Chuyên đề Vấn đề hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng

Tài liệu Chuyên đề Vấn đề hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng: Lời nói đầu ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, pháp luật luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là tiêu chuẩn pháp lý cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Trong hệ thống pháp luật đó có pháp luật về hợp đồng kinh tế, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Hiện nay, khi đã chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì pháp luật về hợp đồng kinh tế đã và đang là một vấn đề hết sức phức tạp . Nền kinh tế càng phát triển thì các quan hệ kinh tế càng đa dạng và phức tạp hơn nhiều, nó không chỉ dừng lại ở các quan hệ kinh tế trong nước mà còn có sự tham gia bởi các nhân tô nước ngoài. Song cho đến nay, pháp luật hiện hành về chế độ hợp đồng kinh tế của chúng ta vẫn là pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 cùng với các văn bản cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành pháp lệnh. Thực tế cho thấy pháp lệnh này còn có nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu và đòi h...

doc85 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Vấn đề hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, pháp luật luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là tiêu chuẩn pháp lý cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Trong hệ thống pháp luật đó có pháp luật về hợp đồng kinh tế, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Hiện nay, khi đã chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì pháp luật về hợp đồng kinh tế đã và đang là một vấn đề hết sức phức tạp . Nền kinh tế càng phát triển thì các quan hệ kinh tế càng đa dạng và phức tạp hơn nhiều, nó không chỉ dừng lại ở các quan hệ kinh tế trong nước mà còn có sự tham gia bởi các nhân tô nước ngoài. Song cho đến nay, pháp luật hiện hành về chế độ hợp đồng kinh tế của chúng ta vẫn là pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 cùng với các văn bản cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành pháp lệnh. Thực tế cho thấy pháp lệnh này còn có nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế hiện nay. Những hạn chế và thiếu sót đó đã gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế và đồng thời cũng gây trở ngại cho h của các cơ quan quản lý về hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, trong điều kiện nước ta hiện nay, Bộ luật dân sự và Luật thương mại là hai văn bản rất quan trọng đã được thông qua và có hiệu lực đã đáp ứng được những đòi hỏi trong đời sống xã hội. Trong khi đó pháp lệnh hợp đồng kinh tế sau mọt thời gian dài không còn phù hợp, không còn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sôi động của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những điểm hạn chế và đưa ra phương hướng sửa đổi bổ sung là rất cần thiết. Xuât phát từ những đòi hỏi đó, bằng những kiến thức đã được trang bị cùng với nhận thức về thực tiễn trong quá trình thực tập tại Công ty quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI), tôi chọn đề tài : "Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng" để làm đề tài chuyên đề thực tập cho mình, nhằm nghiên cứu và góp phần vào công cuộc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh tế. Đề tài được kết cấu thành 3 chương : Chương I : Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế. Chương II : Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế áp dụng với việc thuê nhà xưởng tại công ty quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) Chương III : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế về việc thuê nhà xưởng tại công ty quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc các anh chị trong công ty quan hệ quốc tế - đầu tư sản xuất cùng với các thầy cô giáo trong Bộ môn Luật kinh tế, đặc biệt chất lượng là thầy giáo TS. Nguyễn Hợp Toàn và cô giáo Phạm Thị Phương Thuỷ đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành bài viết này. Chương I Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế I. Đặc điểm hình thành và phát triển của hợp đồng kinh tế Do đặc điểm của nền kinh tế ở các giai đoạn khác nhau mà đặc điểm hình thành và phát triển của hợp đồng kinh tế cũng khác nhau trong các giai đoạn sau : 1. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ khôi phục nền kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân (1954 - 1959) Thời kỳ này nền kinh tế gồm nhiều thành phần kinh tế hoạt động đan xen lẫn nhau. Vì thế, chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế được thực hiện theo nghị định số 738/TTg ngày 10/4/1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về lập hợp đồng kinh doanh, qui định mối quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh giữa các đơn vị kinh doanh của Nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp doanh và tư doanh. Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh là rất coi trọng ý chí tự do, tự nguyện, bình đẳng, thật thà, cùng có lợi của các đương sự tham gia hợp đồng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước như : hợp đồng phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quyền huỷ bỏ hợp đồng bị hạn chế.v.v.... 2. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung (1960 - 1974) Là thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân đã căn bản hoàn thành. Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế theo kế hoạch , chịu sự điều hành của Nhà nước. Vì thế, chế độ hợp đồng kinh doanh cũng được thay đổi. Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế do Chính phủ ban hành theo Nghị định số 004/TTg ngày 4/1/1960 quy định một kiểu hợp đồng mới, hợp đồng được ký kết trên cơ sở kế hoạch Nhà nước. Đặc điểm của điều lệ tạm thời là nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước. Coi ký kết hợp đồng kinh tế là kỷ luật Nhà nước trong quan hệ kinh tế và chỉ được ký kết hợp đồng kinh tế trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, đồng thời cũng không được tự ý thương lượng điều chỉnh hợp đồng kinh tế nếu không có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.... Do đó, chế độ hợp đồng kinh tế được chia làm hai loại : hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng cụ thể. Bên cạnh đó, Điều lệ tạm thời - cũng qui định việc thành lập Hội đồng trọng tài với tư cách là cơ quan tài phán Nhà nước có chức năng giải quyết các tranh chấp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Như vậy, chế độ hợp đồng kinh tế thường kỳ này là công cụ pháp lý của việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, với bản chất mang đậm yếu tố kế hoạch còn yếu tố tài sản là thứ yếu. 3. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế (1975 - 1988) Đây là thời kỳ nền kinh tế thực hiện việc quản lý theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Để tương ứng với nó chính phủ đã ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 của Hội đồng Chính phủ, qui định kiểu hợp đồng kinh tế mới, thay thế cho bản điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế trước đó. Đặc điểm chế độ hợp đồng kinh tế thời kỳ này là : Hợp đồng kinh tế được ký kết ngay sau khi có sổ kiểm tra kế hoạch và sau đó được điều chỉnh lại khi Nhà nước gao chỉ tiêu kế hoạch chính thức, việc ký kết hợp đồng kinh tế căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ , kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên, bên cạnh đó các đơn vị kinh tế còn có thể ký kết các hợp đồng kinh tế ngoài chỉ tiêu pháp lệnh, vì thế mà chủ thể của hợp đồng kinh tế được mở rộng hơn, thể loại hợp đồng cũng được đa dạng hơn nhiều.... 4. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (từ năm 1989 đến nay) Sau đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế cũng được chuyển đổi hoàn toàn theo nền kinh tế. Chính vì thế, chế độ hợp đồng kinh tế - cũng được chuyển đổi. Tren cơ sở đó, pháp lệnh hợp đồng kinh tế do Hội đồng Nhà nước , thông qua ngày 25/9/1989 được ban hành. Đặc điểm của pháp lệnh hợp đồng kinh tế gồm : + Hợp đồng kinh tế được xác lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cùng có lợi và không trái pháp luật. + chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế là tất cả các pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh, ngoài ra còn được mở rộng trong một số trường hợp đặc biệt + Chủ thể có quyền tự quyết trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế + Thể loại hợp đồng kinh tế được đa dạng hoá, bên cạnh đó còn qui định một số hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao và chính phủ cũng có văn bản qui định riêng (Quyết định số 18/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng) Như vậy, những điểm đổi mới của chế độ hợp đồng kinh tế thời kỳ này đã đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, bước đầu xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu chế độ hợp đồng kinh tế theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989. II. Khái quát về hợp đồng kinh tế 1. Khái niệm hợp đồng kinh tế Trong các mối quan hệ xã hội có những quan hệ được các bên thoả thuận thiết lập nhằm mục đích làm phát sinh những đổi thay chấm dứt quyền và nghĩa vụ - giữa các bên với nhau. Những mối quan hệ thuộc loại này được gọi chung là quan hệ hợp đồng. Cũng như vậy quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế được gọi là quan hệ hợp đồng kinh tế . Trong khoa học pháp lý, hợp đồng kinh tế thường được hiểu theo hai nghĩa. Đó là nghĩa khách quan và chủ quan. - Theo nghĩa khách quan (tức là dưới góc độ ý chí Nhà nước ) : hợp đồng kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các bên chủ thể kinh doanh với nhau (còn gọi là chế độ hợp đồng kinh tế hay pháp luật về hợp đồng kinh tế). Chế độ hợp đồng kinh tế của nước ta mang đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa nó bao gồm các quy phạm pháp luật về nguyên tắc ký kết tư cách chủ thể tham gia; trình tự và thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế; các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng như các nguyên tắc và nội dung thực hiện; các điều kiện và cách thức giải quyết hậu quả của việc thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế; quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế; trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế , sự thay đổi của quan hệ kinh tế, chế độ hợp đồng kinh tế cũng được thay đổi và phát triển. - Theo nghĩa chủ quan (tức là theo ý chí của các bên ký kết hợp đồng) : "Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu , ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình" (Điều 1 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989). Theo nghĩa này, hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các chủ thể hợp đồng kinh tế. Như vậy, xét về thực chất hợp đồng kinh tế , cũng như các loại hợp đồng khác, đều là sự thay đổi giữa các chủ thể về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ cụ thể. Tuy nhiên, có một số điểm khác nhau giữa hợp đồng kinh tế với các loại hợp đồng khác về tư các chủ thể, mục đích, hình thức ký kết, thực hiện.... 2. Đặc điểm hợp đồng kinh tế Những thay đổi cơ bản trong nền kinh tế cũng như chế độ quản lý kinh tế theo sự thay đổi những qui định của chế độ hợp đồng kinh tế để phù hợp với tình hìh diễn biến mới trong các quan hệ kinh tế. Vì thế, những qui định của pháp luật về hợp đồng kinh tế hiện nay có các đặc điểm để chúng ta phân biệt với những qui định hợp đồng kinh tế trước đây. Đồng thời cũng phân biệt với các loại hợp đồng khác. Những đặc điểm đó là : 2.1 Đặc điểm về mục đích của hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm mục đích kinh doanh. Mục đích này được thể hiện trong nội dung công việc mà các bên thoả thuận trong hợp đồng như là : thực hiện hoạt động sản xuất , trao đổi hàng hoá, dịch vụ.... Điều đó có nghĩa là hợp đồng kinh tế phải gắn với quá trình sản xuất và tái sản xuất của các chủ thể kinh doanh, trong đó ít nhất một bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh còn bên kia có thể không có mục đích kinh doanh nhưng không có mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt. Đặc điểm này dùng để phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự, hơn nữa mục đích kinh doanh là đặc trưng của các quan hệ kinh tế. 2.2 Đặc điểm về chủ thể hợp đồng kinh tế : Theo Điều 2 - pháp lệnh hợp đồng kinh tế, thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên : pháp nhân với pháp nhân; pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật. Như vậy theo qui định này thì chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế phải là chủ thể có điều kiện tổ chức, phải là pháp nhân và luôn phải là một bên ký kết, còn bên kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh. Cá nhân có đăng ký kinh doanh được hiểu là cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.3 Đặc điểm về hình thức hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế có thể ký kết dưới hình thức văn bản hợp đồng hoặc tài liệu giao dịch (như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đặt hàng). Ngoài ra các bên có thể ký kết các văn bản phụ lục hợp đồng cụ thể hoá các điều kiện trong hợp đồng hoặc biên bản bổ sung những điều khoản mới thoả thuận vào văn bản hợp đồng. Phụ lục hợp đồng và biên bản bổ sung có giá trị pháp lý như hợp đồng kinh tế. 3. Phân loại hợp đồng kinh tế Dựa trên những căn cứ khác nhau mà hợp đồng kinh tế được phân thành nhiều loại khác nhau. 3.1 Căn cứ và tính chất của quan hệ hợp đồng, hợp đồng kinh tế gồm các loại sau: * Hợp đồng kinh tế mang tính chất đền bù : Là loại hợp đồng mà theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên tương xứng nhau (quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại). Trong quan hệ hợp đồng, một bên có nghĩa vụ giao hàng hoá, thực hiện dịch vụ hoặc kết quả công việc đã thoả thuận, bên kia có nghĩa vụ nhận hàng hoá hoặc kết quả đó và thanh toán tiền. Đây là loại hợp đồng phản ánh quan hệ hàng hoá - tiền tệ với bản chất là quan hệ ngang giá và được sử dụng trong các lĩnh vực như la trao đổi hàng hoá; vận chuyển hàng hoá..... * Hợp đồng kinh tế mang tính tổ chức : Là loại hợp đồng được xác lập trên cơ sở sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể kinh doanh có thể thoả thuận với nhau lập ra một cơ sở kinh tế - kỹ thuật mới để thực hiện mục đích chung. Hợp đồng này không phản ánh quan hệ hàng hoá tiền tệ, không mang tính chất đền bù. Các bên chủ thể có thể thoả thuận góp vật chất, góp sức lao động để lập ra cơ sở kinh doanh mới. Song chủ thể của loại hợp đồng này phải có tư cách pháp nhân đầy đủ. Tuỳ theo tính chất của tổ chức, hợp đồng không chỉ có 2 bên chủ thể mà có nhiều bên cùng tham gia. 3.2 Căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng, hợp đồng kinh tế chia làm 2 loại : * Hợp đồng kinh tế dài hạn : Là những hợp đồng kinh tế có thời hạn thực hiện từ 1 năm trở lên nhằm thực hiện kế hoạch dài hạn * Hợp đồng kinh tế ngắn hạn : Là những hợp đồng kinh tế có thời hạn thực hiện từ 1 năm trở xuống, gồm hợp đồng năm, nửa năm, quý, tháng để thực hiện kế hoạch năm và những phần kế hoạch trong năm. Như vậy, tuỳ theo đối tượng của hợp đồng, tính chất của mối quan hệ, giá cả thị trường.... mà các chủ thể có thể ký kết hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn. 3.3. Căn cứ vào tính kế hoạch của hợp đồng, hợp đồng kinh tế gồm: * Hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh : Là những hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho các doanh nghiệp Nhà nước. Việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa những đơn vị kinh tế được giao nhiệm vụ kế hoạch là nghĩa vụ, là kỷ luật của Nhà nước. Hợp đồng này mang tính kế hoạch cao, vì thế, tính tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể của hợp đồng bị hạn chế. Tuy nhiên, trong cơ chế mới loại hợp đồng này không còn được áp dụng phổ biến nữa mà chỉ những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích mới thực hiện nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao. * Hợp đồng kinh tế thông thường : Loại hợp đồng này được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi . Việc ký kết hợp đồng là quyền tự do ý chí của các đơn vị kinh tế , không một tổ chức hay cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình cho các đơn vị kinh tế khác. Trong cơ chế mới này, loại hợp đồng này được áp dụng rất phổ biến. 3.4 Căn cứ vào nội dung giao dịch của quan hệ hợp đồng gồm: * Hợp đồng mua bán hàng hoá Là hợp đồng mà theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá và quyền sở hữu đối với hàng hoá đó cho bên mua theo đúng điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hoá và thanh toán tiền hàng. Quan hệ hợp đồng này là quan hệ trao đổi hàng hoá, gọi là quan hệ hàng hoá - tiền tệ * Hợp đồng vận chuyển hàng hoá Là hợp đồng mà theo đó bên vận tải hàng hoá có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá nhất định đến địa điểm đã ấn định để giao cho bên nhận hàng, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cho bên vận tải một khoản tiền nhất định gọi là cước phí vận chuyển. * Hợp đồng xây dựng cơ bản : Là hợp đồng kinh tế trong đó bên nhận thầu có nghĩa vụ xây dựng và bàn giao cho bên giao thầu toàn bộ công trình theo đúng đồ án thiết kế và thời hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng, còn ben giao thầu có nghĩa vụ bàn giao mặt bằng xây dựng , các bản thiết kế và đầu tư xây dựng đúng tiến độ đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu công trình và thanh toán cho bên nhận thầu. Hợp đồng này mang tính chất đền bù. * Hợp đồng dịch vụ : Là hợp đồng kinh tế theo đó bên cung cáp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hành vi nhất định phù hợp với ngành nghề đã đăng ký để thoả mãn nhu cầu của bên thuê dịch vụ và được hưởng khoản tiền công nhất định gọi là phí dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả dịch vụ và thanh toán cho bên thuê dịch vụ phí như đã thoả thuận. Tóm lại, trên đây là những hợp đồng kinh tế cụ thể được áp dụng phổ biến trong thực tiễn đời sống kinh tế của nước ta hiện nay. 4. Nguồn văn bản hiện hành của chế độ hợp đồng kinh tế 1- Nghị định số 735/TTg ngày 10/4/1960 ban hành điều lệ về hợp đồng kinh doanh. 2- Nghị định 04/TTg ngày 04/1/1960 ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước. 3- Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 ban hành điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế 4- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 5- Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng qui định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế 6- Quyết định 18/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế III. Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế 1. Chế độ ký kết về hợp đồng kinh tế 1.1 Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế Theo điều 3 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế : "Để bảo vệ quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, bảo vệ lợi ích của xã hội, việc ký kết hợp đồng kinh tế được pháp luật quy định, phải tuân theo những nguyên tắc nhất định được quy định trong chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế" thì ký kết hợp đồng kinh tế phải tuân thủ các nguyên tắc sau : 1.1.1 Nguyên tắc tự nguyện Nguyên tắc này là quyền tự do ý chí (tự do khế ước) của các chủ thể kinh doanh được pháp luật cho phép để làm phát sinh quan hệ hợp đồng kinh tế mà không có sự áp đặt ý chí của các bên với nhau hoặc của tổ chức, cá nhân khác nhau. Việc tham gia hợp đồng hay không là do các bên toàn quyền định đoạt. Mọi sự ép buộc ký kết hợp đồng kinh tế giữa bên này đối với bên kia - đều làm cho hợp đồng kinh tế vô hiệu.Do đó, tự nguyện là nguyên tắc bắt buộc phải có và cũng là nguyên tắc của hầu hết các loại hợp đồng. Theo nguyên tắc này , việc ký kết hợp đồng kinh tế phải là mong muốn thực sự của các bên tham gia nhằm đạt được mục đích nhất định. Theo đó, các bên có quyền lựa chọn bạn hàng, lựa chọn địa chỉ cung ứng vật tư, thời điểm ký kết hợp đồng cũng như nội dung ký kết.... Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ được coi là hình thành và có giá trị pháp lý nếu có sự thoả thuận giữa các bên được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên. Tại điều 4 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế qui định : "Ký kết hợp đồng kinh tế là quyền của các đơn vị kinh tế. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình cho đơn vị kinh tế khi ký kết hợp đồng. Không một đơn vị nào được phép lợi dụng ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật". Đây là một quy định thể hiện sự đổi mới rõ rệt của chế độ hợp đồng kinh tế , nhằm đảm bảo thực sự quyền tự chủ, tự do ký kết hợp đồng, đó là "quyền của các chủ thể - chứ không phải là "nghĩa vụ" của họ như trước đây. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, bởi vì theo loại hợp đồng này bị chỉ tiêu pháp lệnh chi phối rất cao. Và hiện nay, quyền tự do giao kết hợp đồng kinh tế chỉ bị giới hạn bởi các điều kiện sau : - Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải phục vụ hoạt động kinh doanh đã đăng ký, tức là các chủ thể chỉ được hoạt động kinh doanh trong phạm vi chức năng của mình. - Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật , có nghĩa các bên không được làm những gì mà pháp luật cấm. - Việc ký hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắt buộc, tức là các đơn vị kinh tế Nhà nước giao cho chỉ tiêu pháp lệnh thì có nghĩa vụ ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó. Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay Nhà nước chỉ can thiệp vào các quan hệ hợp đồng kinh tế bằng pháp luật chứ không dùng mệnh lệnh hành chính như trước đây nữa. 1.1.2 Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi Theo nguyên tắc này, khi ký kết hợp đồng kinh tế , các chủ thể hợp đồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau mà pháp luật qui định để thoả thuận những vấn đề mà các bênquan tâm nhằm đạt được mục đích cuối cùng là thiết lập quan hệ hợp đồng kinh tế, hay nói cách khác , các chủ thể có vai trò như nhau dù họ có địa vị pháp lý khác nhau. Biểu hiện của nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên được thể hiện ngay trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế. Các bên đều có quyền đưa ra yêu cầu của mình và cũng có quyền chấp nhạn hay không chấp nhận ý kiến của bên kia. Thực hiện nguyên tắc này không phụ thuộc quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý của các chủ thể hợp đồng, bát kể họ thuộc thành phần kinh tế nào, do cấp nào quản lý, thì khi ký hợp đồng điều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, cùng có lợi trên cơ sở thoả thuận và phải chịu trách nhiệm vật chất nếu vi phạm hợp đồng đã ký kết. Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ được coi là hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về tất cả các điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ở đây phải song hành với tư tưởng hai bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết các bên phải lợi ích như nhau mà mỗi bên đều có lợi ích riêng theo mục đích của mình, đồng thời, nó đòi hỏi các bên phải biết tôn trọng lợi ích của nhau, không thể để lợi ích của bạn hàng lấn át lợi ích của mình và ngược lại không để lợi ích của mình lấn át lợi ích của bạn hàng. Vì thế, đây chính là tư tưởng giúp cho quan hệ được làm ăn lâu dài. 1.1.3 Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm vật chất và không trái pháp luật - Trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản có nghĩa là nếu có vi phạm hợp đồng kinh tế, thì bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm trả tiền phạt và bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại xảy ra) cho bên bị vi phạm bằng chính tài sản của mình mà không phụ thuộc vào cơ quan, tổ chức, cá nhân có lỗi đã gây ra vi phạm đó, trừ các trường hợp miễm giảm trách nhiệm vật chất. Có nghĩa là, khi hợp đồng kinh tế được ký kết thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Nguyên tắc này được qui định trong Điều 29 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Điều 21 Nghị định 17/HĐBT đã dẫn. Đây là một điểm mới của hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành. Trước đây, trong thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp, nếu trong quan hệ hợp đồng kinh tế mà có vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm không chịu trách nhiệm với bên kia mà chịu trách nhiệm trước Nhà nước như là một hình thức vi phạm kỷ luật Nhà nước. - Nguyên tắc không trái pháp luật đòi hỏi chủ cụ thể, hình thức thủ tục ký két và nội dung hợp đồng kinh tế phải hợp pháp (tuân thủ đúng các quy định của pháp luật). Mọi vấn đề kể trên mà trái vơi squy định của pháp luật đều làm cho hợp đồng đó trở thành vô hiệu và có thể gây ra thiệt hại về mặt vật chất cho các bên và cho cả Nhà nước. Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ trật tự kỷ cương pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế. Các bên được tự do thoả thuận ý chí nhưng điều đó không có nghĩa các bên muốn thoả thuận với nhau về điều gì cũng được. í chí đó phải phù hợp với pháp luật 1.2 Chủ thể hợp đồng kinh tế Những tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tham gia hợp đồng kinh tế có quyền và nghĩa vụ đối với nhau gọi là chủ thể hợp đồng kinh tế. Theo điều 2 pháp lệnh hợp đồng kinh tế , chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong quan hệ hợp đồng kinh tế pháp nhân là một bên chủ thể ký kết hợp đồng, còn ben kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh. Pháp nhân phải là tổ chức có các điều kiện sau : + Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc công nhận. + Có cơ cấu tổ chức thống nhất. + Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. + Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật môt cách độc lập (điều 94, Bộ luật dân sự) Cá nhân có đăng ký kinh doanh được hiểu là cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đó là các hộ kinh doanh cá thẻ được qui định tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ, hoặc các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh theo quy định của luật doanh nghiệp 12/6/1999. Như vậy, những hợp đồng được ký kết giữa các cá nhân với nhau không được gọi là hợp đồng kinh tế và nếu tranh chấp xẩy ra sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, theo qui định tại điều 42 , 43 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và thông tư số 11/TT/PL ngày 25/5/1992 của Trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế mở rộng điều kiện cho phép pháp nhân có thể xác lập hợp đồng kinh tế với tổ chức, cá nhân nước ngoài có vốn đầu tư ở Việt Nam, các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh) , hộ kinh doanh cá thể, người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, ngư dân ca thể nếu nội dung của hợp đồng không nhằm mục đích sinh hoạt tiêu dùng, thuê lao động. Để hình thành quan hệ hợp đồng kinh tế thì phải có sự tham gia ký kết của các bên chủ thể hợp đồng kinh tế . Thay mặt cho các bên chủ thể hợp đồng kinh tế đó cần phải có một người đại diện để ký kết hợp đồng kinh tế. Theo điều 9 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì đại diện ký kết hợp đồng kinh tế có hai loại : * Đại diện thương nhân : Đó là người đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh . Đối với pháp nhân, đại diện hợp pháp của pháp nhân là người được bổ nhiệm hay được bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó và hiện đang giữ chức vụ gì đó (Điều 52 Nghị định 17/HĐBT ) . Đối với doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp hoặc người được doanh nghiệp thuê làm giám đốc. Đối với cá nhân là chính người đó, đối với hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh tế gia đình là chủ hộ. Người đứng tên đăng ký kinh doanh là người đứng tên xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh , được cấp giấy kinh doanh và đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan có tên. * Đại diện theo uỷ quyền Là người được đại diện đương nhiên uỷ quyền thay mình ký kết hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật . Việc uỷ quyền này phải được thể hiện bằng văn bản. Trước khi ký kết hợp đồng kinh tế , người được uỷ quyền phải trình giấy uỷ quyền cho bên đối tác kiểm tra uỷ quyền có thể theo vụ việc hoặc thường xuyên. Người uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về việc uỷ quyền của mình. Người được uỷ quyền chỉ được hành động trong phạm vi uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người thứ ba. 1.3. Căn cứ ký kết hợp đồng kinh tế Để tuân thủ pháp luật, đảm bảo sự quảnlý của Nhà nước, đảm bảo lợi ích của các bên ký kết hợp đồng, theo Điều 10 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì việc ký kết hợp đồng kinh tế phải dựa vào các căn cứ sau : 1.3.1 Định hướng kế hoạch Nhà nước, các chính sách , chế độ, các chuẩn mực kinh tế kỹ thuật hiện hành. Đây là những mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoặc từng ngành kinh tế kỹ thuật hoặc cho từng địa phương xác định cho từng thời kỳ, và cũng là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hay nói cách khác đây là căn cứ mang tính pháp lý thể hiện sự tuân thủ pháp luật của hợp đồng kinh tế. 1.3.2. Nhu cầu thị trường, đơn chào hàng, đơn đặt hàng của bạn hàng Các hoạt động kinh tế , quan hệ kinh tế trong nền kinh tế bị quy luật giá trị, quy luật cung cầu chi phối. Điều đó đòi hỏi hợp đồng kinh tế phải luôn luôn phù hợp với thị trường thì mới phát huy được vai trò của nó. Là cái cầu nối giữa sản xuất với thị trường; giúp cho sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường tức là giúp cho cung cầu gặp nhau. Vì vậy, đòi hỏi các chủ thể hợp đồng kinh tế khi ký kết hợp đồng kinh tế phải lấy nhu cầu thị trường để làm căn cứ nội dung hợp đồng cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây là căn cứ mang tính thực tiễn thể hiện nhu cầu thực sự của việc ký kết hợp đồng kinh tế, bảo đảm tính khả thi của hợp đồng. 1.3.3 Khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của mình. Nhà nước qui định căn cứ khả năng phát triển sản xuất kinh doanh để tránh tình trạng các chủ thể kinh doanh ký kết hợp đồng kinh tế chỉ vì lợi ích riêng mà bất chấp pháp luật, bất chấp khả năng và thực lực của mình . Đây cũng là căn cứ vào khả năng về vốn, vật tư, năng suất lao động hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ để làm cơ sở quyết định cho những cam kết trong hợp đồng được thực hiện. Căn cứ vào chức năng hoạt động kinh tế tức là căn cứ vào nội dung hoạt động trong các ngành nghề , lĩnh vực mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. - Như vậy, đây là căn cứ để chứng minh địa vị pháp lý hợp pháp của các tổ chức kinh tế, đồng thời khẳng định tính thực tiễn bảo đảm của hợp đồng. 1.3.4. Tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng đảm bảo tài sản của cac bên cùng ký kết. Căn cứ này chứng minh hoạt động của các bên chủ thể tiến hành không trái với quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc trực tiếp, chịu trách nhiệm tài sản theo qui định của pháp luật. Đây là căn cứ rất quan trọng đối với việc đảm bảo hiệu lực của hợp đồng kinh tế , tránh tình trạng vi phạm hợp đồng, chiếm dụng vốn của nhau. 1.4. Nội dung của hợp đồng kinh tế Nội dung của hợp đồng kinh tế là toàn bộ những gì mà hai bên thoả thuận, thể hiện và nghĩa vụ của các bên ràng buộc với nhau trong quan hệ hợp đồng. Thông thường về mặt pháp lý, nội dung của hợp đồng kinh tế được thể hiện ở ba loại điều khoản. Một là, điều khoản thường lệ - Là những điều khoản mà nội dung đã được pháp luật qui định mà nếu các bên không ghi vào hợp đồng thì coi như mặc nhiên thừa nhận và phải có trách nhiệm thực hiện các qui định đó như đã thoả thuận . Ngược lại nếu ghi vào hợp đồng thì không được thoả thuận trái với quy định đó. Ví dụ : Điều khoản về khung phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, về bồi thường thiệt hại.v.v.... Như vậy, các bên tham gia có thể thoả thuận hay không thoả thuận các điều khoản thường lệ thì hợp đồng vẫn hình thành khi đã có đủ các điều khoản chủ yếu. Hai là, điều khoản chủ yếu : Là những điều khoản cơ bản quan trọng nhất của hợp đồng mà bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào hợp đồng, nếu không thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý. Theo điều 12 pháp lệnh hợp đồng kinh tế (đã dẫn) các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế bao gồm : - Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên; họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. Điều khoản này gọi là điều khoản hình thức của hợp đồng, là điều khoản chủ yếu mà thiếu nó thì văn bản hợp đồng không có giá trị pháp lý, mà vấn đề pháp lý nổi bật nhằm đảm bảo cho hợp đồng các bên ký kết tuân theo chế độ hợp đồng kinh tế đó là điều kiện về địa vị pháp lý của các bên tham gia hợp đồng kinh tế. - Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận: Điều khoản này nhằm trả lời câu hỏi cái gì? và bao nhiêu? khi các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế. - Chất lượng, chủng loại, qui cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc, theo các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm bao gồm các mặt như phẩm chất, qui cách , chủng loại, bao bì đóng gói kể cả màu sắc. Như vậy, các hàng hoá, công việc trong hợp đồng đã được xác định bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, qui cách và chủng loại của Nhà nước thì các bên tham gia phải lấy đó làm cơ sở của việc ký kết, nếu thấy khác thì cần phải lấy đó làm cơ sở của việc ký kết, nếu thấy khác thì cần phải sửa đổi còn đối với các sản phẩm, hàng hoá, công việc trong hợp đồng mà chưa có tiêu chuẩn chất lượng cụ thể thì nhất thiết phải ghi rõ trong hợp đồng việc thoả thuận về chất lượng hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật công việc. - Giá cả: Điều khoản này là điều khoản mà các bên thoả thuận về đơn giá, các phụ phí, tỷ lệ phần trăm hoa hồng. Khi thoả thuận điều khoản này các bên có thể thoả thuận cả khả năng điều chỉnh giá khi đó biến động giá cả của thị trường. Trừ trường hợp, sản phẩm, hàng hoá đó do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đã quy định giá hoặc khung giá thoả thuận trong hợp đồng kinh tế. - Phương thức thanh toán : Đây là điều khoản các b ên cần thoả thuận về các hình thức và thể thức thanh toán cũng như thời hạn thanh toán trong hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, các điều khoản khác liên quan trực tiếp đến đặc điểm của từng loại hợp đồng kinh tế cũng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế đó. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế, đặc biệt là điều khoản về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, công việc và về giá cả phải được ghi rõ ràng, cụ thể theo quy định của pháp luật. Ba là, điều khoản tuỳ nghi: Là những điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc đã có quy định nhưng các bên được vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà không trái pháp luật. Chẳng hạn, điều khoản về bảo hành đối với những sản phẩm, hàng hoá, công việc chưa có quy định của Nhà nước về bảo hành; điều khoản về điều kiện nghiệm thu, giao nhận sản phẩm, công việc; điều khoản trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế; điều khoản có hiệu lực của hợp đồng kinh tế.... Điều khoản tuỳ nghi là điều khoản phụ nó không ảnh hưởng đến việc hình thành hợp đồng kinh tế mà chỉ là các điều khoản nhằm kích thích hoàn thiện về nghĩa vụ hợp đồng kinh tế. Như vậy, nội dung của hợp đồng kinh tế thể rhiện ý chí tự nguyện của các bên nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Những hợp đồng kinh tế rơi vào trường hợp sau đây là hợp đồng trái pháp luật và coi là vô hiệu - Nội dung của hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật - Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc và thoả thuận trong hợp đồng. - Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. 1.5. Hình thức của hợp đồng kinh tế Theo Điều I và Điều II pháp lệnh hợp đồng kinh tế, hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch. Những văn bản, tài liệu giao dịch này có chữ ký xác nhận của các bên về nội dung thoả thuận, thể hiện dưới dạng công văn điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ cho những hợp đồng kinh tế được ký kết dưới hình thức văn bản, tài liệu giao dịch, nhằm để ghi nhận một cách đầy đủ rõ ràng các cam kết của các bên bằng "giấy trắng mực đen". Đây là cơ sở pháp lý để các bên tiến hành thực hiện các cam két trong hợp đồng. Cũng đồng thời để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng , giải quyết các tranh chấp , xử lý các vi phạm nếu có. Cùng với văn bản chính là hợp đồng, các bên còn có thể ký kết các văn bản phụ lục hợp đồng để cụ thể hoá các điều khoản của hợp đồng kinh tế ký kết hoặc có thể là ký kết biên bản bổ sung những điều khoản mới thoả thuận vào bản hợp đồng. Phụl ục hợp đồng và văn bản bổ sung có giá trị kinh tế chính. Theo quy định tại Điều 7 khoản ghi trong Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì những loại hợp đồng mà pháp luật qui định phải đăng ký hoặc công chứng thì các bên phải thực hiện những quy định đó. Khi đó các bên sẽ được cấp chứng thư hợp đồng kinh tế, là sự xác nhận các bên đã ký kết hợp đồng kinh tế tại một cơ quan công chứng Nhà nước (nếu không có cơ quan công chứng thì làm chứng thư cơ quan có đăng ký kinh doanh). Hợp đồng kinh tế được ký kết mà pháp luật đòi hỏi phải có đăng ký thì không được ký kết theo sự uỷ quyền. Như vậy, đây cũng là một điểm khác so với hợp đồng dân sự (không bắt buộc phải ký bằng văn bản) 1.6. Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế : Trình tự , thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế được hiểu là cách thức các bước mà các bên tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thiết lập quan hệ hợp đồng kinh tế. Các bên có thể lựa chọn một trong hai cách ký kết sau: * Cách ký kết trực tiếp : là cánh mà theo đó người đại diện có thẩm quyền của các bên trực tiếp gặp nhau bàn bạc, thoả thuận, thống nhất ý chí về xác định nội dung của hợp đồng là cùng ký tên các văn bản hợp đồng. Hợp đồng kinh tế được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản, trừ trường hợp hợp đồng kinh tế phải đăng ký thì mới có hiệu lực. Hợp đồng được ký theo cách này được hình thành một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn. * Cách ký kết gián tiếp : là cách mà theo đó các bên thoả thuận với nhau những vấn đề về nội dung hợp đồng bằng cách gửi cho nhau dự thảo hợp đồng hoặc tài liệu giao dịch có chứa đựng nội dung cần giao dịch. Theo cách này việc ký kết hợp đồng thông thường phải theo hai bước sau : Bước 1 : Đề nghị lập hợp đồng : Bên đề nghị đưa ra những điều khoản chủ yếu của hợp đồng (hàng hoá, hoặc dịch vụ, số lượng , chất lượng, thời gian, giá cả....), thời hạn trả lời và ký trước vào bản dự thảo hợp đồng sau đó gửi cho bên kia xem xét và có quyết định lập hợp đồng hay không. Thời hạn lập hợp đồng ràng buộc pháp lý đối với bên đề nghị: trong thời hạn đó bên đề nghị không được đề nghị lập hợp đồng với một người thứ ba nếu đề nghị được chấp nhận thì bên đề nghị không được thay đổi ý kiến. Bước 2 : Chấp nhận đề nghị : Bên được đề nghị có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho bên đề nghị trong thời gian đề nghị. Nếu thống nhất hoàn toàn với bên đề nghị thì gọi là chấp nhận đề nghị và hợp đồng kinh tế được hình thành và có hiệu lực pháp lý từ khi bên được đề nghị thể hiện sự thoả thuận về tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Trường hợp bên được đề nghị đưa kèm theo những đề nghị khác thì coi như bên đó từ chối đề nghị và trở thành người đề nghị mới. Đề nghị mới phải được người đề nghị trước đó đồng ý thì mới hình thành hợp đồng. Vì thế, lựa chọn phương thức nào để ký kết hợp đồng kinh tế là quyền của các bên trên cơ sở điều kiện thực tế của mỗi bên. 2. Chế độ thực hiện hợp đồng kinh tế 2.1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết và đã có hiệu lực pháp lý, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Trong quá trình này các bên phải tuân thủ theo những nguyên tắc do pháp luật quy định . Theo điều 288 - Bộ luật dân sự ngày 28/10/1995 và điều 22 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (đã dẫn) những nguyên tắc chỉ đạo việc thực hiện hợp đồng kinh tế bao gồm : - Nguyên tắc chấp hành thực hiện : là các bên phải thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng: đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác, không được tự ý thay đổi đối tượng trong hợp đồng. - Nguyên tắc chấp hành đúng: là nguyên tắc thực hiện một cách trung thực , đầy đủ, chính xác nghĩa vụ đã cam kết tỏng hợp đồng, nhằm đảm bảo tính hợp tác và tin cậy lẫn nhau . - Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác cùng có lợi : Là nguyên tắc đòi hỏi các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi , giúp đỡ lẫn nhau để khắc phcụ các khó khăn nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi có tranh chấp xẩy ra các bên đều phải chủ động gặp gỡ để bàn bạc, cùng nhau tìm ra phương án giải quyết tối ưu . Các bên tôn trọng lợi ích của nhau, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 2.2. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế Trong trường hợp , hợp đồng đã ký kết mà một bên (ben có nghĩa vụ) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ ảnh ưhởng trực tiếp tới quyền lợi của bên kia (bên có quyền). Do vậy yêu cầu đặt ra cần phải có những biện pháp bảo đảm quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế. Theo điều 324 Bộ luật dân sự và điều 5 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bao gồm : cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh... 2.2.1 Cầm cố tài sản : Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên có quyền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh tế; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì có thể thoả thuận để bên cầm cố vẫn giữ tài sản hoặc giao cho người thứ ba giữ. Việc cầm cố tài sản được lập thành văn bản, có thể lập riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Văn bản cầm cố phải có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Đối với tài sản mà pháp luật qui định phải đăng ký quyền sở hữu thì việc cầm cố tài sản đó cũng phải được đăng ký. Người giữ vật cầm cố bảo đảm nguyên giá trị của hiện vật cầm cố; không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản có hiệu lực. Khi nghĩa vụ hợp đồng kinh tế đã thực hiện xong, việc cầm cố tài sản chấm dứt thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được hoàn trả cho bên cầm cố. 2.2.2. Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ hợp đồng kinh tế dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu cua rmình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Việc thế chấp tài sản được lập thành văn bản (văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính) và phải có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền . Nếu bất động sản có đăng ký quyền sở hữu thì việc thế chấp phải được đăng ký. Người thế chấp tài sản có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản thế chấp, không được chuyển dịch quyền sở hữu hoặc chuyển giao tài sản đó cho người khác trong thời gian văn bản thế chấp còn có hiệu lực. Khi đã thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế. Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp nghĩa vụ hợp đồng kinh tế đã thực hiện xong; lúc đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã đăng ký việc thế chấp xác nhận việc giải trừ thế chấp. 2.2.3. Bảo lãnh tài sản : Là biện pháp bảo đảm hợp đồng trong đó có cá nhân hay tổ chức (người bảo lãnh) có sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để chịu trách nhiệm tài sản thay thế cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Người nhận bảo lãnh phải có số tài sản bảo lãnh không ít hơn số tài sản mà người đó nhận bảolãnh. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước và xác nhận về giá trị tài sản của ngân hàng nơi người được bảo lãnh giao dịch. Việc bảo lãnh chấm dứt khi nghĩa vụ hợp đồng kinh tế được bảo lãnh đã hoàn thành. 2.3. Thực hiện hợp đồng kinh tế Thực hiện hợp đồng kinh tế là các bên thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Nội dung thực hiện hợp đồng kinh tế bao gồm : 2.3.1. Thực hiện đúng điều khoản về đối tượng của hợp đồng Thực hiện đúng điều khoản về đối tượng của hợp đồng kinh tế là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Bên có nghĩa vụ giao đầy đủ số lượng, trọng lượng, khối lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc cho bên có quyền theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế. Nếu sản phẩm là hàng hoá giao không đúng số lượng, công việc không thực hiện đúng khối lượng thì bên nhận chỉ nhận và thanh toán theo số lượng thực nhận, số còn lại sẽ yêu cầu bên có nghĩa vụ giao tiếp sau đó, ngoài ra có quyền đòi phạt phần thiếu và đòi đền bù thiệt hại (nếu có) Đối với trường hợp sản phẩm được giao không đồng bộ và không sử dụng được thì bên nhận có quyền từ chối tiếp nhận và từ chối thanh toán cho tới khi hoàn thành đồng bộ. Trường hợp giao hàng hoá không đồng bộ , bên nhận có quyền lựa chọn một trong hai cách xử lý sau : - Yêu cầu bên vi phạm phải hoàn thành đồng bộ rồi mới tiếp nhận. Bên vi phạm phải bị phạt giao hàng chậm. - Nhận sản phẩm hàng hoá, công việc chưa đồng bộ với điều kiện bên vi phạm chịu phạt vi phạm hợp đồng vì không hoàn thành đồng bộ và trả các chi phí cần thiết để hoàn thành đồng bộ. Trong khi giao nhận hàng hoá, các bên phải kiểm tra về mặt khối lượng, số lượng và phải nộp biên bản, chứng từ bàn giao để làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp xảy ra (nếu có) 2.3.2. Thực hiện đúng điều khoản về chất lượng Điều khoản về chất lượng cũng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế. Bên có nghĩa vụ giao hàng phải giao hàng đúng chất lượng , có nghĩa là hàng hoá được giao phải đảm bảo khả năng sử dụng theo tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm đúng phẩm chất, bao bì, đóng gói, quy cách, chủng loại theo quy định của Nhà nước. Của ngành, của đơn vị cơ sở hoặc theo sự thoả thuận của hai bên. Khi giao nhận các bên phải tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá , công việc. Trong trường hợp hàng hoá, công việc được giao không đúng chất lượng, bên bị vi phạm có quyền : - Không nhận hàng hoá, công việc được giao không đúng chất lượng, đòi tiền phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. - Nhận hàng hoá , công việc nhưng yêu cầu giảm giá hoặc sửa chữa sai sót trước khi nhận và đòi bồi thường thiệt hại. Trường hợp mà hợp đồng có điều khoản bảo hành thì trong thời hạn, nếu bên nhận hàng phát hiện có sai sót về chất lượng thì phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho bên kia biết để cùng xác minh. Nếu do lỗi của bên bảo hành thì phải sửa chữa sai sót về chất lượng hoặc các bên có thể thoả thuận thay thế việc sửa chữa sai sót bằng cách giảm giá hoặc đổi lấy hàng hoá khác. 2.3.3. Thực hiện đúng điều khoản về thời hạn Thời hạn giao nhận hàng hoá có thể là thời hạn hoặc thời điểm nhất định do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Vì việc giao nhận hàng hoá, công việc đúng thời gian là yếu tố rất quan trọng để các bên thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình. Nếu một bên giao thực hiện không đúng thời gian qui định thì bên nhận có quyền nhận hoặc không nhận hàng hoá công việc nhưng buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm tài sản (nếu giao hàng hoá hoặc thực hiện công việc chậm trễ so với thời gian quy định); hoặc chưa tiếp nhận hay tiếp nhận với điều kiện bên giao phải chịu các khoản phí tổn bảo quản trong thời gian chưa đến thời điểm giao nhận theo thoả thuận (nếu giao hàng hoá hoặc thực hiện công việc trước thời hạn). Nếu bên tiếp nhận sản phẩm, hàng hoá hoặc công việc vi phạm điều khoản thời hạn tiếp nhận thì bên giao có quyền đòi bên tiếp nhận phải chịu trách nhiệm tài sản về vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hoặc đòi bên vi phạm trả các khoản chi phí về chuyên chở, bảo quản, .... do vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận. 2.3.4. Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm, phương thức Địa điểm giao nhận hàng hoá, dịch vụ là nơi mà tại đó bên giao hàng thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Địa điểm giao nhạn do các bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng cụ thể. Việc xác định địa điểm giao nhận có vai trò rất quan trọng vì nó liên quan đến chi phí vận chuyển và rủi ro khi vận chuyển. Phương thức giao nhận là cách để các bên tiến hành giao nhận hàng hoá. Địa điểm và phương thức giao nhận do các bên thoả thuận sao cho có lợi cho các bên. Nếu một trong các bên thực hiện không đúng điều khoản này thì coi như vi phạm hợp đồng kinh tế và phải chịu trách nhiệm tài sản đối với bên còn lại 2.3.5. Thực hiện đúng điều khoản về giá cả thanh toán Giá cả hàng hoá, dịch vụ do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng. Vì thế, các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những gì đã thoả thuận. Đối với những sản phẩm, hàng hoá do cơ quan Nhà nước có từng quy định giá trị giá thoả thuận trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với quy định của pháp luật. Thanh toán là nghĩa vụ trả tiền theo phương thức và thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc séc, uỷ nhiệm thu... Về thời hạn thanh toán, nếu không ghi trong hợp đồng thì thời hạn đó là 15 ngày kể từ ngày nhận được hoá đơn, giấy đòi tiền. Nghĩa vụ trả tiền được coi là hoàn thành từ khi chuyển đủ tiền lên tai khoản của mình tại ngân hàng cho bên đòi hoặc khi bên đòi trực tiếp nhận đủ số tiền mặt theo hoá đơn hoặc bên đòi tiền chấp nhận trả bằng hiện vật, hoặc tài sản thế chấp, cấm cố, bảo lãnh có giá trị tương đương với số tiền phải trả. Và việc trả đó đã được thực hiện xong. Nếu bên có nghĩa vụ thanh toán mà vi phạm điều khoản này thì bị phạt vi phạm hợp đồng theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc mức lãi suất tín dụng quá hạn của ngân hàng Nhà nước kể từ ngày hết hạn thanh toán. 2.4. Sửa đổi, đình chỉ , thanh lý hợp đồng kinh tế 2.4.1. Sửa đổi, đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, do sự biến động của thị trường, của kinh tế xã hội, sự thoả thuận trước đó trong hợp đồng không còn phù hợp nữa, các bên có quyền thoả thuận để sửa đổi, huỷ bỏ hoặc đình chỉ việc thực hiện hợp đồng kinh tế. Sự thoả thuận đó phải được lập bằng văn bản và ghi rõ hậu quả pháp lý của việc sửa dổi, huỷ bỏ, đình chỉ thực hiện hợp đồng gây ra . Hậu quả pháp lý đó như lãi suấtà : phí tổn không thu hồi được do việc thực hiện hợp đồng kinh tế, phí tổn về nguyên vật liệu bị hao hụt trong quá trình chuẩn bị thực hiện hợp đồng kinh tế; tiền phạt hay tiền bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng, hoặc thay đôỉ, huỷ bỏ , đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế. Ngoài việc sửa đổi nội dung hợp đồng kinh tế thì có thể thay đổi chủ thể của hợp đồng. Tức là trong trường hợp một bên chủ thể vì một lý do nào đó mà phải chuyển giao toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ thực hiện hợp đồng kinh tế hco một chủ thể thứ ba khác. Người được nhận chuyển giao phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh tế được chuyển giao. Nếu người nhận chuyển giao không đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế được chuyển giao thì yêu cầu người chuyển giao thanh lsy hợp đồng trước khi nhận chuyển giao. Một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế khi có đủ các điều kiện sau : - Có sự vi phạm hợp đồng kinh tế của bên cùng ký kết và bên đó đã thừa nhận thôngqua chứng từ, văn bản hoặc được cơ quan Nhà nước có kết luận bằng văn bản. - Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế đó không đem lại lợi ích bên bị vi phạm như mực đích ký kết hợp đồng kinh tế. 2.4.2. Thanh lý hợp đồng kinh tế Thanh lý hợp đồng kinh tế là hành vi pháp lý của cá bên để chấm dứt các quan hệ hợp đồng kinh tế. Khi thanh lý hợp đồng kinh tế các bên phải gựp nhau để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, đánh giá những kết quả đạt được và chưa đạt được, trên cơ sở đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian kế tiếp. Theo điều 28 pháp lệnh hợp đồng kinh tế, các bên thanh lý hợp đồng kinh tế được giải quyết. - Hợp đồng kinh tế đã thực hiện xong, nhưng còn có hậu quả chưa được giải quyết. - Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có thoả thuận kéo dài thời gian đó. - Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bò. - Hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi thay đổi chủ thể mà không chuyển giao được nghĩa vụ hợp đồng kinh tế cho chủ thể mới. Như vậy, trong trường hợp hợp đồng kinh tế đã được thực hiện và các bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thoả thuạn của hợp đồng thì hợp đồng kinh tế đó coi như đã được thanh lý. Thời hạn quy định để các bên thanh lý hợp đồng kinh tế là 10 ngày kể từ ngày phát sinh các sự kiện bắt buộc phải thanh lý hợp đồng kinh tế. Việc thanh lý hợp đồng kinh tế phải được làm thành văn bản riêng. Tại điều 20 khoản 2 - Nghị định số 17/HĐKINH Tế (đã dẫn) thì văn bản thanh lý hợp đồng kinh tế phải có những nội dung chủ yếu sau: - Xác nhận mức dộ thực hiện nội dung công việc đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên khi thanh lý. - Xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng (nếu có) do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời điểm các bên ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng coi như chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của các bên được xác nhận khi thanh lý vẫn có hiệu lực cho đến khi mỗi bên hoàn thành nghĩa vụ của mình. 3. Trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng kinh tế 3.1. Khái niệm và căn cứ xác định 3.1.1. Khái niệm trách nhiệm tài sản Trách nhiệm tài sản là biện pháp pháp lý áp dụng cho các hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế đã quy định sẵn trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 19 pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: "Các bên phải chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp với nhau về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồng kinh tế. Bên vi phạm phải trả cho bên bị vp tiền phạt vp hợp đồng và trong trường hợp có thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật". Về mặt khách quan: Trách nhiệm tài sản trong hợp đồng kinh tế là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội phát sinh của các chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế do vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế. Về mặt chủ quan: Trách nhiệm tài sản được hiểu là sự gánh chịu hậu quả vật chất bất lợi cho bên có hành vi vi phạm hợp đồng. 3.1.2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm tài sản Bên vi phạm hợp đồng kinh tế phải chịu trách nhiệm tài sản khi việc vi phạm hội đủ các căn cứ mà pháp luật quy định: Có hành vi trái pháp luật, hành vi vi phạm là có lỗi, viẹc vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm.v.v... Bên bị vi phạm và toà án cũng dựa trên căn cứ này để áp dụng trách nhiệm tài sản đối với bên vi phạm. Căn cứ này bao gồm: - Có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế. Đó là hành vi vi phạm thoả thuận trong hợp đồng. Các hành vi này thông thường là không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng với các cam kết trong hợp đồng. - Có thiệt hại xẩy ra những thiệt hại này phải là thiệt hại vật chất tính toán được và thiệt hại phải có thực. Nội dung thiệt hại vật chất bao gồm: Những khoản mất mát hao hụt về mặt vật chất; những khoản chi phí bên bị thiệt hại bỏ ra ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại; những khoản thất thu. Ben vi phạm phải chứng minh được bên vi phạm đã gây thiệt hại cho mình. - Bên vi phạm có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của bên vi phạm hợp đồng kinh tế, thể hiện ở sự vô ý hoặc cố ý trong việc thực hiện hành vi vi phạm. Bên bị vi phạm phải chứng minh được bên vi phạm có lỗi. Nếu hành vi vi phạm hoàn toàn do nguyên nhân khách quan thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm của mình. - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xẩy ra: Đây là mối quan hệ biện chứng giữa hành vi vi phạm với thiệt hại xẩy ra. Thiệt hại xẩy ra phải là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế. 3.1.3. Căn cứ miễn, giảm trách nhiệm tài sản Như đã trình bày ở trên, bên vi phạm hợp đồng kinh tế chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản khi lỗi dù là lỗ vô lý hay cố ý. Còn việc vi phạm hợp đồng kinh tế hoàn toàn là do khách quan không thể khắc phục được thì bên vi phạm hợp đồng không phải chịu trách nhiệm. Theo pháp luật hiện hành, để được miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản thì bên vi phạm hợp đồng kinh tế phải có căn cứ để chứng minh được những vi phạm đó là do: - Gặp thiên tai, địch hoạ hoặc trở lực khách quan khác không thể lường trước được và đã thi hành mọi biện pháp để khắc phục; - Phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do Thủ tướng Chính phủ, trưởng ban chỉ huy chống bão lụt trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra lệnh. - Do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm nhưng bên thứ ba không phải chịu trách nhiệm tài sản do các trường hợp trên (thiên tai, địch hoạ... và thi hành lệnh khẩn cấp). Việc vi phạm hợp đồng kinh tế của một bên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự vi phạm hợp đồng của bên kia. 3.2. Nội dungtn tài sản Trách nhiệm tài sản (hay trách nhiệm vật chất phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế. Trách nhiệm tài sản bao gồm: 3.2.1. Phạt vi phạm hợp đồng Phạt vi phạm hợp đồng là chế tài phạt bằng tiề áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm mang tính chất trừng phạt vật chất đối với bên vi phạm. Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng cho tất cả các hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kinh tế mà không cần chứng minh có hoặc chưa có thiệt hại xẩy ra. Tiền phạt vi phạm hợp đồng do các bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng kinh tế dựa trên cơ sở khung tiền phạt do pháp luật quy định. Tại điều 29 pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định mức phạt chung đối với các loại vi phạm hợp đồng kinh tế từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài ta, tại điều 13 Nghị định 17/HĐKT (đã dẫn) quy định cụ thể khung hình phạt riêng cho từng loại vi phạm hợp đồng. 3.2.2. Bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại là chế t ài vật chất được dùng nhằm mục đích bù đắp, khôi phục lại những thiệt hại thực tế về tài sản cho bên bị vi phạm. Nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là bồi thường toàn bộ những thiệt hại và những thu nhập bị bỏ lỡ mà lẽ ra bên bị vi phạm có thể thu được do sự vi phạm hợp đồng kinh tế gây ra. Căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có đủ các căn cứ cho luật định. Theo quy định của chế độ hợp đồng kinh tế bên có hành vi vi phạm chỉ phải bồi thường những thiệt hại thực tế xảy ra gồm giá trị tài sản bị mất mát, hư hỏng kể cả tiền lãi phải trả cho ngân hàng; các chi phí cần thiết mà bên vi phạm phải trả; Các khoản thu nhập mà lẽ ra trong điều kiện bình thường thì bên bị vi phạm sẽ thu được tổng số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và hoa lợi đáng lẽ được hưởng. 4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế Theo quy định tại điều 12, khoản 1 pháp lệnh thủ tuch giải quyết các vụ án kinh tế do Uỷ ban thường vụ Quôc shội thông qua ngày 16/3/1994 thì tranh chấp hợp đồng kinh tế là những tranh chấp phát sinh giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Hay nói cách khác, là những tranh chấp phát sinh giữa các be en chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế. Đó là việc trong từng thực hiện hợp đồng kinh tế do một hay hai bên tham gia hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ của mình đã cam kết trong hợp đồng dẫn đến những vi phạm hợp đồng. Những vi phạm hợp đồng kinh tế này là do lỗi của bên vi phạm. Từ đó mà dẫn đến việc tranh chấp trong hợp đồng kinh tế. Tranh chấp hợp đồng kinh tế là một trong các dạng tranh chấp kinh tế do dó nó có các phương thức giải quyết sau: - Tự hoà giải (thương lượng) là do tự chủ thể của các b ên tham gia hợp đồng kinh tế tự giải quyết mà không có sự tham gia của người thứ ba. Có nghĩa là các bên trực tiếp gặp nhau để thương lượng, thoả thuận để tìm ra biện pháp thích hợp nhắt nhằm giải quyết các bất đồng do việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng gây ra. Đây là phương thức đơn giản không tốn kém và đặc biệt là đảm bảo được quan hệ hợp đồng giữa hai bên, đồng thời thể hiện tinh thần hợp tác, giữ uy tín đảm bảo bí mật kinh doanh cho nhau trong hoạt động kinh doanh. Phương thức này cũng phải căn cứ vào luật pháp, vào các sự việc cụ thể xẩy ra trên cơ sở thiện chí của các bên. Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế của nước ta,phương thức này được coi là phương thức giải quyết phù hợp đối với các tranh chấp hợp đồng kinh tế cũng như các tranh chấp kinh tế khác. - Hoà giải: là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế với sự hiện diện của người thứ ba với tư cách là trung gian để giúp đỡ các bên thoả thuận. Với trình độ kinh tế chuyên môn, kỹ thuật và uy tín của người trung gian, nhờ đó các bên tranh chấp trong hợp đồng có thể dung hoà được những lợi ích có tranh chấp và thực hiện được việc hoà giải thành. - Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài: Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật quy định, theo đó, thông qua hoạt động của trọng taif viên, việc tranh chấp hợp đồng kinh tế được giải quyết bằng một phán quyết mà hai bên quan hệ hợp đồng có tranh chấp phải thực hiện. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế mà các bên tham gia áp dụng khi việc giải quyết bằng phương thức thương lượng hoặc hoà giải không thành. Theo phương thức này, các bên được đảm bảo quyền tự do định đoạt như: lựa chọn tổ chức trọng tài, lựa chọn trọng tài viên.v.v... - Giải quyết tranh chấp bằng Toà án: Phương thức này được quy định trong pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994 là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế do toà án tiến hành theo quy định của pháp luật. Theo đó, Toà án nhân danh quyền lực Nhà nước để ra một quyết định, hay bản án bắt buộc các bên tham gia hợp đồng kinh tế phải chấp hành thực hiện. Việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế thường rất ít khi xẩy ra, trừ trường hợp khi hai bên không thể thương lượng, hoà giải hoặc không chấp nhận với phán quyết của trọng tài (nếu giải quyết bằng phương thức trọng tài) thì mới được ra toà án để giải quyết. Hơn nữa, giải quyết bằng phương thức này thường làm ảnh hưởng không tốt đến quan hệ, uy tín và bí mật của hai bên. Như vậy, việc lựa chọn một trong các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế trên đây là quyền lựa chọn của các ben trong quan hệ hợp đồng kinh tế, căn cứ vào tính chất, phục vụ, mức độ phức tạp và thiện chí của các bên tranh chấp. Trong thực tế, các hợp đồng kinh tế được ký kết thì trong nội dung của hợp đồng, các bên đều thoả thuận đem vào hợp đồng một điều khoản về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nhằm cho việc giải quyết nếu tranh chấp xẩy ra. Ví dụ, trong hợp đồng có quy định: "Hai bên cam kết thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, mọi sự thay đổi trong hợp đồng đều phải được hai bên nhất trí bằng v ăn bản. Nếu không thống nhất sẽ đưa ra Toà án kỹ thuật thành phố Hà Nội giải quyết....". Đây là một trong các điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế mà hai bên tham gia hợp đồng thoả thuận đưa vào trong một hợp đồng cụ thể. Trên đây là những quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và sau đây là thực trạng áp dụng những quy định đó trong hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ Quốc tế đầu tư sản xuất (CIRI). Chương II Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế áp dụng với việc thuê nhà xưởng tại Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) I. Khái quát chung về Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) 1. Sự hình thành của công ty 1.1. Xu hướng và mục tiêu của công ty Việt Nam hiện nay nằm trong các quốc gia đang phát triển, do đó việc chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển về Việt Nam có rất nhiều cơ hội vàlợi thế tạo ra lợi nhuận. Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) luôn đặt mục tiêu tìm kiếm cơ hội đầu tư và chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, cơ hội thực hiện việc chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam sẽ tạo ra lợi nhuận và sức phát triển cho doanh nghiệp. Việc triển khai chuyển giao công nghệ vào Việt Nam được CIRI nghiên cứu một cách khoa học: "Công nghệ để chuyển giao công nghệ". Trên cơ sở thu thập đầy đủ dữ liệu tình hình về các mặt, phân tích tổng hợp, ra quyết định chuyển giao công nghệ khi đảm bảo hiệu quả, lấp kín rủi ro trong kinh doanh. CIRI luôn xác định không ngừng vươn lên và chấp nhận cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường với xu hướng: "Nhất nghệ tinh nhất thất vinh" trong khu vực và quốc tế để chuẩn bị cho hội nhập kinh tế AFTA và WTO. CIRI sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, luôn tìm ra tiếng nói chung với đối tác trên cơ sở bình đẳng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho mỗi bên tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh và cùng có lợi. Với sự mệnh và mục tiêu đó, Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) đã ra đời. 1.2. Sự hình thành của công ty Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (sau đây gọi là công ty) là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, đầu tư sản xuất và các ngành nghề được phép kinh doanh. Công ty được thành lập theo Quyết định số 2033/2001/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Có tên giao dịch quốc tế là: Center of International Relation & Invertment Company (Viết tắt là CIRI). Công ty là đơn vị thành viên, hạch toán độc lập của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Vì thế, công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, đồng thời chịu sự quản lý của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp nhà nước quy định. Công ty là một chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Công ty có trụ sở chính đặt tại: Số 508 đường Trường Chinh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Công ty quản lý và sử dụng vốn và tài sản được nhà nước giao. Với số vốn ban đầu khi đăng kí kinh doanh là 5.700.000.000 đồng. Trong đó:Vốn cố định:3.340.000đồng,Vốn lưu động:2.360.000.000đồng Công ty có điều lệ tổ chức và hoạt động: được phê chuẩn theo Quyết định số 404/2001/QĐ/TCCT-LĐ ngày 2-7-2001 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Có hệ thống bộ máy quản lý điều hành. Ngành nghề mà công ty đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113263 cấp ngày 17/07/2001 gồm: + Xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư - thiết bị tổng hợp; kinh doanh vật tư thiết bị y tế, thu phát nghe nhìn quảng cáo. + Sản xuất: Phụ tùng, động cơ xe máy, ắc qui ô tô, ắc qui xe máy, động cơ diezel; thiết bị điện tử, thiết bị điện lạnh, thiết bị bán dẫn, phần mềm máy tính, hàng may mặc, giầy dép các loại. + Lắp ráp: xe máy, máy vi tính, điện tử, điện lạnh, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện lạnh, dịch vụ đào tạo. + Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp và dân dụng. Ngoài ra, công ty còn có: con dấu để hoạt động riêng; tài khoản giao dịch của công ty được mở tại ngân hàng trong nước; Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo qui định của chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trên đây là sự hình thành của Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI). Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về hình thức tổ chức và hoạt động của Công ty. 2. Hình thức tổ chức và hoạt động của công ty 2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, công ty có các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau: * Chức năng: Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) là một doanh nghiệp nhà nước và là đơn vị thành viên, hạch toán độc lập của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Do đó, công ty có chức năng sản xuất, cung ứng vật tư, thiết bị tổng hợp, tư vấn - đầu tư - chuyển giao công nghệ xây dựng các công trình, sản xuất công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, đào tạo và xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản, du lịch, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong phạm vi hoạt động của mình góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước, nâng cao vị thế và vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện đúng đắn các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần nhằm phát triển lực lượng sản xuất của công ty nói riêng và của xã hội nói chung, đồng thời góp phần tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước - thông qua nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. * Nhiệm vụ: Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) có nhiệm vụ: - Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đúng các ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113263 ngaỳ 17/07/2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. - Thực hiện tốt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, không trái với pháp luật về chất lượng sản phẩm và thực hiện việc bình ổn giá cả theo quy định của nhà nước đối với các hàng hoá công ty đang kinh doanh. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, hàng năm phù hợp với nhiệm vụ Nhà nước, kế hoạch 5 năm, hàng năm phù hợp với nhiệm vụ nhà nước, Tổng công ty giao và nhu cầu thị trường. - Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác. - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý, sử dụng các khoản thu từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của công ty. - Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của Bộ Luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty. - Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh nhà nước giao, kể cả phần vấn đầu tư vào các liên doanh khác. Nhận và sử dụng có hiệu quả đất đai và các nguồn lực khác do nhà nước và Tổng công ty giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước và Tổng công ty giao. Đồng thời tự đảm bảo trang trải về mặt tài chính, tự tạo điều kiện thúc đẩy kinh doanh phát triển nhằm tạo hiệu quả cao. Song cũng phải thực hiện các qui định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Ngoài ra, công ty còn có các nhiệm vụ khác như thực hiện các nghĩa vụ báo cáo tài chính, thống kê, kế toán hạch toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước qui định. * Với chức năng và nhiệm vụ trên, Công ty có quyền hạn sau: - Quản lý, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác của nhà nước do Tổng công ty giao để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ nhà nước giao. - Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần để sản xuất kinh doanh theo các ngành nghề theo qui định trong Quy chế tài chính của Tổng công ty và pháp luật. - Chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản theo phân cấp quản lý của Tổng công ty, trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. - Quản lý, tổ chức kinh doanh như sau: + Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh với mực tiêu Nhà nước và Tổng công ty giao. + Đổi mới công nghệ, trang thiết bị, tự đầu tư những công trình, dự án phát triển của trung tâm theo nhiệm vụ Tổng công ty giao. + Đặt chi nhánh của Công ty ở các tỉnh trong nước và nước ngoài theo qui định của pháp luật. + Kinh doanh các ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nhà nước giao, mở rộng qui mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu cần thiết của thị trường. + Lựa chọn thị trường kinh doanh: + Xây dựng khung giá phù hợp với qui định của Nhà nước. + Xây dựng các định mức nội bộ về lao động, vật tư, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của nhà nước, của ngành và của Tổng công ty. + Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo qui định của Bộ Luật lao động, qui chế phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ lao động của Tổng công ty và các qui định khác của pháp luật, Quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. + Mời và tiếp các đối tác kinh doanh nước ngoài của Công ty tại Việt Nam - Quản lý tài chính: Sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn có hiệu quả; Tự huy động vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không được làm thay đổi hình thức sở hữu của công ty. Được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý của công ty tại ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh: Được thành lập quản lý và sử dụng các quĩ; Được sử dụng phần lợi nhuận còn lại sau khi đã nộp đủ thuế cho nhà nước, lập quỹ đầu tư phát triển và các quĩ khác. Được hưởng các chế độ trợ cấp trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác. 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Để làm tròn và phát huy chức năng, quyền hạn của mình theo điều lệ tổ chứcd và hoạt động công ty quan hệ quốc tế - đầu tư sản xuất (CIRI) đã từng bước sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy một cách thích hợp nhất, vừa mang tính độc lập vừa phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận, chứ năng để cùng thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp là đáp ứng cùng tốt nhất nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty gồm: - Giám đốc Công ty do Tổng giám đốc Tổng Công ty đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc là đai diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty, trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng Công ty và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. - Phó giám đốc là người gíup Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện. - Kế toán trưởng Công ty giúp Giám đốc phân công thực hiện công tác kế toán, tài chính, thống kê của Công ty và các quyền và nghĩa vụ theo quy định cua pháp luật và quy chế tài chính của Tổng Công ty. - Các bộ phận nghiệp vụ của Công ty có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành công việc. - Các xí nghiệp, xưởng sản xuất trực thuộc, trực tiếp sản xuất kinh doanh các sản phẩm do Giám đốc giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh về tiến độ thực hiện và chất lượng sản phẩm. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty QHQT - ĐTSX Ban giám đốc Phòng Tài chính kế toán Phòng tổ chức CB-Lao động Phòng Hành chính quản trị Phòng kiểm toán nội bộ VP. Đại diện tại nước ngoài Phòng Xây dựng Phòng kỹ thuật Phòng thị trường Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Phòng kinh doanh nhà đất Phòng xuất khẩu lao động Phòng vật tư thiết bị Phòng Dự án Phòng xe máy Xưởng sản xuất khung xe máy Xưởng SX lắp ráp giảm xóc ly hợp Xí nghiệp lắp ráp xe máy Trung tâm đào tạo Xưởng SX lắp ráp đồng hồ công tơ mét , bộ dây điện Xưởng đúc, gia công cơ khí điện lạnh, điện tử Các đội xây dựng công trình Xưởng sản xuất các SP nhựa Xưởng sản xuất lắp ráp động cơ Qua sơ đồ chúng ta có thể thấy được cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý của công ty có những ưu nhược điểm sau: - Ưu điểm: + Cơ cấu bộ máy theo ngành dọc nên có sự giám sát chặt chẽ. + Có sự chuyên môn hoá rõ rệt giữa các phòng ban. - Nhược điểm: Cấp trên là người điều hành tất cả các hoạt động của công ty. II. Đánh giá tình hình hs sản xuất kinh doanh của công ty 1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được trình bày ở trên, ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau: Trên cơ sở ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mà hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CIRI bao gồm: - Tư vấn - Đầu tư - chuyển giao công nghệ: + Tư vấn lập dự án các công trình xây dựng không do công ty thi công. + Lập dự án chuyển giao công nghệ về Việt Nam do Công ty trực tiếp làm chủ đầu tư, hoặc chuyển giao dự án đó cho doanh nghiệp khác làm chủ đầu tư. - Xây dựng các công trình: + Quần thể đô thị đường bộ: khu nhà cao tầng, khu biệt thự, khu vui chơi giải trí. + Khu công nghiệp + Công trình giao thông cầu - đường, công trình thuỷ lợi, quốc phòng. - Kinh doanh bất động sản. Đầu tư kinh doanh: Hạ tầng nhà - đất, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, hạ tầng giao thông v.v.. - Sản xuất công nghiệp: + Công nghiệp cơ khí: Sản xuất phụ tùng - lắp ráp các loại xe mô tô 2 bánh; ô tô (xe du lịch, xe tải nhẹ, xe nông cơ…) Sản xuất nội địa hoá một phần dây chuyền thiết bị đồng bộ kh chuyển giao công nghệ theo các dự án vào Việt Nam. + Sản xuất - lắp ráp thiết bị điện tử, điện lạnh, bán dẫn… + Sản xuất các sản phẩm công nghiệp khác: dược phẩm, gỗ công nghiệp, tôn lợp cách nhiệt, cáp điện v.v.. + Sản xuất lắp ráp, vận hành thiết bị phục vụ thông tin, tin học, viễn thông và cung cấp các dịch vụ liên quan, gia công và sản xuất phần mềm tin học. - Đào tạo và xuất khẩu lao động đi các nước: bao gồm lao động phổ thôn và lao động kỹ thuật, chuyên gia lành nghề. - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị: các dây chuyền thiết bị đồng bộ kèm theo dự án chuyển giao công nghệ, các thiết bị thi công, các loại vật tư thiết bị máy móc khác. - Kinh doanh du lịch, dịch vụ, thể thao, vui chơi giải trí. Song, trên thực tế do nhu cầu và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của công ty CIRI là sản xuất phụ tùng - lắp ráp xe mô tô 2 bánh, bên cạnh đó công ty vẫn tiếp tục đầu tư khai thác các lĩnh vực, ngành khác như: sản xuất động cơ điêzen, sản xuất phần mềm tin học v.v.. Hiện nay, với những biến động thường xuyên của thị trường trong nước và quốc tế cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà công ty đang tham gia. Hơn nữa, trong năm 2002 do nhiều qui định thiếu tính nhất quán và hay thay đổi điều chỉnh chính sách quản lý về hoạt động sản xuất - lắp ráp xe gắn máy hai bánh của cơ quan quản lý nhà nước còn chậm trễ, chưa đồng bộ đã gây nhiều khó khăn cho đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư. Chính vì thế, bên cạnh tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất các linh kiện xe gắn máy nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ nội địa hoá phù hợp với chính sách của nhà nước bằng cách từng bước tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất, thì công ty đã chủ động phát triển theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề như xây dựng cơ sở lắp ráp điều hoà nhiệt độ tại thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng khu vui chơi giải trí, xây dựng khu công nghiệp, sản xuất động cơ điêzen, sản xuất các thiết bị điện tử, điện lạnh, phần mềm tin học, sản xuất lắp ráp máy tính, dịch vụ điện thoại nén, kinh doanh vật tư thiết bị giao thông vận tải, kinh doanh thương mại, xuất khẩu lao động, sản xuất ván sợi ép công ngiệp, sản xuất - lắp ráp ô tô tải nhẹ v.v.. 2. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua Qua việc xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua, ta thấy tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần quyết tâm của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên. Công ty đã thực hiện hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do tổng công ty giao cho. Đồng thời công ty đã tập trung đầu tư chiều sâu để mở rộng sản xuất. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và thực hiện hoạt động kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Chính vì thế, trong những năm qua tình hìh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được như sau: Biểu đồ tăng trưởng kinh tế của công ty (CIRI) Qua biểu đồ tăng trưởng kinh tế của công ty cho ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng như thế nào: Từ năm 1997 đến 1999 tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng lên và nhanh nhất là trong năm 2000 với doanh thu hơn 4 tỷ đồng và nộp ngân sách hơn 0,1 ngàn tỷ đồng. Đặc biệt là trong năm 2001, sau khi công ty thực hiện việc đang ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp ngày 12-6-1999 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của công ty tăng vọt, với mức doanh thu hơn 1 ngàn tỷ đồng và nộp ngân sách hơn 0,2 ngàn tỷ. Sở dĩ như vậy là do sự biến đổi của các chính sách nhà nước và sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường đối với các lĩnh vực kinh doanh của công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy 2 bánh - mà nó lại là ngành chính của công ty. Cụ thể theo báo cáo kết quả kinh doanh của các năm 2001, 2002 như sau: TT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 KH TH Tỷ lệ% KH TH Tỷ lệ% 1 Sản lượng Tỷ đồng 499,77 1.069,500 2,4% 252,400 270,400 107,2% 2 Doanh thu ,, 503,609 1.032,400 205% 208,493 213,291 102,3% 3 Nộp ngân sách ,, 115,909 255 220% 20,000 49,000 245% 4 Lợi nhuận ,, 1,018 11,2 1.100% 3,010 3,500 116% 5 Thu nhập bình quân đ/ng/tháng 1.200.000 1.800.000 150% 1.581.969 1.780.000 112,5% Theo báo cáo kết quả kinh doanh của những năm qua thì ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của công ty giảm xuống rất nhanh bởi vì hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu dựa vào sản xuất - lắp ráp xe gắn máy hai bánh. Vì thế, hiện nay công ty đang đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh để nhằm tăng trưởng kinh tế. Do đó, phương hướng hoạt động giai đoạn 2003-2005 như sau: Từng bước triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 24-9-2001 tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành TW Đảng khoá XI về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước. Từ đó, trên cơ sở đạt được, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty, trực tiếp là giám đốc, đơn vị xây dựng định hướng chiến lược phát triển công ty trong giai đoạn tới. Với các chỉ tiêu đề ra trong năm 2003 như sau: TT Các chỉ tiêu Kế hoạch 1 Tổng giá trị sản lượng 291.000.000 2 Tổng doanh thu 230.000.000 3 Nộp ngân sách 20.000.000 4 Lợi nhuận 3.700.000 5 Thu nhập bình quân (đ/n/t) 1.900.000 Để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty phải xác lập quan hệ với các đối tác khác để ký kết các loại hợp đồng kinh tế nhằm phục vụ cho lợi ích của công ty, trong đó có hợp đồn kinh tế về thuê nhà xưởng của công ty để phục vụ việc hoạt động sản xuất kinh doanh. III. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về việc thuê nhà xưởng tại Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) Nguyên tắc chủ đạo để hình thành hợp đồng kinh tế là phải xuất phát từ sự tự nguyện thoả thuận của các bên, sự tự nguyện đó dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Sau đây chúng ta tìm hiểu thực tiễn áp dụng chế độ pháp luật về hợp đồng kinh tế với việc thuê nhà xưởng tại Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI). 1. Quá trình ký kết hợp đồng kinh tế về việ thuê nhà xưởng tại Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất Quá trình ký kết hợp đồng kinh tế tại công ty được thực hiện qua các bước sau: 1.1. Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh Hoạt động nghiên cứu thị trường ở công ty là do phòng kinh doanh (phòng lập dự án) tiến hành cử cán bộ đi khảo sát thị trường trong cả nước. Để điều tra nghiên cứu thị trường cho việc lập phương án mở rộng sản xuất kinh doanh mà công ty đang tiến hành hoạt động. Trên cơ sở đó phòng kinh doanh sẽ dự toán tổng thu, tổng chi nếu có hiệu quả kinh doanh (mang lại lợi nhuận cho công ty) thì tiến hành lập phương án kinh doanh. Phương án kinh doanh đó phải được đệ trình để giám đốc ký duyệt . Theo đó phòng tài chính kế toán căn cứ vào phương án kinh doanh để được giám đốc ký duyệt. Theo đó phòng tài chính kế toán căn cứ vào phương án kinh doanh đã được giám đốc ký và dựa vào số liệu cần thiết của phương án kinh doanh đó cấp tiền từ tài khoản tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng để thực hiện phương án kinh doanh đó. Sau khi phương án kinh doanh được tiến hành thì công ty cần thiết phải có mặt bằng để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của dự án. Hiện nay, công ty đang hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất - lắp ráp xe máy 2 bánh. Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh này thì công ty cần phải có thêm mặt bằng về nhà xưởng, kho bãi để nới rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, công ty phải tiến hành tìm kiếm đối tác để liên kết sản xuất kinh doanh thông qua hợp đồng kinh tế hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng thuê nhà xưởng. 1.2. Quá trình đàm phán Để đi đến đàm phán cho việc xác lập hợp dồng kinh tế, công ty cũng như đối tác thường thực hiện chuẩn bị. Đó là việc công ty thực hiện thu thập thông tin từ phía đối tác. Những thông tin công ty thường quan tâm là hoạt động hiện tại của phía đối tác, mức độ tin cậy hay uy tín của họ trên thương trường và khả năng thực tế của họ (mức độ diện tích mặt bằng nhà xưởng, sân bãi v.v..). Các thông tin này có thể thực hiện được bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn thông qua khách hàng, thông qua các phương tiên thông tin đại chúng, hoặc công ty cử người trực tiếp tiếp cận với đối tác để thu thập… Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, công ty phải chuẩn bị các tài liệu có liên quan như: các tài liệu giao dịch, giấy uỷ quyền… để phục vụ cho việc xác lập hợp đồng kinh tế. Kế tiếp của việc chuẩn bị là quá trình đàm phán hợp đồng kinh tế với đối tác. Đàm phán hợp đồng kinh tế là giai đoạn rất khó khăn và phức tạp nhưng rất quan trọng. Có thể nói, đây là quá trình đấu tranh, nhượng bộ lẫn nhau để đi đến một thoả thuận trong hợp đồng. Sở dĩ như vậy bởi sự thành công trong đàm phán có nghĩa công ty đã giữ được bạn hàng, đồng thời cũng mang lại lợi ích trong kinh doanh cho cả hai phía. Tuỳ từng đối tác và từng hợp đồng thuê nhà xưởng mà thời gian đàm phán dài hay ngắn. Nếu là những bạn hàng quen thuộc thì việc đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng kinh tế thường mất ít thời gian, nếu là đối tác mới thì việc đàm phán để đi đến ký kết sẽ mất nhiều thời gian hơn. Trong quan hệ hợp đồng thuê nhà xưởng. Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) là người đi thuê (bên thuê) còn phía đối tác là bên cho thuê. Vì thế, trong quá trình xác lập quan hệ hợp đồng thuê nhà xưởng thường có hai cách: Với các bạn hàng quen thuộc thì quá trình đàm phán sẽ đơn giản hơn nhiều, hai bên thường lập hợp đồng mẫu sẵn theo nội dung mà những hợp đồng trước đó hai bên đã ký kết. Sau đó chỉ cần thay đổi một số điều khoản trong hợp dồng như: đối tượng, thời gian thuê, giá cả và điều kiện thanh toán thì hợp đồng được xác lập và đi đến ký kết. Thậm chí chỉ cần điện thoại thông báo cho bên kia nếu có nhu cầu thuê nhà xưởng và khi đó một bên có thể soạn hợp đồng mẫu và Fax cho bên kia để xem xét. Việc điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng cũng có thể thông qua điên thoại hoặc fax… Việc còn lại một một trong hai bên xây dựng một hợp đồng hoàn chỉnh và ký kết hợp đồng đó. Tuy nhiên, với bạn hàng mới giao kết hợp đồng kinh tế đầu tiên thì việc đàm phán cũng phức tạp hơn, nội dung đàm phán cũng dài hơn. Thông thường thì bên đối tác sẽ chuẩn bị hợp đồng mẫu, sau đó đưa đến nơi đàm phán để hai bên cùng thoả thuận, hai bên sẽ thoả thuận với nhau về số lượng các điều khoản, tên các điều khoản cụ thể và tiếp đó là nội dung của các điều khoản. Song cũng có trường hợp hai bên cùng thoả thuận một hợp đồng mẫu khi ngồi vào bàn đàm phán, trường hợp này thường ít xảy ra bởi nó mất nhiều thời gian và làm phức tạp thêm nội dung đàm phán. Thực tế khi nào công ty có nhu cầu thuê nhà xưởng thì gặp gỡ với đối tác, thoả thuận với nhau về các điều khoản chủ yếu của hợp đồng và có thể đi đến ký kết hợp đồng. Cũng có trường hợp không đi đến ký kết vì không thoả thuận được về điều khoản giá cả, trách nhiệm của các bên… Trong trường hợp đàm phán không thành công ty vẫn luôn tôn trọng đối tác và cố gắng bộc lộ những ý định của mình để tỏ ý liên kết sản xuất kinh doanh với đối tác với mục đích làm ăn lâu dài. 1.3. Thẩm quyền ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng Theo quy định của pháp luật mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ cần cử một người đại diện ký kết hợp đồng kinh tế. Theo quy định này, thẩm quyền kinh tế ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng của Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất có hai trường hợp: - Đại diện đương nhiên ký kết: là giám đốc công ty, là người đứng đầu công ty theo quyết định thành lập có thẩm quyền ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng theo qui định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (đã dẫn). - Đại diện theo uỷ quyền: là phó giám đốc kinh doanh của công ty. Trường hợp này xảy ra khi giám đốc công ty vắng mặt đi công tác, khi đó giám đốc viết giấy uỷ quyền cho phó giám đốc kinh doanh. Cũng có trường hợp phó giám đốc được uỷ quyền thường xuyên ký kêt với bên cho thuê là đối tác làm ăn lâu dài. Tuy nhiên, với tư tưởng tôn trọng đối tác và tạo nguồn cho công ty thì phần lớn là giám đốc là người đại diẹen cho công ty trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng. 1.4. Nội dung hợp đồng thuê nhà xưởng Trong tất cả các loại hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng thuê nhà xưởng nói riêng của công ty luôn có đầy đủ các điều khoản chủ yếu của loại hợp đồng đó do pháp luật qui định. Một hợp đồng thuê nhà xưởng của công ty Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất gồm 3 phần: (chẳng hạn, hợp đồng thuê nhà xưởng số 05/2001/CIRI-NNN). * Phần đầu mang tính hình thức bao gồm: Quốc hiệu Việt Nam, tên hợp đồng, số hợp đồng, ngày tháng năm thiết lập hợp đồng, nơi ký kết hợp đồng. Căn cứ xác lập hợp đồng, bên cho thuê, bên thuê (gồm: địa chỉ, điện toại, fax, đại diện, số tài khoản, mã thuế). Hai bên cùng thoả thuận và nhất trí hợp đồng thuê nhà xưởng với những nội dung sau: * Phần nội dung bao bồm các điều khoản: Theo qui định của chế độ hợp đồng kinh tế mà nội dung hợp đồng thêu nhà xưởng tại Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) bao gồm các điều khoản chủ yếu sau: - Điều khoản về đối tượng cho thuê: Đây là điều khoản quan trọng để xác lập nên quan hệ hợp đồng trong việc thuê nhà xưởng. Nó bao gồm: Nhà xưởng, sân bãi. Điều khoản này nói lên rằng, bên cho thuê (bên A) đồng ý cho bên thuê (bên B) thuê nhà xưởng trên một diện tích nào đó, được tính bằng đơn vị do lường m2 (thí dụ: diện tích tối thiểu 2000m2 nhà xưởng + 3000m2 sân bãi….) thuộc quyền quản lý, quyền sở hữu của bên cho thuê. Với một mục đích cụ thể nào đó mà hai ben cam kết nhằm phục vụ trong sản xuất kinh doanh (như là:mục đích liên kết sản xuất, lắp ráp phụ tùng, lắp ráp xe máy, ô tô…). Tuy nhien, nó chỉ được phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh theo đăng ký kinh doanh của bên thuê, trên phạm vi phần mặt bằng diện tích nhà xưởng mà bên cho thuê bán giao khi thuê hiện hợp đồng thuê nhà xưởng sở dĩ như vậy bởi vì điều khoản này do hai bên thoả thuận nhằm đảm bảo tính không trái với lợi ích của hai bên và với pháp luật. - Điều khoản về thời gian thuê; điêu khoản này qui định về thời hạn mà bên thu nhà xưởng, sân bãi. Tức là trong khoảng thời gian thuê bãi thuê có quyền sử dụng phần diện tích nhà xưởng, sân bãi đó để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thời hạn này bắt đầu từ lúc nào và kết thúc lúc nào là do hai bên thoả thuận tỏng hợp đồng (ví dụ: thời gian thuê tối thiểu là 7 năm, được tính từ ngày bên thuê nhận bàn giao nhà xưởng; hoặc là 15 năm tính từ ngày 1/5/2002 đến 1/5/2017…). - Điều khoản về giá cả, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán. + Giá cả: Là tổng giá trị tiền thuê mà bên thuê phải thanh toán cho bên cho thuê khi nhận bàn giao nhà xươngr. Giá cả có thể tính chung (Tổng giá trị của hợp đồng) hoặc có thể được tính riêng cho từng phần riêng (tiền thuê nhà xưởng, tiền thuê đất, cdác chi phí khác....) rồi sau đó tổng hợp lại (ví dụ: tiền thuê nhà xưởng với đơn giá: 17.000 đồng /m2/tháng = (2000m2 x 17.000đ) = 34.00.000 đ/tháng; Tiền thuê đất (sân bãi, tập kết vật tư) với đơn giá: 12.000đ/m2/ tháng = (3000m2 x 1200đ) = 36.000.000 đ/tháng; chi phí khác; 1000.000đ/tháng. Như vậy, tổng giá trị hợp đồng là: 49.000.000đ/tháng). Tổng giá trị của hợp đồng phải được ghi bằng số và bằng chữ. Giá trị này được hiểu là giá thuê toàn bộ mặt bằng nhà xưởng, sân bãi và các điều kiện được ghi tại điều khoản về đối tượng hợp đồn. Giá trị hợp đồng được thanh toán theo số m2 thực tế sau khi hai bên có biên bản nghiệm thu bàn giao nhà xưởng. + Điều kiện thanh toán (hay còn gọi là phương thức thanh toán). Đó là cách thức mà công ty thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản. + Thời hạn thanh toán là khoảng thời gian mà công ty phải trả tiền thuê nhà xưởng cho bên thuê. Thời hạn thanh toán được các bên thoả thuận trong hợp đồng và tuỳ từng trường hợp mà thời hạn thanh toán sẽ khác nhau (trong vòng 03 ngày khi ký hợp đồng bên B trả 50% số tièn thuê và sau khi bên A 50% còn lại của 06 tháng đầu tiên, 10 ngày trước kết thúc thời gian của 06 tháng đầu, bên B sẽ phải thanh toán cho bên A 03 tháng tiếp theo và sẽ áp dụng phương thức thanh toán như vaạy cho đến khi hết hạn hợp đồng, hoặc bên B thanh toán coh bên A mỗi năm một lần vào ngày đầu năm (từ ngày 01 đến 05) v.v.... Điều khoản về giao nhận: Trong từng hợp đồng thuê nhà xưởng thì có qui định về điều khoản giao nhận khác nhau do hai bên thoả thuận. Song trên thực tế điều khoản này thường quy định “Sau khi ký kết hợp đồng, hai bên tiến hành bàn giao mốc giới các hạng mục công trình và hạn trạng khu nhà xưởng”. Như vậy, so với qui định của pháp luật vê điều khoản này là phải quy định rõ thời gian, địa điểm giao nhận hợp đồng kinh tế. Nhưng trên thực tế thời gian và địa điểm bàn giao nhà xưởng. Tức là không nói rõ ngày giờ cụ thẻ và địa điểm của nhà xưởng, sân bãi mà bên thuê sắp sửa nhận bàn giao sau khi ký kết. Trên đây là nội dung chủ yếu của một hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty quan hệ quốc tế - đầu tư sản xuất (CIRI). Nó chứa đựng các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng theo quy định của chế độ pháp lý hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, do tính chất của hợp đồng thuê nhà xưởng nên một số điều khoản không đưa vào hợp đồng như: điều khoản về chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hàn hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. Bên cạnh đó, tuy một số điều khoản được áp dụng vào hợp đồng nhưng lại có qui định không rõ ràng, chẳng hạn như điều khoản về giá cả, chỉ tính giá trị hợp đồng tại thời điểm hiện tại chứ không thoả thuận với nhau đối với khả năng điều chỉnh giá khi có biến động giá cả của thị trường.v.v... Vì thế, có thể dễ làm phát sinh tranh chấp hợp đồng. Bên cạnh các điều khoản chủ yếu thì nội dung của hợp đồng cũng có những điều khoản sau: - Điều khoản trách nhiệm của các bên: Tức là xác định trách nhiệm của bên cho thuê và bên thuê như thế nào. Điều này được xác định cụ thể rõ ràng đối với từng hợp đồng thuê nhà xưởng riêng, và thường gắn với lợi ích kinh tế riêng của từng bên tham gia hợp đồng cụ thể. Trách nhiệm cua rcác bên là điều khoản tuỳ nghi mà hai bên thoả thoả thuận trong qua trình ký kết, nhằm bảo đảm cho quyền lợi cũng như nghĩa vụ của hai bên tham gia hợp đồng, đồng thời cũng là điều kiện bảo đảm cho việc thưc hiện hợp đồng sau khi có hiệu lực của hớp đồng. Là điều khoản “đụng chạm” đến lợi ích của các bên tham gia hợp đồng nên có qui định rất cụ thể, ví dụ: Trong một hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty quan hệ quốc tế - đầu tư sản xuất, trong điều khoản trách nhiệm của các bên có qui định. + Trách nhiệm của bên cho thuê phải: Đảm bảo tính hợp pháp quyền sở hữu của khu nhà xưởng cho thuê. Giải phóng mặt bằng, dọn dẹp sửa sang nhà xưởng đảm bảo điều kiện để lắp dây chuyền sản xuất, lắp ráp xe gắn máy. Tạo điều kiện cho bên thuê tiếp nhận mặt bằng và chủ động trong sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho bên thuê được sử dụng nguồn điện, nước riêng. Khi cần thiết tạo điều kiện cho bên thuê cải tạo xây dựng nhà xưởng để mở rộng sản xuất. Toàn bộ chi phí trên do bên cho thuê giám sát để thanh toán và nghiệm thu v.v... Trách nhiệm của bên thuê. Sử dụng đúng mục đích kinh doanh khi thuê nhà xưởng, không được sang tên, nhượng quyền sử dụng cho người khác. Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực theo qui định của Nhà nước. Thanh toán tiền thuê nhà xưởng đầy đủ đúng thời hạn. Thanh toán kịp thời tiền điện, nước đã sử dụng (theo đồng hồ đo). Tự bảo vệ khu vực sản xuất của mình v.v... Trên đây là những qui định cụ thể về trách nhiệm của các bên tại một hợp đồng thuê nhà xưởng của công ty. - Điều khoản vèe hủy hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Đây là điều khoản nói lên rằng: nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng hay không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình khi ký kết thì hợp đồng thuê nhà xưởng đó có thể bị huỷ bỏ hoặc chấm dứt trước thời hạn. * Phần cuối (hay còn gọi là phần chung) gồm: Hiệu lực của hợp đồng và qui định số bản hợp đồng, hai bên giữ cuối cùng là đại diện của bên thuê và bên cho thuê ký tên. 1.5. Cách thức ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng Thông thường việc ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty quan hệ quốc tế - đầu tư sản xuất với hai cách thức. Đó là ký kết trực tiếp và ký kết thông qua tài liệu giao dịch. Trường hợp xác lập quan hệ hợp đồng kinh doanh với đối tác là lần đầu tiên, thì hợp dồng thuê nhà xưởng thường được ký kết trực tiếp bằng cách hai bên đều cử đại diện cùng trực tiếp gặp nhau bàn bạc thoả thuận các điều khoản của hợp đồng và ký vào văn bản hợp đồng đó. Đối với trường hợp xác lập quan hệ hợp đồng kinh tế với các đối tác lâu năm thì thường ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng bằng cách gián tiếp là thông qua tài liệu giao dịch. Tức là, trước khi hai bên ký kết hợp đồng thì công ty thường gửi cho bên đối tác tài liệu giao dịch (dự thảo hợp đồng) có chứa đứng các điều khoản trong hợp đồng đó bằng cách ghi rõ những nội dung chấp nhận hoặc không chấp nhận của các điều khoản trong dự thảo hợp đồng thuê nhà xưởng của công ty. Hợp đồng thuê nhà xưởng được coi là ký kết khi hai bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận xong những điều khoản trong hợp đồng. 2. Quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế về việc thuê nhà xưởng 2.1. Thực hiện hợp đồng thuê nhà xưởng Sau khi quan hệ hợp đồng thuê nhà xưởng được ký kết bên cho thuê cũng như bên thuê đều tiến hành việc tổ chức thực hiện hợp đồng. Bởi thực hiện hợp đồng đó là hành vi của các bên nhằm hoàn thành nghĩa vụ của mình đã thoả thuận trong hợp đồng. Với ý nghĩa như vậy, công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất luôn chủ động tuân thủ, thực hiện các cam kết trong hợp đồng thuê nhà xưởng một cách đầy đủ, đúng đắn nhằm tránh những rủi ro của việc vi phạm hợp đồng không đáng có. Hơn nữa, với tư cách chủ thể là bên đi thuê do đó việc thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn hợp đồng là lợi thế cho công ty. Vì việc thuê nhà xưởng, sân bãi là phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn thế, thì cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng để tạo điều kiện thuân lợi cho việc sản xuất kinh doanh của chính công ty. Có thể nói là “điều kiện cần” của công ty. Tuy nhiên, trong thực tế sẽ không tránh khỏi những “trục trặc” từ phía công ty hoặc từ phía cho thuê như là thanh toán chưa đủ trong thời hạn thanh toán tiền thuê nhà xưởng hàng năm, hoặc phía cho thuê chưa kịp bàn giao mặt bằng nhà xưởng đúng thời hạn, v.v... Trong những hợp như vậy, công ty luôn chủ động gặp gỡ để thương lượng với phía cho thuê, dựa trên sự tin cậy, uy tín của nhau trong quan hệ hợp tác, liên kết làm ăn lâu dài. Chính vì thế, trong hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty rất ít khi (hầu như không qui định thành điều khoản trong hợp đồng) áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng hay bồi thường thiết hại (mà chỉ ngầm hiểu theo qui định của pháp luật). Việc hạn chế áp dụng chế tài này thường có lợi hơn cho hai bên mà nhất là của chính công ty, vì công ty là người đi thuê nên việc toạ lập uy tín, tạo sự tin cậy đối với bên đối tác cho thuê song chỉ trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thì mới có qui định thành điều khoản để xác định trách nhiệm vật chất do hành vi đó gây ra đối với bên còn lại trong hợp đồng. 2.2. Thành lý hợp đồng thuê nhà xưởng Thành lý hợp đồng kinh tế được qui định cụ thể taịi điều 28 - Pháp lệnh hợp dodòng kinh tế (đã dẫn). Vì thế việc thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty quan hệ quốc tế - đầu tư sản xuất sau khi hợp đồng đã được thực hiện xong, hoặc thời hạn có hiệu lực hợp đồng đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó, hoặc hợp đồng bị huỷ hoặc bị chấm dứt. Song, thực tế tại công ty việc thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng thường được áp dụng trong trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng hoặc hết thời hạn của hợp đồng. Ví dụ, trong một hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty có qui định: Trong quá trình thuê hoặc hết thời hạn của hợp đồng này, hai bên tiến hành thanh lý hoặc thay đổi phương thức hợp tác kinh doanh cho phù hợp. Như vậy, hợp đồng sẽ được thanh lý sau khi hợp đồng hết hiệu lực, nghĩa vụ của các bên cũng đã được hoàn tất, nhằm phục vụ cho việc thúc đẩy và hoàn thành thủ tục thanh quyết toán. Tuy nhiên, theo điều 20 -NĐ 17/HĐBT (đã dẫn) có qui định: “Trong trường hợp hợp đồng kinh tế đã được thực hiện và các bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa của mình theo thoả thuận trong hợp đồng thì hợp đồng kinh tế đó coi như đã được thanh lý”. Đó l à trường hợp áp dụng khi hợp đồng đã hết thời hạn và được thay đổi phương thức hợp tá kinh doanh phù hợp giữa công ty với bên co thuê. Đối với trường hợp thanh lý hợp đồng thuê nhà xưởng do huỷ bỏ hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì hầu như không có tại công ty, bởi nó liên quan đến lợi ích của chín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDT25.doc
Tài liệu liên quan