Tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu những bài học thuộc phân môn tiếng Việt có nội dung Ngữ dụng học thuộc chương trình SGK PTTH lớp 10, 11, (bộ cơ bản) và lớp 12 (ban KHXH, bộ 2 sách thí điểm): Tìm hiểu những bài học thuộc phân môn tiếng Việt có nội dung Ngữ dụng học thuộc chương trình SGK PTTH lớp 10, 11, (bộ cơ bản) và lớp 12 (ban KHXH, bộ 2 sách thí điểm)
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ do chọn đề tài
Ngữ dụng học là một chuyên ngành mới của ngôn ngữ học, nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, trước hết là kho tri thức nền và tri thức bách khoa,với quan hệ liên cá nhân và hoạt động thực sự của ngôn ngữ trong đời sống. Nói cách khác, ngữ dụng là lÝ do tồn tại của ngôn ngữ như một hiện tượng xã hội, lÝ do tồn tại của văn bản và phát ngôn trong giao tiếp.
Kiến thức Tiếng Việt đã được đưa vào Sách giáo khoa giảng dạy cho học sinh phổ thông, với mục đích vừa hỗ trợ cho việc tiếp nhận các môn học khác,vừa rèn luyện khả năng giao tiếp tốt trong môi trường hoạt động lứa tuổi, trong đời sống xã hội. Nội dung ngữ dụng, trên cơ sở đó đã được đưa vào sách giáo khoa từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông theo chương trình cảI cách sách giáo khoa 2001.
Trong ch...
27 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu những bài học thuộc phân môn tiếng Việt có nội dung Ngữ dụng học thuộc chương trình SGK PTTH lớp 10, 11, (bộ cơ bản) và lớp 12 (ban KHXH, bộ 2 sách thí điểm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu những bài học thuộc phân môn tiếng Việt có nội dung Ngữ dụng học thuộc chương trình SGK PTTH lớp 10, 11, (bộ cơ bản) và lớp 12 (ban KHXH, bộ 2 sách thí điểm)
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ do chọn đề tài
Ngữ dụng học là một chuyên ngành mới của ngôn ngữ học, nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, trước hết là kho tri thức nền và tri thức bách khoa,với quan hệ liên cá nhân và hoạt động thực sự của ngôn ngữ trong đời sống. Nói cách khác, ngữ dụng là lÝ do tồn tại của ngôn ngữ như một hiện tượng xã hội, lÝ do tồn tại của văn bản và phát ngôn trong giao tiếp.
Kiến thức Tiếng Việt đã được đưa vào Sách giáo khoa giảng dạy cho học sinh phổ thông, với mục đích vừa hỗ trợ cho việc tiếp nhận các môn học khác,vừa rèn luyện khả năng giao tiếp tốt trong môi trường hoạt động lứa tuổi, trong đời sống xã hội. Nội dung ngữ dụng, trên cơ sở đó đã được đưa vào sách giáo khoa từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông theo chương trình cảI cách sách giáo khoa 2001.
Trong chương trình sách giáo khoa phổ thông trung học, nội dung ngữ dụng được phân bố đều trong các líp. Những tiết giảng về nội dung kiến thức Êy luôn đòi hỏi sự linh hoạt của giáo viên, sự nỗ lực của học sinh. Việc biên soạn kĩ lưỡng nội dung các bài học là một yêu cầu cơ bản của sách giáo khoa, với vai trò là công cụ định hướng cho giáo viên và học sinh. Bộ sách giáo khoa cảI cách đã có sự tiến bộ trong việc đưa vào các kiến thức ngữ dụng, bên cạnh những mặt khả thủ thì còn một số vướng mắc cần được khắc phục.
Kết quả chỉ ra:
Phát hiện ưu điểm, chỉ ra nhược điểm và các biện pháp khác phục, xây dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho một nội dung cụ thể của phần khiến thức ngữ dụng trong trương phổ thông.
III. Phạm vi, giới hạn đề tài
Bài tập chuyên đề thử đi vào tìm hiểu những bài học thuộc phân môn tiếng Việt có nội dung Ngữ dụng học thuộc chương trình SGK PTTH líp 10, 11, (bộ cơ bản) và líp 12 (ban KHXH, bé 2 sách thí điểm), bao gồm ba đơn vị kiến thức: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (líp 10), Ngữ cảnh (líp 11), Hàm ý hội thoại (líp 12).
Do phạm vi của một chuyên đề không cho phép nên chúng tôi chỉ khảo sát về cách xây dựng nội dung bài tập của ba đơn vị kiến thức nêu trên. Trên cơ sở đó thử đưa ra một đề bài tập trắc nghiệm cho một đơn vị kiến thức đó là bài Ngữ cảnh (chương trình líp 11)để có thể thử áp dụng kiểm tra và khảo sát hiệu quả tiếp nhận của học sinh sau khi đã tiến hành những khắc phục về các mặt còn tồn tại.
IV. Cấu trúc chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội dung của chuyên đề gồm có 3 phần lớn chia làm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lí thuyết
Phần II: Nhận xét chương trình SGK
Phần III: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm và nâng cao cho bài Ngữ cảnh.
PHẦN NỘI DUNG
I. Những vấn đề lí thuyết
Đến với những kiến thức ngữ dụng trong chương trình phổ thông trung học, học sinh phải tiếp cận với các khái niệm, thuật ngữ như: Hoạt động giao tiếp, nhân vật giao tiếp, ngữ cảnh, hội thoại, hàm ý… Những khái niệm trên thực ra là những khái niệm của các lí thuyết dụng học rất chặt chẽ nhưng để học sinh dễ tiếp nhận và thông hiểu nên chúng đã được đơn giản hóa và tách rời ra thành những đơn vị nhỏ. Điểm tựa lí thuyết vững chắc là vô cùng quan trọng đối với người giáo viên trong việc gợi mở, truyền đạt kiến thức cho học sinh, đồng thời xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá. Trong bài tập này, chúng tôi chỉ đưa ra những khái niệm mà chương trình chưa có điều kiện đi sâu để học sinh nắm bắt chứ không tham vọng giới thuyết được tất cả các lí thuyết liên quan.
Các nhân tố giao tiếp được hiểu là các nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng như về nội dung. Các nhân tố giao tiếp là: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. Ở đây chỉ xem xét đến khái niệm ngữ cảnh.
Ngữ cảnh là những nhân tốt có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là một tổng thể những hợp phần sau đây:
Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
Vai giao tiếp: trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai, vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói (viết), kí hiệu là SP1 và vai tiếp nhận diễn ngôn tức vai nghe (đọc), kí hiểu SP2. Trong cuộc giao tiếp nói, mặt đối mặt, hai vai nói va nghe thường luân chuyển, SP1 sau khi nói xong chuyển thành vai nghe SP2 và ngược lại.
Tuy nhiên trong một cuộc giao tiếp bàng lời trừ thuyết ngôn, các vai giao tiếp trên có thể có mặt hoặc vắng mặt tiếp ngôn hoặc đích ngôn ( nói chung là người nhận) có thể ở tình trạng chủ động (có thể đáp ngay lời của người nói) mà cũng có thể bị động (chỉ tiếp nhận không phản hồi tại chỗ).
Trong một cuộc giao tiếp người tham gia này phải xây dựng nên một hình ảnh tinh thần về các đặc điểm, trạng thái năng lực của người kia theo đích giao tiếp của mình để rồi căn cứ vào các hình ảnh tinh thần đó mà định ra chiến lược hay kế hoạch giao tiếp, kế hoạch này là một tổ chức gồm các hành động chủ yếu bằng lời để đạt đến đích của mình.
Quan hệ liên cá nhân: quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vậy giao tiếp đối với chinh sự phát, nhận trong giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau.
Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo 2 trục: trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy, trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách, còn gọi là trục thân cận. Quan hệ này có thể thay đổi Ýt hoặc nhiều trong quá trình giao tiếp. Thường thì quan hệ quyền uy sẽ giữ nguyên trong quá trình giao tiếp còn quan hệ khoảng cách có thể thay đổi.
Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình thức diễn ngôn. Trong các ngôn ngữ, đặc biệt là trong Tiếng Việt, xưng hô chịu áp lực rất mạnh của áp lực liên cá nhân.
Hiện thực ngoài diễn ngôn: trừ nhân vật giao tiếp, tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn hoá... có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn trong quá trình giao tiếp được gọi là hiện thực ngoài diễn ngôn (đối với ngôn ngữ thì là hiện thức ngoài ngôn ngữ).
Tuy gồm cả những yếu tố vật chất và tinh thần nhưng hiện thực ngoài diễn ngôn phải được nhân vật giao tiếp ý thức. Khi đã trở thành hiểu biết của những người giao tiếp ( và của những người sử dụng ngôn ngữ) thì hiện thực ngoài diễn ngôn hợp thành tiền giả định bách khoa hay tiền giả định giao tiếp của ngôn ngữ.
Hiện thực - đề tài của diễn ngôn: khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp sử dụng diễn ngôn của mình để nói về một cái gì đó. Cái được nói tới là hiện thực - đề tài của diễn ngôn.
Hiện thực – đề tài của diễn ngôn trước hết bao gồm những cái tồn tại, diễn tiến trong hiện thực ngoài ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn; cái thuộc tâm giới của con người như cảm xúc, tư tưởng, nguyện vọng...
Hiện thực - đề tài của diễn ngôn còn là bản thân ngôn ngữ.
Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp. Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về thế giới, vật lý, sinh lý, tâm lý, xã hội, văn hoá, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học, nghệ thuật... ở thời điểm và ở không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp.
Thoại trường: được hiểu là cái không – thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra. Mỗi thoại trường quy định một cách thức sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nó.
II. Nhận xét kiến thức ngữ dụng trong sách giáo khoa phổ thông trung học ( líp 10-11-12).
Ngữ dụng học là một chuyên ngành mới của ngôn ngữ học, đi vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, trước hết là với các tri thức nền và tri thức tiền giả định bách khoa với các mối quan hệ liên cá nhân và hành động thực sự của ngôn ngữ trong đời sống.
Nói cách khác, ngữ dụng là lý do tồn tại của ngôn ngữ như một hoạt động xã hội, lý do tồn tại của các văn bản và phát ngôn trong giao tiếp. Nội dung kiến thức ngữ dụng đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, thuộc phân môn Tiếng Việt nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh, khả năng lĩnh hội lời nói, lời viết. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được làm quen với các kiến thức ngữ dụng cơ bản, và đến chương trình Tiếng Việt trung học phổ thông, một lần nữa các nội dung ngữ dụng được đưa ra giảng dạy cho học sinh, với một mức độ kiến thức và yêu cầu cao hơn. Việc phân chia, sắp xếp kiến thức đối với từng khối líp nhìn chung đã có sự hợp lý, phù hợp với nền tảng kiến thức và khả năng tiếp nhận của học sinh trung học phổ thông. Tuy vậy, bên cạnh những điều hợp lý thì vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm cần xem xét.
1. Cấu trúc chương trình:
Trong chương trình phổ thông trung học, kiến thức ngữ dụng được phân chia đồng đều cho cả ba khối líp 10, 11,12. Không chỉ được giảng dạy trực tiếp trong các bài dạy thuộc phân môn Tiếng Việt, nội dung ngữ dụng còn được tích hợp trong một số bài dạy thuộc phân môn Làm Văn. Đây là kết quả của xu hướng tích hợp kiến thức trong giảng dạy Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận với kiến thức ngữ dụng ở nhiều chiều, nhiều góc độ kiến thức. Tuy nhiên, trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ đi vào nhận xét những nội dung ngữ dụng được thể hiện trực tiếp trong phân môn Tiếng Việt ở cả ba khối líp, chứ không đi vào tìm hiểu nội dung ngữ dụng trong phân môn Làm Văn.
Cấu trúc chương trình ngữ dụng ở bậc trung học phổ thông được thể hiện cụ thể trong bảng thống kê dưới đây:
STT
Líp
Nội dung dạy ngữ dụng
Ghi chó
1.
SGK 10 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ).
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) (luyện tập).
Bài 1 – trang 14.
Bài 2 – trang 20.
2.
SGK 11 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.
- Ngữ cảnh
+ Khái niệm.
+ Các nhân tố của ngữ cảnh.
+ Vai trò của ngữ cảnh.
+ Luyện tập.
Bài 10 – trang 102.
3.
SGK 12 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.Sách thí điểm.S¸ch thÝ ®iÓm.
- Hàm ý hội thoại (khái niệm hàm ý hội thoại).
- Hàm ý hội thoại (tiếp theo) (tác dụng của hàm ý).
Trang 183.
Trang 236.
Dùa vào bảng thống kê, có thể thấy cấu trúc chương trình ngữ dụng ở bậc trung học phổ thông khá đồng đều. Nội dung ngữ dụng được phân bố đảm bảo cho mỗi khối líp đều có điều kiện giảng dạy kiến thức ngữ dụng. Việc phân chia cấu trúc chương trình như vậy sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức ngữ dụng một cách hệ thống. Nội dung kiến thức đưa ra trong sách phổ thông trung học nhìn chung không phải là kiến thức mới hoàn toàn, học sinh đã được chuẩn bị nền tảng kiến thức từ bậc tiểu học và trung học cơ sở. Các kiến thức ngữ dụng được trở lại trong chương trình học trung học phổ thông nhưng ở mức độ chuyên sâu hơn, nội dung bài học đa dạng và phong phú hơn, bài tập đưa ra có số lượng lớn hơn, tạo điều kiện cho học sinh thực hành kiến thức.
Ở chương trình sách giáo líp 10, kiến thức ngữ dụng phân bố trong một bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” được giới hạn trong hai tiết. Nội dung ngữ dụng trong chương trình líp 10 chiếm 7,56% chương trình Tiếng Việt (kể cả phần Ôn tập cuối năm). Nhìn chung đây là một tỉ lệ hợp lí, kiến thức ngữ dụng đưa vào không quá dài cũng không quá ngắn. Với hai tiết dạy này, học sinh hoàn toàn có thể nắm được những kiến thức cơ bản, đồng thời có thời gian luyện tập về những nội dung kiến thức vừa lĩnh hội.
Cấu trúc chương trình ngữ dụng líp 10 có hai tiết, chia đều cho hai phần: tiết 1 học sinh làm quen với lý thuyết “Thế nào là hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ”; tiết 2 dành hoàn toàn cho luyện tập.
Ở chương trình sách giáo líp 11, kiến thức ngữ dụng được giới thiệu trong một bài “Ngữ cảnh”, giới hạn trong một tiết, chiếm gần 5,5% cấu trúc chương trình Tiếng Việt (kể cả bài Ôn tập). So với líp 10, tỉ lệ nội dung ngữ dụng đưa vào sách giáo khoa ở líp 11 có giảm đi. Nhưng trên thực tế, trong một tiết học Êy, học sinh được tiếp cận với rất nhiều kiến thức (khái niệm, các nhân tố của ngữ cảnh, vai trò của ngữ cảnh) đồng thời phải giải quyết một khối lượng bài tập nhất định. Do vậy, có thể thấy kiến thức ngữ dụng đưa vào líp 11 không hề Ýt.
Ở chương trình sách giáo líp 12, kiến thức ngữ dụng được giới thiệu trong một bài “Hàm ý hội thoại”, giới hạn trong ba tiết. Cấu trúc chương trình ngữ dụng líp 12 chia đều cả lí thuyết và luyện tập ở ba tiết. Trong từng tiết học, học sinh vừa được tiếp cận với các nội dung kiến thức vừa được thực hành. Như vậy học sinh sẽ không bị giãn cách trong việc tiếp nhận, kiến thức vừa được lĩnh hội sẽ được củng cố lại qua thực hành. Việc phân chia cấu trúc chương trình như vậy còn phù hợp với nội dung kiến thức, bởi trong hai tiết, học sinh được tiếp cận với một khối lượng kiến thức khá lớn (khái niệm hàm ý hội thoại, cách thức tạo câu có hàm ý). Nhìn chung, kiến thức này vào chương trình líp 12 là hợp lý, phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh.
2. Mục tiêu kiến thức:
2.1. Chương trình sách giáo khoa líp 10.
Kiến thức ngữ dụng trong chương trình líp 10 được thể hiện ở một đơn vị kiến thức “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, chia thành hai tiết.
Tiết 1: Giới thiệu kiến thức
Tiết 2: Thực hành
Với bài học này, yêu cầu học sinh phải đạt một số chuẩn kiến thức cơ bản. Câu hỏi quan trọng nhất mà học sinh cần tìm được câu trả lời là “Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Dưới sự dẫn dắt gợi mở của giáo viên, nội dung kiến thức này lần lượt được khám phá trên các phương diện khác nhau.
Trước hết, học sinh phải giải thích được tại sao hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ lại là hoạt động quan trọng nhất trong những hoạt động trao đổi thông tin của con người, trong mối tương quan với những hoạt động giao tiếp bằng các phương tiện khác (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt....)
Học sinh cần nắm được hai quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản; và mối quan hệ giữa chúng.
Ngoài ra, qua bài học này, học sinh cần nắm được những khái niệm cơ bản: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp...; sự chi phối của chúng đối với hoạt động giao tiếp.
Trên đây là những chuẩn kiến thức mà học sinh cần đạt được thông qua bài học “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Nhìn chung, mức yêu cầu đối với bài học này khá cao, vì học sinh được dành riêng một tiết cho phần lí thuyết. Trong một tiết học Êy, các chuẩn kiến thức đề ra phải được giải quyết một cách triệt để.
2.2. Chương trình sách giáo khoa líp 11.
Kiến thức ngữ dụng trong chương trình líp 11 phần Tiếng Việt được thể hiện ở một đơn vị kiến thức “Ngữ cảnh”, giới hạn trong một tiết học. Trong thời gian 45’, học sinh vừa phải nắm được một khối lượng kiến thức nhất định, vừa phải thực hành một số bài tập cơ bản dưới sự định hướng của giáo việc. Bài “Ngữ cảnh” yêu cầu học sinh đạt được một số chuẩn kiến thức sau.
Trước hết, học sinh cần phải nắm được khái niệm “Ngữ cảnh” trong hoạt động giao tiếp, cùng với những nhân tố của ngữ cảnh (nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ bao gồm bối cảnh giao tiếp rộng, bối cảnh giao tiếp hẹp, hiện thực được nói tới, văn cảnh).
Hơn nữa học sinh còn phải lý giải được tại sao ngữ cảnh lại có vai trò quan trọng đối với hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, ảnh hưởng đến cả người nói (người viết) với quá trình sản sinh lời nói, câu văn và đến cả người nghe (người đọc) với quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn.
Ngoài ra, qua bài học này, học sinh cần phải nắm được kĩ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh, có khả năng giải mã lời nói trong từng ngữ cảnh cụ thể.
Trong một tiết học 45’, dung lượng kiến thức mà bài “Ngữ cảnh” đưa ra tương đối lớn, yêu cầu học sinh phải tập trung cùng với giáo viên giải quyết những vấn đề của bài học. Tuy vậy, học sinh líp 11 sẽ có thuận lợi khi tiếp nhận bài học này vì trong nội dung ngữ dụng líp 10 “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, các em đã được làm quen với các khái niệm như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp... Đến líp 11 các khái niệm được tìm hiểu ở mức độ sâu hơn, phù hợp với mức nhận thức và nền kiến thức của học sinh líp 11.
2.3. Chương trình sách giáo khoa líp 12.
Ở chương trình sách giáo khoa líp 12, kiến thức ngữ dụng (phần Tiếng Việt) được thể hiện ở một đơn vị kiến thức “Hàm ý hội thoại”, giới hạn trong ba tiết. Trong ba tiết học, học sinh phải nắm được một lượng kiến thức khá lớn. Điểm thuận lợi mà chương trình sách giáo khoa đưa ra chính là sự phân bố kiến thức đồng đều cho cả ba tiết (mỗi tiết có cả lí thuyết và luyện tập). Qua ba tiết học này, học sinh phải đạt một số chuẩn kiến thức sau.
Kiến thức đầu tiên học sinh cần nắm được là khái niệm “Hàm ý hội thoại”. Thông qua việc tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, học sinh cần phải nắm vững hàm ý hội thoại là gì, nhận diện được hàm ý mà người nói, người viết gửi gắm trong phát ngôn, từ đó hiểu đúng ý của người nói.
Qua bài học, học sinh cũng phải lí giải được hàm ý trong hội thoại, mối liên quan giữa tác dụng của hàm ý với hoàn cảnh giao tiếp.
Học sinh cũng cần phải nắm được một số cách thức tạo câu có hàm ý. Ở tiết trước học sinh đã nhận thức được vai trò của hàm ý trong hội thoại và cách thức nhận diện hàm ý đó. Đến tiết 3, học sinh được làm quen với các cách thức để tạo ra hàm ý và việc vận dụng chúng trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Học sinh líp 12 sẽ có những thuận lợi nhất định, vì kiến thức về các phương châm hội thoại đã được học ở các líp học dưới.
Nhìn chung chuẩn kiến thức mà các bài ngữ dụng đặt ra cho học sinh trong chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông không quá khó đối với học sinh. Trong những thời lượng cho phép, dưới sự gợi mở của giáo viên, học sinh hoàn toàn có thể đạt được các chuẩn kiến thức mà bài học đề ra. Trong chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông, các kiến thức ngữ dụng có sự liên thông với nhau và liên thông với kiến thức ngữ dụng trung học cơ sở. Càng ở các líp trên, kiến thức càng được mở rộng dùa trên những nền tảng đã có.
3. Nội dung kiến thức.
3.1. Chương trình sách giáo khoa líp 10(Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ)
Trong chương trình sách giáo khoa líp 10, kiến thức ngữ dụng được giới hạn trong 2 tiết, phần Luyện tập (với 5 bài tập được đưa ra) được đẩy hẳn sang tiết thứ 2. Trong 45’ này, giáo viên và học sinh lần lượt đi vào tìm hiểu và giải quyết 5 bài tập mà sách giáo khoa đưa ra.
3.1.1. Ưu điểm.
Nhìn chung, cả 5 bài tập đều tạo ra những cơ hội để học sinh ôn lại phần kiến thức đã học, vận dụng phần kiến thức Êy vào trong từng bài tập cụ thể. Đến với hệ thống bài tập, học sinh được tiếp xúc với nhiều chiều hướng, nhiều cách thức phát triển lí thuyết khác nhau. Qua hệ thống bài tập này, học sinh vừa được ôn lại lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, vừa có điều kiện áp dụng lí thuyết đó vào việc lĩnh hội, phân tích văn bản văn học hoặc tạo lập văn bản trong giao tiếp. Hệ thống bài tập sách giáo khoa đưa ra về cơ bản đã thể hiện được hướng tích hợp giữa 3 phân môn Văn Học– Tiếng Việt – Làm Văn.
Bài tập 1 (SGK tr20) tích hợp kiến thức Tiếng Việt và kiến thức Văn, cho học sinh cơ hội áp dụng lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ vào việc lĩnh hội, phân tích một câu ca dao quen thuộc “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”. Lí thuyết mà học sinh được ôn lại qua bài tập này là lí thuyết về các nhân tố giao tiếp. Bốn câu hỏi mà bài tập đưa ra là bốn gợi ý lần lượt đề cập đến các nhân tố giao tiếp: Câu hái 1 hướng đến nhân vật giao tiếp, câu hái 2 hướng đến thời điểm giao tiếp, câu hái 3 hướng đến nội dung giao tiếp, câu hái 4 hướng đến mục đích giao tiếp và cách thức giao tiếp.... Không chỉ nhận biết ra các nhân tố giao tiếp Êy, thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý, học sinh còn phải phân tích lí giải được ảnh hưởng của các nhân tố giao tiếp Êy trong hoàn cảnh bài ca dao cụ thể được trích dẫn.
Bài tập 2-3: xu hướng tích hợp Văn và Tiếng Việt tiếp tục được phát huy nhưng yêu cầu bài tập đặt ra cao hơn. Yêu cầu ở các bài tập sau càng Ýt dần nhưng độ khó tăng. Học sinh không chỉ nhận diện các nhân tố giao tiếp mà còn phảI phân tích, lí giảI sự ảnh hưởng của nhân tố đó với giao tiếp như thế nào. Ví dụ: Câu hỏi 3(bài 3): “Lời nói của các nhân vật bộc lé tình cảm, tháI độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào” chính là một yêu cầu kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào việc tìm hiểu một tác phẩm văn học. Bài tập 3 yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức Ngữ dụng để phân tích, lĩnh hội tác phẩm “Bánh trôi nước”theo các gợi ý cụ thể, như một cách đọc hiểu văn bản dưới ánh sáng ngôn ngữ học. Ưu điểm nổi bật mà các bài tập 1-2-3 có được chính là giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để phân tích, cảm thụ một tác phẩm văn học. Sự phát triển dần độ khó của bài tập hoàn toàn phù hợp với khả năng của học sinh.
Bài tập 4-5: phát triển xu hướng tích hợp kiến thức ở hai phân môn Tiếng Việt và Làm Văn. Bài tập 4 “Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân ngày Môi trường thế giới”giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản dùa trên những kiến thức ngữ dụng đã có,đặt vào một tình huống quen thuộc, hoàn toàn có thể gặp phải trong cuộc sống. Ưu điểm của bài tập thể hiện ở phần gợi ý trong ngoặc đơn nhằm cụ thể hoá lệnh bài tập. Bài tập 5 rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích văn bản trên cơ sở những kiến thức ngữ dụng đã có. Ở bài tập này, ngữ liệu đưa ra khá hấp dẫn: “Bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tháng 9 năm 1945”. Ngữ liệu yêu cầu là một bức thư không quá dài, không làm loãng sự chú ý của học sinh, mặt khác lại có sự xuất hiện đầy đủ các nhân tố giao tiếp. Bài tập 5 được coi là một bài tập nâng cao so với cả 4 bài tập trước đó. Để học sinh có thể hiểu và thực hiện tốt lệnh bài tập, sách giáo khoa đã đưa ra những hướng dẫn khá cụ thể.
Việc sắp xếp hệ thống câu hỏi với độ khó tăng dần hoàn toàn khoa học, phù hợp để cho học sinh tiếp xúc và giải quyết bài tập.
3.1.2. Tồn tại.
Nhìn chung, hệ thống bài tập trong sách giáo khoa líp 10 khá hoàn chỉnh đáp ứng đòi hỏi về việc ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Trong 45’ nếu học sinh có thể giải quyết được cả 5 bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên có thể linh hoạt cho thêm bài tập để học sinh về nhà làm, như vậy học sinh có thể ôn tập lại kiến thức một lần nữa. Cũng cần có một hai câu hỏi nâng cao để phát huy khả năng của học sinh khá giỏi.
Bài tập 5, trước khi đưa ngữ liệu để học sinh phân tích tìm hiểu, thì đã có một phần giới thuyết về hoạt động giao tiếp cụ thể là viết thư. Như vậy, muốn làm được bài tập, học sinh không thể bỏ qua phần giới thuyết đó. Nên chăng, phần giới thuyết về hoạt động viết thư sẽ đẩy sang phần lí thuyết trong tiết 1. Như vậy, kiến thức sẽ được tiếp nhận một cách hệ thống, tránh gây loãng cho học sinh.
3.2. Sách giáo khoa líp 11(Ngữ cảnh)
Phần nội dung lí thuyết của bài tập Ngữ cảnh được phân bố rất rõ ràng, rành mạch từ đề mục lớn đến các đề mục nhỏ. Trình tự của các phần (từ phần lớn đến phần nhỏ) cũng được sắp xếp, đảm bảo tính logic và khoa học: đi từ khái niệm đến các nhân tố cấu thành và cuối cùng là vai trò của ngữ cảnh. Trình tự này hoàn toàn phù hợp với quy luật tiếp nhận và nhận thức của học sinh.
Trên co sở lí thuyết đó, sách giáo khoa đã đưa ra hệ thông bài tập để giúp học sinh rèn luyện kiến thức vừa học.
Trong sách giáo khoa 11, chương trình ngữ dụng chỉ được giới hạn trong một tiết, trong thời lượng đó, học sinh phải nắm được một lượng kiến thức nhất định, vừa phải hoàn thành cả 5 bài tập. Vì vậy, ở trên líp học sinh không thể giải quyết hết cả 5 bài tập đó, giáo viên buộc phải có sự điều chỉnh, hướng dẫn, gợi mở cho học sinh, giúp các em giải quyết một số lượng bài tập ngay tại líp, còn lại có thể cho học sinh tự làm ở nhà. Giáo viên sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả thực hành của học sinh ở nhà vào một thời điểm khác (bằng một bài kiểm tra nhỏ hoặc gọi học sinh chữa bài trong thời gian kiểm tra đầu giê).
3.2.1. Ưu điểm.
Nhìn chung các bài tập mà sách giáo khoa đưa ra đã tạo cơ hội cho học sinh ôn lại các kiến thức đã học về ngữ cảnh. Hầu hết các bài tập đã có sự tích hợp kiến thức Văn Học – Tiếng Việt – Làm văn (Bài tập 1,2,3,4). Ở bài tập 5, học sinh được vận dụng kiến thức ngữ dụng vào một tình huống có thể gặp trong thực tế. Như vậy, thông qua bài tập này, học sinh có thể rèn luyện kĩ năng lĩnh hội lời nói phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định.
Hệ thống bài tập mà sách giáo khoa 11 đưa ra đã tận dụng được những cơ sở kiến thức về văn học mà học sinh được cung cấp trước đó. Các ngữ liệu đưa ra để tìm hiểu hầu hết đều quen thuộc với học sinh, có độ hấp dẫn nhất định. Bài tập 2 sử dụng ngữ liệu là bài thơ “Tự tình II” (Hồ Xuân Hương); bài tập 3 sử dụng ngữ liệu là bài thơ “Thương vợ” (Tó Xương); bài tập 4 sử dụng ngữ liệu là bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” (Tó Xương). Các bài này đều có trong chương trình giảng dạy ở các cấp học trước đó. Đây vốn là những bài thơ hay, vì vậy khi đi vào phân tích dưới ánh sáng của Ngữ dụng học, học sinh có những hứng thó và vui thích nhất định, từ đó tạo nên tâm lí tập trung và nhiệt tình cần thiết.
Lệnh bài tập mà sách giáo khoa đưa ra tương đối rõ ràng, hỗ trợ đắc lực cho học sinh trong việc ôn tập kiến thức. Các lệnh bài tập đó đều tập trung vào kiến thức Ngữ cảnh mà học sinh vữa tiếp nhận. Ví dụ bài tập 3, với ngữ liệu là hai câu thơ “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/Trơ cái hông nhan với nước non”, sách giáo khoa đưa ra lệnh bài tập là “Xác định hiện thực được nói tới”. Học sinh trên cơ sơ nắm vững lí thuyết sẽ phải chỉ ra được hiện thực cuộc sống và cả hiện thực tâm trạng của nhân vật trữ tình. Giải quyết xong bài tập này, học sinh sẽ được cung cấp một cách tiếp cận tác phẩm văn chương dưới ánh sáng ngôn ngữ học.
3.2.2. Tồn tại.
Tồn tại đầu tiên dễ nhận thấy của sách giáo khoa líp 11 là sự không thống nhất trong cách phân chia đề mục. Phần nội dung được chia thành 3 mục lớn I(Khái niệm), I(Các nhân tố của ngữ cảnh), III(Vai trò của ngữ cảnh) tương đương nhau về mặt dung lượng kiến thức. Theo quy luật đó, phần Luyện tập phải được chia thành mục IV. Nhưng trong sách giáo khoa, phần Luyện tập được tách riêng ra và không được chia đề mục, điều đó thể hiện sự không thống nhất trong kết cấu bài học.
Lệnh bài tập chưa rõ ràng:ở bài tập 1, lệnh bài tập còn mơ hồ: “Căn cứ vào ngữ cảnh, hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau”. Học sinh khó xác định được “phân tích chi tiết” là làm những công việc gì, sự phụ thuộc của chúng vào ngữ cảnh như thế nào, sẽ phải chỉ ra ở phương diện nội dung hay hình thức. Lệnh bài tập có thể thay đổi như sau: “ Hãy chỉ ra sù chi phối của ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác) đến nội dung và hình thức ngôn ngữ trong hai câu thơ sau”. Như vậy, lệnh bài tập vừa là yêu cầu, vừa là gợi ý cho học sinh.
Lỗi về khoa học sư phạm xuất hiện ở bài tập 3. Lệnh bài tập bị lặp từ một cách không cần thiết: “ Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lí giải những chi tiết về hình ảnh bà Tó trong bài thơ “Thương vợ” của Tó Xương”. Nên thay đổi lệnh bài tập cho ngắn gọn và cụ thể hơn. Ví dô: “Ngữ cảnh đã chi phối đến việc khắc họa hình ảnh bà Tó trong bài thơ “Thương vợ” của Tó Xương như thế nào?”.
Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa11 nhìn chung chưa có sự nâng cao về mặt kiến thức, mới chỉ đáp ứng nhu cầu của đa số học sinh mà chưa thể phân loại được học sinh khá giỏi. Với bài dạy này, giáo viên có thể linh hoạt trong việc đưa ra một số bài luyện tập cho học sinh thực hành tại nhà, với độ khó tăng dần, đồng thời tăng cường vận dụng các tình huống của cuộc sông có thể sẽ gặp phải. Với những bài tập đó, học sinh rất hứng thó tìm hiểu, vì các em hoàn toàn có thể gặp phải trong cuộc sống.
Ngữ liệu đưa ra trong hệ thống bài tập đều là những tác phẩm văn chương trung đại. Nên đưa vào Ýt nhất một ngữ liệu là tác phẩm văn học hiện đại, làm cho bài tập thêm phong phú, gần gũi với học sinh. Có thể cho các em phân tích ngữ cảnh của một số tác phẩm vừa được học trong phần Văn, thể hiện được xu hướng tích hợp kiến thức trong giảng dạy.
3.3. Sách giáo khoa líp 12(Hàm ý hội thoại)
Trong sách giáo khoa líp 12, với dung lượng thời gian là 3 tiết, trong đó mỗi tiết được chia đều cả phần lí thuyết và thực hành, do vậy học sinh có điều kiện ôn tập ngay những kiến thức vừa học.
3.3.1. Trong tiết 1.
a) Ưu điểm:
Ngoài phần lí thuyết, phần bài tập đưa ra 2 bài để học sinh thực hành. Cả hai bài này đều củng cố cho học sinh kiến thức về khái niệm “hàm ý hội thoại”. Lệnh bài tập ở cả hai bài đều được chia nhỏ, vừa định hướng tìm hiểu cho học sinh vừa là những gợi ý cần thiết để các em có thể giải quyết yêu cầu bài tập.
Bài tập 1 sử dụng ngữ liệu là truyện cười dân gian, điều này rất có ý nghĩa trong việc thu hót sự quan tâm và chú ý của học sinh. Ngữ liệu bài tạp 2 lại là những tình huống có thể gặp trong cuộc sống. Sự đa dang của ngữ liệu cho phép học sinh làm quen với các tình huống khác nhau, rèn luyện sự linh hoạt trong việc áp dụng kiến thức ngữ dụng trong học Văn và trong cuộc sống.
Bài tập 1 có sử dụng thuật ngữ “lượt lời”. Đây là một thuật ngữ đã được giới thiệu cho học sinh trong chương trình cấp II. Do đó, sự xuất hiện của nó trong lệnh bài tập là hợp lí. Các lệnh bài tập rõ ràng là điểm tựa cho học sinh đi vào tìm hiểu hàm ý của người nói trong cuộc hội thoại đang phân tích.
b) Tồn tại:
Nhược điểm đầu tiên trong hệ thống bài tập tiết 1 là số lượng bài tập quá Ýt. Phần luyện tập không chỉ để học sinh thực hành trên líp, mà phải có một số bài tập nhất định để học sinh về nhà làm. Với hai bài này, học sinh dễ dàng hoàn thành ngay trên líp, về nhà sẽ không xem lại vì không còn bài tập cần giải quyết. Như vậy kiến thức sẽ bị mai một. Với bài dạy này giáo viên phải linh hoạt trong việc giao bài tập về nhà cho học sinh (từ 3 đến 4 bài) với độ khó tăng dần (phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh líp 12).
Trong bài tập 2, lệnh bài tập quá cụ thể, không cần thiết: “ Những câu nói trên có phải để thông báo về thời tiết hay hỏi về việc sở hữu đồng hồ không”. Học sinh líp 12 hoàn toàn có thể tự nhận thấy những phát ngôn: “Kìa, trời mưa rồi” là để thông báo về trời mưa, sách giáo khoa không cần phảI giới thuyết thêm nữa. Cần thay đổi lệnh bài tập cho nhắn gọn, có thể là: “ Phân tích hàm ý của người nói trong những tình huống trên”.
Nhìn chung cả 2 bài tập đều tương đối dễ so với nhận thức của học sinh líp 12. Nếu giáo viên ra thêm bài cho học sinh về nhà làm thì phải chú ý tăng độ khó, tạo điều kiện cho học sinh thực hành, từ đó nắm vững kiến thức.
3.3.2.Trong tiết 2.
a) Ưu điểm:
Sách giáo khoa đưa ra 4 bài tập xoay quanh kiến thức về tác dụng của hàm ý. Với 4 bài tập này, học sinh không chỉ nhận diện hàm ý mà còn phải phân tích được tác dụng của việc sử dụng hàm ý trong hội thoại như thế nào. Sự tích hợp kiến thức giữa các phân môn tiếp tục được phát huy. Bài tập 1,2 sử dụng ngữ liệu trong tác phẩm “Nửa chõng xuân” của Khái Hưng. Bài 3 lấy ngữ liệu là một truyện cười dân gian. Nhìn chung ngữ liệu có sự thu hót nhất định.
Bài tập 1,2 sử dụng ngữ liệu trong cùng một tác phẩm, sách giáo khoa đã cẩn thận có thêm phần ghi chó: “khi phân tích bài tập 1,2 cần gắn với tình tiết của truyện “Nửa chõng xuân”. Hai bài tập này có mỗi quan hệ tiếp diễn, tạo sự liền mạch cho tư duy học sinh.
Bài tập 1: hai gợi ý được sắp xếp hợp lí, gợi ý 1 là để học sinh nhận diện hàm ý trong câu nói của Mai, gợi ý 2 giúp học sinh đi vào phân tích tác dụng của hàm ý đối với người nghe (bà Án).
Bài tập 2: để giải quyết được bài tập 2 thì phải thông qua tìm hiểu bài tập 1, so sánh điểm tương đồng và khác biệt trong 2 hoàn cảnh giao tiếp, lệnh bài tập cụ thể. Dùa vào việc trả lời các lệnh bài tập đó, học sinh lần lượt giải quyết các yêu cầu của bài học đề ra.
Bài tập 4: mở rộng cơ hội cho học sinh vận dụng các kiến thức hàm ý hội thoại vào tình huống trong thực tế giao tiếp hàng ngày hoặc lĩnh hội một tác phẩm điện ảnh, với bài tập này, học sinh được phát triển trí tưởng tượng, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, số lượng bài tập không quá nhiều, tạo điều kiện cho học sinh có thể thực hành tại nhà những bài chưa có điều kiện làm trên líp.
b) Tồn tại:
Bài tập 1,2 sử dụng ngữ liệu trong “Nửa chõng xuân”, do đó muốn tìm hiểu hàm ý trong phát ngôn của nhân vật thì phải xem lại toàn bộ nội dung của tác dụng. Nếu không chuẩn bị trước ở nhà thì học sinh rất khó tái tạo kiến thức.
Xuất hiện lỗi về khoa học sư phạm trong bài tập 1: gợi ý b “cách nói “chua chát” có tác dụng như thế nào so với cách nói “thẳng”, mà không gợi ý cho học sinh nói “thẳng” là nói như thế nào.
Ngôn từ sử dụng trong lệnh bài tập của bài tập 2 chưa chính xác, lặp từ không cần thiết. Có thể thay đổi lệnh bài tập như sau: “ Hàm ý ở câu nói cuối cùng của Mai có hàm ý như thế nào đối với người tiếp nhận”.
Bài tập 3: lệnh bài tập mơ hồ “Câu trả lời chứng tỏ anh chàng mua kính quan niệm thế nào là kính tốt, kính xấu? Từ đó suy ra câu trả lời như thế nào cho câu hỏi của chủ hiệu”. Học sinh không thể hiểu “suy ra câu trả lời như thế nào cho câu hỏi của chủ hiệu” là làm những công việc gì. Cần thay đổi lệnh bài tập.
Bài tập 4 được đánh giá là bài tập nâng cao so với 3 bài tập trên. Đặt trong thời lượng 45’ của tiết học, học sinh không thể thực hành bài tập này trên líp mà phải đem về nhà. Trong khi đó lệnh bài tập 4 đưa ra lại rất mơ hồ:” Hãy ghi lại (hoặc nhớ lại)”. Dùa vào lệnh này, học sinh có thể sẽ chỉ làm một trong hai thao tác, khó cho việc kiểm tra đánh giá của giáo viên. Lệnh bài tập còn lặp từ : “Hãy ghi lại (hoặc nhớ lại) hai cuộc hội thoại, 1 trong thực tế giao tiếp hàng ngày và một trong phim truyện có dùng câu có hàm ý”. Có thể thay bằng lệnh : “Hãy ghi lại (hoặc nhớ lại) hai cuộc hội thoại, 1 trong thực tế giao tiếp hàng ngày và một trong phim truyện sử dụng dùng câu có hàm ý”.
3.3.3. Trong tiết 3.
a) Ưu điểm
Với ba bài tập đưa ra, học sinh được một số cách thức tạo câu có hàm ý. Ba bài tập đều xoay quanh nội dung kiến thức này với độ khó khác nhau. Ưu điểm nổi bật của nó là tích hợp kiến thức các phân môn Ngữ Văn. Ngữ liệu quen thuộc, phong phó.
b) Tồn tại
Bên cạnh ưu điểm, bài tập của sách giáo khoa vẫn còn một số tồn tại. Trước hết, độ khó của các bài chưa có sự phân hoá rõ rệt, chưa có bài tập nâng cao thực sự. Nên đưa thêm những bài tập gắn với tình huống trong thực tế.
Bài tập 1, sách giáo khoa bá qua lời dẫn ban đầu mà đi ngay vào ngữ liệu. Như vậy,Học sinh chưa được chuẩn bị tâm thế. Có thể khắc phục bằng cách thêm lời dẫn: “Đọc đoạn truyện sau và trả lời câu hỏi”
Bài tập 2: lệnh bài tập chưa rõ ràng. Gợi ý a nên đổi thành “câu hỏi của nhân vật trong đoạn văn trên yêu cầu người đối thoại cung cấp thông tin gì?”
Nên tăng cường bài tập theo dạng của bài tập 3 “Hãy trả lời bằng một câu có hàm ý cho câu hái Anh chị có thích truyện Chí Phèo không?”, phát huy sự sáng tạo của học sinh.
3.4. Nội dung ngữ dụng toàn chương trình
Trong sách giáo khoa phổ thông trung học, bài tập về kiến thức ngữ dụng ở cả ba khối líp nhìn chung khá hợp lí. Các bài tập đưa ra đa số đều tập trung vào phần kiến thức được học, một số bài mở rộng nâng cao. Nhìn tổng thể các bài tập trong sách giáo khoa của ba líp có thể nhận thấy một vài bất hợp lí trong việc lùa chọn số lượng bài tập. Số lượng bài tập đưa ra phải phù hợp với dung lượng kiến thức và dung lượng thời gian. Biện pháp khắc phục đã được nêu ra khi nhận xét từng bài cụ thể.
Việc lùa chọn bài tập cũng có chỗ chưa hợp lí, vẫn có sự trùng lặp biểu thức. Tiêu biểu là bài tập 5 (tr.105 sách giáo khoa líp 11) và bài tập 2 (tr.185 sách giáo khoa 12), phần b nhỏ là hoàn toàn giống nhau. Đây là một bất cập cần được sửa chữa bởi vì trong khi học sinh được tiếp cận với kiến thức mới, đồng thời có bước phát triển trong nhận thức, mà bài tập lại không hề thay đổi. Học sinh líp 11 và líp 12 làm cùng một bài tập, với yêu cầu không hề khác nhau (thậm chí trong sách giáo khoa líp 12 còn gợi ý kĩ hơn sách giáo khoa líp 11).
Ngoài một vài sơ xuất như vậy, nhìn chung các bài tập trong sách giáo khoa cả ba líp đã thực hiện được bước phát triển trong nhận thức và trình độ của học sinh. Vì kiến thức lí thuyết của ba líp có quan hệ với nhau nên hệ thống bài tập cũng có quan hệ trên một vài khía cạnh nhất định. Giải quyết hết số lượng bài tập đó, học sinh có cái nhìn hệ thống về những kiến thức ngữ dụng đã học.
III. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho bài Ngữ cảnh
Trên cơ sở nhận diện được những tồn tại cũng như ưu điểm của phần nội dung kiến thức Ngữ cảnh đã phân tích ở trên, người viết thử xây dựng một bài kiểm tra 15 phót cho học sinh theo ma trận như sau:
Nội dung trắc nghiệm
Mức độ đánh giá
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dông
Phân tích
Tổng hợp
Đánh giá
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
0
0
2
0
2
0
3
0
1
1
1
0
Những câu ở mức độ đánh giá phân tích, tổng hợp, đánh giá là những câu nâng cao. Đặc biệt là câu tự luận ngắn nhằm phân hóa học sinh ngay sau giê lên líp. Trong thời gian 15 phót, học sinh cần giảI quyết 10 câu hỏi. Thời lượng 1,5 phót cho một câu theo chúng tôi là hợp lí, vì đặc thù câu hỏi khá dài, học sinh cũng cần có thời gian xem lại bài sau khi làm.
Bài kiểm tra 15 phót
Câu 1: Ngữ cảnh là gì?
Là bối cảnh để lĩnh hội ngôn ngữ
Là hoàn cảnh để sản sinh lời nói
Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói
Là bức tranh dược vẽ bằng chất liệu ngôn ngữ
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải nhân tố của ngữ cảnh?
Nhân vật giao tiếp
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
Văn cảnh
Đường kênh giao tiếp
Câu 3: Muốn lĩnh hội có hiệu quả lời nói câu văn, người nghe người đọc cần phải làm gì?
Phải căn cứ vào ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp
Phải gắn từ ngữ câu văn vào với ngữ cảnh sử dụng, đặc biệt là tình huống giao tiếp cụ thể
Phân tích tìm hiểu và lí giải cặn kẽ từng chi tiết về nội dung và hình thức
Gồm tất cả các ý trên
Câu 4: Tình huống giao tiếp của từng câu nói được tạo nên bởi các nhân tố nào?
Bối cảnh giao tiếp rộng
Bối cảnh giao tiếp hẹp
Hiện thực được nói tới
Tất cả đều đúng
Câu 5: Văn cảnh… của một đơn vị ngôn ngữ là gì?
Là các đơn vị ngôn ngữ đứng trước nó
Là các đơn vị ngôn ngữ đứng sau nã
Cả hai ý kiến trên đều đúng
Cả hai ý kiến trên đều sai
Câu 6: Nối các nhân tố cột A với vai trò tương ứng ở cột B:
Bối cảnh giao tiếp hẹp
1. Tạo nên bối cảnh văn hóa của một đơn vị ngôn ngữ
Bối cảnh giao tiếp rộng
2. Tạo nên tình huống của từng câu nói
Hiện thực được nói tới
3. Tạo nên phần nghĩa sự việc của câu
Câu 7: Nối các nhân tố cột A với các định nghĩa tương ứng ở cột B:
Bối cảnh giao tiếp rộng
1. Là toàn bộ các nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng ngôn ngữ.
Bối cảnh giao tiếp hẹp
2. Nơi chốn thời gian phát sinh câu nói cùng với những hiện tượng sự việc xảy ra xung quanh
Hiện thực được nới tới
3. Có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng của con người
Câu 8: Ngữ cảnh có vai trò như thế nào?
Ngữ cảnh luôn ảnh hưởng chi phối nội dung và hình thức các câu.
Ngữ cảnh có vai trò quan trọng đối với quá trình tạo lập và lĩnh hội lời nói
Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong câu
Ngữ cảnh là môi trường tạo ra lời nói, câu văn
Câu 9: Muốn hiểu đầy đủ và đúng ý nghĩa câu nói “Con gái Sư phạm xinh nhỉ”, “Học sinh líp này chăm học thật”, ta phải:
Phân tích cặn kẽ đối tượng được nói tới
Tìm hiểu câu nói là của ai, nói với ai
Đặt câu nói trên vào bối cảnh cụ thể phát sinh ra nã
Gồm cả a, b, c
Câu 10: Bối cảnh giao tiếp hẹp của bài thơ Tự tình II (Hồ Xuân Hương) là:…….……………………………………………………………
……………………………………………………………………..
Đáp án
Câu 1:b
Câu 2: d
Câu 3: d
Câu 4: b
Câu 5: c
Câu 6: a-2
b-1
c-3
Câu 7: a-1
b-2
c-3
Câu 8: b
Câu 9: d
Câu 10: Đêm khuya không gian vắng lặng, ở đó người phụ nữ cô đơn đối diện với duyên phận của mình.
C. KẾT LUẬN
Ngữ dụng là chuyên ngành còn khá mới song ngày càng giữ vai trò quan trọng của ngôn ngữ.
Ý thức được tầm quan trọng đó, các tác giả viết sách giáo khoa đã đưa kiến thức của Ngữ dụng vào các đơn vị bài học trong sách giáo khoa phổ thông trung học, với mục đích cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong viết văn nghị luận.
Nội dung các bài học về kiến thức ngữ dụng thể hiện nhiều ưu điểm, như trình tự sắp xếp ngữ liệu, câu hỏi hợp lí, kiến thức chuẩn, phong phú, lệnh bài tập đa dạng, nội dung ngắn gọn, trình bày rõ ràng, khá đầy đủ…Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số tồn tại cần khắc phục để quá trình dạy học phát huy được hiệu quả cao.
THƯ MỤC THAM KHẢO
Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, Nxb GD, 2001.
Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, 2, Nxb GD, 1992.
Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG, HN, 2000.
Nguyễn Thị Lương, Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án tiến sĩ, ĐHSPHN, 1996.
Trần Thị Tuyết Oanh, xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận ngắn trong đánh giá kết quả hệ thống môn giáo dục học, Luận án tiến sĩ, 2000.
Nguyễn Quang Cương, Hệ thống chương trình trong sách giáo khoa văn học (Bậc THPT, phần tác phẩm văn học văn học Việt Nam), Luận án tiến sĩ, 2000.
Bùi Thị Xuân, Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận trong đơn vị nghị luận cho học sinh cấp III, Luận văn tiến sĩ, 1997.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doko.vnTimhieunhungbaihocthuocp.doc