Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2013 - Huỳnh Phi Yến: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0094
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 127-133
This paper is available online at
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT
CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2013
Huỳnh Phi Yến
Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Vĩnh Long
Tóm tắt. Trong những năm qua, ngành trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long đã có bước phát triển
vượt bậc, được ví như là một “kì tích”, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của
ngành nông nghiệp. Mặc dù đang ở thời kì “đỉnh cao”, nhưng ngành trồng trọt đã bộc lộ
không ít hạn chế, bất cập khiến tốc độ tăng trưởng của ngành chậm lại, các sản phẩm của
ngành trồng trọt ngày càng phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì thế để phát triển
bền vững, ngành trồng trọt của Vĩnh Long sẽ phải làm gì để lập nên một “kì tích” mới?
Cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm qua trong bối cảnh chịu
ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, giá các sản phẩm nông nghiệp luôn
biến động thiếu ổn đị...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2013 - Huỳnh Phi Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0094
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 127-133
This paper is available online at
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT
CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2013
Huỳnh Phi Yến
Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Vĩnh Long
Tóm tắt. Trong những năm qua, ngành trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long đã có bước phát triển
vượt bậc, được ví như là một “kì tích”, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của
ngành nông nghiệp. Mặc dù đang ở thời kì “đỉnh cao”, nhưng ngành trồng trọt đã bộc lộ
không ít hạn chế, bất cập khiến tốc độ tăng trưởng của ngành chậm lại, các sản phẩm của
ngành trồng trọt ngày càng phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì thế để phát triển
bền vững, ngành trồng trọt của Vĩnh Long sẽ phải làm gì để lập nên một “kì tích” mới?
Cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm qua trong bối cảnh chịu
ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, giá các sản phẩm nông nghiệp luôn
biến động thiếu ổn định, tốc độ phát triển trên các lĩnh vực không đồng đều,. . . nhưng nhìn
chung sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long đã đạt được bước phát triển đáng kể, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Long đang khởi sắc, đặc biệt vấn đề chuyển dịch cơ cấu
cây trồng có những thay đổi tích cực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Vĩnh
Long.
Từ khóa: Ngành trồng trọt, chuyển dịch cơ cấu, Vĩnh Long, kinh tế nông nghiệp.
1. Mở đầu
Làmột tỉnh đất hẹp người đông, nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long có xuất phát điểm thấp với
quỹ đất nông nghiệp là 118.658 ha. Để xây dựng nền nông nghiệp đa dạng về cây trồng, vật nuôi,
ngành nghề dịch vụ nhằm từng bước phá thế thuần nông và độc canh cây lúa, đồng thời chuyển từ
nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều
biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt trong ngành trồng trọt.
Trong những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Long đã đạt được một số thành tựu nhất định, đặc biệt
là việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt. Tuy nhiên sự chuyển dịch đó còn nhiều hạn chế.
Trong khuôn khổ của bài báo này, xin phân tích những thành tựu và hạn chế về chuyển dịch cơ cấu
ngành trồng trọt để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa ngành sản xuất này ở
tỉnh Vĩnh Long.
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016
Liên hệ: Huỳnh Phi Yến, e-mail: phiyenhuynh007@gmail.com
127
Huỳnh Phi Yến
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt giai đoạn 2005-2013
2.1.1. Tổng quan về ngành nông nghiệp
a. Một vài thông tin
Nông nghiệp là ngành quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Long. Năm 2013 ngành
này cùng với các ngành lâm nghiệp và thủy sản chiếm hơn 1/3 GDP của tỉnh. Phác thảo bức tranh
về ngành nông nghiệp của Vĩnh Long năm 2013 được thể hiện qua một vài số liệu dưới đây:
- Diện tích đạt giá trị sản xuất là 50 triệu/ha/năm: 34.305,5 ha, chiếm 29,3% diện tích đất
nông nghiệp. Mô hình canh tác cụ thể như sau:
+ Cây ăn trái: 41.088,6 ha (chiếm 57,6% diện tích cây ăn trái), có thu nhập từ 50 – 140 triệu
đồng/ha.
+ Đất lúa luân canh màu: 10.400 ha, có thu nhập từ 50 - 55 triệu đồng/ha; đất chyên màu:
1.799,4 ha, có thu nhập từ 73 – 120 triệu đồng; đất trồng cỏ: 60 ha, có thu nhập từ 50 – 75 triệu
đồng/ha.
- Diện tích chuyển đổi:
+ Diện tích chuyển từ lúa sang màu: 10 ha, nâng tổng số diện tích chuyên màu: 1.598 ha;
diện tích màu luân canh trên ruộng lúa: 16.250 ha.
+ Diện tích chuyển từ lúa sang cây ăn trái lâu năm: 562 ha, nâng tổng diện tích vườn cây
lâu năm: 45.331 ha, trong đó diện tích cây ăn trái: 38.559 ha, cây dừa: 6.732 ha.
+ Diện tích chuyển từ chuyên sản xuất nông nghiệp sang thủy sản: 160 ha, nâng tổng diện
tích nuôi thủy sản lên 301 ha.
+ Phong trào sản xuất nấm rơm được phát triển rộng rãi: tổng diện tích là 14.869 ha, tập
trung nhiều ở Bình Minh (4.975 ha), Tam Bình (3.532 ha), Vũng Liêm (5.787 ha), Trà Ôn (550
ha), Mang Thít (25 ha). Sản lượng đạt gần 6.859 tấn nấm tươi.
b. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Bảng 1. Cơ cấu và giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2013
Năm Cơ cấu (%)
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
2005 73,71 23,59 3,10
2007 72,97 22,82 4,21
2009 69,07 26,26 4,67
2011 71,70 23,23 5,07
2013 70,17 24,03 5,80
Tỉ lệ chuyển dịch (%) -3,46 -0,44 -2,70
Tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân (%) 9,5 10,1 18,7
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê và tài liệu của Sở Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long năm 2013)
Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế với tỉ trọng dao động từ 69% đến 74% giá
trị sản xuất nông nghiệp và có chiều hướng giảm. Trong khi đó, chăn nuôi lại tăng lên, nhưng
không ổn định. Dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng, nhưng lại chiếm tỉ trọng không đáng kể.
128
Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2013
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Như phần trên đã nêu, trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp, trong đó chủ yếu là cây lương thực mà cây lúa giữ vị trí số 1. Kế đến là cây lâu năm, chủ
yếu là cây ăn trái, sau cùng là rau đậu, gia vị. Trong giai đoạn 2005 – 2013, cây lương thực có tốc
độ tăng trưởng thấp nhất, cây lâu năm có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Năm 2013, giá trị sản xuất
của ngành trồng trọt là 11.507.935 triệu đồng, trong đó cây lương thực là 5.470.921 triệu đồng,
cây lâu năm là 4.502.680 triệu đồng, rau đậu các loại là 2.760.946 triệu đồng (giá hiện hành).
Bảng 2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2005 – 2013
Năm Cơ cấu (%)
Cây lương thực Cây lâu năm Rau đậu Khác
2005 33,34 33,42 25,64 7,6
2007 33,13 33,82 25,49 7,56
2009 42,57 28,96 18,11 10,36
2011 44,21 26,13 17,81 11,85
2013 38,93 32,04 19,65 9,38
(Nguồn: Xử lí số liệu từ Niên giám thống kê và tài liệu của Sở Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long năm 2013)
Qua số liệu ở Bảng 2 có thể thấy rõ cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành
trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2005 – 2013. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành
trồng trọt, nhóm cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng, nhưng không ổn định:
cao nhất vào năm 2011 (44,21%) và thấp nhất là năm 2007 (33,13%). Sau nhóm cây lương thực
là nhóm cây lâu năm (gồm cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày). Tỉ trọng của nhóm cây này
cũng không thật ổn định: năm cao nhất là 2007 (33,82%) và thấp nhất là 2009 (28,96%). Nhóm
cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có xu hướng giảm tỉ trọng (từ 25,64% năm 2005 xuống 19,65%
năm 2013). Nhóm các loại cây khác tuy tỉ trọng có tăng, nhưng lại giữ vai trò thứ yếu. Xin lần lượt
phân tích các nhóm cây nêu trên.
a. Cây lương thực
Cây lương thực có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất do trong những năm qua, diện
tích trồng lúa đều giảm. Cây lúa được gieo trồng từ 3 vụ chính là đông xuân, hè thu và thu đông.
Trong những năm qua nhờ chuyển giao khoa học kĩ thuật, áp dụng nhiều biện pháp canh tác tiến
bộ và được sự hỗ trợ của tỉnh về máy móc, thuốc bảo vệ thực vật và các chương trình khuyến nông
nên nông dân đã tích góp được nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa, năng suất qua các năm đều tăng.
Tuy nhiên sâu bệnh trên cây lúa vẫn còn là nỗi lo của bà con. Bệnh vàng lùn, xoắn lá, rầy nâu để
lại di chứng nặng nề. Diện tích gieo trồng cây lượng thực giảm, từ gần 204 nghìn ha năm 2005
xuống còn hơn 183 nghìn ha năm 2013. Giảm diện tích gieo trồng đi đôi với tăng năng suất trong
điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, sâu bệnh phá hoại là sự nỗ lực vượt bậc của người sản xuất.
Ngành nông nghiệp đã thực hiện khá tốt việc tuyên truyền vận động nông dân làm đất kĩ trước khi
gieo sạ, xuống giống tập trung theo lịch thời vụ, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, kiểm soát chặt chẽ
sâu bệnh để nâng cao năng suất.
Giá lúa trong những năm qua tuy có tăng, nhưng không ổn định. Trong khi đó, giá nguyên
liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu phục vụ sản xuất lúa đều tăng mạnh dẫn đến
chi phí sản xuất cao nên lợi nhuận thực tế của người trồng lúa là thấp.
b. Cây ăn quả
Có thể nói cây ăn quả là nhóm cây có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa ở tỉnh Vĩnh Long.
129
Huỳnh Phi Yến
Tốc độ tăng trưởng hàng năm tương đối cao và đạt hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Xét về giá trị sản xuất, nhóm cây ăn quả có vai trò quan trọng trong ngành trồng trọt. Về tốc
độ tăng trưởng bình quân trong nội bộ nhóm cây ăn quả giai đoạn 2005 – 2013, cây bưởi có sản
lượng tăng trưởng cao nhất (49,33%), kế đến là xoài (36,64%), chôm chôm (11,82%),. . .
Xét về diện tích, trong giai đoạn 2005 – 2013, nhóm cây ăn quả có xu hướng tăng, dẫn đến
sản lượng cũng tăng và đưa giá trị kinh tế vườn tăng gấp nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là do
hiện nay ngành nông nghiệp đang tập trung đẩy mạnh thâm canh cây ăn quả. Cách làm này đem
lại thu nhập và lợi nhuận tăng gấp 3 – 5 lần so với trước kia. Với thế mạnh của vườn cây ăn quả
đặc sản, Vĩnh Long đang quy hoạch, định hướng phát triển vườn cây theo hướng chất lượng cao,
có lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt là chủ trương vận động nông dân phát triển mạnh mô hình sản xuất
thành vùng chuyên canh lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời kì hội nhập, khắc phục tình
trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún,... Chính vì thế, công tác chuyển giao khoa học kĩ thuật là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu. Năm 2013 các ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức tập huấn kĩ thuật cho
trên 200 nhà vườn, hướng dẫn kĩ thuật, phương pháp sản xuất nhằm phát triển vùng sản xuất hàng
hóa bền vững, đồng đều về chủng loại, đảm bảo về chất lượng, đẹp về hình thức. Đồng thời trên
địa bàn của tỉnh tiến hành nhân rộng các mô hình hợp tác xã trồng cây ăn quả, kết hợp thực hiện
các giải pháp khẳng định thương hiệu trái cây Vĩnh Long. Bên cạnh đó là việc vận động bà con
mở rộng vùng sản xuất trái cây hàng hóa theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch của châu Âu (GAP)
như: bưởi Năm Roi Bình Minh; cam sành Tam Bình, Trà Ôn; quýt đường Trà Ôn; bòn bon, măng
cụt ở các xã cù lao của huyện Vũng Liêm; xoài Cát Chu, nhãn ở Mang Thít,. . . Cùng với các tỉnh
Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long đang tiếp tục triển khai dự
án nâng cao chất lượng 9 loại trái cây đặc sản trong vùng. Mỗi tỉnh sẽ chọn và phát triển từ 1 đến 3
cây chủ lực, khuyến khích nhà vườn đầu tư cùng dự án dẫn đến hình thành các vùng chuyên canh
cây ăn trái đặc sản cho sản lượng cao, chất lượng tốt.
c. Cây công nghiệp
Cây công nghiệp dài ngày chủ yếu ở Vĩnh Long là cây dừa. Đây là nguồn nguyên liệu chủ
yếu cho công nghiệp chế biến dầu ăn. Tuy nhiên, Vĩnh Long chỉ sản xuất cùi dừa và dầu dừa thô
vì không có nhà máy chế biến nên trong giai đoạn 2005 – 2013, sản lượng dừa giảm. Một nguyên
nhân nữa là do đất vườn trồng cây ăn quả có hiệu quả hơn trồng dừa. Do đó, khả năng phát triển
cây dừa đã bị hạn chế.
Cây công nghiệp ngắn ngày có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, thúc đẩy
công nghiệp chế biến phát triển. Do đó sự chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp ngắn ngày nói lên
khả năng chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vĩnh Long có 5 loại cây
công nghiệp ngắn ngày là: mía, đậu nành, đậu phộng (lạc), cói, thuốc lá.
Trong số các cây công nghiệp ngắn ngày thì cây mía có sự thay đổi rất lớn về diện tích và
sản lượng. Diện tích mía giảm từ 191,4 ha năm 2005 xuống còn 184,8 ha năm 2013. Nguyên nhân
là do giá đường trong nước cao hơn giá đường nhập khẩu, giống mía trồng có chất lượng thấp,
công nghiệp chế biến lạc hậu. Điều đó dẫn đến tỉ lệ thu hồi đường thấp, giá thành cao, không đủ
sức cạnh tranh với đường nhập khẩu.
Trong khi đó, cây đậu nành có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhất và ổn định
về sản lượng cũng như diện tích trong số các loại cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh. Nguyên
nhân là do đã áp dụng và chuyển đổi, nhân rộng mô hình chuyên canh màu trên đất lúa, trong đó
đậu nành phát triển mạnh nhằm cải tạo độ phì cho đất và tăng thêm thu nhập trên 1 ha đất canh
tác. Nhiều huyện đã triển khai mô hình này và mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là huyện Bình Minh.
Đồng thời do nhu cầu lớn về thực phẩm của người dân nên việc tiếp tục phát triển cây đậu nành cả
130
Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2013
về diện tích gieo trồng lẫn công nghiệp chế biến trở thành một đòi hỏi khách quan, cấp thiết.
Đối với cây đậu phộng (lạc), diện tích năm 2013 tăng so với năm 2005 là 28,8 ha, nhưng
sản lượng lại tăng 81 tấn do năng suất tăng. Năng suất đậu phộng năm 2005 là 17,69 tạ/ha, năm
2013 tăng lên 24,55 tạ/ha.
d. Rau đậu các loại
Mặc dù nhóm cây này chiếm tỉ trọng không thật cao trong cơ cấu ngành trồng trọt, nhưng
lại là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày của nhân dân. Vì thế phát triển
các loại rau đậu có ý nghĩa quan trọng trong việc đa dạng hóa cây trồng và thỏa mãn nhu cầu ngày
càng tăng của người dân trong tỉnh. Tuy vậy, tỉ trọng của nó lại giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do
trong những năm qua người dân tập trung sản xuất các loại cây công nghiệp hằng năm hay cây
màu lương thực (như khoai lang) hay đầu tư vào nuôi trồng thủy sản.
Hiện nay trên địa bàn của tỉnh đã hình thành vùng chuyên canh rau, đậu thuộc các xã phía
bắc Quốc lộ 1A thuộc huyện Bình Minh và các xã phía đông Quốc lộ 53 thuộc huyện Vũng Liêm.
Vùng rau đậu còn phát triển mạnh ở các xã dọc tuyến sông Măng thuộc huyện Trà Ôn, Tam Bình
và dọc tuyến sông Tiền thuộc thành phố Vĩnh Long.
e. Đánh giá chung
- Kết quả đạt được:
Trong giai đoạn 2005 – 2013, ngành trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long đã có sự chuyển dịch về
cơ cấu giá trị sản xuất theo hướng tăng tỉ trọng của nhóm cây lương thực, giảm tỉ trọng của nhóm
cây lâu năm, cây thực phẩm (rau, đậu). Việc chuyển dịch như vậy là theo chiều hướng tích cực,
nhằm góp phần đưa ngành trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung theo hướng sản xuất hàng
hóa, hội nhập với thị trường.
- Hạn chế:
Tuy kết quả đạt được là khả quan, nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ một số hạn chế. Đó là:
+ Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt còn chậm. Đối với cây lúa, vốn đã chiếm tỉ
trọng cao trong cơ cấu, nhưng do tác động giá cả thị trường thì nay lại càng tỏ ra có ưu thế vượt
trội.
+ Kinh tế thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán, chuyên canh lúa là đặc trưng cơ bản của kinh tế
nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Con đường để gia tăng sản lượng và giá trị sản xuất thông qua thâm
canh, tăng vụ lúa đã tới ngưỡng là một trong những nguyên nhân sâu xa làm chậm tốc độ tăng giá
trị của ngành trồng trọt.
+ Công tác giống cây trồng chậm được đổi mới về chất lượng. Cũng tương tự như thế là
công nghệ sản xuất và hệ thống phân phối.
+ Quá trình ứng dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn gặp khó khăn nên
khi trái cây Vĩnh Long xuất sang thị trường các nước khó vượt qua hàng rào vệ sinh an toàn thực
phẩm...
2.2. Một số giải pháp
Để góp phần nâng cao hiệu quả của ngành trồng trọt cũng như chuyển dịch cơ cấu trong
ngành này, xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu dưới đây:
- Quy hoạch, bố trí lại việc sử dụng đất nông nghiệp: Bố trí sử dụng đất nông nghiệp hợp
lí và phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng trong tỉnh nhằm phát triển sản xuất toàn diện, kết
hợp hài hòa giữa các nhóm cây trồng, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện
131
Huỳnh Phi Yến
tích, vừa đảm bảo sự bền vững của môi trường tự nhiên.
- Tăng cường và điều chỉnh cơ cấu đầu tư hướng vào những ngành và trọng điểm xuất khẩu:
+ Đầu tư trực tiếp bằng ngân sách Nhà nước để khuyến khích những sản phẩm nông nghiệp
có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội như: cây lương thực, cây đặc sản có giá trị cao,. . .
+ Đầu tư gián tiếp thông qua tín dụng phát triển nông thôn với lãi suất ưu đãi.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thủy lợi, giao thông, điện, nước, chợ, thông
tin liên lạc, kho tàng, bến bãi,. . .
- Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa:
+ Quy hoạch, xây dựng cụm dân cư và chợ theo nguyên tắc gắn dân cư với các trục giao
thông thủy, bộ, cơ sở hạ tầng, điện nước thủy lợi,. . .
+ Xây dựng kho tàng sơ chế, bảo quản nông sản.
+ Củng cố và phát triển hệ thống thương mại nông thôn.
+ Tạo thị trường xuất khẩu cho những sản phẩm chủ lực của tỉnh.
- Phát triển và hoàn thiện tổ chức sản xuất, chế biến và dịch vụ tiêu thụ: Chế biến, bảo quản
và dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa phải được thực hiện bởi hệ thống tổ chức ngoài phạm vi
nông hộ nên giải pháp cho vấn đề này là thực hiện liên kết 4 nhà .
3. Kết luận
Trên cơ sở các giải pháp đã nêu, xin kiến nghị một số điểm chính sau đây:
- Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thủy lợi cho quá trình chuyển đổi, cần có sự liên kết
với sự tham gia của nông dân.
- Cần quy hoạch và phát triển các chợ đầu mối cho vấn đề tiêu thụ nông sản, tìm đầu ra cho
nông dân. Khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc để tìm giải pháp
đầu ra cho cây đậu nành, cây bắp, khoai lang,..
- Trung tâm khuyến nông có vai trò trình diễn các mô hình sản xuất có hiệu quả cho nông
dân thấy và kêu gọi sự hợp tác. Bên cạnh đó cần cải tiến những giống lúa cho năng suất cao, quy
hoạch sản xuất đồng bộ, khuyến khích nông dân mở rộng qui mô sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi.
- Phát triển kinh tế vườn kết hợp với du lịch sinh thái, kinh tế xanh góp phần tạo thu nhập
cho nông dân, nâng cao đời sống, khi đó sẽ kéo theo sự chuyển dịch nhanh hơn nhờ vào thu nhập
cao từ mô hình này.
- Cần quy hoạch, bố trí lại vùng nguyên liệu, sử dụng đất nông nghiệp sao cho hợp lí và phù
hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản,
đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất trên 1 ha đất sản xuất.
- Nâng cao trình độ hiểu biết của nông dân trong việc tiếp nhận khoa học kĩ thuật, công
nghệ sau thu hoạch để triển khai tốt, đảm bảo cho giá trị đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, đáp
ứng nhu cầu thị trường. Định hướng thị trường, mẫu mã, chủng loại cho nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long, 2015. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long 2014. Nxb Văn hóa
dân tộc.
[2] Dương Ngọc Thành, 2005. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sau những năm đổi mới vùng
ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.
132
Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2013
[3] Lê Thông (chủ biên), 2010. Việt Nam – Các tỉnh và thành phố. Nxb Giáo dục.
[4] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), 2012. Địa lí nông – lâm – thủy sản Việt Nam. Nxb Đại học Sư
phạm.
[5] www. skhdt.vinhlong.gov.vn
ABSTRACT
Farming sector structure change of Vinh Long province in period 2005 - 2013
Huynh Phi Yen
Vinh Long Education and Training Department
In recent years, farming sector of Vinh Long province has witnessed a boom, is such
a "miracle" major contributions to exports of agriculture. Despite being in a period of "peak"
but cultivation has revealed many limitations and shortcomings that the industry’s growth rate
slows, the products of plant growing increasingly fierce competition in the market school. So to
sustainable development, farming sector of Vinh Long will have to do to set up a "miracle" new?
Like the Mekong Delta provinces, the years of Vinh Long implement agricultural production in
the context influenced by weather, complicated climate, agricultural product prices fluctuating
unstable, the pace of development on the uneven field,... but overall agricultural production in Vinh
Long has achieved considerable progress, economic restructuring of agriculture in Vinh Long are
thriving, especially restructuring problem crops have a positive change, contribute to social and
economic development for the province.
Keywords: Farming sector, economic restructuring, Vinh Long, agricultural economy.
133
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4536_hpyen_8898_2131897.pdf