Tài liệu Chuyên đề Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
“VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI DOANH NGHIỆP .”
Chuyên đề
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM THIẾT BỊ Y TẾ HÀ NỘI
Trang
Lời mở đầu:............................................................................................2
*Phần thứ nhất: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp............4
I.Tầm quan trọng của vốn trong nền kinh tế thị trường................................4
1. Khái niệm về vốn kinh doanh..................................................................4
2. Các loại vốn kinh doanh..........................................................................5
3. Các bộ phận cấu thành vốn của doanh nghiệp........................................7
4. Vai trò của vốn kinh doanh....................................................................12
5. Bảo toàn và phát triển vốn vấn đề quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.............................
75 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
“VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI DOANH NGHIỆP .”
Chuyên đề
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM THIẾT BỊ Y TẾ HÀ NỘI
Trang
Lời mở đầu:............................................................................................2
*Phần thứ nhất: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp............4
I.Tầm quan trọng của vốn trong nền kinh tế thị trường................................4
1. Khái niệm về vốn kinh doanh..................................................................4
2. Các loại vốn kinh doanh..........................................................................5
3. Các bộ phận cấu thành vốn của doanh nghiệp........................................7
4. Vai trò của vốn kinh doanh....................................................................12
5. Bảo toàn và phát triển vốn vấn đề quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường....................................................................12
II. Đánh giá tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp.....................16
III. Bảo toàn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp..............17
1. Quan điểm và các tiêu thức xác định hiệu quả vốn kinh doanh..............17
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn............................................20
VI. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp...........25
1. Những yêu cầu trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.....................26
2. Những nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng
vốn.....................27
3. Các biện pháp chính nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn............30
*Phần thứ hai: Thực trạng sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội.....................................................................34
1. Quá trình hình thành và phát
triển............................................................34
2. Chức năng và nhiệm vụ...........................................................................36
3. Cơ cấu tổ
chức..........................................................................................37
4. Môi trường kinh doanh của công ty dược phẩm thiết bị y tế Hà
Nội......44
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dược phẩm thiết bị y
tế Hà Nội trong một số năm gần đây........................................................48
1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty................................52
2. Tình hình thanh toán của công ty DPTB y tế Hà
Nội..............................54
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty DPTB y tế Hà Nội
.............57
III. Đánh giá ưu điểm và những nhược điểm còn tồn tại..............................64
1. Ưu điểm...................................................................................................64
2. Những vấn đề còn tồn tại tại công ty dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội
....66
*Phần thứ ba: Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại công ty dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội....................................68
I.Những phương hướng chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.....................68
II.Những biện pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty DPTB
y tế Hà Nội.........................................................................................69
III. Điều kiện để thực hiện các biện pháp đó................................................77
*Kết luận......................................................................................................81
LỜI MỞ ĐẦU
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp
nào cũng phải có lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Vốn
chính là tiền đề của sản xuất kinh doanh. Song việc sử dụng vốn như thế
nào để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của
mỗi doanh nghiệp.Vì vậy, bất cứ một doanh nghiệp nào sử dụng vốn sản
xuất nói chung đều phải quan tâm đến hiệu quả mà nó đem lại.
Trong các doanh nghiệp, vốn là một bộ phận quan trọng của việc
đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Quy mô của vốn và trình độ quản lý, sử
dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật
của sản xuất kinh doanh. Do ở một vị trí then chốt như vậy nên việc quản
lý và sử dụng vốn được coi là một trọng điểm của công tác tài chính
doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế
cùng song song tồn tại và cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Cùng với đó, Nhà
nước không còn bao cấp về vốn đối với các doanh nghiệp( doanh nghiệp
nhà nước). Mặt khác, trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý hiện nay,
các doanh nghiệp thực sự là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá
trình sản xuất kinh doanh, tự chủ trong việc tìm đầu vào và đầu ra cuả sản
xuất kinh doanh, tự chủ về vốn. Ngoài số vốn điều lệ ban đầu thì doanh
nghiệp phải tự huy động vốn. Do vậy, để tồn tại và phát triển, đứng vững
trong cạnh tranh thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm đến
vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng đồng vốn sản xuất kinh doanh sao cho
hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp.Việc
quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với sự tồn tại và phát triển cuả nền sản xuất kinh doanh của công ty.
Phần thứ nhất
VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP.
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỐN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.
Vốn là một phạm trù kinh tế, điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh
nghiệp , nghành nghề kỹ thuật, kinh tế ,dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để
tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm
giữ được lượng vốn nào đó. Số vốn này thể hiện toàn bộ có quyền quản lý
và sử dụng tại doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Vốn với ý nghĩa kinh tế bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố
trí để sản xuất hàng hoá dịch vụ. Vốn được đưa vào sản xuất kinh doanh
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó bao gồm tài sản hữu
hình và tài sản vô hình cũng như mọi kiến thức tích luỹ của doanh
nghiệp, sự khéo léo, trình độ quản lý và tác nghiệp của lãnh đạo, nhân
viên.
1. Khái niệm về vốn kinh doanh:
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính nó gắn liền với
nền sản xuất hàng hoá. Dưới góc độ là một phạm trù kinh tế, vốn là một
điều kiện tiên quyết của bất cứ doanh nghiệp ngành kinh tế, dịch vụ và
kỹ thuật nào trong nền kinh tế thuộc hình thức sở hữu khác nhau. Trong
các doanh nghiệp kinh doanh nói chung, doanh nghiệp y tế nói riêng, vốn
sản xuất là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh
nghiệp sử dụng một cách hợp lý có kế hoạch vào việc sản xuất những sản
phẩm của doanh nghiệp.
Có nhiều khái niệm về vốn kinh doanh, tuy nhiên khái niệm được
nhiều người ủng hộ là : Vốn kinh doanh là số vốn được dùng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số vốn này được hình thành
từ khi thành lập doanh nghiệp(do chủ sở hữu đóng góp ban đầu) và bổ
sung thêm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Tài sản bằng hiện vật như: nhà cửa , kho tàng, cửa hàng...
Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý...
Bản quyền sở hữu công nghiệp...
Tất cả tài sản này đều được quy ra tiền Việt Nam. Mọi doanh nghiệp
khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trải qua chu trình
như sau:
Hàng hoá Hàng hoá
Đầu vào ...Sản xuất kinh doanh...Đầu ra
Dịch vụ Dịch vụ
Để sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có một khoản tiền
ứng trước vì doanh nghiệp cần có vốn để cung cấp những yêu cầu sản
xuất kinh doanh của mình, tuy nhiên các nhu cầu này thể hiện dưới hình
thức khác nhau.
2. Các loại vốn kinh doanh:
Có rất nhiều cách phân loại vốn kinh doanh, tuỳ theo những góc độ
khác nhau:
a. Đứng trên góc độ pháp luật, vốn của doanh nghiệp bao gồm:
Vốn pháp định: là vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh
nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề và từng loại
hình sở hữu doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không đủ
điều kiện thành lập doanh nghiệp.
Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và ghi vào
điều lệ của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp,
theo từng ngành nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp
định.
b. Đứng trên góc độ hình thành vốn, vốn của doanh nghiệp bao
gồm:
Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn phải có từ khi hình thành
doanh nghiệp.
Vốn bổ xung: Là số vốn tăng thêm do bổ xung từ lợi nhuận,
do nhà nước cấp bổ xung bằng phân phối lại nguồn vốn, do sự đóng
góp của các thành viên, do bán trái phiếu.
Vốn liên doanh: Là vốn do các bên cùng cam kết liên doanh
với nhau để hoạt động.
Vốn đi vay: Trong hoạt động kinh doanh, ngoài số vốn tự có
và coi như tự có, doanh nghiệp còn phải sử dụng một khoản đi vay
khá lớn của ngân hàng. Ngoài ra còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn
nhau giữa các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng.
c. Đứng trên góc độ chu chuyển vốn người ta chia ra toàn bộ vốn
của doanh nghiệp thành hai loại vốn: vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động.
Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài
sản cố định dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình
kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì có thể thu hồi sau nhiều kỳ kinh
doanh.
Để xác định khái niệm vốn của doanh nghiệp, chúng ta phải
nghiên cứu mối quan hệ giữa các dòng và dự trữ. Trong nền kinh tế thị
trường, mọi hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các đơn vị kinh tế
được thông qua trung gian tiền tệ.Tương ứng với dòng vật chất đi vào
là dòng tài chính đi ra và ngược lại. Ta có sơ đồ sau:
Dòng vật chất đi vào Dòng tài chính đi ra
Tài sản hoặc vốn
Quá trình chuyển hoá hay sản xuất kinh doanh
Dòng vật chất đi ra Dòng tài chính đi vào
Ở đây các dòng vật chất được biểu hiện bằng tiền. Song các dòng
chỉ xuất hiện trên cơ sở tích luỹ ban đầu như hàng hoá, dịch vụ hay tiền
tệ trong mỗi đơn vị kinh tế và các dòng sẽ làm thay đổi khối lượng tài
sản kinh tế được tích luỹ lại. Một khối lượng tài sản hàng hoá hoặc tiền
tệ được đo tại một thời điểm nhất định tạo thành vốn kinh tế và được
phản ánh vào bên tài khoản có của bảng tổng kết tài sản doanh nghiệp.
3. Các bộ phận cấu thành vốn của doanh nghiệp:
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành bởi hai bộ phận
vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ theo từng loại hình của doanh nghiệp
và tuỳ theo công nghệ sản xuất và trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật
mà có tỷ lệ vốn hợp lý. Việc xác định cơ cấu vốn ở từng doanh nghiệp
là yếu tố quan trọng nó thể hiện trình độ quản lý và sử dụng vốn ở mỗi
doanh nghiệp.
a. Vốn cố định:
Vốn cố định là toàn bộ giá trị tài sản của mỗi doanh nghiệp. Tài
sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng
dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị
hao mòn dần và giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào chi phí
kinh doanh.Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định tham gia nhiều
chu kỳ kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu đến lúc
hỏng.Tuỳ từng khu vực, từng quốc gia mà quy định tài sản khác nhau
và cũng như vậy thì có nhiều tài sản cố định. Theo quy định hiện hành
của Việt Nam tài sản cố định bao gồm hai loại:
Tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hữu hình là tư
liệu lao động chủ yếu, có hình thái vật chất , có giá trị lớn thời gian sử
dụng lâu dài và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu.
Ví dụ: nhà cửa , thiết bị, máy móc...
Tiêu chuẩn nhất định nhận biết tài sản cố định hữu hình: mọi tư
liệu lao động là tài sản cố định có kết cấu độc lập hoặc là hệ thống bao
gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, để cùng thực hiện
một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất cứ bộ phận nào
thì cả hệ thống không hoạt động được, nếu đồng thời thoả mãn cả hai
nhu cầu sau:
Có thời gian sử dụng từ năm năm trở lên.
Có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Trường hợp có một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết
với nhau trong mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau
và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được
chức năng hoạt động chính của nó, mà yêu cầu quản lý đòi hỏi phải
quản lý riêng từng bộ phận tài sản đó được coi là một tài sản cố định
hữu hình độc lập. Ví dụ như khung và động cơ trong một máy bay.
Tài sản cố định vô hình:là những tài sản cố định không có
hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên
quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.Ví dụ
như: chi phí sử dụng đất, Chi phí bằng phát minh sáng chế...
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình:mọi khoản chi phí
thực tế doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan trực tiếp tới hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu đồng thời thoả mãn cả hai điều
kiện trên mà không thành tài sản cố định hữu hình thì coi như là tài sản
cố định vô hình.
Theo chế độ hiện hành doanh nghiệp phân loại tài sản cố định theo
tính chất của tài sản cố định cụ thể là:
*Tài sản cố định dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh gồm:
+ Tài sản cố định hữu hình.
+Tài sản cố định vô hình.
*Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh
quốc phòng.
*Tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản giữ hộ cho đơn vị khác
hoặc giữ hộ nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Tuy nhiên tại quyết định1062 TC/QĐ/CSTC/ ngày 14/11/1996 của
Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và khấu hao tài
sản cố định cũng có quy định riêng như sau:
Tuỳ theo yêu cầu quản lý doanh nghiệp tự phân loại chi tiết các tài
sản cố định theo từng nhóm cho phù hợp.
Việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong quá trình quản lý và sử dụng vốn cố định. Khi nghiên cứu cơ cấu
vốn cố định chúng ta phải xét trên hai góc độ nội dung kế hoạch và
quan hệ của mỗi bộ phận so với toàn bộ. Vấn đề cơ bản là phải xây
dựng một cơ cấu vốn nói chung và cơ cấu vốn cố định nói riêng cho
phù hợp, hợp lý với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, phù hợp với
trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý để tạo điều
kiện tiền đề cho việc sử dụng và quản lý vốn một cách hợp lý và hiệu
quả nhất. Cơ cấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các nguyên
nhân chủ yếu như sau:
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp, sự tiến bộ kỹ
thuật và mức độ hoàn thiện của tổ chức sản xuất, điều kiện tự nhiên và
phân bố sản xuất.
b. Vốn lưu động:Nếu mỗi doanh nghiệp chỉ có vốn cố định
điều đó sẽ không đảm bảo chu kỳ sản xuất kinh doanh được bình thường,
như vậy phải có vốn lưu động, đó là nguồn vốn hình thành trên tài sản lưu
động, là lượng tiền ứng trước để có tài sản lưu động. Khác với tài sản cố
định, tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh
và tạo nên thực tế sản phẩm.Đặc điểm của tài sản lưu động và tài sản cố
định lúc nào cũng nhất trí với nhau do đó phải giảm tối thiểu sự chênh
lệch thời gian này để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Cơ cấu vốn lưu động là tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành vốn lưu
động và mối quan hệ giữa các loại và của mỗi loại so với tổng số.
Xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong
công tác sử dụng có hiệu quả vốn lưu động.Nó đáp ứng yêu cầu về vốn
trong từng khâu,từng bộ phận ,trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu sản xuất
kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả thì việc phân loại vốn lưu
động là rất cần thiết. Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn
lưu động được chia làm 3 loại:
Vốn dự trữ: là bộ phận vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng
thay thế và dự trữ đưa vào sản xuất.
Vốn trong sản xuất là bộ phận vốn trực tiếp dùng cho giai đoạn sản
xuất như sản phẩm dở dang, chờ chi phí phân bổ.
Vốn trong lưu thông là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn
lưu thông như: thành phẩm , vốn bằng tiền mặt.
Căn cứ vào việc xác định vốn người ta chia vốn lưu động thành hai
loại:
Vốn định mức:là vốn lưu động quy định mức tối thiểu cần thiết
cho sản xuất kinh doanh.Nó bao gồm vốn dự trữ, vốn trong sản xuất ,
sản phẩm hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê
ngoài chế biến...
Vốn lưu động không định mức: là số vốn không phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không có căn cứ
để tính toán định mức như: thành phẩm trên đường gửi đi, vốn kế
toán...
Căn cứ vào nguồn vốn lưu động, vốn lưu động có hai loại:
Vốn lưu động bổ xung là số vốn doanh nghiệp tự bổ xung từ lợi
nhuận, các khoản tiền phải trả nhưng chưa đến hạn như tiền lương, tiền
nhà...
Vốn lưu động do ngân sách cấp: là loại vốn mà doanh nghiệp
nhà nước được nhà nước giao quyền sử dụng.
Vốn liên doanh liên kết: là vốn do doanh nghiệp nhận liên doanh,
liên kết với các đơn vị khác.
Vốn tín dụng: là vốn mà doanh nghiệp vay ngân hàng và các đối
tượng khác để kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cho
mình một cơ cấu vốn lưu động hợp lý hiệu quả.Đặc biệt quan hệ giữa
các bộ phận trong vốn lưu động luôn thay đổi nên người quản lý cần
phải nghiên cứu để đưa ra một cơ cấu phù hợp với đơn vị mình trong
từng thời kỳ, từng giai đoạn.
4.Vai trò của vốn kinh doanh:Vốn là một yếu tố đầu vào cho sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện vật chất không thể thiếu
được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy,
vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quyết định trong thành lập
hoạt động và phát triển cuả doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp lớn hay
nhỏ là một trong những điều kiện để sắp xếp doanh nghiệp vào quy mô
như : nhỏ, trung bình... và cũng là một trong những điều kiện sử dụng các
nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá,
mở rộng và phát triển thị trường.
Vốn kinh doanh thực chất là nguồn của cải của xã hội tích luỹ tập
trung lại.Nó chỉ là một điều kiện, một nguồn khả năng để đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên nó chỉ phát huy được tác dụng khi biết sử
dụng quản lý chúng một cách đúng hướng hợp lý tiết kiệm và có hiệu
quả.
5.Bảo toàn và phát triển vốn một vấn đề quan trọng hàng đầu
của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
a. Những vấn đề chung về vấn đề bảo toàn và phát triển vốn
Bảo toàn vốn được hiểu chung nhất là bảo đảm giá trị thực tế của
tiền vốn tại các thời điểm khi có trượt giá trên thị trường.
Bảo toàn vốn ở các đơn vị quốc doanh được thực hiện trong quá
trình sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho các
loại tài sản không bị hư hỏng trước thời hạn, không bị mất mát hoặc ăn
chia vào vốn, không tạo ra lãi giả để làm giảm vốn. Đồng thời người sử
dụng vốn phải thường xuyên duy trì được giá trị đồng vốn của mình thể
hiện bằng năng lực sản xuất của tài sản cố định, khả năng mua sắm vật tư
cho khâu dự trữ và tài sản lưu động định mức nói chung, duy trì khả
năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó điều kiện có trượt giá thì số
vốn ban đầu hoặc bổ xung thêm cũng phải tăng theo để duy trì năng lực
sản xuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp. Ngoài trách nhiệm bảo
toàn vốn, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm phát triển vốn như:
thường xuyên bổ sung để tự mở rộng, đổi mới công nghệ sản xuất kinh
doanh.
Như vậy bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với doanh
nghiệp nhà nước là nội dung cơ bản quyết định cơ chế giao nhận vốn.
Giao vốn là xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong sở hữu, quản lý
và sử dụng vốn. Giao vốn tạo ra sự chủ động cho các doanh nghiệp trong
quá trình sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
đồng thời cũng gắn trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo toàn
và phát triển vốn nhà nước giao.
Giao vốn, bảo toàn và phát triển là cần thiết trước hết xuất phát từ
việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà
nước.Chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước hoạt
động theo phương thức hạch toán kinh doanh đòi hỏi phải bảo toàn số
vốn nhà nước đầu tư, số vốn tự bổ sung của doanh nghiệp và sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn vốn được tài trợ. Chế độ bảo toàn và phát triển vốn
xuất phát từ thực tiễn của nền kinh tế có lạm phát, giá cả thường xuyên
biến động do đó phải thường xuyên điều chỉnh giá vật tư, tài sản theo hệ
trượt giá trên thị trường.
b. Bảo toàn và phát triển vốn cố định
Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển
vốn cố định cả về mặt hiện vật lẫn giá trị. ( Điều 2 QĐ 332/ HĐBT).
Bảo toàn về mặt hiện vật không có nghĩa là giữ nguyên hình thái vật
chất của tài sản cố định hiện có khi giao nhận vốn mà là bảo toàn năng
lực sản xuất của tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định
vào sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm
mất mát tài sản cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng,bảo dưỡng, duy
trì, nâng cấp năng lực hoạt động của tài sản cố định. Đồng thời doanh
nghiệp có quyền chủ động thực hiện đổi mới, thay thế tài sản cố định
theo yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Bảo toàn về mặt giá trị có nghĩa là trong điều kiện có biến động lớn
về giá cả doanh nghiệp, phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy của nhà
nước về điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định nhằm bảo toàn giá trị tài
sản cố định đồng thời phải sử dụng đúng mục đích và sự kiểm tra của
nhà nước đối với việc sử dụng vốn, thu hồi, nhượng bán và thanh lý tài
sản cố định.
c. Bảo toàn phát triển vốn lưu động:
Bảo toàn vốn lưu động về mặt giá trị là giữ giá trị thực tế hay sức
mua của vốn, thể hiện khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài
sản lưu động định mức nói chung duy trì khả năng thanh toán của doanh
nghiệp. Nhà nước quy định các doanh nghiệp phải tự bảo toàn vốn lưu
động ngay trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Định kỳ tháng, quý, năm, doanh nghiệp phải xác định chênh lệch
giá tài sản lưu động thực tế tồn kho ở doanh nghiệp bao gồm các khâu:
vật tư dự trữ, bán thành phẩm, hàng tồn kho, chênh lệch tỷ giá, để bổ
sung vào vốn lưu động.
II.ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH
NGHIỆP:
Công việc này sẽ cung cấp cho chúng ta một cách khái quát những
thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan
hay không khả quan.
Trước hết cần tiến hành so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn
giữa cuối kỳ và đầu kỳ. Bằng cách này cho thấy quy mô hoạt động vốn
của doanh nghiệp. Tổng cộng của tài sản và nguồn vốn tăng , giảm do
nhiều nguyên nhân chưa biểu hiện cụ thể đầy đủ tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Vì vậy, cần đi vào xem xét cụ thể mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu trong bảng cân đối kế toán.
Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự đảm bảo về
mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho ta thấy khái
quát tình hình tài chính doanh nghiệp.Vì vậy ta cần tính ra và so sánh chỉ
tiêu:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =
Tổng số nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của
doanh nghiệp bởi vì hầu hết taì sản mà doanh nghiệp hiện có đều được
đầu tư bằng số vốn của mình.
Bên cạnh đó tình hình tài chính của doanh nghiệp lại được thể hiện
rõ qua khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán
thì tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan và ngược lại. Do vậy
khi đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp không thể
không xem xét khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn
hạn.
Để đo khả năng thanh toán ngắn hạn, khi xem xét cần so sánh các
chỉ tiêu sau:
Tỷ suất thanh toán hiện hành
Tổng tài sản lưu động
Tỷ suất thanh toán hiện hành =
Tổng nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho ta thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn
(phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của
doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu nằy xấp xỉ bằng 1 thì doanh
nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình
tài chính của doanh nghiệp là bình thường hay khả quan.
Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động
Tổng số vốn bằng tiền
Tỷ suất thanh toán của số vốn lưu động =
Tổng số tài sản lưu
động
Tỷ số này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu
động thực tế cho thấy nếu chỉ tiêu này được tính ra mà lớn hơn 0,5 hoặc
nhỏ hơn 0,1 đều không tốt nó gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh
toán.
Tỷ suất thanh toán tức thời
Tổng số vốn tiền
Tỷ suất thanh toán tức thời =
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này trong thực tế cho thấy nếu lớn hơn 0,5 thì tình hình
thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan còn nếu nhỏ hơn 0,5
thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong công việc thanh toán công
nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không
có tiền để thanh toán.Tuy nhiên tỷ suất này quá cao lại phản ánh một
tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay của tiền
chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
III.BẢO TOÀN VỐN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
DOANH NGHIỆP
1. Quan điểm và các tiêu thức xác định hiệu quả vốn kinh
doanh
Mục đích duy nhất của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường là sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả nhất định, lấy hiệu quả
kinh doanh làm thước đo cho mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
Theo quan điểm chung nhất hiện nay, hiệu quả kinh doanh là lợi
ích đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và do vậy
hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định dưới hai góc độ hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn nhân lực và vật lực của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao
nhất trong quá trình kinh doanh.
Như vậy hiệu quả chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa
kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí bỏ ra
Đối với tất cả mọi quốc gia đặc biệt là các nước có nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN như Việt Nam thì chỉ tiêu hiệu quả kinh
tế cũng như chỉ tiêu hiệu quả xã hội đều là quan trọng và cần thiết.
Trong một số trường hợp nhất định thì hiệu quả kinh tế tăng trưởng kéo
theo tăng trưởng hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, điều này không phải luôn
luôn đúng vì nền kinh tế thị trường luôn kèm theo khuyết tật. Với quan
điểm đó mỗi doanh nghiệp cần phải đạt được hiệu quả kinh tế trên cơ
sở hiệu quả xã hội từ đó tác động qua lại, kích thích làm tăng hiệu quả
kinh tế. Hiệu quả kinh tế được so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí
đầu vào.
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh tế =
Chi phí đầu vào
Để xây dựng một hệ thống chỉ tiêu hợp lý cần có quan điểm đúng
đắn về các chỉ tiêu kết quả và chi phí.
Chỉ tiêu kết quả đầu ra có 3 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lợi nhuận ròng: là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó là chỉ tiêu
chất lượng thể hiện rõ ràng nhất tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh được một phần các chỉ tiêu khác như
doanh thu và thu nhập.Khi chỉ tiêu này tăng thì thông thường các chỉ
tiêu khác cũng được thực hiện tương đối tốt. Nhưng trong nhiều trường
hợp điều này không phải là luôn luôn đúng.
+ Chỉ tiêu doanh thu: mang tính chất của chỉ tiêu khối lượng, phản
ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên
khi xem xét chỉ tiêu này phải luôn so sánh với các chỉ tiêu khác. Đặc
biệt là chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp mới có thể nhận xét đánh giá
chính xác được chỉ tiêu doanh thu là tích cực hay hạn chế, bởi vì rất
nhều doanh nghiệp thực hiện chỉ tiêu doanh thu trong kỳ lớn nhưng
chúng ta biết trong nền kinh tế thị trường ngày nay việc kinh doanh
thanh toán trước hoặc chậm trả là thường xuyên xảy ra giữa các doanh
nghiệp với nhau do đó số tiền thu hồi bán hàng, thu hồi công nợ nhanh
trên cơ sở thực hiện doanh thu thì doanh thu mới là thực tế , nếu không
chỉ là doanh thu trên danh nghĩa, sau đó trừ đi một khoản chi phí bất
thường khác làm giảm doanh thu thực hiện.
+ Chỉ tiêu thu nhập: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ thu nhập của
công ty đạt được, tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu này phải căn cứ vào lợi
nhuận ròng để lại của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định để
xem xét sự phân chia tổng số thu nhập doanh nghiệp để lại đã hợp lý
chưa. Thông thường các doanh nghiệp mới hoạt động thì lợi nhuận ròng
để lại chiếm một tỷ trọng rất lớn cho đầu tư sản xuất.
Qua 3 chỉ tiêu trên ta thấy rằng doanh thu thực hiện lớn cũng chưa
phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp, mà nó chỉ phản ánh được quy mô hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.Vì vậy ta phải căn cứ vào
thu nhập và lợi nhuận ròng để lại doanh nghiệp, so sánh chỉ tiêu này với
khoản chi phí đầu vào để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Chỉ tiêu đầu vào: trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này,
chi phí là vốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu
động. Ngoài ra có thể đánh giá hiệu quả từng bộ phận vốn khác nhau.
Vấn đề đặt ra là xác định phạm vi từng loại vốn, bộ phận nào trực tiếp
tạo ra doanh thu thì mới trực tiếp tính vào chi phí đầu vào.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
Mục tiêu cũng như ý tưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đều
hướng tới hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng một cách triệt
để mọi nguồn lực sẵn có. Chính vì thế các nguồn lực kinh tế trên cơ sở
khai thác và sử dụng, đặc biệt là nguồn vốn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Khai thác và sử dụng các tiềm lực về vốn sẽ hình thành nên hiệu
quả thực sự cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy,
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhu cầu thường xuyên bắt buộc.
Đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấy được chất lượng của việc
sản xuất kinh doanh nói chung và sử dụng vốn nói riêng.Hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp được đánh giá bằng các chỉ tiêu cụ thể mà
chúng ta đề cập dươí đây.
a. Các chỉ tiêu tổng hợp:
Chỉ tiêu hiệu suất vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất
kinh doanh sau một kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất vốn kinh doanh =
Tổng số vốn sử dụng b/q trong kỳ
Chỉ tiêu hàm lượng vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này để phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu
thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn. Ngược lại với chỉ tiêu
hiệu quả sử dụng vốn , chỉ tiêu này càng nhỏ càng phản ánh trình độ
quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao
hơn.
Vốn sử dụng bình quân trong kỳ
Hàm lượng vốn kinh doanh =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu hiệu quả vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Hệ số này càng cao thì
doanh nghiệp kinh doanh càng phát triển.
Lãi thuần trong kỳ
Hiệu quả về lợi nhuận ròng
của vốn kinh doanh
Vốn sử dụng b/q kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh,
nói lên thực trạng một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi hay lỗ.
Điều kiện căn bản để các doanh nghiệp tồn tại là chỉ tiêu này phải luôn
phát triển theo thời gian hoạt động.
=
Tóm lại cả ba chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu tổng hợp chỉ ra một
doanh nghiệp trên bình diện chung nhất, nói lên thực trạng của toàn bộ
doanh nghiệp về sử dụng vốn.Tuy nhiên các chỉ tiêu này chưa phản ánh
được nét riêng biệt về hiệu quả sử dụng vốn của từng bộ phận, điều này
sẽ gây khó khăn đến việc tìm ra nguyên nhân xuất phát từ đâu nếu
không có các chỉ tiêu hiệu quả cá biệt được áp dụng song song.
b. Các chỉ tiêu cá biệt:
Song song với việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh
doanh qua hệ thống các chỉ tiêu chung, các chỉ tiêu cá biệt góp phần phản
ánh chính xác , cụ thể các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn
sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu suất vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định được đầu tư mua sắm
và sử dụng tài sản cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất vốn cố định =
Tổng số vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ
Để đánh giá chính xác hơn người ta còn sử dụng chỉ tiêu hiệu suất
tài sản cố định. Các chỉ tiêu càng lớn càng tốt.
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất tài sản cố định =
Tài sản cố định sử dụng bình quân trong
kỳ
Hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng
doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng thể hiện trình độ quản
lý và sử dụng tài sản cố định đạt trình độ cao.
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Hàm lượng vốn cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Hiệu quả
sử dụng vốn cố định xác định bằng lợi nhuận ròng trong kỳ chia cho
vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ.
Lãi thuần trong kỳ
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Tuy nhiên phải lưu ý, khi sử dụng các chỉ tiêu trên thì tất cả các
nguồn thu nhập, lợi nhuận, doanh thu, phải là do chính vốn cố định
tham gia tạo nên. Cùng với việc phân tích nhân tố ảnh hưởng tới chỉ
tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định qua một vài chỉ tiêu khác như: hệ số
sử dụng công suất tài sản cố định. Hệ số hao mòn tài sản cố định
Công suất thực tế
Hệ số sử dụng công suất TSCĐ =
Công suất thiết kế( Công suất kế hoạch)
Hệ số này chứng minh năng lực hoạt động của máy móc là cao hay
thấp. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng máy móc
có hiệu quả so với kế hoạch sử dụng máy móc.
Giá trị còn lại của tài sản cố định
Hệ số hao mòn vốn cố định =
Nguyên giá của tài sản cố định
Sau khi kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định
thông qua một loạt các chỉ tiêu, ta xem xét các chỉ tiêu đó sao cho đảm
bảo đồng thời về mặt giá trị, đồng nhất các chỉ tiêu giữa các thời kỳ.
Thông qua việc phân tích và so sánh chỉ tiêu giữa các thời kỳ, giữa các
doanh nghiệp đánh giá được ưu nhược điểm chính của công tác quản lý
và sử dụng vốn của doanh nghiệp và đề ra phương pháp khắc phục.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đảm bảo cho mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
bình thường và có hiệu quả thì yêu cầu đặt ra với mỗi doanh nghiệp là
phải xác định một lượng vốn lưu động cần thiết để đảm bảo cho sản
xuất kinh doanh.Nếu lượng vốn lưu động nhiều, đáp ứng cho nhu cầu
vốn sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý vốn hay
chưa.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù rộng bao gồm
nhiều tác động. Do vậy mà người ta đặt ra yêu cầu đối với hệ thống các
chỉ tiêu hiệu quả là:
+ Các chỉ tiêu phản ánh đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh
doanh của đơn vị trên cả phương diện tổng quát cũng như riêng biệt của
từng yếu tố tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Các chỉ tiêu phải có sự liên hệ so sánh với nhau và phải tính toán
cụ thể , thống nhất.
Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động
Là chỉ tiêu phản ánh số lần lưu chuyển vốn lưu động trong kỳ. Nó
cho biết trong kỳ phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp quay được
bao nhiêuvòng. Số lần chu chuyển càng nhiều chứng tỏ nguồn vốn lưu
động luân chuyển càng nhanh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả. Mọi doanh nghiệp phải hướng tới tăng nhanh vòng quay của vốn
lưu động để tăng tốc độ kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Đây là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì
thế chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Doanh thu thuần
Hệ số vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động sử dụng bình quân
Chỉ tiêu kỳ luân chuyển
Chỉ tiêu này được xác định bằng số ngày của kỳ phân tích chia cho
số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ.
Thời gian của kỳ phân tích
K =
Số vòng quay của vốn lưu động
K là số ngày của kỳ luân chuyển. K càng nhỏ càng tốt. Đây là chỉ
tiêu nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, để đảm bảo nguồn
vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và chỉ tiêu kỳ luân chuyển được
gọi là chỉ tiêu hiệu suất vốn lưu động( hay tốc độ chu chuyển vốn lưu
động). Đó là sự lặp lại có chu kỳ của sự hoàn vốn. Thời gian của một
kỳ luân chuyển gọi là tốc độ chu chuyển, phản ánh trình độ quản lý và
sử dụng vốn.
Hàm lượng vốn lưu động:
Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ
Hàm lượng vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu phải có bao nhiêu
đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động là sự so sánh giữa mức lợi
nhuận đạt được trong kỳ với vốn lưu động bỏ ra.
Lãi thuần trong kỳ
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của những đồng vốn lưu
động bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn
càng tốt.
IV. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
DOANH NGHIỆP
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là mục tiêu
quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào mà nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, vấn đề nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng khi cạnh
tranh trên thị trường càng mạnh.
Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được xác
định bằng kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh như lợi
nhuận, doanh thu, giá trị tổng sản lượng với một số vốn cố định và vốn
lưu động để đạt được kết quả đó, hiệu quả sử dụng vốn cao nhất khi số
vốn bỏ vào kinh doanh ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất.
Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đi tìm biện pháp
cho chi phí về vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ít nhất mà đạt
kết quả hoạt động cao nhất.
Thực tế, chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chi phí có quan hệ chặt chẽ
với nhau qua công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Như vậy, muốn tăng lợi nhuận điều cơ bản là tăng doanh thu hoặc
giảm chi phí.Nếu với một mức doanh thu cố định thì chi phí càng nhỏ
lợi nhuận càng cao, tuy nhiên trong vấn đề này mức chi phí không phản
ánh một cách đầy đủ trung thực các chi phí phản ánh nhỏ hơn chi phí
thực tế của nó tạo nên trường hợp lãi giả.
Đi tìm biện pháp giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn phải trên cơ sở phản ánh chính xác đầy đủ các loại chi phí,
xác định đúng các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
và nó là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của mỗi doanh nghiệp.
1. Những yêu cầu trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Để tiến tới sử dụng vốn có hiệu quả, chúng ta phải tuân theo các
nhu cầu sau đây:
Đảm bảo yêu cầu định hướng của nhà nước: Không lấy thị trường
làm căn cứ mục tiêu phấn đấu. Doanh nghiệp cần phải chịu sự quản lý vĩ
mô của Nhà nước. Ngoài ra các doanh nghiệp cần phải theo định hướng
chung thể hiện chính sách kinh tế, pháp luật, chính sách xuất nhập khẩu,
đầu tư... nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn mở rộng
sản xuất, trang bị máy móc hiện đại, giảm vốn vay, tăng vốn tự có ...Song
cũng nghiêm khắc trừng trị những cá nhân, đơn vị đầu tư vốn vì mục đích
phi pháp.
Yêu cầu về chiến lược có hiệu quả lâu dài, ổn định: Trong xu thế
phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ như hiện nay,
doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư chiều sâu một cách khách quan,
khoa học, tránh bị tụt hậu khi chưa thu hồi vốn đầu tư. Giai đoạn đầu
chưa cần có lãi ngay mà nên củng cố dây chuyền, tìm nguyên vật liệu
thích hợp, quảng cáo, từ đó tạo đà cho các bước tiếp theo của phương án
đầu tư. Hiệu quả của phương án đầu tư kéo dài bao lâu? Theo chiều
hướng nào? Điều đó còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội riêng của
ngành, của doanh nghiệp và của sức cầu trên thị trường.
Đảm bảo nhu cầu về chỉ tiêu lao động, việc làm: Khi đầu tư vốn
vào sản xuất kinh doanh, trang bị máy móc hiện đại thì năng suất lao
động tăng lên, điều đó đồng nghĩa với thất nghiệp. Khi đó, trình độ công
nhân đòi hỏi khắt khe hơn và phải có kinh phí đào tạo lại hoặc bố trí
những công việc khác nhau cho những người không phù hợp. Khi đó
doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả
xã hội.
2. Những nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn:
a. Những tác động của thị trường :
Tuỳ theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia tác động đến
hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh theo những khía cạnh khác
nhau.Nếu thị trường đó là cạnh tranh tự do, những sản phẩm của doanh
nghiệp đã có uy tín từ lâu đời với người tiêu dùng thì sẽ tác nhân tích cực
thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường. Đối với thị trường sản phẩm
không ổn định( theo mùa, theo thời điểm, sở thích...) thì buộc hiệu quả sử
dụng vốn cũng không ổn định qua việc doanh thu biến động lớn qua các
thời điểm này.
b. Tính chất của sản phẩm
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và doanh thu
cho doanh nghiệp qua đó quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu sản
phẩm là tiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như rượu bia, thuốc
lá...và trong lĩnh vực dược phẩm như thuốc chữa bệnh thì có vòng đời
ngắn tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh.
Những sản phẩm có vòng đời dài, có giá trị lớn sẽ là những tác nhân hạn
chế tới doanh thu.
c. Chu kỳ sản xuất kinh doanh
Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng
vốn. Nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, doanh nghiệp sẽ có khả năng
thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại
nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh lâu dài, doanh nghiệp sẽ có một gánh
nặng là sự đọng vốn lâu ở khâu sản xuất kinh doanh và lãi ở các khoản
vay, khoản phải trả.
d. Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất
Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất tác động liên tục tới một số
chỉ tiêu liên quan trong phản ánh hiệu quả , sử dụng vốn cố định như hệ
số đổi mới máy móc, thiết bị. Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn, doanh
nghiệp có điều kiện sử dụng máy móc, thiết bị nhưng lại phải luôn đối
phó với các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng về chất lượng
sản phẩm.Do vậy, doanh nghiệp dễ tăng doanh thu lợi nhuận trên vốn cố
định nhưng khó giữ được chi tiêu này lâu daì. Nếu kỹ thuật sản xuất phức
tạp, trình độ máy móc thiết bị cao, doanh nghiệp có thế lớn trong cạnh
tranh. Song đòi hỏi tay nghề công nhân, chất lượng nguyên liệu cao sẽ
làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định.
e. Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán
nội bộ doanh nghiệp
Để có hiệu quả cao bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh phải
gọn nhẹ ăn khớp nhịp nhàng với nhau.Mặt khác ảnh hưởng của công ty
hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp có tác động không nhỏ. Công tác
kế toán dùng những công cụ của mình(bảng biểu, khấu hao,thống kê...) để
ghi hiệu quả sử dụng vốn và kế toán phải có phát hiện những tồn tại trong
quá trình sử dụng vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết.
g. Các nhân tố khác
Chính sách vĩ mô của nhà nước tác động một phần không nhỏ vào
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn,
đánh giá tài sản cố định, thuế vốn,thuế doanh thu đến chính sách cho vay,
bảo hộ... đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định
của doanh nghiệp.
Mặt khác , cơ chế chính sách cũng tác động tới kế hoạch mua sắm
nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp được
hưởng nguồn nguyên liệu chọn được người cung cấp tốt nhất và có kế
hoạch chi trả thường xuyên và bảo hiểm tốt nhất, từ đó tác động tới hiệu
quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kỹ thuật sản xuất mặc dù là tác động gián tiếp nhưng những biến
động về kỹ thuật sản xuất trên thế giới vẫn giữ vai trò cố định trong việc
sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Biến động về thị trường chịu tác động lớn nhất của nhân tố này là
các doanh nghiệp mà nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập ngoại thông
thường thì là những biến động về số lượng, giá cả là tác động lớn nhất tới
kế hoạch vốn lao động của doanh nghiệp.
Biến động về thị trường đầu ra có thể coi đây là một nhân tố trực
tiếp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong điều kiện
hiện nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt. Nếu nhu cầu về
sản phẩm cùng loại trên thế giới cũng như láng giềng tăng lên, doanh
nghiệp có điều kiện tiêu thụ sản phẩm của mình để tăng doanh thu , tăng
lợi nhuận qua đó để tăng hiệu quả sử dụng vốn.Trong khi đó lợi nhuận
không thể không kể đến những biến động bất lợi của thị trường đầu ra
như khủng hoảng thừa , cầu đột ngột giảm.
3.Các biện pháp chính nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
vốn
a. Lựa chọn và áp dụng hợp lý các nguồn vốn
Để dáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau, đối
với doanh nghiệp nhà nước bên cạnh số vốn thuộc ngân sách nhà nước
cấp các nguồn huy động vốn bổ xung, vay tín dụng, liên doanh liên kết...
Việc lựa chọn nguồn vốn là rất quan trọng và phải dựa trên nguyên
tắc hiệu quả. Tuỳ thuộc vào mục đích của việc huy động mà lựa chọn các
nguồn huy động hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn,
tránh tình trạng thừa thiếu vốn.
b.Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm
Hiệu quả sử dụng vốn trước hết quy định bởi doanh nghiệp tạo ra
được sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm tức là khẳng định được khả năng sản
xuất của mình. Do vậy các doanh nghiệp phải luôn chú trọng của mục
tiêu sản xuất cụ thể là sản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu? giá cả như thế
nào? để nhằm huy động được các nguồn lực vào hoạt động nào có được
nhiều thu nhập và lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, quy mô và tính
chất kinh doanh không phải là do chủ quản doanh nghiệp quyết định mà
một phần là do thị trường quyết định.
Vì vậy, vấn đề đặt ra có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh,
hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng phương án kinh doanh,
phương án sản xuất, các phương án này phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị
trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường. Có như vậy sản phẩm của doanh
nghiệp sản xuất ra mới tiêu thụ được, doanh nghiệp mới có điều kiện để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
c. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh
Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là
bảo đảm cho hoạt động thông suốt, đều đặn nhịp nhàng giữa các khâu dự
trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo sự ăn khớp giữa các bộ phận
sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt.
Các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần phải:
Xử lý nhanh những tài sản cố định không sử dụng, hư hỏng nhằm
thu hồi vốn nhanh, bổ xung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác tối đa và nâng cao
công suất làm việc của máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích
sản xuất và giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm.
Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm
nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định.
Đối với tài sản lưu động, vốn lưu động biện pháp chủ yếu mà mọi
doanh nghiệp áp dụng là:
Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ
sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ xung.
Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm
giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.
Tổ chức tốt quá trình lao động, tăng cường biện pháp nâng
cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức khen thưởng vật
chất và tinh thần xứng đáng với người lao động.
Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi vốn
nhanh để tái sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nhằm củng cố uy
tín trên thị trường. Trong quan hệ thanh toán cần hạn chế các khoản
nợ đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được, hạn chế tình trạng công nợ
dây dưa, không có khả năng thanh toán.
d. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh
doanh
Trong sự cạnh tranh khốc liệt sống còn của nền kinh tế thị trường thì
sự đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào sản
xuất là rất quan trọng. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào cho phép
tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt giá thành hạ. Khi áp dụng tiến bộ
kỹ thuật mới doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao
nguyên vật liệu hoặc vật liệu thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn,
tiết kiệm được chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm.
e.Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế
Qua số liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính kế toán như
bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
doanh nghiệp thường xuyên nắm được số liệu vốn hiện có cả về mặt giá
trị và hiện vật ,nguồn hình thành và các biến động tăng giảm vốn trong
kỳ, tình hình và khả năng thanh toán...Nhờ dó doanh nghiệp đề ra các giải
pháp đúng đắn để kịp thời xử lý các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho
quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra đều đặn nhịp nhàng.
Trên đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá
trình thông suốt có quan hệ thông suốt với nhau do đó doanh nghiệp phải
sử dụng các biện pháp trên một cách tổng hợp, hợp lý có hiệu quả.
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY DƯỢC PHẨM THIẾT BỊ Y TẾ HÀ NỘI.
I . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
DƯỢC PHẨM THIẾT BỊ Y TẾ HÀ NỘI (HAPHARCO)
1.Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội(HAPHARCO) được thành
lập là công ty dược phẩm Hà Nội, cơ sở ban đầu là công ty dược phẩm
dược liệu dược tập hợp từ các PHARMAXIM và các hiệu thuốc tư
nhân của thời Pháp thuộc đã được quốc hữu hoá. Năm 1983 căn cứ vào
quyết định số 148 QĐ - UB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
ngày 17 tháng 1 năm 1983. Xí nghiệp dược phẩm Hà Nội được sát nhập
thành Xí nghiệp liên hợp dược Hà Nội với chức năng vừa sản xuất vừa
kinh doanh trên phương diện là doanh nghiệp nhà nước và là Xí nghiệp
liên hợp địa phương của Hà Nội dưới sự lãnh đạo có tính chủ đạo bao
cấp của Sở Y tế và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Đã có lúc tổng
số cán bộ công nhân viên chức của Xí nghiệp liên hợp lên tới trên 1000
người với ba xí nghiệp thành viên, Xí nghiệp Quảng An chuyên sản
xuất dầu cao, rượu cao, đơn hoàn tán.Xí nghiệp Thịnh Hào chuyên sản
xuất thuốc viên, ống tân dược. Xí nghiệp dược liệu sản xuất và bán các
loại đông dược, cùng với các hiệu thuốc bán buôn và bán lẻ trên địa bàn
bốn quận và năm huyện ngoại thành, cùng với các điểm thu mua tân
dược theo đường tiểu ngạch tại các cửa khẩu như Nội Bài, Hải Phòng,
với ưu thế độc quyền trong sản xuất kinh doanh. Trong những năm
dưới thời kỳ bao cấp Xí nghiệp liên hợp đã trải qua thời kỳ hoàng kim
của mình. Qua thời gian dài, hoạt động mô hình Xí nghiệp liên hợp bộc
lộ những ưu và nhược điểm như sau:
Khép kín được khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một
vòng khép kín, giảm bớt được chi phí lưu thông, bớt được khâu
trung gian dẫn tới thuế sản xuất doanh thu được giảm bớt giá thành
các loại thuốc y tế được giảm bớt mang lại lợi ích cho người tiêu
dùng.
Thống nhất về mặt quản lý về một mối không bị dàn trải.
Nhưng mô hình quản lý cũng phát sinh một số nhược điểm
trong đó quan trọng nhất là các nhà lãnh đạo không quán xuyến hết
các khâu trong sản xuất kinh doanh tức là năng lực lãnh đạo của xí
nghiệp liên hợp dược Hà Nội chưa đủ kiến thức để quản lý một
doanh nghiệp lớn như vậy trong cơ chế thị trường nhà nước thất thu
thuế.
Ngoài ra khâu sản xuất kinh doanh khép kín đã triệt tiêu tính
năng động của doanh nghiệp, đã xuất hiện yếu tố trì trệ. Do đó năm
1991 trải qua một thời gian hoạt động trong cơ chế thị trường và rút
kinh nghiệm từ các doanh nghiệp bạn tại Hải Phòng và TP Hồ Chí
Minh...vv và được sự đồng ý của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
và Sở Y tế Hà Nội. Xí nghiệp liên hợp dược Hà Nội chính thức
ngừng hoạt động theo quyết định 2914/QĐ - UB của uỷ ban nhân
dân thành phố Hà Nội và được chia ra làm ba doanh nghiệp:
a. Công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (HAPHARCO) ,
chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh phân phối dược phẩm
tới tay người tiêu dùng.Trụ sở chính tại số 2 Hàng Bài Hoàn Kiếm
Hà Nội.
b. Xí nghiệp dược phẩm Hà Nội(PHARMAHANOI) chức năng
và nhiệm vụ là sản xuất thuốc tân dược có trụ sở tại 119 Đê La
Thành Đống Đa Hà Nội.
c. Xí nghiệp mắt kính Hà Nội (Ha noi Optic) chức năng và
nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh các sản phẩm kính có trụ sở chính
tại số 58 Tràng Tiền Hoàn Kiếm Hà Nội.
2. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty dược phẩm thiết
bị y tế Hà Nội (HAPHARCO).
Là doanh nghiệp nhà nước 100% vốn ngân sách nhà nước, được
hạch toán kinh tế độc lập dưới sự lãnh đạo chuyên môn của sở Y tế Hà
Nội và lãnh đạo chính quyền của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
a. Nhiệm vụ: Công ty cung cấp, phân phối và kinh doanh dược
phẩm và thiết bị Y tế dưới dạng nguyên liệu thành phẩm cho các cơ sở
sản xuất thuốc hay mạng lưới bán buôn và bán lẻ để phục vụ nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân trong thành phố Hà Nội. Đảm bảo nhu cầu
của lãnh đạo Hà Nội về diệt trừ tận gốc mọi dịch bệnh phát sinh tại địa
bàn hoạt động. Kinh doanh và kinh doanh có lãi các mặt hàng thuốc, thiết
bị Y tế liên tục giám sát kiểm nhiệm các loại thuốc trên địa bàn Hà Nội.
b. Chức năng: Được quyền tổ chức mạng lưới kinh doanh bán
buôn bán lẻ các mặt hàng thuốc thiết bị Y tế trên điạ bàn thành phố Hà
Nội với danh nghĩa là nhà phân phối độc quyền, đại lý, pha chế theo đơn,
gia công sản xuất và bào chế đóng gói thuốc, xuất nhập khẩu các mặt
hàng thuốc, dược liệu mỹ phẩm và thiết bị Y tế, được phép liên doanh
liên kết với các đơn vị, cá nhân tổ chức trong và ngoài nước để kinh
doanh và sản xuất thuốc.
Công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội đã được cấp giấy phép xuất
nhập khẩu số 2051034 ngày 23 tháng 03 năm 1993 để trực tiếp xuất nhập
khẩu với nước ngoài với hạn ngạch 5 triệu USD/ năm.
Sơ đồ hoạt động kinh doanh của Công ty
Tiền H ng hoá Tiêu thụ Tiền
3. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Dược phẩm thiết bị Y tế
Hà Nội.
Chức năng của từng vị trí trong hệ thống
a. Giám đốc: Là Dược sỹ đại học được sở Y tế và Uỷ ban
Nhân dân Thành phố uỷ nhiệm theo quyết định trên cơ sở xem xét
năng lực trong quá trình công tác cùng ý kiến của cán bộ công nhân
viên chức lao động.
Giám đốc là người thay mặt nhà nước quản lý vốn, tài sản của công
ty và là người đại diện cho công nhân viên chức khi làm nghĩa vụvới nhà
nước và mang lại quyền lợi cho cán bộ công nhân viên chức trong công
ty.
Là người cao cấp nhất trong công ty, có quyền quyết định điều hành
kinh doanh theo đúng chính sách pháp luật là người chịu trách nhiệm cao
nhất về mọi hoạt động của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Giám đốc có trách nhiệm tổ chức và giám sát hệ thống quản lý của
công ty.
b. Phó giám đốc:
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và xuất nhập khẩu.
Là dược sỹ đại học đã qua các khoá học về kinh doanh xuất nhập
khẩu của trường Đại học Ngoại thương và đã có kinh nghiệm trong
kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trách nhiệm giúp việc cho giám đốc về khâu kinh doanh, kỹ thuật,
và công tác xuất nhập khẩu căn cứ vào nhu cầu của thị trường mà quyết
định các kế hoạch mua bán, nhìn thấy được nhu cầu của thị trường hiện
tại và trong tương lai hoạch định các kế hoạch liên doanh liên kết, uỷ
thác, Marketing, phụ trách kiều hối.
Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề đòi hỏi người Phó Giám đốc
phải có tính năng động và phải đầu tư trí tuệ rất lớn. Phó Giám Đốc
phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Giám Đốc công ty.
- Phó Giám Đốc phụ trách tài chính - kế toán.
Đồng thời là kế toán trưởng của công ty, là cử nhân kinh tế đã qua
lâu năm công tác tại các hiệu thuốc cơ sở, có nhiệm vụ điều hành tổ
chức toàn bộ hệ thống tài chính kế toán của công ty. Tham mưu cho
Giám đốc về nghiệp vụ và các chính sách tài chính đúng chế độ hiện
hành của nhà nước, giám sát chặt chẽ hệ thống kiểm soát nội bộ của
công ty, quyết toán các hợp đồng kinh tế.
Phó Giám đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của
công ty trước Giám đốc.
c. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
Do Phó giám đốc kiêm trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
phụ trách lãnh đạo gồm Phó Giám đốc kiêm trưởng phòng và hai phó
phòng cùng các nhân viên cung tiêu, viết hoá đơn, làm giá, làm hợp đồng
kinh tế, đều được qua đào tạo tốt nghiệp các trường đại học trong và
ngoài nước.
Trách nhiệm lập kế hoạch mua bán hàng hoá và thi hành kế hoạch
tiêu thụ hàng hoá cho các đơn vị bạn và khách hàng.
Phân phối thuốc xuống các hiệu thuốc và các cửa hàng bán buôn,
bán lẻ của nội bộ công ty.
Nhận làm uỷ thác xuất nhập khẩu thuốc, thiết bị Y tế cho các đơn vị
bạn.
- Bộ phận xuất nhập khẩu: Đặt dưới sự lãnh đạo của Phó
giám đốc trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiệm vụ
theo dõi các hợp đồng xuất nhập khẩu, hoàn thành các thủ tục nhập
khẩu theo luật pháp và tiêu chuẩn quy định của nhà nước.
- Bộ phận Marketing: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Phó
trưởng phòng, có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá,
quảng cáo và giáo dục các phương thức sử dụng thuốc cũng như các
ưu điểm của các loại thuốc mới qua đội ngũ trình dược viên của
mình.
- Bộ phận cung ứng giao hàng: Đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của phó trưởng phòng. Làm đại lý độc quyền hay đại lý phân phối
của các hãng thuốc trong nước cũng như nước ngoài tham gia tổ
chức bán hàng thông qua hội chợ triển lãm, đi sâu đi sát các nhu cầu
và nguyện vọng của khách hàng để có sự đề đạt hợp lý, nhằm đạt
hiệu quả kinh doanh ở mức cao nhất, Tổ chức mạng lưới phân phối
các loại thuốc, thiết bị Y tế tới các cửa hàng trong và ngoài công ty.
- Bộ phận kiều hối: Trực tiếp lãnh đạo cùng phó giám đốc
kiêm trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, trong thời bao cấp
phát triển mạnh nhưng thời cơ chế thị trường như hiện tại đang thu
hẹp phạm vi hoạt động.
Nhiệm vụ: Chi trả đồng Việt Nam cho thân nhân Việt kiều ở trong
nước thông qua danh sách các hội việt kiều tại nước ngoài gửi về thông
qua sự quản lý của ban công tác người Việt nam tại nước ngoài. Số tiền
ngoại tệ Công ty được hưởng các hội việt kiều mua dược phẩm, thiết bị
y tế về Việt Nam theo đường tiểu ngạch, công ty thu lợi nhuận trên cơ
sở bán hàng này.
Ngoài ra phòng kinh doanh còn trực tiếp quản lý hiệu thuốc bán
buôn và các quầy độc lập tại số 2 Hàng Bài, 31 Láng Hạ,8 Ngọc Khánh.
Tổng kho: Gồm một hệ thống kho trực thuộc phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu, gồm các kho thành phẩm, nguyên liệu. Thủ kho chính
là dược sỹ tốt nghiệp đại học và các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên
ngành về dược phẩm và một kế toán kho, tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định về quản lý thuốc dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của phòng kỹ thuật.
Luôn luôn sẵn sàng xuất, nhập thuốc phục vụ nhu cầu kinh doanh kể cả
ngoài giờ làm việc.
d. Phòng kỹ thuật:
Lãnh đạo là một trưởng phòng là phó tiến sỹ dược khoa và các
nhân viên là dược sỹ đại học có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra các loại
thuốc Công ty kinh doanh trên khắp địa bàn Hà Nội hay sản xuất thì
đưa đi kiểm nhiệm và thông báo đưa ra quyết định đình chỉ hoạt động
đối với các loại thuốc không được lưu hành hay quá hạn sử dụng trong
phạm vi công ty. Đăng ký kiểm soát các loại thuốc mới mà công ty sản
xuất. Lập kế hoạch kiểm tra dược chính định kỳ lại tất cả các điểm bán
hàng trong mạng lưới hoạt động của công ty.
e.Phòng tổ chức hành chính:
- Bộ phận tổ chức:Do Giám đốc phụ trách, giữ gìn toàn bộ hồ
sơ, tài liệu về quá trình hình thành và hoạt động của Công ty, cũng
như hồ sơ của các thành viên trong công ty, quản lý lao động và lo
các chính sách cho người lao động, phân phối bổ nhiệm các chức
năng lao động, quyết định các chức năng tăng lương từ chức vụ phó
phòng trở xuống.
- Bộ phận hành chính.
- Bộ phận bảo vệ, quân sự.
- Ban xây dựng kiến thiết.
g. Phòng tài vụ thống kê:
Phó giám đốc phụ trách tài chính kiêm kế toán trưởng, có nhiệm
vụ tổ chức kế toán trong công ty, tham mưu cho giám đốc về nghiệp vụ
và các chính sách tài chính đúng chế độ hiện hành của nhà nước, giám
sát chặt chẽ hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, quyết toán các hợp
đồng kinh tế.
-Kế toán tổng hợp: là phó trưởng phòng tài vụ có nhiệm vụ vào sổ
tổng hợp chung trên cơ sở các nhật ký chứng từ và các báo cáo của các
đơn vị nội bộ, lên chi tiết sổ cái, lên bảng cân đối tài khoản và báo cáo
tham khảo ý kiến của kế toán trưởng, lên bảng tổng kết tài sản và lập
báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và các báo cáo tài chính theo kỳ
báo cáo ngoài phần này ra còn phải theo dõi phần công nợ thuộc các tài
khoản phải thu, phải trả.
-Kế toán thanh toán và tiêu thụ: Căn cứ vào các báo cáo của kế toán
kho như bảng kê, và các chứng từ kèm theo, các bảng kê chi tiết, nhật ký
chứng từ để báo cáo rõ tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá cũng như sự
thanh toán cùng kết quả tiêu thụ trong kỳ lên sổ chi tiết công nợ với người
mua và bán hàng.
- Kế toán ngân hàng: Căn cứ vào bảng sao kê và giấy báo nợ, báo có
của ngân hàng để kế toán lên nhật ký của tài khoảnVND và USD. Lập kế
hoạch vay trả tín dụng bằng tiền đồng và ngoại tệ dưới sự chỉ đạo của kế
toán trưởng và giám đốc. Giữ và theo dõi các hợp đồng kinh tế xuất nhập
khẩu với nước ngoài đảm nhiệm về thanh toán xuất nhập khẩu.
- Kế toán quỹ: Hạch toán quỹ tiền mặt lên nhật ký, và các bảng kê
chi tiết chuyển cho các thành phần khác như nhật ký, tổng hợp, làm thống
kê chi tiết tài chính quý năm theo yêu cầu của thống kê thành phố. Định
kỳ kiểm tra và kiểm tra đột xuất quỹ theo lệnh của giám đốc và kế toán
trưởng.
- Ngoài ra các đơn vị trực thuộc hiệu thuốc và cửa hàng đều có tổ
chức kế toán hạch toán nội bộ theo hình thức nhật ký chứng từ và ghi sổ.
h. Các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Các hiệu thuốc tại các quận: Bao gồm các hiệu thuốc tại các
quận nội thành và các huyện ngoại thành:
-Hiệu thuốc quận Ba Đình tại 21 Quán Thánh Ba Đình Hà Nội.
-Hiệu thuốc quận Hoàn Kiếm tại 119 Hàng Gai Hoàn Kiếm Hà
Nội.
-Hiệu thuốc quận Đống Đa tại 372 Khâm Thiên Đống Đa Hà Nội.
-Hiệu thuốc quận Hai Bà Trưng tại 44 Lê Đại Hành Hai Bà Trưng
Hà Nội.
-Hiệu thuốc quận Cầu Giấy 20 Cầu Giấy Hà Nội.
-Hiệu thuốc huyện Gia Lâm ái Mộ Gia Lâm Hà Nội.
-Hiệu thuốc huyện Đông Anh thị trấn Đông Anh Hà Nội.
-Hiệu thuốc huyện Sóc Sơn thị trấn Sóc Sơn Hà Nội.
-Hiệu thuốc huyện Thanh Trì thị trấn Thanh Trì Hà Nội.
Mạng lưới này mang lại cho công ty doanh số đáng kể và lãi suất
tương đối cao hơn bán buôn.
Mỗi cửa hàng này có một phụ trách, chủ nhiệm hiệu thuốc phải là
dược sỹ đại học, một cửa hàng phó, kế toán, thủ quỹ, một cán bộ kỹ
thuật và các nhân viên bán hàng.
- Bộ phận đóng gói sản xuất: Bao gồm cơ sở đóng gói sản
xuất tại 98 Hàng Buồm, chuyên đóng gói sản xuất các loại thuốc
thông dụng như bông, băng,cồn, ô xy già và các loại dầu xoa bóp và
có một hiệu thuốc dân tộc ở 59 Lãn Ông, bốc thuốc đông y và pha
chế theo đơn.
- Bộ phận vật tư y tế: Bộ phận có giới thiệu mặt hàng xuất
nhập khẩu thiết bị y tế, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu nhất là các
bệnh viện lớn của thành phố Hà Nội.Cung cấp các máy phục vụ
chuẩn đoán và điều trị, cung cấp thiết bị nội thất cho các phòng bệnh
của các bệnh viện. Có trụ sở tại 119 Hàng Buồm –Hà Nội.
- Chi nhánh Công ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh: Tại
84A/90B Lý Thường Kiệt Quận I Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiệm
vụ theo dõi các hợp đồng và xuất nhập hàng của công ty tại các tỉnh
phía Nam.
4. Môi trường kinh doanh của công ty dược phẩm thiết bị Y
tế Hà Nội (HAPHARCO).
Môi trường kinh doanh là toàn bộ các tác nhân bên ngoài doanh
nghiệp có liên quan và ảnh hưởng tơí quá trình tồn tại, vận hành và phát
triển của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bên ngoài bao gồm:
a. Môi trường đặc trưng:
Môi trường kinh doanh đặc trưng của doanh nghiệp là những yếu tố
môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp và làm cho nó phân biệt
với các doanh nghiệp khác.
Khách hàng của công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội(Hapharco)
chủ yếu bao gồm các bệnh viện trực thuộc Hà Nội và các bệnh viện tuyến
trung ương nằm trên địa bàn Hà Nội. Đây là khách hàng thường xuyên và
tin cậy của công ty. Tập khách hàng này đã đem lại doanh thu tương đối
ổn định cho công ty, ngoài ra các quầy bán lẻ cũng có doanh thu không
kém nhưng không được đều đặn lắm. Công ty đang đầu tư trang thiết bị
nhà cửa, nội thất cửa hàng khang trang sạch đẹp hơn để lôi kéo thêm
khách hàng về cho mình, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng
thường xuyên của mình. Cụ thể đầu năm 1997 công ty cho khai trương
cửa hàng số 2 Hàng Bài với không gian thoáng mát, kết cấu công trình
bên trong lịch sự, bố cục quầy hiện đại... đã được khách hàng hoan
nghênh và ủng hộ nhiệt liệt, đem lại bộ mặt mới cho công ty.
Các nhà cung cấp hàng hoá:
Từ khi có chính sách mở cửa có nhiều công ty dược phẩm và thiết
bị Y tế của nước ngoài tìm hiểu và bắt tay với công ty dược phẩm thiết
bị Y tế Hà Nội (HAPHARCO), sự quan hệ kinh tế này đều được thể
hiện với nhiều hình thức, đem lại các khoản hoa hồng và doanh thu to
lớn.
Ví dụ: Công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (Hapharco) đã
nhận làm đại diện tư cách pháp nhân cho các công ty dược phẩm Ciba
Geigy, công ty B.Brau, công ty Bay er, công ty MSD,... Để đứng ra
nhập khẩu hàng của họ cho các công ty Việt Nam khác không có Quota
nhập khẩu và được hưởng hoa hồng phần trăm hoặc đứng ra độc quyền
phân phối một số mặt hàng dược phẩm khác trên địa bàn thành phố Hà
Nội cũng như thị trường dược phẩm toàn quốc.
Hiện nay công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (Hapharco) là
một trong năm công ty dược phẩm Việt Nam được quyền xuất nhập
khẩu trực tiếp, đây là thế mạnh không phải ai cũng có được. Chính vì
thế mà công ty có điều kiện phát triển mạnh hơn, có uy tín trên thị
trường dược phẩm quốc tế như các nước Pháp, Thụy Sỹ, Canada, Hà
Lan,Nhật Bản,CHLB Đức, Thái Lan. Ngoài ra công ty còn liên doanh
với công ty Neo unicap, công ty JP Trading của Thái Lan để thành lập
xưởng sản xuất thuốc tại Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề giá thành
sản phẩm. Đây là những tiến bộ mới của công ty trong những năm đầu
của nền kinh tế thị trường, xoá bỏ bao cấp từ chỗ chỉ là công ty địa
phương trên địa bàn Hà Nội chuyên sản xuất và cung cấp thuốc thông
thường và phân phối hàng viện trợ. Nay đã trở thành công ty có uy tín
với chất lượng thuốc tăng lên, số mặt hàng phong phú,đáp ừng tương
đối đầy đủ cho khách hàng khó tính nhất.
Đối thủ cạnh tranh và so sánh đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay có thể nói công ty có đủ sức cạnh tranh được với các đơn
vị dược phẩm trung ương khác trên địa bàn Hà Nội. Tất nhiên không
phỉ mọi việc suông sẻ ngay từ đầu, chính là cơ chế thị trường từ chỗ
công ty được bao cấp hoàn toàn đến chỗ công ty phải tự hạch toán kinh
doanh, tự lần mò lối đi cho chính mình. Công ty đã gặp không ít khó
khăn từ những tác nhân bên ngoài đưa lại.
Ví dụ: Công ty xuất nhập khẩu dược phẩm ( Vimedimex) là một
công ty dược phẩm trung ương hoặc một công ty dược phẩm khác to
lớn hơn cả về số lượng và chất lượng là công ty dược phẩm trung ương
I ( CPCI). Thị trường của họ rất rộng lớn, họ có quyền phân phối thuốc
cho toàn bộ các tỉnh phía Bắc và các bệnh viện trung ương tại Hà Nội.
Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ công nhân viên của họ gấp năm đến
sáu lần công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (Hapharco). Nhưng
chính điều đó có vẻ là khó xoay chuyển ở một cơ chế đồ sộ đó với chế
độ bao cấp đã thấm sâu vào từng con người khiến họ không quen tự chủ
sáng tạo tìm ra hướng đi cho chính mình nhanh chóng nhưng vì họ là
công ty lớn nên có những thuận lợi hơn trong việc gây lòng tin và dễ
phô trương tiềm năng của mình nên bước đầu họ đã được các nhà cung
cấp hàng hoá và đối tác nước ngoài quan tâm đến.
Nhưng với sự nhanh chóng và chính sách mềm dẻo cùng với đội
ngũ lao động trẻ đầy năng lực, công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội
(Hapharco) đã gây được sự chú ý đối với các nhà cung cấp và đầu tư
nước ngoài dần dần chứng minh được thực sự năng lực kinh doanh của
mình. Hiện nay công ty đã có tới 1/2của toàn bộ số công ty dược phẩm
nước ngoài cộng tác trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất
hàng hoá.
Đối với một số công ty dược phẩm Hà Nội khác ngang hàng thì
công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (Hapharco) có nhiều thế mạnh
hơn về cơ sở vật chất, trụ sở ở ngay số 2 Hàng Bài trung tâm thành phố,
hệ thống bán lẻ rộng khắp tại các quận huyện. Hơn nữa công ty được
Bộ cho phép độc quyền phân phối hàng hoá cho các bệnh viện của Hà
Nội.
b. Môi trường chung của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh chung là toàn bộ các tác nhân nằm ngoài tổ
chức doanh nghiệp. Mặc dù không có liên quan trực tiếp và rõ ràng với
doanh nghiệp nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới nó.
Tình hình kinh tế chính trị xã hội ở nước ta trong mấy năm gần đây
nhờ vào chính sách mở cửa và chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính
phủ, tình hình kinh tế của nước ta nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng
đã tăng trưởng đều đặn. Mức tăng trưởng của nền kinh tế cả nước tăng từ
7 đến 9%/ năm, thu nhập quốc dân trên đầu người ngày một tăng cao, đời
sống nhân dân nhất là các thành phố lớn và Hà Nội ngày càng được cải
thiện rõ rệt do sức mua của người dân tăng lên.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ với kinh nghiệm quý báu
của các nước láng giềng đi trước, nước ta đã và đang vượt qua thử thách
đó đưa nền kinh tế phát triển không ngừng ổn định lạm phát, tăng cường
giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, ổn định đời sống chính trị xã
hội và an ninh quốc phòng. Nhà nước ta đang tập trung vào chống tệ nạn
tham nhũng của bộ phận cán bộ xấu, chủ trương giữ giá đồng tiền Việt
Nam ổn định, ổn định tỷ giá hối đoái và lãi suất ngân hàng.
Tất cả các điều kiện trên đã mở ra cho các doanh nghiệp nước ta một
tương lai sáng lạng và rộng mở, khuyến khích họ tập trung trí tuệ để củng
cố phát triển kinh doanh sản xuất cùng đưa nền kinh tế Việt Nam trở nên
vững mạnh hơn.
Đó là yếu tố thuận lợi để công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội
(Hapharco) mạnh hơn trong việc đầu tư cả về chiều sâu và chiều
rộng.Triển khai mở rộng quy mô kinh doanh về nhiều phương diện cụ thể
là tăng thêm lượng hàng kinh doanh mở rộng sản xuất, mở rộng thị
trường trong và ngoài nước.
c. Đối với mặt hàng cạnh tranh:
- Về thuốc tân dược: Hai doanh nghiệp cạnh tranh lớn là công
ty xuất nhập khẩu dược phẩm trung ương (Vimedimex) và công ty
dược phẩm trung ương I ( CCPI) hai công ty mạnh hơn cả về vốn
lẫn bộ máy quản lý và cán bộ công nhân viên, thị trường của họ
cũng rộng lớn hơn.
- Về mỹ phẩm hoá chất: công ty có kinh doanh các loại mỹ
phẩm và hoá chất của hãng KISSME và LEPHADERM của Pháp
trong khi ở Hà Nội các mỹ phẩm khác cạnh tranh.
- Về vật tư Y tế : Có rất nhiều nhà cạnh tranh trong và ngoài
nước như cônh ty thiết bị Y tế trung ương I ( Medinsco) và các công
ty nước ngoài như Corning của Mỹ, Simazu của Nhật...
- Về dịch vụ kiều hối: Dịch vụ kiều hối là nhiệm vụ cơ bản
của công ty đã đem lại nhiều lợi nhuận, có các ngân hàng trong và
ngoài nước chuyên phục vụ việc chuyển tiền nhanh chóng và thuận
tiện hơn đã ảnh hưởng tới lượng khách hàng của công ty.
- Về mạng lưới phân phối hàng hoá: Hà Nội mở ra nhiều
trung tâm bán buôn và bán lẻ hàng hoá dược phẩm, các trung tâm
này đã phân tán lượng khách hàng tập trung tại công ty do đó doanh
số bị ảnh hưởng, lượng khách hàng mới ít, đa số là khách hàng cũ
quen thuộc.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG MỘT
SỐ NĂM QUA CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM THIẾT BỊ Y TẾ HÀ
NỘI(HAPHARCO).
Như chúng ta đã thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của các nhà quản
lý. Để đánh giá được kết quả này ta phải phân tích một số chỉ số tài
chính được thực hiện và so sánh các chỉ số đó. Các báo cáo tài chính sẽ
phản ánh trung thực thường xuyên kết quả của việc đầu tư hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn nắm bắt được quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh, thấy được sự vận hành phối hợp giữa
các bộ phận của doanh nghiệp thì cách nào hơn và hiệu quả hơn là so
sánh các con số kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và nó
có vị trí quan trọng phản ánh thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty Dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối dược phẩm và thiết bị y
tế cho các bệnh viện cho khu vực phía Bắc và Hà Nội với nét đặc thù
của thị trường trong các hoạt động của doanh nghiệp năm1997 và năm
1998 công ty đang hoàn thiện các hoạt động tiến tới cơ cấu mặt hàng
phong phú, chất lượng hàng hoá cao, hệ thống phân phối hoàn chỉnh
thuận tiện, thủ tục thanh toán nhanh gọn.
Để làm rõ được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
chúng ta cần nhìn nhận một số các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
Bảng I: Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp B01 DN
(31 tháng 12 năm 1998)
Tài sản 1997 1998 Nguồn vốn 1997 1998
A. TSLĐ 77656304 90741368 A. Nợ phải trả 73368098 86272134
I. Tiền 27193982 29996080 I. Nợ ngắn hạn 73365268 86272133
1. Tiền mặt 280503 221041 1. Vay ngắn hạn 10745126 13122041
2. Tiền gửi NH 26760537 29720492 2. Trả cho ng.bán 41748480
4
55409274
3. Tiền đang
chuyển
152940 54547 3. Ng. mua T. trước 12612951 3161350
II. CK phải thu 20659362 29972391 4. Thuế phải nộp 606687 1651676
1. PT từ khách
hàng
19713567 25524196 6. Trả CBCNV 550477 627551
2. TT cho người
bán
105600 37991 7. Phải nộpk hác 7400237 12290718
3. Khoản PT khác 840195 4410204 II. Nợ khác
1. TS chờ xử lý 2812 9523
III. Hàng tồn kho 29 155900 29828258
1. Nguyên vật liệu 765589 136930
2. Công, dụng cụ 48927 116404
3. CFSX dở dang 53158 28234
4. Hàng tồn kho 28233126 29545327
5. DP giảm giá 1100 1363
IV. TSLĐ khác 647059 644640
1. Tạm ứng 628099 621398
2. CF trả trước 6159 14372
3. CF chờ kết
chuyển
9000 6749
4. TS chờ xử lý 3801 2120
B. TSCĐ & ĐTDH 1901063 2177869 B. Vốn CSH 4189269 6647104
I. TSCĐ hữu hình I. Nguồn vốn quỹ 4189269 6647104
- Nguyên giá 2413457 2480166 1. Nguồn vốn KD 3079445 5079445
- Giá trị hao mòn (1031398) (1100265) 2. Quỹ PTKD
III. CFXD cơ bản 519004 797968 3. Lãi chưa phân
phối
821080 1109950
4. Quỹ khen
thưởng
288743 457699
Tổng tài sản 79557368 92919237 Tổng nguồn vốn 79557368 92919237
Bảng 2: Bảng báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh B02 DN
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Phần I Lỗ, Lãi
Chỉ tiêu Mã số 1997 1998
Tổng doanh thu 01 198.567.500 234.309.650
Trong đó: Doanh thu hàng XK 02
Các khoản giảm trừ (04 + 05 - 06
+07)
03
+ Thuế doanh thu, thuế XNK 07 2.084.164 2.459.281
1. Doanh thu thuần (01 - 03) 10 196.483.337 231.850.369
2. Giá vốn hàng bán 11 186.071.683 219.564.586
3. Lợi tức gộp (10 - 11) 20 10.411.654 12.285.783
4. Chi phí bán hàng 21 8.830.955 10.332.217
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 200.285 236.337
6. Lợi tức thuần từ HĐSXKD (20 -
(21 + 22))
30 1.380.414 1.717.229
7. Lợi tức từ HĐ tài chính (31 - 32) 40
- Các khoản thu nhập bất thường 41 112460 132703
8. Lợi tức bất thường (41 - 42) 50 112.460 132.703
9. Tổng lợi tức trước thuế (30 + 40
+50)
60 1.492.874 1.849.932
10. Thuế lợi tức phải nộp 70 671.793 739.973
11. Lợi tức sau thuế (60 - 70) 80 821.080 1.109.959
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu 1997 1998
I. Thuế 2.927.390 3.423.004
1. Thuế doanh thu (hoặc VAT) 2.084.164 2.459.281
4. Thuế lợi tức 671.793 739.973
5. Thu trên vốn 154.083 207.500
7. Thuế nhà đất 17.350 16.250
1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty dược phẩm
thiết bị y tế Hà Nội(HAPHARCO).
a. Cơ cấu tài sản của công ty:
Để xem xét công tác quản lý sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử
dụng vốn của công ty trong những năm gần đây ta không thể quan tâm
tới tỷ trọng của từng bộ phận và công dụng của chúng thể hiện tại bảng
sau:
Bảng 3: Cơ cấu tài sản của công ty DPTBYT Hà Nội.
Đơn vị tính : Nghìn đồng
1997 1998 So sánh Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng
%
Số tiền Tỷ trọng
%
Số tiền Tỷ trọng
%
A. TSLĐ 77656305 97,62 90741368 97,66 +13085063
I. Tiền 2719382 34,18 29996080 32,28 +2802798 110.3
II. Các khoản phải thu 20569363 25,85 29972391 32,27 +9403022 145,71
III. Hàng tồn kho 29155901 36,65 29828258 31,1 +672357 102,3
IV. TSLĐ khác 647059 0,81 644639 0,69 -2420 99,62
B. TSCĐ 1901063 2,38 2177869 2,34 +276806 114,56
Tổng tài sản 79557368 100 92919327 100 +13361959 116,8
Trong bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty dược phẩm thiết
bị y tế Hà Nội cho thấy tài sản lưu động và tài sản cố định của công ty
năm 1997 so với năm 1998 đều tăng về con số tương đối và số tuyệt
đối. Điều này là thuận lợi nếu đơn vị sử dụng hợp lý và hiệu quả. Trong
bảng phân tích cơ cấu tài sản ta thấy:
Tài sản lưu động năm 1997 là 77656305000 đ chiếm 97,62% tổng
tài sản và năm 1998 là 90741368000 đ chiếm 97,66% tổng tài sản tăng
lên số tuyệt đối là +13085063000 đ số tỷ trọng tăng là 116,84%. Trong
đó tiền của công ty năm 1997 là 27193982000 đ chiếm 34,18% tổng tài
sản, năm1998 là 29996080000 đ chiếm 32,28% tổng tài sản số tuyệt đối
tăng lên là +2802798000 đ số tỷ trọng tăng 110,3%. Các khoản phải thu
của công ty năm1997 là 20569363000 đ chiếm 25,85% tổng tài sản,
năm 1998 là 29972391000 đ chiếm 32,27% tổng tài sản số tuyệt đối
tăng lên là + 9403022000 đ số tỷ trọng tăng 145,71%. Hàng tồn kho
của công ty năm 1997 là 29155901000 đ chiếm 36,65% tổng tài sản
năm1998 là 29828258000 đ chiếm31,1% tổng tài sản số tuyệt đối tăng
lên là + 672357000 đ số tỷ trọng tăng lên là 102,3%. Tài sản lưu động
khác của công ty năm 1997 là 467059000 đ chiếm 0,81% tổng tài sản,
năm 1998 là 644639000 đ chiếm 0,69% tổng tài sản số tuyệt đối giảm -
2420000 đ tỷ trọng giảm 99,62%.
Tài sản cố định của công ty năm 1997 là 1901063000 đ chiếm
2,38% tổng tài sản, năm 1998 là 2177869000 đ chiếm 2,34% số tuyệt
đối tăng lên là + 276806000 đ tỷ trọng tăng lên 114,56%.
b. Cơ cấu nguồn vốn của công ty:
Đối với nguồn hình thành tài sản, cần phải xem xét tỷ trọng từng
loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu
nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì
doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ
độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ( Ngân hàng, nhà cung cấp...)
là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn
vốn (cả số tương đối và số tuyệt đối) thì khả năng đảm bảo tài chính
của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ thấy thông qua tỷ suất tài trợ.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty DPTBYT Hà N ội.
Đơn vị tính: Nghìn đồng
1997 1998 So sánh Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng
%
Số tiền Tỷ trọng
%
Số tiền Tỷ trọng
%
A. Nợ phải trả 75368098 94.73 86272133 92,8 +10904035 114,5
I. Nợ ngắn hạn 75365268 94,73 86262610 92,8 +10897342 114,5
II. Nợ khác 2830 0,004 9523 0,01 +6693 336,5
B. Nguồn vốn CSH 418270 5,27 6647104 7,2 +2457834 158,7
I. Nguồn vốn quỹ 418270 5,27 6647104 7,2 +2457834 158,7
Tổng nguồn vốn 79557368 100 92919237 100 +13361869 116,8
Bảng phân tích cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 1997 là
418270000 đ năm 1998 là 6647104000 đ tuyệt đối tăng + 2457834000
đ và số tương đối( đạt 158,7%), tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu
trong tổng nguồn vốn năm 1997 là 5,27% năm 1998 là 7,2% tăng lên
1,93%, trong khi đó nợ phải trả của công ty năm 1997 là 75368098000
đ chiêms 94,73% nguồn vốn năm1998 là 86272133000 đ chiếm 92,8%
nguồn vốn tăng thêm + 10409035000 đ hay 114,5% tỷ trọng nợ phải trả
trong tổng nguồn vốn giảm -1,87%. Điều này cho thấy tình hình tài
chính của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện tăng dần tính độc lập
với ngân hàng và các nhà cung cấp.
2. Khả năng thanh toán của công ty dược phẩm thiết bị y tế Hà
Nội (HAPHARCO).
Để phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp người ta căn
cứ vào các khoản phải thu và các khoản phải trả của doanh nghiệp trên
bảng cân đối tài sản.
Thông qua sự biến động của các khoản phải thu và các khoản phải
trả để thấy được tình hình thanh toán của doanh nghiệp, doanh nghiệp
chiếm dụng vốn lớn hay bị chiếm dụng nhiều hơn, từ đó ta thấy được
hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp như thế nào, tỷ lệ nợ có
cao không?
Phân tích khả năng thanh toán chính là việc xem xét khả năng tài
chính của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ phải trả khi
đến hạn phải trả, hay là khả năng hoán chuyển tiền mặt của doanh
nghệp.
Bảng 5: Tình hình thanh toán của Công ty DPTBYT Hà Nội
Đơn vị tính : Nghìn đồng
Chỉ tiêu 1997 1998 So sánh
Tổng nguồn vốn 79.557.368 92.929.237 +13.361.869
Tổng tài sản lưu động 77.656.305 90.741.368 +13.085.063
Tổng tiền mặt 27.193.928 29.996.080 +2.802.152
Tổng số nợ ngắn hạn 75.365.268 86.262.609 +10.897.341
Nguồn vốn chủ sở hữu 4.189.269 6.647.104 +2.457.835
Tỉ suất tài trợ 0,053 0,072 +0,019
Tỷ suất thanh toán hiện 1,03 1,05 +0,02
hành
Tỉ suất thanh toán VLĐ 0,35 0,33 -0,02
Tỉ suất thanh toán tức thời 0,35 0,35 -0,01
Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự bảo đảm về
mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho ta thấy khái
quát tình hình tài chính doanh nghiệp, Vì vậy, ta cần tính ra và so sánh
chỉ tiêu:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =
Tổng số nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính
của doanh nghiệp bởi vì hầu hết taì sản mà doanh nghiệp hiện có đều
được đầu tư bằng số vốn của mình.
Tỷ suất tài trợ của công ty năm 1997 là 0,053 và tỷ suất tài trợ của
công ty năm 1998 là 0,072 tăng lên 0,019. Mặc dù tỷ suất tài trợ tăng
lên điều này nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhưng với tỷ lệ trên hầu hết tài
sản của công ty đang có là được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay ngân
hàng và chiếm dụng của các nhà cung cấp.
Để đo khả năng thanh toán ngắn hạn, khi xem xét cần tính toán và
so sánh các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất thanh toán hiện hành
Tổng tài sản lưu động
Tỷ suất thanh toán hiện hành =
Tổng nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho ta thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn(
phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của
doanh nghiệp là cao hay là thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì
doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạnvà tình
hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường hay khả quan.
Trong bảng 5 ta thấy rõ tỷ suất thanh toán của công ty năm 1997 là
1,03 đối chiếu với tỷ lệ trên thì năm 1997 công ty có đủ khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là
bình thường và năm 1998 là 1,05 tăng lên 0,02 so với năm 1997 đối
chiếu với tỷ lệ chuẩn trên thì năm 1998 công ty có đủ khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là
bình thường hay khả quan hơn.
Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động
Tổng số vốn bằng tiền
Tỷ suất thanh toán của số vốn lưu động =
Tổng số tài sản lưu động
Tỷ số này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu
động thực tế cho thấy nếu chỉ tiêu này tính ra mà lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ
hơn 0,1 đều không tốt nó gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán.
Tỷ suất thanh toán vốn lưu động của công ty năm 1997 là 0,35 đối
chiếu với tỷ lệ chuẩn( 0,5 > 0,35 > 0,1), điều này chứng tỏ công ty luôn
đảm bảo lưu thông vốn và đủ tiền để thanh toán. Tỷ suất thanh toán vốn
lưu động của công ty năm 1998 là 0,33 giảm so với năm 1997 là 0,02
đối chiếu với tỷ lệ chuẩn( 0,5 > 0,33 > 0,1), điều này chứng tỏ công ty
luôn đảm bảo lưu thông vốn và đủ tiền để thanh toán.
Tỷ suất thanh toán tức thời
Tổng số vốn tiền
Tỷ suất thanh toán tức thời =
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này trong thực tế cho thấy nếu lớn hơn 0,5 thì tình hình
thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan còn nếu nhỏ hơn 0,5
thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong công việc thanh toán công
nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không
có tiền để thanh toán.
Tỷ suất thanh toán tức thời trong năm 1997 là 0,36 < 0,5 đối chiếu
với tỷ lệ chuẩn thì công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán. Tỷ suất
thanh toán tức thời trong năm 1998 là 0,35 < 0,5 tỷ lệ này thuyên giảm
hơn so với năm1997 là 0,01 đối chiếu với tỷ lệ chuẩn thì công ty gặp
khó khăn hơn trong việc thanh toán.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm thiết bị Y
tế Hà Nội (HAPHARCO).
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực tại doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong
quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất, Đây là vấn đề phức tạp
có quan hệ với tất cả quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp chỉ có thể
đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh
doanh hiệu quả. Các chỉ số về năng lực hoạt động có vai trò rất quan
trọng trong quá trình đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp vốn là bộ phận quan trọng, quy mô của vốn
là trình độ sử dụng quản lý là một nhân tố ảnh hưởng tới trình độ trang bị
tài chính của sản xuất kinh doanh. Do nó ở vào một vị trí then chốt và các
đặc điểm vận động của nó tuân thủ theo nguyên tắc cho nên việc quản lý
vốn là công tác tài chính trong doanh nghiệp.
a. Đánh giá chỉ tiêu tổng hợp sử dụng vốn của Công ty
DPTBYT Hà Nội (HAPHARCO).
Bảng 6: Đánh giá tổng hợp sử dụng vốn
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu 1997 1998 So sánh
Tổng số vốn sử dụng BQ 75.117.969 86.238.302 +11.120.333
Doanh thu 196.483.337 231.850.369 +35.369.032
Lãi thuần 1.380.414 1.717.229 +336.815
Hiệu suất vốn kinh doanh 2,6 2,7 +0,01
Hàm lượng vốn kinh doanh 0,38 0,37 +0,01
Qua bảng trên ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 1998 tăng +
35369032000 đ, lãi thuần năm 1998 tăng + 336815000 đ, so với năm
1997. Trong khi đó vốn sử dụng bình quân của năm 1998 so với năm
1997 tăng lên + 11120333000 đ. Như vậy, ta có thể nói rằng công ty sử
dụng vốn năm 1998 có hiệu quả hơn so với năm 1997 vì mức tăng doanh
thu và lãi thuần cao hơn mức vốn sử dụng bình quân. Để thấy rõ các chỉ
tiêu trên ta đi vào các công thức cụ thể như sau:
Chỉ tiêu hiệu suất vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất
kinh doanh sau một kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất vốn kinh doanh =
Tổng số vốn sử dụng bình quân
trong kỳ
Hiệu suất vốn kinh doanh của công ty năm 1997 là 2,6 tức là 1000
đ vốn thì đem lại 2600 đ doanh thu. Hiệu suất vốn kinh doanh của công
ty năm 1998 là 2,7 tức là 1000 đ vốn thì đem lại 2700 đ doanh thu.
Tăng lên 100 đ
Chỉ tiêu hàm lượng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thì
doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn. Ngược lại với chỉ tiêu
hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu này càng nhỏ càng phản ánh trình độ
quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao
hơn.
Vốn sử dụng bình quân trong
kỳ
Hàm lượng vốn kinh doanh =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu hàm lượng vốn kinh doanh của công ty năm 1997 là 0,38
tức là để thực hiện một 1000 đ doanh thu công ty phải bỏ ra 380 đ. Chỉ
tiêu hàm lượng vốn kinh doanh của công ty năm 1998 là 0,37 tức là để
thực hiện một 1000 đ doanh thu công ty phải bỏ ra 370 đ, giảm đi 10 đ.
Chỉ tiêu hiệu quả vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu
đông lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Hệ số này càng cao thì
doanh nghiệp kinh doanh càng phát triển.
Lãi thuần trong kỳ
Hiệu quả về lợi nhuận ròng của vốn KD =
Vốn sử dụng bình quân
trong kỳ
Chỉ tiêu hiệu quả vốn kinh doanh của công ty năm 1997 là 0,018
tức là công ty bỏ ra 1000 đ vốn thì thu được 18 đ lãi.Chỉ tiêu hiệu quả
vốn kinh doanhcủa công ty năm 1998 là 0,02 tức là công ty bỏ ra 1000
đ vốn thì thu được 20 đ lãi, tăng lên 2 đ.
b. Các chỉ tiêu cá biệt
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị tính: Nghìn đồng
*Hiệu suất vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định được đầu tư mua sắm
và sử dụng tài sản cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất vốn cố định =
Tổng số vốn cố định bình quân sử dụng
trong kỳ
Hiệu suất vốn cố định của công ty năm 1997 là 107 tức là 1000 đ
vốn cố định tạo ra 107 000 đ doanh thu. Hiệu suất vốn cố định của công
ty năm 1998 là 114 tức là 1000 đ vốn cố định tạo ra 114 000 đ doanh thu.
*Hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng
doanh thu trong kỳ.Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng thể hiện trình độ
quản lý và sử dụng tài sản cố định đạt trình độ cao.
Vốn cố định sử dụng bình quân
trong kỳ
Hàm lượng vốn cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
Hàm lượng vốn cố định của công ty năm 1997 là 0,009 và năm
1998 là 0,009 chỉ tiêu này không có gì thay đổi trong hai năm.
* Chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lãi thuần. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Hiệu quả sử
dụng vốn cố định xác định bằng lợi nhuận ròng trong kỳ chia cho vốn cố
định sử dụng bình quân trong kỳ
Lãi thuần trong kỳ
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định sử dụng bình quân
trong kỳ
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 1997 là 0,75 và năm
1998 là 0,84 tăng lên 0,07 tức là năm 1997 1000 đ vốn cố định thì đem lại
750 đ lãi thuần, năm 1998 1000 đ vốn cố định đem lại 840 đ lãi thuần.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 8: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị tính : Nghìn đồng
*Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động
Là chỉ tiêu phản ánh số lần lưu chuyển vốn lưu động trong kỳ. Nó
cho biết trong kỳ phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp quay được
bao nhiêu vòng. Số lần chu chuyển càng nhiều chứng tỏ nguồn vốn lưu
động luân chuyển càng nhanh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả. Mọi doanh nghiệp phải hướng tới tăng nhanh vòng quay của vốn lưu
động để tăng tốc độ kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Đây là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì
vậy chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Doanh thu thuần
Hệ số vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động sử dụng bình quân
Hệ số vòng quay vốn lưu động năm 1997 là 2,68 tức là toàn bộ vốn
của công ty năm 1997 quay được 2,68 lần. Hệ số vòng quay vốn lưu động
năm 1998 là 2,75 tức là toàn bộ vốn của công ty năm 1998 quay được
2,75 lần, tăng lên 0,07 lần.
*Chỉ tiêu kỳ luân chuyển
Chỉ tiêu này được xác định bằng số ngày của kỳ phân tích chia cho
số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Thời gian của kỳ phân tích
K =
Số vòng quay của vốn lưu động
K là số ngày của kỳ luân chuyển. K càng nhỏ càng tốt. Đây là chỉ
tiêu làm tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, để đảm bảo nguồn vốn
lưu động cho sản xuất kinh doanh.
Để sử dụng vốn có hiệu quả, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh cần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. Để thuận
tiện người ta tính thời gian của kỳ phân tích trong một năm thương mại là
360 ngày. Theo đó số liệu bảng 8 cho ta thấy thời gian luân chuyển của
một vòng quay vốn lưu động của công ty năm 1997 là 134 ngằy và năm
1998 giảm xuống còn 130 ngày, như vậy vốn lưu động quay được nhiều
vong hơn trong một năm, tức là vốn lưu động được sử dụng có hiệu quả
hơn, triệt để hơn.
Hàm lượng vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu phải có bao nhiêu
đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.
Vốn lưu động sử dụng bình quân
trong kỳ
Hàm lượng vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Hàm lượng vốn lưu động năm của công ty năm 1997 là 0,37 và
năm 1998 chỉ số này chỉ còn là 0,36 đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình
sử dụng tốt vốn lưu động tại công ty.
*Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động là sự so sánh giữa mức lợi
nhuận đạt được trong kỳ với vốn lưu động bỏ ra.
Lãi thuần trong kỳ
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động=
Vốn lưu động sử dụng bình quân
trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của những đồng vốn lưu
động bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn
càng tốt.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 1997 là 0,019 tức
là cứ1000 đ vốn lưu động bỏ ra thì công ty thu được 19 đ lợi nhuận và
năm 1998 là 0,02 tức là cứ 1000 đ vốn lưu động bỏ ra thì công ty thu
được 20 đ lợi nhuận. Tuy lợi nhuận có tăng giữa các năm nhưng đây
chưa phải là một tỷ lệ tốt.
III.Đánh giá ưu điểm và những mặt còn tồn tại tại công ty dược
phẩm thiết bị y tế Hà Nội(HAPHARCO).
1. Ưu điểm
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đều có tỷ lệ tăng trưởng:
qua các chỉ tiêu vừa được phân tích và đánh giá ta nhận thấy rằng
doanh thu thuần, lãi thuần, hệ số vòng quay của vốn sử dụng, hiệu
quả sử dụng vốn của công ty năm 1998 tăng hơn so với năm 1997,
chỉ tiêu hàm lượng vốn kinh doanh, thời gian của một vòng quay
vốn lưu động năm 1998 giảm đi so với năm 1997.
Các chỉ số về hệ số thanh toán luôn đảm bảo tình hình tài
chính lành mạnh: Trong kết quả của hai năm phân tích luôn cho
thấy hệ số thanh toán của công ty luôn đảm bảo trong khoảng an
toàn cho phép điều này chứng tỏ rằng đứng về góc độ tài chính của
công ty là hoàn toàn lành mạnh.
Quy mô hoạt động của công ty ngày càng gia tăng: Nhìn
trên bảng cân đối kế toán cho ta thấy rằng tổng tài sản của công ty
năm 1997 là 79557368000 đ và năm 1998 là 92 919237000 đ tăng
lên + 13361869000 đ. Đây là điều chứng tỏ rằng công ty luôn mở
rộng về quy mô hoạt động và nhu cầu về vốn tăng lên luoon theo kịp
với quá trình chung của xã hội, đảm bảo thống nhất về mặt tăng
trưởng chung.
Công tác quản lý tài sản của công ty tương đối chặt chẽ:
Công ty phân cấp quản lý tài sản cố định giao trách nhiệm quản lý
tài sản cố định cho từng bộ phận việc theo dõi các hoạt động đều do
ban kiến thiết của công ty chịu trách nhiệm. Đối với từng loại tài sản
cố định đều có sổ sách theo dõi một cách cụ thể. Đến cuối năm công
ty tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định( vào ngày 30, 31/
12 hàng năm).
Công ty cũng áp dụng chế độ thưởng phạt nhất định trong quá
trình quản lý sử dụng tài sản một cách thích hợp, làm tốt công tác khen
thưởng kịp thời và ngược lại nếu không làm tốt công tác quản lý tài sản
cố định gây hỏng hóc mất mát tài sản cố định sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Số tài sản cố định hiện có, số lượng tài sản cố định tăng thêm và
giảm đi được phản ánh một cách đầy đủ và kịp thời trên sổ sách kế toán
của công ty.
Nhờ có việc quản lý chặt chẽ công ty đã hạn chế được việc hư
hỏng mất mát tài sản. Tạo điều kiện tốt cho việc đầu tư mua sắm thêm
tài sản cố định.
Việc trích quỹ khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý:
Trích khấu hao là hình thức thu hồi vốn cố định. Khấu hao là việc
tính toán chuyển dịch giá trị của tài sản cố định vào giá trị của sản
phẩm theo phương pháp thích hợp.
Phương pháp khấu hao mà công ty đang áp dụng hiện nay là
phương pháp khấu hao đường thẳng theo quyết định 1062/ TC/QĐ/
CSTC ngày 14/11/1996 của bộ tài chính và chế độ đăng ký khấu hao.
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao trung bình hàng năm =
Thời gian sử dụng tài sản
cố định
Thời gian sử dụng của tài sản cố định được tính theo năm.
Công ty đã tiến hành kế hoạch khấu hao cho cả năm từ cuối năm
trước. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào tình hình tăng giảm tài sản cố định
trong quý trong công ty để điều chỉnh số trích khaáu hao trong tháng.
Công ty cũng căn cứ vào các tiêu chuẩn như tuổi thọ kỹ thuật của
tài sản cố định theo thiết kế, hiện trạng tài sản cố định ( tài sản cố định
đã qua sử dụng bao lâu, còn mới hay cũ, thế hệ, tình trạng thực tế của
tài sản cố định...) và mục đích, hiệu suất sử dụng ước tính của tài sản cố
định được thực hiện trong công tác đầu tư và qua việc kiểm tra, ( thời
gian sử dụng tài sản cố định) đối với từng loại tài sản cố định một cách
thích hợp.
Với những máy móc thiết bị có tính chất hao mòn vô hình và hữu
hình nhanh như máy vi tính và hầu hết các máy móc thiết bị công tác
của công ty đeèu được áp dụng thời gian khấu hao là thời gian tối thiểu
trong khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định theo quy định của
Bộ Tài Chính. Đây là việc làm đúng đắn, hợp lý đảm bảo cho việc thu
hồi được vốn cố định của công ty.
c. Những vấn đề còn tồn tại của công ty dược phẩm thiết bị y
tế Hà Nội (HAPHARCO).
Bên cạnh những thành tích đã đạt dược ở trên trong công tác quản lý
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn những tồn tại thiếu sót
sau:
Tỷ suất tài trợ còn thấp: Nhìn nhận trong bảng cân đối kế
toán của công ty trong năm 1997 tỷ suất tài trợ là 0,053 và năm
1998 là 0,072 đây là tỷ lệ thấp. Đối với doanh nghiệp cần có một số
lượng vốn lớn để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng với tỷ lệ vốn
chủ sở hữu thấp như vậy, hầu hết là vốn vay ngân hàng và chiếm
dụng của các nhà cung cấp dẫn đến doanh nghiệp luôn bị động trong
quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí vốn cao và tính tự chủ về tài
chính thấp.
Tỷ suất thanh toán tức thời còn thấp: Xuất phát từ tình
trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên lượng tiền dự
trữ trong công ty thấp dẫn đến tình trạng tỷ suất thanh toán của công
ty năm 1997 là 0,36 < 0,5 nhỏ hơn tỷ lệ cho phép và trong năm 1998
tỷ suất thanh toán của công ty là 0,34 < 0,5 tỷ lệ này không được cải
thiện mà còn giảm đi. Nếu tỷ suất thanh toán như vậy công ty cần trả
nợ ngay thì sẽ phải bán hàng gấp dẫn tới hạ gia và không đảm bảo
hiệu suất vốn kinh doanh.
Tổng chi phí của công ty còn cao: Trong tình hình kinh tế
thị trường hiện nay đứng vai trò chỉ đạo thị trường về lĩnh vực xuất
nhập khẩu, phân phối dược phẩm và thiết bị y tế công ty luôn đẩy
mạnh vai trò của mình trong năm 1997 tổng doanh thu của công ty
là 198567500000 đ, năm1998 tổng doanh thu của công ty là
234309650000 đ. Đây là con số đáng khích lệ nhưng chúng ta cũng
phải để ý tới một vấn đề là tổng chi phí của công ty năm 1997 là
197187087000 đ, chiếm tỷ lệ 99% tổng doanh thu, và năm 1998
tổng chi phí của công ty là 232592421000 đ, cũng chiếm tỷ lệ 99%
tổng doanh thu.
Thời gian của vòng quay vốn lưu động còn dài: Trong thực
tế hiận nay tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
nói chung là khá phổ biến .Kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu và phân phối Dược phẩm thiết bị Y tế, thời gian của một vòng
quay vốn lưu động năm 1997 của công ty là 134 ngày và năm 1998
là 130 ngày, thời gian này là còn dài đối với các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực trên. Đây là một vấn đề công ty cần phải xem
xét trong những năm tới.
Phần thứ ba
Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP.pdf