Tài liệu Chuyên đề Tín dụng trung hạn và dài hạn tại Eximbank: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH HÒA BÌNH
1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Eximbank
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
- Ngân hàng Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
- Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VNĐ tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
- Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hi...
59 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Tín dụng trung hạn và dài hạn tại Eximbank, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH HÒA BÌNH
1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Eximbank
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
- Ngân hàng Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
- Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VNĐ tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
- Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
- Tính đến ngày 31/12/2010, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 183 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại khắp cả nước và đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 Ngân hàng và chi nhánh Ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hình vẽ 1.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Eximbank
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Phòng kĩ thuật thẻ
SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH, CÔNG TY TRỰC THUỘC
TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI KHCN
KHỐI KHDN
CÁC HỘI ĐỒNG/ BAN
VĂN PHÒNG HĐQT
Trung tâm đào tạo
Phòng hành chính
Phòng nhân sự
Phòng kế toán
Phòng quản lý rủi ro
Phòng tổng hợp
Ban pháp chế
Phòng phát triển CNTT
Call center
Phòng hệ thống CNTT
Phòng kĩ thuật CNTT
Trung tâm chuyển tiền nhanh WU
Phòng marketing
Phòng hỗ trợ & phát triển chi nhánh
Phòng quản lý ngân quỹ
Phòng kinh doanh vàng
Phòng kinh doanh ngoại hối
Phòng kinh doanh vốn
Bộ phận bao thanh toán
Phòng phát triển sản phẩm & KH
PhòngThanh toán quốc tế
P.Phân tích TD
P.Phân tích thông tin
P.Ngân hàng điện tử
PhòngKinh doanh
P.Tín dụng
P.Huy động vốn & DV TCCN
T
KHỐI NQ&ĐTTC
KHỐI VP
KHỐI QT NNL
KHỐI GSHĐ
KHỐI CNTT
KHỐI HT&PTKD
CÁC HỘI ĐỒNG ỦY BAN
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Bộ phận giám sát & pháp lý danh mục đầu tư
1.1.3 Cơ cấu cổ đông
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Eximbank
Nguồn: Báo cáo thường niên 2010 Eximbank
1.1.4 Cơ cấu tín dụng
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang được cải thiện dần dần sau cuộc khủng hoảng năm 2008 đã tác động tích cực hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Eximbank vẫn tiếp tục thế mạnh của mình trên lĩnh vực tài trợ cho khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và tài trợ xuất nhập khẩu khi dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp này tăng cao đạt 40.183 tỷ đồng, chiếm 64% trong tổng dư nợ, tăng 52% so với đầu năm 2010. Tuy nhiên, trong năm vừa qua thì tình hình biến động của giá vàng, lãi suất và sự đóng băng liên tục của thị trường bất động sản cũng gây ra không ít khó khăn làm gia tăng nợ xấu cho Ngân hàng Eximbank.
1.1.5 Ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng Eximbank
Ngân hàng Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể sau:
Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn và quyền lựa chọn tiền tệ.
Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán quốc tế.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: thẻ Eximbank Master Card, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, Master Card,...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ.
Dịch vụ đa dạng về Địa ốc.
Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.
Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phí bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh, cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.
1.1.6 Thành tựu đạt được trong những năm qua
Năm 2009:
Tháng 03/2009, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt năm 2009 do Ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng.
Tháng 04/2009, Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Vàng “Thanh toán quốc tế và quản lý tiền mặt” năm 2010 do Ngân hàng HSBC trao tặng.
Tháng 5/2009, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
Năm 2010:
Tháng 02/2010, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt năm 2009 do Ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng.
Tháng 03/2010, Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Vàng “Thanh toán quốc tế và quản lý tiền mặt” năm 2010 do Ngân hàng HSBC trao tặng.
Tháng 4/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất” do độc giả báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng.
Tháng 5/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
Tháng 6/ 2010, Eximbank đạt giải thưởng thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2010.
Tháng 7/2010, Eximbank đạt giải thưởng “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất năm 2010” do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và báo Đầu tư Chứng khoán trao tặng.
Năm 2011:
Tháng 02/2011, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt năm 2010 do Ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng.
Tháng 03/2011, Eximbank vinh dự nhận giải “Thanh toán quốc tế xuất sắc” năm 2010 do Ngân hàng HSBC trao tặng. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Ngân hàng HSBC trao tặng danh hiệu này cho Eximbank.
1.2. Giới thiệu khái quát về Eximbank chi nhánh Hòa Bình
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh Hòa Bình là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam được thành lập vào ngày 10/04/2003 tại 461 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, và được thay đổi vào ngày 05/09/2007 đến địa chỉ 78 Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5. Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc Lâm Hòa Đạt.
Chi nhánh Eximbank Hòa Bình theo ủy quyền của Tổng giám đốc Eximbank được thực hiện các nghiệp vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
Phòng Tín dụng
P.Thanh toán XNK
PGD Hòa Hưng
PGD Kỳ Hòa
PGD khách hàng
Phòng Ngân quỹ
Phòng hành chính
PGD Đồng Khánh
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức chi nhánh Eximbank Hòa Bình
Ban Giám Đốc
Ban Giám đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh Hòa Bình gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.
Giám đốc
Giám đốc Eximbank chi nhánh Hòa Bình có nhiệm vụ và quyền hạn điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, quản lí tài sản và nhân sự của chi nhánh theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng.Giám đốc chi nhánh Eximbank Hòa Bình có trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Eximbank và trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, được Tổng Giám đốc Eximbank Hòa Bình ủy quyền trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động công tác liên quan đến nghiệp vụ an toàn vốn tài sản, nhân sự của chi nhánh.
Định hướng hoạt động, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và chương trình công tác. Ký kết các văn bản về tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi được phép hoạt động của chi nhánh.
Tổ chức nghiên cứu, học tập và thi hành các chế độ, thể lệ nghiệp vụ của Ngân hàng Eximbank và các bộ liên quan đến Ngân hàng. Quyết định đầu tư, cho vay bảo lãnh theo hạn mức tín dụng trong giới hạn được hội đồng quản trị quy định về Tổng giám đốc ủy quyền. Có trách nhiệm báo cáo tình hình của chi nhánh.
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành trực tiếp một số lĩnh vực công tác được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc đó. Thay mặt Giám đốc điều hành, kí kết các văn bản được ủy quyền. Giúp Giám đốc trong việc chuẩn bị xây dựng và quyết định các chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các biện pháp công tác chính của chi nhánh.
Phòng tín dụng
Bộ phận thẩm định: thực hiện nhiệm vụ quan hệ, tiếp thị khách hàng trong hoạt động tín dụng, tiến hành thẩm định nhu cầu tín dụng của khách hàng, trình báo cáo thẩm định tín dụng cho Giám đốc, Phó Giám đốc phê duyệt theo quy định trong chính sách tín dụng của Eximbank, phối hợp với bộ phận quản lý nợ trong theo dõi, chăm sóc khách hàng, kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay.
Bộ phận quản lý nợ: thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc khách hàng, soạn thảo, quản lý hồ sơ tín dụng, kế toán tín dụng, kiểm tra, kiểm soát tín dụng sau cho vay, thu hồi nợ vay và công tác liên quan nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung phê duyệt tín dụng và tình hình thực tế khi cung cấp tín dụng cho khách hàng.
Phòng hành chính
Với nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, đảm bảo an ninh và an toàn cho chi nhánh, cung cấp đồ dùng hoạt động cho các phòng ban… thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng ngân quỹ
Nhiệm vụ chủ yếu là thu - chi tiền mặt đồng thời chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của chi nhánh.
Phòng giao dịch khách hàng
Đây là hình thức thu nhỏ của chi nhánh. Được sự ủy nhiệm của Giám đốc toàn quyền quyết định các nghiệp vụ phát sinh, đảm bảo hai nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay trong phạm vi giao dịch của mình.
1.3. Kết quả hoạt động của Eximbank Hòa Bình trong thời gian qua
1.3.1 Kết quả hoạt động
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 4 năm
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Doanh Thu
146.848,35
157.334,58
188.801,50
201.387,40
Chi Phí
153.942,31
131.920,40
158.304,48
165.844,93
Lợi Nhuận
(7.093,96)
25.414,18
30.497,02
35.542,47
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank Hòa Bình
Kinh tế bắt đầu tăng trưởng sau khủng hoảng đem đến dấu hiệu tích cực cho thấy doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh và đạt ở mức cao. Năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế Ngân hàng đã dành ra một khoản tiền lớn chi cho dự phòng rủi ro và chi cho các dịch vụ của Ngân hàng để thu hút khách hàng đến giao dịch nên làm cho chi phí tăng cao kéo theo lợi nhuận bị âm 7.093,96 triệu đồng. Bước qua năm 2009, năm 2010 và năm 2011 thì tình hình kinh tế có bước phát triển ổn định chi phí giảm xuống, doanh thu tăng ổn định đem lại lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng.
Bảng 1.2: Dự phòng rủi ro trong 4 năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2008
2009
2010
2011
Dự phòng rủi ro
(6.366)
(3.049)
(6.348)
(8.351)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Eximbank Hòa Bình
1.3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của Eximbank Hòa Bình
Thuận lợi:
Qua các năm, chi nhánh vẫn tiếp tục giữ vững tốc độ phát triển và ổn định của hoạt động tín dụng. Mức tăng trưởng qua các năm đều tăng là do sự hỗ trợ nhiệt tình của các phòng ban, hội sở, cùng sự nỗ lực của ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh Hòa Bình đã từng bước phát triển theo đúng quy định là phát triển và đẩy mạnh hoạt động tín dụng các mảng cho vay cá nhân và doanh nghiệp đem lại lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng.
Hiện nay, Eximbank đang chủ động triển khai phần mềm lõi KoreBank hiện đại. Công nghệ này sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại hơn, tạo sự an toàn, chính xác trong giao dịch. Từ đó uy tín của Eximbank chắc chắn sẽ tăng lên.
Khó khăn:
Chi nhánh Hòa Bình nằm trên địa bàn Quận 5, khu vực chợ An Đông, khu vực này có nhiều chi nhánh Ngân hàng khác như Ngân hàng ACB, Sacombank, Vietcombank,… cùng với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi trong các hoạt động cho vay cá nhân cũng như các dịch vụ khác. Họ có đội ngũ chuyên môn tư vấn và thiết lập quan hệ tín dụng với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nên việc cạnh tranh rất gay gắt.
Đội ngũ nhân sự của chi nhánh hiện nay phát triển chưa đồng bộ, kịp thời với quy mô hoạt động, nhân viên còn trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều. Chưa thu hút được khối lượng khách hàng cố định đến giao dịch, có thể người dân chưa quen thuộc với các sản phẩm mới của Ngân hàng, chưa có đội ngũ chuyên môn thiết lập riêng để tìm kiếm khối khách hàng cá nhân.
1.4. Định hướng phát triển của Eximbank trong các năm tới
1.4.1 Định hướng phát triển trong năm 2012
Đẩy mạnh toàn diện các mặt hoạt động của Ngân hàng, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn hợp lý, tiếp tục phát huy các thế mạnh của Eximbank.
Quản trị tài sản Nợ - Có một cách hợp lý và khoa học nhằm tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.
Chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
Hoàn chỉnh, phát triển và nâng cao các dịch vụ đa tiện ích, mở rộng hoạt động Ngân hàng bán lẻ, hiện đại hóa hoạt động Ngân hàng.
Đẩy mạnh phát triển mạng lưới đảm bảo các điểm giao dịch hiện diện tại các thành phố, tỉnh lớn của cả nước. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng giao dịch tiến tới chức năng, nhiệm vụ như các chi nhánh.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo có chất lượng và hiệu quả. Thực hiện các chính sách động viên vật chất, cải tiến chế độ lương, thưởng và phúc lợi.
1.4.2 Định hướng phát triển trung và dài hạn
Phát triển Eximbank từng bước trở thành tập đoàn tài chính đa năng, hiện đại, hoạt động trên các lĩnh vực: tài trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng đầu tư và các hoạt động tài chính khác.
Tận dụng cơ hội, sử dụng hiệu quả thế mạnh về năng lực tài chính để đẩy mạnh phát triển Ngân hàng thương mại, đầu tư, các công ty con và công ty liên kết. Đồng thời đẩy việc hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để phát huy tối đa thế mạnh của mỗi bên.
Phát triển mạnh các dịch vụ tài chính và đầu tư tài chính. Tiếp tục phát huy thế mạnh trên lĩnh vực tài trợ thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, phát triển đa dạng dịch vụ Ngân hàng trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ Ngân hàng hiện đại, áp dụng chuẩn mực quốc tế đối với quản trị Ngân hàng.
Tiếp tục hoàn thiện công tác quản trị điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động của toàn hệ thống, cơ cấu lại bộ máy tổ chức, đồng thời nâng cao chất lượng công tác đào tạo để nhanh chóng đào tạo nguồn nhân sự có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÒA BÌNH.
2.1 Các loại hình tín dụng trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
2.1.1 Cho vay đồng tài trợ (cho vay hợp vốn)
Là hình thức cấp tín dụng thông qua việc tham gia tài trợ vốn từ hai tổ chức tín dụng trở lên, trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối.
Trong hoạt động của mình không ít trường hợp các dự án đầu tư đòi hỏi một khoản vốn lớn mà bản thân Eximbank không đáp ứng hết được, Ngân hàng thường chỉ được phép đầu tư vốn tới một mức độ nhất định so với tổng nguồn vốn của mình và không được đầu tư quá nhiều vốn vào một công ty để đảm bảo an toàn vốn tài sản. Thậm chí đối với một vài dự án Ngân hàng có thể đáp ứng toàn bộ nhưng rủi ro quá lớn Ngân hàng không muốn đảm nhận hết. Do vậy, cho vay đồng tài trợ là một họat động tín dụng giúp bản thân Eximbank Hòa Bình phân tán rủi ro và có thể sử dụng tối đa nguồn vốn của họ cho đầu tư vào các dự án dài hạn.
2.1.2 Cho vay trực tiếp theo dự án
Đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn phổ biến không những có ở Eximbank Hòa Bình mà còn có ở các Ngân hàng khác. Ngân hàng thương mại tiến hành mọi hoạt động và tự chịu trách nhiệm với từng dự án đầu tư của khách hàng mà họ đã lựa chọn để tài trợ. Chính vì vậy, công việc của Ngân hàng không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn phải quán xuyến hàng loạt các công việc khác có liên quan trực tiếp đến hiệu quả của dự án như: quy hoạch sản xuất, thiết kế, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn thiết bị máy móc, giá cả thị trường, hiệu quả đầu tư. Bởi vì việc quy định cấp một khoản tín dụng sẽ ràng buộc Ngân hàng với người vay trong một thời gian, cho nên cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc và xem xét kỹ lưỡng các rủi ro có thể xảy ra.
2.1.3 Cho thuê tài chính
Là hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng cam kết mua và cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong suốt thời gian thuê, Ngân hàng vẫn là chủ sở hữu tài sản và doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho Ngân hàng theo hợp đồng đã ký giữa hai bên.
Bên cho thuê - Ngân hàng cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản thuê trong suốt quá trình thuê. Cho thuê tài chính giúp Eximbank Hòa Bình đa dạng hóa việc sử dụng vốn, sản phẩm, mở rộng dạng khách hàng, giảm được mức độ rủi ro so với cấp tín dụng và bảo lãnh.
Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận. Mô hình cho thuê tài chính tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nhiệp không đủ vốn nhưng vẫn thuê được các máy móc, thiết bị hiện đại, thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh, tăng năng suất chất lượng sản phẩm.
2.2 Lợi ích của tín dụng trung và dài hạn
Tín dụng trung và dài hạn góp phần bổ sung kịp thời nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Hiện tại, Việt Nam cần phải tận dụng và khai thác tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước. Đối với các nguồn vốn trong nước, bên cạnh đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho những công trình lớn, trọng điểm thì vai trò của nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn có ý nghĩa rất lớn, góp phần bổ sung kịp thời nguồn vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm quốc gia.
Tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng theo trọng điểm của ngành và trong nội bộ từng ngành góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Hoạt động tín dụng theo chiều sâu, xây dựng mới… đã tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật vững chắc cho nền kinh tế phát triển lâu dài, góp phần tăng cường kim ngạch xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với năng lực sản xuất gia tăng, hàng hoá sản phẩm nhiều hơn, đủ tiêu dùng và dư thừa cho xuất khẩu, nhiều xí nghiệp với máy móc hiện đại sản xuất ra sản phẩm thay thế hàng nhập. Tất cả các kết quả đó góp phần tiết kiệm chi ngoại tệ, tăng thu ngoại tệ, tạo cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh
Góp phần thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất: Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế cạnh tranh thì các doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư sản xuất. Với mục tiêu mở rộng quá trình sản xuất đối với từng doanh nghiệp thì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ để đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất không chỉ trông chờ vào vốn chủ sở hữu, mà doanh nghiệp phải biết tận dụng những nguồn vốn khác trong xã hội. Từ đó, tín dụng với tư cách là nơi tập trung đại bộ phận tiền tiết kiệm thông qua các tổ chức tài chính sẽ đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống kinh tế, xã hội trong nước.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán của nước ta chưa phát triển cũng như còn nhiều bất cập thì kênh huy động vốn qua Ngân hàng càng trở nên cần thiết hơn đối với các doanh nghiệp, không những thế nguồn vốn đi vay của các doanh nghiệp còn là một lá chắn thuế thu nhập cực kì hữu hiệu cho các doanh nghiệp.
Tín dụng trung và dài hạn góp phần ổn định giá cả tiền tệ: Với chức năng tập trung những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng trung và dài hạn đã trực tiếp giảm khối lượng tiền mặt tồn động trong lưu thông. Lượng tiền dư thừa nếu không được huy động và sử dụng kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình hình lưu thông tiền tệ, dẫn đến mất cân đối trong quan hệ hàng – tiền và hệ thống giá cả. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế bị lạm phát hoặc giảm phát, việc điều chỉnh lượng cung - cầu tín dụng được xem như một trong những biện pháp hữu hiệu để giữ lạm phát ở mức độ hợp lý và ổn định.
Đối với Ngân hàng: Nếu Ngân hàng có một nguồn vốn ổn định trong thời gian dài để đầu tư dài hạn sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc dùng nó để cho vay ngắn hạn, vì mỗi món vay trung và dài hạn cấp cho doanh nghiệp thường là rất lớn, lãi suất cao. Bên cạnh khoản lợi nhuận hấp dẫn, tín dụng trung và dài hạn còn là vũ khí cạnh tranh rất có hiệu quả giữa các Ngân hàng với nhau. Với các sản phẩm này, Ngân hàng sẽ phục vụ tốt hơn cho các chủ doanh nghiệp và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng cũng như sẽ tạo được mối quan hệ tốt đối với doanh nghiệp đó.
2.3 Quy trình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình tín dụng trung dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
Khách hàng
Nhân viên tiếp khách hàng
Nhân viên tín dụng thẩm định
Bộ phận tín dụng xét duyệt
Thực hiện công chứng
Nhân viên tiếp khách hàng giải ngân
Thanh lý hợp đồng tín dụng
Thu nợ
Nhân viên tín dụng kiểm tra sau khi cho vay
Quy trình tín dụng tại Eximbank Hòa Bình rất hợp lý, chặt chẽ. Đặc biệt là ở giai đoạn “giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án, dự án vay vốn”. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản cho vay của khách hàng, phát hiện và kịp thời báo cáo các yếu tố bất lợi có thể dẫn tới rủi ro tín dụng, đề xuất các biện pháp ngăn chặn, xử lý cho cấp trên để có biện pháp kịp thời xử lý các rủi ro.
2.4 Phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
2.4.1 Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất đối với các Ngân hàng thương mại. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gởi sang vốn tín dụng để bổ vốn cho nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa cho nền kinh tế mà còn đối với bản thân Ngân hàng bởi vì cho vay tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại khoản tiền gửi của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải có biện pháp và quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
2.4.1.1 Doanh số cho vay trung và dài hạn
Bảng 2.1: Doanh số cho vay trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2008
2009
2010
2011
Doanh số cho vay
159.297
268.401
368.416
405.626
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Đơn vị tính: Triệu đồng
Bảng 2.2: Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
2009/2008
2010/2009
2011/2010
số tiền tăng giảm
% tăng giảm
số tiền tăng giảm
% tăng giảm
số tiền tăng giảm
% tăng giảm
109.104
68,5%
100.015
37,3%
37.210
10,1%
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số cho vay năm 2008 là 159.297 triệu đồng thấp nhất và thấp hơn so với năm 2009 là 109.104 triệu đồng. Nguyên nhân trực tiếp là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008 làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta suy giảm đáng kể, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thị trường bất động sản bị đóng băng, thị trường chứng khoán liên tiếp rớt điểm, các Ngân hàng bị động trước cuộc khủng hoảng… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của Eximbank Hòa Bình.
Trong bối cảnh đó, Eximbank Hòa Bình một mặt hạn chế tín dụng với một số lĩnh vực có nhiều rủi ro và cần lượng vốn lớn như bất động sản, chứng khoán,… để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình, mặt khác Eximbank Hòa Bình tiếp tục mạnh dạn hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn thông qua chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung đẩy mạnh tín dụng vào những ngành nghề hoạt động hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt Eximbank là Ngân hàng đầu tiên cho ra đời sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá với mức lãi suất rất thấp nhằm đồng hành và chia sẻ những khó khăn cùng doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy phát triển hoạt động xuất nhập khẩu.
Bước sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn tăng rất nhanh đạt 268.401 triệu đồng và tăng 68,5% so với năm 2008. Năm 2010 tăng ổn định so với năm 2009 tăng 100.015 triệu đồng và tăng 37,3% so với năm 2009 đạt 368.416 triệu đồng đây là một tín hiệu tích cực cho Eximbank Hòa Bình.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng tín dụng này là do kinh tế bước đầu đã có sự phục hồi tuy chưa nhiều và do chính sách quản lý của Chính phủ muốn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế để thoát khỏi cuộc khủng hoảng và những gói kích cầu nhằm chống lại cuộc khủng hoảng tài chính của Chính phủ tung ra thông qua các Ngân hàng thương mại góp phần lớn làm tăng trưởng tín dụng nhanh hơn ở Eximbank Hòa Bình. Mặc dù, nhiều Ngân hàng khác liên tục hạ lãi suất để thu hút khách hàng, nhưng dư nợ tín dụng của Eximbank Hòa Bình vẫn tăng trưởng tốt.
Đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn có bước chậm dần chỉ tăng 37.210 triệu đồng với tốc độ tăng là 10,1% và đạt 405.626 triệu đồng.
Nguyên nhân chính làm giảm tốc độ tăng trưởng của Eximbank Hòa Bình là ngày 24/02/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các Ngân hàng thương mại thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Với chính sách kiềm chế lạm phát cũng như hạn chế cho vay các lĩnh vực phi sản xuất Eximbank Hòa Bình đã điều chỉnh tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh giảm xuống để phù hợp chung với hệ thống của Eximbank. Mặt khác, cùng với hiện tượng lạm phát gia tăng thì lãi suất huy động vốn tăng nhanh đẩy lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp, có lúc lãi suất huy động bị đẩy lên 18 – 19% là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng trung và dài hạn tăng chậm hơn so với năm trước.
2.4.1.2 Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Theo bảng dữ liệu 2.3 và biểu đồ 2.1 cho chúng ta thấy hoạt động tín dụng của Eximbank Hòa Bình tập trung chủ yếu vào công ty cổ phần, liên doanh, trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trên 63% doanh số cho vay liên tục tăng mạnh qua các năm cụ thể năm 2008 chỉ đạt được 100.375 triệu đồng nguyên nhân do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã phân tích ở phần trên, năm 2009 tăng nhanh 70,9% so với năm trước và đạt 171.508 triệu đồng, và bắt đầu tăng ổn định năm 2010 đạt 239.470 triệu đồng, đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng giảm còn 11,8% đạt 267.713 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 66% doanh số cho vay trung và dài hạn.
Lý do Eximbank Hòa Bình cho vay nhiều đối với nhóm doanh nghiệp này bởi vì hiện nay những loại hình doanh nghiệp này làm ăn hiệu quả nhất, cần nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư các dự án để tạo ra lợi nhuận. Khi cho các doanh nghiệp này vay thì rủi ro tín dụng sẽ thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác, đảm bảo chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh tế của nguồn vốn cho vay tạo ra góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Bảng 2.3: Doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Đơn vị tính: Triệu đồng
Thành phần kinh tế
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Doanh nghiệp Nhà nước
5.257
3,3%
6.442
2,4%
1.185
22,5%
9.210
2,5%
2.769
43,0%
10.952
2,7%
1.742
18,9%
Công ty CP, LD, TNHH, DNTN
100.357
63,0%
171.508
63,9%
71.151
70,9%
239.470
65,0%
67.962
39,6%
267.713
66,0%
28.243
11,8%
Cá nhân khác
53.683
33,7%
90.451
33,7%
36.768
68,5%
119.735
32,5%
29.284
32,4%
126.961
31,3%
7.226
6,0%
Tổng
159.297
100%
268.401
100%
109.104
68,5%
368.416
100%
100.015
37,3%
405.626
100%
37.210
10,1%
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Chiếm tỷ trọng thứ hai là cho vay cá nhân khác luôn chiếm trên 31% doanh số cho vay qua các năm và cũng tăng khá nhanh trong năm 2009 tăng 68,5% so với năm 2008 đạt mức 90.451 triệu đồng, năm 2010 đạt 119.735 triệu đồng tăng 32,4% so với năm trước, đến năm 2011 tăng chậm lại còn 6% so với năm 2010 và đạt được 126.961 triệu đồng do năm 2011 nền kinh tế vĩ mô không ổn định, giá xăng, giá điện liên tục tăng, giá vàng biến động không ngừng, lạm phát tăng cao nên tín dụng trung và dài hạn có phần tăng chậm. Eximbank Hòa Bình cho vay cá nhân chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng với điều kiện có tài sản đảm bảo như: mua nhà ở, sửa nhà, mua xe ô tô… Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng dao động từ 2,4% đến 3,3% doanh số cho vay, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước năm 2008 đạt 5.257 triệu đồng chiếm 3,3% doanh số cho vay và tăng dần qua các năm đến 2011 đạt 10.952 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,7% doanh số cho vay. Các khoản vay này chủ yếu đến từ các chính sách bắt buộc của Nhà nước đối với Ngân hàng Eximbank dành cho các doanh nghiệp Nhà nước vay với lãi suất ưu đãi.
2.4.1.3 Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Ngành kinh tế
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Thương mại
73.755
46,3%
110.313
41,1%
36.558
49,6%
169.103
45,9%
58.790
53,3%
189.022
46,6%
19.919
11,8%
Sản xuất, gia công,chế biến
38.231
24,0%
71.663
26,7%
33.432
87,4%
102.051
27,7%
30.388
42,4%
113.575
28%
11.524
11,3%
Xây dựng
29.151
18,3%
48.581
18,1%
19.429
66,6%
60.789
16,5%
12.208
25,1%
60.438
14,9%
-350
-0,6%
Các ngành nghề khác
18.160
11,4%
37.845
14,1%
19.685
108,4%
36.473
9,9%
-1.371
-3,6%
42.591
10,5%
6.118
16,8%
Tổng
159.297
100%
268.401
100%
109.104
68,5%
368.416
100%
100.015
37,3%
405.626
100%
37.210
10,1%
Đơn vị tính: Triệu đồng
Bảng 2.4: Doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh số cho vay trung dài hạn theo ngành nghề kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Nhìn vào bảng 2.4 và biểu đồ 2.2 ta thấy khách hàng của Ngân hàng trong lĩnh vực thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay và luôn gia tăng doanh số qua các năm, năm 2008 là 46,3%, đến 2011 tăng lên 46,6% doanh số cho vay cụ thể: năm 2008 đạt 73.775 triệu đồng, tăng lên 110.313 triệu đồng trong năm 2009, đạt 169.103 trong năm 2010 và đạt 189.022 triệu đồng vào năm 2011. Sở dĩ lĩnh vực thương mại chiếm tỷ trọng lớn vì đây là ngành có khả năng quay vòng vốn nhanh khả năng thu hồi vốn và nợ cũng nhanh hơn. Mặt khác, Eximbank Hòa Bình nằm trên địa bàn Quận 5, ngay trung tâm thương mại của thành phố Hồ Chí Minh nơi mà ngành thương mại, dịch vụ phát triển sôi nổi và mạnh mẽ, xung quanh đó là các khu thương mại và các chợ buôn bán lớn. Nắm được điều này Eximbank Hòa Bình đã đưa ra nhiều sản phẩm hướng tới khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực thương mại qua đó nâng cao doanh số cho vay tạo ra lợi nhuận cho mình.
Nhóm khách hàng trong lĩnh vực sản xuất, gia công và chế biến cũng được Ngân hàng quan tâm đến với tỷ trọng liên tục gia tăng qua các năm, năm 2008 là 24% tương đương 38.231 triệu đồng, năm 2009 là 26,7% tương đương 71.663 triệu đồng, năm 2010 là 27,7% tương đương 102.051, và tăng lên 28% doanh số cho vay và đạt mức 113.575 triệu đồng vào năm 2011. Với phương châm đa dạng hóa sản phẩm, các loại hình đầu tư, luôn quan tâm đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn, coi trọng tín dụng trung và dài hạn để phục vụ đầu tư và phát triển, đó luôn là mặt trận hàng đầu và phương châm hoạt động của Eximbank Hòa Bình. Ngân hàng luôn tập trung vốn cho những dự án trọng điểm, hiệu quả cao theo các mục tiêu hiện đại hóa, mở rộng tín dụng đối với các thành phần kinh tế như: sản xuất hàng xuất khẩu, gia công hàng hóa xuất khẩu, chế biến thủy hải sản, dệt may, điện lực,…Phương châm hoạt động này sẽ dẫn đến doanh số cho vay và tỷ trọng trong lĩnh vực này cũng sẽ tăng lên ổn định qua các năm và cũng cho thấy Eximbank Hòa Bình đang đi đúng hướng phát triển của mình.
Đối với lĩnh vực xây dựng thì tỷ trọng cho vay giảm dần qua các năm từ 18,3% năm 2008 xuống 14,9% doanh số cho vay trong năm 2011. Mặc dù tỷ trọng có giảm nhưng doanh số cho vay trong lĩnh vực này vẫn tăng từ năm 2008 đến 2010 tuy không nhiều và có xu hướng chậm lại, đến năm 2011 thì doanh số cho vay giảm 0,6% cụ thể: năm 2008 đạt 29.151 triệu đồng chiếm 18,3%, năm 2009 đạt 48.581 triệu đồng chiếm 18,1%, năm 2010 đạt 60.789 triệu đồng chiếm 16,5% và 2011 đạt 60.438 triệu đồng chiếm 14,9%. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này thị trường nhà đất bị đóng băng các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn Ngân hàng chủ yếu thu hồi nợ, cộng với việc Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách thắt chặt tín dụng, giới hạn tăng trưởng tín dụng, giảm tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ. Eximbank Hòa Bình đã tập trung nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án trọng điểm Nhà nước, các dự án của các doanh nghiệp tạo lập cân đối vĩ mô cho nền kinh tế. Vì thế tỷ trọng cho vay lĩnh vực này giảm dần ở Eximbank Hòa Bình.
2.4.2 Phân tích doanh số thu nợ trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
Thu nợ là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tất cả các Ngân hàng bởi một Ngân hàng hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Việc thu hồi nợ tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh được các rủi ro đó không, cũng như quy trình tín dụng chặt chẽ, hợp lý hay không từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu nợ còn phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
2.4.2.1 Phân tích doanh số thu nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Qua bảng số liệu 2.5 và biểu đồ 2.3 ta thấy doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm điều đó một phần nói lên công tác thu nợ của Eximbank Hòa Bình đạt được kết quả khả quan, chứng tỏ Ngân hàng nói chung đã thực hiện tốt công tác thẩm định và đánh giá khách hàng. Thể hiện là doanh số thu nợ tăng đều cùng với doanh số cho vay. Thậm chí vào năm 2009 và 2010 doanh số thu nợ đã vượt doanh số cho vay bởi vì đặc điểm của loại hình cho vay trung và dài hạn là nợ sẽ được thu hồi dần qua nhiều năm nên doanh số thu nợ của năm nay bao gồm cả thu nợ từ các khoản cho vay của năm trước. Năm 2008 doanh số thu nợ đạt 149.523 triệu đồng, năm 2009 doanh số thu nợ tăng nhanh vượt cả doanh số cho vay, tăng 100,6% so với năm 2008 đạt 299.981 triệu đồng và năm 2010 tăng 33,6% so với năm trước và đạt 400.633 triệu đồng. Đến năm 2011 do chính sách thắt chặt tín dụng, cũng như kinh tế vĩ mô không ổn định dẫn đến doanh số thu nợ cũng tăng chậm lại đạt được 403.184 triệu đồng chỉ tăng 6,3% so với năm trước.
Các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, liên doanh, trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân,… thì doanh số thu nợ đều tăng qua các năm. Dẫn đầu về doanh số thu nợ cũng như doanh số cho vay vẫn là nhóm các doanh nghiệp cổ phần, liên doanh, trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân với tỷ trọng luôn trên 58% doanh số thu nợ cụ thể: năm 2008, 2009, 2010, 2011 lần lượt là 94.199 triệu đồng, 175.189 triệu đồng, 244.386 triệu đồng, 249.997 triệu đồng. Sở dĩ nhóm thành phần này chiếm tỷ trọng cao vì trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay nhóm doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả nên khả năng trả nợ cũng tốt hơn so với nhóm thành phần kinh tế khác biểu hiện là doanh số cho vay của Ngân hàng trong lĩnh vực này cũng cao nhất. Tiếp theo là nhóm cá nhân khác chiếm tỷ trọng cũng khá cao trên 31% doanh số thu nợ, cuối cùng là nhóm doanh nghiệp Nhà nước với tỷ trọng thấp hơn dưới 8% doanh số thu nợ.
Bảng 2.5: Doanh số thu nợ trung dài hạn theo thành phần kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Đơn vị tính: Triệu đồng
Thành phần kinh tế
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Doanh nghiệp Nhà nước
4.934
3,3%
21.899
7,3%
16.964
343,8%
30.047
7,5%
8.149
37,2%
31.448
7,8%
1.401
4,7%
Công ty CP, LD, TNHH, DNTN
94.199
63,0%
175.189
58,4%
80.989
86,0%
244.386
61,0%
69.197
39,5%
249.974
62,0%
5.588
2,3%
Cá nhân khác
50.389
33,7%
102.893
34,3%
52.504
104,2%
126.199
31,5%
23.306
22,7%
121.762
30,2%
- 4.438
- 3,5%
Tổng
149.523
100%
299.981
100%
150.458
100,6%
400.633
100%
100.652
33,6%
403.184
100%
2.551
0,6%
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh số thu nợ trung dài và hạn theo thành phần kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Năm 2008 doanh số thu nợ các thành phần kinh tế đều thấp hơn nhiều so với năm 2009 nguyên nhân trực tiếp là cuộc khủng hoảng tài chính gây ra khó khăn muôn bề cho các doanh nghiệp vì thế Eximbank Hòa Bình gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thu nợ. Bước sang năm 2009 và 2010 khi mà nền kinh tế dần dần phục hồi và phát triển nên việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp đã dần đi vào ổn định, làm ăn có lãi và thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng. Năm 2011 tuy tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn nhưng doanh số thu nợ của Eximbank vẫn không giảm do những khách hàng lớn của Ngân hàng đều có tình hình kinh doanh tốt do đó việc thu nợ cũng dễ dàng hơn. Nói chung, doanh số thu nợ của Eximbank là tương đối tốt trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động.
2.4.2.1 Phân tích doanh số thu nợ trung và dài hạn theo ngành nghề kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Ngành kinh tế
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm
% tăng giảm
Thương mại
83.733
56,0%
128.392
42,8%
44.659
53,3%
178.282
44,5%
49.890
38,9%
183.046
45,4%
4.764
2,7%
Sản xuất, gia công, chế biến
21.232
14,2%
91.494
30,5%
70.262
330,9%
124.997
31,2%
33.503
36,6%
125.793
31,2%
796
0,6%
Xây dựng
26.765
17,9%
37.798
12,6%
11.033
41,2%
47.275
11,8%
9.477
25,1%
43.544
10,8%
-3.731
-7,9%
Các ngành nghề khác
17.793
11,9%
42.297
14,1%
24.504
137,7%
50.079
12,5%
7.782
18,4%
50.801
12,6%
722
1,4%
Tổng
149.523
100,0%
299.981
100,0%
150.458
100,6%
400.633
100,0%
100.652
33,6%
403.184
100,0%
2.551
0,6%
Bảng 2.6: Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo ngành nghề kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu doanh số thu nợ trung dài hạn theo ngành nghề kinh tế tại Eximbank Hòa Bình
Nhìn vào bảng 2.6 và biểu đồ 2.4 ta thấy cơ cấu thu nợ của ngành thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2008 là 56,0% tương đương 83.733 triệu đồng, năm 2009 là 42,8% tương đương 128.329 triệu đồng, năm 2010 là 44,5% tương đương 178.282 triệu đồng, năm 2011 là 45,4% so với doanh số thu nợ đạt 183.046 triệu đồng. Đây cũng là điều dễ hiểu vì ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cho vay nhiều nhất trong cơ cấu cho vay của Eximbank Hòa Bình, hơn nữa ngành này có khả năng quay vòng vốn nhanh dễ thu hồi vốn và lãi.
Ta thấy tỷ trọng doanh số thu nợ đối với nhóm ngành sản xuất, gia công và chế biến cũng tăng khá nhanh từ 14,2% tương đương 21.232 triệu đồng năm 2008 tăng lên 30,5% năm 2009, năm 2010 là 31,2% và năm 2011 là 31,2% doanh số thu nợ tương đương 125.793 triệu đồng. Trong năm qua doanh số thu nợ tăng trưởng mạnh là do Ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất cho vay linh hoạt phù hợp với tình hình và theo đúng phương châm đã vạch ra đối với nhóm ngành này, thời hạn cho vay dài hơn, khuyến khích đầu tư cho những doanh nghiệp có những dự án vay trung và dài hạn khả thi, những dự án sản xuất hướng tới xuất nhập khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, những dự án có tính thực tế đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng. Thêm vào đó công tác thẩm định hồ sơ khách hàng tốt nên quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả. Vì vậy công tác thu nợ được dễ dàng nhanh chóng và gặp nhiều thuận lợi. Với những hướng đi đúng đắn, doanh số thu nợ không ngừng tăng lên mà còn giảm nợ xấu cho chi nhánh Eximbank Hòa Bình.
Đối với nhóm ngành xây dựng tỷ trọng có xu hướng giảm dần từ 17,9% năm 2008 xuống 10,8% vào năm 2011 và tăng trưởng âm 7,9% so với năm 2010. Về doanh số thu nợ thì năm 2008 đạt 26.750 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 37.798 triệu đồng, năm 2010 tăng nhẹ 47.275 triệu đồng, năm 2011 giảm còn 43.554 triệu đồng. Nhìn chung, việc thu nợ của Eximbank Hòa Bình đối với nhóm ngành này là gặp nhiều khó khăn nhất lý do là thị trường bất động sản vẫn đang trong tình trạnh khó khăn kéo dài trong khi đó lãi suất cho vay đối với nhóm ngành này lại cao nhất, có lúc là 25 - 27% khiến người đi vay không vay nổi, cộng với chưa có chính sách hỗ trợ cũng như kích thích ngành bất động sản phát triển từ Chính phủ khiến cho các doanh nghiệp loại này gặp khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng.
2.3.3 Phân tích tình hình dư nợ trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
Dư nợ là khoản vay của khách hàng tại một thời điểm nào đó mà khoản nợ của khách hàng chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả nợ do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Dư nợ bao gồm nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo, đồng thời cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.
Để việc phân tích được rõ ràng và chặt chẽ chúng ta phân dư nợ ra thành năm nhóm như Ngân hàng Nhà nước quy định sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn;
Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và các khoản phát sinh trong tương lai như bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán,…
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay trung và dài hạn theo các nhóm nợ tại Eximbank Hòa Bình
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Nhóm 1
161.052
97,77%
265.841
98,82%
352.230
99,45%
415.460
99,34%
Nhóm 2
2.910
1,77%
2.880
1,07%
1.960
0,55%
2.530
0,60%
Nhóm 3
450
0,27%
290
0,11%
0
0%
210
0,05%
Nhóm 4
170
0,10%
0
0%
0
0%
0
0%
Nhóm 5
150
0,09%
0
0%
0
0%
0
0%
Dư nợ
164.732
100%
269.011
100%
354.190
100%
418.200
100%
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Qua bảng số liệu 2.7 trên ta thấy các khoản dư nợ của Ngân hàng chủ yếu là nợ loại 1 có xu hướng tăng dần qua các năm, còn các loại nợ còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu dư nợ trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình. Năm 2008 dư nợ đạt 164.732 triệu đồng đến năm 2009 tăng lên 63,3% so với năm trước đạt 269.011 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 31,7% so với năm 2009 và đạt 354.190 triệu đồng, năm 2011 tăng 18,1% so với năm trước và đạt 418.200 triệu đồng. Dư nợ tăng đồng nghĩa với quy mô cho vay được mở rộng đó là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng cụ thể như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn:
Chiếm tỷ trọng cao nhất luôn trên 97% dư nợ cho vay trung và dài hạn, năm 2008 chiếm 97,77% tương đương 161.052 triệu đồng, bước sang các năm sau nền kinh tế bắt đầu phục hồi và tăng trưởng dư nợ cho vay bắt đầu tăng nhanh. Năm 2009 chiếm 98,82% đạt được 265.841 triệu đồng, năm 2010 chiếm 99,45% đạt mức 352.230 triệu đồng, năm 2011 chiếm 99,34% đạt 415.460 triệu đồng. Dư nợ đủ tiêu chuẩn luôn ở mức tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng rất cao, áp đảo hoàn toàn nhóm nợ quá hạn, điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng và giám sát các khoản vay của khách hàng của Ngân hàng là rất tốt.
Nợ nhóm 2, nhóm 3:
Nợ nhóm 2: Năm 2008 chiếm tỷ trọng 1,17% dư nợ tương đương 2.910 triệu đồng đến năm 2009 giảm còn 1,07% tương đương 2.880 triệu đồng, đến năm 2010 chỉ còn chiếm 0,55% dư nợ và đạt 1.960 triệu đồng, sang năm 2011 lại tăng lên 0,6% tương đương 2.530 triệu đồng do biến động thị trường vào năm 2011 đã phân tích ở các phần trên. Nợ nhóm 2 đa phần được chuyển từ nợ nhóm 1 sang do chưa kịp thu hồi nhưng vẫn có khả năng thu hồi cao. Mặc dù, Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm nhưng công tác thu hồi nợ cũng gặp không ít khó khăn. Việc xử lý nợ đến hạn chưa nhanh chóng làm phát sinh các khoản nợ quá hạn. Bên cạnh đó còn có yếu tố môi trường tác động khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế, làm nợ quá hạn phát sinh.
Nợ nhóm 3: Năm 2008 chiếm 0,27% đạt 450 triệu đồng, năm 2009 giảm còn 0,11% tương đương 290 triệu đồng, năm 2010 hoàn toàn không có nợ nhóm 3, năm 2011 chiếm 0,05% dư nợ và đạt 210 triệu đồng .Việc nợ nhóm 3 không còn xuất hiện ở năm 2010 và chiếm tỷ trọng rất nhỏ ở các năm khác cho thấy Ngân hàng càng ngày càng chú trọng đến chất lượng tín dụng, thực hiện quy trình giám sát khách hàng chặt chẽ hơn không để xảy ra tình trạng khách hàng mất khả năng thanh toán mới tiến hành thu nợ mà khi khách hàng có dấu hiệu kinh doanh lỗ thì Ngân hàng tiến hành thu hồi nợ ngay.
Nợ nhóm 4, nhóm 5:
Năm 2008 nợ nhóm 4 và 5 chiếm tỷ trọng lần lượt là 0,1% và 0,09% tương đương 170 triệu đồng và 150 triệu đồng. Do cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho một số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán tạm thời vì thế tại Eximbank Hòa Bình vẫn xuất hiện nợ nhóm 4 và 5. Bước sang năm 2009, 2010, 2011 việc kiểm tra giám sát thu nợ được đẩy mạnh và có hiệu quả hơn nên không còn nợ nhóm 4 và 5 nữa. Nợ nhóm 4 và nhóm 5 là các khoản nợ có khả năng mất vốn rất cao. Một số khoản nợ Eximbank Hòa bình chưa thu được vốn đúng như dự kiến nhưng đây là những khoản nợ có tài sản bảo đảm nên hoàn toàn có thể thu hồi được thông qua thanh lý đấu giá tài sản. Do việc xử lý tài sản bảo đảm còn chậm bởi nhiều yếu tố khác như: khách hàng gây cản trở cho Ngân hàng trong việc xử lý tài sản để thu nợ; sự phối hợp giữa tòa án, cơ quan thi hành án và Ngân hàng chưa tốt làm việc thực hiện phát mãi thu hồi tài sản bị chậm trễ cũng góp phần làm xuất hiện nợ nhóm 4, nhóm 5 ở Eximbank Hòa Bình.
2.3.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
Đơn vị tính: Triệu đồng
Bảng 2.8: Nợ quá hạn trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
2009/2008
2010/2009
2011/2010
Nợ quá hạn
3.680
3.170
1.960
2.740
-13,86%
-38,17%
39,80%
Dư nợ
164.732
269.011
354.190
418.200
63,30%
31,66%
18,07%
Nợ quá hạn /Dư nợ
2,23%
1,18%
0,55%
0,65%
-47,25%
-53,04%
18,40%
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của Eximbank Hòa Bình là tương đối thấp luôn nhỏ hơn 2,5% trong khi đó Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ này là không lớn hơn 5% cụ thể là: năm 2008 nợ quá hạn ở mức 3.680 triệu đồng chiếm 2,23% dư nợ (nợ quá hạn của hệ thống Eximbank là 4,71% trên dư nợ) và giảm dần vào năm 2009 và 2010 lần lượt là 3.170 triệu đồng, 1.960 triệu đồng và chiếm 1,18%, 0,55% dư nợ. Đến năm 2011 nợ quá hạn tăng nhẹ so với 2010 đạt 2.740 triệu đồng chiếm 0,65% dư nợ, tuy nợ quá hạn có tăng nhưng không đáng kể và vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng. Năm 2008 dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế một số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và trì hoãn việc trả nợ, hơn nữa sự hạn chế của một số cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng đã góp phần làm cho nợ quá hạn năm 2008 cao. Bước sang năm 2009 và 2010 kinh tế có bắt đầu ổn định hơn cùng với những chính sách mới giám sát chặt chẽ các khoản vay nợ quá hạn bắt đầu giảm xuống dần dần. Đến năm 2011 nợ quá hạn lại tăng lên tuy không nhiều nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng lên là do sự biến động của tình hình kinh tế, lạm phát tăng cao làm cho chi phí gia tăng đáng kể vì vậy một số đối tượng khách hàng hoạt động kém hiệu quả làm cho tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là tình hình chung của các Ngân hàng hiện nay, tuy nhiên nợ quá hạn của Eximbank Hòa Bình có gia tăng nhưng so với các Ngân hàng khác là tương đối thấp và an toàn.
Nhìn chung, khả năng kiểm soát nợ quá hạn của chi nhánh là rất tốt, chất lượng tín dụng trung và dài hạn ở mức khá và đang dần cải thiện hơn qua các năm. Điều này cho thấy chi nhánh đã và đang thực hiện đúng quan điểm tăng trưởng về quy mô tín dụng đi đôi với việc đảm bảo chất lượng tín dụng.
Tuy nhiên, để đảm bảo nợ quá hạn mức thấp nhất có thể và tránh tình trạng mất vốn cán bộ tín dụng của Eximbank Hòa Bình cũng cần chú ý chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả kinh doanh và có tài sản đảm bảo. Mặt khác, cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò của tài sản đảm bảo, bởi vì mục đích cho vay của Ngân hàng là giúp khách hàng có vốn để duy trì việc sản xuất kinh doanh và Ngân hàng có thể thu hồi nợ đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ việc bán tài sản đảm bảo. Hơn nữa, không phải tài sản đảm bảo nào cũng dễ dàng bán được, đặc biệt là tài sản đảm bảo của những doanh nghiệp nhà nước và thực tế việc phát mại tài sản đảm bảo là một gánh nặng đối với Ngân hàng. Để làm được điều này chi nhánh cần chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của dự án lên hàng đầu, không ngừng cải tiến quy trình tín dụng, tăng cường giám sát chặt chẽ các khoản cho vay, có biện pháp xử lý các khoản vay có dấu hiệu xấu một cách kịp thời.
2.3.5 Phân tích và đánh giá tín dụng trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
2.3.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng trung và dài hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng)
6.170
12.674
17.851
21.818
Lợi nhuận trước thuế/Dư nợ (%)
3,75%
4,71%
5,04%
5,22%
Nợ xấu/Dư nợ (%)
2,19%
1,04%
0,54%
0,62%
Dư nợ/Vốn huy động (lần)
0.96
1,17
1,19
1,25
Hệ số thu nợ (lần)
0,94
1,12
1,09
0,99
Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
0,91
1,38
1,29
1,04
Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế/Dư nợ:
Thông qua chỉ tiêu này, ta sẽ thấy được khả năng sinh lời của tín dụng trung và dài hạn tức là 100 đồng dư nợ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế cho Ngân hàng. Bất kỳ một khoản tín dụng nào cho dù đó là khoản ngắn hạn hay trung và dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận thực tế cho Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, càng có lợi cho các cổ đông của Ngân hàng.
Theo bảng số liệu trên, ta thấy lợi nhuận trước thuế của tín dụng trung và dài hạn luôn tăng qua các năm và tăng nhanh hơn dư nợ cho vay điều đó làm cho chỉ số lợi nhuận trước thuế trên dư nợ cho vay cũng tăng qua các năm cụ thể như sau: năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên dư nợ là 3,75% tức là 100 đồng dư nợ cho vay Ngân hàng sẽ thu đước 3,75 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2010 tăng lên 4,71%, năm 2010 tăng lên 5.04%, năm 2011 là 5,22%. Chỉ số này luôn tăng qua các năm cho thấy nỗ lực của Ngân hàng đang cố gắng tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của mình. Thông thường chỉ số này trên 4% thì hoạt động tín dụng trung và dài hạn được đánh giá là tốt, so sánh ta thấy từ năm 2009 đến 2011 nhìn chung theo chỉ tiêu này thì Eximbank Hòa Bình hoạt động tín dụng trung và dài hạn là tốt. Để có thể nâng cao hơn nữa chỉ tiêu lợi nhuận cũng như hoạt động của mình, Ngân hàng cần phải có những biện pháp để giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận để tăng chỉ số này lên cao hơn.
Chỉ tiêu Nợ xấu/Dư nợ:
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng ngày càng cao. Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu này giảm dần từ năm 2008 đến năm 2010, năm 2011 tăng nhẹ, cao nhất vào năm 2008 là 2,19% giảm còn 1,04% vào năm 2009, năm 2010 giảm còn 0,54% đến năm 2011 nợ xấu tăng nhẹ lên 0,62% dư nợ. Trong năm 2008 nợ xấu gia tăng cao bởi vì Ngân hàng có đôi phần bị động và lơ là trong việc quản lý nợ xấu trước cuộc khủng hoảng tài chính và những ảnh hưởng của nó đến các khách hàng. Bước sang năm 2009 Eximbank Hòa Bình mới bắt đầu triển khai hàng loạt các giải pháp để xử lý nợ khó đòi như: cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, xử lý tài sản đảm bảo, cấn trừ nợ, cử cán bộ thường xuyên giám sát khách hàng, khởi kiện, triển khai thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, chủ động chuyển nhóm nợ cao hơn để trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý các khoản nợ không còn khả năng thu hồi,… cộng với sự phục hồi kinh tế trong nước và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đã giúp Ngân hàng giải quyết cơ bản nợ khó đòi. Bên cạnh đó, Eximbank Hòa Bình luôn cố gắng kiểm soát chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ, các khoản tín dụng mới đảm bảo an toàn, đa dạng phân tích kinh tế từng ngành, từng doanh nghiệp, theo sát diễn biến thị trường, các khoản nợ xấu còn lại cũng có giải pháp xử lý thu hồi.
Nhìn chung, Eximbank Hòa Bình vẫn kiểm soát chất lượng tín dụng trung và dài hạn tương đối tốt ở mức 0,62% so với toàn hệ thống Ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam được công bố năm 2011 là 3,39%). Eximbank Hòa Bình đang tiếp tục kiểm soát tốt chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng ở mức nhỏ nhất có thể và không vượt quá mức quy định của Ngân hàng Nhà Nước.
Chỉ tiêu Dư nợ/Vốn huy động:
Chỉ số này phản ánh công tác cho vay trung và dài hạn có sử dụng hết được nguồn vốn mà chi nhánh huy động được hay không? Chỉ số này quá cao hay quá thấp đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.
Năm 2008 dư nợ trên vốn huy động là 0,96 lần cho thấy vốn huy động trung và dài hạn có phần dư thừa do dư nợ cho vay trong năm này thấp, bước sang năm 2009 và 2010 doanh số cho vay tăng nhanh kéo theo dư nợ tăng lên đẩy chỉ số này lên lần lượt là 1,17 và 1,19 lần, đến năm 2011 chỉ số này là 1.32 lần, điều này không phải do dư nợ cho vay tăng mạnh đẩy chỉ số tăng cao mà do nguồn vốn huy động trung và dài hạn lúc này giảm mạnh. Do nền kinh tế vào năm 2011 xảy ra tình trạng lạm phát, giá vàng tăng cao đột biến, tâm lý người dân không gửi tiền vào Ngân hàng mà thường đầu tư mua vàng trích trữ nên số lượng tiền huy động giảm đáng kể. Thiếu vốn cho vay trung và dài hạn Ngân hàng đã lấy vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, điều này sẽ gây ra tình trạng thiếu thanh khoản sẽ rất nguy hiểm cho Ngân hàng nếu tỷ lệ sử dụng này vượt quá mức cho phép có thể dẫn tới sự phá sản của Ngân hàng cũng như hiệu ứng dây chuyền của nó. Theo thông tư số 15/2009/TT thì tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 30%. Trước tình hình khó khăn này Eximbank Hòa Bình cần phải đẩy mạnh công tác huy động vốn cũng như những biện pháp để tăng vốn chủ sở hữu lên để đảm bảo tính an toàn và lợi nhuận cho Ngân hàng.
Chỉ tiêu Hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trung và dài hạn trong việc thu nợ của Ngân hàng, nó phản ánh một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh số cho vay. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.
Năm 2008 chỉ số thu nợ là 0,94 lần, sang năm 2009 tăng lên 1,12 lần, trong năm 2009 doanh số thu nợ và doanh số cho vay đều tăng mạnh, doanh số thu nợ tăng nhanh hơn doanh số cho vay và vượt cả doanh số cho vay, điều này cho thấy tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh luôn đi đôi với chất lượng, đến năm 2010 tuy có giảm xuống còn 1,09 lần nhưng doanh số thu nợ vẫn cao hơn doanh số cho vay, điều này cho thấy khả năng thụ nợ của Ngân hàng là rất tốt. Bước sang năm 2011 giảm xuống còn 0,99 lần, tuy doanh số thu nợ có giảm đôi chút nhưng tình hình thu nợ vẫn trong tầm kiểm soát của Eximbank Hòa Bình.
Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng:
Doanh số thu nợ
(Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm)/2
Vòng quay vốn tín dụng =
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư trung và dài hạn được quay vòng nhanh hay chậm. Vòng quay của vốn càng lớn thì càng tốt vì điều đó khẳng định Ngân hàng thu được nhiều nợ và chứng tỏ nguồn vốn trung và dài hạn Ngân hàng đã đầu tư hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, nếu vòng quay của vốn càng nhỏ thì việc thu nợ của Ngân hàng là kém và nguồn vốn trung và dài hạn mà Ngân hàng đã đầu tư hoạt động kém hiệu quả.
Năm 2008 chỉ số vòng quay vốn tín dụng đạt 0,91 vòng, tăng mạnh vào năm 2009 đạt 1,38 vòng, sang năm 2010 đạt 1,29 vòng và năm 2011 đạt 1,04 vòng. Nguyên nhân của việc giảm sút vào năm 2011 là do doanh số dư nợ nhiều, trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng chậm hơn so với dư nợ vào năm 2011, vì vậy vòng quay chậm lại, tuy nhiên vẫn cao và dao động quay 1. Đối với tín dụng trung dài hạn thì vòng quay vốn tín dụng trên 1 vòng được xem là tương đối tốt. Chi nhánh cần chú ý theo dõi các khoản nợ và tăng thêm các biện pháp cần thiết nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng lên, khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc gia tăng thêm lợi nhuận.
2.3.5.2 So sánh Tín dung trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình và các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn Quận 5
Đơn vị tính: Triệu đồng
Bảng 2.10: So sánh tín dụng trung và dài hạn tại các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn Quận 5 vào năm 2011
Chỉ tiêu năm 2011
ACB Nguyễn Trãi
Sacombank Hoa Việt
Techcombank An Đông
Eximbank Hòa Bình
Tổng tài sản
2.457.290
2.894.487
1.851.261
1.998.560
Tổng vốn huy động
2.401.446
2.370.348
1.792.070
1.879.345
Dư nợ cho vay trung dài hạn
620.465
548.372
392.116
418.200
Nợ xấu trung dài hạn
3.910
3.790
2.830
2.593
Lợi nhuận trước thuế trung dài hạn
31.998
21.412
19.137
21.818
Nguồn: Phòng kế toán ACB Nguyễn Trãi, Sacombank Hoa Việt, Techcombank An Đông, phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Hòa Bình
Biểu đồ 2.5: So sánh tổng tài sản, tổng vốn huy động, dư nợ cho vay trung dài hạn tại các chi nhánh Ngân hàng
Ta thấy tổng tài sản của Sacombank chi nhánh Hoa Việt lớn nhất là 2.894.487 triệu đồng, điều này cũng dễ hiểu bởi vì Sacombank luôn chú trọng đến bề thế của các chi nhánh, hầu hết các bất động sản của chi nhánh đều thuộc quyền sở hữu của Sacombank chứ không phải đi thuê lại như các Ngân hàng khác, đứng thứ hai là ACB Nguyễn Trãi với 2.457.290 triệu đồng, Eximbank Hòa Bình đứng vị trí thứ ba trong bốn chi nhánh với tổng tài sản là 1.998.560 triệu đồng, cuối cùng là Techcombank An Đông với 1.851.261 triệu đồng. Trong khi đó, tổng vốn huy động thì ACB Nguyễn Trãi với đội ngũ nhân viên đào tạo bài bản đã huy động được số tiền lớn nhất đạt 2.401.446 triệu đồng, theo sau là Sacombank Hoa Việt với 2.370.348 triệu đồng, Eximbank Hòa Bình 1.879.345 triệu đồng và cuối cùng là Techcombank An Đông ít hơn với 1.792.070. Về dư nợ cho vay trung và dài hạn thì ACB Nguyễn Trãi vẫn đứng đầu với 620.465 triệu đồng, Sacombank Hoa Việt với 548.372 triệu đồng, Techcombank An Đông thấp nhất 392.116 triệu đồng và Eximbank Hòa Bình với dư nợ cho vay đạt 418.200 triệu đồng.
Biểu đồ 2.6: So sánh nợ xấu, lợi nhuận trước thuế trung dài hạn tại chi nhánh các Ngân hàng
Nợ xấu trung và dài hạn của Eximbank Hòa Bình thấp nhất trong bốn chi nhánh ở mức 2.593 triệu đồng tương đương 0,62% dư nợ, tỉ lệ nợ xấu trên dự nợ thấp nhất cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Eximbank Hòa Bình tốt hơn các chi nhánh trên. Tiếp theo là Techcombank An Đông cao hơn một ít đạt 2.830 triệu đồng tương đương 0,72% dư nợ, Sacombank Hoa Việt nợ xấu ở mức 3.790 triệu đồng tương đương 0,7% dư nợ, ACB Nguyễn Trãi với nợ xấu cao nhất là 3.910 triệu đồng tương đương 0,63% dư nợ. Về lợi nhuận trước thuế, ta thấy Eximbank Hòa Bình hoạt động tương đối hiệu quả, đứng vị trí thứ hai đạt 21.818 triệu đồng so với Techcombank An Đông 19.137 triệu đồng và Sacombank Hoa Việt 21.412 triệu đồng, ACB Nguyễn Trãi cao nhất với 31.998 triệu đồng. Nhìn chung, hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Eximbank Hòa Bình tương đối khá so với các chi nhánh Ngân hàng khác tuy còn một số mặt chưa thể bằng các Ngân hàng khác.
2.4 Đánh giá kết quả đạt được và tồn tại của tình hình tín dụng trung và dài hạn tại Eximbank Hòa Bình
2.4.1 Kết quả đạt được
Thứ nhất: Trong các năm qua, Ngân hàng đã cung ứng tín dụng trung và dài hạn theo phương châm đổi mới cơ chế, lĩnh vực đầu tư theo cả chiều rộng và chiều sâu. Với chính sách hướng tới khách hàng Eximbank Hòa Bình đã tạo ra được mạng lưới khách hàng truyền thống, có uy tín trên thị trường, quan hệ gần gũi, thân thiết với Ngân hàng..
Thứ hai: Chi nhánh đã thực hịên đúng quy chế được ban hành của các cấp có thẩm quyền. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ rất thấp mặt dù dư nợ luôn tăng dần qua các năm, công tác quản trị rủi ro tín dụng hoạt động rất hiệu quả.
Thứ ba: Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn không ngừng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng lợi nhuận của chi nhánh. Hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dung trung và dài hạn đạt mức khá tốt. Tỷ trọng khách hàng mục tiêu trong tổng cơ cấu cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng, dần phù hợp và phát triển theo định hướng chung của toàn hệ thống Eximbank.
Thứ tư: Eximbank Hòa Bình đã lựa chọn những cán bộ giỏi, có tài, có trách nhiệm với công việc, nhiệt tình để quản lý đầu tư những công trình trọng điểm, nhiều khó khăn, tạo điều kiện giúp đỡ chủ đầu tư, hoàn tất trong thời gian ngắn nhất đưa công trình vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, Ngân hàng đã thẩm định, giám sát các dự án vay vốn được, giải ngân vốn đúng tiến độ công trình, thu nợ và lãi như cam kết cũng như theo hoàn cảnh thực tế.
Thứ năm: Ngân hàng đã tận dụng triệt để các nguồn huy động vốn từ VND cũng như USD để cho vay với lãi suất hợp lý (chi nhánh vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất trong việc đi vay và cho vay), đảm bảo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ sáu: Ngân hàng đã tích cực triển khai thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ, tập trung đa dạng hoá các ngành, các thành phần kinh tế, liên kết với các Ngân hàng khác như Ngân hàng ACB, Sacombank, Techcombank,… để cho vay các dự án lớn nhằm giảm thiểu rủi ro khi cho vay.
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân
2.4.2.1 Những mặt tồn tại của Ngân hàng
Mặc dù tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Eximbank Hòa Bình đã đạt được một số kết quả quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống Ngân hàng và sự phát triển kinh tế. Nhưng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế.
Một là: Công tác huy động vốn chưa đủ mạnh để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Thứ hai: Chất lượng quản lý trong quá trình cho vay chưa cao, thẩm định tài sản đảm bảo còn sơ sài, quá trình thu nợ và thu lãi còn gặp nhiều khó khăn.
Ba là: Chưa tạo được số lượng nhiều khách hàng trung thành và uy tín với Ngân hàng.
Bốn là: Một số cán bộ chưa được đào tạo kỹ đã thẩm định và giám sát không kĩ các khoản vay của khách hàng dẫn đến tồn tại nợ xấu cho chi nhánh.
Năm là: Chưa chủ động trong việc ngăn ngừa nợ quá hạn, quá trình xử lý nợ quá hạn còn nhiều thiếu sót.
Sáu là: Gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Ngân hàng nước ngoài. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Eximbank Hòa Bình nói riêng đang gặp phải sự cạnh tranh của các Ngân hàng nước ngoài như: HSBC, Citibank,…họ có tổng tài sản hàng nghìn tỷ USD, trình độ quản lý và công nghệ rất hiện đại. Ngoài ra họ làm việc có tính chuyên nghiệp cao, thủ tục đơn giản, dịch vụ tốt hơn các Ngân hàng trong nước, với tiềm lực tài chính mạnh họ đã tạo được cảm giác an toàn hơn cho người gửi tiền thu hút được nhiều khách hàng lớn đến giao dịch.
2.4.2.2 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại:
Ngân hàng chấp hành quá máy móc các quy định của cấp trên, còn ít linh hoạt, sáng tạo,…
Việc chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay đảm bảo tiền vay của cán bộ tín dụng còn tuỳ tiện, thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra sau khi cho vay còn chưa chặt chẽ.
Trình độ cán bộ còn bất cập, thiếu kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ, thiếu tính chủ động, chuyên nghiệp trong công việc.
Mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng chưa rộng rãi do chưa có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều, công tác marketing chưa thu hút được đông đảo khách hàng.
Do luật lệ đối với nhiều ngành nghề chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng Ngân hàng chưa hiểu rõ khách hàng của mình.
Do sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÒA BÌNH
3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Eximbank Hòa Bình
3.1.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn
Hiện tại nguồn vốn huy động qua các năm tại chi nhánh chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng, do đó phải sử dụng nguồn vốn của hội sở để cho vay. Tình hình huy động vốn của Eximbank Hòa Bình còn gặp khó khăn là do trong năm vừa qua do nhiều yếu tố như: sự mất giá của đồng tiền, vàng tăng giá một cách nhanh chóng,…nên nguồn vốn dư thừa không chảy vào Ngân hàng mà thay vào đó là khách hàng thường giữ tiền mặt hoặc mua vàng. Đây chính là một trong những khó khăn trước mắt của các Ngân hàng nói chung trong việc huy động vốn. Do đó muốn cải thiện tình hình huy động vốn cần phải:
Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên phụ trách tình hình huy động vốn cho Ngân hàng.
Đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền: lãi suất hấp dẫn, phần thưởng có giá trị,...
Đa dạng hóa nguồn vốn huy động như huy động gửi vàng, các loại ngoại tệ,...
Tiến hành phát hành trái phiếu trung và dài hạn ra thị trường nước ngoài.
Kêu gọi khách hàng gửi tiền tiết kiệm thông qua một số kênh như: vận động người thân, bạn bè và các mối quan hệ. Đồng thời sử dụng những thông tin khách hàng cũ đã từng tham gia gửi tiết kiệm tại Ngân hàng
Ngân hàng cần tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ ủy thác của các Chính Phủ, tổ chức kinh tế, tổ chức phi Chính Phủ đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước. Đồng thời, cần khai thác các nguồn vốn nước ngoài với mức lãi suất ưu đãi như các nguồn vốn ODA…
Ngân hàng cũng cần phải chuyển hoá năng động, hợp lý các nguồn vốn ngắn hạn để phục vụ cho vay trung và dài hạn vừa bảo đảm nhu cầu, vừa có khả năng thanh toán cao.
3.1.2 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi
Eximbank Hòa Bình cần nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án vay, thẩm định tài sản đảm bảo trước khi cho vay là vấn đề then chốt trong công tác tín dụng. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, phương án mà khi thẩm định các dự án, phương pháp thẩm định cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các qui định trong quá trình thẩm định, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng của công tác thẩm định và tái thẩm định. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng định kỳ hàng tháng, theo dõi tình hình tài sản thế chấp nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của khách hàng so với hợp đồng tín dụng đã ký kết như: sử dụng vốn sai mục đích, việc sản xuất kinh doanh bị trì trệ, trả lãi không đúng hạn... Từ đó, cán bộ tín dụng kịp thời phát hiện rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nợ quá hạn.
Cán bộ tín dụng cần kiểm tra cẩn thận các yếu tố, không chỉ kiểm tra cho có lệ, đúng quy định mà phải thăm dò, tham khảo thị trường, môi trường xung quanh doanh nghiệp sản xuất, tài sản thế chấp, phải thường xuyên liên lạc với khách hàng, không chỉ ở trụ sở chính mà còn ở nhà máy, duy trì các kênh liên lạc ở các cấp từ giám đốc tới kế toán trưởng.
Cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả lãi, nợ gốc đúng hạn. Cán bộ tín dụng nên gọi điện thoại nhắc trước khách hàng một thời gian để khách hàng kịp chuẩn bị đủ tiền trả cho Ngân hàng. Ngoài ra, kế ngày nộp tiền nên nhắc nhở khéo khách hàng đến vào giờ đã hẹn. Đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với khách hàng do nhiều việc nên quên hoặc làm lung lay đối với khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ.
Khi một dự án vay mà đến hạn trả mà doanh nghiệp chưa có nguồn trả nợ thì cần xem xét để gia hạn, trả nợ gốc phải đúng thẩm quyền được uỷ nhiệm và các chế độ tín dụng quy định, không tùy tiện gia hạn. Nếu trong các dự án cho vay có nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi mọi diễn biến để kịp thời thu hồi, tránh để nợ nần dây dưa. Để xử lý nợ quá hạn thì Ngân hàng có biện pháp thích hợp để giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ mọi khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Ngân hàng giúp doanh nghiệp việc tư vấn trong sản xuất để giảm nợ quá hạn.
Lực lượng thanh tra phải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có quyền xử lý kịp thời nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động của chi nhánh có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về những quyết định không đúng của mình.
Các khoản nợ khó đòi có khả năng thu hồi trong năm thì tiến hành xử lý ngay, kiên quyết thu hồi triệt để và xử lý đến nơi đến chốn. Cần tuyệt đối không cho vay khoản mới khi chưa hết nợ cũ, không lấy nợ nuôi nợ, không để tình trạng đảo nợ xảy ra.
3.1.3 Thực hiện chiến lược khách hàng
Để thu được một lượng khách hàng có uy tín, trung thành với chi nhánh Eximbank Hòa Bình nên mở rộng quan hệ, dùng nhiều biện pháp Marketing để các doanh nghiệp khác biết về Ngân hàng và chất lượng phục vụ của mình. Ngân hàng nên giảm bớt những thủ tục không cần thiết, mang tính hình thức cũng như thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng doanh nghiệp để rút ngắn các thủ tục cho vay và giải ngân vốn nhanh chóng cho khách hàng từ đó tạo ấn tượng cho khách hàng.
Thực hiện chế độ ưu đãi đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài với Ngân hàng. Có chính sách tư vấn và giúp đỡ khách hàng khi khách hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh.
Ngân hàng thường xuyên theo dõi, kiểm tra và tổ chức khen thưởng đối với những cán bộ làm việc tốt, mở rộng quan hệ khách hàng, nhiệt tình giúp đỡ khách hàng. Thực hiện tốt công tác này, Ngân hàng sẽ biến những cán bộ tín dụng của mình thành một nhân viên marketing thu hút khách hàng cho Ngân hàng mình, giải pháp này có tầm quan trọng đặc biệt trong xu thế phát triển mới của nền kinh tế đất nước. Do sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại trong nước và đặc biệt là các Ngân hàng thương mại nước ngoài, đòi hỏi chi nhánh Ngân hàng Eximbank Hòa Bình phải chú trọng đến công tác này. Nếu công tác này bị bỏ rơi thì không những Ngân hàng không thu hút được lực lượng khách hàng mới mà còn khó có thể giữ được khách hàng cũ.
3.1.4 Đào tạo nguồn nhân sự
Công tác đào tạo cán bộ con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công của công việc và để có được đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức tốt, nhạy bén, có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, có ý thức trách nhiệm thì Ngân hàng Eximbank Hòa Bình phải chú trọng đến công tác đào tạo con người một cách bài bản. Ngân hàng cần phải kế hoạch hoá công tác đào tạo cán bộ, sớm tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, đưa việc nâng cao trình độ trở thành mục tiêu phấn đấu và làm việc thường xuyên. Trong quá trình đào tạo nên thường xuyên cử cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng nước ngoài, đặc biệt chú trọng đến đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Công tác đào tạo cần tập trung theo trọng điểm và đào tạo một cách trọng điểm để thực sự có những cán bộ có đủ năng lực và hiểu biết phục vụ yêu cầu công tác kinh doanh, tránh đào tạo tràn lan, lãng phí, ưu tiên đào tạo cán bộ chủ chốt trước, sau đó đào tạo những cán bộ kế cận về năng lực và phẩm chất đạo đức.
3.1.5 Biện pháp ngăn ngừa và xử lý các khoản nợ quá hạn
Đối với những khoản vay dẫn đến nợ quá hạn mà nguyên nhân chính của nó là do những nguyên nhân khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như thời tiết, thiên tai, bệnh tật, chết chóc hoặc nguyên nhân chủ quan có thể sửa chữa được thì Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau: Ngân hàng có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng, giảm quy mô hoàn trả trước mắt hoặc cho vay tiếp vốn để tăng sức mạnh về tài chính của khách hàng, khôi phục sản xuất kinh doanh đối với các khách hàng có phương án phục hồi sản xuất có tính khả thi cao. Giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả khi mà cả Ngân hàng và khách hàng cùng nỗ lực vực dậy doanh nghiệp đi lên để có thể tạo ra thu nhập trả nợ cho Ngân hàng.
Ngân hàng có thể kêu gọi người bảo lãnh cho khách hàng như các cổ đông chủ chốt, người cung ứng hay tiêu thụ sản phẩm hoặc một vài người cho vay dài hạn. Đề nghị người vay giảm bớt kế hoạch phát triển dài hạn để tăng cường vốn kinh cho kinh doanh ngắn hạn. Cán bộ Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng trong việc tìm ra chiến lược kinh doanh mới. Việc làm này không chỉ giúp cho khách hàng có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng mà còn thắt chặt sự thân thiết trong quan hệ.
Đối với những khoản vay dẫn tới nợ quá hạn mà nguyên nhân ở đây là chủ quan không sửa chữa được mang tính chất lừa đảo như: khách hàng cung cấp sai về tình hình tài chính, mục đích khoản vay và khả năng hoàn trả của mình nhằm rút vốn của Ngân hàng thì phải ngay lập tức dừng lại các khoản vay đó, tiến hành thu nợ trước thời hạn ngay để tránh những rủi ro xảy ra.
Đối với các khoản vay mà sau khi đã phát hiện và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nhưng không có tác dụng vẫn dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, khi đó Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp như: Ngân hàng giúp khách hàng thu hồi các khoản công nợ từ các khách hàng khác có quan hệ với Ngân hàng để tạo thêm nguồn trả nợ cho khách hàng. Ngân hàng cũng nên đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán nốt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho, thanh lý tài sản không sử dụng...
Trong trường hợp Ngân hàng thấy rõ việc tổ chức khai thác là không tiện lợi , không có hy vọng thu hồi được nợ thì Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý các khoản nợ cho vay khó đòi. Biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo được thực hiện khi người đi vay không sẵn lòng chi trả, có hành động lẩn trốn, lừa đảo, tình trạng tài chính yếu kém.
Nếu là các khoản cho vay có thế chấp hoặc đảm bảo, Ngân hàng cùng chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý thực hiện bán đấu giá các tài sản đó theo pháp luật hiện hành.
Nếu các khoản cho vay không có thế chấp, đảm bảo thì Ngân hàng phải chờ sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của người vay. Nếu người vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ vô hiệu hoá hoặc người vay phải thụ án dân sự.
Việc áp dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào các yếu tố như : khả năng chi trả của khách hàng; thái độ của khách hàng đối vơi các khoản đi vay; thái độ của các chủ nợ; các chi phí cho việc thu hồi nợ.
3.1.6 Nâng cao năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của NHTM được đánh giá qua các yếu tố: năng lực tài chính; năng lực công nghệ; nguồn nhân lực; năng lực quản trị điều hành; mạng lưới hoạt động; mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh; …trong đó, năng lực tài chính và năng lực công nghệ được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại. Hiện tại, các Ngân hàng TMCP của Việt Nam chỉ được đánh giá ở mức trung bình yếu, việc gia tăng năng lực cạnh tranh của Eximbank với các Ngân hàng trong nước và nước ngoài là điều rất cần thiết.
Tiếp tục tăng cường năng lực tài chính theo hướng tăng quy mô vốn điều lệ, đảm bảo mức an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao chất lượng tài sản có. Ngân hàng phải lựa chọn thời điểm và phương thức hợp lý để tăng vốn. Ngân hàng có thể tăng vốn dưới hình thức chủ yếu là phát hành thêm cổ phiếu chào bán ra trong nước và nước ngoài. Xây dựng và đề xuất với Ngân hàng Nhà nước một tỷ lệ sở hữu cổ phiếu hợp lý của cổ đông chiến lược và cổ đông nước ngoài. Với tỷ lệ 30% cho cổ đông nước ngoài như hiện nay vẫn còn là một tỷ lệ khiêm tốn. Tỷ lệ này có thể cao hơn nhưng vẫn kiểm soát được sự chi phối của cổ đông nước ngoài. Nếu tỷ lệ này được tăng lên sẽ giúp cho Ngân hàng tranh thủ được một nguồn lực rất lớn cho việc gia tăng quy mô vốn của mình trong điều kiện cần thiết hiện nay.
Sáp nhập các Ngân hàng, hoặc mua lại các Ngân hàng nhỏ để hình thành nên một Ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn hơn, hình thành nên một tập đoàn tài chính đa năng cũng là một giải pháp rất hiệu quả để gia tăng năng lực cạnh tranh cho Eximbank.
Chú trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và khả năng ứng dụng công nghệ mới.
Xây dựng và phát triển sản phẩm mới với những tiện tích mới và phong phú hơn. Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng không có tính độc quyền, dễ bị sao chép vì vậy các Ngân hàng chỉ có thể tạo thế mạnh hay sự khác biệt cho Ngân hàng bằng cách sử dụng các dịch vụ cộng thêm. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, NHTM cần xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới và có sự đầu tư thỏa đáng trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Đầu tư đổi mới công nghệ Ngân hàng nhằm đảm bảo tính hiện đại, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi nhất trong giao dịch cung ứng dịch vụ cho khách hàng:
NHTM phải tích cực hơn nữa trong việc đầu tư đổi mới công nghệ phù hợp chiến lược hiện đại hóa đối với ngành Ngân hàng trong thời gian tới, chú trọng hơn nữa tính hiệu quả trong việc triển khai hệ thống Ngân hàng lõi – Core banking
Bồi dưỡng nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của nhân viên, để nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ hiện đại.
Tăng cường năng lực quản trị điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế:
Các NHTM cần phải chuẩn hóa mô hình tổ chức theo mô hình thông lệ quốc tế, mô hình tổ chức tập trung hướng tới khách hàng, theo đó Hội sở chính tập trung quản lý và xử lý tác nghiệp kinh doanh của Ngân hàng, các chi nhánh tập trung vào việc bán các sản phẩm cho khách hàng và thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng.
Đổi mới cơ cấu quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế: nhất quán hệ thống chính sách, tập trung quản trị rủi ro, phân chia trách nhiệm cụ thể và thù lao tương xứng.
3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Eximbank Hòa Bình
3.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý và môi trường hoạt động cho các Ngân hàng và các doanh nghiệp. Trong quan hệ tín dụng Ngân hàng với các tổ chức kinh tế phải chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, bên cạnh Luật Ngân hàng, Nhà nước cần có những văn bản luật rõ ràng như: Luật đầu tư trong nước, Luật bảo hiểm, Luật thế chấp... việc ban hành các luật nói trên đảm bảo cho quan hệ tín dụng được dựa trên một nền tảng vững chắc, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.
Nhà nước cần xây dựng các chính sách kinh tế ổn định tránh gây ra những đột biến trong nền kinh tế sẽ gây ra những rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp và của Ngân hàng cũng như nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.
Nhà nước cần tăng cường biện pháp quản lý đối với các doanh nghiệp, mạnh dạn giải thể các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn. Đặc biệt Nhà nước tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, tránh thành lập tràn lan gây hậu quả xấu cho đối tác cũng như cho xã hội. Nhà nước cũng cần buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán, có chế độ kiểm toán hàng năm đối với các doanh nghiệp, để tránh tình trạng cung cấp sai số liệu đối với phía đối tác, tránh tình trạng thông tin bất cân xứng.
Nhà nước cũng cần đẩy mạnh sự phát triển của thị trường chứng khoán một cách minh bạch để đó là một kênh huy động vốn hiệu quả của các Ngân hàng TMCP. Ngoài ra Ngân hàng còn có thể tạo ra nhiều nghiệp vụ đa dạng phong phú hơn trên thị trường chứng khoán như đại lý phát hành, tư vấn về các vấn đề tài chính Ngân hàng, lưu trữ và quản lý chứng khoán, thanh toán chứng khoán.
3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thức tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.
Ngân hàng nhà nước nên đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng có đề án ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong hoạt động Ngân hàng và triển khai mạnh trong toàn hệ thống Ngân hàng trên toàn quốc. Việc hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng sẽ rất thuận tiện cho các Ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng. Ngoài ra, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng sẽ giúp cho các Ngân hàng trong nước theo kịp trình độ công nghệ của các Ngân hàng trên thế giới, dần dần xác lập danh tiếng và uy tín của Ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế.
Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng, phòng ngừa rủi ro của ngành Ngân hàng. Hệ thống thông tin CIC (Credit Information Center) đã phần nào cải thiện được tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ cho vay của các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Cần bắt buộc các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động của hệ thống CIC coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
3.2.3 Kiến nghị với Ngân hàng Eximbank Hòa Bình
Trong lĩnh vực kinh doanh:
Ngân hàng cần phải giữ vững và phát triển các khách hàng truyền thống, trước hết là các công ty lớn, Ngân hàng cần chủ động tìm các khách hàng lớn, dự án tốt để đầu tư, đồng thời tích cực nghiên cứu để xác định những lĩnh vực trọng điểm để tiếp tục mở rộng khách hàng, nâng cao thị phần.
Ngân hàng nên đẩy mạnh công tác Marketing, mở rộng thị trường bằng đổi mới và nâng cao hiệu quả sản phẩm truyền thống, đáp ứng cao nhất nhu cầu vốn cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ngân hàng cần có kế hoạch vương ra thị trường nước ngoài có nhiều tiềm năng như Lào, Campuchia,…
Ngân hàng nên mở rộng hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên Ngân hàng trong nước và tích cực tham gia thị trường vốn trung và dài hạn trong nước và nước ngoài.
Trong lĩnh vực công nghệ:
Ngân hàng nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ theo hướng thực tiễn và chủ động hội nhập công nghệ hiện đại đã được kinh nghiệm và thông lệ quốc tế khẳng định. Tập trung giải quyết dứt điểm mạng truyền thông, hệ thống các chương trình ứng dụng song song với đổi mới trang thiết bị để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ưu tiên phát triển công nghệ tạo ra một số sản phẩm mới, có sức cạnh tranh để phục vụ khách hàng, phục vụ cho lĩnh vực thanh toán trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực và xử lý thông tin phục vụ cho thẩm định, đánh giá khả năng vay trả, an toàn tín dụng và thông tin quản trị hệ thống. Tranh thủ tối đa hỗ trợ, giúp đỡ của các dự án quốc tế tài trợ cho Ngân hàng Việt Nam.
Trong lĩnh vực tài chính:
Ngân hàng tập trung tích luỹ thoả đáng để năng lực tài chính của bản thân Ngân hàng đảm bảo yêu cầu đổi mới công nghệ, phòng ngừa rủi ro, ổn định thu nhập của người lao động, gắn liền thu nhập với hiệu quả của người lao động kinh doanh, với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp để thu hút cán bộ giỏi, chuyên gia giỏi mà ngành đang cần.
Tổ chức và phát triển mạng lưới:
Ngân hàng tiếp tục đổi mới mô hình, mạng lưới kinh doanh theo xu hướng xây dựng tập đoàn kinh doanh đa năng trên cơ sở củng cố phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty hiện có. Từng bước mở rộng và sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh khu vực theo yêu cầu kinh doanh của từng vùng lĩnh vực theo hướng tập trung vào các địa bàn trọng điểm, có tiềm năng phát triển tạo đà vươn ra thị trường nước ngoài. Đồng thời trên cơ sở xây dựng những tiêu chuẩn cần thiết cho một chi nhánh trực thuộc và phòng giao dịch tiến hành đánh giá, tổ chức lại đối với những đơn vị kinh doanh có hiệu quả thấp.
Quản trị điều hành:
Ngân hàng nên tiếp tục đổi mới quản trị điều hành từ hoạch định chính sách kinh doanh, tạo môi trường pháp luật, chỉ đạo điều hành, kiểm tra, kiểm soát... mô hình quản lý nhằm phát huy truyền thống đoàn kết nâng cao trách nhiệm kỷ cương để khai thác mọi tiềm năng bên trong của mỗi tổ chức, cá nhân đi liền với củng cố và hoàn chỉnh mạng lưới kinh doanh, đào tạo và bố trí, sắp xếp cán bộ điều hành và các cấp.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thực hiện kiểm toán độc lập toàn hệ thống, đảm bảo hệ thống kiểm tra nội bộ phải phát hiện được mọi sai sót tại từng chi nhánh và trong toàn hệ thống.
Hợp tác phát triển:
Phát triển chiều sâu quan hệ hợp tác với các bạn hàng truyền thống, các tổ chức tài chính tín dụng trong nước và ngoài nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng nên chú trọng tranh thủ hợp tác quan hệ trong nước, hợp tác đối với các Ngân hàng lớn có quan hệ lâu năm thuộc khu vực Đông Nam Á, Mỹ, Châu Âu để đẩy mạnh kinh doanh trên thị trường quốc tế.
MỤC LỤC
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 42
2.4.2.1 Những mặt tồn tại của Ngân hàng 42
2.4.2.2 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại: 43
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÒA BÌNH 44
3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Eximbank Hòa Bình 44
3.1.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn 44
3.1.2 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi 45
3.1.3 Thực hiện chiến lược khách hàng 46
3.1.4 Đào tạo nguồn nhân sự 47
3.1.5 Biện pháp ngăn ngừa và xử lý các khoản nợ quá hạn 47
3.1.6 Nâng cao năng lực cạnh tranh 49
3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Eximbank Hòa Bình 51
3.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 51
3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 52
3.2.3 Kiến nghị với Ngân hàng Eximbank Hòa Bình 52
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- Tín dụng trung hạn và dài hạn tại Eximbank.docx