Tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm: Lời nói đầu
Doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế phải luôn luôn sáng tạo để đứng vững trên thị trường. Muốn vậy, các nhà doanh nghiệp phải biết sử dụng các công cụ quản lí tài chính sao cho phù hợp cho từng công đoạn sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ nhu cầu trên, kế toán trở thành công cụ quan trọng, đắc lực trong việc quản lí, điều hành các hoạt động, tính toán và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản,vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo tài chính cũng như chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục đích của doanh nghiệp nào cũng là tối đa hoá lợi nhuận một cách hợp pháp nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, Hơn thế nữa phải là hiệu quả càng cao, lãi càng nhiều thi càng tốt. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì vật liệu chiếm tỉ lệ lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Do đó, việc sử dụng hợp lí, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở định mức và dự toán chi phí là biện pháp hữu hiệu nhất để hạ thấp chi p...
68 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế phải luôn luôn sáng tạo để đứng vững trên thị trường. Muốn vậy, các nhà doanh nghiệp phải biết sử dụng các công cụ quản lí tài chính sao cho phù hợp cho từng công đoạn sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ nhu cầu trên, kế toán trở thành công cụ quan trọng, đắc lực trong việc quản lí, điều hành các hoạt động, tính toán và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản,vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo tài chính cũng như chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục đích của doanh nghiệp nào cũng là tối đa hoá lợi nhuận một cách hợp pháp nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, Hơn thế nữa phải là hiệu quả càng cao, lãi càng nhiều thi càng tốt. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì vật liệu chiếm tỉ lệ lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Do đó, việc sử dụng hợp lí, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở định mức và dự toán chi phí là biện pháp hữu hiệu nhất để hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm được lao động cho xã hội.
Nhận thức được tính thiết thực của vân đề này, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần may Hồ Gươm, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm ba phần chính:
Chương I: Đặc điểm tình hình chung của công ty Cổ phần May Hồ Gươm.
Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
Chương III: Một số ý kiến đề xuất về công tác kế toán vật liệu ở Công ty Cổ phần May Hồ Gươm.
Chương I
đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần may Hồ Gươm
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1 Đặc điểm hoạt động của công ty may Cổ phần may Hồ gươm.
- Tên đơn vị : Công ty Cổ phần may Hồ Gươm
- Tên giao dịch : HOGUOM GARMENT COMPANY
- Tên viết tắt : HOGARSCO
- Trụ sở chính của công ty : 201- Trương Định- Hai Bà Trưng- Hà Nội
- Hình thức sở hữu vốn : Chủ sở hữu
- Hình thức hoạt động : Sản xuất kinh doanh
- Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
Công ty cổ phần may Hồ Gươm được đổi tên từ Công ty may Hồ gươm theo Quyết định số 73/1999/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.
Công ty may Hồ gươm thành lập theo Quyết định số: 575/QĐ-TCCB ngày 22/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp là đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam nguyên là Xí nghiệp may thời trang Trương định - Xí nghiệp thành viên của Công ty dịch vụ thương mại số I trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt nam được xây dựng trên cơ sở xưởng may 2 của Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may phía Bắc thuộc Tổng công ty sản xuất - xuất nhập khẩu may ( đã giải thể và sát nhập ).
Hiện nay, Công ty Cổ phần may Hồ Gươm đã có 5 xí nghiệp thành viên đặt tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng với hơn 2500 cán bộ công nhân viên, trên 2400 máy may công nghiệp, máy chuyên dùng hiện đại của Nhật, Đức,...chuyên sản xuất một số mặt hàng chủ yếu như: áo sơ mi, áo jăcket, quần âu, Jean, quần áo trẻ em, áo váy...
Cùng với sự mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn Thế Giới , Công ty Cổ phần may Hồ Gươm cũng không ngừng tự hoàn thiện, đổi mới máy móc, trang thiết bị, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm khai thác và mở rộng thị trường Quốc tế. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty hiện nay là Châu Âu, Nhật, và một số nước Trung Mỹ.
Hoạt động trong cơ chế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước cũng như sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, công ty Cổ phần may Hồ Gươm đang ngày một phát triển và lớn mạnh không ngừng thể hiện qua bảng số liệu sau:
Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
Kế hoạch
1. Tổng doanh thu
Tr.đồng
77.000
95.973
100.000
2. Giá trị SXCN
Tr.đồng
56.542
75.847
72.000
3. Tổng thu nhập
Tr.đồng
14.402
18.266
17.903
4. Thu nhập b. quân
đồng/1ng
815.331
874.000
900.000
II. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
Công ty cổ phần May Hồ Gươm là đơn vị sản xuất kinh doanh, độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam, và được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp mình.
Để phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình và hoạt động có hiệu quả nhất Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình phân cấp từ trên xuống dưới. Theo mô hình này thì mọi hoạt động của toàn công ty đều chịu sự hoạt động thống nhất của giám đốc.
sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hội đồng quản trị
Kế toán trưởng
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phòng KH - XNK
Phòng Kỹ thuật
Phòng KTTV
Phòng Kinh doanh
Văn phòng
Xí nghiệp1
Xí nghiệp 4
Xí nghiệp 5
Xí nghiệp 2
Xí nghiệp 3
Lượng cán bộ, công nhân viên được bố trí như sau:
Hội đồng quản trị
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Phòng Kế hoạch - Xuất nhập khẩu
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán.
Phòng kỹ thuật.
Văn phòng công ty
Phòng quản lý xưởng
Phân xưởng sản xuất.
2.1. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
2.2. Tổng Giám đốc
Tổng giám đốc là người đại diện pháp lý của Công ty là người điều hành hoạt động Kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, là người chịu trách nhiệm về kết qủa sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định hiện hành. Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
2.3. Phòng Kế hoạch - xuất nhập khẩu:
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh tế thương mại trong nước và ngoài nước, có trách nhiệm lập các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu của công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, quản lý việc cung ứng vật tư. Đồng thời xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, điều chỉnh hoạt động kế hoạnh sản xuất kinh doanh, cân đối đảm bảo tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng, kiểm tra xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhập kho đối với các phân xưởng, tổ chức việc vận chuyển chuyên chở sản phẩm hàng hoá, vật tư đạt hiệu quả cao nhất.
2.4. Phòng kế toán tài vụ:
Chức năng: Tham mưu cho giám đốc đồng thời quản lý đồng thời huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty sao cho đúng mục đích và hiệu quả cao nhất, hạch toán bằng tiền mọi hoạt động của công ty.
Nhiệm vụ: Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo dõi, giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính. Chịu trách nhiệm đòi nợ thu hồi vốn. Đồng thời là lập các báo cáo như: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng kết tài sản,v.v...
Ngoài ra còn phải phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm mục đích cung cấp các thông tin cho người quản lý để họ đưa ra những phương án có lợi nhất cho công ty.
2.5. Phòng kỹ thuật - KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm)
Chức năng: Phòng kỹ thuật có chức năng xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty, quản lý các việc các hoạt động của công ty.
Nhiệm vụ: Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới nhất, và xây dựng quản lý các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng của sản phẩm. Tiến hành nghiên cứu chế tạo thử nghiệm sản phẩm mới, đồng thời tổ chức đánh giá, quản lý các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công ty. Và tổ chức các cuộc kiểm tra xác định trình độ tay nghề của công nhân viên..vv..
2.6. Văn phòng công ty:
Phòng có nhiệm vụ quản lý nhân sự của toàn công ty, tiếp nhận các công nhân mới giao xuống phân xưởng, tổ sản xuất và giải quyết các vấn đề chế độ hành chính đồng thời lập các kế hoạch đào tạo tiếp nhận nhân sự và nâng cao tay nghề công nhân. Phụ trách các hạng mục đầu tư về cơ sở vật chất trong công ty. Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự trong công ty.
2.7. Phòng kinh doanh:
Có nhiệm vụ tìm khách hàng trong nước, thiết kế mẫu trong nước. Phụ trách khâu bán hàng nội địa.
III. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
Công ty Cổ phần may Hồ Gươm có các xí nghiệp thành viên, xong các xí nghiệp thành viên này không có tư cách pháp nhân, không tổ chức hạch toán riêng. Xuất phát từ đặc điểm trên để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, Công ty Cổ phần may Hồ Gươm đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung toàn công ty. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán tài chính được thực hiện tại phòng tài chính kế toán của công ty từ khâu tập hợp số liệu ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán...
Tại các xí nghiệp có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn và thực hiện, hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ, thu thập ghi chép vào sổ kế toán. Cuối tháng chuyển chứng từ cùng các báo cáo về phòng kế toán tài chính của công ty để xử lý và tiến hành công tác kế toán.
Về mặt nhân sự bộ máy kế toán gồm có: kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, phó phòng kế toán và các nhân viên kế toán thực hiện các phần hành kế toán khác như: kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán doanh thu...
Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ sau:
+ Hướng dẫn, kiểm tra, thu thập đầy đủ, kịp thời các chứng từ kế toán
+ Giúp tổng giám đốc hướng dẫn các bộ phận trong Công ty ghi chép đầy đủ, phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như mọi lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán toàn Công ty.
+ Tham gia công tác kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản, lưu giữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ.
Kế toán tiền gửi ngân hàng, doanh thu bán hàng
Kiêm kế toán nguồn vốn, công nợ,....
Kế toán tiền mặt
ă Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ).
Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi sang các đồng tiền khác: Theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ.
Phương pháp kế toán tài sản cố định:
+ Nguyên tắc đánh giá lại TSCĐ: Theo quy định của Nhà nước.
+ Phương pháp khấu hao: Theo thông tư số 1062/TC/QĐ CSTC ngày 14/01/1996 của Bộ Tài chính.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: Theo thành phẩm nhập kho.
+ Phương pháp xác định hàng tồn kho: Cuối kỳ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Phương pháp áp dụng tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng theo quy định của Nhà nước.
IV. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật cơ bản ảnh hưởng đến quá trình quản lý và hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
4.1. Phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành dệt may Việt Nam đã xây dựng chương trình “đầu tư phát triển tăng tốc”mười năm(2001-2010),nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt maycả nước lên 2 đến 4 lần: tổng số lao động đạt 3- 4 triệu người và nâng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm từ 25% năm 2000 lên 50% vào năm 2005 và 75% vào năm 2010.
Trong đó công ty Cổ phần may Hồ Gươm- một thành viên thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam cũng xây dựng phương hướng và những nhiệm vụ chủ yếu trong thời kì đổi mới:
- Tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, phát triển thêm những loại sản phẩm mới.
- Mở rộng thị trường, phát triển thêm những thị trường mới,đẩy mạnh xuất khẩuvà tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm.
- Ngoài việc sản xuất một số mặt hàng chủ lựcnhư: áo jăcket, á sơ mi, quần âu, Công ty sản xuất và tiến hành kinh doanh đa dạng hoá một số sản phẩm khác nhằm phát triển mở rộng quy môkinh doanh đa dạng hoá một số sản phẩm khác nhằm phát triển mở rộng quy mô, nâng cao đời sống và tạo thêm việc làm cho cán bọ công nhân viên của công ty.
Để thực hiện các nhiệm vụ này, hàng năm công ty đều đặt ra kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và cứ mỗi cuối kì đều kiểm tra nghiên cứu điều chỉnh.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được xác định, Công ty cần phải lỗ lực nhiều để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Khi mà một số mặt hàng với nhiều đối thủ cạnh tranh sản xuất, gia công thì một yêu cầu đặt ra là công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu phải chặt chẽ, hợp lý tiết kiệm chính là biện pháp giúp công ty tăng được tính cạnh tranh của sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4.2. Đặc điểm về sản phẩm
Công ty Cổ phần may Hồ Gươm chuyên sản xuất quần áo xuất khẩu, hàng bán nội địa chiếm tỷ trọng rất nhỏ với danh mục sản phẩm tương đối đa dạng như áo jắcket,áo sơ mi, áo măng tô, quần âu, quần jean, quần áo trẻ em các loại...
Sản phẩm may là loại sản phẩm mà thực thể của nó chủ yếu là nguyên vật liệu: vải các loại, bông, xốp... còn phụ liệu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên, với các hình thức sản xuất khác nhau cũng như sự đa dạng về chủng loại sản phẩm dẫn đến tỷ lệ nguyên phụ liệu cũng khác nhau. Hơn nữa, tỷ lệ này lại luôn thay đổi, do vậy đòi hỏi công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, lô hàng là hết sức phức tạp, làm sao vừa đảm bảo đúng yêu cầu mẫu mã, chất lượng mà vẫn có thể sử dụng nguyên phụ liệu một cách tiết kiệm nhất.
Sản phẩm sản xuất với nhiều công đoạn, dây truyền sản xuất phức tạp có nhiều sản phẩm dở dang. Yêu cầu về tính thời trang, mẫu mốt và hình thức của sản phẩm tương đối cao.
Từ những đặc điểm chính nêu trên ta có thể thấy để quản lý và hạch toán nguyên vật liệu một cách chặt chẽ, tiết kiệm hợp lý trước hết phải quan tâm tơí những đặc tính riêng có của sản phẩm may để từ đó có những biện pháp thích hợp trong công tác quản lý và tính toán định mức của từng loại sản phẩm.
4.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng:
Với các hình thức sản xuất khác nhau, đa dạng của sản phẩm do đó, nguyên vật liệu sử dụng của công ty cũng rất đa dạng và phong phú. Có thể chia nguyên vật liệu của công ty thành hai loại chính: nguyên vật liệu do hãng gia công chuyển sang và nguyên vật liệu do công ty mua ngoài. Vì chủ yếu nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu do vậy đòi hỏi công tác bảo quản nguyên vật liệu là hết sức cần thiết.
4.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Trong một doanh nghiệp sản xuất vấn đề tăng năng xuất, chất lượng của sản phẩm có hay không, điều đó phụ thuộc vào dây chuyền công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đó có cao hay không.
Tuy nhiên do điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà có thể tổ chức quy trình công nghệ cho phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.
Từ những điều kiện của công ty mình Công ty cổ phần May Hồ Gươm đã tổ chức cơ cấu sản xuất gồm phân xưởng sản xuất chính, đó là các phân xưởng may. Trong mỗi phân xưởng lại được chia thành từng tổ.
Quá trình sản xuất sản phẩm tiến hành theo trình tự sau:
+ Tại tổ cắt vải được trải ra sau đó đặt mẫu, đánh số, ký hiệu và từ đó cắt thành những sản phẩm sau đó những bán thành phẩm đó được chuyển sang tổ may( hoặc tổ thêu nếu có yêu cầu ).
+ Tại các tổ may các bán thành phẩm của tổ cắt được tiến hành may theo những công đoạn từ may tay, may cổ, may thêu v.v. theo dây chuyền.
+ Sau cùng là bước hoàn thành sản phẩm, sản phẩm sau khi may xong được chuyển sang tổ là, KCS. Sau đó được đóng gói, đóng kiện và nhập vào kho thành phẩm.
Trong quá trình sản xuất (may) sản phẩm, các tổ may phải sử dụng một số loại nguyên vật liệu phụ ví dụ như: chỉ may, phấn, cúc, khoá, nhãn mác...
Quy trình sản xuất sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguyên vật liệu (vải)
Cắt
- Trải vải
- Cắt pha
- Cắt gọt
- Đánh số
May
- May cổ
- May tay
...
- Ghép thành SP
Thêu, giặt,
mài
Nhập kho thành phẩm
Đóng gói,
đóng kiện
Là,KCS, hoàn thiện
sản phẩm
Vật liệu
phụ
Sản phẩm của công ty là hàng may mặc, do vậy đối tượng chủ yếu là vải. Từ nguyên liệu vải thô ban đầu để trở thành sản phẩm hoàn thiện phải trả qua các công đoạn như: Cắt, may, là, đóng gói,...
Riêng đối với các mặt hàng có nhu cầu tẩy, mài hoặc thêu thì trước khi là và đóng gói còn phải trải qua giai đoạn tẩy, mài hoặc thêu.
4.5. Đặc điểm về thị trường của Công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
4.5.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay Công ty đã thiết lập được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp và có quan hệ với hơn 20 nước trên toàn thế giới. Thị trường chủ yếu là Mỹ và một số nước Châu Âu. Ngoài ra, Công ty còn đang mở rộng về quy mô tiêu thụ nội địa với các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, các đại lý rộng khắp. Để mở rộng thị trường tiêu thụ Công ty còn có các chính sách ưu đãi về giá, tỷ lệ hoa hồng. Đặc biệt là thị trường Châu Mỹ đang được mở ra và thị trường một số nước Đông Âu đang được khôi phục.
Tuy nhiên để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng trưởng ổn định thì một yêu cầu đặt ra là công tác tổ chức quản lý kinh tế phải chặt chẽ. Trong đó, việc quản lý và hạch toán yếu tố nguyên vật liệu là một nhân tố quan trọng giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.5.2. Thị trường cung ứng nguyên vật liệu của Công ty.
Tuy là một công ty chuyên sản xuất hàng gia công xuất khẩu nhưng tỷ lệ sản xuất hàng FOB và hàng bán nội địa ngày một tăng lên. Do vậy, hàng năm Công ty sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu tương đối lớn với các nguồn cung ứng đa dạng cả trong nước và nhập khẩu nước ngoài như: Công ty Dệt Nam Định, Công ty Việt Tiến, Công ty Dệt 8/3, Công ty Dệt Việt Thắng, Công ty vật liệu may Nha Trang, Công ty Kim Won Hàn Quốc một số Công ty của Singapore, Đài Loan. Vì vậy, khi mà mua nguyên vật liệu Công ty cũng phải chịu sự biến động về giá cả nguyên vật liệu trên thế giới, hơn nữa khi nhập từ nước ngoài về Công ty còn gặp phải một số trở ngại như: thủ tục hải quan, thuế khoá, gây ứ đọng vốn, thời gian kéo dài, có thể đình đốn sản xuất.
Xuất phát từ những khó khăn trên, Công ty đã chủ động ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn với một số khách hàng chuyên sản xuất nguyên vật liệu mà Công ty cần sử dụng trong sản xuất. Một yêu cầu tất yếu đặt ra phải có sự quản lý và hạch toán nguyên vật liệu chặt chẽ, đặc biệt là khâu mua, tiếp nhận nguyên vật liệu khi nhập khẩu hoặc mua trong nước.
Chương II
Thực trạng công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
I. Đặc điểm vật liệu và phân loại vật liệu.
1.1. Đặc điểm vật liệu.
Do đặc điểm sản xuất của Công ty Cổ phần may Hồ Gươm là vừa sản xuất hàng gia công xuất khẩu, sản xuất hàng FOB và hàng bán nội địa do vậy mà đặc điểm về nguyên vật liệu của Công ty cũng rất đa dạng. Đối với các hợp đồng gia công thì nguyên vật liệu chủ yếu là do bên gia công gửi sang, chỉ có một phần nhỏ nguyên vật liệu có thể bên đặt gia công nhờ mua hộ. Đối với nguyên vật liệu dùng vào sản xuất hàng FOB và hàng bán nội địa thì Công ty tự mua ngoài (cả trong nước và nhập khẩu ở nước ngoài). Nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần may Hồ Gươm chủ yếu ở dạng: vải các loại, bông, xốp, chỉ may, cúc áo, khoá các loại. Từ đặc điểm nêu trên đòi hỏi ở công tác quản lý bảo quản về mặt chất lượng, chủng loại, hoạch định kế hoạch cung tiêu hợp lý. Đối với công tác hạch toán nguyên vật liệu nhận gia công thì kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng và thực thể còn đối với nguyên vật liệu mua ngoài thì kế toán theo dõi cả mặt lượng và mặt giá trị.
1.2. Phân loại vật liệu.
Từ đặc điểm nêu trên ta thấy vật liệu ở Công ty có một khối lượng khá lớn, nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, việc phân loại nguyên vật liệu ở công ty còn khá đơn giản như sau:
- Nguyên vật liệu hàng gia công: Vật liệu do khách mang đến
- Nguyên vật liệu thu mua: Do Công ty mua về để sản xuất và Công ty tiến hành phân loại chi tiết như sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm may: vải ngài, vải lót, bông.
+ Vật liệu phụ: gồm tất cả các loại vật liệu không phải là vật liệu chính như chỉ may, chỉ thêu, thẻ bài...cũng như nhiên liệu, phụ tùng thay thế, văn phòng phẩm, bao bì,...
II. Đánh giá vật liệu của Công ty.
2.1. Giá thực tế vật liệu nhập kho.
2.1.1. Giá vật liệu nhập kho do bên gia công cung cấp.
Như đã đề cập ở trên, giá thực tế của loại vật liệu hàng gia công xuất khẩu nhập kho chính là chi phí vận chuyển, bốc dỡ từ cảng về đến Công ty.
Ví dụ: Theo hợp đồng gia công số007/VNM ngày 24/10/2004, công ty nhận gia công quần soóc nam cho hãng Winmark với 15.000 m vải.Chi phí vận chuyển bốc dỡ kho tàng bến bãi số vật liệu này từ cảng về kho xí nghiệp I hết 2.000.000 đồng
2.1.2. Giá thực tế của vật liệu mua ngoài nhập kho.
Trị giá vốn thực tế nhập kho gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc dỡ bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua vật tư trừ đi các khoản chiết khấu thương mại giảm giá hàng mua do không đúng quy cách phẩm chất.
Ví dụ: Theo hoá đơn GTGT số 06179 ngày 3/10/2004 công ty mua vải 8834 LH của công ty Dệt 8/3 với tổng giá bán chưa thuế là 111.800.000đ, chi phí vận chuyển bốc dỡ số vải trên là 7.500.000đ. Vậy giá trị thực tế nhập kho của số vải trên là: 111.800.000 + 7.500.000 = 119.300.000.
2.2. Giá thực tế của vật liệu xuất kho.
Đối với vật liệu Công ty nhận gia công thì kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng, không theo dõi về mặt giá trị. Đối với nguyên vật liệu Công ty mua ngoài thì khi xuất kho dùng cho sản xuất Công ty áp dụng phương pháp tính theo đơn giá bình quân gia quyền:
Đơn giá thực tế bình quân
=
Giá thực tế tồn đầu kỳ + giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Trị giá vật liệu xuất dùng
=
Đơn giá bình quân
x
Số lượng từng loại vật liệu xuất dùng trong kỳ
Ví dụ: Trong quý IV năm 2004 đối với vải 8834 LH chì có tình hình nhập xuất tồn như sau:
Tồn đầu kỳ:
+ Số lượng: 500
+ Số tiền : 8.400.000
Nhập trong kỳ:
+ Số lượng: 4000
+ Số tiền: 68.000.000
Xuất trong kỳ:
+Số lượng: 3.800
Tính giá trị vật liệu xuất kho =?
Đơn giá bình quân vải 8834LH chì quý IV/2004
=
8.400.000 + 68.000.000
=
16.978
500 + 4.000
III. Công tác xây dựng và thực hiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
Việc xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật đảm nhận và trực tiếp thực hiện. Phòng kỹ thuật thực hiện kiểm tra, ráp lại định mức đối với khung định mức của hàng gia công do bên gia công gửi sang. Thực hiện xây dựng định mức cụ thể chi tiết đối với hàng FOB và hàng bán nội địa. Công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu được tiến hành dựa vào các căn cứ kinh tế, kỹ thuật sau:
- Căn cứ vào định mức của ngành.
- Căn cứ vào thành phần và chủng loại sản phẩm
- Căn cứ vào việc thực hiện định mức của các kỳ trước.
- Tham khảo kinh nghiệm của các công nhân sản xuất tiên tiến.
Dựa vào các căn cứ trên, phòng kỹ thuật tiến hành xây dựng hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của Công ty. Với nhiều chủng loại, đơn đặt hàng, mẫu mã sản phẩm khác nhau có thể theo từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng Công ty đều có một hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu.
Để tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất một cách chặt chẽ, sau khi phòng kỹ thuật đã ráp và xây dựng xong định mức giám đốc Công ty xem xét và ký duyệt bảng định mức vật tư dùng cho sản xuất.
IV. Công tác quản lý nguyên vật liệu.
Cùng với sự phát triển mạnh của sản xuất và công tác quản lý toàn doanh nghiệp nói chung, công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng đã có nhiều sự tiến bộ kế hoạch sản xuất của Công ty phần lớn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm. Người quản lý căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác định những nhu cầu về nguyên vật liệu cung cấp và dự trữ trong kỳ kinh doanh. Đồng thời, căn cứ vào kế hoạch tài chính và khả năng cung cấp nguồn vật liệu cho Công ty để lập các phương án thu mua nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu của Công ty được thu mua ở nhiều nguồn ở ngoài, và do đặc điểm của Công ty là nhận gia công cho nên có thể nguyên vật liệu do khách hàng mang tới. Do mua từ nhiều nguồn khác nhau cho nên nó ảnh hưởng tới phương thức thanh toán và giá cả thu mua.
Phương thức thanh toán của Công ty chủ yếu thanh toán bằng séc và chuyển khoản.
Về giá cả của nguyên vật liệu thu mua thì Công ty do đã hiểu được thị trường và với mục tiêu là hạn chế ở mức thấp nhất và nguyên vật liệu phải đạt tiêu chuẩn tốt nhất. Từ đó, giá cả thu mua nguyên vật liệu và các chi phí thu mua có liên quan đều công được Công ty xác định theo phương thức thuận mua vừa bán với nguồn cung cấp nguyên liệu và dịch vụ.
Bên cạnh khâu thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu thì khâu bảo quản sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời, chất lượng đảm bảo cho quá trình sản xuất cung ứng có vai trò không kém phần quan trọng. Nhận thức được điều này Công ty được tiến hành tổ chức việc bảo quản dự trữ nguyên vật liệu toàn Công ty theo 3 kho khác nhau với nhiệm vụ cụ thể của từng kho là:
+ Kho nguyên vật liệu chính: Là kho chứa các loại nguyên vật liệu chính gồm các loại vải, lông vũ v.v phục vụ cho sản xuất sản phẩm.
+ Kho nguyên vật liệu phụ và phụ tùng tạp phẩm: Kho này chứa các nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế và tạp phẩm như phấn bay, giấy, thoi suốt, kim, chỉ, khoá v.v..
Việc quản lý các kho nguyên vật liệu Công ty giao cho các thủ kho phụ trách, các thủ kho có trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu thông qua các hoá đơn, chứng từ. Đến kỳ gửi các hoá đơn đó lên phòng kế toán cho kế toán vật liệu ghi sổ.
V. Kế toán chi tiết vật liệu
Do đặc tính vật liệu của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên đòi hỏi phải phản ánh, theo dõi chặt chẽ tình hình nhập- xuất- tồn kho cho từng thứ, từng loại cả về số lượng, chủng loại và giá trị.Thông thường qua việc tổ chức kế toán chi tiết vật liệu, kế toán sẽ đáp ứng được nhu cầu này.
Hạch toán chi tiết vật liệu được thực hiện kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập- xuất- tồn kho cho từng thứ, từng loại vật liệu cả về số lượng và giá trị. Việc hạch toán chi tiết vật liệu làm cơ sở ghi sổ kế toán và kiểm tra, giám sát sự biến động của chúng.
Vậy để có thể tổ chức thực thực hiện được toàn bộ công tác vật liệu nói chung và kế toán chi tiết vật liệu nói riêng thì trước hết phải bằng phương pháp chứng từ kế toán để phản ánh tất cả các nghiệp vụ lên quan đến nhập- xuất vật liệu. Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán.
Hiện nay, kế toán vật liệu của công ty sử dụng các chứng từ sau:
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu xuất kho kiêm hoá đơn bán hàng
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Biên bản kiểm kê vật tư...
5.1. Trình tự luân chuyển chứng từ diễn ra ở công ty như sau:
5.1.1. Đối với nhập kho vật liệu.
Căn cứ vào hóa đơn, giấy báo nhận hàng, thủ kho tiến hành nhập vật liệu vào kho, qua kiểm nghiệm của thủ kho ghi số thực nhập và phiếu nhập kho, ghi đơn giá, quy cách vật tư... và cùng người giao hàng ký nhận vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho phải có đầy đủ chữ ký, thủ kho giữ lại một liên gốc, một liên gửi lên phòng kế toán làm căn cứ để tính giá vật liệu xuất kho và ghi vào sổ kế toán.
Đối với vật liệu xuất kho
Khi các bộ phận sử dụng có nhu cầu về vật liệu, trên cơ sở chứng từ, căn cứ vào sản lượng định mức và định mức tiêu hao vật liệu phòng kế hoạch ra lệnh xuất kho vật liệu. Căn cứ vào đó mà thủ kho tiến hành xuất kho vật liệu và ghi số thực xuất trên phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được viết thành 3 liên và có chữ ký của:thủ trưởng đơn vị, phụ trách cung tiêu, kế toán trưởng, người nhận. Một liên giữ lại ở kho, một liên giao cho người nhận vật liệu, một liên gửi cho phòng kế toán làm căn cứ để tính giá vật liệu xuất kho và ghi vào sổ kế toán.
Ví dụ: Hoá đơn GTGT mua vật liệu tại công ty dệt 8-3 như sau:
Đơn vị bán hàng: Công ty dệt 8-3
Địa chỉ:
Số điện thoại:
Mã số :
Hoá đơn GTGT
Số 06179
Liên 2: (giao cho khách hàng)
Ngày 3/10/2004
Họ tên người mua hàng: Công ty CP may Hồ Gươm
Địa chỉ: 201 – Trương Định – Hà Nội
Thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 11.180.000
Ghi bằng chữ :
Tổng tiền thanh toán : 122.980.000
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Ký tên Ký tên Ký tên
Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Ngày 4/10/2004
Số 546 ngày 4 tháng 10 năm 2004
Công ty Dệt 8/3
Theo hợp đồng số 10/KHVT ngày 30/9/2004
Ban kiểm nghiệm gồm có: Đại diện cung tiêu : Trưởng ban
Đại diện kỹ thuật : Uỷ viên
Đại diện phòng kế toán : Uỷ viên
Thủ kho : Uỷ viên
Đã kiểm nghiệm các loại vật tư sau:
Phương thức kiểm nghiệm: Toàn bộ
STT
TÊN, NHãN HIệU, QUY CáCH VậT TƯ
ĐVT
Số LƯợNG
THEO CT
TT KIểM NGHIệM
ĐúNG QUY CáCH PHẩM CHấT
KHÔNG ĐúNG QUY CáCH PHẩM CHấT
1
Vải 8834 LH chì
M
2000
2000
2000
0
2
Vải 8834 xanh
M
1500
1500
1500
0
3
Vải 8834 LH rêu
M
1200
1200
1200
0
Kết luận của ban kiểm nghiệm: Đạt tiêu chuẩn
Căn cứ vào hoá đơn, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phòng kế toán lập phiếu nhập kho:
- Phiếu nhập kho nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho:
Đơn vị : Công ty CP may Hồ Gươm
Phiếu nhập kho
Ngày 4/10/2004
Mẫu số: 01- VT
QĐ số: 1141 TC/ CĐKT
Ngày 14/03/1995 của BTC
Họ tên người giao hàng: Công ty dệt 8/3 Số 11
Theo hoá đơn số 06179 Ngày 3/10/2004
Nhập tại kho: Nguyên liệu
- Phiếu nhập kho nguyên vật liệu hàng gia công:
Phiếu nhập kho
Ngày 6/11/2004
Mẫu số: 01- VT
QĐ số: 1141 TC/ CĐKT
Ngày 14/03/1995 của BTC
Họ tên người giao hàng: Công ty SKAVI
Theo HĐGC số 007 ngày 24/10/04
Nhập tại kho: Nguyên liệu
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu sản xuất hàng FOB và hàng bán nội địa
phiếu xuất kho
Ngày 7/10/2004
Họ tên người nhận hàng: Chị phương tổ cắt
Lý do xuất: SX quần sooc tiệp Số 23
Xuất tại kho: Vật liệu
Thủ trưởng đơn vị
Phụ trách cung tiêu
Kế toán trưởng
Người nhận
Thủ kho
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu hàng gia công
Phiếu xuất kho
Ngày 11/11/2004
Họ tên người nhận hàng: Anh Hải - Tổ cắt
Xuất tại kho: Nguyên liệu Số 53
STT
Tên
Mã
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Hàng SKAVI
# Grey
m
1800
# Green
m
2000
# Brown
m
3200
Cộng
7000
Thủ trưởng đơn vị
Phụ trách cung tiêu
Kế toán trưởng
Người nhận
Thủ kho
5.2. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
5.2.1.Tại kho
Việc hạch toán chi tiết ở kho được tiến hành kiểm tra trên thẻ kho. Thẻ kho do thủ kho lập khi có chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu. Sau khi kiểm tra tính hợp lý, chính xác của chứng từ và đối chiếu với số nguyên vật liệu thực nhập hoặc thực xuất thực tế với với số nguyên vật liệu nhập kho ghi trên chứng từ rồi ghi số thực nhập, thực xuất trên chứng từ vào thẻ kho, tính ra số tồn trên thẻ kho, dựa vào đó để đối chiếu kiểm tra số liệu trên thẻ kho với số nguyên vật liệu hiện có trong kho.
Các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu hàng ngày được thủ kho sắp xếp phân loại riêng theo từng loại và định kỳ gửi lên phòng kế toán để kế toán nguyên vật liệu ghi sổ
Đơn vị: Công ty Cổ phần may Hồ Gươm
Địa chỉ: 201 Trương Định - Hà Nội
Mẫu số 06 - VT
QĐ số: 1141.TC/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của BTC
Thẻ kho
Ngày lập thẻ: 1/10/04
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, hàng hoá: Vải 8834LH
Đơn vị tính: m
5.2.2.Tại phòng kế toán
Kế toán vật liệu ở công ty sử dụng sổ chi tiết vật tư để ghi chép tình hình nhập- xuất- tồn kho của từng thứ, từng loại vật liệu theo chỉ tiêu số lượng đối với xuất kho vật liệu và theo dõi cả hai chỉ tiêu: số lượng và giá trị đối với nhập kho vật liệu
Sổ chi tiết vật liệu là một sổ kế toán chi tiết được mở cho từng thứ, từng loại vật liệu. Sổ chi tiết vật liệu bao gồm các chỉ tiêu: ngày tháng, số hiệu chứng từ nhập- xuất, diễn giải, chỉ tiêu nhập- xuất- tồn.
Định kỳ khoảng 8-10 ngày, kế toán vật liệu xuống kho lấy chứng từ rồi tiến hành sắp xếp, phân loại theo thứ tự của phiếu nhập, phiếu xuất. Căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất, kế toán vào sổ chi tiết vật liệu. Do vậy, các phiếu nhập, phiếu xuất, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho là căn cứ để kế toán ghi sổ kế toán chi tiết vật liệu.
* Cách lập sổ chi tiết vật tư của kế toán vật liệu.
Sổ chi tiết vật tư
Quý IV/2004- XN I
Tên Vật tư: Vải quần SKAVI
Đơn vị tính: Chiếc
CT
Diễn giải
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
SL
ST
SL
ST
SL
ST
48
6/11
Nhập
Grey
2500
Green
2580
Brown
3887
53
11/11
Xuất
Grey
1800
Green
2000
Brown
3200
Cộng PS T11
8967
7000
1967
87
9/12
Xuất
Grey
700
Cộng PS Quý IV
Tồn quý IV
bảng cân đối vật t hàng hóa - xnI
Quý IV năm 2004
STT
Tên VT
ĐV
Tồn ĐK
Tổng nhập
Xuất trong kỳ
Tổng xuất
Tồn CK
SL
Tiền
SL
Tiền
TK 621.1
TK152.2/153.2
TK152.3/153.3
TK 627.1
TK 632.1
TK 642.1
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
I
Kho nguyên liệu
39.834.386
136.549.609
157.097.992
2.046.786
157.097.992
19.286.003
1
Vải chính+nỉ hàng Fob-HQ
m
744
6.999.147
744
6.999.147
744
6.999.147
0
0
2
Vải 8834LH chì
m
500
8.400.000
4.000
68.000.000
3.800
64.516.400
3.300
64.516.400
700
11.883.600
3
Vải xanh chéo đồng phục
m
168
1.347.855
168
1.347.855
168
1.347.855
0
0
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
….
…
…
…
…
….
….
425.088.071
….
….
II
Kho phụ liệu
160.775.432
465.559.627
166.497.612
105.404.864
112.644.222
11.747.676
30.840.483
427.134.857
306.801
199.200.203
4
Đạn nhựa các loại
Hộp
7.668
696.291
7.668
696.291
7.668
696.291
0
0
5
Chỉ may Dũng Đông
Cuộn
687
7.186.197
653
6.830.548
34
355.649
687
7.186.197
0
0
6
Cúc các loại
Chiếc
23.000
9.609.750
23.000
9.609.750
23.000
9.609.750
0
0
Tổng cộng
200.609.818
602.109.236
323.595.604
105.404.864
112.644.222
9.700.890
2.046.786
30.840.483
584.232.849
218.486.206
- Đối với vật liệu nhập kho:
+ Đối với hàng gia công, phiếu nhập kho chỉ phản ánh khối lượng vật liệu thực nhập, kế toán ghi vào sổ chi tiết chỉ tiêu số lượng
+ Đối với vật liệu mua về để sản xuất, phiếu nhập kho ghi cả chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị của vật liệu nhập và trên sổ chi tiết phản ánh cả hai chỉ tiêu này.
- Đối với vật liệu xuất kho:
+ Đối với hàng gia công, phiếu xuất kho chỉ phản ánh số lượng vật liệu thực nhập, kế toán chi tiết ghi vào sổ chi tiết chỉ tiêu số lượng.
+ Đối với vật liệu mua ngoài để sản xuất, giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
ở đây, kế toán vật liệu chi lập bảng cân đối vât tư đối với hàng hoá mua về để sản xuất hàng FOB và hang tiêu thụ nội địa, không mở bảng cân đối vật tư đối với hàng gia công. Chính vì vậy mà công tác quản lý vật liệu gia công không được đảm bảo.
Qua đó ta có thể khái quát lại quá trình ghi chép kế toán chi tiết vật liệu ở công ty như sau:
Thẻ kho
Chứng từ
xuất
Chứng từ
nhập
Sổ kế toán
chi tiết
Bảng kê tổng hợp
Nhập - Xuất - Tồn
(1)
(1)
(2)
(2)
(3)
(4)
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
VI. Kế toán tổng hợp vật liệu
Kế toán tổng hợp vật liệu là việc sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh, kiểm tra, giám sát các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế ở dạng tổng quát.
Thước đo tiền tệ là thước đo mà kế toán tổng hợp sử dụng. Kế toán tổng hợp có chức năng phản ánh số hiện có, tình hình biến động toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo chỉ tiêu giá trị mà kế toán chi tiết vật liệu chưa đảm bảo được yêu cầu này. Qua đó, ta thấy kế toán tổng hợp là khâu quan trọng trong quá trình hạch toán nguyên vật liệu bởi nó đóng vai trò cung cấp những số liệu cần thiết phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Như vậy, song song với công tác hạch toán chi tiết vật liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu là công việc không thể thiếu.
Công ty Cổ phần may Hồ Gươm áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, do đó khi áp dụng công tác kế toán tổng hợp vật liệu,công ty sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 152: nguyên vật liệu
+ Tài khoản 152.1:nguyên vật liệu xí nghiệp 1
+ Tài khoản 152.2: nguyên vật liệu xí nghiệp 2
+ Tài khoản 152.3: nguyên vật liệu xí nghiệp 3
- Tài khoản 111: Tiền mặt
Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Tài khoản 331: Phải trả cho người bán( chi tiết cho từng đối tượng)
Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( chi tiết cho từng xí nghiệp)
Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán
Tài khoản 641: chi phí bán hàng
Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
6.1. Kế toán tổng hơp nhập vật liệu
6.1.1. Đối với hàng gia công
Giá trị của loại vật liệu này là toàn bộ chi phí vận chuyển bốc dỡ vật liệu từ cảng đến kho của công ty.
Ví dụ: Theo hợp đồng gia công số 007/VNM ngày 24/10/2004công ty nhận gia công quần soóc nam cho hãng Winmark với 15000 m vải. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ kho tàng, bên bãi số vật liệu từ cảng vềkho xí nghiệp I hết 2.000.000đ. Thuế GTGT: 5% :100.000đ. Kế toán căn cứ vào hoá đơn vận chuyển và các chứng từ liên quan ghi:
Nợ TK 621.1: 2.000.000
Nợ TK 133: 100.000
Có TK 111: 2.100.000
6.1.2. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài
Do nhu cầu về nguyên vật liệu rất đa dạng cho nên công ty vừa phải mua trong nước vừa phải nhập khẩu từ nước ngoài
Ví dụ: Công ty mua vải của Công ty Dệt 8/3 cho xí nghiệp I theo hoá đơn GTGT số 06179 ngày 3/10/2004với tổng trị giá lô hàng nhập kho là 111.800.000, thuế GTGT 10%. Khi lô hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 152(1521): 111.800.000
Nợ TK 133(1331): 11.180.000
Có TK 331:122.980.000
Công ty nhập lô cúc của Công ty Booil Maerial Hàn Quốc ngày 22/10/2004 cho xí nghiệp II với tổng giá trị lô hàng nhập khẩu quy ra VNĐ là: 11.515.140, thuế nhập khẩu công ty phải nộp với thuế suất là 45%, thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có thuế suất 10%. Khi thực hiện nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập, hóa đơn chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu, kế toán ghi:
Bt1: Nợ TK 152(1522):16.696.953
Có TK 333(3333): 5.181.813
Có tk 112(1122): 11.515.140
Bt2:Nợ TK 133(1331): 518.181,3
Có TK 333(3331): 518.181,3
Hiện tại công ty không sử dụng Tài khoản 151:”hàng đang đi đường”, nghĩa là không có phát sinh nghiệp vụ hoá đơn về vật liệu chưa về hoặc hàng đã về mà hoá đơn chưa về. Vì thực tế cho thấy, khi thị trường hàng hóa phát triển cao thì mọi nguồn cung cấp luôn sẵn có. Căn cứ vào đó mà hình thức thanh toán của công ty là khác nhau: có thể trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, mua chịu.
Với hình thức nhật ký chứng từ, để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công ty sử dụng sổ chi tiết TK331, nhật ký chứng từ số 5, nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2, nhật ký chứng từ số 4 để theo dõi giá trị của vật liệu thu mua nhập kho trong kỳ và theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán với người bán, tình hình nợ ngắn hạn dài hạn của công ty.
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng (của bên cung cấp) kế toán kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ rồi tiến hành viết phiếu chi. Căn cứ vào phiếu chi, kế toán vào sổ quỹ tiền mặt.
Ví dụ: Phiếu chi số 50 ngày 9/10/2004 công ty chi tiền mặt mua phụ liệu cho xí nghiệp III của công ty Dũng Đông trị gía 550.000đ. Thuế GTGT 10%. Kế toán ghi vào sổ quỹ tiền mặt như sau:
Sổ quỹ tiền mặt
Tháng 10 năm 2004
Ngày
Phiếu thu
Phiếu chi
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Nợ
Có
Dư dầu tháng
371.045.329
PS trong tháng
1/10
11
Sơn tạm ứng
141
400.000
1/10
20
Hạnh nộp tiền bán hàng
511
3331
5.000.000
500.000
6/10
87
Khoa mua khoá
1523
1331
160.000
16.000
9/10
143
Mua phụ liệu Dũng Đông
1523
1331
550.000
55.000
18/10
98
Công ty Thiên Long trả tiền
131
12.900.000
...
...
...
...
Cộng PS
...
...
...
Dư cuối tháng
...
...
...
Cuối tháng kế toán tiến hành hạch toán và tổng cộng các nghiệp vụ ghi nợ TK 152 đối ứng với 111 và ghi vào Nhật ký chứng từ số 1
Nhật ký chứng từ số 1 là sổ kế toán tổng hợp, kế toán dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc thanh toán bằng tiền mặt (ghi có TK 111, ghi nợ TK liên quan). Sổ này tạo điều kiện cho công ty theo dõi được tình hình sử dụng quỹ tiền mặt cho các chu cầu của công ty như mua nguyên vật liệu, dịch vụ...
Ví dụ: Nhật ký chứng từ số 1 Quý IV/2004
Nhật ký chứng từ số 1
Quý IV/2004
Ghi có TK 111, ghi nợ TK khác
Tài khoản
Tháng 10
Tháng11
Tháng 12
Tổng
131
133
141
152.1
152.2
152.3
...
331
...
554.190.000
6.766.584
24.900.000
36.559.528
19.384.495
2.835.000
...
19.812.665
...
5.845.250
84.229.440
14.253.864
21.885.132
10.381.040
...
132.714.315
...
11.739.569
104.940.907
3.232.800
25.818.700
14.656.400
...
107.685.856
...
554.190.000
24.341403
214.070.347
54.046.192
67.088.327
27.872.440
...
260.212.836
...
Tổng
2.839.110.348
1.416.220.495
1.604.872.027
5.860.202.870
b.Nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Thông qua tình hình thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng như: việc mua sắm nguyên vật liệu, trả công nợ, rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt... kế toán căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng để ghi vào sổ “ Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng ”
Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng
Tháng 10/2004
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Nợ
Có
Số
Ngày
Dư đầu kỳ
...
52
1/10
More trả tiền
131
135.000.000
...
...
...
...
...
...
133
18/10
Trả tiền Dệt 8/3
122.980.000
156
22/10
Mua vật liệu của Booil Material
1522
3333
16.696.953
5.181.515
Cộng PS
Dư cuối kỳ
Cuối tháng kế toán tiến hành hạch toán và tổng cộng các nghiệp vụ ghi nợ TK 152 đối ứng với 111 trong sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng và ghi vào nhật ký chứng từ số 2
Nhật ký chứng từ số 2 là sổ kế toán tổng hợp. Kế toán dùng để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc gửi tiền và rút tiền gửi ngân hàng ở các ngân hàng mà công ty có quan hệ giao dịch.
Ví dụ :Nhật ký chứng từ số 2 Quý IV/2004
Nhật ký chứng từ số 2
Quý IV/ 2004
Ghi có TK 112, ghi nợ TK khác
c. Nếu công ty vay ngắn hạn để mua nguyên vật liệu
Kế toán căn cứ vào các hợp đồng tín dụn, giấy báo Có , báo Nợ của ngân hàng và các chứng từ liên quan để ghi vào Nhật ký chứng từ số 4
Ví dụ: Ngày 19/11 công ty vay ngắn hạn ngân hàng để mua nguyên vật liệu của Công ty Dệt Nam Định cho xí nghiệp II, tị giá vật liệulà 250.000.000đ, VAT 10%. Kế toán ghi vào Nhật ký chứng từ số 4 như sau:
Nhật ký chứng từ số 4
Quý IV/2004
Đơn vị: 1000 vnđ
stt
Chứngtừ
Diễn giải
Ghi có Tk 331, ghi nợ các Tk khác
stt
Chứngtừ
Diễn giải
SH
NT
SH
NT
Cộng có Tk 331
SH
NT
d.Trong trường hợp mua vật liệu chưa trả tiền cho người bán
Khi mua nguyên vật liệu chưa thanh toán cho nơi cung cấp thì để theo dõi tình hình thanh toán nợ, kế toán sử dụng TK 331, sổ chi tiết TK 331 và Nhật ký chứng từ số 5
*Sổ chi tiết TK 331: là sổ kế toán chi tiết được mở để theo dõi chi tiết từng công nợ với tùng đối tượng khách hàng mà công ty có quan hệ mua bán. Việc theo dõi trên sổ chi tiết TK 331 được thực hiện với nguyên tắc: mỗi hoá đơn ghi trên một dòng và được ghi theo thứ tự thời gian phát sinh cho từng đối tượng
- Phương pháp lập, cơ sở số liệu và cách ghi sổ như sau:
+ Số dư đầu kỳ: căn cứ số dư cuối kỳ của nhật ký chứng từ số 5 kỳ trước
+ Số phát sinh trong kỳ: căn cứ vào các hóa đơn , chứng từ của người bán
+ Số dư cuối kỳ:được tính trên cơ sở dư đầu kỳ, tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sính Có
Ví dụ:Công ty mở sổ chi tiết TK 331 theo dõi quan hệ thanh toán giữa công ty với công ty Dệt 8/3
Sổ chi tiết TK 331
Quý IV/ 2004 - Đối tượng: Công ty dệt 8/3
Ngày ghi sổ
CT
DG
Thời hạn CK
TK ĐƯ
SPS
Số d
Ngày tháng
đã TT
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
80.750.550
5/10
6179
3/10
Mua vải 8834
152.1
111.800.000
133
11.180.000
11/10
6205
7/10
Mua vải đồng phục
152.1
98.000.000
133
9.800.000
....
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
21/10
18/10
Trả tiền
112.1
122.980.000
Cộng
410.980.000
522.974.870
192.745.420
* Nhật ký ký chứng từ số 5: theo dõi mối quan hệ thanh toán giữa công ty với người bán
- Căn cứ và phưong pháp ghi sổ:
+ Số dư đầu kỳ: căn cứ vào số dư cuối kỳ của nhật ký chứng từ số 5 kỳ trước
+ Số phát sinh trong kỳ: căn cứ vào tổng số phát sinh trong sổ chi tiết thanh toán với người bán
Số dư cuối kỳ: Căn cứ vào cột số dư đầu kỳ, số phát sing trong kỳ,để tính ra số dư cuối kỳ của từng người bán
Sổ nhật ký chứng từ số 5 được minh hoạ như sau:
Nhật ký chứng từ số 5
quý IV năm 2003
STT
Tên đơn vị
D ĐK
Ghi có TK 331, ghi nợ TK khác
Cộng có TK 331
Ghi nợ TK 331, ghi có TK khác
Cộng nợ TK 331
Số d CK
Nợ
Có
133
152,1
152,2
152,3
Cộng TK152
…
TK 111
Tk 112
…
Nợ
Có
1
Chỉ Phong Phú
12.787.955
954
317
9.227.513
10.498.427
20.701.556
20.701.556
2.584.826
2
Dũng Đông
147.023.505
10.598.645
22.955.550
62.711.250
4.556.100
100.821.545
178.227.170
178.227.170
69.617.880
3
Cửa hàng KD vải PL may
13.351.980
6.711.816
6.711.816
6.640.164
4
Công ty dệt 8/3
80.750.550
47.543.170
475.431.700
410.980.000
410.980.000
192.745.420
……….
522.974.870
Cộng
616.881.678
260.682.475
321.998.888
15.588.737
598.270.100
…
2.533.029.982
260.212.836
1.794.173.859
5.885.397.213
1.894.874.773
6.1.3. Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua nguyên vật liệu và thuế nhập khẩu.
a. Thuế nhập khẩu:
Đối với hàng gia công cho nước ngoài, khi công ty nhận hàng ở cảng thì không phải nộp thuế nhập khẩu,vì đây là hình thức tạm nhập tái xuất.
Khi mua nguyên vật liệu ở bên nước ngoài để tự sản xuất thì công ty phải nộp thuế nhập khẩu. Tại khâu này, công ty phải nộp hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được tính như sau:
Thuế nhập khẩu
=
Giá tính thuế nhập khẩu
X
Thuế suất thuế nhập khẩu
Căn cứ vào đó tính ra số thuế GTGT của hàng nhập khẩu:
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
=
(Giá tính thuế nhập khẩu
+
Thuế
nhập khẩu)
X
Thuế suất thuế GTGT
Trong đó:
Giá tính thuế nhập khẩu
=
Số lượng
hàng nhập khẩu
X
Đơn giá
Căn cứ vào giấy thông báo của cơ quan hải quan, kế toán kiểm tra tính hợp pháp của thông báo đó để ghi sổ một cách hệ thống như sau:
+Khi nhập khẩu vật liệu kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khâủ phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi:
Nợ TK 152
Có TK 3333
Có TK 111, 112, 331,…
Thuế GTGT hàng nhập khẩu được hạch toán như sau:
Nợ TK 133
Có TK 3331
Ví dụ: Trích tờ khai hàng hoá nhập khẩu
( Tờ khai hải quan số 1417/ NK/ SX/ xuất kho ngày 22/10/2004
Người nhập khẩu: Công ty Cổ phần may Hồ Gươm
201- Trương Định- Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Đơn vị xuất khẩu: Booil Material Ind.Co.,Ltd
3. Nước xuất khẩu: Hàn Quốc
4. Cảng, địa điểm xếp hàng: INCHEON
5. Cảng, địa điểm dỡ hàng: Nội Bài- Hà Nội
6. Điều kiện giao hàng: FOB Hàn Quốc
7. Đồng tiền thanh toán:USD
Tỉ giá tính thuế:15.540
8. Tên hàng: cúc 4 lỗ
9. Lượng:19.000
10. Đơn vị tính: Chiếc
11. Đơn giá nguyên tệ: 0,039
12. Trị giá nguyên tệ: 741
13. Tổng giá thanh toán: 741
14. Thuế suất thuế nhập khẩu: 45%
15. Tiền thuế nhập khẩu: 5.181.813 VNĐ
16. Thuế suất thuế GTGT: 10%
17. Thuế GTGT phải nộp: 518.181,3
18. Tổng số thuế phải nộp: 5.699.994,3 VNĐ
Căn cứ vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu, kế toán định khoản:
Nợ TK 152 : 5.181.813 VNĐ
Có TK 3333 : 5.181.813 VNĐ
Và:
Nợ TK 133 : 518.181,3
Có TK 3331 : 518.181,3
b. Thuế GTGT:
Căn cứ vào nguyên tắc tính thuế GTGT đối với tất cả các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là phải hạch toán đầy đủ, chính xác tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và tổng số thuế GTGT đầu ra. Phương pháp hạch toán số thuế GTGT phải nộp như sau:
Số thuế GTGT phải nộp
=
Số thuế GTGT đầu ra
-
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nếu số thuế GTGT phải nộp là số âm, nghĩa là số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì doanh nghiệp khấu trừ vào số phải nộp của tháng tiếp theo. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thì được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào của số nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu đó. Đây là mặt rất thuận lợi của công ty.
Cách hạch toán ở khâu này diễn ra như sau:
Căn cứ vào hoá đơn GTGT của bên cung cấp và phiếu nhập kho, kế toán vào bảng kê thuế GTGT theo định khoản:
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
Căn cứ vào bảng kê hoá đơn trên, kế toán lập tờ khai thuế GTGT theo tháng
6.2. Kế toán tổng hợp xuất vật liệu.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu xuất kho chủ yếu sử dụng cho sản xuất sản phẩm, quản lý, phục vụ cho quá trình sản xuất, thuê ngoài gia công...Mặt khác, trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, giá trị vật liệu xuất dùng được xác định là một trong những yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm. Do đó, kế toán tổng hợp xuất vật liệu phải phản ánh, tính toán kịp thời, phân bổ chính xác giữa giá trị thực tế vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng.
Căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu, kế toán tiến hành phân loại theo từng nhóm, từng thứ vật liệu xuất dùng tập hợp theo từng đối tượng sử dụng và xác định giá thực tế của vật liệu xuất kho ghi vào sổ chi tiết vật tư ở cột xuất:
Trị giá thực tế vật liệu xuất kho
=
Số lượng xuất kho
x
Đơn giá bình quân
Cuối quý căn cứ vào sổ chi tiết vật tư, kế toán lập bảng cân đối vật tư. Bảng cân đối vật tư vừa là bảng tổng hợp nhập, vừa là bảng tổng hợp xuất vừa là bảng phân bổ chi phí cho các đối tượng sử dụng. Bảng này được lập vào cuối quý và đây là căn cứ cho kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm.
Kế toán mở bảng phân bổ vật liệu như sau:
Bảng phân bổ nvl
Quý IV/2004
Ghi Có
Ghi Nợ
Cộng
1521
1522
1523
1531
1532
1533
111
24.850.000
24.850.000
152.1
230.205.960
230.205.960
621.1
323.595.604
323.595.604
627.1
9.875.890
9.700.890
175.000
632.1
2.046.786
2.046.786
642.1
34.381.483
30.840.483
3.541.000
152.2
105.404.864
105.404.864
621.2
1.591.119.588
1.591.119.588
627.2
107.906.810
73.777.210
34.129.600
152.3
254.420.200
112.644.222
141.775.978
621.3
171.772.959
171.772.959
627.3
29.418.272
29.185.772
232.500
642.3
3.529.000
364.000
3.165.000
Cộng
2.888.527.416
584.232.849
2.036.878.736
226.172.731
3.716.000
34.129.600
3.847.500
Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu, Nhật ký chứng từ số 1, Nhật ký chứng từ số 2, kế toán tiến hành ghi bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7
bảng kê số 4
Quý IV/2004
STT
Ghi Có
Ghi Nợ
152
153
...
621
622
627
NKCT1
...
Cộng
1
154
2.086.488.151
...
...
...
...
...
1541
323.595.604
1542
1.591.119.588
1543
171.772.959
2
621
2.086.488.151
6211
323.595.604
6212
1.591.119.588
6213
171.772.959
3
622
4
627
147.200.972
...
...
...
...
...
...
...
...
6271
9.875.890
6272
107.906.810
6273
29.418.272
Cộng
2.233.689.123
2.086.488.151
nhật ký chứng từ số 7
Quý IV/2004
STT
Ghi Có
Ghi Nợ
152
153
...
621
622
627
Các NKCT khác
Cộng
1
154
2.086.488.151
2
621
2.086.488.151
3
622
4
627
147.200.972
5
642
37.910.483
Cộng
2.271.599.606
Cuối cùng kế toán tổng hợp căn cứ vào các nhật ký chứng từ và các bảng kê, bảng phân bổ liên quan lập sổ cái TK 152
Sổ cái tài khoản 152
Năm 2004
Số dư đầu năm: 5.030.773.793
STT
Ghi Có tài khoản
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
1
2
3
4
NKCT số 1
NKCT số 2
NKCT số 4
NKCT số 5
...
...
...
...
...
...
...
...
...
149.006.959
2.344.468.861
5.056.417.464
598.270.100
Cộng phát sinh Nợ
Cộng phát sinh Có
...
...
...
...
...
...
8.148.163.384
2.298.496.392.847.284.298
Dư Nợ cuối năm:
Chương III
Một số ý kiến đề xuất về công tác kế toán vật liệu
ở công ty cổ phần may hồ gươm
I . nhận xét về tổ chức công tác kế toán vật liệu ở công ty cổ phần may hồ gươm
1.1./. Những ưu điểm, của công tác kế toán vật liệu ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm
Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường là quy luật cạnh tranh. Trong cạnh tranh nếu doanh nghiệp nào mạnh sẽ đứng vững được trong thương trường kinh doanh, nghĩa là hoạt động phải có hiệu quả. Nên mục tiêu hoạt động chính của các doanh nghiệp là hướng tới việc tối đa hoá lợi nhuận. Vậy để hoạt động có lợi nhuận buộc các doanh nghiệp phải hạch toán được : làm sao doanh thu mang lại bù đắp được những chi phí bỏ ra và đảm bảo có lãi. Doanh nghiệp phải hướng tới thị trường cần gì chứ không phải quan tâm đến những gì doanh nghiệp có. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp rất quan tâm tới việc tìm ra các giải pháp để đạt được mục tiêu tiêu này và cuối cùng hầu như tất cả các doanh nghiệp đều tìm ra một giải pháp cơ bản đó là: trong sản xuất làm sao tiết kiệm được chi phí sản xuất vì đây là cơ sở hợp lý để hạ giá thành sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất nói chung, chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm. Có những doanh nghiệp chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 80%-90% trong giá thành sản phẩm, còn các chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Do đó, việc tăng cường quản lý vật liệu và hoàn thiện công tác kế toán vật liệu là một trong những vấn đề quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Với ngành may mặc nói riêng, chi phí nhiên vật liệu cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm may. Nên cũng như các doanh nghiệp sản xuất nói chung công ty Cổ phần may Hồ Gươm cũng đã và đang cố gắng hoàn thiện công tác này.
Qua thời gian thực tập tại công ty may Cổ phần Hồ Gươm, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn công tác kế toán vật liệu em thấy các phần hành của công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng ở công ty có những ưu điểm sau:
Thứ nhất: Về việc áp dụng chế độ thanh toán và ghi chép ban đầu.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường công ty đã nhanh chóng chuyển đổi và áp dụng chế độ kế toán mới vào hạch toán. Nó cho phép phản ánh đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đáp ứng nhu cầu cơ chế quản lýmới, yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Mặt khác, công ty đã thực hiện đúng các qui định về chế độ ghi chép ban đầu trên các chứng từ, các sổ kế toán tổng hợp: các chứng từ nhập, xuất, các NKCH, sổ cái các tài khoản... Việc sử dụng chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ đảm bảo chứng từ lập ra có cơ sở thực tế giúp cho quá trình hạch toán xuất- nhập- tồn kho được kịp thời, cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế cho các bên có liên quan.
Thứ hai: Về việc tổ chức bộ máy kế toán.
Nhìn chung việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty là hợp lý và có hiệu quả. Bao gồm những nhân viên kế toán có trình độ, có kinh nghiệm. Do đó, một người có thể đảm nhận nhiều công việc kế toán khác nhau mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết cho việc quản lý điều hành và giám sát tình hình hoạt động của công ty. Việc bố trí một kế toán kiêm nhiều công việc đã tiết kiệm được lao động.
Thứ ba: Về việc sử dụng công tác kế toán.
Với đặc điểm vận động của vật liệu trong công ty là tình hình nhập, xuất vật liệu diễn ra hàng ngày và rất nhiều nên việc lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên có ưu điểm hơn. Nó cho phép nhận biết một cách thường xuyên tình hình nhập- xuất- tồn kho vật liệu trong công ty.
Thứ tư: Về khâu sử dụng vật liệu.
Vật liệu xuất dùng đúng mục đích và việc quản lý sản xuất dựa trên định mức vật liệu mà phòng kỹ thuật xây dựng. Khi có nhu cầu về vật liệu thì các bộ phận có nhu cầu về vật liệu, các bộ phận làm phiếu xin lĩnh vật liệu lên phòng kinh doanh. Sau khi xem xét tính hợp lệ của phiếu, bộ phận quản lý xét duyệt. Do vậy, vật liệu được đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Mặt khác, thông qua việc xây dựng định mức vật tư cho từng loại sản phẩm công ty đã tiết kiệm được lượng vật tư khá lớn. Khoản này đã đem lại doanh thu đáng kể cho công ty.
Thứ năm: Việc thực hiện phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
Cùng với sự thay đổi của các sắc thuế, công ty đã nhanh chóng áp dụng việc nộp thuế giá tri gia tăng theo phương pháp khấu trừ (từ quí I/1999). Việc áp dụng phương pháp tính thuế này mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Vì sản phẩm công ty sản xuất chủ yếu là xuất khẩu nên công ty được khấu trừ toàn bộ thuế giá tri gia tăng đầu vào của lô vật liệu sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm đó. Kế toán vật liệu hạch toán rất chặt chẽ các khoản thuế VAT đầu vào được khấu trừ. Nên thường các tháng số thuế của công ty phải nộp là số âm. Đây là sự linh hoạt của công ty trong việc áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
1.2./. Những hạn chế về công tác kế toán vật liệu ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
Trong quá trình hạch toán, bên cạnh những ưu điểm còn tồn tại những hạn chế nhất định. Với những hạn chế này cần phải hoàn thiện để đảm bảo tính chính xác, khoa học và có hiệu quả trong công tác quản lý của công ty. Những nhược điểm được biểu hiện cụ thể là:
Thứ nhất: Việc mở bảng cân đối vật tư của hàng gia công.
Do hạn chế về số nhân viên kế toán trong công ty, phòng kế toán có 5 người, mỗi người đảm nhận nhiều công việc kế toán khác nhau. Nên có những phần hành kế toán chưa hoàn chỉnh được. Hiện nay, tại công ty kế toán chỉ mở bảng cân đối vật tư của vật liệu mà công ty mua về, không mở bảng cân đối vật tư với hàng gia công. Nên việc quản lý vật liệu hàng gia công chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra.
Thứ hai: Công tác kế toán chi tiết vật liệu: ở Công ty Cổ phần may Hồ Gươm phương pháp kế toán chi tiết vật liệu được áp dụng là phương pháp ghi thẻ song song. Về cơ bản, công ty đã thực hiện tốt công tác kế toán chi tiết vật liệu. Tuy nhiên, do thẻ kho và sổ chi tiết vật tư được mở theo quý cho nên việc kiểm tra đối chiếu chỉ được kế toán và thủ kho thực hiện vào cuối quý. Ngoài ra, khi thực hiện hạch toán đối với phế liệu thu hồi thì kế toán không làm thủ tục nhập kho. Phế liệu thu hồi chủ yếu là các loại vải vụn, bông vụn... chúng có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc bán ra ngoài. Nhưng thực tế lại không đựơc làm thủ tục nhập kho và theo dõi trên sổ sách kế toán nào mà chỉ tập trung vào một chỗ. Chính vì thế, nó sẽ ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng gây mất mát, hư hỏng, làm thiệt hại nguồn thu của công ty.
Thứ ba: Đối với việc sử dụng hệ thống tài khỏan
Việc mở sổ chi tiết TK 152 chưa hợp lý. Hiện nay, công ty mới chỉ mở chi tiết TK 152 cho từng xí nghiệp, việc phân loại vật liệu còn quá đơn giản, kế toán chưa theo dõi được tmột cách riêng rẽ tình hình hiện có và sự biến động của từng nhóm vật tư
Thứ tư: Việc sử sụng mẫu sổ chưa hợp lý
Hiện nay, kế toán sử dụng mẫu sổ nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2 để theo dõi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng theo chỉ tiêu tổng số của từng tháng. Do vậy, để có được số liệu để lập các nhật ký này kế toán phải sử dụng các bảng biểu khác làm tăng khối lượng sổ sách kế toán
Thứ năm: Sổ cái TK 152 được mở theo năm, do vậy, nếu muốn biết số liệu hàng quý kế toán phải tiến hành tính toán trên các sổ sách liên quan.
Thứ sáu: Khâu dự trữ và bảo quản vật liệu.
Với chức năng sản xuất hàng gia công và tự sản xuất nên vật liệu của công ty không chỉ do khách hàng mang đến mà còn có cả vật liệu của công ty tự mua về để sản xuất. Mặt khác, đối với hàng gia công khách hàng chỉ mang đến phần vật liệu chính, còn nguyên liệu phụ công ty có thể tự bỏ ra cho qúa trình sản xuất. Do vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất cần dự trữ vật liệu ở mức cần thiết. Nhưng thực tế ở công ty khâu dự trữ vật liệu chưa đảm bảo. Ngoài ra, kho tàng bảo quản vật liệu chưa đầy đủ, có khi vật liệu về phải xếp ở hàng lang đi lại...
Với những nhược điểm cơ bản đã nêu trên ở công ty May Hồ Gươm, để công tác kế toán được đảm bảo cho qui trình hạch toán cần phải hoàn thiện những mặt hạn chế này.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu ở công ty cổ phần may hồ gươm.
2.1./.Tổ chức cải tiến việc mở bảng cân đối vật tư của hàng gia công.
Như đã trình bầy ở phần thực tế, công ty chủ yếu sản xuất hàng gia công và bên cạnh đó công ty còn tiến hành mua vật liệu về để tiến hành sản xuất. Nên vật liệu của công ty bao gồm: vật liệu của công ty và vật liệu của khách hàng mang đến.
Hai loại vật liệu này có phương pháp hạch toán khác nhau, mà vật liệu do khách hàng mang đến với khối lượng khá lớn. Do không mở bảng cân đối vật liệu của hàng gia công cho nên công tác quản lý vật liệu của hàng gia công còn lỏng lẻo. Kế toán không thể phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác số hiện có và tình hình biến động của vật liệu hàng gia công. Ngoài ra, công ty đã xây dựng định mức vật tư cho một loại sản phẩm hàng gia công và định mức vật tư cho một loại sản phẩm mà phòng kỹ thuật thiết kế loại thường nhỏ hơn định mức công ty đã thoả thuận với người đặt gia công. Cho nên công ty có khoản doanh thu đối với vật liệu gia công ngoài định mức khá lớn. Do không mở bảng cân đối vật tư của hàng gia công nên kế toán không phản ánh được số liệu chính xác của vật liệu thừa ngoài định mức mà nhiều khi con số đó chỉ nằm trong dự toán. Vậy để khắc phục hạn chế này theo em kế toán vật liệu nên mở bảng cân đối vật tư cho hàng gia công. Qua đó phản ánh được tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu của hàng gia công theo chỉ tiêu hiện vật. Kế toán có thể tách riêng bảng cân đối của hàng gia công và bảng cân đối vật tư của công ty, hoặc cũng có thể lập trên cùng một bảng: lập hàng gia công trước, hàng của công ty mua sau và khi lập nên lập hết mã hàng này mới sang mã hàng khác và có hàng công giữa hàng gia công và hàng của công ty.
2.2./. Hoàn thiện công tác kế toán chi tiết vật liệu
Như đã đề cập ở trên, kế toán chi tiết vật liệu ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm hiện đang áp dụng phương pháp ghi thẻ song song. Theo em sử dụng phương pháp này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của công ty hiện nay vì phương pháp này đơn giản dễ kiểm tra đối chiếu. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này có nhựơc điểm là việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng và việc kiểm tra đối chiếu lại được tiến hành vào cuối quý do đó hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán. Việc cung cấp thông tin của kế toán cho các bộ phận liên quan vào cuối quý khi chưa thực hiện kiểm tra đối chiếu thì chưa thể chính xác được. Để có thể khắc phục được tình trạng này đòi hỏi thủ kho và kế toán phải có sự thống nhất hàng tháng nên tiến hành kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán để có thể phát hiện kịp thời các sai sót, kịp thời sửa chữa, nếu không, khối lượng nghiệp vụ của công ty quá nhiều nếu để tồn vào cuối qúy sẽ dẫn đến nhầm lẫn sai sót khó khắc phục.
Đối với việc phế liệu thu hồi không được nhập kho và theo dõi trên bất cứ sổ sách nào, chính vì vậy công ty phải thực hiện nhập kho phế liệu thu hồi, đảm bảo yêu cầu về chất lượng khi sử dụng vào sản xuất, tránh tình trạng hư hỏng, mất mát xảy ra. Khi thực hiện nhập kho phế liệu đảm bảo phải có thủ kho, kế toán vật liệu, bộ phận cung tiêu xác định cụ thể về mặt chất lượng, mẫu mã, quy cách, ước tính giá sau đó bộ phận cung tiêu viết giấy nhập kho. Thực hiện tốt các công tác này cũng sẽ góp phần thực hiện quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ, bảo quản an toàn ... góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho công ty.
2.3./.Hoàn thiện công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
* Đối với việc mở sổ chi tiết TK 152
Để có thể theo dõi một cách chi tiết số hiện có và tình hình biến động của từng nhóm nguyên vật liệu, kế toán nên mở sổ chi tiết TK 152 theo từng nhóm nguyên vật liệu, gồm:
- TK 1521: Nguyrn vật liệu chính
- TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
- TK 1523 : Nhiên liệu
- TK 1524: Phụ tùng thay thế
- TK 1525: Thiết bị xây dựng cơ bản
- TK 1526: Bao bì
- TK 1527: Phế liệu
Sau đó có thể mở chi tiết tài khoản cấp 3 cho từng xí nghiệp
* Tiến hành mở thêm TK 002 - hàng hoá nhận gia công, giữ hộ- để hạch toán vật tư hàng hoá nhận gia công
Hiện nay ở công ty khi thực hiện hạch toán nguyên vật liệu nhận gia công do bên gia công gửi sang thì mới chỉ theo dõi chỉ tiêu số lượng mà không theo dõi được tình hình biến động của loại vật liệu này về mặt giá trị. Vì vậy để có thể theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của loại vật tư này cả về mặt giá trị và số lượng, kế toán nên mở thêm tài khoản 002., giúp cho việc phản ánh thông tin kế toán đúng, xác thực với tình hình kinh tế tài chính của công ty, đảm bảo cho việc ra quyết định được chính xác.
* Thực hiện mở sổ cái TK 152 theo năm với các cột là các số liệu của tháng nhằm theo dõi số hiện có và tình hình biến động nguyên vật liệu của công ty theo từng tháng theo mẫu sau:
Sổ cái tài khoản 152
Năm 2004
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
Ghi Có các TK,
ghi Nợ TK này
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
...
...
...
...
...
Cộng PS Nợ
Cộng PS Có
Số dư cuối kỳ
2.4./. Hoàn thiện việc ghi chép và sử dụng mẫu sổ Nhật ký chứng từ
Để thuận tiện cho việc ghi chép, tổng hợp số liệu, giảm bớt công việc cũng như khối lượng sổ sách kế toán, công ty nên sử dụng mẫu sổ Nhật ký chứng từ như sau:
Nhật ký chứng từ số 1
Tháng... năm
STT
Ngày
Ghi Có TK 111, ghi Nợ các TK
112
113
...
152
153
...
331
...
Cộng Có 111
...
...
...
Cộng
2.5./. Hoàn thiện công tác dự trữ và bảo quản vật tư.
Khâu dự trữ vật liệu đóng một vai trò quan trọng cho qui trình sản xuất. Các doanh nghiệp cần phải tính toán để đảm bảo một lượng vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo. Nếu như doanh nghiệp nào mà xác định được mức dự trữ cần thiết sẽ giải quyết được các vấn đề chính: vốn không bị ứ đọng nhiều, đảm bảo cho qui trình sản xuất không gián đoạn...
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế công tác kế toán vật liệu ở công ty em thấy: Công ty chưa đảm bảo tốt khâu dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
Ví dụ: Có lúc sản phẩm đã sản xuất xong nhưng chưa có túi nylon để đóng gói sản phẩm... vấn đề này sẽ có những hạn chế của thời gian giao hàng đúng thời hạn.
Ngoài ra, khâu bảo quản vật tư ở công ty vẫn còn hạn chế, cụ thể: chưa có đầy đủ hệ thống kho tàng để chứa nguyên vật liệu khi nhập kho. Vấn đề này dẫn đến vật tư không được đảm bảo. Có những lúc trời mưa đã làm ướt vải...
Vậy để hoàn thiện mặt hạn chế này theo em công ty cần:
+Thứ nhất: Về khâu dự trữ nguyên vật liệu.
Công ty nên tính toán và xác định số nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ quá trình sản xuất tiếp theo. Căn cứ để xác định lượng nguyên vật liệu này là thông qua kế hoạch sản xuất của phòng kinh doanh. Từ đó xây dựng kế hoạch tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Đây là khâu quan trọng và thiết yếu mà công ty cần cải tiến. Điều đó không chỉ đảm bảo cho tiến trình sản xuất được liên tục mà còn đảm bảo kịp thời giao hàng đúng hợp đồng ký kết.
+Thứ hai: Khâu bảo quản vật liệu.
Điều kiện cần thiết là cần có thêm hệ thống kho tàng để bảo quản. Hiện nay công ty đang mở rộng đầu tư xây dựng thêm phòng ban, nhà xưởng,. Và ở một tương lai không xa công ty sẽ đáp ứng được nhu cầu này.
2.6./.Thêm một số ý kiến về công tác kế toán ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm
Việc hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong việc lựa chọn bạn hàng cung cấp vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ
Với sự thay đổi các sắc thuế từ quý I/1999 Nhà nước thay thuế doanh thu bằng thuế GTGT.Việc thay đổi này xuất phát từ những ưu điểm của thuế GTGT như: tránh tình trạng đánh trùng thuế, không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế GTGT theo đúng quy định của chế độ hiện hành.Hiện tại có hai phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ. Nếu doanh nghiệp nào áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Số thuế GTGT phải nộp được tính như sau:
Số thuế GTGT phải nộp
=
Giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ chịu thuế
X
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó
GTGT của hàng hoá dịch vụ
=
Doanh số của hàng hoá dịch vụ bán ra
-
Giávốn của hàng hoá dịch vụ bán ra
Còn doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp đó phải hạch toán cụ thể, chính xác số thuế GTGT đầu vào và số thuế GTGT đầu ra. Cách hạch toán như sau:
Số thuế GTGT phải nộp
=
Thuế GTGT đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nét đặc biệt của thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là khuyến khích xuất khẩu thông qua mức thuế suất = 0% đối với hàng xuất khẩu.Điều này rất có lợi cho các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp này.
Qua quá trình thực tập em thấy: Công ty đã nhận biết và tận dụng được mặt thuận lợi trên, công ty đã lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên hàng tháng số thuế GTGT của công ty luôn âm. Hiện tại kế toán vật liệu hạch toán thuế GTGT đầu vào của vật liệu khá chặt chẽ và chính xác. Nhưng thực tế cho thấy có nhiều mặt hàng công ty mua của các doanh nghiệp khác mà những doanh nghiệp ấy chưa sử dụng hoá đơn GTGT. Đối với mặt hàng này Công ty sẽ không được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào. Do vậy, theo quan điểm của em, Công ty cần xem xét việc lựa chọn bạn hàng, lựa chọn nơi cung cấp nguyên vật liệu để việc hạch toán thuế GTGT có lợi hơn cho Công ty
Tiến hành phân tích khoản chi phí vật liệu trực tiếp trong giá thành đối với các đơn đặt hàng lớn:
Hiện tại, Công ty chưa tiến hành phân tích khoản chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm may của các hợp đồng lớn trong khi khoản chi phí vật liệu chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của công ty.Vậy để sử dụng vật liệu đúng mục đích, và xác định sự biến động của các nhân tố làm tăng khoản chi vật liệu hoặc giảm khoản chi vật liệu trong giá thành để từ đó có biện pháp xác định khoản chi vật liệu trong giá thành hợp lý. Theo quan điểm của em, công ty cần tiến hành phân tích khoản chi vật liệu trong giá thành đối với các đơn đặt hàng lớn, có tính thường xuyên, cụ thể quá trình phân tích như sau:
Kế toán vật liệu chỉ nghiên cứu khoản chi nguyên vật liệu nằm trong giá thành một loại sản phẩm của một đơn đặt hàng và khi phân tích không xét đến sự biến động của nhân tố sản lượng, bởi vì nhân tố sản lượng đương nhiên ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu nhưng khi đưa ra phân tích thì không đưa ra được một biện pháp nào để phấn đấu hạ chi phí giá thành. Do vậy, ta không nên xét sự biến động của nhân tố sản lượng, nên cố định sản lượng ở một kỳ cụ thể( kỳ phân tích)
Phương pháp phân tích:
So sánh CV1 - CVkđ
Trong đó:
+ CV1 : khoản chi vật liệu kỳ thực tế
+ CVkđ: khoản chi vật liệu kỳ kế hoạch điều chỉnh theo sản lượng thực tế
Cách xác định khoản chi phí vật liệu trong giá thành như sau:
n
CV=ồ Sl x mi x gi - F
i=1
Trong đó:
n
CVkđ = ồ (Sl1 x mki x gki - Fkđ)
i=1
(Fkđ = Fk x Sl1/Slk)
n
CV1 = ồ (Sl1 x m1i x g1i - F1)
i=1
Trong đó:
+ CV: khoản chi nguyên vật liệu tính vào giá thành
+ mi : mức tiêu hao nguyên vật liệu bình quân cho một loại sản phẩm của từng loại nguyên vật liệu
+gi : đơn giá của từng loại vật liệu
+ Fkđ : giá trị phế liệu thu hồi kế hoạch điều chỉnh theo sản lượng thực tế
+ F: giá trị phế liệu thu hồi
+ Sl1: sản lượng kỳ thực tế
+Slk: sản lượng kỳ kế hoạch
Phương pháp phân tích:
So sánh: CV1 - CVkđ = Δcv
Khi đó xảy ra 3 trường hợp:
Δcv > 0 : Khoản chi vật liệu trong giá thành tăng
Δcv = 0 : Khoản chi vật liệu trong giá thành không đôỉ
Δcv < 0 : Khoản chi vật liệu trong giá thành giảm
Căn cứ vào Δcv ta xét ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Nhân tố 1: Do mức tiêu hao bình quân trong một đơn vị sản phẩm thay đổi ảnh hưởng đến khoản chi nguyên vật liệu:
n
CVm = ồ [ Sl1 x (m1i - mki) x gki
i=1
Mức tiêu hao này thay đổi có thể do các nguyên nhân: do áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất, do thay đổi mẫu mã sản phẩm.
Căn cứ vào những nhân tố ảnh hưởng đó mà ta có biện pháp tác động cụ thể, nhưng để phân tích và kết luận nhân tố mức tiêu hao phải gắn với chất lượng sản phẩm, chất lượng công tác sản xuất.
+ Nhân tố 2: Do đơn giá vật liệu thay đổi
n
CVg = ồ Sl1 x m1i x ( g1i - gki )
i=1
Đơn giá vật liệu thay đổi do các nguyên nhân chính sau:
Do bản thân giá thay đổi như: Do Nhà nước điều chỉnh, do nguồn cung cấp, do quan hệ cung cầu trên thị trường...
Do chi phí thu mua vận chuyển: cự li vận chuyển thay đổi, cước phí vận chuyển thay đổi...
Căn cứ vào đó mà ta có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu. Nếu giá thay đổi do nhà nước điều chỉnh thì công ty phải chấp nhận; còn nếu do nguồn cung cấp hoặc cự li vận chuyển làm giá vật liệu tăng thì công ty cần phải có biện pháp tốt để lựa chọn nơi cung cấp sao cho đơn giá vật liệu giảm xuống...
+ Nhân tố 3: Do giá trị phế liệu thu hồi thay đổi làm cho khoản chi vật liệu trong giá thành thay đổi
CVf = - ( F1 - Fkđ )
Giá trị phế liệu thay đổi là nhân tố ảnh hưởng ngược chiều với chỉ tiêu phân tích. Khi phân tích, đánh giá nhân tố này người ta không căn cứ vào số thu tuyệt đối để kết luận công tác thu hồi phế liệu là tận thu hay chưa tận thu mà ta phải căn cứ vào tỷ lệ thu hồi mới kết luận được doanh nghiệp đã tận thu hay chưa tận thu phế liệu:
Tỷ lệ phế liệu thu hồi: TF = F/F1 x 100
+ F: Giá trị phế liệu thu hồi
+ Ft : Giá trị phế liệu thải loại
Sau đó, ta so sánh:
TF1 - TFkđ = ΔTF
Trong đó:
TFkđ = Fkđ/ Ftkđ x100
TF1 = F1/ Ft1 x 100
Khi đó xảy ra 3 trường hợp:
ΔTF = 0: công tác tận thu không đổi
ΔTF > o: công tác tận thu là tốt
ΔTF <o: không tận thu phế liệu.
Căn cứ vào chỉ số ΔTF mà ta có biện pháp tích cực trong công tác thu hồi phế liệu.
+ Nhân tố 4: Do sử dụng vật liệu thay thế.
Trong thực tế có thể doanh nghiệp phải sử dụng vật liệu này để thay thế cho vật liêu khác trong quá trình chế tạo sản phẩm, và việc thay thế như vậy cũng sẽ làm cho chi phí vật liệu trong giá thành thay đổi. Việc doanh nghiệp thay thế vật liệu có thể do khách quan, cách xác định:
CVt = Cđ1 - Cbkđ
Trong đó:
+ Cđ1: chi phí thực tế vật liệu được thay thế
n
Cđ1 = ồ( Sl1 x m1 x g1)
i=1
Cbkđ: chi phí kế hoạch của vật liệu bị thay thế điều chỉnh theo sản lượng kế hoạch
n
Cbkđ = ồ (Sl1 x mki x gki )
i=1
Để đánh giá việc thay thế đó cần gắn liền với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Cuối cùng sau khi xác định nhân tố ảnh hưởng ta tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Cvm + Cvg + CvF + Cvt = ΔCv
Vậy căn cứ vào các nhân tố mà công ty có biện pháp cụ thể để điều chỉnh khoản chi phí nguyên vật liệu trong giá thành giảm ở mức có thể và hợp lý.
Kết luận
Trong thời gian thực tập ở Công ty Cổ Phần may Hồ Gươm em đã học hỏi được nhiều điều mới mẻ bổ ích và lý thú về thực tế công tác kế toán để bổ trợ cho những kiến thức lý luận đã học tập ở trường. Em nghĩ rằng thời gian thực tập là cần thiết vì qua đó có thêm những kiến thức để khi bước vào làm thực tế thì trong tay đã có những kinh nghiệm nhất định.
Với đề tài nghiên cứu “Tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần may Hồ Gươm” em đã khẳng định rằng: Kế toán vật liệu có tầm quan trọng trong quản lý kinh tế, kế toán vật liệu giúp cho các doanh nghiệp theo dõi được chặt chẽ các chỉ tiêu số lượng và giá trị vật liệu nhập, xuất, tồn kho và thông qua đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý vật liệu chặt chẽ, giúp cho việc giảm chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của công ty.
Trong thời gian thực tập ở Công ty Cổ phần may Hồ Gươm, em đã hiểu được tầm quan trọng của kế toán vật liệu trong quản lý kinh tế của công ty. Qua đó em đã hiểu và nghiên cứu được mặt mạnh cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục. Từ đây em hiểu rằng: Một cán bộ kế toán không chỉ am hiểu những vấn để lý luận mà còn phải hiểu biết vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt những lý luận đã nghiên cứu ở trường đại học vào công tác thực tế để giải quyết những vấn đề thực tế xảy ra.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ công ty và phòng kế toán đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu và hoàn thành bài chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán Trường Kinh tế Quốc dân và đặc biệt là thầy giáo Trương Anh Dũng đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Mặc dù có cố gắng song do thời gian thực tập hạn chế và những hiểu biết còn non kém nên trong bài chuyên đề này em không thể tránh khỏi những sai sót. Vậy em rất mong sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô, ban lãnh đạo công ty và phòng kế toán để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
Lời nói đầu
Chương I: đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần may Hồ Gươm
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Đặc điểm hoạt động của công ty may Cổ phần may Hồ gươm
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
II. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
2.1. Hội đồng quản trị
2.2. Tổng Giám đốc
2.3. Phòng Kế hoạch - xuất nhập khẩu:
2.4. Phòng kế toán tài vụ:
2.5. Phòng kỹ thuật - KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm)
2.6. Văn phòng công ty:
2.7. Phòng kinh doanh:
III. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
IV. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật cơ bản ảnh hưởng đến quá trình quản lý và hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
4.1. Phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
4.2. Đặc điểm về sản phẩm
4.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng:
4.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
4.5. Đặc điểm về thị trường của Công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
4.5.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
4.5.2. Thị trường cung ứng nguyên vật liệu của Công ty.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
I. Đặc điểm vật liệu và phân loại vật liệu.
1.1. Đặc điểm vật liệu.
1.2. Phân loại vật liệu.
II. Đánh giá vật liệu của Công ty.
2.1. Giá thực tế vật liệu nhập kho.
2.1.1. Giá vật liệu nhập kho do bên gia công cung cấp.
2.1.2. Giá thực tế của vật liệu mua ngoài nhập kho.
2.2. Giá thực tế của vật liệu xuất kho.
III. Công tác xây dựng và thực hiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
IV. Công tác quản lý nguyên vật liệu.
V. Kế toán chi tiết vật liệu
5.1. Trình tự luân chuyển chứng từ diễn ra ở công ty như sau:
5.1.1. Đối với nhập kho vật liệu.
5.1.2. Đối với vật liệu xuất kho
5.2. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
5.2.1.Tại kho
5.2.2.Tại phòng kế toán
VI. Kế toán tổng hợp vật liệu
6.1. Kế toán tổng hơp nhập vật liệu
6.1.1. Đối với hàng gia công
6.1.2. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài
a.Nếu việc mua nguyên vật liệu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
b.Nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
c. Nếu công ty vay ngắn hạn để mua nguyên vật liệu
d.Trong trường hợp mua vật liệu chưa trả tiền cho người bán
6.1.3. Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua nguyên vật liệu và thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu:
Thuế GTGT
6.2. Kế toán tổng hợp xuất vật liệu.
Chương III: Một số ý kiến đề xuất về công tác kế toán vật liệu ở công ty cổ phần may hồ gươm
I . nhận xét về tổ chức công tác kế toán vật liệu ở công ty cổ phần may hồ gươm
1.1./. Những ưu điểm, của công tác kế toán vật liệu ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm
1.2./. Những hạn chế về công tác kế toán vật liệu ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu ở công ty cổ phần may hồ gươm.
2.1./.Tổ chức cải tiến việc mở bảng cân đối vật tư của hàng gia công.
2.2./. Hoàn thiện công tác kế toán chi tiết vật liệu
2.3./.Hoàn thiện công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
2.4./. Hoàn thiện việc ghi chép và sử dụng mẫu sổ Nhật ký chứng từ
2.5./. Hoàn thiện công tác dự trữ và bảo quản vật tư.
2.6./.Thêm một số ý kiến về công tác kế toán ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm
Kết luận
ý kiến của đơn vị thực tập
Họ và tên người nhận xét :
Chức vụ :
Sinh viên thực tập : Trần Thị Thuý Hồng
Lớp : Kế toán K33- Định kỳ
Đề tài : Tổ chức công tác hạch toán Nguyên
vật liệu ở Công ty Cổ phần May Hồ Gươm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT023.doc