Tài liệu Chuyên đề Xác định mức sẵn lòng chi trả đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trường hợp đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Thực trạng và giải pháp: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Xác định mức sẵn lòng chi trả đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trường hợp đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Thực trạng và giải pháp.
Họ và tên sinh viên: Hà Thương Thương
Chuyên ngành: Kinh tế và quản lý môi trường
Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường
Khoá: 47
Hệ: Chính quy
Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Lê Hà Thanh
HÀ NỘI, NĂM 2009
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
CVM: phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
HPM: phương pháp chi phí hưởng thụ
TCM: phương pháp chi phí du lịch
WTP: sẵn lòng chi trả
WTA: sẵn lòng chấp nhận
Trang
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Bảng 2.1.2: bảng khảo sát 100 khách hàng về mức………………………32
độ sử dụng túi ni lông tại một số siêu thị lớn trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Bảng 3.2: kết quả hồi quy WTP theo các biến độc ……………………....40
lập (E, I, A)
hình 1.1: một số hình ản...
64 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Xác định mức sẵn lòng chi trả đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trường hợp đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Xác định mức sẵn lòng chi trả đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trường hợp đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Thực trạng và giải pháp.
Họ và tên sinh viên: Hà Thương Thương
Chuyên ngành: Kinh tế và quản lý môi trường
Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường
Khoá: 47
Hệ: Chính quy
Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Lê Hà Thanh
HÀ NỘI, NĂM 2009
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
CVM: phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
HPM: phương pháp chi phí hưởng thụ
TCM: phương pháp chi phí du lịch
WTP: sẵn lòng chi trả
WTA: sẵn lòng chấp nhận
Trang
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Bảng 2.1.2: bảng khảo sát 100 khách hàng về mức………………………32
độ sử dụng túi ni lông tại một số siêu thị lớn trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Bảng 3.2: kết quả hồi quy WTP theo các biến độc ……………………....40
lập (E, I, A)
hình 1.1: một số hình ảnh túi sinh thái……………………………………12
Hình 2.1.1: hình ảnh của một người đi siêu thị…………………………...27
Hình 2.1.2.1: biểu đồ thể hiện khu vực phát sinh túi …………………….31
ni lông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1.2.2: biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng túi ni…………………….32
lông tại một số siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang
MỞ ĐẦU …………………………………………………………6
Chương 1-Tổng quan về các sản phẩm thân thiện với……………….10
môi trường và các phương pháp định giá sản phẩm
1.1. Tổng quan về các sản phẩm thân thiện với môi trường…………….10
1.2. Các phương pháp định giá sản phẩm……………………………….15
1.2.1. Phương pháp không sử dụng đường cầu………………………….15
1.2.2. Phương pháp sử dụng đường cầu…………………………………21
Chương 2-Thực trạng sử dụng túi thân thiện với môi……………….25
trường tại siêu thị Metro
2.1. Giới thiệu về hệ thống siêu thị Metro……………………………….25
2.1.1. Trên thế giới………………………………………………………25
2.1.2. Tại Việt Nam……………………………………………………...29
2.2. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng túi thân thiện với ……………...34
môi trường tại siêu thị Metro trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Thuận lợi …………………………………………………………34
2.2.2. Khó khăn………………………………………………………….36
Chương 3-Xác định mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho túi …………...37
thân thiện với môi trường tại siêu thị Metro thuộc huyện
Từ Liêm, thành phố Hà Nội
3.1. Phương pháp đánh giá………………………………………………37
3.1.1. Thiết lập bảng hỏi (bảng hỏi được đưa ra trong phần phụ lục)…...37
3.1.2. Đối tượng điều tra………………………………………………...38
3.1.3. Tiến hành điều tra………………………………………………....38
3.2. Xử lý số liệu điều tra………………………………………………...40
3.3. Tổng hợp và giải thích kết quả……………………………………....42
3.4. Giải pháp…………………………………………………………….42
3.4.1. Xây dựng chính sách phù hợp…………………………………...44
3.4.2. Hỗ trợ về tài chính……………………………………………….44
3.4.3. Công nghệ sản xuất túi…………………………………………..45
3.4.4. Quảng bá hình ảnh túi thân thiện với môi trường……………….47
tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân
3.4.5. Mở rộng hợp tác quốc tế…………………………………………49
3.5. Kiến nghị…………………………………………………………...50
3.5.1. Kiến nghị đối với nhà nước và cấp quản lý……………………...50
3.5.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp………………………………….53
3.5.3. Kiến nghị đối với người tiêu dùng……………………………….57
KẾT LUẬN…………………………………………………………….59
MỞ ĐẦU
♠
Chuyên ngành kinh tế môi trường tuy là một chuyên ngành còn mới đối với Việt Nam nhưng hiện nay nó đã thể hiện là một phần không thể thiếu đối với ngành kinh tế. Ngày nay bộ môn này không chỉ có ảnh hưởng một vài quốc gia mà có ảnh hưởng tới cả một hệ thống các quốc gia trên thế giới. Tôi rất tự hào khi bản thân được học về ngành kinh tế quản lý môi trường, trong quá trình học tập tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm học tập từ thầy cô, bạn bè.
Để tiếp thu các kiến thức từ chuyên ngành ngoài những kiến thức trong sách vở, còn có các kiến thức đúc rút từ kinh nghiệm thực tế mà các thầy cô giáo đã truyền đạt trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình học tập tôi cũng tiếp thu được các kiến thức, kinh nghiệm từ những lần đi thực tế đến cơ sở mà nhà trường và khoa tổ chức. Ngoài ra trong thời gian đi thực tập tại công ty Kỹ Nghệ Môi Trường Việt Nam tôi cũng được tham gia một số công việc tại công ty nên đã có cơ hội tìm hiểu công việc, từ đó được tiếp xúc trực tiếp với công việc thực tế áp dụng những kiến thức đã học trong quá trình học tập tại trường.
Sau quá trình học tập tôi làm chuyên đề này, tôi thực sự nghiêm túc học tập và nghiên cứu vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện chuyên đề này. Tôi cảm ơn Tiến sĩ Lê Hà Thanh đã hướng dẫn đóng góp ý kiến cho tôi thực hiện chuyên đề này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tác hại của túi ni lông
Giả sử mỗi ngày mỗi người Việt Nam sử dụng 1 túi ni lông/1 ngày nghĩa là một ngày có 86 triệu túi ni lông được sử dụng. Mỗi năm có 31,4 tỉ túi ni lông được sử dụng, có khối lượng tương đương với 1 triệu tấn nhựa. Tuy ở nước ta chưa có thống kê cụ thể nhưng con số trên đã cho thấy số lượng túi ni lông và tác động đến môi trường ngày một tăng. Như trên đã nêu lên thực trạng do các đặc tính thuận lợi mà túi ni lông mang lại nhưng bên cạnh đó lại để lại hậu quả đó là sự ô nhiễm môi trường và từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Sự phát triển của các siêu thị
Do tình hình kinh tế ngày càng tăng nhu cầu của con người càng đòi hỏi cao hơn đặc biệt là trong những năm gần đây và chính điều này làm cho một loạt các hệ thống siêu thị ra đời buôn bán các loại hàng hoá rất phong phú và đa dạng. Do đó khách hàng đến với siêu thị ngày một tăng. Sự phát triển siêu thị là tất yếu, các siêu thị đã phát triển ở các nước phát triển như Pháp từ những năm 1930 và là hình thức bán lẻ được ưa chuộng và không thể thiếu ở những nước này. Tuy siêu thị mới chỉ phát triển ở các nước Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng siêu thị đã chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại. Tại Việt Nam những năm gần đây hệ thống bán lẻ càng ngày càng tăng do nhu cầu của khách hàng. Tốc độ bán lẻ bình quân của thị trường Việt Nam là 15-20%/năm doanh số đặt khoảng 270 ngàn tỷ đồng sấp xỉ 18 tỷ USD. Các siêu thị tập chung chủ yếu là ở các thành phố lớn nơi mà có thu nhập cao, dân số đông như các thành phố lớn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…Riêng thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê năm 2005 có 81 siêu thị các loại trong đó có 41 siêu thị kinh doanh tổng hợp và 40 siêu thị kinh doanh chuyên ngành. Theo thống kê của Sở Thương mại Hà Nội, số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố tăng gấp 3 lần trong thời gian từ 2000 - 2006. Do hệ thống siêu thị phát triển như vậy nên thực trạng sử dụng túi ni lông trong siêu thị ngày càng tăng và là vấn đề môi trường nóng hiện nay.
Giải pháp đưa ra
Để cải thiện tình hình trên một giải pháp được đưa ra đó là sử dụng túi thân thiện với môi trường (hay còn gọi là túi eco-bag một loại túi sinh thái) có thể sử dụng nhiều lần thay cho túi ni lông. Hiện nay đã có một số siêu thị thực hiện chương trình này vậy để nhân rộng chương trình này ra tôi thực hiện chuyên đề nghiên cứu này với mục đích chính là tính mức sẵn lòng chi trả đối với loại túi sinh thái để xem xét mức độ chấp nhận sản phẩm này từ thị trường đối với sản phẩm này, từ đó có thể mở rộng chương trình sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông tại các siêu thị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hiện nay số lượng siêu thị ngày một tăng và khánh hàng đến với các siêu thị ngày một đông tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa và doanh thu bán hàng nhưng bên cạnh đó là sự gia tăng việc sử dụng túi ni lông tại các siêu thị này. Mỗi khách hàng khi đến siêu thị khi mua hàng đều được các nhân viên siêu thị phát cho các túi ni lông để đựng hàng hoá đã mua. Vậy với số lượng khách hàng đông như vậy mà mỗi lần mua hàng không phải chỉ dùng một chiếc túi mà có thể hai, ba chiếc hoặc nhiều hơn nữa…Nếu tính toán cụ thể ra rất nhiều túi ni lông được sử dụng trong một ngày.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: túi thân thiện với môi trường (eco-bag)
- Địa điểm nghiên cứu: Siêu thị Metro tại huyện Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
- Phạm vi không gian: Các hệ thống siêu thị đã sử dụng túi sinh thái.
- Phạm vi thời gian: Trong khoảng thời gian thực tập của sinh viên từ 1/03/2009 đến 29/04/2009.
- Phạm vi khoa học: Do hạn chế của năng lực và thời gian nên quá trình nghiên cứu còn hạn chế nhưng vẫn đảm bảo quy trình khoa học.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường, đây là phương pháp xây dựng thị trường ảo thông qua mức sẵn lòng chi trả (WTP) hay sẵn long chấp nhận (WTA) của người được hỏi.
4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực diện
Là phương pháp phóng vấn trực tiếp người được hỏi. Sau khi thiết lập bảng hỏi sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Người được hỏi sẽ dùng bảng hỏi đi phỏng vấn trực tiếp các đối tượng phù hợp với yêu cầu đề ra. Đây là phương pháp đưa lại kết qủa nghiên cứu cao và tương đối chính xác.
4.3. Phương pháp thực địa
Là phương pháp đi đến tận địa điểm nghiên cứu để tiến hành điều tra, phương pháp này khách quan mang lại kết quả cao do đi đến tận nơi thực địa.
4.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Là phương pháp sử dụng tài liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tìm hiểu. Trong quá trình nghiên cứu việc tham khảo tài liệu là rất cần thiết, để tăng tính thuyết và tạo cơ sở cho đề tài thì sử dụng phương pháp này rất cần thiết.
4.5. Phương pháp tổng hợp số liệu bằng Excel
Là phương pháp sử dụng chương trình Excel chạy chương trình tính toán các dữ liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra. Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng do phần mềm dễ sử dụng, tính toán đưa lại kết quả cần thiết chính xác cho người sử dụng.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài này bao gồm 3 phần mở bài, nội dung và kết luận, trong đó nội dung chính của bài nằm trong phần thứ hai nêu trên. Phần chính sẽ được phân tích theo các chương sau:
Chương 1-Tổng quan về các sản phẩm thân thiện với môi trường và các phương pháp định giá sản phẩm.
Chương 2-Thực trạng sử dụng túi sinh thái tại siêu thị Metro
Chương 3-Xác định mức sẵn long chi trả (WTP) cho túi thân thiện với môi trường tại siêu thị Metro thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chương 1-TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ HÀNG HOÁ MÔI TRƯỜNG
1.1. Tổng quan về sản phẩm thân thiện với môi trường
Sản phẩm thân thiện với môi trường là: là các sản phẩm mà trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình tiêu dùng sản phẩm, mà sản phẩm không có hại cho con người và cho môi trường. Sản phẩm thân thiện với môi trường còn được gọi là sản phẩm “xanh”.
Lý do sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường:
+ Hiện nay do các vấn đề môi trường luôn là đề tài nóng bỏng, con người tác động vào môi trường ngày càng tăng như việc tiêu dùng và sản xuất, việc sinh hoạt hàng ngày…Vậy để hạn chế những tác động tiêu cực như thải các chất độc hại, khí hại. bụi…các doanh nghiệp hiện nay đang chú trọng vào công việc sản xuất các sản phẩm không gây hại cho môi trường hay còn gọi là các sản phẩm “xanh”- sản phẩm thân thiện với môi trường.
+ Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, ý thức bảo vệ môi trường càng cao do vậy khi họ tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá họ luôn chú trọng các sản phẩm thân thiện với môi trường các sản phẩm mà không gây hại cho môi trường đặc biệt là ở các nước phát triển như Mỹ, các nước Châu Âu là thị trường khó tính về việc tiêu dùng sản phẩm. Do vậy để tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình các doanh nghiệp sản xuất luôn tìm cách để tạo ra các sản phẩm mới, thân thiện bằng cách cải tiến công nghệ, giảm việc sử dụng các tài nguyên tự nhiên, hạn chế các đầu vào sản phẩm, tái chế quay vòng các chất thải để hạn chế đưa ra môi trường. Như vậy chính sự lựa chọn nhận thức của khách hàng mà buộc các doanh nghiệp phải luôn thay đổi nhận thức và hành động theo hướng có lợi cho môi trường.
+ Cùng với sự phát triển của kinh tế thì tác động của con người vào môi trường ngày một tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển đang là một thực trạng do cơ sở vật chất kỹ thuật về xử lý vẫn còn hạn chế và lạc hậu. Vậy để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo cho môi trường trong lành vấn đề đặt ra để hướng tới phát triển bền vững giảm các tác động tới môi trường thì việc xử lý chất thải, khí thải, sản phẩm thân thiện với môi trường, công nghệ thân thiện với môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.
Sự phát triển của các sản phẩm thân thiện với môi trường
Cùng với yếu tố môi trường được con người chú trọng vào những năm 80 của thế kỷ 20 thì dần dần các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường cũng nhanh và được người tiêu dùng ưa sử dụng. Sản phẩm sinh thái được thiết kế để có được những tính năng thân thiện với môi trường. Những sản phẩm này có thể được sản xuất từ vật liệu tái chế hoặc nguyên vật liệu sinh khối. Trong quá trình sản xuất giảm thiểu nguồn năng lượng và nước để giảm chi phí sản xuất cũng như ít gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sử dụng, sản phẩm này cũng góp phần tiết kiệm nước, năng lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải và những nhu cầu về xử lý chất thải sau đó. Sản phẩm sinh thái cũng được thiết kế nhằm bảo đảm khả năng tái chế, tái sử dụng và phục hồi. Sản phẩm sinh thái thường đi kèm với nhãn hiệu sinh thái loại I, loại II hoặc loại III, theo bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Các sản phẩm thân thiện với môi trường đa dạng về các chủng loại như từ xe ô tô, xe máy, ti vi, tủ lạnh… đến những chiếc túi nhỏ tiện dụng và không gây hại cho môi trường và con người đó là túi thân thiện với môi trường hay còn gọi là túi sinh thái được chế tạo từ vải, sợi…có thể sử dụng được nhiều lần, dễ phân huỷ ngoài môi trường khi đưa ra bãi chôn lấp. Dưới đây là một số hình ảnh về mẫu túi sinh thái.
Hình 1.1: Một số hình ảnh túi sinh thái (nguồn www.vovnews.vn)
Để giới thiệu cho người tiêu dùng biết đến các sản phẩm thân thiện với môi trường ngoài việc quảng bá trên các phương tiện truyền hình sách báo còn tổ chức các hội chợ triển lãm về các mặt hàng “xanh”. Có đủ các loại sản phẩm thân thiện với môi trường của các hãng như hãng xe lâu đời Toyota nổi tiếng với việc sử dụng các công nghệ để hạn chế việc thải khí thải ra môi trường và tiết kiệm nhiên liệu một cách tối đa như xe thể thao Toyota Prius GT với hệ thống công nghệ Hybrid, xe Toyota Vios 1.5E là mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu nhất của hãng. Có khá nhiều các công ty của Nhật Bản với nhiều sản phẩm và giải pháp độc đáo, như: hãng Ohashi giới thiệu hệ thống toilet tia nước có thể dịch chuyển; Công ty EBARA với sản phẩm bơm, thiết bị màng lọc, mô hình thiết bị tạo nước sạch từ nước bẩn; Công ty Mitsubishi giới thiệu nguyên liệu xây dựng sinh thái… Tại Việt Nam là một nước đang phát triển việc tiêu dùng hàng hoá ngày càng tăng do nhu cầu của xã hội và bên cạnh đó việc đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường ngày càng cao do việc ô nhiễm không khí, bụi bẩn, nguồn nước…do công nghệ còn lạc hậu và nhận thức của người dân còn hạn chế, nên vấn đề sử dụng các sản phẩm sinh thái đang được khuyến khích từ các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để khuyến khích các doanh nghiệp hướng vào sản xuất các sản phẩm sinh thái và người tiêu dùng chú trọng sử dụng ưu tiên cho các sản phẩm “xanh”. Hiện nay tại Việt Nam có một số doanh nghiệp hướng vào sản xuất các mặt hàng thân thiện với môi trường có một số các hiệp hội doanh ngiệp như Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam; Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và cộng đồng; Công ty STEPRO với những sản phẩm là lò đốt rác thải công nghiệp, lò đốt rác thải y tế, các hệ thống cung cấp nước sạch; Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, công ty môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đưa đến sản phẩm phân bón chế tạo từ rác hữu cơ sau khi đã phân loại và túi ecobag (túi thân thiện với môi trường) được sử dụng thay cho túi ni lông được người tiêu dùng chú ý…
Tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường hiện nay đang là xu hướng, không chỉ tại các nước phát triển trên thế giới nơi mà có cuộc sống cao công nghệ phát triển. Tại các quốc gia này nhận thức về vấn đề môi trường cao, có nguồn tài chính để tìm hiểu và phát triển công nghệ thân thiện với môi trường. Còn tại các nước đang phát triển và kém phát triển vấn đề về môi trường hiện đang rất khó giải quyết, do thiếu kiến thức và kinh phí, kinh nghiệm. Do vậy cần thiết phải cải thiện tình hình môi trường tại các quốc gia này, đặc biệt nên tạo điều kiện giúp đỡ và tìm các phương pháp phù hợp để giảm những tác động tiêu cực đối với môi trường. Biện pháp được khuyến khích tại các quốc gia đó là tiêu dung các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bằng biện pháp này có thể khuyến khích nhà sản xuất hướng tới áp dụng công nghệ “xanh”, khuyến khích người tiêu dùng hướng tới sử dụng các sản phẩm không gây hại tới môi trường. Như vậy sản phẩm thân thiện với môi trường khuyến khích được sử dụng và nên mở rộng trong tương lai.
Hình 1.2: Hệ thống bình lọc nước của công ty Đức Việt
(nguồn: www.vnn.vn)
Bên cạnh đó hiện nay người tiêu dùng đón nhận các sản phẩm sinh thái một cách tích cực như tại hôi chợ triển lãm các sản phẩm sinh thái vào tháng 3 năm 2008 đã có rất nhiều người tham quan các gian hàng tìm hiểu thông tin về các mặt hàng thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay các mặt hàng “xanh” càng ngày càng phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng mặc dù vậy bên cạnh đó người dân mới chỉ biết đến các mặt hàng này chưa có hiểu biết sâu sắc về các sản phẩm thân thiện với môi trường nên việc sử dụng các sản phẩm này còn hạn chế. Cho nên việc tuyên truyền đưa các thông tin về sản phẩm cũng như tuyên truyền giáo dục người dân để hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường đang được các nhà quản lý quan tâm và xúc tiến hành động.
1.2. Phương pháp định giá sản phẩm
Trên thị trường mỗi cá nhân đều có những thông tin khá rõ ràng tuỳ thuộc vào những lời quảng cáo cung cấp thông tin, để dùng làm cơ sở cho sự đánh giá và chọn lựa sản phẩm của họ. Mỗi cá nhân dựa trên những thông tin đó đánh giá được số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm mà họ sẽ mua. Nhưng bên cạnh đó hàng hoá và dịch vụ môi trường không có giá thị trường và khó lòng xác định được giá trị đích thực và tầm quan trọng của chúng. Trong tổng giá trị của hàng hoá có những vấn đề dựa trên cơ sở giá thị trường như giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Phần lớn các giá trị còn lại khó xác lập trên cơ sở giá thị trường nhưng phải đặt trong bối cảnh kinh tế thị trường, các nhà kinh tế cho rằng phải dựa trên nguyên lý, lý thuyết đã có của kinh tế học. Để tiếp cận đánh giá hàng hoá môi trường có hai phương pháp để đánh giá đó là phương pháp đánh giá hàng hoá thông qua đường cầu (theo Marshall hoặc Hicks), và phương pháp không thông qua đường cầu. Để làm rõ hơn sau đây tôi xin trình bày cụ thể về hai phương pháp trên.
1.2.1. Phương pháp không sử dụng đường cầu
Khái niệm: phương pháp không sử dụng đường cầu đây là phương pháp khi đánh giá không cần thiết phải sử dụng mô hình hàm cầu mà dựa trên nguyên lý đánh giá, kết hợp các mô hình đã có, các nguyên lý và sự biến động trong môi trường.
Sau đây là các phương pháp không sử dụng đường cầu:
Phương pháp liều lượng đáp ứng
- Khái niệm: phương pháp liều lượng đáp ứng là sự thay đổi nào đó của các nhân tố đưa vào môi trường như các chất độc hại…thì gây ra các phản ứng tác động lại từ phía môi trường. Sự phản ứng tác động đó tương ứng với liều lượng tăng lên làm thay đổi môi trường dẫn đến thay đổi giá trị trong kinh tế do đó xác định được thiệt hại về giá là bao nhiêu.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định yếu tố môi trường đưa vào tính toán trong đó có hai nhân tố quan trọng đó là nhân tố gây ra phản ứng (nhiệt độ, độ ẩm, chất độc hại) và nhân tố bị tác động (nhân tố bị phản ứng) do thay đổi của nhân tố tác động.
Bước 2: Đo lường các nhân tố tác động và bị tác động thong qua các phương tiện kỹ thuật, số liệu, dữ liệu thu thập có căn cứ của hai yếu tố cơ bản là nhân tố tác động và bị tác động.
Bước 3: Xác định mô hình quan hệ giữa liều lượng tác động và nhân tố bị tác động trong mối quan hệ y = f(x) với
y: là nhân tố bị tác động
x: là nhân tố tác động
mỗi liều lượng tác động của x dẫn đến sự biến của y.
Bước 4: Xem xét mối quan hệ và tính toán giá trị
+ Trong xem xét mối quan hệ có thể quy đổi về tỷ lệ % nào đó giữa nhân tố tác động và bị tác động để xem xét mối quan hệ tương đồng, xác định xu thế biến thiên, trong bối cảnh mô hình xem xét ở nhiều vị trí khác nhau.
+ Việc tính toán giá trị phải căn cứ trên cơ sở sự biến động giá của thị trường.
- Ưu điểm:
+ Đây là phương pháp dễ hiểu, dễ được sự thừa nhận của xã hội, của các nhà hoạch định chính sách vì đây là quan hệ nhân quả rõ ràng.
+ Việc xác định mối quan hệ giữa - liều lượng đáp ứng dễ đưa vào định lượng, về giá trị thì các yếu tố tính toán đều có giá trị thị trường.
- Nhược điểm:
+ Xác định số liệu đưa vào tính toán đảm bảo độ tin cậy là việc làm không dễ dàng.
+ Đòi hỏi kiến thức khá toàn diện về kinh tế, kỹ thuật do đó người thực hiện phương pháp phải có kiến thức sâu về kinh tế, giỏi về các môn khoa học khác.
Phương pháp chi phí – thay thế
- Khái niệm: Phương pháp chi phí - thay thế là phương pháp mà thay vì các yếu tố môi trường bị tổn thương hay bị mất buộc người ta phải bỏ ra chi phí để phục hồi hay chống đỡ thì chi phí bỏ ra đó là giá trị của môi trường có được.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định nhân tố môi trường bị ảnh hưởng hoặc bị mất mà cần phải thực hiện chi phí thay thế.
Bước 2: Điều tra và tính toán mức độ bị ảnh hưởng hoặc bị mất do tác động các nhân tố liên quan (ví dụ như ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn). Xác định vật thay thế chi phí phục hồi, xác định về lượng để đảm bảo được chất lượng môi trường như ban đầu.
Bước 3: Tính giá trị trên cơ sở lượng đã xác định, căn cứ vào giá của từng loại thay thế trên thị trường sau đó tính tổng giá trị của vật thay thế đó là giá trị môi trường mà ở vị trí cần xác định mang lại.
- Ưu điểm: Mang lại kết quả cao
- Nhược điểm: Khó khăn trong việc xác định các yếu tố thay thế
Phương pháp chi phí cơ hội
- Khái niệm: Phương pháp chi phí cơ hội là phương pháp xác định chi phí thực bỏ ra trong các chi phí được lựa chọn và tổng chi phí đó được so sánh với các thành phần khác đưa vào sử dụng gọi là chi phí cơ hội. Phương pháp thường được sử dụng ở những khu vực có những lựa chọn khác nhau trong sử dụng thành phần môi trường hoặc những phương án bảo tồn, duy trì, phát triển với phương án tiến hành khai thác sử dụng.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Lên danh sách các hoạt động có thể được thực hiện đánh giá gồm phương án trong khai thác và bảo tồn.
Bước 2: Xác đinh lãi ròng hoặc chi phí thực hiện cho mỗi phương án lựa chọn, việc tính toán lãi ròng có vai trò quan trọng.
Bước 3: Xác định chi phí cơ hội được căn cứ trên cơ sở lãi ròng được tính trên mỗi phương án trong đó chi phí cơ hội là đạt lãi ròng cao nhất của phương án được lựa chọn, giá trị này sẽ phản ánh giá trị môi trường của khu vực được tính toán.
- Ưu điểm:
+ Phương pháp này giúp cho nhà đành giá nhìn nhận toàn diện về môi trường và tài nguyên tại khu vực đánh giá.
+ Đối với nhà kinh tế sử dụng trong các tính toán kinh tế khác, có nhiều thuận lợi khi tiến hành đánh giá phương pháp này.
- Hạn chế:
+ Xác định tất cả các phương án lựa chọn để đưa vào tính toán là một vấn đề không đơn giản vì nó phụ thuộc vào các nhân tố môi trường tại địa bàn quy hoạch tổng thể, chiến lược phát tiển, khai thác từ người dân.
+ Việc tính toán từng phương án lãi ròng đảm bảo chính xác để so sánh đòi hỏi đầu tư thời gian và kinh phí lớn.
Phương pháp mô hình lựa chọn
- Khái niệm: Mô hình lựa chọn (choice modellity) với ý tưởng mô hình lựa chọn cho rằng một hàng hoá được coi là hữu ích nhất trong đó chứa đựng nhiều thuộc tính hay đặc trưng rất có ý nghĩa cho người tiêu dùng. Nếu xét về môi trường hay chất lượng môi trường nếu xét về bản chất thì trong đó nó chứa một loại thuộc tính mà có ý nghĩa cho tiêu dùng và trong thực tế nó có giá trị trên thị trường. Vì vậy phải có phương pháp đánh giá phù hợp để cho người tiêu dùng được quyền lựa chọn, thông qua đó đánh giá được về mặt giá trị.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định đối tượng hàng hoá môi trường thực hiện đánh giá.
Bước 2: Nêu lên thuộc tính của hàng hoá đó, mô tả các thuộc tính mà nó có ý nghĩa.
Bước 3: Lập phiếu thuộc tính mô tả lại các đặc trưng trên các phiếu và đưa ra các phương án lựa chọn để người được điều tra người ta đánh giá về nhận thức của mình và có thể dễ dàng trong lựa chọn các phương án.
Bước 4: Tiến hành điều tra xử lý số liệu và đưa ra phương án lựa chọn của người tiêu dùng từ kết quả thống kê của các phiếu để rõ hơn.
- Ưu điểm: Là phương pháp dễ hiểu dễ tiến hành vì mang đặc trưng của phương pháp xã hội học và thống kê. Các kết quả đưa ra cụ thể làm cơ sở cho xác định giá trị thuận lợi hơn do vậy có tính chính xác cao.
- Nhược điểm: Chỉ dùng trong một số trường hợp, khó ứng dụng cũng không, đòi hỏi có nhiều kiến thức chuyên sâu tổng hợp.
Phương pháp dựa vào hàm sản xuất
- Khái niệm: Trên cơ sở đã xây dựng hàm sản xuất trong kinh tế người ta đã xây dựng và xem xét yếu tố môi trường để đánh giá và lượng giá giá trị môi trường trong đó.
Hàm sản xuất Cobb-Dollar: Q = f (K,L)
Trong đó: K là vốn, L là lao động
Tuy nhiên trong hàm này theo các nhà môi trường còn thiếu một yếu tố đó là yếu tố môi trường E
Do đó hàm này được xác định là Q = f (K,L,E)
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác lập các yếu tố hay mô hình sản xuất liên quan đến đối tượng sản xuất người ta xây dựng được thông qua số lượng Q
Bước 2: Sau khi xác lập được đối tượng hàm sản xuất xem xét yếu tố môi trường E tác động trong đó.
Bước 3: Bóc tách mức độ E được xác lập cấu thành trong hàm sản xuất do đó trong hàm sản xuất lại có thể xuất hiện thêm yếu tố chi phí phòng ngừa. Do đó có hàm sản xuất mở rộng là:
Q = f (K,L,E,A); trong đó A là chi phí phòng ngừa
Như vậy hàm sản xuất bắt đầu mở ra nhiều yếu tố và các yếu tố này liên quan đến môi trường.
- Ưu điểm:
+ Quan điểm tiếp cận cũng như phương pháp xác định đã có cơ sở lý thuyết cho nên tiến hành thuận lợi.
+ Kết quả đánh giá đạt được mức độ cao, có tính thuyết phục.
- Nhược điểm: Trong việc xác định yếu tố môi trường trong nhiều trường hợp gặp nhiều khó khăn để xác định yếu tố môi trường và chi phí phòng ngừa.
1.2.2. Phương pháp không sử dụng đường cầu
Phương pháp hàm cầu dựa trên nguyên lý hàm lợi ích có được từ sự bằng lòng chi trả của người dân để thoả mãn được nhu cầu nào đó về hàng hoá và dịch vụ. Phương pháp sử dụng đường cầu bao gồm các phương pháp được thực hiện trong kinh tế học môi trường đó là:
Phương pháp chi phí du lịch (TCM-Tracel Cost Method)
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM-Contingent Valuation Method)
Phương pháp chi phí hưởng thụ (HPM-Hedomic Pricing Method)
Sau đây tôi sẽ nêu rõ hơn các phương pháp không sử dụng đường cầu
Phương pháp chi phí du lịch (TCM)
- Khái niệm: Phương pháp chi phí du lịch được hiểu là phương pháp dựa trên cơ sở điểm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách thường là những điểm có chất lượng môi trường tốt, và để đánh giá chất lượng môi trường đó người ta dựa vào khách du lịch để đánh giá chính vì vậy đối với phương pháp này nhu cầu về giải trí chính là nhu cầu về chất lượng môi trường tại khu vực cần đánh giá. Đây là phương pháp đánh giá chất lượng môi trường gián tiếp.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn vị trí cần đánh giá chất lượng môi trường mà vị trí đó phải đảm bảo điều kiện là có nhiều khách du lịch tham quan.
Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi để điều tra khách du lịch, trong đó những thông tin cơ bản của bảng hỏi cần được thể hiện thông qua các yếu tố ràng buộc trong đó những yếu tố cơ bản được xác định gồm hai yếu tố:
Quãng đường khách du lịch tới vị trí đánh giá là bao xa (thường tính theo Km)
Hàng năm khách du lịch (hay người được phỏng vấn) thường hay lui tới vị trí đánh giá là bao nhiêu lần
Bước 3: Phân loại những người thường đi tới vị trí đánh giá việc phân loại này về cơ bản căn cứ vào yếu tố khoảng cách, những người cùng khoảng cách ghép vào một nhóm.
Bước 4: Ước tính chi phí đi lại và số lần đi tới của từng nhóm trên cơ sở phân nhóm ở bước 3.
Bước 5: Xác định mối quan hệ đi lại và số lần lui tới vị trí cần đánh giá đây là cơ sỏ để xây dựng hàm cầu.
- Ưu điểm: Đây là phương pháp thuận lợi dễ tiến hành. Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, mô hình, các phần mềm liên quan đều có sẵn.
- Nhược điểm: Chi phí về thời gian khi sử dụng CTM khó tính toán, khó bóc tách chi phí cụ thể tại vị trí cần điều tra.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
- Khái niệm: Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường, đặc thù cho nhóm hàng hoá phi sử dụng. Bằng cách xây dựng thị trường ảo, người ta xác định được hàm cầu về hàng hoá môi trường thông qua mức sẵn lòng chi trả (WTP-Willingness To Pay) của người dân hoặc sự sẵn lòng chấp nhận (WTA-Willingness To Accept), đặt trong tình huống giả định. Thị trường không có thực, WTP không thể biết trước, ta gọi là phương pháp ngẫu nhiên là vì thế. Thực chất bỏ qua những đánh giá xác định trước lượng giá giá trị môi trường bằng cách người ta phỏng vấn ngẫu nhiên về đánh giá của họ đối với hàng hoá chất lượng môi ttrường. Ở vị trí đánh giá cần xem xét trên cơ sở đó bằng thống kê xã hội học và từ kết quả thu được từ phiếu đánh giá người ta sẽ xác định được giá trị chất lượng môi trường của khu vực cần đánh giá.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Nhận dạng và mô tả các đặc tính của chất lượng hàng hoá môi trường. Xây dựng các công cụ cho điều tra bao gồm các phương tiện dựa trên nguyên lý để tìm ra giá bằng lòng chi trả (WTP) hay bằng lòng chấp nhận (WTA) của các cá nhân.
+ Thiết kế một kịch bản giả thiết
+ Cần xem xét để sử dụng bảng hỏi bằng lòng chi trả hay bằng lòng chấp nhận
+ Tạo kịch bản để người trả lời thuận tiện nhất trả lời bằng lòng chi trả hay bằng lòng chấp nhận.
Bước 2: Sử dụng công cụ điều tra của một mẫu tổng thể. Thiết kế bảng hỏi lựa chọn hình thức trả lời của người dân (WTP hay WTA) dựa vào ý định điều tra đánh giá của người hỏi. Ở bước này tiến hành điều tra cụ thể phỏng vấn trực tiếp, gửi thư… Mỗi cách đều có ưư điểm và nhược điểm, lựa chọn phương pháp phỏng vấn nào tuỳ thuộc mục đích và điều kiện của người thực hiện điều tra. Nhưng sử dụng phương pháp nào cũng phải đảm bảo tính chính xác và khác quan.
Sử dụng điều tra mẫu WTP/WTA để ước lượng giá trị bằng lòng chi trả hay bằng lòng chấp nhận của tổng thể mẫu.
Đánh giá kết quả điều tra để thẩm định độ chính xác của tính ước lượng cụ thể để thông qua phần mềm có tính chính xác của kết quả đã phân tích.
Bước 4: Nhập dữ liệu, phân tích kết quả, tổng hợp điều tra mẫu. Để thực hiện tốt bước này cần thiết phải có các kiến thức về thống kê và kinh tế lượng. Các chương trình phổ biến hay được áp dụng là MFIT3, EXCEL, ACCESS, SPSS.
Bước 5: Sử dụng ước lượng WTP hay WTA trong phân tích chi phí lợi ích, xem xét mức độ phù hợp của kết quả điều tra.
- Ưu điểm:
+ Phương pháp này sử dụng thuận lợi đối với hàng hoá môi trường, tính các giá trị không có giá trên thị trường.
+ Từ các kịch bản và tiêu chí lựa chọn tương đối dễ dàng
+ Có thể tính toán các kết quả từ các phần mềm có sẵn
- Nhược điểm:
+ Phụ thuộc nhiều vào người phỏng vấn nếu người phỏng vấn không hiểu kỹ sẽ đưa lại kết quả không chính xác
+ Sử dụng WTP/WTA đưa lại kết quả khác nhau
Phương pháp đánh giá theo giá trị hưởng thụ (HPM)
- Khái niệm: Phương pháp đánh giá theo giá trị hưởng thụ là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong việc xác định giá trị của dịch vụ môi trường mà sự hiện diện của nó ảnh hưởng trực tiếp tới một số giá trị nào đó trên thị trường nên phương pháp này được áp dụng khá phổ biến trong thị trường bất động sản, về mặt khoa học lien quan chặt chẽ tới giá trị bằng tiền của thặng dư tiêu dùng trong nghiên cứu của hàm Marshall.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Thực hiện xác định về nội dung chất lượng môi trường cần đánh giá.
+ Xác định hàm số
+ Sử dụng kỹ thuật bóc tách các yếu tố không liên quan đến môi trường, có nghĩa chỉ còn lại yếu tố môi trường cấu thành trong giá nên xác định được giá trị tiền tệ
+ Xác định hàm cầu
- Ưu điểm: dễ xác định thông qua giá thị trường đặc biệt là thị trường bất động sản. Dễ thuyết phục các nhà hoạch định chính sách vì kết quả đưa ra cụ thể.
- Nhược điểm: Hiện nay sử dụng phương pháp này chưa nhiều nên về kinh nghiệm thực tiễn lượng giá chất lượng môi trường còn hạn chế.
Trên đây là các phương pháp đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường, khi tiến hành nghiên cứu phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và kết quả người nghiên cứu mong muốn mà chọn phương pháp điều tra phù hợp, sao cho mang lại kết quả cao nhất.
Chương 2-TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÚI SINH THÁI ECO-BAG TẠI SIÊU THỊ METRO
2.1. Giới thiệu về siêu thị Metro
Hệ thống siêu thị Metro trên thế giới
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống siêu thị trên thế giới
- Hiện nay với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, cuộc sống được cải thiện đặc biệt thu nhập của người dân mỗi ngày một tăng. Siêu thị có bề dày lịch sử hơn 70 năm hầu như có mặt ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt tại các nước đang phát triển hệ thống siêu thị ngày càng tăng nhanh do một số lý do sau
+ Thứ nhất: do sự đô thị hoá nhanh chóng hệ thống các siêu thị được mở ra để phụ vụ đông đảo dân chuyển từ nông thôn ra thành thị.
+ Trong thời đại mới phụ nữ tích cực tham gia vào các công việc gia nhập thị trường lao động thay vì ở nhà nội trợ, do vậy để tiết kiệm thời gian chế biến họ tới siêu thị làm tăng một lượng lớn khách hàng nữ.
+ Thu nhập thực tế tăng mạnh từ những năm 1990 là nhân tố kích cầu trực tiếp tiêu thụ hàng hoá nói chung và hàng hóa trong siêu thị nói riêng.” “Trước tiên tìm hiểu khái niệm siêu thị là gì?
Theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì: “Siêu thị là loại cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chúng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảm đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có phương thức phục vụ văn minh thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng”.
Siêu thị cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển sản xuất, phát triển thương mại phù hợp với yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Siêu thị cũng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống phân phối trong nước theo hướng văn minh hiện đại hơn. Như Trung Quốc một số siêu thị của nước này đã mở rộng mạng lưới siêu thị của mình không chỉ trong nước mà còn phát triển ra quốc tế.
Hiện nay thành phố Hà Nội có khoảng 70 siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô khác nhau treo biển hoạt động, trong đó có một số tập đoàn phân phối nước ngoài đã đầu tư kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị như Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Zen Plaza (Nhật Bản). Ước tính trong năm 2005, trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổng mức lưu chuyển hàng hoá của các trung tâm thương mại, siêu thị đạt khoảng 5.088 tỉ đồng, chiếm 11,3% tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá của toàn thành phố.
Như vậy có thể thấy rằng với mức độ phát triển ngày càng cao của hệ thống các siêu thị thì bên cạnh đó mức độ ảnh hưởng của việc sủ dụng túi ni lông tới sức khoẻ của con người và ảnh hưởng tới môi trường ngày càng nhiều.
- Tình hình sử dụng túi ni lông đang là một vấn đề lớn đối với các siêu thị:
Thực tế túi ni lông được vứt trên các đường phố ngõ ngách vừa ảnh hưởng đến môi trường sống vừa gây mất mỹ quan. Nếu tính ra mỗi năm con người thải ra ngoài môi trường túi ni lông tính lên phủ trên bề mặt trái đất tấm ni lông khổng lồ dày 0,8mm. Với cách tính toán như trên thì mỗi năm nước ta trải trên mặt đất là 9,1 chiếc/m2 Số túi ni lông có thể tái sản xuất được chiếm 67% trong tổng số túi thải ra, nhưng theo tính toán các nước phát triển thì chỉ thu được 72% số túi có phân huỷ. Ước tính trên thế giới 1 năm có 9,3 tỷ tấn túi nilon không được thu gom phải tự phân huỷ. Đây là hình ảnh của việc sử dụng túi ni lông khi đi siêu thị. Qua hình ảnh này thấy được rằng việc sử dụng túi ni lông được sử dụng rộng rãi và rất nhiều trong các siêu thị.
Hình2.1: Hình ảnh của một người đi mua hàng tại siêu thị
(nguồn: www.vnn.vn)
Siêu thị xuất hiện từ những năm 70 có mặt ở hầu như các quốc gia. Hoạt động của siêu thị không bó hẹp tại một quốc gia mà hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia. Trước đây vì sự tiện dụng của túi ni lông mà được cả thế giới ưa dùng do đó đã tạo ra một khối lượng rác ni lông khổng lồ nhưng hiện nay do các ảnh hưởng tiêu cực của túi ni lông đối với sức khoẻ con người và môi trường nên các siêu thị trên thế giới đã dần hạn chế việc sử dụng túi ni lông thay vào đó là các loại túi sinh thái như túi vải, giấy…nếu người tiêu dùng muốn sử dụng phải mua với giá cao. Tại Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 2007 tại bang San Francisco đã thông qua dự luật cấm đựng và gói bọc hàng trong các siêu thị lớn. Ngay tại các quốc gia Châu Phi như Kenya, Uganda, Tanzania cũng có những động thái cấm nhập khẩu, sản xuất tăng thuế đối với mặt hàng túi nhựa nhằm hạn chế các tác động có hại tới môi trường. Còn tại Trung Quốc sẽ bị phạt 10.000 nhân dân tệ nếu phát túi ni lông miễn phí cho các khách hàng dưới mọi hình thức, trước các siêu thị sẽ phát miễn phí túi giấy mỏng cho các khách mua hàng.
Hệ thống siêu thị Metro
Metro AG là tập đoàn bán buôn bán lẻ lớn tại Đức thành lập năm 1964, là tập đoàn giữ thị phần lớn nhất tại Đức và là một trong những hàng bán lẻ toàn cầu đứng thứ ba ở Châu Âu và thứ tư trên thế giới.
Các bộ phận bán hàng của hệ thống Metro AG:
- Metro và Makro Cash và Carry: có mặt ở hầu hết các quốc gia
- Real là hệ thống siêu thị với 256 cửa hàng tại Đức và 34 cửa hàng tại các quốc gia (năm 2005)
- Extra là hệ thống siêu thị nhỏ hơn Real có toàn bộ 433 cửa hàng đều đặt tại Đức (năm 2005)
- Media Markt và Satur: Media Markt là công ty thiết bị điện tử dân dụng có cửa hàng ở Đức và một số nước Châu Âu khác. Saturn là hệ thống bán đồ điện tử giải trí cũng có mặt tại Đức và một số nước Châu Âu.
- Geleria Kaufhof: là hệ thống cửa hàng bán đồ gia dụng ở Đức và Bỉ.
Tính tới đầu năm 2007 Metro có các cửa hàng tại các quốc gia: Tại Châu Âu có mặt tại 25 quốc gia chủ yếu là ở các nước Tây Âu và Bắc Âu. Châu Á có mặt tại các quốc gia Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Châu Phi có cửa hàng tại Ma-rốc. Như vậy có thể thấy hệ thống bán lẻ tại các siêu thị thuộc tập đoàn Metro AG. Năm 2003, Metro đạt được tổng doanh thu là 54 tỷ Euro, lợi nhuận trước thuế là 817 triệu Euro và lợi nhuận sau thuế là 496 triệu Euro.
Hệ thống siêu thị Metro tại Việt Nam
Công ty trách nhiệm hữu hạn Metro Cash&Carry Việt Nam
Đây là công ty có 100% vốn nước ngoài thuộc tập đoàn Metro AG với 504 cửa hàng tại 27 quốc gia trên toàn thế giới ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam, kinh doanh trên 20000 mặt hàng với hơn 1000 nhà cung cấp.
Hiện nay tại Việt Nam có 8 cơ sở của hệ thống siêu thị Metro đó là tại một số thành phố lớn như: Thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ đều có 1 cơ sở và thành phố Hồ chí Minh có 2 cơ sở.
Thành phố Hà Nội: Metro Thăng Long cơ sở 1 tại đường Phạm Văn Đồng, xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm. Siêu thị được xây dựng trên tổng diện tích là 46000m2 gồm 300 nhân viên cung cấp 14000 sản phẩm cho khách hàng.
Cơ sở 2 tại ô 4 lô 6 Đền Lừ 2: Với tổng kinh phí đầu tư hơn 15 triệu USD, Metro Hoàng Mai được xây dựng trên diện tích 46.000m2 với khoảng 15.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm chất lượng cao. Mục tiêu của Trung tâm mới là, tập trung đáp ứng nhu cầu hàng hoá cụ thể của khách hàng làm kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Mỗi ngày, Metro Hoàng Mai sẽ phục vụ khoảng 3.000 khách hàng làm kinh doanh với gần 90% hàng hoá được sản xuất trong nước. Việc ra đời siêu thị Metro thứ 2 tại Hà Nội sẽ giúp hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp cho vùng đồng bằng sông Hồng phát triển, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng cho nền thương mại hiện đại của đất nước.
Thực trạng sử dụng túi ni lông tại các siêu thị ở Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam mức độ sử dụng túi ni lông ngày một nhiều đặc biệt là tại các thành phố lớn, các trung tâm mua sắm. Việc sử dụng quá nhiều túi ni lông gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Dưới đây là biểu đồ mô tả khu vực phát sinh túi ni lông trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hình 2.1.2.1: Biểu đồ thể hiện khu vực phát sinh túi ni lông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (nguồn: báo thanh niên)
Tại Việt Nam Ngày 24/3, tại một số trung tâm mua sắm và siêu thị lớn ở Hà Nội BigC, VinCom…, theo như một cuộc khảo sát ngẫu nhiên với 100 khách hàng về việc sử dụng túi ni lông. Kết quả cho thấy, 100% số người được hỏi trả lời rằng có sử dụng túi ni lông mỗi ngày. Điều đáng nói, có tới 55% số người cho biết sử dụng dưới 5 cái/ngày, 36% sử dụng 6-10 cái/ngày và tỷ lệ sử dụng 10 cái/ngày chiếm 9%. Ngoài việc phát phiếu điều tra, qua ghi nhận của các điều tra viên, trung bình mỗi người đi mua sắm tại các siêu thị, số túi ni lông họ sử dụng khoảng 3-5 chiếc. Theo như việc phân tích ở trên ta có biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng túi ni lông của các khách hàng tại một số siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội.
Bảng 2.1.2: Bảng khảo sát 100 khách hàng về mức sử dụng túi ni lông tại một số siêu thị lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội
Số lượng túi ni lông sử dụng trong 1 ngày
tỷ lệ %
5 cái
59 %
6 đến 10 cái
38 %
Trên 10 cái
3 %
Dựa theo bảng trên để nhận thấy rõ hơn về mức độ sử dụng túi ni lông ta có thể thể hiện trên bản đồ
Hình 2.1.2.2:Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng túi ni lông tại một số siêu thị
trên địa bàn thành phố Hà Nội (Nguồn: theo báo thanh niên)
Theo như biểu đồ trên thấy rằng mức độ sử dụng túi ni lông tại các siêu thị là rất nhiều mỗi khách hàng sau khi mua hàng tại các siêu thị sử dụng trên 5 cái một ngày đó là mức thấp nhất thậm chí là 10 cái một ngày.
Do sự phát không túi ni lông tại các siêu mà thấy số liệu Có tới 71% cho biết là vứt ngay sau lần sử dụng đầu tiên (vứt vào sọt rác) chỉ có 19% là sẽ rửa sạch và cất đi để lần sau dùng lại. Điều đặc biệt là có tới 98% ủng hộ việc sử dụng các loại túi thân thiện môi trường thay cho túi ni lông (chỉ có 2% cho rằng không cần thiết)
Hiện nay do các tác động có hại của túi ni lông tại các siêu thị vốn là những nơi có mức sử dụng túi ni lông nhiều, để đảm bảo về mặt sức khỏe cho con người và bảo vệ môi trường một số siêu thị đã có kế hoạch đưa sản phẩm túi sinh thái vào sử dụng thay cho túi ni lông để khách hàng có thể sử dụng một cách tiện lợi. Trong đó siêu thị Metro là siêu thị tiên phong khuyến khích khách hàng sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông. Để giảm lượng rác thải túi ni lông thì điểm xuất phát không nơi nào khác đó là tại các siêu thị. Đầu tháng 11 năm 2007 với mục đích giảm lượng túi ni lông thải ra môi trường, hệ thống siêu thị Metro Cash&Carry Việt Nam đã thực hiện chương trình “Metro cùng khách hàng bảo vệ môi trường”. Theo đó khách hàng sẽ sử dụng túi sinh thái sử dụng được nhiều lần thay cho túi ni lông được phát miễn phí tại các siêu thị. Giá những chiếc túi sinh thái là 6.000 đồng cho túi loại nhỏ và 7.000 đồng cho túi loại to, túi có màu xanh hình chữ nhật được bán ngay ngoài quầy thu ngân. Những chiếc túi sinh thái này thường được làm từ sợi tổng hợp khác hàng có thể sử dụng những lần sau khi đi mua hàng trong siêu thị Metro, theo thống kê của nhà cung cấp túi sinh thái cho biết đã cung cấp cho siêu thị Metro là 700.000 chiếc túi sinh thái sử dụng được nhiều lần. Sau đây là một số thuận lợi và khó khăn khi áp dụng việc sử dụng túi sinh thái thay cho túi nilon tại siêu thị Metro.
Do việc sử dụng quá nhiều túi ni lông tại các siêu thị mà hiện nay một giải pháp được áp dụng đó là đưa túi thân thiện với môi trường (ecobag – túi sinh thái) sử dụng thay túi ni lông. Với tính năng vượt trội có thể sử dụng nhiều lần và đựng được nhiều đồ, có thể thu gọn lại sau khi sử dụng và dễ phân huỷ khi đưa ra ngoài môi trường. Túi sinh thái ưu việt hơn túi ni lông không gây hại cho con người và môi trường. Do vậy mà hiện nay túi sinh thái đang được khuyến khích sử dụng không chỉ trong siêu thị mà trong cuộc sống hàng ngày.
Do vấn đề hiện nay là khuyến khích sử dụng túi ni lông nhưng hiện nay tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội chỉ có siêu thị Metro sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông cho các khách hàng và tới đây là mở rộng ra một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Để mở rộng hệ thống cung cấp túi sinh thái thì xem xét việc chấp sản phẩm túi thân thiện với môi trường của khách hàng là một vấn đề đáng quan tâm.Vậy giá túi sinh thái được bán tại siêu thị được khách hàng chấp nhận thế nào? Tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá chất lượng hàng hoá môi trường đó là tính toán giá túi sinh thái tại siêu thị Metro thông qua mức bằng lòng chi trả của khách hàng tham gia mua đồ tại siêu thị Metro trên địa bàn Hà Nội.
2.2. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng túi thân thiện với môi trường tại siêu thị Metro trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Những thuận lợi trong việc thay thế túi ni lông bằng túi sinh thái
Thuận lợi đối với siêu thị
- Hiện nay các vấn đề về môi trường đang được cả xã hội quan tâm nên việc có kiến thức về các tác hại về môi trường và những biện pháp hướng tới việc bảo vệ môi truờng được nhiều người dân quan tâm. Bên cạnh đó các khách hàng hiểu được phần nào tác hại của túi ni lông một cách khá đầy đủ. Do vậy khi siêu thị Metro áp dụng chương trình áp dụng sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông được các khách hàng ủng hộ.
- Khi vấn đề bảo vệ môi trường trở nên cấp thiết, việc ô nhiễm môi trường ngày càng cao do vậy môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của đông đảo người dân từ các cấp nghành. Khi có doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trưòng trong kinh doanh thì hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện và cành được nâng cao. Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp là một chiến lược kinh doanh lâu dài và mang lại hiệu quả lớn. Hiện nay các doanh nghiệp lớn trên thế giới luôn áp dụng những chiến lược như vậy, tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trưòng như trồng cây, từ thiện…hay trực tiếp tổ chức các hoạt động về môi trường như công ty Toyota là một công ty sản xuất kinh doanh ô tô lớn của Nhật Bản họ luôn biết cách cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp mình thông qua cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường. Thường xuyên có các hoạt động về môi trường như tại Hà Nội hàng tuần công ty tổ chức cho nhân viên thực hiện quét rác quanh hồ Hoàn Kiếm như vậy hình ảnh công ty được tăng lên thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường. Cũng tương tự như vậy khi siêu thị Metro thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu mức sử dụng túi ni lông của các khách hàng bằng cách bán túi sinh thái thay cho túi ni lông để khách hàng đựng sản phẩm có thể sử dụng túi được nhiều lần. Như vậy hình ảnh của siêu thị sẽ được nâng cao khi có ý thức bảo vệ môi trường, hình ảnh được cải thiện sẽ làm tăng lượng khách hàng đến với siêu thị nhiều hơn.
- Các siêu thị cung cấp túi miễn phí cho khách hàng khi khách hàng mua hàng tại siêu thị của mình. Như vậy siêu thị sẽ phải bỏ ra một số chi phí để mua túi ni lông đựng hàng cho khách hàng. Khi tiến hành thay đổi trong siêu thị như bán túi thân thiện với môi trưòng, quảng bá thông tin về túi thân thiện sẽ làm thay đổi hành vi sử dụng túi ni lông và qua đó giảm lượng chi phí siêu thị bỏ ra để mua túi ni lông và trong tương lai siêu thị sẽ thu được lợi nhuận từ việc bán túi sinh thái cho người tiêu dùng.
Thuận lợi đối với khách hàng
+ Khách hàng cũngđược thông báo trước 2 tháng trước khi chương trình được thực hiện, các thông tin và tài liệu được gửi đến trước cho các khách hàng do vậy mà khách hàng đã chuẩn bị tâm lý trước, tập huấn cho nhân viên các kiến thức cần thiết để tư vấn và giải thích một cách dễ dàng, dễ hiểu cho khách hàng. Do vậy khách hàng có xu hướng tích cực chấp nhận và ủng hộ chương trình này của siêu thị Metro.
+ Túi sinh thái tại siêu thị Metro gồm có 2 loại: loại lớn giành cho xe ô tô với giá 7.000 đồng, còn loại nhỏ hơn với giá 6.000 đồng có thể tiện lợi khi khách hàng dùng phương tiện xe đạp hoặc xe máy thậm chí là đi bộ cho nên khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn loại túi cho phù hợp. Từ sự đa dạng về kích cỡ túi nên tạo sự thuận lợi cho khách hàng lựa chọn sao cho sử dụng tiện lợi nhất, và giá cả túi phải chăng vì chương trình mới bắt đầu để khuyến khích người sử dụng siêu thị bán túi theo đúng giá nhập về.
2.2.2. Những khó khăn siêu thị gặp phải
Đối với siêu thị kinh doanh
- Do nhận thức của khách hàng, tuy do những vấn đề môi trưòng ngày càng được quan tâm nhưng nhiều khách hàng tuy hiểu được tác động xấu của việc sử dụng túi ni lông nhưng vẫn không chịu thay đổi do không muốn thay đổi thói quen cố hữu và không muốn bỏ ra chi phí để mua túi. Bên cạnh đó có một số khách hàng chưa nhận thức được những tác hại độc hại mà túi ni lông gây ra cho môi trường và con người. Đây cũng là một khó khăn đối với siêu thị.
- Thời gian đầu thực hiện chương trình sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông gặp khó khăn. Do sự thuận lợi của túi ni lông nhẹ nhàng, gọn gàng và dễ sử dụng, bên cạnh đó còn một lý do đặc biệt đó là thói quen không mang túi khi đi siêu thị do túi ni lông được phát miễn phí nên khách hàng không mất công cầm theo túi để đựng các sản phẩm mà họ mua vì vậy phải thay đổi thói quen rất khó.
- Một lý do mà khách mua hàng không thực sự đón nhận túi sinh thái là do thiết kế của túi chỉ đựng được những mặt hàng khô các sản phẩm đóng gói còn các mặt hàng đông lạnh như cá, tôm, thịt, hoa quả…thì vẫn sử dụng túi ni lông sau đó mới cho vào túi sinh thái như vậy mặc dù đã giảm được việc sử dụng túi ni lông nhưng chưa triệt để.
Đối với người tiêu dùng
- Sủ dụng túi ni lông đã là một thói quen đối với người tiêu dùng, một thói quen đã từ rất lâu vậy để thay đổi thói quen cũ là rất khó. Bình thường khi đi siêu thị không phải đưa túi đi để đựng, thì bây giờ việc nhớ để đem theo chiếc túi để đựng đồ sẽ làm các khách hàng thấy không được thoải mái. Có nhiều khách hàng sau khi mua hàng đã mua túi tại siêu thị Metro để đựng hàng hoá sau khi mua nhưng đến lần khác đi siêu thị thì lại quên đem theo. Như vậy để thay đổi thói quen này đối với các khách hàng là không dễ và đâu cũng là một khó khăn đối với tiêu dùng.
- Hiện nay tại siêu thị chỉ có một loại túi thân thiện để khách hàng lựa chọn với hai kiểu dáng một loại to và một loại nhỏ. Nhưng chiếc túi như vậy chỉ thích hợp đựng đồ khô và đồ hộp, những đồ gói sẵn. Như vậy khách hàng không có sự lựa chọn đối với sản phẩm này, và họ bắt phải mua. Trong thời gian đầu siêu thị mới thực hiện chương trình này có khách hàng mua đồ hải sản và không biết đựng vào đâu vì siêu thị không sử dụng túi ni lông nữa. Qua đó thấy rằng túi thân thiện chưa thực sự tiện dụng đối với người tiêu dùng, gây khó khăn cho người tiêu dùng, không có nhiều mẫu mã kiểu dáng để cho họ chọn . Ngưòi tiêu dùng cũng muốn tham gia chương trình bảo vệ môi trường này nhưng do còn nhiều hạn chế của túi sinh thái nên người tiêu dùng khi sử dụng cảm thấy không thuận lợi và thoải mái.
Chương 3-Xác định mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho túi thân thiện với môi trường tại siêu thị Metro thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
3.1. Phương pháp đánh giá
3.1.1. Thiết lập bảng hỏi (bảng hỏi được đưa vào trong phần phụ lục)
Để tiến hành điều tra lập bảng hỏi. Bảng hỏi được đưa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bảng hỏi phải rõ ràng
- Bảng hỏi phải đầy đủ nội dung cần hỏi
- Bảng hỏi dễ đọc, câu hỏi phải dễ rõ ràng dễ hiểu
- Kết cấu bảng hỏi phải lô gíc, dễ nhìn
Để đảm bảo tính chân thực và khách quan tránh các trường hợp người được phỏng vấn không muốn trả lời do cảm giác ngại bị điều tra, truy hỏi nên nói rõ bảng hỏi này chỉ mang tính học tập nghiên cứu, kết quả phục vụ cho nghiên cứu chuyên đề của sinh viên
Bảng hỏi được thiết kế gồm ba phần được bố cục ràng như sau
- Phần 1: Đánh giá mức độ chi trả của khách hàng. Mô tả hàng hoá môi trường các câu hỏi hỏi đưa ra liên quan đến việc sử dụng hàng hoá môi trường đó
- Phần 2: Hỏi những người được phỏng vấn về các thông tin các nhân để đảm bảo có đầy đủ thông tin để đưa vào phân tích mô hình
3.1.2. Đối tượng điều tra
Để tiến hành điều tra cho phù hợp với nội dung bài chuyên đề, bảng hỏi thì nên chọn đối tượng để phỏng vấn thoả mãn một số điều kiện sau:
- Là khách hàng mua hàng hoá tại siêu thị Metro
- Là khách hàng đã sử dụng túi thân thiện với môi trường của siêu thị Metro
Do chuyên đề nghiên cứu trong phạm vi siêu thị Metro nên tốt nhất phỏng vấn các khách hàng tại siêu thị Metro.
3.1.3. Tiến hành điều tra
Để tiến hành điều tra có nhiều cách tiến hành có thể sử dụng các cách như sử dụng thư gửi qua đường bưu điện, thư điện tử, qua điện thoại, đặt câu hỏi bằng cách hỏi trực tiếp. Mỗi cách phỏng vấn đều có ưu nhược điểm riêng nên chọn cách nào sao cho phù hợp với mức độ nghiên cứu và mong muốn của người đi phỏng vấn.
- Điều tra qua thư: Phương pháp này ít tốn kém, mẫu điều tra phát ra rộng rãi, không tốn thời gian, quy mô lớn nhưng không đảm bảo thu về được hết mẫu (độ phản hồi không cao) và không đảm bảo thông tin được hỏi có tính chân thực cao
- Phỏng vấn qua điện thoại: Phương pháp này hỏi trực tiếp người được phỏng vấn nhưng rất tốn kém, thường hạn chế sử dụng phương pháp này
- Điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp: phương pháp này là đạt hiệu quả cao nhất vì trực tiếp tiếp xúc với người được hỏi có thể khai thác được thông tin cần thiết một cách tối đa
Để lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố về kinh phí, thời gian. Do đề tài tôi chọn nghiên cứu là địa điểm trên địa bàn Hà Nội và số lượng mẫu không lớn, để đảm bảo tính khách quan và đạt được độ chính xác lớn nên tôi chọn phương pháp điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp cho chuyên đề mình nghiên cứu.
3.2. Xử lý số liệu điều tra
Trước tiên ta tính trung bình cho WTP
Sử dụng công cụ EXCEL, nhập giữu liệu sau khi điều tra vào một worksheet. Dùng lệnh AVERAGE tính trung bình cho cột WTP, sau khi tính toán kết quả thu được là 8.370 đồng. Tính mẫu điều tra ở độ tuổi trung bình là 36.34 và có thu nhập trung bình là 4.865.000 đồng
Hồi quy WTP theo các biến giải thích khác
Sử dụng chương trình data analysics, công cụ Regression cho 4 dãy dữ liệu trong đó:
- Biến phụ thuộc là WTP
- Biến độc lập bao gồm 3 biến lần lượt là: Trình độ học vấn (E) được tính là số năm người được phỏng vấn đi học, thu nhập của người được phỏng vấn (I), độ tuổi của người được phỏng vấn (A)
Hàm hồi quy được biểu diễn như sau:
WTP = α1+ α2E+α3I+α4A
Mức ý nghĩa chọn là 95%. Kết quả sau khi tiến hành hồi quy được thể hiện trong bảng nêu dưới đây
Bảng3.2: Kết quả hồi quy WTP theo các biến độc lập (E, I, A)
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R
0.647328
R Square
0.419033
Adjusted R Square
0.400878
Standard Error
0.219637
Observations
100
ANOVA
df
SS
MS
F
Significance F
Regression
3
3.340258
1.113419
23.08059
0.072936
Residual
96
4.631088
0.04824
Total
99
7.971346
Coefficients
Standard Error
t Stat
P-value
Lower 95%
Upper 95%
Lower 95,0%
Upper 95,0%
WTP
2.66405
0.636343
-4.5313
0.017092
-4.146593
-1.62033
-4.1465927
-1.620330335
Edu level
0.02113
0.082189
-0.25706
0.03797
-0.184272
0.142016
-0.184272
0.142016187
Income (per month)
0.319563
0.055881
5.718672
0.046939
0.208641
0.430486
0.208641
0.430485538
Age
0.041623
0.103828
0.400884
1.21E-07
-0.164474
0.24772
-0.1644738
0.247719726
3.3. Tổng hợp và giải thích kết quả
Quá trình tiến hành nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả được tiến hành từng bước theo đúng quy trình. Tính mức sẵn lòng chi trả của hàng hoá môi trường là túi thân thiện với môi trường được tính toán dựa trên bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp những khách hàng tại siêu thị Metro thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Kết quả WTP
WTP tính được là 8.370 đồng cao hơn mức giá bán của túi thân thiện tại siêu thị Metro (giá túi tại siêu thị là 7.000 đồng). Theo kết quả trên cho thấy khách hàng sẵn sàng trả mức giá cao hơn có nghĩa họ chấp nhận sản phẩm thân thiện này.
Theo như mức tính toán WTP giá khách hàng sẵn lòng chi trả cao hơn giá mà siêu thị đưa ra là 1.370 đồng, như vậy có thể đưa sản phẩm sinh thái này sử dụng rộng rãi trong tương lai vì khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn mức giá bán, đây là tiềm năng để các nhà kinh doanh túi thân thiện có thể khai thác.
Những năm gần đây mức độ sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường tăng trên thế giới có nghĩa là mức độ nhận thức về sự nguy hại đối với môi trường do tác động của con người tăng. Đây cũng là thuận lợi để các nhà kinh doanh túi thân thiện với môi trường phát triển mở rộng thị trường, một trong những thị trường tiềm năng tiêu thụ túi thân thiện với môi trường lớn đó là các siêu thị, nơi mà có mức sử dụng túi ni lông cao. Do vậy kết quả tính WTP trên từ đó có thể thấy mức sẵn lòng chi trả của khách hàng cao, từ đây là một điều kiện tốt để mở rộng chương trình sử dụng túi thân thiện với môi trường tại các siêu thị và có thể mở rộng ra toàn thị trường.
Kết quả hồi quy
Cả ba nhân tố thu nhập (I), trình độ học vấn (E) và độ tuổi (A) đều có tác động đến mức sẵn long chi trả, tác động là thuận chiều. Có nghĩa là một trong ba nhân tốt thu nhập, trình độ học vấn và độ tuổi tăng (hoặc giảm) thì WTP cũng tăng (hoặc giảm).
Mức ý nghĩa thống kê là (1-Significant F) = 92.7% đây là mức ý nghĩa thống kê cao do vậy hàm có thể chấp nhận được.
Ta thấy R2 = 0.419033 chứng tỏ các biến độc lập giải thích được 41.9% biến động của biến phụ thuộc
Thấy P-value (I)=0.046939 < 0.05 (mức ý nghĩa đã chọn) chứng tỏ thu nhập có quan hệ chặt chẽ với thu nhập. Thu nhập càng cao thì khách hàng có xu hướng sẵn lòng chi trả càng cao
Hệ số chặn bằng 2.66405 chứng tỏ khi các yếu tố E, I, A bằng không thì WTP vẫn bằng 2.664 VND. Qua đây ta thấy các yếu tố như công việc, thu nhập, giới tính…cũng có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của túi thân thiện với môi trường.
Với các kết quả phân tích ở trên có thể thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của túi thân thiện với môi trường. Từ đây có thể thấy rằng muốn mở rộng thị trường túi thân thiện với môi trường nên phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến mức tiêu dùng sản phẩm sinh thái này, để đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn tuỳ từng đối tượng có thể có biện pháp riêng nhằm mở rộng hơn nữa thị trường sản phẩm sinh thái này.
3.4. Giải pháp
3.4.1. Xây dựng chính sách phù hợp
Hiện nay cùng với sự phát triển khi mà nhu cầu sống của con người ngày càng được cải thiện một cách đáng kể và nhanh chóng. Sự phát triển của hệ thống siêu thị đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của các khách hàng nhưng bên cạnh đó thì cũng đưa vào môi trường một lượng túi ni lông lớn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Do đó hiện nay có một số biện pháp để giảm thiểu lượng túi ni lông đưa ra ngoài môi trường. Trong các siêu thị nơi mà có nguồn thải túi ni lông là nhiều nhất có đưa ra một biện pháp đó là sử dụng túi thân thiện với môi trường hay còn gọi là túi sinh thái. Nhưng hiện nay chỉ có một số siêu thị áp dụng để mở rộng thực hiện chương trình này vậy để thay đổi giảm việc sử dụng túi ni lông cần thiết phải thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, của các nhà quản lý siêu thị, nhà cung cấp túi ni lông cho thị trường.
Hiện nay chưa có chính sách nào đề cập đi sâu vào vấn đề này mà chỉ đang dừng lại ở các biện pháp khuyến khích thực hiện chương trình này, Một số doanh nghiệp hiện nay đã có những nhận thức trong thay đổi và có những chương trình biện pháp như tập đoàn ô tô Nhật Bản Toyota hiện nay đang thực hiện chương trình sử dụng túi thân thiện với môi trường, siêu thị Metro đang thực hiện chương trình sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông…
Để thực hiện tốt chương trình sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông cần thiết có một chính sách hiệu quả thúc đẩy việc thực hiện sử dụng túi sinh thái. Hiện nay nên có các chính sách cho vấn đề hạn chế túi sử dụng túi ni lông như:
- Chính sách cho nhà sản xuất túi: đối với nhà sản xuất túi nên có chính sách hỗ trợ khuyến khích thay đổi sản xuất, công nghệ như không sản xuất túi ni lông có thể chuyển sang sản xuất túi sinh thái cung cấp cho thị trường. Chính sách tuyên truyền mở rộng nhận thức cho các nhà sản xuất để từ đó họ dần thay đổi.
- Chính sách hướng tới đối tượng là các siêu thị: đối với các siêu thị hình thức tốt nhất là tuyên truyền, nhưng dần dần nên có chính sách bắt buộc thay sử dụng túi thân thiện với môi trường thay cho túi ni lông. Chính sách đưa ra nên sử phạt các siêu thị phát miễn phí túi ni lông cho khách hàng và thay vào đó nên phát túi giấy hoặc đối với túi thân thiện với môi trường nên khuyến khích người tiêu dùng mua để tiện sử dụng nhiều lần.
- Đối với người tiêu dùng: thay đổi thói quen của người tiêu dùng là rất khó trước tiên là các biện pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trước, sau đó tuyên truyền tại các siêu thị khuyến khích khách hàng sử dụng túi sinh thái. Nên có các chính sách đánh thuế vào người sử dụng túi ni lông, đây là chính sách được nhiều nước trên thế giới áp dụng như Mỹ, một số nước Châu Phi, Trung Quốc… chính sách này tỏ ra hữu hiệu vì khi chính sách này được thực hiện số luợng tiêu dùng túi ni lông đã giảm đáng kể, nếu người tiêu dung muốn sử dụng túi ni lông tại các siêu thị thì họ phải bỏ tiền ra mua chứ không được phát miễn phí như trước đây.
3.4.2. Hỗ trợ về tài chính
Tài chính luôn là vấn đề quan trọng trong kinh doanh sản xuất. Để thực hiện dự án nào đó hay kinh doanh sản xuất mặt hàng nào đó thì nhất thiết phải có nguồn tài chính do đó để thực hiện. Đối với chương trình thay đổi thói quen sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông ở các siêu thị cũng vậy. Để khuyến khích thực hiện cần các biện pháp thu hút tài chính đầu tư
- Đối với các nhà hoạch định chính sách và quản lý: cần thiết có các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất túi sinh thái. Hiện tại nhiều nước trên thế giới có các công nghệ hiện đại sản xuất túi mà tại các nước đang phát triển còn hạn chế. Nên cần thiết có các chính sách ưu đãi để thu hút nguồn tài chính đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.
- Đối với nhà sản xuất: nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ tài chính các doanh nghiệp sản xuất túi đặc biệt các doanh nghiệp đang sản xuất túi ni long muốn chuyển sang kinh doanh mặt hàng túi thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp sản xuất túi có thể có các biện pháp thu hút đầu tư như tăng cường quảng cáo quảng bá về sản phẩm của mình, lợi nhuận đạt được nếu như đầu tư vào mặt hàng này.
- Đối với siêu thị: Nếu sử dụng túi thân thiện với môi trường siêu thị sẽ giảm được chi phí mua túi ni lông, hiện nay đối với các sản phẩm túi sinh thái tại Việt Nam người tiêu dùng phải bỏ tiền mua do kinh phí túi này so với túi ni lông là cao hơn rất nhiều không thể phát không cho khách hàng được. Tại một số siêu thị trên thế giới đã phát không cho khách hàng túi giấy, tiện dụng được khách hàng ưa dùng do được phát miễn phí. Siêu thị muốn giảm giá túi thân thiện hoặc có nhiều mẫu mã phù hợp với khách hàng hơn thì có thể quảng cáo cho các doanh nghiệp ngay trên túi thân thiện hay tại các siêu thị để thu hút nguồn tài chính đầu tư vào.
- Đối với người tiêu dùng: do tâm lý người tiêu dùng muốn sử dụng các đồ miễn phí hơn là bỏ tiền ra mua nên việc phát miễn phí túi ni lông dẫn đến việc tiêu dùng nhiều loại túi này. Do vậy khi mà bán túi thân thiện với môi trường cho người sử dụng cần thiết có các biện pháp hỗ trợ tài chính để giảm giá thành cho nguời sử dụng, từ đó khuyến khích ngưòi tiêu dùng sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông.
3.4.3. Công nghệ sản xuất túi
Công nghệ hiện nay đóng góp phần quan trọng vào sản xuất, công nghệ sẽ quyết định tất cả các khâu từ đầu vào sản xuất đến đầu ra sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Công nghệ tốt thì đưa ra sản phẩm tốt hơn, hạn chế những tác động ảnh hưởng tới môi truờng và con người, công nghệ luôn luôn được chú trọng và hiện nay luôn có trao đổi công nghệ, các triển lãm công nghệ thường được tổ chức hàng năm tại nhiều quốc gia trên thế giới thu hút sự quan tâm từ nhiều phía.
Sản xuất túi sinh thái hiện nay cũng nên xuất phát từ việc thay đổi công nghệ và nâng cao công nghệ sản xuất sao cho hạn chế cao nhất những tác động tiêu cực tới môi trường và con người. Về công nghệ sản xuất túi tuỳ thuộc từng loại hiện nay túi thân thiện với môi trường có các chất liệu như làm bằng vải, sợi thô, nhựa, cói…tuỳ thuộc từng loại sẽ áp dụng những công nghệ riêng. Giải pháp về công nghệ cũng được đưa ra cho từng loại đối tượng như sau:
- Đối với các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý: hiện nay Việt Nam là một nước đang phát triển công nghệ còn lạc hậu, công nghệ còn đang là vấn đề do việc xả thải ra môi trường vẫn còn cao và gây ảnh hưởng tới môi trường. Tại Việt Nam một số địa điểm thực hiện việc sử dụng tuyên truyền đối với loại túi sinh thái, chất liệu chủ yếu của túi sinh thái hiện nay sử dụng là giỏ nhựa, giỏ lưới các loại túi dùng nhiều lần, con loại túi ni lông tự phân huỷ chưa có tại Việt Nam. Không chỉ hạn cế về mặt chất liệu mà còn hạn chế về mẫu mã do đó nên có các chính sách hợp lý để thu hút đầu tư công nghệ từ nước ngoài, các chính sách về chuyển giao những công nghệ tiên tiến để áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong nước chuyển giao thay đổi công nghệ mới phù hợp hơn để cải tiến nâng cao chất lượng của túi thân thiện với môi trường.
- Đối với nhà kinh doanh sản xuất túi sinh thái: việc kinh doanh hang hoá môi trường tuy đòi hỏi công nghệ hiện đại nhưng lại đạt kết quả cao trong sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt trong những năm gần đây các sản phẩm sinh thái được thị trường chấp nhận và ngày càng hướng tới tiêu dung nhiều hơn các sản phẩm truyền thống trước đây. Nhà kinh doanh sản xuất trước tiên là thay đổi các công nghệ sao cho sản xuất cao hơn về cả mặt số lượng và chất lượng để tăng doanh thu. Sau đó phải có những thay đổi về kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm sao cho thật phù hợp với người tiêu dung. Kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm rất quan trọng đối với một sản phẩm vì nó phải thu hút sự chú ý của khách hàng bằng những mẫu mã bên ngoài sau đó là đến chất lượng sản phẩm, sản phẩm phải tiện dụng như túi sinh thái hiện nay có một số túi thời trang cao với mẫu mã đẹp phù hợp với đi chơi, dạo phố hay đi học. Nhưng đối với loại túi tại siêu thị đang dùng mẫu mã không được đẹp lắm và không được thuận tiện đối với người sử dụng. Như vậy việc các doanh nghiệp sản xuất túi nên chú trọng các công nghệ sản xuất sao cho sản phẩm đa dạng và phong phú hơn sẽ được sự chấp nhận cao từ người tiêu dùng.
3.4.4. Quảng bá hình ảnh túi thân thiện với môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân
Quảng cáo đang là một hình thức tuyên truyền tỏ ra rất hữu hiệu được nhiều người biết đến trên quy mô lớn, hiện nay đời sống con người được nâng cao việc tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện càng thuận lợi do người dân có đầy đủ các điều kiện tiếp nhận sự quảng cáo đó. Quảng cáo được tuyên truyền qua ti vi, báo chí, sách vở, loa đài…có nhiều hình thức khác nữa được kết hợp với nhau và mang lại kết quả cao.
Việc sử dụng túi thân thiện với môi trường thay cho túi ni lông đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi. Hiện nay có một số các bạn trẻ trong các câu lạc bộ tình nguyện viên đã thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và một số cơ sở kinh doanh như câu lạc bộ tình nguyện viên Go green đã thực hiện trao đổi túi thân thiện với môi truờng tại các công ty, câu lạc bộ tình nguyện viên 3R của dự án 3R Hà Nội thực hiện chương trình “hãy cho tôi một chiếc túi sinh thái” góp phần tuyên truyền quảng bá sản phẩm túi thân thiện với môi trường góp phần thay đổi những thói quen, suy nghĩ của nguời tiêu dùng hiện nay.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân là rất quan trọng vì đây là bộ phận người tiêu dùng sử dụng rất nhiều những sản phẩm túi ni lông cần thay đổi nhận thức của họ. Vậy để làm được điều này thì một số giải pháp được đề ra như sau
- Đối với nhà hoạch định chính sách và các cấp quản lý: đề ra những chính sách góp phần vào giáo dục người dân như đưa ra những văn bản khuyến khích hướng dẫn bảo vệ môi trường để nâng cao ý thức của người dân. Đưa ra chính sách đưa các chương trình môi trường vào giáo dục tại các truờng tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học phải nâng cao nhận thức cho các thế hệ trẻ để từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Có các chính sách tuyên truyền giáo dục tại các địa phương thong qua các buổi họp tại phường, xã, tổ, và các chi hội như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên để nâng cao nhận thức người dân.
- Đối với nhà sản xuất cung cấp túi thân thiện đối với môi trường: Tuyên truyền quảng bá hình ảnh của sản phẩm sẽ góp phần nâng cao doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất cung cấp túi thân thiện với môi trường. Để người tiêu dung biết đến sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm của nhà sản xuất trước tiên là quảng cáo hình ảnh sau đó nên có các biện pháp giáo dục tuyên truyền nhận thức của nguời tiêu dùng. Khi một sản phẩm mới ra đời ngoài mục đích là bán các sản phẩm thì phải có các biện pháp để người tiêu dùng biết được tính năng của sản phẩm, biết được lợi ích tiêu dùng sản phẩm túi sinh thái không chỉ tiện lợi mà còn góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính bản thân người tiêu dùng. Do vậy các doanh nghiệp sản xuất cung cấp túi sinh thái cần thiết ngoài quảng cáo để thị trường biết đến sản phẩm thì cần thiết tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, từ đó người tiêu dùng biết đến sản phẩm và ý thức cũng được nâng cao hơn.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh siêu thị: để thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông của các khách hàng, trước tiên tại siêu thị cần có những biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho khách hàng tham gia mua hàng tại các siêu thị. Để các tấm băng rôm quảng cáo trước khi thực hiện chương trình của siêu thị để khách hàng có sự tìm hiểu và chuẩn bị. Bên cạnh đó nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm mới, sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Lập các chương trình tuyên truyền trực tiếp tại các siêu thị tư vấn giải thích cho khách hàng về lợi ích của việc sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông, từ đó khách hàng có đầy đủ kiến thức về các sản phẩm sinh thái và sẵn lòng chấp nhận sản phẩm khi siêu thị có chương trình thay thế túi ni lông bằng túi thân thiện với môi trường.
3.4.5. Mở rộng hợp tác quốc tế
Khi ô nhiễm môi trường xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến một vùng nhỏ mà tầm ảnh hưởng của nó lan rộng trong phạm vi không gian lớn. Nên vấn đề về môi trường tốt nhất nên có sự hợp tác quốc tế giải quyết vấn đề sẽ dễ dàng hơn và sức ảnh hưởng sẽ rộng hơn.
Trước đây khi mà hệ thống siêu thị bắt đầu phát triển ngày càng lan rộng ra tất cả các nước trên thế giới thì vấn đề sử dụng túi nilông cũng bắt đầu lan rộng, do các đặc tính nhẹ, dai, bền dễ sử dụng và thường được phát miễn phí khi người tiêu dùng đi mua các sản phẩm của họ. Như vậy với tốc độ tiêu dùng cao thì lượng túi ni lông thải ra môi trường cũng tỷ lệ thuận với sự phát triển đó. Vậy một số giải pháp đưa ra cho sự phát triển quốc tế đó là:
- Đối với các nhà hoạch định và quản lý: Việc cần có các chính sách phù hợp với điều kiện môi trường trong nước bên cạnh đó cũng cần thiết phải có các chính sách phù hợp với các điều kiện hợp tác quốc tế giữa các quốc gia về vấn đề môi trường. Tại một số nước trên thế giới đã thực hiện các biện pháp làm giảm mức độ sử dụng túi ni lông như Mỹ, Nhật Bản và trong đó có biện pháp sử dụng túi sinh thái và đạt được hiệu quả cao. Các nhà hoạch định chính sách nên tham khảo một số biện pháp chính sách có hiệu quả từ các nước đi trước để từ đó áp dụng vào nước ta một cách linh động. Bên cạnh đó là các nhà quản lý nên có hợp tác với các nước để kiểm tra quản lý tình hình một cách linh động, đảm bảo được tính lâu dài, bền vững và hiệu quả.
- Đối với các nhà kinh doanh và sản xuất: kinh doanh sản xuất phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác giữa các đối tác. Việc kinh doanh túi thân thiện với môi trường đang là một mặt hàng kinh doanh còn mới đối với nước ta, như vậy để việc kinh doanh có hiệu quả cao thì cần thiết học hỏi kinh nghiệm giữa các quốc gia với nhau, đặc biệt là về mặt công nghệ, công nghệ quyết định cao đến việc sản xuất đến các mặt hàng đặc biệt là mặt hàng liên quan đến môi trường. Nên việc hợp tác quốc tế là điều kiện để mở rộng sản xuất các mặt hang túi sinh thái, tuy nước ta mới bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông và vấn đề ô nhiễm do túi ni lông đang là vấn đề nóng nhưng bên cạnh đó nước ta lại có cơ hội và kinh nghiệm quý báu. Kinh nghiệm của các nước đi trước, công nghệ tiên tiến do đó các doanh nghiệp trong nước có thể áp dụng đưa vào sản xuất từ đó có thể tạo ra hiệu quả cao hơn. Vì vậy việc hợp tác giữa các nước đặc biệt là việc liên doanh giữa các doanh nghiệp là cần thiết.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị: hệ thống siêu thị phát triển mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới, và vấn đề ô nhiễm do sử dụng túi ni lông đang là vấn để các quốc gia cùng đối mặt mà hệ thống siêu thị được coi là nơi mà có lượng túi ni lông thải ra là nhiều nhất. Do vấn đề thời sự này nên trên thế giới có một số siêu thị đã tiến hành giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông bằng nhiều biện pháp. Một trong các biện pháp được coi là hữu hiệu nhất là việc sử dụng túi thân thiện với môi trường thay cho túi bóng ni lông tai các siêu thị. Các siêu thị nên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và đặc biệt cùng hợp tác để tìm ra các phương pháp hữu hiệu nhất. Từ những bài học của các siêu thị đi trước có thể đúc rút kinh nghiệm tìm ra những điểm hạn chế để tránh gặp phải và khắc phục những hạn chế đó, tiến hành áp dụng những bài học hay có ích cho siêu thị mình.
Từ thực tế và nghiên cứu trên đây tôi đưa ra một số các biện pháp áp dụng cho một số đối tượng trong tình hình hiện nay để áp dụng sử dụng túi sinh thái thay cho túi nivlông sao cho đạt hiệu quả tại các siêu thị. Từ đó mở rộng việc sử dụng túi sinh thái thành hệ thống có quy mô lớn.
3.5. Kiến nghị
3.5.1. Kiến nghị đối với nhà nước và cấp quản lý
Nếu việc nhân rộng mô hình sử dụng túi thân thiện với môi trường thực hiện thì việc quản lý sao cho đạt hiệu quả sẽ là một vấn đề cần thiết để giải quyết.
Đối với các cấp nhà nước và quản lý tôi có một số kiến nghị như sau:
- Có các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm sinh thái nói chung và sản phẩm túi thân thiện với môi trường nói riêng. Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ thì ngày nay việc chế tạo các công nghệ để đảm bảo không thải ra môi trường các chất độc hại gây hại cho con người và môi trường đang là vấn đề được các cấp ngành và người tiêu dùng quan tâm. Cần thiết phải có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất phát triển công nghệ để có thể sản xuất hướng vào các sản phẩm thân thiện với môi trường. Còn đối với người tiêu dùng hiện nay trên thế giới đã hướng vào tiêu dùng các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường và không gây hại cho con người và môi trưòng nhưng còn ở nước ta việc tiêu dùng các sản phẩm này còn mới lạ đối với người dân Việt Nam. Cho nên đối với nhà nước cần thiết có các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nhận thức cho người dân để thứ nhất họ có kiến thức về các sản phẩm thân thiện với môi trường, thứ hai là dần dần thay đổi thói quen của người tiêu dùng hướng đến tiêu dùng những sản phẩm sinh thái không gây hại cho môi trường. Tuyên truyền giáo dục người dân hiện nay là biện pháp cần thiết và cần hành động ngay, cần thiết để người tiêu dùng hiểu được việc sử dụng các sản phẩm sinh thái không chỉ có lợi cho môi trường mà còn có lợi cho chính sức khoẻ của người tiêu dùng và các thành viên trong gia đình họ. Do vậy đối với nhà nước cần thiết nâng cao nhận thức cho cả doanh nghiệp sản xuất và cho cả người tiêu dùng.
- Kiến nghị đối với nhà quản lý: hiện nay do tình hình sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường tại Việt Nam chưa được sử dụng nhiều như ở các nước phát triển. Do đó làm sao quản lý được tình hình hiện nay một cách hiệu quả đang là một bài toán khó. Đối với mỗi đối tượng thì nhà quản lý phải có cách quản lý sao cho đạt hiệu quả nhất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thì việc quản lý cần giám sát một cách sát sao, hiện nay để giảm các chi phí sản xuất để tăng giá thành sản xuất và tăng doanh thu nhiều công ty, nhà máy tiến hành sản xuất mà không có các biện pháp công nghệ phòng ngừa như vậy sẽ giảm được các chi phí sản xuất doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận cao hơn. Gần đây có một số vụ việc xảy ra nhà sản xuất sử dụng công nghệ không thân thiện với môi trường như trường hợp nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan xả thải xuống sông Thị Vải mà không qua xử lý. Như vậy qua các tình huống này thấy được sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan quản lý và giám sát của chúng ta. Không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng các biện pháp công nghệ thân thiện với môi trưòng để sản xuất sản phẩm vì việc đầu tư công nghệ ban đầu rất tốn kém, co thể vì lợi nhuận mà các công ty, nhà máy sản xuất tuy biết được tác hại của việc sử dụng công nghệ đó gây hại cho môi trường nhưng họ vẫn sử dụng, do vậy phải tăng cường kiểm tra giám sát thường xuyên các cơ sở sản xuất để đảm bảo không đưa ra môi trường các chất độc hại. Về phía nhà cung cấp trung gian như các siêu thị luôn giám sát quản lý mặt hàng túi sinh thái tránh thất thoát, bên cạnh đó là quản lý lượng túi ni lông được tiêu thụ vì đây là cơ sở về sau thực hiện các chính sách liên quan. Còn về phía người tiêu dùng tuy hiện nay chưa chính thức có một luật nào bắt buộc người tiêu dùng không được sử dụng túi ni lông các hình thức đưa ra chỉ nhằm mục đích là khuyến khích tuyên truyền các sản phẩm sinh thái, nhưng nhà quản lý phải luôn nắm được mức độ sử dụng của người tiêu dùng để từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý.
3.5.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất túi
Doanh nghiệp sản xuất túi hiện nay có vai trò rất lớn khi thực hiện chương trình sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông tại các siêu thị. Nhưng doanh nghiệp sản xuất túi cũng nên có một số thay đổi sao cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất túi ni lông. Ni lông là một loại túi tuy có độ bền cao tiện dụng và được người tiêu dùng ưa dùng nhưng do đặc tính khó phân huỷ của túi ni lông, đặc biệt với tình trạng sử dụng nhiều như hiện nay thì vấn đề rác thải ni lông đang là một hiện trạng khó giải quyết do sự khó phân huỷ của nó. Để ni lông có thể phân huỷ được thì phải mất mấy trăm năm thậm chí hàng nghìn năm nhưng hiện nay túi ni lông vẫn được tiêu dùng nhiều kể cả khi người tiêu dùng biết được những tác hại mà nó mang lại. Đối với các nhà sản xuất túi ni lông có thể đưa ra giải pháp mới đó là thay đổi công nghệ sản xuất túi ni lông thay vào đó sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường bằng các chất liệu như giấy, vải, sợi thô…có thể sử dụng được nhiều lần và không gây hại cho môi trường và sức khoẻ của con người.
Các doanh nghiệp sản xuất túi có thể cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp mình bằng cách quảng bá các hình ảnh của doanh nghiệp hướng tới sản xuất thân thiện, bền vững như thay đổi công nghệ, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, cổ động bảo vệ môi trường như các dự án trồng rừng, các hoạt động làm sạch đường phố. Những hoạt động như vậy có thể nâng cao được hinh ảnh của doanh nghiệp. Từ đó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp rất nhiều. Các doanh nghiệp muốn thay đổi được tình trạng sản xuất ngay rất khó do chi phí tốn kém nên có thể có các biện pháp thu hút đầu tư công nghệ tiên tiến từ nước ngoài bên cạnh đó có thể mở rộng hợp tác với các hang khác để cải thiện tình hình.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh túi thân thiện với môi trường hay túi sinh thái: Với tình hình môi trường hiện nay kinh doanh túi sinh thái luôn được khuyến khích từ nhiều phía như các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà đầu tư và người tiêu dung. Việc kinh doanh túi sinh thái có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất nhưng hiện nay do mặt hàng túi sinh thái vẫn còn nhiều mới lạ đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng luôn là đối tượng phản ánh đúng nhất chất lượng của mặt hàng sản xuất. Ta thấy có một ví dụ điển hình được nhắc đến ở trong bài đó là việc sử dụng túi sinh thái tại siêu thị Metro thay cho việc sử dụng túi ni lông, đây là một chương trình bảo vệ môi trường hay được nhiều khách hàng đón nhận. Tuy nhiên qua điều tra có thể thấy rằng túi thân thiện với môi trường chưa thực sự được các khách hàng tại siêu thị phàn nàn rằng họ cũng muốn sử dụng túi thân thiện với môi trường nhưng hiện nay chiếc túi được sử dụng không được thuận tiện khi đi mua hàng, do chiếc túi chỉ đựng được những đồ khô như xà phòng, bánh kẹo nói chung là những đồ đẵ được đống gói một cách cẩn thẩn, còn mặt hàng như cá tươi, thịt thì thật khó mà cho vào. Như vậy có thể thấy rằng thiết kế của túi chưa phù hợp để mua đồ trong siêu thị. Túi nên được thiết kế thành một số ngăn đặc biệt để có thể đựng được một số mặt hàng trên, hiện nay mặt hàng túi chưa được phong phú khách hàng ít có sự lựa chọn nên người tiêu dùng chưa thấy thoả mãn, họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn nhưng ngược họ được thoả mãn về sở thích, có thể được lựa chọn những mẫu túi phù hợp hơn với họ. Ngoài việc thiết kế ra thì việc chất liệu sản phẩm cũng vô cùng quan trọng, người tiêu dùng muốn lựa chọn chất liệu sao cho phù hợp với việc khác nhau như đi siêu thị có thể dung túi to chất liệu thô chắc chắn. Còn như đi chơi, đi mua những đồ nhỏ thì muốn túi đẹp hơn thời trang hơn, chất liệu không cần thiết phải chắc chắn, có thể hơi mỏng cũng được chấp nhận. Vậy để mở rộng thị trường túi sinh thái thì cần thiết phải đa dạng về mẫu mã và chủng loại của sản phẩm.
Để có thể thu thập được nhiều mẫu thiết kế trước tiên nên mở các cuộc điều tra sở thích cũng như mong muốn của khách hàng, như vậy sẽ mang tính khách quan cao hơn, thực tế hơn vì đây là đối tượng các doanh nghiệp cần hướng tới. Tiếp theo có thể mở cuộc thi thiết kế mẫu sinh thái và các chất liệu làm túi sinh thái. Thực chất người tiêu dùng có rất nhiều sáng kiến hay và độc đáo và quan trọng nhất đó là các mẫu sản phẩm mà họ mong muốn.
Doanh nghiệp kinh doanh siêu thị
Doanh nghiệp kinh doanh siêu thị sẽ là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc đưa túi sinh thái vào thị trường tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có một số kiến nghị như sau
- Doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần thiết đặt mẫu mã đối với nhà sản xuất túi sao cho phù hợp với trước tiên là các mặt hàng mà siêu thị bán, sau đó là phù hợp đối với sở thích của các khách hàng. Sau một thời gian khách hàng sử dụng thúi thân thiện với môi trường nên có các cuộc điều tra cần thiết thu lại những ý kiến của khách hàng về mẫu mã và chất lượng túi mà siêu thị đưa ra. Từ đó tổng hợp ý kiến của những người trả lời để đúc rút ra những ý kiến để dựa vào đó đặt hàng lại mặt hàng túi sao cho phù hợp hơn. Doanh nghiệp kinh doanh siêu thị luôn tìm và bàn bạc với nhà sản xuất sao cho có thể tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất để cải thiện mẫu mã của túi thân thiện và chất lượng tốt nhất phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Thực chất nếu túi sinh thái được sử dụng tại các siêu thị thì siêu thị về lâu dài có thể giảm được một phần chi phí của việc mua túi ni lông như trước đây, thay vào đó siêu thị sử dụng túi thân thiện với môi trường thay cho túi ni lông sẽ làm tăng hình ảnh của siêu thị trong mắt người tiêu dùng, từ đó tăng lượng khách hàng cho siêu thị, góp phần tăng doanh thu cho siêu thị. Đây là một cách quảng bá hình ảnh cho siêu thị rất hữu hiệu mà hiện nay nhiều nới trên thế giới đang áp dụng.
- Doanh nghiệp kinh doanh siêu thị đối với người tiêu dùng. Người tiêu dùng là đối tượng bất cứ loại hình kinh doanh nào cũng hướng tới, nếu thu hút được nhiều khách hàng thì tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, từ đó tăng doanh thu. Đối với siêu thị kinh doanh khi thực hiện khuyến khích khách hàng sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông thì cần thực hiện một số công việc sau.
+ Trước tiên khi bắt đầu thực hiện thay đổi túi sử dụng trong siêu thị nên có một bảng điều tra khách hàng về một số thông tin về loại túi thân thiện này. Từ đó biết được các mức độ hiểu biết của khách hàng về loại túi sinh thái.
+ Trước khi thực hiện chương trình nên thông báo cho khách hàng trước và cung cấp qua thư hoặc tờ rơi các thông tin về túi sinh thái, thông tin về chương trình mà siêu thị sẽ thực hiện.
+ Trong giai đoạn đang thực hiện chương trình sử dụng túi sinh thái nên tiếp tục tiến hành tuyên truyền cho khách hàng về tác hại của túi ni lông, những điều có lợi khi sử dụng túi sinh thái vừa có lợi cho môi trường vừa có lợi cho sức khoẻ. Tất cả các hoạt động trên nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng.
+ Chú ý luôn phát tờ điều tra cho khách hàng để thu nhận các ý kiến về hiểu biết, về mẫu mã và chất lượng sản phẩm túi sinh thái để thấy được các thông tin khách hàng cung cấp để từ đó các nhà quản lý siêu thị sẽ có các biện pháp hợp lý. Nếu phản hồi của khách hàng về các thông tin về túi sinh thái chưa đầy đủ thì nên mở các cuộc tuyên truyền nhỏ trong siêu thị để khách hàng hiểu thêm. Nếu khách hàng chưa đồng ý về mẫu mã và chất lượng của túi sinh thái có thể về phía siêu thị sẽ liên hệ với nhà cung cấp túi yêu cầu thay đổi sao cho phù hợp với ý kiến người tiêu dùng.
3.5.3. Kiến nghị đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng luôn là đối tượng các nhà kinh doanh sản xuất hướng tới, người tiêu dùng bao nhiêu sẽ quyết định đến quá trình sản xuất sản phẩm là bao nhiêu. Vì vậy mà người tiêu dùng là một yếu tố thúc đẩy việc sản xuất sản phẩm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm mẫu mã đa dạng khác nhau, vì vậy nên người tiêu dùng lại có nhiều lựa chọn đối với các sản phẩm như vậy nhà sản xuất phải nắm được tâm lý của khách hàng, thì từ đó mới đưa ra được các sản phẩm phù hợp. Trên thế giới hiện tại do các vấn đề về môi trường nên việc tiêu dùng sản phẩm cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người. Như vậy để tiêu dùng hàng hoá phục vụ cuộc sống hàng ngày của mình người tiêu dùng phải chọn các sản phẩm sao cho vừa thoả mãn được nhu cầu của bản thân và gia đình vừa không gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó nếu là một người tiêu dùng thông minh sẽ lựa chọn các sản phẩm sinh thái thân thiện với môi truờng.
Khi các siêu thị vào cuộc nhằm mục đích loại bỏ túi ni lông ra khỏi cuộc sống của con người, đây là một chương trình hay và ý kiến này được đánh giá cao cho việc góp phần bảo vệ sức khoẻ của con người, bảo vệ môi trường sống xung quanh ta. Là người tiêu dùng nên tìm hiểu các sản phẩm thân thiện với môi trường tuy chi phí so với các sản phẩm không thân thiện cao hơn nhưng lại đảm bảo sức khoẻ, hiện tại đời sống cũng phát triển nên việc tiêu dùng sản phẩm như vậy hoàn toàn hợp lý. Ngưòi tiêu dùng nên quan tâm đến các chương trình bảo vệ môi trường của các hãng cung cấp sản phẩm để tìm hiểu thêm thông tin, từ đó nâng cao vốn hiểu biết của mình để có thể lựa chọn sản phẩm một cách thông minh nhất, tốt nhất không chỉ cho bản thân mà cho cả gia đình và xã hội.
Người tiêu dùng nên luôn tìm hiểu những kiến thức tiêu dùng cần thiết như tìm hiểu các thông tin về các loại sản phẩm. Hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm trên thị, việc lựa chọn sản phẩm chất lượng không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Là người tiêu dùng không chỉ nên quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà nên quan tâm đến việc mình tiêu dùng có ảnh hưởng đến môi trường không, chúng ta khi tiêu dùng sản phẩm nên lựa chọn sản phẩm tốt không gây hại cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Khi mà có kiến thức về các loại sản phẩm mà mình muốn tìm hiểu để chọn tiêu dùng khách hàng nên tìm hiểu thêm về tính thân thiện của sản phẩm để có những lựa chọn thông minh, hiện nay tiêu dùng các sản phẩm sinh thái đang là xu thế tại các nuớc trên thế giới. Để góp phần bảo vệ môi trường hiện nay cần hành động của tất cả các cá nhân không chỉ riêng một bộ phận nào. Tiêu dùng cũng đóng góp một phần quan trọng vào quá trình bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN
Thực hiện hạn chế và tiến tới không sử dụng túi ni lông trong cuộc sống hàng ngày là điều cần thiết, nên tiến tới sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường được các cấp ngành người tiêu dùng hướng tới.
Đối với tôi khi thực hiện nghiên cứu đề tài này cũng rất quan tâm đến các sản phẩm sinh thái thân thiện với môi trưòng, trước đây sau khi tham gia các hội trợ triển lãm về công nghệ “xanh” và hội trợ hàng sinh thái tôi cũng hiểu thêm về các sản phẩm “xanh” không gây hại tới môi trường. Đề tài tôi nghiên cứu trên đây về loại sản phẩm túi sinh thái (hay túi thân thiện với môi trường), đây là loại túi được sử dụng thay túi ni lông tại siêu thị Metro và sẽ được sử dụng mở rộng ra toàn hệ thống siêu thị tại Hà Nội. Khi nghiên cứu đề tài này có một số hạn chế như sau. Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên tôi chỉ lựa chọn cơ sở một của siêu thị Metro để nghiên cứu, điều tra thực địa các mẫu cũng hạn chế không điều tra được số lượng mẫu lớn. Do kiến thức phân tích số liệu còn yếu nên có nhiều thiếu xót. Bên cạnh đó có những hạn chế mang tính khách quan như khi đang thực hiện phỏng vấn thời tiết thay đổi có ảnh hưởng đến việc phỏng vấn. Tuy nhiên tôi cam đoan là tôi đã làm hết sức mình và đảm bảo tính khách quan của bảng phỏng vấn. Đây là đề tài tôi nghiên cứu vận dụng những kiến thức đã học tại trường, và tham khảo thêm tài liệu. Một lần nữa tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ trong thời gian học tập, và tiến sĩ Lê Hà Thanh đã hướng dẫn tôi khi thực hiện chuyên đề này.
Trong bài nghiên cứu còn có những thiếu xót và hạn chế nên rất mong có được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn đọc để tôi có thể sửa chữa và hoàn thiện hơn nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bài giảng kinh tế môi trường (1998), tr. 13-18.
2. Chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh (UEH) (2005), kinh tế môi trường, chương 7, tr. 23-29.
3. Trần Hoàng Yến (2009), diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam, tr. 1-3.
Trang web
4. www.metro.com.vn
5. www.nea.gov.vn
6. thiennhien.net
7. www.vnn.vn
8. vietbao.vn/kinhte
9. vi.wikipedia.org/wiki/metro
Phụ Lục
PHIẾU ĐIỀU TRA
KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG TÚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
TẠI SIÊU THỊ METRO HÀ NỘI
Bản điều tra này dùng để phỏng vấn những khách hàng đã sử dụng túi sinh thái tại siêu thị Metro, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tất cả nội dung được sử dụng để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu của sinh viên Hà Thương Thương
Đánh giá mức độ chi trả của khách hàng
TÌNH HUỐNG: Trong thời gian vừa qua, tại siêu thị METRO đã thực hiện chương trình “Metro cùng khách hàng bảo vệ môi trường”, sử dụng túi sinh thái thay cho túi ni lông. Các khách hàng đến với siêu thị đã tham gia chương trình của siêu thị và trả một mức giá cho loại hàng hoá sinh thái này. Vậy để thị trường của túi sinh thái phát triển hơn nữa thì cần áp dụng một mức giá như thế nào cho hợp lý? Phiếu điều tra sau đây sẽ thu thập thông tin về mức giá này.
Xin cho biết, anh (chị) có thường xuyên sử dụng túi sinh thái khi đi siêu thị không? Đánh giá mức độ với mức 1 là mức thường xuyên nhất.
1
2
3
4
Mức giá giành cho túi sinh thái hiện nay là 7000 VND, nhưng anh (chị) sẵn sàng trả một mức giá là bao nhiêu? (có thể ghi giá cụ thể)
a. Thấp hơn 7000 VND b. 7000 VND
c. Từ trên 7000 đến 10000 VND d. Trên 10000 VND
3. Tại sao anh (chị) không sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn?
a. Không thuận tiện khi sử dụng.
b.Vì trước đây tôi được sử dụng túi miễn phí.
c. Thiết kế của túi không đẹp, không phù hợp với tôi
d.Không có địa chỉ khác để mua được mẫu mã khác nhau
e. Không có lý do
f. Lý do khác.
B- Thông tin cá nhân: Xin anh (chị) cho biết một số thông tin về bản thân:
1.Tuổi:
2.Giới tính:
3. Trình độ học vấn (có thể ghi cụ thể số năm đã đi học)
Trình độ
Phương án
Không đi học (1)
Cấp I (2)
Cấp II (3)
Cấp III (4)
Trung cấp và cao đẳng (5)
Đại học (6)
Sau đại học (7)
Công việc hiện tại của anh (chị)
Loại hình công việc
Phương án
Công việc trình độ cao (kỹ sư, bác sĩ…) (1)
Công nhân viên nhân Nhà nước (2)
Công nhân viên trong công ty tư nhân (3)
Nội trợ (4)
Nghỉ hưu (5)
Sinh viên chính qui (6)
Không đi làm/ đang xin việc (7)
Thu nhập hiện tại của anh (chị) là bao nhiêu? (triệu đồng/ tháng)
Mức thu nhập
Phương án
Dưới 1 triệu đồng (1)
Từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng (2)
Từ trên 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng (3)
Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (4)
Trên 10 triệu đồng (5)
KẾT THÚC
*************************
Xin chân thành cảm ơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111391.doc