Chuyên đề Việc quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội

Tài liệu Chuyên đề Việc quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội: Lời nói đầu Qua hơn mười năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có một bộ mặt thay đổi rõ nét. Để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều vấn đề bức thiết cần phải đặt ra, trong đó có vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất nông thôn nói riêng là quá trình bố trí, sắp xếp các loại đất đai cho các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn nông thôn một cách hợp lý nhất. Nó là một khâu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, là một khâu không thể thiếu được trước khi đưa ra các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Quy hoạch sử dụng đất nông thôn nó giải quyết thoả đáng mâu thuẫn giữa các loại đất, xác định cơ cấu hợp lý sử dụng đất nông thôn. Mặt khác có thể kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, giúp cho quá trình sử dụng đất nông thôn đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả cao hơn. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế...

doc95 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Việc quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Qua hơn mười năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có một bộ mặt thay đổi rõ nét. Để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều vấn đề bức thiết cần phải đặt ra, trong đó có vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất nông thôn nói riêng là quá trình bố trí, sắp xếp các loại đất đai cho các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn nông thôn một cách hợp lý nhất. Nó là một khâu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, là một khâu không thể thiếu được trước khi đưa ra các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Quy hoạch sử dụng đất nông thôn nó giải quyết thoả đáng mâu thuẫn giữa các loại đất, xác định cơ cấu hợp lý sử dụng đất nông thôn. Mặt khác có thể kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, giúp cho quá trình sử dụng đất nông thôn đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả cao hơn. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung cũng như từng vùng, từng địa phương và các đơn vị cơ sở. Quy hoạch sử dụng đất nông thôn là căn cứ không thể thiếu được để quy hoạch phát triển các ngành, các đơn vị kinh tế cơ sở. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại phòng Địa chính - Nhà đất huyện Thanh trì, được sự giúp đỡ của thầy giáo Hoàng Cường và cán bộ địa chính của huyện, xã. Em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội. Đề tài ngoài phần lời nói đầu và kết luận còn nội dung chia làm ba phần như sau: Phần I: Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất đai Phần II: Phương hướng quy hoạch sử dụng đất đai xã Tam Hiệp – Thanh Trì- Hà Nội. Phần III: Một số giải pháp thực hiện phương án quy hoạc sử dụng đất xã Tam Hiệp giai đoạn 2000-2020. Do trình độ và thời gian có hạn nên trong qua trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đặc biệt là thầy Hoàng Cường, cùng các bác, các cô tại cơ quan nơi thực tập đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Phần I: Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất đai 1. Vai trò và ý nghĩa của sử dụng đất đai Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, boa gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước ( hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..)". Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khóang sản trong lòng đất ), theo chiều nằm ngang trên mặt đất ( là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đại hình, thuỷ văn,thảm thực vật cùng các thành phần khác ) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quátrìnhlịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngànhsản xuất nà, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấpnguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ. .. Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định. là thước đo sự giầu có của mộ quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính,như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng. Luật đất đai 1993của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tưliệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là đại bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay !". Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mại quátrình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồn của xã hội lòai người. Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từngngành rất khác nhau : Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trìn lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất( các ngành khai thác khoáng sản ). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động( luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và công cụ hay phương tiện lao động ( sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất. Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội lòai người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh thành tựu kỹ thuật vật chất-văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản- sử dụng đất. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất,đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của đất đâi từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tập hơn là căn cứ của khu vực 1, vừa là không gian và địa bàn của khu vực 2.Điều này có nghĩa đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đấp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển. kinh tế xã hội phát triển mạnh,cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại mội trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu. 2. Khái nịêm và đặc điểm của qui hoạch sử dụng đất đai 2.1. Khái niện về qui hoạch và sử dụng đất đai " Quy hoạch" ta có thể hiểu chính là việc xác địng một trật tự nhất định bằng nhũng hoạt động như: phân bố, xắp xếp, bố trí, tổ chức. ... " Đất đai " là một phần lãnh thổ nhất định( vùng đất, khoanh đất, vạc đất,mảnh đất, miếng đất. ..) có vị trí, hình thể, diện tích với nhữnh tính chất tự nhiên hoặc mới được tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sự dụng đất vào các mục đích khác. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm qui hoạch đây kà quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất những phương hướng sử dụng đất đai hợp lí, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đôí tượng của các mối quan hệ sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng đất đai. Nó giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội,nó gắn chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đất đai là địa điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là một hiện tượng kinh tế xã hội thể hiện đồng thời ở tính chất: kinh tế( bằng hiệu quả sử dụng đất), kỹ thuật ( các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dụng bản đồ, khoan định, sử liệu số liệu...) và pháp chế( xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo phấp luật). Qua phân tích ta có thể định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước( thể hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế,kỹ thuật và pháp chế ) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoan định cho các mục đích và các ngành ) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường. Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉ các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng caohiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường. Từ đó, ta thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm,điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp,các ngành trên địa bànlậpquy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; Xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai; Làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh, văn hoá- xã hội. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhầm tổ chức lại việc sử dụng đất đai,hạn chế sự chồng chéogây lạng phí đất đai,tránh tình trạng chuyển mục đíchtuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất lâm nghiệp, lâm nghiệp ( đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng ),ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực, chanh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất,phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và rất nhiều các hiện tượng gây ra các hiệu quả khó lường về tình hìnhbất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở tùng địa phương,đặc biệt là trong những năm gần đây khi nhà nước hướng nền kinh tế theo hướng thị trường. Một cơ chế vô cùng phức tạp. Hơn nữa quy hoạch sử dụng đất đai còn tạo điều kiện để sử dụngđất đai hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các loại đất đai quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra cái khung bắt các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai theo khung đó. Điều đó cho phép việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Bởi vì, khi các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ được phạm vi ranh giới và chủ quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần đất đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ các địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát triển. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai cũng góp một phần rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại qui hoạch có tính lịch sử xã hội,tính khống chễ vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.Các đặc điểm qui hoạch sử dụng đấtđai được cụ thể như sau : a. Tính lịch sử - xã hội. Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau. Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của qui hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt : lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất ) và quan hệ sản xuất ( quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ). Trong qui hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh mối quan hệ giữa người với đất đai. Các công việc của con người như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế...đều liên quan chặt chẽ với đất đai, nhằm đưa đất đai vào sử dụng sao cho đầy đủ,hợp lý và hiệu quả cao nhất. Quy hoạch đất đai thể hiện động thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất,vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội. Mặt khác, ở mỗi nứơc khác nhau đều có luật đất đai riêng của mình. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai của các nước cũng có nội dung khác nhau. ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội. Bởi vìvậy theo luật đất đai thì đất đai nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và nhà nước giao đất cho các hộ gia đình và tổ chức sử dụng. Điều đó góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân làm chủ mảnh đất, tự tin trong sản xuất và đầu tư, giúp cho việc bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của tùng lợi ích kinh tế xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau. b. Tính tổng hợp Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời ssống của con người và các hoạt động xã hội. Cho nên quy hoạch sử dụng đấtđai mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế, xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản suất công nông nghiệp, môi trường sinh thái. ... Quy hoạch sử dụng đất đai hường động chậm đến việc sử dụng đất của sáu loại đất chính: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị,đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng, cũng như ảnh hưởng đến toàn nhu cầu sử dụng đất đai của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng dất, nó phân bố,bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai các ngành, lĩnh vực xác định và điều phối hương thức, phương hướng phan bổ sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế -xã họi, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định. c. Tính dài hạn Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất đâi được thể hiện rất rõ trong phương hướng, kế hoạch sử dụng đất. Thường thời gian của qui hoạch sử dụng đất đai trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như: sự thay đổi về nhân khẩu học, tiển bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoáhiện đại hoá nông nghiệp và các lĩnh vực khác, từ đó xác định qui hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn. Để đáp ứng được nhu cầu đất cho phất triển lâu dài kinh tế -xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai phải có tính dài hạn. Nó tạo cơ sở vũng chắc, niềm tin cho các chủ đầu tư, tạo ra môi trường pháp lý ổn định. d. Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô. Với đặc tính trung và dài hạn, qui hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất.Nó chỉ ra được tính đại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể,chi tiết của sự thay đổi. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là qui hoạch mang tính chiến lược,các chỉ tiêu của qui hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính pương huớng và khái lược về sư dụng đất của các ngành như : phương hướng,mục tiêu và trỏng điểm chiến lược của sư dụng đẩt đai trong vùng; cân đối tổng quát các nhu cầu sử dụng đất của các ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng và phân bố đất đai trong vùng; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sư dụng đất đai trong vùng ; đề xuát các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất. Quy hoạch có tính dài hạn, lên khoảng thời gian dự báo tương đối dài, mà trong quá trình dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu qui hoạch càng khái lược hoá qui hoạch sẽ càng ổn định. Do đó, qui hoạch thường cóc giá trị trong thời gian, toạ nền tảng và định hướng cho các nghành khác sử dụng đất đai, tạo nền tảng và định hướng cho các ngành khác sử dụng đất đai theo phương hướng đã vạch ra. e. Tính chính sách Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Mỗi đất nước có các thể chế chính trịnh khác nhau, các phương hướng hoạt động kinh tế xã hộikhácnhau, nên chính sách qui hoạch sử dụng đất đai cũng khác. Khi xây dựng phương án phải quán triện các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của đảng và nhà nước, đảm bảo cụ thể mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh tế chính trị xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các qui định khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái. Trong một số trường hợp ta có thể hiểu qui hoạch là luật, qui hoạch sử dụng đất đai để đề ra phương hướng, kế hoạch bắt mọi người phải làm theo. Nó chính sách cứng, là cái khung cho mọi hoạt động diễn ra trong đó. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện tính chính sách rất cao. Nhưng không phải thế mà qui hoạch sủ dụng đất đai là vĩnh viễn, không thay đổi. f. Tính khả biến Với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi. Vì vậy, dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đoán truớc,theo nhiều phương diện khác nhau, qui hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời lỳ nhất định. Càng ngày xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đời sống của con người đòi hỏi càng cao, các nhu cầu luôn biến đổi, cùng với những thay đổi đó các chính sách của nhà nước và tình hình kinh tế cũng thay đổi theo. Do đó, các dự kiến qui hoạch là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của qui hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là qui hoạch động. 3. Những căn cứ quy hoạch sử dụng đất đai. 3.1. Căn cứ vào qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là qui hoạch tầm vĩ mô của nhà nước, nhằm bố trí, xắp xếp các ngành nghề, các nguồn lực sản xuất xã hộisao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Quy hoạch tổng thể phất triển kinh tế xã hội xây dựng mục tiêu, phương hướng và kế hoạch cho các hoạt động của toàn bộ lĩnh vực trong xã hội. Góp phần thúc đẩy phất triển kinh tế đất nước một cách toàn diện và bền vững. Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội là cơ sở cho các quy hoạch khác xác định và định hướng thực hiện. Quy hoạch tổng thể định hướng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong xã hội, nó vạch ra hướng đi ở tầm vĩ mô cho các ngành các lĩnh vực nhằm thúc đẩy các ngành phát triển đúng hướng. Nó chỉ ra nhu cầu của các ngành, trong đó chỉ rõ nhu cầu sử dụng đất của các ngành. Bởi vì đất đai là tiền đề, là cơ sở, là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất trong xã hội. Từ bộ khung mà quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội xây dựng lên giúp cho quy hoạch sử dụng đất đai cũng như các quy họach khác thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một bộ phận của qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Qui hoạch sử dụng đất căn cứ vào bộ khung của qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã vạch ra sẵn, để cụ thể hoá và chi tiết hoá các chi tiết các nhân tố của qui hoach tổng thể. Trong quy họach tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã xác định rõ qui mô, địa điểm và phương hướng hoạt động của tùng vùng,từng lĩnh vực. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ việc can cứ ngay vào qui hoạch tổng thể phất triển kinh tế xã hội mà bố trí, xắp xếpphân bố đất sao cho đầy đủ, hợp lí và hiệu quả cao nhất, mà không phải làm lại qui hoạch từ đầu. 3.2. Căn cứ pháp lý của qui hoạch sử dụng đất đai ý chí của toàn đảng, toàn dân về vấn đề đất đai đã được thẻ hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như hiển pháp, luật và các văn bản dưới luật. Những văn bản tạo cơ sở vũng chắc cho công tác lập qui hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất đai, giúp giải quyết về mặt nguyên tắc nhũng câu hỏi đặt ra: sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập qui hoạch sử dụng đất đai.Trách nhiện lập qui hoạch sử dụng đất đai, nội dung lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thẩm quyền xét duyệt qui hoạch, kế hoạh sử dụng đất đai. a. Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập kế hoạch sử dụng đất đai Hiến pháp nưqớc cộng hào xã hộa chủ nghĩa việt nam năm 1992 đã khẳng định " đất đaithuộc quyển sở hữu toàn dân", " nhà nứoc thốn nhất quản lý đất dai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả" ( chương II điều 18 ). Điều 1 luật đất đai năm 1993 cũng nêu rõ: " đất đai thuộc sở hữu toàn dân donhà nứơc thống nhất quản lý ". Điều 13 luật đất đai xác định một trong nhựng nội dung quản lý nhà nước về đất là: " quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất ". Điều 18,điều 1, điều 13 có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho t a biết đất đai của nhà nước ta là do ngưòi dân làm chủ, nhân dân có quyền quýết định sử dụng đất. Nhưng do tầm quan trọng của đất đai, nhà nước đúng ra làm người đại diện cho nhân dân thống nhất quản lý đất đai và có quyển quyết định và định đoạt việc sử dụng đất đai đúng mục đích và có hiệu quả. Nó cũng đặt ra yêu cầu phải quản lý đất đai theo qui hoạch. Mặt khác, điều 19 luật đất đai cũng đã khẳng định : “ căn cứ để quyết định giao đất là qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt “. Tức là việc giao đất cho các đối tượng sử dụng là phải dựa trên qui hoạch và phù hợp với qui hoạch. ở điều 17 luật đất đai năm 1993 qui định rõ nội dung tổng quát của qui hoạch sủ dụng đất. Vì vậy, công tác lập qui hoạch sử dụng đất đai mang tính chất pháp lý rất cao. Do đó, để sử dụng và quản lý đất đai một cách có hiệu quả nhất thiết là phải qui hoạch. b. Trách nhiệm lập qui hoạch sử dụng đất đai Điều 16 luật đất đai năm 1993 qui định rõ trách nhiệm lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính, theo ngành cũng như theo trách nhiệm của ngành địa chính về công tác này: - Chính phủ lập qui hoạch. kế hoạch sử dụng đất đai của cả nước -UBND các cấp( tỉnh, huyện, xã )lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình( qui hoạch theo lãnh thổ hành chính ), trình hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan nhà nứoc có thẩm quyềnxét duyệt. - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ căn cứ vào quyền hạn của mình lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất dai cho ngành, lĩnh vực mình phụ trách để trình chính phủ xét duyệt( qui hoạch ngành ). - Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp chính phủ và UBND các cấp lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai (bốn cấp lãnh thổ hành chính, bốn cấp cơ quan ngành ). c. Nội dung lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Điều 17(luật đất đai năm 1993) quy định nọi dung tổng quát của qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai : * Nội dung qui hoạch sử dụng đất đai bao gồm: Một là, khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng của từng đại phương và cả nước. Tức là việc ta bố trí địa điểm và phân bổ quĩ đấtcho các nghành theo nhu cầu sử dụng đất đai cho phát triển các ngành trên từng địa phương trong cả nước. Hai là, điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phất triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước. Xã hội ngày càng có xu hướng đi lên, nhu cấu sử dụng đất cho phất triển các ngành ngày càng tăng. Do đó, việc bố trí, phân bổ và điều chỉnh lại quĩdất đai cho các ngành là việc lên làm. * Nội dung kế hạch sử dụng đất đai boa gồm : Một là, khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch. Thường thời gian qui định từ 10 đến 20 năm và lâu hơn nữa. Do đó, để cho quá trình thực hiện nọi dung qui hoạch đã làm đựoc dễ dàng người ta chia thời gian qui hoạch thành các kế hoạch 5 năm hoặc 10 năm để thực hiện dần. Hai là, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai được thực hiện trên cái khung mà qui hoạch sử dụng đất đai chỉ ra. Do đó, kế hoạch sử dụng đất đai bị giới hạn trong cái khung đó và được điều chỉnh cho phù hợp với qui hoạch. d. Thẩm quyền xét duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Điều 18 ( luật đất đai năm 1993 ) quiđịnh thẩm quyền xét duyệt qui hoạch,kế hoạch sử dụng đất đai : * Quốc hội qui định qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phậm vi cả nước. * Chính phủ xét duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các cán bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. * uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của uỷ ban nhân dân các cấp dưới trực tiếp. Ngoài các văn bản chính có tính pháp lý ở mức độ cao ( hiến pháp và luật phấp đất đai ). Còn có các văn bản dưới luật cũng như văn bản ngành trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa, căn cứ, nội dung và hướng dẫn phương phấp lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như: nghị định 404/cp, ngày 7/11/79; nghị định 34/cp,ngày 23/4/1994; chỉ thị 247/ ttg, ngày 28/4/1995; chỉ thị 245/ ttg, ngày 22/4/1996; thông tư 106/ QHKH?ĐC,ngày 15/4/19991;công văn 518/ CV-ĐC,ngày 10/9/1997; qquyết định 657QĐ/ĐC,ngày 28/01/1995...Tuy nhiên, trong nhữnh năm qua việc ban hành một số văn bản dưới luật để cụ thể hoá cơ sở pháp lý của qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, còn chậm. Như chưa có nghị định của chính phủ về công tác lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, các thông tư của tổng cục địa chính về công tác lập qui hoạch,kế hoạch sử dụng đất. 3.3. Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai và tiểm năng đất đai. Để qui hoạch sử dụng đất đai đạt tính hiệu quả cao, các nhà qui hoạch chỉ căn cứ vào qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,căn cứ pháp lý của qui hoạch sử dụng đất mà còn phải căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng sử dụng đất đai nữa. Tuỳ vào tiềm năng đất đai mỗi vùng, hiện trạng sử dụng đất đai của từng nơi, các nhà qui hoạch phải nắm chắc tình hình sử dụng đất của từng nơi đó như: tổng quĩ đất tự nhiên, quĩ đất cho phất triển các ngành, các vùng và tất cả các thành phần kinh tế quốcdân. Từ đó, họ nắm được nhữnh thuận lợi cũng như khó khăn, những vấn đề đạt được và chưa đạt được trong quá trình sư dụng đất. Việc qui hoạch sử dụng đất phải dựa trên những số liệu thực tế của quá trình sử dụng đất để biết, để đánh giá xen chỗ nào là qui mô thích hợp, chưa thích hợp, sử dụng đất chư hợp lý, chưa tiết kiệm, phát hiện ra nhũng vùng, các thành phần có khả năng mở rộng qui mô trong tương lai. Lấy nó làm căn cứ, làm cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp và phân bố đất đai sao cho đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm cao nhất. 4. Nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai. 4.1. Tổ chức điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ. Bước đầu tiên này rất quan trọng, nó là cơ sở để thực hiện các bước sau.Do đó, trong bước này càng làm kĩ bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các bước sau bấy nhiêu. Nội dung cụ thể phải thực hiện bao gồm các công việc sau: - Thu thập và phân loại các thông tin, số liệu, tư liệu, bản đồ về đất đai.thông qua các chỉ tiêu đặt ra, ta xuống tận cơ sở cần qui hoạch để thu thập thông tin và ở các trung tâm lưu trữ tư liệu khác. -Sau đó ta phải đánh giá độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập được, dùng các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật và môi trường để đánh giá xem độ sát thực của thông tin được bao nhiêu phần trăm. - Từ đó ta nội nghiệp mới hoá thông tin, số liệu, bản đò. - Xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp : Chính là xác định nhựng nội dung, địa điểm cần khảo sát thực địa. Đưa ra các kế hoạch điều tra, đo vẽ bản bổ sung, kế hoạch tiến hành khảo sát thực địa, xây dựng phương pháp, tổ chức điều tra thông tin bổ sung. Sau đó ta phải kết hợp xử lý nội nghiệp và ngoại nghiệp chuẩn hoá các thông tin, số liệu, bản đồ. - Tổng duyệt các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản, thông tin, bản đồ và chọn các số liệu gốc. - Xác định cơ sở pháp lý của bộ số liệu gốc. 4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất và kinh tế xã hội - Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai: ta phải dựa trên các chỉ tiêu về qui mô đất, cơ cấu đất đai, chủng loại đất đai và chất lượng đất đai. Từ đó đánh giá mức độ biến động đất đai qua các năm. Phân tích nguyên nhân dẫn đến những biến động đó. Đánh giá tình hình sử dụng đã hợp lý chưa, phân bổ, bố trí địa điểm có phù hợp không. Rút ra nhũng mặt tồn tại và đã đạt được. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai, dựa vào rất nhiều các chỉ tiêu như: GDP chung và GDP bình quân đầu người, thu nhập, tiêu dùng tích luỹ của dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( theo ngành.theo lãnh thổ ). Về dân số, dân số trong nông nghiệp và phi nông nghiệp, dân số đô thị và nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số, dự báo biến động dân số trong tương lai. Thực trạng phát triển của các đô thị: thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và các vùng ven đô. Từ đó ta đánh giá nhu cầu sử dụng đất đai cuả các đô thị đó trong tương lai. Đánh giá tốc độ phát triển của các ngành: công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng và dịch vụ du lịch, nghỉ mát, văn hoá thể thao. Dựa trên nhữnh chỉ tiêu về qui ô, cơ cấu các ngành, nhu cầu phát triển của các ngành. Đánh giá các chính sách mới của chính phủ về phất triển kinh tế xã hội gây áp lực về cường độ sử dụng đất đai. Đánh giá mức độ tác dụng của các chính sách đến đời sống nhân dân: khuyến khích làm giầu, mở cửa, đối tác với nước ngoài, gọi vốn đầu tư, tác dụng mạnh mẽ của kinh doanh bất đống sản. 4.3. Dự báo các nhu cầu sử dụng đất đai Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp ( đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và cây ăn quả, đất đồng chăn thả, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản ),dự báo nhu cầu đất phi nông nghiệp ( đất cho khu dân cư nông thôn, đất cho phát triển đô thị, đất cho phát triển cây công nghiệp và dịch vụ, đất cho phất triển giao thông, đất cho nhu cầu phất triển thuỷ lợi...). Ta phải dự báo được giá trị sản xuất của các ngành như giá trị ngành nông nghiệp, giá trị công nghiệp, ngành dịch vụ và ngành gia thông....Dự báo qui mô của các ngành, cơ cấu các ngành. Những căn cứ dự báo nhu cầu sử dụng đất: - Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của từng ngành. - Căn cứ quí đất hiện có bao gồm cả số lượng,đặc điểm tài nguyên đất và khả năng mở rộng diện tích cho một số muạc đích sử dụng. -Căn cứ vào khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong các gia đoạn. Từ đó có thể dễ dàng xác định được nhu cầu sử dụng đất ứng với số vốn và khoa học kỹ thuật. - Căn cứ vào lực lượng lao động, lịch sử và thực trạng năng suất cây trồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của từngngành. Lực luợng lao dộng mà có trình độ tay nghề cao thì khả năng mở rộng qui mô sản xuất lớn và ngược lại. Thực trạng năng suấtcây trồng mà cao thì qui mô và cơ cấu cây trồng cũng thay đổi. Do vậy, việc dự báo nhu cầu sử dụng đất luôn phải căn cứ vào các nhân tố này. - Nhu cầu về nguyên liệu cho ngành công nghiệp ( gỗ cho xây dựng, gỗ để xản xuất hàng tiêu dùng, đất để sản xuất vật liệu xây dựng,…) khi nền công nghiệp vàng phát triển, nhu cầu về nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp cũng như các ngành khác ngày càng gia tăng. Điều đó, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai đáp ứng cho các ngành luôn thay đổỉ. - Căn cứ vào tốc độ gia tăng dân số, phất triển đô thị, các điều kiện về kết cấu hạ tằng, tính kịch sử các tụ điẻm dân cư và các điều kiện địa hình, thuỷ văn. 4.4. Xây dựng phương án qui hoạch sử dụng đất đai Sau khi ta dự báo đầy đủ nhu cầu sử dụng đất đai ( 6 loại đất chính ), xác định được nhu cầu biến động của từng đất đai. Từ đó, ta xâu dựng dự án qui hoạch sử dụng từng loại đất đai.Nội dung chính của bước xâu dựng phương án qui hoạchsử dụng đất này là phân bố, bố trí từng loại đất đai cho các nhu cầu đẫ dự báo theo các phương ánlựa chọn. Xác định rõ ràng vùng này là đất gì, qui mô bao nhiêu, chuyển bao nhiêu đất nông nghiệp sang các ngành khác, phân bổ như thế nào( bao nhiêu cho đất trồng cây hàng năm, lâu năm, đất vườn tạp trong khu vực dân cư, đất ở dành ho chăn nuôi...). Tương tự như vậy, ta cũng phân bố quĩ đất các loại cho các nhu cầu theo các chỉ tiêu đặt ra. Việc phân bố quĩ đất đai trên là dựa vào một số căn cứ sau: căn cứ vào mục tiêu phất triển kinh tế xã hội đẫ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào hiên trạng sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và tính khả thi của việc khai thác mở rộng diện tích các loại đất. 4.5. Tổng hợp các phương án qui hoạch sử dụng từng loại đất đai. Từ bước trên ta xây dựng song phương án qui hoạch sử dụng từng loại đất đai. Trong bước này, ta tổng hợp toàn bộ các phương án qui hoạch sử dụng đất chung. Từ đây ta xác định rõ được vùng nào có tổng diện tích bao nhiêu, đất nông nghiệp chiếm bao nhiêu, đất khu dân cư, đất giao thông....chiếm bao nhiêu và nhiệm vụ phải thực hiện của vùng đó. Đó chính là việc ta hoàn thiện bản đồ qui hoạch sử dụng đất đai. Trên bản đồ phản ánh toàn bộ phương hướng và nội dung đất đai trong tương lai. Nội dung bản đồ qui hoạch sử dụng đất đai bao gồm : - Ranh giới hành chính, các yêu tố chủ yếu, mạng lưới thuỷ lợi, mạng luới giao thông. - Hiện trạng các loại đất theo từng mục đích sử dụng. - các lọai đất theo qui hoạch: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. 4.6. Kế hoạch thực hiện sử dụng đất đai. Nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai đã được thể hiện rõ ở bước trên.Do đó,ta chỉ việc xâu dựng từng bước đi cụ thể hoá các nội dung đó đưa vào thực tiễn. Ta chia quá trình thực hiện qui hoạch sử dụng đất thành các gia đoạn,trong các giai đoạn đoa a thực hiện nhũng nội dung cụ thể đã vạch ra sẵn trong phương án qui hoạch chung .Phải chỉ rõ được cái gì làm trước, cái gì làm sau,thời gian hoàn thành mỗi giai đoạn là bao nhiêu.Trong mỗi giai đoạn thực hiện sẽ gập phải một số vướng mắc,để giải quyết những khó khăn đó thì cần cos nhũnh biện pháp nào hoặc có những giải phấp nào để tháo gỡ. 5. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với các qui hoạch khác 5.1. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch tổng thể phất triển kinh tứ xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triểnkinh tế xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị cấp dưới. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việi xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một nhiệm vụ chủ yếu. Còn đối tượng của qui hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án qui hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý. Như vậy, qui hoạch sử dụng đất đai là qui hoạch tổng hợp chuyên ngành,cụ thể hoá qui hoạch tổng thể phất triển kinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điếu hoà thống nhất với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. 5.2. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch phát triển nông nghiệp. Qui hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới qui mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm, . .. trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của qui hạch sử dụng đất đai. Qui hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên qui hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng của các ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô,khống chế và điều hoà qui hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại qui hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng cần thiết và không thể thay thế lẫn nhau. 5.3. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch đô thị. Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội và phát triển của đô thị, qui hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, qui mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách toàn diện hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển của đô thị được hài hoà và có trật tự, tạo những điều kiện có lợi cho cuộc sốngvà sản xuất. Tuy nhiên, trong qui hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, qui mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai như bố cục không gian trong khu vực qui hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị và qui hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, qui mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng. ...,trong qui hoạch đô thị sẽ được điều hoà với qui hoạch sử dụng đất đai. Qui hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị. 5.4. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai cả nước với qui hoạch sử dụng đất đai của địa phương. Qui hoạch sử dụng đất đai cả nước với qui hoạch sử dụng đất đai của đại phương cùng hợp thành hệ thống qui hoạch sử dụng đất đai hoàn chỉnh. Qui hoạch sử dụng đất đaicả nước là căn cứ của qui hoạch sử dụng đất đai các địa phương ( tỉnh, huyện, xã ). Qui hoạch sử dụng đát đai cả nước chỉ đạo việc xây dựng qui hoạch cấp tỉnh,qui hoạch cấp huyện xây dựng trên qui hoạch cấp tỉnh.Mặt khác, qui hoạch sử dụng đất đai của các địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ dể chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện qui hoạch sử dụng đất đai của cả nước. 5.5. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch các ngành Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Qui hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của qui hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế qui hoạch của qui hoạch sử dụng đất đai. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch các ngành là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về qui hoạch theo không gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tủ tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ ( qui hoạch ngành ); một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục ( qui hoạch sử dụng đất ). 6. Những phương pháp chính xây dựng qui hoạch. 6.1. Phương pháp cân đối. Quá trình xây dựng và thực thi qui hoạch tổng thể sử dụng đất là quá trình diễn thể của hệ thống sủ dụng đất dưới sự điều khiển của con người, trong đó đề cập đến sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới. Thông qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện sự cân bằng tương đối về tình trạng sự dụng đất ở một thời điểm nào đó. Mục đích của việc áp dụng phương phấp cân đối: - Điều hoà mối quan hệ giữa các ngành: nông nghiệp -lâmnghiệp -ngư nghiệp. - Điều hoà mối quan hệ giữa nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. - Điều hoà mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất phi nông nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của việc áp dụng phương pháp cân đối là xác định các phương án cân đối và lựa chọn phườg án cân đối cho việc sử dụng các lại đất, lập các chỉ tiêu khống chế các loại đất phi nông nghiệp, hướng dẫn phương án phân phối và điều chỉnh sử dụng đất cấp dưới. Nội dung của phương án cân đối: - Phương pháp cân bằng chỉ tiêu sử dụng đất. Việc thực hiện phương pháp này nhằm thống nhất được các chỉ tiêu khung và các chỉ tiêu sử dụng các loại đất của các ngành. Phương pháp này dựa trên cơ sở mục tiêu,nhiệm vụ,khả năng phát triển của mỗi ngành, nhu cầu về diện tích và đặc điểm của loại đất sử dụng cũng như vị trí phân bổ các ngành để đưa ra dự thảo các chỉ tiêu sử dụng đất.Thôngqua hộ nghị hoặc hội thảo giữa các ngành, tiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu phân bổ và sử dụng các loại đất - Phương pháp cân đối tổng hợp: phương pháp này được thể hiện qua việc xác định một cơ cấu tối ưu các loại đất trên cơ sở cân đối diện tích hiện có cũng như tổng diện tích thờikỳ qui hoạch. Khi áp dụng phương pháp này cần lưu ý : Một là, trên cở sở xem xét tầm quan trọng, xác định thứ tự ưu tiên về phân bổ và sử dụng đất đai giữa các ngành cũng như trong nội bộ từng ngành.Điều này có nghĩa xác định phân bổ và điều chỉnh qui mô sử dụng đất đai cho các ngành,trong từng ngành phải đảm bảo yêu cầu có trọng điểm, toàn diện. Hai là, ưu tiên dành đất cho sản xuất nông nghiệp. Ba là, xem xét đầy đủ khả năng cung cấp quí đất về số lượng, chất luợng,vị trí. ...cũng như các tiềm lực về vốn, lao động công nghệ để điều hoà tối đa yêu cầu sử dụng đất theo dự báo cho các ngành. Trong quá trình sử dụng phương pháp cân đối phỉa quán triệt hai vấn đề sau đây: Một là, kết hợp phân tích định tính và định lượng. Phân tích định tính là sự phán đoán các mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển kinh tế, xã hội với sử dụng đất, giữa các ngành và các bộ phận với sử dụng đất trên cơ sở điều tra và xử lý. Đây là công cụ để giúp nhận thức được các số liệu có tính qui luật trong sử dụng đất. Phân tích định lượng là dựa trên phương pháp số hoạ để lượng hoá mối tương quan giữa sử dụng đất với phất triển kinh tế xã hội và với sự phát triển các ngành, các bộ phận. Quy hoạch sử dụng đất đai là công việc phức tạp và khó khăn. Nhiều vấn đề sử dụng đất có tính qui luật, phương pháp định tính là công cụ đắc lực giúp nhận thức đúng và làm rõ những qui luật đó. Trong trường hợp thông tin tư liệu chưa hoàn thiện, việc phối hợp thống nhất giữa tri thức khoa học và phán đoán kinh nghiệm có tác dụng vô cùng quan trọng. Phương pháp kết hợp đó được thể hiện theo trình tự từ phân tích định tính,nghiêncứu đánh giá hiện trạng sử dụng đát,phát hiện những vấn đề tồn tại và xu thế phát triển. Sau đó trên cơ sở những thông tin,căn cứ thu thập được sẽ luợng hoá bằng phương phápsố học.Như vậy,kết quả qui hoạch sẽ phù hợp vớ thực tế hơn. Hai là, kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô. Phân tích vĩ mô là nghiên cứu phân bố và sử dụng đất trên bình diện rộng: tổng thể nền kinh tế quốc dân. Phân tích vi mô là nghiên cứu phân bổ và sử dụng đất mang tính cục bộ từng ngành,từng bộ phận. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai bất đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo,mục tiêu chiến lược của qui hoạch tổng thể,đồng thời căn cứ tình hình thực tế của các đối tượng sử dụng đất, cụ thể hoá, làm sâu thêu, hoàn thiện và tối ưu hoá qui hoạch. 6.2. Các phương pháp toán kinh tế và ứng dụng công nghệ tin học trong qui hoạch sử dụng đất đai. Do đặc điểm của đất đai rất đa dạng với nhiều chức năng sử dụng, nên việc áp dựng phương pháp toán kinh tế về dự báo trong qui hoạch đất đai trở thành hệ thống lượngtương đối phức tạp mang tính xác suất. Đó là một quá trình đòi hỏi sức sáng tạo. Để áp dụng phương pháp này, trước hết phải phân tích các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc dự báo sử dụng tài nguyên đất. Có thể chia làm hai nhóm: Một là, nhóm nhu cầu phất triển kinh tế xã hội; bao gồm sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp, phân bố công nghiệp xây dựng, giao thông liên lạc, thành phố, các khu dân cư nông thôn, khu nghỉ ngơi,đất quốc phòng,rừng đất chưa sử dụng. ... Hai là, Nhóm tiến bộ khoa học kỹ thuật: gồm kỹ thuật canh tác, làm đất, tưới tiêu, các phương pháp hoá học, vật lý và sinh học về cải tạo đất, các biệp pháp nông, lâm, thuỷ,chống sói mòn.... Dự báo sử dụng đất có thể thực hiện theo trình tự: phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, dự báo tiềm năng và khả năng cải tạo đất, cân đối nhu cầu sử dụng đất trong tương lai. Việc áp dụng phương pháp toán kinh tế và dự báo sử dụng đất phải đạt mục đích lá xác định được hàm mục tiêu tối ưu: thu được lượng sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu. Hàm mục tiêu chứa đựng hai biến số: nhu cầu sử dụng đất và sản lượng thu được với điều kiện ràng buộc là vốn, lao động để sử dụng và bảo vệ đất đai. Trong công tác lập qui hoạch sử dụng đất đai các cấp, việc ứng dụng công nghệ tin học và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý ( GiS ) là một yêu cầu cấp thiết, công nghệ tin học cho phếp tạo những thay đổi cũng như tạo điều kiện cải tiến quá trình xây dựng các loại bản đồ phục vụ qui hoạch. Công nghệ GiS giúp cho công tác quản lý lưu trữ và hệ thống hoá mọi thông tin cần thiết về các loại bản đồ trên máy tính trong một thời gian dài, tạo khả năng bổ sung, cập nhật thường xuyên và tra cứu dễ dàng tốt theo yêu cầu của công việc. 7. Vài nét tổng quát về qui hoạch sử dụng đất đai của một số nước. 7.1. Philippin Tồn tại ba cấp lập qui hoạch: cấp quốc gia, sẽ hình thành những hướng dẫn chỉ đạo chung, cấp vùng triển khai một khung chung cho qui hoạch theo vùng và cấp quận, huyện. Chịu trách nhiệm triển khai cụ thể đồ án tác nghiệp. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giữa các ngành và các quan hệ giữa các cấp lập qui hoạch khác nhau,đồng thời cũng taọ điều kiện để các chủ sử dụng đất tham gia. ở philipin nhấn mạnh vai trò pháp luật cả ở cấp quốc gia và cấp vùng. Pháp luật về sở hữu đất đai là hết sức quan trọng, ví dụ như chương trình tái giao cấp đất, việc thực hiện các đồ án qui hoạch đất lâm nghiệp,luật về các đất đai công cộng và luật về các khu vực có đất đai bị giảm giá. Kinh nghiệm cho thấy cần phải có một luật chung về sử dụng đất đai và đôi khi cũng thấy cần nâng caopháp lệnh về môi trường là một vấn đề đặt ra. 7.2. Braxin Có thể thấy hai trường hợp về vai trò của chính phủ trong công tác lập qui hoạch: Một là, thiếu sự chỉ đạo của chỉnh phủ trong việc chỉ đạo triển khai các dự án: không có quyết định của trung ươngvề cá dự án đặc biệt ở vùng amadon.không có sự đánh giá tiến bộ thực hiện, xem xét tiềm năng phát triển của vùng,việc nhập tự do từ miền nam nước này đã gây ra những vấn đề xã hội rất nghiêm trọng. Hai là,mặc dù đã có các khuyến cáo của các chủ sử dụng đất thuộc các lĩnh vực khác nhau, những giải pháp triển khai cụ thể không được hình thành,không có được sự lựa chọn và thực thi trong việc sản xuất nông nghiệp,nghề cá và du lịch. ...trong những lĩnh vực có sự thành công cũng còn xa vời mới thấy vai trò của chính phủ, các tổ chức nghiên cứu ở cấp trung ương cung cấp các thông tin kém độ tin cậy, ví dụ về đất, về thuỷ nông, về kinh tế. .. 7.3. Đức Nước này có cách tiếp cận qui hoạch tổng thể theo từng giai đoạn. Chính phủ cùng với sự tham gia của 16 bang chưa đưa ra những hướng dẫn về qui hoạchtheo vùng,các loại bản đò và báo cáo thuyết minh cho thấy việc giao cấp đất rộng rãi chonhững sử dụng khác nhau. Các hướng dẫn này được sử dụng lảm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp các bang, giai đoạn tiếp sau nó được xây dựng thành nhữngđồ án tác nghiệp ở cấp vùng. 7.4. Bê-nanh Thông qua các tổ chức chuyên môn của mình, chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng đất đai và điều này hình thành đưọc những cơ sở cho việctriểnkhai những kế hoạch sư dụng đất đai. Điều này được tiến hành với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị độc lập qui hoạch cấp chính phủ.Các kế hoạch sử dụng đất đai có tính pháp luật để tăng cường. Và sau đó, chính phủcũng có vai trò quan trọng trong những chương trình khuyến khích bảo vệ đất thông qua việc nghiên cứu,đáo tạo giáo dục năng cao dân trí. Chính phủcó trợ giúp ban đầu về kỹ thuật và tài chính cho các dự án sử dụng đất lâu bền với quan điểm đầy đủ về chức năng sản xuất của đất đai; thực phẩm, vải sợi, gỗ củi...Đồng thời khuyến khích sự hợp tác giữa các cấp lập qui hoạch khác nhau cũng như việc tham gia của nhân dân,đặc biệt là ở cấp làng xã. 7.5. Hung-ga-ri Có thể là vấn đề đặc biệt quan trọng tồn tại và cũng giống như ở một số nướckhác đang trongthời kỳ qúa độ. Sự thay đổi từ một hệ thống ra quyết định tập trung sang cơ chế qui hoạch tập trung hoá cùng với hướng tới tư nhân hoá mang lại những thay đổi to lớn về kinh tế, cơ cấu, tổ chức, xã hội. Do đó có những thay đổi đó những nước này cần xây dựng hệ thốngpháp luật. Tuy nhiên đang gặp trở ngại lớn là năng lực và thể chế còn thiếu và yếu, không để xây dụng những vấn đề có tính chất thủ tục của việc lập qui hoạch xây dựng bộ máy quản lý. 7.6. Pháp Họ lưu ý hai cơ chế can dự vào việc lập qui hoạch : Một là, cơ cấu tổ chức (hay gọi lá cơ chế kế hoạch ) giống như là nền tảng về thể chế và các cơ quan quan phối hợp hợp tác. Hai là, cơ chế ngẫu nhiên ( hay gọi là cơ chế nóng ) được tiến hành bởi những nhóm tác nghiệp tác động vào sự phát triển đặc biệt ngẫu nhiên, ví dụ việc xây dựng những con đường thẳng cắt ngang một khu rừng quốc gia, việc đóng một nhà máy lớn. .. Phần ii: Phương hướng quy hoạch sử dụng đất đai xã Tam Hiệp- Thanh trì - Hà Nội. I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội. 1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường. 1.1. Vị trí địa lý. Tam Hiệp là xã ngoại thành nằm về phía nam của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 10 km, sát với trục đường quốc lộ 1A. - Phía Bắc giáp xã Hoàng Liệt. - Phía Tây giáp xã Thanh Liệt. - Phía nam giáp xã Vĩnh Quỳnh và Tả Thanh Oai. - Phía Đông giáp thị trấn Văn Điển. Tam Hiệp là xã nằm gần trung tâm thành phố, có hệ thống giao thông thuận lợi. Có đường 70A chạy xuyên qua xã nối quốc lộ 1 với thị xã Hà Đông- Hà Tây, là xã ở cáh trung tâm huyện không xa, lại có giao thông thuận lợi. Do đó, có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển về nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và thương nghiệp. Ngay trên địa bàn xã cũng có 22 cơ quan xí nghiệp nhà máy của Trung ương và địa phương đang hoạt động rất tích cực. 1.2. Địa hình, địa mạo. Tam Hiệp là xã có đặc trưng của Đồng Bằng Châu thổ Sông Hồng, có tổng diện tích mặt bằng tự nhiên là 318,3826 được phân bố không đồng đều, lại bị chia cắt thành nhiều ô cao trũng và đan xen với các cơ quan, xí nghiệp nhà máy thành từng vùng gây khó khăn cho xây dựng hệ thống thuỷ nông đồng bộ và hoàn chỉnh. Xét tổng thể bề mặt của xã thì với 53,4% diện tích là trũng và thấp. Do đó, có thể đưa ra nhận xét chung là địa hình của xã là tương đối thấp. Vì vậy, cần phải có nhiều biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống tưới tiêu nước để có thể đa dạng hóa các loại cây trồng. 1.3. Khí hậu. Thời tiết khí hậu ở xã Tam Hiệp cũng như các xã khác ở trong vùng, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gío mùa: Mùa đông lạnh khô từ tháng 10 đến tháng 3năm sau, mùa hè nóng ẩm từ tháng tư đến tháng 9. Khí hậu xã Tam Hiệp có đặcu điẻm sau: - Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1700 – 1900 mm/năm, chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9. - Số nắng khá cao từ 1400- 1800 giờ, tháng có số giờ nắng cao là vào trháng 7 len tới 200 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 3 khoảng 50 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,4ôC, tháng 6 có nhiệt độ nóng nhất bình quân 31oC, tháng 1 lạnh nhất bình quan khoảng 14oC. - Độ ẩm không khí bình quân năm là 84%, độ ảm cao nhất vào tháng 3 bình quan 98%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 (61%). Tổng tích ôn nhiệt hàng năm cao từ 8.4000C đến 8.7000C. - Gió thổi theo hai mùa rõ rệt: Gió đông Nam thịnh hành vào mùa mưa, gió mùa Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô. Với đặc điểm khí hậu thời tiết ở trên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tạora khả năng gieo trồng nhiều vụ trong năm. Song do sựthất thường của khí hậu thời hiệt đới gió mùa như năm rét sớm, năm rét muộn, năm rét đậm, mưa rét kéo dài, năm mưa nhiều, mưa tập trung, năm nắng khô nóng,… gây khô hạn, úng lụt, gió bão có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. 1.4. Thuỷ văn, nguồn nước. Xã tam Hiệp có hai nguồn thuỷ văn chính: Có con sông Tô Lịch chảy qua đưa nguồn nước thải của thành phố và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, sông này là nơi chứa nước thải của thành phố nên mức độ ô nhiễm rất cao, do nguồn nước thải này chưa xử lý được. Lưu lượng chủ yếu, hơn nữa dân chúng tận dụng mặt sông thả rau muống, rau rút đã làm cản trở dòng chảy gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu úng khi gặp mưa lớn dồn dập nhiều ngày. Do địa hình cao thấp không đồng đều, lại thấp nên trong xã có một số ao, hồ nhỏ ứng dụng vào việc tích thuỷ và kết hợp với thả cá, chăn nuôi,… 1.5. Các nguồn tài nguyên. 1.5.1. Tài nguyên đất. Tam hiệp có tổng diện tích tự nhiên là 318,3826 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 52,37%, đất chuyên dùng chiếm 24,93%, đất ở chiếm 13,07%, đất chưa sử dụng chiếm 9,63%, trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm tới 77,85%, đất nước nuôi cá chiếm 22,15%. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là đất thịt nhẹ và cát pha vùng trũng, cốt đất thấp hay bị ngập úng vào mùa mưa. Đất có độ phì khá, tạo lợi cho pháp triển nông nghiệp. Với điều kiện đất đai khí hậu thời tiết Tam Hiệp đã và sẽ là vùng cung cấp rau xanh cũng như thực phẩm tươi sống cho thành phố Hà Nội. 1.5.2. Tài nguyên nước. Xã Tam Hiệp có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nước cho nông nghiệp và dùng cho sinh hoạt. Mức nước ngầm cao cho nên khai thác dễ dàng. Tuy nhiên nghĩa trang Văn Điển đóng trên địa bàn với diện tích khá lớn làm cho nguồn nước ngầm không đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt hàng ngày của dân trong vùng. Hiện nay, chưa có số liệu chính thức về mức độ ô nhiễm. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chức năng Nhà nước cần tiến hành điều tra và sớm đưa ra các biện pháp xửt lý kịp thời tình trạng này. 1.5.3. Tài nguyên nhân văn. Tam Hiệp là xã có truyền thống lịch sử văn hoá từ lâu đời, nhân dân trong xã tin tưởng và gắn bó với đường lối của Đảng, với quê hương giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức, lối sống với những chuẩn giá trị mới, nổi lên là tính năng động xã hội, kinh tế, tích cực trong lao động sáng tạo. Nhân dân trong xã luôn hướng về học tập và rèn luyện đức, tài, lập thân, lập nghiệp nhất lầ trong lớp trẻ. Hơn nữa, Tam Hiệp còn là xã được tặng danh hiệu làng căn nghệ, làng ca hát. Trong những năm qua các loại hình văn hoá nghệ thuật quần chúng được khôi phục và phát triển rất mạnh; hình thành các câu lạc bộ thơ văn, các đội ngũ văn nghệ (tuồng, chèo, kịch nói, cải lương, các làn điệu dân ca). Câu lạc bộ văn hoá nhgệ thuật thôn Yên Ngưu đã đạt nhiều giải thưởng xuất xắc của huyện. Phòng trào thể dục thể thao phát triển mạnh, nhất là bóng đá nam và bóng đá nữ. 1.6. Cảnh quan và môi trường. Cảnh quan và môi trường của xã cơ bản vẫn còn giữ được nét tự nhiên vốn có của nó. Xã Tam Hiệp có con sông Tô Lịch chảy qua với lưu lượng nước chảy chậm, chu yếu là nước thải của thành phố và ngiã trang Văn Điển có diện tích lớn cho nên nguồn đất và nguồn nước ở đây bị ô nhiễm tương đối mạnh. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một số cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn như nhà máy phân Lân Văn Điển, nhà máy pin và một số nhà máy khác, hàng ngày các nhà máy này thải vào không khí một lương chất thải công nghiệp làm ô nhiễm hầu hết không khí chung của cả vùng. Các cơ quan xí nghiệp này do chạy theo cơ chế thị trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước đã và sẽ làm phá đi cái nét đẹp tự nhiên của cảnh quan môi trường. Mặc dù nhân dân tròng xã hết sức cố gắng trong việc giữ gìn sạch môi trường vệ sinh trong làng, xã. Hầu hết các thôn xóm đều có đội vệ sinh môi trường, gom rác thải vào đúng nơi qui định, và đã xây dựng mới và làm sạch hệ thống thoát nước tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, xét trên phương tiện tổng thể thì nguồn nước và không khí ở xã bị ô nhiễm tương đối nặng. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xemxét và đưa ra những biện pháp hữu hiệu, kịp thời và chính xác tới từng đơn vị gây ô nhiễm. 1.7. Đánh giá chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên. Với vị trí địa lý, thời tiết khí hậu và các nguồn tài nguyên của xã rất thuận tiện cho việc phát triển nền kinh tế toàn diện và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Một số diện tích đất nông nghiệp có thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây có giá trị hàng hoá cao, các cây ăn quả và hoa, cây cảnh,…, cần phải áp dụng những biện pháp mới nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao năng suất lao động. Trên đây là mặt thuận lợi của Tam Hiệp còn mặt khó khăn là phải nhanh chóng có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước và hạn chế các cơ quan xí ngiệp thải chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường. 2. Điều kiện kinh tế xã hội. 2.1. Tổng quan về thực trạng phát triển kinh tế xã hội. Tam Hiệp là một xã ngoại thành, nàm ở cửa ngõ phía Nam trên đường vào thành phố Hà Nội đặc điểm này chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội của nhân dân trong xã. Sản xuất kinh doanh và dịch của xãTam Hiệp nhằm đảm bảo cung cấp nông sản phẩm và dịch vụ phục vụ sản xuấtvà đời sống cho thành phố, đồng thời cung cấp lao động cho nhu cầu phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Lợi thế này là một tiềm năng lớn được khai thác và phát huy triệt để trong cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tể nông nghiệp nông thôn. Trước đây, Tam Hiệp cũng đã từng là vành đai thực phẩm của thành phố Hà Nội, cung cấp rau xanh, thực phẩm tươi cho thành phố. Hiện nay, trong cơ chế thị trường, Tam Hiệp đang từng bước chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp thuần tuý sang sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá nhằm dáp ứng nhu cầu đa dạng chủng loại và chất lượng cao về các loại nông sản phẩm. Thực trạng phát triển kinh tế của xã phản ánh qua cơ cấu ngành nghề: 2.1.1. Sản xuất nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, thả cá. Sản xuất nông nghiệplà thế mạnh của xã với hơn 62% số khấu nông nghiệp. Lại có lợi thế là gàn thị trường tiêu thụ nông sản phẩm như thị trấn Văn Điển, thị xã Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Diện tích trồng lúa cả năm là 261 ha, năng suất 38,5 tạ/ha, sản lượng 10048,5 tấn đạt giá trị 2993,75 triệu đồng. - Diện tích trồng rau các loại 49,22 đạt giá trị sản lượng 747,8 triệu đồng. - Diện tích trồng hoa 2,7 ha đạt giá trị 89,5 triệu đồng. Tổng đàn lợn toàn xã 320 con, chủ yếu chăn nuôi gia cầm để giải quyết nhu cầu sinh hoạt của gia đình, có một số ít gia đình nuôi theo hướng sản xuất kinh doanh. Ước tính sản lượng gia cầm khoảng 10 tấn/năm đạt giá trị sản lượng 225 triệu đồng. - Đàn gia cầm toàn xã có 12500 con, chủ yếu chăn nuôi gia cầm để giảI quyết nhu cầu sinh hoạt của gia đình, có một số ít gia đình nuôi theo hướng sản xuất kinh doanh. Ước tính sản lượng gia cầm khoảng 10 tấn/năm đạt giá trị sản lượng 397 triệu đồng. - Diện tích nuôi thả cá 36,9 ha, năng suất 26,5 tạ/ha đạt sản lượng 97,8 tấn và giá trị sản lượng đạt 880 triệu đồng. Xã có 3,6 ha nuôi cá giống, hàng năm cung cấp khoảng 10 triệu con cá giống. - Đàn đại gia súc toàn xã có 48 con bao gồm: trâu, bò và ngựa, chủ yếu gia súc dùng vào việc cày, bừa và vận chuyển. Giá trị bình quân gia súc khoảng 1,3 triệu đồng/con, tổng gía trị đàn gia súc toàn xã khoảng 62,4 triệu đồng. Tổng giá trị sản lượng ngành trồng trọt, chăn nuôi và thả cá toàn xã năm 2000 đạt 7830,02 triệu đồng. Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp tính bình quân cho 1ha đất nông nghiệp đạt 46,97 triệu đồng, tính cho một hộ nông nghiệp đạt 5,7 triệu đồng/ hộ và tính cho một khẩu nông nghiệp đạt 1,67 triệu đồng/khẩu. 2.1.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tam Hiệp trước kia là nơi có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khá phát triển, điển hình là nghề làm thảm cói, thảm đay, thảm bẹ ngô cung cấp cho thị trường Liên Xô và Đông Âu. Sau khi thị trường Đông Âu và Liên Xô không còn nữa thì ngành nghề tiểu thủ công nghiệp dệt thảm cũng bị đình đốn và cuối cùng bị phá sản. Hiện nay ở xã cũng xuất hiện một số loại hình ngành nghề mới giúp cho nhân dân xã cải thiện đời sống như có khoảng 300 gia đình sản xuất bao xi măng tái sinh, bao đựng cám, phân bón, song đây chỉ mang tính chất tạm thời và tương lai không thể là ngành nghề cơ bản vì thị trường tiêu thụ loại vỏ bao không được ổn định. Trong xã có một số xí nghiệp sản xuất gạch, hàng năm cho xuất xưởng khoảng 2,5 triệu viên gạch cung cấp cho nhu cầu xây dựng của thành phố và xây dựng trong xã, các xã lân cận. Các xí nghiệp này mới chỉ thút được một số ít lao động đang dư thừa của xã hội mà thôi. Bởi vì các xí nghiệp này với kỹ thuật còn thô sơ, thủ công là chính, chưa được trang bị những kỹ thuật hiện đại, qui mô còn nhỏ. Do đó cần được đầu tư nhiều mở rộng qui mô thu hút lao động nông dân của xã. Mấy năm qua các ngành nghề dịch vụ, cơ khí sửa chữa, điện dân dụng, may mặc đua nhau mọc lên nhưng qui mô chưa lớn. Công nghiệp chế biến(xay sát và nghiền thứa ăn gia xúc) ở Tam Hiệp có 5 máy xay sát liên hoàn và nghiền thức ăn gia súc với công suất 15 tấn/ ngày. Song mới chỉ sử dụng vào khoảng 50-60% công suất máy. Toàn xã có 20 xe tải, 23 xe công nông, 12 xe ngựa kéo, tổng trọng tải76 tấn, công suất bảm bảo sự lưu tông hàng hoá từ Tam Hiệp cung cấp vào nội thành và các vùng phụ cận. Toàn xã có 25 hộ đăng ký làm dịch vụ thương nghiệp bán hàng phục vụ nhu cầu dân sinh và sản xuất kinh doanh cho toàn xã và khoảng 300 hộ buôn bán nhỏ và dịch vụ ăn uống. Ngoài ra, xã Tam Hiệp còn có đội ngũ đông đảo các thợ nề, thợ mộc,…, có tay nghề cao cung cấp cho quá trình xây dựng và phát triển đô thị, thợ mộc có khoảng 50 người chuyên nghiệp và hàng trăm thợ nề chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, những lúc nông nhàn họ vào thành phố làm hêm tại các khu xây dựng và các vùng phụ cận khác. 2.1.3. Thu nhập và đời sống. Từ khi nhà nước có chính sách mới: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, phát huy thế mạnh kinh tế trong các hộ gia đình, đời sống của nông dân phần lớn được cải thiện. Cũng như mọi xã khác ở nông thôn, đời sống của nhân dân của xã đã có cải thiện đáng kể và được thể hiện ở một số mặt sau: - Giá trị tổng sản phẩm xã hội toàn xã: 16626 triệu đồng, trong đó nông nghiệp là 8149,68 triệu đồng, chiếm 49,1% tổng giá trị sản phẩm. - Giá trị tổng sản phẩm xã hội trên một đầu người là 2,21triệu đồng /người. - Bình quân lương thực cho một nhân khẩu là 117kg thóc/người/năm, cho một nhân khẩu nông nghiệp là 198,4kg thóc/ người /năm. Về thu nhập: - Thu nhập trên đầu người là 1,680triệu/năm. Riêng thu nhập từ nông nghiệp là 0,8232triệu đồng. - Thu nhập nông nghiệp trên một ha nông nghiệp là 42,2 triệu đồng/ha. - Thu nhập bình quân cho một hộ là 6,6 triệu đồng/năm. Riêng thu nhập từ nông nghiệp của một hộ là3,23 triệu đồng/năm. + Số hộ có thu nhập từ trên 50 triệu đồmh/năm là 1% + Số hộ có thu nhập từ 30-50 triệu đồng/ nămlà 3% + Số hộ có thu nhập từ 10-30 triệu đồng/năm là 8% +Số hộ có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/năm là 15% + Số hộ có thu nhập từ 3-5 triệu đồng/năm là 70% + Số hộ có thu nhập từ 1,5-3 triệu đồng/năm là 2,1% + Số hộ có thu nhập nhỏ hơn 1,5 triệu đồng là 0,9% 2.2. Dân số, lao động và việc làm. Theo số liệu thống kê của cán bộ dân số xã, tính đến ngày 1/4/1999 Tam Hiệp có 1630, trong đó hộ nông nghiệp 1367 hộ chiếm 83,86%. Tổng dân số xã 7523 người, trong đó khẩu nông nghiệp 4679 người, chiếm 62,20%, khẩu phi nông nghiệp chiếm 37,80%. Toàn xã có 4358 lao động, trong đó lao động nông nghiệp 2570 lao động, chiếm 59,0%. Dân số xã Tam Hiệp được phân bổ ở 3 thôn là: thôn Huỳnh Cung,thôn Yên Ngưu và thôn Tựu Liệt. Quy mô dân số thôn Huỳnh Cung lớn nhất xã với 829 hộ trong đó hộ nông nghiệp 693 hộ, chiếm 83,59% tổng số hộ. Tổng số khẩu là 3680người, khẩu nông nghiệp là 2007 người. Tổng số lao động là 1793 người, lao động nông nghiệp là 903 người, chiếm 50,36%. Thôn Yên Ngưu có 572 hộ với số khẩu là 2774 khẩu, trong đó khẩu nông nghiệp là 2075 khẩu, chiếm 74,80% và hộ nông nghiệp là 505 hộ chiếm 88,29%. Thôn Tựu Liệt có 229 hộ và 1069 khẩu, trong đó hộ nông nghiệp có 169 hộ chiếm 73,80%, khấu nông nghiệp là 597 khấu 55,85%. Cơ cấu dân số, lao động xã Tam Hiệp có khoảng trên dưới 60% các hộ kinh doanh và sống bằng nghề nông, còn trên dưới 40% dân số và lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ sản xuất và đời sống. Ngoài ra còn lực lượng lao động nông nghiệp lúc nhàn cùng tham gia vào dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cho khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu lao động, nhân khẩu của Tam Hiệp phản ánh đúng cơ cấu của xã ngoại thành có nhiều tiềm năng phát triển và gắn bó với sự phát triển của thành phố. Trong những năm gần đây tỷ lệ tăng dân số của xã đã có giảm và được dữ ở mức: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 1,4% và tỷ lệ tăng dân số cơ học của xã là 1,5%. Trong khi đó, số đất bình quân cho mỗi hộ ở xã là 255m2/hộ và bình quân số khẩu trong hộ là 4,62 khẩu/hộ. 2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. 2.3.1. Giao thông, phương tiện vận tải thông tin liên lạc. Giao thông trong xã tương đối hoàn chỉnh, có các trục đường liên xã đã được nhựa hoá, các đường liên xóm đã được bê tông hoá và số còn lại đã được lát gạch, cải tạo nâng cấp. Tam Hiệp có trục đường 70A chạy qua xã với chiều dài 3km và đường liên xã từ kho Dược đến xã THanh Liệt dài 2km, đây là con đường chính để Tam Hiệp giao lưu, buôn bán với các địa phương và các xã trong vùng. Đường liên thôn với tổng diện tích là 11472m2 có chiều rộng3m, chiều dài 3824m. cộng với 4400m đường liên thôn và đường đất đang cần nâng cấp và cải tạo. Tóm lại, phương tiện giao thông vận tải của xã là tbuận tiện và đa dạng vì Tam Hiệp có lợi thế nằm sát trục đường 1A và trục đường 70A chạy qua xã. Đây là thế mạnh của xã thời kinh tế thị trường. Nhưng phương tiện thông tin liên lạc của xã vẫn còn hạn chế. Số nhà có lắp điện thoại còn ít. Hiện nay cả xã mới có 100 máy điện thoại để bàn, số có điện thoại di động thì mới đếm trên đầu ngón tay. 2.3.2. Thuỷ lợi. Trong toàn xã có 7 trạm bơm điện và bốn máy bơm cơ động và 7 máy bơm cố định với tổng công suất 5000m3/giờ,gắn liền với các trạm bơm là hệ thống kênh mương dẫn nước tương đối hoàn chỉnh với tổng số chiều dài là 10200m, trong đó đã xây gạch được 1200m. Tuy nhiên, trong số đó vẫn còn nhiều kênh mương, cống đập xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo việc tưới tiêu. Hệ thống kênh mương chưa đồng bộ, đặc biệt thiếu kênh mương cấp 3.Cho nên, vẫn còn hiện tượng nông dân đào bới và đắp bờ dẫn nước từ kênh mương chính về ruộng của mình. Nhưng đánh giá một cách tổng thể toàn xã thì hệ thống thuỷ lợi của xã Tam hiệp mới chỉ đảm bảo tươí nước cho sản xuất nông nghiệp mà thôi. Còn việc tiêu úng vẫn gặp khó khăn nhất là vào mùa mưa nhiều, mưa tập trung cộng với nước mưa từ thành phố sả theo sông Tô Lịch qua xã đã gây khó khăn rất lớn cho sản xuất nông nghệp,cản trở việc thâm canh tăng vụ và dễ gây úng lụt cho cây trồng. 2.3.3. Hệ thống điện sinh hoạt và điện sản xuất Toàn xã có ba trạm biến áp ở ba thôn với tổng công suất là 800KVA. Trong đó, thôn Yên Ngưu có một trạm với công suất 320KVA, thôn Tựu Liệt có một trạm với công suất 300 KVAvà thôn Huỳnh Cung có một trạm với công suất 180KVA. Nó chưa đáp ứng đủ nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong thôn. Vì vậy thôn cần nhanh chóng xây dựng mới một trạm biến thế được phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng về điện của nhân dân trong thôn. Toàn xã có 3Km đường dây cao thế 35KV đi qua, 9000m đường dây hạ thế với tổng sổ tên 360cột hạ thế bằng bê tông. Chất lượng điện chưa được đảm bảo do đường day hạ thế chưa đảm bảo quy cách gây tổn thất trên đường dây lớn. Với hệ thống điện như hiện nay của xã thì trong những năm tới không thể đáp ứng được nhu cầu về điện cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Càng ngày mức sống của nhân dân càng tăng, các đồ vật dụng trong gia đình càng hiện đại, nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng.Do vậy, xã cần sớm có những biện pháp hữu hiệu để cải tạo và nâng cấp hệ điện ngày càng một tốt hơn. 2.3.4. Hệ thống nước sạch cho sinh hoạt. Toàn xã hầu như gần 100% hộ dùng nước giếng khơi, có khoảng hơn 100hộ dùng bơm tay và mô tơ từ giếng khoan. Nguồn nước khai thác chính của xã là nước ngầm và đưa vào sử dụng luôn không đưa qua khâu sử lý cho nên chua đảm bảo nước sạch cho nhân dân. Mặt khác, trên địa bàn xã lại có con sông Tô Lịch chứa nước thải của thành phố chảy qua với lưu lượng rất chậm, lại có nghĩa trang Văn Điển với diện tích rất rộng.Cho nên nguồn nước ngầm của xã bị ô nhiễm rất nặng. Vì vậy,việc xây dựng cấp nước sạch cho sinh hoạt v à sản xuấtlà việc cần phải làm gấp trong những năm tới. Vừa qua thành phố đang đầu tư xây dựng một trạm nước sạch tại thôn Yên Ngưu, dùng để cung cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân hai thôn Yên Ngưu và Tựu liệt. Thôn Huỳnh Cung cũng đã xây dựng một trạm nước sạch, song do trình độ và kỹ thuật có hạn, máy móc còn thô sơ. Do đó chất lượng nước chưa đảm bảo nên nhân dân trong thôn vẫn chưa hưởng ứng đăng ký sử dụng. 2.3.5. Hệ thống sử lý nước thải và vệ sinh môi trường. Hệ thống sử lý nước thải là rất cần thiết cho tỉnh, thành phố, huyện xã và thôn xóm. Nó góp phần rất lớn vào công việc làm sạch môi trường sống của dân cư. Thế mà, trong thôn xóm trên phạm vi toàn xã chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và chăn nuôi hoàn chỉnh, chưa có hệ thống sử lý nước thải. Bên cạnh đó cộng với người dân trong thôn chua có kỹ thuật sử dụng phân gia súc để bón cho cây trồng như: không qua ủ hoai và sử lý trước khi đưa ra chăm bón. Đây rõ ràng là một nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường sống. Tam Hiệp có con sông Tô Lịch chảy qua dẫn nước thải của thành phố chưa qua sử lý đi qua. Do lòng sông ít được làm vệ sinh, người dân thả rau muống, rau rút nên làm cản lưu lượng chảy của sông, nước hay bị ngập khi mưa nhiều, mưa tập trung. Vì vậy, cũng gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời ngay trên địa bàn lại có nghĩa trang lớn của thành phố, có 22 nhà máy lớn nhỏ như: Nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy pin Văn Điển …Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân và cây trồng vật nuôi của xã. Mặc dù, trong mỗi thôn đã thành lập vệ sinh gom rác thải vào tập trung một khu. Nhưng do xã chưa có bãi rác được quy hoạch nên vẫn còn hiện tượng rác còn chất đống ở một số nơi chờ xử lý gây hôi thối làm ô nhiễm môi trường. 2.3.6. Các vấn đề phúc lợi xã hội - Văn hoá giáo dục: chính quyền xã và nhân dân không ngừng chăm lo xây dựng hệ thông giáo dục các cấp, hiện tại xã có 23 phồng học dành cho học sinh cấp một, trong đó có 13 phòng nhà tầng va 10 phòng học nhà cấp 4, với tổng diện tích 2564m2. Tổng số học sinh cấp hai là 596 em, các em có đầy đủ bàn ghế và tiện nghi cho học tập. Theo quy hoạch của ngành giáo dục trong tương lai mở rộng thêm 2500m2 trên nền trường cũ. Tổng số học sinh cấp một là 876 em chai thành 24 lớp, với diện tích 5951m2 tại thôn Huỳnh Cung và một phân hiệu tại thôn Tựu Liệt với diện tích 920m2 hệ thống cơ sở vật chất còn thiếu và lạc hậu. Trong tương lai để đáp ứng nhu cầu dậy và học cần xây thêm phòng học và đầu tư thêm trang thiết bị đồ dùng dạy học. Tam Hiệp chưa có một hệ thống nhà trẻ mẫu giáo được hoàn chỉnh, diện tích chưa đủ mới chỉ đáp ứng nhu cầu của các cháu mẫu giáo lớn và một phần các cháu mẫu giáo nhỏ. Các phòng học chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, trong mỗi phòng các trang thiết bị cònquá sơ sài và thô sơ. Vì vậy, vấn đề dặt ra là trong tương lai Tam Hiệp cần phaỉ mở rộng diện tích trường học, phòng học, nâng cấp cơ sở vật chất cũng như nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày một tốt hơn, chất lượng hơn. - Y tế và chăm lo sức khoẻ: xã Tam Hiệp có một bác sỹ, một y sỹ và 2 y tá làm công tácchăm lo sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Các y bác sỹ này thường xuyên được đi bồi dưỡng nghiệp vụ nên họ hoạt động rất có hiệu quả. Hiện nay, tại xã có nhà hộ sinh 60m2 mái bằng với 4 giường bệnh và 5 phòng khám chữa bệnh với 100m2 nhà mái bằng kiên cố. Các ngôi nhà này do sử dụng lâu ngày lại không được tu bổ thường xuyên nên đã có hiện tượng xuống cấp nặng cần được đầu tư tu sửa và nâng cấp. Với số dân hơn 7500 người thì lực lượng y bác sỹ hoạt động tích cực mới chỉ đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đàu cho người dân trong xã, các hoạt động tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và làm công tác kế hoặc hoá gia đình có kết quả tốt. Rất nhiều trường hợp các y bác sỹ của xã đã xử lý rất kịp thời các bước đầu giúp bệnh nhân thoát qua giây phút nguy hiểm. Tuy nhiên, do các trang thiết bị y tế của trạm xã còn nghèo nàn, lạc hậu cần được đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại hơn để đảm bảo tiêu chuẩn của phòng khám và điều trị. Phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ y bác sỹ của xã để nâng cao trình độ. Mời một số y bác sỹ giỏi của thành phố về phổ biến cách phòng chống một số căn bệnh ngưu hiểm cho nhân dân. - Thông tin văn hoá: xã Tam Hiệp là một trong những xã có hệ thống thông tin khá hoàn chỉnh của huyện, luôn cung cấp nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời những tin cần thiết đến quần chúng nhân dân. Tam Hiệp có một trạm truyền thanh xã, có 3 trạm truyền thanh thôn làm công tác thông tin, tuyên truyền vận động các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, các chính sách khuyến nông, khuyến cáo lịch thời vụ, giống cây trồng, quy trình kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh và nhiều thông tin cần thiết khác cho các hộ nông dân. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chính sách, chủ trương kế hoạch hoá gia đình, xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá, giữ gìn trật tự an ninh thôn xóm. Trong những năm gần đây, xã Tam Hiệp được nhà nước công nhận có 5 công trình di tích lịch sử văn hoá đó là: chùa Huỳnh Cung, Văn Chỉ Chu Văn An, đình Huỳnh Cung,chùa và đình Yên Ngưu. Xã còn có di tích lịch sử đài tưởng niệm Bác Hồ ở thôn Huỳnh Cung là nơi Bác Hồ về thăm xã năm 1963, ngoài ra có nghĩa trang liệt sỹ. Hàng năm hoạt động hội đền chùa rất sôi nổi, tạo không khí vui chơi giải trí cho con người bởi nhiều trò chơi. Xã có một sân vận động cạnh UBDN xã, với diện tích 3000m2. Hiện nay đã bị xuống cấp nặng, khi có mưa mặt sân đọng nước, lầy thụt không dảm bảo yêu cầu của một sân chơi. Trong những năm tới cần phải có các giải pháp đầu tư để mở rộng và nâng cấp thành sân to, đủ tiêu chuẩn để tỏ chúc các hoạt động văn hoá thể thao của xã đúng với truyền thống và phong trào thể thao của xã. 2.4. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế- xã hội. Nhìn chung trong những năm gần đây nền kinh tế xã Tam Hiệp dẫ có bước tiến triển mới, có tốc độ tăng trưởng cao hơn với thời kỳ trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Nông nghiệp đã phá vỡ thế độc cánh cây lúa, đã mở rộng diện tích cây ăn quả và cây có giá trị kinh tế cao tạo đà cho quá trình chuyển dịch nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đời sống vật châts, tinh thần của bà con trong xã đã được ổn định và cải thiện, trật tự an toàn xã hội và an ninh thôn xóm được đảm baỏ. Tuy nhiên so với tiềm năng sẵn có của xã thì nhịp độ phát triển kinh tế còn ở mức thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa đồng đều giữa các thôn trong xã. sản xuất nông nghiệp của Tam Hiệp về cơ cấu sản xuất còn đơn điệu, chưa phát huy được thế mạnh của xã ngoại thành. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường của thành phố là phong phú sản phẩm và chất lượng cao. Công nghịêp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé phát triển phân tán chưa có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và thiếu chính sách khuyến khích, ưu tiên nên chưa có ngành nghề chủ lực trong nền kinh tế để tập trung đầu tư và phát triển. Thương mại-dịch vụ của xã trong những năm gần đây phát triển rất mạnh. Do đời sống cảu nhân dân trong xã ngày càng tăng lên, nhu cầu cho phục vụ đời sống ngày càng nhiều và lại nằm gần các thị trường lớn như Hà Nội,thị xã Hà Đông, cho nên khá phát triển nhưng khai thác hết và tính hiệu quả chưa cao. Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Đường giao thông liên xã đã được rải nhựa, đường liên thôn xóm đã đổ bê tông và lát gạch, phần còn lại được nâng cấp và cải tạo. Hệ thống thuỷ lợi mới chỉ đảm bảo cho tưới tiếu sản xuất nông nghiệp còn việc tiêu úng trong màu mưa nhiều và mưa tập trung vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trường học của học sinh chưa đảm bảo chất lượng cần được đầu tư nâng cấp và trang bị thêm thiết bị cho học tập. Trạm xá xã xây dựng đã lâu cần nâng cấp và cơ sở vật chất còn nghèo nàn cần phải đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị mới. Hệ thống nước sạch sinh hoạt càn phải nâng cấp và nhanh chóng đưa trạm nước sạch của thôn Huỳnh Cung vào sử dụng. Cần phải đầu tư xây dựng hệ thống nước thải sinh hoạt và chăn nuôi trên phạm vi toàn xã. II. Thực trạng quỹ đất và sử dụng quỹ đất xã Tam Hiệp. Tam Hiệp là xã ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía nam Thành phố. Xã có diện tích tự nhiên tương đối nhỏ, với tổng 6839 ha chiếm 52,35% diện tích đất tự nhiên.diện tích là 318.3826 ha.Trong đó: - Đất nông nghiệp có 166, - Đất chuyên dùng có 90,0462 ha chiếm 28,28% diện tích đất tự nhiên. - Đất ở có 42,5340 ha chiếm 13,37% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung, tổng diện tích cuả xã là nhỏ, đất đai dành cho phát triển nông nghiệp còn ít. Vì trong xã số hộ làm nông nghiệp chiếm 83,87% trong tổng số hộ toàn xã. Trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều, xã cần nhanh chóng có những biện pháp để đưa nó vào sử dụng. Qua điều tra thực tế số liệu trong một số năm cho thấy đất đai của xã rất nhỏ và theo xu hướng sau: đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, một phần chuyển sang đất ở, một phần chuyển sang các mục đích chuyên dùng. Để đảm bảo cho các hộ nông nghiệp có đẩy dủ đất để sản xuất, cần có những biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đất có khả năng sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác. Tam Hiệp là xã ngoài Thành, lại nằm gần thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. Do đó, cần phải nâng cao hiệu quả quản lý đất, có các biện pháp cải tạo và đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm đạt hiệu quả sử dụng đất cao nhất và phát huy tiềm năng nội lực của xã. Ngoài ra, việc giao đất cho các mục đích phi nông nghiệp chưa thực sự dựa trên nguyên tắc hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào làm nhà ở, diện tích đất trồng hai vụ, thậm trí cả đất ba vụ có hiệu quả kinh tế cao vẫn bị đưa vào cấp đất ở và đất chuyên dùng. Mặt khác, xã cũng chưa thành công trong việc lập dự án chuyển đổi cơ cấu 3,75 ha đất sản xuất kém hiệu quả do hộ gia đình quản lý sử dụng bị ngập úng thường xuyên để cải taọ đưa vào nuôi cá. Nói chung biến động đất đai ít. Tam Hiệp trong những năm gần đây có biến đổi lớn, đời sống nhân dân đã được cải thiện, trên địa bàn khôngcó sự biến động lớn như thành lập các xí nghiệp, công ty lớn. Do vậy, đất đai của xã tương đối ổn định. Đất nông nghiệp. Diện tích đát nông nghiệp toàn xã chiếm 52,35% diện tích đất tự nhiên và được phân bổ cho ba thôn: Huỳnh Cung, Tựu Liệt, Yên Ngưu. Trong toàn xã có trên 83% hộ làm nông nghiệp. Do đó, với tổng diện tích đất nông nghiệp 166,6839 ha là còn ít. Bảng diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp Loại đât 1995 ( ha) 2000 (ha) Biến động Tăng Giảm Tổng số 157,5028 166,6839 9,1811 1. Đất trồng cây hàng năm 123,8488 126,7843 2,9355 - Đất ruộng lúa, lúa màu 115,6257 104,3827 11,243 - Đất trồng cây hàng năm khác 8,2231 22,4016 14,1785 2. Đất mặt nước nuôi thuỷ sản 33,6540 39,8996 6,2456 Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của xã rất ít nhưng chủ yếu dành cho trồng cây hàng năm. Trong đất cho trồng lúa, lúa màu là nhiều nhất. Nó chiếm 62,62% diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, do đặc điểm của xã mà hàng năm kết quả đạt được vẫn chưa cao. Diện tích đấtnông nghiệp chỉ làm được một vụ lúa xuân còn vụ lúa màu bấp bênh do bị úng lụt trong mùa mưa là trên 3,7 ha. Do khó khăn về địa hình và hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, lên không tiêu úng kịp thời khi có mưa to và mưa tập trung. Trong nhữngnăm gần đây, do nhu cầu đòi hỏi của xã hội cũng như của các thị trường lớn như Hà Nội, Hà Đông. Lên đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong xã. Việc chuyển sang trồng các loại hoa, cây cảnh và rau màu ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh. Do các loại cây trồng này mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao hơn so với việc trồng lúa nước. Hiện nay, diện tích dành cho các loại cây trồng này còn ít, trong những năm tới cần mở rộng diện tích, lựa chọn những giống cây trồng tốt nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất cây trồng. Do xã nằm ở vị trí rất thuận lợi, lại có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, nằm sát các thị trừơng tiêu thụ sản phẩm lớn. Vì vậy, việc lựa chọn các giống cây trồng tốt cho năng xuất cao và có hiểu quả kinh tế là rất cần thiết. Từ khi xã có chủ chương chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã đạt được kết quả đáng khích lệ, đời sống nhân dân trong xã đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình đã nâng lên trên 6 triệu đồng/hộ/năm. Mặt khác, xã vẫn cần nhanh chóng khắc phục một số khó khăn để giúp cho quá trình sản xuất đạt kết quả cao hơn. Phải nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi của xã để đảm bảo cho việc tưới tiêu và tiêu úng trong những ngày mưa lớn và mưa tập trung. Cần có những chính sách khuyến khích và đầu tư vào các giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, khuyến khích áp dụng những thành quả khoa học kỹ thuật hiện đại đẩy mạnh thâm canh tăng vụ năng suất cây trồnghàng năm, nâng cao số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Từ bảng diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2000 tăng so với năm 1995 là 9,1811ha. Nhưng trong thực tế đất nông nghiệp chỉ tăng 0,4265 là do chuyển từ đất hoang sang. Còn bị giảm là: Giảm 200m2 là do chuyển sang đất xây dựng trạm nước sạch của xã (đất chuyên dùng). Giảm 265 m2 theo quyết định số 3018/QB-UB ngày 29/7/1998 UBND Thành phố Hà Nội chuyển sang đất đường cho viện mỏ luyện kim. Vậy tổng giảm là 465 m2. Nhưng sau khi tính toán diện tích đất nông nghiệp vẫn tăng, việc tăng này là do tính toán trong đo đạc bản đồ. Trong đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm có sự thay đổi là do xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Trong những năm gần đây nhu cầu thị trừơng đòi hỏi rau sạch, cây ăn quả và các loại rau màu khác tăng, mà Tam Hiệp nằm gần thị trừơng tiêu thụ lớn. Do đó, việc chuyển một phần đất trồng lúa sang trồng rau màu là cần thiết. Nhưng vẫn trên nguyên tắc đảm bảo lương thực, phẩm cho toàn xã. Còn sự tăng nên của đất nuôi trồng thuỷ sản là do chủ chương thực hiện chuyển đổi một số vùng trồng lúa bị ngập úng thường xuyên sang cho một số hộ nuôi thả cá. Nhìn một cách tổng quát diện tích đất nông nghiệp toàn xã có sự biến đổi rất nhỏ, phần tăng 9,1811 ha là do sai số trong tính toán và đo đạc bản đồ. Trong những năm tới, phương của xã là khai thác đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông nghiệp đưa vào sản xuất, góp phần làm tăng quỹ đất nông nghiệp còn ít của xã. 2. Đất khu dân cư. Tam Hiệp là xã mang đậm bản sắc của làng xã Việt Nam. Dân cư của xã sống trung theo thôn xóm và được phân bổ tập trung trong ba thôn đó là: Huỳnh Cung, Tựu liệt, Yêu Ngưu. Tổng diện tích đất thổ cư Tính bình quân một hộ (m2) Tính bình quân một nhân khẩu (m2) Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ trong tổng đất tự nhiên (%) Toàn xã 42,534 13,36 260,94 56,54 Thôn Yên Ngưu 14,178 4,45 247,87 51,11 Thôn Tựu Liệt 9,124 2,87 398,43 85,35 ThônHuỳnh Cung 19,232 6,04 231,99 52,26 Tổng diện tích đất thổ cư chiếm 13,36% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Tỷ lệ này thấp so với các khu lân cận. Vùng Đồng bằng sông Hồng bình quân diện tích đất thổ cư cho 1 nhân khẩu là 78 m2/khẩu. Hàng năm, xã khai thác quỹ đất chưa sử dụng nhưng có thể sử dùng cấp cho dân cư làm nhà hoặc dùng để xây dựng các công trình phục vụ cho các sinh hoạt. Mức biến động đất đai này không đáng kể. Năm 1995 tổng diện tích đất thổ cư là 36,014 ha, năm 2000 là 42,534 ha. Vậy diện tích đất thổ cư tăng được 6,5200 ha. Trong đó: Có 0,3565 ha là đất trước kia bỏ hoang, song nhân dân tự lấn chiếm và xây dựng nhà ở. Trong những năm 1995, 1996 khu đất này ( Ngặt Kéo ) đã được thống kê vào đất hoang và những năm gần đây đã thống kê vào đất ở. Có 1,8741 ha là chuyển từ các khu tập thể cũ của các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn xã. Do để lâu ngày, bị xuống cấp nghiêm trọng xã đã thu hồi và giao cho nhân dân tu bổ, cải tạo và nâng cấp đưa vào sử dụng. Vậy tổng diện tích đất thổ cư tăng thực tế là 2,2306 ha. Còn lại diện tích tăng 4,2894 ha là do tính toán chênh lệch giữa hai hệ bản 3. Đất chuyên dùng. Có tổng diện tích là 90,0462 ha, chiếm 28,28% tổngdiện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng của Tam Hiệp được phân bố nhiều nhất vào xây dựng cơ bản, còn cho các mục đích sử dụng khác là tương đối đều. Diện tích và cơ cấu đất chuyên dùng Loại đất 1995 (ha) Cơ cấu (%) 2000 (ha) Cơ cấu (%) Biến động Tăng Giảm Tổng số 77,6115 100 90,0462 100 12,4347 1. Đất xây dựng cơ bản 35,7454 46,06 33,5622 37,27 2,1834 2. Đất giao thông 7,9295 10,21 13,2121 14,67 5,2826 3. Đất thuỷ lợi 4,4986 5,796 9,5000 10,55 5,0014 4. Đất làm NVLXD 2,8435 3,664 4,9471 5,495 2,1036 5.Đất di tích LSVH 3,2465 4,185 2,3588 2,619 0,8877 6.Đất nghĩa trang, nghĩa địa 20,1856 26,01 22,1856 24,64 2,0000 7.Đất quốc phòng an ninh 3,1624 4,075 4,2804 4,756 1,118 Hiện nay, tổng diện tích cho xây dựng cơ bản chiếm 37,27% đất chuyên dùng. Nó chiếm phần lớn nhất trong đất chuyên dùng, dùng để xây dựng các công trình của xã như: đất dùng cho các công trình công nghiệp, đất dùng cho xây dựng trụ sở cơ quan, đất cho các cơ sở y tế, đất cho xây dựng trường học và đất cho xây dựng các công trình khác. Trong những năm tới diện tích đất cho xây dựng cơ bản còn tăng lên nhiều hơn nữa. Xã đã có chủ chương xây dựng và mở rộng thêm một số phòng học trên địa bàn, các cơ quan xí nghiệp ngày càng phát triển việc mở rộng quy mô và xây thêm cá chi nhánh, các trụ sở là việc làm cần thiết. Do đó, trong những năm tới đất xấy dựng cơ bản có xu hướng tăng lên. Đất dành cho xây dựng hệ thống giao thông của xã cũng chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng quỹ đất chuyên dùng. Tam Hiệp là một trong những xã của huyện có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh.Đường liên thôn phần lớn đã được trải nhựa đi lại rất thuận lợi, các tuyến đường liên xóm đã được đổ bê tông và lát gạch, một số đoạn đường còn lại đã được cải tạo và nâng cấp. Người dân trong xã đi lại giao lưu buôn bán rất thuận tiện. Nó góp phần lớn vào việc nâng cao đời sống nhân dân trong xã. Diện tích đất chuyên dùng dành cho đất làm thuỷ lợi còn ít, được phân bố không đều. Hệ thống thuỷ lợi của Tam Hiệp xuống cấp nghiêm trọng, một số đã được cải tạo và bê tông hoá, số còn lại cần nhanh chóng đầu tư mở rộng và nâng cấp để giải quyết tình trạng úng lụt trong những ngày mưa lớn, mưa tập trung. Trên địa bàn xã lại có con sông Tô Lịch dẫn nước thải của Thành phố chảy qua, nước bị ô nhiễm rất nặng, lòng sông đã lâu không được lạo vét lại cộng với việc nhân dân tăng gia thả rau muống, rau rút trên mặt sông làm cản trở dòng chảy của nước lên trong mùa mưa hay gây ra úng ngập làm thiệt hại rau mầu và gây ô nhiễm môi trường sống trong xã. Do đó, trong những năm tới xã cần có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng trên. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ trong diện tích đất chuyên dùng. Diện tích đất này chủ yếu tập trung vào một số xí nghiệp nhỏ và tư nhân và các hộ gia đình thêu để sản xuất, quy mô không lớn hiệu quả kinh tế không cao. Trong những năm tới, xã vẫn có các chính sách khuyến khích các hộ, các xí nghiệp mở rộng sản xuất thu hút số lao động dưa thừa trong xã, nhưng vẫn trên nguyên tắc giảm mức tối thiểu việc sử dụng đất có thể sản xuất nông nghiệp sang đất làm nguyên vật liệu xây dựng, hạn chế mức độ gây ô nhiễm môi trường.... Tam Hiệp là xã có truyền thống văn hoá từ thời xa xưa để lại. Có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá đã được nhà nước công nhận. Như ở thôn Huỳnh Cung có xây dựng khu di tích lịch sử đài tưởng niệm Bác Hồ khi Bác về thăm xã năm 1963. Số còn lại là các đình chùa, miếu, nhà thờ... Diện tích đất cho nghĩa trang, nghĩa địa là khá lớn. Nó chiếm 24,64% diện tích đất chuyên dùng. Bởi vì, ngay trên địa bàn xã có nghĩa trang cuả Thành phố. Nó chiếm diện tích khá lớn của xã. Ngoài ra, còn có các nghĩa địa trên địa bàn các thôn. Những nghĩa trang, nghĩa địa này lại nằm cách các khu dân cư không xa, do đó có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của xã và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống nước ngầm của xã. Vì vậy, đây là một trong những khó khăn mà xã và cấp chính quyền Thành phố đang nghiên cứu tìm phương hướng giải quyết. Trong những năm qua, kể từ năm 1995 trở lại đây thì diện tích đất đất chuyên dùng có biến động không đáng kể. Ta thấy trên địa bàn xã cũng chưa có hoạt động gì lớn như chưa có một cơ quan xí nghiệp nào về lấy đất xây dựng nhà máy sản xuất hoặc các trụ sở làm việc. Do đó, sự biến động là nhỏ. Từ bảng diện tích và cơ cấu đất đất chuyên dùng ta thấy sự tăng lên của tổng quy đất chuyên dùng so với năm 1995 là 12,4347. Sự tăng giảm này do một số nguyên nhân sau đây: Như ở phần trên ta đã phân tích sự giảm 465m2 đất nông nghiệp là do chuyến sang cho đất chuyên dùng. Vậy đất chuyên dùng tăng 465m2. Từ mục đất ở đã cho ta biết sự tăng lên của đất ở là do chuyểncáckhu tập thể như khu tập thể bệnh viện G1, tập thể công ty Kim Khí, tập thể trại chăn nuôi (công ty thực phẩm hà nội ) của đất chuyên dùng sang đất ở.Do đó, diện tích đất chuyên dùng bị giảm tổng thể là 1.8741 ha. Nhưng sau khi cân đối lại quỹ đất chuyên dùng của toàn xã ta vẫn thấy có sựtăng lên trên 10 ha. Sự sai số này là tính toán đo đạc bản đồ. Trong cơ cấu đất chuyên dùng chỉ có đất xây dựng giảm là do chuyển 17,4344 hađất nghĩa trang văn điển trước kia thống kê vào đất xây dựng nay chuyển sang đất nghĩa địa. 4. Đất chưa sử dụng. Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng trong xã còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng quỹ đất tư nhiên của xã. Tuy hàng năm xã luôn có chính sách ưu đãi khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân khai hoang đưa đất vào sử dụng. Nhưng diện tích đất chưa sử dụng giảm chưa đáng kể. Cơ cấu và diện tích chưa sử dụng Loại đất 1995 (ha) Cơ cấu (%) 2000 (ha) Cơ cấu (%) Biến động Tăng Giảm Tổng số 19,9015 100 19,1185 100 0,783 1.Đất bằng chưa sử dụng 7,3859 42,14 5,0659 26,49 2,32 2.Đất có mặt nước đất chưa sử dụng 1,2014 6,04 3,6541 19,12 2,4527 3.Đất sông 11,3142 51,82 10,3985 54,39 0,9157 Từ bảng trên ta thấy cả một thời kỳ 5 năm mà tổng quỹ đất chưa sử dụng mới chỉ giảm được 0,783 ha. Mức biến động này là rất nhỏ, trong khi đó quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn lớn chiếm 6,0% tổng quỹ đất tự nhiên. Điều đó nói lên rằng trong những năm qua việc khai thác đất chưa sử dụng đưa và sử dụng còn rất nhiều hạn chế.Việc bỏ phí nguồn lực này là rất tiếc, làm giảm một phần nguồn thu ngân sách của xã. Trong những năm tới xã cần có phương hướng khai thác quỹ đất chưa sử dụng này và giao cho các hộ nông dân cải tạo vào sử dụng. Có những chính sách ưu đãi đối với những hộ có công khai thác như miễn thuế hoặc giảm thuế trong nhiều năm. Bảng trên cho biết sự giảm 0,783 ha đất chưa sử dụng là do một số nguyên nhân sau: Một là: do giảm 0,3565 ha khu đất Ngặt Kéo trước kia thống kê vào đất chưa sử dụng nay nhân dân đã xây dựng nhà và đưa vào phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày lên đã thống kê vào đất ở.Vì vậy, đất chưa sử dụng bị giảm 0,3565 ha sang đất ở. Hai là: giảm 0,4265 ha sang đất canh tác. Là số diện tích có khả năng đưa vào sản xuất lên xã đã giao cho các hộ đưa vào khai thác. * Đánh giá chung tình hình sử dụng đất và biến động đất trong toàn xã. Từ việc phân tích trên, ta thấy việc sử dụng quỹ đất trong toàn xã có sự thay đổi đáng kể. Trong cả một thời gian dài quỹ đất nông nghiệp mới biến động có 465m2, còn trong cơ cấu đất nông nghiệp cũng có xu hướng chuyển đổi một phần đất trồng lúa không có hiệu quả sang trồng rau màu và hoa cây cây cảnh. Ngày nay, mức sống của nhân dân càng cao, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao càng tăng. Việc chuyển đổi sang trồng những cây có hiệu quả cao là rất cần thiết. Trên địa bàn xã đang có xu hướng mở rộng diện tích trồng rau sạch để cung cấp cho hai thị trừơng lớn đó là Hà Nội và thị xã Hà Đông. Ngoài đất nông nghiệp ra các loại đất khác cũng biến động rất nhỏ.Trong những năm qua trên địa bàn xã chưa có hoạt động kinh tế đáng kể, không có các cơ quan xí nghiệp gì về lấy đất thành lập cơ sở sản xuất. Hệ thống đường giao thông khá hoàn chỉnh đã được rải nhựa và bê tông hoá phần lớn. Do đó, các quỹ đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng biến động rất nhỏ. Chỉ có hệ thống thuỷ lợi của xã là hơi kém. Xã đang có kế hoạch cắt một phần đất xây dựng hệ thống thuỷ lợi trong toàn xã nhằm giải quyết tình trạng hay bị ngập úng trong mùa mưa nhiều và mưa tập trung. Xu hướng bê tông hoá kênh mương vừa tiết kiệm đất đai vùa sử dụng có hiệu quả trong thời gian dài. Trong tổng quỹ đất tự nhiên trên toàn xã thì quỹ đất đất chưa sử dụng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Trong những năm tới xã có kế hoạch khai thác đưa trên 8 ha đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và đất chuyên dùng với mục đích làm giảm quỹ đất đất chưa sử dụng xuống, tăng quỹ đất nông nghiệp và dùng vào việc mở một số đoạn đường giao thông trên địa bàn toàn xã. Vì vậy, Trong những năm tới sẽ có biến động lớn quỹ đất của xã. 5. Tiềm năng đất đai của xã. Tam Hiệp là xã ngoại thành Hà Nội có quy mô diện tích tương đối nhỏ, với tổng diện tích tự nhiên là 318,3826 ha. Bình quân diện tích trên đầu người là 56,54 m2. Tam Hiệp là xã thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, do đó đất đai trên địa bàn xã chủ yếu là đất phù sa ( đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa ngập nước ). Đến năm 2000 toàn xã đã khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, chuyên dùng và đất ở là 299,2641 ha, đất chưa sử dụng là 19,1185 ha. Phương hướng trong những năm tới là cải tạo và chuyển dịch cơ cấu, cây trồng nhằm nâng cao hệ số sử dụng các loại đất, chuyển đất trồng các loại cây có hiệu quả thấp sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Lựa chọn đưa những giống cây trồng mới có năng suất cao đưa vào sản xuất. Đối với đất chưa sử dụng cần có những biện pháp tăng cường đầu tư và áp dụng những thành quả kỹ thuật để cải tạo và đưa vào sử dụng. Tổng quỹ đất chưa sử dụng của xã chiếm tỷ lệ khá nhiều trong tổng diện tích tự nhiên. Đây là tiềm năng lớncủa xã, trong những năm tới cần nhanh chóng khai thác và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã phù hợp với chiến lược sử dụng đất lâu dài của huyện và toàn vùng. 5.1. Tiềm năng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Qua đánh giá khái quát tiềm năng các loại đất trên kết hợp với việc nghiên cứu các yêu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, các loại đất đai trên địa bàn xã và nhiều yếu tố khác cho thấy diện tích đất nông nghiệp của xã Tam Hiệp có thể mở rộng thêm khoảng trên 8 ha. Số diện tích này chủ yếu là khai thác, cải tạo từ các loại đất chưa sử dụng, đất bỏ hoang hoá lâu ngày. Đa số là đất ven sông và các vùng trũng ngập nước lâu ngày. Đất trồng cây hàng năm về cơ bản vẫn ổn định diện tích khoảng trên 126 ha. Một số vùng tuy có hay bị ngập nước nhưng vẫn khắc phục được. có nơi như khu chùa bé thuộc thôn Huỳnh Cung trước đây thường trồng hai vụ lúa và một vụ màu nay chuyển trồng hai vụ màu và một vụ lúa, chủ yếu là trông rau sạch. Hiện nay, diện tích trồng rau sạch của xã khoảng 9 ha.Trong những năm tới có thể tăng thêm vài ha chủ yếu là đất chưa sử dụng chuyển sang và một phần do sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Do diện tích một số vùng trồng hai vụ lúa không năng suắt này chuyển sang trồng một vụ lúa và một vụ màu. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cũng có xu hướng tăng lên. Hiện nay, loại đất này có khoảng 39,8996 ha, chiếm 23,94% diện tích đất nông nghiệp. Do một số vùng trồng lúa trong xã hay bị ngập nước, năng suất không cao lên người dân tự chuyển sang thả cá. Do đó, diện tích có mặt nước nuôi trồng thuỷ sẽ tăng lên và diện tích trồng lúa có khả năng giảm xuống nhưng giảm diện tích giảm không đáng kể, lên vẫn đảm bảo nguyên tắc an toàn lương thực của xã. Nhìn chung, tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp trong những năm tới của Tam Hiệp chủ yếu tăng cho phát triển rau màu. Những năm gần đây nhu cầu rau sạch trên thị trừơng đòi hỏi rất lớn. Do một phần đời sống nhân dân trong xã hội ngày càng được nâng cao, một phần nhận thức được tầm quan trọng của rau sạch ảnh hưởng đến sức khoẻ rất lớn. Vì vậy, việc tăng diện tích đất trồng rau màu là rất cần thiết. Nó góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân trong xã. 5.2. Tiềm năng đất cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tam Hiệp là xã ngoại thành Hà Nội lại có diện tích tự nhiên tương đối nhỏ thuộc vùng đồng bằng Hồng. Do đó, không có nguồn tài nguyên nguyên liệu gì đáng kể cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn không có mỏ than, mỏ sắt hay mỏ cao lanh để phát triển các ngành công nghiệp mà chỉ có một ít diện tích đất cho cá nhân, hộ gia đình thuê để làm nguyên vật liệu xây dựng. 5.3. Tiềm năng phát triển du lịch - dịch vụ. Trên địa bàn xã có 5 công trình di tích lịch sử văn hoá đã được nhà nước xếp hạng đó là: chùa Huỳnh Cung, Văn Chỉ CHu Văn An, Đình Huỳnh Cung Chùa và Đình Yên Ngưu. Mặt khác, trong xã còn có khu di tích lịch sử đài tưởng niệm Bác Hồ ở thôn Huỳnh Cung là nơi Bác Hồ về thămxã năm 1963. Đây là một trong những thế mạnh của xã, hàng năm xã vẫn mở hội đình, chùa nhằm tưởng nhớ các vị thần thánh thu hút rất nhiều khách đến thăm quan, không chỉ có người Việt Nam mà cả người nước ngoài cũng đến tham gia cùng lễ hội. Trong những năm tới xã có kế hoạch xin vốn ngân sách của huyện và Thành phố để tiêu thụ bổ, tôn tạo các khu di tích nhằm giữ cho các khu di tích có vẻ đẹp cổ kính. Đó là những điều kiện rất tiêu thụận lợi để xã phát triển du lịch - dịch vụ. III. Phương hướng quy hoạch sử dụng đất đai xã Tam Hiệp. 1. Định hướng triển kinh tế - xã hội. 1.1. Các quan điểm khai thác sử dụng đất. - Tam Hiệp là xã có trên 62% dân số nông nghiệp, hàng năm việc sử dụng đất vừa phải đảm bảo an toàn lương thực cho 7523 người hiện tại và 8 đến 9 nghìn người trong những năm tới, lại vừa phải đáp ứng yêu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa gắn với xây dựng phát triển nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Do vậy, vấn đề đảm bảo đất đai cho sản xuất lương thực luôn được đặt nên hàng đầu, hạn chế việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác. -Trong những năm tới sẽ cố gắng khai thác và đưa toàn bộ quỹ đất chưa sử dụng vào sản xuất. Có những chính sách và biện pháp khuyến khích nhân dân nhận những đất chất lượng thấp đưa vào cải tạo và sử dụng. - Quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tăng trong giai đoạn tới. Cần dành quỹ đất để ưu tiên cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng hệ thống giao thông,thuỷ lợi. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng hệ thống giao thông, nâng cấp và cải thiện laị hệ thống thuỷ lợi là rất cần thiết giúp cho các hoạt động kinh tế - xã hội đạt hiệu quả cao hơn. - Phát huy tiềm năng nội lực về đất đai, lao động và các điều kiện tư nhiên để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát huy lợi thế là xã ngoại thành gần các thị trừơng tiêu thụ sản phẩm lớn. 1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. - Mục tiêu tổng quát: Phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng của xã để phát triển toàn diện và bền vững kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, đạt tiến độ tăng trưởng cao về kinh tế tiến bộ xã hội, sớm khắc phục tình trạng kếm phát triển. Đến năm 2005 đạt mức bình quân GDP gấp đôi năm 2000 và có bước phát triển nhanh hơn giai đoạn năm 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTM104.doc
Tài liệu liên quan