Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa - Lê Thị Loan

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa - Lê Thị Loan: TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 133 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THANH HÓA Lê Thị Loan1 TÓM TẮT Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp - nông thôn đặc biệt là xây dựng nông thôn mới đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là vấn đề tất yếu đối với tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Bài báo đưa ra thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm qua (2011 - 2015), từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phục vụ cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa. Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp nông thôn, Thanh...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa - Lê Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 133 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THANH HÓA Lê Thị Loan1 TÓM TẮT Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp - nông thôn đặc biệt là xây dựng nông thôn mới đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là vấn đề tất yếu đối với tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Bài báo đưa ra thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm qua (2011 - 2015), từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phục vụ cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa. Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp nông thôn, Thanh Hóa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đƣợc hiểu là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ về lƣợng các thành phần, các yếu tố và bộ phận hợp thành kinh tế nông nghiệp theo một xu hƣớng và mục tiêu nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là quá trình biến đổi thành phần và quan hệ tỷ lệ các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn từ trạng thái này sang trạng thái khác theo những xu hƣớng, mục đích nhất định. Cụ thể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm giảm tỷ phần nông nghiệp, tăng phần công nghiệp và dịch vụ; giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi; giảm cây trồng vật nuôi có giá trị, hiệu quả kinh tế thấp sang loại có giá trị, hiệu quả cao; chuyển từ sản xuất đơn giản đến chuỗi giá trị để giải quyết việc làm; chuyển từ sản phẩm thô sang sản phẩm thông qua bảo quản, chế biến; gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp công nghệ cao, an toàn và chuyển từ chỉ có tiêu thụ nội địa đến xuất khẩu. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Ở Thanh Hóa, đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có 117 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, đến năm 2020 có thêm 233 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, đƣa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 350 xã, chiếm tỷ lệ 60% tổng số xã toàn tỉnh và đến năm 2030 mục tiêu 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Nhƣ vậy, từ mục tiêu đặt ra của chƣơng 1 ThS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 134 trình xây dựng nông thôn mới thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề quan trọng và quyết định nhằm khai thác nguồn lực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân để ngƣời dân thực hiện tốt vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Bằng phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các dữ liệu liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Thanh Hóa trong 5 năm qua (2011 - 2015), tác giả mong muốn đƣa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phục vụ cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thanh Hóa là tỉnh có địa bàn rộng, có đủ ba vùng sinh thái khác nhau, điểm xuất phát về kinh tế thấp, chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, và mặc dù không đƣợc Trung ƣơng lựa chọn chỉ đạo điểm nhƣng ngay sau khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; trên cơ sở hƣớng dẫn của Trung ƣơng và căn cứ điều kiện của địa phƣơng, Thanh Hóa đã nhanh chóng phê duyệt đề án xây dựng NTM của tỉnh; thành lập, kiện toàn hệ thống tổ chức Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở do đồng chí Bí thƣ cấp ủy làm trƣởng ban; thành lập văn phòng điều phối chƣơng trình cấp tỉnh; đồng thời lựa chọn 11 xã chỉ đạo điểm và 117 xã có khả năng phấn đấu đến năm 2015 đạt 19 tiêu chí NTM. Để thực hiện theo đúng nội dung, lộ trình, sớm thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn, trong 5 năm gần đây (2011 - 2015) Thanh Hóa đã giải quyết rất nhiều các vấn đề trong đó có vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Thanh Hóa 2.1.1. Về sản xuất nông, lâm, thủy sản Cùng với những thành tựu chung của tỉnh, sản xuất nông, lâm, thủy sản luôn ổn định và tăng trƣởng khá, từng bƣớc phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với nhu cầu thị trƣờng, phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phƣơng; tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm ƣớc đạt 4%. Về trồng trọt: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ƣớc đạt 2,9%; nhiều loại giống mới có năng suất, chất lƣợng cao đƣợc đƣa vào canh tác, năng suất hầu hết các cây trồng đều tăng; cơ cấu cây trồng chuyển dịch tích cực, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Công tác đổi điền, dồn thửa, xây dựng cánh đồng lớn đƣợc triển khai hiệu quả, xây dựng vùng lúa thâm canh với diện tích 61.900ha, vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 diện tích 700ha; Diện tích lúa gieo trồng hàng năm đạt trên 255 nghìn ha, năng suất bình quân tăng từ 55,5 tạ/ha năm 2011 lên 58,6 tạ/ha năm 2014 và dự kiến năm 2015 đạt 58 tạ/ha, sản lƣợng bình quân hàng năm trên 1,4 triệu tấn. Diện tích một số loại cây trồng chính đều tăng: Diện tích ngô đạt trên 50.000ha năm, năng suất tăng từ 40,4 tạ/ha năm 2011 lên 40,5 tạ/ha năm 2014 và dự kiến năm 2015 đạt TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 135 44,7 tạ/ha, sản lƣợng trên 200 nghìn tấn; diện tích mía vụ 2015 - 2016 đạt 29.550ha, tăng 2.867ha so với vụ 2010 - 2011; diện tích sắn tăng từ 16.500ha năm 2011 lên 17.900ha năm 2014 và dự kiến năm 2015 đạt 14.500ha; năng suất sắn nguyên liệu tăng từ 126,5 tạ/ha lên 165 tạ/ha. Phát triển nhanh các cây rau thực phẩm nhƣ ớt, dƣa chuột, dƣa bao tử cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, diện tích tăng từ 32.300ha năm 2011 lên 35.400 nghìn ha năm 2014 và dự kiến năm 2015 đạt 35.000ha; diện tích rau an toàn đƣợc chứng nhận đủ điều kiện ATTP là 197,98ha, trong đó diện tích đƣợc chứng nhận VietGAP 117,8ha. Về chăn nuôi: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ƣớc đạt 3,6%; chăn nuôi theo mô hình trang trại phát triển mạnh, thay thế dần mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, đến ngày 31/8/2015, toàn tỉnh có 827 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tƣ 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng 453 trang trại so với năm 2011, trong đó có 71 trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, kiểm soát dịch bệnh; quy mô, chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm đƣợc nâng lên, tỷ trọng đàn bò lai, bò sữa, đàn lợn nạc tăng cao; sản lƣợng thịt hơi liên tục tăng, từ 189,4 nghìn tấn năm 2011 lên 209,7 nghìn tấn năm 2014 và dự kiến năm 2015 đạt 220 nghìn tấn. Về lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng giá trị sản xuất ƣớc đạt 9,6%; tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 49,1% năm 2011 lên 51,5% năm 2014 và dự kiến năm 2015 đạt 52%. Về thủy sản: Sản xuất thủy sản phát triển cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá; tốc độ tăng giá trị sản xuất ƣớc đạt 6,6%; sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng từ 108,7 nghìn tấn năm 2011 lên 132,7 nghìn tấn năm 2014 và dự kiến năm 2015 đạt 140,5 nghìn tấn. Về xây dựng và triển khai các mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn: Giai đoạn 2011 - 2015, từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của Trung ƣơng và của tỉnh, Thanh Hóa đã phân bổ 74,99 tỷ đồng hỗ trợ cho các địa phƣơng, đơn vị thực hiện mô hình sản xuất và ngành nghề nông thôn, cùng với vốn hỗ trợ từ ngân sách, đến nay, các địa phƣơng, đơn vị trong tỉnh đã huy động thêm đƣợc trên 270 tỷ đồng để lựa chọn và thực hiện đƣợc 784 mô hình, trong đó: 327 mô hình trồng trọt, 195 mô hình chăn nuôi, 185 mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, 62 mô hình nuôi trồng thủy, hải sản và 15 mô hình ngành nghề nông thôn, thu hút đƣợc 34.326 hộ gia đình tham gia. Đa số các mô hình sản xuất đƣợc lựa chọn đã đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của ngƣời dân và đúng với nội dung của chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, lấy phát triển sản xuất là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và thế mạnh của từng vùng, từng địa phƣơng, nhờ đó, đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống ngƣời dân, xóa bỏ dần các thói quen sản xuất lạc hậu, nhất là khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Một số mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, nhƣ: Mô hình trồng hoa, mô hình trồng ớt xuất khẩu, mô hình trồng ngô ngọt, dƣa chuột, bí xanh TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 136 2.1.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật Trong giai đoạn 2011 - 2015, Thanh Hóa đã phân bổ 258,76 tỷ đồng hỗ trợ cho 719 lƣợt xã mua 231.000 tấn xi măng để xây dựng các công trình giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, kênh mƣơng và giao thông nội đồng; phân bổ 963,717 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn đầu tƣ phát triển của Trung ƣơng và của tỉnh đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo 275 công trình hạ tầng tại các xã xây dựng nông thôn mới, gồm: 81 trụ sở, 57 trạm y tế, 115 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 10 nhà văn hóa thôn, bản, 01 trƣờng học, 01 chợ nông thôn, 01 công trình cấp nƣớc sản xuất và 9 tuyến đƣờng giao thông nông thôn. Cùng với nguồn vốn NTM và huy động các nguồn vốn khác, toàn tỉnh đã đầu tƣ xây mới và nâng cấp đƣợc 4.952km đƣờng giao thông nông thôn các loại, trong đó: 1.367km đƣờng xã, liên xã, 2.016km đƣờng thôn, xóm, 1.569km đƣờng nội đồng; 348 công trình hồ đập, 1.557km kênh mƣơng nội đồng, 104 cống và trạm bơm; nâng cấp, mở rộng các công trình điện nông thôn, đến nay, 100% số xã đã có điện lƣới quốc gia, 97,2% hộ dân đƣợc sử dụng điện thƣờng xuyên; xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 31 trƣờng học và 3.478 phòng học các cấp; 120 trung tâm văn hóa - thể thao xã, hơn 1.266 nhà văn hóa - khu thể thao thôn; 207 chợ nông thôn; chỉnh trang và xây mới hơn 57.000 nhà ở dân cƣ; hoàn thành và đƣa vào sử dụng 25.536 công trình cấp nƣớc sinh hoạt và công trình vệ sinh môi trƣờng nông thôn. 2.1.3. Về cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn Với đặc điểm là tỉnh nông nghiệp, việc xác định phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là chủ trƣơng phù hợp, đúng đắn, cùng với chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung tiêu chí nông thôn mới, Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ƣơng, đồng thời, ban hành một số cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, gồm: cơ chế, chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao; hỗ trợ phát triển cao su; hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1; phát triển sản xuất rau an toàn tập trung; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và trang trại tập trung; hỗ trợ giống gốc vật nuôi; hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung; khuyến khích phát triển giao thông nông thôn; chính sách cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò, nạc hóa đàn lợn, phát triển chăn nuôi miền núi, phát triển trang trại; Quyết định số 289/QĐ-TTg hỗ trợ ngƣ dân, các chính sách thuộc Chƣơng trình 134, 135, 257 và Nghị quyết 30a của Chính phủ, cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới đến 2015 và giai đoạn 2016 - 2020, và cơ chế để lại nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất để xây dựng nông thôn mới 2.2. Đánh giá vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Thanh Hóa 2.2.1. Những mặt đạt được Từ thực trạng đã trình bày ở trên, tác giả nhận thấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau: TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 137 2.2.1.1. Về sản xuất nông, lâm, thủy sản Nhờ tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển sản xuất, giải quyết việc làm nên giai đoạn 2011 - 2015, thu nhập bình quân của ngƣời dân nông thôn tăng từ 11,02 triệu đồng năm 2011 lên 17,95 triệu đồng năm 2014, ƣớc năm 2015 đạt khoảng 20,3 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 22,11% năm 2011 xuống còn 10,92% năm 2014, ƣớc năm 2015 khoảng 7%. Nhƣ vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã góp phần lớn trong việc giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện thành công chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa. 2.2.1.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc tiếp tục đầu tƣ phát huy hiệu quả. Trong 5 năm qua, từ nhiều nguồn vốn đã triển khai mới, tu bổ và nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản mang tính ổn định lâu dài, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn thay đổi làm cho đời sống ngƣời nông dân ngày càng đƣợc nâng cao hơn từ đó có điều kiện tiếp tục đầu tƣ vào cơ sở vật chất kỹ thuật. Tóm lại, vấn đề đầu tƣ cho cơ sở vật chất kỹ thuật và vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có tác động tích cực lẫn nhau. 2.2.1.3. Về cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn Các cơ chế, chính sách của Trung ƣơng và địa phƣơng đã tác động tích cực tới việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến khích, kích cầu đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 2.2.2. Những mặt tồn tại, yếu kém Mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực không ngừng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới nhƣng vẫn còn những tồn tại, yếu kém cần phải khắc phục. Cụ thể: - Tốc độ tăng trƣởng sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp còn chậm, ngành nghề nông thôn phát triển chƣa tƣơng xứng với thế mạnh của tỉnh. Giá trị sản xuất nông lâm ngƣ tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 3,8%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 đạt 4%/năm, chƣa đạt mục tiêu đề ra. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chƣa bền vững, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích còn thấp. Sản phẩm đạt chuẩn về an toàn còn ít, khả năng cạnh tranh còn thấp; triển khai sản xuất theo công nghệ cao, rau an toàn gặp khó khăn. - Công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong ngành nông nghiệp còn hạn chế. Công nghệ khai thác hải sản còn lạc hậu, phƣơng tiện khai thác chủ yếu là tàu nhỏ. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 138 - Việc huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế đã đƣợc thực hiện nhƣng đầu tƣ cho nông nghiệp còn hạn chế, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ; trình độ, kỹ thuật còn hạn chế phát triển chƣa vững chắc. - Đầu tƣ cho chế biến và công nghệ sau thu hoạch chƣa đƣợc quan tâm; quan hệ giữa các nhà máy với nông dân vùng nguyên liệu còn nhiều bất cập, thị trƣờng tiêu thụ chƣa ổn định. - Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ quản lý, kỹ thuật và lao động trong nông, lâm nghiệp, thủy sản từ tỉnh đến cơ sở chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. - Tỷ trọng lao động nông nghiệp cao, thu nhập thấp, lƣợng lao động dƣ thừa ở nông thôn còn lớn nhƣng việc đảm bảo lao động cho các làng nghề còn khó khăn do trình độ và kỹ năng sản xuất của ngƣời lao động chƣa đáp ứng yêu cầu, công tác đào tạo nghề tuy đã chú trọng nhƣng chƣa triệt để ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản phẩm hàng hóa và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. 2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, bất lợi do thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại lớn đến kết quả sản xuất nông nghiệp; giá cả đầu vào nhƣ vật tƣ phân bón, xăng dầu, giống mới các loại tăng nhanh, giá hàng hóa nông sản biến động mạnh. Thanh Hóa có bình quân diện tích canh tác trên đầu ngƣời đạt thấp; đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn chƣa tƣơng xứng và còn nhiều yếu kém, nhất là hệ thống tiêu ở đồng bằng, tƣới ở miền núi, ven biển chƣa thực sự đảm bảo yêu cầu. Phần lớn dân cƣ các huyện miền núi, vùng biển đời sống còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tƣ vào sản xuất. Sự chỉ đạo, điều hành của ngành, của chính quyền các cấp còn nhiều bất cập, một số lĩnh vực kết quả còn hạn chế, chƣa triển khai có hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn, nhân rộng mô hình tiên tiến; chƣa nghiên cứu khai thác phát triển kinh tế miền núi. Cổng các thông tin thƣơng mại, xúc tiến thị trƣờng chƣa đƣợc quan tâm, thiếu đầu mối chủ trì thực hiện nên không nắm chắc đƣợc yêu cầu của thị trƣờng để hoạch định chiến lƣợc và chính sách đầu tƣ. 3. GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THANH HÓA 3.1. Giải pháp về khoa học - công nghệ và kỹ thuật trong nông nghiệp nông thôn Nhà nƣớc cần đầu tƣ nâng cao năng lực của các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Tiếp tục ƣu tiên cho công tác chọn giống cây trồng, vật nuôi mới. Sử dụng máy móc, thiết bị, phƣơng tiện khai thác hiện đại trong ngành nông nghiệp nhằm giải phóng sức lao động của con ngƣời. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 139 Coi trọng hơn nữa công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ đến tay ngƣời nông dân. 3.2. Giải pháp về định hƣớng sản xuất gắn với thị trƣờng Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng còn nhỏ lẻ manh mún. Trong nền kinh tế thị trƣờng đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt, chúng ta cần tạo môi trƣờng liên kết các hộ nông dân với doanh nghiệp để xác lập thị trƣờng tiêu thụ ổn định và bền vững. Làm tốt công tác thông tin, dự báo thị trƣờng và xây dựng thƣơng hiệu hàng hóa nông sản an toàn, chất lƣợng đủ sức hội nhập và cạnh tranh ngày càng cao. 3.3. Giải pháp về đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực Xây dựng nông thôn mới trong đó có vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là công việc khó, thực hiện lâu dài, để tiến hành công việc này đạt kết quả tốt Nhà nƣớc cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, kỹ thuật từ tỉnh đến cơ sở nhƣ thông qua các khóa học bồi dƣỡng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn ở các xã, huyện đặc biệt là lao động cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 4. KẾT LUẬN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn không chỉ là yêu cầu của Đảng, Nhà nƣớc mà là đòi hỏi tất yếu của ngƣời dân để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho cƣ dân nông thôn; đặc biệt là thực hiện thành công chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa. Trong 5 năm gần đây (2011 - 2015), ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực về sản xuất nông, lâm, thủy sản,cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng đƣợc đầu tƣ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn toàn tỉnh. Tuy vậy vẫn còn một số tồn tại, yếu kém nhƣ vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, thị trƣờng tiêu thụ còn chƣa ổn định, trình độ lao động chƣa đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng đòi hỏi tỉnh Thanh Hóa cần phải có những biện pháp phù hợp để thúc đẩy hơn nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn để cải thiện đời sống ngƣời dân, thúc đẩy phân công lại lao động, giải quyết vấn đề việc làm nhằm thực hiện thành công chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sở NN&PTNT, 2011, Chuyên đề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn” dùng cho lớp bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ tham gia chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 140 [2] Ban Chỉ đạo Chƣơng trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, 2015, Báo cáo tổng kết thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015. [3] Trƣơng Thị Mỹ Hoa, 2011, Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. [4] = admin&selectpageid = page. 1&newsdetail=News.2928&n_g_manager=20. ECONOMIC RESTRUCTURING IN ARGRICULTURE AND RURAL AREAS TO CONSTRUCT NEW RURAL MODEL IN THANH HOA Le Thi Loan ABSTRACT Rural area is the home of a major part of the population whose work in the agricultural sector. Agricultural and rural development, particularly construction new rural areas have been concerned the most because of its role in economic and social stability of the country. To successfully implement the goal of building new rural areas, the problem of economic restructuring in agriculture and rural development are essential issues for the Thanh Hoa province in particular and the country in general. This paper presents the current status of economic restructuring in agriculture and rural areas in the past 5 years (2011 to 2015). The article proposes some solutions to promote economic restructuring in agriculture and rural areas for the goal of building new countryside in Thanh Hoa. Keywords: Economic restructuring, rural agriculture, Thanh Hoa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf103_6504_2137412.pdf