Tài liệu Chuyên đề Vấn đề kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 03 năm 2012
Danh mục các từ viết tắt
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ĐVT: Đơn vị tính
BQ: Bình quân
HĐTV: Hội đồng thành viên
GĐ: Giám đốc
NVL: Nguyên vật liệu
LĐ: Lao động
HĐSXKD: Hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐG: Đơn giá
DTT: Doanh thu thuần
TSNH: Tài sản ngắn hạn
VLĐ: Vốn lưu động
VCSH: Vốn chủ sở hữu
LN: Lợi nhuận
VCĐ: Vốn cố định
DN: Doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh là 1 đơn vị thi công công trình xây dựng. Ngoài lĩnh vực này, DN còn tiến hành khai thác các loại nội thất đồ gỗ, cầu thang….Mặc dù mới thành lập nhưng DN đã tiến hành thi công nhiều công trình có giá trị lớn, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao cho địa phương, góp phần xây dựng đưa Thái Nguyên trở thành đô thị loại 1.
Trong thời gian được thực tâp tại DN, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của ban lãnh đạo DN cùng toàn thể nhân viên trong D...
81 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Vấn đề kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 03 năm 2012
Danh mục các từ viết tắt
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ĐVT: Đơn vị tính
BQ: Bình quân
HĐTV: Hội đồng thành viên
GĐ: Giám đốc
NVL: Nguyên vật liệu
LĐ: Lao động
HĐSXKD: Hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐG: Đơn giá
DTT: Doanh thu thuần
TSNH: Tài sản ngắn hạn
VLĐ: Vốn lưu động
VCSH: Vốn chủ sở hữu
LN: Lợi nhuận
VCĐ: Vốn cố định
DN: Doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh là 1 đơn vị thi công công trình xây dựng. Ngoài lĩnh vực này, DN còn tiến hành khai thác các loại nội thất đồ gỗ, cầu thang….Mặc dù mới thành lập nhưng DN đã tiến hành thi công nhiều công trình có giá trị lớn, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao cho địa phương, góp phần xây dựng đưa Thái Nguyên trở thành đô thị loại 1.
Trong thời gian được thực tâp tại DN, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của ban lãnh đạo DN cùng toàn thể nhân viên trong DN, được khảo sát thực tế tại các công trường, có cơ hội vận dụng những lý thuyết vào công việc thực tế. Thời gian thực tập tại DN tuy không dài nhưng nó đã giúp cho em thêm những kiến thức quý báu để phục vụ cho công việc sau này. Báo cáo thực tập tốt nghiệp là kết quả thực tế của em tại DN, mong rằng bài báo cáo sẽ giúp cho người xem hiểu thêm về DN và đóng góp vào sự phát triển của DN.
Báo cáo gồm những nội dung sau:
Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Phần 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại DN tư nhân Trần Linh.
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp Tư nhân Trần Linh.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô trong khoa kế toán, đặc biệt là cô Nghiêm Thị Lan cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong DN đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Trần Linh.
1.1.1. Tên, địa chỉ của DN
Tên đơn vị: Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh
Địa chỉ: Đại Từ - Thái Nguyên.
Số tài khoản giao dịch : 10201000573098 - Ngân hàng Công thương Thái Nguyên.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp hiện tại là : 150.000.000.000 đồng.
Trong đó vốn lưu động là: 44.450.000.000 đồng.
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp tư nhân Trần Linh.
Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh được thành lập năm 2002, DN có trụ sở văn phòng tại : Đại Từ - Thái Nguyên, thành lập theo giấy chứng nhận và đăng ký Thuế là DN tư nhân.
Từ khi thành lập tới nay quy mô DN ngày càng được mở rộng. Đảng ủy Ban Giám đốc DN cùng toàn thể các phòng ban chức năng và đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề đã từng bước đưa DN trở thành một đơn vị kinh doanh có hiệu quả, có uy tín trên thị trường. Hàng năm, DN đã tham gia đấu thầu với các nhà thầu lớn và trúng thầu nhiều hợp đồng xây dựng có giá trị cao trong địa bàn tỉnh và 1 số tỉnh ở khu vực lân cận.
Doanh nghiệp có đầy đủ các năng lực cần thiết đề hoàn thành các dự án khả thi, từ thiết kế kỹ thuật đến thi công hoàn thiện, đưa các công trình vào bàn giao sử dụng. Trên thực tế DN đã được nhiều địa phương, nhiều chủ thầu giao cho các dự án lớn đã được Nhà nước phê duyệt và tiến hành triển khai thực hiện.
Doanh nghiệp đã trúng thầu và thực hiện thi công các công trình có vốn đầu tư lớn như: Trung tâm thương mại INTRA MAM CENTER với số vốn đầu tư là 89,225 tỷ đồng, công trình trường học, bệnh viện…..
Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại và sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc bằng các chủ trương, đường lối đúng đắn, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước đề ra, đồng thời cùng với sự nhận thức của toàn DN đã không ngừng phấn đấu để xây dựng và phát triển DN ngày càng vững mạnh nhằm nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên cũng như góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Quy mô hiện tại của doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng số vốn là 150.000.000.000 đồng và số lao động tính đến nay là 40 người.
Bảng 01: Quy mô của doanh nghiệp trong 2 năm
Năm
Số lượng công trình thi công
Doanh thu (đồng)
Lao động BQ năm
(Người)
2010
2
25.003.082.605
30
2011
3
11.272.238.631
40
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh là đơn vị thi công, xây dựng công trình. Nhiệm vụ chủ yếu của DN là:
+ Tổ chức, quản lý thi công công trình xây dựng có hiệu quả và chất lượng cao cung cấp cho thị trường.
+ Tổ chức, quản lý khai thác mua bán nội thất đồ gỗ…
+ Lập các dự án đầu tư xây dựng.
+ Đo đạc, khảo sát, giám sát kỹ thuật công trình xây dựng.
+ Tổ chức, mua bán vật tư, nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình thi công công trình.
+ Ổn định và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty nhằm giữ vững và ổn định sản xuất.
1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm:
+ Nội thất cầu thang, cửa gỗ.
+ Vận tải hành khách, hàng hoá đường bộ.
+ Xây dựng nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng…
1.2.2. Các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu
Công việc chủ yếu của DN trong những năm qua là xây dựng nhà ở, công trình công nghiệp, phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng. Trong quá trình hoạt động, hiệu quả về chất lượng và tiến độ thi công luôn được DN chú trọng đặt lên hàng đầu, vì vậy DN đã dần tạo được niềm tin với các đối tác kinh doanh và khẳng định hơn nữa uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Doanh nghiệp có hợp tác kinh doanh với các công ty, doanh nghiệp lớn ở Thái Nguyên như : Công ty Thiết kế kiến trúc Việt, Công ty Thiết kế giám sát, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Hồng Hà, Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Hùng Hiên, Doanh nghiệp Tư nhân Vĩnh Thanh, Công ty Cổ phần tập đoàn Tiến Bộ, Công ty CP thương mại Thái Hưng, Công ty TNHH Công nghệ thông tin H3T, Công ty TNHH máy tính Hưng Thịnh và một số các công ty xây dựng và thiết kế khác nữa để hoàn thành xong các công trình xây dựng lớn như : Trung tâm thương mại INTRA MAM Center, Khu dân cư sinh thái Túc Duyên…. Hiện tại doanh nghiệp đang đầu từ xây dựng Tòa nhà FCC 28 tầng với số vốn đầu tư lớn.
1.3. Quy trình thi công xây lắp hoàn chỉnh một tòa nhà
Là 1 DN xây dựng nên sản phẩm của DN là các tòa nhà, văn phòng…Các sản phẩm đều phải trải qua 1 quy trình bao gồm nhiều công đoạn phức tạp, mỗi 1 công đoạn đều phải tuân theo 1 nguyên tắc nhất định. Dưới đây là quy trình thi công xây lắp 1 tòa nhà hoàn chỉnh:
Bảng 02: Quy trình thi công xây lắp hoàn chỉnh tòa nhà trung tâm thương mại INTRA MAM CENTER
STT
Tiến trình
Nội dung
Trách nhiệm
Tài liệu
Hồ sơ
Thực hiện
Kiểm tra
1
Định vị thi công
- Nhận mốc, chỉ giới, cao độ
- XĐ vị trí trục tim, móng công trình
- Lập mốc chuẩn thi công
- Phân đoạn thi công
- XĐ kích thước móng
- CB kỹ thuật, Chủ nhiệm công trình
- Phòng kế hoạch
- Đơn vị thi công
- Hồ sơ thiế kế
- Biên bản giao mốc
Phiếu đo đạc BM028.07
2
Chuẩn bị mặt bằng thi công
- San dọn mặt bằng
- Thoát mặt nước
- Lắp đặt hệ thống KT phục vụ thi công
- Lắp đặt các biển báo, chỉ dẫn thi công, ATLĐ
- Nghiệm thu
- Bộ phận, cá nhân được giao
- Đơn vị thi công
- Phòng ban chức năng
- Hồ sơ thiết kê
- Biện pháp tổ chức thi công
- Bản vẽ hoàn công
- Bản vẽ nghiệm thu
- Hồ sơ liên quan
3
Tiếp nhận vật tư
- Vật liệu XD
- Thiết bị
- Vật tư bán thành phẩm
- Bộ phận, cá nhân được giao
- Đơn vị thi công
- Phòng ban chức năng
- Hồ sơ thiết kế QT.08B
QT.09B
- Hồ sơ trong quá trình giao nhận hàng
4
Xử lý nền móng
- Công tác chuẩn bị:
+ Tiếp nhận vật tư
+ Kiểm định thiết bị
+ Thi công hệ thống kỹ thuật
- Ép cọc thử:
+ Định vị cọc
+ Lắp đặt thiết bị
+ Tiến hành ép
+ Lập phiếu theo dõi
+ Nghiệm thu
- Ép cọc đại trà:
+ Định vị cọc
+ Lắp đặt thiết bị, tiến hành ép
+ Ghi phiếu theo dõi
+ Nghiệm thu ép cọc
- Nghiệm thu giai đoạn ép cọc
- Bộ phận, cá nhân được giao
- Đơn vị thi công
- Phòng ban chức năng
- Hồ sơ thiết kế
- Biện pháp tổ chức thi công
- Bản vẽ hoàn công
- Bản vẽ nghiệm thu
+ Nội bộ
+ Với chủ đầu tư
+ Khối lượng
+ Hồ sơ liên quan
5
Thi công phần móng
- Đào đất móng:
+ XĐ cao độ đào
+ Tiến hành đào
+ Vận chuyển đất đào, nghiệm thu
- Đổ bê tông lót:
+ Lắp đặt ván khuôn
+ Đổ bê tông lót
+ Dỡ ván khuôn, hoàn thiện
+ Nghiệm thu
- Đổ bê tông móng:
+ Gia công, lắp đặt cốt thép
+ Lắp cốp pha móng
+ Nghiệm thu cốt thép, cốp pha
+ Đổ bê tông, bảo dưỡng
+ Tháo dỡ ván khuôn
+ Xử lý khuyết điểm, nghiệm thu
- Xây tường móng:
+ Định vị tim trục cột, tường
+ Xây tường
+ Đo đạc, nghiệm thu
- Đổ bê tông giăng:
+ Đổ bê tông giăng, bảo dưỡng
+ Tháo dỡ ván khuôn
+ Nghiệm thu
- Thi công hạng mục, bộ phận dưới cốt:
+ Xây bể, hoàn thiện bể ngầm
+ Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, điện…
+ Nghiệm thu
- Nghiệm thu phần móng:
+ Hoàn thiện mặt bằng
+ Nghiệm thu phần móng
- Bộ phận, cá nhân được giao
- Đơn vị thi công
- Phòng ban chức năng
- Hồ sơ thiết kế
- Biện pháp tổ chức thi công
- Bản vẽ nghiệm thu
+ Nội bộ
+ Với chủ đầu tư
+ Khối lượng
+ Hồ sơ liên quan
6
Thi công phần thân
- Thi công cột bê tông cốt thép tầng 1:
+ Lắp đặt cốt thép
+ Gia công lắp đặt cốp pha
+ Đổ bê tông, bảo dưỡng
+ Đo đạc, xử lý, nghiệm thu
- Thi công sàn bê tông tầng 2:
a) Sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ:
- Lắp đặt cốp pha sàn
- Lắp đặt cốt thép
- Nghiệm thu cốt thép
- Chuẩn bị, đổ bê tông
- Bảo dưỡng,chống thấm
- Tháo dỡ cốp pha
- Đo đạc, xử lý, nghiệm thu
b) Sàn cầu kiện lắp ghép:
- Chuẩn bị trước lắp đặt
- Lắp đặt cầu kiện
- Xây tường tầng 1:
+ Tiến hành xây tường
+ Thi công các cầu kiện, bộ phận liên quan (lanh tô, ô văng…)
+ Bảo dưỡng, nghiệm thu
- Cầu thang tầng 1:
+ Lắp đặt cốt thép, cốp pha
+ Đổ bê tông, bảo dưỡng
+ Xử lý khiếm khuyết, xây bậc cầu thang
+ Nghiệm thu
- Nghiệm thu tầng 1:
+ Xử lý, đo đạc kiểm tra, nghiệm thu kỹ thuật
………………………………….
- Bộ phận, cá nhân được giao
- Đơn vị thi công
- Phòng ban chức năng
- Hồ sơ thiết kế
- Biện pháp tổ chức thi công
- Bản vẽ hoàn công
- Bản vẽ nghiệm thu
+ Nội bộ
+ Với chủ đầu tư
+ Khối lượng
+ Hồ sơ liên quan
7
Thi công mái
- Thi công tầng lớp cách nhiệt và tạo độ dốc mái:
+ Xây, lắp các hạng mục, bộ phận trên mái
+ Thi công lớp cách nhiệt
- Đổ bê tông chống thấm:
+ Lắp đặt cốt thép, đổ bê tông
+ Ngâm chống thấm mái
+ Xử lý, nghiệm thu
- Thi công lớp gạch lá:
+ Lát hàng chuẩn, lát đại trà
+ Nghiệm thu lát gạch
- Hoàn thiện mái:
+ Thi công hệ thống chống sét, hệ thống thoát nước mái…
+ Kiểm tra, xử lý, nghiệm thu
- Bộ phận, cá nhân được giao
- Đơn vị thi công
- Phòng ban chức năng
- Hồ sơ thiết kế
- Biện pháp tổ chức thi công
- Bản vẽ hoàn công
- Bản vẽ nghiệm thu
+ Nội bộ
+ Với chủ đầu tư
+ Khối lượng
+ Hồ sơ liên quan
8
Thi công:
- Hệ thống điện, cấp thoát nước, thông tin…
- Các loại cửa
- Lắp đặt lan can tay vịn…
- Chống thấm
- Thi công cấp nước:
+ Lắp đặt đường ống
+ Thử áp lực, nghiệm thu
- Thi công thoát nước:
+ Lắp đặt đường ống
+ Kiểm tra tốc độ rò rỉ
+ Nghiệm thu
- Thi công điện:
+ Dải dây
+ Kiểm tra dẫn điện, nghiệm thu
- Thi công các loại đường ống, dây dẫn khác ( tương tự như các nội dung nêu trên)
- Thi công các loại cửa:
+ Lắp đặt khung cửa
+ Định vị, cố định khung cửa
+ Lắp dựng cánh cửa
+ Nghiệm thu
- Lắp đặt lan can, tay vịn ban công, cầu thang…
- Chèn, trát vá các khe, lỗ giữa các cầu kiện…
- Chống thấm sàn, khu VS, ban công…
- Bộ phận, cá nhân được giao
- Đơn vị thi công
- Phòng ban chức năng
- Hồ sơ thiết kế
- Biện pháp tổ chức thi công
- Bản vẽ hoàn công
- Bản vẽ nghiệm thu
+ Nội bộ
+ Với chủ đầu tư
+ Khối lượng
+ Hồ sơ liên quan
9
Hoàn thiện
- Trát trần, tường
- Lát, láng nền: sàn
- Ốp tường
- Làm trần, đắp nối các chi tiết
- Lắp chỉnh các cửa, đồ mộc
- Lắp đặt thiết bị kỹ thuật
- Sơn phủ bề mặt
- Bộ phận, cá nhân được giao
- Đơn vị thi công
- Phòng ban chức năng
- Hồ sơ thiết kế
- Biện pháp tổ chức thi công
- Bản vẽ hoàn công
- Biên bản nghiệm thu
+ Nội bộ
+ Với chủ đầu tư
+ Khối lượng
+ Hồ sơ liên quan
10
Thi công hệ thống kỹ thuật bên ngoài
- Thực hiện theo hồ sơ thiết kế cụ thể của công trình và theo các quy trình tương ứng.
- Bộ phận, cá nhân được giao
- Đơn vị thi công
- Phòng ban chức năng
- Hồ sơ thiết kế
- Biện pháp tổ chức thi công
- Bản vẽ hoàn công
- Biên bản nghiệm thu
+ Nội bộ
+ Với chủ đầu tư
+Khối lượng
+ Hồ sơ liên quan
11
Nghiệm thu
- Kiểm tra hồ sơ quá trình thi công.
- Kiểm tra toàn bộ công trình
- Nghiệm thu, bàn giao
- Khắc phục các thiếu sót
Bộ phận, cá nhân được giao
- Đơn vị thi công
- Phòng ban chức năng
- Hồ sơ thiết kế
- Biện pháp tổ chức thi công
- Biên bản nghiệm thu
+ Nội bộ
+ Với chủ đầu tư
+ Khối lượng BM02B.14
12
Thi công hạng mục tiếp theo
- Thực hiện theo hồ sơ thiết kế, quy trình thi công chung và các quy trình tương ứng.
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1.4.1. Số cấp quản lý
Số cấp quản lý của DN bao gồm:
Quản lý cấp cao: Hội đồng thành viên, Giám đốc DN.
Quản lý cấp trung: Trưởng các phòng ban trong bộ máy quản lý.
Quản lý cấp cơ sở: Tổ trưởng các tổ đội.
Bảng 03: Danh sách cán bộ lãnh đạo công ty
STT
Họ và tên
Chức vụ
Nghề nghiệp đào tạo
Số năm KNCT
1
Nguyễn Văn Thắng
Chủ tịch HĐTV
Kỹ sư XD
12
2
Lê Thị Thảo
Giám đốc
Kỹ sư XD
12
3
Nguyễn Văn Nam
Trưởng phòng Hành chính
Cử nhân Kinh tế
10
4
Tạ Thị Hồng Hải
Trưởng phòng Tài chính- Kế toán
Cử nhân Kinh tế
9
5
Hoàng Trung Hải
Trưởng phòng Kỹ thuật - Thi công
Kỹ sư XD
10
6
Lê Thị Oanh
Trưởng phòng Kế hoạch – Dự án
Cử nhân Kinh tế
11
(Nguồn: Phòng Hành chính)
1.4.2. Mô hình tổ chức quản lý
Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của DN được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng.
Với tổng số cán bộ công nhân viên toàn DN (tính đến ngày 31/12/2011) là 40 người, bộ máy tổ chức quản lý gồm:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ
Đội xây dựng số 1
Đội xây dựng số 2
Đội xây dựng số 3
Đội cốp pha
Đội giám sát
Trạm trộn bê tông
Phòng Hành chính
Phòng Tài chính-Kế toán
Phòng Kế hoạch -Dự án
Phòng Kỹ thuật – Thi công
Giám đốc
Chủ tịch Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên
Trong đó chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận như sau:
Ø Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên gồm các thành viên trong Công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của DN. Tất cả thành viên của Hội đồng thành viên đều là đồng chủ sở hữu DN. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ như sau:
+ Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty;
+ Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
+ Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của Công ty;
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt các hợp đồng đối với Giám đốc;
+ Quyết định cơ cấu quản lý DN;
+ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ DN;
Và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ DN.
Ø Chủ tịch Hội đồng thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên bầu ra với nhiệm kỳ không quá 3 năm. Sau khi hết nhiệm kỳ, nếu đạt được sự tín nhiệm của các thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại. Điều lệ của DN có thể cho phép Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng kiêm Giám đốc DN. Có các quyền và nghĩa vụ theo quy định trong Điều lệ DN.
Ø Giám đốc: Giám đốc DN là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của DN, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công DN. Có các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của DN.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của DN.
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ DN.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong DN trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
+ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh.
Cùng các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ DN.
Ø Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý, sử dụng và tuyển dụng đào taọ lao động theo quy chế của DN. Quản lý việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn lao động. Lập danh sách trích nộp bảo hiểm xã hội của đơn vị. Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các phòng ban, đơn vị thực hiện chính sách xã hội.
Ø Phòng Tài chính - Kế toán: Trực tiếp báo cáo tình hình công việc của phòng cho Giám đốc. Chức năng của phòng Tài chính – Kế toán:
+ Lập kế hoạch tài chính, tín dụng của DN, thực hiện các biện pháp bảo đảm cân bằng thu chi.
+ Phân tích hoạt động kinh tế một cách thường xuyên nhằm đánh giá đúng tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
+ Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị kịp thời, đầy đủ thủ tục và tài liệu co việc xử lý các khoản mất mát, hư hỏng đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý.
+ Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện hạch toán kế toán của đơn vị.
Ø Phòng Kế hoạch – Dự án:
+ Lập ra kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho công trình;
+ Lập ra các kế hoạch xây dựng công trình;
+ Tham mưu cho Giám đốc các dự án nên đầu tư hay không và các kế hoạch thi công sao cho đạt được hiệu quả đầu tư tốt nhất.
Ø Phòng Kỹ thuật thi công: Gồm các kĩ sư có kỹ thuật kinh nghiệm tham gia trực tiếp giám sát và chỉ đạo trực tiếp các tổ đội sản xuất thi công công trình, điều phối tiền trình làm việc của công trình. Chức năng và nhiệm vụ của phòng:
+ Thực hiện thiết kế, bóc tách bản vẽ, chỉ đạo thi công xây dựng, lên định mức nguyên vật liệu;
+ Chịu trách nhiệm về kỹ thuật của các công trình xây dựng;
+ Tham mưu cho ban giám đốc mọi việc về xây dựng, sửa chữa, cải tạo và phát triển các công trình;
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình;
+ Báo cáo với cấp trên về tiến độ, chất lượng thực hiện công việc của phòng.
Ø Các đơn vị thành viên: Gồm có 3 Tổ đội xây dựng, một đội giám sát, một Trạm trộn bê tông. Đứng đầu mỗi tổ đội là một Tổ trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo các công nhân trong tổ đội của mình dưới sự giám sát của DN, trực tiếp báo cáo tình hình hoạt động cho Phòng Kỹ thuật thi công, để Phòng Kỹ thuật thi công báo cáo tình hình công trình cho Giám đốc.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRẦN LINH
2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân Trần Linh.
2.1.1. Giới thiệu một số sản phẩm của DN
Hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, nên sản phẩm của DN có những đặc điểm khác biệt so với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ khác như: Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất dài... Sản phẩm xây lắp cố định nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất thì phải di chuyển theo điểm sản phẩm. Các sản phẩm khác như thiết kế, khảo sát, tư vấn… cũng mang tính chất “khoán gọn”.
Ngoài ra, DN còn kinh doanh các ngành nghề khác, bao gồm:
Nội thất đồ gỗ như: cầu thang, của công trình.
Vận tải hành khách và hàng hoá đường bộ bằng xe ô tô.
Nhưng ngành nghề chính của DN là xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, đường xá, cơ sở hạ tầng, phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng.
Từ năm 2002 trở lại đây DN đã thực hiện được hàng loạt các công trình có giá trị cao. Cụ thể một số công trình đã và đang thi công trong năm 2010 và năm 2011 như sau:
2.1.2. Thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp
Đặc điểm thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của DN hiện nay:
- Nhu cầu về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là rất lớn.
- Thái Nguyên là một trong những thành phố mà từ lâu đã được Nhà nước quan tâm đến vấn đề nhà ở, việc đô thị hoá, mở rộng thành phố cũng đang được xúc tiến.
- Thái Nguyên đang phấn đấu trở thành đô thị loại 1 nên nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.
Từ những đặc điểm nêu trên của thị trường nhà đất tại Thái Nguyên cho thấy cơ hội phát triển của các DN kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Các DN kinh doanh nhà ở cần phải đầu tư phát triển xây dựng các khu đô thị mới, cải tạo nâng cấp các cơ sở hạ tầng các khu đô thị cũ nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân, đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhà ở của người dân Thái Nguyên. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của DN tập trung chủ yếu ở địa bàn tỉnh Thái nguyên.
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Qua nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh của Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh bao gồm các doanh nghiệp và xí nghiệp trên địa bàn nội tỉnh và ngoại tỉnh:
+ Về thị trường xây dựng nhà ở, các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,…DN có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, không những trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên mà còn một số tỉnh, thành phố như: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Nội,…
2.1.4. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ qua các thời kỳ
Bảng 04: Bảng doanh thu thuần, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2010 và năm 2011
( ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2010
Chênh lệch
Mức
%
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
24.887.334.430
11.198.705.531
13.688.628.899
122,23
2. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20=10=11)
7.572.864.701
2.350.031.955
5.222.832.746
222,25
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Từ số liệu trên ta thấy tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN qua hai năm là có sự thay đổi, cụ thể là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng so với năm 2010. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng, năm 2011 lợi nhuận gộp tăng 222,25% so với năm 2010. Cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của DN năm nay tăng so với năm trước, doanh thu từ các công trình mà DN trúng thầu và thi công cũng tăng.
2.1.5. Giá cả
Sản phẩm của DN có đặc điểm là quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài và chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố thời tiết. Vì vậy, khi xây dựng đòi hỏi phải có thiết kế, dự toán thi công và chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, các công trình, hạng mục công trình, tư vấn thiết kế, khảo sát xây dựng đều được mang tính chất “khoán gọn”. Do đó, giá bán sản phẩm xây dựng đã được cố định trước vì nó được xác định trước với chủ đầu tư ngay từ khi ký kết hợp đồng xây dựng.
Tùy từng sản phẩm, công trình, hạng mục công trình thì có giá bán khác nhau căn cứ vào hợp đồng đã kí kết với đơn vị chủ đầu tư. Do đó, DN phải xây dựng giá trị dự toán của công trình một cách chi tiết và kỹ lưỡng, đảm bảo cho giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất tăng giảm nằm trong phạm vi đã được dự tính trước, xác định giá thành của sản phẩm trong DN.
Bảng 05: Giá một số hạng mục công trình của doanh nghiệp
STT
Tên công trình
Giá trị ( Tỷ đồng)
1
Giải phóng mặt bằng dự án trung tâm thương mại Hoàng Văn Thụ
30
2
Rà mìn tòa nhà FCC
6,365
3
Xây dựng cơ bản dự án Trung tâm thương mại Hoàng Văn Thụ
160
4
Rà mìn khu dân cư sinh thái kiểu mẫu phường Túc Duyên
5,76
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Phương pháp định giá:
DN định giá sản phẩm dựa trên chi phí giá thành thực tế cộng với chi phí liên quan khác và một phần lợi nhuận mục tiêu (định giá dựa trên phí tổn ).
Giá bán ngoài = Ztt + Chi phí ngoài sản xuất có liên quan + Lợi nhuận
Với: Ztt là giá thành thực tế
Trong đó chi phí ngoài sản xuất có liên quan bao gồm:
- Chi phí quản lý: là các chi phí cho bộ máy quản lý DN, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của DN như khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ phận quản lý, chi phí công cụ dụng cụ, các chi phí khác phát sinh ở phạm vi toàn Công ty như tiền lương và phụ cấp lương cho Hội đồng quản trị, ban Giám đốc, nhân viên các phòng ban, ban quản lý, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng DN; các khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi,…
- Chi phí nộp cấp trên: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền DN phải trả cho các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác ở bên ngoài cung cấp.
- Các chi phí khác như những chi phí từ hoạt động tài chính.
Mức giá hiện tại của một số mặt hàng chủ yếu:
Bảng 06: Mức giá bán đất thuộc dự án khu dân cư sinh thái kiểu mẫu phường Túc Duyên
(ĐVT: triệu đồng)
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Đơn giá chưa thuế
1
Đất lô 1 khu dân cư
m2
10,5
2
Đất lô 2 khu dân cư
m2
9,1
3
Đất lô 3 khu dân cư
m2
8,3
4
Đất lô 4 khu dân cư
m2
7,1
5
Đất lô 5 khu dân cư
m2
6,3
6
Đất lô 6 khu dân cư
m2
5,9
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2.1.6. Hệ thống phân phối sản phẩm của DN
Sản phẩm của DN là cung cấp các dịch vụ nhà đất trong tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận khác. Việc cung cấp dịch vụ là trực tiếp không qua trung gian. Vì vậy việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ được phân phối theo kênh phân phối trực tiếp. Khách hàng chủ yếu của DN là các công ty xây dựng và các doanh nghiệp xây dựng, tổ chức:
Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh
Khách hàng
Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối trực tiếp
2.1.7. Các hình thức xúc tiến xây dựng
Xúc tiến là một thành phần hỗn hợp của Marketing nhằm thông tin, thuyết phục và nhắc nhở mọi người về sản phẩm của DN. Mục đích của xúc tiến bán là nhằm cung cấp nhiều thông tin hơn cho người ra quyết định mua, tác động đến quá trình ra quyết định và thuyết phục mua tiềm năng. Hoạt động xúc tiến DN đã thực hiện bao gồm:
- Quảng cáo: Công ty giới thiệu tên, địa chỉ, nghành nghề kinh doanh trên các phương tiện thông tin đại chúng trên báo chí như: báo Thái Nguyên,…đài phát thanh truyền hình tỉnh Thái Nguyên. DN tham gia các hội nghị như: Hội nghị giao lưu giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tham gia đấu thầu của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh…
- Quan hệ công chúng: DN tham gia các hoạt động như các phong trào đoàn thể, giao lưu với các công ty, doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh. Kể từ khi thành lập đến nay DN đã tham gia các hoạt động tài trợ cho giải bóng đá câu lạc bộ tỉnh Thái Nguyên năm 2009 ( 5 triệu đồng), cuộc thi “ Người đẹp xứ Trà” năm 2011 (10 triệu đồng)…xây tặng 3 căn nhà tình thương cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Lục Ba- Huyện Đại Từ_ tỉnh Thái Nguyên (trị giá 38 triệu đồng/ nhà)- năm 2009, đóng góp tu sửa nhà văn hóa thuộc xón Gió Xã Lục Ba- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên năm 2010 (9 triệu đồng), ủng hộ quỹ “ Vì nạn nhân chất độc màu da cam” tỉnh Thái Nguyên năm 2010 (6 triệu đồng)…Những hoạt động này cũng góp phần nhằm quảng bá tên tuổi và hình ảnh của DN.
2.2. Phân tích tình hình lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản, không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Đối với mỗi doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố trung tâm, mang tính quyết định và có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Việc bố trí và sử dụng lao động một cách khoa học, hợp lý sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
Doanh nghiệp chủ yếu là xây dựng các công trình, nhu cầu về lao động mang tính thời vụ đối với công nhân trực tiếp thi công. Đối với những dự án quy mô lớn thì đòi hỏi lượng lao động nhiều hơn và ngược lại. Do vậy, kể từ khi bước vào hoạt động đến nay, theo thời gian và tùy thuộc vào yêu cầu của công việc mà doanh nghiệp sẽ điều chỉnh số lượng lao động một cách hợp lý sao cho tiết kiệm được tối đa chi phí mà vẫn đảm bảo được tiến độ thi công.
Lao động lúc đầu năm 2001 chỉ có 15 công nhân, sau đó năm 2007 tăng lên là 25 công nhân vì lúc đó DN đang tham gia xây đựng công trình Trung tâm thương mại INTRA MAM Center, sau đó năm 2010 số công nhân tăng lên 30 người (quý II-2010) và 40 người (cuối năm 2010) để đáp ứng cho công trình xây dựng Khu dân cư sinh thái Túc Duyên.
Số lao động trên được thống kê là số lao động gián tiếp mà DN thuê theo hình thức lâu dài, được trả lương định kỳ cùng với các khoản phụ cấp theo lương. Ngoài ra, lượng lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất được DNthuê theo công trình, ngay tại địa bàn xây dựng công trình.
Từ cuối năm 2010 đến nay, số lượng lao động tăng lên đáng kể để có thể đáp ứng được nguồn nhân lực cần thiết để thi công các công trình lớn mà DN đang tiến hành xây dựng, số lao động tính đến cuối năm 2011 tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010, tăng từ 15 người lên đến 40 người.
2.2.2. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động
2.2.2.1. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động
Định mức lao động trong DN là cơ sở để kế hoạch hóa lao động, tổ chức, sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của DN, là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động.
Do đặc điểm của DN là doanh nghiệp xây dựng nên ngoài việc áp dụng định mức định biên thì DN còn áp dụng định mức thời gian để thực hiện.
Định mức thời gian: Để xác định định mức thời gian cho một sản phẩm hoặc một công việc. DN đã dựa trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn ngành và của DN trên cơ sở sản phẩm, công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Để có một sản phẩm hay một công trình hoàn thành đúng tiến độ thì cần xác định mức thời gian thực hiện từng công việc nhỏ trong quá trình thi công.
Các định mức cho công tác địa chất:
Định mức cho công tác vận chuyển máy móc, vật liệu… phục vụ thi công.
Định mức cho công tác thi công (san nền, làm móng…)
Định mức thi công cho các công trình xây dựng cơ bản…
Các tiêu chuẩn định mức trên có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu tính chất công việc và tình hình sản xuất kinh doanh của DN.
Công thức tổng quát tính định mức lao động như sau:
T = TCN + TPV + TQL (h/TSP)
Trong đó:
TCN: thời gian theo định mức công nghệ
TPV: thời gian phụ trợ
TQL: thời gian quản lý
Định mức định biên ( định mức biên chế)
Công thức tổng quát như sau: T = TYC + TPV + TBS + TQL
Trong đó:
T: là lao động định biên của doanh nghiệp ( đơn vị tính là người).
TYC: là định biên lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
TPV: là định biên lao động phụ trợ và phục vụ.
TBS: là định biên lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động trực tiếp phụ trợ và phục vụ.
TQL: là định biên lao động quản lý.
Tính TYC :
Được tính theo định biên lao động trực tiếp hợp lý cho từng bộ phận tổ, đội, phân xưởng, chi nhánh, cửa hàng hoặc tổ chức tương đương trong đơn vị thành viên của doanh nghiệp. Định biên của từng bộ phận được xác định trên cơ sở nhu cầu, khối lượng công việc, và tổ chức lao động, đòi hỏi phải bố trí lao động yêu cầu công việc, hoàn thành quá trình vận hành sản xuất, kinh doanh.
Tính TPV:
Được tính theo khối lượng công việc phụ trợ và phục vụ sản xuất, kinh doanh và tính theo quy trình công nghệ, trên cơ sở đó xác định TPV bằng định biên hoặc tỷ lệ % so với định biên lao động trực tiếp(TYC).
Tính TBS: Định biên lao động bổ sung được tính cho 2 loại doanh nghiệp:
Doanh nghiệp không phải làm việc cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần, định biên lao động bổ sung tính như sau:
Số ngày nghỉ theo chế độ quy định
TBS = (TYC + Tpv)
Số ngày nghỉ theo chế độ quy định theo pháp luật lao động bao gồm:
+ Số ngày nghỉ phép được hưởng lương tính bình quân cho 1 lao động định biên trong năm;
+ Số ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương tính bình quân trong năm cho một lao động định biên theo thống kê kinh nghiệm của năm trước liền kề;
+ Số thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (quy đổi ngày) tính bình quân trong năm cho một lao động định biên;
+ Thời gian cho con bú, vệ sinh phụ nữ theo chế độ (quy đổi ra ngày) tính bình quân trong năm cho 1 lao động định biên.
Doanh nghiệp phải làm việc cả ngày Lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần, định biên lao động bổ sung tính như sau:
TBS
=
I(TYC +- TPV)
X
Số ngày nghỉ theo chế độ quy định
+
Số lao động định biên làm các công việc đòi hỏi phải làm việc cả ngày
X
60
2.2.2.2. Giới thiệu mức thời gian của 1 hạng mục xây dựng chủ yếu
Bảng 07: Định mức thời gian lao động của 1 công nhân trực tiếp – hạng mục thi công phần hoàn thiện dự án INTRA MAM CENTER
STT
Hạng mục
Thành phần hao phí
Đơn vị
Định mức
1
Trát trần, tường
LĐ trực tiếp
h/m2
0,21
2
Lát, láng nền: sàn
LĐ trực tiếp
h/m2
0,19
3
Ốp tường
LĐ trực tiếp
h/m2
0,18
4
Sơn phủ bề mặt
LĐ trực tiếp
h/m2
0,15
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật - thi công)
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động
Lao động là nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Đội ngũ lao động dồi dào, năng lực thì còn một số hạn chế nhất định thể hiện số lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng số lao động của DN. Nhưng DN đã đề ra những mục tiêu cụ thể như: tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ lao động, chất lượng sản phẩm của DN vì vậy DN luôn hoàn thành các mục tiêu đề ra và ngày càng có uy tín hơn trên lĩnh vực xây dựng ( ngày càng có nhiều những công trình, những dự án lớn được giao cho DN thi công). Tình hình sử dụng lao động của DN được áp dụng theo bộ luật Lao động với số ngày làm việc, ngày nghỉ theo quy định chung của Nhà nước. Ngoài ra DN còn có những chế độ khen thưởng cụ thể cho Cán bộ công nhân viên trong DN.
Bảng 08: Bảng sử dụng thời gian lao động của 1 CBCNV năm 2011
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện năm 2011
Kế hoạch năm 2011
1
Tổng số ngày theo dương lịch
Ngày
365
365
2
Tổng số ngày lễ, chủ nhật
Ngày
60
60
3
Tổng số ngày làm việc theo chế độ
Ngày
305
305
4
Tổng số ngày vắng mặt
- Ốm
- Con ốm mẹ nghỉ
- Hội họp, học tập
- Thai sản
- Phép
-Việc công
- Việc riêng
- Lý do khác
Ngày
"
"
""""""
31
9
1
2
1
13
3
1
1
41
10
1
2
1
13
3
1
10
5
Số giờ làm việc thực tế so với số giờ chế độ
%
89,8
86,6
6
Tổng quỹ thời gian lao động theo kế hoạch
Giờ/ng
2192
2112
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Số ngày làm việc thực tế so với số giờ chế độ của năm 2011 so với kế hoạch đạt được tốt hơn cao hơn 3,2%. Do những ngày vắng mặt của CB, CNV nhỏ hơn kế hoạch, điều này chứng tỏ tình hình CB, CNV tuân theo nguyên tắc trong lao động với kỷ luật cao.
- Tổng quỹ thời gian lao động theo kế hoạch của năm 2011 so với thực hiện năm 2011 giảm 80h/người. Do tổng ngày vắng mặt của CB, CNV tăng so với kế hoạch.
Điều này chứng tỏ tình hình lao động CB, CNV đó bị giảm. So với kế hoạch thì tình hình thực hiện 3,2% tương đương với 9 ngày. DNcần có biện pháp quản lý chặt chẽ thời gian lao động của CNV hơn nữa trong năm tới làm sao cho tiết kiệm nhân lực nhưng vẫn đạt hiệu quả trong sản xuất.
2.2.4. Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả lao động có ích của con người, được tính bằng số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, công trình xây dựng. Quá trình xây dựng của DN tập trung toàn bộ tại các đội xây dựng, các công trường xây dựng – là quá trình tiêu hao nhiều lao động sống. Do đó, nâng cao năng suất lao động là cơ sở để giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của DN.
Doanh nghiệp được đầu tư dây chuyền, máy móc như trạm trộn bê tông, máy xúc, máy ủi, máy thủy bình, máy lu …để phục vụ đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn được thời gian thi công công trình, đồng thời tăng chất lượng hiệu quả công việc cũng như tăng độ an toàn cần thiết cho công trình trước khi bàn giao. Khi dây chuyền đi vào hoạt động thì DN áp dụng chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật để đo lường mức độ làm việc hiệu quả của công nhân. DN tính năng suất bình quân cho tất cả các nhân viên.
Bảng 09: Năng suất lao động năm 2010-2011
(ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2010
Chênh lệch
Mức
%
Doanh thu thuần
24.887.334.430
11.198.705.531
13.688.628.899
122,23
Tổng lao động
318
100
218
218
NSLĐBQ
78.262.058
111.987.055
-33.724.998
-30,16
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần qua các năm đều tăng, năm 2011 cao hơn năm 2010 là 13.688.628.899 đồng ( 122,23%). Tổng lao động trong Công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là 218 người, tức là tăng 218%. Tuy nhiên, năng suất lao động lại giảm 33.724.998 đồng, từ 111.987.055 đồng xuống còn 78.262.058 đồng. Nguyên nhân chính làm cho doanh thu thuần tăng là do giai đoạn vừa qua DN đã tiến hành đầu tư thêm 1 số máy móc phục vụ cho sản xuất, đặc biệt trong năm vừa rồi DN đã trúng thầu và thực hiện công trình có vốn đầu tư lớn đó là: tòa nhà FCC 28 tầng (280 tỷ đồng)....cộng thêm khoản doanh thu từ dự án Trung tâm thương mại INTRA MAM CENTER. Trung tâm thương mại INTRA MAM CENTER bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 2009 nhưng đến năm 2010-2011 mới có doanh thu. Năng suất lao động giảm là do trình độ tay nghề của công nhân xây dựng trực tiếp chưa cao, năng lực không đồng đều. Năm vừa qua DN vừa tuyển thêm 10 lao động gián tiếp, số lao động từ 18- 25 chiếm tỷ trọng cao, chưa có kinh nghiệm xây dựng.
2.2.5. Các hình thức trả lương của doanh nghiệp
Là một DN hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, DN đã kết hợp được một cách khá hài hoà giữa trả lương theo thời gian cho lực lượng lao động không tham gia sản xuất như: Bộ phận quản lý, phòng Tài chính - Kế toán, phòng Hành chính, phòng Kế hoạch – Dự án…, trả lương theo sản phẩm (lương khoán) cho công nhân lao động trực tiếp và trả lương theo hệ số đối với cán bộ nghiệp vụ. Từ đó đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong DN.
Hình thức trả lương này khuyến khích người lao động chấp hành tốt nội quy của DN, thực hiện một cách triệt để cách tính thu nhập cho từng đối tượng lao động trong DN. Hình thức trả lương mà Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh áp dụng, đó là:
Hình thức tiền lương thời gian:
Là hình thức tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động.
Tiền lương thời gian = Thời gian làm việc thực tế x Mức lương thời gian
Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định gọi là tiền lương thời gian giản đơn. Với cách áp dụng tiền lương giản đơn thì DN có thể kết hợp chế độ tiền thưởng nhằm khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, tạo nên tiền lương thời gian có thưởng.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó.
Tiền lương sản phẩm
=
Số lượng hoặc khối lượng công việc hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng
x
Đơn giá tiền lương sản phẩm
Để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm DN đã áp dụng các đơn giá lương sản phẩm:
- Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền lương cố định, gọi là tiền lương sản phẩm đơn giản.
- Tiền lương sản phẩm đơn giản kết hợp với tiền thưởng về năng suất, chất lượng sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm có thưởng.
- Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần áp dụng theo mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng công việc gọi là tiền lương sản phẩm lũy tiến.
Ngoài ra DN còn áp dụng hình thức lương khoán: Khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng, khoán quỹ lương…
Doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương hợp lý trên cơ sở tình hình kinh doanh năm trước vì vậy đã đảm bảo thu nhập cho người lao động, làm cho người lao động hăng say và nhiệt tình trong công việc. Từ đó hiệu quả và chất lượng công việc cũng được nâng cao.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN ngày một gia tăng, mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong DN cũng được tăng lên và ở mức cao so với một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2.6. Phân tích và nhận xét về tình hình lao động tiền lương của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có đội ngũ lao động dồi dào nhưng trình độ lao động phân bổ chưa đồng đều, cụ thể số lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ chưa cao. Công nhân xây dựng 40 người. Tuy nhiên với những chính sách thu hút và nâng cao chất lượng lao động, DN luôn hoàn thành mục tiêu đề ra, đảm bảo việc làm và góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong DN.
Đối với tiền lương phải trả cho người lao động, DN luôn thực hiện việc trả lương kịp thời, đúng thời hạn. Ngoài ra DN còn có những chính sách khen thưởng thích hợp, tạo động lực cho người lao động hoàn thành tốt công việc được giao.
Để nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì trong dài hạn DN nên đề ra những chiến lược phát triển cụ thể gắn liền với việc nâng cao trình độ lao động, thu hút lao động và chế độ ưu đãi ngày càng hợp lý hơn.
2.3. Tình hình chi phí và giá thành
2.3.1. Phân loại chi phí của DN
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được biểu hiện bằng tiền đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Có nhiều cách phân loại chi phí, doanh nghiệp tư nhân Trần Linh phân loại chi phí như sau:
Phân loại theo yếu tố chi phí.
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm tất cả các chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như:
Vật liệu xây dựng: là giá thực tế của cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng…
Vật liệu khác: bột màu, đinh, dây…
Nhiên liệu: than củi dùng để nấu nhựa rải đường…
Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn…
Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm… (kể cả công xi mạ, bảo quản thiết bị).
Do tình hình giá cả của các loại nguyên vật liệu, vật tư thay đổi thường xuyên nên DN đã có chính sách dự trữ nguyên vật liệu khá ổn định. Hạn chế dự trữ
đầu kỳ, nhất là đối với những loại nguyên vật liệu có giá mua cao và bất ổn. Số liệu về tình hình sử dụng nguyên vật liệu được trình bày trong bảng:
Bảng 10: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu năm 2011
STT
TÊN
ĐVT
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
1
Xi măng lưu xá
Kg
4650
4208250
50000
45250000
49550
44842750
5100
4615500
2
Đá 2x4
M3
27
5940000
30
6000000
45
9000000
12
2400000
3
Cát
M3
13
2600000
60
12000000
57
11400000
16
3200000
4
Thép D8
Kg
2650
43921100
15000
248610000
16070
266344180
1580
26186920
5
Thép D10
Kg
2320
38451680
23000
381202000
24574
407289476
746
12364204
6
Thép D12
Kg
3464
57412336
5000
82870000
4755
78809370
3709
61472966
7
Thép D14
Kg
2130
35302620
3200
53036800
2800
46407200
2530
41932220
8
Thép D16
Kg
4754
78792796
12000
198888000
13567
224859458
3187
52821338
9
Thép D18
Kg
2012
33346888
7500
124305000
6800
112703200
2712
44948688
10
Thép D20
Kg
2347
38899178
16900
280100600
17000
281758000
2247
37241778
11
Thép D22
Kg
2134
35368916
23000
381202000
20897
346346878
4237
70224038
12
Thép D25
Kg
3343
55406882
12500
207175000
13435
222671690
2408
39910192
13
Gạch
viên
3500
3325000
20000
19000000
22000
20900000
1500
1425000
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực
tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cụ thể bao gồm:
+ Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân phụ. Công nhân chính như công nhân mộc, công nhân nề, công nhân xây, công nhân uốn sắt, công nhân trộn bê tông…., công nhân phụ như: công nhân khuân vác máy móc thi công, tháo dỡ ván khuôn đà giáo, lau chùi thiết bị trước khi lắp đặt, cạo rỉ sắt thép, nhúng gạch…
+ Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm ca đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp nóng độc hại…
+ Tiền lương trực tiếp của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.
Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị thuộc biên chế quản lý của DN, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và bao gồm khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ các vật liệu trước khi đến công trường, lương công nhân tát nước vét bùn khi thi công gặp trời mưa hay mạch nước ngầm và tiền lương của các bộ phận khác (sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo vệ, quản lý…).
Mặt khác, chi phí nhân công trực tiếp cũng không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên lương phải trả của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp cũng không tính tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp xây lắp. Các khoản này được tính vào mục chi phí sản xuất chung.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy, trong giá thành xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí sử dụng máy thi công gồm các chi phí trực tiếp liên quan tới việc sử dụng máy thi công như:
+ Tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công kể cả công nhân phục vụ máy và các khoản phụ cấp theo lương, kể cả tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định là máy thi công.
+ Chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho máy thi công.
+ Chi phí về sửa chữa, bảo trì, điện nước cho máy thi công, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.
+ Các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy móc thi công kể cả khoản chi cho lao động nữ.
+ Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ trên tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công, khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung. Chi phí sử dụng máy thi công cũng không bao gồm các khoản sau: lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho máy, vật liệu là đối tượng chế biến của máy, các chi phí xảy ra trong quá trình ngừng sản xuất, chi phí lắp đặt lần đầu cho máy thi công, chi phí sử dụng máy móc thiết bị khác và các chi phí có tính chất quản lý, phục vụ chung.
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí trực tiếp khác (ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công) và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với đơn vị thi công tổ, đội, công trường thi công.
Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí như sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ hiện hành trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế của doanh nghiệp.
Ngoài khoản chi phí nhân viên quản lý công trường, kế toán, thống kê, kho, vệ sinh… của công trường, chi phí nhân viên phân xưởng còn bao gồm tiền công vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công do mặt bằng thi công chật hẹp, công tát nước vét bùn khi trời mưa hoặc mạch nước ngầm…
+ Chi phí vật liệu gồm chi phí vật liệu do đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời.
Trường hợp vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho đội xây dựng, nếu doanh nghiệp được khấu trừ thuế thì chi phí vật liệu không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho thi công như: cuốc, xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giáo, ván khuôn và các loại dụng cụ khác dùng cho sản xuất và quản lý đội xây dựng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng.
Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức thi công hỗn hợp vừa bằng thủ công, vừa bằng máy, khoản chi phí khấu hao máy móc thi công được tính vào chi phí sử dụng máy thi công chứ không tính vào chi phí sản xuất chung.
Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí
Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua, còn chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào đó không phải là một phần giá trị sản xuất ra từ lợi nhuận mà chúng phát sinh.
Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để ra quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này chi phí được chia thành định phí và biến phí.
+ Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn như các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh… các chi phí này tình cho một đơn vị sản phẩm thì biến đổi khi khối lượng của sản phẩm thay đổi.
+ Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi về nguyên liệu, nhân công trực tiếp…chi phí này tính cho một đơn vị sản phẩm thì không thay đổi.
Bảng 11: Tổng hợp chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dự án trung tâm thương mại INTRA MAM CENTER
ĐVT: triệu đồng
TT
Danh mục đầu tư
SL
Đơn giá
Thành Tiền
A
Tổng chi phí xây dựng (A)
35.600
1
Di dời san lấp mặt bằng
55.042
0,50
27.521
2
Siêu thị văn phòng cho thuê ( 10 tầng)
3.780
3,50
5.887
3
Khu nhà hàng, khách sạn 3 sao ( 3 tầng)
2.400
3,50
3.738
4
Khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe ( 3 tầng)
1.500
3,50
2.336
5
Khu sảnh, vườn hoa đài phun nước
1.600
0,50
356
6
Đường giao thông nội bộ
360
0,80
128
7
Cổng và tường rào
200
0,50
45
8
Hệ thống điện sản xuất sinh hoạt
1
750,00
334
9
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
1
100,00
45
10
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
1
150,00
67
11
Xây dựng công trình tạm
138
B
Chi phí khác (B)
35.600
1
Đo đạc đại hình
3.691
0,01
16.425
2
Khảo sát địa chất
12
6,50
34.710
3
Định vị công trường
3.560
4
Lập dự án đầu tư
50.624
5
Thẩm định dự án
5.008
6
Thiết kế kỹ thuật
315.024
7
Thẩm tra thiết kế kỹ thuật
15.132
8
Thẩm tra tổng dự toán
14.582
9
Giám sát kỹ thuật
227.120
10
Bảo hiểm công trình
45.437
11
Lập hồ sơ mời thầu, định giá hồ sơ
17.745.710
12
Thẩm tra quyết toán + Kiểm toán
75.661
13
Ban quản lý công trình
228.358
14
Máy móc thiết bị
28.140.162
C
Chi phí dự phòng
18.722.500
Tổng cộng chi phí xây dựng cơ bản, máy móc
71.200
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2.3.2. Giá thành kế hoạch
Những căn cứ để lập giá thành kế hoạch
Cơ sở tính giá của công ty áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng ban hành kèm theo văn bản số: 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng và định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng ban hành kèm theo văn bản số: 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng.
- Áp dụng đơn giá ca máy ban hành kèm theo quyết định số: 1820/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
- Định mức và đơn giá vật tư, nhân công lấy theo đơn giá xây dựng cơ bản đường dây tải điện số 6060 và 6061/QĐ-BCT ngày 14/11/2008 của Bộ Công Thương.
- Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành xây lắp đường dây và trạm biến áp số 7606/BCT-NL ngày 05/8/2009 của Bộ Công Thương.
- Thông báo giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp công trình tháng 11/2010 của Liên sở Xây dựng – Tài chính Thái Nguyên.
- Khấu hao tài sản cố định: được tính trên đầu cột theo thời gian vay vốn.
- Thuế VAT: tính theo định mức hiện hành của nhà nước.
- Lãi vay tính trên cơ sở lãi cho vay của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên.
- Chi phí quản lý DN: Tính theo tỷ lệ % phù hợp với điều kiện quản lý điều hành hiện tại của DN.
Ví dụ về cách tính giá thành một 100m2 mặt đường đá dăm như sau:
Bảng 12: Giá thành 100m2 mặt đường đá dăm
Hạng mục
Bậc NC
Đơn vị
Định mức
Đơn giá (đồng)
ĐG N.công
ĐG MTC
Thành tiền (đồng)
ĐG N.công
ĐG MTC
ĐG vật liệu
Vật liệu
Nhân công
Máy TC
Làm mặt đường đá 4x6 chèn đá dăm, chiều dày mặt đường đã lèn ép 10cm
100m2
1.243.516
337.276
264.471
Đá 0,15 - 0,5
m3
0,77
100.000
77.000
Đá 0,5x1
m3
0,44
100.000
44.000
Đá 1x2
m3
0,33
100.000
33.000
Đá 2x4
m3
0,33
88.000
29.040
Đá 4x6
m3
13,19
80.400
1.060.476
NC 3,0/7
Công
6,67
50.566
337.276
Ôtô tưới nước 5m3
Ca
0,17
546.412
92.890
Máy lu 10T
Ca
0,33
467.512
154.279
Máy khác
%
7
17.302
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Khi định giá theo phương thức này, Công ty cần nghiên cứu các chi phí cấu thành nên sản phẩm của mình. Việc gia tăng năng suất lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất sẽ góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm.
Ví dụ: Giá thành kế hoạch của công tác tưới lớp dính bám mặt đường.
Bảng 13: Giá thành kế hoạch của công tác tưới lớp dính bám mặt đường
STT
Thành phần hao phí
ĐVT
100m2
Định mức
Hệ số
Đơn giá
Thành tiền
1
Chi phí vật liệu
- Dầu hỏa
- Nhựa bi tum
Lít
Kg
32,1000
78,6500
1,00
1,00
7.182
9.388
969.904
230.542
738.362
2
Chi phí nhân công
Nhân công bậc 3,5/7
Công
0,3140
1,00
95.290
29.921
29.921
3
Chi phí máy thi công
- Ôtô tưới nhựa 7T
- Nồi nấu nhựa
Ca
Ca
Ca
0,0980
0,0490
0,0490
1,00
1,00
1,00
1.824.262
74.367
758.850
219.606
178.778
3.644
37.184
4
Trực tiếp phí khác
%
1,5
18.276
Tổng cộng
1.237.707
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
Do DN sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau nên đã sử dụng hai phương pháp chủ yếu để tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp ghi trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp.
Phương pháp ghi trực tiếp: áp dụng trong trường hợp các chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Phương pháp ghi trực tiếp đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theo từng đối tượng, trên cơ sở đó, kế toán tập hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo từng đối tượng liên quan.
Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng được. Với hình thức phân bổ gián tiếp đòi hỏi phải ghi chép ban đầu các chi phí sản xuất có liên quan tới nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, trên cơ sở đó tập hợp các chứng từ kế toán theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tổ, đội sản xuất, công trường…). Sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính toán phân bổ chi phí sản xuất đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan.
Việc tính toán phân bổ gồm 2 bước:
- Tính hệ số phân bổ H = C/ T
Trong đó: H: là hệ số phân bổ
C: là tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ
T: là tổng tiêu chuẩn dùng phân bổ
- Phân bổ chi phí cho từng đối tượng có liên quan
Cn = Tn x H
Trong đó: Cn: là chi phí phân bổ cho từng đối tượng
Tn: là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
Ví dụ: Cách tập hợp chi phí ở công đoạn phá đá làm đường bằng máy khoan đường kính 42mm, đá cấp IV của công trình làm đường.
Bảng 14: Tập hợp chi phí công đoạn phá đá làm đường bằng máy khoan
STT
Chi phí
ĐVT
Định mức
Hệ số
Giá
Thành tiền
1
Chi phí vật liệu
24.499
Vật liệu khác
%
200,00
1,00
480
Cần khoan fi 32-L = 1,5 m
Cái
0,0083
1,00
32.000
2.656
Dây điện nổ mìn
m
0,9075
1,00
489
444
Dây nổ mìn
m
1,8950
1,00
5.130
9.721
Đuôi chòng fi 38
Cái
1,00
43.890
0
Kíp điện vi sai
Cái
0,0470
1,00
3.566
168
Mũi khoan fi 42mm
Cái
0,0121
1,00
210.000
2.541
Mũi khoan fi 76mm
Cái
1,00
325.000
0
Thuốc nổ
Kg
0,3172
1,00
32.849
10.420
2
Chi phí nhân công
12.674
Nhân công bậc 3,5/7
Công
0,1345
1,00
95.290
12.817
3
Chi phí máy thi công
23.209
Máy nén khí , động cơ diezel-660m/h
Ca
0,0158
1,00
824.538
13.028
Máy khoan đất đá cầm tay 42mm
Ca
0,0474
1,00
205.50
9.726
Máy khoan xoay đập tự hành fi 76
Ca
1,00
114.687
0
Máy khác
%
200,00
1,00
455
4
Trực tiếp phí khác
%
1,5
906
5
Chi phí trực tiếp
61.287
6
Chi phí chung
%
5,300
3.248
7
Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công+ bảo đảm giao thông
%
3,0
2.257
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật thi công)
2.3.4. Nhận xét về tình hình thực hiện chi phí, giá thành
Do đặc tính của ngành xây dựng cơ bản nên việc quản lý về đầu tư xây dựng rất khó khăn và phức tạp. Tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu mà trong đó công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với công tác quản lý sản xuất.
Với đội ngũ kế toán có năng lực và kinh nghiệm là việc đã hiểu rõ nhiệm vụ của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải trải qua các công đoạn và thực hiện một cách khoa học các công đoạn:
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN.
- Tổ chức, ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thi công theo từng địa điểm, từng đối tượng phải chịu chi phí, theo nội dung kinh tế và công dụng của chi phí.
- Xác định giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ và tính giá thành thực tế của công việc đã hoàn thành trong kỳ một cách chính xác để kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm.
- Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức trong sản xuất để tìm các biện pháp ngăn chặn cũng như phát hiện các khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
- Xác đinh kết quả sản xuất của từng công trình, từng bộ phận sản xuất…trong thời kỳ nhất định, chính xác, kịp thời để phục vụ cho yêu cầu quản lý và lãnh đạo của DN.
Qua bảng số liệu đã phân tích ở trên về tình hình thực hiện giá thành kế hoạch phân bổ chi phí của DN nhìn chung là rõ ràng, kế hoạch giá thành cũng được tập hợp và phân bổ một cách chi tiết, cụ thể cho từng hạng mục chi phí. Ví dụ như đối với chi phí vật liệu của công đoạn tưới lớp dính bám mặt đường đã chia nhỏ ra gồm những vật liệu như dầu hỏa, nhựa bi tum…
2.4. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Phân tích tài chính của doanh nghiệp là một yêu cầu cần thiết đối với chủ doanh nghiệp, với các nhà quản trị doanh nghiệp, với các nhà đầu tư, với Ngân hàng - tín dụng. Phân tích tài chính cho phép nhận định được một cách tổng quát tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khả năng thanh toán, khả năng vay tín dụng. Sự hình thành vốn kinh doanh ban đầu cũng như sự phát triển của vốn giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tốt và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp.
2.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay còn được gọi là Báo cáo thu nhập là một bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thay đổi theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, nhưng khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thì nó được sử dụng như một bảng hướng dẫn để dự tính xem DN sẽ hoạt động ra sao trong tương lai.
Bảng 15: Báo cáo KQHĐSXKD 2010-2011
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2011
Năm 2010
1
2
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
25.003.082.605
11.272.238.631
2. Các khoản giảm trừ
3
115.748.175
73.533.100
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
24.887.334.430
11.198.705.531
4. Giá vốn hàng bán
11
17.314.469.729
8.848.673.576
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
7.572.864.701
2.350.031.955
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
166.163.107
145.006.108
7. Chi phí tài chính
22
5.407.332.054
1.557.242.272
Trong đó: lãi vay phải trả
23
5.407.332.054
1.557.242.272
8. Chi phí bán hàng
24
36.718.606
22.435.784
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
929.127.339
803.300.426
10. Lợi nhuận từ HĐKD [30=20+(21-22)-(24+25)]
30
1.365.849.809
112.059.581
11. Thu nhập khác
31
451.505.235
1.082.958.834
12. Chi phí khác
32
919.971.370
311.562.655
13. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
-468.466.135
771.396.179
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
897.383.674
883.455.760
15. Thuế TNDN phải nộp
51
224.345.919
220.863.940
16. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
60
673.037.756
662.591.820
2.4.2. Phân tích KQHĐSXKD
Bảng 16: Phân tích KQHĐSXKD 2010-2011
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2011
Năm 2010
Chênh lệch
1
2
4
5
+/-
%
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
25.003.082.605
11.272.238.631
13.730.843.974
121,81
2. Các khoản giảm trừ
3
115.748.175
73.533.100
42.215.075
57,41
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
24.887.334.430
11.198.705.531
13.688.628.899
122,23
4. Giá vốn hàng bán
11
17.314.469.729
8.848.673.576
8.465.796.153
95,67
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20=10-11)
20
7.572.864.701
2.350.031.955
5.222.832.746
222,25
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
166.163.107
145.006.108
21.156.999
14,59
7. Chi phí tài chính
22
5.407.332.054
1.557.242.272
3.850.089.782
247,24
Trong đó: lãi vay phải trả
23
5.407.332.054
1.557.242.272
3.850.089.782
247,24
8. Chi phí bán hàng
24
36.718.606
22.435.784
14.282.822
63,66
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
929.127.339
803.300.426
125.826.913
15,66
10. Lợi nhuận từ HĐKD [30=20+(21-22)-(24+25)]
30
1.365.849.809
112.059.581
1.253.790.228
1118,86
11. Thu nhập khác
31
451.505.235
1.082.958.834
-631.453.599
-58,31
12. Chi phí khác
32
919.971.370
311.562.655
608.408.715
195,28
13. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
-468.466.135
771.396.179
-1.239.862.314
-160,73
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
897.383.674
883.455.760
13.927.914
1,58
15. Thuế TNDN phải nộp
51
224.345.919
220.863.940
3.481.979
1,58
16. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
60
673.037.756
662.591.820
10.445.936
1,58
( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)
Qua bảng phân tích, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 11.272.238.631 đồng, năm 2011 là 25.003.082.605 đồng, qua hai năm doanh thu tăng 13.730.843.974 đồng tức là tăng 121,81%.
Vì nhu cầu xây dựng cơ bản tăng do đó tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế làm cho doanh thu bán hàng của DN qua hai năm tăng. Điều này cho thấy DN vừa tích cực đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nâng cao năng lực chuyên môn, đảm bảo sản phẩm của DN đạt chất lượng tốt tạo uy tín trên thị trường làm cho doanh thu tiêu thụ tăng lên. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2011 tăng so với năm 2010 cụ thể là 13.927.914 ( 1,58%).
Việc tăng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là do ảnh hưởng của các nhân tố sau :
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, làm tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 5.222.832.746 đồng tức là tăng 222,25% so với năm 2010.
- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 tăng làm tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 21.156.999 đồng tức là tăng 14,59% so với năm 2010.
- Thu nhập khác năm 2011 mới có phát sinh. Bên cạnh đó chi phí khác tăng 3.850.089.782 đồng, do đó làm cho lợi nhuận khác năm 2011 tăng 1 lượng nhỏ là 1.253.790.228 đồng, ảnh hưởng tới mức tăng của lợi nhuận kế toán trước thuế.
Các nhân tố làm giảm lợi nhuận kế toán trước thuế là :
- Giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 8.465.796.153 đồng.
- Chi phí quản lý kinh doanh tăng 125.826.913 đồng tương ứng 15,66%, tuy nhiên đây là một mức tăng hợp lí trong giới hạn cho phép để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại, qua hai năm tình hình kinh doanh của DN là tốt, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Tốc độ tăng của lợi nhuận kế toán trước thuế chậm và ít hơn hắn so với tốc độ tăng của doanh thu (1,58%<121,81%) chứng tỏ các khoản chi phí của DN rất lớn. Mặt khác chi phí tài chính phát sinh lớn hơn doanh thu tài chính điều đó cho thấy hoạt động đầu tư tài chính của DN chưa có hiệu quả. Vì vậy DN cần phát huy những ưu thế sẵn có trong thời gian tới và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để tăng doanh thu, thu được lợi nhuận cao nhất có thể.
2.4.3. Bảng cân đối kế toán
Bảng 17: Bảng cân đối kế toán năm 2011
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A. Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150)
100
29.099.430.603
137.929.857.866
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
10.595.060.890
2.701.526.345
1. Tiền
111
V.01
10.595.060.890
2.701.526.345
2. Các khoản tương đương tiền
112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
V.02
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
13.530.434.317
126.450.661.913
1. Phải thu của khách hàng
131
2. Trả trước cho người bán
132
24.000.000
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
134
5. Các khoản phải thu khác
138
V.03
13.506.434.317
126.450.661.913
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
IV. Hàng tồn kho
140
3.927.815.594
8.516.559.655
1. Hàng tồn kho
141
V.04
3.927.815.594
8.516.559.655
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1.046.119.802
261.109.953
1. Chi phi trả trước ngắn hạn
151
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
152
1.046.119.802
261.109.953
B. Tài sản dài hạn (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260)
200
188.723.528.537
88.529.019.091
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
0
0
II. Tài sản cố định
220
V.08
188.723.528.537
88.529.019.091
1. TSCĐ hữu hình
221
2.886.604.027
1.543.586.562
- Nguyên giá
222
4.063.919.220
1.696.461.039
- Giá trị hao mòn lũy kế
223
-1.177.315.193
-152.874.477
2. TSCĐ thuê tài chính
224
V.09
3. TSCĐ vô hình
227
V.10
17.782.337.000
20.088.654.000
- Nguyên giá
228
17.782.337.000
20.088.654.000
- Giá trị hao mòn lũy kế
229
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
V.11
168.054.587.510
66.896.778.529
III. Bất động sản đầu tư
240
V.12
0
0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
0
0
Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200)
270
217.822.959.140
226.458.876.957
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả (300 = 310 + 330)
300
70.593.983.724
76.894.897.098
I. Nợ ngắn hạn
310
26.673.983.724
27.994.897.098
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
V.15
7.208.147.085
20.000.000.000
- Vay ngắn hạn
A31
7.208.147.085
20.000.000.000
- Nợ dài hạn đến hạn trả
B31
2. Phải trả cho người bán
312
6.428.505.106
7.938.715.158
3. Người mua trả tiền trước
313
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
314
V.16
56.181.940
5. Phải trả người lao động
315
-2.146.523.667
6. Chi phí phải trả
316
V.17
7. Phải trả nội bộ
317
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
318
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
319
V.18
15.183.855.200
II. Nợ dài hạn
330
43.920.000.000
48.900.000.000
1. Phải trả dài hạn người bán
331
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
V.19
3. Phải trả dài hạn khác
333
4. Vay và nợ dài hạn
334
V.20
43.920.000.000
48.900.000.000
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
335
V.21
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
7. Dự phòng phải trả dài hạn
337
B. Vốn chủ sở hữu (400 = 410 + 430)
400
147.228.975.416
149.563.979.859
I. Vốn chủ sở hữu
410
V.22
147.228.975.416
149.563.979.859
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
150.000.000.000
150.000.000.000
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
3. Cổ phiếu quỹ
413
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
414
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
415
6. Quỹ đầu tư phát triển
416
7. Quỹ dự phòng tài chính
417
8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
418
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
-2.771.024.584
-436.020.141
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
421
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
430
Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400)
440
217.822.959.140
226.458.876.957
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
2.4.4. Phân tích cơ cấu tài sản- nguồn vốn của doanh nghiệp
Tài sản của DN có sự biến động theo xu hướng giảm, trong đó tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn có sự thay đổi nhưng xét trên quy mô tổng tài sản thì sự thay đổi này không nhiều, tuy nhiên tỷ trọng chi tiết của từng khoản mục thì có sự thay đổi đáng kể.
Tỷ trọng các khoản mục có sự thay đổi đáng kể thể hiện qua sự thay đổi về tỷ lệ giữa tài sản lưu động và tài sản cố định.
Tài sản ngắn hạn cuối năm giảm 78,9% so với đầu năm. Cụ thể sự tăng giảm như sau :
+ Có 2 khoản mục giảm nhiều là khoản mục các khoản phải thu giảm mạnh, giảm 89,3% do DN đã thu hồi được một số khoản nợ hợp đồng năm trước, các khoản nợ đầu năm nay và tình hình công nợ được cải thiện. Đặc biệt hàng tồn kho giảm đáng kể, giảm 53,9% kết quả đó là do DN đã bán, thanh lý được một số lượng lớn hàng tồn trong kho.
+ Bên cạnh đó khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cùng với khoản mục các tài sản ngắn hạn khác tăng. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 292,19% .
Tài sản dài hạn tăng 113,18% so với đầu năm.
Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ trọng giữa tài sản lưu động và tài sản cố định trong tổng tài sản là do doanh nghiệp đã mua sắm thêm một số tài sản cố định như xe ủi, xe san lấp mặt bằng, máy trộn bê tông... để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua đó cho thấy quy mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng , đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như mua sắm thêm những tài sản cố định để phục cho việc sản xuất kinh doanh. Đồng thời DN cũng đã thu hồi được một số khoản nợ từ các chủ đầu tư sau khi đã hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao công trình.
Nguồn vốn của đơn vị gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ kết cấu trong tổng số nguồn vốn hiện có tại đơn vị phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tài sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. Vì thế phân tích tài sản phải đi đôi với phân tích nguồn vốn.
Nguồn vốn của DN cuối năm giảm 8.635.917.817 đồng so với đầu năm hay giảm 3,8%. Cụ thể tình hình tăng giảm nguồn vốn của Công ty như sau:
+ Các khoản nợ dài hạn giảm 4.980.000.000 đồng, tỷ lệ giảm 10,2%.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 2.335.004.443 đồng, tỷ lệ giảm 1,6%.
Nhìn chung tình hình tài sản và nguồn vốn của DN giảm, nhưng bên cạnh đó, tài sản cố định được DN chú trọng đầu tư nhiều, cụ thể là tài sản cố định cuối năm tăng 113,18% so với đầu năm. Điều này chứng tỏ DN đã cố gắng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, DN đã đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô năng lực sản xuất được tăng lên, DN đã huy động vốn bằng vốn vay ngân hàng và các loại vốn khác.
2.4.5. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Các báo cáo tài chính chưa biểu hiện hết được thực trạng tài chính của DN, vì vậy để đánh giá đúng thực trạng của DN các nhà tài chính đã dùng các hệ số tài chính để phân tích và làm rõ khả năng tài chính của DN, từ đó hoạch định các mục tiêu và chiến lược kinh doanh cụ thể cho DN trong tương lai.
Bảng 18: Các chỉ tiêu tài chính mang tính thời điểm
STT
Chỉ tiêu
Công thức
Cuối năm 2011
Đầu năm 2011
I
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
1
Hệ số thanh toán hiện hành
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn phải trả
29.099.430.603
26.673.983.724
= 1,09
137.929.857.866
27.994.897.098
= 4,93
2
Hệ số thanh toán nhanh
TSNH – Hàng tồn kho
Tổng số nợ ngắn hạn
25.171.615.009
26.673.983.724
= 0,94
129.413.298.211
27.994.897.098
= 4,62
3
Hệ số thanh toán tức thời
Tiền + Đầu tư ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn
10.595.060.890
26.673.983.724
= 0,4
2.701.526.345
27.994.897.098
=0.097
II
Các chỉ tiêu về đòn cân nợ
1
Hệ số nợ
Tổng số nợ
Tổng tài sản
76.894.897.098
226.458.876.957
= 0,34
49.002.978.670
199.002.978.670
= 0,25
2
Hệ số tự tài trợ
1 - Hệ số nợ
1 – 0,34= 0,66
1 – 0,25 = 0,75
3
Hệ số thanh toán lãi vay
LN trước thuế và lãi vay
Chi phí trả lãi
897.383.674
5.407.332.054
= 0,17
883.455.760
1.557.242.272
= 0,57
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)
Bảng 19: Các chỉ tiêu tài chính mang tính thời kỳ
I
Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Năm 2011
Năm 2010
1
Vòng quay toàn bộ vốn
DTT
Vốn KD bình quân
24.887.334.430
222.140.918.049
= 0,11
11.198.705.531
212.730.927.814
= 0,05
2
Vòng quay tài sản cố định
DTT
TSCĐ bình quân
24.887.334.430
138.626.273.814
= 0,18
11.198.705.531
54.140.081.129
= 0,21
3
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
17.314.469.7292
6.222.187.625
= 2,78
8.848.673.576
11.977.720.819
= 0,74
II
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
1
ROS
( %)
Lợi nhuận sau thuế x 100
Doanh thu thuần
6.730.037.756 x 100
24.887.334.430
= 27,04%
662.591.820 x 100
11.198.705.531
= 5,92%
2
ROA
( %)
Lợi nhuận sau thuế x 100
Tổng tài sản bình quân
6.730.037.756 x100
222.140.918.049
= 3,03%
662.591.820 x 100
212.730.927.814
= 0,31%
3
ROE
( %)
Lợi nhuận sau thuế x 100
VCSH bình quân
6.730.037.756 x 100
148.396.477.638
= 4,54%
662.591.820 x 100
149.781.989.930
=0,44%
( Nguồn: Phòng Tài chính –Kế toán)
Qua tính toán các chỉ tiêu tài chính ta thấy:
- Hệ số thanh toán hiện hành (tổng quát) của DN qua 2 năm đều lớn hơn 1, điều đó chứng tỏ tổng giá trị tài sản của DN có đủ khả năng để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của DN.
- Hệ số thanh toán tức thời cũng đều nhỏ hơn 0,5 nên vẫn cho ta thấy sự khó khăn của DN trong công tác thanh toán nhanh bằng các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt.
- Vòng quay vốn kinh doanh năm 2011 tăng 0,06 vòng với tỷ lệ tăng 120 % điều này làm tăng lợi nhuận đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của Công ty trên thị trường.
- Vòng quay TSCĐ bình quân năm 2011 giảm 0,03 vòng với tỷ lệ giảm 14,29% %, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định thấp.
- Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 tăng 2,04 vòng với tỷ lệ tăng 275,7% điều này có nghĩa là hoạt động kinh doanh của DN đang gặp nhiều khó khăn.
- Tỷ số nợ năm 2011 tăng 0,09 lần với tỷ lệ 36%. Với số liệu trên cho ta thấy tỷ số nợ của DN đang có xu hướng tăng, DN chưa có sự độc lập về tài chính.
- Tỷ suất tài trợ năm 2011 giảm 0,09 lần với tỷ lệ giảm 12%, cho ta thấy DN phụ thuộc nhiều vào vay nợ, nên không làm giảm được các áp lực kinh tế trong thời kỳ nền kinh tế đang có sự biến đổi.
- Chỉ tiêu ROS cho thấy với 1 đồng doanh thu thuần thì DN tạo ra 2704 đồng lợi nhuận trước thuế tăng 21,12 lần so với năm 2010, cho thấy mức lợi nhuận DN đạt được qua hai năm là tăng.
- Tương tự với hai chỉ tiêu còn lại là ROA và ROE đều cho ta thấy mức lợi nhuận mà DN đạt được năm 2011 tăng so với năm 2010.
2.4.6. Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Nhìn chung tình hình tài chính của DN trong giai đoạn 2010-2011 có khá nhiều biến động, sự giảm về tài sản và nguồn vốn qua hai năm, lợi nhuận thu được chưa cao. Bên cạnh đó những nguy cơ tiềm tàng như khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của DN, các khoản phải thu vẫn còn tuơng đối lớn chứng tỏ DN chưa chú ý đến việc thu hồi các khoản phải thu, chưa có biện pháp hữu hiệu để làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, khả năng sinh lời của vốn còn ở mức độ khiêm tốn.
- Doanh nghiệp còn các khoản nợ dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Doanh nghiệp phải đi vay vốn tín dụng và phải đi chiếm dụng vốn ở các đối tượng khác để trang trải. Nguyên nhân các khoản nợ của DN lớn là do DN đang đầu tư để thực hiện dự án xây dựng Tòa nhà FCC 28 tầng, trong khi dự án Trung tâm thương mại Hoàng Văn Thụ vẫn chưa hoàn thành nên chưa thu được hết tiền để tiến hành đầu tư mới.
- Trong tổng tài sản của DN thì tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất lớn.
- Lãi gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh cao nhưng bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp quá lớn chứng tỏ DN chưa có biện pháp tiết kiệm chi phí.
Vậy trong dài hạn thì DN nên đưa ra những chiến lược cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những điểm mạnh sẵn có của mình.
2.4.7. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng, tuy mới thành lập nhưng DN đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển về kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, cụ thể là các công trình xây dựng lớn mà DN đã và đang hoàn thành như: Trung tâm thương mại INTRA MAM CENTER, Khu dân cư sinh thái Túc Duyên, Tòa nhà FCC 28 tầng…trong địa bàn thành phố Thái Nguyên với quy mô lên đến hàng trăm tỷ đồng. Đây chính là cơ hội để DN khẳng định uy tín và lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc đã giúp DN hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đã đề ra. Trong hơn 5 năm hoạt động, DN cũng đã thu về hàng chục tỷ đồng, đóng góp 1 phần không nhỏ vào ngân sách thuế của Nhà nước, giải quyết việc làm cho lao động mùa vụ tại khu vực thuộc địa bàn dự án thi công.
Tuy nhiên, DN cũng đã gặp phải 1 số hạn chế như:
* Về cơ cấu tổ chức:
- Cơ cấu bộ máy quản lý quá đơn giản, thiếu một số phòng ban như: Phòng Marketing, Phòng Tổng hợp, Phòng Giám sát vật tư.
Giám đốc sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán dẫn đến việc không phát huy được tinh thần sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong DN, dễ gây sự nhàm chán trong quá trình làm việc, làm cho hiệu quả công việc không cao. Giám đốc kiêm quá nhiều việc dẫn đến các công việc bị chồng chéo, từ đó việc triển khai, điều hành công việc không được hiệu quả tối ưu, ảnh hưởng đến quá trình điều hành, quản lý của DN.
- Quy trình làm việc, quy trình quản lý chưa được rõ ràng đôi lúc diễn ra tình trạng giao việc chồng chéo ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động. Cụ thể là một phòng ban kiêm nhiều nhiệm vụ như: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật kiêm cả dự trữ lưu kho.
*Về công tác Marketing của DN:
- Doanh nghiệp chưa chú trọng đúng mức do chưa đánh giá được tầm quan trọng của marketing trong doanh nghiệp, ít có những hoạt động quảng cáo nhằm quảng bá hình ảnh công ty, vì vậy hình ảnh của DN chỉ được biết đến một cách hạn chế trong phạm vi địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Chưa có Phòng Marketing, Giám đốc DN dựa vào các mối quan hệ sẵn có của mình trong xã hội để quảng bá hình ảnh của DN.
- Chưa có 1 webside riêng của DN.
* Về công tác dự trữ:
- Công tác dự trữ chưa hiệu quả, việc dự trữ do Phòng Kế hoạch – Dự án kiêm nhiệm dẫn đến chồng chéo trong công tác quản lý.
- Quy mô của DN ngày một mở rộng đòi hỏi số lượng dự trữ là tương đối lớn. Vì vậy vấn đề về kho bãi vật tư cũng cần được mở rộng và cần có một đội ngũ quản lý kho chuyên trách cho công việc để tạo hiệu quả.
* Về tình hình tài chính:
- Vốn của DN không lớn, mặt khác ngành nghề kinh doanh của DN lại quá đa dạng nên việc sử dụng và phân bổ nguồn vốn còn nhiều khó khăn và hạn chế.
- Hiệu suất sử dụng vốn của DN chưa cao.
* Một số hạn chế khác:
- Ý thức của công nhân về phòng chống tai nạn tại công trường chưa cao, chưa trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động trong quá trình làm việc tại công trường.
- Trình độ của lao động trong DN chưa đồng đều vì vậy có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN.
- Doanh nghiệp chưa quan tâm tới việc đề ra các giải pháp kỹ thuật hợp lý, độc đáo để làm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRẦN LINH
§Ó n©ng cao hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh trong thêi gian tíi, doanh nghiệp cÇn ph¸t huy nh÷ng u ®iÓm s½n cã cña m×nh ®ång thêi kh¾c phôc nh÷ng ®iÓm cßn tån t¹i trong c«ng t¸c b¶o ®¶m qu¶n lý nguyªn vËt liÖu. §Ó nh»m t¨ng cêng, hoµn thiÖn c«ng t¸c b¶o ®¶m, qu¶n lý nguyªn vËt liÖu ë doanh nghiệp s¶n xuÊt vµ cung øng vËt t, em xin ®a ra mét sè ý kiÕn ®Ò xuÊt vÒ ph¬ng híng vµ gi¶i ph¸p sau:
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trần Linh.
3.1.1. Thành công:
Qua thêi gian thùc tËp ë doanh nghiệp em nhËn thÊy c«ng t¸c qu¶n lý nguyªn vËt liÖu nh×n chung tiÕn hµnh nÒn nÕp, chÊp hµnh ®óng c¸c quy ®Þnh. C¸c phßng ban doanh nghiệp còng phèi hîp chÆt chÏ víi phßng kÕ to¸n, ®¶m b¶o viÖc h¹ch to¸n, qu¶n lý nguyªn vËt liÖu diÔn ra ®Òu ®Æn, nhÞp nhµng phï hîp víi ®iÒu kiÖn cña DN, ®¸p øng ®îc yªu cÇu cña c«ng t¸c qu¶n lý.
Doanh nghiệp ®· x©y dùng ®îc hÖ thèng ®Þnh møc vËt tư cho tõng lo¹i s¶n phÈm tương ®èi chÝnh x¸c. §©y lµ ưu ®iÓm rÊt lín cña DN trong c«ng t¸c qu¶n lý vµ h¹ch to¸n nguyªn vËt liÖu. Qua ®ã, doanh nghiệp cã thÓ tÝnh to¸n ®ược møc thu mua, dù tr÷ sö dông vËt liÖu, gãp phÇn qu¶n lý chÆt chÏ nguyªn vËt liÖu.Do ®Æc ®iÓm cña nguyªn vËt liÖu s¶n xuÊt s¶n phÈm nhùa lµ dÔ biÕn chÊt, dÔ ch¸y nªn c«ng ty ®· x©y dùng kho vËt t ®¶m b¶o ®Çy ®ñ tiªu chuÈn quy ®Þnh vÒ b¶o qu¶n vËt liÖu. HÖ thèng kho ®îc bè trÝ phï hîp víi ®Þa bµn s¶n xuÊt. Doanh nghiệp ®· cã sù ph©n c«ng qu¶n lý râ rµng, ®éi ngò c¸n bé c«ng nh©n viªn cã tinh thÇn tr¸ch nhiÖm cao. Do vËy viÖn b¶o qu¶n dù tr÷ nguyªn vËt liÖu ®îc tiÕn hµnh kh¸ tèt.
3.1.2. Hạn chế:
Về đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp, tham gia vào công tác lập dự án còn kém về chuyên môn.
Đội ngũ công nhân lành nghề còn hạn chế, không đồng bộ, trình độ kỹ thuật chưa được nâng cao phù hợp với quy trình cải tiến kỹ thuật.
Về máy móc thiết bị công nghệ: Việc nâng cấp và đổi mới thiết bị máy móc thi công của DN chưa được xác định trên cơ sở hoạch định phương hướng sản xuất kinh doanh, chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng hoá nên công tác đấu thầu còn nhiều hạn chế.
Trong hoạt động đấu thầu vẫn còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh…và đã làm phá vỡ nguyên tắc bình đẳng và công khai trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng thông qua phương thức đấu thầu.
3.2. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Trần Linh.
Với thực trạng hiện nay của DN, sau đây em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn bộ máy hoạt động của DN:
*Về cơ cấu tổ chức:
- Bổ sung thêm một số phòng ban hiện nay còn thiếu, cụ thể là Phòng Marketing, Phòng Giám sát vật tư, Phòng Tổng hợp.
+ Phòng Marketing: đảm bảo công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá hình ảnh, tiến hành xây dựng các phương án hoạt động nhằm thực hiện tốt các kế hoạch của DN, tìm kiếm những dự án và thực hiện các công tác liên quan đến đấu thầu, cùng với đó là tư vấn, tham mưu cho Giám đốc để điều hành công ty hiệu quả hơn.
+ Phòng Giám sát vật tư: quản lý tốt công tác dự trữ vật liệu.
+ Phòng Tổng hợp: có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo trong DN trong công tác kế hoạch và tổng hợp các chính sách phát triển trong DN, tổng hợp chung các vấn đề đầu tư của DN cũng như các vấn đề chung khác.
- Thay đổi phong cách lãnh đạo của Giám đốc bằng phong cách lãnh đạo dân chủ để mọi thành viên trong DN có thể phát huy tính chủ động sáng tạo của mình để có thể hoàn thành tốt nhất mục tiêu đã đề ra.
- Giám đốc nên phân quyền cho các cấp dưới và tranh thủ các ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào quá trình ra quyết định. Như vậy Giám đốc chỉ thực hiện quá trình ra quyết định và chú tâm hơn vào quá trình quản lý DN.
*Về công tác Marketing:
Thực hiên tốt công tác quảng bá hình ảnh của DN không chỉ tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên mà còn các tỉnh lân cận, và rộng hơn là toàn khu vực phía Bắc. Ngoài hình thức quảng cáo đã và đang áp dụng thì DN có thể quảng bá hình ảnh của mình một cách gián tiếp nhưng vẫn hiệu quả bằng cách làm nhà tài trợ cho một số đơn vị hành chính như: các trường Cao đẳng, Đại học…, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hay giới thiệu về DN tới sinh viên trong trường qua cách hợp tác tìm nhân viên từ những sinh viên tại các trường, kết hợp với trường và một số doanh nghiệp khác trong tỉnh tổ chức các buổi nói chuyện với sinh viên về định hướng nghề nghiệp hay chia sẻ về bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp. Chính từ những chương trình này, đặc biệt đối tượng tiếp xúc là các bạn sinh viên trẻ năng động sẽ là kênh thông tin hiệu quả để quảng bá hình ảnh DN.
- Lập webside riêng cho DN.
- Doanh nghiệp cần tập trung quảng bá website bằng cách đăng ký quảng cáo trên một vài trang lớn của Thái Nguyên như kênh thông tin của tỉnh, website của một vài doanh nghiệp nổi tiếng có nhiều lượt ghé thăm…
- Vận động mỗi cán bộ nhân viên trong DN hãy tự coi mình như một nhân viên Marketing của DN: nếu nhân viên nào tìm kiếm được hợp đồng xây dựng cho DN thì sẽ được khen thưởng, trích phần trăm hoa hồng tùy thuộc vào quy mô và lợi nhuận mà hợp đồng mang lại.
* Về tình hình tài chính:
- Quản lý và sử dụng nguồn vốn hợp lý nhằm đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất kinh doanh của DN, đưa ra các biện pháp tích cực tăng nhanh vòng quay vốn, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Ngoài việc vay vốn từ Ngân hàng, nguồn vốn tự có, DN còn có thể huy động vốn từ các doanh nghiệp lớn khác để có thể phân bổ phù hợp cho các ngành nghề mà DN kinh doanh, tránh tình trạng ngành nghề kinh doanh của DN đa dạng mà không có vốn đầu tư hay đầu tư không phù hợp.
* Về công tác dự trữ:
- Lập thêm Phòng Giám sát vật tư để giảm thiểu công việc cho Phòng Kế hoạch - Dự án và thực hiện tốt công tác bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu, giúp giảm thiểu và tránh tình trạng bị mất, thiếu hoặc dữ trữ quá nhiều nguyên vật liệu làm phát sinh thêm chi phí lưu kho.
- Doanh nghiệp cần chú ý tới công tác bảo quản, lưu kho nguyên vật liệu vì nó có vai trò rất quan trọng đảm bảo tính ổn định trong quá trình sản xuất như cân đối về chi phí, nguồn lực.
- Cần xây dựng thêm kho dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng tốt nhu cầu dự trữ, tách riêng các loại nguyên vật liệu, cụ thể: xi măng, thép…để riêng thành từng kho để dễ dàng cho việc vận chuyển, kiểm tra và quản lý.
* Một số kiến nghị khác:
- Doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác an toàn trong lao động bằng cách trang bị đầy đủ công cụ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại công trường, đặt thêm khẩu hiệu: “An toàn là bạn, tai nạn là thù” ở công trường. Tuyên truyền để nâng cao ý thức cho công nhân về an toàn lao động.
- Giám đốc DN nên chú ý đến chế độ lương thưởng trong DN để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên bằng cách: khen thưởng, tăng lương, đề bạt lên các vị trí cao hơn... Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên như: thăm hỏi, động viên, tặng quà vào dịp lễ, Tết, tổ chức thăm quan, du lịch….
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trần Linh.
33.1. KiÕn nghÞ 1: hoµn thiÖn c«ng t¸c lËp sæ danh ®iÓm vËt t
Víi sù ®a d¹ng, phong phó cña nguyªn vËt liÖu vÒ chñng lo¹i. ViÖc cha lËp sæ g©y khã kh¨n trong c«ng viÖc sö dông nguyªn vËt liÖu vµ trong c«ng t¸c kiÓm kª cuèi th¸ng. §Ó kh¾c phôc mÆt h¹n chÕ nµy, doanh nghiệp nªn lËp sæ danh ®iÓm nguyªn vËt liÖu ®Ó gióp cho viÖc qu¶n lý vËt t ®îc thuËn lîi.
Mçi nhãm nguyªn vËt liÖu sÏ ®îc ghi trªn mét trang sæ, trong ®ã nhãm nguyªn vËt liÖu sÏ ghi ®Çy ®ñ c¸c lo¹i nguyªn vËt liÖu nhãm ®ã.
Ví dô: nguyªn vËt liÖu chÝnh ®ång = 1521.01
sæ danh ®iÓm nguyªn vËt liÖu nµy ®îc x¸c ®Þnh trªn c¬ së sè liÖu cña lo¹i nguyªn vËt liÖu, nhãm nguyªn vËt liÖu, chñng lo¹i nguyªn vËt liÖu cña doanh nghiÖp. Sæ nµy sÏ ®îc chia thµnh tõng phÇn mçi phÇn dµnh riªng mét sè trang nhÊt ®Þnh ®Ó ghi sè d vËt liÖu cña doanh nghiÖp hiÖn cã, mçi nhãm nguyªn vËt liÖu ®uîc m· ho¸ theo sè hiÖu riªng.
C¸ch x¸c ®Þnh sæ danh ®iÓm nguyªn vËt liÖu vÒ phæ biÕn lµ kÕt hîp gi÷a sè liÖu tµi kho¶n vµ viÖc ph©n chia vËt t cho mçi lo¹i ®îc ®¸nh sè liªn tôc theo quy íc cña lo¹i ®ã. Gi÷a c¸c lo¹i ®Ó trèng phßng khi cã c¸c lo¹i nguyªn vËt liÖu míi ghi bæ sung. Víi nguyªn t¾c nµy sÏ gióp cho kÕ to¸n nhËn biÕt ®îc nguyªn vËt liÖu mét c¸ch nhanh chãng th«ng qua sæ danh ®iÓm vËt t.
Sæ danh ®iÓm ®îc sö dông thèng nhÊt trong ph¹m vi toµn doanh nghiệp ®¶m b¶o cho c¸c bé phËn trong doanh nghiệp phèi hîp chÆt chÏ trong c«ng t¸c qu¶n lý nguyªn vËt liÖu ®îc dÔ dµng, thuËn tiÖn.
3.3.2. KiÕn nghÞ 2: LËp biªn b¶n kiÓm nghiÖm vËt t
KÕt qu¶ cña viÖc kiÓm nghiÖm vËt t ph¶i ®îc ghi vµo “Biªn b¶n kiÓm nghiÖm vËt t” ®Ó lµm c¨n cø quy tr¸ch nhiÖm trong thanh to¸n vµ b¶o qu¶n. “Biªn b¶n kiÓm nghiÖm vËt t” thêng ®îc ¸p dông cho c¸c lo¹i vËt t kiÓm nghiÖm trong nh÷ng trêng hîp sau:
NhËp kho víi sè lîng lín
C¸c lo¹i vËt t cã tÝnh chÊt lý ho¸ phøc t¹p
C¸c lo¹i vËt t quý hiÕm
Ban kiÓm nghiÖm ph¶i ghi râ sè lîng, chÊt lîng cña tõng thø, lo¹i vËt liÖu vµo. “Biªn b¶n kiÓm nghiÖm vËt t”, ghi râ ý kiÕn vÒ sè lîng, chÊt lîng, nguyªn nh©n ®èi víi vËt t kh«ng ®óng vÒ sè lîng, quy c¸ch phÈm chÊt vµ ®a ra c¸ch xö lý.
3.3.3. KiÕn nghÞ 3: VÒ c«ng t¸c qu¶n lý kho
C«ng t¸c s¾p xÕp nguyªn vËt liÖu cha gän gµng, kh«ng cã lèi tho¸t ngang do ®ã thñ kho ph¶i s¾p xÕp nguyªn vËt liÖu mét c¸ch hîp lý, khoa häc, ®¶m b¶o an toµn ng¨n n¾p, thuËn tiÖn cho viÖc xuÊt - nhËp - kiÓm kª. Doanh nghiÖp nªn mua nhiÒu gi¸ ®Ó ®ùng hµng, tr¸nh ®Ó hµng ho¸ xuèng ®Êt v× do ®Æc ®iÓm cña mét sè nguyªn vËt liÖu nh: sơn PU, ®ång, s¾t thÐp dÔ Èm ít, hao mßn do ®ã sÏ ¶nh hëng ®Õn qu¸ trinh s¶n xuÊt. Thùc tÕ hiÖn nay, nhµ kho ®ang bÞ xuèng cÊp trÇn nhµ phÝa ngoµi bÞ hë, têng bong v«i do ®ã doanh nghiÖp cÇn ph¶i söa sang l¹i ®Ó tr¸nh hao hôt, h háng nguyªn vËt liÖu.
Cã thÓ nãi viÖc sö dông chung nguyªn vËt liÖu nhËp vÒ, nguyªn vËt liÖu dù tr÷ cïng mét kho ®· g©y kh«ng Ýt khã kh¨n cho doanh nghiệp. Bëi vËy doanh nghiệp nªn cã kho dù tr÷ ®Ó tr¸nh lÉn lén víi nh÷ng nguyªn vËt liÖu kh¸c, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cÊp ph¸t nguyªn vËt liÖu khi cÇn thiÕt. ViÖc dù tr÷ hµng ho¸ gióp cho qu¸ tr×nh s¶n xuÊt ®îc tiÕn hµnh mét c¸ch liªn tôc.
Dù tr÷ kh«ng cã nghÜa lµ dÉn ®Õn t×nh tr¹ng ø ®äng nguyªn vËt liÖu, ø ®äng vèn. §Ó ®¶m b¶o ®ñ nguyªn vËt liÖu cho s¶n xuÊt vµ tr¸nh t×nh tr¹ng d÷ tr÷ qu¸ nhiÒu, doanh nghiệp cÇn ph¶i tiÕn hµnh ®Þnh møc dù tr÷ s¶n xuÊt. §Þnh møc dù tr÷ s¶n xuÊt lµ sù quy ®Þnh ®¹i lîng vËt t cÇn thiÕt ph¶i cã theo kÕ ho¹ch ë doanh nghiệp ®Ó ®¶m b¶o cho qu¸ tr×nh s¶n xuÊt ®îc tiÕn hµnh liªn tôc vµ ®Òu ®Æn. ViÖc quy ®Þnh ®óng ®¾n møc dù tr÷ cã ý nghÜa rÊt lín, nã cho phÐp gi¶m c¸c chi phÝ vÒ b¶o qu¶n hµng ho¸, gi¶m hao hôt mÊt m¸t.
3.3.4. KiÕn nghÞ 4: T¨ng cêng sö dông hîp lý - tiÕt kiÖm nguyªn vËt liÖu.
Sö dông hîp lý vµ tiÕt kiÖm nguyªn vËt liÖu ®· trë thµnh mét nguyªn t¾c, ®¹o ®øc, mét chÝnh s¸ch kinh tÕ cña doanh nghiÖp. Song viÖc sö dông hîp lý - tiÕt kiÖm nguyªn vËt liÖu cña doanh nghiÖp cha ®îc thùc hiÖn mét c¸ch triÖt ®Ó, s©u s¸t. TiÕt kiÖm ph¶i ®îc thùc hµnh ë mäi kh©u trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt vµ biÖn ph¸p quan träng nhÊt ®Ó thùc hµnh tiÕt kiÖm lµ biÖn ph¸p c«ng nghÖ tiªn tiÕn.
Tríc hÕt, doanh nghiÖp ph¶i kh«ng ngõng gi¶m bít phÕ liÖu, phÕ phÈm, h¹ thÊp ®Þnh møc tiªu dïng nguyªn vËt liÖu. Gi¶m møc tiªu hao vËt t cho mét ®¬n vÞ s¶n phÈm lµ yÕu tè quan träng ®Ó tiÕt kiÖm vËt t trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt. Song muèn khai th¸c triÖt ®Ó yÕu tè nµy ph¶i ph©n tÝch cho ®îc c¸c nguyªn nh©n lµm t¨ng, gi¶m møc tiªu hao vËt t, tõ ®ã ®Ò ra c¸c biÖn ph¸p cô thÓ nh»m tiÕt kiÖm ®îc nhiÒu vËt t trong s¶n xuÊt.
Doanh nghiÖp ®· x©y dùng c¸c ®Þnh møc tiªu hao vËt liÖu song khi ®i vµo s¶n xuÊt cha kiÓm tra chÆt chÏ c«ng nh©n cã thùc hiÖn ®óng víi møc ®Ò ra cha, bëi vËy cßn g©y ra l·ng phÝ nguyªn vËt liÖu. Do ®ã, trong thêi gian tíi, c¸c qu¶n ®èc doanh nghiệp cÇn theo dâi chÆt chÏ h¬n t×nh h×nh thùc hiÖn møc trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt cña c¸c c«ng nh©n. Ngêi c«ng nh©n lµ ngêi trùc tiÕp sö dông c¸c lo¹i nguyªn vËt liÖu trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt, hä biÕt râ gi¸ trÞ cña c¸c lo¹i nguyªn vËt liÖu vµ c«ng dông cña chóng. V× vËy, cÇn ¸p dông h¬n n÷a c¸c biÖn ph¸p sau:
- T¨ng cêng gi¸o dôc vÒ ý thøc tiÕt kiÖm, lîi Ých tiÕt kiÖm ®èi víi tõng ngêi. Hµng th¸ng doanh nghiÖp nªn tæ chøc c¸c buæi nãi chuyÖn, th¶o luËn, ®Ò cao tÇm quan träng cña viÖc tiÕt kiÖm nguyªn vËt liÖu cho c«ng nh©n ®Ó hä hiÓu râ h¬n tõ ®ã hä lµm viÖc cã ý thøc h¬n.
- Bªn c¹nh ®ã, doanh nghiÖp nªn cã biÖn ph¸p khuyÕn khÝch vÒ vËt chÊt vµ tinh thÇn thÝch ®¸ng, kÞp thêi ®èi víi viÖc tiÕt kiÖm. Khi tæ s¶n xuÊt hay c¸ nh©n nµo ®ã ph¸t huy ý thøc tiÕt kiÖm trong s¶n xuÊt th× qu¶n ®èc ph©n xëng, gi¸m ®èc cã thÓ thëng cho hä tiÒn, biÓu d¬ng tríc doanh nghiÖp.
- N©ng cao tr×nh ®é tay nghÒ cho mäi c«ng nh©n b»ng c¸ch häc hái tõ nh÷ng thî bËc cao hay tæ chøc thi tay nghÒ cho hä. Thùc tÕ hiÖn nay ë doanh nghiÖp cã mét sè m¸y mãc ®· ë t×nh tr¹ng l¹c hËu, cò kü do ®ã doanh nghiÖp nªn ®Çu t mua thªm m¸y míi ®Ó s¶n xuÊt ®îc tèt h¬n.
3.3.5. KiÕn nghÞ 5: Sö dông hiÖu qu¶ nguån vèn ®Ó ®¸p øng kÕ ho¹ch mua s¾m nguyªn vËt liÖu
KÕ ho¹ch mua s¾m vËt t lµ mét bé phËn quan träng cña kÕ ho¹ch s¶n xuÊt - kü thuËt - tµi chÝnh cña doanh nghiÖp. Vèn cã t¸c ®éng rÊt lín ®èi víi viÖc mua s¾m nguyªn vËt liÖu. Thùc tÕ hiÖn nay, c«ng t¸c tµi chÝnh cña doanh nghiÖp cha lµm tèt doanh nghiÖp lu«n trong t×nh tr¹ng thiÕu vèn. C¸c kho¶n nî ph¶i thu vµ nî ph¶i tr¶ cßn nhiÒu lµm ¶nh hëng ®Õn kh¶ n¨ng thanh to¸n. ViÖc thiÕu vèn ¶nh hëng ®Õn c«ng t¸c mua s¾m nguyªn vËt liÖu, ®Õn kÕt qu¶ kinh doanh. NhiÒu khi doanh nghiÖp vÉn mua chÞu nguyªn vËt liÖu cña b¹n hµng, ®iÒu nµy cã thÓ ¶nh hëng ®Õn uy tÝnh cña doanh nghiÖp, ®Õn kh¶ n¨ng cung øng nguyªn vËt liÖu.
VÝ dô:
ChØ tiªu
N¨m 2010
N¨m 2011
So s¸nh 2010/2012
Tû lÖ ph¶i tr¶/Tæng tµi s¶n(%)
94
85
(-9)
Kh¶ n¨ng thanh to¸n
- TSL§/Nî NH(%)
93
84
(-9)
- TiÒn hiÖn cã/ Nî NH
0.4
1
0.6
§Ó n©ng cao chÊt lîng hiÖu qu¶ c«ng t¸c qu¶n trÞ vèn, trong thêi gian tíi, doanh nghiÖp cÇn:
T¨ng cêng h¬n n÷a c«ng t¸c thu håi c«ng nî vµ coi ®©y lµ biÖn ph¸p chÝnh ®Ó ®¶m b¶o vèn cho kinh doanh.
§a d¹ng ho¸ c¸c biÖn ph¸p thu håi c«ng nî nh thu håi qua doanh nghiệp hay thu trùc tiÕp.
¦u tiªn vèn cho s¶n xuÊt kinh doanh mét c¸ch hîp lý kh«ng ®Ó vËt t hµng ho¸ ø ®äng hoÆc chËm lu©n chuyÓn.
Thùc hµnh tiÕt kiÖm vµ chi tiªu hîp lý.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh đã trải qua một chặng đường phát triển và gặt hái được nhiều thành công, tiêu biểu là 3 dự án xây dựng lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên mà DN đã và đang tiến hành thi công: Trung tâm thương mại INTRA MAM CENTER, Trung tâm thương mại Hoàng Văn Thụ, Tòa nhà FCC. Điều đó cho thấy DN đã giành được vị thế và gây dựng được uy tín cho riêng mình. Để thu được những thành công lớn lao đó là do DN đã lựa chọn phương pháp quản lý, sản xuất kinh doanh đúng đắn với sự giám sát trực tiếp của cán bộ quản lí tới từng công trường theo dõi thực trạng thi công của công trình. DN không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân công, tỉ lệ nhân viên đạt trình độ Cao đẳng, Đại học ngày một tăng. Bên cạnh sự lãnh đạo sâu sát của ban lãnh đạo DN là một đội ngũ nhân viên làm việc có hiệu quả tốt. Đội ngũ nhân viên văn phòng hay nhân viên ngoài công trường đều làm việc tận tình với niềm hăng say công việc. Chính điều đó tạo nên sự nhất trí cao trong DN nên công việc tiến hành thuận lợi. Từ những điều đó sẽ giúp cho DN ngày càng tiến mạnh trên con đường phát triển.
Trên đây là toàn bộ những tài liệu mà em đã thu thập và xử lý được trong quá trình đi thực tập vừa qua, cùng với một số kiến nghị của cá nhân em với hi vọng DN sẽ thành công hơn trong những năm tới. Do hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo của em còn những thiếu sót, kính mong nhận được những lời góp ý từ thầy, cô giáo và các bạn. Lời cuối cho em gửi lời cảm ơn, lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả các thầy, cô giáo ở trường cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong DN. Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh “ Danh mục các dự án đầu tư được cấp phép chứng nhận năm 2010 - 2011 “, Thái Nguyên.
Trần Minh Đạo (2009), Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Sinh viên: Trần thị Minh Nguyệt
Lớp: K6-81B4
Trường: Cao đẳng kinh tế tài chính Thái Nguyên.
Địa điểm thực tập: Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh – Đại Từ- Thái Nguyên.
Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp từ ngày 13/2/2011 đến ngày 30/03/2012, sinh viên Trần Thị Minh Nguyệt đã chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế của doanh nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần thái độ nghiêm túc, tích cực chịu khó đi sâu vào tìm hiểu thực tế, khảo sát thực tiễn để vận dụng và nâng cao kiến thức đã học tập tại trường. Số liệu sử dụng trong báo cáo được tìm hiểu từ các phòng ban nghiệp vụ có liên quan. Các nội dung trong báo cáo thực tập phản ánh tương đối đầy đủ chính xác với hoạt động thực tế của Doanh nghiệp.
Sinh viên thực hiện Đại diện cơ sở thực tập
Ký tên Ký tên và đóng dấu
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Minh Nguyệt Lớp: K6-81B4
Địa điểm thực tập: Doanh nghiệp tư nhân Trần Linh
1. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:
-Mức độ liên hệ với giáo viên:………………………………………………...
-Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:…………………………………….
-Tiến độ thực hiên:……………………………………………………………
2. NỘI DUNG BÁO CÁO:
-Thực hiện các nội dung thực tập:…………………………………………….
- Thu thập và xử lý số liệu:…………………………………………………....
- Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết:……………………………………..
3. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điểm: ………
CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO: (tốt - khá - trung bình)…………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài-Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.doc