họ.
Cùng với sự chuyển đổi về vị trí, vai trò kinh tế, ở đây các chủ doanh nghiệp đã thay thế hoàn toàn vi trí và
vai trò xã hội của những người nông dân gia trưởng trước đây. Hiện nay địa vị của họ được cộng đồng đánh giá
rất cao. Điều này cũng đã được xác định trong việc bầu cử những người lãnh đạo. Phần lớn những người được
bầu vào các cơ quan quản lý kinh tế và xã hội ở địa phương là những chủ doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp,
buôn bán - dịch vụ hoặc kinh tế hỗn hợp. Họ là những người đã và đang tham gia hoặc thích ứng với cơ chế thị
trường.
6 - Người ta có thể nhận thấy sự đổi mới lối sống của các nhóm lao động và nghề nghiệp ở đây theo chiều
hướng đô thị hóa trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Biểu hiện cho thực trạng ấy là sự cách tân trong cách
thức cư trú, kiểu loại nhà ở cùng với những nhu cầu văn hóa và phong cách sinh hoạt của họ.
Ở đây làng xã vẫn chưa mất đi những dấu vết thôn quê của nó, nhưng trên các ngã đường cuộc sống đã bắt
đầu nhộn nhịp và sôi động như những phố phường đô thị hiện nay. Các kiểu loại nhà ở rất đa dạng với những
ngôi nhà được xây cất theo kiểu kiến trúc hiện đại đã thay cho những ngôi nhà rời rạc, đơn điệu về kiểu loại của
một làng nông nghiệp trước đây. Tuy nhiên sự biến đổi này không đồng đều trong từng khu vực và trên từng
làng - xã.
Bảng 3 Thay đổi nhà ở theo lối sống đô thị
%
Kiểu loại nhà ở
Xã
Nhà tranh tre Nhà xây lợp ngỏ Nhà mái bằng 2 tầng
Đa Tốn
Ninh Hiệp
Bát Tràng
2,0
95,0
60,0
70,0
3,0
40,0
30,0
Thông qua ruộng đất, tính cố kết của cộng đồng dân cư nông thôn vùng châu thổ sông Hồng vẫn tỏ ra bền
chặt đối với quá trình đô thị hóa cơ cấu nghề nghiệp ở các điểm dân cư ngoại thành Hà Nội. Ở đây, toàn cảnh
những tàn dư của lối sống nông thôn vẫn tồn tại, cũng đã thấy một nếp sống mới và những phong cách sinh hoạt
theo lối đô thị lao động đã được định hình. Điều này đã được thể hiện trong nhu cầu tiêu dùng văn hóa vật chất
và tinh thần của họ qua việc gia tăng những phương tiện sinh hoạt hiện đại.
7- Với vị trí địa lý thuận lợi, biết phát huy điểm mạnh của các nghề phi nông nghiệp truyền thống và năng
lực sản xuất kinh doanh. Đa Tốn, Ninh Hiệp và Bát Tràng đã và đang chuyển dần vào quá trình đô thị hóa cơ
cấu nghề nghiệp xã hội ở những mức độ khác sau. Biểu hiện cho những mức độ và xu hướng chuyển đổi này là
quá trình phi lao động nông nghiệp. Nhìn chung, qúa trình phi lao động nông nghiệp ở 3 xã đang phản ánh sự
hạn chế của lực lượng sản xuất và nền kinh tế hàng hóa của nông thôn hiện nay. Trong một vài năm gần đây giá
cả hàng hoa lên xuống bấp bênh, thị trường không ổn định trong khi vốn của các doanh nghiệp còn qúa nhỏ, tốc
độ phi lao động nông nghiệp đang chậm lại. Trong điều kiện đó sức níu kéo của các quan hệ xã hội truyền thống
đang phát huy những yếu tố tiêu cực của nó.
Đương nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo hướng đô thị hoá không thể tránh khỏi
Diễn đàn xã hội học Xã hội học, số 1 - 1992
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
những hậu quả xã hội mà tất cả các quốc gia đã từng phái trả giá. Đó là những tệ nạn xã hội và kéo theo chúng
là sự xuất hiện và hình thành những tầng lớp lưu manh và mãi dâm ở đô thị. Điều đáng quan tâm hơn là sự
chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cũng kéo theo sự phân hóa trong thu nhập giữa các nhóm nghề nghiệp khác
nhau.
Con đường đô thị hóa cơ cấu nghề nghiệp xã hội là một tất yếu khách quan trên con đường phát triển của xã
hội hiện đại. Với chính sách kinh tế mới và chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các
điểm dân cư ngoại thành Hà Nội đang trên đường chuyển đổi cơ cấu lao động và nghề nghiệp để hòa nhập vào
cấu trúc của xã hội đô thị. Tuy nhiên, trong 10 năm qua và hiện nay, sự chuyển đổi ấy vẫn còn nhiều những trở
lực ngăn cản. Nếu có một thì trường mở rộng và ổn định, sự chuyển đổi cơ cấu lao động và nghề nghiệp theo
hướng đô thị hóa của vùng ngoại thành Hà Nội sẽ nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so1_1992_phanquocthang_2051_4326.pdf