Tài liệu Chuyên đề Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh: PHẦN MỞ ĐẦU
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự thay đổi nhu cầu thực phẩm và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của con người. Ở Việt Nam việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm thủy sản từ nghề đánh bắt hải sản ngày càng hạn chế do khai thác quá mức trữ lượng nguồn lợi cho phép. Để bù đắp vào sự thiếu hụt đó thì nuôi trồng thủy sản phải được phát triển mạnh mẽ hơn nữa
Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm thủy sản và góp phần giảm bớt áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường sinh thái đồng thời giải quyết nhiều vấn đề cho xã hội như công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự di cư từ nông thôn sang thành thị và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người. Cùng với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời trong phát triển thủy sản song nghề nuôi trồng thủy sản mới chỉ phát triển trong khoảng 20 năm trở lạ...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự thay đổi nhu cầu thực phẩm và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của con người. Ở Việt Nam việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm thủy sản từ nghề đánh bắt hải sản ngày càng hạn chế do khai thác quá mức trữ lượng nguồn lợi cho phép. Để bù đắp vào sự thiếu hụt đó thì nuôi trồng thủy sản phải được phát triển mạnh mẽ hơn nữa
Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm thủy sản và góp phần giảm bớt áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường sinh thái đồng thời giải quyết nhiều vấn đề cho xã hội như công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự di cư từ nông thôn sang thành thị và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người. Cùng với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời trong phát triển thủy sản song nghề nuôi trồng thủy sản mới chỉ phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến xuất khẩu thủy sản
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đang xây dựng những hướng đi mới trong nhiều lĩnh vực nhất là trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa cả về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt trong đó có sự phát triển mạnh của ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng đất và mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản đóng góp khá lớn vào tiêu dùng nội địa và chiếm tỷ trọng lớn trong kim nghạch xuất khẩu
Nhìn chung trong thời gian gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng gia tăng về diện tích, sản lượng và giá trị. Loại hình mặt nước trong nuôi trồng thủy sản càng ngày càng đa dạng như nuôi thâm canh ao hồ nhỏ, ruộng lúa thùng đấu và hồ chứa, sông ngòi. Đã hình thành nhiều mô hình nuôi trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên phương thức hiện nay chủ yếu là quảng canh cải tiến và một phần nhỏ nuôi bán thâm canh .Các vùng nuôi tập trung bán thâm canh và thâm canh còn ít quy mô nhỏ và manh mún chưa hình thành các khu nuôi tập trung với quy mô lớn cho sản lượng cao. Đầu tư chưa tương xứng chưa đồng bộ cho nên việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thủy sản chưa mạnh. Đối tượng nuôi cá truyền thống vẫn là chủ đạo và một số đối tượng có giá trị kinh tế mới nuôi ở quy mô nhỏ, tự phát chưa trở thành hàng hóa xuất khẩu
Trong những năm tới nhu cầu phát triển và mở rộng diện tích nuôi sẽ ngày một nhiều, do đó đòi hỏi phải có một kế hoạch phát triển lâu dài và mang tính bền vững. Do vậy em chọn đề tài “ Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh” làm chuyên đề tốt nghiệp
Mục đích chính của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh để tìm ra vấn đề cần giải quyết và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh
Trong đó phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm ở 3 loại : các loài thủy sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ
Đề tài gồm 3 chương chính :
Chương I : Sự cần thiết phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản
Chương II : Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh
Chương III : Phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh
Để hoàn thiện khóa luận này em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh các chị của Sở Kế hoạch& Đầu Tư Hà Tĩnh đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Bùi Đức Tuân
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
I . Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế
1. Khái niệm về ngành thủy sản
Hoạt động của ngành thủy sản luôn gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của văn hóa, lịch sử con người Việt Nam với những hoạt động trên bến dưới thuyền, quăng chài thả cá,... hoạt động thủy sản ở Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình không chỉ trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của con người mà còn đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Ngành thủy sản được coi là ngành sản xuất vật chất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người
Theo điều 2 của Luật thủy sản đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua
‘Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác nuôi trồng vận chuyển chế biến bảo quản chế biến mua bán xuất khẩu nhập khẩu thủy sản dịch vụ trong hoạt động thủy sản’( trích Luật thủy sản nước CHXHCN Việt Nam )
2. Vị trí và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
2.1 Vị trí của ngành thủy sản
Ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân. Ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế.
Là một ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp B, ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp.
Vì vai trò ngày càng quan trọng của ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối của thập kỉ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thuỷ lợi để không những phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Kể từ năm 2002, nuôi thuỷ sản đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Nhiều mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp đã được áp dụng, các vùng nuôi tôm lớn mang tính chất sản xuất hàng hoá lớn được hình thành, sản phẩm thủy sản đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ hải sản.
Trên thế giới, ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành thuỷ sản. Ngành thuỷ sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hàng năm và năm 2007 đạt gần 3,8 tỷ USD tăng 12% so với năm 2006, đưa chế biến thuỷ sản trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế và dành vị trí trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới.
2.2 Vai trò của ngành thủy sản
2.2.1 Ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2007, đã sử dụng 1,05 triệu ha để nuôi trồng thuỷ sản tăng khoảng 10.000 ha so với cuối năm ngoái . Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm
Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản… Hoạt động nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao, nuôi đặc sản được mở rộng. Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 3,4% (năm 2000) lên 3,93% vào năm 2003 và năm 2008 là 5.44 %
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá.
2.2.2 Ngành thủy sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ, năm 2008 trên 150 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2005, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 100 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới
2.2. 3 Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói Ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2002 đến năm 2008, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông.
2.2.4 Góp phần tạo việc làm ,tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính.
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2005, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
2.2.5 Tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình CNH-HĐH của đất nước,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước.
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách. Chính phủ đã đưa ra nghị quyết 09 NQ/CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và đó cũng là yếu tố giúp cho quá trình chuyển đổi diện tích nuôi trồng thuỷ sản càng diễn ra nhanh, mạnh và rộng khắp hơn. Quá trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện tích được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm 2007 đạt 95.400 ha. Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.
Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Tính đến nay, tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo mô hình cá - lúa là 446.151 ha.
3. Đặc điểm ngành thủy sản
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển các hoạt động của ngành thuỷ sản. Là một quốc gia ven biển với diện tích vùng biển rộng gấp ba lần diện tích đất liền, chứa đựng nhiều tài nguyên và nguồn lợi phong phú, Việt Nam có thể lợi dụng tiềm năng này để phát triển toàn diện kinh tế hải sản. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt. Sông suối, ao hồ, kênh mương, ruộng trũng… đều là môi trường thích hợp để tiến hành khai thác và nuôi, trồng nhiều loài động - thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Dưới đây là các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngành thuỷ sản:
3.1 Lĩnh vực nuôi, trồng các loài động, thực vật thủy sản
- Nuôi thuỷ sản nước ngọt
Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thuỷ sản (mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5‰.
- Nuôi thuỷ sản nước lợ
Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ sản trong vùng nước lợ cửa sông, ven biển, môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa. Đối tượng nuôi chủ yếu các loài tôm: Tôm sú , tôm he , tôm bạc thẻ, tôm nương , tôm rảo và một số loài cá như cá vược , cá mú , cá chình... Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nuôi trồng động, thực vật nước mặn
Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thuỷ sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam, nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc .... Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Những tỉnh trồng rong câu chủ yếu ở Việt Nam là Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Bến Tre. Rong sụn là loài mới được nhập và trồng có kết quả, đang được nhân rộng ở nhiều địa phương ở miền Trung và Nam Bộ.
Nhìn chung, với những nỗ lực trong việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống, chú trọng những đối tượng nuôi thế mạnh của từng vùng, áp dụng phương thức nuôi tiên tiến, đem lại hiệu quả cao, nhất là áp dụng công nghệ nuôi công nghiệp chu trình khép kín, ít thay nước đối với đối tượng tôm sú, phát triển các khu nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao, v.v… hoạt động nuôi, trồng các loài động, thực vật thuỷ sinh đã thu được kết quả vượt bậc
3.2 Lĩnh vực khai thác thủy sản.
- Khai thác hải sản
Là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên biển và vùng nước lợ. Nhìn chung, nghề khai thác hải sản của nước ta là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là chủ yếu. Do sự tăng trưởng quá lớn của việc khai thác nên trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển ven bờ đã có dấu hiệu bị đe doạ, một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác quá mức. Vì vậy ngành thuỷ sản Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác để giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách phát triển khai thác các nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng biển xa bờ, đồng thời chuyển một bộ phận ngư dân sang những lĩnh vực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, tham gia hoạt động phục vụ du lịch, giải trí, v.v...
- Khai thác thuỷ sản nội địa
Là hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản trong các sông, hồ, đầm phá và các vùng nước ngọt tự nhiên khác.Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác nội địa hằng năm dao động từ 200 đến 250 nghìn tấn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư, đồng thời cũng có nhiều sản phẩm quý.
3.3 Lĩnh vực chế biến thủy sản
Chế biến thuỷ sản được hiểu là chế biến tất cả các loài thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn thu hoạch từ hoạt động khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản. Chế biến thuỷ sản được phân thành hai nhóm sau:
- Chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa
Là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Những năm trước đây, do phải nhập dây chuyền đồng bộ từ nước ngoài nên chi phí cho hoạt động chế biến nội địa tương đối cao, giá thành sản phẩm không phù hợp với sức mua của người dân trong nước. Gần đây, ngành thuỷ sản đã chủ động phát triển công nghiệp cơ điện lạnh phục vụ thiết bị cho chế biến thuỷ sản nội địa nên tình trạng này đã được khắc phục. Mặt khác, do mức thu nhập tăng nên nhu cầu tiêu thụ cũng tăng theo, nhiều sản phẩm thuỷ sản chế biến đã không còn phân biệt ranh giới giữa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
- Chế biến sản phẩm xuất khẩu
Là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm mục tiêu xuất khẩu thu ngoại tệ.
Trước những nguy cơ và thách thức mới, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã không ngừng đổi mới phương thức quản lý và tác phong làm việc, tích cực đầu tư máy móc và trang thiết bị hiện đại để tiến hành qui trình tự động hoá sản xuất. Áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới như công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ surimi, công nghệ ngủ đông trong vận chuyển thuỷ sản tươi sống, công nghệ đông … Tập trung chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng như mặt hàng phi lê đông lạnh, sản phẩm sẵn sàng để nấu hoặc sản phẩm ăn liền, nhờ đó tỷ trọng các mặt hàng này trong tổng sản phẩm chế biến xuất khẩu đã tăng lên đáng kể
Nhờ việc tích cực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm nên số doanh nghiệp đạt các điều kiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam ngày càng nhiều và đạt tiêu chuẩn tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản. Việt Nam tạo được thế đứng vững chắc trên thị trường thuỷ sản thế giới.
3.4 Các lĩnh vực hoạt động khác
a. Hệ thống sản xuất giống
Đối với các loài cá nước ngọt truyền thống, hầu hết được sản xuất giống nhân tạo, do đó nguồn giống tương đối ổn định, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hiện nay, cả nước đã có hơn 500 trại giống thủy sản nước ngọt, sản xuất khoảng 12 tỷ con giống/năm (riêng ở miền Tây Nam Bộ có 145 trại, mỗi năm cung cấp 4 tỷ con giống cá da trơn (cá tra, ba sa), hơn 5000 trại giống tôm sú (sản xuất hơn 20 tỷ con giống/năm) và hàng nghìn trại giống sản xuất giống các loài cá biển, giáp xác, động vật thân mềm, bò sát, lưỡng cư... cung cấp con giống phục vụ nhu cầu phát triển nuôi trồng của nhân dân ở các vùng sinh thái khác nhau. Công nghệ sản xuất những giống cá nước ngọt chủ lực đã được phổ thông hóa, người dân và doanh nghiệp đã có thể tự sản xuất con giống...
b. Sản xuất và cung ứng thức ăn
Đến năm 2007 cả nước có hàng trăm cơ sở sản xuất thức ăn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản 40% nhu cầu tiêu thụ.
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đang ngày một tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, thuỷ sản hiện nay còn là một trong những loại sản phẩm xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt quá 1 tỷ đô la Mỹ năm 2000 và đến năm 2003 đã đạt 2,2 tỷ đô la Mỹ ,năm 2007 lên đến 3,75 tỷ đô la tăng 12% so với năm 2006
Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu xuất khẩu, hàng thủy sản xuất sang Nhật Bản đạt kim ngạch cao nhất, đạt 77.916.481 USD (chiếm 17,54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước tiếp đến thị trường Hoa Kỳ đạt 66.684.088 triệu USD (chiếm 15,01 %), sau đó là các thị trường Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc …Trong lĩnh vực thương mại thuỷ sản, Việt Nam chủ yếu tiến hành xuất khẩu, gần đây mới bắt đầu nhập khẩu nhưng khối lượng còn hạn chế.
Tại thị trường trong nước, thuỷ sản tiêu thụ nội địa bao gồm phần lớn thuỷ sản nước ngọt và một phần thuỷ sản nước mặn, đa số là sản phẩm giá thấp và trung bình, chủ yếu là hàng tươi sống. Tuy nhiên, xu thế tiêu thụ sản phẩm giá trị cao và sản phẩm chế biến đang tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố, khu du lịch. Người dân đã bắt đầu đòi hỏi hàng thuỷ sản có chất lượng cao, bao bì đóng gói thuận tiện, các mặt hàng thuỷ đặc sản tươi sống, đông lạnh và đồ hộp đang có sức tiêu thụ mạnh lên.
II. Đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản
Khái niệm nuôi trồng thủy sản
Ngành nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của ngành thủy sản. Nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản góp phần vào giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động nông thôn, tạo được những mô hình kinh tế thuỷ sản ở các tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao… Bên cạnh đó hoạt động nuôi trồng thủy sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản
Vai trò của nuôi trồng thủy sản
2.1 Thúc đẩy tăng trưởng
Đóng góp của nuôi trồng thủy sản trong sự tăng trưởng của nền kinh tế việt nam là không thể phủ nhận. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu ngày càng có giá tri cao trên thị trường thế giới. Việc tiêu thụ những sản phẩm nảy trong nội địa hay xuất khẩu đều giúp cho nhà nước thu được lợi nhuận góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn ngành kinh tế. Bên cạnh đó nuôi trồng thủy sản góp phần vào tạo việc làm tăng thu nhập hạn chế các tệ nạn xã hội. Nhìn chung ngành thủy sản phát triển mở ra một cơ hội mới cho nền kinh tế của đất nước
2.2 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản
Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân cư thì môt phần lớn được cung cấp cho ác nhà mày chế biến làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Là một nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất khu vực và thế giới, nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của nước ta hiện nay là rất lớn. Nguồn nguyên liệu được cung cấp từ hai phía : khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong giai đoạn hiện nay thì hạn chế về khai thác thủy sản do vấn đề về môi trồng thì nuôi trồng thủy sản đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Như vậy nuôi trồng thủy sản đã đáp ứng được một cơ cấu mặt hàng đa dạng hơn góp phần phát triển thương mại thủy sản
2.3 Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu cho xã hội
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu con người đó là lương thực và thực phẩm đây cũng là loại sản phẩm có vai trò quyết định mọi hoạt động của con người. Nuôi trồng thủy sản là ngành cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho con người như tôm cá, cua, ghẹ ... Xã hội ngày càng phát triển đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu con người cũng càng lớn dần người ta sẽ hướng tới những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao bổ dưỡng và thủy sản là một trong những sản phẩm như thế
2.4 Giải quyết việc làm và tăng thu nhập ,xóa đói giảm nghèo
Cùng với việc khai thác thủy sản thì nghề nuôi trồng thủy sản hàng năm thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia. Nuôi trồng thủy sản là nghề được phát triển ở hầu hết các địa phương trong cả nước giải quyết một lượng lớn lao động nông nghiệp hàng năm. Bên cạnh đó do hiệu quả của nuôi trồng thủy sản cao hơn so với nhiều lĩnh vực khác trong nông nghiệp nên cùng với vệc chuyển đổi sản xuất chuyển đổi từ diện tích trồng lúa, muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đã tạo ra nguồn thu nhập lớn góp phần nâng cao mức sống dân cư
2. 5 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong xu thế đất nước đang chuyển mình hòa nhịp vào nền kinh tế quốc tế nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có sự phát triển trong thấy. Phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những biện pháp nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn .Bên cạnh đó phát triển nuôi trồng thủy sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế tham gia như doanh nhiệp Nhà Nước, doanh nghiệp tư nhân ... đặc biệt sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững cũng kéo theo sự phát triển ngành dịch vụ và công nghiệp. Như vậy phát triển nuôi trồng thủy sản đã góp phần đưa nền kinh tế việt nam tiến tới một cơ cấu bền vững và tiến bộ hơn .
Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thủy sản
3.1 Nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ
Do thủy sản có quy luật sinh trưởng và sinh trưởng riêng nên dẫn tới trong hoạt động nuôi trồng mang tính mùa vụ rõ rệt. Theo Lenin thì tính thời vụ thể hiện ở chỗ thời gian lao động không ăn khớp với thời gian sản xuất vậy nên người lao động luôn phải tuân theo quy luật riêng đó. Tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến tình trạng người lao động có lúc rất bận rộn có những lúc lại nhàn rỗi. Đặc điểm này đòi hỏi trong nuôi trồng thủy sản một mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng cách cần tập trung nghiên cứu các giống loài thủy sản có thời gian sinh trưởng ngắn để có sản xuất nhiều mùa vụ
3.2 Nuôi trồng thủy sản mang tính vùng rõ rệt
Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp cả nước và tương đối là phức tạp so với các ngành sản xuất khác, ở đâu có nước là ở đó có hoạt động thủy sản. Vậy nên nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp tại mọi vùng địa lý từ miền núi xuống miền biển. Thủy sản rất đa dạng về giống loài mang tính địa lý có quy luật của từng vùng từng nơi. Mỗi vùng mỗi quốc đều có những điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước khác nhau nên đặc điểm nuôi trồng thủy sản cũng khác nhau.
3 .3 Đối tượng hoạt động nuôi trồng thủy sản là các sinh vật thủy sinh
Cũng giống như sản xuất nông nghiệp đối tượng của nuôi trồng thủy sản là các cơ thể sống. Chúng phát triển theo những quy luật nhất định của tự nhiên nên cũng chịu ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài như gió, mưa, bão lụt, hạn hán đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Chúng rất nhạy cảm với những biến động nhỏ của môi trường sống. Do vậy nên cần tập trung chú ý điều kiện thời tiết thay đổi để có những biện pháp nuôi dưỡng hợp lý tránh tình trạng thủy sản bị bệnh và lây lan toàn vùng ảnh hưởng tới năng suất nuôi trồng
Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản
4.1 Nhân tố tự nhiên
Mỗi sinh vật sinh sống trên trái đất này đều phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên nhất định, các loài thủy sản cũng không phải là ngoại lệ. Nhân tố này quyết định đến khả năng nuôi trồng các loài thủy sản trên từng vùng, từng lãnh thổ, và ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản. Các nhân tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, thời tiết, gió, nhiệt độ, mưa ... đã ảnh hưởng đến điều kiện sống, khả năng sinh sản và di trú của loài thủy sản. Nhiệt đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Sự thay đổi nhiệt độ là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh đến môi trường ao nuôi . Đối với nghề nuôi thủy sản nuôi mặn lợ thì độ mặn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi mưa lớn độ mặn trong các ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, cá bị sốc và chết hoặc chậm lớn.
Bên cạnh nhiệt độ, đất đai thì nguồn nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các loài thủy sản bởi vì mỗi loài đều có những đặc điểm sinh lý, sinh thái khác nhau như cá thì có cá nước ngọt, cá nước mặn và lợ dẫn tới mỗi loài đều có những phương pháp khác nhau. Chính vì vậy để nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững phải chú ý giải pháp về môi trường, giải pháp về quản lý, giải pháp về kỹ thuật nuôi trồng ... làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chất lượng môi trường nước
Nhân tố kinh tế xã hội và khoa học, kỹ thuật
Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất với sản phẩm tạo ra là các sản phẩm về thủy sản, quá trình từ tạo ra sản phẩm đến tiêu thụ sản phẩm đều chịu ảnh hưởng từ các nhân tố xã hội, kỹ thuật như thị trường, công nghệ chế biến, công nghệ nuôi, vấn đề về lao động dân cư... Nói đến vấn đề xã hôi thì có thể nói rằng dân cư và lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu thụ các nông sản. Lực lượng sản xuất này là các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó thì nhân tố khoa học kỹ thuật đóng góp vai trò quan trọng trong sản xuất giống thủy sản mới, chất lượng cao, sinh trưởng nhanh và khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh của thủy sản. Ngoài ra nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà người ta có thể kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, phát triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán và xử lý kịp thời các bệnh nguy hiểm ở giống loài thủy sản
III. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Hà Tĩnh
Tiềm năng về diện tích nuôi trồng
Hà Tĩnh không những có nhiều lợi thế phát triển về cho các ngành kinh tế mà còn là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển thủy sản đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản với tiềm năng về diện tích nuôi trồng lớn. Diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh năm 2007 là 50.352 ha trong đó nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 40.120 và diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ khoảng 10.232ha.
Đối với tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung ở các huyện thuộc địa phận phía Tây của tỉnh ( chạy dọc theo dãy Trường Sơn) như các huyện Cẩm Xuyên (4.620ha), Hương Khê trong đó tập trung ở hồ Kẻ Gỗ nên khả năng đưa vào nuôi trồng là rất lớn đặc biệt trong kế hoạch nuôi quảng canh cải tiến và nuôi lồng. Tiếp đến là huyện Can Lộc chủ yếu tại hai đập Cù Lây, Kẻ Thờ Trại Tiểu ... nhưng loại hình chỉ hợp cho khai thác đánh bắt tự nhiên
Bảng 1.1 : Diện tích tiềm năng NTTS nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh
STT
Địa phương
Tổng cộng
Ao hồ nhỏ
Hồ đập
Mặt nước lớn
Ruộng trũng
Thùng đấu
1
Hương Sơn
1.230
310
230
340
310
20
2
Vũ Quang
410
90
80
190
50
0
3
Hương Khê
1.110
180
200
500
200
10
4
Đức Thọ
1.740
260
110
140
1.200
20
5
Nghi Xuân
1.640
480
70
260
830
0
6
TX Hồng Lĩnh
250
80
20
10
140
0
7
Can Lộc
4.300
380
150
620
2.700
0
8
Thạch Hà
1.960
190
240
510
970
50
9
Cẩm Xuyên
5.660
250
160
4.620
340
280
10
Thành phố Hà Tĩnh
360
60
60
90
90
30
11
Kỳ Anh
1.460
130
190
630
460
0
Tổng cộng
20120
2410
1510
7910
7290
410
Nguồn : Phòng KHPT ngành – Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh
Bên cạnh các loại hình nuôi ao hồ thì còn có loại hình nuôi ruộng trũng khá phát triển với tổng diện tích tiềm năng 7.290 ha. Hiện nay loại hình tiềm năng này đang phát triển rất mạnh nhất là các huyện vùng bán sơn địa đồng bằng và vùng ven sông. Điển hình nhất là các huyện Can Lộc, Đức Thọ ... Hình thức này chủ yếu phát triển cá lúa kết hợp và một phần nhỏ diện tích đã chuyển đổi sang ao nuôi chuyên canh ở mức thâm canh cao.
Các loại hình tiềm năng khác như sông cụt ven sông. Tổng diện tích tiềm năng đạt 590 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Can Lộc đặc biệt các vùng hạ lưu sông Nghèn sau khi được ngọt hóa diện tích đất ven sông này dẽ phát triển nuôi là rất lớn và đầy triển vọng
Với lợi thế có chiều dài 137 km chiều dài đường biển vùng nội địa có hệ thống sông ngòi dày đặc đổ ra 4 cửa sông lớn: cửa Hội cửa Sót cửa Nhượng và cửa Khẩu tạo nên các vùng sinh thái có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ. Tiềm năng diện tích được phân bố tại các huyện như huyện Nghi Xuân 1357 ha, Can Lộc 666 ha, Thạch Hà 1900 ha, Thành phố Hà Tĩnh 140 ha, Cẩm Xuyên 624 ha, Kỳ Anh 2545 ha
Diện tích đất cát 1300 ha ven biển chủ yếu đang trồng phi lao để phát triển được tiềm năng diện tích này đưa vào NTTS thì đòi hỏi vốn đầu tư và kỹ thuật cao do vậy những năm tới để phát triển mở rộng diện tích NTTS mặn lợ thì Hà Tĩnh chủ yếu chuyển đổi cơ cấu diện tích sản xuất lúa một vụ năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra dọc theo bờ biển 5 huyện thị ven biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh từ bờ ra khoảng 5 km là diện tích vùng biển nông eo biển có độ sâu khoảng 2m - 20m nước, vùng biển nông có diện tích 247 km2. Nếu có điều kiện về khoa học công nghệ và vốn đầu tư thì sẽ khai thác được vùng tiềm năng to lớn này để đưa vào nuôi cá biển lồng bè, nhuyễn thể
Nhìn chung với điều kiện về tiềm năng địa hình và diện tích mặt nước lớn tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Trong thời gian tới nếu có sự đầu tư mạnh mẽ thì nuôi trồng thủy sản của tỉnh có sự phát triển vượt bậc
Tiềm năng về giống loài thủy sản
Cùng với lợi thế về diện tích nuôi trồng thì Hà Tĩnh còn rất phong phú về giống loài thủy sản với nguồn lợi loài cá nước ngọt khoảng trên 300 loài, nguồn lợi từ cá nước mặn khoảng 100 loài, ngoài ra còn có khoảng 10 loài tôm và rất nhiều họ nhuyễn thể như trai, hầu, nghêu, sò... Nguồn lợi giống loài đa dạng về cả số lượng lẫn giống loài trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm he, cua biển, mè, trắm cỏ ...Bên cạnh đó thành phần giống loài sinh vật phù du, loài sinh vật đáy làm thức ăn cũng phong phú và đa dạng như giáp xác, ấu trùng...
Bảng 1.2 : Nguồn lợi thủy sản ở Hà Tĩnh
STT
Cá
Nhuyễn thể
Tôm
1
Cá song
Ngao
Tôm chân trắng
2
Cá mú
Trai
Tôm sú
3
Cá chim trắng
Hầu biển
Tôm rảo
4
Cá rô phi
Nghêu
Tôm he
5
Cá thu
Sò huyết
Tôm càng xanh
6
Cá trê
Ốc màu
Cua
7
Cá trôi
Ốc nhảy
Ghẹ
8
Cá chép
Ốc hương
Baba
9
Cá mè
Ốc đá
ếch
10
Cá nhụ
Vẹm xanh
11
Cá hồng
Sò lông
12
Cá tráp vàng
Hải sâm
13
Cá quả
Hầu cửa sông
14
Cá trắm
Nguồn : Phòng kế hoạch phát triển kinh tế ngành
Từ bảng thống kê các loài trên thấy được rằng đối tượng nuôi trồng của ngành thủy sản Hà Tĩnh cũng rất phong phú và đa dạng tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng rộng khắp các huyện, thị xã trong tỉnh
Tiềm năng về lao động
Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh đến năm 2007 là 1.290.000 người phân bố trong 10 huyện và 1 thành phố, 1 thị xã với tổng diện tích 6.026km2. Xét theo ngành kinh tế lao động trong các ngành nông –lâm – ngư 493.496 người chiếm 80.6% số lao động toàn tỉnh. Nguồn lao động làm việc trong ngành thuỷ sản Hà Tĩnh khá lớn, 23.565 người, chiếm 3,8 % số lao động toàn tỉnh, lực lượng lao động này chịu khó, cần cù, thông minh, có khả năng tiếp thu tốt khoa học công nghệ mới. Trong thời gian tới nếu được đầu tư lớn về khoa học kỹ thuật và đào tạo về nguồn nhân lực thì lao động Hà Tĩnh trở thành nguồn lao động chủ yếu để phát triển tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
IV. Sự cần thiết phải phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững
1.Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững xuất hiện trong Chiến lược bảo tồn Thế giới với nội dung: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.... Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Tuy nhiên trong nhiều thập kỷ trở lại đây mục đích cao nhất của con người đó chính là sự phát triển vì vậy nên mỗi quốc gia đã không ngần ngại làm ô nhiễm môi trường, khai thác triệt để mọi người tài nguyên của môi trường để tìm lợi nhuận dẫn tới hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về môi trường cần giải quyết trong thế kỷ này như ô nhiễm môi trường nước và không khí, lũ lụt, hiệu ứng nhà kính …Trước tình hình đó đặt ra một yêu cầu bức xức là tăng trưởng kinh tế và vấn đề môi trường, xã hội phải được giải quyết một cách đồng bộ. Các quốc gia cần có những chiến lược phát triển kinh tế hài hòa với mục tiêu bảo vệ môi trường lẫn phát triển xã hội. Phát triển bền vững đòi hỏi con người phải làm ra nhiều hơn và tiêu dùng ít hơn, thải ra ít hơn sử dụng tài nguyên hơn, thải ít khí thải hơn
2. Quan niệm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) năm 1992 đã khẳng định “ Phát triển bền vững Nông nghiệp là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thõa mãn nhu cầu ngày càng phát triển của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vây của nền Nông nghiệp sẽ đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường, không làm giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội ”
Ở nước ta, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát triển bền vững cũng đã được đề cập tới như một yêu cầu cấp thiết trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các cấp, các ngành và các lĩnh vực. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta quan điểm phát triển đầu tiên được Đảng ta xác định là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị: “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” cũng đã yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương nắm vững và quán triệt quan điểm phát triển bền vững trong các quyết sách và hành động của mình. Chỉ thị nêu rõ: Tăng trưởng kinh tế phải đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường.
Như vậy cùng với quan điểm của thế giới về phát triển bền vững thì nước ta đã có những chính sách và quyết định nhằm phát triển tất cả các ngành nghề theo hướng bền vững cả về kinh tế xã hội và môi trường trong đó có nuôi trồng thủy sản. Đảng ta đã đưa ra nhiều quan điểm mới về phát triển bền vững của ngành thủy sản. Sự phát triển bền vững đó được đánh giá ở các mặt đó là mặt kinh tế, xã hội, môi trường
Thể hiện về mặt kinh tế đó là sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế ngành trên cơ sở cân đối ngành với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực hợp lý đặc biệt trong sử dụng công nghệ sạch, cơ cấu GDP lành mạnh nhằm đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định lâu dài. Tỷ lệ đóng góp của ngành cao hơn, ổn định hơn
Bên cạnh đó cần có sự ổn định trong cơ cấu của ngành thủy sản như chuyển biến về cơ cấu nuôi trồng thủy sản cần tích cực hơn, chuyển dần từ nuôi trồng những mặt hàng sơ chế có giá trị thấp sang những mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn. Tỷ trọng của nuôi trồng thủy sản trong toàn ngành thủy sản cần đạt tốc độ cao hơn và ổn định hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn ngành. Mặt khác sự bền vững về kinh tế của nuôi trồng thủy sản còn thể hiện ở sự phát triển và ổn định thị trường đầu ra, một mặt giữ vững và khai thác thị trường một mặt đổi mới công nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam
Bền vững trong ngành còn phải thể hiện ở mặt xã hội, sự phát triển của nuôi trồng thủy sản cần đặt mục tiêu phát triển vì con người lên hàng đầu như hạn chế khoảng cách giàu nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho dân cư … Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo một mục tiêu hàng đầu phát triển bền vững về mặt xã hội, ngành thủy sản trong giai đoạn vừa qua với định hướng đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản đã được Đảng và Nhà Nước khẳng định là biện pháp hữu hiệu. Tác động của nuôi trồng thủy sản đến chuyển đổi cơ cấu sản xuất tới xóa đói giảm nghèo trong những năm qua là không thể phủ nhận, nhiều hộ gia đình thực hiện chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, làm muối sang phát triển ao hồ đầm để nuôi trồng thủy sản. Không chỉ làm tăng thu nhập cho những hộ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất mà còn tạo công ăn việc làm cho các hộ làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản như thức ăn, con giống, buôn bán, chế biến …
Đi cùng với phát triển kinh tế xã hội đó là vấn đề về môi trường. Có thể nói rằng môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, giữ gìn môi trường là một tiêu chí quan trọng trong sản phẩm kinh tế, nhất là sản phẩm xuất khẩu, một yếu tố của hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành, an toàn. An ninh sinh thái là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh sinh thái là góp phần giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia. Vì vậy, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, khó khăn mang tính toàn cầu, là yếu tố bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc gia, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi từ thói quen, nếp nghĩ, tâm lý đến hành động của từng người, cộng đồng của từng quốc gia và toàn thế giới. Chính những điều đó hình thành nên đạo đức và nhân văn môi trường và là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh trong thời đại mới
Sự bền vững về môi trường trong nuôi trồng thủy sản thể hiện cần thể hiện như :
sử dụng công nghệ nuôi trồng thân thiện với môi trường, xử lý các vấn đề nước thải một cách hợp lý, hạn chế sử dụng các đầu vào hóa học nhằm kích thích tăng trưởng vật nuôi, tổ chức và duy trì phát triển nguồn tài nguyên, sử dụng hiệu quả và hợp lý tài nguyên như đất, nước,…
3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản
Phát triển bền vững đang là một xu thế tất yếu một sự lựa chọn sống còn của mỗi quốc gia. Đây là con đường duy nhất giúp các nước thoát khỏi những rủi ro về mọi mặt kinh tế xã hội môi trường. Để đạt được sự bền vững của một nước thì cần thực hiện đồng bộ các hoạt động trên mọi lĩnh vực mọi thành phần của nền kinh tế. Với đặc điểm của ngành thủy sản luôn gắn liền với môi trường sinh thái và con người vì vậy sự cần thiết phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản cũng bắt nguồn từ chính vị trí và vai trò của nó đối với sự phát triển
Trong sự phát triển liên tục của xã hội, thế giới đang ngày một biến đổi đưa đến cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động những cơ hội và thách thức cũng như tràn ngập những rủi ro, nếu như tự thân các ngành nói chung và ngành thủy sản nói riêng không tự nhận định một cách đúng đắn về mục tiêu phát triển bền vững và có những bước đi vững chắc thì sẽ khó có thể đạt được kết quả ổn định trong tương lai
Sự phát triển của thế giới kéo theo sự tổn hại về đa dạng sinh học, phá hủy môi trường sống, cạn kiệt nguồn tài nguyên. Sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên đã làm thay đổi lớn đến môi trường sống của trái đất hiện tại và trong tương lai. Qua khảo sát và phân tích thì ở Việt Nam những năm qua nhìn chung đã khai thác nguồn lợi thủy sản đáng mức báo động ,nguồn lợi gần bờ giảm mạnh so với 10 năm trước dẫn tới năng suất nghề cá giảm 30%- 60% so với 10 năm trước đây. Trước tình hình đó thì cần phải hạn chế và đi đến giảm dần cường lực khai thác nguồn lợi này nhằm đảm bảo phát triển bền vững của ngành, và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đó là đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản để giảm dần khai thác và tăng sản lượng, bên cạnh đó thì nuôi trồng thủy sản còn giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học của môi trường nước, duy trì và tái tạo các nguồn giống có giá trị cao. Điều này tất yếu đòi hỏi nuôi trồng thủy sản phải phát triển một cách bền vững
Một lý do nữa khẳng định sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản đó là vấn đề về cung cấp lương thực thực phẩm đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Trên thế giới hiện nay nước nào chạy đua phát triển nước công nghiệp, phá hủy trang trại, cánh đồng để xây dựng nhà máy, khu công nghiệp. Khí hậu ngày càng khắc nhiệt, đất đai dành cho nông nghiệp dần bị thoái hóa dần dần, năng suất thấp. Với cách phát triển như vậy trong thời gian tới nạn đói sẽ là hiểm họa thường xuyên đe dọa loài người. Một thách thức đặt ra cho trái đất là đảm bảo bền vững phát triển lương thực đang ngày một gia tăng. Với vai trò là ngành cung cấp lương thực thực phẩm chủ đạo thì ngành thủy sản cần có những biện pháp phát triển bền vững thủy sản hơn nữa
Trên đây là những lí do cho thấy cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới
V. Kinh nghiệm của các địa phương khác và bài học kinh nghiệm với tỉnh
Quảnh Ninh thành công của đầu tư đúng hướng
Nếu than đá được coi là huyết mạch của nền kinh tế Quảng Ninh thì việc khai thác phát triển nguồn lợi thủy sản tiếp thêm nguồn sinh lực mới cho một vùng kinh tế đang khởi sắc đưa tỉnh hội nhập với thị trường thế giới. Với 250km bờ biển kéo dài từ Yên Hưng đến Móng Cái có tổng diện tích mặt nước khoảng 10.800km2 có nhiều vùng vịnh và đảo lớn nhỏ. Nhiệt độ và độ mặn của nước biển của tỉnh Quảng Ninh lại ôn hòa mang nhiều phù du sinh vật làm nguồn thức ăn dồi dào cho các loài thủy sản sinh sống và phát triển. Với những đặc điểm trên biển tỉnh này có hầu hết các loại hải sản hình thành các bãi cá đẻ, cá nổi, cá đáy đến các vùng hải sản quý hiếm như ngọc trai, bào ngư, hải sâm, tôm hùm... Trữ lượng hải sản ước tính khoảng 110 nghìn tấn cho phép khai thác từ 40-50 nghìn ha mặt nước lợ có độ mặn từ 1.5-2 % rất phù hợp với nuôi tôm sú có giá trị cao
Phát huy thế mạnh đó từ những năm 2000 trở lại đây việc nuôi trồng thủy sản đã trở thành phong trào rộng khắp các địa phương này. Đến tháng 9-2002 toàn tỉnh có 16.279 ha nuôi trồng thủy sản. Các đầm nuôi trồng thủy sản đã được cải tạo từng bước đầu tư thích đáng về nhiều mặt chuyển dần từ nuôi quảnh canh sang nuôi quảng canh cải tiến bán thâm canh, thâm canh. Nhờ đó mà sản lượng và năng suất cao hơn. Năm 2001 đã được 8.300 tấn thủy sản các loài trong 9 tháng đầu năm 2002 sản lượng nuôi trồng 13.826 tấn đạt 131,7% kế hoạch và bằng 202% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2007 tổng sản lượng đã là 21.695 tấn
Ở Quảnh Ninh nếu đầu tư tốt hầu như loài thủy sản nào cũng có thể mang hiệu quả cao. Các loài như cá song, cá mú, cá tráp... đều có thể tự nuôi lồng được. Đến nay được đầu tư mạnh mẽ trên các hoạt động thì tỉnh đạt được những thành công nhất định như có tới khoảng trên 1800 luồng nuôi cá bè theo hướng chỉ đạo của ngành là ngành tập trung phát triển mạnh nuôi thủy sản bên cạnh đó việc quy hoạch 7 điểm nuôi trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long
Nhờ đầu tư phát triển đúng hướng về nuôi trồng và khai thác đã tạo điều kiện thuận lợi cho chương trình xuất khẩu thủy sản
Khánh Hòa phát triển chiều sâu trong nuôi trồng thủy sản
Phát huy vai trò là vùng kinh tế biển trọng điểm của cả nước
Khánh hòa là một tỉnh có tiềm năng lớn về khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đóng góp 2/3 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh khoảng thứ 5 trong cả nước. Với thế mạnh về diện tích mặt biển, Khánh Hòa coi trọng việc phát huy thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước đến làm ăn từ đó phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế thủy sản mạnh của khu vực
Thiên nhiên ưu đãi cho Khánh Hòa một điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế biển phát triển cả hoạt động đánh bắt và nuôi trồng.Toàn tỉnh có bờ biển khoảng 385km với các trung tâm thủy sản như thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh ... Diện tích mặt biển có khả năng khai thác thủy sản có khoảng 2 triệu ha trong đó có 5000ha bãi bồi và đất nhiễm mặn có khả năng nuôi trồng thủy sản . Với mục tiêu phát huy tiềm năng biển trong đánh bắt và nuôi trồng toàn bộ các cấp các ngành và người dân Khánh Hòa đã tập trung khá đồng bộ từ khai thác đến nuôi trồng chế biến, xuất khẩu và nghiên cứu khoa học công nghệ. Năm 2002 sản lượng thủy sản đạt được 82.275 tấn trong đó nuôi trồng đạt 14.675 tấn.
Trong hoạt động nuôi trồng. Khánh Hòa đạt được nhiều thành tựu đáng kể đặc biệt đó là hoạt động nuôi tôm. Diện tích đìa nuôi tôm sú vào năm 2002 đạt 5.320 ha. Bao gồm nuôi thâm canh 820ha bán thâm canh 4.520 ha. Diện tích nuôi tôm sú không phát triển thêm được nên người dân đã đầu tư chiều sâu, phát triển theo hướng công nghiệp không còn diện tích nuôi dạng quảnh canh
Về sản xuất giống tôm sú, toàn tỉnh có 1.260 trại nuôi với tổng công suất đẻ 67.160 m3 chủ yếu là tư nhân với quy mô nhỏ . Ngoài ra nghề nuôi tôm hùm cá mú, ốc hương, vẹm xanh, hải sâm, nuôi trồng rong cũng rất phát triển đặc biệt là nuôi tôm hùm lồng. Hiện có 1000 hộ ngư dân nuôi tôm hùm lồng với 14.980 lồng quy mô 190.322 m2 sản lượng đạt 675 tấn
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được của các tỉnh thì phải thẳng thắn nhận ra rằng ngành thủy sản của Khánh Hòa phát triển còn chưa bền vững. Đây là một hạn chế không chỉ riêng của ngành thủy sản của Khánh Hòa mà hạn chế chung của ngành thủy sản Việt Nam . Đó là việc nuôi trồng thủy sản thiếu đồng bộ gây nên tình trạng phá rừng phòng hộ,kéo theo dịch bệnh thường xuyên xảy ra.Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế đặc biệt là con giống. Các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản tốc độ triển khai chậm kết quả không như mong muốn
Từ hai tỉnh trên để phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản một bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành thủy sản tỉnh Hà Tỉnh cần phải làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng – kỹ thuật vùng nuôi, tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn vệ sinh thủy sản từ khâu nuôi trồng, khai thác đến bảo quản, chế biến, giảm dần yếu tố tự phát, làm tốt công tác xúc tiến thương mạiCHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH HÀ TĨNH
I. Những đặc điểm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Hà Tĩnh nằm trong khu vực phát triển kinh tế Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý 17053’50” đến 18045’40’’Vĩ độ Bắc và 105005’50’’ đến 16030’20’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, huyện Nam Đàn ,huyện Hưng Nguyên. Phía nam giáp huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt đường hầm Đèo Ngang (dài 0.5km) nối giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa giữa hai tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Phía tây giáp tỉnh Polykhămxay và tỉnh Khăm Muộn của nước bạn Lào đặc biệt có cửa khẩu cầu treo nơi giao lưu trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Ngoài ra còn có vai trò quan trọng trong chu chuyển hàng hóa giữa các nước trong khu vực Bắc Thái Lan. Phía đông giáp với biển đông với tổng chiều dài bờ biển 137 km
1.2 Địa hình
Hà Tĩnh nằm ở phía đông của dãy Trường Sơn, có địa hình hẹp và dốc dần từ tây sang đông. Địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên. Mặc dù đồng bằng chiếm diện tích nhỏ thường bị chia cắt bởi các dãy núi nhưng đây được coi là vùng trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh. Địa hình tỉnh Hà Tĩnh rất đa dạng nhưng nhìn chung có 4 dạng địa hình chính:
Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh, núi thấp uốn nếp nâng lên yếu. Vùng thung lũng, vùng đồng bằng địa hình ven biển
Đối với nuôi trồng thủy sản có thể phân ra các vùng chính như
Vùng núi gồm các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, một phần của huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên. Đặc điểm của vùng núi cao, diện tích đồng bằng hẹp cho nên lợi thế của vùng là phát triển nuôi cá hồ chứa, nuôi cá lồng trên sông và nuôi cá nước chảy
Vùng bán sơn địa: gồm các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, với đặc trưng ở đây là vùng núi, vừa là đồng bằng nên đã tạo nhiều lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ, hồ chứa, nuôi lồng
Vùng đồng bằng ven biển : Bao gồm các huyện Nghi Xuân , Can Lộc , thị xã Hồng Lĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên … là vùng sản xuất các hải sản chủ yếu nuôi lồng, nuôi bè, nuôi trang trại, nuôi VAC
1.3 Đặc điểm khí hậu
Hà Tĩnh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối khắc nghiệt. Nhiệt độ cao tập trung vào các tháng 5- 8 đặc biệt do ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn ở phía tây chạy dọc theo chiều dài tỉnh. Do đó trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 có gió Lào rất khắc nghiệt thời gian này lượng mưa thấp tổng lượng bốc hơi cao và độ ẩm thấp ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất đặc biệt là Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Mặc dù trên toàn tỉnh có trên 266 hồ chứa nhưng vào mùa khô nhiều hồ thường bị khô hạn thiếu nước sinh hoạt và sản xuất
Trong khi đó thời gian từ tháng 8 – 11 mặc dù nhiệt độ có giảm tổng lượng bốc hơi giảm nhưng lượng mưa lớn ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp thủy sản và sinh hoạt của người dân. Ngược lại từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau thời tiết thường có nhiệt độ thấp ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản
1.3.1 Chế độ nhiệt
Nhiệt độ không khí: Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa và đặc trưng của khí hậu miền bắc có mùa Đông Lạnh. Hà Tĩnh có một nền nhiệt độ trung bình cao. Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa Đông đã bớt lạnh hơn và ngắn ngày hơn so với các tỉnh miền bắc. Nhiệt độ được chia làm 2 mùa rõ rệt
Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ trung bình 20.30 C thường có các đợt gió mùa Đông Bắc gây ra mưa phùn và giá rét ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển động vật thủy sản
Mùa nóng: Từ tháng4 đến 10 nhiệt độ không khí trung bình mùa nóng 32,50 C. Tháng nóng nhất từ tháng 6 - 7 kết hợp với gió Nam, Tây Nam khô nóng làm nhiệt độ có khi lên đến 390C – 400C. Lượng nước trong ao hồ bốc hơi rất nhanh nhiệt độ nước trong ao cao
1.3.2 Chế độ mưa
Hà Tĩnh có lượng mưa lớn hơn so với các tỉnh phía Bắc trung bình hàng năm đạt 1.889mm – 1.991 mm. Số ngày mưa thấp nhất đạt đạt 120 - 130 ngày /năm. Vùng có lượng mưa nhiều như Kỳ Anh. Lượng mưa không đều giữa các tháng trong năm, chỉ tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến trung tuần tháng 11 thời gian này thường gây ra lũ lụt, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất nhất là vùng núi
1.3.3 Một số yếu tố khí hậu đặc biệt ảnh hưởng đến thủy sản
Gió mùa Đông Bắc : Về mùa đông do các đại lục ÂU- Á lạnh giá tạo nên các áp cao lục địa, các áp cao lạnh này di chuyển xuống phía nam hoặc đông Nam lục địa Trung Quốc, rìa phía nam của nó dần xuống miền Bắc nước ta gây nên gió mùa Đông Bắc. Do ảnh hưởng đột ngột làm giảm nhiệt độ từ 40C – 60C so với bình quân nên thường gây thiệt hại xấu đến các đối tượng thủy sản nuôi như cá rô phi, tôm ...
Gió tây khô nóng : gió này thường xuất hiện từng đợt khoảng 3 - 7 ngày nhiệt độ thường trên 350C độ ẩm thấp dưới 55% thường bắt đầu từ tháng 3 kết thúc tháng 9 cao điểm tháng 7. Gió tây khô nóng, tốc độ gió to không khí khô – nóng gây hạn hán trên toàn địa bàn, thiếu nước cung cấp sinh hoạt và cho nuôi trồng thủy sản
Bão và áp thấp nhiệt đới : Hà Tĩnh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão đặc biệt là các vùng nuôi trồng thủy sản ven sông, ven biển. Bão thường vào tháng 9 đến tháng 11 gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Do ảnh hưởng của bão thường gây ra mưa lớn, bình quân 1 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vì vậy thường dễ gây nên lũ lụt lớn
1.3.4 Đặc điểm thủy văn
Hà Tĩnh có hệ thống sông ngòi có chiều dài dòng sông ngắn, độ dốc cao lưu vực nhỏ nên tốc độ dòng chảy lớn đặc biệt về mùa mưa lũ .Mật độ phân bố sông tương đối đều trong địa bàn tỉnh. Do đặc điểm địa hình ở Hà Tĩnh có dãy Trường Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đèo Ngang lấn ra biển, cùng với dãy Trà Sơn – Hồng Lĩnh và một số ngọn núi chia cắt địa hình mạnh mẽ tạo thành vách núi dài hàng chục km làm cho sông có độ uốn khúc lớn
Mùa lũ nước chảy dồn ứ từ các sườn dốc xuống thung lũng hẹp nước sông dâng lên nên rất nhanh gây lũ lớn. Ngược lại về mùa khô nước sông xuống thấp, dòng chảy trong cá tháng rất nhỏ. Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối theo mùa rõ rệt. Hầu hết các con sông chịu ảnh hưởng của mưa lũ thượng nguồn ở hạ lưu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều. Hệ thống hồ đập khá phong phú với trên 266 hồ đập lớn nhỏ ngoài ra còn các hồ tự nhiên như Hồ Kẻ Gỗ....và có 4 cửa sông chính như của Hội ...
2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1 Tài nguyên mặt nước
Theo số liệu của chi cục quản lý nước và công trình thủy lợi Hà Tĩnh có 266 hồ chứa dung tích trữ 600 triệu m3, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338 ngàn m3/s và có 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m3 /s. Với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã chủ động tưới cho 47.737ha/vụ. Tuy lượng nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt còn hạn chế do bị khô cạn và nhiễm mặn ở hạ lưu vào mùa khô và lũ lụt lớn vào mùa mưa
Hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông Con và Ngàn Trươi có lưu vực lớn bao gồm toàn bộ các huyện Hương sơn, Hương Khê, Vũ Quang. Nhìn chung các sông suối vùng lưu vực này đều có độ dốc cao, dòng chảy siết bị kẹp giữa các sườn núi và dốc, hàng năm vẫn tiềm ẩn hiện tượng lũ quét vào mùa mưa .
Ngoài hệ thống sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố còn một loạt hệ thống sông nhỏ trên toàn tỉnh. Các sông này thường dốc ngắn lưu vực nhỏ có lưu lượng lớn về mùa mưa lũ nhưng vào mùa khô lượng nước lại không nhiều. Các hồ đập và sông nhỏ này thường bị cạn vào mùa khô nên hiệu quả sử dụng không cao. Bên cạnh hệ thống sông thì Hà Tĩnh còn có chiều dài đường biển 137 km và vùng đặc quyền kinh tế biển có diện tích 18.000 km2
Nguồn nước mặt ở Hà Tĩnh khá phong phú nhờ hệ thống ao hồ sông ngòi dày đặc. Tuy khối lượng mặt nước cả ngọt,mặn, lợ lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản còn bị hạn chế, hệ thống kênh cấp nước cho thủy sản còn ít
2.2 Tài nguyên nước ngầm
Hà Tĩnh có mỏ nước khoáng Sơn Kim huyện Hương Sơn, vị trí thuận lợi gần đường quốc lộ 8A và gần cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Lợi thế để sử dụng nguồn nước nóng cho ương nuôi và lưu giữ các đối tượng kinh tế có giá trị kinh tế
Nước ngầm ở Hà Tĩnh tuy chưa có số liệu điều tra toàn diện nhưng nhìn chung thì vùng ven biển có nước ngầm nông hơn, miền trung du và miền núi có nước ngầm sâu hơn ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như nuôi trồng thủy sản vào mùa khô
2.3 Đất đai và thổ nhưỡng
Trầm tích đáy và thổ nhưỡng rất đa dạng và khác nhau giữa các vùng đất: vùng triều hẹp và các dốc lớn được hình thành từ trầm tích của các con sông ngắn dốc
Thành phần cơ giới của đất vùng triều chủ yếu là cát và cát pha. Ở các vùng đất khác dự kiến nuôi trồng thủy sản đất thịt pha cát cát bùn rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ. Hàm lượng hữu cơ giao động từ 0.5% - 1% PH đất thấp dao động từ 4.7 - 6. Tổng diện tích tự nhiên 605.574 ha. trong đó diện tích nông nghiệp 102.513 ha, đất lâm nghiệp 188.998 ha. Đất dùng 29.790 ha thổ cư 7.468 ha đất chưa sử dụng 276.626 ha
2.4 Tài nguyên sinh vật
Vùng ven biển Hà Tĩnh khá phong phú về thực vật phù du với 17 họ trong đó có nhiều loài làm thức ăn cho các loài tôm cá trong đó tảo silic chiếm 90% tảo giáp chiếm 6.2%. Bên cạnh đó thì động vật phù du có khối lượng khá lớn cũng là nguồn thức ăn lớn cho tôm cá. Thành phần động vật phù du biến động trong ngày cao nhất vào lúc triều cường và thấp nhất vào lúc triều kiệt
Theo số liệu của Viện nghiên cứu hải sản thì vùng biển thì vùng biển Hà Tĩnh có khoảng 267 loài trong đó có 60 loài có giá trị đặc biệt và 20 loài tôm mực có giá trị xuất khẩu cao
Nguồn lợi thủy sản nước lợ phong phú về cả số lượng và thành phần loài như nguồn lợi tôm sú tôm he tôm rảo tôm gai ... cá nước lợ cũng có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá đối, cá sú vàng ... Bên cạnh đó có cua ghẹ rong biển, các loài nhiễm thể
3 . Đặc điểm môi trường
Nhìn chung NTTS Hà Tĩnh trước đây đều chưa chịu ảnh hưởng ô nhiễm hữu cơ. Nguyên nhân chủ yếu là trước đây nuôi trồng thủy sản thường theo phương thức quảnh canh cải tiến và bán thâm canh ,vùng nuôi không tập trung manh mún. Các đối tượng nuôi chủ yếu là loài thủy sản truyền thống và việc cho ăn, thức ăn còn ít, chưa đủ số lượng và chất lượng nuôi nên không ảnh hưởng đến môi trường nhiều
Nhưng Hà Tĩnh trong thời gian gần đây do sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị hóa nên diễn biến môi trường ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu. Đặc biệt là hình thức nuôi trồng tôm theo hướng thâm canh nhưng chưa có hướng xử lý nước thải hợp lý
3.1 Đặc điểm thủy lí
3.1.1 Nhiệt độ nước
Các thủy vực trong tháng 6,7 dao động từ 28.5 0C đến 34,80C. Trong khi đó nhiệt độ thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nằm trong khoảng 200C - 300C . Như vậy một số khu vực, nhiệt đó nước tầng mặt hơi cao
3.1.2 Nồng độ muối
Nồng độ muối ở các con sông biến đổi theo mùa, ngoại trừ những tháng có mưa lớn cuối tháng 8 và hết tháng 10. Càng đi sâu cào cửa sông cửa lạch nồng độ muối càng giảm từ tháng 4 đến tháng 8 nồng độ muối ở cửa sông cửa lạch biến động từ 20%- 30%, từ tháng 11 tháng 3 năm sau nồng độ muối biến động từ 10%- 32% thuận lợi cho nuôi các đối tượng trong môi trường nước mặn lợ, tháng 9 đến tháng 10 nồng độ muối biến động từ 6 % - 10% gây khó khăn trong nuôi trồng thủy sản mặn lợ
3.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan
Dao động khá lớn tại các khu vực nghiên cứu. Hàm lượng oxy yếu tố khá quan trọng biểu thị môi trường nước. Các quá trình sinh học và hóa học xảy ra mạnh tiêu tốn một lượng oxy hòa tan trong nước làm hàm lượng ôxy đó giảm đi. Như vậy trong một thủy vực lượng ôxy hòa tan trong nước thấp hay cao là chỉ số gián tiếp biểu thị lượng vật chất hữu cơ và vô cơ ở đó nhiều hay ít. Hàm lượng oxy hòa tan giao động từ 4,25mg/l tại khu vực mô hình nuôi cá, lúa đến 13,19m/l tại khu vực trang trại nuôi baba , ếch. Đa số các khu vực khảo sát hàm lượng oxy hòa tan nằm trong khoảng từ 5mg/l đến 6mg/l là khoảng thích hợp cho các đối tượng thủy sản sinh trưởng và phát triển
3.2 Đặc tính thủy sinh vật
- Thực vật nổi
Thực vật nổi trong tháng 6 và tháng 7 được xác định được khoảng 66 loài thực vật nổi thuộc các ngành tảo Silic, tảo lục, tảo lam, tảo mắt trong đó tảo lục đông nhất có khoảng 25 loài. Trong mùa hè thì loài tảo lam tai một số nơi có hiện tượng tảo nở hoa tạo thành váng xanh vàng trên mặt nước gây ra ô nhiễm cho vùng nước đó. Đây là loài hay gây độc cho thủy vực khi mật độ của chúng khá lớn lấn áp các nhóm thực vật nổi khác
- Động vật nổi : Xác định được khoảng 18 loài thuộc nhóm yếu trùng bánh xe, râu ngành, các nhóm ấu trùng của côn trùng
Thủy sinh vật sinh sống ở Hà Tĩnh rất đa dạng và phong phú thuận lợi cho thức ăn các loài thủy sản,phục vụ nuôi trồng thủy sản
4. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1 Dân số lao động ,việc làm
4.1.1 Dân số
Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh đến năm 2007 là 1.280.549 người phân bố trong 10 huyện và 1 thành phố, 1 thị xã với tổng diện tích 6.026km2. Hà Tĩnh là tỉnh nghèo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp (0.74 % năm 2006). Dự đoán năm 2010 dân số của toàn tỉnh sẽ là 1.39 triệu người
Mật độ dân số trung bình 213 người /km2 xếp vào loại trung bình trong cả nước. Mật độ dân cư phân bố không đều trên địa bàn toàn tỉnh theo cả hai hướng thành thị - nông thôn và đồng bằng và miền núi .Vùng núi dân cư thưa thớt chẳng hạn như huyện Vũ Quang mật độ dân số thấp nhất tỉnh 51 người /km2 và huyện Hương Khê 84 người/km2, Hương Sơn trong khi đó thành phố Hà Tĩnh cao hơn rất nhiều so với các huyện miền núi khác 1395 người /km2
4.1.2 Lao động việc làm
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của toàn tỉnh năm 2007 là 625.274 người chiếm khoảng 48,83% dân số trong đó lao động nữ là 319.231 người chiếm hơn 50% số người trong độ tuổi lao động
Xét theo khu vực thành thị và nông thôn lao động ở thành thị 61.117 người chiếm 9.94% trong tổng số lao động, con số này ở nông thôn là 553.863 người chiếm 90.06% tổng số lao động. Do vậy các vấn đề xã hội ở nông thôn như lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo...cần được chú trọng nhiều hơn nữa
Xét theo ngành kinh tế thì lao động trong các ngành nông lâm ngư nghiệp 435.442 người chiếm 69,6 % số lao động của cả tỉnh. Tốc độ tăng lao động trung bình của tỉnh trong giai đoạn 2002 - 2006 chỉ là 0,81% /năm, khu vực phi nông nghiệp con số đó là 7,7%/năm chứng tỏ sự chuyển đổi ngành nghề nông nghiệp nông thôn có bước phát triển nhanh. Điều này cho thấy Hà Tĩnh là một tỉnh thuần nông do đó để tiến tới đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa thì Hà Tĩnh cần nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh công nghiệp,dịch vụ và sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong đó có ngành thủy sản
4.2 Cơ cấu GDP tỉnh
Hà Tĩnh nhiều năm qua nền kinh tế đã có những bước phát triển khá, tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng khá duy trì và đẩy mạnh phát triển một số ngành và lĩnh vực tạo tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên tỷ trọng nông – lâm – nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm từ 51.31% năm 2000 xuống còn 43.47% năm 2006 tuy nhiên lại có những bước tăng đáng kể chiếm từ 3.39% lên 4.14%
Bảng 2.1 : Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh phân theo ngành kinh tế ( giá hiện hành)
ĐV: triệu đồng
Ngành
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nông Lâm Ngư
2.020.286
2.200.122
2.440.640
2.524.650
2792464
Công nghiệp- Xây dựng
552.037
738.566
932.874
1.162.533
1312440
Dịch vụ
1.291.915
1.370.831
1.531.540
1.809.490
2003208
Tổng số
4.114.254
4.581.509
5.190.971
5.799.794
6423958
Nguồn : Niêm giám thống kê 2007
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 12 % /năm giai đoạn 2002 – 2006, trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành thì công nghiệp – xây dựng tăng 22.19 %/năm, dịch vụ 9.89%/năm và nông nghiệp 7.8%/năm
Bảng 2.2 : Tỷ trọng GDP theo ngành nghề
Ngành
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nông Lâm Ngư
49.1
48.02
47.02
43.53
43,47
Công nghiệp- Xây dựng
13.42
16.12
17.97
20.04
20,43
Dịch vụ
31.40
29.92
29.50
31.20
31,18
Tổng số
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
Nguồn : Niêm giám thống kê 2007
GDP trên đầu người cũng tăng khá qua các năm .Nếu xét trong khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2002 -2006 GDP/người của tỉnh Hà Tĩnh luôn lớn hơn trung bình của cả vùng nhưng nếu xét với cả nước thì còn một khoảng cách tương đối lớn
4.3 Cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi
Toàn tỉnh hệ thống công trình tưới tiêu có 517 công trình lớn nhỏ với công suất thiết kế tưới tiêu cho 102.655 ha thực tế tưới tiêu được 86.000 ha đạt 80% công suất. Các công trình gồm có hồ chứa 275 cái, đập dâng và 282 trạm bơm. Hệ thống đê ngăn mặn gồm 26 tuyến dài 287,7 km ngăn mặn cho 6.607ha. Hệ thống đê sông 2 tuyến : Đê La Giang 19,2 km và đê Hội thống 10.2km. Có 175 cống qua đê ngăn mặn làm nhiệm vụ thoát lũ. Mặc dù hệ thống thủy lợi đã được đầu tư xây dựng đáng kể nhưng mức độ đáp ứng còn thấp. Vụ đông xuân mới tưới tiêu được 87,3% còn vụ Hè thu hiện tưới được ít hơn
Về hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh : Mặc dù với 80% diện tích toàn tỉnh là núi nhưng hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá thuận lợi góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà. Hiện nay tỉnh nhà có các hệ thống đường giao thông quốc lộ gồm đường quốc lộ 1A,đường Hồ Chí Minh ,Quốc lộ 8, quốc lộ 15, đường 22/12 , đường 12
Tuy nhiên với hệ thống nuôi trồng thủy sản của tỉnh chưa tập trung cao do đó xây dựng đường giao thông cho khu nuôi là chưa đẩy mạnh . Hệ thống giao thông còn phụ thuộc vào giao thông phục vụ nông nghiệp là chính, hạ tầng cơ sở đến các vùng nuôi trồng tập trung thì đang khó khăn .
Về hệ thống điện cung cấp cho nhân dân : Hà Tĩnh có hệ thống điện quốc gia đi qua có đường dây 500kW 220kV 110kV. Có 1.380 km đường dây các loại đi đến các vùng nông thôn ,miền núi miền biển. 100% số xã có điện về đến tận thôn xóm đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản
4.4 Hiện trạng sử dụng đất
Theo cục thống kê Hà Tĩnh tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 602.564 ha được chia thành 3 hạng mục trong đó phần đất hữu ích chiếm tỷ trọng lớn nhất là đất nông nghiệp 76.78% tiếp đến phi nông nghiệp 12,67% và đất chưa sử dụng chiếm 110,55 % . Diện tích mặt đất ,mặt nước chưa sử dụng còn chiếm một tỷ trọng khá lớn 33,51% gây ra một sự mất cân đối và lãng phí
Bảng 2. 3 : Hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị :ha
Tổng số
Cơ cấu
Đất nông nghiệp
462701
76,78%
Đất phi nông nghiệp
76448
12,67%
Đất chưa sử dụng
63415
10,55%
Nguồn : Niên giám thống kê
Trong khi đó diện tích đất sản xuất cho nông nghiệp chiếm 25.3% đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm khối lượng khá lớn 73,71%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0.85% đất nông nghiệp với 3947 ha
5. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh
5.1 Những thuận lợi
Hà Tĩnh có vị trí tương đối quan trọng trong sự phát triển kinh tế nước ta ,là tỉnh có lợi thế về vị trí như có đường quốc lộ 1A đường Hồ Chí Minh, đường 8A ,đường 15 ... Bên cạnh đó tỉnh Hà Tĩnh có một số cửa biển quan trọng tham gia vào vận chuyển hàng hóa qua đường thủy như Cửa Hội huyện Nghi Xuân, cửa Sót huyện Thạch Hà, Cửa Nhượng huyện Cẩm Xuyên và cửa Khẩu huyện Kỳ Anh nơi đây cũng là nơi có lợi thế lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Đặc biệt có cửa khẩu Cầu Treo, khu kinh tế Vũng Áng ... đây là lợi thế cho phát triển kinh tế tỉnh nhà nói chung và ngành thủy sản nói riêng
- Là tỉnh có nhiều ao hồ, đập, cửa sông, cửa lạch như hệ thống sông có sông Ngàn Trươi, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông La, sông Lam, và có tới 266 hồ chứa lớn nhỏ nên tạo ra nhiều diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản cả nước ngọt lẫn thủy sản mặn lợ
- Nguồn lợi giống loài đa dạng về cả số lượng lẫn giống loài trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm he, cua biển, mè, trắm cỏ, cua ,nghao, sò, ốc ...Bên cạnh đó thành phần giống loài sinh vật phù du, loài sinh vật đáy làm thức ăn cũng phong phú và đa dạng như giáp xác, ấu trùng
- Nguồn lao động dồi dào, lao động Nông –Lâm – Ngư chiếm gần 70% lực lượng lao động toàn tỉnh. Hiện tại lực lượng lao động này đang thiếu việc làm hàng năm phải ra các tỉnh bạn làm thuê vì vậy đây là một nguồn lao động tốt nếu đào tạo sử dụng tốt thì họ trở thành lao động chính cho nuôi trồng thủy sản
- Tỉnh coi phát triển kinh thủy sản là một mũi nhọn có tính đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà cụ thể như ban hành những chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản
- Tình hình kinh tế xã hội chung của tỉnh trong thời gian qua phát triển khá tốt, GDP trên đầu người tăng khá, tỷ trọng GDP công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng tương đối qua các năm, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm dần
5.2 Khó khăn
Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa nóng thì lên đến 400C -410C, mùa lạnh có khi nhiệt độ xuống đến 7.50C nằm ngoài khoảng thích ứng của các giống loài thủy sản. Ngoài ra khu vực của tỉnh còn chịu ảnh hưởng của gió Lào gây khô nóng, nước bốc hơi nhanh, làm cho nồng độ muối của các ao hồ tăng nhanh ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của các loài, tăng khả năng phát sinh dịch bệnh, thậm chí nhiều khi các loài chết hàng loạt do thời tiết khắc nghiệt quá
- Bên cạnh địa bàn Hà Tĩnh là địa bàn chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản ở lồng bè
- Hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản hầu như chưa có, các vùng nuôi được xây dựng theo chương trình 773 nhưng chưa đảm bảo cho nuôi trồng ở hình thức bán thâm canh và thâm canh
- Thu thập và mức sống của người dân thấp nên có những tác động không có lợi cho nuôi trồng thủy sản bởi trình độ tiếp thu kỷ thuật, khuyến ngư thấp, khả năng đầu tư vốn để phát triển sản xuất không có, nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của nhà nước và địa phương còn hạn hẹp
II.Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong thời gian qua
Diện tích và sản lượng nuôi trồng
Đến năm 2007 xác định được tổng diện tích tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 19390 ha trong đó tổng diện tích có khả năng đưa vào phát triển nuôi trồng 6.724 ha. Thế nhưng trên thực tế tổng diện tích đã được khai thác và đưa vào nuôi trên toàn tỉnh chỉ đạt 4.042ha chiếm 20% so với diện tích tiềm năng và 23% so với diện tích có khả năng và chiếm 4.2% tổng diện tích đất nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng về diện tích chuyển đổi trong 4 năm qua của tỉnh đạt trung bình 44%/năm trong khi tăng diện tích nuôi 22% năm. Nguyên nhân chủ yếu là có chính sách chuyển đổi từ loại hình diện tích kém hiệu quả sang loại hình canh tác hiệu quả hơn ở đây chủ yếu là do chính sách chuyển đổi từ ruộng trũng, ao hồ nhỏ sang nuôi trồng thủy sản theo hình thức bán thâm canh, quảnh canh cải tiến. Diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở các huyện như Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà và Hương Sơn
Bảng 2 .4 : Diện tích nuôi trồng thủy sản của Hà Tĩnh
Đơn vị :ha
Tổng số
2002
2003
2004
2005
2006
2007
TP Hà Tĩnh
90
99
286
308
273
305
TX Hồng Lĩnh
50
60
71
97
113
116
Hương Sơn
408
470
481
484
485
479
Đức Thọ
422
395
354
447
505
553
Vũ Quang
80
79
82
88
83
97
Nghi Xuân
467
515
653
550
647
656
Can Lộc
302
492
656
889
1127
820
Hương Khê
129
215
242
247
237
227
Thạch Hà
800
1159
1160
1217
1370
1004
Cẩm Xuyên
180
332
419
512
625
683
Kỳ Anh
589
742
900
1245
1378
1329
Lộc Hà
---
---
---
---
---
455
Tổng
3517
4558
5304
6084
6843
6724
Nguồn : Phòng kế hoạch kinh tế phát triển ngành
Qua bảng diễn biến diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong giai đoạn từ 2002 -2007 nhận thấy rằng sự phát triển mạnh về diện tích nuôi
Trong giai đoạn 2002 - 2003 diện tích chỉ đạt 16%/năm ,năm 2003 - 2004 là 19% /năm, năm 2004 - 2005 giảm xuống còn 13%/năm và giai đoạn 2005 -2006 tăng lên đến 56%/năm
Trong đó huyện đạt tốc độ tăng trưởng mạnh trên 30% /năm bao gồm thị xã Hồng Lĩnh(69%/năm ) thành phố Hà Tĩnh (38%/năm ) và Nghi Xuân (37%/năm) mặc dầu thị xã Hồng Lĩnh đạt tốc độ tăng diện tích mạnh. Nhưng tổng diện tích nuôi lại thấp nhất chủ yếu phát triển ở nuôi cá lúa. Các huyện đạt tốc độ tăng diện tích nuôi trồng thủy sản 10-20%/ năm, Can Lộc (24%).Cẩm Xuyên (23%). Còn lại ba huyện miền núi Hương Sơn ,Hương Khê, Vũ Quang đạt tốc độ tăng diện tích dưới 10%/năm
Bảng 2.5 : Sản lượng nuôi trồng thủy sản
Đơn vị tính : tấn
Năm
Cá
Tôm
Tổng số
2002
2851
562
4753
2003
4371
1511
7236
2004
4512
2171
7686
2005
4800
2517
9569
2006
5588
2213
10048
2007
Nguồn : Phòng kế hoạch kinh tế phát triển ngành sở KH&ĐT HT
Tổng sản lượng nuôi trồng năm 2008 đạt 13.000 tấn, tăng 7,6% so với năm 2007 trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt 7.000 tấn, sản lượng mặn lợ 6.000 tấn. Sản lượng nuôi ngọt chủ yếu là cá truyền thống, sản lượng nuôi mặn lợ chủ yếu là tôm
Bảng 2.6 : Sản lượng thủy sản phân theo huyện
Đơn vị : tấn
Huyện
2002
2003
2004
2005
2006
2007
TP Hà Tĩnh
91
128
295
321
312
243
TX Hồng Lĩnh
36
83
95
129
174
283
Hương Sơn
297
474
495
505
532
543
Đức Thọ
986
1210
1380
1298
1565
1683
Vũ Quang
127
118
129
148
131
154
Nghi Xuân
7821
7827
7051
7351
7228
7936
Can Lộc
595
617
967
1145
979
656
Hương Khê
328
358
352
322
313
216
Thạch Hà
6224
7166
6805
6993
8161
4271
Cẩm Xuyên
4677
5315
6081
6021
5781
5451
Kỳ Anh
4660
4574
5086
5455
5380
5615
LộcLộc Hà
-
-
-
-
-
4310
Tổng cộng
25842
27870
28736
29688
30556
31361
Nguồn : Phòng kế hoạc kinh tế phát triển ngành
Trong giai đoạn từ 2002 -2007 sản lượng của nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh phát triển mạnh mẽ và có nhiều cải tiến trong phương thức nuôi và khai thác biển
Bảng 2.7 : Sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo huyện
Đơn vi : tấn
Huyện
2002
2003
2004
2005
2006
2007
TP Hà Tĩnh
54
98
170
237
224
142
TX Hồng Lĩnh
24
74
85
113
157
268
Hương Sơn
236
416
430
446
475
481
Đức Thọ
722
940
987
890
1127
1220
Vũ Quang
100
93
96
94
90
108
Nghi Xuân
287
842
395
508
526
837
Can lôc
393
452
783
962
800
531
Hương Khê
294
325
329
293
278
178
Thạch Hà
362
444
478
519
877
592
Cẩm Xuyên
108
501
416
577
696
650
Kỳ Anh
172
186
323
160
338
350
Lộc Hà
257
Tổng
2698
4371
4492
4799
5588
5614
Nguồn : Phòng Kế hoạch phát triển ngành
Chúng ta có nhận thấy được sản lượng nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2002-2003 đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng với năm sau tăng hơn năm trước 62%. Được sự đột phá như vậy trong thời gian này đã có sự ứng dụng công nghệ nuôi, thay đổi hình thức nuôi và phương thức nuôi . Trong những năm tiếp theo sự thăng trưởng khá đồng đều
Nếu xét tốc độ tăng trưởng về sản lượng trong nhiều năm qua theo từng địa phương thì tốc độ tăng trung bình năm ở huyện Nghi Xuân là mạnh nhất, trong đó huyện Hương Sơn là huyện chỉ phát triển nuôi cá mặt nước nhiều nên tốc độ tăng trưởng về sản lượng còn thấp so với các huyện khác trong tỉnh
Về giống loài thủy sản
Với một tiềm năng về điều kiện tự nhiên như trên thì nuôi trồng thủy sản trong tỉnh có điều kiện để phát triển một cách mạnh mẽ khắp các huyện thị xã trong tỉnh .Đối tượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh khá phong phú và đa dạng như cá tôm ,nhiễm thể, với các môi trường nuôi từ nước ngọt đến nước mặn lợ
Bảng 2.8 : Các giống loài thủy sản được nuôi trồng tại Hà Tĩnh
STT
CÁ
TÔM & LOÀI KHÁC
NHUYỄN THỂ
1
Cá trôi
Tôm chân trắng
Trai ngọc
2
Cá mè
Tôm he
Sò huyết
3
Cá quả
Tôm
ốc hương
4
Cá trắm cỏ
Cua
Ngao
5
Cá chép
Ghẹ
Nghêu
6
Cá mè
Baba
Cua biển
7
Rô phi
êch
8
Cá chép V1
Tôm sú
9
Tôm rảo
Nguồn : Phòng kế hoạch kinh tế phát triển ngành
Về đối tượng nuôi và hình thức nuôi
Về đối tượng nuôi
Đối tượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh rất phong phú và đa dạng. Trước đây chủ yếu là các đối tượng nuôi truyền thống như cua biển, tôm rảo, ngao, cá mè, rô phi, cá chép, cá trắm nhưng những năm gần đây tỉnh Hà Tĩnh đã đưa vào nuôi những đối tượng có giá trị kinh tế cao phục vụ thị trường xuất khẩu như :
- Đối với các loài tôm : tôm sú , tôm he, tôm càng xanh , tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm ...
- Đối với loài cá như : cá chim, cá song ,cá lóc bông, cá quả môi trề ,cá chép 3 màu. Cá lốc bông, cá môi trề hiện nay đang được nuôi mạnh ở Đồng Bằng Sông Cửa Long cho năng suất cao. Trong thời gian gần đây Hà Tĩnh đang được chuyển giao công nghệ sinh sản cá lóc bông ở trại Đức Long và trong tương lai đối tượng này có thể trở thành một trong những loài được phát triển mạnh. Bên cạnh đó tỉnh cũng đang nuôi khá nhiều baba, hàng năm sản lượng baba tương đối lớn. Một số trang trại nuôi baba lớn như trang trại Lý Sinh Sắc, Cẩm Dương, Thạc Trị và Thạch Linh ...
Ngoài ra tỉnh còn nuôi các loài nhuyễn thể như trai ngọc, bào ngư, Ngao, sò, vẹm xanh, ốc, hải sâm ...
3.2 Hình thức nuôi
Nuôi thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh phát triển cả ba loại hình đó là nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Trong những năm trước đây hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh – quảnh canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh. Với hình thức nuôi quảnh canh hay quảnh canh cải tiến là hình thức nuôi có kỹ thuật đơn giản ít tác động của con người đến quá trình sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi còn nuôi bán thâm canh và thâm canh thì ở trình độ kỹ thuật cao hơn phải tuân thủ theo quy trình nuôi chặt chẽ, cần có sự tác động mạnh của con người vào quá trình sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi. Trong thời gian trở lại đây cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật và việc áp dụng khoa học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ngày càng mạnh nhất là công nghệ sinh học thì năng suất nuôi trồng của tỉnh Hà Tĩnh ngày càng cao, thời gian nuôi được rút ngắn và luôn chủ động được mùa vụ. Đối với từng mùa loài có những hình thức nuôi khác nhau để tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Hình thức chăn nuôi của thủy sản nước ngọt truyền thống của tỉnh chủ yếu hình thức nuôi bán thâm canh chiếm gần một nữa 49% quảnh canh cải tiến 29% trong khi hệ thống VAC là 13%. Phương thức nuôi của tỉnh cho từng loài như sau :
- Phương thức nuôi thâm canh: bao gồm nuôi chuyên cá rô phi, nuôi các loài đặc sản như baba, ếch, lươn, tôm ,... Mật độ thả tương đối cao và thức ăn phụ thuộc vào từng đối tượng. Đối với ếch thì chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp và cá tạp trong khi đó buôi baba sử dung các phế phẩm động vật làm thức ăn
- Phương thức nuôi bán thâm canh chủ yếu là nuôi trong các ao hồ nhỏ với hình thức nuôi chuyên thủy sản diện tích ao nuôi không lớn khoảng 1.000- 2.000 m2/ao, mật độ trung bình thả 1-2 con/m2 và sử dụng các thức ăn gồm các phụ phẩm nông nghiệp, cỏ, cám gạo ...
- Phương thức nuôi trong VAC: chủ yếu sử dụng thức ăn sẵn có trong gia đình, chất thải chăn nuôi
- Phương thức nuôi quảnh canh cải tiến. Hình thức này là hình thức kết hợp với trong lúa, nuôi luân canh cá lúa, nuôi trong các hồ chứa. Hiệu quả kinh tế không cao nhưng hiệu quả xã hội lớn
Đối với hình thức nuôi thủy sản mặn lợ thì trước đây chủ yếu nuôi quảng canh nhưng trong thời gian từ năm 2000 trở lại đây bắt đầu xây dựng mô hình nuôi thâm canh điển hình đó là nuôi tôm sú thâm canh theo công nghệ ít thay nước với quy mô 1ha năng suất đạt 1 tấn/ha/vụ cho đến năm 2001 rất nhiều nơi thành công với loại hình này và đang nhân rộng ra toàn tỉnh. Công nghệ nuôi tôm sú vừa qua và hiện nay đang áp dụng tại Hà Tĩnh là theo quy trình mở .Lấy nước thủy triều trực tiếp vào ao đầm nuôi hàng ngày theo chu kỳ con nước và xả trực tiếp ra môi trường, không qua hệ thống lọc, xử lý thả giống mật độ thưa, sử dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn tươi là chính
Bảng 2.9 : Sản lượng tôm nuôi phân theo huyện giai đoạn 2002- 2007
Đơn vị : tấn
2002
2003
2004
2005
2006
2007
TP Hà Tĩnh
7
8
71
42
42
42
TX Hồng Lĩnh
-
-
-
-
-
-
Huyện Hương Sơn
-
-
-
-
-
-
Huyện Đức Thọ
-
-
-
-
-
-
Huyện Vũ Quang
-
-
-
-
-
-
Huyện Nghi Xuân
75
102
59
76
90
124
Huyện Can Lộc
12
2
-
10
5
3
Huyện Hương Khê
-
-
-
-
-
-
Huyện Thạch Hà
152
983
1118
1432
861
461
Huyện Câm Xuyên
29
139
248
278
417
338
Huyện Kỳ Anh
356
257
371
694
798
825
Huyện Lộc Hà
-
-
-
-
-
64
Tổng số
631
1491
1867
2532
2213
1857
Nguồn: Phòng kế hoạch phát triển kinh tế ngành
Công tác sản xuất giống
Đến năm 2008 tổng số trại sản xuất cá giống trên toàn tỉnh là 1 trại, trại sản xuất giống cấp 1 ở Đức Thọ với công suất 60 triệu bột /năm. Ngoài ra còn có 7 trại cấp 2 gồm trại Kỳ Văn, trại Tiến Lộc, thành phố Hà Tĩnh, trại Cẩm Xuyên, Hương Sơn và Hương Khê. Trước kia các trại chỉ sản xuất một phần và chủ yếu là mua bột từ các vùng khác về ương thành cá hương và giống xuất bán cho người dân nhưng sau khi có sự hỗ trợ của SUFA trại sản xuất đã chủ động sản xuất với số lượng lớn, đầy đủ chất lượng cho người dân
Về giống nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Hàng năm sản lượng cá nuôi nước ngọt của tỉnh đạt trên 5.576 tấn /năm nhưng việc cung ứng giống chỉ được một phần nhỏ mà chủ yếu giống từ các tỉnh khác nhập về như Nghệ An, Thanh Hóa, thậm chí tận Hải Dương, viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Ngoài 3 trại sản xuất giống có tham gia vào ương từ bột lên hương, giống ra còn có 60 hộ sản xuất nữa đã sản xuất được 35 triệu cá bột, 150 tấn cá giống đáp ứng trên 70% lượng giống cá nước ngọt cho người nuôi
Về giống nuôi trồng thủy sản mặn lợ :Đến nay trên địa bàn tỉnh có 3 trại sản xuất giống mặn lợ, sản lượng sản xuất ương dưỡng đạt 40 triệu con tôm giống chỉ đáp ứng trên 10% nhu cầu giống cho người nuôi vì vậy hầu hết số lượng tôm giống phải nhập từ các tỉnh phía Nam thông qua các nhà dịch vụ, giá thành cao chất lượng lại khó kiểm soát và bị động trong bố trí sản xuất
Lực lượng tham gia nuôi trồng thủy sản của tỉnh
Lao động nuôi trồng thủy sản ở nhiều nơi đã tích lũy được kinh nghiệm bước đầu về nghề nuôi trồng thủy sản qua thực tiễn. Mặt khác do trong thời gian qua việc nuôi trồng phát triển nhanh đặc biệt đối với tôm nên trung tâm khuyến ngư tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn kỷ thuật nuôi cho người sản xuất phối hợp với trường trung học thủy sản 4 để mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho bà con nông ngư dân đã giúp nông – ngư có đủ điều kiện để khai thác mặt nước để nuôi trồng tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu từ nghề nuôi trồng thủy sản. So với nghề trồng trọt chăn nuôi thì thu nhập của nghề nuôi thủy sản cao hơn rất nhiều lần
Tuy nhiên vẫn có một số hộ ngư dân nuôi trồng thủy sản bảo thủ không tuân thủ quy trình công nghệ không chấp hành đúng quy trình kỷ luật tùy tiện trong sản xuất nên dẫn tới những thất bại không tránh khỏi
Tình hình tổ chức và tiêu thụ sản phẩm
Về tổ chức sản xuất: Vào đầu mùa vụ đã tập trung chỉ đạo tham mưu cho các ngành thành lập tổ công tác phòng chống dịch bệnh phân công cán bộ xuống tận vùng nuôi lên lịch thời vụ khuyến cáo người nuôi phải làm tốt khâu cải tạo ao đầm chọn giống cấp và xử ký nước trong quá trình nuôi sử dụng thức săn và hóa chất đảm bảo liều lượng nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xẩy ra
Định hướng cho bà con ngư dân chọn giống mua giống đảm bảo chất lượng kiểm tra kiểm soát chất lượng con giống thức ăn hóa chất nhập vào tỉnh
Về tiêu thụ sản phẩm: Đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân tiếp cận với nhiều thị trường tiêu thụ đặc biệt ưu tiên các nhà máy chế biến trong tỉnh quản lý chặt chẽ các tư thương đến thu mua trên địa bàn, tránh tình trạng ép giá gây khó khăn cho người nuôi
III .Đánh giá sự bền vững trong nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh
Qua việc đánh giá phân tích tình hình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2002-2007 có thể khẳng định nuôi trồng thuỷ sản đã đạt đựoc những thành tựu to lớn đem lại lợi ích cho kinh tế xã hội cho tỉnh. Cũng có thể thấy sự phát triển theo hướng mới của ngành
Trên cơ sở những đánh giá về sự phát triển của nuôi trồng thuỷ sản đã nêu trên cần nhìn nhận một cách cụ thể những gì đã đạt đuợc và những gì còn thiếu sót trên con đuờng tiến tới sự bền vững của ngành
1. Sự bền vững về kinh tế
Đòi hỏi đầu tiên để có sự phát triển kinh tế xã hội bền vững đó là tăng trưởng kinh tế trên diện rộng với chất lượng cao và ổn định. Vì vậy để xem xét sự phát triển của nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh đã bền vững hay chưa thì trước hết đánh giá sự bền vững về mặt kinh tế do nuôi trồng thủy sản tạo nên
Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh trong thời gian qua đã luôn tăng mạnh cả về diện tích và sản lượng. Tỷ trọng của nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng lên và luôn đạt tốc độ cao hơn so với hoạt động khai thác góp phần thúc đẩy kinh tế
Thị trường xuất khẩu của thủy sản trong đó có sản phẩm nuôi trồng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Lúc đầu hoạt động nuôi trồng chỉ phục vụ cho thị trường tiêu thụ trong tỉnh nhưng những năm gần đây thì sản phẩm của hoạt động này đã tiêu thụ ở các thị trường ở các tỉnh khắp cả nước. Trong tương lai gần sản phẩm sẽ được tiêu thụ ở nước ngoài như EU, Nhật Bản ...
Tuy nhiên cùng với những con số đáng mừng đó, nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2004- 2007 đã có những dấu hiệu sự tăng trưởng không bền vững, thể hiện trên quy mô, tốc độ và cơ cấu ngành nuôi trồng thủy sản
Trong những năm gần đây thì diện tích cho nuôi trồng thủy sản đã không còn tăng mạnh nữa thậm chí một số nơi do môi trường bị suy thoái có thể sẽ không còn khả năng để phát triển nữa. Đây là sự phát triển thiếu bền vững về mặt kinh tế bởi sự tăng trưởng của nuôi trồng thủy sản những năm qua không cân đối với việc sử dụng nguồn lực
Chất lượng của sản phẩm nuôi trồng thủy sản hiện nay vẫn còn thấp hơn so với hàng thủy sản khai thác. Đó là do nguồn giống đưa vào khai thác hiện chưa thực sự đa dạng như ngoài tự nhiên
Ngoài ra giá cả thị trường và cung cầu đều ảnh hưởng đến sự bền vững của nuôi trồng thủy sản .Ngành nuôi trồng thủy sản và người nuôi trồng thủy sản đều bị động trước những biến đổi của thị trường. Người nuôi ở Hà Tĩnh thường đầu tư sản xuất khi thấy có lợi trước mắt mà không dựa vao cơ sở phân tích thị trường. Khi giá thành cao thì đẩy mạnh nuôi trồng nhưng khi nuôi quá nhiều dẫn tới cung vượt quá cầu thì giá giảm dẫn tới thua lỗ nhưng về lâu dài đã thể hiện sự không bền vững của ngành
Như vậy sự phát triển của nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh giai đoạn này đã đạt được những bước phát triển cơ bản về mặt kinh tế. Tuy nhiên sự phát triển chưa bền vững. Vì vậy trong thời gian tới ngành thủy sản Hà Tĩnh cần có những phương hướng mới để đạt được sự tăng trưởng ổn định, lâu dài .
2. Sự bền vững về xã hội
Trong thời gian gần đây thì nuôi trồng thủy sản của nước ta đã có những bước phát triển cơ bản hướng về con người, đặt mục tiêu phát triển vì con người lên vị trí mới. Với những kết quả đạt được được trong xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và đảm bảo chất dinh dưỡng cho con người, nuôi trồng thủy sản bước đầu đã góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội của phát triển bền vững. Tuy nhiên cũng cần có những đánh giá về mặt được hay chưa được trong việc phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên khía cạnh xã hội.
Đối với Hà Tĩnh sự tăng trưởng đột phá trong những 2002-2003 đã tạo tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh của ngành, rất nhiều hộ gia đình đã thực hiện chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả như trồng lúa, trồng muối sang phát triển nuôi trồng thủy sản. Diện tích trồng lúa được đào ao, đất đào lên được đem đắp vườn trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó nuôi trồng thủy sản thu hút hàng ngàn lao động tham gia nuôi trồng. Năm 2002 số lao động làm trong ngành này là 20.169 người năm 2007 số lao động tăng lên đến 23.565 người như vậy mỗi năm tăng trung bình khoảng 80 nghìn lao động. Ngoài ra các hoạt động dịch vụ liên quan đến nuôi trồng thủy sản cũng thu hút một khối lượng lớn lao động làm việc vào ngành. Tăng trưởng cao của nuôi trồng thủy sản trong những năm qua là một thành tựu lớn, có tác động tích cực đến sự phát triển chung của xã hội. Với tốc độ tăng trưởng của nuôi trồng thủy sản cao hơn tốc độ tăng của nền kinh tế. Sự đóng góp của ngành giúp Nhà Nước có điều kiện phát triển các hệ thống dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng... nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ và ổn định cho xã hội.
Có thể thấy rằng những gì mà nuôi trồng thủy sản đem lại là không nhỏ. Đó là thành tựu không thể phủ nhận của nuôi trồng thủy sản trong việc phát triển một xã hội bền vững
Mặc dù việc phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản những năm qua nhưng vẫn còn hạn chế những tồn tại thể hiện sự phát triển chưa thực sự bền vững. Một loạt các hậu quả nghiêm trọng của môi trường do nuôi trồng thủy sản đã xảy ra như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm mặn và phá hủy hệ sinh thái ...Mặt khác trong thời gian qua nhiều dự án nuôi trồng thủy sản đã được bỏ vốn đầu tư nhưng không có hiệu quả hay được thực hiện một cách dang dở
Một vấn đề nữa vẫn còn tồn tại đó là hiện trạng nuôi trồng tự phát vẫn diễn ra thiếu quản lý chặt chẽ do chưa có quy hoạch một cách đầy đủ. Tuy nhiên việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến một số ngư dân của các huyện ven biển như Nghi Xuân, Kỳ Anh chiếm các khu vực lớn trên đầm để nuôi trồng thủy sản thâm canh như các loài tôm, cua ... nhưng những hộ không có đầm hay không có vốn để đầu tư phát triển dẫn tới tình trạng họ đã nghèo còn nghèo thêm tạo nên sự mâu thuẫn giữa các nhóm trong xã hội. Đây là một thất bại lớn trong phát triển xã hội bởi đã làm gia tăng các mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành, các thành phần kinh tế trong xã hội dẫn đến sự phát triển không bền vững
Nuôi trồng thủy sản đã đạt được những thành tựu cơ bản về mặt xã hội tuy nhiên những thành tựu này phần nào đó còn thiếu tính bền vững. Đó là thách thức không chỉ với tỉnh Hà Tĩnh mà còn cả ngành thủy sản của cả nước.
3.Sự bền vững về môi trường
Từ năm 2003 nuôi trồng thủy sản đã có bước tăng trưởng vọt về cả diện tích và sản lượng đem lại nguồn lợi nhuận cao cho tỉnh. Bên cạnh sự tăng trưởng đáng mừng đó thì có những vấn đề về môi trường rất đáng lo ngại, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của nuôi trồng thủy sản trong thời gian dài. Chính sự phát triển thiếu quy hoạch của nuôi trồng đã tác động tiêu cực đến môi trường như làm ô nhiễm nguồn nước, làm ô nhiễm môi trường xung quanh
Việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ô nhiễm nguồn nước. Theo điều tra hầu hết các hộ gia đình nuôi thủy sản đều không tiến hành xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Không chỉ gây ra dịch bệnh cho vùng nuôi mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân
Bên cạnh đó những năm gần đây nguồn lợi nhuận từ sự phát triển nuôi trồng tôm cao dẫn tới người dân nuôi trồng ồ ạt không theo quy hoạch, hướng dẫn của các huyện, sở dẫn tới tình trạng nước thải từ các đầm nuôi tôm chảy thẳng ra bờ biển, ngấm xuống cát kéo theo dịch bệnh, chất hóa học chảy xuống nguồn nước ngầm, ảnh hưởng lớn đến môi trường. Những dẫn chứng cho thấy phần nào thực trạng nuôi trồng thủy sản của Hà Tĩnh trong thời gian qua
Khi mà sự phát triển không bền vững về mặt môi trường thì sự phát triển bền vững về mặt kinh tế xã hội cũng khó mà thực hiện được. Vì vậy cần có những biện pháp thực tế đi sâu đi sát đến từng ngư dân để đảm bảo phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nói riêng và ngành thủy sản nói chung
4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản
4.1 Những lợi thế trong nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Tĩnh
- Giàu tiềm năng nuôi trồng thủy sản : Tổng diện tích tiềm năng của vùng là 19.390 ha trong đó diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản là 17.520 ha. Cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư phát triển ngày càng mạnh mẽ đặc biệt là hệ thống cá hồ chứa thủy lợi và nuôi tôm thâm canh
- Khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, nhất là trong công nghệ giống và khoa hoc giống. Công nghệ thông tin đại chúng cũng được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản
- Kinh nghiệm và sự nhận thức của người dân đối với lĩnh vực ngày càng được nâng cao là cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển trong tương lai và đây chính là một lợi thế của vùng. Nhu cầu nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế ngày càng cao
Về nhu cầu tiêu dùng: Hiện nay mức sống của người dân ngày càng cải thiện, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản ngày càng tăng trong khi nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm chính vì vậy đây là một cơ hội lớn để phát triển thị trường tiêu dùng thủy sản. Bên cạnh đó, nhu cầu mặt hàng thủy sản cao cấp trên thế giới ngày càng tăng vì vậy cũng là yếu tố thúc đẩy đầu tư xây dựng phát triển thủy sản
- Về thể chế chính sách: hiện nay chính phủ đã có nhiều quyết định, chính sách, nghị quyết khuyến khích cho sự phát triển thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng
- Hà Tĩnh là một tỉnh nông nghiệp do đó có mức độ ảnh hưởng xấu của chất thải từ công nghiệp, tiểu khu công nghiệp là rất thấp. Mặt khác nghề nuôi thủy sản hiện nay chủ yếu là quảnh canh, quảnh canh cải tiến nên trong thời gian tới việc phát triển nuôi trồng thủy sản cần đầu tư mạnh hơn nữa
- Trên địa bàn tỉnh có ba nhà máy chế biến thủy sản sẽ là nơi thu mua tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân sau khi thu hoạch. Đây là thuận lợi cho đầu ra của thủy sản của tỉnh
Trong những năm gần đây nuôi trồng thủy sản nước ngọt đang dần trở thành sản xuất hàng hóa. Đã hình thành vùng nuôi tập trng như vùng ven sông nghèn huyện Can Lộc , vùng Xuân Hồng huyện Nghi Xuân và vùng kênh thủy lợi Linh Cảm, huyện Đức Thọ. Hà Tĩnh đã có những bước tiến triển mạnh mẽ về đối tượng nuôi đặc biệt là các loài đặc sản như BaBa, ếch. Ngoài ra đã hình thành nhiều trang trại với quy mô lớn đạt sản lượng và hiệu quả cao cũng như giải quyết công ăn việc làm. Tốc độ tăng trưởng trong 4 năm qua đạt 32%/năm và tốc đọ tăng diện tích tăng 22%/năm.Tuy vậy nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh vẫn chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của tỉnh
4.2 Hạn chế
Chưa có quy hoạch tổng thể khoa học phù hợp nên việc khai thác tiềm năng diện tích chưa hợp lý, một số nơi còn xung đột với sản xuất nông nghiệp,với cả sản xuất muối, trồng rừng ..
Cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản còn nhiều yếu kém. Hệ thống thủy lợi phục vụ cho cho các vùng nuôi như trạm bơm, hồ xử lý cấp thoát nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỷ thuật cho nuôi theo các hình thức khác nhau
- Con giống sản xuất tại chỗ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi trồng trong tỉnh. Vấn đề kiểm dịch giống hiện nay vẫn chưa đáp ứng được cho phát triển nuôi trồng thủy sản đang mang tính hình thức, thủ tục chất lượng kiểm dịch chưa được chú trọng
Việc tổ chức sản xuất ở các vùng nuôi trong cộng đồng còn nhiều lúng túng. Vận hành điều tiết nước còn nhiều bất cập chưa phù hợp cho sản xuất, vấn đề hợp tác giữa các ngành nghề với nhau chưa được tốt
Vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản rất lớn lại có tính rủi ro cao nên Ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn chưa mạnh dạn cho các hộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9158.doc