Chuyến đi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

Tài liệu Chuyến đi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh: CHUYẾN ĐI THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH ! Lời nói đầu. Có người nói: sống ở thế kỷ 21 là “thời đại vàng” của xã hội loài người; con người sống được lâu hơn nhờ y học phát triển, đi được xa hơn “lên trời, xuống biển” nhờ sự phát triển của khoa học, có cơ hội phát triển toàn diện con người nhờ các thành tựu của thời đại... Và vô hình chung để đến được “thời đại vàng” thì mỗi một dân tộc đều phải trải qua một quá trình đấu tranh không ngừng! Nước Việt Nam tôi cũng vậy, để có được thời kỳ vàng son cho thế hệ trẻ là biết bao xương máu của thế hệ đi trước. Tôi sinh ra quá may mắn: - Quá may mắn vì đã sống trong giai đoạn đẹp nhất của 1 đất nước: hoà bình. - Quá may mắn vì không bao giờ phải nghĩ tới cảnh chạy loạn, phải nhìn thấy xác người thân phơi ngoài đồng trống, phải nghẹn ngào nhìn thấy khói bốc ngùn ngụt từ ngọn lửa hung hãn đang thiêu rụi nhà cửa, xóm làng của mình. Cách đây mấy năm, tôi có dịp ghé thăm Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh theo chân chú và anh họ tôi. Tôi khô...

doc6 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyến đi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYẾN ĐI THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH ! Lời nói đầu. Có người nói: sống ở thế kỷ 21 là “thời đại vàng” của xã hội loài người; con người sống được lâu hơn nhờ y học phát triển, đi được xa hơn “lên trời, xuống biển” nhờ sự phát triển của khoa học, có cơ hội phát triển toàn diện con người nhờ các thành tựu của thời đại... Và vô hình chung để đến được “thời đại vàng” thì mỗi một dân tộc đều phải trải qua một quá trình đấu tranh không ngừng! Nước Việt Nam tôi cũng vậy, để có được thời kỳ vàng son cho thế hệ trẻ là biết bao xương máu của thế hệ đi trước. Tôi sinh ra quá may mắn: - Quá may mắn vì đã sống trong giai đoạn đẹp nhất của 1 đất nước: hoà bình. - Quá may mắn vì không bao giờ phải nghĩ tới cảnh chạy loạn, phải nhìn thấy xác người thân phơi ngoài đồng trống, phải nghẹn ngào nhìn thấy khói bốc ngùn ngụt từ ngọn lửa hung hãn đang thiêu rụi nhà cửa, xóm làng của mình. Cách đây mấy năm, tôi có dịp ghé thăm Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh theo chân chú và anh họ tôi. Tôi không nhớ chính xác là mình đã đến đây 4 hay 5 lần nhưng điều mà tôi nhớ hơn cả là mình rất may mắn. Khi làm bài tiểu luận này; tôi nhìn lại cuộc chiến tranh không phải khơi dậy nỗi đau, để bài xích hay gây thù hằn dân tộc ; mà chỉ nhìn lại với cái nhìn của một sự thật đối với chiến tranh. Để hiểu được đau thương mất mát của đồng bào mình, để thấy được giá trị của cuộc sống hôm nay. Dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất nhưng người Việt Nam cũng rất nhân hậu và vị tha ! TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2011 Người viết tiểu luận Trần Bảo Hà I- Đôi dòng lịch sử về Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh. Theo lời kể của chú tôi và trong quá trình tìm hiểu, tôi hiểu thêm đôi chút về quá trình hình thành nên Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh. Bảo tàng chứng tích chiến tranh tọa lạc số 28 Võ Văn Tần, F. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. Xưa khu vực này là phần đất của chùa Khải Tường, nơi sinh ra vua Minh Mạng vào năm 1791 và được ông cho sửa sang lại năm 1832. Trước 30/4/1975, đây là nơi bảo trì điện tử của quân đội Mỹ cho 4 cơ quan: Đại sứ quán Mỹ, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, Phủ Tổng Thống và Phủ thủ tướng chính quyền Sài Gòn. Ngày 18/10/1978, Ủ y ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy. Ngày 10/11/1990, đổi tên thành Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược. Đến ngày 4/7/1995, lại đổi tên là Bảo tàng chứng tích chiến tranh. II- Sơ lược về Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh. Những thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong hòa bình như tôi, không thể biết được nỗi đau dân tộc, không hiểu được cái hình ảnh người Việt nằm co ro trong thân phận một dân tộc nhược tiểu, đắm chìm trong khói lửa của chiến tranh và của lòng thù hận là thế nào. Cho nên, vẫn phải nhìn, nghe, xem, đọc lịch sử qua những nơi lưu giữ một phần sự thật chiến tranh. Và đó cũng là lý do, mà tôi rất nhiều lần đến đây! Có đến đây, có tận mắt thấy được những tư liệu, hiện vật, những thước phim chân thực ghi lại chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã trút xuống Viêt Nam, mới cảm nhận được thế nào là đau đớn, là xót xa đến tột cùng trước nỗi đau mất nước của cả dân tộc. Tàn bạo và độc ác, giày xéo và đày đọa, bóc lột và giết chóc, máu và vũ khí, xác người và mất nước...đấy chính là những gì hàng vạn, hàng triệu con người Việt Nam nhận được từ bậc "khai hoá" như Pháp và Mỹ. *Bảo tàng có 8 chuyên đề trưng bày: - Những sự thật lịch sử : Âm mưu và quá trình các thế lực thù địch tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Bộ sưu tập ảnh phóng sự “Hồi Niệm” của 134 phóng viên thuộc 11 quốc tịch đã chết trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương - Chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược ( về mặt quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, hậu quả với con người, thiên nhiên và môi trường ). - Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược với hệ thống các nhà tù, trại tập trung tiêu biểu, các phương thức tra tấn, hành hạ, huỷ diệt tù chính trị về thể xác lẫn tinh thần. - Bộ sưu tập ảnh phóng sự của phóng viên Nhật Ishikawa Bunyo và Nakamura Goro “ Việt Nam-Chiến tranh và Hoà Bình ”. - Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến. - Tranh thiếu nhi “Chiến tranh và hoà bình”. - Các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh xâm lược VN. Năm 2004, ngoài 8 chuyên đề trong 6 phòng trưng bày tạm, bảo tàng đã tổ chức thêm 5 cuộc triển lãm chuyên đề tại chỗ, 2 cuộc triển lãm lưu động tại Quảng Trị và Trà Vinh, 1 cuộc triển lãm tại Osaka – Nhật Bản. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và 2 ngăn chuồng cọp được xây đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có các phòng trưng bày về chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó còn có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam, phòng rối nước VN... Rất tiếc sân khấu múa rối nước chuyển về Cung VHLĐ, có lẽ do vấn đề kinh doanh, nhưng tôi nghĩ bảo tàng nên tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu văn hóa, nghệ thuật dân tộc VN ở đây để quảng bá văn hóa VN cho bè bạn thế giới hơn là giới thiệu về chiến tranh, đồng thời cũng thu hút nhiều bạn trẻ và trường học có thể kết hợp tổ chức cho học sinh đến tham quan học tập lịch sử. III- Một vài cảm nhận của người viết sau khi viếng thăm Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh. 1. Lần đầu ghé thăm. Tôi nhớ lần đầu tiên đến đây thật sự tôi đã bị sốc. Mặc dù đã nghe chú và anh tôi nói chuẩn bị tinh thần; tôi chẳng nói đựơc lời nào khác ngoài "dã man quá... thật tàn nhẫn...!" Tôi là dân ban C nên chẳng hề thờ ơ với lịch sử, tôi thuộc lòng những trận đánh hào hùng của dân tộc, nhưng lần đầu tiên tôi tiếp xúc với lịch sử không phải bằng những con số to tát trong SGK như kiểu “quân ta đã tiêu diệt 3200 tên địch... quân ta đã hạ 12 máy bay địch...” . Lần đầu tiên tôi thấy chiến tranh tàn khốc đến như vậy. Lần đầu tiên tôi thấy mình ở gần cuộc chiến đến như vậy, cũng là lần đầu tiên tôi biết cảm giác phẫn uất, căm tức chiến tranh - điều không thể có được từ quyển SGK khô khan kia. Tôi thật không thể tin vào mắt mình khi thấy những tấm ảnh được trưng bày ở đây, “họ” - những người lính ở bên kia chiến tuyến, cũng là những con người do cha mẹ sinh ra, lại có thể cười một cách man rợ bên đống xương thịt của đồng loại mình, thậm chí giơ đầu của một người nông dân như là một chiến lợi phẩm... Tôi không hiều người ta đã đào tạo những người lính này như thế nào mà họ có thể mỉm cười làm dáng trước ống kính bên cạnh 1 khung cảnh khủng khiếp như thế. Tiếp theo là hình ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai. Phụ nữ, người già, trẻ em; mổ bụng, bắn vào đầu, đốt cháy rụi. Bên cạnh là hình của 1 anh chàng người Mỹ bảnh bao, kẻ đã ra lệnh giết hơn 500 người. Xót xa thay là những hài nhi bị chất độc màu da cam được ngâm trong dung dịch. Những đứa trẻ sơ sinh hay nằm trong bụng mẹ nào có tội tình gì mà phải chịu số phận như thế: dị hình dị dạng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hay là sinh ra lại bị thiểu năng trí tuệ, không phát triển được như người thường! Thật tội nghiệp, chúng chỉ là những nạn nhân của chiến tranh chỉ vì một lý do duy nhất: cha mẹ chúng là kẻ địch của chế độ Mỹ – Diệm hay chỉ đơn thuần là vì người dân nằm trong vùng nghi ngờ của chúng, là những người hít thở bầu không khí đầy chất độc màu da cam. Cách đây mấy năm, tôi có xem bộ phim “Night at the museum” – tạm dịch là “đêm bảo tàng”. Nội dung phim chỉ xoay quanh các hiện vật trong bảo tàng về đêm tự hoạt động; tự dưng tôi nghĩ : không biết cuộc sống về đêm ở Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh sẽ thế nào? Còn nhiều nữa, chất độc màu da cam, bom đinh, bom napal... Việt Nam trở thành bãi thử vũ khí của các cường quốc. Một hình ảnh hiện ra trong đầu tôi. Ngài tổng thống Mỹ, ngài ngọai trưởng, ngài bộ trưởng bộ quốc phòng... , các quý ông sang trọng ngồi trong phòng máy lạnh, ngước nhìn lên tấm bản đồ hình chữ S. Họ thảo luận xem, hôm nay nên đánh dấu chỗ nào trên tấm bản đồ tội nghiệp. 1 dấu X được vạch lên. Đâu đó ở 1 vùng quê nghèo cách các quý ông nửa vòng trái đất, cả làng bị xóa sổ, xương thịt văng tung tóe. “War is sweet for those who have never experienced it” – tạm dịch là: “ Chiến tranh là viên kẹo ngọt cho những ai không hiểu về nó” 2. Lần thứ 2. Lần thứ 2 đến Bảo Tàng, tôi may mắn gặp được 1 ông bác là kỹ sư hàng không của chế độ cũ. Ông giảng giải cho tôi khá chi tiết về các loại vũ khí, đặc biệt là may bay chiến đấu. Nếu như trước đây, trong đám lố nhố máy bay, đại bác, xe tăng... còn gây cho tôi hứng thú. Giờ đây nó chỉ tạo thành khoảng lặng trong tâm hồn. Lần thứ 2, tôi mới quan sát lại máy chém sau khi đã tìm hiểu qua về nó; thú thực lúc đầu tôi hơi sợ lên đi qua nhanh. Chiếc máy chém từng gây kinh hoàng cho không biết bao người dân miền Nam dưới ách thống trị với chiến dịch : “lê máy chém đi khắp miền Nam”. Sau này tôi được biết: chiếc máy chém đầu tiên được hoạt động tại Pháp năm 1792, và thực dân Pháp đưa nó sang để đàn áp phong trào nông dân Việt Nam năm 1911. Đến năm 1960, người cuối cùng bị đưa lên máy chém là chiến sỹ Hoàng Lê Kha, tỉnh ủy viên Tây Ninh. Ngoài ra một khu vực cũng thu hút được nhiều sự chú ý, một “địa ngục trần gian” được phục chế lại ở đây đó là “Chuồng cọp”, đây là mô hình ở nhà tù Côn Đảo. Trong đó trưng bày những người lính với nét mặt bình thản trước hiểm nguy luôn rình rập, họ bình thản trước những thủ đoạn hết sức tàn ác của bọn ác ôn, chúng rắc vôi sống lên những người tù, tạt nước bẩn lên thân thể họ. Chuồng cọp được phục chế lại mỗi ngăn dài 2,7 mét, rộng 1,5 mét, cao 3 mét. Mùa nóng bị cột chặt từ 5 đến 14 người, ngược lại mùa lạnh thì chúng tách ra để lại 1 đến 2 người chân bị còng vào cột sắt, ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trên một phạm vi ấy. Chỉ cần một tiếng thở dài, ho hoặc đập muỗi là đủ để bọn ác ôn trút vôi xuống để người tù ngạt thở, lở da. Ngoài ra còn có những thủ đoạn khác như dội nước vào mùa lạnh khiến người tù rét run. Đôi khi chúng còn dùng cây chọc xuống những lúc chuồng cọp quá đông người. Sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh tật. Đi qua chuồng cọp, tôi cứ mãi canh cánh một câu hỏi: “Cùng là con người với nhau, sao người ta có thể đối với đồng loại mình như thế?”, và tôi đau, đau nỗi đau một thời mất nước, một thời khổ nhục dưới bàn tay tàn bạo của bọn giặc xâm lược. Những chứng tích được lưu giữ ở đây chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc chiến tranh nhưng đủ làm cho một người ham tưởng tượng như tôi thêm căm ghét chiến tranh đến nhường nào. Mỗi một đồ vật nhỏ, từ tấm áo, đôi dép của em nhỏ bị chết trong đợt càn quét, tới bức thư, khẩu súng đều được tôi cho vào đó một khuôn mặt, không rõ ràng nhưng vì thế mà ám ảnh hơn. Hàng ngàn bức ảnh, tranh minh họa, những dòng tư liệu chứa những cụm từ, những con số đau thương, căm hờn ....và những ánh mắt suy tư, những dòng nước mắt của người tham quan đã nói lên sức tố cáo chiến tranh mạnh mẽ. Trong 1 bức ảnh khác là 5 tên lính Mỹ chặt đầu các chiến sĩ của ta để chụp ảnh lưu niệm! Tôi không thể nói gì hơn ngoài cảm giác điếng người vì phẫn uất. Bên dưới những tấm ảnh là dòng chữ được trích ra từ 1 quyển sách của tác giả người Pháp: “Quân viễn chinh Mỹ đã đi đến chỗ coi người VN là 1 sinh vật hạ đẳng, coi việc giết họ không phải là tội ác…Người VN không có 1 chút quyền sở hữu và quyền được sống. Tất cả cái mà họ có: thân thể, tính mạng của họ đều thuộc quyền sở hữu của người Mỹ…” Thật xót xa! Từng tấm ảnh hiện lên, rõ nét như chứng minh cho tội ác lịch sử của quân Mỹ. Kia là hình ảnh xác người chồng chất trên bờ ruộng nhắc nhở ta không bao giờ được quên cái ngày mà quân Mỹ tàn sát 504 người dân vô tội làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi. Chúng giết phụ nữ, mổ bụng trẻ sơ sinh, và không bỏ qua cả ngừơi già. Thật không bằng loài cầm thú! Những người dân ấy nào có tội tình gì đâu? Họ chỉ là những con người yếu ớt không có khả năng tự vệ. Bọn thực dân dã man hình như đã mất hết tính người, chúng nhẫn tâm nổ súng vào những con người vô tội như thế! Thử hỏi nếu mẹ già của chúng, vợ chúng, con cái bé bỏng của chúng cũng bị chĩa súng vào người như thế, liệu chúng sẽ có suy nghĩ gì? Những người sống sót sau cuộc tàn sát của quân Mỹ chưa hẳn đã có thể sống cuộc sống bình thường. Tôi nhìn thấy những vết phỏng sâu hoắm trên cơ thể chị Kim Phúc sau mấy chục năm kể từ khi bị phỏng bom Napalm của Mỹ mà không khỏi đau lòng, tôi giật mình khi nhìn thấy gương mặt bị biến dạng hoàn toàn, dường như chỉ còn trơ lại đầu lâu của 1 nạn nhân bom phosphore, tôi cắn chặt răng khi nhìn thấy những thân người teo tóp xiêu vẹo của các nạn nhân chất độc màu da cam, và tôi sững sờ trước những quái thai trong lồng kính. Phải, tội ác của Mỹ đã huỷ hoại không chỉ 1 mà rất nhiều thế hệ của con người Việt Nam như thế! Và khi nghe thuyết minh về những thủ đoạn tra tấn của quân Mỹ đối với các người tù cộng sản, tôi lại 1 lần nữa cảm nhận được nỗi đau của dân tộc mình. Càng rùng mình trước những cảnh tra tấn kinh hoàng bao nhiêu, tôi lại càng cảm phục những người con gan dạ của đất Việt Nam bấy nhiêu. Thật tự hào khi được mang trong mình dòng máu của 1 dân tộc anh hùng. Tôi cứ ngỡ thành ngữ “thịt nát xương tan” chỉ có trong trang giấy, nhưng hôm nay tôi tin là nó có thật! Những người tù cộng sản kiên cường bất khuất đã bị chúng bẻ gãy cả 2 tay, 6 lần cưa chân ra từng khúc nhỏ, máu trong người cạn kiệt chỉ còn lại da bọc xương, nhưng lửa cách mạng vẫn còn! Tôi nghiêng mình kính cẩn trước những con người như thế! 3. Và lần thứ n... Tôi không nhớ chính xác đó là lần nào, chỉ nhớ vào một buổi chiều khi ghé thăm bảo tàng đi cùng du khách nước ngoài. Sau khi nghe các cô hướng dẫn viên thuyết minh về những giai đoạn, những cột mốc trong cuộc kháng chiến trong lịch sử. 30 năm chống Mỹ cứu nước, 30 năm nhân dân ta nói chung và những người cộng sản nói riêng đã phải chịu những đau thương mất mát to lớn như thế nào: mẹ già mất con, vợ mất chồng, con mất cha, mồ côi mẹ, những con người không biết bám vào đâu mà sống khi xung quanh luôn có người kiểm tra, theo dõi, tra tấn dã man thậm chí là có thể giết người khi cần hay chỉ đơn giản là thích. Những năm tháng tưởng chừng như không thể nào qua! 30 năm, liên tục hứng chịu những cơn giận dữ của Mỹ – Diệm, là đối tượng trực tiếp của hàng ngàn tấn bom đạn thả xuống đầu dân ta, đã từng chịu những trận càn khốc liệt của địch, tưởng chừng như nhân dân miền Nam nói riêng và lực lượng bộ đội cụ Hồ nói chung không thể nào vượt qua được, những hình ảnh tàn ác và đẫm máu ấy vẫn ngày đêm ám ảnh những người trẻ tuổi đã có dịp bước chân vào bảo tàng như tôi ! Một vài du khách nước ngoài làm dấu thánh và cầu nguyện. Người đàn ông bên cạnh tôi thì thầm: “Sorry” – có thể ông là người Mỹ. Ông nói “It’s terrible because American killed a lot of Vietnamese” – tạm dich là: “ thật là tồi tệ người Mỹ giết quá nhiều người Việt Nam” Điều này làm tôi nhớ tới, một người bạn Mỹ của chú tôi có nói: “ sâu thẳm trong mỗi người Mỹ đều nợ Việt Nam một lời xin lỗi”! Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng những gì mà nó để lại thật khủng khiếp. Kết thúc cuộc chiến chỉ toàn là những đau thương và mất mát cho cả 2 bên. Ngay cả tổng thống Mỹ Nixon trong quyển hồi kí của mình cũng đã phải thừa nhận: ” Chiến tranh Việt Nam thực sự là 1 sai lầm, 1 sai lầm khủng khiếp…Và chính bản thân tôi cũng không biết phải trả lời thế nào với các thế hệ sau về sai lầm này…” Vâng, thực tế của chiến tranh là sai lầm và đau thương, tôi xin khẳng định thế. Kết bài! Có lần tình cờ tôi đọc được những dòng chữ của 1 độc giả post trên trang web của đài BBC: “Tôi nghĩ Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh không nên trưng bày những hình ảnh thiên lệch như thế. Nó làm cho thằng con trai 12 tuổi của tôi sau khi đi tham quan về đã nhất quyết không muốn đi Mỹ, vì “thằng Mỹ ác lắm”. Dòng chữ ấy mang lại cho tôi rất nhiều suy nghĩ. Dẫu biết bây giờ là thời kì hoà hợp để phát triển, mỗi người trong chúng ta cần phải gác hận thù sang 1 bên, bắt tay nhau để đi lên, thế nhưng nếu nói như người cha nọ thì thật là vô trách nhiệm. Có lẽ ông ta đã không sinh ra trong thời chiến nên không biết quý giá trị của nền hoà bình hôm nay. Đáng lẽ phải giải thích cho đứa con hiểu và phân biệt giữa nỗi đau chiến tranh và sự hợp tác trong thời bình thì ông ta lại quay sang đổ thừa cho những sự thật lịch sử. Đáng buồn thay! Và nói rộng ra hơn, mỗi người Việt Nam sống trong bối cảnh đất nước hiện tại cần phải gác lại hận thù để có thể bắt tay hợp tác phát triển với nước Mỹ, điều đó đem lại lợi ích cho chính chúng ta. Nhưng nói như thế không có nghĩa là ta được phép lãng quên quá khứ, quay lưng lại với nỗi đau mà dân tộc ta vẫn còn phải gánh chịu đến tận hôm nay. Những hành động đền ơn đáp nghĩa, 1 tiếng nói bênh vực nạn nhân chất độc màu da cam … tôi nghĩ, không thừa với những người Việt Nam yêu nước! Nếu có 1 ngày nào đó, bạn cảm thấy mình buồn chán, cuộc sống toàn những bế tắc, hãy thử thay đổi không khí bằng 1 chuyến đi đến Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, tham quan 1 vòng thôi, biết đâu tâm trạng bạn sẽ tốt hơn. Mọi chuyện rồi sẽ có cách giải quyết. Nếu cuộc sống là 1 sợi dây thừng với những nút bện chặt vào nhau, thì tiếp theo 1 NÚT XẤU bao giờ cũng là 1 NÚT TỐT ĐẸP cả. Tôi đã học được những điều như vậy ở nơi đó đấy - Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Tp.HCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV THAC SY_THINH.doc
Tài liệu liên quan